Lời mở đầu
Trong những năm qua bằng việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, có sự quản lý của nhà nước. Những thay đổi về chính sách kinh tế xã hội đã đem theo những biến đổi sâu sắc của đời sống kinh tế - xã hội. Điều này đồng nghĩa với sự thay đổi trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Có thể nói bước tiến nhảy vọt nàylà yếu tố chủ đạo và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trìn
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
Ngành xây lắp là một trong những ngành quan trọng sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân. Đây là ngành chiếm tỷ trọng đầu tư lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước cả về quy mô và chất lượng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý đồng vốn trong ngành xây lắp một cách có hiệu quả, khắc phục những nhược điểm, khai thác thế mạnh để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của ngành xây lắp nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung .
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề. Qua thời gian học tập và nghiên cứu em xin chọn đề tài cho đề án môn học đó là: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Nội dung của luận văn được chia ra làm 3 phần chính:
Phần 1: Lý luận chung về hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay. Hướng hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phâm trong doanh nghiệp xây lắp.
Phần Kết luận
Phần I
Lý luận chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá Thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
a.Chi phí sản xuất.
Khái niệm:
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, sản xuất hàng hoá được hiểu là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao đông và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, đẻ tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao, về tư liệu lao đọng và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Từ những lý luận trên ta có thể kết luận răng: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Phân loại chi phí sản xuất .
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
* Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia làm 3 loại:
- Chi phí sản xuất, kinh doanh: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính, quản trị kinh doanh.
- Chi phí hoạt động tài chính: Gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính.
- Chi phí bất thường: Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại.
Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí chính xác, phục vụ cho việc tính giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời.
*. Phân loại chi phí theo yếu tố:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ... sử dụng vào sản xuất - kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên.
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời ký khác nhau.
Theo quy định hiện hành của Việt Nam giá thành sản xuất bao gồm 3 khoản mục. Tuy nhiên trong ngành xây lắp do có những đặc điểm và đặc thu riêng của ngành mà phân loại chi phí theo khoản mục còn có thêm khoản mục chi phí máy thi công.
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu... tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan tới việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện công tác xây dựng lắp đặt bằng máy như chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật tư, phụ tùng cho máy thi công, tiền lương trực tiếp khoản trích theo lương (19%) cho nhân viên sử dụng máy thi công, khấu hao máy móc thi công, khoản chi khác cho máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (Trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp) Bao gồm luơng nhân viên quản lý đội, khoản trích theo luơng theo tỷ lệ quy định (19%) khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội, chi phí nguyên vật liệu chung dùng cho quản lý sản xuất chung của đội chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như điện nước, điện thoại, báo...
* Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh:
Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chia chi phí sản xuất - kinh doanh làm 3 loại:
- Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: Gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng.
- Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: Gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ...
- Chi phí thực hiện chức năng quản lý: Gốm các chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
* Phân theo cách kết chuyển chi phí:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh (Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp)
b. Giá thành sản phẩm:
Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoấ, phản ánh lượng giá trị của nhữnghao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất vầ tiêu thụ sẩn phẩm.Trong giá thành sản sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. những chi phí đư vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sẩn xuất tiêu dùng cho sản xuất , tiêu thhhụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đấp giản đơn hao phí lao động sống. mọi cách tính toán chủ quan ,không phả ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn tới việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá- tiền tệ,không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giẩn đơn và tái sản xuất mở rộng.
Phân loại giá thành sản phẩm.
Đáp ứng nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng gía cả hàng hoá, gía thành sản xuất được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm gía thành xã hội, gía thành cá biệt, còn có khái niệm gía thành công xưởng, gía thành toàn bộ...
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính gía thành, Trong các doanh nghiệp xây lắp gía thành được chia thành gía thành dự toán, gía thành kế hoạch, và gía thành thực tế:
- Gía thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán, để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng theo từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình xây lắp ở phần lợi nhuận định mức.
- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. ở các doanh nghiệp xây lắp, gía thành kế hoạch được hiểu là gía thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp treen cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa gía thành kế hoạch và gía thành dự toán.
Gía thành KH = Gía thành dự toán - Mức hạ giá thành
- Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc qúa trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Trong doanh nghiệp xây lắp giá thành thực tế là toàn bộ các khoản chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây, lắp mà đơn vị đã nhận thầu, gía thành thực tế được xác định theo s00ố liệu kế toán .
Theo phạm vi phát sinh chi phí, gía thành được chia thành gía thành sản xuất và gía thành tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế toạn sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). Bởi vậy giá thành sản xuất còn có tên gọi là giá thành phân xưởng.
- Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng) Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi lá giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí Chi phí
của sản phẩm = sản xuất của + quản lý + tiêu thụ
tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm
ở các doanh nghiệp xây lắp do có những đặc thu riêng mà các chi phí phát sinh trong khâu tiêu thụ (chi phí bảo hành, sửa chữa công trình) được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy công thức trên được viết lại:
Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí
của sản phẩm = sản xuất của + quản lý
tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
c. mối quan hệ giữa chi phí sẩn xuất và giá thành sản phẩm .
Như đã nói ở trên giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Về thực chất , chi phí và giá thành là hai mặt khấc nhau của quá trình sản xuất. chi phí sản xuấtphản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phả ánh kết quả sản xuất . Tất cả những khoản chi phí phát sinh ( phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang ) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ , dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ .
. Có thể hiểu mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ sau:
A
CPSX dở dang đầu kỳ
B CPSX phát sinh trong kỳ D
Tổng giá thành sản phẩm C
CPSX dở dang cuối kỳ
Qua sơ đồ ta thấy: AC = AB + BD - CD hay:
Tổng Chi phí sản Chi phí Chi phí
Giá thành = xuất dở dang + sản xuất - sản xuất
Sản phẩm đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ vầ cuối kỳ bằng nhau hoặc các nghành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỷ.
2. Đặc điểm hoạt động KDXL ảnh hưởng đến công tác kế toán:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường, côngtác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có các đặc điểm sau:
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cáu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài… Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế ,thi công.
Sản phẩm xây lắp đực tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ, doanh nghiệp (đọi, xí nghiệp…) . trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng vụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
Những đặc điểm hoạt đọng kinh doanh, đặc điểm sản phẩm , đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản, việc hoạch toán các phần hành kế toán (tài sản cố định, vật liệu, công cụ, chi phí nhân công…) trong doanh nghiệp xây lắp cũng tương tự như doanh nghiệp công nghiệp. Những khác biệt đó sẽ được nói ở các phần tiếp theo.
3. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập theo từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng như đặc điểm taị các đơn vị nhận thầu, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp có các đặc điểm sau:
Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình (đối với nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công trực tiếp ) phát sinh trong kỳ liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó còn đối với chi phí chung khi không xác định rõ nó trực tiép phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì sau khi tập hợp xong sẽ được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo một tiêu thức lựa chọn. Qua đó thường xuyên so sánh , kiểm tra việc thực hiện dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục… Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục.
Việc tính giá thành đối với các doanh nghiệp được bát đầu khi mà các hạng mục công trình đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành (hay có thể hiểu là các điểm dừng kỹ thuật cho phép ) Từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp, thông thường là phương pháp tính giá thành trực tiếp theo từng công trình , hạng mục công trình.
Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Bởi vậy, khi nhận thiết bị do đơn vị chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vào bên Nợ 002-“ Vật tư,hàng hoá nhận giữ hộ , nhận gia công.”
Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết câú bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn…
4. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Như chúng ta đã biết ngành xây lắp do có những đặc thu riêng đó là; chu kỳ kinh doanh kéo dài, sản phẩm là đơn chiếc. Chính vì vậy mà phương pháp hạch toán chi phí thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là phương pháp kê khai thường xuyên
a. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó (Trong ngành xây lắp nó chính là công trình, hạng mục công trình). Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm... Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ Tổng tiêu hao Tỷ lệ
cho từng đối tượng = phân bổ của từng đối x phân
(hoặc sản phẩm) tượng (hoặc sản phẩm) bổ
Tỷ lệ Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
(hay hệ số) =
Phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Công trình, hạng mục công trình).
Bên Nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ:
Nợ TK 621(Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng theo từng loại.
Có TK 331, 111, 112, 411, 154, 311, 336, 338... (Trường hợp không nhập qua kho nguyên, vật liệu mà xuất dùng trực tiếp).
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết:
Nợ Tk 152 (Chi tiết vật liệu).
Có TK 621 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành.
Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 621 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp
TK 621 TK 154
TK 151, 152, 331,
111, 112, 311 336... Kết chuyển chi phí
Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo vật liệu trực tiếp
SP, tiến hành lao vụ, dịch vụ
TK 152
Vật liệu không dùng
Hết nhập kho
(Sơ đồ 1)
Sổ kế toán: sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu trực tiếp từng công trình, sau đó căn cứ vào bảng kê xuất vật tư kèm theo chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ, khi lập xong kế toán tiến hành ghi sổ theo trình tự quy định sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cuối cùng vào sổ cái CFNVLTT.
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất như lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ..). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội bảo hiểm ytế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
Kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê nhân công, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành , biên bản thanh lý làm cơ sở thanh toán tiền lương. Kế toán căn cứ vào bảng kê chi phí nhân công trực tiếp kèm theo chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ (chỉ ghi số tiền đã cấp chứ không ghi số tiền được hưởng).Khi đã lập xong kế toán tiến hành ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cuối cùng vào sổ cái.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như tài khoản 621.
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm, hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả công nhân trực tiếp.
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí 19%).
Nợ TK 622 (Chi tiết từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 338 (3382, 3383, 3384).
- Tiền lương tính vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch) với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ.
Nợ TK 622 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 335: Tiền lương trích trước.
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng:
Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 622 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương và phụ cấp lương
phải trả cho công nhân trực tiếp
Kết chuyển chi phí
TK335 nhân công trực tiếp
Tiền lương nghỉ phép
lương ngừng việc
TK 338
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền
lương thực tế của CN trực tiếp
(Sơ đồ 2)
c. Hạch toán chi phí máy thi công.
Trong doanh nghiệp xây lắp do tính đặc thù của ngành nên khi tập hợp chi phí, ngoài các khoản mục chi phí thông thường còn có thêm khoản mục chi phí máy thi công. Sản phẩm xây lắp thường có khối lượng công việc có quy mô lớn, cần phải sử dụng các máy móc thi công và có thời gian sử dụng lâu dài. nhằm phản ánh chính xác chi phí giá thành của công trình, hạng mục công trình, tránh hiện tượng lẫn lộn, không phân biệt được giữa các loại chi phí trong các khoản mục và để phục vụ cho công tác phân tích, quản lý kinh tế.
Tài khoản 623 được sử dụng trong ngành xây lắp để tập hợp các chi phí liên quan tới việc sử dụng máy móc thi công như các chi phí vật tư, NVL phục vụ máy móc thi công, chi phi tiền lương trực tiếp, khoản trích theo lương chi nhân viên sử dụng máy móc thi công, khấu hao máy móc thi công và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho máy móc thi công.
Việc tính toán chi phí sử dụng máy móc thi công phụ thuộc vào tình hình sử dụng máy thi công đó là khi đơn vị phải thuê máy bên ngoài do công trình không cần thiết phải đầu tư khoản máy móc thi công nhất định hoặc trong trường hợp máy móc thi công có ở từng tổ đội thi công hoặc công ty có tổ chức đội máy thi công riêng để phục vụ luân chuyển giữa các công trình khác nhau hoặc cho tiến hành cho các đơn vị khác thuê máy và cuối kì để tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công thì chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho từng đối tượng ( công trình hay hạng mục công trình) theo tiêu thức giờ máy chạy hoặc theo giá dự toán .
Dựa trên hoá đơn chứng từ mua nguyên vật liệu cho máy thi công kế toán tiến hành tập hợp ghi chứng từ ghi sổ. Chi phí khác gồm khấu hao máy móc thi công kế toán tiến hành lập bảng kế hoạch trích khâú hao TSCĐ, bảng tính khấu hao và trích trước sửa chữa lớn , nhỏ TSCĐ.
Dự vào bảng tính khấu hao máy móc thi công, chi phí NVL cho máy thi công trên chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình.
Để theo dõi chi phí sử dụng máy thi cồng, kế toán sử dụng tài khoản 623 - Chi phí dụng máy thi công. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
Bên Nợ: Chi phí sử dụng máy thi công sản xuất sản phẩm.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản tính giá thành.
Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Xuất nguyên, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thêy thế phục vụ cho việc sử dụng máy thi công.
Nợ 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có 111, 152, 153, 331... (Giá thực tế)
- Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp sử dụng máy.
Nợ 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có 334 (Tiền lương phải trả co công nhân viên sử dụng máy).
- Trích chi phí khấu hao máy thi công.
Nợ 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có 214 (Số tiền khấu hao).
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí máy thi công vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng:
Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Có TK 623 (Chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công
TK 111,152,
153,331 TK 623 TK 154
Vật liệu xuất dùng cho
máy thi công các công trình Kết chuyển chi phí
sử dụng máy thi công
TK 334
Tiền lương trực tiếp
nhân viên sử dụng máy
(Sơ đồ 3)
d. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản phản ánh những chi phí còn lại để sản xuất sản phẩm sau khi chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ đội xây lắp.
Khoản chi phí sản xuất chung trong ngành xây lắp là biểu hiện bằng tiền của các khoản trả lương cho công nhân viên quản lý đội, trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn) theo tỷ lệ phần trăm quy định (19%), chi phí NVL phục vụ cho quản lý thi công tại công trình, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động quản lý tại công trường và trụ sở các phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài (báo chí, điện, nước...) và các khoản chi phí bằng tiền khác.
Các khoản chi phí sản xuất chung có thể được tính riêng cho từng công trình hạng mục công trình trong trườc hợp xác định được đối tượng trực tiếp chịu chi phí, còn lại nếu không xác định được đối tượng chịu chi phí thì sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức nhất định cho các công trình, hạng mục công trình.
Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ chi phí sản xuất chung phát sinh kế toán tiến hành lập bảng kê chi tiết và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, từ bảng kê chi tiết CFSXC kế toán tiến hành đồng thời lập bảng phân bổCPSXC cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào bảng kê chi phí máy thi công kèm theo chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ sau khi lập xong tiến hành ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái.
Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Bên Có: Khoản giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản xuất chung.
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư:
Phương pháp hạch toán cụ thể:
- Xuất NVL, công cụ, dụng cụ phục vụ quản lý chung:
Nợ TK 627
Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 336,....
- Hàng tháng tính lương phải trả CNV bộ phận quản lý phân xưởng:
Nợ TK 627
Có TK 334 (Tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng)
- Trích khấu hao cơ bản TSCĐ phục vụ quản lý phân xưởng:
Nợ TK 6274
Có TK 214 (KHCB TSCĐ phục vụ quản lý phân xưởng).
- Tập hợp chi phí VPP, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền:
Nợ 627
Có TK 111, 112, 152, 153, 331...
Sơ đồ hạch toán tài khoản chi phí sản xuất chung
TK 334,338. TK 627 TK 154
Chi phí nhân viên QL phân xưởng
TK 152,153 Kết chuyển hoặc phân bổ
chi phí sản xuất chung
Chi phí NVL, công cụ dụng cụ
TK 214..
Khấu hao TSCĐ
TK 142, 335
Chi phí phân bổ, phải trả
TK 111,112
Chi phí dịch vụ mua ngoài
chi phí tiền khác
(Sơ đồ 4)
e. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành.
Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính được giá thành sản phẩm cuối cùng đòi hỏi phải tập hợp được đầy đủ các khoản mục chi phí nguyên vật liêụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Tất cả chi phí tập hợp được phản ánh trên tài khoản 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).
Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình).
Bên Nợ: Kết chuyển chi phí trong kỳ.
Bên Có: Giá trị thu hồi làm giảm giá thành sản phẩm.
Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Tài khoản 154 cuối kỳ có dư nợ (CP SX kinh doanh dở dang cuối kỳ).
Tài khoản 154 được mở cho từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn của công việc của công trình, hạng mục công trình.
Để theo ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1229.doc