Lời nói đầu Trong xu thế đổi mới chung của cả nước, từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án SXKD đạt hiệu quả kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự cạnh tranh, cạnh tranh dẫn đến sự sống còn của doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp luôn chủ động bằng các hình thức cụ thể để tiếp cận thị trường, thâm nhập vào thị trường với những sản phẩm của mình. Như vậy sản phẩ
120 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m của doanh nghiệp không chỉ sản xuất ngày càng nhiều mà chất lượng phải cao, mẫu mã đẹp, giá thành phải hợp lý cuốn hút người tiêu dùng. Để có giá cả hợp lý đảm bảo có lợi nhuận thì điều kiện kiên quyết là doanh nghiệp phải tìm biện pháp giảm chi phí giá thành sản phẩm.Sản phẩm có chất lượng tốt giá thành hạ là tiền đề tích cực giúp doanh nghiệp tiêu thụ thành phẩm, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thực hiện đầy đủ ngân sách cho nhà nước đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Với mục tiêu SXKD " lấy thu bù chi kinh doanh có lãi " các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để sao cho chi phí đầu vào nhỏ nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất, tạo điều kiện đẩy nhanh tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Để đạt được mục tiêu đó, thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm, thông qua bộ máy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp phân tích được tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện giá thành như thế nào? Từ đó đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển SXKD và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Như vậy giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất để đánh giá chất lượng công tác của doang nghiệp. Nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ, phát triển về mặt kỹ thuật sản xuất, về tổ chức sản xuất, về năng suất lao động của doang nghiệp. Nó phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ và vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu tất yếu và luôn là một trong những vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Xuất phát từ tầm quan trọng đó em đã kiến nghị đi sâu nghiên cứu đề tài " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm" tại Công ty Thực phẩm HN Tại Công ty Thực phẩm đã xác định đúng mức quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy trong công tác kế toán luôn thực hiện đúng nguyên tắc. Mặc dù rất cố gắng và luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Toản và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán của Công tyThực phẩm HN. Song vì thời gian thực tập có hạn, với sự nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu xót tồn tại. Em rất mong và xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn. Trong đề tài này em xin đưa ra 3 phần chính:Phần I: Lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Phần II: Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Thực phảm HNPhần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Thực phẩm HN Phần I: Lý luận về kế toán I. Chi phí sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Đó là những sản phẩm lao vụ dịch vụ nhằm đáp ứng thị yếu cảu xã hội. Để tiến hành hoạt động SXKD, các doanh nghiệp thườnh xuyên bỏ ra các chi phí về các đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động của con người. Đây là các yếu tố cơ bản tạo nên quy trình sản xuất. Tuy nhiên sự tham gia của mỗi yếu tố này vào quá trình sản xuất có sự khác nhau, dẫn đến sự hình thành những chi phí tương ứng như chi phí về nguyên vật liệu,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ... toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp chi ra có thể diễn ra trong suốt quá trình kinh doanh. Những chi phí đó bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong điều kiện tồn tại quan hệ hàng hoá, tiền tệ chúng cần được tập hợp dưới hình thức tiền tệ để từ đó chúng ta biết được số chi phí đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản lý. Như vậy tại doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá đã chi ra để tiến hành hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng vai trò ... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Phân loại theo một số cách sau: * Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh * Phân loại theo yếu tố chi phí * Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm * Phân loại theo chức năng SXKD* Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
* Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng của công việc, sản phẩm hoàn thành 3. Gía thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 3.1. Khái niệm:
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho đơn vị khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ nhất định.- Gía thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản phẩm hàng hoá đó là phạm trù kinh tế khách quan đồng thời có đặc tính chủ quan trong một giới hạn nhất định. - Gía thành là một phạm trù kinh tế khách quan bởi sự chuyển dịch giá trị của tư liệu sản xuất và lao động đã hao phí vào sản xuất và sự cần thiết tất yếu.- Gía thành còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Để xem xét việc quản lý giá thành người ta căn cứ vào chỉ tiêu mức hạ giá thành. Thông qua 2 chỉ tiêu này có thể thấy được mức độ sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị sản xuất và mức độ trang thiết bị áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến kêt quả của sử dụng hợp lý sức lao động và trình độ quản lý kinh tế tài chính, trình độ hạch toán của doanh nghiệp. 3.2. Bản chất chức năng giá thành: Các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm luôn được biểu hiện ở mặt định tính và định lượng.
- Mặt định tính của chi phí sản xuất đó là cac yếu tố chi phí hiện vật hay bằng tiền, tiêu hao quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.- Mặt định lượng của chi phí thể hiện mức độ tiêu hao cụ thể của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất, chế tạo, để cấu thành nên sản phẩm biểu hiện bằng thước đo tổng quát và thước đo giá trị. Gía thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu đó là chức năng bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra sẽ hoàn thành một khối lượng sản phẩm công việc lao vụ dịch vụ phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về, tiêu thụ sản phẩm lao vụ. Việc bù đắp các chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo được quá trình sản xuất đơn giản, mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. Trong cơ chế thị trường giá sản phẩm phụ thuộc vào một phần quy luật cung cầu, vào sự thoả mãn giữa doang nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên giá bán sản phẩm lao vụ là biểu hiện giá trị của chúng. Do đó được dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm để xác định. Vì vậy sự tồn tại giá thành đơn vị có ý nghĩa và công dụng trong công tác quản lý vĩ mô của doang nghiệp mà trước hết nó là cơ sở để định giá hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính, xác định giá trị hàng bán ra để tính lãi, lỗ trong kỳ. Gía thành đơn vị còn giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. 3.3. Phân loại giá thành sản phẩm:
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, cùng như tiêu thức phân loại, khác nhau mà giá thành được phân thành các loại tương ứng, căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm được chia thành:* Gía thành kế hoạch: là giá thành trích trước khi bắt đầu SXKD của kỳ kế hoạch, căn cứ vào các định mức và dự toán cho phí của ký kế hoạch gía thành là biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí cầnthiết tính theo định mức và dự tón để sản xuất ra một đơn vị sảm phẩm dịch vụ trong kỳ kế hoạch.* Gía thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu kinh doanh, được xác định trên cơ sở định mức hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Do vậy giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.
* Giá thành thực tế: là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong một tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Mặt khác giá thành thực tế còn là căn cứ để xây dựng giá thành hoạch kỳ sau ngày càng tiên tiến và xác thực. 3.4. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về khối lượng và thời gian, sự khác nhau đó thể hiện: -Gía thành sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc lao vụ nhất định còn chi phí sản xuất gắn liền với mọtt thời kỳ nhất định.- Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí phát sinh ở kỳ sau (chi phí trả trước). Hơn nữa theo quy định một số chi phí không được tính vào giá thành mà tính vào chi phí nghiệp vụ tài chính.- Gía thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ). 4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành:Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả, hoạt động SXKD chỉ có dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình, tính chính xác giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bảo đảm xác định đúng nội dung , phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm đã hoàn thành cso ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế thị trường. Để đáp ứng những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản xuất kế toán thực hiện tốt các nghiệp vụ sau:
- Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.- Tổ chức kế toán tập hợp các chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp tập hợp chi phí thích hợp.
- Xác định chính xác chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ.- Thực hiện tính giá thành kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng, giá thành và phương pháp tính giá thành hợp lý.- Phân tích tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất và khấu hao giá thành sản phẩm để có những ý kiến đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 5.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Lựa chọn chính xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và hạch toán nội bộ cũng như hạch toán kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều nội dung, công việc khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc phân bổ chi phí là tạo ra những sản phẩm lao vụ của các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó các chi phí phát sinh cần được tập hợp theo các yếu tố, khoản mục chi phí theo những phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định những phạm vi giới hanj mà chi phí cần được tập hợp. Việc xác định đối kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cần dựa trên những căn cứ cơ bản sau:- Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm.+Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất.+ Nếu doanh nghiệp có quy trình phức tạp hơn:Phức tạp kiểu chế biến liên tục, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc từng giai đoạn công nghệ.Phức tạp kiểu chế biến song song đối tượng tập hợp chi phí có thể là thành phẩm, là từng bộ phận chi tiết hoặc nhóm chi tiết cùng loại.- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất cảu doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu phân xưởng thì tập hợp chi phí theo kiểu phân xưởng hoặc theo sản phẩm.- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm: các doanh nghiệp thuộc loại hình đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng sản phẩm, từng công trình, hạng mục công trình. Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng loạt hàng hoặc từng đơn đặt hàng. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí.Nếu trình độ hạch toán cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể chi tiết. Ngoài ra còn căn cứ địa điểm phát sinh chi phí mục đích công dụng và yêu cầu tính giá thành để xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp. 5.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: Định nghĩa: Phương pháp kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán mà tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình vận hành của doanh nghiệp đều được ghi sổ hàng ngày và thường xuyên. Sổ sách kế toán thườnh xuyên được cập nhật hoá theo phương pháp này thì doanh nghiệp luôn luôn biết được chi phí sản xuất của quá trình sản xuất hàng hoá của mình. 5.2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp:- Chi phí NVL bao gồm: Chi phí NVL chính, phụ bán thành phẩm mua ngoài dùng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm. + Chi phí NVL trực tiếp: được căn cứ từ các chứng từ xuất kho để tính giá thành thực tế vật liệu xuất dùng tập hợp các đôí tượng chi phí sản xuất. - Phương pháp trực tiếp được áp dụng cho các chi phí NVL trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất (từng phân xưởng, từng sản phẩm).- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng cho các đối tượng chi phí NVL trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau.Để phân bổ cho các đối tượng phân bổ hợp lý đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ và tiêu thức phân bổ của các đối tượng.Công thức: Chi phí NVL Tổng chi phí NVL đã tập hợp tiêu thức phân bổ phân bổ cho = x có trong đối tượng iđối tượng i Tổng tiêu thức dùng để phân bổ + Chi phí NVL chính nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí sản xuất, chi phí kế hoạch, chi phí NVL chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.+ Chi phí NVL phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí NVL chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.Để tính toán tập hợp chính xác các chi phí NVL trực tiếp, kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số NVL đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và trị giá của phế liệu thu hồi được nếu có, để loại ra khỏi chi phí về NVL trực tiếp trong kỳ.Chi phí NVL Trị giá NVL đưa Trị giá NVL còn Trị giá phếtrực tiếp = vào sử dụng - lại chưa sử dụng - thu hồitrong kỳ SXSP đầu kỳ cuối kỳĐể tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621 - "Chi phí NVL trực tiếp".TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp có nội dung kết cấu như sau:Bên nợ: Trị giá gốc thực tế của NVL xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Trị giá phế liệu thu hồi Bên có: Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho Trị gía phế liệu thu hồi Kết chuyển và phân bổ trị giá NVL trực tiếp vào bên Nợ TK 154 - TK 621: không có số dư đầu kỳ Phương pháp kế toán được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1A: Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp 5.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của những người trực tiếp lao động sản xuất. Thông thường chi phí nhân công được tập hợp nơi trực tiếp sản xuất. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng (lương phụ, phụ cấp) ta tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công có thể là: chi phí tiền công định mức, giờ công định mức hoặc thực tế, khối lượng sản phẩm hoàn thành... các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được căn cứ tính theo tỷ lệ quy định, theo chi phí nhân công.* Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - " Chi phí nhân công trực tiếp" kết cấu TK 622- chi phí nhân công trực tiếp Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp hoạt động sản xuất bao gồm tiền lương, tiền công lao động các khoản BHXH trích theo lương quy định.Bên Có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK154 hoặc bên nợ TK 631 giá thành sản xuất.TK 622 không có số dư cuối kỳ và có thể mở theo từng đối tượng Sơ đồ kế toán 2A: Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 5.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất quản lý trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí (phân xưởng, tổ ca) cuối kỳ để tập hợp chi phí theo từng đối tượng cụ thể thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan đến tiêu thức phân bổ thích hợp.Công thức:Chi phí chung Tổng chi phí sản xuất chung Đơn vị tiêu thức phân phân bổ cho = x bổ thuộc đối tượng Ađối tượng A Tổng số tiêu thức phân bổTuỳ từng doanh nghiệp có điều kiện khác nhau, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung có thể khác nhau, cũng có thể mỗi khoản chi phí sản xuất chung được lựa chọn tiêu thức phân bổ riêng.Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung.Kết cấu TK 627: Tập hợp chi phí sản xuất chung Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung theo các phân xưởng, đội sản xuất phát sinh trong kỳ.Bên Có: Kết chuyển chi phí vào bên Nợ TK154, các chi phí giảm chi phí sản xuất chung.
TK 627 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng. Sơ đồ 3A: Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 5.3. Kế toán chi phí trả trước:
Là các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do còn phát huy tác dụng ở nhiều kỳ kế hoạch sau nên được phân bổ dần vào kỳ sau: Chi phí trả trước bao gồm các khoản sau:- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá thành lớn hoặc thuộc loại phân bổ dần - Gía trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê- Chi phí thuê nhà xưởng, đồ dùng cho thuê- Chi phí thuê nhà xưởng, kho, phục vụ cho nhiều kỳ kinh doanh - Chi phí phải trả về dịch vụ - Chi phí mua ngoài về các loại bảo hiểm - Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch - Chi phí nghiên cứu thí nghiệm không thể tính hết vào chi phí 1 kỳ- Chi phí xây dựng lắp đặt công trình, giàn giáo, ván khuôn trong XDCB - Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh quá lớnCác chi phí trên được tập hợp và phân bổ trên TK 142 chi phí trả trước Kết cấu TK 142Bên Nợ: Phản ánh các khoản chi phí trả trước phát sinh thực tế Số kết chuyển từ TK 641 và TK 642Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã tính cho chi phí sản xuất trong kỳ hạch toán kết chuyển chi phí bán hàng - TK 641 và chi phí QLDN - TK 642 vào TK 911.TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Dư nợ: Phản ánh các khoản chi phí trả trướcTK 142 có TK cấp II+ TK 1421- Chi phí trả trước phản ánh các khoản chi phí phát sinh có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chu kỳ hạch toán + TK 1422- Chi phí chờ kết chuyển: Phản ánh chi phí kết chuyển trong kỳ sau: Phương pháp kế toán theo sơ đồ: Sơ dồ 4A: Chi phí trả trước 5.4. Chi phí phải trả:
Là những chi phí đã ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, các chi phí này được trích vào chi phí SXKD trong kỳ kế hoạch nhằm làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bị biến động giữa các kỳ.Các khoản chi phí trả trước bao gồm:- Tiền lương của công nhân viên trong thời gian nghỉ phép - Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch - Chi phí thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch - Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, dự tính trước theo kỳ- Chi phí về lao vụ dịch vụ mua ngoài sẽ phát sinh - Các khoản lãi, tiền vay chưa đến hạn trả.Toàn bộ chi phí phải trả tính trích trước được hạch toán trên TK 335- chi phí phải trảKết cấu TK 335Bên Nợ: Phản ánh số chi phí thực tế thuộc chi phí phải trả được hạch toán giảm và chi phí SXKD Bên Có: Phản ánh số chi phí phải trả dự kiến đã nhận là chi trong kỳ TK 335 có số dư bên có: Phản ánh các chi phí phải trả đã tính vào chi phí SXKD. Để hạch toán chi phí trả trước ta có sơ đồ sau: 5.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Các chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí NVL trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dangNội dung kết cấu TK 154:Bến Nợ: Chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm trong kỳ (k/c chi phí NL trực tiếp, NC trực tiếp, chi phí sản xuất chung)-Kết chuyển chi phí sản xuất cuối kỳ (áp dụng đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ)Bên Có: Gía trị phế liệu thu hồi sản phẩm hỏng không sửa chữa được- NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho - Gía thành thực tế sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành - Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ(áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ)Dư Nợ: Phương án chi phí của sản phẩm lao vụ còn dở dang cuối kỳ TK 155 được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 5.6. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ không theo dõi một cách thường xuyên và liên tục trên sổ kế toán tình hình nhập xuất tồn NVL, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm và chỉ phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoạt động kinh doanh mặt hàng giá trị thấp.TK 631 - Gía thành sản phẩm Bên Nợ: Kết chuyển sản phẩm làm dở đầu kỳ Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Kết chuyển sản phẩm làm dở cuối kỳ Gía thành thực tế sản phẩm hoàn thành TK 631 không có số dư cuối kỳ Phương pháp kế toán được thông qua sơ đồ sau: 6. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm làm dở cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chế tạo, nằm trên dây chuyền quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành bàn giao.Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức SXKD, tỷ trọng và mức độ thời gian của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm và đánh giá sản phẩm làm dở cho phù hợp.Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ bao gồm các phương pháp sau:* Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi theo chi phí NVL gián tiếp Gía trị sản CP đầu kỳ + CPPS trong kỳ Sản phẩm làm dởphẩm làm dở = x cuối kỳcuối kỳ Sp hoàn thành + SP làm dở Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có chi phí về NVL chiếm tỷ trọng lớn* Phương pháp 2: Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.- Đối với các chi phí bỏ ra vào 1 lần ngay từ đầu (NVL chính, NVL TT)Sản phẩm làm dở CP đầu kỳ + CPPS trong kì sản phẩm làm dở = x cuối kỳđầu kỳ (TK621) SP HT + SP làm dở cuối kỳ - Đối với chi phí bỏ vào theo mức độ chế biến (TK 622, TK 627)Sản phẩm làm dở CP đầu kỳ + CPPS trong kỳ Sản phẩm làm = x dở cuối kỳcuối kỳ (các CP khác) SP HT + SP HT tương đươngSản phẩm hoàn thành tương đương = SP làm dở x mức độ hoàn thành Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm lớn mức độ hoàn thành đồng đều.* Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mứcPhương pháp này được tiến hành trên cơ sở các định mức chi phí sản xuất đã được xây dựng cho từng giai đoạn. Theo phương pháp này căn cứ vào định mức chi phí sản xuất ở từng giai đoạn và căn cứ vào số lượng sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ để tính:SP làm dở cuối kỳ= sản lượng sản phẩm làm dở x chi phí định mứcƯu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh chóng có lập các bảng tính sẵn, giúp cho việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được nhanh chóng hơnNhược điểm: Mức độ chính xác không cao, vì chi phí thực tế không đúng như định mức được.Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức CPSX cho từng giai đoạn và việc quản lý thực hiện định mức đã đi vào nề nếp. 7. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 7.1. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là sản phẩm, nửa thành phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.Khác với hạch toán chi phí sản xuất, công việc tính giá thành sản phẩm là nhằm xác định được giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm, toàn bộ sản phẩm được hoàn thành.Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm căn cứ vào: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
- Đặc điểm tính chất của sản phẩm - Yêu cầu và trình độ quản lý của hạch toán doanh nghiệp Từ những căn cứ trên xác định được đối tượng giá thành có thể là thành phẩm, nửa thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm...Trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở các thẻ tính giá thành và tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 7.2. Phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp: Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo các đối tượng để tính toán ra giá thành thực tế của sản phẩm công việc đã hoàn thành.Tuỳ theo đặc điểm, mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán phải lựa chọn sử dụng các phương pháp tính giá thành phù hợp đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp nhà nước. Gía thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất được tính theo các khoản mục sau:- Chi phí NVL trực tiếp- Chi phí nhân công - Chi phí sản xuất chung Các khoản mục quy định có thể được mở chi tiết hơnVí dụ: Chi phí sản xuất chung chia thành - Chi phí nhân viên phân xưởng- Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài- Chi phí bằng tiền khácMột số phương pháp tính giá thành sản phẩm thường áp dụng:1. Phương pháp tính giá thành giản đơn2. Phương pháp tính giá thành phân bước, không tính giá thành nửa thành phẩm 3. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm 4. Phương pháp tính giá thành loại rừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 6. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 7. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ8. Phương pháp tính giá thành theo định mức.Trên thực tế có 1 số phương pháp ít được các doanh nghiệp áp dụng, có phương pháp phù hợp với doanh nghiệp này nhưng lại không phù hợp với doanh nghiệp khác.Trong phần này xin đưa ra một số phương pháp thông dụng được các doanh nghiệp áp dụng tính giá thành cho đơn vị mình 1. Phương pháp tính giá thành giản đơn: Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ.Công thức tính:Tổng giá thành = SP làm dở đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SP làm dở cuối kỳ Tổng giá thành Gía thành đơn vị sản phẩm= Khối lượng sản phẩm hoàn thành2. Phương pháp giá thành phân bước:Tính giá thành phân bước có tính sản phẩm dở dang theo định mức tiêu hao kế hoạch Gía thành tồn đầu kỳ + giá trịSản phẩm dở xuất trong kỳ số lượng tồn = x cuối kỳdang cuối kỳ Số lượng tồn + số lượng xuất Sơ đồ tính giá thành theo phương án có bán thành phẩm Gía thành bán TP bước n-1 chuyển sang bước n
Chi phí chế biến B2
Gía thành bán TP B1 chuyển sang B2
Chi phí NVL TT
Chi phí chế biến bước n
Chi phí chế biến B1
Gía thành thành phẩm
Gía thành bán TP B2
Gía thành bán TP B1
7. Hệ thống sổ kế toán áp dụng các doanh nghiệp: Hệ thống sổ kế toán là tài liệu để ghi chép, hệ thống hoá tổng hợp số liệu từ chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Hệ thống sổ kế toán bao gồm: Số lượng các loại sổ kế toán, chi tiết sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép các loại sổ và tổng hợp số liệu để lập báo cáo.Để có hình thức sổ kế toán phù hợp cho doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, các chế độ thể lệ kế to._.án của nhà nước từ đó áp dụng vào quy mô đặc điểm SXKD, yêu cầu quản lý trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp.Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sổ kế toán - Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái- Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ - Hình thức sổ kế toán nhật ký chung Trong chuyên đề này tôi xin trình bày hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. Hình thức này hiẹn nay cũng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.* Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ- Đặc điểm hình thức này: + Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ.+ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.+ Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. + Sử dụng các mẫu in sẵn có quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.- Hệ thống sổ kế toán bao gồm: + Nhật ký chứng từ+ Bảng kê + Sổ cái + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết - Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ:a, Nhật ký chứng từ: Có 10 NKCT được đánh số từ NKCT số 1 - NKCT số 10.Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo vế có của các tài khoản. Một nhật ký chứng từ có thể mở cho một tài khoản hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có quan hệ đối ứng mật thiết với nhau. Khi mở nhật ký chứng từ dùng chung cho nhiều tài khoản được phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột dành cho mỗi tài khoản.Trong mọi trường hợp số phát sinh bên có của mỗi tài khoản chỉ tập trung phản ánh một NKCT và từ NKCT này ghi vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh nợ của mỗi tài khoản được phản ánh trên các NKCT khác nhau, khi có các tài khoản có liên quan đối ứng nợ với tài khoản này và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái từ các NKCT đó.Căn cứ để ghi chép NKCT là chứng từ gốc, số liệu của kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ. NKCT mở cho từng tháng hết mỗi tháng phải khoá sổ và mở sổ mới. Mỗi lần khoá sổ phải chuyển hết toàn bộ số dư cần thiết từ NKCT cũ sang NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản.b, Bảng kê: Có 10 bảng kê được đánh số từ 1 đến số 11 (không có bảng kê số 7). Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên NKCT được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng kê cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào NKCT liên quan. Số liệu của các bảng kê không sử dụng để ghi sổ cái.c, Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cuối tháng hoặc cuối kỳ. Số phát sinh có của mỗi tài khoản được lấy từ NKCT ghi có tài khoản đó, số phát sinh nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng có lấy từ các NKCT có liên quan. Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT.d, Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết: Các doanh nghiệp có thể mở các sổ thẻ chi tiết theo mẫu.e, Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán NKCT: Hnàg ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ chi tiết. Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng vào NKCT.Cuối tháng khoá sổ cộng các số liệu trên NKCT, kiểm tra đối chiếu với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ cái và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào sổ thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc sổ kế toán chi tiết căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NKCT, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán của hình thức NKCTChứng từ gốc và các bảng phân bổ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
NKCT
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú: : Ghi cuối tháng : Ghi hàng ngày : Đối chiếu, kiểm tra
Phần thứ II: Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thực phẩm Hà NộiI. Đặc điểm tình hình chung của công ty:1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:Công ty Thực phẩm HN là một DNNN trực thuộc sở thương mại HN là 1trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ đô từ năm 1957. Công ty có nhiệm vụ trung tâm là tổ chức cung ứng các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đặc sản, thực phẩm công nghệ từ nguồn nhập khẩu và SX trong nước để phục vụ nhân dân Thủ đôCông ty được sự quan tâm, tạo điều kiện của thành uỷ UBND Sở thơng mại HN cùng các ngành có liên quan. Công ty đã nhiều năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm được cờ luân lưu của thành phố HN. Năm 1997, công ty vinh dự được nhận huân chương kháng chiến hạng nhì do NN tặngCông ty có trụ sở chính nằm ở 24 - 26 đường Trần Nhật Duật - trung tâm thương mại HN gần chợ Đồng Xuân Bắc Qua, là nơi giao lưu buôn bán lớn nhất HN, thuận tiện cho khách hàng đến tham quan, quan hệ giao dịch và mua bán với công tyTrước kia công ty là 1 DN NN bao cấp hoàn toàn với 1 mạng lưói các cửa hàng có mặt khắp các quận huyện thủ đô. Công ty có nhiệm vụ thông qua tem phiếu phân phối các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, gia cầm, muối, nước mắm và các mặt hàng tưoi sống khácTừ khi xoá bỏ bao cấp năm 1998 chuyển sang hạch toán KD theo cơ chế thị trường, công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế bao cấp để lại đó là bộ máy còn cồng kềnh trình độ năng lực có nhiều hạn chế, vốn lưu động thiếu nghiêm trọng, công ty phải hết sức cố gắng cải tổ lại bộ máy hành chính nhân sự tách các phòng ban, các cửa hàng trước kia trực thuộc vào công ty ra các đơn vị hạch toán độc lập, giảm biên chế các nhân viên thừa ở các phòng ban, những ngừoi không đủ trình độ đưa sang làm công tác khácTrải qua hơn 44 năm xây dựng và trưởng hành công ty đã được sự hoan nghênh ủng hộ từ phía khách hàng được tặng nhiều bằng khen huân chương Năm 2000, sản phẩm tự sản xuất của công ty được thưởng huy chuơng vàng Hội chợ ẩm thực Quốc tế tổ chức tại HN. Hiện nay công ty có: - 03 xí nghiệp chế biến, bảo quản các loại thực phẩm - 02 Trung tâm thương mại- 03 Khách sạn, 2 siêu thị và 12 cửa hàng tổng hợp cùng với mạng lưới tiêu thụ bán tại trên 40 địa điểm ở Thủ đô HNVới các mặt hàng KD, đa dạng phong phú gồm: Thực phẩm tưoi sống, thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ, đồ gia dụng được thị trường và bạn hàng tiêu dùngKD xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng ở Nhật Bản, Singgabore, Malaysia, Hàn Quốc, úc , Pháp, Đức, Đan Mạch...Công ty mong muốn được thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác KD lâu dài và thiện chí với các mặt hàng theo tinh thần và mục tiêu "Thành công của bạn hàng chính là thành công của chúng tôi"2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:Công ty Thực phẩm HN được thành lập lại theo quyết định số 490 QĐ/UB ngày 26/1/1993 của Uỷ bán nhân dân thành phố HN
Tài khoản số 710A00810 - Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương VN * Nhiệm vụ: KD thực phẩm nông sản tươi sống và chế biến thực phẩm công nghệ thuỷ sản tươi và chế biến muối và các loại gia vị. Xuất nhập khẩu, KD, bánb uôn, bán lẻ tư liệu tiêu dùng, tổ hcức SX gia công chế biến, làm đại lý, DN đựoc phép KD tổ chức các dịch vụ ăn nghỉĐại lý phân phối hàng liên doanh, liên kết với các tổ chức SXKD trong và ngoài nước3. Cơ cấu tổ chức của công ty:Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Thực phẩm HN gồm: 12 cửa hàng KD, 3 khách sạn, 2 siêu thị, 2 trung tâm thương mại, 3 xí nghiệp chế biến, 3 kho bảo quảnSơ đồ cơ cấu tổ chức công ty:Các xí nghiệp cửa hàng trực thuộc
Các phòng ban chức năng
Ban giám đốc
Phó giám đốc tổ chức HC và thanh tra
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách tài chính
Các phòng ban chức năng gồm
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh đối ngoại
Phòng kế hoạch kinh doanh
Sơ đồ tổ chức kế toán: Kế toán trưởng
Kế toán phó
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng theo dõi doanh thu
Thủ quỹ công ty bảo hiểm + lương
4. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng bản trong công ty:* 1ban giám đốc có 4 người gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách tài chính, 1 phó giám đốc phụ trách KD, 1 phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính và thanh tra* Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý SXKD , chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc đảm bảo lãnh đạo SXKD thông suốt cụ thể- 1 phòng Tổ chức hành chính: gồm 6 người với nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự lao động lập kế hoạch tiền lương và tiền thưởng, thực hiện quyết toán lương hàng năm. Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tuyển dụng đào tạo nâng cao cho người lao động- 1 phòng kế toán gồm 6 người với nhiệm vụ hạchtoán tài chính tiền tệ, lập kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm - 1 phòng kinh tế đối ngoại có nhiệm vụ xuất nhập khẩu những sản phẩm, hàng hoá ra thị trường- 1 phòng thanh tra bảo vệ với nhiệm vụ của phòng là bảo vệ toàn bộ tài sản, vật tư, hàng hoá cũng như con người trong công ty, phòng chống cháy nổ, XD và huấm luyện dân quân tự vệ hàng năm.- 1 phòng kế hoạch KD: có kế hoạch lập trình duyệt các kế hoạch SXKD , tài chính hàng tháng, hàng năm, mua sắm vật tư thiết bị cho SXKD, tiêu thụ SP và làm tiếp thị quảng cáo.Để được vững mạnh như hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ CNV, không thể không nói đến sự nỗ lực nghiên cứu sắp xếp lại lực lượng lao động của phòng, tổ chức hành chính và đặc biệt là phoàng kế hoạch của công ty, bởi trong KD hạch toán kế toán là rất quan trọng nên việc bố trí hợp lý là 1 vấn đề không đơn giản. Nó đòi hỏi cả 1 quá trình dày công nghiên cứu để có1 công ty như hiện nay: - Gíam đốc công ty là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động SXKD, đời sống của cán bộ CNV ,về tổ chức và chỉ đạo trực tiếp tốt các phòng ban trong toàn công ty.
- Phó giám đốc phụ trách tài chính: là người chịu trách nhiệm về nền tài chính của toàn công ty báo cáo thực trạng tài chính đang diẽen ra như thế nào lên ban giám đốc.- Phó giám đốc phụ trách KD: có nhiệm vụ sao sát theo dõi về thực trạng việc hình thành quá trình KD của công ty .
- Phó giấm đốc phụ trách hành chính và thành traThông qua sơ đồ công tác ta thấy. - Kế toán trưởng: Là ngừoi tuân thủ chấp hành tốt pháp lệnh kế toán thống kê, tổ chức bộ may thống kê ghi chép phản ánh kịp thời chính xác và thông tin phát sinh trong qúa trình SXKD, là người chiụ trách nhiệm về những số liệu thực trạng, trước công ty và nhà nước. Dưới ban giám đốc là các phòng trên đây là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc về mọi việc để mọi vấn đề SX cũng như chiến lược phát triển công ty các phòng ban này chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc.
- Thủ quỹ công ty bảo hiểm - tiền lương. + Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý và chi tiêu bảo quản vào sổ lập báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm.+ Boả hiểm: tính bảo hiểm hàng tháng của cán bộ CNV, lập báo cáo thu và nộp tiền bảo hiểm hàng tháng, hàng quý, hàng năm , thanh toán các chế độ bảo hiểm về ốm đau, tai nạn lao động... cho CNV được hưởng.+ Tiền lương: kiểm tra bảng lương, tổng hợp lương phải trả cho cán bộ CNV được hưởng trong công ty hàng tháng để lấy đó là cơ sở cấp phát tiền lương cho cán bộ CNV của công . - Kế toán ngân hàng theo dõi doanh thu: căn cứ các nhiệm vụ kinh tê phát sinh. Kế toán lập chứng từ thu, uỷ nhiệm thu và séc chuyển khoản ... cuối kỳ lập bảng kê, nhật ký tài khoản 111, 112,331, gủi cho kế toán trưởng tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính.
II. Thực trạng tổ chức ké toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Qua phần giới thiệu tình hình đặc diểm tổ chức sản xuất kinh doanh ta thấy sản xuất của công ty đơn thuần ít mặt hàng khác nhau tuy nhiên việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và xác định giá thành của công ty không đơn giản.A. Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất:1. Đặc điểm công tác quản lý chi phí sản xuất ở Công ty Thực phẩm HN:Với cơ cấu thực hiện chế độ hạch toán chung, phòng tài chính và các phòng ban chịu trách nhiệm quản lý các khoản chi phí ở công ty tại các phân xưởng.Chi phí sản xuất tính giá thành được tập hợp theo 3 khoản mục sau:* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị NVL tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm như vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liêu, phụ tùng thay thế, các chi phí này được tập hợp từ chi phí phát sinh trực tiếp sản xuất.* Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, các khoản trích nộp BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định của nhà nước.* Chi phí sản xuất chung gồm:- Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài- Chi phí bằng tiền khácTrên cơ sở phân loại chi phí 3 khoản mục như trên, chi phí SXKD tại Công ty được tập hợp theo từng phân xưởng ở các bộ phận SXKD và từng loại sản phẩm theo nguyên tắc.- Những chi phí liên quan đến 1 sản phẩm thì được tập hợp cho sản xuất đó.- Những chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm thì tập trung sau đó phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức "chi phí NVL trực tiếp".Với nhiệm vụ, yêu cầu chính xác việc tính giá thành sản phẩm để đánh giá được kết quả hoạt động SXKD của công ty giúp cho lãnh đạo có những giải pháp kịp thời thích hợp để mở rộng hay thu hẹp sản xuất, đầu tư vào sản phẩm nào thì tốt hơn. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất dựa trên kế hoạch về giá thành về chi phí về sản xúat, vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp, phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD.Công ty đay Trà Lý là một doanh nghiệp nhà nước nên điều kiện của Công ty có nhiều thuận lợi nhưng cùng không ít khó khăn. Về nguồn vốn chủ yếu là do Ngân sách nhà nước cấp chiếm 91 % nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên vật liệu thì theo thời vụ, thiết bị máy móc sản xuất đã sử dụng lâu năm tuy nhiên nguồn nhân lực dồi dào. Thực chất công tác quản lý chi phí sản xuất cũng như công tác quản lý kinh tế. Đó là một nhiệm vụ lớn có sự sáng tạo năng động của ban lãnh đạo công ty kết hợp với tinh thần tận tụy của cán bộ CNV trong công ty để húc đẩy được việc SXKD theo kế hoạch lựa chọn (xác định).2. Đối tượng tạp hợp chi phí sản xuất: Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hơp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nó có ý nghĩa to lớn và được đánh giá định mức tới yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tình hình thực tế, yêu cầu quản lý điều kiện cụ thể tại công ty cho nên đối tượng tập hợp sản xuất theo từng bước công nghệ. Như vậy chi phí chi ra trong kỳ sẽ được hạch toán theo từng giai đoạn của công nghệ. Toàn bộ nguyên liệu chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo 1 trình tự nhất đinh. Nhưng ngay từ khâu đầu không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm trong phân xưởng được vì vậy tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng tuy không chi tiết đến từng loại sản phẩm nhưng trong quá trình hạch toán, kế toán đã luôn luôn bám sát vào đối tượng tập hợp chi phí và căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật để tính những chi phí mang tính chất chung cho từng loại sản phẩm nhưng trong quá trình hạch toán, kế toán đã luôn luôn bám sát vào đối tượng tập hợp chi phí và căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật để tính những chi phí mang tính chất chung cho từng loại sản phẩm đảm bảo chính xác.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ kế hoạch, phân bổ tiền lương, BHXH và bản báo số liệu chi tiết của tài khoản tiền mặt, TGNH, tiền vay, tạm ứng thanh toán với người bán để vào các bảng kê số 4 và bảng kê số 5. Lấy số liệu từ 2 bảng kê đó để vào NKCT số 7.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp:* NVL chính:Sản phẩm chính sản xuất ra của công ty Thực phẩm là các loại thực phẩm ăn liền. Nguyên liệu chính cấu thành lên sản phẩm chính từ thịt gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản. * NVL phụ: thành phẩm cấu thành các loại thực phẩm ăn liền đòi hỏi phải qua một quá trình, một giai đoạn của công nghệ phức tạp để đưa đến được các máy máy móc trên dây chuyền nhờ đến chất màu thực phẩm và các gia vị khác do đó VL phụ dùng trong quá trình sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng.Vật liệu phụ là đối tượng lao động không cấu thành lên thực thể sản phẩm nhưng lại có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm, ở công ty vật liệu phụ là chất màu thực phẩm và các gia vị Đơn vị: Phiếu nhập kho Số 02 Mẫu số: 01 VT Ngày 20 tháng 10 năm 2002 Nợ: QĐ số: 1144 TCQĐ/CĐKT Có: Ngày 1/11/1995 của BTCHọ tên người giao hàng: Phùng Quang MinhTheo bản kiểm nghiệm số 02 ngày 20/10/2002Nhập tại kho:
TT
Tên nhãn hiệu, quy cáchphẩm chất vật tư ( SPHH)
Mã số
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
Thịt lợn
kg
41,604
Cộng:
Số tiền viết bằng chữ: Phụ trách cung tiêu Người giao Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị(Hoặc bộ phận có nhu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)cầu nhập )(Ký họ tên)Bộ(Sở): Thẻ kho Mã số: S21-HĐơn vị: Thẻ lập,ngày tháng năm Số: Kế toán trưởng Số tờ:
TT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày xuất nhập
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
S
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
1
2
3
G
Tồn đầu kỳ
286,805
1
1/10
Mua VL
1/10
1.993
2
1/10
Mua thịt lợn
41.604
1
3/10
XK PX chế biến
951
2
5/10
XK PX chế biến
272
30/10
Tồn cuối tháng
Để tiến hành ghi chép kịp thời chính xác về NVL xuất kho phải được đánh giá hợp lý. Gía trị vật liệu thường được cấu thành từ nhiều yếu tố mà thông thường chỉ được xác định và cuối kỳ hạch toán. Do việc thu mua NVL chính của Công ty theo thời vụ. Để xác định phương pháp đánh giá vật liệu xuất dùng cho phù hợp, đảm bảo cho giá thành được ổn định công ty sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền.Căn cứ vào thẻ kho của thủ kho vật tư chuyển lên. Kế toán vật liệu tính giá thành xuất kho sử dụng trong tháng 10/2002 như sau:Công thức:Gía TT bình quân Gía trị thực tế tồn đầu kỳ =1 đơn vị NVL Số lượng ĐK + Số lượng Gía TT NVL xuất = Gía TT bình quân 1 đơn vị x số lượng xuất dùngdùng đầu kỳáp dụng:Gía trị TT NVL 1.271.120.000 + 5.137.875 + 107.239.656 = x 1223xuất dùng T10 286.805 + 416.041.993Qúa trình vận động của NVL từ khi bắt đầu mua về nhập kho đến khi xuất dùng đến từng phân xưởng, từng mục đích sử dụng đều được kiểm tra đối chiếu chặt chẽ từ kho đến phòng kế toán. Nội dung trình tự ghi chép, kế toán chi tiết vật liệu được công ty áp dụng theo phương pháp ghi thẻ song song theo sơ đồ.Phiếu nhập xuất kho
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL
Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết NVL
Thẻ kho
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm traĐơn vị: Công ty Thực phẩm HN Phiếu xuất vật tư Mẫu 4-VT Ngày 01 tháng 10 năm 2002 QĐ số 200-TCTK/BPCĐ Ngày 24/3/83 của TCTKNợ Có621 1521
Bộ phận sử dụng: PX chế biến Đối tượng sử dụng: Xuất tại kho: Đông lạnh
TT
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư
ĐV tính
Mã
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Yêu cầu
Thực xuất
Thịt lợn
kg
951
Cộng thành tiền: Xuất, ngày 01 tháng 10 năm 2002Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ khoTrên cơ sở tính toán ở bảng tổng hợp xuất NVL và bảng tổng hợp xuất CCDC trong kỳ hạch toán kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL, CCDC vào cuối tháng.Gía trị NVL xuất kho trong tháng theo giá thành TT và theo từng đối tượng phân xưởng sử dụng được làm căn cứ để ghi vào bên có TK 152, 153. Đồng thời số liệu của bảng phân bổ NVL, CCDC kế toán tổng hợp ghi trên bảng kê 4,5 theo định khoản Nợ TK 621 - chi phí NVL TT Có TK 152 - NVL xuất dùng Có TK 153 - CCDC xuất dùngkết chuyển chi phí vào TK 154: Nợ TK 154 - SXKD dở dang Có TK 621 - chi phí NVLSơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp tháng 10/2002 3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NCTT:- Là một doanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi do đó tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động là vấn đề mà công ty Thực phẩm HN luôn quan tâm chú ý bởi chúng liên quan đến hoạt động sản xuất nói chung và giá thành của sản phẩm công ty nói riêng.Cùng với việc khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, thể theo tính quyền hạn của 1 doanh nghiệp nhà nước do đó việc trả lương của công ty cho người lao động SXTT thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo phương pháp khoán sản phẩm. Thực hiện khoán lương trong toàn công ty cho các phân xưởng lao động trực tiếp theo đơn giá sản phẩm cuối cùng của phân xưởng.Quỹ lương của công ty là toàn bộ số tiền lương tính theo số CNV của công ty do công ty quản lý và chi trả lương.Hàng tháng căn cứ vào kết quả lao động sản phẩm nhập kho để xác định quỹ lương cho phân xưởng theo công thức:Quỹ lương phân xưởng = sản phẩm hoàn thành x đơn giá khoán- Ngoài ra để đảm bảo tái sản xuất sức lao động còn có 1 khoản chi phí được tính vào chi phí giá thành đó là chi phí BHXH. Công ty Thực phẩm HN áp dụng đúng theo chế độ hiện hành.Trích quỹ BHXH 20 %Tính vào giá thành 15 % theo quỹ lương cấp bậc doanh nghiệp 5 % cá nhân đóng vai trừ vào tiền lương căn cứ theo: - Bảng chấm công - Bảng kê sản phẩm hoàn thành - Bảng kê làm thêm giờĐể lên bảng thanh toán lương về phòng TVKT từ đây kế toán chi phí lập bảng phân bổ tiền lương.Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán giá thành vào bảng kê 4, 5, nhật ký chứng từ số 7.Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ.Nợ TK 622 - chi phí NCTTPX 119.755.000 Có TK 334 - PT CNV 119.755.000 Trích BHXH 15 % theo lương cấp bậc Nợ TK 622 chi phí nhân công TT 21.200.000 Có TK 338 phải trả khác 21.200.000Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154Nợ TK 154 chi phí SXKD dở dang 140.955.000 Có TK 622 chi phí NCTT 140.955.000Sơ đồ tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:* Chi phí nhân viên phân xưởng: là nhà nước chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên phân xưởng.Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán căn cứ vào đó để ghi vào bảng kê 4, 5 đồng thời ghi vào nhật ký chứng từ số 7. (cột ghi nợ TK 627 đối ứng với cột ghi có TK 334, 338).Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung Có TK 334 phải trả CNV Có TK 338 phải tả khác.* Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất: Bnảg chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng để sửa chữa TSCĐ, nhà cửa, kho tàng do phân xưởng tự làm. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào bảng phân bổ số 2 đã tập hợp được về chi phí công cụ dụng cụ trong tháng xuất dùng cho sản xuất chung tiến hành ghi vào bảng kê 4, 5 và nhật ký chứng từ số 7.Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung Có TK 153 công cụ dụng cụ Có TK 142 chi phí trả trước( Cột ghi Nợ TK 627 đối ứng với TK ghi Có TK 153, TK 142)* Chi phí về khấu hao TSCĐ: Là chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng bộ phận sản xuất như là phân xưởng MMTB,PTVT, chi phí này tính theo % tỷ lệ quy định khi tính.Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung
Có TK 214 hao mòn TSCĐĐồng thời: Nợ TK 009 quỹ khấu hao cơ bảnDo đặc điểm qua trình sản xuất, TSCĐ của công ty thực phẩ, HN được chia thành một số danh mục:+ TSCĐ dùng trong SXKD cơ bản bao gồm những tài sản tham gia trực tiếp vào hoạt động SXKD
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản: là những TSCĐ phúc lợi phục vụ cho các hoạt động ngoài mục đích SXKD của công ty như nhà nghỉ...+ TSCĐ chưa dùng: là loại TSCĐ chiếm giá trị lớn trong tổng TSCĐ của công ty, thường là do công ty có các dự án lớn, do đó khi các dự án được duyệt việc mua sắm TSCĐ được diễn ra nhưng chưa đưa ngay vào quá trình sử dụng. Hiện nay công ty đang chuẩn bị triển khai thực hiện dự án lắp đặt dây chuyền đóng hộp.+ TSCĐ chờ thanh lý: Là những TSCĐ đã hết thời gián sử dụng và tính khấu hao.+ TSCĐ khấu hao khác.Hàng tháng kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ và phân bổ đều cho từng phân xưởng.Theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của BTBTC công ty đã áp dụng việc tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã được cấp trên duyệt đối với từng loại TSCĐ để tính khấu hao. Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ KHMức khấu hao hàng tháng = 12 tháng Kế toán TSCĐ xác định mức khấu hao của từng loại TS và tiến hành lập bảng phân bổ số 3 - bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Lập đối với những tài sản có tính khấu hao)Căn cứ vào bảng phân bổ số 3, kế toán tập hợp chi phí ghi vào cột nợ TK 627 đối ứng cột ghi có TK 214 trong bảng NKCT số 7Chi phí dịch vụ mua ngoài: Ngoài chi phí trên các chi phí phát sinh liên quan đến dịch vụ mua ngoài như chi phí nhà cửa , TSCĐ, chi phí tiền điện... được kế toán hạch toán vào TK này. Khi các nghiệp vụ trên phát sinh kế toán tiền mặt, TGNH căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng... rồi tiến hành định khoản trên phiếu chi và tập hợp chúng và NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 5. Căn cứ vào các NKCT đó sẽ thấy được các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài.* Chi phí bằng tiền khác: (TK6278)Cũng như chi phí dịch vụ mua ngoài kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trên cơ sở NKCT 1,2 ... kế toán tiến hành tổng hợp những nhiệm vụ phát sinh trong tháng ghi.Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung Có TK 111 , 112 chi bằng tiền Có TK 331 phải trả người bánNhư vậy sau khi toàn bộ chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp căn cứ trên bảng phân bổ, bảng kê, kế toán tiến hành lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung để tiện theo dõi và được ghi vào nhật ký chứng từ số 7 phần II "chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố".Chi phí sản xuất chung liên quan đến 1 sản phẩm thì tập hợp cho 1 sản phẩm Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm thì được tập hợp và phân bổ theo tiêu thức tiêu hao NVL chính SXSP, do chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn nên ta chọn công thức phân bổ sau: Tổng chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất cần phân bổ cho các sản phẩm Chi phí NVLchung phân bổ = x chính của cho sản phẩm A Tổng chi phí nguyên vật liệu sản phẩm A chính của các sản phẩmSơ đồ hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung tháng 10/2002Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ tháng 10/20024. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Thực phẩm HN4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Trên cơ sở số liệu trong bảng phân bổ số 2 Phân bổ NVL - CCDC xuất dùng tháng 10/2000 do bộ phận kế toán NVL lập chuyển sang (biểu số 1)Kế toán tập hợp chi phí định khoảnBút toán phản ánh chi phí NVL TTNợ TK 621 - chi phí NVL TT 90.116.456 Có TK 1521 - NVL chính 4.249.068 Có TK 1522 - NVL phụ 84.995.388 Có TK 1527 - phế liệu 872.000Từ việc tập hợp này kế toán lên sổ cái TK 621Công ty Thực phẩm HN Sổ cái TK - CPNVLTT Tháng 10/2002
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
SPS
SH
Ngày
31/9
SDĐK
1521
0
1/10
Xuất NVLC cho PX chế biến
1522
4249068
3/10
Xuất NVL P cho PX chế biến
1522
84363388
3/10
Xuất NVL P cho PX đông lạnh
1527
632000
5/10
Xuất phế liệu cho PX A
872000
Cộng số PS Nợ
90116456
Tổng số PS Có
90116456
Ngày tháng nămKế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Công ty Thực phẩm HN Bảng phân bổ NVL-CCDC xuất dùng Biểu số 1Phòng TVKT Tháng 10/2002
Ghi nợ
Ghi Có
TK 1521
TK1522
TK1523
TK1524
TK1525
TK153
TK 621
4249068
84995388
PX chế biến
4249068
84363388
PX đông lạnh
632000
TK 627
13093115
1607100
25723653
2564787
PX chế biến
7859811
1442100
16935657
7400000
1904196
PX đông lạnh
5233304
165000
8787996
660590
TK 642
1064873
1856650
1270000
15600
TK 142
17300000
10100000
TK338
266550
Cộng
4249068
99419926
3463750
44293653
7400000
12680386
4.2. Kế toán tập hợp chi phí NCTT:Căn cứ vào bảng thanh toán lương từ phòng tổ chức lao động tiền lương. Kế toán chi phí lập bảng phân bổ tiền lương (biểu số 2)Công ty TPHN Bảng phân bổ tiền lươngBHYT,BHXH,KPCĐPhòng TC-LĐ-TL Tháng 10/2002
Nợ
Có
TK 334
TK 338
TK 335
Lương chính
Cộng TK 334
TK 622- CPNCTT
119755000
119755000
22753450
Thịt lợn
61871000
61871000
11755490
Thịt gà
8945000
8945000
1699550
Đậu tương
2785000
2785000
529150
Đóng hộp
46154000
46154000
8769260
TK 627- CPSXC
35810000
35810000
6803900
PX chế biến
30091000
30091000
5717290
PX đông lạnh
5720000
5720000
1086800
TK 642- CPQL
23084000
23084000
4385960
TK 338
TK 334
10718940
178649000
Kế toán chi phí định khoản- Bút toán phản ánh lương phải trả NCTT Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp 119.755.000 Có TK 334 - phải trả công nhân viên 119.755.000- Bút toán phản ánh khoản trích BHXH theo lương cấp bậc thợ: (141.333.333x 0,15 = 21.200.000)Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp 21.200.000 Có TK 334- phải trả công nhân viên 21.200.000Cuối tháng sau khi tập hợp được CP NCTT kế toán lên sổ cái TK 622Công ty Thực phẩm HN Sổ cáiTVKT TK 622 - CPNCTT Tháng 10/2002
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
SPS
SH
NT
31/9
30/10
Tiền lương phải trả CNTTSX
334
119755000
20/10
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
338
21200000
Cộng PS Nợ
140955000
Tổng PS Có
140955000
Ngày tháng năm K._.án tập hợp chi phí sản xuất tại Thực phẩm HN 4.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trên cơ sở số liệu trong bảng phân bổ số 2 Phân bổ NVL - CCDC xuất dùng tháng 10/2000 do bộ phận kế toán NVL lập chuyển sang (biểu số 1) Kế toán tập hợp chi phí định khoản Bút toán phản ánh chi phí NVL TT Nợ TK 621 - chi phí NVL TT 90.116.456 Có TK 1521 - NVL chính 4.249.068 Có TK 1522 - NVL phụ 84.995.388 Có TK 1527 - phế liệu 872.000 Từ việc tập hợp này kế toán lên sổ cái TK 621 Công ty Thực phẩm HN Sổ cái TK - CPNVLTT Tháng 10/2002 56
4.2. Kế toán tập hợp chi phí NCTT: Căn cứ vào bảng thanh toán lương từ phòng tổ chức lao động tiền lương. Kế toán chi phí lập bảng phân bổ tiền lương (biểu số 2) Công ty TPHN Bảng phân bổ tiền lươngBHYT,BHXH,KPCĐ Phòng TC-LĐ-TL Tháng 10/2002 64
Ngày tháng năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Căn cứ vào bảng phân bổ NVL - CCDC dùng tháng 10 biểu số 01 kế toán tập hợp các chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung Có TK 1522 - NVL phụ 103.093.115 Có TK 1523 - xăng dầu ma dút 1.607.100 Có TK 1524 - phụ tùng 25.723.693 Có TK 153 - CCDC 2.564.786 - Sổ cái của bộ phận nhà ăn báo chí phục vụ 2 phân xưởng nước uống Nợ TK 627 chi phí sản xuất chung 2.349.850 Có TK 1526 thực phẩm 2.349.850 - Căn cứ NKCT số 5 (trích) Công ty TPHN Nhật ký chứng từ số 5 TVKT Ghi Có TK331- phải trả cho người bán Tháng 10/2002 65
6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp hạch toán công ty sử dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán kết chuyển chi phí theo từng khoản mục tập hợp trên TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Nợ TK 154 CPSXKDDD 433.213.723 Có TK 621 CPNVLTT 90.116.456 Có TK 622 CPNCTT 140.955.000 Có TK 627 CPSXC 202.142.267 Định kỳ cuối tháng sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ liên quan: Các bảng phân bổ NKCT ... chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục riêng cho từng phân xưởng. Từ đó kế toán lên bảng kê số 4, 5 và nhật ký chứng từ số 7. Công ty TPHN Bảng kê số 4, 5 (Tổng hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ) 69
Ngày tháng năm 6. Đánh giá sản phẩm dở dang: * Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán không chỉ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán đó mà còn phải quan tâm đến NVL tồn cuối kỳ cũng như CPSX chiếm trong sản phẩm làm dở mà không tính đến chi phí sản xuất khác. Các chi phí sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu ra mà không phân bổ cho sản phẩm dở cuối kỳ. Cuối kỳ hàng tháng kế toán bộ phận giá thành cùng với thống kê tổ chức kiểm kê thực tế số lượng sản phẩm làm dở trên dây chuyền. Do quy trình công nghệ sản phẩm là một quá trình phức tạp qua nhiều công đoạn, việc xác định sản phẩm tồn cho chính xác là không đơn giản. Để thuận tiện cho việc tính toán trong điều kiện sản phẩm dở dang cuối kỳ bộ phận quản lý công ty đã đưa ra phương pháp đánh giá theo giá thành định mức đẻ xác định giá trị SPLD cuối kỳ. Theo phương pháp này thì chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tính vào sản phẩm dở dang dựa theo các định mức tiêu hao NVL của đơn vị sản phẩm.| Sau khi xác định được SPLD tại công đoạn trên dây chuyền sản xuất, khoán giá thành và thống kê lập báo cáo kiểm kê sản phẩm làm dở trên cơ sở đó tính ra chi phí sản xuất chiếm trong sản phẩm là bao nhiêu để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm hoàn thành được chính xác. 7. Tính giá thành sản phẩm tại công ty Thực phẩm HN: - Xác định tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán công ty, kế toán giá thành đã căn cứ từ đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tính chất của sản phẩm, yêu cầu trình độ quản lý của công ty. Với đặc điểm tính chất sản xuất mặt hàng không liên tục, trên 1 dây chuyền sản xuất tạo ra các bán thành phẩm có thể nhập kho tàhnh phẩm hoặc đem tiếp tục làm nguyên liệu cho thành phẩm giai đoạn sau. Từ đặc điểm đó công ty xác định đối tượng tính giá thành thành phẩm được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Kỳ tính giá thành tại công ty Thực phẩm HN với yêu cầu quản lý thông tin hạch toán, kỳ tính giá thành là 1 tháng 1 lần, chi phí sản xuất được tập hợp trong tháng, cuối tháng kế toán tính giá thành và lập báo cáo giá thành sản phẩm nhập kho trong tháng. - Sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán, đồng thời căn cứ vào báo cáo kiểm kê NVL, sản phẩm, lao động. Kế toán tiến hành tính giá thành sản xuất đối với các sản phẩm đã nhập kho trong kỳ. Việc tính giá thành sản xuất đối với các sản phẩm đã nhập kho trong kỳ. Việc tính giá thành được tiến hành như sau: Căn cứ vào tập hợp chi phí sản xuất qua 3 khoản mục: (thông qua bảng kê số 4, 5, NKCT số 7). - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Căn cứ vào "sổ chi phí sản xuất kinh doanh" tài khoản 621, 622, 627,154. Các số này đã được đối chiếu kiểm tra với "sổ cái" các tài khoản 621, 622, 627, 154. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước việc tính giá thành được thể hiện trên phiếu giá thành. Trong đó: + Số tồn đầu kỳ: gồm NVL, SPLD kỳ trước chuyển sang (nếu có). Cụ thể là căn cứ vào dòng cộng "sổ cái TK 154" của tháng trước ghi vào. + Số tăng trong tháng: căn cứ vào quá trình tập hợp chi phí phát sinh trên sổ cái TK 621, 622, 627 + Tồn đầu kỳ: Đây là kết quả quá trình đánh giá sản phẩm làm dở. Đặc điểm sản xuất của công ty sản phẩm làm dở chỉ tập hợp cuối giai đoạn 1. Trong giai đoạn 2 không có tồn cuối kỳ. - Sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn Căn cứ vào biên bản kiểm kê để xác định sản phẩm dở dang cho từng loại sản phẩm theo khoản mục kế toán xác định giá thành sản phẩm Gía thành CPSPDD Bán thành CPSX CPDD = + + - SP đầu kỳ phẩm trong kỳ cuối kỳ Gía thành sản phẩm Giá thành đơn vị = Sản lượng hoàn thành Cuối cùng kế toán giá thành lập báo cáo giá thành các loại sản phẩm sản xuất được trong kỳ qua biểu "báo cáo giá thành sản phẩm" Kỳ tính giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm, đồng thời kết chuyển các tài khoản và khoá sổ kế toán kết chuyển số dư cuối kỳ lập chứng từ theo số liệu giá thành. Sau khi xem xét đối chiếu hợp lý kế toán tiến hành kết chuyển bằng bút toán giá thành tổng hợp các sản phẩm nhập kho. Nợ TK 155 thành phẩm Có TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đơn vị: Công ty TPHN Phiếu nhập sản phẩm Mẫu 3A-VT Ngày 30 tháng 10 năm 2002 QĐ số 200-TCTK/BPCĐ Ngày 24/3/83 của TCTK Bộ phận sản xuất: Phân xưởng chế biến Nhập tại kho: Đông lạnh 74
Ngày tháng năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 8. Phân tích sơ lược nhân tố chi phí ảnh hưởng đến giá thành: Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cụng là lợi nhuận.Để đạt được mục đích này mỗi doanh nghiệp đều có một kế hoạch, một phương thức hoạt động khác nhau. Giảm chi phí hạ giá thành đòi hỏi nhằm quản lý phải phân tích kỹ hoạt động kinh tế nói chung hay phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới giá thành. Dưới đây em xin đề cập một số nhân tố chi phí liên quan tham gia hình thành nên giá thành sản phẩm. 1. Khoản mục NVL: Sử dụng phương pháp so sánh giữa chi phí vật liệu thực tế với chi phí vật liệu kế hoạch đã tính chuyển theo sản lượng thực tế. Tìm ra nhân tố ảnh hưởng cụ thể: - Định mức tiêu hao - Đơn giá bình quân - Nhân tố phế liệu thu hồi - Nhân tố NVL thay thế Sau đó tổng hợp các nơi ảnh hưởng Theo công thức: Chi phí Tổng SLSP Định mức tiêu Đơn giá Phế NVL SX = SX trong x hao NVL cho 1 x bình quân - liệu SP trong kỳ kỳ đơn vị SP NVL thu hồi Nếu mức chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch mang dấu (-) tức là đã tiết kiệm được chi phí NVL. Do đã tận dụng được phế liệu thu hồi hoặc đã tiết kiệm được chi phí khấu hao. Nếu mức chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí kế hoạch mang dấu (+) tức là đã lãng phí NVL trong sản xuất. 2. Khoản mục tiền lương: Chi phí tiền lương và BHXH cũng có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Nội dung chủ yếu của phân tích khoản mục tiền lương gồm: Bước 1: Đánh giá tình hình thực hiện quỹ lương của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu + Mức chênh lệch tiền lương tuyệt đối = lương TT - quỹ lương KH Nếu: Chênh lệch có dấu (-) là hụt chi quỹ lương Chênh lệch có dấu (+) là vượt chi quỹ lương Mức chênh lệch Quỹ Quỹ lương Tỷ lệ hoàn tương đối = lương - kế x thành kế quỹ lương thực tế hoạch SX Nếu: Chênh lệch tương đối có dấu (-) số tính được là tiết kiệm tương đối quỹ lương Chênh lệch tương đối có dấu (+) số tính được là vượt chi không hợp lý quỹ lương Bước 2: Xác định nguyên nhân làm tăng giảm quỹ lương của lao động trực tiếp qua chỉ tiêu Quỹ lương của lao Số lượng lao động Mức lương bình = x động trực tiếp (L) trực tiếp (N) quân người (I) Bước 3: Phân tích tăng giảm khoản mục chi phí tiền lương trong gia thành đơn vị sản phẩm mỗi loại bằng cách: + So sánh mức lương của sản phẩm thực tế với kế hoạch + Số chênh lệch chi phí tiền lương do năng suất lao động của mỗi lao động trực tiếp sản xuất Tổng số tiền lương Đơn giá lương Khoản mục của sản phẩm Thời tính cho ĐV chi phí tiền = = gian x thời gian theo lương của 1 SP Khối lượng sản phẩm SXSP định mức sản xuất Như vậy chi tiền lương của 1 sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh mức hao phí lao động sống. Qua các số liệu phân tích trên cho cho công ty tìm ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm chi tiền lương dẫn đến làm giảm giá thành của sản phẩm. Đó là mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp. * Phân tích khoản mục khấu hao máy móc thiết bị - Khấu hao máy móc thiết bị của sản xuất kinh doanh được hạch toán riêng thành một khoản mục chi phí của giá thành - Chi phí KH được tính nhiều hay ít phụ thuộc vào cách tính khấu hao ở mỗi doanh nghiêp - Khi phân tích chi phí khấu hao ta cần phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng sau: Sự thay đổi nguyên giá của MMTB do đánh giá lại, do mua sắm, do nhận liên doanh, do thanh lý nhượng bán ... thời điểm xác định nguyên giá thay đổi - Tỷ lệ khấu hao của mỗi loại máy móc thiết bị do đánh giá lại, do mua sắm, do nhận liên doanh, do thanh lý nhượng bán ... thời điểm xác định nguyên giá thay đổi - Tỷ lệ khấu hao mỗi loại máy móc thiết bị Thông qua các yếu tố trên doanh nghiệp tìm được những phương pháp hợp lý trong việc trích khấu hao của doanh nghiệp. 4. Phân tích chi phí thiệt hại trong sản xuất: Thiệt hại trong sản xuất gồm thiệt hại về sản phẩm và thiệt hại về ngừng sản xuất. Khi phân tích chi phí thiệt hại ta so sánh tổng hợp thiệt hại thực tế kỳ này và kỳ trước để tìm ra nguyên nhân và nhân tố cấu thành thiệt hại trực tiếp. 5. Phân tích điểm hoà vốn: Trong SXKD theo cơ chế thị trường ngoài việc phải chú ý đến quản lý mọi chi phí sản xuất một cách hiệu quả, doanh nghiệp còn phải tính toán mối quan hệ tối ưu giữa chi phí và thu nhập... sản xuất bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó để mang lại lợi nhuận. Điều đó đặt yêu cầu phải nghiên cứu điểm hoà vốn và phân tích nó. Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. - Điểm hoà vốn được xác định theo các cách sau: Chi phí cố định Sản lượng điểm hoà vốn = Giá thành đơn vị Chi phí trực tiếp - sản phẩm SX 1 đơn vị SP Tổng doanh số trong kỳ x tổng chi phí cố định Doanh thu hoà vốn= Tổng doanh số trong kỳ - tổng chi phí trực tiếp Doanh số hoà vốn x 12 tháng Thời gian hoà vốn = Doanh số cả năm Qua cách xác định trên ta thấy khi các yếu tố như chi phí cố định, giá bán đơn vị sản phẩm, chi phí trực tiếp, doanh số ...thay đổi thì điểm hoà vốn cũng thay đổi. Do vậy để phân tích điểm hoà vốn ta phải xác định được sự biến động của các yếu tố trên. Chẳng hạn trong trường hợp chi phí cố định giảm đi, chi phí trực tiếp 1 đơn vị sản phẩm tăng lên nhưng giá bán đơn vị sản phẩm không thay đổi thì lúc đó sản lượng hoà vốn sẽ giảm Ngược lại nếu chi phí cố định tăng lên nhưng chi phí trực tiếp giảm đi và giá thành không thau đổi thì sản lượng vốn sẽ tăng lên Nhưng khi chi phí cố định tăng lên cao chứng tỏ doanh nghiệp đã đầu tư vào trang thiết bị nhiều thì sẽ giảm chi phí trực tiếp (như giảm bớt tiêu hao vật liệu, giảm bớt lao động ...) do vậy khi đạt đến điểm hoà vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh. Từ việc phân tích điểm hoà vốn trên doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn các phương án đầu tư thích hợp nhằm đạt được những lợi nhuận theo mong muốn. Bằng phương pháp phân tích các khoản mục chi phí trên các nhà quản lý có thể lựa chọn, quyết định phương hướng sản xuất mức đầu tư hợp lý, nhằm tiết kiệm chi phí để hạ thấp giá thành. Trên cơ sở đó tăng lợi nhuận, giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trên thị trường. Vì vậy phân tích chi phí sản xuất trên góc độ nhà quản lý cần thiết, giúp chủ doanh nghiệp nhìn rõ khả năng tiềm tàng, tính toán được trị số của nó để kế hoạch hoá giá thành, định hướng quản lý giá thành có hướng thiết thực hơn. Các biện pháp giảm giá thành nâng cao lợi nhuận cho DN Trong cơ chế thi trường tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm mục tiêu hàng đầu của các DN nhằm tăng lợi nhuận. Tiết kiệm chi phí sản xuất là nhân tố quyết định để hạ giá thành. Phương hướng cơ bản để hạ giá thành đó là: 1. Tiết kiệm chi phí NVL: yếu tố CPNVL thường chiếm tỷ trọng lớn vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất có ý nghĩa trực tiếp trong việc hạ gía thành sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí NVL ta cần phải: + Giảm hao hụt VT đến mức thấp nhất trong quá trình thu mua, vận chuyển bảo quản và sử dụng NVL. Yêu cầu bảo quản VT đúng quy cách, không để VT xuống cấp... + Sử dụng vật tư sản xuất tại chỗ, VT trong nước thay thé VT nhập ngoài nhằm khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. + Sử dụng hợp lý VT theo định mức yêu cầu kỹ thuật. 2. Tăng NSLĐ: Tăng NSLĐ tức là giảm lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị sản phẩm, tức là giảm chi phí nhân công tổng giá thành. Các biện pháp tăng NSLĐ đó là: - Tăng cường quản lý lao động, điều phí lao động hợp lý ở các phân xưởng sản xuất - Bố trí sản xuất hợp lý dàn đều khối lượng công việc không để quá trình sản xuất bị ngắt quãng hay bị dồn vào đầu hay cuối kỳ - Đề cao kỹ thuật lao động: Đảm bảo giờ công làm việc theo chế độ có hình thức kỷ luật thích hợp đối với người vi phạm. - Tăng cường ngày công trực tiếp sản xuất, giảm đến mức thấp nhất ngày công gián tiếp... 3. Hạ thấp khoản mục chi phí sản xuất chung: 81
Vì chi phí sản xuất chung chiếm 1 tỷ lệ đáng kể (khoảng 100 %) trong giá thành. Do vậy tiết kiệm chi phí chung là biện pháp để hạ giá thành. Giảm chi phí chung bằng cách cải tiến công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý giảm bớt bộ phận trung gian giảm đầu mới...làm bộ máy quản lý gọn nhẹ. 4. Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế: - Hạch toán tốt sẽ phát hiện những sai sót cần chấn chỉnh, phát hiện khả năng tiềm ẩn cần phát huy. Hạch toán kinh tế góp phần làm rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước và xã hội, trách nhiệm của công nhân đối với nhà máy. - Yêu cầu hạch toán tỉ mỉ chính xác kịp thời nên tất cả các khoản mục chi phí: Chi phí NVL, CPSXC... - Quản lý tốt giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo cho nhà máy sản xuất có kết quả mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, tăng thêm năng lực sản phẩm nâng cao phúc lợi vật chất, cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động. Phần III: Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thực phẩm HN Qúa trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở công ty Thực phẩm HNđã cố gắng nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý SXKD trong điều kiện ngày nay để hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Công ty đã không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý để tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Xu hướng ngày một phát triển và đi lên quy mô sản xuất ngày càng mở tộng và đòi hỏi công tác kế toán ở công ty. Cán bộ CNV đã không ngừng đổi mới nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, với sự nỗ lực tinh thần trách nhiệm cao, đòi hỏi sáng tạo, ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực kế toán xây dựng chương trình kế toán tập hợp chi phí giá thành rên vi tính bước đầu có hiệu quả đem lại thông tin chính xác giúp ban lãnh đạo thực hiện tốt kế hoạch SXKD cụ thể trong lĩnh vực kế toán nói chung và kế tón tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng đạt được những ưu điểm sau: Ưu điểm: Kế toán công ty đã sử dụng các chứng từ ban đầu, bảng kê, bảng phân bổ cách lập các bảng sổ chi tiết và các bảng biểu liên quan, theo đúng mọi quy định của bộ TC về chế độ kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, về cơ bản đã được tổ chức ghi chép phản ánh tập hợp kịp thời theo từng đối tượng và phù hợp với tình hình sổ kế toán áp dụng "NKCT". - Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành trong điều kiện thực tế là hoàn thành hợp lý phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của các khoản mục thực hiện đúng nguyên tắc, sự luân chuyển sổ sách số kiệu, công tác kiểm tra, đối chiếu diễn ra thường xuyên ăn khớp nhịp nhàng. - Các thông tin đem lại từ bộ phận kế toán phản ánh chính xác trung thực đúng yêu cầu quản lý nội bộ công ty cũng như các tổ chức bên ngoài. - Bên cạnh những kết quả đạt được công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng còn tồn taị một số mặt nhất định chưa thực sự phù hợp với chế độ kế toán cần phải hoàn thiện. * Những vấn đề cần hoàn thiện: Cơ chế thị trường cùng với yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh đòi hỏi công ty phải không ngừng tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí phát sinh trong từng bộ phận sản xuất cũng như toàn công ty. Một trong số những tồn tại yếu cần phải khắc phục. Một số ý kiến đề xuất Qua thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị tại trường, yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm hiện nay và tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đặc điểm tính chất sản xuất. Em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến để có thể phần nào đó góp phần tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển của công ty. 1 Hoàn thành các thủ tục nhập kho phế liệu thu tái sản xuất: ở công ty, phế liệu nhập kho có phiếu nhập kèm theo, nay em xin đề nghị công ty nên tiến hành các thủ tục nhập kho phế liệu không sử dụng tái sản xuất được. Phế liệu này trước khi nhập kho phải được các bộ phận có trách nhiệm tổ chức cân ước tính giá trị. Sau đó bộ phận vật tư viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phế liệu được viết thành 2 liên 1 lưu tại kho, 1 lưu ở bộ phận vật tư. Định kỳ kế toán vật liệu nhận phiếu nhập kho phế liệu để theo dõi trên sổ sách kế toán như các loại vật liệu khác. 2. Chi phí nhân công trực tiếp: Trích 15 % BHXH theo lương của CNV: 119.755.000 x 15 % = 17.963.250 Trích 15 % BHXH theo lương cấp bậc thợ: 141.333.333 x 15 % = 21.200.000 Thực ra việc trích BHXH này không hợp lý lương CNV thực nhận thì nhỏ hơn so với lương cấp bậc thợ mà họ được hưởng. Việc tính này làm chi phí trong giá thành tăng lên 3.236.750 đồng. Cần tính 15 % BHXH theo lương trả của công nhân viên. 3. Phản ánh đúng đối tượng sản phẩm làm dở: Cuối giai đoạn 1 sản phẩm làm dở tại công ty mới chỉ phản ánh đúng chi phí về NVL chính. Các chi phí NCTT, CPSXC không có sản phẩm làm dở cuối kỳ mà tính chung vào giá thành của bán thành phẩm như vậy sẽ làm cho chi phí giá thành tăng lên. Để khắc phục nhược điểm này ta làm như sau: + Về CPNVL chíng xác định SPLD giữ nguyên + Về các CPSX, CPNCTT ta nên xác định theo mức độ hoàn thành của bán thành phẩm. Công ty TPHN Phiếu tính giá thành sản phẩm PTCKT Tên thành phẩm: Dầu ăn Sản lượng: 214.724kg Tháng 10 năm 2002 87
Ngày 30 tháng 10 năm 2002 Người lập biểu Công thức tính SPLD cuồi kỳ: SPLD Dở đầu kỳ + chi phí PS trong kỳ Số lượng hoàn = x thành tương (TK622,627) Sản lượng hoàn thành + Slượng đương HT tương đương Sản lượng hoàn thành tương đương = SL SPLD x mức độ hoàn thành - Cuối kỳ khi kết chuyển chi phí để tính giá thành trên TK 154 phải ghi giảm số chi phí do giá trị tồn đầu kỳ để làm giảm chi phí xuống phản ánh được đúng chính xác giá thành. 4. Về hình thức kế toán: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức NKCT hình thức này có đặc điểm như: + Giảm bớt khối lượng cuộc ghi chép hàng ngày, nâng cao năng suất nhân viên kế toán + Thuận lợi trong việc lập báo cáo kế toán, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán, cung cấp số liệu kịp thời cho nhu cầu quản lý + Dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán, thúc đẩy việc nâng cao tay nghề Tuy nhien hiện nay công ty đã đưa hệ thống máy vi tính vào khai thác giúp công tác kế toán được nhanh chóng thì việc áp dụng hình thức này không phù hợp gây nên việc phân công công việc cho mỗi kế toán không khoa học và năng suất lao động không cao. Do vậy công ty nên áp dụng hình thức NKC hình thức này có ưu điểm là dễ ghi chép, khối lượng sổ sách không nhiều, đơn giản. Do vậy rất thuận lợi cho việc dùng máy vi tính. Kết luận Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có quan hệ trong công tác quản lý kinh tế. Nó phản ánh và kiểm soát tình hình thực hiện các định mức hao phí lao động sống và lao động vật hoá. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán 1 cách chính xác, kịp thời đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp chp doanh nghiệp chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh đánh giá đúng kết quả. Lợi nhuận đạt được trên cơ sở đó đề ra những biện pháp tối ưu hơn nhằm đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. Qua thời gian thực tập tại công ty đay Trà Lý được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng tài vụ kế toán với sự nỗ lực của bản thân, em đã mở mang được rất nhiều kiến thức, biết kết hợp tận dụng lý thuyết vào thực tế nắm bắt học hỏi kinh nghiệm công tác hạch toán kế toán tại công ty. Với những kiến thức thu nhận được thầy giáo giảng dạy ở trường, qua thời gian tiếp xúc thực tế công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm. Em đã mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến như đã nêu. Do khả năng kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có, thời gián thực tập ít nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, nhiều vấn đề không có điều kiện đi sâu hơn. Em mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Toản cùng các thầy cô trong khoa kinh tế đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. HN, ngày3 tháng 4 năm 2003 Sinh viên: Chử Lệ Thu 92
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
TT
TK 334 - phải trả CNV
TK338- Phati trả, phải nộp khác
Lương 3342
Các khoản phụ cấp 3341
Cộng có TK 334
KPCĐ334
KPCĐ 3382
BHXH3383
BHYT3384
Cộng có tk 338
12345
TK 642-CPQLTK627-CPPXTK622-CPNCTTTK111- Thu TMTK112-Thu TGNHCộng
309327372856393726563926532727001055869709
251575006973000094887500
3341575008563937272736026532727001150757209
61865471712787
13152605162338422675323
18026505769324531973130162338476313267
26616856104317894938227820970755177009210189660
266165861043179849392278209707551770092109182709
Đơn vị: Công ty Thực phẩm HNBộ phận: Phân xưởng Bảng thanh toán lương Quý IV/2001
Họ tên
Lương SP
Lương (t)
Lương hội họp
Lương độc hại
Phụ cấp
Tổng số
Tạm ứng kỳ I
Bảo hiểm
Lương
ytế
XH
NTHuyềnLMAnhBTHằng NTHoaTMĐạtĐMChâuĐQThànhLXThắng TNVinhCộng
5600003000007800004000006000005200003200004600003400005500000
530998843700--706286-970546--3051530
1121411218941102989761516248097615162480--
2946547
15000200003200040000-17000-35000014000173000
210000--------1890000
1428139149559414322987476151678766747000150054670500056400013561077
5000001000000--550000-300000--5976154
28563299122864514952335751494030010141001128271221
71405747807161537381839373735075027352502820678054
9281394955941432298747615112876674700012005467050005640007584923
Nhật ký chứng từ số 8 Quý IV/2001
Ghi Có các TKGhi Nợ các TK
155
156
131
511
531
632
641
642
811
911
Cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
111112113511632642711911421Cộng
6272068036
38808640
4051232467884328970133388930
28221854674899412704340040503
44706020
6487899801
360630716
611311442
230267792
76074352203223885
7593193812344710822647826448447662141240653260582182390162232238857716048035
Sổ hoá đơn bán hàng Quý IV/2001
NT
HĐ
Nội dung
Doanh thu
Thuế VAT
Tổng cộng
HT thanh toán
1
2
3
4
5
6
7
Chị Hoa- Gia LâmAnh Hùng - Bắc Ninh Cửa hàng TP Đồng Xuân .""""""""""""""""""""""""Anh Tài - Khách sạn Hoa Hồng Công ty dịch vụ ăn uống Chị Nga - Thanh HoáBà Trà- Cửa hàng chợ Hôm Công ty TP Anh Xuân Cửa hàng dịch vụ Tràng Tiền """""""""""""""""""""""""""""Ông Thàng- Vình PhúcBà Tâm - Thái Nguyên
888180061710004251170042511700190910061908900433680007177271517960045460004546000522660001712720
88818061710042511704251170190910619089043368007177295179604546004546005226600171272
9769980678810046762870"21000006809970947704800789500056975605000000"574926018840000
TMTMTM+Séc"TMSécTMTMTMSéc"TMTM
Nhật ký chứng từ số 2 Ghi Có TK 112- TGNH Quý IV/2001
TT
NT
Ghi Có TK 112- Ghi Nợ các TK
...
Cộng Có TK 112
111
311
331
3383
3331
341
10000000210000007000000100000000
165000001900000036000000500000002959900030000000196599000
97400002171605515473230x1400000031945710682145011920001503764843167950134076502192900935
600000035000008900000124137004607000697697235460002812000135667972
5460734735600059013431607912115156722000000633108023086000125408009890500273586855
3900000027500000145000002100000030500000700000013500000250000005000000449586855
9070643675604055274465570647586210897289000128671420507353003573524917076330603686484358600073578450452976053786126810
Bảng kê số 2 Ghi Nợ TK 112- TGNH Quý IV/2001SDĐK: 983307342đ
TT
Ngày
Ghi Nợ TK 112 - Ghi Có các TK
111
131
511
3331
627
642
711
400000002500000015000000070000003200000015000000700000002400000010000000063000000......1770000000
187520008370428267435801250000059000007250400539762401416450019150008781357503408884328970
7650000100900001344000752000476915220780758910006458002436373981200019760000489941270
7650001009000134400752004815612139705716706458024363798120054318510
1674093945712635741950000714748524916200000019852780715570
2504500176710005613940894270556760008923000769371012850450972400085924000
3497548765005400457162482722672754814
702562541391258651640359203021611749430332334654454642988011427557825836147073692335277342024425023597
962871601026378970915949317798579224741952120724682265735376896789283826521407610403544207347946670
SDCK: 347946670
Nhật ký chứng từ số 5 Quý IV/2001
Tên người bán
Số đầu tháng
Ghi Có TK 331- Ghi Nợ các TK
Ghi Nợ TK 331- Ghi Có các TK
SD cuối tháng
156
133
1521
Cộng có TK 311
Cửa hàng HS Thu Thuỷ
83700350
14960000
14600000
164560000
100000000
50000000
Nông trường Bắc Ninh
259560741
20636540
20636540
217001940
50000000
14232570
64232570
7403900
7403900
1600000
81443300
100000000
100000000
4806840264
4389166955
4282656828
624307276
1560516613
13157458320
4375630
2192900935
335802409
816724888
578517638
515101776
Sổ chi tiết tài khoản 331 Quý IV/2001
Diễn giải
SD đầu tháng
Hoá đơn
Phiếu nhập
Ghi Có TK 331 - Ghi Nợ các TK
Phần theo dõi tháng
SD cuối tháng
N
Có
SH
NT
SH
NT
156
133
1521
Cộng có TK 331
111
112
131
N
Có
12/2001Cửa hàng hải sản Thu ThuỷTôm CuaLươn
430400006456000042000000
430400064560004200000
473440007101600046200000
5000000050000000
50000000
500000005000000050000000
Nông trường Bắc Ninh Đỗ tươngLạc Đậu xanh Vừng Rau câu
172733003090900886370017727405181900
1727330309090886370177274518190
1900030033999300975007001950014057000900
50000000
14232570
5000000014232570
Trại chăn nuôi Gia Lâm Lợn Gà
506795000
7140470010038606
7000000030000000
7140470010038606
7000000030000000
7000000030000000
Sổ chi tiết số 4 Phải thu của khách hàng
Tên
SDĐK
Ghi Nợ TK 131- Ghi Có các TK
Ghi Có TK 131- Ghi Nợ các TK
SD cuối kỳ
Nợ
Có
511
3331
3388
Cộng Nợ TK
111
112
331
Cộng có TK
Nợ
Có
TMCP Hoàn Kiếm
14187094
6045000
924940
14174340
Nhật ký chứng từ số 10 Quý IV/2001
Diễn giải
Ghi Nợ TK 141- Ghi Có các TK
Ghi Có TK 141 - Ghi Nợ các TK
SD cuối kỳ
Nợ
Có
111
Cộng Nợ TK 141
3384
641
111
642
Cộng Có 141
Anh HoàAnh NghĩaChị NgaÔ. Thành B. Thân Chị Hằng Anh ĐứcAnh Long Anh Tuấn Chị QuếChú Hùng Bác Tân Anh DũngAnh HảiCộng
6449550270450009000000028000004000000460000030000003000000433721
5801070075771000780000700000014000002000000200000050000030000152661700
5801070075771000780000700000014000002000000200000050000030000152661700
2829100028291000
181989000181989000
1470470017500000155500020000003000000200000042659700
815000780000440000050000030000013574977
43810700175000001835440002780000300000044000002000000500000300000266734700
2064955095450002800000200000011600000200000319198550
Sổ chi tiết số 6 TK333- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
CT
Chỉ tiêu
SDĐK
Ghi Nợ TK 333- Có các TK
Ghi Có TK 333- Ghi Nợ các TK
SDCK
SH
NT
N
C
1121
131
133
1121
Cộng Nợ TK 333
511
Cộng Có TK 333
N
C
-Thuế TTĐB- Thuế DT- Thuế DTTTĐB- Thuế- Thuế nhà đấtCộng
273586855273586855
44706024470602
594937988594937988
115647040
2735868554470602594937988115647040988642485
899956347899956347
899956347899956347
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0093.doc