Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự: ... Ebook Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
98 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để có thể đứng vững trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước phát triển vả về quy mô, hình thức lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp không những nâng cao về chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã, chúng loại sản phẩm,…mà còn phải quản lý tốt và sử dụng tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn. Vì thế, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương pháp kế toán khoa học, phù hợp với các chế độ kế toán hiện hành và thực tế của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, sau một thời gian thực tập ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Bính và sự giúp đỡ chỉ bảo của các cán bộ thuộc phòng tài chính kế toán của công ty, em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề tài "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự" .
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự.
Với kiến thức và trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế nên khoá luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng tài chính kế toán công ty cơ khí Ngô Gia Tự để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lê Quang Bính và các cán bộ phòng tài chính kế toán công ty cơ khí Ngô Gia Tự .
PHẦN I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I/ Sự cần thiết khách quan của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1 Khái niệm và bản chất về chi phí sản xuất.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại kết quả mong muốn, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải huy động, sử dụng kết hợp các nguồn lực, vật lực để sản xuất, chết tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Đó là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức sản xuất. Đồng thời quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố đó.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là quá trình vận động, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ nhất định. Trong quá trình đó, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá như tiền lương, các khoản phải trả cho người lao động, chi phí vật tư, tiền vốn. Để đo lường các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tổng hợp, xác định kết quả đầu ra, phục vụ yêu cầu quản lý thì mọi hao phí cuối cùng đều phải biểu hiện bằng tiền tệ và nó là tất yếu khách quan do nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm…).
1.1.2 Khái niệm và bản chất giá thành sản phẩm.
Giá thành là giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của hạch toán chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng và số lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy, chi phí và giá thành có thể được xác định trên hai mặt: mặt định lượng và mặt định tính.
Về mặt định lượng: Thể hiện mức tiêu hao cụ thể của từng yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mức tiêu hao này, có thể dựa vào hai nhân tố: khối lượng và giá cả của các yếu tố đã tiêu hao trong kỳ.
Về mặt định tính: Thể hiện các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Tổng giá thành sản = phẩm
CPSX dở dang +
đầu kỳ
CPSX
phát sinh -trong kỳ
CPSX
dở dang
cuối kỳ
Qua khái niệm trên, ta có thể nhận thấy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những yếu tố tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ của doanh nghiệp mà những yếu tố đó phải được bù đắp để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và đánh giá chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm, chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện về mặt kết quả của quá trình sản xuất. Chính vì vậy, chúng giống nhau về mặt bản chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm.
Tuy vậy, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất luôn gắn với một kỳ nhất định mà không tính đến số chi phí đó có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa? Còn giá thành sản phẩm giới hạn bởi số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Do vậy, được tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành, không tính đến chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ đó.
Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí phát sinh ở kỳ sau nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ này (chi phí trả sau), và giá thành sản phẩm bao gồm một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang (chi phí và sản phẩm dở dang đầu kỳ).
Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm qua công thức sau:
Tổng giá thành sản = phẩm
CPSX
dở dang +
đầu kỳ
CPSX
phát sinh -
trong kỳ
CPSX
dở dang
cuối kỳ
- Khi chi phí dở dang đầu kỳ bằng chi phí dở dang cuối kỳ hoặc không có chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí dở dang cuối kỳ thì Giá thành sản phẩm (Zsp) = Chi phí.
- Tổng giá thành sản phẩm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi phí sản xuất.
1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý của công cụ kế toán, mà cụ thể là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm… Cụ thể phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của từng bộ phẩn trong doanh nghiệp.
- Căn cứ vào tình hình sản xuất, đặc điểm của doanh nghiệp, quy trình công nghệ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, xác định phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đó tính gía thành cho từng đối tượng, từng đơn vị theo đúng quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp đảm bảo tính chính xác.
- Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, dự toán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm thúc đẩy việc thực hiện tiết kiệm và hợp lý chi phí cho quá trình sản xuất, phục vụ yêu cầu hạch toán ở doanh nghiệp.
- Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hoàn thành hoặc chưa hoàn thành…những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đấu để không ngừng hạ thấp giá thành một cách hợp lý.
- Xác định kết quả kinh tế ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán ở doanh nghiệp. Bởi vì chi phí và giá thành là các yếu tố có có mối quan hệ mật thiết với doanh thu và xác định kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, nó góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đó là một điều kiện quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được ưu thế trong cạnh tranh.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải xác định rõ nhiệm vụ của mình như sau:
- Cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp và mối quan hệ với các bộ phận khác có liên quan như kế toán vật tư, tiền lương, tài sản cố định, …
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp (đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý…)
- Lựa chọn phương pháp tính giá thành khoa học, phù hợp với mối quan hệ giữa đối tượng kết toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đảm bảo hạch toán giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên, từng cán bộ kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.
- Tổ chức lưu chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, và sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán ban hành, đảm bảo yêu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ.
- Thường xuyên kiểm tra các thông tin về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm của các bộ phận kế toán liên quan và bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Tổ chức và phân tích các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị về chi phí và giá thành, cung cấp các thông tin cần thiết về chi phí, giá thành giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.
II/ Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.
Có thể đứng trên góc độ khác nhau của người quản lý để phân loại chi phí sản xuất dựa vào từng loại, từng nhóm. Nhưng đứng ở dưới góc độ nào thì sự phân loại cũng dựa trên một số chỉ tiêu như: Đặc điểm của CPSX theo ngành kinh doanh, mối quan hệ giữa chi phí và kết quả, yêu cầu quản lý của từng ngành, từng đơn vị. Về mặt hạch toán, chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1.1Phân theo yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị những nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… mà doanh nghiệp sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, ngoại trừ giá trị vật liệu không dùng hết và nhập lại kho.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí tài sản cố định: Nó phản ánh số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Ý nghĩa của cách phân loại: Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.
2.1.2 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản lương, khỏan phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí bán hàng: gổm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
Ý nghĩa của cách phân loại: Cách phân loại này thuận tiện cho việc tính giá thành. Đây là cách phân loại mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng trong công tác phân loại chi phí và theo dõi giá thành.
2.1.3 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí.
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ chính là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.4 Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí và khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành.
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên, vật liệu, nhân công trực tiếp…Các chi phí biến đổi nếu tính trên một sản phẩm thì lại có tính cố định.
- Định phí: là những chi phí không thay đổi về tổng số, vể tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng…Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. Tuy nhiên, nếu vượt qua một mức giới hạn nhất định nào đó thì chi phí cố định sẽ thay đổi sang một mức khác. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, sản lượng tăng hơn nhiều, đòi hỏi mặt bằng sản xuất lớn hơn thì cần thuê thêm nhà xưởng, khi ấy chi phí cố định về thuê nhà xưởng tăng lên…
Ý nghĩa của cách phân loại: Cách phân loại này nó có ý nghĩa quan trọng đối với kế toán quản trị trong quá trình phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao hiệu quả chi phí.
2.1.5 Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất.
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
Ý nghĩa của cách phân loại: Cách phân loại này nó có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn hợp lý.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau.
2.2.1 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Về mặt quản lý giá thành:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất, dựa trên các định mức và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch là giá thực tế của kỳ trước.
- Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được tính từ khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Nhưng giá thành định mức được xác định trên các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch( thương là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với từng sự thay đổi của các mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định dựa trên cơ sở các khoản chi phí thực tế trong kỳ để sản xuất sản phẩm, giá thành thực tế chỉ được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ.
2.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Về mặt hạch toán
- Giá thành sản xuất( giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ( giá thành tiêu thụ): là chi phí thực tế của một số sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ của doanh nghiệp, và nó được xác định theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
2.3 Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức hạch toán.
2.3.1 Ý nghĩa
Công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là thước đo thực nhất đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ chi phí từ đó xác định được lợi nhuận một cách chính xác, cũng như tránh được thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, so sánh và đánh giá chi phí thực tế phát sinh so với kế hoạch từ đó tự tìm ra nguyên nhân và đưa ra quyết định để tiết kiệm chi phí một cách tối đa để nâng cao lợi nhuận. Khi công tác chi phí được coi trọng và hạch toán đầy đủ thì nó sẽ tạo ra được sự quản lý nghiêm túc và chặt chẽ trong bộ máy của doanh nghiệp, tránh được gian lận trong nội bộ doanh nghiệp.
2.3.2 Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là:
- Phải tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Tổng hợp kịp thời, chính xác các số liệu liên quan đến quá trình tập hợp chi phí sản xuất, từ đó cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý và cho việc lập báo cáo kế toán cuối kỳ.
III/ Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.
3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Là khoản chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích, quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Vì vậy khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí. Sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng và phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết …
3.2. Đối tượng tập hợp tính giá thành sản phẩm.
- Là các sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành đòi hỏi phải được tính giá thành. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích kiểm tra chi phí và tính giá thành. Nhưng chúng lại có điểm khác nhau là:
+ Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
+ Xác đinh đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất ( thành phẩm và dịch vụ hoàn thành).
+ Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
- Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đốitượng tính giá thành là vấn đề mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác trên.
IV/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…hoàn thành, các khoản chi phí phải được tập hợp và tài khoản tính giá thành theo ba khỏan mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đồng thời căn cứ vào giá thành sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, và các khoản giảm trừ chi phí phát sinh để tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng.
4.1Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(CPNVLTT)
4.1.1 Tài khoản sử dụng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp là những chi phí cơ bản bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Bên nợ:
Trị giá thực tế nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên có:
- Kết chuyển trị giá nguyên, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 "Giá thành sản xuất" và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vượt trên định mức bình thường vào TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
4.1.2 Phương pháp hạch toán
+ Theo phương pháp kê khai thường xuyên:
- Xuất kho NVLTT để chế tạo sản phẩm:
Nợ TK621
Có TK152
- Mua NVL về không nhập kho chuyển để chế tạo sản phẩm ngay
Nợ TK 621
Có TK1331
Có TK111,112, 331.
- Mua NVL xuất để chế tạo sản phẩm dùng không hết lại nhập kho
Nợ TK152
Có TK621
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK154
Nợ TK 632 (Phần chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vượt trên
mức bình thường)
Có TK621
TK621
TK152 TK154
Xuất VL cho SX Kết chuyển CP NVL trực tiếp
trực tiếp
TK111,112,331 TK152
Mua VL đưa vào SX VL dùng không
Không nhập qua kho hết nhập lại kho
Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT (theo phương pháp KKTX)
TK 133(1331)
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ.
-Đầu kỳ kết chuyển giá trị vật liệu tồn đầu kỳ.
Nợ TK611
Có TK152
- Giá trị vật liệu nhập kho tăng trong kỳ
Nợ TK611
Nợ TK1331
Có TK111,112, 331,…
- Cuối kỳ xác định và kết chuyển vật liệu tồn cuối kỳ
Nợ TK152
Có TK611
- Chi phí NVL phát sinh trong kỳ
Nợ TK621, 627, 641 , 642
Có TK611
- Kết chuyển CPNVLTT để tính giá thành
Nợ TK631
Có TK621
Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPNVLTT (theo phương pháp KKĐK)
TK111,112,331 TK611 TK621,627,641,642 TK631
VL nhập kho
trong kỳ
TK152
k/c đầu kỳ
k/c VL tồn cuối kỳ
4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp( NCTT)
4.2.1 Tài khoản sử dụng.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ.Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu tính bằng phương pháp trực tiếp vào giá thành từng loại sản phẩm.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”.
Bên nợ:
Chi phí nhân công tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên nợ TK 631 "Giá thành sản xuất".
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào taTK 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
4.2.2 Phương pháp hạch toán
+ Theo phương pháp KKTX
- Tính ra tiền lương phải trả công nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Nợ TK622
Có TK334
- Các khoản trích theo lương (phần tính vào chi phí)
Nợ TK622
Có TK338
- Trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất
Nợ TK622
Có TK335
- Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sảnxuuauaats, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK154
Nợ TK 632 (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức
mức bình thường)
Có TK622
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp( dùng chung cho cả hai phương pháp )
TK334 TK622 TK154
Lương CNSX trực tiếp Kết chuyển CPNCTT
(PP KKTX)
TK338 TK631
Các khoản trích theo Kết chuyển CP
Lương (PP KKĐK)
TK335
Lương nghỉ phép
CNSXTT
+ Phương pháp KKĐK
- Tiền lương và phụ cấp lương phải trả co công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ TK622
Có TK334
- Các khoản trích theo lương, KPCĐ, BHXH, BHYT
Nợ TK622
Có TK338
- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ TK622
Có TK335
- Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sảnxuuauaats, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ TK631
Có TK622
4.3 Hạch toán các chi phí trả trước.
4.3.1Tài khoản sử dụng
Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó.
Để theo dõi tình hình phát sinh và phân bổ chi phí trả truwwoowc, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
@ Tài khoản 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn"
Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh trong kỳ chỉ liên quan đến một năm tài chính.
Bên có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phân bổ vào phí kinh doanh trong kỳ.
Dư nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.
@ Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn"
Bên nợ: Tập hợp chi phí trả trước dài hạn thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã phân bổ voà chi phí kinh doanh trong kỳ.
Dư nợ: Các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh.
4.3.2 Phương pháp hạch toán.
- Khi phát sinh các chi phí trả trước ngắn hạn, căn cứ vào các chứng từ có liên quan, nếu xét thấy cần thiết phải tập hợp lại để phân bổ dần, kế toán ghi:
Nợ TK 142 (1421)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK liên quan (1532, 1533, 111, 112, 331….)
Với những khoản chi phí trả trước ngắn hạn mà xét thấy không cần thiết phải phân bổ dần. Hàng tháng (hoặc khi kết thúc việc cho thuê đồ dùng hay bao bì luân chuyển nhập kho…), kế toán xác định giá trị mức chi phí trả trước ngắn hạn cần phân bổ vào chi phí và ghi:
Nợ TK liên quan (627, 635, 641, 642, 241,…)
Có TK 142 (1421)
Đối với các khoản chi phí trả trước dài hạn, khi phát sinh, ghi:
Nợ TK 242
Nợ TK 133 (1331)
Có TK liên quan (1531, 2413, 331, 413, 3431, 111, 112, …)
Khi tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 635
Nợ TK 241
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 242
Sơ đồ kế toán chi phí trả trước dài hạn.
TK 111, 112 TK 242 TK 627, 641, 642,..
153, 331, 2413,.. DĐK: xxx
Tập hợp chi phí trả trước thực tế Phân bổ dần chi phí trả trước
phát sinh dài hạn vào các năm tài
chính có liên quan
TK 152, 111, 138, 334...
Giá trị thu hồi hay bồi
thường khi báo hỏng, mất,
hết hạn sử dụng
4.4 Kế toán chi phí phải trả
4.4.1 Tài khoản sử dụng.
Chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán.
Để theo dõi, phản ánh chi phí phải trả, kế toán sử dụng tài khoản 335 "Chi phí phải trả:
Bên nợ:
- Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh
- Ghi giảm chi phí của các đối tượng sử dụng tương ứng khoản chênh lệch về chi phí trước theo kế hoạch > chi phí thực tế.
Bên có:
- Trích trước chi phí phải trả trong kỳ theo kế hoạch voà chi phí của các đối tượng sử dụng tương ứng.
- Ghi tăng chi phí của các đối tượng sử dụng tương ứng khoản chênh lệch chi phí trích trước theo kế hoạch < chi phí thực tế.
Dư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
4.5.2 Phương pháp hạch toán
- Khi trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch
Nợ TK liên quan (622, 623, 627, 635, 641, 642, 241,…)
Có TK 335
- Phản ánh các khoản chi phí phải trả thực tế phát sinh trong kỳ (nếu có)
Nợ TK 335
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331
Có TK 241
Có TK 334
Có các TK khác (111, 112, 152,…)
- Trường hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận:
Nợ các TK liên quan (622, 623, 627, 635, 641, 642, 241, ..)
Có TK 335
- Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn số thực tế phát sinh:
Nợ TK 335
Có TK liên quan (622, 623, 627, 635, 641, 642,..)
Khoản chênh lệch này có thể ghi âm với bút toán ngược lại bút toán trên.
Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí phải trả
TK 335
TK 2413 Trích trước TK 627
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ chi phí Chi phí sản xuất
trong kế hoạch thực tế phát phải trả chung
sinh theo
TK 111, 112,… kế hoạch
tính vào TK 641
Lãi tiền vay dài hạn đến hạn chi phí Chi phí bán
đã trả
kinh doanh hàng
Tiền thuê phưong tiện, mặt trong kỳ TK 642
bằng kinh doanh Chi phí quản
phần chênh lý doanh nghiệp
Các chi phí phải trả khác lệch giữa
thực tế phát sinh chi phí phải TK 241
trả thực tế._. Chi phí
TK 627, 641, 642,… lớn hơn chi XDCB
Kết chuyển khoản chênh lệch phí phải trả
giữa chi phí phải trả theo kế kế hoạch
hoạch lớn hơn chi phí phải được ghi TK 635
trả thực tế phát sinh bổ sung vào Lãi tiền
chi phí vay
4.6 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
4.6.1 Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp,..Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm hai loại:
- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.
- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật mà không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.
Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)
Sơ đồ kế toán sản phẩm hỏng ngoài định mức
TK 152, 153, 334, TK 1381(SPHNĐM) TK 632
338, 241,.. Giá trị thiệt hại thực
Chi phí sửa chữa tế về SP hỏng ngoài
định mức
TK 154, 155, 157, 632 TK 1388, 152,..
Giá trị sản phẩm hòng Giá trị phế liệu thu
Không được sửa chữa hồi và các khoản bồi
thường
4.6.2 Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất.
Trong thời gian sản xuất, vì những nguyên nhân chủ quan hay khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng.Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại ngừng sản xuất.
Tài khoản được dùng để theo dõi là tài khoản 1381 (chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất.
Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK 334, 338, TK1381 (THNSX) TK 415, 632…
152, 214 Thiệt hại thực về
Tập hợp chi phí chi ra ngừng sản xuất
trong thời gian ngừng TK 1388, 111..
sản xuất Giá trị bồi thường
4.7. Hạch toán chi phí sản xuất chung
4.7.1 Tài khoản sử dụng
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” để hạch toán.
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung.
Tài khoản này không có số dư
Tài khoản này được chi tiết thành 6 tiểu khoản
- Tài khoản 6271 "Chi phí nhân viên phân xưởng"
- Tài khoản 6272 " Chi phí vật liệu"
- Tài khoản 6273 "Chi phí dụng cụ sản xuất"
- Tài khoản 6274 "Chi phí khấu hao tài sản cố định"
- Tài khoản 6277 "Chi phí dịch vụ mua ngoài"
- Tài khoản 6278 "Chi phí bằng tiền khác"
4.7.2 Phương pháp hạch toán
- Tính tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng
Nợ TK627 (6271)
Có TK334
- Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí)
Nợ TK627 (6271)
Có TK338
- Chi phí vật liệu dùng ở phân xưởng
Nợ TK627 (6272)
Nợ TK1331
Có TK111,112,331
- Các chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng (Loại phân bổ một lần)
Nợ TK 627 (6273)
Có TK 153
- Loại phân bổ 2 lần
Nợ TK242,142
Có TK153
+ Chi phí phân bổ
Nợ TK627 (6273)
Có Tk242
-Tính trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) ở phân xưởng
Nợ TK627 (6274)
Có TK214
Nợ TK009
- Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 627 (6277)
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111, 112, 331...
- Phân bổ dần chi phí trả trước dài hạn vào ch phí sản xuất chung.
Nợ TK 627
Có TK 242
- Các chi phí phải trả (trích trước ở phân xưởng)
Nợ TK627
Có TK335
- Các chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 627 (6278)
Có TK liên quan (111, 112)
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 138…)
Có TK 627
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành
+ Theo phương pháp KKTX, kế toán ghi:
Nợ TK154
Có TK627
+Theo phương pháp KKĐK ghi:
Nợ TK631 Có TK627
TK334 TK627 TK154
Lương trả cho K/C CPSXC
NVPX PP KKTX
TK338
Các khoản trích TK631
Theo lương
K/C CPSXC
PP KKĐK
TK111,112,331
CPVL dùng ở PX
TK214
Trích KHTSCĐ
TK335
CP phải trả
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung( theo cả hai phương pháp )
V/ Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
5.1Tập hợp chi phí sản xuất
5.1.1 Phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX)
5.1.1.1 Tài khoản hạch toán
Để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng TK154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
5.1.1.2 Phương pháp hạch toán
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ TK154
Có TK621
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK154
Có TK622
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK154
Có TK627
- Giá trị phế liệu thu hồi, nguyên liệu dùng không hết nhập lại kho (nhưng chưa phản ánh vào TK621)
Nợ TK152
Có TK154
- Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Nợ TK1381
Có TK154
- Giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho
Nợ TK155
Có TK154
- Giá thành của sản phẩm hoàn thành gửi bán.
Nợ TK157
Có TK154
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (theo phương pháp KKTX)
TK621 TK154 TK152
K/C CPNVLTT VL dùng không hết
Nhập lại kho
TK622 TK1381
Sp hỏng không sửa
K/C CPNCTT Chữa được
TK155
TK627 SP nhập kho
K/C CPSXC TK157
SP hoàn thành
Gửi bán
Sau khi tập hợp chi phí ta tính ra tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
5.1.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)
5.1.2.1 Tài khoản hạch toán
Những đơn vị được sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ là những đơn vị có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, khác vói doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để đánh giá hàng tồn kho, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK các nghiệp vị phát sinh liên tục không được ghi sổ thường xuyên, liên tục mà đến cuối kỳ doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên liệu, thành phẩm trong kho và các phân xưởng cùng với các sản phẩm dở dang để xác định chi phí sản phẩm hoàn thành, theo đó kế toán sử dụng TK631 “ Giá thành sản xuất ” để hạch toán.
5.1.2.2 Phương pháp hạch toán
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang
Nợ TK631
Có TK154
- Trong kỳ kết chuyển các khoản chi phí
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK631
Có TK612
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK631
Có TK622
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK631
Có TK627
+ Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Nợ TK154
Có TK631
+ Tính ra tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành
Nợ TK632
Có TK631
Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất (theo phương pháp KKĐK)
TK 154 TK631 TK632
k/c giá trị SPDDĐK Giá thành SX của
SP hoàn thành
TK621,622,627
k/chuyển các CP
k/chuyển giá trị SPDDCK
Như vậy dù áp dụng phương pháp KKTX hay phương pháp KKĐK, thì giá thành đều được xác định trên cơ sở kết quả của quá trình tập hợp các khoản chi phí (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
5.2. Phương pháp tính sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính giá thành sản xuất doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Tùy theo từng đặc điểm tổ chức của từng doanh nghiệp mà áp dụng theo từng phương pháp đánh giá khác nhau.
Với bán thành phẩm: có thể tính theo chi phí thực hiện hoặc kế hoạch.
Với sản phẩm chế tạo dở: có thể áp dụng một trong các phương pháp:
5.2.1 Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo phương pháp này toàn bộ chi phí chế biến đều tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành do vậy giá trị sản phẩm dở dang chỉ có thể tính cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Giá trị
sản phẩm
dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm + số lượng SPDDCK
X x
Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng
5.2.2 Phương pháp đánh giá sản lượng ước tính tương đương.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành, để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá thành, phương pháp này ta chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí nguyên vật liệu chính phải được xác định theo sản lượng thực tế đã dùng.
Giá trị VLC nằm trong SPDDCK
==
Số lượng SPDDCK(không quy đổi)
SL TP+SL SPDDCK(không quy đổi)
xx
Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng
CP chế biến nằm trong SPDDCK
==
Số lượng SPDDCK (quy đổi)
SL TP+SL SPDDCK (quy đổi)
xx
CP chế biến thực xuất dùng
5.2.3 Phương pháp đánh giá theo định mức hoặc kế hoạch
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. Việc tính toán theo phương pháp này tuy đơn giản nhưng độ chính xác không cao, vì vậy chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm có mức độ kế hoạch đồng đều giữa các tháng.
5.2.4 Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến.
Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
Phương pháp này chỉ nên áp dụng ở doanh nghiệp mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm.
Tuy vậy mỗi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và có những điều kiện áp dụng khác nhau. Vì thế khi tổ chức vận dụng vào doanh nghiệp thì chi phí cần phải xem xét, lựa chọn phương pháp nào phù hợp với đặc điểm, yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
VI/ Các phương pháp tính giá thành
6.1. Phương pháp tính trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp sản xuất có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, quy trình sản xuất đơn giản, ổn định, số lượng mặt hàng ít, dựa vào số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ đánh giá được, kế toán sẽ tính giá thành theo công thức sau:
Tổng giá thành sản xuất thực tế
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
6.2. Phương pháp hệ số:
Được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên liệu, một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau mà chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quy trình sản xuất.
Muốn tính ra kế toán phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các sản phẩm đó về sản phẩm gốc và tập hợp lại để tính ra giá thành.
Giá thành đơn vị SP từng loại
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
x
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Q0 = ∑ni=1Qi x Hi
Trong đó :
Q0 : số lượng sản phẩm gốc quy đổi
Qi : số lượng sản phẩm i
Hi : hệ số quy đổi sản phẩm i
6.3. Phương pháp tỉ lệ chi phí
Tỷ lệ CP
=
∑ giá thành thực tế của tất cả các SP
∑ giá thành kế hoạch hoặc định mức
x
100
6.4. Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quy trình sản xuất sản phẩm thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ phức tạp, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Khi đến kỳ tính giá thành tiến hành phân bổ cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành sau đó tổng cộng chi phí của từng phân xưởng để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3+ … +Zn
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, cơ khí, chế tạo, may mặc…
6.5. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
Ở một số doanh nghiệp ngoài sản phẩm chính thu được sau khi sản xuất còn có thể thu được những sản phẩm phụ để tính giá trị sản phẩm chính. Kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm, giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu.
Tổng giá thành SPC
==
Giá trị SPCDDĐK
++
Tổng CP phát sinh trong kỳ
--
Giá trị SPCDDCK
--
Giá trị SPP thu hồi ước tính
6.6. Phương pháp liên hợp.
Là phương pháp tính giá thành bằng cách kết hợp nhiều phương pháp kế hoạch khác nhau. Kế toán có thể áp dụng phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ sản phẩm phụ hoặc phương pháp tỷ lệ với phương pháp liên hợp.
Trên đây là một số phương pháp để tính giá thành sản phẩm, nhưng trên thực tế, giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp được xác định theo các phương án khác nhau, kết hợp giữa đặc điểm của các phương pháp tính giá thành với đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu tổ chức quản …, tùy thuộc vào các loại hình doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất giản đơn, phương pháp tính giá thành thường được áp dụng là phương pháp trực tiếp( giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng sẽ tùy theo tính chất và số lượng của từng đơn vị mà áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp…
Nếu là doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục thì thường được kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ) để tính giá thành sản phẩm…
VII/ Hệ thống sổ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp kế toán
Việc sử dụng các loại sổ kế toán khác nhau hình thành nên mô hình tổ chức sổ kế toán và gọi là hình thức kế toán. Hiện nay doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức sau:
Hình thức kế toán nhật ký sổ cái.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán nhật ký chung.
Hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ (là hình thức mà công ty cơ khí Ngô Gia Tự đang áp dụng) thì các loại sổ sử dụng gồm:
Các bảng phân bổ 1, 2, 3
Các bảng kê số 4, 5, 6
Nhật ký chứng từ số 7
Các sổ cái TK 621, 622, 627, 154
VIII/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán trên máy.
8.1 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện ứng dụng kế toán máy.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện ứng dụng kế toán máy phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, tổ chức, phân loại, mã hoá các đối tượng cho phép nhận diện tìm kiếm một cách nhanh chóng không gây nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình máy xử lý.
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng. Xây dựng mã hoá hệ thống danh mục tài khoản chi tiết cho từng đối tượng chi phí, giá thành phù hợp yêu cẩu quản lý.
Tổ chức tập hợp, kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất theo trình tự đã xác định.
Tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành hợp lý để máy tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích.
Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp hợp lý để hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đầy đủ và chính xác.
8.2 Nguyên tắc và trình tự xử lý kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trên các phần mềm kế toán.
- Để tập hợp chi phí sản xuất được nhận từ các phần hành kế toán khác như: nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao tài sản cố định…Do vậy máy sẽ nhận số liệu từ các bộ phận có liên quan và tự tính toán, phân bổ chi phí sản xuất. Vì vậy, để kết chuyển được hợp lý thì ngay từ đầu phải tổ chức mã hoá các khoản mục chi phí tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.
- Căn cứ vào công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để tính toán nhập số liệu vào máy để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Lập các thao tác, bút toán điều chỉnh, kết chuyển cuối kỳ.
- Căn cứ trên yêu cầu của người sử dụng để lập và in các báo cáo.
Tuỳ vào các phần mềm kế toán mà doanh nghiệp áp dụng trình độ của nhân viên kế toán mà doanh nghiệp có thể áp dụng kế toán máy đến từng phần hành nào và xử lý thủ công những phần hành nào.
Quá trình xử lý có thể khái quát theo sơ đồ:
Bước chuẩn bị: Thu thập, xử lý các tư liệu
cần thiết, sản phẩm dở dang, sản lượng SP
Phần mềm kế toán
Dữ liệu đầu vào
Chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ,
Các bút toán điều chỉnh, kết chuyển chi phí
Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư,
Hàng hoá, phân tích thể thức phân bổ chi phí
Các tư liệu khấu hao khác
Máy xử lý thông tin
Thông tin đầu ra: Bảng tính giá thành sản
phẩm, các báo cáo chi phí sản xuất, báo
cáo giá thành, sổ cái các tài khoản
Phần II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ NGÔ GIA TỰ
I/ Đặc điểm chung của công ty.
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công nghiệp ô tô Việt Nam, đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân mở tài khoản tại ngân hàng công thương quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Trụ sở của công ty tại 16 Phan Chu Trinh.
1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự có lịch sử phát triển rất lâu đời. Tiền thân của công ty là hãng AVIA do một nhà tư bản người Pháp đứng ra thành lập vào năm 1929, chuyên sửa chữa đại tu ô tô và xây dựng nhà cửa …Không để chịu sự áp bức của giới chủ nên 200 công nhân đã đứng lên đấu tranh do đồng chí Ngô Gia Tự và một số đảng viên của ĐCSVN sau này lãnh đạo.
Từ ngày 28 tháng 4 năm 1929 đến 29 tháng 5 năm 1929 cuộc đấu tranh thành công lấy tên là “Nhà máy Ngô Gia Tự”. Lúc này nhà máy chỉ có khoảng 200 công nhân với mặt bằng 1500m2 không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì thế một bộ phận chuyển sang Đông Anh để tiếp tục đại tu ô tô đó là công ty cơ khí 1/5 bây giờ.
Ngày 13 tháng 7 năm 1968 theo quy định số 2081QĐ-TCCB của bộ GTVT “nhà máy ô tô Ngô Gia Tự” thành lập với nhiệm vụ sản xuất phụ tùng ô tô đảm bảo nhu cầu của Nhà nước và của ngành.
Đầu những năm 80 của thế kỷ XX nhà máy tập trung mở rộng sản xuất và kiến thiết cơ bản, lúc này tổng sản lượng của công ty có tăng nhưng vẫn chưa cao.
Năm 1985 công ty khôi phục lần hai và đẩy mạnh sản xuất, lúc đó sản xuất phát triển 5 lần so với trước. Ngày 15 tháng 12 năm 1984 theo quyết định số 2836QĐ-TCCB của bộ GTVT đổi tên thành “Nhà máy sản xuất phụ tùng Ngô Gia Tự”. Sau đó theo quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 598QĐ-TCCB ngày 5 tháng 4 năm 1993 nhà máy được mang tên “nhà máy Ngô Gia Tự” do bộ trưởng bộ GTVT ký, có giấy phép kinh doanh số 108516 ngày 14 tháng 6 năm 1993. Đến tháng 6 năm 1996 để phù hợp với cơ chế thị trường nhà máy đổi tên là “công ty cơ khí Ngô Gia Tự” thuộc tổng công ty cơ khí GTVT. Ngày 15 tháng 5 năm 2003 “công ty cơ khí Ngô Gia Tự” chuyển sang trực thuộc tổng công nghiệp ô tô Việt Nam.
Để đứng vững trang điều kiện cạnh tranh như ngày nay công ty đã nỗ lực rất lớn. Công ty từng bước kế hoạch đầu tư hiện đại dây chuyền sản xuất… tự tìm kiếm khách hàng, huy động mọi nguồn lực cho sản xuất kinh doanh…
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty :
- Sản xuất phụ tùng phụ kiện cho thiết bị, phương tiện, công trình giao thông.
- Sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy.
- Mua bán ôtô, xe máy các loại.
- Thay thế máy, cải tạo vỏ ôtô.
- Lắp ráp đóng mới xe động cơ, remooc.
- Sản xuất gia công lắp ráp các sản phẩm kim loại, thiết bị gia đình, văn phòng.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại…
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý:
1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
5 phân xưởng và 2 ban
- Phân xưởng cơ khí I, II, III: sản xuất sản phẩm phụ tùng máy móc
- Phân xưởng đại tu ôtô: Đại tu bảo dưỡng, bảo hành mua bán, dịch vụ vận chuyển bằng ôtô.
- Phân xưởng cơ điện dụng cụ: Sửa chữa máy móc thiết bị chế tạo thử sản phẩm, phục vụ chiếu sáng cho công ty.
- Ban neo dự ứng lực: nghiên cứu sản xuất các loại neo dự ứng lực cho cầu đường và xây dựng cơ bản thay thế ngoại nhập.
- Ban dịch vụ: Bảo quản kinh doanh mua bán xe máy, tô, thương mại môi giới.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY SẢN XUẤT
Giám Đốc
Phó GĐ sản xuất
PXKT I
PXKT II
PXKT III
PX đại tu ôtô
PX cơ điện dụng cụ
Ban neo dự án lực
Ban DV
1.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý:
Công ty thực hiện chế độ quản lý 1 thủ trưởng và tổ chức quản lý theo chức năng:
Ban Giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc.
Giám đốc đứng đầu, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, tiếp nhận sử dụng bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao.
Các phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các bộ phận mình được ủy quyền.
- Các phòng ban:
+ Phòng kế hoạch đầu tư: Tham mưu cho GĐ về phương án kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh.
+Phòng khoa học công nghệ: Tham mưu cho GĐ về công tác kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới, đề xuất phương án chiến lược nghiên cứu sản xuất.
+Phòng tổ chức cán bộ lao động: Tham mưu cho giám đốc về TCCB, lao động tiền lương, chế độ chính sách…
+Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính, phân tích tài chính của công ty hàng năm, cấp phát lương…
- Văn phòng tổng hợp: Tham mưu về số liệu các đơn vị, công tác hành chính quản trị…
- Ban bảo vệ: Tham mưu về công tác bảo vệ trong công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
Giám đốc
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
PX CK 1
PXCK 2
PX CK 3
PX đại tu ôtô
Ban neo dự ứng lực
PX cơ điện dụng cụ
Phòng KH công nghệ
Phòng tổ chức lđ cán bộ
Phòng tài chính kế toán
Ban bảo vệ
Phòng kế hoạch đầu tư
Văn phòng tổng hợp
Ban dịch vụ
Phòng xây dựng tiếp thị
1.3.Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
1.3.1 Đặc điểm sản phẩm
Danh mục mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty rất rộng lớn gồm các sản phẩm phục vụ ngành GTVT và các sản phẩm khác như biển báo giao thông, đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng. Ngoài ra công ty còn làm một số dịch vụ như mua bán ô tô, xe máy, dịch vụ vận chuyển ô tô, lắp ráp xe máy…
1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ của công ty tương đối đơn giản do quá trình sản xuất chủ yếu là quá trình gia công. Chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ngắn.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất thanh tôn sóng: Thanh tôn sóng gồm ba bộ phận: thanh tôn, cột và bulông đai ốc.
THANH TÔN:
Đột lỗ định hình
Tôn cuộn
Pha tôn
Cán định hình
Tôn
Sơn hoàn chỉnh
Sơn lót
Mạ kẽm điện phân
Cắt đúng
Thanh định hình
Khoan đột lỗ
Cột
Sơn thành phẩm
Sơn lót
Mạ kẽm điện phân
CỘT
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đảm bảo chuyên môn hóa cao của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được phản ánh trong sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Phó phòng
Kế toán tiền mặt kiêm tổng hợp lương
Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ
Kế toán TSCĐ kiêm kế toán lương VP
Kế toán vật tư kiêm kế toán doanh thu
Kế toán thống kê các phân xưởng
● Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
+, Kế toán trưởng tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty, đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và sự chỉ đạo, kiểm tra của cơ quan tài chính cung cấp.
+, Một phó phòng giúp việc cho kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp giá thành và điều hành công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. Nhiệm vụ của phó phòng là thu thập các tài liệu về chi phí do các kế toán viên trong phòng nộp cho, sau đó tập hợp chi phí và tính giá thành snả phẩm, cuối năm chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính.
+, Một kế toán phụ trách tiền mặt, phân bổ lương, BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán tiền mặt, hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ lien quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ.
+, Một kế toán phụ trách tiêu thụ và vật liệu: Ghi chép, phản ánh tất cả các nghiệp vụ lien quan đến nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Đồng thời theo dõi và phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+, Một kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Theo dõi thu, chi, lên báo cáo hàng ngày, thực hiện cấp phát thu, chi quỹ, theo dõi các khoản thanh toán bằng TGNH.
+, Một kế toán TSCĐ kiêm tiền lương của khối văn phòng: ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ cả về giá trị còn lại và giá trị hao mòn, đồng thời tiến hành trích khấu hao hàng tháng. Chịu trách nhiệm thanh toán tiền lương của khối văn phòng.
Các nhân viên thống kê phân xưởng không thuộc biên chế nhân viên phòng kế toán mà thuộc biên chế ở các phân xưởng và chịu sự hướng dẫn chuyên môn của phòng kế toán.
● Mối liên hệ giữa các phần hành kế toán
Mỗi một vị trí công tác được phân công công việc một cách cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét trong bảng phân công công việc của kế toán trưởng vào đầu năm cho từng kế toán viên dưới quyền. Kế toán trưởng phụ trách chung tất cả các mảng công việc, chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán. Phó phòng kế toán giúp kế toán trưởng mảng công việc được giao, thay mặt kế toán trưởng quản lý điều hành khi kế toán trưởng đi vắng. Các kế toán viên thực hiện công việc được giao và báo cáo công việc với kế toán trưởng và phó phòng kế toán.
1.5 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Bộ máy kế toán tiến hành công tác hoạch toán theo hình thức nhật ký – chứng từ.
§Æc trng c¬ b¶n cña h×nh thøc kÕ to¸n NhËt ký chøng tõ:
TËp hîp vµ hÖ thèng ho¸ c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo bªn Cã cña c¸c TK kÕt hîp víi viÖc ph©n tÝch c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ®ã theo c¸c TK ®èi øng Nî.
KÕt hîp chÆt chÏ viÖc ghi chÐp c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh theo tr×nh tù thêi gian víi viÖc hÖ thèng ho¸ c¸c nghiÖp vô theo néi dung kinh tÕ (theo TK).
KÕt hîp réng r·i viÖc h¹ch to¸n tæng hîp víi h¹ch to¸n chi tiÕt trªn cïng mét sæ kÕ to¸n vµ trong cïng mét qu¸ tr×nh ghi chÐp.
Sö dông c¸c mÉu sæ in s½n c¸c quan hÖ ®èi øng TK, chØ tiªu qu¶n lý kinh tÕ tµi chÝnh vµ lËp c¸c b¸o c¸o tµi chÝnh.
Với hình thức này công ty đã tổ chức hệ thống sổ dựa trên quy định của chế độ kế toán bao gồm:
NKCT số 1: Ghi có TK111
Bảng kê số 1: Ghi nợ TK111
NKCT số 2: Ghi có TK112
Bảng kê số 2: Ghi nợ TK112
NKCT số 4: Ghi có TK331,315,341,342
NKCT số 5: Ghi nợ có331
NKCT số 8: Ghi có TK155,511,521,531,532,641,642,911
Sổ cái tài khoản
Sổ kế toán chi tiết
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chứng từ
Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bổ
bæ
B¶ng tæng hîp chi tiÕt
ThÎ vµ sæ kÕ to¸n chi tiÕt
B¸o c¸o tµi chÝnh
Sæ c¸i
NhËt kÝ chøng tõ
B¶ng kª
Ghi hàng ngày
Ghi định kì cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.6 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
Hệ thống tài khoản mà công ty đang áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
- Các tài khoản khác được mở chi tiết theo chế độ.
*Hệ thống báo cáo kế toán:
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự theo quy định lập báo cáo quý và báo cáo năm nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, doanh nghiệp cấp trên và cơ quan đăng ký kinh doanh.
Công ty sử dụng hai hệ thống báo cáo là hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư của Công ty trong một kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong kỳ hoạt động đã qua và dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của Công ty.
Báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
4 báo cáo trên lập theo mẫu quy định của Bộ tài chính, được sử dụng cho các đối tượng quan tâm bên ngoài Công ty ( Cơ quan thuế, thống kê...).
Báo cáo quản trị gồm:
- Bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán quản trị chi tiết hơn so với bảng cân đối tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chi tiết theo từng loại hình kinh doanh hoặc bộ phận kinh doanh.
- Báo cáo chi tiết trích khấu hao tài sản cố định.
- Báo cáo nhập xuất tồn kho hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Báo cáo chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp
- Báo cáo quyết toán quỹ tiền lương, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/21 theo năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán của Công ty là Việt Nam đồng, nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là theo tỷ giá giao dịch bình quân của liên ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Đối với kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất là 0%, 5%, 10% tùy theo từng loại sản phẩm, dịch vụ.
II Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự.
2.1 Phân loại chi phí sản xuất
Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, quy định thống nhất của ngành và chế độ kế toán hiện hành đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
NVLC: Là các nguyên liệu cấu thành nên thành phần chủ yếu của sản phẩm như thép, tôn các loại.
NVLP: mỡ, que hàn, sơn, oxy…
Nhiên liệu: xăng, dầu, than, ga…
Phụ tùn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0692.doc