Tài liệu Kế toán tại sản cố địnhhh tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng (xe ô tô): ... Ebook Kế toán tại sản cố địnhhh tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng (xe ô tô)
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố địnhhh tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng (xe ô tô), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
4
LỜI NÓI ĐẦU
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
7
1.1
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng
7
1.1.1
Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng
7
1.1.2
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng
10
1.1.2.1
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
10
1.1.2.2
Đặc điểm thị trường
15
1.2
Đặc điểm tổ cức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng
16
1.2.1
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
16
1.2.2
Đặc điểm việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán
20
1.2.2.1
Hệ thống chứng từ kế toán
20
1.2.2.2
Hệ thống sổ kế toán
23
1.2.2.3
Hệ thống báo cáo kế toán
25
1.2.3
Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
27
2.1
Đặc điểm kế toán TSCĐHH tại Công ty
27
2.1.1
Tình hình trang bị và quản lý TSCĐHH
27
2.1.2
Phân loại TSCĐHH
28
2.1.2.1
Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật
28
2.1.2.2
Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành
29
2.1.2.3
Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng
29
2.1.3
Đánh giá TSCĐHH
30
2.1.3.1
Xác định nguyên giá TSCĐHH
30
2.1.3.2
Xác định giá trị TSCĐHH trong quá trình nắm giữ sử dụng
30
2.2
Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty
31
2.2.1
Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐHH
31
2.2.2
Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐHH
32
2.2.2.1
Kế toán tăng TSCĐHH
32
2.2.2.2
Kế toán giảm TSCĐHH
41
2.2.2.3
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH
47
2.2.2.4
Kế toán khấu hao TSCĐHH
50
2.2.2.5
Kế toán kiểm kê và đánh giá lại TSCĐHH
52
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
55
3.1
Đánh giá công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty
55
3.1.1
Ưu điểm công tác kế toán TSCĐHH
55
3.1.2
Nhược điểm công tác kế toán TSCĐHH
56
3.2
Nguyên tắc hoàn thiện kế toán TSCĐHH
57
3.3
Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH
59
3.3.1
Ý kiến thứ nhất: Về khấu hao TSCĐHH
60
3.3.2
Ý kiến thứ hai: Tăng cường bảo quản và sử dụng TSCĐHH
63
3.3.3
Ý kiến thứ ba: Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán
64
3.3.4
Ý kiến thứ tư: Về kế toán quản trị TSCĐHH
65
KẾT LUẬN
67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
69
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT : Số thứ tự
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
GTGT : Giá trị gia tăng
NG : Nguyên giá
KH : Khấu hao
QĐ : Quyết định
XDCB : Xây dựng cơ bản
SXKD : Sản xuất kinh doanh
KT : Kế toán
TK : Tài khoản
XNK : Xuất nhập khẩu
KD : Kinh doanh
LN : Lợi nhuận
CP : Cổ phần
ĐTTM : Đầu tư Thương mại.
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
STT
TÊN SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Trang
Biểu 1.1: Chỉ tiêu kinh tế 2 năm gần đây của công ty
10
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý
12
Sơ đồ 1.2: Tổ chức xưởng sản xuất
14
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán
17
Biểu 1.2: Hệ thống chứng từ kế toán
20
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán
24
Biểu 2.1: Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật
28
Biểu 2.2: Phân loại TSCĐHH theo nguồn hình thành
29
Biểu 2.3: Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng
29
Biểu 2.4: Chứng từ ghi sổ ngày 02/01/2007
35
Biểu 2.5: Sổ cái TK 211 ngày 02/01/2007
37
Biểu 2.6: Chứng từ ghi sổ ngày 15/01/2007
38
Biểu 2.7: Sổ cái TK 211 ngày 15/01/2007
39
Biểu 2.8: Chứng từ ghi sổ ngày 20/10/2007
43
Biểu 2.9: Sổ cái TK 214 ngày 20/10/2007
43
Biểu 2.10: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2007
46
Biểu 2.11:Bảng phân bổ khấu hao TSCĐHH (Quý IV/2007)
50
Biểu 2.12: Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ năm 2007
51
Biểu 2.13: Biên bản kiểm kê TSCĐ
53
LỜI NÓI ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Nó giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình SXKD, năng suất lao động và có vị trí của sản phẩm trên thị trường.
Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đặc biệt là TSCĐHH. Muốn vậy cần tổ chức tốt công tác Kế toán để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Việc tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có, nâng cao và sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất, trang bị đổi mới TSCĐ. Từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, từng bước cải thiện đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Do vậy để tồn tại và phát triển cùng với quy mô trang bị TSCĐHH cho các Công ty, đòi hỏi một Công ty phải tự nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị, công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty Cổ Phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng là Công ty tư nhân chuyên kinh doanh vận tải. Công ty Cổ Phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng là một Công ty tư nhân trải qua một quá trình hoạt động với nhiều bước thăng trầm, Công ty đã có nhiều bước phát triển đi lên, hiện nay Công ty có nhiều đội trực thuộc, có nguồn vốn kinh doanh lớn và nhiêu loại TSCĐHHcó giá trị lớn.TSCĐHH là tư liệu hoạt động có tầm quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chính vì có vai trò quan trọng như vậy TSCĐHH thường là những tài sản có giá trị lớn và việc Kế toán TSCĐHH là rất phức tạp nên việc hiểu sâu, hiểu kỹ về TSCĐ trên góc độ kế toán là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp.
Từ việc hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán TSCĐHH cùng với quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng và được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo - thạc sỹ Trương Anh Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán công ty, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng”
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng.
Chương 2: Thực trạng kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
1.1: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
1.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng là một Công ty có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh hơn mười năm và đã được nhận bốn (04) bằng khen của UBND tỉnh, ba (03) bằng khen của Tổng cục thuế Bộ Tài chính.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
Tên công ty viết bằng tiếng Anh:
VIET HUNG Investment Trading Joint Stock Company
Trụ sở chính: SN 2256, Phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: (0210) 953 444 Fax: (0210) 953 003
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng tiền thân là Công ty TNHH Việt Hưng được thành lập theo Quyết định số 577/QĐ-UB ngày 24 tháng 4 năm 1997 (V/v cho phép thành lập công ty TNHH Việt Hưng);
Ngành nghề kinh doanh chính:
Sơ chế song mây.
Kinh doanh thương mại, quế, tinh dầu.
Trụ sở giao dịch: Khu 6 - Phường Vân Cơ – TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
Vốn điều lệ: 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng).
Trong quá trình kinh doanh thực tế đã phát hiện ra việc phát triển cần thiết phải tổ chức buôn bán tư liệu phục vụ sản xuất và làm đại lý ký gửi hàng hoá. Ngày 11 tháng 10 năm 1993, Công ty đề nghị bổ xung ngành nghề kinh doanh và đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép thành lập Công ty TNHH Việt Hưng với thời hạn hoạt động lâu dài kèm theo quyết định 1336/QĐUB ngày 11/10/1993.
Đến ngày 23 tháng 9 năm 1994, Công ty TNHH Việt Hưng lại được UBND tỉnh ra quyết định số 1330/QĐ-UB về việc bổ xung nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty và bổ xung vốn điều lệ là: 300.000.000 (Ba trăm triệu đồng chẵn). Đến tai thời điểm này vốn điều lệ của Công ty là: 600.000.000 (Sáu trăm triệu đồng chẵn).
Tháng 4 năm 2004, Công ty TNHH Việt Hưng tham gia góp vốn liên doanh với công ty liên doanh vận tải hành khách Phú Thọ với mức vốn là: 775.000 USD tương đương với 11.667.000.000VNĐ (Mười một tỷ sáu trăm sáu bảy triệu đồng chẵn).
Trải qua thời gian từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 7 năm 2007, Công ty TNHH Việt Hưng đã phát triển toàn diện về mọi mặt, đã đi đúng định hướng phát triển kinh tế của đất nước, đã đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hiệu quả kinh tế xã hội đã được khẳng định. Để tiếp tục duy trì và phát triển, trước tình hình kinh tế xã hội của nước ta ngày càng tăng trưởng, Công ty cần thiết phải chuyển đổi về quyền sở hữu để có vị trí nhất định trong xã hội và để tự khẳng định mình.
Tháng 7 năm 2007, Công ty đã xây dựng điều lệ chuyển từ Công ty TNHH lên công ty cổ phần phù hợp với Luật Công ty năm 2005 và nghị định 88/NĐ-CP ngày 29/8/2006. Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng được phát triển từ công ty TNHH Việt Hưng trước đây. Với đa dạng ngành nghề kinh doanh, với mức vốn điều lệ là: 11.230.000.000 (Mười một tỷ hai trăm ba mươi triệu đồng chẵn). Mệnh giá cổ phần là: 100.000 VNĐ/1 cổ phần.
Giấy đăng ký kinh doanh số 1803000525 cấp ngày 11 tháng 7 năm 2007.
Ngành nghề kinh doanh gồm:
- Kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công, các loại xe ô tô chuyên dùng (kể cả ô tô phục vụ ngành y tế).
- Kinh doanh vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định và hợp đồng bằng ô tô khách, xe buýt, xe taxi.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống giải khát.
- Sản xuất kinh doanh bia, nước uống các loại.
- Đại lý ký gửi hàng hoá cho các doanh nghiệp.
- Đóng mới, cải tạo, sửa chữa xe có động cơ các loại
- Xây dựng các công trình giao thông
- Buôn bán thóc, ngô, các loại hạt ngũ cốc khác.
- Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn gia súc gia cẩm thuỷ sản
- Chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cẩm.
Căn cứ giấy chứng nhận ĐKKD trên Công ty bắt tay vào thực hiện các bước thành lập công ty cổ phần theo đúng trình tự quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hiện tại năm 2008, với mục tiêu kinh doanh đa dạng, đa sản phẩm, đa ngành nghề. Công ty vẫn luôn giữ vững các mối quan hệ với các thị trường đặc biệt là thị trường đầu vào. Năm 2008, Công ty có mở thêm thị trường tiêu thụ các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng kể cả sắt thép phế liệu được nhập từ 1 số nước như Đức, Hàn Quốc...
1.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Hưng nay là công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng được thể hiện bằng các con số biết nói đã phản ánh thực tế việc phát triển trong các năm gần đây.
Biểu 1.1: Chỉ tiêu kinh tế 2 năm gần đây của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
+/-
%
Doanh thu (1000đ)
46.255.064
50.771.253
4.516.189
9,8
Chi phí (1000đ)
45.846.220
50.236.536
4.390.316
9,6
Lợi nhuận (1000đ)
408.844
534.717
125.873
30,8
Nộp thuế TNDN (1000đ)
114.476
149.720
35.244
30,8
Nguồn vốn kinh doanh (1000đ)
29.592.237
33.656.912
4.064.675
13,7
Số lượng công nhân viên (người)
250
275
25
10
Thu nhập bình quân tháng (VNĐ/người)
1.000.000
1.500.000
500.000
50
(Trích số liệu Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007)
1.1.2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty sử dụng phương thức tổ chức là phương thức trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc người phụ trách chung, trong đó trực tiếp phụ trách phòng tổ chức và kế toán.
Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc:
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, trong đó trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh và nhà hàng
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất, trong đó trực tiếp phụ trách phòng vật tư và phòng kỹ thuật.
Bộ máy quản lý hiện tại của Công ty gồm:
+ 1 Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương.
+ 1 Phòng kinh doanh
+ 1 Phòng xuất nhập khẩu
+ 1 Phòng kế toán tài vụ.
+ 1 phòng vật tư
+ 1 phòng kỹ thuật.
Ngoài ra 1 nhà hàng, 1 cửa hàng bán phụ tùng và 1 xưởng sửa chữa.
Tuỳ theo từng nhiệm vụ phải làm mà biên chế tổ chức về số lượng nhân viên phù hợp với chức năng nhiệm vụ của phòng mình.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1:
Tổ chức quản lý của Công ty CPĐT TM Việt Hưng
Ban giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng
Xưởng sản xuất chung
Phòng kế toán
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh vận tải
Phòng vật tư kỹ thuật
Văn phòng Công ty gồm có 25 cán bộ công nhân viên là cơ quan đầu não toàn bộ của công ty.
- Ban giám đốc: Thường xuyên thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ DN. Ngoài ra, ban giám đốc là những người chịu mọi trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
- Giám đốc: Là người trực tiếp tiếp quản việc quản lý mọi công việc tại DN, Giám đốc có mặt thường xuyên tại DN để đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các hoạt động cao nhất.
- Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý tại DN. Là người giải quyết mọi vấn đề xảy ra hàng ngày và tiếp nhận các ý kiến, công việc của các phòng ban. Đồng thời đưa ra những quyết định xử lý trực tiếp theo quyền hạn của mình.
- Các chi nhánh: Được mở ra nhằm mở rộng thị trường hoạt động của DN thu hút khách hàng thuộc địa phận chi nhánh Maketing giới thiệu sản phẩm hàng hoá và thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động cho Ban giám đốc, có quyền xử lý những tình huống bất ngờ sảy ra theo quyền hạn của chi nhánh.
- Các phòng ban: Phải thường xuyên thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo tài chính cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán và trực tiếp chịu trách nhiệm trước những số liệu, giấy tờ có liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động.
Công ty có 3 chi nhánh nhỏ: 1 chi nhánh ở Hà Nội, 1 chi nhánh ở Đà Nẵng và 1 chi nhánh ở Hải Phòng. Ở mỗi chi nhánh có 2 cán bộ làm việc, nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra cùng phòng xuất nhập khẩu các loại hàng nhập từ nước ngoài về cảng Đà Nẵng và cảng Hải Phòng. Quan hệ bán hàng tại chỗ trên cơ sở những thông tin chỉ đạo bằng điện thoại và bằng Fax. Việc theo dõi ghi chép phản ánh số liệu tài chính tại các chi nhánh đều là phản ánh theo phương pháp thống kê gửi về phòng kế toán công ty để hạch toán. Không phân cấp cho hạch toán độc lập. Mọi nghĩa vụ đối với nhà nước đều do công ty chịu trách nhiệm.
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng có một xưởng sản xuất để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng các phương tiện vận tải theo đơn đặt hàng và các phương tiện vận tải nhập về từ nước ngoài. Đặc biệt có nhiều khách hàng khi mua xe ô tô nhưng yêu cầu Công ty đăng ký, đăng kiểm hoặc hoán cải, cải tạo lại theo yêu cầu.Sơ đồ 1.2
Tổ chức xưởng sản xuất của Công ty CPĐT TM Việt Hưng
Xưởng trưởng
Thống kê kế toán
Kế hoạch kỹ thuật
Tổ gò hàn
Tổ gầm máy
Tổ
sơn
Tổ điện
Vệ sinh công cộng
Phục vụ tạp vụ
- Xưởng trưởng: Là người trực tiếp giám sát mọi hoạt động xảy ra hàng ngày, nắm bắt hoạt động SXKD của từng bộ phận để thường xuyên báo cáo trực tiếp với cấp trên. Là người lãnh đạo và ra mọi quyết định thuộc quyền hạn của mình.
- Kế hoạch kỹ thuật: Là người giám sát kỹ thuật cho các tổ. Thường xuyên xem xét kiểm tra máy móc, thiết bị cho các tổ. Đồng thời phải cung cấp số liệu liên quan cho cấp trên.
- Thống kê kế toán: là người thống kê, kiểm tra mọi số liệu hàng ngày xảy ra để báo cáo. Đồng thời là người chịu trách nhiệm đối với những số liệu báo cáo cấp trên.
- Các tổ: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc, thiết bị và nhân công lao động trong tổ. Chú ý thực hiện tốt các kế hoạch, phương hướng hoạt động của tổ, của DN.
- Vệ sinh công cộng: Chú ý giữ vệ sinh môi trường trong xưởng, thường xuyên kiểm tra các hệ thống điện trước giờ nghỉ. Hàng ngày phải dọn dẹp nơi làm việc của công nhân.
- Phục vụ tạp vụ: Chú ý đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt như: ăn ca, nghỉ giải lao… cho công nhân. Phục vụ tạp vụ cũng là người cung cấp bảo hộ lao động cho công nhân.
1.1.2.2: Đặc điểm thị trường:
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng là một công ty thương mại dịch vụ cho nên việc mở rộng, giữ vững và ổn định thị trường tiêu thụ là hết sức quan trọng. Đã từ 19 năm về trước Công ty đã mở rộng thị trường trên toàn quốc nhưng chủ yếu vẫn là thị trường các tỉnh Phía Bắc chiếm 80% và luôn ổn định.
Những năm gần đây do Công ty nhập khẩu nhiều chủng loại xe kể cả xe tải, xe du lịch, xe khách, các loại thiết bị công trình, máy ủi, máy xúc đào... từ các nước Hàn Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, Nga... Các loại hàng hoá trên đã được lưu hành cho nên thị trường luôn ổn định.
Từ tình hình thị trường và nhu cầu người sử dụng phương tiện vận tải ngày càng phát triển nên các loại hàng hoá nhập khẩu do Công ty nhập về đều được tiêu thụ nhanh và có hiệu quả.
Tại thời điểm này Công ty chọn phương án kinh doanh thông qua thị trường tiêu thụ từ những năm trước và uy tín của mình Công ty đã nhận đơn đặt hàng và thông tin trước sang nước ngoài. Sau đó Công ty cử người sang nước ngoài để chọn hàng và làm các thủ tục nhập khẩu theo quy định của Pháp luật hiện hành. Với kinh nghiệm nhiều năm làm công việc nhập khẩu đến nay Công ty đã kinh doanh ổn định đảm bảo đời sống cho người lao động, cơ sở vật chất ngày một tăng lên, vốn chủ sở hữu cũng được nâng lên.
1.2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
1.2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Là một Công ty chuyên kinh doanh thương mại và dịch vụ có quy mô và thị trường khá lớn trong cả nước nên bộ máy kế toán phải có phương thức tổ chức theo mô hình phù hợp với thực tế để tiện cho việc theo dõi, ghi chép, phản ánh số liệu đầy đủ chính xác và kịp thời. Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng được tổ chức theo loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán của Công ty tuy có nhiều người làm việc song cần thiết và đủ để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tài chính theo quy định của Luật thống kê kế toán và các chuẩn mực kế toán.
Mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CPĐT TM Việt Hưng
Trưởng phòng kế toán
( Kế toán trưởng)
Kế toán tổng hợp
(Phó phòng kế toán)
Kế toán quỹ
Kế
toán công nợ
Kế
toán thuế
Kế
toán ngân hàng
Kế
toán xưởng
Kế
toán nhà hàng
Chức năng nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán được cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, điều hành chỉ huy, chỉ đạo, phân công công việc đột xuất cần thiết phát sinh hàng ngày. Trực tiếp theo dõi về vốn, TSCĐ, công tác tài vụ trong Công ty. Cùng kế toán tổng hợp lập các loại báo cáo điều tra thống kê, báo cáo tài chinh quý, năm. Lập các phương án kinh doanh cho từng thương vụ mua bán, quan hệ giao dịch với các cơ quan quản lý tài chính, ngân hàng và các cơ quan chuyên ngành, các đối tác kinh doanh. Đặc biệt là cơ quan Thuế nhà nước. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các loại chứng từ, hồ sơ pháp lý.
- Kế toán tổng hợp kiêm Phó phòng kế toán: chịu trách nhiệm tổng hợp mọi phần hành kế toán phản ánh vào phần mềm kế toán, thay thế kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt. Trực tiếp theo dõi các tài khoản 153, 156, 331, 632, 154.
- Kế toán quỹ (Thủ quỹ): Theo dõi toàn bộ hoạt động của tiền mặt, kể cả thu tiền từ các hàng bán lẻ và nhà hàng ăn uống. Theo dõi thu các khoản do các xe khách liên tỉnh và xe buýt, thống kê hàng bán lẻ hàng ngày, kê vào mẫu sổ 06/BL để tổng hợp báo cáo cho kế toán thuế kê khai thuế và lập hoá đơn theo quy định của Luật quản lý thuế. Báo cáo kế toán trưởng hàng ngày. Cuối tháng kiểm kê quỹ lập biên bản xác định số tiền tồn quỹ theo quy định.
- Kế toán thuế: Theo dõi kê khai thuế hàng tháng và theo dõi hàng nhập khẩu, theo dõi các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất. Theo dõi toàn bộ các loại hoá đơn mua vào, nhập kho những loại hàng không thuộc phụ tùng thay thế mà xưởng đã theo dõi. Lập hoá đơn bán ra theo các hợp đồng mà kế toán công nợ và kế toán kho lập. Lập tờ khai thuế GTGT, Biểu kê mua vào, bán ra hàng tháng. Tập hợp chứng từ báo cáo kế toán trưởng theo lịch 2 ngày 1 lần.
- Kế toán công nợ và kế toán kho: lập các hợp đồng mua bán, lập Biểu kê bán lẻ vật tư, phụ tùng, thiết bị nhỏ, thanh toán lương hàng tháng cho tất cả cán bộ quản lý. Theo dõi BHXH, thông báo nợ, đi thanh toán tiền hàng, đi thu nợ. Kết hợp với kế toán ngân hàng rút hồ sơ các loại xe ô tô hoặc các loại hàng hoá trước khi bán cho khách hàng mà hàng đó do Công ty cầm cố sau khi mở L/C tại ngân hàng. Lập các hồ sơ xe, bàn giao cho khách hàng. Lập các bản thanh lý hợp đồng mua bán sau khi thanh toán xong tiền hàng. Báo cáo kế toán trưởng hàng ngày.
- Kế toán ngân hàng: Do đặc thù Công ty chủ yếu là mua hàng từ nước ngoài về nên việc theo dõi hoạt động của nghiệp vụ kế toán này rất phức tạp. Công ty phải mở tài khoản ở nhiều ngân hàng: Ngân hàng ngoại thương Hải Phòng, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Ngân hàng Công thương. Ngân hàng Nông nghiệp và ở các ngân hàng đêu phải mở 3 tài khoản tiền gửi: 1 tài khoản VNĐ, 1 tài khoản USD, 1 tài khoản EUR. Kế toán ngân hàng phải thường xuyên theo dõi tỷ giá hối đoái theo từng ngày để xác định chênh lệch tỷ giá tiền vay và trả nợ. Kế toán ngân hàng phải nắm bắt được quy luật giá trị để kịp thời quân sư cho kế toán trưởng và giám đốc xử lý luân chuyển tiền tệ cho hợp lý. Phải báo cáo kế toán trưởng hàng ngày thậm chí còn phải báo cáo từng lần chuyển tiền thanh toán và tỷ giá hối đoái từng giờ để kế toán trưởng kịp điều hành xử lý về mặt tài vụ.
- Kế toán nhà hàng: Chuyên theo dõi quản lý nhà hàng ăn uống, tập hợp các chi phí mua vào của nhà hàng, từng ngày báo cáo và nộp các loại chứng từ bán ra trong ngày vào ngày hôm sau (Mỗi ngày 1 lần). Viết hoá đơn GTGT cho khách hàng, thu ngân, lập báo cáo quỹ hàng ngày. Tuy nhiên việc lập sổ sách nhập - xuất và báo cáo chỉ mang tính thống kê còn việc hạch toán, định khoản gửi về cho kế toán trưởng giải quyết. Tạm ứng tiền mua hàng và thanh toán tiền hàng theo quy định 2 ngày 1 lần.
- Kế toán xưởng: Theo dõi toàn bộ hoạt động của xưởng sửa chữa. Nhập vật tư, phụ tùng, các loại vật liệu khác do phòng vật tư mua về. Xuất các loại vật tư, phụ tùng, vật liệu khác phục vụ cho nhu cầu sửa chữa. Chấm công, làm lương và tính tiền khoán sản phẩm cho các tổ sửa chữa. Báo cáo nhập - xuất - tồn kho theo quy định 10 ngày 1 lần. Báo cáo các việc cần thiết
khi kế toán trưởng yêu cầu. tập hợp mọi hoá đơn, chứng từ tập hợp báo cáo kế toán trưởng giải quyết 2 ngày 1 lần.
Trên đây chỉ nêu những nhiệm vụ cụ thể mà kế toán viên phải làm còn cụ thể hơn là kế toán trưởng đã phân công cho từng người theo dõi từng tài khoản đảm bảo đủ các tài khoản mà Công ty mở ra. Mọi chứng từ hạch toán phải thông qua kế toán trưởng ký và trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc ký duyệt xong kế toán tổng hợp vào phầm mềm kế toán. Bộ phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mếm ACSOFT do Phòng công nghiệp Việt Nam sáng chế theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
1.2.2: Đặc điểm việc tổ chức vận dụng chế độ kế toán:
1.2.2.1: Hệ thống chứng từ kế toán:
Trong quá trình hạch toán kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau:
Biểu 1.2: Hệ thống chứng từ kế toán
STT
Tên chứng từ
Số hiệu chứng từ
A. Chứng từ kế toán theo quyết định 15/2006-QĐBTC
I
Lao động tiền lương
1
Bảng chấm công
01a-LĐTL
2
Bảng chấm công thêm giờ
01b-LĐTL
3
Bảng thanh toán tiền lương
02-LĐTL
4
Bảng thanh toán tiền thưởng
03-LĐTL
5
Giấy đi đường
04-LĐTL
6
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
05-LĐTL
7
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
06-LĐTL
8
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
07-LĐTL
9
Hợp đồng giao khoán
08-LĐTL
10
Biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán
09-LĐTL
11
Bảng kê trích nộp theo lương
10-LĐTL
12
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
11-LĐTL
II
Hàng tồn kho
1
Phiếu nhập kho
01-VT
2
Phiếu xuất kho
02-VT
3
Biên bản nghiệm thu vật tư công cụ sản phẩm hàng hoá
03-VT
4
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
04-VT
5
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
05-VT
6
Bảng kê mua hàng
06-VT
7
Thẻ kho
07-VT
8
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
08-VT
9
Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ
09-VT
III
Bán hàng
1
Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi
01-BH
2
Thẻ quầy hàng
02-BH
IV
Tài sản cố định
1
Biên bản giao nhận TSCĐ
01-TSCĐ
2
Biên bản thanh lý TSCĐ
02-TSCĐ
3
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao
03-TSCĐ
4
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
04-TSCĐ
5
Biên bản kiểm kê TSCĐ
05-TSCĐ
6
Thẻ TSCĐ
06-TSCĐ
7
Bảng tinh và phân bổ khấu hao TSCĐ
07-TSCĐ
8
Tình hình tăng giảm TSCĐ
08-TSCĐ
V
Tiền tệ
1
Phiếu thu
01-TT
2
Phiếu chi
02-TT
3
Giấy đề nghị tạm ứng
03-TT
4
Gấy thanh toán tiền tạm ứng
04-TT
5
Giấy đề nghị thanh toán
05-TT
6
Biên lai thu tiền
06-TT
7
Biểu kiểm kê quỹ (VNĐ)
07-TT
8
Bảng kê chi tiền
08-TT
B. Các chứng từ khác
1
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
2
Danh sách lao động nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
3
Hoá đơn GTGT
01GTGT-3LL
4
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03PXK-3LL
5
Bảng kê mua hàng hoá không có hoá đơn
04/GTGT
1.2.2.2: Hệ thống sổ kế toán:
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng sử dụng phần mềm kế toán ACSOFT do Phòng công nghiệp Việt Nam sáng chế theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 với hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Việc vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên việc theo dõi chi tiết đều có sổ chi tiết của từng tài khoản, sổ này chính là sổ cái tài khoản, sổ kế toán tổng hợp phản ánh tổng hợp của từng tài khoản theo sổ chi tiết. Định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi được dùng để lập các chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối quý đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Biểu tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) để lập các Báo cáo tài chính
Quy trình ghi sổ kế toán ở Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Kiểm tra, đối chiếu
Ngoài ra Công ty còn mở thêm sổ TSCĐ, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, sổ theo dõi các tờ khai nhập khẩu, Sổ lương Công ty, sổ theo dõi các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt để nắm được số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp và sổ theo dõi các loại chứng từ nộp tiền vào NSNN.
1.2.2.3: Hệ thống báo cáo kế toán:
Ngoài việc báo cáo tài chính theo các biểu mẫu bắt buộc là:
- Biểu cân đối kế toán
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công ty còn phải nộp thêm cho cơ quan thuế các loại báo cáo như:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN - Mẫu số 03/TNDN (Ban hành kèm theo thông tư 60/2007 TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính).
- Phụ lục kết quả SXKD - Mẫu số 03-1A/TNDN (Ban hành theo thông tư 60/2007 TT- BTC).
- Phụ lục chuyển lỗ - Mẫu số 03-3/TNDN (Ban hành theo thông tư 60/2007 TT- BTC)
- Báo cáo quyết toán thuế (theo mẫu của cơ quan quản lý thuế).
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
- Biểu thống kê chứng từ nộp tiền vào NSNN
1.2.3: Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn thi hành.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài Chính.
- Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách: Công ty áp dụng luật thuế giá trị gia tăng hiện hành.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
Các loại thuế khác: Công ty thực hiện nộp theo quy định hiện hành.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG
2.1: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT HƯNG:
2.1.1: Tình hình trang bị và quản lý TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Tài sản cố định hữu hình tại Công ty CP ĐTTM Việt Hưng chủ yếu là các phương tiện vận tải bởi đặc thù của công ty là kinh doanh vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định và theo hợp đồng bằng xe ô tô khách, xe buýt, xe taxi. Tuy nhiên công ty cũng kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống nên TSCĐHH là nhà cửa và vật kiến trúc cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
Với đa dạng ngành nghề kinh doanh và với các chi nhành khác nhau nên thực sự vấn đề quản lý TSCĐHH đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn cũng như nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong công tác quản lý TSCĐHH, công ty cũng có những quy định sau:
- Mỗi TSCĐHH đều được lập một bộ hồ sơ gốc do phòng kế toán quản lý. Hồ sơ kế toán của một TSCĐHH là toàn bộ các chứng từ có liên quan đến TSCĐHH bắt đầu từ khi đưa TSCĐHH vào sử dụng cho đến khi thanh lý, nhượng bán.
- Định kì 6 tháng tiến hành kiểm kê TSCĐHH 1 lần, khi kiểm kê Giám đốc Công ty thành lập một hội đồng kiểm kê. Các thành viên trong hội đồng kiểm kê phải có đại diện của phòng vật tư, phòng kế toán, bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐHH. Ban kiểm kê sẽ thực hiện kiểm kê trực tiếp từng đối tượng, xác định số lượng TSCĐHH thừa, thiếu hoặc bị mất mát, thiếu hụt và tình trạng kỹ thuật để kiến nghị công ty xử lý. Khi kết thúc kiểm kê phải lập biên bản kiểm kê có chữ ký của các thành viên kiểm kê.
2.1.2: Phân loại TSCĐHH tại công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Việt Hưng:
Để thuận tiện cho việc quản lý TSCĐHH, Công ty tiến hành phân loại TSCĐHH theo 3 tiêu thức:
2.1.2.1: Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6443.doc