Kế toán tài sản cố định tại khu du lịch sinh thái Thác Đa

Lời nói đầu Như ta đã biết tài sản cố định (TSCĐ) là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ có tác động mạnh mẽ đối với năng suất và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật thì TSCĐ trong c

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định tại khu du lịch sinh thái Thác Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác doanh nghiệp sản xuất không ngừng đổi mới cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ cũng không ngừng được cải thiện và hoàn thiện. Để đáp ứng được yêu cầu đó thì việc hạch toán TSCĐ cũng phải cải tiến và hoàn thiện, có như vậy mới đảm bảo cung cấp kịp thời tài liệu cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý chặt chẽ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại khu du lịch sinh thái Thác Đa em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “kế toán TSCĐ ”. Nội dung của báo cáo thực tập gồm ba phần: Phần I: Đánh giá thực trạng công tác kế toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Phần II: Nội dung chính của Báo cáo thực tập. Phần III: Kết luận. Mặc dù đã hết sức cố gắng song so trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình viết báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường Trung học Thương mại Du lịch - Hà Nội và cán bộ, nhân viên ở phòng kế toán ở khu du lịch sinh thái Thác Đa để báo cáo của em đảm bảo cả về mặt lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần một đánh giá thực trạng công tác kế toán của khu du lịch sinh thái thác đa. I. Đặc điểm tình hình của khu du lịch sinh thái Thác Đa. 1. Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động và vị trí của khu du lịch sinh thái Thác Đa với ngành. Tên công ty: Khu du lịch sinh thái Thác Đa. Địa chỉ : Thôn Mường Cháu xã Vân Hoà - Ba Vì - Hà Tây. Điện thoại : 034881557 Khu du lịch sinh thái Thác Đa thuộc chi nhánh Hà Tây – Công ty công nghệ Việt Mỹ được thành lập theo chủ trương xây dựng một khu vực trồng cây ăn quả năng suất cao của Tổng Giám Đốc AII Đinh Đức Hữu, trên cơ sở 89,9 ha đất nhận khoán của Vườn Quốc Gia Ba Vì . Trong quá trình tìm hiểu phát tuyến đã phát hiện râ trong diện tích có nhiều cảnh quan đẹp rất thuận lợi cho xây dựng một mô hình khu du lịch sinh thái. Vấn đề này đã được Tổng Giám Đốc công ty cân nhắc và quyết định thay đổi phương hướng đầu tư xây dựng một khu du lịch có tầm cỡ. Khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì được ra đời từ đây. Với tiến trình xây dựng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, từ tháng 11 năm 1999 đến tháng 6 năm 2000 toàn khu đã được hoàn tất với tính chất của một khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Vào ngày 13/9/2000 chi nhánh đã tổ chức phục vụ thành công lễ đặt tên cho khu du lịch là “Thác Đa – Ba Vì”.Từ đây chi nhánh đã có “ một tiếng vang”. Du khách đã có những nhận xét tốt vì tốc độ xây dựng và hướng đi đúng đắn của công trình. Tuy “tuổi đơi” còn trẻ nhưng “Thác Đa – Ba Vì” đã làm cho các cấp lãnh đạo phải quan tâm, chứng tỏ có một sức hút rất lớn. Sức hút đó được thể hiện bởi những gì mà “Thác Đa – Ba Vì” đã đang và sẽ làm lên. Được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0302000002 do UBND tỉnh Hà Tây ký ngày 11/6/2004 (cấp bổ sung) cho công ty được phép hoạt động các ngành nghề: Chế biến hoa quả, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng nông, thuỷ và súc sản. Du lịch sinh thái thăm vườn cây ăn quả. Kinh doanh khách sạn, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng. Sản xuất nước tinh lọc đóng chai. Tóm lại Thác Đa là một khu du lịch được đầu tư đồng bộ có chiều sâu và mang đậm bản sắc văn hóa. Dựa trên nền tảng tận dụng địa thế thiên nhiên, núi rừng để tạo nên sự hài hoà giữa công trình và cảnh quan thiên nhiên và đáp ứng được nhu cầu vui chơi của du khách vừa đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh diễn ra cũng rất tốt. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị Công ty đang từng bước hoàn thành bộ máy quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên môn, nhân viên có trình độ đáp ứng được công việc: năng động, sáng tạo, đổi mới… Cũng như các công ty khác, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý của khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì có những đặc điểm riêng. Cụ thể là: - Công ty tổ chức quản lý theo một cấp, đứng đầu là Ban Giám đốc trực tiếp chỉ đạo đến từng phân xưởng sản xuất và từng phòng ban tiếp đón khách du lịch. - Ngoài ra Công ty có hai Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo về mặt sản xuất để trợ giúp cho giám đốc. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Phòng tài chính: Làm công tác nhân sự, giúp Giám đốc công ty thực hiện công tác tổ chức quản lý. Lập định mức đơn giá tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phòng tài chính kế toán: Giám sát kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tiền tệ. Bên cạnh đó còn tổ chức sử dụng nguồn vốn phục vụ đầy đủ cho sản xuất. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán bằng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh của Thác Đa – Ba Vì. Đồng thời còn hạch toán giá thành sản phẩm, hạch toán các chi tiết sản xuất, tiền lương…Như vậy phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu và phân tích tình hình tài chính để cung cấp thông tin chính xác cho Giám đốc về tình hình sản xuất của công ty. - Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc trong cac lĩnh vực xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lý phân phối nguyên vật liệu, hàng hoá của công ty. - Phòng vật tư: Làm công tác tiếp thụ, tiêu thụ sản phẩm. - Phòng kinh doanh: Quản lý phân phối sản phẩm và thực hiện Marketinh. SƠ Đồ Bộ MáY QUảN Lý. Giám đốc Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh Phòng hành chính Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Qua sơ đồ ta thấy với cơ cấu này thì Giám đốc khu du lịch sinh thái Thác Đa – Ba Vì sẽ chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén kịp thời. 3. Tổ chức bổ máy kế toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. 3.1. Đặc điểm. Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã chọn “kế toán tập chung” là hình thức hạch toán. Bộ máy kế toán đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho Giám đốc, thực hiện công tác cho công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động tài chính theo pháp luật, nhằm cung cấp những thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khu sinh thái mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra bộ máy kế toán còn có chức năng tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Ghi chép số liệu ban đầu một cách chính xác đúng với chế độ kế toán hiện hành. - Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung công tác kế toán toàn công ty. Tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ cho các kế toán viên, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật. Lập Báo cáo tài chính, xét duyệt các Báo cáo của Công ty trước khi gửi tới các cơ quan chức năng. - Kế toán vật tư: Chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, thủ tục về chứng từ, sổ sách xuất nhập nguyên vật liệu…Giải quyết kịp thời những vấn đề ứ đọng vốn, giám sát việc chấp hành thu mua cấp phát dự trữ vật tư. - Kế toán tiền lương: Tổ chức hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương; ghi sổ kế toán; báo cáo phân tích các thông tin lao động tiền lương về văn phòng Giám đốc; trích các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý đầy đủ công suất của TSCĐ; đặt ra công tác hạch toán TSCĐ; tính đúng nguyên giá TSCĐ Ngoài ra còn có kế toán Ngân hàng, kế toán tổng hợp, kế toán công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiền lương và các khoản phải thu Kế toán vật tư công cụ dụng cụ Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán tài sản cố định Kế toán thu chi với tiền mặt Thủ quỹ 3.2. Đặc điểm công tác kế toán. ở đây công ty áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối sổ phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra. Qua sơ đồ trên ta thấy: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung sau đó theo căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ 3, 5,10…ngày tổng hợp từ sổ nhật ký đặc biệt lấy các số để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Cộng số liệu trên sổ cái vào bảng cân đối kế toán. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ các sổ chi tiết). Nhờ vậy kế toán của công ty nắm bắt được tình hình toàn bộ thông tin, từ đó kiểm tra đánh giá chỉ đạo thống nhất công tác kế toán của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác hạch toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. 4.1. Những thuận lợi: Mặc dù bề dày lịch sử phát triển chưa cao song khu du lịch sinh thái Thác Đa đã tạo cho mình được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách. Với sự linh hoạt, nhạy bén trong bộ máy quản lý của ban lãnh đạo Công ty nói chung và Bộ máy kế toán nói riêng. Riêng về bộ máy kế toán, công ty đã đưa cán bộ đị bồi dưỡng chuyên ngành thêm, chính vì thế mà trình độ tay nghề cán bộ kế toán trong công ty nói chung là đồng đều. Bên cạnh đó Công ty có đầy đủ cơ sỏ vật chất kỹ thuật để các cán bộ kế toán làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra Ban Giám đốc rất đỗi quan tâm đến gia đình, tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ sẻ chia. Nhờ đó mà đội ngũ kế toán được phát huy hết sức lực, trình độ, sự năng động sáng tạo trong công việc của mình. 4.2. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn chưa được khắc phục song chỉ là tối thiểu. Do mới được thành lập nên công ty còn “non trẻ”, đội ngũ cán bộ năng lực cao nhưng kinh nghiệm đối chọi với thị trường còn thấp. Kết luận: Tất cả những khó khăn và thuận lợi đó đều là những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. II. Thực trạng công tác kế toán của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Về phần TSCĐ. 1. Hạch toán chi tiết TSCĐ đại bộ phận sử dụng. Để hạch toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ ở bộ phận sử dụng, kế toán sử dụng biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ đểu mở một sổ theo dõi tài sản. Sổ này không những dùng để ghi chép tình hình tăng giảm TSCĐ mà ghi chép cả tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ các bộ phận sử dụng. 1.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán. Để hạch toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ ở phòng kế toán, kế toán sử dụng biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Khi có TSCĐ thanh lý, nhượng bán công ty phải thành lập một Hội đồng thanh lý, nhượng bán. + Xác định giá bán của TSCĐ thanh lý nhượng bán. + Thông báo và tổ chức đấu giá. + Tiến hành thanh lý nhượng bán và lập biên bản thanh lý. Khi hạch toán chi tiết ở phòng kế toán, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và thẻ TSCĐ được thể hiện việc hạch toán chi tiết TSCĐ. Cụ thể: Khi có TSCĐ tăng, công ty lập biên bản giao nhận TSCĐ, khi có TSCĐ giảm công ty lập biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ…Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán ghi vào thẻ TSCĐ và ghi vào sổ TSCĐ. + Thẻ TSCĐ: Được dùng để theo dõi ghi chép từng thứ TSCĐ. Mỗi TSCĐ lập một thẻ TSCĐ ghi nguyên giá, giá trị hao mòn đã trích hàng năm và tình hình thay đổi nguyên giá cũng như các thông số liên quan đến TSCĐ. + Sổ TSCĐ: Là một sổ kế toán chi tiết mở để theo dõi từng loại TSCĐ, mỗi TSCĐ được mở một quyể hoặc loại TSCĐ - một quyển nhưng mỗi loại được dùng một số trang nhất định. Khi ghi sổ TSCĐ phải đựơc ghi các chỉ tiêu cơ bản như bien bản giao nhận TSCĐ, như số hiệu của TSCĐ: nước sản xuất, năm tháng đưa vào sử dụng, nguyên giá TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao một năm, số tiền khấu hao một năm, số khấu hao cộng dồn tính từ thời điểm ghi giảm TSCĐ và số hiệu ghi ngày, tháng, lý do giảm TSCĐ. 1.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ. Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản: 211 “TSCĐ hữu hình” 213 “TSCĐ vô hình” 214 “Hao mòn TSCĐ” 1.2.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ. ở đây khu du lịch sinh thái Thác Đa đã áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (theo thời gian). Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng để xác mức trích khấu hao hàng năm cho TSCĐ theo công thức: Nguyên giá TSCĐ Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Mức trích khấu hao hàng quý của TSCĐ = 4 quý Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ = 12 tháng 1.2.2. Phương pháp lập bảng và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có bốn chỉ tiêu. - Chỉ tiêu I: Số khấu hao đã trích tháng trước. Chỉ tiêu này được lấy từ bảng tính khấu hao tháng trước. - Chỉ tiêu II: Số khấu hao trong tháng này. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở các bản bàn giao tăng TSCĐ tháng trước. Mỗi biên bản được ghi một dòng sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu II. - Chỉ tiêu III: Số khấu hao giảm trong tháng này. Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở các biên bản thanh lý, biên bản nhượng bán và các biên bản giảm TSCĐ của tháng trước. Mỗi biên bản được ghi một dòng sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu III. - Chỉ tiêu IV: Số khấu hao phải tính tháng này. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng của chỉ tiêu I và II trừ đi chỉ tiêu III. 1.2.3. Kế toán khấu hao TSCĐ. - Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tăng, giảm hao mòn TSCĐ kế toán sử dụng tài khoản 214 (2141) và một số tài khoản khác có liên quan. - Chứng từ hạch toán: Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ và Bảng khấu hao TSCĐ. - Trình tự ghi sổ kế toán khấu hao TSCĐ: căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán định khoản. Qua phần thực trạng công tác kế toán về nội dung TSCĐ trên ta có sơ đồ luân chuyển chứng từ sau: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Các chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT Hoá đơn bán hàng Biên bản giao nhận TSCĐ ………………… (Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 211, TK 213 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, TK 213 Bảng tổng hợp chi tiết BáO CáO Kế TOáN Bảng cân đối tài khoản Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phần Hai Nội dung kế toán TSCĐ và công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở khu du lịch sinh thái Thác Đa. A. Cơ sở lý luận chung về kế toán TSCĐ I. Sự cần thiết tổ chức kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. 1. Khái niệm TSCĐ. 1.1. Khái niệm: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào các gía trị sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. 1.2.Đặc điểm của TSCĐ - Tham gia nhiều vào chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ - TSCĐ bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của chúng được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi, sự ghiệp… - Đối với TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về mặt pháp luật…Giá trị của TSCĐ vô hình cũng được chuyển dịch dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Yêu cầu quản lý TSCĐ. - Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (Bộ hồ sơ gồm có: biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan). TSCĐ phải được phân loại, thống kê đánh số có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. Đối với những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐ theo nguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán. - Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như những TSCĐ bình thường. - Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. 3. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có. Tình hình tăng, giảm, di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ hợp lý hiệu quả. - Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng TSCĐ. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ có hiệu quả. - Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa TSCĐ vào cho phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo đúng đối tượng sử dụng TSCĐ. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch về chi phí sưả chữa. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các loại sổ cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy đinh. Kiểm tra và giám sát tình hình tăng, giảm TSCĐ. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại TSCĐ theo đúng quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ, phân tích tình hình trang bị, huy động sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ II. Phân loại và đánh giá TSCĐ. 1. Phân loại. TSCĐ của doanh nghiệp được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau như phân loại theo hình thái biểu hiên, phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, phân loại theo quyền sở hữu… 1.1. Phân loạitheo hình thái biểu hiện. Theo cách phân loại này thì TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị… - Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy. + Có thời gian sử dụng một năm trở nên. + Có gía trị từ 10 triệu đồng trở nên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện đựơc chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. - Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Mọi chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình nhưng không hình thành nên TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. 1.2. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật. Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ thì toàn bộ TSCĐ hữu hình và vô hình của doanh nghiệp được chia thành các nhóm tài sản chi tiết cụ thể hơn. - Đối với TSCĐ hữu hình: Thuộc loại này bao gồm + Nhà cửa, vật kiến trúc. + Máy móc, thiết bị. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. + Thiết bị dụng cụ quản lý. + TSCĐ hữu hình khác: Gồm toàn bộ các TSCĐ mà chưa liệt kê vào các loại tài sản cố định trên như: tranh ảnh, tấc phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật… - Đối với TSCĐ vô hình: + Quyền sử dụng đất. + Quyền phát hành. + Bản quyền, bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy nhượng quyền… 2. Đánh giá TSCĐ. 2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. Đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. - Đối với TSCĐ hữu hình do mua sắm (kể cả mua mới và mua TSCĐ đã sử dụng) Nguyên giá Chi phí Thuế nhập TSCĐ do = Giá mua + liên quan + khẩu mua sắm khác (nếu có) Trong đó: + Giá mua là giá đã trừ chiết khấu thương mại và giảm giá được hưởng, nó được tính tuỳ theo trường hợp như sau: Nếu TSCĐ mua về dùng cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì gía mua là giá chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào. Nếu TSCĐ mua về dùng cho sản xuất kinh doanh và hoạt động khác không thuộc diện chịu thuế gía trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. + Chi phí liên quan khác bao gồm: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ được vốn hoá, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ… Đánh giá TSCĐ vô hình theo nguyên giá Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định cụ thể như sau: Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá ), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụngtheo dự tính - Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn va quyền sử dụng đất lâu dài): là quyền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí do đền bù giải phóng mặt bằng. Lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình xây dựng trên đất), hoặc la giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. - Nguyên giá TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng các chi phí liên quan đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. - Nguyên giá TSCĐ là quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: Là toàn bộ các chi phí thực tế liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hoá. 2.2.Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại của TSCĐ là phần nguyên giá TSCĐ chưa bị khấu hao hết. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế (hao mòn đã trích) Trường hợp có quyết định đánh giá lại TSCĐ thì giá trị còn lại của TSCĐ phải được điều chỉnh theo công thức: Giá trị còn lại Giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ sau khi đánh giá của TSCĐ sau khi = của TSCĐ trước khi x đánh giá lại đánh giá lại Nguyên giá TSCĐ trước khi đáng giá Trong trường hợp đánh giá lại TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ có thể được xác định bằng giá trị thực tế theo biên bản kiểm kê đánh giá lại tài sản. B. Thực trạng về hạch toán công tác công tác kế toán TSCĐ ở Khu du lịch sinh thái Thác Đa. I. TSCĐ của Khu du lịch sinh thái Thác Đa. Chủ yếu là nhà cửa gồm: Hai khu nhà nghỉ ( I&II ). Nhà văn phòng. Máy móc thiết bị… Riêng nhà nghỉ được xây dựng dưới dạng nhà sàn, nhưng bên trong đầy đủ tiện nghi như một nhà nghỉ tốt.Mỗi nhà gồm có 5 phòng. - Nguyên giá TSCĐ có đến cuối năm 2005 là: 3.327.450.000 - Giá trị hao mòn có đến cuối năm 2005 là : 944.864.000 - Hệ số hao mòn là : Như vậy TSCĐ của công ty vẫn còn tương đối mới, chứng tỏ doanh nghiệp đãthường xuyên đổi mới trang bị tài sản cố định. Đây là một biểu hiện tốt. Phân loại TSCĐ. Để theo dõi quản lý chặt chẽ nắm bắt được tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ, công ty đã thực hiện tốt phân loại theo hai cách: - Phân loại theo kết cấu - Phân loại theo nguồn 1. Phân loại theo kết cấu Theo tiêu thức này TSCĐ được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình ở khu du lịch sinh thái Thác Đa có đến đầu năm 2005 được liệt kê theo bảng tổng hợp TSCĐ sau: Đơn vị: Khu du lịch sinh thái Thác Đa. Địa chỉ: Ba Vì - Hà Tây. BảNG TổNG HợP TSCĐ Năm 2005 ĐVT: 1.000 đ. STT Tên TSCĐ Nguyên giá Năm sử dụng Giá trị đã hao mòn Giá trị còn lại 1. 2. 3. 4. Máy móc thiết bị động lực. - Máy phát điện. Phương tiện vận tải . - ô tô vận tải 1.5 tấn Nhà cửa vật kiến trúc. - Nhà nghỉ I - Nhà nghỉ II - Cửa hàng ăn uống - Hệ thống hồ bơi - Nhà văn phòng Máy móc thiết bị công tác. - Máy điều hoà. - Máy tính. 200.000 200.000 255.000 255.000 2.772.150 1.170.803 1.202.762 142.150 126.435 130.000 100.000 26.200 73.800 15 10 20 20 20 20 20 10 10 152.000 52.000 57.500 57.500 707.716 280.836 304.150 52.130 30.100 40.500 45.130,2 23.380,2 21.750 47.800 147.800 197.500 197.500 2.064.434 889.967 898.612 90.020 96.335 98.500 54.869,8 5.819,7 49.050,1 Cộng 3.327.150 862.549,2 2.464.600,8 Qua bảng trên ta thấy: - Máy móc thiết bị động lực: + Máy phát điện – Nguyên giá: 200.000.000đ - Phương tiện vận tải: + Một ô tô vận tải IFA 1,5 tấn – Nguyên giá: 255.000.000đ - Nhà cửa vật kiến trúc. + Nhà nghỉ I – Nguyên giá: 1.170.803đ + Nhà nghỉ II – Nguyên giá: 1.202.762đ + Cửa hàng ăn uống: 142.150đ + Hệ thống hồ bơi: 126.435đ + Nhà văn phòng: 130.000đ Máy móc thiết bị công tác: + Máy điều hoà - Nguyên giá: 26.200đ + Máy tính : 73.800đ TSCĐ vô hình ở công ty bao gồm: Quyền sử dụng đất: 89,9ha. 2. Phân loại theo quyền sở hữu. - TSCĐ tự có là những TSCSĐ do công ty tự mua sắm, xây dựng bằng vốn, trong các TSCĐ tự có không có TSCĐ nào được đầu tư bằng vốn vay, TSCĐ tự có ở công ty chiếm tỷ trọng lớn và vó vị trí chủ đạo, trong các TSCĐ tự có ở công ty có đến thời điểm ngày 1/1/2005 là: 3.3273150.000đ - TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ do công ty thuê của đơn vị khác về sử dụng trong một thời gian nhất định của công ty theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết. TSCĐ thuê ngoài của công ty hầu như không có, nếu có chỉ là TSCĐ thuê hoạt động trong thời gian ngắn (một vài ngày hoặc một vài tuần). II. Đánh giá TSCĐ ở khu du lịch sinh thái Thác Đa. Để có thể tiến hành hạch toán, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần thiết phải tiến hành đánh gía TSCĐ. ở khu du lịch sinh thái Thác Đa, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. 1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá. - Nguyên giá TSCĐ mua sắm: Để đánh gía đúng TSCĐ khi mua sắm công ty sử dụng công thức sau: Nguyên giá giá mua Chi phí Thuế nhập TSCĐ do = TSCĐ ghi trên + vận chuyển + khẩu, thuế mua sắm hoá đơn lắp đặt trước bạ (nếu có) Cụ thể trong tháng11 năm 2005 công ty mua một máy vi tính tiền hàng ghi trên hoá đơn là: 10.000.000đ chi phí vật chất là: 20.000đ. Vậy nguyên giá TSCĐ là:10.000.000 + 20.000 = 10.020.000đ. - Đối với TSCĐ do xây dựng hoàn thành: Nguyên giá TSCĐ do xây dựng hoàn thành = giá trị quyết toán được duyệt 2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế Cụ thể trong tháng 11 năm 2005 theo biên bản thanh lý TSCĐ số 200 về việc thanh lý máy vi tính, nguyên gía là: 11.250.000đ. Vậy giá trị còn lại được xác định như sau: Giá trị còn lại = 11.700.000 – 11.250.000 = 450.000 III.Hạch toán kế toán chi tiết TSCĐ khu du lịch sinh thái Thác Đa. Tại công ty trong tháng 11 có những nghiệp vụ kinh tế sau: - Ngày 02/11/2005 mua một máy vi tính trị giá10.020.000đ. Tiền mua được thanh toán bằng tiền mặt. Biên bản giao nhận TSCĐ số 180. Hoá đơn giá trị gia tăng số 095064. Ngày 22/11 TSCĐ này được đưa vào sử dụng. - Ngày 5/11/2005 mua một máy điều hoà nhiệt độ đơn giá 13.500.000đ thuế VAT 10%. Tiền mua hàng thanh toán bằng tiền mặt. Biên bản giao nhận TSCĐ số 181 ngày 05/11. Ngày 30/11 TSCĐ này được đưa vào sử dụng. - Ngày 06/11/2005 công ty thanh lý máy điều hoà nhiệt độ biên bản thanh lý số 11. Máy điều hoà trị giá 11.700.000, hao mòn: 11.250.000 - Ngày 21/11/2005 căn cứ vào biên bản nhượng bán xe vận tải IFA 1,5 tấn (Hàn Quốc) Nguyên giá 255.000.000đ Giá trị hao mòn đã tính đến thời điểm thanh lý là: 57.500.000 Giá trị còn lại của TSCĐ: 197.500.000đ Trong tháng11 năm 2005 ở khu du lịch sinh thái Thác Đa có những nghiệp vụ kinh tế về TSCĐ trên nên kế toán hạch toán vào những sổ sách chứng từ sau: - Phiếu chi. - Hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Chứng từ ghi sổ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Phiếu thu. - Sổ chi tiết các tài khoản. + Sổ chi tiết tài khoản 214. + Sổ chi tiết tài khoản 211. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái. (tài khoản 211;214;111). - Sổ TSCĐ. - Thẻ TSCĐ. - Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. 1. Phiếu chi. - Mục đích: Phiếu chi là một chứng từ kế toán dùng để xác định các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ, là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ ghi sổ kế toán các tài khoản có liên quan. Phiếu chi được đóng thành quyển, ghi sổ từng quyển trong cả năm giống như phiếu thu, phải ghi đầy đủ các nội dung lên phiếu chi khi chi tiền. - Ngày tháng năm lập phiếu. - Số phiếu, lý do nộp. - Số tiền là bao nhiêu được ghi thành chữ. - Có đầy đủ chữ ký của người có liên quan. Phiếu chi được lập thành 02 liên (đặt giấy than viết 01 lần) và chỉ sau khi có đủ chữ kí của người lập phiếu, kế toán trưởng và giám đốc cửa hàng, thủ quỹ mới được xuất quỹ sau khi nhận đử số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký rõ họ tên vào phiếu. Liên 01 lưu lại nơi nộp phiếu, Liên 02 được thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc vào sổ kế toán. Các chứng từ gốc đính kèm theo phiếu chi tại cửa hàng bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, hoá đơn mua hàng, hợp đồng kinh tế… Đơn vị:…… Phiếu chi Quyển số:… Địa chỉ:…... Ngày…tháng…năm… Số:….. Nợ:…. Có:….. Họ và tên người nhận tiền:……. Địa chỉ:……. Lý do chi:….. Số tiền:…….. (viết bằng chữ)…… Kèm theo:…. Chứng từ gốc…….. Ngày…..tháng…..năm…. Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người Người (ký, họ tên, đóng dấu) lập phiếu nhận tiền Đơn vị: Khu du lịch sinh thái Thác Đa. Địa chỉ: Ba Vì - Hà Tây. PHIếU CHI Quyển số:14 Số:14 Ngày 22 tháng 11 năm 2005 Nợ: 211, 133 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Công ty Thành Vinh. Địa chỉ: Trần Thánh Tông – Hà Nội. Lý do chi: Trả tiền mua máy vi tính. Số tiền: 11.022.000 (Viết bằng chữ): Mười một triệu không trăm hai mươi hai nghìn đồng chẵn. Kèm theo 01 chứng từ gốc: HĐGTGT._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32841.doc
Tài liệu liên quan