Tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thành Long: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trên đà phát triển hoà nhập với nền kinh tế mới. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, trong đó tài sản cố định (TSCĐ) có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào dù lớn hay nhỏ.
Nếu coi tài sản lưu động là mạch máu... Ebook Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thành Long
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thành Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nguyên vật liệu là một phần của mạch máu đó thì tài sản cố định chính là xương cốt của doanh nghiệp. Việc luân chuyển tài sản cố định có thể làm ngưng trệ cả một hệ thống hoạt động.
Để có thể đứng vững trên thị trường ngày càng biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó hạ giá thành luôn là vấn đề tiên quyết. Để làm được điều đó thì việc đầu tiên là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có. Vì vậy các doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn và sửa chữa TSCĐ, phải sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất của TSCĐ thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và đổi mới công nghệ từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty TNHH 1 thành viên công nghiệp Tàu thủy Thành Long là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn cố định. Trong thời gian thực tập tại đây em nhận thấy hạch toán TSCĐ là bộ phận có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận. Do đó, em quyết định đi sâu vào đề tài: "Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thành Long". Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Chủ nhiệm Lương Văn Hải cùng sự chỉ bảo cặn kẽ của các cô chú ở Phòng Tài chính Kế toán và nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
1.1. Khái niệm.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài.
1.2. Đặc điểm
Mọi tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào tỏng đó thì cả hệ thống không hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
1. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
2. Có giá trị từ 10 triệu trở lên.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:
- Tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị hao mòn dần và được chuyển dịch dần vào giá trị mới tạo ra.
Đối với TSCĐ hữu hình thì sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
Vai trò của TSCĐ không nhỏ bởi vậy đòi hỏi việc quản lý TSCĐ phải có phương pháp riêng, được xây dựng một cách khoa học hợp lý để có thể quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nhất TSCĐ.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và những cơ sở điều kiện tổ chức công tác kế toán mà Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long tổ chức bộ máy công tác theo hình thức tập trung và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Với hình thức này toàn bộ công việc kế toán trong Công ty đều được tiến hành xử lý tại phòng kế toán của công ty: từ thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán và lập các báo cáo tài chính.
Ở Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long ngoài Kế toán trưởng còn có 4 nhân viên kế toán.
Bộ máy kế toán trong công ty tổ chức theo hình thức tập trung được chia thành các bộ phận theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ và thanh toán
Kế toán vật tư, tiền lương
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng: là người điều hành toàn bộ công tác kế toán trong công ty, giải quyết những công việc tài chính của công ty, các quan hệ thanh toán với ngân sách, ngân hàng.
- Kế toán TSCĐ và thanh toán: theo dõi việc tăng giảm TSCĐ hàng tháng, hàng quý, hàng năm đồng thời lập bảng khấu hao TSCĐ và thanh toán các chứng từ kế toán.
- Kế toán vật tư, tiền lương: theo dõi việc nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu báo cáo tạm thời những bất hợp lý trong việc sử dụng nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp các chứng từ chi tiết để hạch toán kế toán, ghi sổ tổng hợp lãi, lỗ của toàn công ty.
- Thủ quỹ: phụ trách tiền mặt trong công ty, chi tiêu các khoản trong công ty cũng như thu các khoản tiền thanh toán
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Việc hạch toán chi phí kinh doanh vận tải phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh vận tải để từ đó việc tính giá thành sản phẩm vận tải được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán nói riêng và yêu cầu quản lý nói chung.
Ở Công ty Cổ phần Châu Á Thái Bình Dương hiện nay đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong công tác kế toán.
Với mô hình tổ chức bộ máy công tác tập trung và áp dụng sổ sách kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán trong Công ty Cổ phần Châu Á Thái Bình Dương được khái quát bằng sơ đồ sau:
Với những nét đặc thù của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long công ty không có TSCĐ đi thuê, cho thuê và TSCĐ vô hình nên phần hạch toán chỉ đề cập đến TSCĐ hữu hình.
Đối với các tài khoản có mở thẻ (sổ) kế toán chi tiêu thì đồng thời ghi vào sổ cái (sổ tổng hợp) phải ghi vào thẻ (sổ) kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Báo cáo định kỳ là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản nợ vốn cũng như tình hình kế toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp như phục vụ các yêu cầu thông tin cho việc đề ra các quyết định.
1.2.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty
Sau đây là các chính sách kế toán chủ yếu mà Công ty Cổ phần Châu Á Thái Bình Dương đã áp dụng để lập Báo cáo tài chính: chế độ kế toán tại Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính.
Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc; công ty áp dụng Hệ thống kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt nam (Ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006).
Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 3/12 hàng năm
Tài sản cố định của Công ty được hạch toán theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Nguyên giá của Tài sản cố định được xác định là toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng;
Đối với những tài sản mới tăng, nguyên giá ghi sổ là chi phí thực tế phát sinh bao gồm giá trị của tài sản cộng (+) các chi phí khác liên quan đến việc hình thành tài sản bao gồm: chi phí vận chuyển, lắp đặt, các chi phí ngân hàng, thuế nhập khẩu.....
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo các quy định của chuẩn mực kế toán số 03-TSCĐ hữu hình; số 04-TSCĐ vô hình và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính là VNĐ.
TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ THÀNH LONG
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng phân phối
Số phát sinh
Bảng biểu kế toán
Sổ quỹ
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.2.4. Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra đợc được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ số hiệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký cùng kỹ.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ THÀNH LONG
I. Kế toán chi tiết và tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long.
1.1 Phân loại TSCĐ hữu hình
TSCĐ trong doanh nghiệp rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng...... Do vậy, phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong doanh nghiệp, phục vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Là một căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ/
Cụ thể việc phân loại TSCĐ ở Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long như sau:
Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ ở công ty về cơ bản được phân loại theo ba tiêu thức:
1.1.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình của công ty gồm những loại sau:
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. Máy móc thiết bị
3. Phương tiện vận tải
4. Thiết bị quản lý
5.Cây lâu năm (hệ thống cây xanh)
TSCĐ theo hình thái biểu hiện của công ty trong năm 2006 được thể hiện qua bảng sau:
STT
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Tỷ trọng (%)
1
2
3
4
5
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị quản lý
Cây lâu năm
22.391.825.788
106.956.635.516
1.830.814.047
273.104.200
94.119.168
17,02
81,31
01,39
0,2
0,07
Tổng cộng
131.545.498.719
100,0
1.1.2. Phân loại theo nguồn hình thành:
1. TSCĐ đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn tự có
2. TSCĐ mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn khác (cho vay)
TSCĐ phân loại theo hình thái biểu hiện được thể hiện ở bảng sau: (năm 2006)
STT
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Tỷ trọng %
1
2
Mua sắm bằng vốn tự có
Mua sắm bằng vốn khác
101.832.671.298
29.713.827.421
77.41
22.59
Tổng cộng
131.546.498.719
100.0
1.1.3. Phân loại theo tình hình sử dụng.
1. TSCĐ hữu hình dùng trong sản xuất kinh doanh
2.TSCĐ hữu hình không dùng trong sản xuất kinh doanh.
TSCĐ phân loại theo tình hình sử dụng được thể hiện trên bảng sau: (năm 2006):
STT
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Tỷ trọng
Trong đó dùng cho sản xuất kinh doanh
Không dùng cho sản xuất kinh doanh
100.079.325.641
31.467.173.078
76,08
23.92
Cộng
131.546.498.719
100,0
1.2. Đánh giá TSCĐ hữu hình:
Đánh giá TSCĐ hữu hình là biểu hiện bằng tiền giá trị của TSCĐ hữu hình theo nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình được đánh giá theo nguyên tắc và giá trị còn lại.
1.2.1. Đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá:
Là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ hữu hình, cho tới khi đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. Việc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình phải căn cứ vào những chế độ quy định lý hiện hành.
* Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm: Nguyên giá được xác định theo hai trường hợp:
+ Mua sắm để phục vụ sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hoá chịu thuế theo phương pháp khấu trừ bằng giá mua (Chưa có thuế GTGT) cộng với các chi phí có liên quan đến khâu mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử (nếu có).
+ Mua sắm để phục vụ sản xuất kinh doanh sản phầm hàng hoá chịu thuế theo phương pháp trực tiếp. Bằng giá mua (có cả thuế GTGT) (tổng giá thanh toán) và các chi phí có liên quan.
+ Trường hợp tăng do XDCB hoàn thành: nguyên giá ghi trong quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành.
* Trường hợp do cấp trên cấp: Nguyên giá là giá trị ghi trong biên bản bàn giao.
* Trường hợp TSCĐ tăng do biếu tặng là giá thị trường của các TSCĐ tương đương.
* Trường hợp TSCĐ tăng do nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ thì nguyên giá là giá thoả thuận khi bàn giao.
Thông qua nguyên giá TSCĐ cho phép đánh giá trình độ trang bị kỹ thuật cơ sở vật chất của doanh nghiệp là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ để tái tạo TSCĐ (theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư) và là căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản.
Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long là một hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ tài chính ban hành được áp dụng cho các doanh nghiệp (theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 01/11/1995) việc hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty được theo dõi chủ yếu trên tài khoản 211, TK 214 (hao mòn TSCĐ).
Ngày 31/3/2006 Công ty mua một máy nén khí của Đài Loan.
Số tiền ghi trên hoá đơn là: 1.164.356.467
Chi phí vận chuyển lắp đặt: 0
Kế toán ghi sổ theo nguyên tắc giá máy là: 1.164.356.467
1.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần về giá trị. Do vậy kế toán phải làm công tác tính khấu hao. Tại Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long khấu hao TSCĐ hữu hình là quá trình chuyển dần giá trị của TSCĐ là biện pháp kinh tế nhằm bù đắp hay khôi phục lại từng phần hoặc toàn bộ giá trị TSCĐ hữu hình.
Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long đã khấu hao phương tiện vận tải về thực chất là xác nhận về phương diện kế toán một khoản giá trị bị giảm của phương tiện vận tải do tham gia vào quá trình vận tải.
Việc tính khấu hao TSCĐ hữu hình phải tuân theo các quy định sau:
+ Về tính khấu hao cơ bản căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hữu hình và tỷ lệ khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003.
+ Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Tất cả các TSCĐ hữu hình trích khấu hao trên cơ sở tỷ lệ khấu hao đăng ký theo định kỳ 3 năm.
+ Tất cả TSCĐ hữu hình hiện có của công ty tham gia vào quá trình kinh doanh đều phải tính khấu hao và phân bổ vào giá thành.
+ Việc tính khấu hao phương tiện vận tải của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long dựa trên hai cơ sở: Nguyên giá của phương tiện máy kéo (ô tô, nhà cửa....) và thời gian sử dụng.
Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long tính khấu hao cho TSCĐ theo tháng. Đối với xe vận tải loại KAMAZ 12 tấn và xe Huyndai 15 tấn thì số năm khấu hao là 20 năm, đối với các loại máy như máy vi tính, máy điều hoà số năm khấu hao từ 5-10 năm; đối với nhà cửa, vật kiến trúc là 20 năm.
Mức khấu hao được tính như sau:
=
Mức khấu hao hàng tháng tính như sau:
=
Đầu năm căn cứ vào những TSCĐ hiện có của Công ty kế toán tính khấu hao 1 năm. Dựa vào mức khấu hao năm để tính khấu hao tháng.
Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
* Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng
= = 2.409.504đ/năm
= = 200792đ/tháng.
* Phương pháp lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
- Căn cứ vào bảng phân bổ tháng trước để ghi dòng khấu hao đã tính tháng trước cho các đối tượng.
- Số khấu hao giảm được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ
- Số khấu hao tính tháng này được tính bằng số khấu hao đã tính tháng trước - số khấu hao tăng - số khấu hao giảm.
- Số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được dùng để ghi sổ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh có liên quan, để tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành.
BẢNG TRÍCH CHI TIẾT TSCĐ KHẤU HAO NĂM 2006
STT
Tên tài sản
Mức KH năm
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Số KH 1 tháng
2112. Nhà cửa, vật kiến trúc
11.124.538.467
10.437.080.695
29.737.156
1
Nhà nồi hơi
20
555.089.761
531.961.021
2.312.874
2
Nhà cân 60 tấn
10
78.345.831
67.899.719
652.882
3
Cổng khu A+ tường rào
20
1342.676.581
1.286.731.721
5.594.486
4
Nhà xưởng ôxi hoá
36
2878.190.741
2.685.038.181
6.662.479
5
Nhà kho thành phẩm
36
921.938.496
862.796.451
2.134.117
6
Nhà xưởng nấu đúc
36
1.076.453.536
1.004.672.464
2.491.791
7
Nhà xưởng ép đùn
36
4.271.843.521
3.997.981.138
9.888.527
2113. Máy móc, thiết bị
87.777.046.437
77.254.155.816
368.972.268
1
Máy nén khí
12
1.164.356.467
954.918.722
8.085.809
2
T.bị phân xưởng ép đùn
20
48.949.197.877
43.230.015.371
203.954.991
3
T.bị phân xưởng ôxi hoá
20
19.537.934.813
17.395.906.643
81.408.062
4
T.bị phân xưởng nấu đúc
20
15.651.300.175
13.302.152.025
65.214.001
5
Trạm BA2x1600 PX ép đùn
20
1.283.024.284
1.229.564.934
5.345.935
6
Trạm BA3x 1250 PX oxi hoá
20
1.191.232.821
11.411.598.121
4.963.470
2114. Phương tiện vận tải
1.286.528.333
1.079.201.712
5.270.590
1
Xe Huyndai 16H-7263
20
719.047.619
605.224.900
2.906.087
2
Xe KAMAZ 16H -8253
20
567.480.714
473.976.812
2.364.503
2115. Thiết bị đồ dùng quản lý
52.816.600
41.072.148
755.753
1
Cân 5 tấn
7
26.150.000
16.183.320
311.310
2
Móc cẩu
5
26.666.600
24.888.828
444.443
2116. Cây lâu năm,
súc vật làm việc
Hệ thống cây xanh
94.119.168
8.2
1.3. Chứng từ và thủ tục kế toán ban đầu
1.3.1. Chứng từ và thủ tục tăng kế toán TSCĐ hữu hình
* Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm.
Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Công ty đã lên kế hoạch mua sắm TSCĐ với người cung cấp sau đó căn cứ vào hợp đồng (kèm theo giáy báo của bên bán) kế toán làm thủ tục người đi mua. Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi, khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và quyết toán, thanh toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để hạch toán tăng TSCĐ.
Công ty TNHH 1TV CNTT Thành Long
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên bản giao nhận xe
Ngày 30/12/2006
Căn cứ pháp lệnh HĐKT của Hội đồng Nhà nước, nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 25/09/1989 và Nghị định số 17/HDBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng - nay là chính phủ quy định chi tiết thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 17 ngày 16/01/2006
Biên nhận Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long (chi nhánh Hà Nội)
+ Ông: Vũ Ngọc Lâm
Chức vụ: Giám đốc Chi Nhánh
+ Ông: Mai Xuân Thắng
Chức vụ: Phó Giám đốc chi nhánh
Bên giao: Công ty TNHH A Buiding Acuminlim (văn phòng đại diện tại Hà Nội)
Ông: Vương Quang Thiều
Chức vụ: trưởng Đại diện
Hai bên thanh toán ký hợp đồng.
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty TNHH một thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
Tên TSCĐ: xe tải Huyndai
Biển kiểm soát: 16H-7263
Số lượng: 1 chiếc
Chất lượng ( thân vỏ xe, nội thất buồng lái....) hoạt động bình thường.
Nơi sản xuất: Liên Xô.
Trọng tải: 15 tấn
Nguồn gốc tài sản: Công ty TNHH A Buiding Acuminlim
Nguồn gốc nhập khẩu số: 922315
Năm sản xuất: 1999
Màu: nâu
Giá trị: 719.047.619 đ
Bên giao
(Ký tên, đóng dấu)
Bên nhận
(ký tên)
Bên kiểm nhận
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(ký tên)
Giám đốc
(Ký tên)
Bên cạnh đó kế toán cũng căn cứ vào hoá đơn (GTGT) và phiếu chi tiền của Ngân hàng công thương trích lược.
HOÁ ĐƠN
Giá trị gia tăng
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 30 tháng 12 năm 2006
Đơn vị bán: Vương Quang Thiều
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Nội Bài - Sóc Sơn - Hà Nội
Số TK: 13220225464018
Điện thoại: Mã số........................................
Họ và tên người mua:
Tên đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên Công nghiệp Tàu Thủy Thành Long
Địa chỉ: 215 A, Khu CN Tam Quán, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Số tài khoản: 20000360000317
Hình thức thanh toán: tiền gửi Ngân hàng Mã số:..................
TT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x 2
1
Xe tải Huyndai 16H-7263
1 cái
01
719047619
Cộng tiền hàng
719047619
Thuế suất 10%
Tiền thuế GTGT
71904762
Tổng cộng tiền thành toán
790952381
Số tiền viết bằng chữ: Bảy trăm chín mươi triệu chín trăm năm mươi hai ngìn ba trăm tám mốt đồng
Người mua
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Thủ trưởng
(Ký tên)
1.3.2.Chứng từ và thủ tục giảm kế toán TSCĐ hữu hình
trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý
Khi công ty muốn thanh lý TSCĐ đã cũ và hoạt động kém hiệu quả, công ty thành lập hội đồng thanh lý (gồm đại diện phòng kỹ thuật và đại diện phòng kế toán). Hội đồng thanh lý chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của tài sản đó, xác định giá trị thu hồi xác định chi phí thanh lý bao gồm chi phí vật tư, chi phí cho nhân công để tháo dỡ, tháo bỏ, thu hồi.
Các chứng từ có liên quan đến thanh lý TSCĐ bao gồm:
+ Tờ trình xin thanh lý
+ Biên bản xác định hiện trạng
+ Quyết định cho phép thanh lý
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
Các chứng từ tên là căn cứ để kế toán ghi giảm TSCĐ trong kế toán.
Nghiệp vụ xảy ra ngày 20 tháng 7 năm 2006 công ty thanh lý xe ô tô biển kiểm soát 16K - 5467 có nguyên giá là 499.560.233đ xe đã khấu hao hết 390.823.647đ, giá trị còn lại của tài sản là: 108.736.586đ
Biết xe đưa vào sử dụng năm 2001; thời hạn sử dụng của xe là 9 năm
Vì xe ô tô có giá trị lớn nên khi thanh lý phải có sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty tiến hành họp.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
- Căn cứ vào biên bản kiểm kê hiện trạng ngày 5 tháng 7 năm 2006 của ban kiểm kê
- Căn cứ phiếu xác định chất lượng thiết bị vật tư của hội đồng kiểm tra chất lượng.
- Căn cứ vào đề nghị thanh lý của phòng vật tư.
Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2006 tại văn phòng công ty hội đồng thanh lý tiến hành họp xét thanh lý TSCĐ
I. Thành lập hội đồng.
1. Đồng chí: Vũ Ngọc Lâm - Chủ tịch Hộ đồng Thanh lý
2. Đồng chí: Mai Xuân Thắng - Phó chủ tịch Hội đồng thanh lý
3. Đồng chí: Lương Văn Hải - Uỷ viên.
4. Đồng chí: Nguyễn Thu Thuỷ - Thư ký cuộc họp
II. Nội dung biên bản thanh lý TSCĐ
1. Mục đích yêu cầu:
Thanh lý xe
2. Tình hình TSCĐ
a. Giá trị TSCĐ
Tên TSCĐ
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Giá trị còn lịa
Dự kiến giá trị thu hồi
xe 16K-5467
2001
499.560.233
108.736.586
150.000.000
b, Chất lượng cũ của TSCĐ
III. Quyết định của hội đồng thanh lý:
1. Xét cho thanh lý TSCĐ trên
2. Phòng quản lý kỹ thuật, phòng kế toán tài vụ làm thủ tục chuyển thể và hạch toán tài sản theo chế độ hiện hành.
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2006
Chủ tịch hội đồng thanh lý
(ký)
Công ty TNHH 1 TV CNTT Thành Long
Chi nhánh tại Hà Nội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
Số 33: v/v Thanh lý ô tô
- Căn cứ vào biên bản cuộc họp ngày 20 tháng 7 năm 2006 của ban lãnh đạo công ty về việc định giá thanh lý ô tô biển kiểm soát 16K-5467
Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên công nghiệp Tàu thuỷ Thành Long quyết định
Điều I: Nay đồng ý bán xe 16k-5476
Nhãn hiệu: Huyndai
Số máy: 12123500
Số khung: 332589
Loại xe: Tải
Cho ông: Lương Văn Công.
Địa chỉ: 39 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điều II:
Giá bán: 150.000.000
VAT: 13.636.364
Giá trị còn lại: 136.363.636
Điều III.
Các Ông (bà) trưởng phòng tổ chức hành chính pháp chế điều hành kỹ thuật tài vụ và các Ông (bà) có tên thi hành quyết định này.
Nơi nhận
- HĐQT Công ty
- Như điều III
- Lưu
Công ty TNHH 1 TV CNTT Thành Long
Ký tên
Công ty TNHH 1 TV CNTT Thành Long
Chi nhánh tại Hà Nội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2006
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Căn cứ quyết định số 33 ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Giám đốc công ty về việc thanh lý phương tiện vận tải.
I. Ban thanh lý gồm có:
1. Ông Vũ Ngọc Lâm - Giám đốc chi nhánh - Trưởng ban thanh lý
2. Ông Mai Xuân Thắng - Phó Giám đốc CN
3. Ông Phạm Ngọc Dũng - Kế toán trưởng
4. Bà Nguyễn Thu Thuỷ - Kế toán TSCĐ
II. Tiến hành thanh lý phương tiện vận tải
Tên TSCĐ
Năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Hao mòn
GTCL
Xe 16K-5467
2001
499560233
390823647
108736586
III. Kết luận của ban thanh tra
Chấp nhận thanh lý với những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận
Giám đốc công ty
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bên cạnh đó, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu thu tiền mặt của khách hàng.
HOÁ ĐƠN
Giá trị gia tăng
Liên 3: Nội bộ
Ngày 26 tháng 7 năm 2006
Đơn vị bán: Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Thành Long
Địa chỉ: 215Đ, KCN Tam Quán, An Đồng, An Dương, Hải Phòng
Số TK:
Điện thoại: 0313.835386
Họ và tên người mua: Công ty TNHH Quân Đạt
Địa chỉ: 15 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Hình thức thanh toán: tiền mặt
TT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Xe ôtô 16K-5467
1 cái
01
130.000.000
Cộng tiền
130.000.000
Thuế suất 10%
Tiền thuế GTGT
13.000.000
Tổng cộng tiền thành toán
143.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi ba triệu đồng
Người mua
(Ký tên)
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Thủ trưởng
(Ký tên)
PHIẾU THU
Nợ TK 111
Có TK 711
Số 324
Ngày 27 tháng 7 năm 2006
Họ và tên người nộp tiền: Công ty TNHH Quân Đạt
Địa chỉ: 15 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Lý do nộp: Mua xe ôtô 16K-5467
Số tiền: 143.000.000 (đồng)
Viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi ba triệu đồng chẵn
Kèm theo hoá đơn chứng từ gốc
Kế toán trưởng
(Ký tên)
Người nộp tiền
(Ký tên)
Thủ quỹ
(Ký tên)
* Trường hợp TSCĐ giảm do nhượng bán
Những TSCĐ nhượng bán là toàn bộ những TSCĐ do đã sử dụng lâu ngày không còn mang lại hiệu quả khi đưa vào sản xuất kinh doanh do bị hư hỏng nặng nên công ty quyết định lập hội đồng quản trị định giá xe để tiến hành nhượng bán.
Nghiệp vụ xảy ra ngày 10 tháng 7 năm 2006
Công ty chuyển nhượng tài sản xe ô tô 16H-2358 căn cứ theo
BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ
Số 23
Ngày 10 tháng 7 năm 2006
Nguyên giá: 523.820.068VNĐ
Giá trị hao mòn: 111.658.220VNĐ
Giá trị còn lại: 409.661.848VNĐ
Chi phí thanh lý bằng tiền mặt: 2.500.000VNĐ
- TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc
- TK 2112: Máy móc thiết bị
- TK 2113: Phương tiện vận tải tuyền dẫn
- TK 2114: Thiết bị và dụng cụ quản lý
- TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc
- TK 2118: TSCĐ hữu hình khác
Nghiệp vụ xảy ra ngày 5/11/2006, công ty mua một máy nén khí của Đức bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản. Số tiền là 1.110.364.500đ. Kế toán căn cứ vào các chứng từ nêu trên định khoản:
BT1: Nợ TK 211: 1.009.422.273
Nợ TK 133: 100.942.227
Có TK 112: 1.110.364.500
Đồng thời kế toán phản ánh bút toán đơn
BT2: Có TK 009: 1.110.364.500
BT3: Kết chuyển sang NVKD
Nợ TK 414: 1.110.364.500
Có TK 4111: 1.110.364.500
* Trường hợp tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành
Tháng 3 năm 2006 công ty mua một thiết bị chế tạo khuôn của công ty TNHH Bình Minh theo tổng thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 495.000.000. Công ty đã vay dài hạn để thanh toán 50%, số còn lại sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% được hưởng trên tổng giá thanh toán. Đơn vị đã thanh toán bằng tièn gửi ngân hàng thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
BT1: Tăng TSCĐ
Nợ TK 211: 450.000.000
Nợ TK 133 (1332): 45.000.000
Có TK 331: 495.000.000
BT2:
Nợ TK 331: 495.000.000
Có TK 515: 49.500.000
Có TK 341: 247.500.000
Có TK 112: 198.000.000
BT3:
Nợ TK 441: 247.500.000
Có TK 411: 247.500.000
2.3. Kế toán biến động giảm TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán thanh lý, do trả lại vốn cho các thành viên... Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
Tháng 5 năm 2006 công ty nhượng bán một máy bơm nước dùng cho bộ phận quản lý, nguyên giá 70.000.000, hao mòn 30.000.000 giá bán được Công ty TNHH Quân Đạt chấp nhận 50.600.000 (trong đó Thuế GTGT 4.600.000). Chi phí bỏ ra sửa chữa thuê ngoài trước khi nhượng bán gồm giá trị phụ tùng xuất kho 5.000.000. Tiền công sửa chữa (cả thuế GTGT 10%) là 3.960.600 đã trả bằng tiền mặt. Kế toán định khoản.
BT1: Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK 811: 40.000.000
Nợ TK 214: 30.000.000
Có TK 211: 70.000.000
BT2: Phản ánh chi phí nhượng bán
Nợ TK 811: 8.146.000
Nợ TK 133: 814.600
Có TK 111: 3.960.600
Có TK 152: 5.000.000
BT3: Phản ánh các khoản thu hồi từ nhượng bán
Nợ TK 131: 50.600.000
Có TK 711: 46.000.000
Có TK 3331: 4.600.000
II. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
2.1. Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 211 - TSCĐ hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Kết cấu và nội dung phản ảnh TK 2111 - "TSCĐ hữu hình":
Bên nợ:
- Phản ánh nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do được cấp, mua sắm, XDCB hoàn thành bàn giao, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được biếu tặng, viện trợ...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH do xây lắp trang bị thêm, do cải tạo, nâng cấp...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH do đánh giá lại.
Bên có:
- Phản ánh nguyên giá của TSCĐHH giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, nhượng bán, thanh lý hoặc đem góp vốn liên doanh...
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH do tháo bớt một số bộ phận.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH đánh giá lại.
- Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có tại các doanh nghiệp.
TK 2141- Hao mòn TSCĐHH: TK dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn của các loại TSCĐHH của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 2141 - "Hao mòn TSCĐHH":
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do các lý do giảm TSCĐHH (thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác...)
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐHH tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ.
Theo chế độ hiện hành, kế toán khấu hao TSCĐHH còn được thực hiện trên Tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 900 - "Nguồn vốn khấu hao cơ bản".
Bên nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao cơ bản, thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển đơn vị khác.
Bên có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm do đầu tư đối với TSCĐHH, điều chuyển vốn khấu hao cơ bản cho đơn vị khác.
Số dư bên nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có.
Các TK chi tiết TK 211
TK211 - "TSCĐ hữu hình" ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11419.doc