Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 9 Thăng Long

Lời nói đầu Để quản lý một cách có hiệu quả tốt nhất đối với các hoạt động của Doanh Nghiệp nói riêng và nền kinh tế Quốc Dân nói chung cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó có kế toán. Đó là một trong những công cụ quản lý Kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam với tư cách là công cụ quản lý kinh tế đã không ngừng được đổi mới, hoàn

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 9 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiện và phát triển phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý kinh tế nước ta, góp phần tích cực vào việc quản lý tài chính của nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Sau nhiều lần sửa đổi, đến ngày1/11/1995 theo quyết định số 1141/ TCQĐ/ CĐKT của Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành chế độ kế toán Doanh nghiệp. Đây là một bước đổi mới, đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tìm và lựa chọn cho mình phương thức sản xuất tối ưu sao cho các yếu tố đầu vào hợp lý, kế toán kết quả đầu ra là cao nhất với giá cả thị trường chấp nhận. Do đó trong hệ thống chỉ tiêu Kinh Tế Tài Chính của Doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp sản xuất luôn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển tích luỹ và góp phần thực hiện tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống của người lao động. Công ty xây dựng số 9 Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với hình thức sỡ hữu vốn nhà nước, thi công và xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ, thi công giao thông, cầu đường và thuỷ lợi….Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đang dần được cải thiện, nhưng trước sự đổi mới của hệ thống kế toán đòi hỏi phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hơn nữa. Hiểu biết được tầm quan trọng của chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm đề ra những giải pháp có hiệu quả nhất, có tính thực thi nhất với tình hình thực tế của công ty. Đồng thời có những giải pháp cụ thể để tổ chúc tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế của các loại sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ qui định. Xuất phát từ những lý do trên, trong thời gian thực tập tại công ty… được sự giúp đỡ của các cô , các chú trong phòng Tài Chính Kế Toán và qua tìm hiểu về mặt lý luận , thực tiễn , em nhận thấy vấn đề tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng , cần thiết nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 9 Thăng Long ” Bài viết này được kết cấu như sau: Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Doanh nghiệp sản xuất Chương 2 : Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng số 9 Thăng Long Chương 3 : Những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng số 9 Thăng Long . Được sự giúp đỡ của các cô, các chú trong phòng Tài Chính Kế Toán của công ty, cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Văn Dung, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này. Mặc dù rất cố gắng song với khả năng có hạn và thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo và các cô chú trong phòng Tài Chính Kế Toán của công ty để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. Chương 1 lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1- Nhiệm vụ, vai trò của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là chỉ tiêu kinh tế quan trọng được các nhà quản trị Doanh nghiệp quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Việc tính đúng, đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tiền đề để hạch toán kinh doanh, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay từng sản phẩm mặt hàng nói riêng. Ngoài ra các tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị để đánh giá tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động về kế hoạch sản xuất sản phẩm trong kỳ từ đó rút ra kinh nghiệm nhằm tăng cường sự quản lý phù hợp hơn cho từng doanh nghiệp . 1.1.1-Nhiệm vụ của kế toán : Với vai trò quan trọng như vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng, bồi dưỡng với nhiệm vụ cơ bản sau : Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù hay yêu câù quản lý của từng doanh nghiệp . Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã chọn. Tổ chức tập hợp phân bổ kết chuyển các khoản chi phí tập hợp được theo đúng đối tượng tính giá thành . Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố báo cáo định kỳ nhằm phân tích đánh giá chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp . Tổ chức kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở một cách khoa học, nhằm xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác. 1.1.2 – Vai trò của kế toán trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Từ việc xác định yêu cầu quan trọng của việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý ở mỗi doanh nghiệp. Nó phản ánh chính xác tình hình thực hiện về định mức chi phí, việc chấp hành các dự toán chi phí của doanh nghiệp, tình hình lãng phí haytiết kiệm chi phí ở mỗi doanh nghiệp. Từ đó tìm ra giải pháp phấn đấu hạ thấp chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể hiện trước nhất ở đối tượng tập hợp chi phí đó chính là sự gắn bó hữu cơ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm từ đó tổ chức thiết lập các tài khoản cấp 1, cấp 2 có liên quan nhằm phản ánh một cách chính xác, kịp thời đầy đủ các thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho nhà quản trị doanh nghiệp . Vai trò của kế toán cũng được thể hiện qua chỉ tiêu giá thành. Căn cứ vào các qui tắc tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp giữa đặc đIểm qui trình công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa các đơn vị sản phẩm với từng khoản mục. Từ đó xây dựng nên chỉ tiêu giá thành chính xác, có ý nghĩa kinh tế cao, tạo khả năng cho doanh nghiệp khai thác nội lực, tiết kiệm chi phí phấn đâú hạ thấp giá thành sản xuất. Như vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là điều kiện quan trọng để tiến hành hạch toán kinh doanh cũng như cung cấp thông tin quản lý chi phối tới sự hoạt động của doanh nghiệp, cũng như thực hiện các chế độ chính sách tài chính của Doanh nghiệp . 1.2 – Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất . 1.2.1 – Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.2 – Chi phí sản xuất Trong quá trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp phải huy động sử dụng các nguồn tài lực, vật lực như : lao động, vật tư, tiền vốn… để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm…. điều này có nghĩa doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình. Từ đó có thể nói chi phí hoạt động của doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thể hiện bằng tiền để tiến hành các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm . Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất là loại chi phí có tỷ trọng cao, là yếu tố chủ yếu cấu thành nên giá trị sản phẩm. Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất ở một thời kỳ nhất định được thể hiện bằng tiền. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường có thể hiểu chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và một bộ phận chi phí gián tiếp liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên xét về thực chất chi phí sản xuất không những bao giá gồm những yếu tố liên quan đến việc sử dụng lao động như tiền lương, tiền công mà còn bao gồm một phần giá trị mới sáng tạo ra như BHXH, BHYT, thuế… Từ đó dẫn đến việc phải xây dựng chế độ kế toán phù hợp từ cấp vĩ mô hay ở mỗi doanh nghiệp cần có sự quản lý và đIều chỉnh chi phí một cách thích ứng phù hợp, từ đó tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ở doanh nghiệp . 1.2.1.2 – Phân loại chi phí sản xuất : Trong Doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công tác quản lý cũng như công tác kế toán đối với các loại chi phí cũng khác nhau. Việc phân loại chi phí có tác dụng kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí hình thành giá thành sản phẩm nhằm nhận biết và động viên mọi khả năng tiềm tàng để hạ giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, quản trị hay chiến lược kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên đứng trên góc độ của kế toán tài chính chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất được phân theo 2 cách chủ yếu sau: Phân loại theo nội dung kinh tế của chi phí Phân loại theo mục đích công dụng kiinh tế của chi phí * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí Theo tiêu thức phân loại này căn cứ vào nội dung, tính chất của các chi phí giống nhau xếp vào một yếu tố không phân biệt phạm vi và địa điểm phát sinh. Chi phí NVL bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính, phụ tùng thay thế, vật liệu phụ, sử dụng cho hoạt động sản xuất... Chi phí nhân công là toàn bộ số tiền phải trả cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất và các khoản trích theo lươnng phải trả cho người lao động . Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất . Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí trong lĩnh vực sản xuất, nó cho biết kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí làm cơ sở để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, tạo cơ sở xây dựng dự trù kế hoạch cung ứng vật tư tiền vốn, huy động hay sử dựng lao động. *Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng Trong nền kinh tế thị trường với những lĩnh vực kinh doanh đa dạng hoạt động liên tục, từ đó đòi hỏi chi phí sản xuất phải được phân chia theo tiêu thức thông dụng và mục đích. Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được phân thành các khoản mục sau: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí về các loạI NVL chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoàI), vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay lao vụ. Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ… trên tiền lương của công nhân. Chi phí sản xuất chung : Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung, tại bộ phận sản xuất bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Ngoài 2 cách phân loại chủ yếu trên còn có các cách phân loại chi phí sản xuất khác theo yêu cầu quản lý và sử dụng thông tin ở từng doanh nghiệp và theo kế hoạh của từng doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ. 1.2.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành 1.2.2.1. Giá thành sản phẩm Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển thì điều quan trọng trước nhất là sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, sản pphẩm có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả phải chăng sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cácch nhanh chóng, từ đó tăng cường lợi nhuận và nâng cao đời sống cho CBCNV trong Doanh nghiệp . Trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành thể hiện bằng tiền. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật, tài sản, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng xuất lao động. 1.2.2.2. Các loại giá thành sản phẩm. Để tổ chức quản lý tốt công tác sản xuất và giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng, kịp thời , chính xác trong lý luận cũng như trong thực tiễn, giá thành phải được phân loại một cách hợp lý. * Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời đIểm tính giá thành thì có 3 loại giá thành : Giá thành kế hoạch : Là giá thành được tính dựa trên sản lượng kế hoạch và định mức chi phí của từng kỳ kế hoạch. Giá thành định mức : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức tính trước khi bắt đầu sản xuất và đạt được dùng làm công cụ quản lý và xác định kế quả hoàn thành công việc trong doanh nghiệp. Giá thành thực tế : Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng thực tế đã phát sinh trong kỳ. Hay cách khác giá thành thực tế sản phẩm là toàn bộ hao phí NVL trực tiếp, hao phí nhân công trực tiếp, hao phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. * Căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành : Giá thành sản xuất : Bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm ( chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) tính cho sản phẩm công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành toàn bộ của sản phảm tiêu thụ: Bao gồm chi phí sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. 1.2.2.3- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản xuất, tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác biệt khác nhau. Thứ nhất : Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí sản xuất phát sinh rrong một thời kỳ nhất định, không tính đến việc sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản xuất là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành. Thứ hai : Chi phí sản xuất chỉ tính trong một kỳ, giá thành sản xuất liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang và số chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau. Thứ ba : Chi phí sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất còn giá thành sản xuất tính cả đến hoạt động tiêu thụ 1.3- Nội dung kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.3.1- Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 1.3.1.1- Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất. Chính vì kế toán phải xác định được đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên đối với kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và đặc biệt quan trọng trong kế toán quản trị. Có xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất mới tổ chức được công tác từ khâu hạch toán ban đầu tới khâu tổng hợp số liệu và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định căn cứ vào + Đặc đIểm tổ chức sản xuất + LoạI hình tổ chức sản phẩm + Yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của doanh nghiệp + Yêu cầu của công tác tính giá thành và phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất + Phương pháp tập hợp trực tiếp + Phương pháp phân bổ gián tiếp 1.3.1.2- Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Theo chế độ kế toán ban hành thì giá thành sản phẩm là chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính theo số lượng sản phẩm công việc hoàn thành. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho. Phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp kiểm kê định kỳ 1.3.1.2.1- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp thợc hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Là phương pháp theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL, hàng hoá, sản phẩm dở dang trên sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ. Tài khoản sử dụng : TK 621 : “Chi phí NVL trực tiếp”. TK này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh trong cuối kỳ kết chuyển sang TK tập hợp chi phí để tính giá thành. TK 622 : “Chi phí nhân công trực tiếp”. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí để tính giá thành. TK 627 : “Chi phí sản xuất chung”. TK này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng bộ phận tổ sản xuất. TK 154 : “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK này được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm phục vụ cho việc tính giá thành. Ngoài ra TK 154 còn được dùng phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuê ngoài gia công tự chế. Ngoài các tài khoản chủ yếu trên kế toán còn sử dụng một số TK khác liên quan như : TK 155, TK 111, TK 632…Phương pháp kế toán được trình bày như sau: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK152,153 TK621 TK154 TK152,138 CPNVL trực tiếp K/c pbổ CPNVLTT Nhập kho NVL tự chế Phế liệu thu hồi TK334,338 TK622 TK155 TK632 Chi phí NCTT K/c pbổ CPNCTT S phẩm hthành Xuất kho TK627 K/c pbổ CPSXC Giá thành sản phẩm hoàn thành bán ngay Chi phí vật liệu dụng cụ TK214 Chi phí KHao TKLq… TK133 Chi phí dịch vụ mua ngoài Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất : - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí về các loạI NVL chính, NVL phụ, CCDC dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiến hành xác định chi phí NVL trực tiếp trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp. Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Trị giá NVL trực tiếp xuất và đưa vào sử dụng trong kỳ. Yếu tố này được xác định căn cứ vào chứng từ xuất kho và sử dụng NVL trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. + Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng địa điểm sản xuất nhưng đến cuối kỳ trước chưa sử dụng được chuyển cho kỳ này. + Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ sử dụng không hết nhập lại kho hoặc để lạI tại các địa điểm sản xuất sử dụng cho kỳ sau (căn cứ vào phiếu nhập kho vật liệu, phiếu báo giá vật liệu còn lại cuối kỳ) + Trị giá phế liệu thu hồi ( nếu có) Từ những căn cứ trên ta xác định được chi phí NVL trực tiếp trong kỳ: Chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá phế Trực tiếp = xuất, sử dụng + còn lạI Đkỳ - cuối kỳ chưa - liệu thu Trong kỳ trong kỳ ở địa điểm sx sử dụng hồi Sau khi xác định được chi phí NVL trực tiếp trong kỳ kế toán tiến hành tập hợp cho các đối tượng liên quan. Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp có thể tiến hành theo 2 phương pháp Phương pháp trực tiếp : áp dụng cho các chi phí NVL trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, chi tiết sản phẩm) Phương pháp phân bổ gián tiếp : áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trực tiếp có liên quan nhiều đối tượng khác nhau để phân bổ cho các đối tượng càn lựa chọn xác định tiêu thức phân bổ hợp lý: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti x H Trong đó : Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng i Trình tự kế toán như sau: Khi xuất NVL sử dụng trực tiếp để sản xuất trong kỳ căn cứ bảng phân bổ vật liệu CCDC kế toán ghi Nợ TK 621 ( Chi tiết liên quan ) Có TK 152, 153 (Chi tiết liên quan ) Nếu CCDC thuộc loạI phân bổ dần số chi phí phân bổ cho kỳ này kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 142 ( 1421 ) Trường hợp mua NVL sử dụng không hết kế toán căn cứ vào phiếu báo vật liệu cuói tháng để ghi giảm chi phí theo định khoản : Nợ TK 621 Có TK 152 Sang kỳ sau ghi tăng chi phí bằng bút toán thường. Cuối kỳ kết chuyển phân bổ vào các đối tượng liên quan . Nợ TK 154 Có TK 631 -Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp Nguyên tắc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như đối với các chi phí NVL trực tiếp. Tuy nhiên khoản chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản phụ cấp tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Trình tự kế toán : Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương trong kỳ kế toán ghi : Nợ TK 622 Có TK 334 Các khoản trích trước tiền lương công nhân nhgỉ phép và các khoản trích theo lương được kế toán ghi : Nợ TK 622 Có TK 335, 338 ( Chi tiết liên quan ) Cuối kỳ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng liên quan theo định khoản . Nợ TK 154 Có TK 622 Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến quản lý phục vụ sản xuất, chi phí về tiền công và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng ở tổ, đội sản xuất, chi vật liệu và chi khấu hao TSCĐ. Các chi phí sản xuất chung thường được hạch toán riêng cho từng địa đIểm phát sinh chi phí : Phân xưởng, bộ phận tổ đội sản xuất, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung như sau: Nợ TK 627 ( Chi phí cấp 2 liên quan ) Có TK 334, 338 Có TK 152, 153, 142 Có TK 214 Trường hợp lliên quan đến sử dụng dịch vụ mua ngoài căn cứ vào các chứng từ giá thành gốc liên quan kế toán ghi : Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 Cuối kỳ kết chuyển phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154 Nợ TK 154 Có TK 627 1.3.1.2.2- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất có qui mô nhỏ , chỉ tiến hành một loại hoạt động. Việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được tiến hành trên tài khoản 632 – Giá thành sản xuất Việc xác định chi phí NVL xuất dùng trên TK tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ không căn cứ vào trị giá NVL tồn kho đầu kỳ, giá trị thực tế của vật liệu nhập trong kỳ Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế Giá thực tế NVL = NVL + NVL - NVL Xuất dùng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Trình tự kế toán như sau: Đầu kỳ tiến hành kết chuyển trị giá SPDD đầu kỳ vào bên nợ TK 631 kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK 631 Có TK 154 Cuối kỳ căn cứ vào số chi phí sản xuất đã tập hợp được trên các TK chi phí vào TK 631 + Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 621 + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 + Kết chuyển chi phí sản xuất Nợ TK 631 Có TK 627 Cuối kỳ kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở kế toán ghi sổ theo định khoản Nợ TK 154 Có TK 631 Sơ đồ kế toán tập hợp được phản ánh như sau: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 611 TK 631 TK 154 K/C SP làm dở đầu kỳ TK 154 TK 621 K/C SP làm dở cuối kỳ Chi phí NVL trực tiếp Vật liệu mua không qua kho TK 334, 338 TK 622 TK 632 Chi phí nhân công Chi phí NC trực tiếp TK 155 TK 155 Tp đầu kỳ TP cuối kỳ TK 214 TK 627 Chi phí khấu hao Chi phí sản xuất chung TK 111, 331 Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành C phí mua ngoài 1.3.2- Đánh giá sản phẩm làm dở Sản phẩm làm dở trong các Doanh nghiệp sản xuất là những sản phẩm nửa thành phẩm chi tiết đang nằm trên dây chuyền quy trình công nghệ sản xuất chưa đến kỳ thu hoạch , chưa hoàn thành, chưa bàn giao tính và khối lượng thanh toán. Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán xác định phần chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Do vậy đánh giá sản phẩm dở dang rất có ý nghĩa đối với kế toán doanh nghiệp sản xuất Việc đánh giá sản phẩm dở dang mang tính chủ quan là nhiều với mức độ chính xác phụ thuộc vào 2 yếu tố: Việc kiểm kê sản phẩm làm dở cuối kỳ và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở . Mức độ hợp lý và khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng. Sau đây là một số phương pháp đánh giá thường được các doanh nghiệp áp dụng: 1.3.2.1- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp: - Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho giá thành sản phẩm chịu. Công thức xác định : Ddk + Cvl Dck = x Sd S tp + Sd Phương pháp này có ưu đIểm là đơn giản dễ tính, tuy nhiên vì chỉ tính vào giá trị sản phẩm dở dang phần chi phí NVL do đó tính chính xác thấp . Nên phương pháp này áp dụng đối với Doanh nghiệp có quy trình chế biến liên tục, chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và được bỏ một lần ngay từ đầu Đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ kiểu phức tạp, liên tục, sản phẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, sản phẩm làm dở cuối kỳ ở các giai đoạn sau được đánh giá theo chi phí nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang theo công thức: Ddk + CP nửa TP giai đoạn trước chuyển sang Dck = S ht + S d 1.3.2.2 - Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượngk sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này trước hết căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này từng khoản mục chi phí sẽ được tính toán xác định. Do vậy có độ chính xác cao phản ánh trung thực giá thành sản xuất sản phẩm.Chi phí NVL trực tiếp bỏ ngay một lần từ đầu qui trình công nghệ thì được tính như phương pháp 1 Đối với các khoản chi chế biến (khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) được tính như sau: Ddk + C Dck = x S d x % HT S tp + S d x % Sd Trường hợpp sản phẩm qua nhiều giai đoạn sản xuất thì khoản mục chi phí chế biến được tính như sau: Ddk giai đoạn 1 + Cgiai đoạn 1 Ddk giai đoạn n + Cgiai đoạn n Dck = * Sd + * Sd * % HT S h + S d S ht + S d x % HT 1.3.2.3 - Đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức áp dụng thích hợp các hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức một hệ thống kế toán chi phí sản giá thành linh hoạt hơn. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang để kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản xuất để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm Công thức tính: Dck = Sd * % HT * ĐM chi phí 1.3.3 – Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.3.3.1 - Đối tượng và kỳ tính giá thành Cũng như tập hợp chi phí sản xuất việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên và là nhiệm vụ đầu tiên của công tác kế toán giá thành. Để xác định đối tượng tính giá thành kế toán căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp : tính chất cung cấp và sử dụng các loại lao động của doanh nghiệp để thích hợp . Về tổ chức sản xuất : + Nếu tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc thì từng loại sản phẩm từng công việc được coi là đối tượng tính giá thành . + Nếu sản phẩm đực sản xuất ra hàng loạt sẩn phẩm khác nhau thì từng loại sản phẩm được coi là đối tượng tính giá thành. -Về quy trình công nghệ : + Nếu sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất. + Nếu sản phẩm sản xuất theo quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì thành phẩm đã lắp giáp hoàn thành hay một số bộ phận chi tiết cuả thành phẩm là đối tượng tính giá thành Ngoài những căn cứ chủ yếu này còn căn cứ vào yêu cầu quản lý và trình độ hạch toán kinh tế của oanh nghiệp mà còn có các xác định đối tượng tính giá thành khác nhau. 1.3.3.2- Một số phương pháp tính giá thành 1.3.3.2.1- Phương pháp tính giá thành giản đơn Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính căn cứ trực tiếp vào chi phí đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳđã xác định được Giá thành đơn vị = sản phẩm Sản phẩm dở Đkỳ + Chi phí SX trong kỳ - Sản phẩm dở Ckỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành 1.3.3.2.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Khi một Đ Đ H mới đưa vào sản xuất thì kế toán phải mở cho Đ Đ H đó một bảng tính giá thành. Cuối mỗi quí căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng phân xưởng theo ĐĐH trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang bảng tính giá thành có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác nhận Đ Đ H đã được sản xuất hoàn thành ( phiếu nhập kho, phiếu giao nhận sản phẩm). kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong quí của Đ Đ H còn đang sản xuất dở, lúc đó các chi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0207.doc
Tài liệu liên quan