Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng DUNGTST

Lời nói đầu Trong những năm gần đây nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước với những chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Trong đó ngành xây dựng cơ bản là một ngành mũi nhọn tạo ra tài sản cố định (TSCĐ) cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) còn biểu hiện tràn lan thiếu tập trung, công trình dở dang, nhiều lãng phí lớn, thất

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng DUNGTST, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoát vốn….cần được khắc phục. Trong tình hình đó việc cải tiến cơ cấu đầu tư, tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây lắp để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với XDCB trở thành yêu cầu cấp thiết. Hiện nay trong các nghành nghề kinh tế thì kế toán đóng một vai trò trọng yếu đối với hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh và nó đã xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế - xã hội loài người. Từ những thời kỳ đầu con người đã biết sử dụng những khái niệm sơ khai và một số yếu tố cơ bản của kế toán để ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế bằng những phương tiện thô sơ, đơn giản mà ngày nay chúng ta vẫn còn đang sử dụng cho nên kế toán thực sự là một khoa học, một công cụ không thể thiếu được để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế, tế bào của nền kinh tế quốc dân nơi trực tiếp tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh để sản xuất sản phẩm cung cấp các loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức được những vấn đề này sau khi đã kết thúc khoá học, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập, tìm hiểu tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng DUNGTST, em đã quyết định chọn đề tài "Kế toán Tài sản cố đinh” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. chƯƠNG i Cơ sở lý luận chung về kế toán Tài Sản Cố Định trong các doanh nghiệp. I. Vị trí của Tài sản cố định và hạch toán TSCĐ hữu hình 1.Khái niệm, vai trò và đặc điểm của TSCĐ hữu hình. *Khái niệm TSCĐ: Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị hơn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (SXKD) và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần và giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; + Thời gian sử dụng đước tính trên một năm; + Có giá trị từ 10 triệu trở lên; * Đặc điểm của TSCĐ. -Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động SXKD -Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh giá trị của nó bị hao mòn dần và chuyển từng phần vào chi phí SXKD 2. Phân loại TSCĐ TSCĐ được phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. - Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Thuộc về loại này gồm có: + Nhà cửa vật kiến trúc; + Máy móc thiết bị; + Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn; + Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý; + Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; + Tài sản cố định hữu hình khác; - TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị kinh tế lớn. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: + Quyền sử dụng đất; + Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất; + Bằng phát minh sáng chế; + Chí phí nghiên cứu, phát triển; + Lợi thế thương mại; + TSCĐ vô hình khác; 3. Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ Hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp phải đảm bảo các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất - kinh doanh theo độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch, giám sát và dự toán chi phí sửa chữa. - Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định; mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ chế độ quy định. - Tham gia kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng tài sản cố định tại đơn vị. 4. Nguyên giá TSCĐ hữu hình a. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm. Nguyên giá TSCĐ HH = Giá mua + Các chi phí khác Trong đó :+ Giá mua là Giá hoá đơn - các khoản giảm trừ + Các chi phí khác như chi phí thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ… b. Đối với TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế tạo. Nguyên giá = Giá thành thực tế TSCĐ + Chi phí liên quan c. Nguyên giá TSCĐ hữu hình thuê tài chính. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình thuê tài chính được xác định theo giá thấp hơn trong 2 loại giá sau: 1. Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản 2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản. II. Hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình. 1. Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình: Được sử dụng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu của TK 211 như sau: Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do: - Tăng TSCĐ - Điều chỉnh tăng nguyên giá. Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do: - Giảm TSCĐ - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. Số dư bên nợ : Phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của đơn vị. 2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: a. Hạch toán tăng TSCĐ * Tăng do mua sắm thanh toán ngay Căn cứ vào các chứng từ liên quan (hoá đơn, phiếu chi, giấy báo nợ....) lập biên bản giao nhận TSCĐ hữu hình. - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nợ TK 211: ( nguyên giá TSCĐ) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 341: (Theo giá thực tế) - Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ không chịu thuế GTGT: Nợ TK 211: ( nguyên giá TSCĐ). Có TK 111, 112, 331, 341: (theo giá thực tế) * Mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp: - Khi mua TSCĐ về bàn giao cho bộ phận sử dụng : Nợ TK 211: ( nguyên giá theo giá mua trả ngay ) Nợ TK 133: ( thuế GTGT được khấu trừ ) Nợ TK 142, 242: ( chênh lệch tổng số thực tế - giá mua trả tiền ngay - thuế GTGT ) Có TK 331: ( tổng số tiền phải thanh toán) - Định kỳ khi thanh toán tiền cho người bán theo thoả thuận, ghi: Nợ TK 331: Phải trả cho người bán. Có TK 111, 112...: - Đồng thời phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kỳ: Nợ TK 635: chi phí tài chính Có TK 142, 242: * Trường hợp TSCĐ do đơn vị tự xây dựng, tự chế tạo: Khi TSCĐ tự xây dựng chế tạo đã hoàn thành bàn giao và đa vào sử dụng, căn cứ vào quýêt toán đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng hoàn thành xác định giá trị TSCĐ: Nợ TK 152, 153: TS hình thành không đáp ứng yêu cầu là TSCĐ Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ được xác định theo quyết toán) Có TK 241: XDCB dở dang ( TK 241.2) Các chi phí không được tính vào nguyên giá: Vật liệu lãng phí, chi phí không bình thường, không được duyệt phải thu hồi, ghi: Nợ TK 111, 138, 334: (Phần bắt bôì thường) Nợ TK 632: (thiệt hại tính vào giá vốn) Có TK 241: XDCB dở dang *Trường hợp TSCĐ được trao đổi với một TSCĐ khác: - Trường hợp trao đổi với một TSCĐ tương tự về bản chất: có công dụng, đặc điểm kỹ thuật, giá trị tương đương nhau, kế toán ghi: Nợ TK 211: NG tính theo giá trị còn lại của tài sản đem đi trao đổi Nợ TK 214: Giá trị hao mòn của TSCĐ đem đi trao đổi Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ đem đi trao đổi - Trường hợp trao đổi với một TSCĐ không tương tự về bản chất có công dụng, đặc điểm kỹ thuật và giá trị khác nhau. +) khi giao TSCĐ cho bên trao đổi, ghi giảm TSCĐ theo tài liệu kế toán: Nợ TK 811: ( giá trị còn lại TSCĐ đem đi) Nợ TK 214: (giá trị hao mòn) Có TK 211: ( nguyên giá TSCĐ) +) Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSCĐ theo hoá đơn GTGT: Nợ TK 131: ( Tổng giá thanh toán) Có TK 711: ( giá trị hợp lý của TSCĐ trao đổi đem đi) Có TK 3331: ( Thuế GTGT) +) Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi Nợ TK 211: ( Giá trị hợp lý TSCĐ nhận về) Nợ TK 133: ( Thuế GTGT được khấu trừ) Có TK 131: (Tổng giá thanh toán) +) Các khoản tiền hoặc tương đương tiền điều chỉnh thêm, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: (Đã thu thêm) Có TK 131: ( Phải thu của khách hàng) * TCSĐ được cấp, được điều chuyển. -Trường hợp TSCĐ được nhà nước cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác, nhận vốn góp liên doanh... và đựơc sử dụng cho mục đích kinh doanh. Nợ TK 211: giá trị TSCĐ Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh * Nhận lại TSCĐ đã góp vốn liên doanh: - Trường hợp nhận lại TSCĐ trước đây doanh nghiệp mang đi góp vốn liên doanh với đơn vị khác, căn cứ vào TSCĐ do hợp đồng liên doanh đánh giá khi bàn giao để khi tăng TSCĐ và giảm trị giá góp vốn liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 211: Có TK 128: đầu tư ngắn hạn khác Có TK 222: Góp vốn liên doanh dài hạn * Nhận TSCĐ được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh - Khi nhận TSCĐ: Nợ TK 211, 213: Có TK 711:Theo giá trị hợp lý TSCĐ nhận được - Sau khi kết chuyển thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3334: Thuế thu nhập DN - Gia tăng nguồn vốn kinh doanh số thu nhập còn lại sau khi tính thuế: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh * Phát hiện thừa khi kiểm kê: - Nếu thừa phát hiện nguyên nhân : Nợ TK 642 : Có Tk 214 : khấu hao TSCĐ - Nếu không phát hiện nguyên nhân: Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Có TK 214 : Khấu hao Có Tk 338 : Phải trả khác b. Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình: * Giảm do thanh lí, nhượng bán TSCĐ: Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ ghi giảm TSCĐ và phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ như một khoản chi phí khác: Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ ( phần giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811: Chi phí khác (Phần giá trị còn lại) Có TK 211: TSCĐ hữu hình Phản ánh thu nhập từ thanh lý TSCĐ: Phế liệu thu hồi hoặc bán phế liệu ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 153... (Giá trị thu hồi) Có TK 711: Thu nhập khác Có TK 333: Thuế GTGT Các chi phí thanh lý được coi như chi phí khác, căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan: Nợ TK 811: Chi phí khác Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có TK 111, 112, 141, 152, 214...: * Kế toán góp vốn tham gia liên doanh bằng TSCĐ hữu hình: Hoạt động góp vốn tham gia liên doanh với các đơn vị khác được coi là một hoạt động đầu tư tài chính - doanh nghiệp sử dụng số vốn tham giá liên doanh bằng tiền, vật tư... và TSCĐ. Khi sử dụng TSCĐ để góp vốn các TSCĐ phải được hội đồng liên doanh đánh giá. Do vậy, có thể phát sinh chênh lệch đó được hạch toán tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu TSCĐ theo sổ kế toán của đơn vị. Chênh lệch đó được hạch toán tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu (TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản) và được sử lý theo chế độ tài chính hiện hành. - Trường hợp trị giá vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ theo tài liệu kế toán, ghi: Nợ TK 128, 222 : ( Trị giá vốn được hội đồng liên doanh công nhận ) Nợ TK 214 : ( Giá trị hao mòn TSCĐ) Có TK 412 : (Chênh lệch) * Phát hiện thiếu khi kiểm kê: căn cứ vào biên bản kiểm kê và biên bản xử lí. Nợ TK 138.1 : TSCĐ chờ xử lí Nợ TK 138.8 : Yêu cầu bồi thường Nợ TK 214 : khấu hao TSCĐ Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Có thể khái quát hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình bằng sơ đồ sau: TK 133 TK111,112,331,341 TK 211 TK 811 (1) TK 241 TK 214 (2) (7) TK 128, 222, 228 TK 222,228 (3) (8) TK 711 TK 411 (4) (9) TK 412 TK 214 TK 1381,1388 (10) (5) TK 138(1381) (6) TK 214 3. Hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình. a.Tài khoản sử dụng: Để phản ánh giá trị hao mòn và tính khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 214 - Hao mòn TSCĐ Kết cấu cơ bản của TK này như sau: Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý). Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ (do trích khấu hao, đánh giá tăng...). Số dư bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. b. Các phương pháp tính khấu hao: * Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định. Theo phương pháp này, mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ được tính như: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Giá trị phải khấu hao Số năm sử dụng Hoặc: Mức trích KH năm của TSCĐ = Giá trị phải Khâú hao x Tỷ lệ KH năm Nếu đơn vị thực hiện trích khấu hao cho từng tháng thì: Mức trích khấu hao tháng của TSCĐ = Mức trích khấu năm 12 tháng Sau khi tính được mức tính khấu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định mức trích khấu hao của từng bộ phận sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho từng doanh nghiệp. * Phương pháp khấu hao số dư giảm dần: Theo phương pháp này, mức khấu hao TSCĐ được tính trên cơ sở tỷ lệ khấu hao và giá trị phải khấu hao còn lại. Mức trích khấu hao hàng kỳ = Giá trị phải khấu hao còn lại của TSCĐ x tỷ lệ khấu hao Trong đó: - Tỷ lệ khấu hao ổn định trong suốt thời gian sử dụng tài sản. - Giá trị phải khấu hao còn lại là giá trị phải khấu hao xác định khi tăng tài sản trừ giá khấu hao đã trích được luỹ kế từ các kỳ trước. * Phương pháp khấu hao theo sản lượng. Khi tăng TSCĐ, doanh nghiệp dự kiến sản lượng sản phẩm sản xuất trong suốt thời han sử dung tài sản: Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm = Giá trị phải khấu hao tài sản Số lượng SPdự kiến SX trong suốt thời gian sử dụng Cuối kỳ, doanh nghiệp tính mức khấu hao phải trích trong kỳ. Khấu hao TSCĐ Tính vào CP hàng kỳ = Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản xuất x Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy, để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, khấu hao TSCĐ phải đợc tính toán và phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng TSCĐ (Các bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng, các phân xưởng sản xuất...). Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Có thể khái quát hạch toán trích khấu hao TSCĐ bằng sơ đồ sau: TK 211 TK 214 TK627 Giảm TSCĐ Trích khấu hao TSCĐ tính váo CPSXC TK 641,642 TK811,138 Tính vào CP BH & QLDN TK241 Tính vào chi phí XDCB 4. Hạch toán sữa chữa TSCĐ a. Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng: Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng của công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó. + Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau: Nợ các TK liên quan (627, 641, 642…): Có các TK chi phí (111, 112, 152, 334, 338…): + Trường hợp thuê ngoài: Nợ các TK tập hợp chi phí (627, 641, 642…): Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK chi phí (111,112,331…): Tổng số tiền phải trả. b. Trường hợp sửa chữa lớn mang tính phục hồi Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như sau: ã Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình: - Nếu thuê ngoài: Phản ánh số tiền phải trả theo hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa, bàn giao: Nợ TK 241 (2413): Chi phí sửa chữa thực tế. Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng. - Nếu do doanh nghiệp tự làm: Nợ TK 241 (2413): Tập hợp chi phí sửa chữa. Có các TK chi phí (111, 112, 152, …): ã Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành: Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp: Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch. Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu lớn). Nợ TK(627, 641, 642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (TK liên quan). Có TK 241 (2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa. c. Trường hợp sửa chữa nâng cấp: Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dung của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ xung thêm một số bộ phận của TSCĐ. Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thành sửa chữa thực tế). Có TK 241(2413):Giá thành thực tế công tác sửa chữa. cHƯƠNG II THực trạng, tình hình và kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng DUNGTSt I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng DUNGTST. 1. Lịch sử hình thành và phát triền. Tên công ty : Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng DUNGTST Địa chỉ trụ sở chính: số 26 khu tập thể Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Điện thoại : (04) 7324 038 Fax : (04) 7324 038 Ngành nghề kinh doanh chính là Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện… Công ty cổ phần đầu tư xây dựng DUNGTST là một doanh nghiệp được thành lập vào ngày 18/01/2002 tại Hà Nội, với ngành nghề kinh doanh chính là Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện… hầu hết đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân được Công ty tuyển dụng đã làm việc từ các doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty lớn với nhiều lĩnh vực khác nhau, có kinh nghiệm, tay nghề lâu năm. Đã từng tham gia thiết kế, xây dựng, cung cấp, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng cơ sở, các dự án y tế, giáo dục v.v... Là Công ty cổ phần xây dựng, phương châm của công ty là đảm bảo chất lượng, mỹ thuật và tiến độ thực hiện công trình, thực hiện tốt kế hoạch đã được giao, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và địa phương. Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể đã và đang được nhiều ban ngành, các liên doanh và tư nhân tín nhiệm, giao cho tham gia tư vấn, xây dựng nhiều công trình lớn với phạm vi rộng tại các tỉnh phía Bắc. Sau đây là một số công trình do Công ty đã thực hiện trong năm 2007 - 2009. STT Tên công trình Giá trị quyết toán ( VNĐ) Thời gian thực hiện 1 Thi công phần hoàn thiện từ tầng 2 đấn tầng 7 nhà A2 chung cư 18 tầng. 2.939.492.000 4/2007 2 Thi công phần xây từ tầng 12 đến tầng 17 nhà A2 chung cư 18 tầng. 3.861.303.000 6/2007 3 Thi công phần xây tầng áp mái và mái, hoàn thiện từ tầng 16 đến mái Nhà A2 chung cư 18 tầng. 4.925.384.000 9/2007 4 Thi công xây dựng Trụ sở Viện chiến lược Chính sách Bộ tài nguyên Môi trường. 4.539.213.000 3/2008 5 Cải tạo sửa chữa cửa hàng xăng dầu số 37 (GĐI, GĐII, GĐIII) 675.258.000 9/2008 6 Thay sửa cửa chống mối và một số hạng mục khác trường tiểu học Xuân La 735.747.000 3/2009 7 Xây dựng nhà học chức năng và cải tạo tường rào (để giảm ồn) trường THCS Chu Văn An 9.446.102.000 5/2009 … … 2. Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành và bộ máy kế toán trong công ty. hội đồng quản trị chủ tịch hội đồng quản trị giám đốc, các phó giám đốc phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán đội Sản xuất đội Sản xuất XƯởNG Sản xuất sơ đồ cơ cấu tổ chứC bộ máy quản lý CÔNG TY Cổ PHầN ĐẦU TƯ XÂY DựNG DUNGTST Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Tổ chức Thi công Qua sơ đồ ta thấy: Bộ máy điều hành hoạt động của doanh nghiệp là một hệ thống khép kín, mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều được thực hiện dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và các phó giám đốc. * Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, phòng ban. - Hội đồng quản trị: điều hành chung toàn bộ công ty, quyết định chủ trương chính sách của công ty, hộ trợ văn phòng chủ tịch hội đồng quản trị. - Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người chỉ huy cao nhất đại diện cho hội đồng quản trị và doanh nghiệp về mặt pháp nhân, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đối với Nhà nước và hội đồng quản trị trong công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. - Giám đốc: Là công sự đắc lực của chủ tịch hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm thực thi các nhiêm vụ mà hội đồng quản thị giao cho dưới sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng quản trị. - Các phòng ban chức năng: giúp giám đốc nắm tình hình kiểm tra, kiểm soát, nghiên cứu xây dựng các kế hoạch cho phương an sản xuất và trình tự sản xuất. + Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ sắp xếp, đào tạo cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Hàng năm, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch và chế độ nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên. Tham gia xây dựng giáo dục, phổ biến nội dung quy chế làm việc. Sinh hoạt cùng hướng dẫn cbcnv thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách của nhà nước và doanh nghiệp đề ra. + Phòng kế hoạch kỹ thuật tổ chức thi công: có nhiệm vụ lập kế hoạch thi công cho doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo công tác thi công , đảm bảo kỷ thuật, kiểm tra khối lượng, chất lượng công trình. + Phòng kế toán: Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ kế toán của doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc, quy định của nhà nước và chủ trương của hội đồng quản trị đề ra. Đặc biệt phải tuân thủ những quy định về tài chính và các hoạt động chung của công ty. Hoàn thành việc sản xuất kinh doanh, quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo đúng quy định thời gian để tham mưu cho ban giám đốc về sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, sổ sách và báo cáo tài chính, số liệu kế toán của công ty. Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ nghiệp vụ, kế toán thu, chi, nhập, thanh toán về các chế độ lương thưởng như đã quy định. Quản lý, theo dõi và báo cáo kịp thời về tình hình tài chính cho Hội đồng quản trị. + Các đội sản xuất: tổ chức điều hành trực tiếp công nhân thực hiện các giai đoạn trong thi công từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đến khâu hoàn thiện. Thực hiện sản xuất theo kế hoạch tiết kiệm thời gian, nguyên nhiên liệu, không ngừng cải tiến nâng cao trình độ chuyên nghiệp thợ có tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để nâng cao chất lượng công trình đảm bảo định mức giá thành. Ngoài các phòng phụ trách và chuyên môn trên còn có một số tổ, bộ phận với mỗi chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều chịu sự điều hành của cấp trên và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp sơ đồ cơ cấu tổ chứC bộ máy kế toán CÔNG TY Cổ PHầN ĐẦU TƯ XÂY DựNG DUNGTST Thủ quỹ Thủ kho Kế toán thanh toán KT vật tư công nợ Kế toán bán hàng * Chức năng trong từng phần hành - Kế toán trưởng: Luôn là người trực tiếp phụ trách mọi hoạt động của phòng kế toán. Là người chỉ đạo trực tiếp công tác hạch toán của phòng kế toán, tham mưu cho giám đốc về các chế độ chính sách tài chính ban hành. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quản lý tài chính tại đơn vị. Có trách nhiệm cung cấp số liệu cho lãnh đạo, nhằm nắm bắt và chỉ đạo kịp thời trong công tác điều hành doanh nghiệp . - Kế toán tổng hợp: Kiểm tra toàn bộ hoạt động kế toán của doanh nghiệp, vào sổ tổng hợp và lập báo cáo kế toán định kỳ theo chế độ quy định. - Kế toán bán hàng và kế toán thanh toán: có nhiệm vụ bán thành phẩm đem lại doanh thu hàng ngày, cuối ngày phải tổng hợp báo cáo cho kế toán trưởng, cuối tuần tổng hợp báo cáo kiểm tra đối chiếu, theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. - Kế toán vật tư và công nợ: làm thủ tục xuất - nhập vật tư, chịu trách nhiệm tính toán và thanh toán công nợ với nhà cung cấp. Báo cáo tình hình công nợ hàng tuần, hàng tháng liên tục cho ban giám đốc có phương hương giải quyết thích hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất và thi công. Theo dõi tình hình trích nộp các khoản bhxh, bhyt, kpcđ cho toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong công ty . - Thủ kho: có nhiệm vụ theo dõi lượng vật tư nhập - xuất - tồn kho, thành phẩm cuối ngày, Cuối tháng, cuối quý phải báo cáo đối chiếu kết quả kiểm kê được với kế toán. - Thủ quỹ: Đảm nhận toàn bộ số lượng tiền mặt tại công ty. Thu chi đúng chế độ, đúng quy định theo phiếu thu , phiếu chi hợp lý… Đối chiếu quỹ và báo cáo tồn quỹ hàng ngày, bảo đảm quản lý tiền mặt an toàn, tránh mất mát làm thiệt hại cho công ty. 3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và trình tự ghi sổ theo hình thức “nhật ký chung”. - Kỳ hoạch toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: kiểm kê định kỳ. - Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước. -Phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng: Đường thẳng (theo QD206/2003QĐ-BTC ngày 12/12/2003). - Đơn vị tiền tệ sự dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). - Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo biên bản kiểm kê thực tế tại ngày 31/12/ năm. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản Ghi chú: Bảng cân đối số phát sinh : Ghi hàng ngày. : Ghi định kỳ : Quan hệ đối chiếu Báo cáo tài chính * Trình tự ghi sổ: - Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi trên sổ nhật ký, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Do doanh nghiệp thực hiện mở các sổ nhật ký đặc biệt nên định kỳ 3 đến 5 ngày hoặc cuối tháng, tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt , lấy số liệu ghi vào tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ kinh tế được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt tại doanh nghiệp. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm kế toán cộng tất cả các số liệu trên sổ cái rồi lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh nợ và Tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh nợ và Tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung ( hoặc sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh Trong những năm gần đây, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đi vài ổn định, chất lượng sản phẩm công trình được nâng cao, ngày càng tạo niềm tin cho các nhà đầu từ tìm đến. Từ đó đời sống của các cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt, đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Trải qua gần 8 năm đổi mới và phát triển, sau khi đã bù đắp những khoản chi phí bỏ ra ban đầu, những khó khăn bước đầu thì doanh nghiệp đã làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu về nguồn lợi nhuận lớn. Sau đây là trích dẫn kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt được trong năm 2009 vừa qua. Mẫu số: B-01/DNN Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QDD-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bảng cân đối kế toán Năm: 2009 Người nộp thuế: Công ty Cổ phần ĐTXD DUNGTST Mã số thuế: 0 1 0 2 1 5 1 4 9 5 Địa chỉ trụ sở: 26 Tập thể Trần Quý Cáp, Văn Miếu Quận Huyện: Đống Đa Tỉnh / Thành phố: Hà Nội Điện thoại: Đơn vị tiền: đồng việt nam STT Chỉ tiêu Mã số Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) Tài sản A. tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 2.260.0570115 1.201.586.925 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 373.460.013 5.277.925 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 0 0 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 40.300.000 0 1. Phải thu khách hàng 131 2.Trả trước cho người bán 132 3.Các khoản phải thu khác 138 40.300.000 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 649.988.102 1.Hàng tồn kho 141 649.988.102 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.196.309.000 1.196.309.000 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2.Thuế và các khoản phảI thu Nhà nước 1.000 1.000 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 1.196.308.000 1.196.308.000 B. tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260) 200 514.224.796 606.744.209 I.Tài sản cố định 210 506.708.042 606.744.209 1. Nguyên giá 211 788.130.476 788.130.476 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 212 (281.422.434) (181.386.267) 3. Chi phí XDCB dở dang 213 712.837.676 II.Bất động sản đầu tư 220 0 0 1. Nguyên giá 221 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 222 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 0 0 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 239 IV.tài sản dài hạn khác 240 7.516.754 0 1.Phải thu dài hạn 241 2. Tài sản dài hạn khác 248 7.516.754 3. Dự phòng phảI thu dài hạn khó đòi 249 Tổng cộng tài sản (250=100+200) 250 2.774.281.911 1.808.331.134 Nguồn vốn A. nợ phải trả(300=310+320) 300 742.006.846 271.674.265 I. Nợ ngắn hạn 310 742.006.846 50.874.265 1. Vay ngắn hạn 311 2.Phải trả người bán 312 312.469.960 3. Ngời mua trả tiền trước 313 429.204.351 9.204.351 4.Thuế&các khoản phải nộp Nhà nước 314 332.535 1.869.914 5.Phải trả người lao động 315 39.800.000 6. Chi phí phải trả 316 7.Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 0 220.800.000 1. Vay và nợ dài hạn 321 220.800.000 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phài trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B. vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 2.396.944.918 1.698.408.964 I. Vốn chủ sở hữu 410 2.396.944.918 1.698.408.964 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.238.575.000 1.688.575.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 158.369.918 9.833.964 II. Quỹ khen thương, phúc lợi 430 0 0 Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 3.138.951.764 1.970.083.229 Mẫu số: B-01/DNN Ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QDD-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính Cộng hoà ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26734.doc
Tài liệu liên quan