Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội

Lời mở đầu Trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp sản xuất, chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn đối với việc phát triển và tích luỹ của một doanh nghiệp.Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao đồng thời giá thành sản phẩm phải hợp lý.Vì vậy, hạch toán

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí sản xuất đúng đủ, chính xác sẽ giúp ích cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất, cung cấp thông tin cho người quản lý; từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, đặc biệt là việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trong thời gian thực tập ở công ty Cổ phần giầy Hà Nội, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo-TS Phạm Thanh Bình, em đã quyết định đi sâu và nghiên cứu đề tài: ”Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội” Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: ChươngI: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II:Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Giầy Hà Nội. Chương III: Đánh giá chung và 1 số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Giầy Hà Nội. Chương I: lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong các doanh nghiệp sản xuất I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí về lao động sống bao gồm tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương cấp bậc phải trả cho cán bộ công nhân viên của toàn doanh nghiệp. Chi phí về lao động vật hoá gồm: giá trị các loại NVL, giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, chi phí về năng lượng, chi phí khấu hao TSCĐ… 1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng đối với quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức chi phí, tính toán hiệu quả, tiết kiệm … kế toán cần tiến hành phân loại CPSX. Tuỳ theo mục đích quản lý và xem xét chi phí dưới mức độ khác nhau mà có cách phân loại chi phí cho phù hợp.Thực tế cho thấy một số tiêu thức phân loại chính sau: 1.2.1 Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dụng tính chất kinh tế của chi phí không phân biệt vào chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí như sau: * Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các chi phí về đối tượng lao động là NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản... * Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền công và các khoản khác(BHXH, BHYT, KPCĐ) phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. * Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố chi phí trên. Cách phân loại này có tác dụng quan trọng trong việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: Cho phép hiểu rõ kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, là cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sử dụng lao động….. 1.2.2. Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của CPSX: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp nêu trên gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý CPSX theo định mức, là cơ sở để tính toán tập hợp CPSX và tính giá thành theo khoản mục, là cơ sở để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, dịch vụ và định mức CPSX cho kỳ sau. 1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, bao gồm: *Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi cùng với khối lượng hoạt động của sản xuất, kinh doanh như chi phí vật liệu trực tiếp, tiền công phải trả theo sản phẩm… - Biến phí có 2 đặc điểm: Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi nhưng biến phí đơn vị không thay đổi khi sản lượng thay đổi. *Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí về cơ bản không có ”sự thay đổi” khi khối lượng hoạt động thay đổi. Tính cố định của các chi phí cần được hiểu là “tương đối” vì khi khối lượng sản xuất, kinh doanh có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi về chi phí cố định. - Đặc điểm của định phí: Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp và định phí trong một sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi. * Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí mang tính chất hỗn hợp vừa là biến phí vừa là định phí. Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động có tác dụng đặc biệt quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, để phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn trong sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Giá thành sản phẩm. 2.1.Khái niệm về giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự dịch chuyển giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: 2.2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng).Giá thành định mức luôn thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu để xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. 2.2.2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất là căn cứ để tính giá vốn hàng bán ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành sản phẩm tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế thu nhập của doanh nghiệp. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Về nội dung chúng giống nhau, đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên chi phí sản xuất và tính giá thành không phải là một, chúng có sự khác nhau về mặt lượng và thời gian thể hiện ở các điểm sau: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với một khối lượng công việc, lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Chi phí sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất còn giá thành sản phẩm gắn liền với cả hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chi phí sản xuất chỉ tính trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện như sau: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành đầu kỳ = Chi phí sx dở dang + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sx dở dang cuối kỳ Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí sản xuất cũng giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm từng giai đoạn để xem xét, đánh giá tình hình tiết kiệm hay lãng phí sản xuất chi có hợp lý hay không. II. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. 1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 Khái niệm đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuât Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.2 Cơ sở để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Viêc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất phải dựa vào các căn cứ cơ bản sau: Đặc điểm phát sinh và công dụng của chi phí sản xuất Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xem đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất Căn cứ vào quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm cụ thể nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu đơn giản thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của là toàn bộ quá trình công nghệ. Nếu quy trình công nghệ phức tạp thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm công đoạn hay phân xưởng. Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm được sản xuất ra, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng nhóm sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng cụm chi tiết hoặc chi tiết sản phẩm. Căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ của doanh nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành theo đối tượng tính giá thành Khả năng trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng. 1.3.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này tài khoản sử dụng là: TK 621: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 627: Tập hợp chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm. 1.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NL chính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp trong việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao động dịch vụ. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho NVL để tính ra giá thành thực tế NVL xuất dùng, đồng thời căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp. Phương pháp trực tiếp: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng chịu chi phí, theo phương pháp này đòi hỏi ngay từ khâu hạch toán ban đầu các chứng từ kế toán đã phải ghi chép riêng rẽ chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp gián tiếp: Đối với trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng vì vậy phải được phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Trong trường hợp này, việc tập hợp và phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: Trước hết tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng, theo công thức: Chi phí NVLTT phân bổ cho đối tượng i = Tổng chi phí NVLTT x Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Tổng tiêu chuẩn phân bổ Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ” – (sơ đồ 1-phụ lục) 1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số chi phí về tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm lương chính, lương phụ,tiền trích BHYT, BHXH, KPCĐ. Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp việc tập hợp và phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí cũng được tiến hành tương tự đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp,kê toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp ”- (sơ đồ 2 – phụ lục) 1.3.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như chi phí về tiền công, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ…Chi phí sản xuất cần được phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo các tiêu thức sau:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy chạy …. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung ”. (sơ đồ 3– phụ lục) 1.3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trợ: Sản xuất phụ trợ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuât kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Mọi chi phí của bộ phận sản xuất phụ trợ khi phát sinh tập hợp vào các TK 621, 622, 627 rồi cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ trợ. 1.3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: TK sử dụng: TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK621 TK154 TK152,111… Chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất TK 622 TK152, 155 Chi phí NCTT Nhập kho TK 157 TK 627 Chi phí sản xuất chung Tổng giá Gửi bán thành thực tế TK 632 Tiêu thụ thẳng 1.4. Kê toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán hàng tồn kho mà kế toán chỉ theo dõi hàng nhập mà không theo dõi hàng xuất.Đến cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê giá trị của hàng tồn kho và tính ra trị giá hàng xuất trong kỳ theo phương pháp sau: Giá thực tế hàng = Giá thực tế + Giá thực tế hàng - giá thực tế hàng xuất trong kỳ hàng tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Theo phương pháp này, sử dụng TK 611 thay cho TK 152, 153, TK 631 thay cho TK 632. • ưu điểm của phương pháp này là giảm nhẹ khối lượng tính toán và ghi chép • Nhược điểm: quản lý hàng tồn kho không chặt chẽ do không theo dõi hàng xuất, chỉ thích hợp với doanh có trị số hàng tồn kho nhỏ, có số lần nhập xuất ít Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: TK 154 TK 631 TK 154 Kết chuyển giá trị sản phẩm, Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dịch vụ dở dang đầu kỳ cuối kỳ TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí NVLTT Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thanh TK 622 Kết chuyển chi phí NCTT TK 627 Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung 2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm làm dở là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong dây truyền quy trình công nghệ sản xuất, chưa đến kỳ thu hoạch hoặc chưa hoàn thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán). Đánh giá sản phẩm làm dở là xácđịnh phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm làm dở. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh, tỷ trọng và mức độ, thời gian tham gia của chi phí vào quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp.Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện naycó thể vận dụng phương pháp sau: 2.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính. Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất nếu chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy khối lượng tính toán ít mà vẫn đảm bảo được mức độ chính xác cao. Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức sau: Sản phẩm làm dở cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Sản phẩm làm dở Sản phẩm hoàn thành +sản phẩm làm dở 2.2 Đánh giá sản phẩm làm dở (SPLD) theo sản lượng hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, dựa theo mức độ hoàn thành và sản lượng dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường là giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Trình tự tính toán như sau: Bước 1:Xác định giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm làm dở Giá trị vật liệu chính nằm trong SPLD = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Số lượng SPLD Số lượng thành phẩm + số lượng SPLD Bước 2: Xác định chi phí chế biến nằm trong sản phẩm làm dở: Chi phí chế biến nằm trong SPLD(NCTT,SXC) = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x Sản phẩm quy đổi Số lượng thành phẩm + sản phẩm quy đổi Trong đó: Sản phẩm quyđổi =Sản phẩm làm dở x Mức độ hoàn thành Bước 3:Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ: Trị giá SPLD = Giá trị NVL chính + Chi phí chế biến Cuối kỳ nằm trong SPLD nằm trong SPLD Phương pháp này đảm bảo mức độ chính xác cao hơn nhưng khối lượng tính toán nhiều và phải xác định được mức độ hoàn thành của SPLD. 2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng(giai đoạn)để tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ, cũng có thể theo định mức CPNVLTT hoặc cho tất cả các khoản mụch chi phí. Phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí. III. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất. 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ đã được hoàn thành cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các thẻ tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo đối tượng, giúp cho doanh nghiệp kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.Mỗi doanh nghiệp cần căn cứ voà đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trình độ quản lý, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp.Có thể là từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng giai đoạn sản xuất sản phẩm. 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp(theo đối tượng tập hợp CPSX) trong kỳ và giá trị SPLD đầu kỳ, cuối kỳ để tính. Giá thành sản phẩm = SPLD đầu kỳ + SPLD trong kỳ - SPLD cuối kỳ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, doanh nghiệp điện nước… 2.2.Phương pháp giá thành phân bước: Phương pháp này áp dụmg thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước lại là đối tượng chế biến của bước sau. Đối với các doanh nghiệp này thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước cuối cùng hoặc là nửa thành phẩm của từng giai đoạn.Chính vì sự khác biệt về đối tượng tính giá thành như vậy nên phương pháp tính giá chia thành: 2.2.1 Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có các yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc nửa thành phẩm bán ra ngoài.Đặc điểm của phương pháp này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị nửa thành phẩm của bước trước chuyển sang bước sauđược tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1sang bước 2…cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự. 2.2.2 Phương pháp phân bứơc không tính giá thành nửa thành phẩm Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ không cao, hoặc nửa thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành một cách đồng thời,song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành nửa thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí NVL chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Trình tự tính toán như sau: CPSX giai đoạn i SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ x Thành phẩm SP hoàn thành + SPLD giai đoạn i Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD áp dụng mà cần thiết phải quy đổi mức độ hoàn thành hay không.Sau đó tính tổng cộng chi phí sản xuất các giai đoạn trong thành phẩm là tổng giá thành phẩm: Tổng giá thành thành phẩm = CPSX gđ1 + CPSX gđ 2 +…..+CPSX gđ n 2.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ: Trong trường hợp cùng quy trình công nghệ ngoài sản phẩm chính thu được còn có cả sản phẩm phụ, thì để tính giá thành sản phẩm chúng ta phải loại trừ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ. Phần chi phí sản xuất sản phẩm phụ thường được tính theo giá kế hoạch. Tổng giá thành = SPLD + CPSX - SPLD - CPSX Sản phẩm chính đầu kỳ cuối kỳ cuối kỳ sản phẩm phụ Chi phí sản xuất sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục, bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tông chi phí của cả quy trình công nghệ (cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ)nhân với từng khoản mục tương ứng. Tỷ trọng CPSX = CPSX sản phẩm phụ Sản phẩm phụ Tổng chi phi sẩn xuất Để đơn giản và giảm khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể tính trừ vào chi phí nguyên vật trực tiếp 2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành, do vậy mà khi tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. Đặc điểm của phương pháp này là đối với các chi phí trực tiếp (NVLTT, NCTT) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, còn đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn vị theo tiêu chuẩn phù hợp. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thi vẫn phải tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó trên các bảng (phiếu) tính giá thành.Sau đó tính tổng cộng chi phí các tháng lại để tính giá thành đơn đặt hàng. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo nhưng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó sẽ được coi là SPLD cuối kỳ chuyển sau. 2.5. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng quy trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp được cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Trình tự phương pháp này như sau: Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ Tổng sản lượng quy đổi = Tổng sản lượng thưc tế x Hệ số quy đổi Sản phẩm i Sản phẩm i Sản phẩm i Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm: Hề số phân bổ sản phẩm = Số lượng quy đổi Spi Tổng sản lượng quy đổi Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục) Tổng giá thành =( SPLD + CPSX – SPLD ) x hệ số quy đổi Spi đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ spi 2.6. Phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ Phương pháp này áp thương áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tao … Trình tự tính toán như sau: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí Trong đó: Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế các loại sản phẩm x 100% Tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm 2.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, chi phí tiên tiến, hợp lý, việc tính giá thành theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chi phí sản xuất, sử dung hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, ngoài ra giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán. Trình tự tính giá thành như sau: Tính giá thành định mức của sản phẩm: Giá thành định mức được căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiẹn hành đẻ tính. Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng, nên viẹc tính toán số chênh lệch do thay đổi chỉ cần thực hiện đối với SPLD đàu tháng, vì chi phí cho số SPLD này(cuối tháng trước) được tính theo định mức cũ. Chênh lệch thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Là số tiết kiệm hoặc vượt chi so với định mức, được xác định như sau: Chênh lệch thoát ly định mức = Chi phí thực tế - Chi phí định mức (từng khoản mục) (từng khoản mục) Tính giá thành thực tế sản phẩm: Giá thành = Giá thành + Chênh lệch thay đổi + Chênh lệch thoát ly thực tế Thực tế định mức định mức định mức Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy hà nội I. Đặc điểm tình hình chung của công ty Cổ Phần giầy hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tiền thân của công ty cổ phần giầy Hà Nội là một phân xưởng giầy quốc phòng X40. Đây chính là phân xưởng lao động XHCN đầu tiên của nhà máy quốc phòng X40, được tách ra và thành lập Xí nghiệp Giầy da Hà Nội vào ngày 20/4/1968.Xí nghiệp thuộc công nghiệp địa phương thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Ngày 2/4/1994 căn cứ vào nhiệm vụ chức năng, nhiệm vụ lúc đó UBND thành phố Hà Nội có quyết định 1538/QĐUB đổi tên xí nghiệp giầy da Hà Nội thành công ty giầy Hà Nội. Ngày 31/12/1998, theo quyết định số 5652/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, công ty giầy da Hà Nội chuyển đổi thành công ty cổ phần giầy Hà Nội. -Tên giao dịch chính thức: công ty cổ phần giầy Hà Nội. -Tên giao dịch quốc tế: ha noi shoes join stock company -Tên viết tắt: hasjico -Trụ sở chính của công ty: 35 Cự Lộc-Km 6-Đường Nguyễn Trãi-Quận Thanh Xuân-Hà Nội. -Vốn điều lệ: 5,8 tỷ đồng. Trong đó: +Tỷ lệ cổ phần Nhà nước chiếm: 0% +Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty chiếm: 98,38% + Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty chiếm: 0,62% -Số cổ đông: 490 cổ đông. 2. Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đạt được trong những năm gần đây. Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Tổng doanh thu: -Trong đó DT hàng XK 9.199.573.611 6.993.467.245 10.316.202.192 7.880.101.516 11.447.545.156 8.057.937.197 2 Lợi nhuận thuần 1.068.005.000 1.154.215.000 1.069.266.823 3 Nộp NSNN 86.595.000 93.585.000 70.408.128 4 Vốn lưu động 721.945.000 755.402.800 998.990.000 5 Vốn cố định 1.590.450.000 1.620.330.000 1.605.590.000 6 Thu nhập bình quân của CBCNV 778.500 820.120 820.300 7 Tổng số CBCNV 535 580 496 3.Nhiệm vụ của công ty: -Chuyên sản xuất, gia công đồ da và giả da như: cặp túi, ví, giầy, dép, mũ, bạt, đệm... -Xuất nhập khẩu các loại thiết bị, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và cá đơn vị cùng ngành khác. -Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác để tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, cho thuê văn phòng, kho bãi... -Mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, ông ty chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia công đối với các công ty nước ngoài (Hàn Quốc, ý,Thái Lan). 4.Bộ máy tổ chức sản xuất của công ty: 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Công t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0344.doc
Tài liệu liên quan