Kế toán tài sản cố định hữu hình ở Công ty Công trình giao thông 482

Mục lục Lời nói đầu Trang 2 Phần I: Những vấn đề lý luận chung về TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất I/ Vị trí của TSCD trong sản xuất kinh doanh và vai trò của kế toán trong công tác quản lý, sử dụng TSCĐ 3 1. TSCĐ, phân loại TSCĐ và vị trí TSCĐ trong sản xuất kinh doanh 3 2. Đánh giá TSCĐ 5 II/ Nội dung kế toán TSCĐ: 6 1. Hạch toán chi tiết TSCĐ 6 2. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình 7 3. Kế toán tổng hợp tăng giảm thuế tài chính 12 4. Kế toán khấu hao TSCĐ 12

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tài sản cố định hữu hình ở Công ty Công trình giao thông 482, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Kế toán sửa chữa TSCĐ 16 6. Sổ kế toán TSCĐ hữu hình 17 Phần II: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán ở Công ty CTGT 482 I/ Đặc điểm tình hình chung của Công ty CTGT 482 18 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất 19 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 20 II/ Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty CTGT 482 21 1. Đặc điểm tình hình chung 21 2. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ hữu hình ở Công ty CTGT 482 24 3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ ở Công ty CTGT 482 35 4. Kế toán khấu hao TSCĐ 42 5. Kế toán sửa chữa TSCĐ 47 Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tá kế toán TSCĐ hữu hình ở công ty CTGT 482 50 I/ Một số thành tích đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại 50 1. Thành tích đạt được 50 2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty CTGT 482 51 II/ Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty CTGT 482 53 Kết luận 55 Lời nói đầu Với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, TSCĐ là yếu tố cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật, còn với doanh nghiệp TSCĐ là bộ phận cơ bản của vốn kinh doanh. Nó thể hiện trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất; đồng thời là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động. TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của TSCĐ lại càng quan trọng. Chính vì thế mà vấn đề quan trọng đặt ra là phải bảo toàn phát triển và sử dụng có hiệu quả TSCĐ. Hiệu quả quản lý TSCĐ sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xây dựng được quy trình quản lý TSCĐ một cách khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chống thất thoát tài sản thông qua công cụ đặc lực là kế toán tài chính cụ thể là kế toán TSCĐ. Cũng như những doạnh nghiệp khác Công ty Công trình giao thông 482 vẫn còn một số vướng mắc, chưa được hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế đó mà tôu chọn đề tài " Kế toán tài sản cố định hữu hình ở Công ty công trình giao thông 482" làm nội trung nghiên cứu mong muốn tìm ra những biện pháp cụ thể khoa học, sát với thực tế góp phần nhỏ bé vào việc tháo gỡ vướng mắc hiện nay tại Công ty và các doanh nghiệp khác nói chung. Trong khuôn khổ nghiên cứu đó đề tài có kết cấu như sau: - Lời nói đầu - Phần I: Những vấn đề lý luận chung về TSCĐ trang doanh nghiệp sản xuất. - Phần II: Tình hình thực tế công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty công trình giao thông 482. - Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thành công tác kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty công trình giao thông 482. - Kết luận. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Nguyễn Thị Hoà, sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty và cán bộ nhân viên phòng Kế toán Công ty công trình giao thông 482 đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Vinh, ngày 18 tháng 7 năm 2001. Phần I Những vấn đề lý luận chung về TSCĐ trong doanh nghiệp sản xuất I/ Vị trí của TSCĐ, trong XSKD và vai trò của kế toán trong công tác quản lý, sử dụng TSCĐ. 1. TSCĐ, phân loại TSCĐ và vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. 1.1 Tài sản cố định và vị trí của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động là 3 yếu tố mà bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng phải có, việc thiếu dẫu chỉ 1 trong 3 yếu tố đó sẽ làm cho quá trình sản xuất không thể diễn ra được. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, tư liệu lao động được chia làm 2 loại: + Tài sản cố định + Công cụ lao động nhỏ. Sự phân chia này dựa trên tiêu thức thời gian sử dụng lâu dài và giá trị của tài sản. Các loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng cần phải có những phương pháp quản lý riêng và nguồn vốn riêng để đầu tư xây dựng. Do vậy tài sản được xếp vào nhóm TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. * Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện hành TSCĐ phải đảm bảo 2 điều kiện sau: - Có giá trị từ 5000.000 VNĐ trở lên - Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị hao mòn dần và được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra (Giá trị hao mòn được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh). - Đối với TSCĐ hữu hình thì sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. TSCĐ Là một bộ phận của tư liệu sản xuất giữ vai trò TLLĐ chủ yếu trong quá trình sản xuất coi là cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật cải tiến hoàn thiện nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm để doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế cạnh tranh thị trường và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Vai trò của TSCĐ là không nhỏ bởi vậy đòi hỏi việc quản lý TSCĐ phải có phương pháp riêng, được xây dựng một cách khoa học hợp lý để có thể quản lý chặt chẽ khai thác có hiệu quả nhất TSCĐ. 1.2. Phân loại TSCĐ: a) Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. b) Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ: Theo cách phân loại này TSCĐ được chia thành từng loại như sau. - Đối với TSCĐ hữu hình bao gồm: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải, truyền dẫn. + Thiết bị công cụ quản lý. + Cây lâu năm và súc vật cơ bản + TSCĐ hữu hình khác - Đối với TSCĐ vô hình gồm có + Quyền sử dụng đất + Chi phí thành lập doanh nghiệp + Chi phí nghiên cứu phát triển + Chi phí về lợi thế thương mại + TSCĐ vô hình khác c) Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: - TSCĐ tự có - Tài sản cố định thuê ngoài: gồm + TSCĐ thuê tài chính + TSCĐ thuê hoạt động. 2. Đánh giá tài sản cố định: Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo nguyên tắc nhất định để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ. a) Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Là toàn bộ chi phí bình thường và hợp lý mà doanh nghiệp đã chi ra để có được TSCĐ mà đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. - Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm: Nguyên giá được xác định theo 2 trường hợp: + Mua sắm để phục vụ sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hoá chịu thuế theo phương pháp khấu trừ bằng giá mua (chưa có thuế GTGT) cộng với các chi phí có liên quan đến khâu mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử (nếu có). + Mua sắm để phục vụ sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá chịu thuế theo phương pháp trực tiếp. Bằng giá mua (có cả thuế GTGT) (tổng giá thanh toán) và các chi phí có liên quan. - Trường hợp tăng do XDCB hoàn thành: Nguyên giá ghi trong quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành. - Trường hợp tăng do cấp trên cấp: nguyên giá là giá chi ghi trong biên bản bàn giao. - Trường hợp TSCĐ tăng do biếu tặng: là giá thị trường của các TSCĐ tương đương. - Trường hợp TSCĐ tăng do nhận lại vốn góp liên doanh = TSCĐ thì nguyên giá là giá thoả thuận khi bàn giao. Thông qua nguyên giá TSCĐ cho phép đánh giá trình độ trạng bị kỹ thuật cơ sở vật chất của doanh nghiệp là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ để tái tạo TSCĐ (theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư) và là căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Nguyên giá TSCĐ được xác định khi tăng TSCĐ và hầu như không thay đổi trong suốt quá trình TSCĐ tồn tại ở doanh nghiệp, nó chỉ thay đổi trong các trường hợp. + Trang bị bổ sung hiện đại hoá làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài tuổi thọ TSCĐ. + Tháo bớt bộ phận làm giảm giá trị của TSCĐ. b) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại TSCĐ được xác định = nguyên giá - giá trị hao mòn (theo sổ kế toán TSCĐ) Giá trị còn lại TSCĐ là giá trị còn lại thực tế theo thời giá (giá hiện tại). Trường hợp đánh giá lại TSCĐ, xác định lại giá trị còn lại của TSCĐ được xác định: Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của Nguyên giá TSCĐ sau khi đánh giá Sau khi đánh giá lại = TSCĐ trước khi x đánh giá lại Nguyên giá TSCĐ trước khi đánh giá - = Hoặc: Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị đánh giá Số khấu hao sau khi đánh giá lại lại của TSCĐ luỹ kế Thông qua giá trị còn lại của TSCĐ có thể đánh giá hiện trạng TSCĐ để từ đó có kế hoạch trang bị bổ sung để đảm bảo TSCĐ cho sản xuất kinh doanh hoạt động II/ Nội dung kế toán TSCĐ: 1. Hạch toán chi tiết TSCĐ: a) Chứng từ kế toán: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Biên bản đánh giá lại TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các chứng từ liên quan khác (chi phí mua, lệ phí...) - Hồ sơ kỹ thuật TSCĐ (sản xuất năm nào, mốc sản xuất, công suất...) b) Đánh số tài sản cố định: Là việc quy định cho nên đối tượng TSCĐ một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số hoặc kết hợp với chữ cái thay cho tên gọi của TSCĐ và số hiệu này được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Đối tượng TSCĐ (đối tượng ghi TSCĐ) là các vật kết cấu hoàn chỉnh với tất cả các vật gá lắp và phụ tùng kèm theo hoặc là những vật thể riêng biệt về mặt kết cấu hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận hợp thành để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà thiếu 1 trong các bộ phận đó thì hệ thống đó không hoạt động được. c) Hạch toán chi tiết TSCĐ ở bộ máy kế toán của doanh nghiệp sử dụng: - Thẻ TSCĐ để theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ mới đối tượng sử dụng một thẻ, thẻ TSCĐ gồm có 4 phần: + Thể hiện các vấn để chung của TSCĐ đó (năm, nước sản xuất, số hiệu, mã hiệu, bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ, năm đưa vào sử dụng, công suất thiết kế...) + Phản ánh nguyên giá TSCĐ từ khi TSCĐ xuất hiện ở Doanh nghiệp và nguyên giá tăng, giảm (nếu có) trong quá trình tài sản cố định tồn tại ở Doanh nghiệp và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hàng năm và cộng dồn. + Kê các phụ tùng dụng cụ kèm theo + Phản ánh giảm TSCĐ trong đó ghi rõ lý do giảm và thời gian giảm. - Sổ TSCĐ trong Doanh nghiệp: Dùng để theo dòi tình hình tăng, giảm khấu hao của các nhóm, các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. d) Hạch toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận đơn vị sử dụng TSCĐ: Tại các đơn vị, bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ thì sử dụng sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng để phản ánh tình hình tăng, giảm từng TSCĐ ở đơn vị mình. 2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình: Kế toán sử dụng tài khoản 211 "TSCĐ hữu hình" phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 211 được theo dõi cho từng nhóm vào TK chi tiết tương ứng: - TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc - TK 2112: Máy móc thiết bị - TK 2113: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - TK 2114: Thiết bị và dụng cụ quản lý - TK 2115: Cây lâu năm, súc vật cơ bản - TK 2118: TSCĐ hữu hình khác. 2.1/ Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình: a) Tài sản cố định hữu hình được cấp, được chuyển từ đơn vị khác hoặc được biếu tặng: Căn cứ vào chứng từ hợp lý, hợp lệ kế toán ghi: Nợ TK 211 á TSCĐ hữu hình: Nguyên giá Có TK 411á Nguồn vốn kinh doanh: Nguyên giá b) TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm: * Nếu nguồn vốn sử dụng mua TSCĐ là vốn đầu tư XDCB, các quý: + Bút toán 1: Nợ TK 211: Nguyên giá Nợ TK 133: VAT đầu vào Có TK 111: Tiền mặt Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 331: Phải trả cho người bán Hoặc: Có TK 3333: Thuế nhập khẩu Có TK 33312: VAT nhập khẩu + Bút toán 2: (đồng thời) kết chuyển nguồn vốn sử dụng Nợ TK 414: Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. * Nếu nguồn vốn sử dụng để mua TSCĐ là nguồn khấu hao (vốn chủ sở hữu) thì ngoài bút toán 1 như trên kế toán phải phản ánh bút toán 2: Có TK 009: Nguồn vốn khấu hao đã sử dụng * Nếu nguồn vốn sử dụng để mùa TSCĐ hữu hình là vốn vay thì + Bút toán 1: Nợ TK 211: Nguyên giá Nợ TK 133: VAT đầu vào Có TK 341 (3411): Khi doanh nghiệp có tiền trả tiền vay thì căn cứ vào nguồn sử dụng vốn vay đó để ghi bút toán 2 như các trường hợp trên . c. TSCĐ hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành. * Nếu Doanh nghiệp không tổ chức bộ phận kế toán XDCB riêng mà ghi cùng hệ thống sổ với kế toán sản xuất kinh doanh thì khi công việc đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành kế toán căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình, hình thành qua đầu tư. Kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá Có TK 241 (2412): XDCB * Nếu Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận kế toán đầu tư XDCB riêng thì bộ phận kế toán này phản ánh chi phí đầu tư XDCB phát sinh vào bên Nợ TK 241 khi công trình hoàn thành được . Duyệt thì kế toán bộ phận này ghi: Nợ TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 241 (2412) Kế toán sản xuất kinh doanh khi tiếp nhận TSCĐ hữu hình hình thành qua đầu tư đó, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 411 d) Trường hợp tăng do được chuyển từ công cụ dụng cụ, kiểm kê thấy thừa: Kế toán căn cứ vào biên bản kiểm kê, biên bản đánh giá lại: Nợ TK 211 TSCĐ hữu hình Có TK 153 Công cụ dụng cụ Có TK 3381: Phải trả phải nộp khác e) Trường hợp tăng do nhận của các đơn vị khác góp vốn liên doanh: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản, hợp đồng...kế toán ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh f) Trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do trước đây góp vốn liên doanh với đơn vị khác nay nhận lại Căn cứ vào giá trị TSCĐ do hai bên đánh giá khi bàn giao Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 128: Đầu tư ngắn hạn khác (ngắn hạn) Có TK 222: Góp vốn liên doanh (dài hạn) g) Trường hợp chuyển TSCĐ đi thuê thành TSCĐ tự có khi hết hạn hợp đồng thuê: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 212: TSCĐ thuê TC 2.2 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình: a) Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ - Căn cứ vào chứng từ gốc cho phép thanh lý: Nợ TK 214: Số đã khấu hao Nợ TK 821: Giá trị còn lại Có TK 211: Nguyên giá - Chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) TSCĐ Nợ TK 821: Chi phí bất thường Có TK liên quan - Thu nhập từ thanh lý nhượng bán Nợ TK 111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi Có TK 721: Tổng thu nhập Có TK 3331: VAT đầu ra. - Kết quả thanh lý nhượng bán TSCĐ + Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 821: Chi phí bất thường + Kết chuyển thu nhượng bán Nợ TK 721: Thu nhập bất thường Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh + Nếu lãi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421: Lãi chưa phân phối + Nếu lỗ: Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh b) Kế toán giảm TSCĐ do tham gia góp vốn liên doanh: + Trường hợp giá trị vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem góp: Nợ TK 128, 222: Giá HĐ liên doanh xác định Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn Có TK 211: Nguyên giá Có TK 412: Phần chênh lệch + Trường hợp giá trị vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem góp: Nợ TK 128, 222: Giá HĐ liên doanh xác định Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn Nợ TK 412: Chênh lệch Có TK 211: Nguyên giá - Trường hợp TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ + Nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ: Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211: Nguyên giá. + Nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn cần phân bổ dần Nợ TK 142: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Số đã khấu hao Có TK 211: Nguyên giá Khi phân bố dần: Nợ TK 627, 641, 642: Giá trị phân bổ Có TK 142: Giá trị phân bổ + Trường hợp TSCĐ trong kho còn mới khi chuyển thành công cụ dụng cụ: Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Có TK 211: TSCĐ hữu hình d) Trường hợp TSCĐ giảm do bị mất, thiếu hụt khi kiểm kê: + Căn cứ vào biên bản và quyết định xử lý ghi: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Nợ TK 1388: Phần bồi thường vật chất Nợ TK 411: Nếu được ghi giảm nguồn vốn Nợ TK 821: Nếu DN chịu tổn thất Có TK 211: Nguyên giá + Trường hợp chờ quyết định xử lý: Nợ TK 214: Phần giá trị hao mòn Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 211: Nguyên giá Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 1388 Nếu bắt bồi thường Nợ TK 411 Nếu được ghi giảm nguồn vốn Nợ TK 821 Nếu DN chịu tổn thất Có TK 1381 Tài sản thiếu. 3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ thuê tài chính: Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ thuê tài chính TK 111, 112 TK 342 TK 212 TK 211 TK627, 641, 642 TSCĐ thuê TC Thành TSCĐ Tổng tiền nợ thuê trả nợ TSCĐ hàng kỳ thuê TC TK 214 (2141) TK 214 (2142) chuyển KH TK 133 Trích KH Trả lại TSCĐ cho bên thuê TSCĐ thuê TK 142 (1421) TC Lãi trả Phân bổ dần lãi phải trả về thuê Về thuê TSCĐ thuê TC TSCĐ thuê TC 4. Kế toán khấu hao TSCĐ: * Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần về mặt giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng; có 2 loại hao mòn. - Hao mòn hữu hình: do quá trình sử dụng và do môi trường tác động. - Hao mòn vô hình; Do tiến bộ khoa học kỹ thuật, TSCĐ trước lỗi mốt so với thế hệ sau và giá trị giảm xuống. * Khấu hao TSCĐ: Là biểu hiện giá trị hao mòn của TSCĐ bằng tiền và tính chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh. * Các phương pháp tính khấu hao: - Phương pháp khấu hao bằng sản lượng - Phương pháp tính khấu hao nhanh - Phương pháp khấu hao theo ca máy hoạt động. - Phương pháp khấu hao theo tuyển tính (bình quân) theo quy định hiện hành thì các Doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp tuyển tính (phương pháp bình quân) Việc tính khấu hao thông thường, việc tính khấu hao đến cuối tháng mới tính khấu hao tháng này. - + = Số khấu hao TSCĐ Số KH TSCĐ đã Số KH TSCĐ Số KH TSCĐ Phải trích tháng này trích tháng trước tăng tháng này giảm tháng này = Số khấu hao TSCĐ tăng NG TSCĐ tăng (giảm)tháng trước x tỷ lệ KH TSCĐ Hoặc giảm tháng này 12 Kế toán sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Bảng phân bổ số 3). Số liệu trên bảng này dủng để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ và các sổ kế toán có liên quan. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Số TT Chỉ tiêu Thời gian sử dụng hoặc tỷ lệ KH Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 TK 241 TK 142 TK 335 NG Số KH PX1 PX2 PX3 1 I/ Số KH đã trích tháng trước 2 II/ Số KH TSCĐ tăng trong tháng 3 ... 4 ... 5 III/ Số KH TSCĐ giảm trong tháng 6 ... 7 ... 8 IV/ Số KH phải trích tháng này (I + II+ III) 9 Nhà cửa 10 Máy móc, thiết bị ..... * Kế toán Khấu hao TSCĐ hữu hình: Ta có thể khái quát quá trình hạch toán như sau: TK 211 TK 2141 TK 623, 627, 641, 642 Giảm TSCĐ đã khấu hao TK 821, 138 (3) TK 241 TK 222, 228 Trích KH (1) TSCĐ TK 142, 335 TK 111, 112 TK 411 TK 211 KH nộp cấp trên (4) (2) Nhận TSCĐ (nếu không hoàn lại được) Trong nội bộ đã KH TK 009 (1b) (4B) 5. Kế toán sửa chữa TSCĐ * Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ: Ta có thể khái quát quá trình hạch toán theo sơ đồ sau TK 152, 153, 334, 338 TK 241 (2413) TK 142 TK 627, 641, 642 CP sửa chữa lớn Gtrị công trình Số phân bổ dần TSCĐ tự làm hoàn thành bàn giao Gtrị sửa chữa lớn thực tế phát sinh sẽ phân bổ dần hoàn thành vào CP SXKD TK 111, 112, 331 TK 335 Giá trị Công trình hoàn thành trường hợp có trích trước TK 721 Chi phí sửa chữa Chênh lệch số Số trích trước theo KH Lớn thuê ngoài trích trước CP sản xuất lớn TSCĐ vào chi phí SXKD * Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ Ta có thể khái quát theo sơ đồ sau: TK 111, 112, 152, 153... TK 142 TK 627, 641, 642 Chi phí sửa chữa CP sửa chữa lớn Phân bổ dần CP SC TX thực tế PS (2) (3) TK 335 Có trích trước Trích trước CP' SC (1) Tính vào CP trực tiếp sản xuất kinh doanh của đơn vị có TS sửa chữa 6. Sổ kế toán TSCĐ hữu hình: Tuỳ theo điều kiện áp dụng các sổ kế toán có liên quan (phù hợp) thì kế toán TSCĐ hữu hình sử dụng (công ty đang sử dụng) hình thức kế toán nhật ký chứng từ. + Kế toán TSCĐ hữu hình sử dụng: Nhật ký chứng từ số 9, các nhật ký chứng từ liên quan như nhất ký chứng từ số 1, 2, 5... sổ cái các tài khoản 211, 214,... + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Các sổ chi tiết theo yêu cầu quản lý TSCĐ của Doanh nghiệp. Phần II Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán ở Công ty công trình giao thông 482 I/ Đặc điểm tình hình chung của công ty công trình giao thông 482: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công trình giao thông 482: Công ty Công trình giao thông 482 thuộc Tổng công ty xây dựng CTGT IV tiền thân của Công ty là một đội đường 792 thuộc liên hiệp đường sắt Huế. - Năm 1983 thành lập thành Xí nghiệp đường sắt 482 theo Quyết định số 2192/QĐ-TCCB-LĐ ngày 3 tháng 3 năm 1983. - Quyết định số 1779/QĐ-TCCB-LĐ ngày 29/9/1990 của Bộ giao thông vận tải đổi tên thành "Xí nghiệp xây dựng Công trình 482" trực thuộc liên hiệp quản lý đường bộ 4. - Quyết định số 2657/QĐ-TCCB-LĐ ngày 17/12/1991 của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập Tổng công ty XDCT Miền trung. Công ty được đổi tên gọi là Công ty công trình 482. + Giấy phép kinh doanh số 106173 ngày 19/3/1993. + Giấy phép hành nghề kinh doanh số 2003 ngày 30/7/1994. - Quyết định số 4985/QĐ-TCCB-LĐ ngày 2/12/1995 của Bộ giao thông vận tải về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 và đổi tên công ty công trình 482 là "Công ty công trình giao thông 482" trực thuộc Tổng công ty XDCT giao thông 4. + Chứng chỉ hành nghề số: 366/BXD/CSXD ngày 13/9/1997 nội dung: Xây dựng các công trình giao thông San lấp mặt bằng bến bãi Xây dựng các công trình dân dụng Sản xuất vật liệu xây dựng. Qua 19 năm tổ chức sản xuất xây dựng cơ bản giao thông Ta có thể khái quát về sự phát triển của công ty bằng một số chỉ tiêu trong những năm gần đây như sau: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu 14.700.000.000 32.000.000.000 Tổng lợi nhuận 0 50.000.000 TSCĐ 12.000.000.000 17.000.000.000 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất ở công ty : a) Tổ chức bộ máy quản lý: Đứng đầu là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo điều hành chung việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp cho Giám đốc gồm có 3 phó giám đốc, 5 phòng chức năng gồm: Phòng kinh doanh tiếp thị, phòng Kỹ thuật chất lượng, phòng Kế toán tài vụ, phòng Nhân sự tiền lương, phòng Hành chính và 1 ban thiết bị Công ty có 5 đội sản xuất chính, dưới đội có các tổ sản xuất do tổ trưởng phụ trách. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Phòng TCHC Phòng nhân sự tiền lương Phòng kế toàn tài vụ Ban thiết bị Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng KDtiếp thị Đội sản xuất số 5 Đội sản xuất số 4 Đội sản xuất số 3 Đội sản xuất số 2 Đội sản xuất số 1 b) Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty: Sản phẩm của Công ty là sản phẩm XDCB vì vậy quy trình sản xuất là liên tục, phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi một công trình đều được thi công tại những địa điểm khác nhau và có dự toán riêng biệt. Tuỳ theo yêu cầu của thiết kế mà mỗi công đoạn thu công đều có định mức tiêu hao nguyên vật liệu , nhân công, chi phí sử dụng máy móc, TSCĐ khác nhau. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, ở công ty áp dụng bộ máy kế toán tập trung, hình thức kế toán áp dụng: * Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. * Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm 6 người: - Kế toán trưởng: Giúp giám đốc các kế hoạch tài chính, chỉ đạo tổng hợp toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán công trình. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp các hoạt động kế toán từ các đơn vị sản xuất hoặc các nhiệm vụ phụ trợ, tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành công tác xây lắp các công trình, xác định kết quả sản xuất bằng số liệu. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán lương, BHXH và các khoản thanh toán khác. - Kế toán vật tư - Công nợ: Theo dõi hạch toán vật liệu, công nợ giữa các đội và các cơ quan. - Kế toán TSCĐ và thanh toán ngân hàng. - Thủ quỹ Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư công nợ Kế toán TSCĐ và thanh toán ngân hàng Thủ quỹ Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ; hệ thống tài khoản áp dụng theo hệ thống kế toán nới do Bộ tài chính ban hành Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995. Các hình thức sổ kế toán: Công ty sử dụng hệ thống sổ theo chế độ kế toán mới. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu II/ Tình hình thực tế về công tác tổ chức kế toán TSCĐ hữu hình ở Công ty CTGT 482 1. Đặc điểm tình hình chung: 1.1 Đặc điểm của TSCĐ ở công ty và công tác quản lý TSCĐ: a) Đặc điểm: TSCĐ hiện nay của công ty chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, xe cơ giới, nhà xưởng, thiết bị văn phòng... lực lượng TSCĐ của Công ty tương đối lớn đa dạng và phong phú hầu hết các máy móc thiết bị đều được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Nga, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi Lip Pin, Trung Quốc và trong nước. Tỷ trọng TSCĐ của công ty chiếm khoảng 50% trong tổng tài sản năm 2000. TSCĐ của Công ty: 17.000.000.000đ Đã khấu hao: 6.900.000.000đ Giá trị còn lại: 10.100.000.000đ Sở dĩ tỷ lệ giá trị TSCĐ tăng lên là do công ty đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc, hiện đại với nguyên giá rất lớn TSCĐ hữu hình được hình thành từ nguồn vốn tự có của công ty là nguồn vốn vay ngân hàng, nguồn vốn ngân sách cấp. b) Công tác quản lý TSCĐ ở công ty: * ở Ban thiết bị: Ban thiết bị trực tiếp lập sổ sách ghi chép theo dõi tình trạng của TSCĐ trong công ty: số lượng, chủng loại tình hình sử dụng, Ban thiết bị là nơi kiểm tra chất lượng máy móc thiết bị và lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa bảo dưỡng và kế hoạch thanh lý TSCĐ không cần dùng, TSCĐ hư hỏng năng không sửa chữa được. Mặt khác việc quản lý TSCĐ được giao cho từng Đội sản xuất, từng tổ, phòng ban trực tiếp sử dụng TSCĐ trong công ty. Đồng thời với việc điều chuyển TSCĐ về nơi sử dụng thì quyền và nghĩa vụ quản lý TSCĐ cũng được giao các đội, tổ, phòng ban được quyền sử dụng TSCĐ thì phải có nghĩa vụ giữ gìn bảo quản TSCĐ. * ở phòng Kế toán: Kế toán TSCĐ trực tiếp lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ ở công ty theo chỉ tiêu giá trị. Tính toán ghi chép việc tính khấu hao TSCĐ thu hồi vốn khấu hao để tái đầu tư TSCĐ. Nhìn chung công việc quản lý TSCĐ ở công ty tương đối tốt, chặt chẽ. Tuy nhiên trong công tác bảo quản TSCĐ ở công ty còn nhiều tồn tại số lượng TSCĐ ở trong kho còn quá nhiều với giá trị lớn (1.316.000.000đ) 1.2 Phân loại tài sản cố định: Hiện nay công ty công trình giao thông 482 phân loại TSCĐ theo 2 cách: a) Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật của chúng: Theo cách này TSCĐ trong công ty được chia thành các nhóm như sau: Đối với TSCĐ hữu hình bao gồm: - Nhà cửa vật kiến trúc: 1.386.000.000đ (8%) - Máy móc thiết bị: 13.685.000.000đ (80,5%) - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 1.419.000.000đ (8,5%) - Thiết bị dụng cụ quản lý: 510.000.000đ (3%) Với cách phân loại này cho ta biết được ở Công ty TSCĐ được chia thành nhiều nhóm có đặc trưng kỹ thuật khác nhau, đồng thời cho biết tỷ trọng của mỗi nhóm trong tổng số TSCĐ của công ty. Qua đó cung cấp được thông tin công ty đã chú trọng đầu tư vào loại TSCĐ nào là chủ yếu. Ta nhận thấy rằng trong TSCĐ của công ty thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trong rất lớn (80,5%) dụng cụ chiếm tỷ trọng nhỏ 3% điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh rất lớn thu gọn bộ máy quản lý. b) Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: Theo cách phân loại này TSCĐ trong công ty được chia thành: - TSCĐ đang dùng: 15.659.311.000đ(91,85%) - TSCĐ chưa cần dùng: 1.316.000.000đ (8%) - TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý 24.689.000đ (0,15%) Như vậy qua cách phân loại này ta có thể biết được cơ cấu của TSCĐ đang sử dụng trong công ty. Nhìn chung đa số TSCĐ đã được đưa vào sử dụng SXKD chiếm 91,85%. Tuy nhiên qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng TSCĐ chưa cần dùng (8%) đây là con số tương đối lớn. 1.3. Đánh giá tài sản cố định: Công ty CTGT 482 tiến hành đánh giá TSCĐ theo quy trình hiện hành: Công ty đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. a) Đánh giá theo nguyên giá: Thực tế ở Công ty CTGT 482 TSCĐ được hình thành chủ yếu là do mua sắm (không kể còn mới hay đã sử dụng) và do vậy công ty tiến hành đánh giá TSCĐ như sau: Nguyên giá TSCĐ Giá mua Chi phí V/c Thuế Chiết khấu Mua sắm (không kể = theo + lắp đặt + nhập khẩu - giảm giá Còn mới hay đã SD) hoá đơn chạy thử (nếu có) (nếu có) Công ty đã áp dụng luật thuế VAT trong hạch toán TSCĐ do đó phần thuế được tính vào nguyên giá TSCĐ hiện nay (1/1/1999) là thuế nhập khẩu, loại trờ thuế VAT phần thuế VAT này được coi là thuế VAT đầu vào được khấu trừ hay hoàn thuế tuỳ thuộc vào các quy định cụ thể trong Thông tư 89/1998/BTC. Ví dụ: Theo hoá đơn số 009683 ngày 20/11/2000 công ty mua của đơn vị : Công ty TNHH Nhật Minh 1 ô tô KAMAZ. Giá trị của ôtô này là: 285.500.000đ Thuế VAT 10%: 28.550.000đ Chi phí vận chuyển xê ô tô về công ty là: 500.000đ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 22/11/2000 và các chứng từ liên quan, kế toán công ty ghi nhận TSCĐ nguyên giá TSCĐ trên như sau: Nguyên giá ô tô KAMAZ: 285.500.000đ + 500.000đ = 286.000.000đ Phần thuế giá trị gia tăng này không tính vào nguyên giá TSCĐ. b) Đánh giá theo giá trị còn lại: ở công ty CTGT 482 việc đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại được áp dụng đúng quy định của nhà nước. Cụ thể: + = Giá trị còn lại Nguyên giá Giá trị hao mòn của TSCĐ TSCĐ luỹ kế của TSCĐ Ví dụ: Nhà 2 tầng (văn phòng công ty) có nguyên giá là 648.000.000đ đã khấu hao đến 31/12/2000 là 449.000.000đ. Vậy giá tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0609.doc
Tài liệu liên quan