Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì

LỜI MỞ ĐẦU Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, là điều kiện cơ bản để giải phóng lao động chân tay, tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để khai thác triệt để về số lượng, thời gian, công suất của TSCĐ trực tiếp sản xuất và các TSCĐ khác thì doanh nghiệp phải phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để từ đó rút ra biện pháp cải tiến và sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả tốt nhất. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ chính là việc tổ chức ghi chép phản ánh để nắm được tình hình hiện có v

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tình hình biến động tăng giảm về TSCĐ của doanh nghiệp để có số liệu cung cấp cho việc phân tích tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Công tác hạch toán kế toán TSCĐ là một phần hành kế toán quan trọng của Doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình cũng như là nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp. Chính vì thấy được vai trò quan trọng đó của tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp ván nhân tạo & CBLS Việt Trì em đã lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì. Chương II: Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì. Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì. Do thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, trình độ và năng lực còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị trong phòng Kế toán của Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì: Xí nghiệp ván nhân tạo và CBLS Việt Trì là đơn vị trực thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán phụ thuộc. Xí nghiệp nằm tại: Phường Bến Gót – Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Chuyên sản xuất các loại ván dăm và ván sợi ép phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. 1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2003: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì trước đây là Xí nghiệp liên hiệp chế biến gỗ thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập năm 1970 và được giao nhiệm vụ xây dựng khu liên hợp chế biến gỗ Việt Trì. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 1973, nhưng do khó khăn về vốn nên mục tiêu ban đầu không đạt được. Đến cuối năm 1979 Xưởng sản xuất ván dăm công suất thiết kế 10.000 m3/năm hoàn thành đưa vào hoạt động, sản phẩm là ván dăm, với quy cách của sản phẩm là 1,75m x 3,65m có chiều dày từ 8mm đến 30mm. Xưởng sản xuất ván sợi ép công suất 2.000 m3/năm, thiết bị do Chính phủ Trung Quốc viện trợ, đang xây dựng dở dang phải dừng lại do sự kiện người Hoa năm 1978 và chiến tranh biên giới phía Bắc. Năm 1993, được sự chỉ đạo giúp đỡ của cấp trên – Xí nghiệp đã tổ chức lại sản xuất, tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung máy móc, thiết bị sản xuất và sửa chữa phục hồi hai xưởng sản xuất ván dăm và ván sợi ép. Năm 1994 Xưởng sản xuất ván sợi ép hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất thiết kế 2.000m3/năm, với quy cách của sản phẩm là 1mx2m, có chiều dày từ 2,2mm đến 6mm; Tại Quyết định số 568/TCCB ngày 31/08/1995 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quyết định thành lập Công ty chế biến ván nhân tạo, trực thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam. Trụ sở chính của Công ty tại Thị trấn Văn Điển - huyện Thanh Trì – Hà Nội. Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị thành viên của Công ty chế biến ván nhân tạo. Giai đoạn này, Xí nghiệp đã tổ chức lại sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm: thay đổi quy cách sản xuất ván dăm từ 1,75mx3,65m lên 1,83mx3,66m và ván sợi từ 1mx2m lên 1,22mx2,44m. Cải tạo hệ thống rải dăm nhằm nâng cao chất lượng bề mặt và chất lượng sản phẩm, dần dần đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của xí nghiệp từng bước được thị trường chấp nhận. Xí nghiệp duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo việc làm thường xuyên cho 225 cán bộ công nhân viên. Dây chuyền sản xuất ván sợi ép hoạt động có hiệu quả, hàng năm sản xuất 2.000 m3 ván sợi ép đạt 100% công suất thiết kế. Dây chuyền sản xuất ván dăm tuy chưa phát huy hết công xuất, hàng năm mới chỉ sản xuất từ 5.000 đến 6.000 m3 ván dăm nhưng cũng tạo việc làm ổn định cho công nhân của Xí nghiệp. 1.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Quyết định số 248/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/01/2003 sáp nhập Công ty vận tải và kinh doanh lâm sản Việt Trì, Xí nghiệp chế biến ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì, Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên và Nhà máy ván dăm Thái Nguyên thành Công ty ván dăm Thái Nguyên. Trụ sở chính của Công ty tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, chế biến ván nhân tạo, trồng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo. Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị thành viên trực thuộc Công ty ván dăm Thái Nguyên. Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, trong những năm từ 2003 đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp khởi sắc hơn, giá trị sản lượng của Xí nghiệp tăng lên, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập của cán bộ viên chức được nâng lên. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm được phản ánh qua một số chỉ tiêu ở Bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu khái quát tình hình sản xuất kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu 17.090.000 19.822.000 19.589.000 Nộp ngân sách 877.500 1.010.100 905.300 Lợi nhuận 342.200 213.500 500.000 Thu nhập bình quân 872 1.000 1.050 ( Số liệu lấy theo báo cáo kết quả SXKD của phòng Kế hoạch tiêu thụ của Xí nghiệp) 1.2 - Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý. 1.21 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Đối với sản xuất ván sợi ép: Quy trình công nghệ sản xuất ván sợi ép bao gồm 04 bước: Bước 1: Nguyên liệu gỗ được cắt khúc, băm dăm, nghiền bột thô và nghiền bột tinh tại phân xưởng nguyên liệu. Đồng thời keo được nấu tại phân xưởng keo. Bước 2: Trộn liệu gồm bột gỗ đã nghiền tinh với keo nấu và lên khuôn. Bước 3: Ép sơ bộ, cắt mép định hình và ép nhiệt. Bước 4: Cắt cạnh, tăng ẩm, kiểm nghiệm chất lượng và nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất ván sợi ép được biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván sợi ép: Nguyên liệu gỗ Cắt khúc Băm dăm Nghiền bột thô Hơi Keo nấu Ép sơ bộ Lên khuôn Quấy trộn Nghiền bột tinh Cắt mép định hình Ép nhiệt Cắt cạnh Nhập kho Kiểm nghiệm Tăng ẩm Đối với sản xuất ván dăm: Quy trình công nghệ sản xuất ván dăm bao gồm 04 bước: Bước 1: Nguyên liệu gỗ được cắt khúc, băm dăm ( gồm băm dăm tinh và băm dăm thô), sấy khô, nghiền dăm tinh tại phân xưởng nguyên liệu. Đồng thời keo được nấu tại phân xưởng keo. Bước 2: Trộn liệu gồm trộn dăm tinh đã nghiền tinh và dăm thô, sau đó phun keo nấu và rải dăm. Bước 3: Ép sơ bộ; Ép nhiệt. Bước 4: Cắt cạnh; Đánh bóng; Kiểm nghiệm chất lượng và nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất ván dăm được biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ván dăm: Băm dăm tinh Sấy khô Nghiền tinh Trộn dăm tinh Cắt khúc Phun keo nấu Băm dăm thô Sấy khô Trộn dăm thô Rải dăm Đánh bóng Cắt cạnh Ép sơ bộ Ép nhiệt Kiểm nghiệm Nguyên liệu gỗ Nhập kho 1.2.2 - Đặc điểm thị trường và sản phẩm. Đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm ván sợi ép và ván dăm là sản phẩm chế biến từ gỗ nguyên liệu, gỗ tận dụng, gỗ cành ngọn tỉa thưa của rừng trồng dùng để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp thay thế gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Sản phẩm không mối mọt, dễ bảo quản, dễ trang trí bề mặt lại có chất lượng tốt và đa dạng về kích thước dài, rộng và độ dày khác nhau nên phù hợp với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt. Đặc điểm thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của Xí nghiệp ở khắp các tỉnh trong địa bàn cả nước. Do sản phẩm phù hợp để sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ tiêu dùng: như bàn, ghế làm việc, tủ đựng tài liệu, đồ dùng gia đình và dùng trong công nghiệp, xây dựng…nên thị trường của sản phẩm tương đối rộng lớn tập trung nhất là Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh miền núi phía bắc. 1.2.3 - Đặc điểm tổ chức sản xuất: Việc tổ chức sản xuất của Xí nghiệp tập trung ở hai xưởng sản xuất: + Dây chuyền sản xuất ván dăm công suất 10.000 m3/năm. + Dây chuyền sản xuất ván sợi ép công suất 3.000 m3/năm. Quá trình sản xuất ván sợi ép và sản xuất ván dăm của Xí nghiệp được thực hiện ở 4 phân xưởng chính: Phân xưởng nguyên liệu, Phân xưởng bột, Phân xưởng xeo, Phân xưởng hoàn thành. Ngoài các phân xưởng sản xuất chính ra còn có các phân xưởng phụ trợ phục vụ cho sản xuất gồm: Phân xưởng động lực (Trạm điện, nồi hơi ); Phân xưởng cơ điện (lắp máy, điện, sửa chữa); Phân xưởng nấu keo. 1.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính: 1.2.4.1- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức SXKD: Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp được Công ty ván dăm Thái Nguyên phê duyệt. Bộ máy của Xí nghiệp bao gồm: 1 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 4 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất. Giám đốc Xí nghiệp do Tổng công ty bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Công ty ván dăm Thái Nguyên. Giám đốc Xí nghiệp là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, là người chỉ đạo chung mọi hoạt động của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Các Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc về một số lĩnh vực theo sự chỉ đạo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Các phòng chức năng: được thành lập và tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc theo phân công. Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức, bố trí cán bộ; Xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Quản lý tài chính, thực hiện các chế độ kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước…Giúp cho Ban giám đốc chỉ đạo hoạt động sản xuất của 02 xưởng sản xuất ván dăm và ván sợi ép theo nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tại các Xưởng có quản đốc và phó quản đốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành sản xuất trong phân xưởng. Trực tiếp chỉ đạo công nhân thực hiện kế hoạch sản xuất của phân xưởng được Xí nghiệp giao. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được cụ thể qua sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC Phó giám đốc Phòng TCHC Phòng KH tiêu thụ Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật KCS Xưởng ván sợi ép Xưởng ván dăm Phó giám đốc Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Xí nghiệp 1.2.4.2- Đặc điểm về phân cấp quản lý tài chính: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị hạch toán phụ thuộc tương đối với Công ty ván dăm Thái Nguyên. Xí nghiệp được Công ty giao tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán đến kết quả cuối cùng như một đơn vị hạch toán độc lập. Định kỳ lập và gửi báo cáo về tình hình hoạt động và tài chính về Công ty. Tình hình tài chính đặt dưới sự kiểm soát của Công ty ván dăm Thái Nguyên. Xí nghiệp có con dấu riêng, được Công ty uỷ quyền trong quan hệ giao dịch, thanh toán và quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hiện nay Xí nghiệp đang thực hiện giao dịch mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Phú Thọ. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. 1.3.1 - Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán: 1.3.1.1 Đặc điểm lao động kế toán: Xí nghiệp ván nhân tạo & chế biến lâm sản Việt Trì là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên Xí nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung, phân công trong phòng kế toán. Phòng kế toán gồm có 04 người, đều là cử nhân kinh tế, có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính, kế toán nói riêng, cụ thể như sau: Về đào tạo: trong 04 cán bộ kế toán thì cả 04 cán bộ đều có trình độ đại được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, chiếm 100%. Về thâm niên nghề: Kế toán trưởng có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm, 02 nhân viên kế toán có thời gian công tác trên 05 năm, 01 nhân viên có thời gian công tác dưới 05 năm. Về giới tính: Cả 04 lao động phòng kế toán đều là nữ, chiếm tỷ trọng 100%. Đặc điểm lao động kế toán của Xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2: Đặc điểm lao động kế toán STT Đặc điểm Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Trình độ Đại học 04 100 Cao đẳng - 2 Thâm niên nghề Trên 10 năm 01 25 Từ 5 năm -10 năm 02 50 Dưới 05 năm 01 25 3 Giới tính Nữ 04 100 Nam - 1.3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình tập trung. Mọi công việc hạch toán kế toán, thu, chi tài chính đều được thực hiện ở phòng kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được hợp tại phòng để thực hiện công tác tổ chức hạch toán kế toán và lập các báo cáo Tài chính đối với cấp trên và các cơ quan chức năng theo quy định. Bộ máy của phòng kế toán gồm có 04 người. Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của Xí nghiệp, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra tài chính, duyệt báo cáo kế toán, tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính. Các nhân viên kế toán bao gồm: Kế toán tổng hợp, TSCĐ: có nhiệm vụ ghi sổ cái và lập báo cáo kế toán thực hiện các nghiệp vụ kế toán TSCĐ, XDCB, chi phí sản xuất và xác định kết quả kinh doanh của Xí nghiệp. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán liên quan đến ngân hàng, phản ánh tình hình sử dụng lao động và thực hiện quỹ tiền lương, tính lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công nhân viên. Hạch toán và lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, có trách nhiệm hạch toán toàn bộ các khoản nhập, xuất nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa theo dõi các nghiệp vụ công nợ với người mua, người bán. Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của Xí nghiệp, theo dõi, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến quỹ của Xí nghiệp như: thu, chi, tạm ứng, … Bộ máy kế toán của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1.4: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp, TSCĐ Kế toán thanh toán Thủ quỹ 1.3.2 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán: Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Gốm 04 yếu tố: Chứng từ kế toán; Tài khoản kế toán; Sổ sách kế toán; Báo cáo kế toán. 1.3.2.1- Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán: Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ kế toán của Xí nghiệp bao gồm các mẫu bắt buộc và mẫu hướng dẫn bao gồm: + Bảng chấm công Mẫu hướng dẫn. + Bảng thanh toán tiền lương Mẫu hướng dẫn. + Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu hướng dẫn. + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu hướng dẫn. + Phiếu nhập kho Mẫu hướng dẫn. + Phiếu xuất kho Mẫu hướng dẫn. + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá Mẫu hướng dẫn. + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ Mẫu hướng dẫn. + Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá Mẫu hướng dẫn. + Phiếu thu Mẫu bắt buộc. + Phiếu chi Mẫu bắt buộc. + Biên bản giao, nhận TSCĐ Mẫu hướng dẫn. + Biên bản kiểm kê TSCĐ Mẫu hướng dẫn. + Biên bản dánh giá TSCĐ Mẫu hướng dẫn. + Biên bản thanh lý TSCĐ Mẫu hướng dẫn. + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu hướng dẫn. + Hoá đơn GTGT Mẫu bắt buộc. 1.3.2.2- Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán: Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các tài khoản sử dụng từ loại 1 đến loại 9, bao gồm các tài khoản cấp 1 và các tài khoản cấp 2. Tài khoản loại 1: TK111, TK112, TK131, TK133, TK138, TK141, TK142, TK151, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK157, TK159. Tài khoản loại 2: TK211, TK213, TK214, TK241, TK242, TK244. Tài khoản loại 3: TK311, TK315, TK31, TK333, TK334, TK335, TK338, TK 341, TK342. Tài khoản loại 4: TK411, TK413, TK414, TK418, TK421, TK431, TK441. Tài khoản loại 5: TK511, TK512, TK515, TK521, TK531, TK532. Tài khoản loại 6: TK 621, TK622, TK627, TK632, TK635, TK641, TK642. Tài khoản loại 7: TK711. Tài khoản loại 8: TK811, TK821 Tài khoản loại 9: TK911. 1.3.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán: Xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Các sổ sách kế toán tại Công ty gồm: Số cái, Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt và sổ chi tiết các tài khoản. Trình tự ghi sổ của Xí nghiệp được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung và các sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, thực hiện lập các báo cáo tài chính. 1.3.2.4- Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán: Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống các báo cáo tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) - Báo có kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) Các báo cáo kế toán quản trị gồm: - Kế hoạch sản xuất; Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; Kế hoạch lợi nhuận. - Tình hình công nợ phải thu, phải trả. 1.3.3 – Đặc điểm kế toán tài sản cố định: Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định chính là việc tổ chức ghi chép, phản ánh để nắm được tình hình hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ của doanh nghiệp để cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. * Chứng từ kế toán gồm: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Quyết định điều động tài sản. - Hoá đơn GTGT, vận chuyển. - Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. * Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 213. Kế toán Xí nghiệp còn sử dụng một số tài khoản cấp 2 của TK 211: 2111, 2112, 2113, 2114. * Trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Xí nghiệp được mô tả như sơ đồ sau: Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ theo hình thức sổ nhật ký chung Quyết định điều động TS; BB giao nhận, BB thanh lý, nhượng bán; hoá đơn GTGT… Thẻ tài sản cố định Sổ Nhật ký chung (TK211, 213,214) Sổ cái TK 211,213,214 Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ Báo cái tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết tài sản cố định Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định, biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các Hoá đơn mua TSCĐ… kế toán phản ánh số liệu vào các thẻ, sổ kế toán chi tiết có liên quan, đồng thời ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, từ nhật ký chung kế toán ghi sổ cái cho các tài khoản. Cuối tháng từ sổ thẻ kế toán chi tiết kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết và đối chiếu số liệu với sổ cái; Từ sổ cái vào bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ vào số liệu từ bảng cân đối số phát sinh và sổ tổng hợp chi tiết cuối tháng để lập báo cáo tài chính. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP VÁN NHÂN TẠO VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN VIỆT TRÌ 2.1. Đặc điểm tài sản cố định và các quy định quản lý tài sản cố định: 2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định: Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt trì có chức năng chính là sản xuất ván dăm và ván sợi ép, chính vì vậy TSCĐ của Xí nghiệp gồm các loại chủ yếu như: - TSCĐ hữu hình: Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất gồm: Dây chuyền sản xuất ván dăm; Dây chuyền sản xuất ván sợi ép; Nhà xưởng và các công trình phụ trợ phục vụ cho sản xuất. - TSCĐ vô hình: Phần mềm kế toán. Các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Xí nghiệp đều có xuất xứ từ Trung Quốc và Nam Tư. Do được mua sắm và viện trợ từ nhiều năm nay nên dây chuyền sản xuất chính của Xí nghiệp đến nay đã quá cũ, các máy móc thiết bị và nhà xưởng đã trích khấu hao gần hết. Để có thể đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một yêu cầu đặt ra đối với Xí nghiệp là phải biết khai thác và sử dụng hợp lý, đồng bộ tất cả các nguồn lực, trong đó máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng. Xí nghiệp cần phải chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu, đổi mới dây chuyền thiết bị nhằm tạo ra năng suất cao và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận. 2.1.2. Phân loại tài sản cố định. Xí nghiệp có rất nhiều loại tài sản cố định hữu hình khác nhau, mỗi loại TSCĐ có đặc điểm, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, Xí nghiệp phải phân loại TSCĐ. Hiện nay việc phân loại Tài sản cố định tại Xí nghiệp được tiến hành theo 02 cách: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. Phân loại Tài sản cố định theo hình thái biểu hiện. 2.1.2.1. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. Tài sản cố định của Xí nghiệp được hình thành từ 03 nguồn vốn sau: - TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách cấp: 31.059.931.320 đồng. - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung: 870.351.890 đồng. - TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn vay: 375.506.800 đồng. ( Số liệu đến 31/12/2007) 2.1.2.2. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện. Theo cách phân loại này Tài sản cố định của Xí nghiệp được phân thành các loại sau: - Loại 1- Nhà xưởng, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: + Nhà xưởng gồm: Nhà xưởng của các phân xưởng sản xuất; Nhà xưởng của xưởng ván Dăm, xưởng Ván sợi; nhà làm việc của các phòng ban, nhà kho. + Vật kiến trúc gồm: Hàng rào, tháp nước, Bể chứa nước, Hệ thống cấp nước, bể lắng nước thải, trạm biến thế, bể xử lý nước, trạm bơm nước thải... - Loại 2- Máy móc, thiết bị sản xuất: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động SXKD của Xí nghiệp như: Dây chuyền sản xuất ván dăm, dây chuyền sản xuất ván sợi ép, máy cưa đĩa, máy phay, máy tiện gỗ, máy khoan bào, máy bào cuốn, máy hàn, máy tiện kim loại, bàn ép thuỷ lực, nồi nấu keo, máy hàn điện, máy hàn hơi, cân bàn điện tử, máy cân... - Loại 3- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm ô tô, …. + Loại 4 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động SXKD của Xí nghiệp như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy phô tô copy, máy điều hoà... Tình hình phân loại TSCĐ của Xí nghiệp được thể hiện qua biểu sau: Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình 32.305.790.010 9.556.041.329 1. Nhà cửa vật kiến trúc 9.142.910.571 3.743.074.503 2.Máy móc thiết bị 22.732.017.029 5.635.051.293 3. Phương tiện vận tải 346.761.500 151.682.135 4. Thiết bị văn phòng 84.100.910 26.233.398 TSCĐ vô hình 22.500.000 8.665.668 1. Phần mềm kế toán 22.500.000 8.665.668 Biểu 2.1: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: 2.1.3. Quy định quản lý Tài sản cố định tại Xí nghiệp: Toàn bộ tài sản của Xí nghiệp được quản lý tập trung và phân cấp quản lý đến các phân xưởng, phòng ban và bộ phận sử dụng. Tại Xí nghiệp, TSCĐ được quản lý tương đối chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc do Nhà nước quy định: - Đối tượng ghi TSCĐ: là từng tài sản có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một chức năng nhất định và thoả mãn 4 tiêu chuẩn của TSCĐ theo chế độ tài chính hiện hành (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC) là: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy. + Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên. + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (Từ 10.000.000 đồng trở lên). - Mọi TSCĐ trong Xí nghiệp đều có bộ hồ sơ riêng: được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định. - Tài sản cố định được Xí nghiệp quản lý theo 3 chỉ tiêu giá trị là: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. - Định kỳ hàng năm, cuối năm tài chính Xí nghiệp đều tiến hành kiểm kê tài sản cố định nhằm mục đích quản lý tình trạng sử dụng của TSCĐ, xem xét TSCĐ nào không còn khả năng phát huy hiệu quả để tiến hành thanh lý, nhượng bán và có kế hoạch mua sắm, trang bị TSCĐ mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. Phát hiện kịp thời các trường hợp thừa, thiếu TSCĐ để tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 2.2. Thực trạng về kế toán Tài sản cố định: 2.2.1. Thực trạng về kế toán biến động TSCĐ: 2.2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán tăng, giảm TSCĐ: 2.2.1.1.1.Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐ: Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm: Căn cứ vào Hoá đơn mua TSCĐ (Hoá đơn Giá trị gia tăng); Hồ sơ kỹ thuật (sau khi đã được bộ phận KCS kiểm tra); các chứng từ liên quan khác (Hợp đồng mua bán hàng hoá, Biên bản thanh lý hợp đồng, Phiếu chi, Giấy báo chuyển tiền...) để bộ phận mua TSCĐ lập Biên bản giao nhận TSCĐ trình Giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt và bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng. Các chứng từ được chuyển về bộ phận kế toán để kế toán ghi sổ TSCĐ, ghi vào các sổ kế toán liên quan về thanh toán, vốn bằng tiền, vốn vay (TK211; TK 214; TK 331; TK 133; TK 111; TK 112 ...). Trong quý II/2008 theo kế hoạch mua sắm được duyệt. Ngày 18/4/2008 Xí nghiệp mua một bộ máy điều hoà Nagakawa C286 của Công ty TNHH Thanh Linh về trang bị cho Phòng tổ chức. Theo Hoá đơn GTGT BU/2008B-0002533: Giá mua không có thuế GTGT là 14.090.909 đồng, thuế GTGT 10% là 1.409.091 đồng. Tổng giá thanh toán là 15.500.000 đồng. Theo Hợp đồng mua bán hàng hoá số 12/HĐMB ngày 18/4/2008 đã ghi: Giá bán trên bao gồm cả cước vận chuyển, công lắp đặt và các phụ kiện phát sinh tại nơi sử dụng. Chứng từ gồm: - Hợp đồng mua bán hàng hoá số 12/HĐMB-XNVNT/2008 (mẫu chứng từ của Công ty TNHH Thanh Linh). - Hoá đơn giá trị gia tăng BU/2008B- 0002533 - Biên bản giao nhận TSCĐ: bàn giao cho phòng Tổ chức hành chính sử dụng sau khi Công ty TNHH Thanh Linh đã lắp đặt xong theo Hợp đồng mua bán hàng hoá số 12. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau: Căn cứ Quyết định số 25 của Giám đốc Xí nghiệp về việc mua sắm trang bị mới TSCĐ cho các bộ phận trong Xí nghiệp, Phòng kế hoạch vật tư ký hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty TNHH Thanh Linh. Sau khi mang hàng đến lắp đặt xong, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ/chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp) để bàn giao máy điều hoà cho bộ phận sử dụng - Phòng tổ chức hành chính. HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT- 3 LL Liên 2: Giao khách hàng Ngày 18 tháng 4 năm 2008 BU/B 0002533 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thanh Linh Địa chỉ: Tiên cát – Việt Trì - Phú Thọ Số tài khoản: Điện thoại: MS 2 6 0 0 1 9 6 1 9 6 1 Họ tên người mua hàng : Trần Thanh Quang Tên đơn vị: XN ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì Địa chỉ: Phường Bến gót - TP Việt Trì Số tài khoản: Hình thức thanh toán: TM MS 4 6 0 0 3 0 8 6 1 1 - 0 0 2 TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 Điều hoà NagaKawa C286 Bộ 01 14.090.909 14.090.909 Cộng tiền hàng 14.090.909 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 1.409.091 Tổng cộng tiền thanh toán 15.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười lăm triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Trần Thanh Quang Hoàng Phúc Lê Đức Mạnh Biểu 2.2: Hoá đơn giá trị gia tăng XN VÁN NHÂN TẠO VÀ CBLS VIỆT TRÌ PHÒNG TỔ CHỨC BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Ngày 18 tháng 4 năm 2008 Mẫu số 01-TSCĐ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) Số: 01 Nợ: 211 Có: 111 Căn cứ Quyết định số: 25/QĐ-GĐ ngày 17/4/2008 của Giám đốc Xí nghiệp v/v mua sắm TSCĐ Ban giao nhận TSCĐ gồm: Ông Lê Đức Mạnh - Giám đốc Công ty TNHH Thanh Linh Đại diện bên giao. Ông Nguyễn Quang Sinh- Giám đốc Xí nghiệp - Đại điện bên nhận Ông Trần Thanh Quang - Trưởng phòng TCHC - Đại diện bên nhận Bà Hứa Thị Ngọc Oanh - Trưởng phòng Kế toán - Đại diện bên nhận Địa điểm bàn giao: Tại phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp. Xác nhận việc giao nhận: S T T Tên, ký hiệu, qui cách Số hiệu TSCĐ Nước SX Năm sx Năm đưa vào sử dụng Công suất, diện tích thiết kế Tính nguyên giá TSCĐ Giá mua Chi phí vận chuyển Nguyên giá Tài liệu kỹ thuật A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Điều hoà Nagakawa C286 28000 BTU LD Việt Nhật 2007 2008 14.090.909 14.090.909 Cộng 14.090.909 14.090.909 Dụng cụ phụ tùng kèm theo Số TT Tên, qui cách dụng cụ phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 G._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6427.doc
Tài liệu liên quan