Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu

Lời Nói Đầu Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã thu được những thành quả tốt đẹp. Việc chuyển đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất và là đòn bẩy tích cực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Từ đó yêu cầu công tác quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp nói chung và hạch toán kinh tế nói riê

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cũng phải đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đi đôi với sự đổi mới trong cơ chế quản lý kinh tế, sự đổi mới của hệ thống kế toán doanh nghiệp đã tạo ra cho kế toán một kế hoạch mới khẳng định được vị trí của kế toán trong các công cụ quản lý. Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu quan trọng được các doanh nghiệp coi trọng. Các thông tin của nó ở mức độ khác nhau đưa lại đã, đang và sẽ giúp Nhà nước, doanh nghiệp cũng như bên thứ ba đưa ra quyết định quan trọng của mình. Để đạt được mục tiêu kinh doanh có hiệu quả bản thân các doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế phải tổ chức xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nhạy bén năng động, tận tuỵ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phòng ban kế toán tài chính của doanh nghiệp có trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tính toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm phấn đấu tiết kiệm chi phí, từ đó hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hành đầu của các doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình thực tập tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu, em nhận thấy khâu kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có một số vấn đề cần quan tâm, được sự chỉ bảo hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Minh Tâm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban tài chính của công ty với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Bánh kẹo Hải Châu”. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản khoá luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo và các cô chú trong công ty đế bản khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, các cô chú trong ban tài chính, ban lãnh đạo công ty Bánh kẹo Hải Châu đã cung cấp số liệu, chỉ bảo tận tình trong thời gian em thực tập và viết bản khoá luận này. Khoá luận gồm 3 chương: Chương1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chương2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải châu. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Chương 1 Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm a. Chi phí sản xuất và cách phân loại * Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt : + Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao tạo nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm. + Về mặt định lượng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà chủ yếu là thước đo tiền tệ. - Như vậy, về bản chất chi phí là toàn bộ tiêu hao lao động sống, lao động vật hoá mà đơn vị thực chi cho kì kinh doanh. Các khái niệm chi phí được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau : + Theo kế toán Pháp: Chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho doanh nghiệp. + Theo kế toán Mỹ: Thuật ngữ chi phí được sử dụng để phản ánh giá trị các nguồn lực đã hao phí để có được các hàng hoá hoặc dịch vụ. + Theo kế toán Việt Nam, ta có cách hiểu chung nhất là : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính giá. * Phân loại chi phí: - Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: + Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Chi phí của hoạt động tài chính. + Chi phí của hoạt động bất thường. Việc phân loại này giúp kế toán hạch toán đúng chi phí cho từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh. Qua đó có thể phân tích hiệu quả từng hoạt động, cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp. - Phân loại theo yếu tố chi phí. + Chi phí nguyên vật liệu. + Chi phí nhân công . + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này, giúp ta biết cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế, xác định định mức vốn lưu động. Cũng như giúp kế toán sử dụng tài khoản cấp II phù hợp khi phân loại chi phí mang nội dung tổng hợp. - Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp kế toán xác định đúng tài khoản kế toán sử dụng. Nó cho biết cơ cấu chi phí trong giá thành, cơ sở để phân tích rõ các nhân tố làm tăng, giảm giá thành. - Ngoài ra còn có một số cách phân loại chi phí khác như theo sản phẩm sản xuất ra chi phí biến đổi, chi phí cố định. b. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành * Nói đến bản chất của giá thành tức là nói đến nội dung kinh tế chứa đựng bên trong chỉ tiêu giá thành giá thành được cấu tạo bởi những gì và với cấu tạo đó thì giá thành chứa đựng những thông tin gì về hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm qua lịch sử về lí luận giá thành ta có các quan điểm sau: + Quan điểm cho rằng giá thành là hao phí lao động và hao phí lao động vật hoá được dùng để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm nhất định. + Quan điểm cho rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. Từ các quan điểm trên, ta có thể thấy bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Giá thành sản phẩm là tất cả những khoản chi phí phát sinh trong kì, kì trước chuyển sang, chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kì. Nói cách khác giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó đã chi từ bao giờ. * Phân loại giá thành: - Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: + Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. + Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cách phân loại giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giá thành định mức để đánh giá các giải pháp hạ giá thành sản phẩm. - Phân theo phạm vi phát sinh chi phí: + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất dở dang cuối kì + Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến vệc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ còn gọi là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức sau: Giá thành sản phẩm tiêu thụ = Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm tiêu thụ + Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm đã tiêu thụ. Cách phân loại này giúp cho kế toán có thể biết được giá thành sản phẩm trong các giai đoạn sản xuất, tiêu thụ. Từ đó có các biện pháp hạ thấp giá thành ở từng giai đoạn nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. c. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về thực chất, chi phí và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau đều gồm lao động sống, lao động vật hoá. Nhưng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau cả về lượng và chất thể hiện ở : - Chi phí sản xuất là toàn bộ tiêu hao lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã thực chi cho kì kinh doanh. Còn giá thành sản phẩm là các chi phí về lao động sống, lao động vật hoá đã chi cho việc sản xuất và hoàn thành sản phẩm không kể chi phí đó chi từ bao giờ. Như vậy giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí kì trước chuyển sang, chi phí kì này và loại trừ số chi phí sản xuất kì này chuyển sang kì sau. Có thể nói, chi phí sản xuất trong kì không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm đang còn dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang. - Về công tác kế toán, hạch toán chi phí và tính giá thành là 2 bước công việc kế tiếp nhau. Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ để tính giá thành. Công tác hạch toán chi phí sản xuất gắn chặt với những chi phí sản xuất phát sinh trong một kì (tháng, quý, năm). Trong khi đó việc tính giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng đã sản xuất hoàn thành. - Sự lãng phí hoặc tiết kiệm của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cao hoặc thấp. Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. - Tuy nhiên trong những doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể thì giá thành sản phẩm chính là những chi phí đã chi ra trong kì. - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì Chi phí sản xuất phát sinh trong kì Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kì Hay : Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất dở dang cuối kì 1.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất cần phải dựa trên những đặc điểm cơ bản sau : + Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Giản đơn hay phức tạp. + Loại hình sản xuất: Đơn chiếc hay hàng loạt. + Đặc điểm tổ chức sản xuất: Chuyên môn hoá theo sản phẩm, dây chuyền hay theo đơn đặt hàng. + Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng chi phí. + Yêu cầu quản lý chi phí và trình độ tổ chức hạch toán chi phí. + Căn cứ ngay vào đối tượng tính giá thành. Dựa vào các căn cứ trên thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, bộ phận cấu thành của sản phẩm, địa điểm phát sinh chi phí, đơn đặt hàng hay giai đoạn công nghệ. Việc xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sẽ giúp cho hạch toán chi phí hợp lí nhất các khâu hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp... b. Đối tượng tính giá thành Để xác định được đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào yêu cầu sau : + Đặc điểm sản xuất sản phẩm trên qui trình công nghệ. + Loại hình sản xuất. + Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. + Yêu cầu quản lí giá thành sản phẩm tại đơn vị hạch toán. + Trình độ của lao động kế toán tính giá thành. Như vậy đối tượng tính giá thành có thể là : Từng thành phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành, chi tiết bộ phận sản xuất của thành phẩm. - Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải tương ứng với đơn vị tính đã ghi trong kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. - Kì tính giá thành là khoảng thời gian kể từ khi kế toán mở sổ chi phí sản xuất đến thời điểm khoá sổ chi phí sản xuất liên quan tới đối tượng tính giá thành để tính giá thành sản phẩm.. Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. c. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do đó chúng giống nhau về bản chất vì đều là phạm vi giới hạn để hạch toán chi phí theo đó và cùng phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên đối tượng hạch toán chi phí có nội dung khác đối tượng tính giá thành. Đối tượng hạch toán chi phí là căn cứ để kế toán tổ chức ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, phân bổ chi phí sản xuất hợp lý nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tiết kiệm chi phí... Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp... Như vậy một đối tượng tính giá thành có thể liên quan tới nhiều đối tượng hạch toán chi phí và ngược lại. Cũng có khi đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng hạch toán chi phí. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần phải dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý tổ chức kinh doanh... 1.1.3. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc không thể thiếu trong công tác kế toán tại doanh nghiệp vì chức năng phản ánh và vị trí của nó trong công tác kế toán nói chung. Hơn nữa nó cung cấp cho doanh nghiệp một loạt chỉ tiêu quan trọng như giá vốn hàng bán, lợi nhuận kinh doanh, mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận,... để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện khả năng tiềm tàng để không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhiệm vụ đặt ra cho kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành như sau: - Xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành. - Lựa chọn kì tính giá thành phù hợp. - Mở sổ chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã lựa chọn. - Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời chi phí sản xuất phát sinh theo từng đối tượng. - Lựa chọn phương pháp và xác định chính xác sản phẩm dở dang cuối kì. - Tính đúng giá thành theo từng đối tượng. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. 1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là 1 phương pháp hay hệ thống các phương pháp sử dụng để hạch toán và phân loại các chi phí sản xuất trong một phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí theo từng đối tượng, phản ánh chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, tổng hợp chi phí theo từng đối tượng định kì. Mỗi phương pháp chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần hạch toán và phân loại chi phí. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm: Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được hạch toán theo từng chi tiết, bộ phận sản phẩm. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng tổng cộng chi phí của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao, ít loại sản phẩm, sản phẩm có ít chi tiết, bộ phận cấu thành vì nó khá phức tạp. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ. Nếu quy trình chế biến sản phẩm quá nhiều phân xưởng khác nhau, chi phí trực tiếp được hạch toán theo từng sản phẩm, còn chi phí phục vụ quản lý sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc tổng cộng chi phí. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt quy mô lớn như các công ty dệt. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó sẽ là giá thành thực tế của sản phẩm theo đơn đặt hàng. Phương pháp này thường được sử dụng trong những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ. Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất được hạch toán và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ. Trong từng giai đoạn công nghệ, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau và vật liệu chính được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định, sản phẩm của doanh nghiệp có tính chất lặp đi lặp lại với số lượng lớn. 1.2.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp nào đi chăng nữa cũng cần theo một trình tự khoa học, hợp lý. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp và trình độ công tác quản lý và hạch toán... Tuy nhiên, có thể khái quát việc hạch toán chi phí sản xuất qua các bước sau: B1 : Hạch toán các chi phí sản xuất trực tiếp có liên quan cho từng đối tượng sử dụng. B2 : Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. B3: Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. B4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì và tính ra giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là chi phí thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và là loại chi phí khả biến. Căn cứ để ghi nhận chi phí NVL trực tiếp là các chứng từ xuất kho như : phiếu xuất vật tư, phiếu xuất vật tư theo hạn mức... hạch toán riêng chi phí NVL cho từng đối tượng hạch toán chi phí nếu những vật liệu xuất dùng chỉ liên quan trực tiếp đến đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Công thức phân bổ như sau : Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí NVL cần phân bổ x Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Trong đó tiêu thức phân bổ thường là : định mức tiêu hao, số lượng sản phẩm hoàn thành, chi phí NVL chính ... * Tài khoản sử dụng: TK 621 : "Chi phí NVL trực tiếp". Dùng để hạch toán và kết chuyển NVL trực tiếp. Đây là tài khoản chi phí nên cuối kì không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Kết cấu tài khoản : Bên Nợ : Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có : - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Phương pháp hạch toán cụ thể: - Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thục hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng): Tập hợp chi phí vật liệu. Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng của từng loại. - Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ giá thực tế xuất dùng: Nợ TK 621 (Chi tiết theo đối tượng): Tập hợp chi phí vật liệu. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài. Có TK 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh. Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công. Có TK 311, 336, 338: Vật liệu vay, mượn - Giá trị vật liệu dùng không hết: Nợ TK 152 (Chi tiết vật liệu). Có TK 621 (Chi tiết đối tượng). - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng). Có TK 621 (Chi tiết theo đối tượng) * Sơ đồ1: Hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp: TK 151, 152 TK 621 TK 154 Xuất kho NVL dùng trực tiếp Kết chuyển chi phí NVLTT TK 1331 TK 331, 111,112 chế tạo sản phẩm tiến hành lao vụ, dịch vụ Vật liệu mua ngoài dùng trực tiếp sản xuất Vật liệu dùng không hết nhập kho Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) TK 411, 154… Vật liệu được cấp phát, liên doanh, tự sản xuất hoặc thuê ngoài chế biến… dùng trực tiếp sản xuất TK 152 b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, bao gồm tiền lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo tỉ lệ 19% ( Gồm BHXH: 15 %, BHYT: 2%, KPCĐ: 2 % ) số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau thì cần tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp. * Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622: "Chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Đây là TK có tính chất chi phí nên cuối kì không có số dư. Tài khoản có kết cấu: Bên Nợ : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh. Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành. Phương pháp hạch toán cụ thể : - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương, phụ cấp và tiền ăn ca phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng). Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định: Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng). Có TK 338 (3382, 3383, 3384). - Tiền lương tính trước vào chi phí và các khoản tiền lương tính trước khác (ngừng sản xuất theo kế hoạch) với những doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ: Nợ TK 622 (Chi tiết theo đối tượng). Có TK 335: Tiền lương trích trước. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng: Nợ TK 154 (Chi tiết theo đối tượng ). Có TK 622 (Chi tiết theo đối tượng). * Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: TK 622 TK 154 Tiền lương, tiền ăn ca và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 335 (DNSX thời vụ) Tiền lương phép thực tế phải trả cho CNSX TK 338 Các khoản trích theo lương của CNTTSX TK 334 Trích trước tiền lương theo kế hoạch CNTTSX Phần chênh lệnh tiền lương phép thực tế phải trả CNTTSX so vớiKH c. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ sản xuất và quản lý phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bao gồm : Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ .v.v. Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, định kì được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí này thường liên quan đến rất nhiều loại sản phẩm trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng sản phẩm theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế, thường sử dụng các tiêu thức như : Chi phí NVL chính, chi phí tiền lương của công nhân sản xuất, số giờ máy chạy... Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung tương tự công thức phân bổ chi phí NVL trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng x Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng * Tài khoản sử dụng là TK 627: "Chi phí sản xuất chung". Tài khoản này là TK chi phí dùng để tập hợp phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung. TK có kết cấu như sau : - TK cuối kì không có số dư. - Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì. - Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 phản ánh từng yếu tố chi phí cụ thể trong chi phí sản xuất chung : TK 6271: CP nhân viên phân xưởng TK 6274: CP khấu hao TSCĐ TK 6272: CP vật liệu TK 6277: CP dịch vụ mua ngoài TK 6273: CP dụng cụ sản xuất` TK 6278: CP bằng tiền khác * Phương pháp hạch toán cụ thể chi phí sản xuất chung như sau: - Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271- Chi tiết phân xưởng, bộ phận). Có TK 334. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí): Nợ TK 627 (6271 - Chi tiết phân xưởng, bộ phận). Có TK 338 (3382, 3383, 3384). - Chi phí vật liệu dùng chung cho từng PX: Nợ TK 627 (6272 - Chi tiết theo từng PX). Có TK 152 (Chi tiết tài khoản). - Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, PX: Nợ TK 627 (6273 – Chi tiết theo từng PX). Có TK 153: Giá trị xuất dùng (loại phân bổ một lần). - Trích khấu hao TSCĐ của PX. Nợ TK 627 (6274 – Chi tiết theo từng PX). Có TK 214 (Chi tiết TK). Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 (6277 - Chi tiết theo từng PX). Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 111, 112, 331: Giá trị mua ngoài. - Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng SX theo kế hoạch): Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng PX). Có TK 335 (Chi tiết chi phí phải trả). - Phân bổ các chi phí trả trước: Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng PX). Có TK 142 (Chi tiết chi phí trả trước). - Các chi phí bằng tiền khác (tiếp tân, hội nghị): Nợ TK 627 (6278- Chi tiết theo từng PX). Có TK 111, 112 - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung: Nợ TK 111, 112, 152, 138 Có TK 627 (Chi tiết PX). - Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ): Nợ TK 154 (Chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 627 (Chi tiết theo từng tài khoản cấp II) * Sơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152 TK 152, 153 TK 1421, 335 TK 331, 111, 112... TK 154 TK 133 TK 241 Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ (kết chuyển ) chi phí sản xuất chung Chi phí theo dự toán Chi phí dịch vụ mua ngoài, bằng tiền khác Khấu hao tài sản cố định Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 1.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang. * Tổng hợp chi phí sản xuất : Cuối kì kế toán, các chi phí sản xuất được tập hợp trên các TK 621, 622, 627 được kết chuyển để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì và để tính giá thành sản phẩm. - Tài khoản sử dụng : TK 154 : "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tài khoản có tính chất là tài khoản tài sản và có kết cấu như sau : Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (Phế liệu thu hồi trong sản xuất, sản phẩm hỏng không sửa chữa được). + Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì Tài khoản này được chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí. Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất tiến hành như sau: - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết theo từng đối tượng, từng PX, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ): Nợ TK 154. Có TK 621. - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo đối tượn._.g): Nợ TK 154. Có TK 622. - Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng). Nợ TK 154. Có TK 627. - Giá trị ghi giảm chi phí: + Phế liệu thu hồi (nếu chưa ghi giảm trên TK 621, 627): Nợ TK 152 (chi tiết phế liệu). Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, lao vụ). + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 138 (1381). Có TK 154 (chi tiết từng loại sản phẩm)., + Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất: Nợ TK 138, 334, 821 Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ). + Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho (nếu chưa phản ánh ở TK 621). Nợ TK 152. Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ). - Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành: Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm. Nợ TK 157: Gửi bán. Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng (không qua kho). Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ). Đối với giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ cho các đối tượng ghi: Nợ TK 627: Phục vụ cho sản xuất SP và nhu cầu khác ở PX. Nợ TK 641, 642: Phục vụ cho bán hàng và quản lí doanh nghiệp. Nợ TK 152, 153, 155: Nhập kho vật tư, thành phẩm. Nợ TK 632: Tiêu thụ trực tiếp ra ngoài. Có TK 154 (chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ). * Sơ đồ 4: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. TK 621 TK 154 DĐK: xxx TK 152, 111 TK 622 TK 627 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Phân bổ (kết chuyển) chi phí sản xuất chung TK 1381 TK 138, 334 TK 632, 157 TK 155 TK 627, 641, 642 Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất Giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành tiêu thụ hoặc gửi bán thẳng Tổng giá thành thực tế thành phẩm nhập kho Phục vụ cho PX, BH, QLDN DCK: xxx * Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang. - Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng để nhập kho hoặc đem bán. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. - Các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang: + Phương pháp 1: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. B1 : Quy đổi các sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành khác nhau (Doanh nghiệp xác định chủ yếu bằng kinh nghiệm) về các sản phẩm tương đương). Sản phẩm tương đương Số sản phẩm dở dang Mức độ hoàn thành sản phẩm = x B2 : Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang. Số lượng sản phẩm hoàn thành Chi phí NVL chính Chi phí NVL chính phân bổ cho sản phẩm dở dang Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi = + x B3. Tổng hợp chi phí sản xuất phân bổ là giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. + Phương pháp 2 : Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó coi sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang 50% (chi phí NVLP, chi phí NCTT, chi phí SXC so với sản phẩm hoàn thành) = + + Phương pháp 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp. Phương pháp này thường áp dụng trong những doanh nghiệp chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành. Theo phương pháp này thì trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL chính hoặc chi phí NVL trực tiếp mà không tính đến các chi phí khác. + Phương pháp 4 : Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra trên thực tế, người ta còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống kê kinh nghiệm... 1.2.5. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì Phương pháp này theo dõi và phản ánh giá trị tồn kho đầu kì và cuối kì của các loại vật tư, hàng hoá trên cơ sở kiểm kê cuối kì nhằm xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng trong sản xuất sản phảm, kế toán sử dụng TK 621: "Chi phí NVL trực tiếp", và được chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Các số liệu trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kì sau khi kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Nếu vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm theo phương pháp KKTX được theo dõi trên TK 152 còn theo phương pháp KKĐK thì được theo dõi trên TK 611: “Mua hàng”. Giá trị vật liệu xuất dùng trong kì được tính theo công thức sau : Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ Giá trị nguyên vật liệu tăng trong kỳ Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ = + - b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Về chi phí nhân công trực tiếp, TK sử dụng và cách hạch toán chi phí trong kì giống phương pháp KKTX. Cuối kì, để tính giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất. Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. c. Hạch toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành Nợ TK 631- Giá thành sản xuất. Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung. d. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang * Tổng hợp chi phí sản xuất. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631: "Giá thành sản xuất". Đây là TK có tính chất chi phí và có kết cấu như sau : Bên Nợ: + Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kì Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất (Phế liệu thu hồi trong sản xuất, sản phẩm hỏng không sửa chữa được). + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kì + Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. TK 631 cuối kì không có số dư. TK này được hạch toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí. * Sơ đồ 5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK. TK 621 TK 631 TK 611, 111, …. TK 622 TK 627 TK 154 TK 1381 TK 632 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kì Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho đem bán…. Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kì Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành 1.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kĩ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm tuy nhiên tuỳ theo đối tượng tính giá thành, đối tượng hạch toán chi phí, qui trình công nghệ... Mà lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Các phương pháp thường sử dụng là: a. Tính giá thành theo phương pháp giản đơn (trực tiếp) áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kì ngắn, số lượng sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể. Lúc đó, đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Phương pháp trên được thể hiện qua công thức sau đây: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Chi phí sản xuất dở dang cuối kì Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Sản lượng sản phẩm hoàn thành b. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các đối tượng hạch toán chi phí tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Một sản phẩm hoàn thành có n chi tiết (bộ phận) Tổng giá thành chi tiết thứ i = Chi phí sản xuất dở dang đầu kì chi tiết i + Chi phí sản xuất phát sinh trong kì chi tiết i - Chi phí sản xuất dở dang cuối kì chi tiết i Giá thành đơn vị sản phẩm chi tiết i = Tổng giá thành chi tiết i Số lượng sản phẩm chi tiết i hoàn thành (i = 1, n) Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá thành đơn vị sản phẩm chi tiết 1 + Giá thành đơn vị sản phẩm chi tiết 2 + ... + Giá thành đơn vị sản phẩm chi tiết n c. Phương pháp hệ số áp dụng trong những doanh nghiệp trong cùng quá trình sản xuất cùng sử dụng các yếu tố đầu vào như nhau nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau về chất lượng, quy cách mà ngay từ đầu không thể hạch toán chi tiết chi phí cho từng sản phẩm doanh nghiệp áp dụng phương pháp này có đặc điểm là đối tượng hạch toán chi phí ứng với nhiều đối tượng tính giá thành. + Xác định tổng giá thành căn cứ loại sản phẩm (như phương pháp trực tiếp) + Quy đổi sản phẩm khác về sản phẩm tiêu chuẩn ồ Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = ồ Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi sản phẩm loại i + Tính giá thành sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành các loại sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn + Tính giá thành sản phẩm khác thông qua giá thành sản phẩm tiêu chuẩn. Giá thành đơn vị sản phẩm loại i = Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số quy đổi sản phẩm i d. Tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ Phương pháp này áp dụng thích hợp trong doanh nghiệp mà quá trình sản xuất cùng sử dụng các yếu tố đầu vào nhưng lại sản xuất ra các sản phẩm khác nhau nhưng không thể qui đổi về sản phẩm tiêu chuẩn (vì giá trị sử dụng của từng sản phẩm khác nhau). Kế toán căn cứ vào giá thành đơn vị kế hoạch từng loại sản phẩm và kết quả sản xuất hoàn thành tính ra tổng giá thành kế hoạch cuối kì kế toán căn cứ vào giá thành thực tế để tính giá thành đơn vị từng loại sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị của từng loại sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm x Giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm e. Tính giá thành theo phương pháp loại trừ áp dụng trong những doanh nghiệp trong cùng một qui trình sản xuất sản xuất ra 2 loại sản phẩm là sản phẩm chính (đối tượng tính giá thành) và sản phẩm phụ. Do đó để tính giá thành của sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kì + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì - Giá trị SP chính dở dang cuối kì - Giá trị SP phụ thu hồi Giá thành đơn vị sản phẩm chính = Tổng giá thành sản phẩm chính sản lượng sản phẩm chính hoàn thành f. Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng áp dụng trong những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành trong đơn đặt hàng do đó doanh nghiệp chỉ tính giá thành cho những đơn đặt hàng hoàn thành. Tổng giá thành đơn đặt hàng = Tổng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh tăng trong kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành = Tổng giá thành đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm hoàn thành Chương 2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu 2.1. Vài nét giới thiệu về Công ty Bánh kẹo Hải Châu 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty Bánh kẹo Hải Châu tiền thân là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu thành lập ngày 02/09/1965 do hai tỉnh Thượng hải và Quảng Châu (Trung Quốc) giúp đỡ. Để biểu thị tình hữu nghị nhà máy đã mang tên ghép của hai tỉnh là Hải Châu. Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Mía đường I- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Theo quyết định số 1355 NN-TCCB/QĐ ngày 29/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về việc đổi tên và bổ xung nhiệm vụ của công ty. Tên giao dịch Quốc tế: Hai Chau Confertionery Company Trụ sở công ty đặt tại: 15 Mạc Thị Bưởi- Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà Nội - Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/10/1994 là: Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, các sản phẩm mì ăn liền, bột gia vị, sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn, vật tư, bao bì, sản phẩm nghành công nghiệp thực phẩm, xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài các mặt hàng của công ty được phép kinh doanh. Từ khi thành lập, trải qua các bước thăng trầm của nền kinh tế, công ty đã không ngừng vận động phát triển, liên tục đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị hiện đại nhất, mở rộng quy mô sản xuất. * Thời kỳ đầu ( 1965- 1975 ) : Vốn đầu tư hầu hết do Trung Quốc viện trợ. Năng lực sản xuất của công ty gồm có: + Phân xưởng mì sợi: Có 6 dây chuyền bán cơ giới, công xuất mỗi dây chuyền là 2,5 - 3 tấn/ca. Dây chuyền sản xuất các sản phẩm chính là: Mì sợi lương thực, mì thanh, mì hoa.. + Phân xưởng bánh: Có một dây chuyền cơ giới có công xuất 2.5 tấn/ca. Sản phẩm chính là: Bánh quy Hương Thảo, quy bơ, lương khô.. + Phân xưởng kẹo: Có 2 dây chuyền bán cơ giới, công xuất mỗi dây chuyền là 1.5 tấn/ca. Phân xưởng sản xuất chủ yếu: Kẹo cứng, Kẹo mềm .. Cũng trong thời kỳ này, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên một phần nhà xưởng, máy móc, thiết bị của công ty đã bị hư hỏng. Phân xưởng kẹo của công ty Bánh kẹo Hải Châu được tách chuyển sang Nhà máy Miến Hà Nội để thành lập Nhà máy Hải Hà (nay là Công ty Bánh kẹo Hải Hà). * Thời kỳ khôi phục năng lực sản xuất (1976- 1985) Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã từng bước khắc phục những thiệt hại do chiến tranh và dần dần khôi phục lại sản xuất bình thường. Năm 1976 công ty tiếp nhận một dây chuyền sản xuất sữa đậu nành từ Nhà máy chế biến sữa Mẫu sơn (Lạng Sơn) Bộ công nghiêp thực phẩm và thành lập phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành. Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm điều động 4 dây chuyền sản xuất mì ăn liền từ công ty Sam Hoa (TP Hồ Chí Minh) về công ty. Công ty đã thành lập xưởng mì ăn liền để sản xuất mì ăn liền đầu tiên tại miền Bắc với công suất mỗi dây chuyền 2.5tấn/ca Năm 1982, công ty đã cho ngừng sản xuất mì lương thực. Để tận dụng mặt bằng và nguồn lao động, công ty đã đầu tư và lắp lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp bán cơ giới 12 lò nướng với công xuất 240kg/ca. * Thời kỳ thích ứng với cơ chế mới 1986 - 1991 Giai đoạn này công ty đã lâm vào tình trạng khó khăn do còn bỡ ngỡ với cơ chế mới. Tuy nhiên bằng những nỗ lực của bản thân, cuối những năm 1990 - 1991, công ty đã dần thích nghi và đưa vào sản xuất những sản phẩm mới. Để tận dụng nhà xưởng và diện tích của phân xưởng sấy phun, công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia công suất 2000 lít/ngày. Tiếp đó, công ty đã lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất mì 2.5 - 2.8 tấn/ca. Cuối năm 1991để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty thành lập phân xưởng bột canh. Trong thời kỳ này, số cán bộ công nhân viên bình quân 950 người. * Thời kỳ đầu tư chiều sâu, mở rộng hợp tác ( từ 1992 đến nay ) Công ty đã đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống như bánh, kẹo. Đầu tư thiết bị hiện đại nhất của Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan, Đài loan.... Để nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng thay đổi mẫu mã, bao bì. Điều này đã tạo cho các sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cụ thể: Năm 1993, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp tiên tiến nhất Đông Nam á của CHLB Đức với công suất 1 tấn/ca. Điều này đã làm cho tổng nguồn vốn tăng lên gấp đôi số vốn hiện có là 10 tỷ đồng. Năm 1994, công ty mua thêm một dây chuyền phủ sôcôla với công suất 700kg/ca. Năm 1996, Công ty lắp đặt thêm hai dây chuyền sản xuất kẹo: kẹo cứng với công suất 2,4 tấn/ca và kẹo mềm với công suất 1,2 tấn/ca. Khi lắp đặt xong hai dây chuyền này, giá trị tài sản của công ty tăng thêm 24 tỷ đồng. Năm 2000, công ty đầu tư và mở rộng công suất sản xuất bánh quy Đài Loan và bánh kem xốp lên gấp đôi. Cuối năm 2001, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Sôcôla làm giá trị tài sản của công ty tăng lên gấp đôi là khoảng 55 tỷ đồng. Sang năm 2003, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bánh mềm như bánh trứng cuộn .. giá trị khoảng 54 tỷ đồng. Có thể nói, trong giai đoạn này, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng hơn 15% năm với tổng sản phẩm các loaị đạt bình quân trên 1400 tấn/năm. Cũng trong giai đoạn này, công ty đã xác lập quan hệ thương mại phạm vi rộng với các tổ chức sản xuất, thương mại trong và ngoài nước. Công ty đã thiết lập được kênh phân phối rộng khắp trên toàn quốc với 300 đại lý chính. Là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, thực phẩm. Sản phẩm của công ty đã được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2003. Như vậy, công ty bánh kẹo Hải Châu là một trong những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên. Điều này được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu chính sau: Bảng1: Kết quả sản xuất-kinh doanh (từ năm 1998- 2002) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện các năm 1998 1999 2000 2001 2002 1 2 3 4 5 6 Giá trị tổng sản lượng Tổng doanh thu (có thuế ) Lợi nhuận thực hiện Các khoản nộp ngân sách các sản phẩm chủ yếu - Bánh các loại - Kẹo các loại - Bột canh các loại Thu nhập bình quân (CBCNV/ tháng) Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tấn Tấn Tấn 1000đ 80,09 93,26 1,18 9,65 3592 992 4818 750 92,74 117,90 0,65 8,43 4467 1088 5490 800 104,87 129,58 2,53 8,64 4715 1201 6547 950 119,52 150,10 3,12 6,87 5670 1393 7193 1050 136,36 163,58 3,44 6,63 6512 1410 8272 1175 (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính – Công ty Bánh kẹo Hải Châu) 2.1.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty. a. Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm Công ty bánh kẹo Hải Châu thuộc loại hình doanh nghiệp công nghiệp, thực hiện hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm. Với nguyên liệu chính được sử dụng là các loại nông sản như: bột mì, đường, sữa.. Sản phẩm của công ty là các loại thực phẩm khô được bao gói theo các mẫu mã nhất định. Do đó tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty theo loại công nghệ sản xuất chuyền môn hoá theo dây chuyền. Hiện tại với 7 dây chuyền thiết bị, Công ty sản xuất ra trên 70 mặt hàng bao gồm các loại bánh quy, kem xốp, bột canh.. Cụ thể là có hai dây chuyền sản xuất bánh bích quy (Trung Quốc, Đài Loan), một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, một dây chuyền sản xuất kẹo cứng, một dây chuyền sản xuất Sôcôla. Các loại dây chuyền này đều thuộc loại bán tự động. Quá trình sản xuất ở các dây chuyền này đều là sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang gần như không có, sản lượng ổn định. Dưới đây là quy trình công nghệ của dây chuyền sản xuất bánh bích quy và sản xuất kẹo cứng. Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất bánh bích quy (Đài Loan) Chuẩn bị nguyên liệu Trộn phối liệu Cán dây, vừa, tinh Định hình Thành phẩm Bao gói Bảo quản Lò nướng Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất kẹo cứng Chuẩn bị nguyên liệu Grabơ mát Nấu Trộn hương liệu, phụ gia Làm nguội Vuốt kẹo Tạo hình Làm lạnh Bao gói b. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất được chặt chẽ, công ty hiện nay có 5 phân xưởng trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm gồm: + Phân xưởng bánh I (Hương Thảo) gồm 1 dây chuyền (Trung Quốc) sản xuất bánh bích quy, các loại lương khô. + Phân xưởng bánh II (kem xốp) gồm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, một dây chuyền sản xuất Sôcôla + Phân xưởng III (Hải Châu) gồm một dây chuyền Đài Loan sản xuất bánh quy + Phân xưởng kẹo: Gồm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng, một dây chuyền sản xuất kẹo mềm + Phân xưởng sản xuất bột canh: Gồm một dây chuyền sản xuất bột canh. Ngoài ra còn có phân xưởng cơ điện đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các phân xưởng sản xuất và bộ phận in phun phục vụ bao bì, in ngày tháng các sản phẩm. Mỗi tổ trong các phân xưởng thường chia thành 4 nhóm để làm việc theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung toàn bộ công vịêc diễn ra trong ca Ngoài các tổ sản xuất, trong các phân xưởng còn có bộ phận quản lý phân xưởng gồm: + Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng + Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị + Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất + Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ việc tổng hợp số liệu ở phòng tài vụ 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Do đặc thù về loại hình kinh doanh, quy mô sản xuất và đặc biệt để quản lý tốt hoạt động kinh doanh, công ty sử dụng hình thức quản lý hợp (trực tuyến và chức năng). Hình thức quản lý này đã tận dụng được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của cả hai phương thức( trực tuyến và chức năng). Cách quản lý này thể hiện cả tính tập trung và phi tập trung. Do đó, bộ máy quản lý cũng được tổ chức theo một cơ cấu ổn định, khoa học phù hợp nhất, đảm bảo sự quản lý thống nhất có hiệu quả. Đồng thời bộ máy quản lý cũng được hoàn thiện thực hiện tốt các nhiệm vụ Tổ chức, sắp xếp nhân sự theo một cơ cấu khoa học, hợp lý theo từng nhiệm vụ, từng bộ phận - Tổ chức tìm kiếm, khai thác vật tư và mở rộng thị trường - Tổ chức hệ thống cung cấp, xử lý thông tin về tài sản và tình hình tài chính của công ty - Tổ chức cơ cấu sản xuất khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật- công nghệ tiên tiến vào sản xuất, khong ngừng tìm các biện pháp nâng cao năng xuát lao động cũng như chất lượng sản phẩm - Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước, đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Vói chức năng và nhiệm vụ như trên, bộ máy quản lý của công ty bao gồm ban giám đốc, 5 phòng và 2 ban chức năng nhằm giúp việc cho ban giám đốc. Các phòng, ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và giải quyết thay cho giám đốc một số công việc thuộc chức năng của mình * Ban giám đốc gồm: - Giám đốc: Đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và các cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc là người lãnh đạo các hoạt động của công ty. Đồng thời phụ trách một số mặt cụ thể như tổ chức cán bộ, đầu tư, kế hoạch- vật tư. - Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc phụ trách các công việc cụ thể về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm , công tác hành chính quản trị. - Phó giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp giám đốc phụ trách các công tác kỹ thuật, công tác bồi dưỡng và nâng cao trình dộ công nhân, điều hành kế hoạch tác nghiệp (hàng ngaỳ) của các phân xưởng . * Phòng tổ chức: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả; Nghiên cứu các biện pháp, xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương, phân phối tiền thưởng hợp lý. Công việc cụ thể là: Tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, soạn thảo các nội dung, quy chế quản lý lao động, đIều động tuyển dụng, đào tạo lao động, công tác bảo hiểm lao động, hồ sơ nhân sự, giải quyết các chế độ, chính sách về lao động. * Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác đổi mới kỹ thuật, đưa các cải tiến kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu kiểm tra phương án mở rộng sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể là: Thực hiện các công tác tiến bộ kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nghiên cứu các mặt hàng mới, quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị, soạn thảo các quy trình, quy phạm, giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất, tham gia đào tạo công nhân và kỹ thuật an toàn. * Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt thống kê và tài chính. Ngoài ra còn có nhiệm vụ khai thác nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước * Phòng kỹ thuật vật tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch thu mua và cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh và theo dõi kế hoạch sản xuất ở các phân xưởng. Nhiệm vụ cụ thể như sau: Lập kế hoạch dài hạn tập trung và kế hoạch tác nghiệp, xây dựng kế hoạch kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất hàng ngày: cung ứng vật tư nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các phân xưởng, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. * Phòng hành chính quản trị: Có chức năng tham mưu cho giám đốc và giải quyết các công việc có tính chất hành chính phục vụ cho bộ máy qủan lý như: Công tác hành chính quản trị, công tác đời sống (nhà ăn, nhà trẻ), công tác y tế sức khoẻ * Ban bảo vệ: Có chức năng đảm bảo an toàn trật tự cho tòan công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác tự vệ và thực hiện nghiã vụ quân sự. * Ban xây dựng cơ bản: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch xây dựng, công tác sửa chữa nhỏ trong công ty * Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Là các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ bán sản phẩm của công ty Giám đốc Phó giám đốc Hoạt động kinh doanh Phó giám đốc Sản xuất kỹ thuật Phòng kế hoạch vật tư 26 CBCNV Của hàng giới thiệu sản phẩm Phòng kế toán 12 CBCNV Phòng tổ chưc 4 CBCNV Bảo vệ 26 CBCNV Ban XDCB 24 CBCNV phòng kỹ thuật 10 CBCNV VPđại diện tại Đà Nẵng VP Đại diện tại TP Hồ Chí Minh Phòng hành chính quản trị 11 CBCNV Phân xưởng bánh II, 136 CBCNV Bộ phận in phun, 22 CBCNV Phân xưởng cơ đIện, 26 CBCNV Phân xưởng kẹo , 26 CBCNV Phân xưởng bột canh , 209 CBCNV Phân xưởng bánhIII 137 CBCNV Phân xưởng bánh I 152 CBCNV Sơ đồ 9: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán a. Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán-tài chính. Ngoài ra ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, ở các phân xưởng sản xuất đều bố trí một nhân viên kế toán mang tính chất thống kê, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giới hạn ở hạch tóan ban đầu . Định kỳ các nhân viên này gửi các chứng từ nghiệp vụ đã phát sinh về phòng kế toán- tài chính. Cách thức tổ chức bộ máy kế toán trong công ty phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất với địa bàn sản xuất tập trung. Bộ máy kế toán theo mô hình tập trung này đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng chỉ đạo tập trung thống nhất. Điều đó cũng đảm bảo sự kiểm tra, quản lý có hiệu quả của ban lãnh đạo công ty. Tổ chức công tác kế toán cũng tạo thuận lợi cho việc chuyên môn hoá theo phần hành của nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện xử lý thông tin. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 12 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 2 thủ quỹ và 8 cán bộ phụ trách các phần hành khác Sơ đồ 10: Bộ máy kế toán của công ty Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán lương Kế toán TSCĐ Kế toán ngân hàng và vay vốn Kế toán vật tư Kế toán công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành - Kế toán trưởng: Kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc bộ phận kế toán chấp hành các quy định, ché độ kế toán Nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán- tài chính cho giám đốc và các bên hữu quan đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liêụ đã cung cấp. - Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giải quyết các công việc khi kế toán ttrưởng đi vắng đồng thời cũng là người thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ: Có nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất tiền mặt tại quỹ của công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập - Kế toán tiền mặt: Giám sát các nghiệp vụ thanh tóan bằng tiền mặt, theo dõi sự biến động tiền mặt tại quỹ - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định, tính toán khấu hao tài sản cố định trong công ty - Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư - Kế toán tiền lương: Theo dõi tính toán tiền lương, các khoản trích theo lương, tạm ứng với cán bộ công nhân viên - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của từng loại sản phẩm cả về mặt hiện vật cũng như giá trị theo dõi tình hình tiêu thụ, cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp - Kế toán ngân hàng: Theo dõi sự tăng giảm tiền của công ty ở tài khoản mở tại ngân hàng, thực hiện thanh toán và vay vốn tiền gửi ngân hàng. - kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ, tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng - Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm lập báo cáo kỹ thuật, tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành để lập các báo cáo kế toán theo định kỳ. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm về các khoản nộp ngân sách Nhà nước b. Hệ thống chứng từ. Hệ thống chứng từ có ý nghiã quan trọng đối với hoạt động công ty. Xét về mặt quản lý, nó đảm bảo quán lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Về mặt kế toán nó giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ. Ngoài ra nó còn tạo hệ thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hành chính, pháp luật. Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ sản xuất của công ty để xác định số lượng chủng loại chứng từ cho phù hợp. Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa, Công ty Bánh kẹo Hải Châu sử dụng các loại chứng từ sau: - Các chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng ghi năng suất cá nhâ._.: Lương khô tổng hợp TK 155 R: Lương khô đậu xanh TK 155 U: Lương khô ca cao TK 155 Q: Vani 400g ... Đối với sản phẩm Hương Thảo 300g nhập kho kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 155 B- Hương Thảo 300g : 662 374 Có TK 1541- Hương Thảo 300g PX bánh I : 662 374 Sau đó kế toán sẽ nhập só liệu vừa tính và các bút toán trên vào sổ cái TK 1541- PX bánh I (Bảng 17 trang 54) và “Bảng kết chuyển chi phí “ (Bảng 20 trang 70 ). Từ đó máy sẽ kết chuyển số liệu và cho ra “Thẻ tính gía thành sản phẩm” (Bảng 18 trang 54) và “Bảng tổng hợp gía thành sản phẩm “ (Bảng 19 trang 55) Bảng 17: Sổ cái TK 1541 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- PX bánh I Đơn vị tính : Nghìn đồng Ngày SCT Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có 31/01/2003 11 Kết chuyển CP NVLTT PX bánh I Cộng đối ứng TK 6211 1 519 163 1 519 163 31/01/2003 11 Kết chuyển CP NCTT PX bánh I Cộng đối ứng TK 6221 172 758 172 758 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 31/01/2003 11 11 11 11 11 11 22 22 22 22 22 Kết chuyển CP quản lý PX bánh I Kết chuyển CP vật liệu PX bánh I Kết chuyển CP dụng cụ PX bánh I Kết chuyển CP khấu hao PX bánh I K/Chuyển CP dịch vụ mua ngoài PX I Kết chuyển CP bằng tiền khác PX I Cộng đối ứng TK Nhập kho Hương Thảo 300g T01/03 Nhập kho Lk dinh dưỡng T01/03 Nhập kho LK tổng hợp T01/03 Nhập kho LK đậu xanh T01/03 Nhập kho LK ca cao T01/03 Nhập kho Vani 400g T01/03 Cộng đối ứng TK 6271 6272 6273 6274 6277 6278 155B 155G 155K 155R 155U 155Q 10 735 3 981 1 979 5 000 28 771 21960 77 461 662 374 105 191 265 076 12 024 113 342 606 910 1 764 347 Cộng phát sinh 1 764 347 1 764 347 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính-Công ty Bánh Kẹo Hải Châu) Bảng 18: Thẻ tính gía thành sản phẩm Sản phẩm : Hương Thảo 300g Sản lượng : 70 212 Đơn vị tính : Nghìn đồng Khoản mục chi phí Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị Chi phí NVLTT 551 399 551 399 7,853 Chi phí NCTT 82 952 82 952 1,181 Chi phí nhân viên PX 5 968 5 968 0,085 Chi phí vật liệu 2 176 2 176 0,315 Chi phí CCDC PX 677 677 0,009 Chi phí khấu hao TSCĐ 1 711 1 711 0,024 Chi phí dịch vụ mua ngoài 9 945 9 945 0,141 Chi phí bằng tiền khác 7 518 7 518 0,107 Tổng cộng 662 374 662 374 9,433 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính- Công ty Bánh Kẹo Hải Châu) Bảng19: Tổng hợp gía thành sản phẩm Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 31/01/2003 Đơn vi tính : Nghìn đồng Mã TP Thành phẩm Đơn vị Sản lượng Tổng giá thành Giá thành đơn vị HT 002 Hương Thảo 300g 70 212 662 374 9,433 LK 001 Lương khô tổng hợp 38 580 265 076 6,870 LK 002 Lương khô ca cao 6 740 113 342 16,81 LK 003 Lương khô dinh dưỡng 4 260 10 191 2,392 LK 004 Lương khô đậu xanh 930 12 024 12,92 HT 004 Vani 400g 5564 546 932 98,29 HC 001 Hải Châu 7 326 67 644 9,233 ... ... Tổng cộng 11 131 714 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính- Công ty Bánh Kẹo Hải Châu) chương 3 Phương hướng hoàn thiện Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bánh kẹo hải châu 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Công ty Bánh kẹo Hải Châu từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua bao thăng trầm, song với sự nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ của Tổng công ty, Công ty đã đứng vững và không ngừng phát triển. Công ty đã khẳng định vị trí trên thị trường bằng các sản phẩm bánh, kẹo bột canh, lương khô... với chất lượng cao, giá thành hạ và được thị trường tin dùng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn không ngừng quán triệt nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”, tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành phẩm trên cơ sở vẫn bảo đảm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. a. Công tác quản lý. Là một công ty có qui mô vừa, địa bàn hoạt động tập trung, hệ thống quản lý của Công ty có sự phối hợp giữa các phòng ban, chức năng, là một hệ thống tương đối thống nhất và đồng bộ. Môi trường kinh doanh của Công ty đang phát triển một cách triển vọng. Trong công tác quản lý chi phí sản xuất công ty đã tổ chức tốt các yếu tố của quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. Công tác quản lý sản xuất bằng hệ thống định mức khá tiên tiến, điều này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, khuyến khích các PX tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hơn nữa, nhờ hệ thống định mức kỹ thuật đã được chuẩn hoá mà Công ty tiết kiệm được công sức trong việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu năng hiệu quả của quản lý. Trong thời kỳ hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã ra sức tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán đã thực sự được coi là một trong những công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh đội ngũ nhân viên kế toán yêu nghề, có trình độ nghiệp vụ cao, nắm vững yêu cầu nhiệm vụ của mình. Từ đó giúp cho việc thực hiện các phần hành kế toán được chính xác, nhưng vẫn bảo đảm chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Bên cạnh đó, các cán bộ kế toán luôn được đào tạo, tiếp cận với chế độ, chuẩn mực kế toán và việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào trong công tác. Việc sử dụng máy vi tính cho công tác kế toán ở Công ty đã góp phần nâng cao hiệu quả xử lý thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật, in ấn, lưu trữ các tài liệu có liên quan. * Tổ chức chứng từ kế toán: Công ty xây dựng được hệ thống chứng từ đầy đủ và quy trình luân chuyển hợp lý đã thủ tục hoá nghiệp vụ kinh tế phát sinh gắn với từng đối tượng hạch toán. Việc tổ chức chúng từ của Công ty hợp lý đã đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Tuy nhiên kế toán Công ty vẫn đơn giản hoá trong việc ghi các yếu tố cơ bản của chứng từ. Ví dụ như đối với phiếu thu (Bán hàng thu tiền mặt) trong dòng “Kèm theo. chứng từ gốc” thì kế toán Công ty thường ghi vào đó là số doanh thu bán hàng không thuế. * Sổ kế toán của Công ty đã hệ thống hoá số liệu từ chứng từ gốc theo mục đích quản lý và đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính. Kết cấu của các sổ kế toán đều không có cột ngày tháng ghi sổ. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung, tuy nhiên kết cấu sổ Nhật ký chung chưa được hoàn thiện theo đúng chế độ kế toán. Cột số hiệu TK, kế toán tách ra làm hai cột là TK Nợ và TK Có. Hai cột số tiền phát sinh Nợ và Có, kế toán gộp thành một cột số tiền phát sinh. Trong khi đó kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành theo chế độ. Mẫu sổ của Công ty gần giống với mẫu Chứng từ ghi sổ. Điều đó phản ánh việc lai tạp giữa các sổ. Khi sử dụng mẫu sổ này có nhược điểm là khi có bút toán nhiều TK Nợ đối ứng với nhiều TK Có thì kế toán phải tách thành các bút toán một TK Nợ đối ứng với một TK Có để ghi sổ. Điều này không phản ánh chính xác các quan hệ đối ứng. Hệ thống sổ kế toán chi tiết của Công ty không được mở đầy đủ cho các đối tượng hạch toán. Trong phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đối với đối tượng hạch toán chi phí (PX bánh I, ) kế toán dùng sổ cái các TK cấp II của TK 621 (Chi tiết theo PX), TK 622 (Chi tiết theo PX) làm sổ chi tiết chi phí sản xuất của các đối tượng hạch toán chi phí. * Hệ thống TK kế toán tổng hợp của Công ty được mở theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. Tuy nhiên các Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có được thiết kế trong phần mềm kế toán. Nhưng Công ty hầu như không sử dụng TK này vì kế toán không hạch toán các bút toán ghi đơn. Hệ thống TK chi tiết của Công ty được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán. TK 627 được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Tuy nhiên kế toán Công ty nên chi tiết (TK cấp III) TK này theo từng PX bởi vì chi phí này ngay từ khi phát sinh đã được ghi rõ là phát sinh tại PX nào. TK 62711 – Chi phí nhân viên quản lý PX bánh I. TK 62712 – Chi phí nhân viên quản lý PX bánh II. TK 62713 – Chi phí nhân viên quản lý PX bánh III. * Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là từng PX. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Cách lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành này là hoàn toàn hợp lý bởi vì nó phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. * Giá trị KHTSCĐ được tính đều cho 12 tháng. Tuy nhiên sản phẩm của Công ty là sản phẩm mang tính thời vụ vì vậy sản lượng không đều giữa các tháng. Công ty nên nghiên cứu cách tính khấu hao sao cho phản ánh chính xác nhất giá trị của yếu tố này trong giá thành của sản phẩm. * Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức sản lượng là hoàn toàn hợp lý vì tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong tổng giá thành của các sản phẩm tương đương nhau. Các sản phẩm này lại có giá trị sử dụng tương đương nhau. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo PX sản xuất và phương pháp tính giá thành trực tiếp là đứng đắn. Bởi vì nó phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. * Đối với nguyên vật liệu xuất kho, do đặc điểm kinh doanh của công ty có số lần xuất kho nguyên vật liệu nhiều, liên tục, còn nhập kho nguyên vật liệu là theo đợt và số lượng mỗi lần nhập nhiều nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Tuy nhiên các nghiệp vụ xuất kho trong tháng chỉ được phản ánh vào ngày cuối tháng. Vì vậy để phản ánh giá xuất kho NVL kế toán nên sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để việc giảm việc tính toán. b. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Xuất phát từ đặc điểm là các nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát được và hầu như không có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu, để từ đó dễ dàng xây dựng chế độ thưởng phạt đối với tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời cũng khuyến khích được các PX thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết từng loại trên sổ kế toán và tổng hợp theo từng sản phẩm. Công ty sử dụng sổ “Chi tiết chứng từ - bút toán” theo dõi từng loại nguyên vật liệu (cả về mặt lượng và mặt giá trị) tiêu hao cho từng loại sản phẩm của từng PX. Góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tính giá thành sản phẩm. * Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Với phương châm đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty đã sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho nhân viên thống kê PX và kế toán tiền lương hạch toán chi phí nhân công trực tiếp nhanh, chính xác qua “Bảng năng suất lao động” và “Bảng chấm công”. * Công tác tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tổng hợp chi phí theo từng khoản mục phản ánh đầy đủ rõ ràng các chi phí cấu thành nên sản phẩm giúp cho việc phân tích các yếu tố chi phí được chính xác để từ đó có phương hướng, biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty đang áp dụng là phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Đây là phương pháp rất thuận lợi vì sản phẩm của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất hàng loạt, sản phẩm dở dang hầu như không có, kỳ tính giá thành là một tháng. Do vậy đã giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đáp ứng nhanh yêu cầu thông tin cho quản lý. Với những ưu điểm trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần hoàn thiện. 3.1.2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. a. Công tác quản lí * Để phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý toàn Công ty nói chung và công tác kế toán nói riêng, Công ty đã trang bị máy vi tính cho việc thực hiện công tác kế toán. Nhưng số lượng máy tính còn rất hạn chế (5 máy so với 12 cán bộ kế toán), do đó nhiều lúc gây ra sự chậm trễ trong việc cập nhập chứng từ và in sổ sách kế toán. Mặt khác kế toán không có đủ thời gian để kiểm tra, đối chiếu, hiệu chỉnh số liệu cần thiết ngay trên máy mà phải in ra giấy để kiểm tra đối chiếu gây ra sự lãng phí về thời gian và vật liệu quản lý. b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Trong công ty, lực lượng sản xuất trực tiếp chiếm 85% tổng số công nhân viên toàn công ty. Trong khi đó, công nhân sản xuất nghỉ phép không đều đặn và ổn định giữa các tháng trong năm. Công ty không áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều đó làm cho giá thành đơn vị từng loại sản phẩm không ổn định, tháng nào công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều thì giá thành sẽ tăng lên. c. Hạch toán chi phí sản xuất chung * Công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì Công ty không tiến hành phân bổ dần mà lại phân bổ một lần giá trị của chúng vào lần sử dụng đầu tiên. Điều này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kì đó và các kì liên quan. Hơn nữa, vì là doanh nghiệp sản xuất có khối lượng và chủng loại công cụ dụng cụ nhiều, công ty không lập “sổ theo dõi công cụ, dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng”. * Với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định : Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định mà chỉ khi chi phí này phát sinh thì sẽ được đưa vào TK 142 ( TK1421 - chi phí trả trước) rồi tiến hành phân bổ dần. Việc làm này không sai so với quy định nhưng việc không trích trước chi phí sữa chữa lớn sẽ làm cho công ty thiếu chủ động trong việc hạch toán một khoản chi phí phát sinh lớn như vậy. * Thêm vào đó, công tác tính và phân bổ khấu hao hiện nay chưa được thể hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và sổ cái TK 009 mà tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ đều được thể hiện trên Nhật ký chung, Sổ cái TK 6274, TK 6414, TK 6424, TK 214. Việc tổ chức sổ như vậy là chưa khoa học, mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp chi phí khấu hao tài sản cố định vào từng PX. * Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ : Trong doanh nghiệp, ngoài bộ phận sản xuất kinh doanh chính Công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ nhằm thực hiện cung cấp lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính - PX cơ điện. Khi phát sinh mọi khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh phụ (kể cả chi phí công cụ dụng cụ để bảo dưỡng thay mới các thiết bị, tiền lương công nhân sửa chữa máy móc...) kế toán không hạch toán riêng trên các TK 621, 622, 627 - chi tiết cho PX cơ điện, mà để cuối tháng hạch toán vào TK 627 (6271 - 6278). Cuối kỳ, kế toán tiền hành phân bổ trực tiếp cho các PX sản xuất chính : PX bánh I, bánh II, bánh III, PX kẹo, bột canh. Chính vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ là thiếu chính xác không phản ánh được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính và chưa xác định giá thành của các sản phẩm kinh doanh phụ cho sản xuất kinh doanh. d. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Thẻ tính giá thành của Công ty lập cho từng sản phẩm theo khoản mục. Khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty không tính tổng mà chi tiết thành: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ phân xưởng... Thành ra trong cột khoản mục chi phí có 8 dòng mà cũng không thể hiện rõ khoản mục chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá thành sản phẩm là bao nhiêu. Trên đây là những phần hành kế toán theo em còn nhiều tồn tại mà Công ty cần quan tâm để sửa đổi, điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu Qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 3.2.1. Công tác tổ chức * Nhằm đảm bảo cho công tác kế toán đạt kết quả cao, công ty nên trang bị thêm máy vi tính làm sao để mỗi phần hành kế toán có một máy riêng tránh tình trạng trùng lặp nhu cầu sử dụng máy. * Công ty nên thiết kế mẫu sổ theo quy định thống nhất theo mẫu sổ ban hành trong chế độ. Trong đó cột ghi số hiệu các TK ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK ghi Nợ được ghi trước, TK ghi Có được ghi sau, mỗi TK được ghi một dòng. Cột tiếp theo ghi số tiền phát sinh các Tk ghi Nợ, TK ghi Có. * Về thẻ tính giá thành sản phẩm Công ty nên thiết kế thẻ tính giá thành sản phẩm theo mẫu sau: Bảng 21: Thẻ tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn vị tính: Khoản mục chi phí Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. 1. Chi phí NVL trực tiếp 2. Chi phí NCTT 3. Chi phí sản xuất chung - Chi phí NVQL PX - Chi phí vật liệu - Chi phí công cụ, dụng cụ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác Cộng * Công ty nên mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng PX Bảng 22: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Tháng ..... năm ...... Tên phân xưởng Đơn vị tính Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi Nợ Tài Khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra TK 621 TK 622 TK 627 Số dư đầu kỳ .......... Cộng phát sinh Ghi Có TK. Số dư cuối kỳ 3.2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Tại Công ty nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên liên tục. Nguyên vật liệu sau khi xuất vài ngày mới có chứng từ. Vì vậy, công ty đã thống nhất quy định tất cả các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu cho sản xuất diễn ra hàng ngày trong tháng sẽ được ghi chung vào ngày 30 hàng tháng để tính toán và ghi sổ phù hợp trên máy đã làm giảm tính kịp thời về thông tin kế toán và không phát huy được ưu điểm phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với chiết khấu thanh toán thu mua NVL mà Công ty được hưởng, Kế toán nên hạch toán vào thu nhập tài chính: Nợ TK 111, 112, 1388, 331 Có TK 711 3.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Công ty áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân = Tổng số tiền lương của công nhân sản xuất phải trả trong tháng x Tỷ lệ trích trước (Dự kiến theo doanh thu) Hàng tháng, khi thực hiện trích trước kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Khi công nhân nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh bằng bút toán: Nợ TK 335 Có TK 334 3.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung. * Về việc phân bổ công cụ dụng cụ. Đối với công cụ dụng cụ giá trị tương đối lớn, xuất dùng thời gian dài thì nên dùng phương pháp phân bổ hai hay nhiều lần cụ thể : Bước 1 : Khi xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng, kế toán hạch toán 100% giá trị công cụ dụng cụ. Nợ TK 1421s Có TK 153 (Chi tiết công cụ dụng cụ) Bước 2 : Hàng tháng, kế toán phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí và phản ánh bằng bút toán. Giá trị phân bổ 1 lần vào chi phí = Giá trị công cụ dụng cụ Số lần phân bổ Nợ TK 6273 (Giá trị phân bổ một lần vào chi phí) Có TK 1421 Bước 3 : Khi nhận giấy báo hỏng hoặc mất tính ra giá trị phân bổ lần cuối vào chi phí, sau khi trừ phế liệu thu hồi, số phải bồi thường (nếu có) kế toán ghi : Nợ TK 6273 (Giá trị còn lại) Nợ TK 111, 152 Nợ TK 334, 1388 Có TK 1421 Trên thực tế, số lượng công cụ, dụng cụ sử dụng ở từng PX không ít, giá trị khá lớn. Để phục vụ cho công tác phân bổ, hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ cần lập “Sổ theo dõi công cụ, dụng cụ lao động theo đơn vị sử dụng” (Bảng 14) nhằm có thể theo dõi chặt chẽ hơn quá trình sử dụng loại công cụ, dụng cụ này ở từng PX. * Đối với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định : Công ty nên thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, việc trích trước này hoàn toàn mang tính chủ động để đảm bảo tính ổn định của chi phí. Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa và ghi định khoản : Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335 Khi công trình sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá trị quyết toán công trình sửa chữa xong, kế toán ghi bút toán : Nợ TK 335 Có TK 241 Cuối niên độ kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa chi phí sửa chữa thực tế và số trích trước, có 2 trường hợp xảy ra : - Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế thì số chênh lệch được hạch toán là thu nhập bất thường. Nợ TK 335 Có TK721 - Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế thì số chênh lệch được tính vào chi phí. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335 Ngoài ra, để phản ánh được đầy đủ tình hình biến động TSCĐ về nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng loại sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ, đối chiếu chi phí khấu hao cần thiết phải lập “Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định” * Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Các sản phẩm trong cùng một PX sản xuất khác nhau về chất lượng, quy cách. Công ty nên chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi. Trong đó hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm phải do phòng kĩ thuật quy định. Thí dụ theo ý kiến của quản đốc PX bánh I: Lấy SP Hương Thảo 300g làm sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số quy đổi của các loại lương khô là giống nhau (các SP này chỉ khác nhau về hương liệu) và cùng bằng 0,8. Hệ số quy đổi của SP Vani 400g là 1,2. Nếu sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi thì trình tự như sau: ồ Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = ồ Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi sản phẩm loại Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo từng yếu tố chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 Kg sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố cần phân bổ Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm Sau đó tổng hợp theo yếu tố chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm để tính ra chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm. * Đối với tính toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ. Công ty có một PX phụ đó là PX cơ điện, phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng điện, nước dùng cho sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Những chi phí phát sinh ở PX này được hạch toán vào TK 627 (Chi tiết từ TK 6271 đến TK6278). Sau đó mới được tính toán phân bổ cho chi phí sản xuất chính. Theo em chi phí của PX phụ này nên được hạch toán riêng trên một tài khoản là TK 154 (CPSXKD dở dang) và mở chi tiết TK 1546 (CPSXKD phụ) để tính giá thành của bộ phận này. Sau đó tiến hành phân bổ cho các bộ phận sản xuất kinh doanh chính. Việc làm này cho phép phân tích được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến sản xuất kinh doanh chính. Cho phép kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí và giá thành, giúp cho các cấp quản lý có các biện pháp, chính sách thích hợp để điều độ sản xuất. Mặt khác việc làm này đơn giản hơn so với cách hạch toán trước của công ty. Hàng ngày kế toán chỉ việc theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại PX cơ điện và dựa vào các chứng từ liên quan rồi hạch toán vào TK 1546 – CPSXKD PX cơ điện đến cuối tháng tiến hành phân bổ một lần cho các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính dựa trên tiêu thức sản lượng không phải phân bổ nhiều lần trên từng TK 6271, ..., 6278. Kết Luận Với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh sôi động, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm phát huy vai trò kế toán trong quản lí kinh tế là tất yếu khách quan. Cùng với xu hướng phát triển ấy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng vô cùng cần thiết tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay góp phần trong công tác quản lí Công ty. Tuy nhiên để phát huy hơn nữa vai trò của kế toán nói chung và kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, em đã đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm cùng toàn thể cô chú trong phòng kế toán Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã giúp em hoàn thành khoá luận này Mục Lục Bảng 7: Báo cáo sử dụng vật tư Phân xưởng bánh I Tháng 1 năm 2003 STT Tên nguyên vật liệu Mã số vật tư ĐV tính Tồn đầu năm Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Cộng xuất Tồn cuối kỳ Hương Thảo 300g Vani 400g LK tổng hợp LK cacao LK dinh dưỡng LK đậu xanh 1 Bột mì các loại 010001 Kg 10 251 87 000 21 670 38 082 17 870 5 598 2 501 420 86 141 11 110 2 Đường trắng 010002 Kg 3 259 24 600 6 963 10 562 4 530 980 735 94 23 864 3 995 3 Sữa gầy 010005 Kg 87 2 757 536 920 439 359 225 7 2 486 358 4 Dầu Shortening 010006 Kg 2 178 9 300 3 433 5 460 - - - - 8 893 2 585 5 Nha 010011 Kg 320 4 015 974 2 145 360 452 183 8 4 122 213 6 Muối 010012 Kg 46 1 200 380 420 187 105 72 5 1 169 77 7 NH4HCO3 026001 Kg 138 652 172 467 75 40 23 3 780 10 8 NaHCO3 026000 Kg 146 715 177 288 130 98 147 6 846 15 9 Lêcethine 025006 Kg 72 174 65 108 - - - - 173 42 10 Tính dầu dừa 021003 Kg 52 95 40 58 - 12 - - 110 57 11 Túi HT 300g 068101 Cái 126 176 000 103 440 - - - - - 103 440 72 686 12 Túi xách tay 069504 Cái 42 13 900 13 884 - - - - - 13 884 58 13 Than Kiple 031006 Kg - 22 000 14 412 782 - 231 - - 15 425 6 575 14 Tem KTCL 069507 Cái - 20 000 3 548 6 588 2 538 1 525 872 32 15 103 4 897 ... ...... ...... ...... ...... ...... ..... ...... ...... (Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính- Công ty Bánh kẹo Hải Châu) Công ty Bánh kẹo Hải Châu Bảng12: Bảng phân bổ lương Tháng 1 năm 2003 Đơn vị tính: Nghìn đồng Sản phẩm Sản lượng (Kg) Đơn giá Đơn giá tiền lương Thành tiền Cộng Công nhân sản xuất Quản lý phân xưởng PX Cơ điên Chi phí bán hàng Chi phí chung Gián tiếp Công nhân sản xuất Quản lý phân xưởng PX Cơ điện Chi phí bán hàng Chi phí chung Gián tiếp PX bánh I 205 080 159 393 3 432 6 563 6 211 12 473 7 120 195 203 Hương Thảo 300g 70 212 1,375 1,121 0,024 0,046 0,044 0,088 0,050 78 707 1 685 3 229 3 089 6 178 3 510 96 398 LK TH 38 580 1,809 1,474 0,032 0,061 0,057 0,115 0,066 56 866 1 234 2 353 2 199 4 436 2 546 69 636 LK cacao 6 740 1,809 1,474 0,032 0,061 0,057 0,115 0,066 9 934 215 411 384 775 444 12 163 Vani 400g 5 564 1,375 1,121 0,024 0,046 0,044 0,088 0,050 6 237 133 255 244 489 278 7 639 LK DD 4 260 1,809 1,079 0,049 0,061 0,057 0,115 0,066 6 279 136 259 242 489 281 7 689 LK ĐX 930 1,809 1,474 0,032 0,061 0,057 0,115 0,066 1370 29 56 53 106 61 1 678 PX bánh II 65 168 147 478 3 257 6 152 5 740 11 581 6 695 180 903 .. .. . Cộng 192 819 312 456 8 836 14 914 13 222 35 309 14 053 400 928 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính- Công ty Bánh kẹo Hải Châu) Công ty Bánh kẹo Hải Châu Bảng 20: Kết chuyển chi phí tính gía thành sản phẩm Phân xưởng bánh I Tháng 1 năm 2003 Sản lượng (Kg): Hương Thảo 300g: 70212; Lương khô tổng hợp: 38580; Lương khô ca cao: 6740; Lương khô dinh dưỡng: 4260; Vani 400g:5564; Lương khô đậu xanh: 930 Đơn vị tính: Nghìn đồng Ngày TK có TK nợ Hương Thảo 300g LK tổng hợp LK ca cao LK dinh dưỡng Vani 400g LK đậu xanh Cộng chi phí 31/01/2003 1541 6211 551 399 213 314 102 332 94 963 546 932 10 223 1 519 163 31/01/2003 1541 6221 82 952 39 972 8 477 8 622 31 262 1 445 172 758 31/01/2003 1541 6271 5 968 196 518 327 4 225 71 10 735 31/01/2003 1541 6272 2 176 749 130 82 826 18 3 981 31/01/2003 1541 6273 677 372 65 41 814 10 1 979 31/01/2003 1541 6274 1 711 940 164 103 2 056 26 5 000 31/01/2003 1541 6277 9 945 5 402 935 597 11 762 130 28 771 31/01/2003 1541 6278 7 518 4 131 721 456 9 033 99 21 960 Cộng 662 346 265 076 113 342 105 191 606 910 12 024 1 764 347 Sơ đồ 8: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Phân xưởng bánh I sản xuất Bánh hương thảo, Lương khô tổng hợp Phân xưởng bánh II Sản xuất: Kem xốp thỏi, kem xốp phủ sôcôla, chạy thử dây chuyền sôcôla Phân xưởng bột canh sản xuất:Bột canh thường bột canh Iốt, Bột canh vị bò Phân xưởng kẹo. sản xuất: kẹoMềm sôcôla, kẹo mềm cafê, kẹo cứng AC Phân xưởng (phụ) cơ điện Sữa chữa bảo dưởng máy móc Phân xưởng bánh III sản xuất : bánh: Biacs, bánh Marie, bánh petit Bộ phân in phun Tổ lò Tổ phối liệu Tổ máy Tổ bao gói Tổ lò hơi Tổ gò hàn Tổ điệm Tổ nhào trộn Tổ cán Tổ lò Tổ rang muối Tổ xay nghiền Tổ pha trộn Tổ nhào trộn Tổ nhào lộn Tổ tráng Tổ bao gói Tổ bao gói Bộ phận chạy thử Tổ bao gói Tổ đóng gói Tổ sửa chữa ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0555.doc
Tài liệu liên quan