LỜi cam Đoan
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện chuyên đề
Nguyễn Minh Thu.
MỤC LỤC
Chương 1:
Những vấn đề lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất
Vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ
Khái niệm TSCĐ
Đặc điểm của TSCĐ
Vai trò của TSCĐ
Y
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu cầu quản lý TSCĐ
Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ
Phân loại và đánh giá TSCĐ
Phân loại TSCĐ
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng kết hợp với đặc trưng kỹ thuật
Đánh giá TSCĐ
Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ
Kế toán chi tiết TSCĐ
Đánh số TSCĐ
Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng
Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán
Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
Các tài khoản sử dụng chủ yếu
Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ
Tính khấu hao TSCĐ
Kế toán khấu hao TSCĐ
Tài khoản kế toán sử dụng
Trình tự kế toán khấu hao
Kế toán sửa chữa TSCĐ
Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ
Tổ chức kế toán TSCĐ trong điều kiện ứng dụng máy vi tính
Chương 2:
Thực trạng về công tác tổ chức kế toán TSCĐ ở công ty cổ phần sông Đà 11
2.1 Đặc điểm chung về công ty cổ phần sông Đà 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sông Đà 11
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần sông Đà 11
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty
2.1.4 Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty
2.1.4.1 Bộ máy kế toán của Công ty
2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng
2.1.4.3 Phần mềm kế toán máy đang được áp dụng tại Công ty
2.2 Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở Công ty
2.2.1 Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của công ty
2.2.1.1 Đặc điểm TSCĐ ở Công ty
2.2.1.2 Công tác quản lý TSCĐ ở Công ty
2.2.2 Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty
2.2.2.1 Phân loại TSCĐ
2.2.2.2 Đánh giá TSCĐ
2.2.3 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở Công ty
2.2.4 Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty
2.2.4.1 Kế toán chi tiết tăng TSCĐ
2.2.4.2 Kế toán chi tiết giảm TSCĐ
2.2.5 Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ ở Công ty
2.2.5.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ ở Công ty
2.2.5.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ ở Công ty
2.2.6 Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ ở Công ty
2.2.7 Kế toán sửa chữa TSCĐ
2.2.8 Báo cáo tài sản
Chương 3:
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty cổ phần sông Đà 11
3.1Những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ tại Công ty
3.1.1 Ưu điểm của công tác kế toán TSCĐ tại Công ty
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ tại Công ty
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty
3.2.2 Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HĐQT : Hội đồng quản trị
TS : Tài sản
MST : Mã số thuế
CCDC : Công cụ dụng cụ
XDCB : Xây dựng cơ bản
TCHC : Tổ chức hành chính
TCKT : Tài chính kế toán
VTHH : Vật tư hàng hóa
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước.
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. TSCĐ không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp TSCĐ thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Nên trong những năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ đặc biệt được quan tâm. Đối với một doanh nghiệp, điều quan trọng không chỉ là mở rộng quy mô TSCĐ mà còn phải biết khai thác hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có. Do vậy, một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý thích đáng và toàn diện đối với TSCĐ , đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên đổi mới TSCĐ.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các quy định hiện hành của chế độ kế toán tài sản. Để chế độ tài chính kế toán đến được với doanh nghiệp cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc để có thể sửa đổi kịp thời.
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là công ty Nhà nước được cổ phần hóa, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. TSCĐ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị thi công. Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ đặc biệt là các loại máy móc thiết bị thi công, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán TSCĐ.
Hiểu được tầm quan trọng của TSCĐ, từ những hiểu biết của bản thân trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Sông Đà 11 cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: “Lê Thị Thanh” và sự giúp đỡ tào điều kiện của các cô chú, anh chị phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông Đà 11, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Do thời gian thực tập, nghiên cứu ở công ty và hiểu biết về kế toán TSCĐ chưa thật nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy, các cô về nội dung cũng như hình thức để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực tập
Nguyễn Minh Thu
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
VỊ TRÍ CỦA TSCĐ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ
Khái niệm TSCĐ.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện ghi nhận TSCĐ.
TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đơn vị khác thuê phù hợp với điệu kiện ghi nhận TSCĐ vô hình.
Theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 thì tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu hình và vô hình đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Giá trị của TS phải đạt 10.000.000 đồng trở lên.
Đặc điểm của TSCĐ.
Trong doanh nghiệp khi TSCĐ hữu hình tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp chúng có đặc điểm sau:
Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
Giá trị của tài sản bị giảm dần và được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao.
Với TSCĐ vô hình thì khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng bị hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về mặt pháp luật … giá trị của TSCĐ vô hình cũng được chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của TSCĐ.
Cacmac đã từng nói: “ các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau không phải bởi vì nó sản xuất cái gì mà bởi nó sản xuất như thế nào và bằng những tư liệu lao động nào …. TSCĐ là hệ thống xương cốt của nền sản xuất xã hội.” Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần tập trung trước hết vào giải quyết các vấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất, là điều kiện quan trọng tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một vấn đề có tính sống còn được đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là uy tín, chất lượng sản phẩm. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chúng ta phải có máy móc,thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế tạo sản phẩm. Mặt khác, TSCĐ thể hiện một cách tương đối chính xác quy mô, năng lực sản xuất và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp.
Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý nghĩa to lớn với các doanh nghiệp sản xuất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải tiến, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là nhân tố quyết định đến sưj tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Yêu cầu quản lý TSCĐ.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. TSCĐ là một bộ phận chủ yếu biểu hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà việc quản lý TSCĐ phải được đảm bảo được các yêu cầu quản lý sau.
Về mặt hiện vật: Cần phải kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng hợp lý các TSCĐ, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời.
Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp. Đảm bảo việc thu hồi đầy đủ, tránh thất thoát vốn đầu tư.
Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý sử dụng TSCĐ.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển của TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.
Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa, kiểm tra lại việc thực hiện kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐ.
Phân loại TSCĐ.
Trong các doanh nghiệp TSCĐ rất đa dạng, phong phú về chủng loại và nguồn hình thành. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ cần thiết phải phân loại TSCĐ. Mặt khác, việc phân loại đúng TSCĐ là cơ sở để tiến hành chính xác công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí và vai trò của từng TSCĐ từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
Theo cách phân loại này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc. Những tài sản này có thể là từng đơn vị tài sản hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản được liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng trong sản xuất… phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu.
-TSCĐ tự có của doanh nghiệp: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Những tài sản này được hình thành từ các nguồn vốn: được cấp, vay, liên doanh, tự chủ …
- TSCĐ thuê ngoài: là những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.Căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thuê TSCĐ ( mức độ, chuyển giao rủi ro, lợi ích ) thì tiếp tục được phân thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê tài chính: Là những tài sản đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. TSCĐ thuê tài chính được coi là tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và tính khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp.
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thỏa mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng.
Phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng kết hợp với đặc trưng kỹ thuật.
Theo cách phân loại này căn cứ vào tình hình sử dụng thì TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành:
TSCĐ đang dùng cho mục đích kinh doanh: Đó là những TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo quy định TSCĐ này phải tính khấu hao.
Trong mỗi loại căn cứ vào đặc trưng chia thành các loại nhỏ.
-TSCĐ đang dùng cho mục đích phúc lợi, dự án, sự nghiệp: TSCĐ loại này không phải tính khấu hao.
- TSCĐ giữ hộ, cất hộ: theo quy định của cấp có thẩm quyền
- TSCĐ chờ xử lý
+ TSCĐ không cần dùng
+ TSCĐ chờ thanh lý
Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định là căn cứ cho việc ghi sổ kế toán. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do đó TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ ( giá trị ban đầu ) : là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Đối với TSCĐ thuê ngoài:
Nguyên giá TSCĐ= Giá mua thuần thương mại (đã khấu trừ các khoản giảm giá )
Cộng (+) thuế xuất nhập khẩu (nếu có)
Cộng (+) thuế GTGT (nếu doanh nghiệp không phải nộp thuế, hoặc mua về để sản xuất loại hàng không chịu thuế GTGT)
Cộng (+) thuế trước bạ (nếu có)
Cộng (+) lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng.
Cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, lưu kho, lắp đặt, chạy thử (có tải, không tải)
TSCĐ loại đầu tư xây dựng:
Nguyên giá TSCĐ loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê ngoài) là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có)
TSCĐ loại được cấp, được điều chuyển đến
Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến… bao gồm: giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá của hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…
Nguyên giá TSCĐ loại được cho, được biếu, được tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có) … mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại, giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá được điều chỉnh theo công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
Giá trị còn lại của TSCĐ được đánh giá
Giá trị đánh giá lại của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
=
×
KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ.
TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị lớn cần được quản lý đơn chiếc. Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Vì vậy kế toán chi tiết TSCĐ là công việc không thể thiếu trong quản lý TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chi tiết quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ TSCĐ, số lượng, tình hình kỹ thuật … để doanh nghiệp cải tiến, trang bị, phân bổ chính xác khấu hao, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ.
Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ bao gồm:
Đánh số (ghi số hiệu TSCĐ)
Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản.
Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán.
Đánh số TSCĐ.
Đánh số TSCĐ là việc quy định cho mỗi TSCĐ có một số hiệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có cách đánh số riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình cần đảm bảo được yêu cầu: số hiệu TSCĐ phải thể hiện được loại, nhóm và đối tượng ghi từng TSCĐ riêng biệt.
Ví dụ cách đánh số TSCĐ:
Dùng chỉ số La Mã kết hợp với bảng chữ cái
Dùng dãy số tự nhiên hoặc dùng hệ thống tài khoản kế toán(mã hóa).
Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng.
Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Tại các nơi sử dụng TSCĐ(phòng ban, phân xưởng …) sử dụng “sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong “hệ thống kế toán doanh nghiệp” ban hành năm 1995.
Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận kế toán.
Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và “sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
Thẻ TSCĐ: do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng kí thẻ TSCĐ.
Sổ đăng kí thẻ TSCĐ: sau khi lập thẻ TSCĐ, kế toán cần đăng ký thẻ vào Sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện khi thẻ bị thất lạc.
Sổ TSCĐ: được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của từng doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một sổ hoặc một trang sổ.
Căn cứ để ghi vào Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng là các chứng từ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan.
KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ.
Các tài khoản sử dụng chủ yếu.
TK 211 ( TSCĐ hữu hình): được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.
TK 211 được mở thành các TK cấp 2 sau:
TK 2111- Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 2112- Máy móc thiết bị.
TK 2113- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
TK 2114- Thiết bị, dụng cụ quản lý.
TK 2115- Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm.
TK 2118- TSCĐ khác.
TK 212 – TSCĐ thuê tài chính: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ đi thuê tài chính của doanh nghiệp.
TK 213- TSCĐ vô hình: được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
TK 213 được mở thành các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2131- Quyền sử dụng đất.
TK 2132- Quyền phát hành.
TK 2133- Bản quyền, bằng sáng chế.
TK 2134- Nhãn hiệu hàng hóa.
TK 2135- Phần mềm máy vi tính.
TK 2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.
TK 2138- TSCĐ vô hình khác.
Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.
Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ.
TSCĐ tăng do mua sắm, xây dựng.
Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan (hóa đơn, phiếu chi, giấy báo nợ…) lập biên bản giao nhận TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Nợ TK 211, 213, 113. Có TK 111, 112, 331, 341… Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không chịu thuế GTGT: Nợ TK 211,213. Có TK 111, 112, 331, 341...
Trường hợp nhập khẩu TSCĐ.
Trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị… căn cứ vào chứng từ nhập khẩu (Hóa đơn thương mại, chứng từ nộp thuế…) các chứng từ nhập khẩu khác để lập biên bản giao nhận TSCĐ. Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 211, 213. Có TK 113, 111, 112, 331... Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế GTGT: Nợ TK 211, 213. Có TK 333, 111, 112, 331...
Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp. Khi mua TSCĐ bàn giao cho bộ phận sử dụng: Nợ TK 211, 213, 133, 142, 242. Có TK 331.
Trường hợp TSCĐ do bàn giao.
Căn cứ vào giá trị quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, kế toán xác định giá trị TSCĐ và ghi: Nợ TK 211, 213. Có TK 241.
Trường hợp TSCĐ tự chế, tự sản xuất. Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 632. Có TK 155, 154. Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nợ 211. Có 512, 154. Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ, ghi: Nợ 133. Có 333.
Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Do vậy, đồng thời với việc ghi các bút toán tăng TSCĐ như trên căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn để đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán phải hạch toán điều chỉnh nguồn vốn như sau:
Nếu việc xây dựng , mua sắm TSCĐ sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi đơn vào bên Có TK 009.
Nếu TSCĐ mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển, kế toán ghi: Nợ 414. Có 411.
Nếu TSCĐ do mua sắm, xây dựng được tài trợ bằng quỹ phúc lợi sử dụng cho sản xuất kinh doanh: Nợ 431. Có 411
Nếu TSCĐ đó được dùng cho hoạt động phúc lợi tập thể, kế toán ghi: Nợ 4312. Có 4313.
Trường hợp TSCĐ được trao đổi với TSCĐ khác.
- Trao đổi với một TSCĐ tương tự về bản chất có công dụng, đặc điểm kỹ thuật, giá trị như nhau, kế toán ghi: Nợ 211, 213 (Nguyên giá tính theo giá trị còn lại của TS đưa đi trao đổi). Nợ 214 (Giá trị hao mòn của TS đưa đi trao đổi). Có 211, 213 (Nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi)
- Trao đổi với một TSCĐ không tương tự về bản chất có công dụng, đặc điểm kỹ thuật, giá trị khác nhau, kế toán ghi:
+ Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi , ghi giảm TSCĐ theo tài liệu: Nợ 811 (Giá trị còn lại của TS đưa đi). Nợ 214 (Giá trị hao mòn). Có 211 (Nguyên giá TSCĐ). Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSCĐ theo hóa đơn GTGT: Nợ 131. Có 711, 3331.
+ Khi nhận TSCĐ do trao đổi: Nợ 211,133. Có 131.
+ Các khoản tiền hoặc tương đương tiền điều chỉnh thêm: Nợ 111, 112. Có 131.
Nếu doanh nghiệp phải trả thêm tiền thì kế toán ghi ngược lại.
Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển.
- Trường hợp TSCĐ được Nhà nước cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác, nhận góp vốn liên doanh…và được sử dụng cho mục đích kinh doanh: Nợ 211, 213. Có 411.
- Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển trong nội bộ Công ty, tùy theo hình thức tổ chức công tác kế toán của đơn vị mà hạch toán như sau:
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán tập trung thì đơn vị điều chuyển và đơn vị nhận TSCĐ ghi sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng để phản ánh TSCĐ tăng, giảm của từng đơn vị.
+ Nếu doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán phân tán thì đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào biên bản nhận TSCĐ ghi: Nợ TK 211, 213, 214. Có 411.
Tăng TSCĐ do chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ.
Khi chính sách tài chính thay đổi tiêu chuẩn TSCĐ, số công cụ dụng cụ chuyển thành TSCĐ được hạch toán như : Nợ TK 211,213 (Trị giá vốn thực tế của CCDC xuất dùng chuyển thành TSCĐ). Có TK 214 (Số đã phân bổ vào chi phí). Có TK 142 (Số chưa phân bổ). Có TK 153
Nhận TSCĐ được biếu tặng.
Khi nhận TSCĐ kế toán ghi: Nợ TK 211,213. Có TK 711 (Theo giá trị hợp lý TSCĐ nhận được)
Sau khi kết chuyển thu nhập, xác định kết quả, thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập, kế toán ghi: Nợ TK 421(Lợi nhuận chưa phân phối). Có TK 3334 (Thuế thu nhập doanh nghiệp)
Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh số thu nhập còn lại sau khi tính thuế: Nợ TK 421. Có TK 411
Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ.
Kế toán giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình, vô hình.
Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác, kế toán ghi:Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị đã hao mòn). Nợ TK 811- Chi phí khác (Phần giá trị còn lại). Có TK 211,213 (Nguyên giá)
Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ: Phế liệu thu hồi hoặc bán phế liệu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153…(Giá trị thu hồi). Có TK 711. Có TK 3331
Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ: Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan, kế toán ghi:Nợ TK 811. Nợ TK 133. Có TK 111,112,141, 152…
Cuối kỳ kế toán kết chuyển vào chi phí thanh lý để xác định và ghi sổ thanh lý: Nợ TK 911. Có TK 421
Nếu kết quả thanh lý lỗ thì kế toán ghi ngược lại.
Giảm do trao đổi.
Trường hợp trao đổi với một TSCĐ tương tự về bản chất có công dụng, đặc điểm kỹ thuật, giá trị như nhau, kế toán ghi: Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá tính theo giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi). Nợ TK 214 (Giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi). Có TK 211(Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi)
Trường hợp trao đổi với một TSCĐ không tương tự về bản chất có công dụng, đặc điểm kỹ thuật, giá trị như nhau.
Khi giao TSCĐ cho bên đổi, ghi giảm TSCĐ theo tài liệu kế toán: Nợ 811, 214. Có 211.
Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSCĐ theo hóa đơn GTGT: Nợ 131. Có 711, 3331.
Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi: Nợ 211, 133. Có 131.
Trường hợp góp vốn bằng TSCĐ.
Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ: Nợ 222, 214, 811. Có 211, 213, 711.
Trường hợp số chênh lệch đánh giá lại TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoạn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vôn của đơn vị mình trong liên doanh: Nợ 711. Có 3387.
Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đem góp vốn, kết toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ: Nợ 3387. Có 711.
Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyên nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển toàn bộ khoan chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại sang thu nhập khác, kế toán ghi: Nợ TK 3387. Có TK 711
Giảm do chuyển TSCĐ thành CCDC.
Nếu giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng nhỏ thì được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sử dụng TSCĐ trong kỳ (như trường hợp xuất CCDC sử dụng phân bổ 100%): Nợ 627, 641, 642, 214. Có 211, 213.
Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phí
KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÒN TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và do nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình của TSCĐ: là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do các TSCĐ đã tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do các nguyên nhân tự nhiên.
Hao mòn vô hình của TSCĐ: là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra. Phần giá trị hao mòn đó được gọi là khấu hao TSCĐ. Như vậy về bản chất, giá trị khấu hao TSCĐ chính là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn và chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khấu hao TSCĐ: là việc chuyển dịch phần giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo các phương pháp tính toán thích hợp.
Mục đích của khấu hao là nhằm tích lũy vốn để tái sản xuất giản đơn và mở rộng TSCĐ. Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm.
Tính khấu hao TSCĐ.
Việc tính khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo quyết định số 206 ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.
Phạm vi (nguyên tắc) khấu hao:
+ Các TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tính khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trừ TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng.
+ TSCĐ không phải khấu hao.
+ Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (đưa vào cất trữ theo quy định Nhà nước, chờ thanh lý, nhượng bán …) được trích khấu hao hoặc thôi trích khấu hao ngay trong tháng đấy.
+ Những tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao, những TSCĐ này theo quy định của Nhà nước.
+ Quyền sử dụng đất không phải khấu hao.
Phương pháp tính khấu hao:
Việc tính khấu hao trong doanh nghiệp có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Thông thường có các phương phá._.p khấu hao cơ bản sau:
Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
Phương pháp số dư giảm dần
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Nội dung như sau:
Căn cứ các quy định trong chế độ Nhà nước ban hành để doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng
=
Từ công thức trên, ta có thể xác định được mức khấu hao theo quý hoặc theo tháng. Mức trích:
Mức trích khấu hao quý (tháng)
Nguyên giá × tỷ lệ khấu hao
4(12)
=
Công thức trên được vận dụng cho từng loại TSCĐ riêng biệt hoặc cho từng đối tượng ghi TSCĐ
Trong thực tế, việc tính khấu hao được thực hiện hàng tháng trên cơ sở số khấu hao của tháng trước, số khấu hao tăng giảm của tháng này.
Sô khấu hao trích tháng này
Số KH đã trích tháng trước
=
+
Số KH tăng
Số KH giảm
-
1.5.2 Kế toán khấu hao TSCĐ
1.5.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng TK 214 (Hao mòn TSCĐ)
TK 2141 _ Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 _ Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 2143 _ Hao mòn TSCĐ vô hình
Kết cấu chung:
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm đi do TSCĐ giảm
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ và do các nguyên nhân khác.
Dư bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có
Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 009 _ Nguồn vốn khấu hao cơ bản
1.5.2.2 Trình tự kế toán khấu hao
+ Định kì căn cứ vào bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ, kế toán tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn của TSCĐ.
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6414)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp (6424)
Nợ TK 241 – XDCB dở dang (2412)
Có 214 – Hao mòn TSCĐ
Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản. Kế toán ghi đơn Nợ TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
+ Đối với những TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp, giá trị hao mòn của chúng được phản ánh như sau: Nợ TK 4313 – Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ. Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí sự nghiệp đã hình thành TSCĐ. Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
+ Nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên, kế toán ghi: Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111, 112, …
Đồng thời ghi đơn có TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
+ Nhận được vốn khấu hao của đơn vị cấp dưới nộp lên, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112,…Có TK 136 – Phỉa thu nội bộ (1361)
+ Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của đơn vị cấp trên để bổ sung vốn kinh doanh, kế toán của đơn vị cấp dưới ghi:Nợ TK 111, 112..Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
+ Trường hợp đơn vị cho đơn vị khác vay vốn khấu hao trong khi chưa sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản, kế toán ghi:Nợ TK 138, 128, 228. Có TK 111, 112…
Đồng thời ghi đơn Có TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
+ Trường hợp nhận TSCĐ đã qua sử dụng ( đã trích khấu hao) do điều chuyển nội bộ công ty, kế toán ghi:Nợ TK 211. Có TK214 – Hao mòn TSCĐ (khấu hao lũy kế)
1.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng , TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Tùy theo quy mô, tính chất của từng công việc sửa chữa mà người ta chia thành 2 loại : Sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa thường xuyên TSCĐ.
Có 2 phương thức sửa chữa : tự làm và thuê ngoài.
1.6.1. Sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm
Do các bộ phận trong doanh nghiệp tự tiến hành, có thể do bộ phận có TSCĐ tự mình sửa chữa hoặc do bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đảm nhiệm.
Do bộ phận có TSCĐ tự sửa chữa
Đặc điểm: đây là công việc mang tính chất thường xuyên như bảo dưỡng, bảo trì chi phí nhỏ, kĩ thuật đơn giản do công nhân ở bộ phận có TSCĐ tự tiến hành. Vì vậy khi phát sinh chi phí được tập hợp trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ:Nợ TK 623, 627, 641, 642. Có TK 152, 153, 334, 338
Do bộ phận sản xuất kinh doanh phụ thực hiện
Đặc điểm: đây là công việc sửa chữa lớn đòi hỏi chi phí lớn, kĩ thuật phức tạp và tiến hành theo kế hoạch . Vì vậy, kế toán phải lập dự toán và phản ánh quá trình tập hợp tính giá thành theo từng công trình sửa chữa lớn.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 2413
Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn kế toán ghi:Nợ TK 241 (2413) – Sửa chữa lớn TSCĐ. Nợ TK 133 (nếu có). Có TK 111, 112, 152, 153, 331
Khi bộ phận sản xuất hoàn thành
+ Nếu doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa:Nợ TK 142, 242.
Có TK 241 (2413)
Định kì phân bổ vào đối tượng sử dụng:Nợ TK 623, 627. Có TK 142, 242
+ Nếu doanh nghiệp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Định kì trích trước chi phí sửa chữa lớn:Nợ TK 623, 627...Có TK 335
Khi công việc sửa chữa hoàn thành:Nợ TK 335. Có TK 241 (2413)
Nếu có chênh lệch giữa số trích và số chi, thì cần điều chỉnh theo số thực chi
1.7. SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TSCĐ
Trong hình thức kế toán Nhật kí chung. Kế toán TSCĐ sử dụng các sổ
Nhật kí chung, Nhật ký mua hàng, sổ cái TK 211, 213; sổ chi tiết TK 211, 213; Thẻ TSCĐ; Bảng tính và phân bố hoa hồng.
1.8. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH.
Trong điều kiện ứng dụng các phần mềm vi tính phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ và các khoán đầu tư, cần lưu ý một số nội dung sau:
Tổ chức mã hóa TSCĐ theo đối tượng ghi TSCĐ. Việc mã hóa TSCĐ là tùy thuộc vào số lượng, chủng loại TSCĐ hiện có của công ty, nhưng tuyệt đối phải đảm bảo nguyên tắc không trùng mã và dễ dàng nhận biết TSCĐ teo từng loại, từng nhóm.
Tổ chức khai báo cá thông tin về TSCĐ : TSCĐ trong công ty được quản lí đơn chiếc, do vậy phải khia báo thông tin chi tiết về từng TSCĐ của công ty cho phần mềm, làm cơ sở quản lí, ghi chép và tính khấu hao TSCĐ. Thông thường, các thông tin tối thiểu phải khia báo bao gồm: mã, tên TSCĐ,nơi sử dụng, thời gian đưa vào sử dụng, và thời gian dự kiến sử dụng
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: các phần mềm kế toán đều cung cấp hệ thống sổ kế toán khá đa dạng để theo dõi TSCĐ như: sổ theo dõi TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng, sổ theo dõi TSCĐ toàn doanh nghiệp, các sổ kế toán tổng hợp như : Sổ cái tài khoản 211, 213, 214... Ngoài ra, người sử dụng còn có theervaanj dụng các chức năng khác như: Lọc, tìm kiếm dữ liệu để tạo ra các bảng kê, sổ kế toán theo yêu cầu.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần sông Đà 11
Công ty cổ phần sông Đà 11 tiền thân là một đội điện nước thuộc Công ty thủy điện Thác Bà do Bộ kiến trúc thành lập từ năm 1961 đến năm 1973 được nâng cấp thành công trường cơ điện. Năm 1976 theo quyết định của Bộ Xây dựng, chuyển đơn vị về thị xã Hòa Bình để chuẩn bị cho khởi công nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà và được đổi tên là: “xí nghiệp lắp máy điện nước thuộc Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà 11”. Đến năm 1989 theo quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng giám đốc Tổng công ty, xí nghiệp lắp máy điện nước được nâng cấp lên thành Công ty xây lắp điện nước. Năm 1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty lắp máy điện nước đổi tên thành: “Công ty xây lắp năng lượng thuộc Tổng công ty thủy điện sông Đà”. Ngày 11/03/2002 Bộ xây dựng có quyết định số 285/QĐ đổi tên thành “Công ty Sông Đà 11”. Thực hiện nghị quyết TW3 về đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 17/08/2005 Bộ xây dựng đã có quyết định số 1332/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công ty sông Đà thành Công ty Cổ phần sông Đà 11.
Trụ sở Công ty tại cơ sở 2 tổng Công ty sông Đà km 10 đường Trần Phú, phường Văn Mỗ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
Là một đơn vị thành viên 40 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà 11 đã có một đội ngũ hơn 1500 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học).
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, bưu điện, quản lý vận hành phân phối điện nước cho các công trình.
Xâp lắp hệ thống cấp thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến áp có cấp điện áp đến 500 KV, kết cấu công trình, quản lý vận hành nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy nước và đô thị.
Xâp lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công nghiệp cho đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây truyền công nghệ có cấp điện áp đến 500 KV.
Sản xuất và kinh doanh kim khí, các sản phẩm về cơ khí, quản lý và vận hành kinh doanh bán điện.
Kinh doanh xuất nhập khẩu, vật tư, thiết bị phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ giới, phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng, vận tải hàng hóa đường bộ.
Kinh doanh xây dựng các khu đô thị, nhà cao tầng, khu công nghiệp.
Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.
Công ty sông Đà 11 được cổ phần từ doanh nghiệp Nhà nước. Có nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, mà địa bàn hoạt động rất rộng nên Công ty tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Đứng đầu bộ máy quản lý là Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
Dưới Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc từng mặt của công ty (kinh tế, kỹ thuật,thi công).
Ngoài ra, Công ty còn có 5 phòng ban chức năng sau:
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý điều phối tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ…
Phòng kỹ thuật cơ giới: Giám sát đôn đốc về công tác cơ giới và vật tư, quản lý chất lượng công trình, an toàn bảo hộ lao động toàn Công ty.
Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, báo cáo về tổ chức công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho đơn vị, theo dõi thực hiện kế hoạch.
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra giám sát về kỹ thuật chất lượng các công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi công, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý vật tư cơ giới toàn công ty, lập kế hoạch, mua sắm và giám sát tình hình sử dụng, dự trữ vật tư thiết bị của các đơn vị theo dõi hiện trạng máy móc thiết bị toàn doanh nghiệp để tham mưu cho việc mua sắm, thanh lý máy móc bổ sung.
Phòng dự án: Theo dõi, quản lý dự án của công ty.
Dưới các phòng ban của Công ty, tại các xí nghiệp trực thuộc cũng tổ chức các phòng ban tương tự trực tiếp quản lý hoạt động của từng đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo của các phòng ban trên công ty. Giữa các phòng ban cơ quan Công ty và dưới xí nghiệp có sự phân công quản lý và phối hợp chặt chẽ.
Bộ máy tổ chức và công tác kế toán ở Công ty.
2.1.4.1 Bộ máy tổ chức:
Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn Công ty kể cả các đơn vị thành viên. Giúp giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất, kinh doanh ở Công ty gồm nhiều xí nghiệp thành viên, trung tâm, ban quản lý dự án và có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi khác nhau trên địa bàn cả nước cho nên bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hàng tháng, bộ phận kế toán của các đơn vị thành viên sẽ tập hợp số liệu gửi lên phòng tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu chung toàn Công ty và lập báo cáo tài chính hàng kỳ.
Hiện nay phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người được bố trí theo các chức năng nhiệm vụ sau:
Kế toán trưởng: Giúp Tổng giám đốc Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty. Tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn công ty theo các quy định về quản lý kinh tế tài chính và điều lệ kế toán trưởng.
Phó kế toán trưởng: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn Công ty và giúp việc cho kế toán trưởng. Thay mặt kế toán trưởng Công ty khi kế toán trưởng đi vắng (Có ủy quyền từng lần cụ thể).
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, tính giá thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận và lập báo cáo cuối kỳ.
Kế toán ngân hàng: Lập kế hoạch vốn tín dụng, quản lý hồ sơ, chứng từ thanh toán và theo dõi thanh toán qua Ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến Ngân hàng.
Kế toán Nhật ký chung: Có nhiệm vụ nhập số liệu.
Kế toán vật tư và tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao và sửa chữa lớn TSCĐ.
Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi các khoản thanh toán với công nhân viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phần trăm quy định hiện hành.
Kế toán tạm ứng và thanh toán: theo dõi quản lý các khoản tạm ứng, quản lý các nghiệp vụ thu chi quỹ và các khoản thanh toán.
Kế toán thuế và công nợ nội bộ: Tính số thuế của từng loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu, quyết toán thuế, nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và tình hình thanh toán giữa các đơn vị trực thuộc với công ty.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu chi vào sổ quỹ, mở sổ.
Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản lý tài chính của Công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán trên Công ty.
Biểu 01
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền lương và BHXH
Kế toán tạm ứng và thanh toán
Kế toán thuế và công nợ nội bộ
Kế toán ngân hàng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán nhật ký chung
Kế toán vật tư và TSCĐ
Kế toán các đơn vị trực thuộc
Hình thức sổ kế toán mà Công ty đang vận dụng:
Công ty cổ phần sông Đà 11 có tình hình biến động TSCĐ tương đối lớn, phong phú, đa dạng, địa điểm kinh doanh sản xuất xa nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Để thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán Công ty đang áp dụng hình thức “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán đang sử dụng tại công ty: Các sổ cái, Sổ nhật ký chung, Các bảng bao gồm: bảng phân bổ lương, phân bổ khấu hao, phân bổ chi phí, Sổ quỹ, các sổ chi tiết (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng…),Các bảng kê.
Sơ đồ tổng quát: hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Chứng từ mã hóa nhập liệu vào máy tính
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
Sổ chi tiết
Sổ cái
Nhật ký chung
Các bút toán điều chỉnh kết chuyển
Bảng cân đối số phát sinh thử
Bảng cân đối số phát sinh hoàn chỉnh
Báo cáo tài chính và các báo cáo khác
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu hàng ngày
Phần mềm kế toán đang được áp dụng tại Công ty.
Thông tin kế toán đòi hỏi ngày càng phải nhanh, kịp thời, chính xác cũng như giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nên Công ty cổ phần sông Đà 11 đã thấy được ưu điểm và hiệu quả của việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán. Công ty đã chuyển từ kế toán thủ công sang kế toán máy.
Đội ngũ nhân viên phòng kế toán là những người sử dụng thành thạo phần mềm kế toán của mình. Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán UNESCO Accouting. Đây là phần mềm kế toán động nên có thể thay đổi phù hợp với Công ty, mẫu biểu phong phú, cách nhập số liệu đơn giản.
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY
Đặc điểm TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ của Công ty cổ phần sông Đà 11.
Đặc điểm TSCĐ ở công ty.
Công ty cổ phần sông Đà 11 với chức năng xây dựng các công trình, sản xuất lắp đặt các kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình, sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng, xây lắp các thiết bị công nghệ… Do đó TSCĐ hữu hình của Công ty chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, các máy khoan…
Sau ngày thành lập với nguồn Ngân sách được cấp, công ty đã chú trọng tới việc đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. So với các công ty trong cùng lĩnh vực thì TSCĐ của công ty được trang bị tương đối đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tính đến ngày 01/01/2006 tổng số vốn cố định của cả công ty là 35.609.283.205 đồng. Trong thời gian gần đây, do khối lượng các công trình thi công nhiều, công ty phải trang bị các thiết bị máy móc bằng nguồn vốn tự có của mình hoặc vốn tín dụng và nguồn vốn khác. Các TSCĐ này chủ yếu nhập từ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức…
Công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề được các nhà quản lý đặt ra. Nhận thức được vấn đề đó TSCĐ của công ty được quản lý chặt chẽ cả về mặt giá trị và mặt hiện vật bởi phòng quản lý thiết bị và phòng kế toán.
Về mặt hiện vật: Phòng quản lý thiết bị trực tiếp lập sổ sách theo dõi, ghi chép về công tác quản lý và điều phối vật tư, cơ giới. Phòng còn theo dõi và nắm giữ năng lực máy móc thiết bị tham gia phục vụ thi công các công trình và khả năng khai thác tài liệu sử dụng thiết bị các công trình. Đồng thời phòng quản lý các thiết bị các công trình do công ty đảm nhiệm thi công để cân đối năng lực thiết bị động lực, thiết bị công tác, phương tiện vận tải…Nhằm điều phối nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên và giữa các công trình thi công. Phòng quản lý thiết bị còn cùng với các đơn vị thành viên lập kế hoạch mua thêm máy móc thiết bị mới, đáp ứng các yêu cầu tiến bô, chất lượng thi công. Về mặt giá trị: Phòng kế toán trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ có ở công ty theo chỉ tiêu giá trị. Đồng thời định kỳ tính toán giá trị hao mòn, trích khấu hao và quản lý quỹ khấu hao.
Phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ ở Công ty.
Phân loại TSCĐ.
Tại Công ty Cổ phần sông Đà 11, TSCĐ rất đa dạng, phong phú nên TSCĐ được phân chia theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Vì vậy, TSCĐ của Công ty cần được phân loại theo những tiêu thức nhất định:
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn góp
2.615.064.625
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn CNK
11.648.831.609
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng
21.345.386.971
Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật:
Nhà cửa, vật kiến trúc
500.347.453
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
17.762.151.929
Máy móc thiết bị
15.159.785.830
Thiết bị dụng cụ quản lý
2.186.997.993
Thông qua các cách phân loại trên giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ TSCĐ của mình một cách rất cụ thể, chi tiết theo đặc trưng kỹ thuật và tình hình sử dụng của TSCĐ từ đó đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả phục vụ cho tiến trình sản xuất và thi công của Công ty.
Đánh giá TSCĐ.
Việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý, khai thác TSCĐ. Đặc biệt trong công tác hạch toán kế toán, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ… Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ có nghĩa là đánh giá đúng quy mô, năng lực… của Công ty. Từ nhận thức đó, hiện nay công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại.
Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá:
Theo cách đánh giá này nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Nguyên giá TSCĐ do mua ngoài:
Chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt…
Các khoản thuế không hoàn lại
NG TSCĐ
Giá mua (chưa thuế)
Các khoản giảm trừ
Giá trị sản phẩm thu được do chạy thử
=
+
+
-
-
Nguyên giá TSCĐ do xây dựng , tự chế:
Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng, tự chế
Giá trị quyết toán của TSCĐ tự xây dựng, tự chế
Chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có)
=
+
Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo công thức:
Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
=
-
Ở Công ty Cổ phần Sông Đà 11, khi đánh giá lại theo tỷ lệ phần trăm so với TSCĐ khi còn mới. Khi đó giá trị còn lại của TSCĐ là: Tỷ lệ % năng lực TSCĐ còn lại
Nguyên giá TSCĐ (nguyên giá cũ)
=
-
Giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại
Thông thường vào cuối mỗi năm Tổng công ty đều có quyết định kiểm kê lại TSCĐ. Khi đó phòng quản lý vật tư cơ giới tổ chức đánh giá lại TS để xác định giá trị tài sản thực tế hiện có ở Công ty.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, Công ty chỉ hạch toán theo giá trị ghi trên sổ sách còn giá trị TSCĐ thực tế kiểm kê và giá trị còn lại của TS khi đánh giá lại Công ty chỉ sử dụng để xem xét đánh giá công tác quản lý và sử dụng TSCĐ là tốt hay không tốt.
Do không sử dụng số liệu giá trị còn lại theo đánh giá lại TSCĐ để hạch toán nên Công ty không xác định giá trị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại (giá trị còn lại của TSCĐ khi đánh giá lại chỉ được thể hiện trên báo cáo chi tiết kiểm kê TSCĐ). Như vậy chưa phản ánh được thực tế giá trị TSCĐ hiện có ở Công ty và nguồn vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tổ chức vận dụng chế độ kế toán TSCĐ ở Công ty.
Trên cơ sở các văn bản hiện hành quy định của các cơ quan có thẩm quyền về trình tự lập, duyệt và luân chuyển chứng từ ghi chép ban đầu cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của Công ty là hết sức cần thiết.
SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
Kê toán XDCB
Giám đốc tổng công ty Sông Đà
Đơn vị sử dụng TSCĐ
- Tờ trình
- Giấy đề nghị
Giám đốc công ty Sông Đà 11
Bộ phận XDCB
- HĐ Kiểm nghiệm
- Biên bản
- HĐ thanh lý nhượng bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
Bộ phận nhận TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ
Đơn vị bán TSCĐ
- HĐ bán hàng
- HĐ GTGT
Kế toán TSCĐ
- Bảng theo dõi TSCĐ (thẻ TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao
Đối với phần hành kế toán TSCĐ tại Công ty, thủ tục lập chứng từ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được quy định trong quy trình quản lý tài chính của Công ty.
Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty sông Đà 11.
Công tác hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty Cổ phần sông Đà 11 được thực hiện ở cả phòng tài chính – kế toán Công ty và các chi nhánh xí nghiệp đơn vị sử dụng TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được thực hiện trên máy tính.
Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS, việc đánh số (mã hóa) TSCĐ được tiến hành theo từng đối tượng TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều có số hiệu mã hóa riêng, số hiệu đó không thay đổi trong suốt thời gian bảo quản sử dụng tại đơn vị.
Số hiệu TSCĐ là một tập hợp bao gồm nhiều chữ số được sắp xếp theo một thứ tự và nguyên tắc nhất định để chỉ loại TSCĐ, nhóm TSCĐ và đối tượng TSCĐ trong nhóm. Cụ thể Công ty dùng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 để chia loại, nhóm TSCĐ kèm theo một dãy số nhất định trong dãy số tự nhiên để ký hiệu ghi TSCĐ.
Công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán được thực hiện qua các sổ sau: Bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ trong năm,Sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ, Bảng kê tài sản.…
Căn cứ vào hồ sơ phòng TCKT mở thẻ TSCĐ để hạch toán từng đối tượng TSCĐ theo mẫu quy định. Thẻ TSCĐ được lập thành một bản và để lại phòng TCKT của Công ty để theo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Sau khi lập xong thẻ TSCĐ và được ghi vào sổ TSCĐ, sổ TSCĐ này được lập cho toàn Công ty một quyển. Sau khi kế toán tập hợp thẻ TSCĐ và đăng ký vào sổ TSCĐ đồng thời kế toán phải ghi vào sổ tăng, giảm TSCĐ.
Ví dụ: Ngày 31/03/2007 Công ty đã mua TSCĐ là máy bơm trục đứng. Sau khi nhận đầy đủ chứng từ hợp lệ (Biên bản giao nhận, Hóa đơn GTGT…) kế toán tiến hành ghi thẻ TSCĐ cho TSCĐ này.
Kế toán chi tiết tăng TSCĐ.
Tăng do mua sắm.
Cuối mỗi năm tài chính ban giám đốc Công ty tiến hành họp với các bộ phận trong Công ty, cũng như căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty quyết định kế hoạch đầu tư TSCĐ trong năm sắp tới. Kế hoạch này sẽ được hội đồng quản trị của Công ty quyết định và xem xét. Khi kế hoạch đầu tư TSCĐ được thông qua, lãnh đạo Công ty sẽ gửi nó đến tất cả các bộ phận trong Công ty.
Các bộ phận này căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình để lập nên tờ trình xin TSCĐ gửi lên ban giám đốc Công ty.
Tổng công ty Sông Đà CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số 159/GĐ Hà Đông, ngày 15/03/2007
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Tổng giám đốc Công ty CP sông Đà 11
Căn cứ:
Kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị của Công ty
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 của Công ty
Tình trạng máy móc thiết bị hiện có của Công ty. Phòng kỹ thuật cơ giới đề nghị Tổng giám đốc duyệt mua một số tài sản sau:
STT
Tên TSCĐ
Nước sản xuất
Số lượng
Ghi chú
1
Máy bơm trục đứng
Italia
01 chiếc
2
…
…
…
Rất mong được sự lưu tâm giải quyết, xin cảm ơn!
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
Các tờ trình này sẽ được gửi lên ban lãnh đạo của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty tiến hành xét duyệt và quyết định đầu tư TSCĐ cho các đơn vị. Quyết định này được gửi đến các bộ phận nhận được TSCĐ cũng như các bộ phận có liên quan khác để thực thi.
Tổng công ty Sông Đà
Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Số 435 TCT/TCKT
V/v: Tăng TSCĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 15/02/2005
QUYẾT ĐỊNH
Của tổng giám đốc Công ty xây dựng sông Đà
V/v: Tăng Tài sản cố định
Căn cứ nghị định số 59/CP ngày 03/11/1996 của Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp
Căn cứ vào quyết định số 162 TCT/HĐQT ngày 13/08/1997 Tổng Công ty về việc ban hành quy chế quản lý Tổng công ty.
Nay Tổng công ty quyết định tăng, giảm TSCĐ cho đơn vị và hướng dẫn hạch toán như sau:
Chi tiết tăng, giảm TSCĐ:
TT
Tên TSCĐ
Nước sản xuất
Số lượng
Giá thành
Ghi chú
1
Máy bơm trục đứng
- Giá mua
- Chi phívận chuyển
Italia
01 chiếc
81.547.000
80.547.000
1.000.000
Vốn ĐTXDCB CT cấp
…
…
…
Hạch toán kế toán:
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 hạch toán như:
Tăng TSCĐ:
Nợ TK 2113: 81.547.000
Nợ TK 133 : 8.154.700
Có TK 112: 89.701.700
Đồng thời kết chuyển nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 4411: 81.547.000
Có TK 4111: 81.547.000
Tổng giám đốc
(Ký, họ tên)l
Sau khi nhận quyết định tăng TSCĐ phòng kinh tế kế hoạch sẽ tiến hành xin báo giá của các TSCĐ cần trang bị, sau đó các báo giá này sẽ được giám đốc duyệt. Căn cứ vào đó phòng sẽ tiến hành mua TSCĐ. Khi mua bên bán cung cấp hóa đơn GTGT.
HÓA ĐƠN
LB/2007B
GIÁ TRỊ GIA TĂNG 008612
Liên 1: Lưu
Ngày 20 tháng 12 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Sông Đà 2
Địa chỉ:
Số Tài khoản:
Điện thoại: Mã số:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS:
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Máy bơm trục đứng
Chiếc
01
81.547.000
81.547.000
Tổng cộng 81.547.000
Thuế GTGT 10% 8.154.700
Tổng thanh toán 89.701.700
Viết bằng chữ: Tám chín triệu, bảy trăm lẻ một nghìn, bảy trăm đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
Nếu như TSCĐ đã được phòng kinh tế kế hoạch chấp nhận, thì bên mua sẽ mang đến phòng TCKT để thanh toán. Phòng kế toán sẽ thanh toán cho khách hàng theo thỏa thuận (trả ngay bằng tiền mặt, trả chậm, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng). Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán viết phiếu chi.
Sau khi mua xong phòng kinh tế kế hoạch yêu cầu các đơn vị được nhận TSCĐ đến nhận TSCĐ. Và phòng kinh tế kế hoạch tiến hành lập biên bản bàn giao cho đơn vị sử dụng.
Tổng công ty Sông Đà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công ty cổ phần sông Đà 11 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số 359/QLVT-CG Hà Đông, ngày 22 tháng 02 năm 2007
BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ
Thành phần
Đại diện bên giao: Phòng kinh tế kế hoạch.
1. Ông/bà: Trần Trung Kiên Chức vụ: Phòng kinh tế kế hoạch.
2. Ông/bà: Lương Văn Duẩn Chức vụ: Phòng kế toán
3. Ông/bà: Đinh Ngọc Chiên Chức vụ: Phòng quản lý kỹ thuật
II. Đại diện bên nhận: Phòng kỹ thuật cơ giới.
1. Ông/bà: Nguyễn Thị Ngal Chức vụ: Phòng kỹ thuật cơ giới
2. Ông/bà: Đoàn Ngọc Ly Chức vụ: Phòng kế toán
3. Ông/bà: Trần Đức Long Chức vụ: Phòng quản lý kỹ thuật
Hai bên cùng tiến hành bàn giao thiết bị: Máy bơm trục đứng hãng Italia
Mã ký hiệu: 211065
Số máy: 74E-3689547
Số khung: 125684558
Tình trạng kỹ thuật
Phần động lực: Tốt
Cơ cấu di chuyển: Tốt
Cơ cấu công tác: Tốt
Khung vỏ và cơ cấu khác: Tốt
Kết luận tình trạng kỹ thuật: Tốt
Chất lượng còn lại của thiết bị: Mới 100%
Dụng cụ đồ nghề kèm theo: Không
Đài diện bên giao Đại diện bên nhận
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi bàn giao TSCĐ phòng kinh tế kỹ thuật gửi toàn bộ chứng từ liên quan về phòng kế toán để thanh toán cho người bán và tiến hành hạch toán tăng TSCĐ
Khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, kế toán tiến hành vào thẻ TSCĐ. Tiếp theo kế toán vào bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ và vào sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ. Điều này được thể hiện thông qua biểu 03.
Sau khi vào sổ xong kế toán chuyển cho kế toán nhật ký chung tiến hành định khoản. Định khoản xong, kế toán vào máy. Máy sẽ in ra các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Tổng công ty sông Đà
Công ty Cổ phần sông Đà 11
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 012561
Ngày 25 tháng 02 năm 2007
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 359 ngày 31/03/2007
Tên, ký hiệu TSCĐ: Máy bơm trục đứng
Số hiệu TSCĐ: 012561
Nước sản xuất: Italia
Năm sản xuất: 2000
Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng kỹ thuật cơ giới
Năm đưa vào sử dụng: 2005
Công suất (diện tích) thiết kế: 384HP
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày...tháng...năm...
Lý do đình chỉ.................
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá Tài sản cố định
Giá hao mòn TSCĐ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
D
E
F
G
GA01
31/03/2007
Mua mới
81.547.000
2007
Dụng cụ, phụ tùng kèm theo:
STT
Tên quy cách d._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6334.doc