Kế toán tại sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội

Mục lục Trang lời mở đầu 3 phần i. giới thiệu chung về Công ty dụng cu cắt và đo lờng cơ khí 4 I. quá trình hình thành và phát triển 4 Ii. đặc điểm sản xuất kinh doanh 6 1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 6 2. Tổ chức sản xuất và nhiệm vụ của từng phân xưởng 7 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất 7 2.2. Trang thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất 13 3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 14 Iii cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 15 IV.

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức công tác kế toán tại Công ty 16 phần ii. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí 21 i. khái quát chung về tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty dcc&đlck 21 1. Tình trạng kỹ thuật và đặc điểm TSCĐ ở Công ty 21 2. Phân loại TSCĐ hữu hình 22 2.2. Phân loại TSCĐ hữu hình theo tình hình sử dụng 22 2.3. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành 24 3. Đánh giá TSCĐ ở Công ty 24 II. tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty 26 1. Việc đánh số TSCĐ ở Công ty 27 2. Kế toán chi tiết ở phòng kế toán 27 III. tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ 38 1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình 38 2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình 40 IV. kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Công ty 42 V. kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình 46 1. Sửa chữa thường xuyên 46 2. Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình 47 phần iii. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dcc&đlck 53 I. đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ hữu hình và tình hình quản lý TSCĐ ở Công ty DCC&ĐLCK 53 1. Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình 53 2. Về công tác kế toán TSCĐ hữu hình 53 II. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dcc&đlck 56 1. Về phân loại TSCĐ 56 2. Về kế toán chi tiết 58 3. Về khấu hao TSCĐ 61 4. Về sửa chữa lớn TSCĐ 67 iii. Phân tích tình tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty dcc&đlck 68 1. 2. 3. ý nghĩa của việc phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty 68 68 76 kết luận 79 Lời mở đầu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất thì cần có ba yếu tố, đó là: Tư liệu lao động, Đối tượng lao động và sức lao động. Trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận của tư liệu lao động, nó là cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi một doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Đối với doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn tham gia vào sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu của các doanh nghiệp, đó là lợi nhuận và yếu tố quyết định để doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển là uy tín, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó tạo ra. Để có được điều này thì doanh nghiệp phải trang bị được số máy móc và quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến. Từ những vấn đề đã đặt ra ở trên, ta thấy TSCĐ trong doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng. Nó khẳng định vị thế tài chính của doanh nghiệp đó. Do vậy, việc nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định là một nội dung rất cần thiết trong công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu về công tác kế toán tài sản cố định rất phức tạp đòi hỏi luôn phải gắn liền lý thuyết với thực tế. Do vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội, em đã chọn đề tài về tài sản cố định cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nhưng do đề tài về tài sản cố định là một phạm trù rất rộng, với lượng kiến thức và thời gian hạn chế em chỉ đi sâu nghiên cứu về tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội”. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần sau: Phần I: Giới thiệu chung về Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty DCC&ĐLCK. Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty DCC&ĐLCK. Phần I Giới thiệu chung về công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí I . quá trình hình thành và phát triển Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí ( cây số 7 đường Nguyễn Trãi – Hà Nội) thuộc phường Thượng Đình – Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội. Công ty nằm trong địa bàn dân cư, tiếp giáp với nhiều cơ quan, xí nghiệp (Xí nghiệp Giầy Hà Nội, Công ty cơ khí Hà Nội) và giáp với khu dân cư phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, khu công nghiệp Thượng Đình (gồm nhiều công ty sản xuất như Công ty cao su Sao Vàng, Công ty thuốc lá Thăng Long, Công ty giầy Thượng Đình…) và khu nhà ở phường Thanh Xuân. Trong địa bàn Công ty còn có nhiều trường đại học lớn như trường đại học Quốc gia, Đại học Ngoại Ngữ … Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí được thành lập vào ngày 25/03/1968, khi đó Công ty mang tên là Nhà máy dụng cụ cắt gọt thuộc Bộ cơ khí luyện kim, với số công nhân ban đầu là 600 người. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã qua 3 lần đổi tên gọi : Ngày 17/08/1970, Nhà máy dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành Nhà máy dụng cụ số 1. Ngày 22/05/1993, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng quyết định thành lập lại nhà máy Dụng cụ số 1 theo quyết định số 292 QĐ/TCNSDT. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng số 702/TCCBDT ngày 12/07/1995, Nhà máy dụng cụ số 1 được đổi tên thành Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí thuộc Tổng Công ty máy – Thiết bị Công nghiệp – Bộ Công nghiệp. Tên viết tắt của Công ty là DUFUDOCO , tên giao dịch tiếng Anh là Cutting and Measuring tools Co . Sản phẩm chính hiện tại của Công ty là các loại dụng cụ cắt gọt kim loại bao gồm: bàn ren, taro, mũi khoan, dao phay, dao tiện, lưỡi cưa, calíp… với sản lượng 22 tấn/ năm Ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường như: tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt, máy chế biến kẹo .v.v với sản lượng 200 tấn/ năm . Từ khi thành lập, Công ty đã trải qua rất nhiều biến động, đặc biệt là trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà hàng loạt các Công ty cơ khí bị đình trệ thì hoạt động sản xuất của Công ty vẫn duy trì và ổn định. Sản phẩm của Công ty vẫn được sự tín nhiệm của thị trường trong cũng như ngoài nước. Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (chủ yếu là sang Nhật Bản). Tuy nhiên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, từ cuối năm 1998 thị phần xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp. Giá trị hợp đồng sản phẩm xuất khẩu năm 1999 chỉ bằng 23% năm 1998. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước cũng giảm mạnh, nhưng nhờ nhận thức đúng diễn biến của nhu cầu, Công ty đã nỗ lực thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp lớn (các bạn hàng cũ) và các cơ sở sản xuất nhỏ để cung cấp thiết bị, phụ tùng nhỏ lẻ, thiết bị bổ sung cho các dây chuyền sản xuất đã có nên đã duy trì được sản lượng bằng 70% năm 1998. Bên cạnh đó, Công ty đã nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư thay thế một số thiết bị cũ, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm… để từng bước tự khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Và cho đến năm 2001, tổng doanh thu thực hiện của Công ty là 18.8 tỷ, đạt 117.5% kế hoạch năm và tăng 27.5% so với năm trước . Với mục tiêu giữ vững và phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên (tổng số 445 lao động, trong đó có 138 là lao động nữ), Công ty dự kiến năm 2003 sẽ tăng giá trị tổng sản lượng, tăng doanh thu và phấn đấu tăng so với quỹ lương năm 2002 để nâng mức thu nhập cho CBCNV. II. đặc điểm sản xuất kinh doanh 1. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất của Công ty . Sản phẩm chính của Công ty hiện nay là các loại sản phẩm dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim loại. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bao gồm từ khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, gia công, sửa chữa, dịch vụ xuất nhập khẩu, cung ứng dụng cụ cắt gọt kim loại và phi kim, dụng cụ cơ khí, dụng cụ đo lường, dụng cụ cầm tay bằng cơ khí, vật tư, thiết bị công nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật . Công ty có 8 phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ sản xuất khác nhau, cụ thể là : Phân xưởng khởi phẩm : có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu cho sản phẩm Phân xưởng cơ khí 1 : chuyên sản xuất các loại bàn ren, taro, mũi khoan … Phân xưởng cơ khí II : chịu trách nhiệm sản xuất các loại sản phảm dao phay, doa, dao tiện, lưỡi cưa … Phân xưởng cơ điện :chuyên sửa chữa cơ và điện, sản xuất các chi tiết thay thế phục vụ trông Công ty … Phân xưởng dụng cụ : sản xuất các mặt hàng cắt, dụng cụ đo kiểm, dụng cụ gá lắp để phục vụ cho các phân xưởng khác … Phân xưởng nhiệt luyện : sử dụng các thiết bị và hoá chất và nhiệt để nâng độ cứng cho sản phẩm, nhuộm đen sản phẩm, sơn sản phẩm … Phân xưởng bao gói : sản xuất bao bì, túi nilông, hộp và chống gỉ bao gói sản phẩm … Quy trình công nghệ chung được thể hiện bằng sơ đồ sau : PX khởi phẩm Thép gió và thép các loại Kho kim khí PX cơ khí I PX cơ khí II PX cơ điện PX dụng cụ PX nhiệt luyện PX bao gói 2. Tổ chức sản xuất và nhiệm vụ của từng phân xưởng. Sản phẩm của Công ty bao gồm : Các loại dụng cụ cắt gọt kim loại : bàn ren, tarô, mũi khoan, dao tiện, lưỡi cưa , calíp với sản lượng 22 tấn/năm . Tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt, dàn máy chế biến kẹo với sản lượng 200 tấn/năm . 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất : 2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất Bàn ren : Thép cả dây được đưa vào máy tiện chuyên dùng, sau đó lần lượt được mài 2 mặt trên máy mài phẳng, khoan lỗ thoát phoi và lỗ bên trên máy khoan, phay rãnh định vị trên máy phay vạn năng. Tiếp đến chi tiết được cắt ren trên máy cắt ren chuyên dùng, tiện hốt lưng và lưỡi cắt trên máy tiện chuyên dùng . Máy phay Máy khoan Máy tiện Sau đó, chi tiết được đưa đi đóng số, nhiệt luyện, tẩy rửa và nhuộm đen. Tiếp đến lại được mài phẳng 2 mặt, mài lưỡi cắt, đánh bóng ren, chống rỉ và cuối cùng là nhập kho. Máy cắt ren Thép Tẩy rửa Nhiệt luyện Đóng số Máy tiện Nhuộm đen Mài 2 mặt Mài lưỡi cắt Đánh bóng Nhập kho Chống gỉ Hình 1 : Sơ đồ công nghệ sản xuất bàn ren 2.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất Tarô Máy phay chuyên dùng Máy phay vạn năng Máy tiện Lăn số Nhiệt luyện Tẩy rửa Mài ren Mài lưỡi cắt Nhập kho Thép Thép cả cây được đưa lên máy tiện chuyên dùng tự động. Sau đó được phay cạnh đuôi trên máy phay vạn năng. Tiếp đến được phay rãnh thoát phoi trên máy phay chuyên dùng rồi đến lăn số và nhiệt luyện (tôi trong lò muối). Sau khi nhiệt luyện xong, chi tiết được đem đi tẩy rửa, nhuộm đen, tiếp đến được mài ren trên máy ren chuyên dùng, mài lưỡi cắt trên máy mài chuyên dùng và nhập kho. 2.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất Mũi khoan Máy phay Lăn số Máy cán Máy tiện tự động Thép được cắt đoạn trên máy tiện tự động. Sau đó được cán thẳng phôi (đối với loại phôi nhỏ), phay rãnh và lưng trên máy phay chuyên dùng tự động. Tiếp đến chi tiết được lăn số, nhiệt luyện (tôi trong lò muối), sau đó được tẩy rửa, nhuộm đen. Sau khi nhuộm xong chi tiết được mài tròn ngoài trên máy mài không tâm (đối với loại nhỏ), trên máy mài tròn vạn năng (đối với loại lớn). Tiếp đến chi tiết được mài sắc đầu trên máy mài chuyên dùng hoặc máy mài 2 đá. Cuối cùng chi tiết được đem đi chống gỉ rồi nhập kho. Thép Chống gỉ Máy mài sắc Máy mài tròn Tẩy rửa, nhuộm đen Nhiệt luyện Nhập kho Hình 3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan 2.2.4.Quy trình công nghệ sản xuất Dao phay cắt Thép tấm đem dập đường kính ngoài và đường kính trong trên máy dập 130 tấn hoặc 250 tấn. Sau đó được tiện lỗ và tiện ngoài trên máy tiện vạn năng, xọc rãnh then trên máy xọc, mài 2 mặt trên máy mài phẳng. Tiếp đến chi tiết được lồng gá tiện đường kính ngoài, phay răng trên máy phay vạn năng, rồi được đưa vào nhiệt luyện (tôi trong lò muối). Nhiệt luyện xong chi tiết được mài phẳng mặt 1 và mài lỗ trên máy mài lỗ, mài phẳng mặt 2 trên máy mài phẳng mâm tròn. Tiếp đến được mài góc trước, góc sau trên máy mài sắc, in số, chống gỉ và nhập kho. Thép Máy tiện vạn năng Máy mài phẳng Máy xọc Máy mài phẳng mâm tròn Máy mài lỗ Nhiệt luyện Máy phay Lồng trục Máy mài sắc In số Chống gỉ Nhập kho Máy dập Hình 4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt 2.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất Lưỡi cưa máy Thép tấm được dập đúng chiều dài, chiều rộng trên máy dập 250 tấn. Sau đó lần lượt được phay răng trên máy phay vạn năng, dập đầu và lỗ trên máy dập 130 tấn, nắn phần răng tạo góc thoát phoi trên máy ép. Tiếp đến chi tiết được đem vào nhiệt luyện (tôi trong lò muối). Nhiệt luyện xong chi tiết được làm non 2 đầu trong lò tần số, tiếp đến được tẩy rửa, sơn và nhập kho . Thép tấm Máy dập 250 tấn Máy phay vạn năng Máy dập 130 tấn Máy ép Nhập kho Sơn Tẩy rửa Làm non trong lò tần số Nhiệt luyện 2.2.6. Quy trình công nghệ sản xuất Dao tiện cắt thanh Thép tấm được đem dập đúng chiều dài và chiều rộng trên máy dập 130 tấn. Sau đó được mài phẳng sơ bộ 2 mặt trên máy mài phẳng. Tiếp đến được phay 2 góc nghiêng và phay lưỡi trên máy phay rồi được đưa vào nhiệt luyện trong lò muối. Sau khi nhiệt luyện chi tiết được đem đi tẩy rửa rồi lần lượt được mài phẳng 2 mặt trên máy mài phẳng, mài 2 góc nghiêng và mài lưỡi trên máy mài sắc. Sau đó chi tiết được đem đi viết hoặc in số rồi cuối cùng là nhập kho . Máy mài phẳng 1 Thép tấm Máy dập 130 tấn Máy phay Nhiệt luyện Nhập kho Viết hoặc in số Máy mài sắc Máy mài phẳng 2 Tẩy rửa Hình 6: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dao tiện cắt thanh 2.2.7. Quy trình công nghệ sản xuất Tấm sàn Thép tấm được cắt phôi trên máy cắt tôn, sau đó được đánh sạch phôi bằng phương pháp thủ công. Tiếp đến được dập lỗ trên máy dập 250 tấn rồi được nắn phẳng bằng phương pháp thủ công. Sau khi nắn phẳng chi tiết được đem đi làm sạch, sau đó được sơn rồi nhập kho . 2.2.8. Quy trình công nghệ sản xuất Dao cắt tấm lợp Dao cắt tấm lợp gồm 2 phần : thân dao và lưỡi dao Thân dao được làm bằng thép tấm, được dập cắt trên máy dập 250 tấn. Sau đó được tiện đường kính ngoài và đường kính lỗ, tiếp đến được khoan các lỗ bắt lưỡi trên máy khoan. Sau khi khoan lỗ, chi tiết được mài phẳng trên máy mài phẳng, mài lỗ trên máy mài lỗ . Lưỡi dao làm bằng thép tấm được dập cắt trên máy dập 130 tấn. Sau đó lần lượt được phay các mặt bên trên máy phay vạn năng và được khoan lỗ. Tiếp đến được đem vào nhiệt luyện rồi đến mài phẳng . Sau khi hoàn thành 2 công đoạn riêng rẽ, lưỡi và thân được lắp ráp với nhau rồi được đem đi mài lưỡi, mài tròn lần cuối trước khi nhập kho. Thân lưỡi Thép tấm Thép tấm Máy dập 250 tấn Máy khoan Máy mài phẳng Máy mài lỗ Mài phẳng Nhiệt luyện Khoan lỗ Máy phay vạn năng Máy dập 130 tấn Nhập kho Mài tròn Mài lưỡi Lắp ráp Máy tiện 2.2.9. Quy trình công nghệ sản xuất Thanh trượt Phôi cán có sẵn được dập nóng trên máy dập 400 tấn. Sau đó được cắt đầu hoặc cắt đoạn trên máy dập 130 tấn. Tiếp đến được nắn thẳng, nắn phẳng trên máy ép rồi được đưa vào phay trên máy phay vạn năng. Sau khi phay xong chi tiết được mài phẳng trên máy mài phẳng. Tiếp đến được đột lỗ, mạ đen rồi nhập kho. Máy phay vạn năng Máy ép Cắt đoạn (máy dập 130 tấn ) Dập nóng (máy dập 400 tấn ) Thép Nhập kho Mạ đen Đột lỗ Máy mài phẳng Hình 9: Sơ đồ công nghệ sản xuất thanh trượt 2.2.10. Quy trình công nghệ Nhuộm đen Thành phần dung dịch nhuộm đen : Hoà tan trong 1 lít nước 0,6 kg KOH và 0,22 kg NaNO2, sau đó đun nóng ở 130-140’C Thứ tự nhuộm đen sản phẩm : Rửa sản phẩm bằng nước nóng có 1% Na2CO3. Sau đó tẩy lớp ôxít bằng cách ngâm vào HCL loãng hoặc phun cát. Tiếp đến được rửa kỹ bằng nước rồi được chuyển vào thùng nhuộm từ 30 đến 40 phút. Sau khi nhuộm xong, sản phẩm được chống gỉ bằng dầu hoặc bằng dung dịch Na2CO3+NaNO2. 2.2. Trang thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất 2.2.1. Trang thiết bị sản xuất STT Tên thiết bị, máy móc Số lợng Đặc điểm 1 Máy tiện các loại 61 55% 2 Máy khoan các loại 18 50% 3 Máy mài các loại 105 65% 4 Máy phay 54 50% 5 Máy ép, máy lăn số, máy cán ren và máy xọc 21 50% 6 Máy cưa 8 40% 7 Máy dập 9 55% 8 Máy cắt tôn 2 60% 9 Máy búa 400 kg 2 50% 10 Máy nén khí 2 50% Máy móc của Công ty rất đa dạng và được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Nhìn chung, các thiết bị, máy móc của Công ty thường xuyên được bảo dưỡng nên vẫn hoạt động tốt , đảm bảo sản xuất bình thường . 2.2.2. Nhu cầu nguyên vật liệu STT Tên nguyên liệu Số lợng bq/năm 1 Thép gió 13 2 Thép khác 200 3 BaCl2 3 4 NaNO2 3,2 5 NaCl 0,8 6 Cr2O3 0,012 7 KNO3 1,3 8 NaOH 0,5 9 NaCO3 0,035 10 Sơn các loại 2,2 11 Than 83 12 Xăng, dầu mỡ bôi trơn 7 13 Dầu công nghiệp 15 Bảng 1: Nguyên liệu sử dụng hàng năm 3. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và dự kiến năm 2003 như sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 Dự kiến 2003 1 Doanh thu Triệu đồng 11.701 14.743 18.600 20.000 2 Nộp Ngân sách Triệu đồng 551,1 699,84 780,8 800 3 Lãi Triệu đồng 116,6 147,2 180 200 4 Thu nhập bình quân Ngàn đồng 683 774 875 900 III . cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm : Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc sản xuất và Phó giám đốc kinh doanh. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý là theo cơ cấu quản lý hỗn hợp, cụ thể như sau : Giám đốc : là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp và là người điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc sản xuât : phụ trách về công tác sản xuất, trực tiếp chỉ huy điều phối, lập kế hoạch hoạt động sản xuất, giải quyết mọi việc liên quan đến sản xuất. Đồng thời tiếp nhận sự chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất của Giám đốc. Phó Giám đốc kỹ thuật : là người giúp Giám đốc về mặt kỹ thuật của quá trình sản xuất, là người chỉ đạo các phòng ban trong Công ty. Phó Giám đốc kinh doanh : phụ trách về công tác cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và chỉ đạo việc ký kết, thực hiện hợp đồng cung ứng tiêu thụ, vận chuyển …với các đối tác. Đồng thời Phó Giám đốc kinh doanh còn có nhiệm vụ tham mưu và chịu sự quản lý của Giám đốc. Ngoài ra còn có kế toán trưởng (được giới thiệu ở phần sau). Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm các phòng ban như sau (được thể hiện trên sơ đồ sau): Giám đốc P.bảo vệ P.tài vụ Kế toán trưởng Trạm y tế P.tổ chức lao động P.hành chính QT PX nhiệt luyện PX dụng cụ PX khởi phẩm Phòng KCS P.thiết kế P.kiến thiết CB P.cơ điện P.công nghệ PGĐ kỹ thuật PGĐ sản xuất PGĐ kinh doanh doanhdoanhkikindoadoanhdoanh P.vật tư PX cơ khí 1 PX cơ khí 2 PX cơ điện P.kinh doanh PX bao gói Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty DCC&ĐLCK iv. tổ chức công tác kế toán tại Công ty Phòng kế toán tài chính (tài vụ): là phòng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về tài chính, kế toán nằm trong hệ thống tổ chức của Công ty nhằm đáp ứng và thực hiện các yêu cầu quản lý về tài chính, kế toán, thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và của Công ty. Vì thế phòng tài chính kế toán có các chức năng sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh, hạch toán mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động. Mặt khác thông qua hạch toán thực hiện giám đốc, giám sát bằng đồng tiền với mọi hoạt động kinh tế đó nhằm bảo vệ thường xuyên, đầy đủ tài sản của Công ty. Tổ chức đáp ứng nguồn vốn phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, để phù hợp với trình độ quản lý, điều hành của Công ty thì công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Tại các phân xưởng sản xuất không có các bộ phận kế toán mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế phân xưởng. Việc hạch toán ở phân xưởng là việc ghi chép, lập các chứng từ ban đầu, thu thập, kiểm tra các chứng từ. Định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán của Công ty. Tại phòng kế toán tài chính (Tài vụ), căn cứ vào các chứng từ ban đầu của các phần hành kế toán để hạch toán theo các chức năng đã phân định. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty: Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý thì cơ cấu bộ máy phòng kế toán bao gồm 7 người: Phòng kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Đứng đầu là kế toán trưởng (Trưởng phòng tài vụ): chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo chung mọi hoạt động kinh tế tài chính và phân tích kết quả hoạt động kinh tế của Công ty. Phó kế toán trưởng, đồng thời là kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ: ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình biến động của TSCĐ trong Công ty, còn có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến toàn đơn vị, tổ chức hạch toán kế toán, tổng hợp thông tin tài chính của Công ty vào sổ cái và lập báo cáo tổng hợp. Một kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, theo dõi thanh toán tiền lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Một kế toán nguyên vật liệu: tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu, tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí tính giá thành thành phẩm. Một kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí tính giá thành cho toàn Công ty theo từng loại sản phẩm, từng hợp đồng kinh tế. Một kế toán thanh toán ngân hàng kiêm thanh toán công nợ: thực hiện việc theo dõi thanh toán với ngân hàng, theo dõi sổ kế toán toán về công nợ và thanh toán công nợ với bên ngoài. Còn lại là một thủ quỹ: theo dõi và kiểm tra các chứng từ để làm căn cs tiến hành nhập, xuất quỹ. Ngoài ra còn theo dõi tài khoản thanh toán tạm ứng. Sơ đồ: Bộ máy quản lý phòng kế toán STT Chức danh Số lượng Trình độ STT Chức danh Số lượng Trình độ 1 Kế toán tổng hợp 1 ĐH 1 Kế toán thanh toán và các nguồn vốn 1 ĐH 2 Kế toán vật liệu 1 ĐH 2 Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ 1 ĐH 3 Kế toán lương, BHXH và TSCĐ 1 TC 3 Thủ quỹ 1 TC 4 Kế toán giá thành 2 1ĐH,1TC Tổ tài vụ Tổ kế toán Kế toán trưởng Phó kế toán trưởng Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức sổ nhật ký chứng từ (NKCT), là sự kết hợp của việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tông hợp với kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu lập báo cáo cuối tháng. Công ty sử dụng hệ thống các NKCT, bảng kê, sổ cái và bảng phân bổ tương đối đầy đủ. Chứng từ gốc Bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng kê NKCT Sổ, thẻ chi tiết Sổ cái BCTC Bảng tổng hợp chi tiết 1 1 4 4 4 6 7 7 4 7 6 7 5 5 1 2 ghi hàng ngày ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các NKCT liên quan (hoặc các bảng kê, bảng phân bổ sau đó mới ghi NKCT). (2) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong các NKCT, bảng kê thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết. (3) Các chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ, sau đó được ghi vào các NKCT và các bảng kê liên quan. (4) Cuối tháng căn cứ vào số liệu bảng phân bổ để ghi vào các NKCT và bảng kê liên quan, rồi từ các NKCT vào sổ cái. (5) Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (6) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan. (7) Tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán. Ngoài ra để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, phòng kế toán tài chính còn có sự giúp đỡ của ban giám đốc, các phòng ban liên quan. Do vậy phòng kế toán có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban liên quan trong doanh nghiệp như: Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức lao động… Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phần II Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội Khái quát chung về tình hình trang bị và sử dụng TSCĐHH tại Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hà Nội. Tình trạng kỹ thuật và đặc điểm TSCĐ ở Công ty Từ những năm đầu mới thành lập (1968), Công ty còn mang tên Nhà máy dụng cụ cắt gọt, cho đến năm 1979 thì toàn bộ TSCĐ của Công ty chủ yếu được đầu tư, bổ sung bằng nguồn vốn Ngân sách cấp. Từ năm 1979 đến nay, TSCĐ của Công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung. Đến năm 1995, nhà máy được đổi tên thành Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. Trong thời kỳ này, do mới chuyển đổi từ cơ chế tapạ trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì ngành cơ khí nói chung và Công ty nói riêng gặp nhiều khó khăn do phải tự hạch toán. Nhưng Công ty đã có nhiều biện pháp đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tính đến ngày 31/12/2002, tổng nguyên giá TSCĐ của Công ty là 14.398.147.179 đồng. Nhưng trong đó phần lớn là máy móc cũ, lạc hậu của Liên Xô và Trung Quốc từ thời bao cấp. Như chúng ta đã biết ngành cơ khí nói chung và Công ty nói riêng đang gặp nhiều khó khăn như: Nhu cầu về sản phẩm cơ khí ít, thị trường tiêu thụ nhỏ bé, bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm ngoại nhập của Trung Quốc, Nhật bản… Tất cả những khó khăn trên đã trở thành những cản trở to lớn cho các nhà quản lý trong việc tìm ra biện pháp để giải quyết lượng TSCĐ đã lạc hậu, cũ nát, từ đó làm cho việc tái đầu tư vào TSCĐ gặp nhiều khó khăn. Nhưng với trình độ, kinh nghiệm, các nhà quản lý Công ty đã tìm ra được nhiều biện pháp để khắc phục khó khăn trên như tìm ra sản phẩm phù hợp, thanh lý, nhượng bán những TSCĐ cũ nát, hư hỏng, không phù hợp… Mặt khác, phần lớn máy móc thiết bị hiện tại của Công ty đều là máy móc chuyên dùng (có một số ít là máy vạn năng), do vậy viậc chuyển hướng đầu tư để sản xuất các sản phẩm khác rất khó khăn (vì sản xuất sản phẩm cơ khí là một ngành đặc thù). Từ những đặc điểm trên và để phù hợp với yêu cầu quản lý, Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐHH trong Công ty như sau: Phân loại TSCĐ hữu hình Phân loại là việc dựa trên những tiêu thức khác nhau để sắp xếp chúng thành từng nhóm, loại khác nhau để thuận lợi cho việc ghi chép, phản ánh sự biến động, phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả. Phân loại TSCĐ hữu hình theo tình hình sử dụng Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình TSCĐ huy động vào sản xuất (đang dùng, không dùng, chờ xử lý). Từ đó có biện pháp quản lý, sử dụng từng loại TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất như: có biện pháp giải quyết các TSCĐ nằm trong nhóm chờ xử lý, không dùng, nhằm huy động tối đa số TSCĐ hiện có vào sản xuất hay kịp thời thu hồi vốn đầu tư để tiếp tục tái sản xuất, tránh ứ đọng vốn. Biểu số 2: Phân loại TSCĐ hữu hình theo tình hình sử dụng: Biểu số 2 Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành Biểu số 3: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: Nguồn hình thành TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ (%) Ngân sách cấp 8.282.044.800 57,52 Tự bổ sung 6.116.102.379 42,48 Vốn vay 0 0 Tổng số 14.398.147.179 100 Qua cách phân loại trên ta thấy TSCĐ của Công ty hình thành chủ yếu bằng nguồn Ngân sách cấp chiếm tới 57,52% trong tổng nguyên giá TSCĐ (Vì đây là một doanh nghiệp Nhà nước). Số TSCĐ còn lại được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ sung (chiếm 42,48%). Điều này khẳng định được vị thế tài chính của Công ty. Phân loại theo cách này giúp cho các nhà quản lý có biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ có hiệu quả, có phương pháp tính khấu hao hợp lý, khoa học đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Tóm lại, qua các cách phân loại trên, Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã phân loại TSCĐ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, giúp cho việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, khoa học và giúp cho việc quản lý TSCĐ được đầy đủ, chặt chẽ. Đánh giá TSCĐ ở Công ty Để biết được năng lực sản xuất của TSCĐ và để tính toán khấu hao, từ đó phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cần phải đánh giá TSCĐ. Tại Công ty, TSCĐ tăng chủ yếu do mua sắm mới đưa vào sử dụng và nguồn vốn hình thành là nguồn vốn tự bổ sung và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguyên giá. Việc đánh giá TSCĐ ở Công ty được tuân theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán, đó là việc đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Việc xác định nguyên giá căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc hình thành TSCĐ để lập biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ (bởi vì nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ đó và đưa TSCĐ đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng). Mỗi trường hợp tăng TSCĐ căn cứ vào biên bản xác nhận nguyên giá TSCĐ tương ứng: Đối với TSCĐ do mua sắm mới: Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua TSCĐ + Chi phí lắp đặt, chạy thử… VD: Ngày 4/12/2002, Công ty mua một máy vi tính Pentium III 3MHZ, giá mua ghi trên hoá đơn là 6.780.000 đồng (chưa có thuế GTGT, chi phí vận chuyển chạy thử lắp đặt bằng không). Vậy nguyên giá TSCĐ được xác định là: 6.780.000 + 0 = 6.780.000 (đồng). Tương tự như thế đối với TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành, căn cứ vào “Biên bản quyết toán công trình xay dựng cơ bản hoàn thành”, TSCĐ được cấp phát là giá trị ghi trong “Biên bản bàn giao TSCĐ” của Công ty cộng với chi phí lắp đặt chạy thử… Việc xác định nguyên giá này chỉ xác định một lần khi tăng và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ, trừ trường hợp do đánh giá lại, do xây dựng trang bị thêm hay tháo bớt, cải tạo nâng cấp làm tăng giảm thời gian sử dụng của TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng dần, do vậy trong quá trình sử dụng TSCĐ ngoài việc theo dõi, quản lý theo nguyên giá còn phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Tại Công ty tiến hành xác định giá trị còn lại của TSCĐ theo công thức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Khấu hao luỹ kế (Giá trị hao mòn) VD: ngày 25/05/2002, Công ty mua một máy hút bụi. Nguyên giá được xác định là 15.714.300 đồng, thời gian sử dụng được xác định là 5 năm. Vậy số tiền khấu hao một tháng là: 3.142.860 ------------------ = 261.905 12 Giá trị còn lại của TSCĐ tính đến cuối năm 2002 là: Giá trị còn lại = 15.714.300 – 261.905x7 = 13.880.965. Như trên đã trình bày, Nguyên giá TSCĐ chỉ được xác định một lần trong suốt quá trình tồn tại của TSCĐ, trừ khi có quyết định đánh g._.iá lại của Nhà nước thì Công ty phải điều chỉnh lại giá trị của TSCĐ căn cứ vào 2 chỉ tiêu là nguyên giá và giá trị còn lại. Việc đánh giá lại làm cho giá trị của TSCĐ được điều chỉnh phù hợp với mặt bằng giá cả hiện tại, từ đó đảm bảo cho việc tính khấu hao đúng đắn và kịp thời, tạo nguồn vốn tái đầu tư và bảo toàn vốn cho Công ty. Thực tế tại Công ty đã tiến hành tổng kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước đợt 0h ngày 01/01/2002 nhằm xem xét lại hiện trạng của TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ như sau: Phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ vào tình hình thị trường, hiện trạng của TSCĐ để đánh giá theo giá thực tế. Phòng Cơ điện (Kỹ thuật) căn cứ vào tình hình sử dụng của TSCĐ để xác định tỷ lệ giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đánh giá lại. Phòng kế toán căn cứ vào kết quả đánh giá lại (Phiếu kiểm kê tài sản) để xác định và ghi sổ kế toán. Nếu đánh giá TSCĐ tăng thì ghi tăng nguồn vốn, nếu đánh giá giảm thì ghi giảm nguồn vốn bằng cách lấy Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại trừ đi Nguyên giá và giá trị còn lại theo sổ sách kế toán trước khi đánh giá lại. II. Tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn và loại bỏ. Mặt khác TSCĐ được bảo quản sử dụng ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, do vậy để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, kế toán tiến hành chi tiết đối với từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi bảo quản sử dụng. Để đáp ứng yêu cầu trên, tại Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí chỉ thực hiện kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán như sau: Việc đánh số TSCĐ ở Công ty Kế toán sử dụng chữ cái in hoa làm loại tài sản, chữ số la mã làm nhóm tài sản, trong nhóm sử dụng chữ số thường và số hiệu máy làm ký hiệu cho từng tài sản. A : Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý. A1 : Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. A1.1 : Máy móc thiết bị. Máy tiện: Máy tiện 15.365 Máy tiện T6P16 …………………… Máy khoan …………………… A1.2: Phương tiện vận tải. …………………… B: Nhà xưởng, nhà cửa. Nhà xưởng …………………… Nhà cửa …………………… 2.Kế toán chi tiết ở phòng kế toán 2.1. Thủ tục và chứng từ hạch toán tình hình biến động TSCĐ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ của Công ty có sự biến động. Biến động tăng do mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành,…Biến động giảm do thanh lý, nhượng bán,…Khi có sự tăng giảm TSCĐ, kế toán cần làm các thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi sổ kế toán. Tình hình thực tế về biến động TSCĐ của Công ty năm 2002 chủ yếu là biến động tăng do mua sắm, biến động giảm do thanh lý TSCĐ hữu hình. Do vậy ở đây em chỉ xin giới thiệu hai trường hợp trên. Thủ tục và chứng từ kế toán tăng TSCĐ hữu hình ở Công ty Khi tiến hành mua sắm TSCĐ đưa vào sử dụng, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến việc hình thành TSCĐ để ghi sổ kế toán như: Hoá đơn bán hàng. Phiếu chi. Biên bản giao nhận TSCĐ. VD: Ngày 04/12/2002, Công ty mua một máy vi tính Pentium CE 433 MHZ (Phòng cơ điện mua) của Công ty Anh Tuấn. Được thanh toán bằng tiền mặt và giao cho phòng hành chính sử dụng. Do vậy để ghi sổ, kế toán căn cứ vào các chứng từ sau: (Xem Biểu số 4, 5, 6). Biểu số 4: Đơn vị: Công ty DCC và ĐLCK Phiếu chi Quyển số:… Số:…… Mẫu số 02-TT QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính Ngày 04 tháng 12 năm 2002 Nợ TK 211 Có TK 111 Họ tên người nhận tiền: …….Nguyên Văn Chung…………………………… Địa chỉ: …….Phòng cơ điện……………………………………………………….. Lý do chi:…..Mua máy vi tính……………………………………………………… Số tiền: …….7.119.000 đồng………………………………………………………. Viết bằng chữ:..Bảy triệu một trăm mười chín ngàn đồng chẵn……………….. Kèm theo:……01……………chứng từ gốc. Đã nhận đủ tiền (Viết bằng chữ). Ngày 04 tháng 12 năm 2002 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Biểu số 5: Hoá đơn bán hàng Hoá đơn (gtgt) Liên 2 (Giao cho khách hàng) Ngày 04 tháng 12 năm 2002 Mẫu số 01 CTKT-2LN Ký hiệu: AA/98 Số:…. Đơn vị bán hàng: ….Công ty Anh Tuấn……………………………….. Địa chỉ: ……Đường Nguyễn Thái Học.. Mã số: ……………….. Họ tên người mua hàng: …Nguyễn Văn Chung……………………… Hình thức thanh toán:….Tiền mặt…. Mã số:………………... STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy vi tính Pentium CE 433 MHZ đồng 1 6.780.000 6.780.000 Cộng tiền hàng:……………………………………………6.780.000 đồng Thuế suất: 5% Tiền thuế:……………………………………339.000 đồng Tổng cộng tiền thanh toán: ………………………………..7.119.000 đồng Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu một trăm mười chín ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Biểu số 6: Biên bản giao nhận TSCĐ Biểu số 6 Thủ tục và chứng từ kế toán giảm TSCĐ hữu hình ở Công ty Như đã trình bày ở trên, đặc điểm TSCĐ của Công ty là ngành đặc thù, mà chủ yếu là máy móc chuyên dùng, cho đến nay hầu như đã khấu hao hết, máy móc cũ, lạc hậu từ những năm 1970. Tính đến năm 2002, Công ty đã khấu hao thêm 12 máy, đều là những máy móc khấu hao chờ thanh lý. Để thanh lý được 12 máy trên, Công ty đã làm các thủ tục sau: Trên cơ sở báo cáo về tình trạng của máy móc thiết bị, Giám đốc Công ty quyết định thành lập “Hội đồng thanh lý”, tiến hành họp “Hội đồng thanh lý và lập “Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ” để xác định tình trạng máy móc thiết bị và lập hồ sơ thanh lý trình Giám đốc duyệt. (Xem phần phụ lục). Sau đó làm đơn đề nghị thanh lý gửi lên Tổng Công ty và Cục tài chính doanh nghiệp, kèm theo “Bảng tổng hợp TSCĐ chờ thanh lý”. Cục tài chính và Tổng Công ty cử người xuống kiểm tra lại hiện trạng của TSCĐ, sau đó Cục trưởng Cục tài chính quyết định cho thanh lý. (Biểu số 8, 9). Giám đốc Công ty ra quyết định thanh lý và thành lập “Hội đồng xử lý thiết bị thanh lý” (Xem phần phụ lục), để giải quyết thiết bị thanh lý khi Công ty bán TSCĐ thanh lý hay có quyết định phá huỷ tài sản để thu hồi phế liệu. Số TSCĐ trên vẫn được giao cho các đơn vị, bộ phận có TSCĐ quản lý trong thời gian chờ Công ty có quyết định bán thu hồi giá trị thanh lý. Khi có quyết định thanh lý, kế toán căn cứ vào: Biên bản thanh lý. Hoá đơn bán hàng. Phiếu thu. để tiến hành ghi giảm TSCĐ ở bảng kê và NKCT, nếu có thu nhập thanh lý được ghi vào thu nhập bất thường. (Xem các Biểu số 7, 8, 9) Biểu số 7: Phiếu thu Đơn vị: Công ty DCC và ĐLCK Phiếu thu Quyển số:….. Số:…. Mẫu số: C21-H QĐ số 99-TC/QĐ/CĐKT Ngày 02-11-1996 của Bộ tài chính Nợ TK 111 Có TK 721 Ngày 15 tháng 12 năm 2002 Họ tên người nộp tiền:……Đặng Hồng Thanh…………………………………… Địa chỉ: ….Phòng cơ điện…………………………………………………………… Lý do nộp: …..Thu về bán máy tiện……………………………………………….. Số tiền: ……...4.200.000……………………………………………………………. Viết bằng chữ:…Bốn triệu hai trăm ngàn đồng chẵn…………………………… Kèm theo: ……..2……chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Ngày 15 tháng 12 năm 2002 Phụ trách kế toán Người lập biểu Thủ quỹ (Ký, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 8: Đơn đề nghị thanh lý Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ===o0o=== đơn đề nghị thanh lý TSCĐ Kính gửi: Tổng Công ty máy – Thiết bị công nghiệp Căn cứ thông tư số 34 ngày 31/07/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn về việc thanh lý và nhượng bán TSCĐ Căn cứ vào điều lệ quy định của Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Căn cứ vào tình trạng máy móc thiết bị Căn cứ vào cuộc họp hợp đồng đánh giá TSCĐ của Công ty dụngcụ cắt và đo lường cơ khí Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí làm văn bản này kính đề nghị: Cục quản lý tài chính – Tổng Công ty máy-Thiết bị công nghiệp cho phép thanh lý một số loại tài sản cố định như sau, thuộc tài sản cố định của Công ty. Theo danh mục biên bản đề nghị xin thanh lý kèm theo: Tổng nguyên giá: 453.073.443 đồng Giá trị đã khấu hao: 453.073.443 đồng Giá trị còn lại: 0 đồng Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 9: Bảng tổng hợp TSCĐ xin thanh lý Biểu số 9 2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ Công ty không sử dụng thẻ TSCĐ mà chỉ sử dụng sổ đăng ký TSCĐ để theo dõi toàn bộ số TSCĐ hiện có và tình hình khấu hao TSCĐ ở Công ty và chi tiết đến từng loại tài sản. Vì Công ty chỉ thực hiện chi tiết ở phòng kế toán nên Công ty mở sổ: “Sổ chi tiết TSCĐ ở đơn vị sử dụng”, để theo dõi toàn bộ số máy móc thiết bị ở từng phân xưởng theo tình hình sử dụng. Sổ đăng ký TSCĐ: Sổ này theo dõi toàn bộ TSCĐ trong Công ty và chi tiết đến từng loại tài sản và từng đơn vị sử dụng, theo dõi tình hình khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ theo từng nguồn vốn khác nhau. Kết cấu sổ như sau: Phần I: Tên loại TSCĐ. Phần II: Số kiểm kê. Phần III: Năm sử dụng. Phần IV: Đơn vị sử dụng. Phần V: Nguyên giá. Phần VI: Giá trị còn lại đầu năm. Phần VII: Khấu hao cơ bản trong năm: Quý I, II, III, IV. Phần VIII: Giá trị còn lại cuối năm. Phần IX: Nguồn vốn. Kết cấu theo dòng là nhóm TSCĐ Tổng số: A1: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. A1.1: Máy móc thiết bị. A1.2: Phương tiện vận tải. …………………………. (Xem biểu số 10) Sổ chi tiết ở từng đơn vị sử dụng: Kế toán mở sổ này theo dõi toàn bộ TSCĐ chi tiết ở từng phân xưởng sản xuất, phòng ban, theo từng loại tài sản, đối tượng ghi cụ thể. Theo dõi theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng năm sử dụng. (Xem biểu số 11). Biểu số 10 Biểu số 11 tổ chức kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình Trong năm 2002, TSCĐ ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí có sự biến động nhưng không đáng kể, tăng chủ yếu do mua sắm để phục vụ cho quản lý và bổ sung một số thiết bị. Nghiệp vụ giảm chủ yếu do thanh lý. Kế toán tiến hành hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm như sau: Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình ở Công ty Để kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng các Tài khoản 211, 411 và các tài khoản liên quan… ở đây em xin nêu ví dụ về mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu. VD: Ngày 04 tháng 12 năm 2002, Công ty mua một máy vi tính Pentium CE 433 MHZ của Công ty Anh Tuấn. Giá mua ghi trên hoá đơn là 6.780.000 đồng (chưa có thuế, thuế suất 5%), trả bằng tiền mặt. Để ghi chép nghiệp vụ trên, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu chi, biên bản giao nhận TSCĐ. Kế toán ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 211 : 6.780.000 Nợ TK 133 : 339.000 Có TK 111 : 7.119.000 Bút toán này được phản ánh trên NKCT số 1, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211 và các TK liên quan. Đồng thời kế toán căn cứ vào nguồn hình thành để ghi NKCT số 10 theo định khoản: Nợ TK 441 : 6.780.000 Có TK 411 : 6.780.000 Xem các bảng sau: Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111 Tháng 12 năm 2002 STT Ngày Ghi có TK 111, ghi Nợ các TK khác TK… TK 133 TK 211 TK… Cộng có TK 111 4 339.000 6.780.000 7.119.000 Cộng Đã ghi sổ cái ngày … tháng 12 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sổ cái tài khoản 211 Số đầu năm Nợ Có 14.338.195.341 STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 11 Tháng 12 Cộng 111 15.714.300 6.780.000 … … … 1 Cộng số phát sinh Nợ 15.714.300 6.780.000 2 Cộng số phát sinh Có 50.591.346 3 Số dư cuối tháng Nợ 14.338.195.341 … 14.375.664.885 14.387.956.703 14.387.956.703 Có Nhật ký chứng từ số 10 Ghi Có TK 411 Tháng 12 năm 2002 STT Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Có TK 411, ghi Nợ các TK khác Số dư cuối tháng Nợ Có TK 441 TK… Cộng Có TK 411 Nợ Có 1 Mua máy tính 6.780.000 6.780.000 Cộng 6.780.000 6.780.000 … Đã ghi sổ cái ngày… tháng 12 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình Để phản ánh tình hình giảm TSCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 214, 211 và các tài khoản khác liên quan. Tại Công ty, TSCĐ hữu hình giảm chủ yếu do thanh lý (bán thanh lý). VD: Ngày 20 tháng 8 năm 2002, Công ty thanh lý một nhóm máy đã hết khấu hao là 453.073.443 đồng. Số tài sản này vẫn do các đơn vị sử dụng quản lý. Chờ khi Công ty có quyết định bán thanh lý hay phá huỷ thu hồi phế liệu thì kế toán mới tiến hành ghi sổ. VD: Ngày 15/12/2002, Công ty bán thanh lý máy tiện T6P16 với nguyên giá 50.591.346 đồng, đã khấu hao hết. Số tiền thu được về bán thanh lý là 4.200.000 đồng, chi phí thanh lý là 270.000 đồng. Căn cứ vào biên bản thanh lý, phiếu thu, hoá đơn bán hàng, kế toán ghi sổ theo định khoản sau: Nợ TK 214 : 50.591.346 Có TK 211 : 50.591.346 Bút toán trên được ghi vào sổ NKCT số 9, cuối tháng ghi vào sổ cái TK 211, 214. (Xem các bảng sau). Số tiền thu được về thanh lý được hạch toán vào thu nhập bất thường và bút toán sau được thể hiện trên Bảng kê số 1: Nợ TK 111 : 4.200.000 Có TK 721 : 4.200.000 Căn cứ vào phiếu chi để hạch toán thanh lý: Nợ TK 821 : 270.000 Có TK 111 : 270.000 Kết quả về thu nhập thanh lý (lãi) được hạch toán vào lãi hoạt động bất thường. Ghi vào sổ cái TK 421 “Chi tiết thu nhập bất thường”. Nhật ký chứng từ số 9 Ghi Có TK 211 Tháng 12/2002 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 211, ghi Nợ các TK SH NT TK 214 TK 821 TK… Cộng Có TK 211 1 15/12 Bán thanh lý máy tiện 50.591.346 50.591.346 Cộng 50.591.346 50.591.346 Bảng kê số 1 Ghi Có TK 211 Tháng 12/2002 STT Ngày Ghi Nợ TK 111, ghi Có các TK Số dư cuối ngày TK… TK 721 TK… Cộng Có TK 111 15/12 4.200.000 … … Cộng 4.200.000 … … Số dư cuối tháng… Ngày … tháng 12 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Hao mòn là sự giảm dần về giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng ở Công ty, còn khấu hao là việc tính toán giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo những nguyên tắc nhất định. Việc khấu hao TSCĐ ở Công ty trước năm 2002 thực hiện khấu hao theo quy định 1062/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Từ ngày 01/1/2000, Công ty khấu hao theo quy định 166/199/QĐ-BTC ngày 31/12/1999 (theo phương pháp đường thẳng) và thực hiện khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Việc tổng hợp và tính khấu hao hàng tháng để đảm bảo cân đối việc tính giá thành tại Công ty. Trước đây theo quy định, Công ty phải lập bảng đăng ký mức trích khấu hao trung bình 3 năm (1997-1999) (Xem phụ lục), nhưng đến năm 2002, Công ty vẫn trích khấu hao bình thường theo bảng đăng trích cũ. Hàng tháng, kế toán căn cứ số đăng ký TSCĐ, các quy định trích khấu hao, kế toán tiến hành tính toán và trích khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng tài sản, lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao” (Biểu số 12). Dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tiến hành ghi sổ theo định khoản: (đồng) Nợ TK 627 : 20.688.000 Nợ TK 642 : 10.342.000 Có TK 214 : 31.030.000 Bút toán trên được phản ánh trên Bảng kê số 4, Bảng kê số 5, NKCT số 7 và sổ cái TK 214. (Xem bảng sau). Đồng thời ghi bút toán đơn: Nợ TK 009 : 31.030.000 Bút toán trên được ghi vào TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” Sổ cái Tk 214 Số dư đầu năm Nợ Có 9.758.001.676 STT Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Tháng 11 Tháng 12 Cộng NKCT số 9 50.591.346 Cộng số phát sinh Nợ 50.591.346 Tổng số phát sinh Có … 26.049.190 31.030.000 … Số dư cuối tháng Nợ Có … 9.784.050.866 10.125.342.246 10.125.342.246 Ngày … tháng 12 năm 2002 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí theo phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622, 627 Tháng 12/2002 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 152 … TK 214 … NKCT khác Cộng chi phí thực tế trong tháng Số 1 … 1 TK 154 hoặc 631 … PX khởi phẩm … 2 TK 621 PX khởi phẩm … 3 TK 622 PX khởi phẩm … 4 TK 627 20.688.000 PX khởi phẩm 1.930.000 … PX cơ khí I 3.485.000 PX cơ khí II 3.485.000 PX nhiệt luyện 6.118.000 PX bao gói 300.000 PX cơ điện 2.450.000 PX dụng cụ 2.450.000 Px mạ 400.000 Cộng 20.688.000 … Biểu số 12 kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để duy trì năng lực, đảm bảo các thông số kỹ thuật và hiệu quả của TSCĐ thì Công ty phải tiến hành sử chữa TSCĐ, bao gồm cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ Đây là việc bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của TSCĐ và thường không có kế hoạch. Chi phí phát sinh ở đơn vị, bộ phận nào thì được tính vào chi phí kinh doanh cho đơn vị đó. Việc sửa chữa thường xuyên ở Công ty thường do phân xưởng cơ điện làm. (Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa thường xuyên). VD: Ngày 25 tháng 11 năm 2002, Công ty tiến hành sửa chữa máy mài 3K-227B. Căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho số 1159, xuất cho phân xưởng cơ khí số I số phụ tùng trị giá là 450.000 đồng để tiến hành sửa chữa. Kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 627 : 450.000 Có TK 152 : 450.000 Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7, phần tập hợp chi phí để kết chuyển sang TK 154 “Chi phí kinh doanh dơ dang”, nhằm phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm . (Xem bảng NKCT số 7) nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Ghi Có TK 152, 153, 214, 241… Tháng 12 năm 2002 STT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 … TK 214 TK 241 … NKCT khác Cộng Số 1 … TK 154 … … TK 627 450.000 20.688.000 1.639.333 … TK 642 10.342.000 … Cộng A … 31.030.000 1.639.333 … TK 152 … Cộng B … … … … … Cộng A+B … 31.030.000 1.639.333 … … … Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình Đối với sửa chữa lớn TSCĐ là việc thay thế sửa chữa đại bộ phận hoặc bộ phận lớn. Vì vậy về thời gian có thể ngừng sản xuất dài ngày, chi phí sửa chữa lớn được tiến hành theo kế hoạch. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang”, chi tiết cho từng công trình, từng công tác sửa chữa. Khi hoàn thành sửa chữa lớn (tự làm hoặc thuê ngoài), sau đó tập hợp toàn bộ vào chi phí sản xuất trong kỳ của phân xưởng có TSCĐ sửa chữa, kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao để ghi sổ. VD: Ngày 21 tháng 12 năm 2002, phân xưởng cơ điện sửa chữa lớn hoàn thành một máy Búa BH – 02 cho phân xưởng khởi phẩm. Công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân xưởng khởi phẩm đã kiểm nhận và lập biên bản bàn giao TSCĐ. Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết sửa chữa lớn (Biểu số 13) và bien bản sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao (Biểu số 14). Kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 241 (2413) : 1.639.333 Có TK 152 : 782.076 Có TK 334 : 720.384 Có TK 338 : 136.873 Toàn bộ chi phí trên được tập hợp trên Bảng kê số 5. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của phân xưởng khởi phẩm theo định khoản: (đồng) Nợ TK 627 : 1.639.333 Có TK 241 (2413) : 1.639.333 Bút toán trên được phản ánh trên NKCT số 7 (Xem trang trước). Cuối năm Công ty lập báo cáo sửa chữa lớn hoàn thành để thấy được việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong năm. (Biểu số 15). (Xem các biểu số 13, 14, 15) bảng kê số 5 Tập hợp: - Chi phí xây dựng cơ bản (TK 241) Chi phí bán hàng (TK 641) Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) Tháng 12 năm 2002 STT TK ghi Có TK ghi Nợ … TK 152 TK 334 TK 338 … NKCT khác Cộng Số 1 … 1 TK 2411-Mua sắm TSCĐ 2 TK 2412-XDCB 3 TK 2413-SCLTSCĐ 782.076 720.384 136.873 1.639.333 … … TK 641 10.342.000 10.342.000 … TK 642 … Cộng … … … … … … … … Biểu số 13 Biểu số 14 Biểu số 15 Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ hữu hình và tình hình quản lý TSCĐ ở Công ty dcc & đlck Về công tác quản lý TSCĐ hữu hình Việc quản lý TSCĐ ở Công ty chủ yếu là ở các phân xưởng sản xuất, trên phòng kế toán chỉ thực hiện quản lý trên sổ sách. Và trên thực tế chưa có sự gắn kết việc quản lý giữa phòng kế toán và các phân xưởng, phòng ban. Do vậy, ưu điểm trong vấn đề quản lý thì ít mà nhược điểm lại nhiều. Do hầu hết máy móc thiết bị đều đã khấu hao hết, giá trị sử dụng lại thấp lạc hậu, số máy móc thiết bị tăng chiếm tỷ lệ cũng không lớn, tình trạng máy móc không hoạt động hết công suất diễn ra thường xuyên, thêm vào đó Công ty không tiến hành phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ nên việc quản lý TSCĐ hữu hình tại Công ty gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị để không ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đầu ra của Công ty ngày càng giảm và kéo theo những bất lợi về kinh tế khác… Về công tác kế toán TSCĐ hữu hình Ưu điểm Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã trải qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí đã tồn tại và phát triển, ngày một khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường với những sản phẩm có chất lượng và uy tín cao trên thị trường, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm sau đều cao hơn năm trước. Trong khi đó hàng loạt các Công ty cơ khí khác bị đình trệ do gặp khó khăn. Công ty luôn tìm tòi tạo hướng đi mới trong hoạt động của mình. Để đạt được thành tích trên không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của phòng kế toán tài chính (Phòng tài vụ) của Công ty về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng, đẫ đạt được một số thành tích đáng kể. Bởi vậy Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, cán bộ kế toán và kế toán viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng cùng với hình thức kế toán NKCT mà Công ty áp dụng rất phù hợp với yêu cầu quản lý. Việc vận dụng các loại sổ sách, báo cáo kế toán và quy trình hạch toán kinh tế theo đúng nguyên tắc chế độ kế toán hiện hành như: Việc phân loại TSCĐ: Công ty tiến hành phân loại theo 3 cách, đó là theo đặc trưng kỹ thuật, theo tình hình sử dụng và theo nguồn hình thành. Phân loại theo tình hình sử dụng giúp cho các nhà quản lý thấy được tỷ trọng các loại TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, không dùng trong sản xuất kinh doanh và chờ xử lý, từ đó có biện pháp huy động tối đa TSCĐ chưa dùng, không cần dùng vào sản xuất hay cho thuê, bán và có biện pháp xử lý những nhóm TSCĐ chờ xử lý nhằm thu hồi vồn để tiếp tục tái đầu tư. Phân loại theo nguồn hình thành giúp cho việc quản lý vốn có hiệu quả, thấy được cơ sở vật chất hiện có của Công ty. Từ đó có biện pháp khấu hao thu hồi vốn kịp thời. Về kế toán chi tiết: Công ty tiến hành lập “Sổ đăng ký TSCĐ”, “Sổ chi tiết TSCĐ ở đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp, lập “Bảng tính và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ”. Qua các sổ, Công ty đã theo dõi chi tiết đến từng tài sản ở từng phân xưởng sản xuất, tưng phòng ban. Về kế toán tổng hợp: việc kế toán tổng hợp nói chung và kế toán tổng hợp TSCĐ nói riêng được thực hiện tương đối đúng chế độ kế toán hiện hành như: Việc xác định nguyên giá TSCĐ thực hiện theo đúng nguyên tắc giá phí. Việc ghi sổ theo đúng chế độ quy định. Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ tài chính (tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng). Tóm lại, trong công tác kế toán đã có được những ưu điểm nổi bật như trên nhưng không tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế sau. Những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty DCC và ĐLCK Việc phân loại: theo các cách phân loại ở trên của Công ty chưa thấy hết được công dụng kinh tế của TSCĐ, tức là số TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh, TSCĐ dùng cho phúc lợi, dự án… Đánh số TSCĐ: để tiện cho việc theo dõi, quản lý đến từng đối tượng ghi TSCĐ thì cần phải đánh số. Việc đánh số giúp cho việc quản lý , sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (cả ở phòng kế toán và tại nơi bảo quản sử dụng). Nhưng việc đánh số ở Công ty chưa được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn doanh nghiệp (việc đánh số chỉ được thực hiện ở phòng kế toán). Việc đánh số ở Công ty rất khó nhớ. Bởi vì, Công ty chỉ sử dụng số hiệu TSCĐ làm số dẫn đến có sự trùng lặp nếu có hai TSCĐ giống nhau. Kế toán chi tiết: Công ty không tiến hành mở “Thẻ TSCĐ”, việc lập “Sổ đăng ký TSCĐ” và “Sổ chi tiết ở đơn vị sử dụng” chưa trình bày rõ được tình hình tăng, giảm TSCĐ. “Sổ TSCĐ ở đơn vị sử dụng”, mỗi phân xưởng được trình bày giáp nhau trên một sổ. Sổ này được quản lý ở các phân xưởng nhưng ở Công ty lại quản lý ở phòng kế toán nên chưa gắn được trách nhiệm về bảo quản sử dụng đối với từng phân xưởng. Kế toán khấu hao TSCĐ: Việc tính khấu hao ở Công ty được thực hiện theo đúng quy định 166. Nhưng kết cấu “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” chưa hợp lý. Bởi vì Công ty có nhiều nhóm TSCĐ, trong mỗi nhóm TSCĐ lại có nhiều tài sản khác nhau với giá trị không lớn, do vậy việc tính khấu hao cho từng loại TSCĐ là rất phức tạp và khó khăn. Nhưng Công ty vẫn tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo từng tháng. Việc tính và phân bổ khấu hao được thực hiện trên biểu 18 “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”. Kế toán sửa chữa TSCĐ: Công ty không tiến hành trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, không tiến hành phân bổ mà mọi chi phí được tập hợp vào TK 241 và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Điều này làm cho giá thành trong tháng đó biến động đột ngột (đây là biểu hiện không tốt trong công tác kế toán giá thành). Về công tác quản lý sử dụng: Công ty chưa tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng và trong công tác quản lý còn chưa gắn được trách nhiệm quản lý sử dụng TSCĐ đến từng nơi bảo quản sử dụng, công tác quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến kết quả TSCĐ bị mất mát, hư hỏng làm cho hiệu quả sử dụng còn phần nào hạn chế. Với những kiến thức tiếp thu được ở trường kết hợp với kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán TSCĐ ở Công ty. Tôi mong rằng những ý kiến sau đây của tôi sẽ được quý Công ty xem xét. II. một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí Về phân loại TSCĐ Việc phân loại TSCĐ ở Công ty một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tiến hành công tác kế toán chi tiết TSCĐ được chính xác, giúp cho việc quản lý theo từng loại, từng TSCĐ ở từng đơn vị sử dụng để có kế hoạch đầu tư đổi mới, tính toán và phân bổ khấu hao vào từng đối tượng sử dụng. Ta biết rằng chỉ những TSCĐ nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì mới tính khấu hao, còn những TSCĐ nào không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Do vậy, việc phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế và theo hình thức sử dụng là cần thiết, do đó Công ty nên phân loại theo công dụng kinh tế kết hợp với tình hình sử dụng như sau: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: TSCĐ đang dùng: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải …………………… TSCĐ không dùng: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải …………………… TSCĐ chờ xử lý Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải …………………… TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi (dự án): TSCĐ đang dùng: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải …………………. TSCĐ không dùng: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải …………………. TSCĐ chờ xử lý: Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải ………………… Về kế toán chi tiết TSCĐ Thứ nhất việc đánh số TSCĐ: ở Công ty còn sử dụng số hiệu TSCĐ làm số và chưa sử dụng thống nhất giữa nơi bảo quản sử dụng và phòng kế toán. Do vậy theo tôi Công ty nên tiến hành đánh số một cách thông dụng, dễ nhớ và phải được sử dụng thống nhất trong toàn Công ty. Dựa vào cách đánh số cũ thì Công ty nên đánh số lại như sau: Lấy chữ số La Mã chỉ loại tài sản, chữ cái chỉ nhóm tài sản và chữ số bình thường chỉ từng loại tài sản. VD: IA – 01: Nhà số 1, thuộc nhóm nhà cửa và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc. IA – 02: Nhà số 2,…. …. IB – 01: Nhà làm việc số 1, thuộc nhóm nhà làm việc và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc. IB – 02: ……… IC – 01: Nhà xưởng số 1, thuộc nhóm nhà xưởng và thuộc loại nhà cửa vật kiến trúc. ………. IIA – 01: Máy tiện 15.356 thuộc nhóm máy tiện và thuộc loại máy móc thiết bị. ………. IIB – 01: Máy mài 38-772 thuộc nhóm máy mài và thuộc loại máy móc thiết bị. ………. IIIC – 01: Xe ôtô số 1 thuộc nhóm xe chở hàng và thuộc loại phương tiện vận tải. …….. Thứ hai việc theo dõi chi tiết TSCĐ: Công ty phải mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, tình hình hao mòn và khấu hao TSCĐ. Để từ đó nắm bắt được tình hình sử dụng TSCĐ. Ngoài ra đây còn là chứng từ bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Thẻ này được lưu trữ ở phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng của tài sản, vì vậy phải có hòm thẻ để bảo quản theo các ngăn, được bố trí một cách hợp lý nhằm thuận lợi cho việc tìm kiếm khi cần và doanh nghiệp có thể lập hồ sơ đăng ký thẻ nhằm dễ phát hiện nếu thẻ bị thất lạc. Mẫu thẻ sau: (Biểu số 3.1) Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần: Phần đầu: ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, mã, ký hiệu, quy cách hàng, số hiệu TSCĐ, nước sản xuất … Phần 2: ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ từ khi bắt đầu hình thành TSCĐ và nguyên giá thay đổi theo thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng trang bị thêm hoặc tháo bớt bộ phận và giá trị hao mòn qua các năm. Phần 3: ghi số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ. Phần 4: ghi giảm TSCĐ, phản ánh số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm và lý do ghi giảm TSCĐ. Đơn vị: Công ty DCC & ĐLCK Địa chỉ: 108 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Mẫu số 02-TSCĐ Ban hành theo quyết định số 1141 ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính thẻ TSCĐ Số: Ngày 04 tháng 12 năm 2002 lập thẻ Kế toán trưởng (Ký, họ tên)…. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số … ngày 04 tháng 12 năm 2002 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy vi tính Pentium CE 433MHZ Số hiệu TSCĐ:…. Nước sản xuất: Đông Nam á Năm sản xuất:…. Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng hành chính Năm đưa vào sử dụng: 2002 Công suất (diện tích) thiết kế: 5.1 Gb. Đình chỉ sử dụng ngày…tháng…năm… Lý do đình chỉ:………………………………………………………………….. Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3128.doc