Kế toán tại sản cố định ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189-Tổng Công ty XD Sông Hồng

Tài liệu Kế toán tại sản cố định ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189-Tổng Công ty XD Sông Hồng: ... Ebook Kế toán tại sản cố định ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189-Tổng Công ty XD Sông Hồng

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189-Tổng Công ty XD Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn I Thùc tr¹ng tæ chøc h¹ch to¸n kÕ to¸n trong c¸c doanh nghiÖp dÖt may viÖt nam 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam 1.1.1 Vai trò của doanh nghiệp dệt may trong cơ cấu nền kinh tế Doanh nghiệp dệt may có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Dệt may là một trong những ngành công nghiẻp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế quốc dân Việt Nam: với khả năng thu hút lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu kinh tế của đất nước: Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may chiếm ưu thế về số lượng so với các doanh nghiệp trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác. Năm 2005, cả nước có 113.352 doanh nghiệp, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp dệt may. Thứ hai, ngành dệt may đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Năm 2005, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may vẫn đạt trên 4,8 tỷ USD. Năm 2006, Việt Nam đạt 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (tăng trưởng 23%). Đây được xem là bước đệm và mốc phát triển quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả này góp phần không nhỏ vào mức tăng trưởng kinh tế (GDP 8,2%) chung của đất nước. Con số 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu có sự đóng góp quan trọng của ngành dệt may, năm 2006 ngành dệt may đóng góp gần 5,8 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005, góp 15% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm thương mại thế giới UNCTAD/WTO và Cục Xúc tiến thương mại, trong 10 năm tới, Dệt may vẫn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của ngành Dệt may đến năm 2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 10-12 tỷ USD. Bảng 1.1: Giá trị sản lượng công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp 2002 2003 2004 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số 476350,1 100,0 620067,7 100,0 808958,3 100,0 Công nghiệp khai thác 61362,4 12,9 84040,1 13,6 103815,2 12,8 Khai thác than 6740,4 1,4 8168,6 1,3 12295,1 1,5 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 49222,3 10,3 68903,3 11,1 84327,5 10,4 Khai thác quặng kim loại 624,2 0,1 926,7 0,1 1259,4 0,2 Khai thác đá và mỏ khác 4775,5 1,0 6041,5 1,0 5933,2 0,7 Công nghiệp chế biến 388228,7 81,5 504364,0 81,3 657114,7 81,2 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 100664,2 21,1 124282,1 20,0 156096,5 19,3 Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 10448,7 2,2 12422,2 2,0 13651,3 1,7 Sản xuất sản phẩm dệt 20059,6 4,2 24741,2 4,0 29703,2 3,7 Sản xuất trang phục 18484,8 3,9 25241,3 4,1 32573,9 4,0 Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 19304,7 4,1 25646,1 4,1 33480,1 4,1 Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 8587,0 1,8 11249,0 1,8 14786,8 1,8 Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy 9163,3 1,9 11440,4 1,8 15201,6 1,9 Xuất bản, in và sao bản ghi 5545,6 1,2 8032,9 1,3 9901,5 1,2 Sản xuất than cốc,sản phẩm dầu mỏ tinh chế 1015,9 0,2 1060,0 0,2 1585,5 0,2 Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất 24708,9 5,2 30793,2 5,0 43855,3 5,4 Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 17334,0 3,6 23021,3 3,7 32426,9 4,0 Sản xuất các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác 32865,2 6,9 41114,8 6,6 46203,2 5,7 Sản xuất kim loại 15239,1 3,2 21873,8 3,5 31010,4 3,8 Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc, thiết bị) 19320,1 4,1 25985,0 4,2 35039,3 4,3 Sản xuất máy móc, thiết bị 6293,6 1,3 8795,8 1,4 12820,5 1,6 Sản xuất TB văn phòng, máy tính 4006,6 0,8 6721,4 1,1 7945,0 1,0 Sản xuất thiết bị điện 13777,7 2,9 17205,7 2,8 24154,8 3,0 Sản xuất radio, tivi và TB truyền thông 11063,6 2,3 14089,3 2,3 17652,5 2,2 Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ các loại 1344,2 0,3 1824,9 0,3 2553,5 0,3 Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ 15730,9 3,3 22602,7 3,6 26911,2 3,3 Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác 19981,1 4,2 25103,3 4,0 38596,6 4,8 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 12971,6 2,7 20719,7 3,3 30356,7 3,8 Sản xuất sản phẩm tái chế 318,3 0,1 397,9 0,1 608,4 0,1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 26759,0 5,6 31663,6 5,1 48028,4 5,9 Sản xuất và phân phối điện, ga 24848,4 5,2 29465,2 4,8 45313,0 5,6 Sản xuất và phân phối nước 1910,6 0,4 2198,4 0,4 2715,4 0,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 1.2: Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 1996 - 2005 STT Mặt hàng 1996- 2000 2001-2005 Giá trị (Triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (Triệu USD) Tỷ lệ (%) 1 Dầu thô 9.619 23,41 23.261 27,73 2 Hàng may sẵn 7.744 18,85 17.541 20,91 3 Hàng thuỷ sản 4.788 11,65 11.191 13,34 4 Giày dép 5.398 13,14 11.454 13,65 5 LK điện tử và ti vi; Máy tính và LK máy tính 2.311 5,63 4.672 5,57 6 Gạo 4.438 10,8 4.427 5,28 7 Cà phê 2.598 6,32 2.594 3,09 8 Hàng cói, ngô, dừa 205 0,5 687 0,82 9 Hàng mây tre 83 0,2 0 0 10 Hàng mỹ nghệ 135 0,33 151 0,18 11 Hàng thêu 143 0,35 172 0,21 12 Thảm (đay, len) 36 0,09 28 0,03 13 Cao su 885 2,15 2.216 2,64 14 Than đá 517 1,26 1.480 1,76 15 Hàng rau quả 534 1,3 1.131 1,35 16 Hạt tiêu 462 1,12 608 0,72 17 Hạt điều 603 1,47 1.576 1,88 18 Chè 242 0,59 412 0,49 19 Lạc nhân 238 0,58 198 0,24 20 Thiếc 72 0,18 51 0,06 21 Thịt chế biến 5 0,01 15 0,02 22 Quế 26 0,06 34 0,04 Tổng cộng 41.082 100 83.899 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Thứ bai, tạo việc làm cho người lao động: Các nước đang phát triển như nước ta thường có nguồn lao động dồi dào đến mức dư thừa. Vì vậy, sử dụng tốt số lao động có tầm quan trọng đặc biệt, bởi các lý do: Lao động là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế; do quy mô kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động còn thấp, nước ta chưa có điều kiện để tạo lập quỹ trợ cấp thất nghiệp; thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ làm cho thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư thấp, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế; thất nghiệp là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh, phát triển các tệ nạn xã hội. Ngành dệt may với đặc điểm sử dụng nhiều lao động, đã góp phần giải quyết các vấn đề trên. Năm 2005, cả nước có khoảng 6.243.500 lao động hoạt động trong các doanh nghiệp, trong đó ngành Dệt may đã sử dụng gần 2 triệu lao động, với khoảng 2000 doanh nghiệp; Trong đó lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm 10%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 70% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gần 20%. Đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu... và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác. Mục tiêu của ngành Dệt may đến năm 2010 phải tạo việc làm và thu hút 2,5 triệu người lao động và đến năm 2020 là 3 triệu lao động. Thứ tư, tăng thu nhập cho dân cư: Hiện nay do nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn thấp, mới chỉ ở mức 722 USD/người/năm vào năm 2006, đứng thứ 160 trên thế giới. Ngành dệt may là một ngành gia công với số lượng doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động, nhất là các lao động phổ thông, yêu cầu về trình độ đối với lao động không cao đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, nâng cao đời sống dân cứ và góp phần giảm bớt khoảng cách thu nhập và mức sống giữa các vùng trong nước. Thứ năm, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp và tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP của hai ngành này. 1.1.2 Thực trạng phát triển doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam Hình thức sở hữu: Các doanh nghiệp dệt may tồn tại ở hầu hết các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 2.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,5%, FDI chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Nhằm tạo thêm sự năng động, chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và khắc phục những yếu kém, chính sách nhất quán của Việt Nam là tiến hành cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Kết quả là, từ hơn 400 doanh nghiệp Nhà nước, đến nay chỉ còn khoảng 51 doanh nghiệp. Dự kiến, toàn bộ các doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa vào năm 2007. Số doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng nhanh lên trên 1.500 doanh nghiệp và số doanh nghiệp FDI có khả năng tăng lên khoảng 500 doanh nghiệp vào năm này. Tập đoàn dệt may Việt Nam được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp trung ương của Nhà Nước trong lĩnh vực dệt may. Vinatex đóng nhiều vai trò khác nhau như : sản xuất, xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ bán buôn hay bán lẻ hàng dệt may lớn nhất nước ta. Theo định hướng của Bộ Công nghiệp cũng như xu hướng phát triển hiện nay, tập đoàn dệt may Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoá toàn thể tập đoàn. Cụ thể, những đơn vị trước đây theo mô hình công ty TNHH một thành viên cũng chuyển đổi thành cổ phần hóa. Năm 2007, sẽ gần như cổ phần hóa tất cả đơn vị thành viên. Tuy nhiên, sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể để quyết định phần vốn của Nhà nước lớn hay nhỏ, chi phối hay không chi phối. Đặc biệt, Nhà nước giữ lại phần vốn chi phối khoảng 70 - 75% tại những đơn vị lớn hoạt động trong lĩnh vực dệt kim, dệt thoi như 3 tổng công ty Việt Tiến, Phong Phú, Dệt may Hà Nội để làm nòng cốt cho toàn ngành. Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn mẹ/con của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự phát triển. Theo mô hình Tập đoàn mẹ/con, Công ty mẹ đầu tư vốn và kiểm soát Công ty con thông qua vốn đầu tư. Quan hệ mệnh lệnh hành chính trước kia trong mô hình Tổng Công ty 91 được thay thế bằng quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Đồng thời, chuyển đổi cơ chế quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Theo mô hình Tập đoàn mẹ/con, trách nhiệm quyền hạn của bộ máy quản trị và bộ máy điều hành các Công ty rõ ràng hơn, thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác hoá kinh doanh trong toàn hệ thống, góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thời gian Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoạt động theo mô hình mới chưa dài, tuy nhiên, việc cổ phần hoá thì đã được tiến hành từ năm 2003 và đã mang lại kết quả rõ ràng. Hầu hết các Công ty cổ phần hoá hoạt động với hiệu quả cao hơn trước. Năm 2004, lợi nhuận của toàn Tổng Công ty là hơn 94 tỷ, năm 2005 là hơn 170 tỷ. Đến nay, toàn bộ Tập đoàn đã cổ phần hoá được 57 đơn vị, hầu hết đều có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước khi cổ phần hoá (VD: Công ty May Nhà Bè: lợi nhuận trước khi cổ phần hoá là 14.279 triệu đồng và sau khi cổ phần hoá là 17.211 triệu đồng, Công ty May Hưng Yên: lợi nhuận trước khi cổ phần hoá là 1.790 triệu đồng và sau khi cổ phần hoá là 4.530 triệu đồng). Khi cổ phần hoá, Tập đoàn có chủ trương chỉ giữ vốn chi phối ở khoảng 10 đơn vị chiến lược để thực hiện chiến lược của Tập đoàn. Tuy nhiên có một số đơn vị ngành dệt do trước khi cổ phần hoá có lợi nhuận thấp nên không bán được cổ phần, buộc Tập đoàn phải giữ vốn lớn hơn 50%. Hiện nay, Tập đoàn đang củng cố thêm các đơn vị này để có thể tiếp tục bán tiếp cổ phần ra ngoài. Tiêu thụ nội địa thấp: Hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên tiêu thụ nội địa lại ở mức thấp. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây. Chất lượng đào tạo, năng suất lao động chưa cao: Doanh nghiệp phải đào tạo lại: Ngành dệt may Việt Nam hiện có khoảng 700 doanh nghiệp lớn làm hàng xuất khẩu. Với chỉ tiêu xuất khẩu đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2010, theo các chuyên gia thì số lao động toàn ngành sẽ tăng thêm khoảng 6% và đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, công nhân may Việt Nam được đánh giá có tay nghề khá so với khu vực và thế giới. Với ngành dệt thì đây là điều đáng lo ngại. Với kỹ thuật, công nghệ trung bình thì công nhân dệt Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu về tay nghề nhưng với các phương tiện máy móc hiện đại, công nhân Việt Nam còn bất cập. Nguyên nhân chính là do nước ta không có trường đào tạo công nhân dệt, các doanh nghiệp phải gửi đi nước ngoài hoặc tự đào tạo. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy, xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành chỉ có 4 trường đào tạo mỗi năm đào tạo khoảng 2.000 công nhân, không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí khi về doanh nghiệp phải chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Hiện nay, hàng năm các doanh nghiệp dệt may thường phải bổ sung thêm lao động, chủ yếu theo phương thức tự đào tạo. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm 3 ca, 4 kíp. Đây là nguyên nhân khiến thu nhập của lao động mới làm việc thấp, thậm chí ở một số doanh nghiệp, thu nhập của người lao động lâu năm cũng chỉ tương đương thu nhập của lao động mới ở các công ty có danh tiếng. Thiếu lao động có tay nghề cao: Với mức tăng trưởng trung bình gần 20%, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, ngành dệt may khẳng định vị thế quan trọng, đóng góp to lớn vào nền kinh tế đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực tạo việc làm. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có khả năng cạnh tranh, phát triển nên việc gia tăng số lao động trong những năm tới là tất yếu, toàn ngành sẽ tăng thêm khoảng 6%, tương đương 120.000 lao động. Ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại, tăng số công nhân đồng thời cần phải đi đôi với nâng cao chất lượng lao động Đáng lưu tâm hiện nay là ngành may đang có sự chuyển dịch lao động lớn. Lương thấp khiến lao động giỏi "chạy" về các công ty trả lương cao, nhất là các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho một số công ty, xí nghiệp may thiếu trầm trọng lao động có tay nghề. Trừ một số doanh nghiệp uy tín như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè thì có lẽ lao động dệt may chất lượng tốt nhất đang thuộc về phía các liên doanh. Công ty Vinatex, lương bình quân toàn tổng công ty đạt 1.359.000 đồng/tháng/lao động, là mức lương tương đối cao so với mức lương trung bình của ngành may. Nhưng Vinatex cũng mất nhiều lao động về phía các liên doanh. Hiện nay, tổng công ty vẫn thiếu trầm trọng lao động giỏi, phải thuê các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo để bổ sung vào số thiếu hụt. 1.1.3 Doanh nghiệp dệt may trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Mỹ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu dệt may Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất chủ động, hạ giá thành, đẩy mạnh xuất khẩu… Tuy nhiên, năm 2007 dưới tác động của việc giảm thuế theo cam kết WTO, từ năm 2007, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác ngay trên sân nhà, do thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm từ 50% xuống còn 20%, thuế nhập khẩu vải giảm từ 40% xuống 12%… Có thể nói giai đoạn hiện nay là một giai đoạn rất đặc biệt của ngành dệt may Việt Nam. Chúng ta đã hội nhập hoàn toàn với dệt may của thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để ngành dệt may trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đó chính là những rào cản thương mại mà các quốc gia khác đang áp dụng đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Đồng thời, gia nhập WTO, bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các nước khác, đặc biệt là các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ… Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng về năng lực sản xuất và xuất khẩu tăng gấp đôi (đạt từ 10-12 tỷ USD) vào năm 2010, đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành, trong đó các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược riêng, phù hợp với điều kiện và năng lực của từng doanh nghiệp.          Hiệp hội dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh xúc tiến một số hoạt động mà các doanh nghiệp riêng lẻ không thể làm được hoặc làm nhưng không có lợi. Đó là việc liên kết các doanh nghiệp lại với nhau trong các chương trình lớn như: cùng nhau đi ra nước ngoài để giới thiệu với thế giới hình ảnh dệt may Việt Nam; cùng nhau hợp lực để chống lại những rào cản thương mại; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các trung tâm nguyên liệu lớn… Trong thời gian qua, dệt may đã có được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, đạt 20%/năm, luôn là ngành xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ sau dầu khí. Tuy nhiên, do không chủ dộng được nguồn nguyên, phụ liệu (nhập khẩu gần 70%) cho nên lợi nhuận doanh nghiệp dệt may thu về là rất thấp so với tổng giá trị xuất khẩu. Tính đến 2006, năng lực sản xuất toàn ngành về nguyên liệu: xơ bông 10.000 tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp: 50.000 tấn (30% nhu cầu), sợi xơ ngắn: 260.000 tấn (60% nhu cầu). Đối với sản xuất dệt nhuộm: vải dệt kim 150.000 tấn (60% nhu cầu); dệt thoi 680 triệu m2 (30% nhu cầu). Sản xuất hàng may mặc mỗi năm khoảng 1,8 tỷ sản phẩm và 65% trong số này phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, hiện nay một số chương trình trọng điểm cho ngành dệt may đã và đang được xây dựng. Cụ thể: tập trung đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp để đủ sức cung ứng cho nhu cầu dệt; phát triển bông xơ sợi nội địa; đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015; chương trình nâng cao chất lượng ngành dệt, nhộm; xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư.  Ngoài ra, một chương trình thời trang hóa ngành dệt may cũng đang được Hiệp hội dệt may Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến nhằm phát triển đông đảo đội ngũ thiết kế thời trang, cùng với việc xây dựng hình ảnh thời trang Việt Nam, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm có đẳng cấp. Một bất lợi nữa cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê là doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường, trong khi năng suất lao động còn thấp. Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Hiệu quả chính của ngành dệt may là tạo ra một triệu việc làm cho lao động công nghiệp và trên một triệu lao động tiểu thủ công nghiệp. Dệt may cũng là một ngành sản xuất xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn. Với quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế này đã được minh chứng trong tiến trình xoá bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Canada trước đây và thị trường EU từ đầu năm ngoái. Cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp…nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, càng khó để cạnh tranh được với các cường quốc dệt may. Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ (1/1/2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc không những đã đe doạ ngành công nghiệp dệt may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu dệt may khác, trong đó có Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam liên tục giảm. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ chỉ đạt 783 triệu USD, giảm gần 10% so cùng kỳ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 của toàn ngành còn khoảng 10% so với mức 20% của các năm trước. Điều gây sốc lớn lại chính là sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể tận dụng cơ hội xoá bỏ hạn ngạch với EU. Những phân tích trên đây cho thấy, xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Trong những năm tới các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu. Tuy nhiên với những lợi thế có và sự đổi mới mạnh mẽ trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thị trường tự do. 1.2 Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Các doanh nghiệp dệt may nhà nước và những doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn hiện nay đang vận dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vận dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Sau đây là kết quả khảo sát về chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp dụng tại một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam: Bảng 1.3 Chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán ở một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam STT Tên doanh nghiệp dệt may Chế độ kế toán áp dụng Hình thức ghi sổ kế toán 1 Công ty Dệt may Hà Nội Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký - Chứng từ 2 Công ty sản xuất- xuất nhập khẩu dệt may Hải Phòng Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký - Chứng từ 3 Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký chung 4 Xí nghiệp May 6 - Công ty 20 Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Chứng từ ghi sổ 5 Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký chung 6 Công ty cổ phần may Đồng Nai - Doganamex Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký chung 7 Công ty Cổ phần May Đông Mỹ Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký- chứng từ 8 Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký -chứng từ 9 Công ty cổ phần may Lê Trực Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Nhật ký-chứng từ 10 Xí nghiệp dệt Hồng Quân Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Chứng từ ghi sổ 1.2.1 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước Doanh nghiệp nhà nước gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần chi phối. Các doanh nghiệp nhà nước thường có quy mô lao động bình quân một doanh nghiệp cao hơn khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (499,5 người so với 28,2 người và 330,2 người) đồng thời có quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp cao hơn (327,5 tỷ đồng so với 5,8 tỷ đồng và 132,5 tỷ đồng). Chế độ kế toán áp dụng cho loại áp dụng trong các doanh nghiệp này khá thống nhất. Các doanh nghiệp dệt may nhà nước, không phân biệt quy mô (lớn, vừa hay nhỏ) đều áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm 4 phần: Phần thứ nhất - Hệ thống tài khoản kế toán; Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính; Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán; Phần thứ tư - Chế độ sổ kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán quy định trong Chế độ kế toán ban hành theo quyết định này (Phụ lục 1) bao gồm: 37 biểu mẫu và được chia thành 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương; + Chỉ tiêu hàng tồn kho; + Chỉ tiêu bán hàng; + Chỉ tiêu tiền tệ; + Chỉ tiêu TSCĐ. Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng các loại chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác như: Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH; Hoá đơn GTGT; Hoá đơn bán hàng thông thường; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý... Về mặt pháp lý, hệ thống chứng từ kế toán được chia thành hai loại: Chứng từ bắt buộc và Chứng tử hướng dẫn. Đối với chứng từ bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về loại chứng từ, mẫu chứng từ, phương pháp lập cũng như chương trình luân chuyển của chứng từ trong các hoạt động kinh doanh. Chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này. Các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành. Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính. Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định trong Luật Kế toán. Các doanh nghiệp dệt may căn cứ vào chế độ chứng từ đã được ban hành, tiến hành nghiên cứu đặc điểm hoạt động, đặc điểm về đối tượng kế toán cũng như nhu cầu thu nhận, xử lý thông tin để xây dựng và vận dụng chứng từ cho phù hợp yêu cầu quản lý và đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Nhà nước. Hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục 2) được chia ra 9 loại với 86 tài khoản cấp 1 và Loại TK 0 gồm: 6 tài khoản ngoải bảng cân đối kế toán. Có thể khái quát hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp qua bảng sau: Bảng 1.4 Phân loại tổng quát hệ thống tài khoản kế toán Tài sản Nguồn vốn Các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán Loại TK 1: Tài sản ngắn hạn Loại TK 2: Tài sản dài hạn Loại TK 3: Nợ phải trả Loại TK 4: Vốn chủ sở hữu Thu nhập Chi phí Các tài khoản thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Loại TK 5: Doanh thu Loại TK 7: Thu nhập khác Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh Loại TK 8: Chi phí khác Loại TK 0 Các TK ngoài bảng cân đối kế toán Các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. Các doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. Hình thức sổ kế toán: theo chế độ quy định có 5 hình thức sổ cơ bản: Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái và Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 3, 4, 5, 6) và Hình thức kế toán trên máy vi tính (Phụ lục 7). Mỗi hình thức sổ có đặc trưng về số lượng sổ cần dùng; loại sổ sử dụng; nguyên tắc kết cấu các chỉ tiêu dòng, cột sổ; trình tự hạch toán trên sổ; phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Sổ kế toán nói chung gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết (Phụ lục 8). Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ Nhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên sổ Nhật ký và Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu ._.quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. Các đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế toán theo quy định. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Nhật ký - sổ cái và Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trong thực tế các doanh nghiệp dệt may phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: Các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính (Phụ lục 9, 10, 11, 12) gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính năm, gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. Các doanh nghiệp nhà nước phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN; - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN. Chế độ kế toán quy định cụ thể về mục đích lập báo cáo; số lượng biểu mẫu, nội dung các chỉ tiêu; trách nhiệm, yêu cầu lập và trình bày cũng như kỳ lập và thời hạn nộp báo cáo. Đối với nguyên tắc lập và trình bày báo cáo các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các chuẩn mực hướng dẫn như Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiệu có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để trình bày tổng quát về các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cũng như chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng; mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính. Thực tế cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước thực hiện khá đầy đủ về chế độ chứng từ, hệ thống tài khoản, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính được quy định trong Chế độ kế toán theo Quyết định số 15 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp có áp dụng kế toán máy thì tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung hoặc Chứng từ ghi sổ còn các doanh nghiệp chưa ứng dụng kế toán máy toàn bộ thì thường tổ chức sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ. Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước thường được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, chỉ có một số ít doanh nghiệp tổ chức theo mô hình hỗn hợp (nửa tập trung, nửa phân tán) Ví dụ: Bộ máy kế toán của Công ty Dệt may Hà Nội được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung (Phụ lục 13a, 13b). Nhìn chung, các nhân viên kế toán hầu hết được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ phù hợp với công việc, các kế toán trưởng là những người có kinh nghiệm, trình độ cao, có năng lực tổ chức. Trang thiết bị, phương tiện làm việc tương đối đầy đủ và hiện đại. Tuy nhiên, tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may thuộc sở hữu nhà nước cũng còn những mặt hạn chế nhất định. Đầu tiên đó là bộ máy kế toán trong một số doanh nghiệp còn khá cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Mặt khác, bên cạnh những kế toán viên có trình độ, năng lực vẫn còn những kế toán viên chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt là một số kế toán được đào tạo từ thời kỳ trước, chuyển sang cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế chưa theo kịp tiến độ trung nên dẫn tới sự bảo thủ, trì trệ... Việc thực hiện chế độ chứng từ kế toán đôi khi còn quá nguyên tắc, dẫn đế rườm rà, phức tạp trong quá trình thực hiện... 1.2.2 Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã. Cả nước ta hiện nay có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Mặc dù vậy, 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức vốn dưới 2 tỷ đồng, như vậy hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ. Trong tổng số khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, có khoảng 70% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong số các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh có cả doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Các doanh có quy mô vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm 5 phần: Phần thứ nhất - Quy định chung; Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán; Phần thứ ba - Hệ thống báo cáo tài chính; Phần thứ tư - Chế độ chứng từ kế toán; Phần thứ năm - Chế độ sổ kế toán. Chế độ kế toán doanh nhiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc do quá phức tạp không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảng 1.5: Các chuẩn mực kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ: STT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 01 - Chuẩn mực chung 2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư 3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác 4 CM số 16 - Chi phí đi vay 5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ: TT Số hiệu và tên chuẩn mực Nội dung không áp dụng 1 CM số 02- Hàng tồn kho Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị. 2 CM số 03- TSCĐ hữu hình Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao. 3 CM số 04 TSCĐ vô hình 4 CM số 06 - Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động. 5 CM số 07- Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết Phương pháp vốn chủ sở hữu. 6 CM số 08- Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - Phương pháp vốn chủ sở hữu; - Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác; - Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh. 7 CM số 10- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. 8 CM số 15 - Hợp đồng xây dựng Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. 9 CM số 17- Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập hoãn lại. 10 CM số 21- Trình bày báo cáo tài chính Giảm bớt các yêu cầu trình bày trong báo cáo. 11 CM số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ khuyến khích áp dụng chứ không bắt buộc 12 CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót Áp dụng hồi tố đối với thay đổi chính sách kế toán. Các chuẩn mực kế toán không áp dụng: TT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh. 2 CM số 19- Hợp đồng bảo hiểm. 3 CM số 22- Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. 4 CM số 25- Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con. 5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. 6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận. 7 CM số 30- Lãi trên cổ phiếu. Về chế độ chứng từ, về cơ bản các quy định về số lượng, mẫu, các yếu tố phải có trên chứng từ; nguyên tắc, phương pháp lập chứng từ; quy trình luân chuyển chứng từ... tương tự như các quy định trong Chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Về hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Nhưng do hoạt động của những doanh nghip này không đa dạng, phong phú như doanh nghiệp lớn, yêu cầu quản lý đơn giản nên hệ thống tài khoản này có ít tài khoản hơn, chỉ chia ra 9 loại với 51 tài khoản cấp 1 và Tài khoản loại 0 với 5 tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (Phụ lục 14). Nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán các tài khoản tương tự như trong Chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, các doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình mà lựa chọn, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản cho phù hợp. Về sổ sách sách kế toán, Doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; Hình thức kế toán trên máy vi tính. Về Hệ thống báo cáo tài chính, về cơ bản cũng tuân thủ về nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo theo Quyết định 15 nhưng có sự rút gọn các chỉ tiêu và thông tin phản ánh cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể bổ sung, các chỉ tiêu cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp; Trường hợp có sửa đổi thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Báo cáo bắt buộc : - Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN (Ví dụ: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty May Chiến Thắng - Phụ lục 15a, 15b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác. Báo cáo tài chính quy định cho các Hợp tác xã - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số B01 – DNN/HTX - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN/HTX Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này. Thời hạn lập báo cáo tài chính: Đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần và các hợp tác xã thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Bảng 1.6: Nơi nhận báo cáo tài chính Nơi nhận báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Cơ quan Thuế Cơ quan đăng ký kinh doanh Cơ quan Thống kê Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Hợp tác xã x x x x x Nhìn chung, chế độ kế toán theo Quyết định 48 đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn, phù hợp với quy mô, trình độ của doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó, Bộ tài chính còn cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ linh động trong thực hiện. Chính vì vậy, Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giảm bớt khá nhiều thời gian, công sức cho doanh nghiệp, song vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho bản thân doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Điều này là do mặc dù tinh giản, nhưng những yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thể hiện trong Chế độ kế toán đều đảm bảo thực hiện theo đúng những quy định của Luật Kế toán, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những thông tin mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải công bố trong Chế độ kế toán đảm bảo phản ảnh đúng đắn, chính xác, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho mọi đối tượng muốn sử dụng thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, Chế độ kế toán theo Quyết định 48 đã góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính ở các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa. Nhìn chung các doanh nghiệp này đều thực hiện tương đối đầy đủ các quy định trong chế độ kế toán. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những doanh nghiệp dệt may chưa coi trọng và chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán, họ sử dụng sổ sách, chứng từ chỉ là để đối phó với các cơ quan nhà nước mà chưa thấy được đó là một công cụ quản lý tài chính hữu ích cho doanh nghiệp. So với doanh nghiệp nhà nước, kế toán các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh thường chậm hơn trong việc cập nhật chính sách, chế độ mới; cán bộ kế toán còn hạn chế về trình độ năng lực; bộ máy kế toán ở một số doanh nghiệp chưa tổ chức thành phòng, ban mà chỉ bố trí người làm kế toán hoặc thuê kế toán từ bên ngoài. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo ở một số doanh nghiệp còn chưa đầy đủ. 1.3 Nhận xét về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Qua nghiên cứu về thực trạng tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể thấy công tác tác tổ chức hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp này tồn tại cả những ưu điểm cũng như nhược điểm. Về chế độ kế toán ban hành: Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới. Nghiên cứu nội dung của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định trên, có thể thấy, đây là Chế độ kế toán có nhiều tiến bộ. Điểm tiến bộ trước hết cần được ghi nhận là, Chế độ kế toán mới thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995; Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và 9 thông tư hướng dẫn về kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành từ năm 1997 đến năm 2000. Như vậy, tình trạng một Chế độ kế toán chắp vá do được bổ sung, sửa đổi quá nhiều lần đã được khắc phục. Việc ban hành một chế độ kế toán mới thay thế cho 11 văn bản cũ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ kế toán trong việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán.  Thứ hai, mặc dù có những sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ, nhưng tính kế thừa của Chế độ kế toán mới khá cao trong tất cả các nội dung được quy định. Vì vậy, ở những doanh nghiệp đã thực hiện Chế độ kế toán theo quyết định 1141, khi áp dụng Chế độ kế toán mới không nhất thiết phải chuyển sổ kế toán, những điều chỉnh về tài khoản và nội dung phản ánh của tài khoản cũng không nhiều.  Thứ ba, Luật Kế toán được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kế toán ở nước ta. Một số nội dung cơ bản và đặc biệt quan trọng của Luật Kế toán như kỳ kế toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính... đã được đưa vào Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành. Điều đó có nghĩa là, Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành đã góp phần tích cực trong việc đưa Luật Kế toán vào cuộc sống.  Thứ tư, theo Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành, hệ thống tài khoản kế toán, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã có những cải tiến theo hướng tạo ra sự minh bạch hơn trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc bổ sung tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, đã cho phép các doanh nghiệp hạch toán khoản thuế thu nhập doanh nghiệp như một khoản chi phí kinh doanh trước khi xác định lợi nhuận; Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh báo cáo tài chính cũng được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ hơn giúp cho người sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp một cách thuận lợi hơn... Thứ năm, từ năm 2001 đến nay, Bộ Tài chính đã rất tích cực, nghiêm túc trong việc nghiên cứu và đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán. Chế độ kế toán mới ban hành đã bám sát nội dung của những Chuẩn mực này nhằm từng bước đưa chế độ kế toán Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với chế độ kế toán của các nước trên thế giới. Theo quy định, doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô vốn tối đa 10 tỷ đồng hoặc có số lao động tối đa 300 người. Trên thực tế, hoạt động của những doanh nghiệp này không đa dạng, phong phú như doanh nghiệp lớn, yêu cầu quản lý đơn giản… Đây là đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý của bản thân doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần phải xây dựng một chế độ kế toán đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với quy mô, trình độ của DNNVV. Ngày 14/9/2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đặc điểm cơ bản của chế độ kế toán này được thiết kế, xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn và cập nhật các yêu cầu mới nhất của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đồng thời cũng đảm bảo thích ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và những năm sắp tới Việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đáp ứng được tình hình thực tế tại Việt Nam trong việc đơn giản hoá công tác kế toán mà vẫn đảm bảo được chức năng quản lý kế toán, thuế trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, chế độ kế toán này cũng góp phần làm tăng khả năng hài hoà hoá và theo kịp chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam. Nó cũng là kết quả của những cuộc hội thảo về Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ do Liên đoàn kế toán quốc tế tổ chức, trong đó Việt Nam cũng là một thành viên tích cực. Từ năm 1996, ngoài việc ban hành chế độ kế toán cho các DN nói chung, Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán riêng cho DNNVV. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, Nhà nước đã ban hành Luật Kế toán và các Nghị định hướng dẫn, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán. Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng chế độ kế toán doanh nghiệp và báo cáo tài chính. Chế độ kế toán cho DNNVV được ban hành thời gian qua rất đồng bộ cả về chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các DN trong thực hiện. Với cách bố trí, sắp xếp tài khoản trên bảng cân đối kế toán, thông tin do kế toán cung cấp cho phép đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở mọi thời điểm. Chế độ kế toán DNNVV cũng giải quyết nhiều hoạt động kinh tế mới phát sinh như chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán các khoản đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, đầu tư vào công ty liên kết, các khoản dự phòng, tài sản và nợ,…Và trên thực tế khá nhiều doanh nghiệp quy mô vừa đã thuận lợi hơn khi áp dụng chế độ kế toán này từ công việc lập chứng từ, ghi sổ sách, tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm kê,… Chính những điều này có thể khẳng định Chế độ kế toán DNNVV hiện nay đã phù hợp hơn với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài chính của DNNVV ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. Như vậy, về cơ bản, việc ban hành hai chế độ kế toán áp dụng cho từng đối tượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và đội ngũ kế toán trong việc thực hiện tổ chức hạch toán kế toán. Mỗi doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý có thể áp dụng Chế độ kế toán phù hợp. Hệ thống kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin không chỉ cho quản lý nhà nước mà còn phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh những ưu điểm ở trên, chế độ kế toán vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện, đó là: Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành theo Quyết định 15 còn khá phúc tạp. So với Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141, Chế độ kế toán DN mới ban hành phức tạp hơn nhiều. Nguyên nhân chính tạo ra sự phức tạp hơn của Chế độ kế toán DN mới ban hành là sự tuân thủ các Chuẩn mực kế toán. Hệ thống 86 tài khoản kế toán và các báo cáo tài chính trong Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành đã bán sát nội dung của 26 Chuẩn mực kế toán đã ban hành và 5 thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Do đó, nghiên cứu, nắm vững được các Chuẩn mực kế toán và những thông tư hướng dẫn nêu trên là điều kiện đặc biệt quan trọng để thực hiện được Chế độ kế toán doanh nghiệp mới. Chẳng hạn, trong Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành xuất hiện những tài khoản mới như: Hàng hóa bất động sản; Hao mòn bất động sản đầu tư; Bất động sản đầu tư; Đầu tư vào Công ty con; Đầu từ vào Cty liên kết; Tài sản thuế thu nhập bị hoãn lại; Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp...Sẽ khó có thể thực hiện được công tác kế toán đối với những tài khoản nêu trên nếu nắm chưa vững được những Chuẩn mực kế toán liên quan. Hệ thống Báo cáo tài chính theo Chế độ kế toán doanh nghiệp mới ban hành cũng bổ sung thêm Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và dạng rút gọn; Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo tài chính hợp nhất. Để hoàn thành được những báo cáo tài chính này không thể nghiên cứu, nắm chắc những Chuẩn mực kế toán tương ứng. Chuẩn mực kế toán là nội dung mới trong lĩnh vực kế toán ở nước ta. Vì vậy, đáp ứng được điều kiện quan trọng nêu trên là một thách thức lớn không chỉ với các chủ doanh nghiệp mà với cả đội ngũ cán bộ kế toán hiện nay. Chế độ kế toán DNNVV ban hành theo Quyết định 48 vẫn còn những bất cập mà nguyên nhân chính là sự không thống nhất về khái niệm. Thế nào là DNNVV? Quyết định 48 dẫn chiếu Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ Về trợ giúp phát triển DNNVV. Điều 3 của NĐ 90 định nghĩa về DNNVV như sau: "DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Theo định nghĩa trên, phần lớn các DN được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ở nước ta là DNNVV và thuộc đối tượng thực hiện Chế độ kế toán DNNVV. Tuy nhiên, tại mục 1, Phần Quy định chung của Chế độ kế toán DNNVV lại có quy định: "Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có quy mô vừa có thể áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nhưng phải thông báo cho cơ quan Thuế quản lý DN mình và phải thực hiện ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm…". Như vậy, lại cần thêm một định nghĩa nữa về doanh nghiệp có quy mô vừa. Định nghĩa về DNNVV của Nghị định 90 chủ yếu căn cứ vào quy mô vốn hoặc lao động được sử dụng và chủ yếu được sử dụng để thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cho sự phát triển của các DNNVV. Việc xác định doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn khi lựa chọn chế độ kế toán áp dụng không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn hoặc lao động của doanh nghiệp. Ngược lại, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh... lại là những nhân tố có tác động rất lớn. Chính vì vậy, nếu căn cứ vào quy mô vốn hoặc lao động thì doanh nghiệp thuộc loại DNNVV, nhưng khi áp dụng Chế độ kế toán DNNVV lại không thể xử lý đúng được nhiều nghiệp vụ gây khó khăn cho kế toán doanh nghiệp. Về thực tế vận dụng chế độ kế toán: Phần lớn các doanh nghiệp dệt may nhà nước đều nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức hạch toán kế toán nên đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán (ban hành theo Quyết định 15) về chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Bộ máy kế toán thường được tổ chức theo mô hình tập trung, khá phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đội ngũ kế toán viên có kinh nghiệm, được đào tạo về cơ bản, về cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tổ chức hạch toán kế toán tại một số doanh nghiệp dệt may nhà nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như bộ máy kế toán cồng kềnh, đôi khi dẫn đến dư thừa; một số kế toán viên được đào tạo từ những giai đoạn trước chưa cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay. Đối với các doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác tổ chức hạch toán kế toán vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn những doanh nghiệp có quy mô lớn, những công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước tổ chức hạch toán kế toán tương đối khoa học, phù hợp, vận dụng chế độ kế toán khá đầy đủ. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức hạch toán kế toán vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất là việc áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn không ít vướng mắc, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Trước hết đó là đối tượng áp dụng. Theo quy định, đối tượng áp dụng Chế độ kế toán DNNVV là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, lao động từ 300 người trở xuống. Đây thực sự là những doanh nghiệp tương đối lớn. Trên thực tế một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp dệt may lại quá nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh gọn nhẹ, đơn giản nên khi triển khai áp dụng Chế độ kế toán này lại trở thành phức tạp. Chế độ kế toán DNNVV xây dựng để áp dụng cho mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề và mọi thành phần kinh tế, trong khi đó hoạt động của một doanh nghiệp dệt may cụ thể thường lại chỉ bao gồm một số nghiệp vụ nhất định . Chế độ kế toán phải quy định cho tổng hoà các lĩnh vực nên khá khó khăn khi áp dụng cho một doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường phức tạp hơn nhiều trước đây nên chế độ kế toán cũng không thể thực sự đơn giản, dễ hiểu như nhiều người mong muốn. Trong khi đó các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ thực hiện các cơ chế chính sách cũng còn nhiều hạn chế, nhất là Chế độ hoá đơn chứng từ, chưa coi trọng công tác kế toán… Chính những lý do này khiến việc áp dụng Chế độ kế toán DNNVV chưa thực sự đem lại hiệu quả cao trong các doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa. Thứ hai, tầm quan trọng của công tác kế toán ở phần lớn các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ mới chỉ được xác định về mặt lý thuyết. Trên thực tế, công tác kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân đã và đang bị coi thường. Trước hết, trong các doanh nghiệp này, công tác kế toán chỉ là "công cụ để đối phó" với việc kiểm tra, quyết toán thuế. Tình trạng hai hệ thống sổ kế toán xảy ra khá phổ biến. Hai hệ thống cùng tồn tại: Hệ thống thứ nhất được gọi là "kế toán nội bộ" chỉ có chủ doanh nghiệp được biết. Đó là hệ thống sổ thường không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là "kế toán thuế". Hệ thống này, về hình thức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số l._.nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần. Phụ lục 10b: C«ng ty dÖt may hµ néi C«ng ty s¶n xuÊt - xuÊt nhËp khÈu dÖt may h¶i phßng §Þa chØ: Sè 226 - Lª Lai - Ng« QuyÒn - H¶i Phßng B¸o c¸o tµi chÝnh Cho n¨m tµi chÝnh Tel: (84) 31 3 836 657/3 827 219 Fax: (84) 31 3 836 928 kÕt thóc ngµy 31/12/2006 b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh Cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12/2006 MÉu sè B 02-DN §¬n vÞ tÝnh: VND ChØ tiªu M· sè ThuyÕt minh N¨m 2006 N¨m 2005 1 2 3 4 5 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 01 VI.13 52.444.947.045 88.249.281.213 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 02 - - 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 10 52.444.947.045 88.249.281.213 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 11  VI.14 48.212.829.309 85.288.012.583 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 20 4.232.117.736 2.961.268.630 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 21  VI.15 62.784.793 146.496.388 7. Chi phÝ tµi chÝnh 22  VI.16 1.513.355.711 1.694.628.268 - Trong ®ã: Chi phÝ l·i vay 23  1.506.260.165 1.555.947.639 8. Chi phÝ b¸n hµng 24 474.318.391 462.784.905 9. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 25 2.318.184.210 1.790.670.908 10. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 30 (10.955.783) (840.319.063) 11. Thu nhËp kh¸c 31 14.525.424 376.724.979 12. Chi phÝ kh¸c 32 - 30.094.980 13. Lîi nhuËn kh¸c 40 14.525.424 346.629.999 14. Tæng LN kÕ to¸n tr­íc thuÕ 50 3.569.641 (493.689.064) 15. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hµnh 51  VI.17 999.500 - 16. Chi phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i 52 - - 17. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 60 2.570.141 (493.689.064) H¶i Phßng, ngµy 25 th¸ng 04 n¨m 2007 KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc Vò ThÕ C­êng NguyÔn H÷u Hoa Phụ lục 11a: BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Đơn vị báo cáo:................. Mẫu số B 03 – DN Địa chỉ:…………............. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) (*) Năm…. Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 VII.34 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. Đơn vị báo cáo:.............. Mẫu số B 03 – DN Địa chỉ:…………........ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) (*) Năm….. Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 02 - Các khoản dự phòng 03 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 - Chi phí lãi vay 06 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 08 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 - Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) 11 - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 - Tiền lãi vay đã trả 13 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 16 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 31 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú (*): Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. Phụ lục 11b: C«ng ty dÖt may hµ néi C«ng ty s¶n xuÊt - xuÊt nhËp khÈu dÖt may h¶i phßng §Þa chØ: Sè 226 - Lª Lai - Ng« QuyÒn - H¶i Phßng B¸o c¸o tµi chÝnh Cho n¨m tµi chÝnh Tel: (84) 31 3 836 657/3 827 219 Fax: (84) 31 3 836 928 kÕt thóc ngµy 31/12/2006 B¸o c¸o L­u chuyÓn tiÒn tÖ (Theo ph­¬ng ph¸p gi¸n tiÕp) Cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12/2006 MÉu sè B 03-DN §¬n vÞ tÝnh: VND ChØ tiªu M· sè N¨m 2006 1 2 3 I. L­u chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 1. Lîi nhuËn tr­íc thuÕ 01 3.569.641 2. §iÒu chØnh cho c¸c kho¶n - KhÊu hao TSC§ 02 1.675.500.343 - L·i, lç chªnh lÖch tû gi¸ hèi ®o¸i ch­a thùc hiÖn 04 (9.696.591) - L·i, lç tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ 05 (45.064.456) - Chi phÝ l·i vay 06 1.506.260.165 3. Lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng kinh doanh tr­íc thay ®æi vèn l­u ®éng 08 3.130.569.102 - T¨ng, gi¶m c¸c kho¶n ph¶i thu 09 17.574.396.687 - T¨ng, gi¶m hµng tån kho 10 (8.318.728.110) - T¨ng, gi¶m c¸c kho¶n ph¶i tr¶ 11 (2.661.766.190) - T¨ng, gi¶m chi phÝ tr¶ tr­íc 12 (96.300.192) - TiÒn l·i vay ®· tr¶ 13 (1.506.260.165) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 20 8.121.911.132 II. L­u chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ 1. TiÒn chi ®Ó mua s¾m, x©y dùng TSC§ 21 (123.175.256) 7. TiÒn thu l·i cho vay, cæ tøc vµ lîi nhuËn ®­îc chia 27 45.064.456 L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ 30 (78.110.800) III. L­u chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh 3. TiÒn vay ng¾n h¹n, dµi h¹n nhËn ®­îc 33 11.216.621.480 4. TiÒn chi tr¶ nî gèc vay 34 (19.832.608.398) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn tõ ho¹t ®éng tµi chÝnh 40 (8.615.986.918) L­u chuyÓn tiÒn thuÇn trong kú 50 (572.186.586) TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn ®Çu kú 60 1.090.273.290 ¶nh h­ëng cña thay ®æi tû gi¸ hèi ®o¸i quy ®æi ngo¹i tÖ 61 541.058 TiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn cuèi kú 70 518.627.762 H¶i Phßng, ngµy 25 th¸ng 04 n¨m 2007 KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc Vò ThÕ C­êng NguyÔn H÷u Hoa Phụ lục 12: Thuyết minh báo cáo tài chính - Công ty Sản xuất - Xuất khẩu Dệt may Hải Phòng ThuyÕt minh b¸o c¸o tµi chÝnh MÉu sè B 09 - DN Kh¸i qu¸t chung C«ng ty S¶n xuÊt - XuÊt nhËp khÈu DÖt May H¶i Phßng ®­îc thµnh lËp theo QuyÕt ®Þnh sè 08/Q§/TCL§ ngµy 22/09/1995 cña Héi ®ång qu¶n trÞ Tæng C«ng ty DÖt May ViÖt Nam “vÒ viÖc thµnh lËp Chi nh¸nh Tæng C«ng ty DÖt May ViÖt Nam t¹i Thµnh phè H¶i Phßng”; QuyÕt ®Þnh sè 379/Q§-H§QT ngµy 08/05/2003 cña Héi ®ång qu¶n trÞ Tæng C«ng ty DÖt May ViÖt Nam “vÒ viÖc ®æi tªn Chi nh¸nh Tæng C«ng ty DÖt May ViÖt Nam t¹i Thµnh phè H¶i Phßng thµnh C«ng ty S¶n xuÊt - XuÊt nhËp khÈu DÖt may H¶i Phßng” vµ QuyÕt ®Þnh sè 765/Q§-H§QT ngµy 06/09/2005 cña Héi ®ång Qu¶n trÞ Tæng C«ng ty DÖt may ViÖt Nam “vÒ viÖc s¸p nhËp nguyªn tr¹ng C«ng ty S¶n xuÊt - XuÊt nhËp khÈu DÖt may H¶i Phßng vµo C«ng ty DÖt may Hµ Néi”. Tªn C«ng ty: C«ng ty s¶n xuÊt - xuÊt nhËp khÈu dÖt may H¶i Phßng Tªn viÕt t¾t: vinatex h¶i Phßng Ngµnh nghÒ kinh doanh cña C«ng ty bao gåm: S¶n xuÊt c¸c lo¹i v¶i dÖt kim; S¶n xuÊt quÇn ¸o b»ng v¶i dÖt kim; XuÊt nhËp khÈu trùc tiÕp s¶n phÈm chÝnh: sîi b«ng, v¶i dÖt kim, hµng may, kh¨n b«ng; S¶n xuÊt kinh doanh xuÊt nhËp khÈu v¶i dÖt thoi, lÒu v¶i du lÞch, nguyªn liÖu hãa chÊt, thuèc nhuém, thiÕt bÞ phô tïng m¸y mãc thuéc ngµnh dÖt may; C«ng nghiÖp dÖt may: s¶n xuÊt kinh doanh tõ nguyªn liÖu c¸c chñng lo¹i b«ng, x¬, sîi, v¶i, vËt t­, thiÕt bÞ, ®éng c¬, phô tïng, phô liÖu, hãa chÊt, thuèc nhuém, c¸c s¶n phÈm cuèi cïng cña ngµnh dÖt may; Kinh doanh hµng dÖt may bao gåm c¸c chñng lo¹i nguyªn liÖu b«ng x¬, sîi v¶i dÖt thoi, dÖt kim hµng may mÆc, thiÕt bÞ, phô tïng, ®éng c¬, vËt liÖu, ®iÖn tö, nhùa, cao su, hãa chÊt, thuèc nhuém; c¸c mÆt hµng tiªu dïng kh¸c; .... Trô së chÝnh cña C«ng ty ®Æt t¹i sè 226 Lª Lai - Ph­êng M¸y Chai - QuËn Ng« QuyÒn - Thµnh Phè H¶i Phßng. C«ng ty cã nhµ m¸y trùc thuéc lµ Nhµ m¸y May sè 1, ®Æt t¹i sè 226 Lª Lai - Ng« QuyÒn - H¶i Phßng. Ho¹t ®éng cña Nhµ m¸y May sè 1 lµ: S¶n xuÊt kinh doanh xuÊt nhËp khÈu c¸c nguyªn vËt liÖu, s¶n phÈm cña ngµnh dÖt may. Nhµ m¸y May sè 1 ®· ®i vµo ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh tõ n¨m 2004. .... II. Kú kÕ to¸n, ®¬n vÞ tiÒn tÖ sö dông trong kÕ to¸n Kú kÕ to¸n n¨m: B¾t ®Çu tõ ngµy 01/01 kÕt thóc vµo ngµy 31/12. §¬n vÞ tiÒn tÖ sö dông trong kÕ to¸n: §ång ViÖt Nam (VND). iii. chuÈn mùc vµ chÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông ChÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông: ChÕ ®é kÕ to¸n Doanh nghiÖp ViÖt Nam. H×nh thøc kÕ to¸n ¸p dông: KÕ to¸n m¸y. H×nh thøc sæ kÕ to¸n ¸p dông: NhËt ký chøng tõ. B¸o c¸o tµi chÝnh ®­îc tr×nh bµy b»ng §ång ViÖt Nam (VND), ®­îc lËp theo h­íng dÉn cña ChÕ ®é kÕ to¸n Doanh nghiÖp ViÖt Nam ban hµnh t¹i QuyÕt ®Þnh sè 15/2006/Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh vµ ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam do Bé Tµi chÝnh ban hµnh kÌm theo: ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam (®ît 1) ChuÈn mùc sè 02 - Hµng tån kho; ChuÈn mùc sè 03 - Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh; ChuÈn mùc sè 14 - Doanh thu vµ thu nhËp kh¸c. ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam (®ît 2) ChuÈn mùc sè 01 - ChuÈn mùc chung; ChuÈn mùc sè 10 - ¶nh h­ëng cña viÖc thay ®æi tû gi¸ hèi ®o¸i; ChuÈn mùc sè 16 - Chi phÝ ®i vay; ChuÈn mùc sè 24 - B¸o c¸o l­u chuyÓn tiÒn tÖ. ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam (®ît 3) ChuÈn mùc sè 21 - Tr×nh bµy b¸o c¸o tµi chÝnh; ChuÈn mùc sè 26 - Th«ng tin vÒ c¸c bªn liªn quan. ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam (®ît 4) ChuÈn mùc sè 17 - ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp; ChuÈn mùc sè 23 - C¸c sù kiÖn ph¸t sinh sau ngµy kÕt thóc kú kÕ to¸n n¨m; ChuÈn mùc sè 27 - B¸o c¸o tµi chÝnh gi÷a niªn ®é; ChuÈn mùc sè 29 - Thay ®æi chÝnh s¸ch kÕ to¸n, c¸c ­íc tÝnh kÕ to¸n vµ c¸c sai sãt. ChuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam (®ît 5) ChuÈn mùc sè 18 - C¸c kho¶n dù phßng, tµi s¶n, nî tiÒm tµng. C¸c ChuÈn mùc kÕ to¸n ®ît 4 vµ ®ît 5 ®­îc ¸p dông tõ n¨m tµi chÝnh 2006 mµ kh«ng ®iÒu chØnh sè d­ ®Çu n¨m. Tuy nhiªn, c¸c sè liÖu so s¸nh ®· ®­îc ph©n lo¹i l¹i cho phï hîp víi viÖc tr×nh bµy B¸o c¸o tµi chÝnh cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12/2006. B¸o c¸o tµi chÝnh ®­îc lËp vµ tr×nh bµy dùa trªn 06 nguyªn t¾c: Ho¹t ®éng liªn tôc; C¬ së dån tÝch; NhÊt qu¸n; Träng yÕu vµ tËp hîp; Bï trõ; Cã thÓ so s¸nh. B¸o c¸o tµi chÝnh kÌm theo (B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n, B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh, B¸o c¸o l­u chuyÓn tiÒn tÖ vµ ThuyÕt minh b¸o c¸o tµi chÝnh) ®­îc lËp dùa trªn c¸c nguyªn t¾c kÕ to¸n, thñ tôc kÕ to¸n vµ c¸c th«ng lÖ b¸o c¸o ®­îc chÊp nhËn réng r·i t¹i ViÖt Nam. V× vËy viÖc sö dông c¸c b¸o c¸o nµy kh«ng dµnh cho c¸c ®èi t­îng kh«ng ®­îc cung cÊp th«ng tin, thñ tôc vµ nguyªn t¾c kÕ to¸n t¹i ViÖt Nam, h¬n n÷a kh«ng nh»m ph¶n ¸nh t×nh h×nh tµi chÝnh, kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh vµ t×nh h×nh l­u chuyÓn tiÒn tÖ theo c¸c nguyªn t¾c vµ th«ng lÖ kÕ to¸n ®­îc chÊp nhËn chung t¹i c¸c n­íc kh¸c ngoµi ViÖt Nam. B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty ®­îc hîp nhÊt vµo B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty DÖt May Hµ Néi (nay lµ Tæng C«ng ty DÖt May Hµ Néi). iv. c¸c chÝnh s¸ch kÕ to¸n ¸p dông TiÒn TiÒn ph¶n ¸nh toµn bé sè tiÒn hiÖn cã cña C«ng ty t¹i thêi ®iÓm 31/12/2006 bao gåm tiÒn mÆt vµ tiÒn göi ng©n hµng. Trong n¨m, c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh b»ng ngo¹i tÖ ®­îc chuyÓn ®æi sang VND theo tû gi¸ thùc tÕ t¹i ngµy ph¸t sinh. T¹i ngµy kÕt thóc n¨m tµi chÝnh, c¸c tµi s¶n d­íi d¹ng tiÒn vµ c«ng nî b»ng ngo¹i tÖ ®­îc ®¸nh gi¸ l¹i theo tû gi¸ b×nh qu©n liªn ng©n hµng t¹i ngµy cña B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n. L·i (lç) chªnh lÖch tû gi¸ ph¸t sinh hoÆc ®¸nh gi¸ trong c¸c tr­êng hîp nµy ®­îc ph¶n ¸nh vµo doanh thu hoÆc chi phÝ ho¹t ®éng tµi chÝnh. §èi víi c¸c kho¶n cã gèc ngo¹i tÖ, C«ng ty ®ång thêi theo dâi nguyªn tÖ trªn sæ kÕ to¸n chi tiÕt c¸c Tµi kho¶n vµ Tµi kho¶n 007 “Ngo¹i tÖ c¸c lo¹i”. Hµng tån kho Hµng tån kho ®­îc tÝnh theo gi¸ gèc ngo¹i trõ mét sè mÆt hµng ®­îc ®¸nh gi¸ l¹i theo QuyÕt ®Þnh sè 3068/Q§-BCN ngµy 02/11/2006 cña Bé tr­ëng Bé C«ng nghiÖp vÒ viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ doanh nghiÖp ®Ó cæ phÇn hãa. Gi¸ gèc hµng tån kho bao gåm: Chi phÝ mua, chi phÝ chÕ biÕn vµ c¸c chi phÝ liªn quan trùc tiÕp kh¸c ph¸t sinh ®Ó cã ®­îc hµng tån kho ë ®Þa ®iÓm vµ tr¹ng th¸i hiÖn t¹i. Gi¸ hµng xuÊt kho vµ hµng tån kho ®­îc tÝnh theo ph­¬ng ph¸p b×nh qu©n gia quyÒn th¸ng. Hµng tån kho ®­îc h¹ch to¸n theo ph­¬ng ph¸p kª khai th­êng xuyªn. TËp hîp chi phÝ vµ tÝnh gi¸ thµnh theo ph­¬ng ph¸p gi¶n ®¬n. Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh vµ khÊu hao Tµi s¶n cè ®Þnh ®­îc tr×nh bµy theo nguyªn gi¸ vµ gi¸ trÞ hao mßn lòy kÕ ngo¹i trõ mét sè tµi s¶n ®­îc ®¸nh gi¸ l¹i theo QuyÕt ®Þnh sè 3068/Q§-BCN ngµy 02/11/2006 cña Bé tr­ëng Bé C«ng nghiÖp vÒ viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ doanh nghiÖp ®Ó cæ phÇn hãa. Nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh mua s¾m bao gåm gi¸ mua vµ toµn bé c¸c chi phÝ kh¸c liªn quan trùc tiÕp ®Õn viÖc ®­a tµi s¶n vµo tr¹ng th¸i s½n sµng sö dông. Nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh ®Çu t­ x©y dùng lµ gi¸ quyÕt to¸n c«ng tr×nh x©y dùng theo quy ®Þnh t¹i §iÒu lÖ qu¶n lý ®Çu t­ vµ x©y dùng hiÖn hµnh, c¸c chi phÝ kh¸c cã liªn quan vµ lÖ phÝ tr­íc b¹ (nÕu cã). KhÊu hao tµi s¶n cè ®Þnh ®­îc tÝnh theo ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng dùa trªn thêi gian sö dông cßn l¹i cña tµi s¶n cè ®Þnh phï hîp víi c¸c quy ®Þnh cña QuyÕt ®Þnh sè 206/2003/Q§-BTC ngµy 12/12/2003 cña Bé Tµi chÝnh. C«ng ty x¸c ®Þnh møc khÊu hao n¨m 2006 trªn c¬ së gi¸ trÞ cßn l¹i vµ thêi gian sö dông cßn l¹i cña c¸c tµi s¶n t­¬ng øng. Cô thÓ nh­ sau: Lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh N¨m khÊu hao Nhµ cöa, vËt kiÕn tróc 10 - 50 M¸y mãc thiÕt bÞ 07 Ph­¬ng tiÖn vËn t¶i 10 Dông cô qu¶n lý 06 - 10 3. C¸c kho¶n chi phÝ ®i vay Chi phÝ ®i vay ®­îc ghi nhËn vµo chi phÝ s¶n xuÊt, kinh doanh trong kú khi ph¸t sinh, ngo¹i trõ chi phÝ ®i vay liªn quan trùc tiÕp ®Õn viÖc ®Çu t­ x©y dùng hoÆc s¶n xuÊt tµi s¶n dë dang ®­îc tÝnh vµo gi¸ trÞ cña tµi s¶n ®ã (®­îc vèn ho¸) khi cã ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn quy ®Þnh cña chuÈn mùc kÕ to¸n Chi phÝ ®i vay (chuÈn mùc sè 16) Ban hµnh vµ c«ng bè theo QuyÕt ®Þnh sè 165/2002/Q§-BTC ngµy 31/12/2002 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh. 4. C¸c kho¶n chi phÝ kh¸c Chi phÝ tr¶ tr­íc dµi h¹n lµ gi¸ trÞ cßn l¹i cña c«ng cô dông cô ®· xuÊt dïng ®­îc ph©n bæ dÇn vµo kÕt qu¶ kinh doanh. 5. Ghi nhËn chi phÝ ph¶i tr¶, quü dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm Chi phÝ ph¶i tr¶ ph¶n ¸nh c¸c kho¶n chi phÝ lµm hµng, chi phÝ kinh doanh, chi phÝ ®iÖn, n­íc th¸ng 12/2006 vµ c¸c kho¶n chi phÝ kh¸c thùc tÕ ph¸t sinh nh­ng ®Õn thêi ®iÓm 31/12/2006 ch­a cã ®Çy ®ñ hãa ®¬n chøng tõ. N¨m 2006, C«ng ty t¹m thêi kh«ng trÝch quü dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lµm theo quy ®Þnh t¹i Th«ng t­ sè 82/2003/TT-BTC ngµy 14/08/2003 cña Bé Tµi chÝnh. 6. Ph¶i tr¶ ng­êi lao ®éng N¨m 2006, C«ng ty x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng tÝnh trªn doanh thu, nÕu x¸c ®Þnh theo ®¬n gi¸ nµy th× quü l­¬ng trong n¨m lµ 5.045.171.595 VND. Tuy nhiªn, sè tiÒn l­¬ng thùc tÕ ph¶i chi cho n¨m 2006 lµ 7.044.482.765 VND, trong ®ã: sè ®· trÝch vµo chi phÝ trong n¨m lµ 6.171.805.500 VND, sè ch­a trÝch vµo chi phÝ t­¬ng øng tiÒn l­¬ng th¸ng 12/2006 lµ 872.677.265 VND. 7. Ghi nhËn doanh thu Doanh thu b¸n hµng ®­îc ghi nhËn khi ®ång thêi tho¶ m·n tÊt c¶ n¨m (5) ®iÒu kiÖn sau: C«ng ty ®· chuyÓn giao phÇn lín rñi ro vµ lîi Ých g¾n liÒn víi quyÒn së h÷u s¶n phÈm hoÆc hµng hãa cho ng­êi mua; C«ng ty kh«ng cßn n¾m gi÷ quyÒn qu¶n lý hµng hãa nh­ ng­êi së h÷u hµng hãa hoÆc quyÒn kiÓm so¸t hµng hãa; Doanh thu ®­îc x¸c ®Þnh t­¬ng ®èi ch¾c ch¾n; C«ng ty ®· thu ®­îc hoÆc sÏ thu ®­îc lîi Ých kinh tÕ tõ giao dÞch b¸n hµng; C«ng ty x¸c ®Þnh ®­îc chi phÝ liªn quan ®Õn giao dÞch b¸n hµng. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh bao gåm doanh thu ph¸t sinh tõ l·i tiÒn göi vµ l·i chªnh lÖch tû gi¸. Cô thÓ: L·i tiÒn göi ®­îc ghi nhËn trªn c¬ së thêi gian vµ l·i suÊt thùc tÕ tõng kú. L·i chªnh lÖch tû gi¸ bao gåm chªnh lÖch tû gi¸ thùc tÕ t¨ng trong kú cña c¸c nghiÖp vô ph¸t sinh cã gèc ngo¹i tÖ vµ chªnh lÖch tû gi¸ ®¸nh gi¸ l¹i t¨ng cña c¸c kho¶n cã gèc ngo¹i tÖ t¹i thêi ®iÓm kÕt thóc niªn ®é kÕ to¸n 31/12/2006. 8. Ghi nhËn chi phÝ tµi chÝnh Chi phÝ tµi chÝnh bao gåm chi phÝ ph¸t sinh tõ l·i tiÒn vay vµ lç chªnh lÖch tû gi¸. Cô thÓ: L·i tiÒn vay ®­îc ghi nhËn trªn c¬ së thêi gian vµ l·i suÊt thùc tÕ tõng kú. Lç chªnh lÖch tû gi¸ lµ chªnh lÖch tû gi¸ ®¸nh gi¸ l¹i gi¶m cña c¸c kho¶n cã gèc ngo¹i tÖ t¹i thêi ®iÓm kÕt thóc niªn ®é kÕ to¸n 31/12/2006. 9. Chi phÝ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp Chi phÝ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp lµ chi phÝ thuÕ thu nhËp hiÖn hµnh, ph¶n ¸nh sè thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép ph¸t sinh trong n¨m. 10. C¸c nguyªn t¾c vµ ph­¬ng ph¸p kÕ to¸n kh¸c Dù phßng ph¶i thu khã ®ßi Cuèi n¨m 2006, C«ng ty ch­a tiÕn hµnh lËp dù phßng ph¶i thu khã ®ßi cho c¸c kho¶n c«ng nî ®· qu¸ h¹n thanh to¸n theo quy ®Þnh t¹i Th«ng t­ sè 13/2006/TT-BTC ngµy 27/02/2006 cña Bé Tµi ChÝnh. Tµi s¶n thuÕ thu nhËp ho·n l¹i N¨m 2006, C«ng ty t¹m thêi ch­a x¸c ®Þnh tµi s¶n thuÕ thu nhËp ho·n l¹i ph¶n ¸nh sè thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp sÏ ®­îc hoµn l¹i trong t­¬ng lai tÝnh trªn c¸c kho¶n chªnh lÖch t¹m thêi ®­îc khÊu trõ. ThuÕ ThuÕ suÊt thuÕ GTGT ®Çu ra ®èi víi hµng gia c«ng xuÊt khÈu lµ 0%. ThuÕ suÊt thuÕ GTGT ®Çu ra ®èi víi dÞch vô vËn t¶i, bèc xÕp lµ 5%. ThuÕ suÊt thuÕ GTGT ®Çu ra ®èi víi kinh doanh hµng hãa vµ dÞch vô kh¸c lµ 10%. Lîi nhuËn vµ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp cña C«ng ty ®­îc tæng hîp vµo B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty DÖt may Hµ Néi. C«ng ty t¹m thêi x¸c ®Þnh sè thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép trong n¨m b»ng 28% thu nhËp chÞu thuÕ. C¸c lo¹i thuÕ vµ phÝ kh¸c theo c¸c quy ®Þnh hiÖn hµnh. th«ng tin bæ sung cho c¸c kho¶n môc tr×nh bµy trªn b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n tiÒn 31/12/2006 01/01/2006 VND VND TiÒn mÆt 170.377.152 114.286.221 TiÒn göi ng©n hµng 348.250.610 975.987.069 Céng 518.627.762 1.090.273.290 c¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 31/12/2006 01/01/2006 VND VND Ph¶i thu kh¸c 3.230.614.732 31.035.909 Céng 3.230.614.732 31.035.909 3. hµng tån kho 31/12/2006 01/01/2006 VND VND Nguyªn liÖu, vËt liÖu 21.370.941 22.673.701 C«ng cô, dông cô 3.912.864 3.912.864 Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh dë dang 2.232.340.319 2.840.332.303 Thµnh phÈm 5.696.492.275 - Hµng ho¸ 5.073.858.190 1.842.327.611 Céng 13.027.974.589 4.709.246.479 ..... H¶i Phßng, ngµy 25 th¸ng 04 n¨m 2007 KÕ to¸n tr­ëng Gi¸m ®èc Vò ThÕ C­êng NguyÔn H÷u Hoa Phụ lục 13a: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Dệt may Hà Nội Phã Phßng KÕ To¸n I Phã Phßng KÕ To¸n II KÕ to¸n Nguyªn vËt liÖu KÕ to¸n Thanh to¸n, c«ng nî KÕ to¸n TSC§ KÕ to¸n X©y dùng c¬ b¶n KÕ to¸n TiÒn l­¬ng, BHXH KÕ to¸n Gi¸ thµnh KÕ to¸n Tiªu thô Thñ quü KÕ to¸n Tæng hîp KÕ to¸n Siªu thÞ Hµ §«ng KÕ To¸n Tr­ëng Phụ lục 13b: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần may Xuất khẩu Thái Nguyên Kế toán trưởng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán và XNK Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Phụ lục 14: DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN (Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC) TT Số hiệu TK TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1 2 3 4 5 6 LOẠI TÀI KHOẢN 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 2 112 Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết theo 1121 Tiền Việt Nam từng ngân hàng 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 3 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn 4 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo từng khách hàng 5 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 6 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1388 Phải thu khác 7 141 Tạm ứng Chi tiết theo đối tượng 8 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 9 152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý 10 153 Công cụ, dụng cụ Chi tiết theo yêu cầu quản lý 11 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Chi tiết theo yêu cầu quản lý 12 155 Thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 13 156 Hàng hoá Chi tiết theo yêu cầu quản lý 14 157 Hàng gửi đi bán Chi tiết theo yêu cầu quản lý 15 159 Các khoản dự phòng 1591 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 1592 Dự phòng phải thu khó đòi 1593 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho LOẠI TÀI KHOẢN 2 TÀI SẢN DÀI HẠN 16 211 Tài sản cố định 2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tài chính 2113 TSCĐ vô hình 17 214 Hao mòn TSCĐ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 18 217 Bất động sản đầu tư 19 221 Đầu tư tài chính dài hạn 2212 Vốn góp liên doanh 2213 Đầu tư vào công ty liên kết 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác 20 229 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 21 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản dở dang 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 22 242 Chi phí trả trước dài hạn 23 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn LOẠI TÀI KHOẢN 3 NỢ PHẢI TRẢ 24 311 Vay ngắn hạn 25 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 26 331 Phải trả cho người bán Chi tiết theo đối tượng 27 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 28 334 Phải trả người lao động 29 335 Chi phí phải trả 30 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 31 341 Vay, nợ dài hạn 3411 Vay dài hạn 3412 Nợ dài hạn 3413 Trái phiếu phát hành 34131 Mệnh giá trái phiếu 34132 Chiết khấu trái phiếu 34133 Phụ trội trái phiếu 3414 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 32 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 33 352 Dự phòng phải trả LOẠI TÀI KHOẢN 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU 34 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4112 Thặng dư vốn cổ phần (Công ty cổ phần) 4118 Vốn khác 35 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 36 418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 37 419 Cổ phiếu quỹ (Công ty cổ phần) 38 421 Lợi nhuận chưa phân phối 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 39 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4311 Quỹ khen thưởng 4312 Quỹ phúc lợi LOẠI TÀI KHOẢN 5 DOANH THU 40 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hoá 5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5118 Doanh thu khác 41 515 Doanh thu hoạt động tài chính 42 521 Các khoản giảm trừ doanh thu 5211 Chiết khấu thương mại 5212 Hàng bán bị trả lại 5213 Giảm giá hàng bán LOẠI TÀI KHOẢN 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 43 611 Mua hàng Áp dụng cho PP KKĐK 44 631 Giá thành sản xuất Áp dụng cho PP KKĐK 45 632 Giá vốn hàng bán 46 635 Chi phí tài chính 47 642 Chi phí quản lý kinh doanh 6421 Chi phí bán hàng 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 7 THU NHẬP KHÁC 48 711 Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động LOẠI TÀI KHOẢN 8 CHI PHÍ KHÁC 49 811 Chi phí khác Chi tiết theo hoạt động 50 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 51 911 Xác định kết quả kinh doanh LOẠI TÀI KHOẢN 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 1 001 Tài sản thuê ngoài 2 002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công Chi tiết theo yêu 3 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược cầu quản lý 4 004 Nợ khó đòi đã xử lý 5 007 Ngoại tệ các loại Phụ lục 15a: c«ng ty may ChiÕn th¾ng §Þa chØ: Ho¸ Th­îng - §ång Hû - Th¸i Nguyªn B¸o c¸o tµi chÝnh Cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12/2006 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày31tháng 12 năm 2007. Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh 31/12/2006 01/01/2006 A B C 1 2 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.404.823.488 980.833192 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 (III.01) 83.532.306 550.149.778 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 525.496.383 132.341.540 1. Phải thu của khách hàng 131 454.304.832 96.731.200 3. Các khoản phải thu khác 138 71.191.551 35.610.340 IV. Hàng tồn kho 140 491.169.089 235.042.864 1. Hàng tồn kho 141 (III.02) 491.169.089 235.042.864 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 304.625.710 63.299.010 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 59.096.110 - 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 245.529.600 63.299.010 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 2.225.868.543 2.417.852.385 I. Tài sản cố định 210 (III.03.04) 2.211.349.891 2.400.325.217 1. Nguyên giá 211 4.000.110.689 4.000.110.689 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (1.788.760.798) (1.564.731.136) IV. Tài sản dài hạn khác 240 14.518.652 17.527.168 2. Tài sản dài hạn khác 248 14.518.652 17.527.168 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 3.630.692.031 3.398.685.577 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 824.416.544 658.489.409 I. Nợ ngắn hạn 310 824.416.544 658.489.409 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 319.073.812 218.548.414 2. Phải trả cho người bán 312 80.256.000 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 30.207.312 26.603.899 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 74.163.382 4.370.475 II. Nợ dài hạn 320 400.972.038 328.710.621 1. Vay và nợ dài hạn 321 400.972.038 328.710.621 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 2.806.275.487 2.740.196.168 I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07 2.806.275.487 2.740.196.168 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.740.196.168 2.740.196.168 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 66.079.319 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 3.630.692.031 3.398.685.577 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu 31/12/2006 01/01/2006 5- Ngoại tệ các loại 500USD 500USD Thái Nguyên, ngày 30 tháng 4 năm 2007 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Phụ lục 15b: c«ng ty may chiÕn th¾ng §Þa chØ: Ho¸ Th­îng - §ång Hû - Th¸i Nguyªn B¸o c¸o tµi chÝnh Cho n¨m tµi chÝnh kÕt thóc ngµy 31/12/2006 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2006 Năm 2005 A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 4.918.227.103 4.281.034.411 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 4.918.227.103 4.281.034.411 4. Giá vốn hàng bán 11 4.362.593.128 3.879.362.204 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 555.634.965 401.672.107 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7.340.276 5.349.100 7. Chi phí tài chính 22 62.720.832 53.320.489 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 58.993.562 51.013.167 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 405.244.102 393.207.165 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 95.010.307 (39.506.447) 10. Thu nhập khác 31 - 5.723.010 11. Chi phí khác 32 3.233.475 - 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (3.233.475) 5.723.010 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 IV.09 91.776.832 (33.783.437) 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 25.697.512 - 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 66.079.319 (33.783.437) Thái Nguyên, ngày 30 .tháng 4 năm 2007. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) MỤC LỤC PHỤ LỤC..............................................................................................................52 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3330.doc
Tài liệu liên quan