Kế toán tại Công ty lâm nghiệp Sài Gòn và nhà máy chế biến gỗ forimex II

MỤC LỤC Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn và Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II Khái quát về Công Ty Lâm Nghiệp Sài Gòn 1 Lịch sử hình thành và phát triển 1 Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển 2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 3 Tổ chức công tác kế toán của công ty 5 Khái quát về Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II 7 Lịch sử hình thành và phát triển 7 Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển 7 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của nhà máy 8 Quy trình cô

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2839 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tại Công ty lâm nghiệp Sài Gòn và nhà máy chế biến gỗ forimex II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghệ sản xuất sản phẩm 10 Cơ cấu bộ máy kế toán tại nhà máy 10 Chương 2: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12 Chi phí sản xuất 12 2.1.2 Giá thành sản phẩm 14 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15 2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 16 2.1.5 Kỳ tính giá thành 17 2.1.6 Nhiệm vụ kế toán 17 2.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất 17 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 18 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 19 2.2.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 20 2.3 Tính giá thành sản phẩm 23 2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 23 2.3.2 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 23 2.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 23 2.3.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 25 2.4 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức 26 Chương 3: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ FORIMEX II 3.1 Giới thiệu tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 29 3.1.2 Kỳ tính giá thành 29 3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 29 3.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất 30 3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30 3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 33 3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 39 3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế một đơn hàng 47 3.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế 47 3.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 50 3.3.3 Tính giá thành thực tế một đơn hàng 50 3.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành 52 Chương 4: Nhận xét và kiến nghị Nhận xét 55 Kiến nghị 63 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÀI GÒN VÀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II Khái quát về Công Ty Lâm Nghiệp Sài Gòn Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành Ngày 1/9/2000, Xí Nghiệp Giống và Trồng Rừng, Xí Nghiệp Đồ Gỗ Xuất Khẩu sáp nhập với Công ty Lâm Sản, theo quyết định số 5478/QĐ_UB_CNN và đổi tên thành Công Ty Lâm Nghiệp Sài Gòn. Tên giao dịch trong nước: công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn. Tên giao dịch quốc tế: Saigon Forestry Import_Export Company. Tên viết tắt: FORIMEX. Tài khoản số: VND: 007.100.001.035 - USD: 007.137.008.6813 Tài khoản được mở tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Tp.HCM. Trụ sở chính đặt tại: 08 Hoàng Hoa Thám, F7, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Điện thoại: 848.5108880_848.8418243 Fax: 848.8431335_848.8418242 Email: forimex@hcm.vnn.vn Website: www.forimex.com Quá trình phát triển Kể từ khi sáp nhập, với sự nổ lực phấn đấu của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, mở rộng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu…, hoạt động của công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn qua các năm có bước phát triển và tăng trưởng, các mảng hoạt động dần đi vào ổn định, đạt hiệu quả. Các chỉ tiêu về doanh thu, kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận tăng trưởng tương đối tốt: Năm Doanh thu Kim ngạch XNK Lợi nhuận 2005 138.072.000.000 đồng 3.895.711 USD 2.328.000.000 đồng 2006 145.400.000.000 đồng 4.050.000 USD 2.700.000.000 đồng Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển Chức năng Chức năng cơ bản của đơn vị là trồng rừng nguyên liệu gỗ, khai thác chế biến gỗ lâm sản, sản xuất hàng mộc cao cấp và dân dụng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, công ty còn có một số chức năng như sau: Nuôi, kinh doanh cá sấu, các sản phẩm từ da cá sấu. Gia công, sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Nhập khẩu thiết bị vật tư, nguyên liệu và hàng tiêu dùng. Xây dựng và trang trí nội thất. Kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Nhiệm vụ Nhanh chóng tiếp thu, đầu tư công nghệ mới nhằm không ngừng đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm giữ vững thị trường hiện có và cố gắng mở rộng thị trường mới. Đảm bảo điều kiện lao động tốt nhất cho công nhân viên lao động và làm việc tại công ty. Phương hướng phát triển Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức, ổn định sản xuất khi chuyển sang công ty cổ phần. Tiếp tục phát triển khâu chế biến gỗ trên cơ sở đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ cho các cơ sở chế biến gỗ hiện có. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, công ty còn chú trọng mở rộng thị trường nội địa. Đối với diện tích rừng trồng còn lại của công ty, tiếp tục nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp cải thiện giống, cải tạo đất, thâm canh… Triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 dự án thành lập Trại sấu và khu du lịch sinh thái ở Phạm Văn Hai theo dự án đã được phê duyệt. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P. Tổ chức Hành chính P. Kinh doanh XNK P. Kế toán Tài vụ P. Kế hoạch Kỹ thuật Xưởng may Đội TTNT và xây dựng Cửa hàng nhiên liệu Trại cá sấu Xí nghiệp giống trồng rừng Nhà máy chế biến gỗ I Nhà máy chế biến gỗ II Xưởng chế biến gỗ Long Bình Ba nhà hàng Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn Ban giám đốc Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ tài chính, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phó giám đốc Phó giám đốc là những người giúp việc cho giám đốc, tham mưu cho giám đốc trong các vấn đề thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực được phân công, được giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt. Ban giám đốc có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của công ty và các đơn vị trực thuộc để bảo tồn vốn và đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các phòng ban Phòng tổ chức hành chính Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty. Quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ công nhân viên toàn công ty. Thực hiện các chế độ, chính sách về lao động theo quy định của Nhà nước. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi toàn công ty theo đúng chức năng của mình nhằm giúp công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường. Quản lý, theo dõi các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu tại các đơn vị trực thuộc của công ty. Thực hiện các nghiệp vụ về hợp đồng ngoại thương theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thống thương mại quốc tế. Phòng kế toán tài vụ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài chính. Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty. Tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty. Phòng kế hoạch kỹ thuật Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng thời kỳ. Thực hiện nghiên cứu hiện trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, đề xuất thực hiện dự án đầu tư. Nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để thiết kế mẫu mã sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ, phát triển thị trường của công ty. Nghiên cứu điều kiện sản xuất của từng cơ sở về công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc và phương pháp quản lý sản xuất, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tổ chức công tác kế toán của công ty Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng Phó phòng tài vụ kiêm theo dõi TSCĐ và hoạt động kế toán tại 3 nhà hàng, xưởng Long Bình, nhà máy I, XN giống và trồng rừng Kế toán tổng hợp kiêm theo dõi thuế đất Kế toán thanh toán kiêm theo dõi và phân bổ lương, khai thuế đầu vào, đầu ra của các khoản thu chi tiền mặt Kế toán ngân hàng kiêm theo dõi hoạt động kế toán tại trại cá sấu và cửa hàng xăng dầu Kế toán theo dõi hoạt động của đội trang trí nội thất và xưởng may Thủ quỹ kiêm theo dõi tạm ứng Kế toán vật tư kiêm tổng hợp thuế của công ty và các đơn vị trực thuộc Hình 1.2 Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn Hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. Các loại sổ kế toán: bao gồm Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chính sách kế toán Kỳ kế toán năm: theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/... Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính là VND. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ, khoản tiền ngoại tệ phát sinh phải được quy đổi sang VND căn cứ vào tỉ giá thực tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước (FIFO). Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Nguyên tắc ghi nhận và khấu tài sản cố định (TSCĐ) Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá. Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Khái quát về Nhà Máy Chế Biến Gỗ Forimex II Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành Nhà máy chế biến gỗ Forimex II được thành lập vào ngày 28/2/2003 theo quyết định số 25/QĐ/LN của công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn. Là một đơn vị trực thuộc, nhà máy hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chức năng và mục tiêu được đề ra bởi Công Ty Lâm Nghiệp Sài Gòn. Trụ sở của nhà máy đặt tại: phường Phước Long A, quận 9, Tp.HCM. Quá trình phát triển Thời gian đầu thành lập, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn do bộ máy tổ chức chưa được hoàn chỉnh, khó khăn về tài chính do chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng trong khi vẫn phải trả lương và các chi phí khác phát sinh trong việc duy trì hoạt động của nhà máy. Tuy nhiên, với những chính sách phù hợp của Ban giám đốc cùng sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên trong việc mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, tuyển dụng lao động có tay nghề cao nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường…, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã có những kết quả khả quan với mức doanh thu và lợi nhuận tăng rõ rệt qua từng năm; đồng thời, thị trường xuất khẩu đuợc mở rộng sang các nước như Ấn Độ, Mỹ, Canada… Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển Chức năng Là doanh nghiệp nhà nước, chức năng của nhà máy là sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho công ty và cho ngân sách nhà nước. Lĩnh vực kinh doanh chính của nhà máy là: Cưa sẻ, sấy gỗ; chế biến đồ gỗ cung ứng cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Nhiệm vụ Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, kinh doanh đúng ngành nghề, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao. Tạo nguồn thu ngoại tệ cho công ty và Nhà nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phương hướng phát triển Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất. Không ngừng nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân bằng việc thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng làm việc. Tiếp tục duy trì, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý sản xuất nhằm phát huy hiệu quả năng lực của các thành viên. Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của nhà máy Giám đốc Phòng nghiệp vụ tổng hợp Phòng nghiệp vụ phân xưởng 1 Phòng nghiệp vụ phân xưởng 2 Phó Giám đốc Phân xưởng 1 Tổ cưa xẻ - sấy gỗ Phân xưởng 2 Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất tại nhà máy Forimex II Giám đốc Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của nhà máy trước Công ty và cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời trực tiếp điều hành phân xưởng II và tổ cưa sấy. Phó giám đốc Là người tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề thuộc thẩm quyền, được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động của nhà máy khi Giám đốc vắng mặt, đồng thời là người trực tiếp điều hành phân xưởng I. Phòng nghiệp vụ tổng hợp Chịu trách nhiệm theo dõi việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế. Theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các chứng từ xuất nhập khẩu. Theo dõi tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn sản xuất. Theo dõi tình hình tuyển dụng và bố trí lao động của nhà máy. Phòng nghiệp vụ phân xưởng 1 và 2 Tiến hành lập dự toán giá thành cho đơn hàng. Theo dõi tình hình cung ứng nguyên vật liệu. Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tiến hành thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng nghiệp vụ tổng hợp. Tổ cưa sấy gỗ Thực hiện các hợp đồng gia công cưa sấy gỗ cho khách hàng, đồng thời phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Phân xưởng 1 và 2 Tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình tiến hành đơn đặt hàng Nhà máy nhận được đơn hàng từ khách hàng hoặc do công ty phân bổ xuống Phân xưởng tiến hành lập định mức cho đơn hàng Giám đốc và kế toán trưởng xem xét, ký duyệt Các chứng từ được tổng hợp tại phòng nghiệp vụ tổng hợp Giá thành thực tế của từng đơn hàng Phân xưởng tiến hành sản xuất cho đơn hàng Hình1.5 Quy trình tiến hành đơn đặt hàng Quy trình sản xuất sản phẩm Gỗ tròn Cưa xẻ (theo quy cách) Sấy luộc Sơ chế Tinh chế Chà nhám Lắp ráp Hoàn tất Sơn Kiểm tra kỹ thuật Đóng bao bì Xuất bán Hình 1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm Cơ cấu bộ máy kế toán tại nhà máy Kế toán trưởng Kế toán vật tư và thanh toán Kế toán lao động tiền lương và thủ quỹ Kế toán phân xưởng 1 Kế toán phân xưởng 2 Hình 1.7 Cơ cấu bộ máy kế toán tại nhà máy Forimex II Kế toán trưởng Giữ vị trí trưởng phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc nhà máy về hoạt động chung của phòng nghiệp vụ. Trực tiếp điều hành bộ phận kế toán tài vụ, ký duyệt chứng từ, sổ sách kế toán. Chịu trách nhiệm theo dõi việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, theo dõi các chứng từ xuất nhập khẩu. Theo dõi tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn sản xuất. Kế toán vật tư và thanh toán Căn cứ vào các chứng từ kế toán (hoá đơn, biên bản giao nhận, phiếu nhập kho…) lập chứng từ thanh toán; tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp về tình hình thanh toán của nhà máy. Tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, nhập, xuất nguyên vật liệu; lập phiếu nhập kho, xuất kho; tính giá nhập, giá xuất nguyên vật liệu; theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế về số lượng và chất lượng. Kế toán lao động tiền lương kiêm thủ quỹ Tiến hành theo dõi, ghi chép, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp… Bảo quản tiền mặt, tiến hành thu chi tiền mặt khi có chứng từ đúng quy định, đảm bảo thanh toán các khoản tiền đúng mục đích. Hàng ngày, tiến hành ghi chép đầy đủ và chính xác các khoản thu chi tiền mặt vào sổ quỹ tiền mặt và hàng tháng lập báo cáo để đối chiếu sổ sách với các bộ phận có liên quan. Kế toán phân xưởng 1 và kế toán phân xưởng 2 Theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí phát sinh và giá thành của từng đơn hàng. Thu thập, ghi chép, tổng hợp tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư, lao động, tình hình về số lượng, chất lượng sản phẩm của từng đơn hàng. Định kỳ lập báo cáo cho quản đốc phân xưởng và phòng nghiệp vụ tổng hợp về tình hình thực hiện sản xuất của từng đơn hàng. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và thường liên quan đến một khoản thời gian nhất định. 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Theo tính chất, nội dung kinh tế Căn cứ phân loại: Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất (nội dung) kinh tế để phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Phân loại: Chi phí sản xuất được chia thành 5 loại: Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công: Là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)) và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trong kỳ. Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê mặt bằng… Chi phí khác bằng tiền: Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị … Ý nghĩa: Cách phân loại này cho biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố… Theo khoản mục giá thành Căn cứ phân loại: Cách phân loại này căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí để phân loại. Phân loại: Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… Ngoài ra trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng sản phẩm… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… Ý nghĩa: Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Căn cứ phân loại: Cách phân loại này căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí để phân loại. Phân loại: Chi phí sản xuất được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường, chi phí trực tiếp là những chi phí đơn nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương. Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất. Ý nghĩa: Cách phân loại này phục vụ cho việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lý. Theo cách ứng xử của chi phí Căn cứ phân loại: Cách phân loại này căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động để phân loại. Phân loại: Chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: Chi phí khả biến (Biến phí): Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường, biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Chi phí bất biến (Định phí): Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Ý nghĩa: Cách phân loại này nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí, phân tích điểm hòa vốn và đưa ra các quyết định quản trị. 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm và thường liên quan đến một loại sản phẩm nhất định. 2.1.2.2 Phân loại Theo thời điểm xác định: Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành được chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau: = Giá thành định mức Tổng sản phẩm kế hoạch Giá thành kế hoạch x Giá thành định mức theo sản lượng thực tế là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí và ra quyết định. Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Theo nội dung cấu thành giá thành: Giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại: Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ được tính như sau: Giá thành sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) = + 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về bản chất: Chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất. Về đại lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ với nhau theo công thức: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = + _ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ 2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 2.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là: phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm… Ý nghĩa: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu, hệ thống sổ chi tiết và quy trình kế toán về chi phí sản xuất. 2.1.4.2 Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi, giới hạn cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành là đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Đối tượng tính giá thành thường được chọn là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm, dịch vụ. Ý nghĩa: Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác. 2.1.4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phi sản xuất và đối tượng tính giá thành Giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm thường có những mối quan hệ với nhau: Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đơn đặt hàng… Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm. Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm như trong các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn. Ý nghĩa: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành giúp kế toán thiết lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.1.5 Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (theo tháng, quý, năm hoặc theo khoảng thời gian thực hiện). Ý nghĩa: Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. 2.1.6 Nhiệm vụ kế toán Tính toán và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích giá thành sản phẩm. 2.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm, cấu thành nên thực thể sản phẩm. Tài khoản sử dụng: TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên có: Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán (3b) 111, 112, 141, 331 133 621 154 (1) (2) (6) 152 (3a) Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (1) Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. (2) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ. (3a) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết, cuối kỳ vẫn để lại ở phân xưởng sản xuất (ghi đỏ). Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau. (3b) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết, nhập lại kho. (4) Cuối kỳ, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ, kết chuyển vào TK 154 tính giá thành 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương… Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 622 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán 334 335 338 622 (1) (2) (4) (5) 154 (3) Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (1) Tính tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. (3) Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phát sinh. (4) Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho công nhân trực tiếp sản xuất trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định. (5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154. 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất, không bao gồm các khoản chi phí ở hai mục trên. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 627 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán 154 627 152, 153, 142 334, 338 111,112 (1) (2) (3) (4) 214 (5) Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi._. phí sản xuất chung (1) Tính tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. (2) Chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ (phân bổ 1 lần hoặc nhiều lần) sản xuất dùng ở phân xưởng. (3) Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng. (4) Các khoản chi phí thanh toán bằng tiền phát sinh ở phân xưởng. (5) Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. 2.2.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 2.2.4.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng Khái niệm Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Sản phẩm hỏng ngoài định mức bao gồm những sản phẩm hỏng vượt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra. Sản phẩm hỏng sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được với một khoản chi phí nhỏ. Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng phải tốn một khoản chi phí lớn. Phương pháp hạch toán Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được (1) 1388, 811 (2) (3) (4) 627 621, 622 154 (SP hỏng) TK liên quan 154 (SP đang chế tạo) Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán về sản phẩm hỏng sửa chữa được (1) Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh. (2) Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh. (3) Đối với sản phẩm hỏng trong định mức, chi phí sửa chữa được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. (4) Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, chi phí sửa chữa không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà được tính vào chi phí khác hoặc bắt bồi thường. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được 154 (SP hỏng) 154 (SP đang chế tạo) 1388, 811 155, 157, 632 152 154 (SP đang chế tạo) (1) (3) (4) (2) Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán về sản phẩm hỏng không sửa chữa được (1) Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được phát hiện trong quá trình sản xuất hoặc phát hiện trong kho thành phẩm, hàng gửi bán, hàng đã bán bị trả lại. (2) Giá trị phế liệu thu hồi được. (3) Đối với sản phẩm hỏng trong định mức, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu tận thu được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. (4) Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu tận thu không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà được tính vào chi phí khác hoặc bắt bồi thường. 2.2.4.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất Khái niệm Thiệt hại do ngừng sản xuất là khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Ngừng sản xuất có kế hoạch là thời gian ngừng sản xuất đã được dự tính trước. Ngừng sản xuất không có kế hoạch là thời gian ngừng sản xuất chưa được dự tính trước. Phương pháp hạch toán 335 Ngừng sản xuất có kế hoạch 334, 338, 152, 214 622, 627 (1) (2) (3) (4) Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán về ngừng sản xuất có kế hoạch (1) Căn cứ vào kế hoạch, tiến hành trích trước chi phí của thời gian ngừng sản xuất vào chi phí sản xuất kinh doanh. (2) Tập hợp chi phí của thời gian ngừng sản xuất thực tế phát sinh. Cuối niên độ phải tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh: (3) Trích thêm nếu số trích trước < số thực tế. (4) Hoàn nhập khoản trích thừa nếu số trích trước > số thực tế. Ngừng sản xuất không có kế hoạch (ngoài dự kiến) 334, 338, 152, 214… 711 811 111, 112, 1388 (1) (2) Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán về ngừng sản xuất ngoài dự kiến (1) Chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ghi nhận là chi phí bất thường. (2) Thu nhập phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ghi nhận là thu nhập bất thường. 2.3 Tính giá thành sản phẩm 2.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất: bao gồm: Điều chỉnh chi phí đã tập hợp cho phù hợp với chi phí sản xuất thực tế, như giá trị vật liệu thừa hay những khoản chi không liên quan đến chi phí sản xuất nhưng gắn liền với hóa đơn dịch vụ đầu vào… cần được điều chỉnh giảm trực tiếp chi phí bằng bút toán đảo hoặc bút toán âm (ghi đỏ). Sau khi đã điều chỉnh chi phí, kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất thực tế vào từng đối tượng tính giá thành: Những khoản mục chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tính giá thành sẽ được kết chuyển trực tiếp vào đối tượng tính giá thành, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… Những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành như chi phí sản xuất chung sẽ chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ như chi phí dự toán, chi phí nhân công trực tiếp thực tế, số giờ lao động thực tế, số giờ máy chạy thực tế… Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ = Hệ số phân bổ chi phí Mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng = x Hệ số phân bổ chi phí 2.3.2 Đánh giá và điều chỉnh khoản giảm giá thành Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí sản xuất phát sinh nhưng không được tính vào giá thành, như chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng, phế liệu… Tuỳ thuộc vào tính trọng yếu của các khoản này, kế toán có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên tắc doanh thu hoặc nguyên tắc giá vốn. 2.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.3.3.1 Khái niệm Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang còn nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc dưới chân máy, bệ máy mà cần phải tiếp tục chế tạo để trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. 2.3.3.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: có 4 phương pháp: Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp) Theo phương pháp này chỉ tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp), các chi phí còn lại được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành. CPNVLtt phát sinh trong kỳ CPNVLtt trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = + x + Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất, được tính theo công thức sau: CPNVLtt trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ CPNVLtt phát sinh trong kỳ CPNVLtt trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = + + x Chi phí chế biến trong chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí chế biến trong chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tỉ lệ hoàn thành Tỉ lệ hoàn thành + + x x x = Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ Phương pháp tính 50% chi phí chế biến Về bản chất, phương pháp này cũng chính là phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương và sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá là đã hoàn thành 50%. Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức (kế hoạch) Theo phương pháp này, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tương tự như các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức theo công thức sau: Tỉ lệ hoàn thành Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ∑ x = 2.3.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp phân bước Phương pháp hệ số Phương pháp tỉ lệ Phạm vi áp dụng Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tỉ lệ để quy đổi tương ứng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. Trình tự tính giá thành Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của nhóm SP Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của nhóm SP Tổng giá thành thực tế của nhóm SP = + _ _ Các khoản giảm giá thành của nhóm SP Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của nhóm SP Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành trong nhóm Giá thành định mức sản phẩm = x Bước 3: Tính tỉ lệ giá thành nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất. Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Tỉ lệ giá thành của nhóm sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm = Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm. Giá thành định mức đơn vị sản phẩm i (từng khoản mục chi phí sản xuất) Tỉ lệ giá thành của nhóm sản phẩm (từng khoản mục chi phí sản xuất) Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = x Số lượng sản phẩm i hoàn thành Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i = x Tổng giá thành thực tế sản phẩm i Phương pháp đơn đặt hàng Phạm vi áp dụng Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Trình tự tính giá thành Kế toán mở thẻ chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng. Đối với các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng thì ghi trực tiếp vào thẻ chi phí sản xuất của đơn đặt hàng đó. Đối với các khoản chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp theo từng bộ phận hoặc phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn thành, tổng cộng chi phí trên thẻ chi phí sản xuất chính là giá thành của đơn đặt hàng. Chi phí gián tiếp phân bổ cho đơn đặt hàng Chi phí trực tiếp phát sinh của đơn đặt hàng Tổng giá thành của đơn đặt hàng Các khoản giảm giá thành = + _ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.4 Xây dựng chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức Xác định năng lực sản xuất định mức Năng lực sản xuất định mức là các định mức liên quan đến số lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, trình độ lành nghề của người lao động và khả năng cung ứng nguyên vật liệu… Năng lực sản xuất định mức là tổng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp ước tính sản xuất được trong kỳ tới. Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức được xác định trên cơ sở lượng nguyên vật liệu định mức cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá mua định mức của nguyên vật liệu theo công thức như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp định mức Đơn giá mua định mức Lượng nguyên vật liệu trực tiếp định mức = x Lượng nguyên vật liệu định mức cho một đơn vị sản phẩm phản ánh số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và những hao hụt không thể tránh được. Đơn giá mua định mức của nguyên vật liệu phản ánh giá chuyển giao cuối cùng của nguyên vật liệu, bao gồm giá mua cộng chi phí thu mua và trừ chiết khấu được hưởng. Xác định chi phí nhân công trực tiếp định mức Chi phí nhân công trực tiếp định mức được xác định trên cơ sở lượng thời gian lao động trực tiếp định mức của một đơn vị sản phẩm và đơn giá lao động trực tiếp định mức theo công thức như sau: Chi phí nhân công trực tiếp định mức Số giờ lao động trực tiếp định mức = x Giá định mức cho một giờ lao động trực tiếp trực tiếp định mức Lượng thời gian lao động trực tiếp định mức phản lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm kể cả thời gian ngừng nghỉ hợp lý của người lao động và máy móc thiết bị. Giá định mức cho một giờ lao động trực tiếp sẽ bao gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương. Xác định chi phí sản xuất chung định mức Định mức chi phí sản xuất chung là sự ước tính đối với cả biến phí và định phí sản xuất chung trong kỳ. Nó được tính dựa trên một đơn vị thống nhất và đơn vị thường được sử dụng là thời gian lao động trực tiếp, giờ máy sản xuất… Dự toán chi phí sản xuất chung là một bảng kế hoạch về tổng chi phí dự kiến phát sinh trong kỳ tương lai. Dự toán chi phí sản xuất chung cần được xây dựng trước định mức. Để lập dự toán, chi phí sản xuất chung được chia thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Đối với chi phí sản xuất chung khả biến: phải tính hệ số chi phí sản xuất chung khả biến và định mức thời gian cho một sản phẩm. Hệ số chi phí sản xuất chung khả biến có thể căn cứ vào số liệu kỳ trước và điều chỉnh cho phù hợp với kỳ này, hệ số này được tính theo công thức như sau: Hệ số chi phí SXC khả biến = Tổng số giờ máy hoặc tổng số giờ lao động trực tiếp Tổng chi phí SXC khả biến Đối với chi phí sản xuất chung bất biến: ước tính tổng số tiền chi ra trong kỳ kế hoạch. Căn cứ dự toán đã lập, biến phí và định phí sản xuất chung đơn vị định mức được xác định theo công thức: Tổng biến phí SXC dự toán Số giờ lao động trực tiếp định mức = Biến phí SXC đơn vị định mức Định phí SXC đơn vị định mức = Số giờ lao động trực tiếp định mức Tổng định phí SXC dự toán Chi phí SXC đơn vị định mức = Biến phí SXC đơn vị định mức Định phí SXC đơn vị định mức + Theo đó, chi phí sản xuất chung định mức đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức: Chi phí SXC đơn vị định mức Số giờ lao động trực tiếp định mức đơn vị sản phẩm Chi phí SXC định mức đơn vị sản phẩm x = Xác định giá thành định mức đơn vị sản phẩm Giá thành định mức đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức sau: Chi phí SXC định mức đơn vị sản phẩm Giá thành định mức đơn vị sản phẩm Chi phí NVLtt định mức đơn vị sản phẩm Chi phí NCtt định mức đơn vị sản phẩm + = + CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ FORIMEX II 3.1 Giới thiệu tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy 3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của nhà máy là sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp là đơn hàng, và đây cũng là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy, kế toán lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp là phân xưởng. 3.1.2 Kỳ tính giá thành Do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà máy không lựa chọn kỳ tính giá thành là một khoản thời gian cố định mà linh hoạt theo thời gian thực hiện một đơn hàng. Nghĩa là kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho một đơn hàng kể từ khi nó được đưa vào sản xuất và sẽ tổng hợp, tính giá thành cho đơn hàng đó vào cuối tháng khi nó đã hoàn thành. 3.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các khoản chi phí sản xuất phát sinh được phân loại theo khoản mục giá thành và theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí để phân tích, phân bổ, ghi nhận chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Cụ thể: Những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đơn hàng được tập hợp trực tiếp vào từng đơn hàng, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân… Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng được tập hợp theo từng phân xưởng và sau đó chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ cho từng đơn hàng. Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển, phân bổ chi phí của từng đơn hàng. Nếu đơn hàng nào đã hoàn thành thì tổng hợp và tính giá thành cho đơn hàng đó theo phương pháp đơn đặt hàng. Nếu đơn hàng nào chưa hoàn thành thì đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cho đơn hàng đó theo tổng chi phí thực tế phát sinh của đơn hàng. 3.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất 3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1.1 Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp vào việc chế biến sản phẩm, cấu thành nên thực thể sản phẩm. Tại nhà máy, nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến sản phẩm bao gồm: Nguyên liệu chính: cấu thành thực thể sản phẩm là gỗ (Tràm, Chò, Dầu…) Vật liệu phụ: có tác dụng phụ thuộc, kết hợp với nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm như: màu, dầu, keo, bộ fitting, pat, đinh, ốc, vis, bù lon, long đền, đệm ghế… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng. Quy trình cung ứng nguyên vật liệu Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng nghiệp vụ phân xưởng căn cứ vào mẫu mã, chủng loại và số lượng hàng đặt để lập dự toán giá thành cho đơn hàng. Dự toán này sau khi được kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt sẽ là căn cứ để phòng nghiệp vụ phân xưởng tiến hành thu mua nguyên vật liệu, nhập kho, chuẩn bị sẵn sàng, khi có nhu cầu sẽ xuất kho cung cấp ngay cho quá trình sản xuất đơn hàng. Kế toán chi tiết tình hình nhập xuất nguyên vật liệu Để tổ chức quản lý nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ và hàng hóa tồn kho, nhà máy sử dụng phương pháp thẻ song song. Theo phương pháp này: Ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép. Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vật liệu vào thẻ kho và cuối tháng tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻ kho. Ở phòng nghiệp vụ tổng hợp, kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi nhận tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu về số lượng lẫn giá trị. Hằng ngày, kế toán tập hợp chứng từ nhập xuất vật liệu do thủ kho chuyển lên và định kỳ phản ánh số liệu vào sổ chi tiết. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn vật liệu. Chứng từ sử dụng Giấy đề nghị xuất kho (xem phụ lục 5) Phiếu xuất kho (xem phụ lục 6) 3.2.1.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mở chi tiết theo từng phân xưởng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất đơn hàng tại phân xưởng. Nội dung và kết cấu Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất đơn hàng. Bên có: Trị giá nguyên liệu còn thừa được chuyển sang sử dụng cho đơn hàng khác hoặc được nhập lại kho. Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho việc sản xuất đơn hàng vào TK 154 “chi tiết cho từng đơn hàng”. TK 621 không có số dư cuối kỳ. 3.2.1.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ Khi phân xưởng có nhu cầu vật tư để phục vụ sản xuất, phòng nghiệp vụ phân xưởng sẽ lập giấy đề nghị xuất kho làm 2 liên. Sau khi được kế toán trưởng, giám đốc xét duyệt, liên 1 lưu tại phòng nghiệp vụ phân xưởng để theo dõi tình hình cung cấp vật tư cho phân xưởng, liên 2 chuyển về phòng nghiệp vụ tổng hợp để xử lý yêu cầu. Khi nhận được giấy đề nghị xuất kho, kế toán vật tư sẽ lập phiếu xuất kho làm 3 liên. Sau khi được kế toán trưởng và giám đốc xét duyệt: Liên 1 được kế toán vật tư lưu cùng với giấy đề nghị xuất kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn vật tư, là căn cứ để ghi sổ chi tiết vật tư. Liên 2 và liên 3 được chuyển xuống kho để thủ kho tiến hành xuất kho vật tư giao cho phân xưởng, đồng thời ghi vào thẻ kho. Sau đó, liên 3 được lưu tại phòng nghiệp vụ phân xưởng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư của từng đơn hàng. Liên 2 được chuyển về phòng nghiệp vụ tổng hợp để kế toán trưởng căn cứ lập chứng từ ghi sổ và ghi vào Bảng kê chứng từ ghi sổ. Sau đó, kế toán trưởng chuyển phiếu xuất kho liên 2 cho kế toán phân xưởng ghi sổ chi tiết chi phí và bảng tổng hợp chi phí, đồng thời lưu phiếu xuất kho lại. Hình 3.1 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.1.5 Quy trình hạch toán Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán ghi: Nợ TK 621 PXI 653.179.464 Có TK 152 (1521, 1522) 653.179.464 152 (1521, 1522) 621 PXI 653.179.464 (621) (152) 653.179.464 653.179.464 (154) 653.179.464 653.179.464 Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 12/2006, kế toán ghi: Nợ TK 621 PXI 860.332.916 Có TK 152 (1521, 1522) 860.332.916 152 (1521, 1522) 621 PXI 860.332.916 (621) (152) 860.332.916 860.332.916 (154) 860.332.916 860.332.916 Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng Hongsinton (gồm 430 bộ bàn ghế A029) được kế toán ghi nhận trong bảng tổng hợp chi phí, trích ngang như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÂN XƯỞNG I ( Trích phần liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng Hongsinton ) Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng cộng HST Số Ngày 102/06NGL 01/11/06 Gỗ tràm sấy (10,8779m3) 1521 26.106.960 26.106.960 204/06VLP 03/11/06 Dầu lanh (50kg) 1522 1.175.000 1.175.000 215/06VLP 07/11/06 Keo Bình An 1522 830.600 830.600 218/06VLP 07/11/06 Dầu màu AC (20kg) 1522 1.470.000 1.470.000 220/06VLP 10/11/06 Vis 1522 1.152.000 1.152.000 221/06VLP 10/11/06 Bộ fitting (440 bộ) 1522 5.280.000 5.280.000 238/06VLP 24/11/06 Dầu lanh (140kg) 1522 3.290.000 3.290.000 245/06VLP 28/11/06 Dầu màu SOF (40kg) 1522 2.560.000 2.560.000 108/06NGL 30/11/06 Gỗ tràm sấy (0,8103m3) 1521 2.106.780 2.106.780 ………… ……… ……………… …… ………… Cộng tháng 11/06 653.179.464 43.971.340 110/06NGL 01/12/06 Gỗ tràm sấy (7,3008m3) 1521 18.982.080 18.982.080 113/06NGL 09/12/06 Gỗ tràm sấy (2,0709m3) 1521 6.212.700 6.212.700 251/06VLP 19/12/06 Dầu màu SOF (44kg) 1522 2.816.000 2.816.000 ………… ……… ……………… …… ………… Cộng tháng 12/06 860.332.916 28.010.780 Tổng cộng  1.513.512.380 71.982.120 3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 3.2.2.1 Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất. Về tiền lương Khi nhận được đơn hàng từ khách hàng, phòng nghiệp vụ sẽ tiến hành lập dự toán giá thành cho đơn hàng, trong đó có chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp được tính trên cơ sở đơn giá lương khoán cho từng loại sản phẩm, theo từng công đoạn chế biến khác nhau. Đơn giá này do nhà máy xây dựng dựa trên thời gian lao động trực tiếp để hoàn thành sản phẩm ở từng công đoạn chế biến. BẢNG ĐƠN GIÁ LƯƠNG SẢN PHẨM GỖ TRÀM Đơn vị tính: Đồng CÔNG ĐOẠN C001 T001 C086 T161 A034 … Sơ chế 2.000 3.600 2.700 14.000 4.000 … Tinh chế 3.200 5.200 6.000 30.000 9.000 … Chà nhám 3.800 6.500 6.000 40.000 6.000 … Lắp ráp 2.800 4.500 4.000 30.000 3.000 … Hoàn tất 1.200 1.000 1.000 5.000 1.000 … Dầu màu 1.800 2.200 2.000 8.000 2.500 … Bao bì 1.400 1.400 400 1.000 1.000 … CỘNG 16.200 24.400 22.100 128.000 26.500 … Cụ thể: Đơn hàng Hongsinton 430 bộ bàn ghế A029. Mỗi bộ A029 gồm 2 ghế C001 và 1 bàn T001. Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của 1 ghế C001 là 16.200 đồng và chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của 1 bàn T001 là 24.400 đồng. Vậy, tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp dự toán của 430 bộ bàn ghế A029 là: 430 x ( 2 x 16.200 + 24.400 ) = 24.424.000 đồng. Nhà máy tính chi phí tiền lương cho từng đơn hàng theo phương pháp lương sản phẩm, nhưng phương pháp phân phối lại tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là theo ngày công. Cuối tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành từng công đoạn và đơn giá lương sản phẩm từng công đoạn, phân xưởng tính tổng chi phí tiền lương của đơn hàng phát sinh trong tháng theo công thức: x Chi phí tiền lương (từng công đoạn) Số lượng SP hoàn thành (từng công đoạn) Đơn giá lương SP (từng công đoạn) = ∑ Tổng chi phí tiền lương của đơn hàng trong tháng = ∑ Chi phí tiền lương (từng công đoạn) của riêng đơn hàng Sau đó, căn cứ vào chi phí tiền lương từng công đoạn và tổng số ngày công theo hệ số của từng tổ sản xuất, phân xưởng sẽ tính được đơn giá tiền lương theo ngày công (đồng/ngày công/người) của từng tổ sản xuất theo công thức: Hệ số lương = ∑ Chi phí tiền lương từng công đoạn - Phụ cấp (nếu có) Đơn giá tiền lương theo ngày công Số ngày công của từng người Hệ số lương từng người x Đơn giá tiền lương theo ngày công Tiền lương một công nhân = Số ngày công x x Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn hàng. Về các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ. Là doanh nghiệp nhà nước, nhà máy tiến hành trích BHXH, BHYT theo lương cơ bản (= mức lương tối thiểu x hệ số lương). Còn đối với KPCĐ, nhà máy tiến hành trích theo lương thực trả (chỉ trích theo lương thực trả của người lao động ký hợp đồng lao động dài hạn). BHXH phải trích (tính vào chi phí) Số lượng CN trực tiếp sản xuất Mức lương tối thiểu Hệ số lương BHYT phải trích (tính vào chi phí) = = x x x Số lượng CN trực tiếp sản xuất x x x Mức lương tối thiểu Hệ số lương Tỉ lệ trích BHYT (2%) Tỉ lệ trích BHXH (15%) Hiện tại, mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định là 450.000 đồng. KPCĐ phải trích = Tổng lương thực trả x Tỉ lệ trích KPCĐ (2%) Như vậy, có thể thấy các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ những khoản chi phí liên quan đến nhiều đơn hàng sản xuất trong tháng, mà không thể xác định một cách trực tiếp cho từng đơn hàng. Do đó, cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ các khoản trích theo lương tính vào chi phí cho từng đơn hàng theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp: Mức phân bổ các khoản trích theo lương cho từng đơn hàng Tổng chi phí tiền lương NCtt Chi phí tiền lương NCtt của từng đơn hàng = x Tổng khoản trích theo lương 3.2.2.2 Chứng từ sử dụng Bảng chấm công (xem phụ lục 7) Bảng lương sản phẩm Bảng thanh toán tiền lương (xem phụ lực 8) Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH (xem phụ lục 9) 3.2.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo từng phân xưởng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Nội dung và kết cấu Bên nợ: Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). Bên có: Kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh vào TK 154 “chi phí sản xuất kinh dở dang cuối kỳ”. TK 622 không có số dư cuối kỳ. 3.2.2.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ Hằng ngày, quản đốc phân xưởng sử dụng bảng chấm công để theo dõi ngày công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất theo từng phân xưởng, từng tổ sản xuất. Cuối tháng, nhân viên phân xưởng lập phiếu nghiệm thu sản phẩm, từ đó tính chi phí tiền lương nhân công trực tiếp cho từng đơn hàng căn cứ vào bảng giá lương sản phẩm, đồng thời tính đơn giá lương theo ngày công theo phương pháp nêu trên, sau đó chuyển bảng chấm công kèm đơn giá và bảng lương sản phẩm về phòng nghiệp vụ tổng hợp. Tại đây, kế toán lao động tiền lương căn cứ vào bảng chấm công và đơn giá lương theo ngày công để lập bảng thanh toán tiền lương, sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét, ký duyệt; đồng thời lưu bảng chấm công lại. Kế toán trưởng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương lập Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH. Sau khi đối chiếu số liệu với bảng lương sản phẩm, kế toán trưởng lập chứng từ ghi sổ và ghi vào bảng kê chứng từ ghi sổ. Sau đó, kế toán trưởng chuyển bảng thanh toán tiền lương và Bảng phân bổ lương và trích nộp BHXH cho kế toán lao động tiền lương ghi sổ chi tiết 334, 338 và lưu lại Bảng thanh toán tiền lương để làm căn cứ trả lương về sau; đồng thời chuyển bảng lương sản phẩm cho kế toán phân xưởng ghi vào bảng tổng hợp chi phí và lưu tại đây. Kế toán lao động tiền lương tiếp tục chuyển bảng phân bổ lương và trich nộp BHXH cho kế toán phân xưởng ghi sổ chi tiết chi phí và lưu lại bảng. Hình 3.2 Sơ đồ lưu chuyển chứng từ của chi phí nhân công trực tiếp 3.2.2.5 Quy trình hạch toán Tháng 11/2006 Khoản trích KPCĐ theo lương thực trả của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.371.520 đồng Khoản trích BHXH theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 8.605.800 đồng Khoản trích BHYT theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.166.410 đồng Tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I: 124.601.162 đồng Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton: 12.780.000 đồng => Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán ghi: Nợ TK 622 PXI 135.744.892 Có TK 334 124.601.162 Có TK 3382 1.371.520 Có TK 3383 8.605.800 Có TK 3384 1.166.410 334, 338 622 PXI 135.744.892 (622) (334,338) 135.744.892 135.744.892 (154) 135.744.892 135.744.892 => Căn cứ vào tỉ lệ giữa chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton và tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I trong tháng 11/2006, kế toán phân bổ các khoản trích theo lương cho đơn hàng: à Khoản KPCĐ tính vào chi phí của đơn hàng Hongsinton là: 1.371.520 x 12.780.000 / 124.601.162 = 140.673 đồng à Khoản BHXH phân bổ cho đơn hàng Hongsinton là: 8.605.800 x 12.780.000 / 124.601.162 = 882.673 đồng à Khoản BHYT phân bổ cho đơn hàng Hongsinton là: 1.166.410 x 12.780.000 / 124.601.162 = 119.635 đồng Tháng 12/2006 Khoản trích KPCĐ theo lương thực trả của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.534.168 đồng Khoản trích BHXH theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 7.958.310 đồng Khoản trích BHYT theo lương cơ bản của công nhân trực tiếp tại phân xưởng I: 1.079.610 đồng Tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I: 133.881.945 đồng Chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton: 11.814.400 đồng => Căn cứ vào chứng từ kế toán về chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tại phân xưởng I trong tháng 12/2006, kế toán ghi: Nợ TK 622 PXI 144.454.033 Có TK 334 133.881.945 Có TK 3382 1.534.168 Có TK 3383 7.958.310 Có TK 3384 1.079.610 334, 338 622 PXI 144.454.033 (622) (334,338) 144.454.033 144.454.033 (154) 144.454.033 144.454.033 => Căn cứ vào tỉ lệ giữa chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của đơn hàng Hongsinton và tổng chi phí tiền lương nhân công trực tiếp của phân xưởng I trong tháng 12/2006, kế toán phân bổ các khoản ._. phẩm dự phòng nếu không được sử dụng để thay thế hoặc các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn bị đổi lại, nhà máy sẽ để tại kho phân xưởng nhưng không làm thủ tục nhập kho (do giá trị của chúng đã nằm trong giá vốn). Sau đó, có thể sử dụng với mục đích khác như sử dụng nội bộ, trưng bày hàng mẫu hoặc nếu có thể bán lẻ được thì kế toán sẽ ghi nhận khoản thu nhập bán lẻ vào thu nhập khác (TK 711). Cách xử lý này có điểm chưa hợp lý, vì: Thực tế trong kho có lưu giữ số hàng dự phòng nhưng trên sổ kế toán và thẻ kho thì không tồn tại số hàng này, nên khi kiểm kê sẽ có chênh lệch. Nếu số hàng này sử dụng với mục đích phục vụ hoạt động khác của nhà máy thì giá trị của nó lại không được đưa vào chi phí hoạt động. Nếu được bán lẻ, khi ghi nhận khoản thu nhập khác sẽ không có khoản giá vốn của lượng hàng tương ứng. Đối với hàng mẫu Hàng mẫu được sản xuất để phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm, chào hàng với khách hàng hoặc được sản xuất mẫu theo yêu cầu của khách hàng trước khi ký hợp đồng (đặt hàng). Như vậy, những sản phẩm được sản xuất mẫu nhằm phục vụ cho hoạt động bán hàng và chi phí phát sinh để tạo ra chúng (gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) phải được đưa vào chi phí bán hàng (TK 641). Tuy nhiên, việc sản xuất hàng mẫu không tách biệt được với việc sản xuất các đơn hàng trong kỳ, cũng do tính chất đơn lẻ mà chi phí sản xuất hàng mẫu được kế toán gộp chung vào chi phí của một đơn hàng khác và cuối cùng nằm trong giá thành của đơn hàng đó. Như thế, về mặt phân loại chi phí, chi phí bán hàng của nhà máy sẽ ít đi và giá vốn hàng bán sẽ tăng lên. Điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận do giá trị hàng mẫu đều nằm trong chi phí. Tuy nhiên, khi nhà quản lý có nhu cầu phân tích chi phí bán hàng để đánh giá hiệu quả của công tác quảng bá sản phẩm thì sẽ rất khó cho kế toán trong việc cung cấp số liệu. Đối với phương pháp tính và phân phối tiền lương Việc tính toán chi phí tiền lương nhân công trực tiếp theo đơn giá lương sản phẩm ở từng công đoạn rất phức tạp, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị sai sót. Mặt khác, tuy nhà máy trả lương cho đơn hàng bằng phương pháp lương sản phẩm, nhưng cách phân phối lại tiền lương cho công nhân theo ngày công đã làm mất đi tác dụng khuyến khích sản xuất của phương pháp trả lương này. Đối với việc lập định mức chi phí, phương pháp tính giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả sản xuất Hiện nay, công tác lập định mức chỉ dừng ở định lượng về mặt kỹ thuật cho từng loại sản phẩm (như định lượng nguyên liệu gỗ, vật liệu phụ) và định mức lương sản phẩm; còn các khoản chi phí sản xuất chung thì chỉ lập định mức chung cho đơn hàng, chứ chưa đi sâu vào từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng nên chỉ có thể xác định giá thành thực tế của cả đơn hàng, chứ không xác định được giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm trong đơn hàng. Theo đó, việc đánh giá kết quả sản xuất cũng chỉ dừng ở mức đánh giá kết quả thực tế so với dự toán cho cả đơn hàng, mà không thể đánh giá cho từng loại sản phẩm, cũng như không thể so sánh kết quả sản xuất giữa các đơn hàng với nhau. Ví dụ: Đơn hàng A sản xuất các sản phẩm X, Y, Z Đơn hàng B sản xuất các sản phẩm X, K, T Việc đánh giá kết quả chỉ dừng ở mức so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán của đơn hàng A hoặc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán của đơn hàng B. Còn việc tính và so sánh giá thành đơn vị của riêng sản phẩm X trong 2 đơn hàng A và B là không thể thực hiện được. Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác đánh giá hiệu quả sản xuất qua các thời kỳ khác nhau. Mặt khác, việc lập dự toán hiện nay vẫn do phân xưởng phụ trách. Như vậy sẽ gây khó khăn trong việc lập định mức (dự toán), vì nhân viên phân xưởng không thể nắm bắt toàn bộ thông tin liên quan đến chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm và chưa đủ kỹ năng để thực hiện toàn bộ công việc này. Đối với bảng biểu phục vụ việc tổng hợp chi phí, tính giá thành và đánh giá hiệu quả chung Hiện nay, công tác lập báo cáo nội bộ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, cụ thể là các bảng báo cáo, phân tích doanh thu, giá thành, lợi nhuận vẫn còn mang tính chất tự phát, chưa được quy định cụ thể về mẫu biểu, phương pháp lập biểu, tác dụng của việc lập bảng biểu cũng như kỳ lập biểu… Đối với bảng tổng hợp chi phí: đây là bảng biểu rất quan trọng, trực tiếp phục vụ cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành của từng đơn hàng. Mẫu bảng này bao gồm tất cả chi phí được phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế, trình bày như mẫu sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THÁNG XX/YYYY Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng cộng HST GTM … cột phụ Số Ngày SL TT SL TT SL TT … CP Nguyên vật liệu, vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ 152 153 621 627 Cộng CP bằng tiền 111 627 641 Cộng Tiền lương + trích theo lương - Lương công nhân - Trich lương CN - Lương gián tiếp - Trích lương gián tiếp 334 338 334 338 622 622 627 627 Cộng CP khấu hao TSCĐ 627 Cộng Tổng cộng Cách phân chia chi phí theo tính chất có tác dụng kiểm soát chứng từ. Đồng thời, việc tổng hợp chi phí theo từng khoản mục cũng dễ dàng bằng cách tạo cột phụ và sử dụng công cụ trích lọc của Excel. Tuy nhiên, khi in ra giấy thì rất khó trong việc đối chiếu số liệu với sổ chi tiết chi phí, vì chi phí từng khoản mục trên bảng phân bổ nằm rải rác ở từng dòng. Điều này sẽ gây khó khăn cho kiểm toán nội bộ trong công tác kiểm tra số liệu. 4.1.2.2 Vấn đề khác Cung ứng, tồn trữ nguyên liệu, vật liệu phụ Đối với nguyên liệu gỗ: hiện nay có xu hướng khan hiếm và giá cả biến động ngày càng tăng (trong 2 tháng cuối năm 2006, giá gỗ tràm sấy tăng từ 2.400.000 đồng/m3 lên 3.000.000 đồng/m3) nên nhà máy thường mua sẵn, tồn trữ trong kho nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, có những tháng nhu cầu gỗ tăng đột biến do số lượng đơn hàng nhiều (thường vào quý I và quý IV) nên nhà máy phải mua bổ sung gỗ ngoài thị trường với giá cao hơn. Đối với vật liệu phụ: nhà máy căn cứ dự toán đã lập để tiến hành mua vật liệu, về nhập kho, sau đó xuất ngay cho phân xưởng sản xuất đơn hàng. Vì không có kế hoạch dự trữ từ trước nên vào những tháng sản xuất cao điểm, nhu cầu tăng, nhà cung cấp không đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vật liệu khiến cho việc sản xuất chậm trễ hơn tiến độ kế hoạch, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng. Quản lý kho bãi Cách tổ chức kho riêng bên cạnh ưu điểm nêu trên cũng có những mặt hạn chế, làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh so với việc tổ chức một kho quản lý hàng tồn kho chung cho nhà máy. Hơn nữa, nếu không sử dụng hết dung tích của kho (vì vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho chỉ trong khoản thời gian ngắn) sẽ gây lãng phí. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác kế toán Hiện nay, việc tổ chức trang bị phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho công việc kế toán tại công ty nói chung và nhà máy nói riêng vẫn chỉ dừng ở trang bị phần cứng (hệ thống máy tính) chứ chưa được trang bị phần mềm kế toán. Hệ thống kế toán xử lý thủ công một khối lượng công việc lớn có thể dẫn đến những hạn chế và rủi ro như: Số liệu kế toán bị sai lệch, thiếu chính xác hoặc cung cấp thông tin không kịp thời. Để đơn giản công việc, đôi khi kế toán bỏ qua những phương pháp hạch toán giúp cho việc xử lý thông tin chính xác hơn. Bộ máy kế toán cồng kềnh, gây lãng phí nhân lực, tốn kém chi phí. 4.2 Kiến nghị 4.2.1 Những vấn đề về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về công tác lập định mức Vấn đề lập định mức cần có sự phối hợp giữa nhân viên kỹ thuật, nhân viên thống kê và kế toán để xây dựng một hệ thống định mức chi phí hợp lý, chi tiết cho từng loại sản phẩm từ định lượng đến định giá, từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đến chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, nhà máy nên xây dựng tỉ lệ hao hụt định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và hệ thống chi phí sản xuất chung theo cách phân loại biến phí, định phí để có thể kiểm soát chi phí tốt hơn. Công tác xây dựng định mức ngoài việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết còn phải vận dụng kinh nghiệm thống kê qua từng thời kỳ để tiến hành điều chỉnh hệ thống định mức cho phù hợp với năng lực sản xuất thực tế của Nhà máy. Hệ thống định mức chi phí của từng loại sản phẩm sẽ là căn cứ xây dựng dự toán giá thành cho các đơn hàng. Nó sẽ khắc phục được hạn chế trong việc lập dự toán, tính giá thành và đánh giá kết quả sản xuất đang tồn tại. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG GIÁN TIẾP NĂM 2007 1/ Phân loại chi phí sản xuất chung gián tiếp theo cách ứng xử của chi phí Chi phí khả biến: bao gồm chi phí nhiên liệu, vật tư, công cụ dụng cụ và chi phí sửa chữa phát sinh tại phân xưởng. Đây là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm của số giờ lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí bất biến: bao gồm bảo hiểm tai nạn, khấu hao TSCĐ, các chi phí khác của phân xưởng như tiền tiếp khách, tiền báo, tiền khử trùng trừ mối… và chi phí cố định của văn phòng nhà máy như tiền điện, điện thoại, tiền nước, văn phòng phẩm, tiền tiếp khách, chi phí sửa chữa, tiền cơm, tiền lương nhân viên văn phòng, trích theo lương, khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ, bảo hiểm tai nạn… Đây là những chi phí mà tổng số của nó sẽ không thay đổi khi thời gian lao động của công nhân trực tiếp sản xuất thay đổi. Chi phí hỗn hợp: bao gồm tiền điện, điện thoại, văn phòng phẩm, lương và các khoản trích theo lương nhân viên phân xưởng, tiền cơm phát sinh tại phân xưởng. Đây là những chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Cụ thể: Tiền điện phát sinh tại phân xưởng: bao gồm điện sử dụng trực tiếp sản xuất và điện phục vụ cho bộ phận quản lý phân xưởng. Do đó, khi số giờ lao động tăng thì tiền điện cũng tăng, nhưng khi số giờ lao động giảm, thậm chí bằng 0 thì tiền điện phân xưởng vẫn phát sinh ở một mức độ nhất định để duy trì hoạt động của bộ phận quản lý phân xưởng. Tiền điện thoại của phân xưởng: sẽ tăng lên nếu số giờ lao động tăng, do nhu cầu liên lạc để quản lý và cung ứng nguyên vật liệu cho phân xưởng phát sinh thường xuyên hơn. Nếu số giờ lao động giảm, thậm chí bằng 0 thì tiền điện thoại vẫn phát sinh do phải trả thuê bao và bộ phận quản lý phân xưởng vẫn hoạt động cho dù tại một thời điểm nào đó, phân xưởng tạm thời ngừng sản xuất. Tiền văn phòng phẩm của phân xưởng: tương tự như tiền điện thoại. Lương nhân viên phân xưởng và các khoản trích theo lương: chi phí này sẽ tăng khi số giờ lao động tăng, nhất là khi công nhân tăng ca sản xuất, nhân viên phân xưởng cũng phải tăng ca để điều hành sản xuất. Mặt khác, khi số giờ lao động giảm hoặc thậm chí bằng 0 thì nhà máy vẫn phải tiếp tục trả lương cho các nhân viên này. Theo đó, các khoản trích theo lương (cụ thể là KPCĐ) sẽ biến đổi tương tự lương. Tiền cơm: bao gồm tiền cơm (trưa và chiều nếu tăng ca) của công nhân sản xuất và các nhân viên phân xưởng. Khi số giờ lao động tăng đến mức phải tăng ca sản xuất hoặc thuê thêm lao động thì tiền cơm cũng tăng theo. Mặt khác, nếu số giờ lao động giảm, thậm chí bằng 0 thì nhà máy vẫn chi trả tiền cơm cho nhân viên phân xưởng. 2/ Xác định thành phần của chi phí sản xuất chung hỗn hợp (biến phí, định phí) và tính chi phí khả biến đơn vị CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG HỖN HỢP NĂM 2006 Tháng (n) Điện PX (y1) (đồng) Điện thoại PX (y2) (đồng) Văn phòng phẩm PX (y3) (đồng) Lương nhân viên PX (y4) (đồng) Trích theo lương (y5) (đồng) Tiền cơm PX (y6) (đồng) Số giờ LĐ trực tiếp (x) (giờ) 1 25.179.680 1.783.383 1.476.943 39.577.437 2.342.891 28.716.000 39.284 2 31.089.415 1.963.322 1.715.995 45.399.566 2.542.789 34.728.000 48.216 3 45.937.810 3.038.155 2.194.837 50.381.450 3.782.984 60.728.000 98.044 4 28.557.735 1.823.210 1.520.416 42.960.865 2.417.434 31.946.000 40.931 5 22.331.225 1.610.733 810.196 37.890.306 2.279.299 24.494.000 36.414 6 19.357.520 1.153.179 633.104 29.187.700 2.222.520 22.190.000 31.951 7 12.950.839 1.009.916 101.817 20.624.486 1.660.901 14.605.000 21.459 8 17.149.185 1.044.074 443.272 25.920.700 2.098.610 16.845.000 24.477 9 20.473.266 1.208.116 641.744 33.172.164 2.241.047 26.285.000 32.236 10 24.541.840 1.623.668 958.578 38.842.739 2.313.175 30.625.000 38.846 11 32.713.048 2.081.409 1.787.500 48.169.810 3.695.028 41.250.000 51.650 12 37.159.495 2.104.127 2.096.592 48.211.473 3.771.040 42.760.000 54.326 TC 317.441.058 20.443.292 14.380.994 460.338.696 31.367.718 375.172.000 517.834 Nhằm lượng hóa, tách riêng yếu tố khả biến, bất biến trong chi phí hỗn hợp, sau đó đưa về dạng công thức (phương trình tuyến tính y = ax + b) để thuận tiện cho việc sử dụng trong phân tích và quản lý kinh doanh, ta có thể áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Phương pháp này được thực hiện bằng cách thế số liệu thống kê của chi phí hỗn hợp và mức độ hoạt động trong các tháng vào hệ phương trình: ∑xy = b∑x + a∑x2 ∑y = nb + a∑x Lần lược thay các giá trị y1, y2, y3, y4, y5, y6 vào hệ phương trình, ta được kết quả như sau: Chi phí hỗn hợp y = yi Chi phí khả biến đơn vị (a) (đồng / giờ LĐ) Chi phí bất biến (b) (đồng / tháng) Chi phí bất biến (b) (đồng / quý) Điện PX y = y1 436,51 7.616.590 22.849.770 Điện thoại PX y = y2 27,74 506.650 1.519.950 Văn phòng phẩm PX y = y3 27,11 50.769 152.307 Lương nhân viên PX y = y4 376,75 22.103.707 66.311.121 Trích theo lương y = y5 29,59 1.337.057 4.011.171 Tiền cơm PX y = y6 614,00 4.768.575 14.305.725 Đối với các chi phí sản xuất chung khả biến, ta cũng tính chi phí khả biến đơn vị (hệ số chi phí khả biến) dựa vào số liệu kỳ trước, ta được kết quả như sau: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN NĂM 2006 ĐVT: đồng Chi phí Nhiên liệu Vật tư Công cụ dụng cụ Sửa chữa Tổng chi phí sản xuất chung 27.062.324 169.733.790 64.285.909 24.014.514 Tổng số giờ LĐ trực tiếp 517.834 517.834 517.834 517.834 Chi phí khả biến đơn vị 52,26 327,78 124,14 46,37 Từ chi phí khả biến đơn vị tính được của năm 2006, nhà máy có thể điều chỉnh cho phù hợp với năm 2007. Điều này tùy thuộc vào mục tiêu quản lý chi phí và kinh nghiệm sản xuất tích lũy của nhân viên quản lý sản xuất, kế toán và ban giám đốc nhà máy. 3/ Xác định tổng số giờ lao động trực tiếp kế hoạch Trong năm 2006, nhà máy đã thực hiện chế biến 4320 m3 thành phẩm đồ gỗ với số giờ lao động trực tiếp sản xuất là 517.834 giờ. Trong năm 2007, Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn giao kế hoạch cho nhà máy thực hiện 4590 m3 thành phẩm đồ gỗ. à Như vậy, số giờ lao động trực tiếp kế hoạch của năm 2007 tại nhà máy là: 517.834 x 4590 / 4320 = 517.834 x 106,25% = 550.200 giờ. 4/ Xác định chi phí sản xuất chung bất biến trong kỳ kế hoạch Dựa vào chi phí sản xuất chung bất biến năm 2006 và yêu cầu quản lý sản xuất kế hoạch của năm 2007, ta có thể điều chỉnh chi phí bất biến kế hoạch cho năm 2007 như sau: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG BẤT BIẾN ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Năm 2006 Năm 2007 Quý (2007) PHÂN XƯỞNG Bảo hiểm tai nạn 14.960.000 15.056.000 3.764.000 Khấu hao TSCĐ 404.138.412 404.138.412 101.034.603 Chi phí khác 7.442.272 7.500.000 1.875.000 VĂN PHÒNG NHÀ MÁY Tiền điện 22.141.624 22.800.000 5.700.000 Tiền điện thoại 8.397.956 9.000.000 2.250.000 Tiền nước 13.307.430 13.400.000 3.350.000 Chi phí văn phòng phẩm 5.480.987 6.000.000 1.500.000 Chi phí tiếp khách 3.396.317 3.600.000 900.000 Chi phí sửa chữa 8.752.132 8.800.000 2.200.000 Tiền cơm 12.735.000 13.200.000 3.300.000 Lương nhân viên văn phòng 190.713.205 192.000.000 48.000.000 Trích theo lương 30.048.764 30.120.000 7.530.000 Khấu hao TSCĐ 9.544.956 24.880.000 6.220.000 Chi phí công cụ dụng cụ 1.201.000 1.400.000 350.000 Bảo hiểm tai nạn 560.000 720.000 180.000 Tổng cộng 732.820.005 752.614.412 188.153.603 5/ Lập dự toán chi phí sản xuất chung gián tiếp năm 2007 DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG GIÁN TIẾP NĂM 2007 Chỉ tiêu CP khả biến đơn vị Quý Cả năm 1 (30%) 2 (25%) 3 (15%) 4 (30%) Số giờ lđ trực tiếp 165.060 137.550 82.530 165.060 550.200 CP SXC khả biến Nhiên liệu 52,28 8.629.337 7.191.114 4.314.668 8.629.337 28.764.456 Vật tư 327,78 54.103.367 45.086.139 27.051.683 54.103.367 180.344.556 Công cụ dụng cụ 124.14 20.490.548 17.075.457 10.245.274 20.490.548 68.301.828 Chi phí sửa chữa 46,37 7.653.832 6.378.194 3.826.916 7.653.832 25.512.774 Điện 436,51 72.050.341 60.041.951 36.025.170 72.050.341 240.167.802 Điện thoại 27,74 4.578.764 3.815.637 2.289.382 4.578.764 15.262.548 Văn phòng phẩm 27,11 4.474.777 3.728.981 2.237.388 4.474.777 14.915.922 Lương nhân viên 376,75 62.186.355 51.821.963 31.093.178 62.186.355 207.287.850 Trích theo lương 29,59 4.884.125 4.070.105 2.442.063 4.884.125 16.280.418 Tiền cơm 614,00 101.346.840 84.455.700 50.673.420 101.346.840 337.822.800 Cộng CP khả biến 2062,27 340.398.286 283.665.239 170.199.143 340.398.286 1.134.660.954 CP SXC bất biến PHÂN XƯỞNG Điện 22.849.770 22.849.770 22.849.770 22.849.770 91.399.080 Điện thoại 1.519.950 1.519.950 1.519.950 1.519.950 6.079.800 Văn phòng phẩm 152.307 152.307 152.307 152.307 609.228 Lương nhân viên 66.311.121 66.311.121 66.311.121 66.311.121 265.244.484 Trích theo lương 4.011.171 4.011.171 4.011.171 4.011.171 16.044.684 Tiền cơm 14.305.725 14.305.725 14.305.725 14.305.725 57.222.900 Bảo hiểm tai nạn 3.764.000 3.764.000 3.764.000 3.764.000 15.056.000 Khấu hao TSCĐ 101.034.603 101.034.603 101.034.603 101.034.603 404.138.412 Chi phí khác 1.875.000 1.875.000 1.875.000 1.875.000 7.500.000 VĂN PHÒNG NM Tiền điện 5.700.000 5.700.000 5.700.000 5.700.000 22.800.000 Tiền điện thoại 2.250.000 2.250.000 2.250.000 2.250.000 9.000.000 Tiền nước 3.350.000 3.350.000 3.350.000 3.350.000 13.400.000 Văn phòng phẩm 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000 6.000.000 Chi phí tiếp khách 900.000 900.000 900.000 900.000 3.600.000 Chi phí sửa chữa 2.200.000 2.200.000 2.200.000 2.200.000 8.800.000 Tiền cơm 3.300.000 3.300.000 3.300.000 3.300.000 13.200.000 Lương nhân viên 48.000.000 48.000.000 48.000.000 48.000.000 192.000.000 Trích theo lương 7.530.000 7.530.000 7.530.000 7.530.000 30.120.000 Khấu hao TSCĐ 6.220.000 6.220.000 6.220.000 6.220.000 24.880.000 Công cụ dụng cụ 350.000 350.000 350.000 350.000 1.400.000 Bảo hiểm tai nạn 180.000 180.000 180.000 180.000 720.000 Cộng CP bất biến 297.303.647 297.303.647 297.303.647 297.303.647 1.189.214.588 Tổng cộng 637.701.933 580.968.886 467.502.790 637.701.933 2.323.875.542 Đối với việc phân bổ giá trị xuất kho nguyên vật liệu vào từng đơn hàng Trước tiên, khi nhận được một đơn hàng, phòng nghiệp vụ phân xưởng căn cứ vào thời gian giao hàng và năng lực sản xuất của phân xưởng để xây dựng kế hoạch sản xuất cho đơn hàng theo từng giai đoạn (2 tuần hoặc 1 tháng). Kế hoạch này cần được báo cáo với phòng nghiệp vụ tổng hợp để kế toán nắm được sơ bộ tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong từng thời kỳ. Từ đó, khi phân xưởng có nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất, kế toán sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ và hệ thống định mức chi phí của từng sản phẩm để phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng đơn hàng. Đối với vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ Để tránh việc phân bổ không chính xác như đã nêu, nên xem chi phí vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ nhỏ này như chi phí sản xuất chung cho toàn phân xưởng. Khi hạch toán, kế toán không phân bổ trực tiếp ngay cho đơn hàng; đến cuối tháng, tổng hợp chung khoản chi phí này với các chi phí gián tiếp của phân xưởng và phân bổ theo tiêu thức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp. Đối với công cụ dụng cụ Cần phân loại công cụ dụng cụ theo giá trị và thời gian sử dụng để có cách xử lý thích hợp. Cụ thể: Đối với vật dụng có giá trị nhỏ (dưới 2.000.000 đồng cho mỗi lần xuất) thời gian sử dụng ngắn, kế toán có thể tính hết vào chi phí sản xuất chung cho mỗi lần xuất kho. Đối với nhũng loại máy móc có giá trị tương đối lớn (từ 2.000.000 đồng trở lên cho mỗi lần xuất), thời gian sử dụng tương đối dài, khi xuất kho kế toán nên đưa vào chi phí trả trước ngắn hạn (TK 142) nếu thời gian sử dụng ước tính dưới 1 năm hoặc đưa vào chi phí trả trước dài hạn (TK 242) nếu thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; sau đó, phân bổ vào chi phí sản xuất chung định kỳ trong thời gian sử dụng ước tính hợp lý của công cụ dụng cụ. Đối với chi phí tiền thuê nhà, tiền mua bảo hiểm tai nạn và chi phí sữa chữa lớn TSCĐ Kế toán nên ghi nhận vào chi phí trả trước, đồng thời ghi giảm tiền bằng bút toán Nợ TK 142 / Có TK 111. Sau đó, vào mỗi tháng, phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung bằng bút toán Nợ TK 627 / Có TK 142. Đối với phế liệu sản xuất Trong tháng, căn cứ vào giá trị phế liệu do các phân xưởng chuyển cho lò sấy, kế toán tiến hành điều chỉnh giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên sổ chi tiết chi phí bằng bút toán Nợ TK 154 “lò sấy” / Có TK 621 “phân xưởng”, đồng thời điều chỉnh giảm chi phí ở cột tổng cộng trên bảng tổng hợp chi phí, phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách ghi âm số tiền. Cuối tháng, tổng hợp toàn bộ khoản điều chỉnh giảm chi phí này và phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu thức khối lượng gỗ sử dụng thực tế. Đối với sản phẩm dự phòng Nên thừa nhận sự hiện hữu của các sản phẩm dự phòng. Khi tính giá thành cho đơn hàng, kế toán nên tính đúng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế. Như với đơn hàng Hongsinton, giá thành đơn vị bộ sản phẩm A029 sẽ bằng tổng giá thành đơn hàng chia cho 432 bộ (129.746.328 / 432 = 300.343 đồng / bộ) Kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm 432 bộ, sau đó xuất kho 430 bộ sản phẩm để ghi nhận vào giá vốn hàng bán. Số sản phẩm còn lại để trong kho chờ quyết định xử lý: Nếu sử dụng nội bộ hoặc dùng làm hàng mẫu trưng bày, kế toán ghi Nợ TK 642 hoặc Nợ TK 641 / Có TK 155 : giá vốn sản phẩm xuất kho sử dụng. Nếu bán lẻ được, kế toán ghi: Nợ TK 632 / Có TK 155: giá vốn hàng xuất bán; đồng thời ghi Nợ TK 111 / Có TK 511: thu nhập bán lẻ. Nếu hàng để lâu bị hỏng, nhà máy quyết định bỏ, kế toán ghi Nợ TK 632 / Có TK 155: giá vốn hàng bị hỏng. Đối với hàng mẫu Hàng mẫu được ưu tiên sản xuất trước để giao cho khách hàng vào một thời điểm bất kỳ trong tháng, chi phí của nó phải được ghi nhận ngay tại thời điểm chuyển giao. Nhưng ngay tại thời điểm chuyển giao thì không thể xác định được chi phí thực tế để sản xuất hàng mẫu. Do đó, ta có thể dùng chi phí định mức của hàng mẫu để kết chuyển trước chi phí trên sổ chi tiết bằng bút toán: Nợ TK 154 à Tổng CP sản xuất định mức của hàng mẫu Có TK 621 à CP NVLtt định mức Có TK 622 à CP NVLtt định mức Có TK 627 à CP SXC định mức Sau đó, kết chuyển tổng chi phí định mức của hàng mẫu vào chi phí bán hàng bằng bút toán: Nợ TK 641 / Có TK 154. Đồng thời, trên bảng tổng hợp chi phí, phải điều chỉnh giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của đơn hàng sản xuất kèm hàng mẫu theo chi phí nguyên vật liệu định mức nêu trên. Đồng thời điều chỉnh giảm chi phí nhân công trực tiếp ở cột tổng cộng theo chi phí nhân công định mức và điều chỉnh giảm chi phí sản xuất chung (chưa phân bổ) ở cột tổng cộng theo chi phí sản xuất chung định mức. Đối với phương pháp tính và phân phối tiền lương Cần xây dựng bảng tính lương sản phẩm một cách khoa học, có hướng dẫn cụ thể cách lập bảng cho nhân viên thực hiện để tránh sai sót khi tính toán (xem phụ lục 12). Đồng thời, để khuyến khích công nhân hăng say sản xuất, nhà máy nên quy định chế độ khen thưởng đối với công nhân. Cụ thể: do nhà máy sản xuất theo đơn hàng và yêu cầu quan trọng để giữ uy tín là phải giao hàng đúng thời hạn quy định, đồng thời chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nên nhà máy có thể quy định nếu đơn hàng nào hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch và chất lượng được khách hàng đánh giá đạt tiêu chuẩn 100% thì nhà máy sẽ thưởng cho công nhân phân xưởng sản xuất đơn hàng đó một khoản tiền bằng tỉ lệ phần trăm chi phí tiền lương của đơn hàng (tỉ lệ này tuỳ thuộc vào việc cân đối tổng quỹ tiền lương do công ty khoán cho nhà máy). Đối với phương pháp tính giá thành Nhà máy nên kết hợp giữa phương pháp đơn đặt hàng và phương pháp tỉ lệ để tính giá thành. Khi đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí chi tiết cho từng loại sản phẩm một cách chính xác, hợp lý thì việc sử dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành của từng loại sản phẩm trong một đơn hàng sẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp đơn đặt hàng. Cụ thể: Các khoản chi phí sản xuất thực tế sau khi tổng hợp theo đơn hàng, sẽ được tính toán và phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỉ lệ tính giá thành của các khoản mục chi phí. Bằng cách này các chi phí về nguyên vật liệu, vật tư, chi phí về lao động, chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ vào từng sản phẩm một cách chính xác. Phương pháp tỉ lệ giúp xác định giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm. Từ đó, nhà quản trị có thể so sánh được giá thành đơn vị sản phẩm giữa các đơn hàng khác nhau, qua các kỳ khác nhau, giúp nhà quản trị đánh giá được hiệu quả sản xuất qua từng thời kỳ. Căn cứ vào tỉ lệ tính giá thành của từng khoản mục, kế toán có thể biết được mức chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề suất biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí hoặc điều chỉnh lại định mức cho phù hợp với năng lực sản xuất thực tế của nhà máy. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỈ LỆ ĐỂ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA ĐƠN HÀNG HONGSINTON Lấy số liệu của những đơn hàng sản xuất trước đơn hàng Hongsinton, ta xây dựng giá thành định mức cho hai loại sản phẩm C001 và T001 như sau: Khoản mục giá thành Sản phẩm C001 (đồng / sp) Sản phẩm T001 (đồng / sp) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42.800 85.400 Chi phí nhân công trực tiếp 17.600 26.600 Chi phí sản xuất chung 22.000 33.000 Giá thành định mức 82.400 145.000 Xác định tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục: Khoản mục giá thành Giá thành thực tế (đồng) Giá thành định mức (đồng) Tỉ lệ tính giá thành CP NVLtt 71.982.120 42.800 x 864 + 85.400 x 432 = 73.872.000 0,9744 CP NCtt 26.670.315 17.600 x 864 + 26.600 x 432 = 26.697.600 0,9990 CP SXC 31.093.893 22.000 x 864 + 33.000 x 432 = 33.264.000 0,9348 Tổng cộng 129.746.328 82.400 x 864 + 145.000 x 432 = 133.833.600 0.9694 Dựa vào tỉ lệ tính giá thành trên, ta xác định được giá thành đơn vị thực tế và tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm: Khoản mục Tỉ lệ tính GT SP C001 (864 cái) SP T001 (432 cái) GT đvị ĐM GT đvị T.Tế Tổng GT T.Tế GT đvị ĐM GT đvị T.Tế Tổng GT T.Tế CP NVLtt 0,9744 42,800 41,704 36,032,432 85,400 83,214 35,948,206 CP NCtt 0,9990 17,600 17,582 15,191,094 26,600 26,573 11,479,609 CP SXC 0,9348 22,000 20,566 17,768,578 33,000 30,848 13,326,409 Tổng cộng 0,9694 82,400 79,852 68,992,104 145,000 140,636 60,754,224 Kết quả cho thấy giá thành sản phẩm thực tế của đơn hàng Hongsinton giảm so với giá thành sản phẩm định mức (cũng chính là giá thành sản phẩm thực tế kỳ trước). Điều này xuất phát từ những nguyên nhân: trình độ lao động của công nhân sản xuất ngày càng hoàn thiện và năng lực quản lý sản xuất tốt nên đã hạ được giá thành sản phẩm. Từ đó, trên cở sở đánh giá năng lực sản xuất của nhà máy trong tương lai, kế toán có thể tiến hành điều chỉnh lại giá thành định mức sản phẩm cho phù hợp với năng lực thực tế. Đối với bảng biểu phục vụ việc tổng hợp chi phí, tính giá thành, đánh giá hiệu quả chung của đơn hàng Nên sắp xếp cách trình bày chi phí trên bảng tổng hợp chi phí theo từng khoản mục giá thành (xem phụ lục 13). Như vậy sẽ dễ đối chiếu số liệu với sổ chi tiết hơn. Cuối kỳ, khi tính giá thành cho một đơn hàng hoàn thành, kế toán nên trích thông tin liên quan của đơn hàng đó trên bảng tổng hợp chi phí để lập “Phiếu chi phí đơn hàng” (xem phụ lục 14). Phiếu chi phí đơn hàng này vừa có tác dụng tập hợp chứng từ liên quan đến đơn hàng vừa có thể sử dụng làm căn cứ cho việc hạch toán Nợ TK 155 / Có TK 154; đồng thời cách phân loại chi phí theo từng khoản mục sẽ giúp kế toán phân tích số liệu một cách dễ dàng. Ngoài ra, kế toán còn có thể đánh giá hiệu quả chung cho đơn hàng dựa vào lợi nhuận ước tính. Bên cạnh phiếu chi phí đơn hàng, kế toán nên lập thêm “Phiếu tính giá thành sản phẩm” (xem phụ lục 15). Đây là căn cứ để kế toán so sánh giá thành thực tế với giá thành định mức của sản phẩm, từ đó có biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí hay điều chỉnh lại hệ thống định mức chi phí. 4.2.2 Những vấn đề khác Về cung ứng và tồn trữ nguyên vật liệu, vât tư Do nguyên liệu gỗ có xu hướng ngày càng khan hiếm và giá cả tăng nhanh, để tránh tình trạng thiếu hụt, Nhà máy nên xây dựng định mức tồn kho tối thiểu cho nguyên liệu gỗ; từ đó có kế hoạch thu mua và tồn trữ gỗ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của từng kỳ; ưu tiên tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ cung cấp từ các đơn vị trực thuộc công ty với giá nội bộ rẻ hơn, nếu thiếu mới tiến hành thu mua ngoài thị trường. Đối với vật liệu phụ, do đặc điểm sản xuất theo đơn hàng nên khó có thể thu mua trước và tồn trữ lâu. Khi có nhu cầu mới tiến hành thu mua. Vì vậy, Nhà máy cần chú ý đến việc lựa chọn nhà cung cấp, có kế hoạch cung ứng vật liệu cụ thể về chủng loại vật liệu, thời gian mua, số lượng mỗi lần mua… nhằm tránh tình trạng chất lượng vật liệu không đảm bảo, giao hàng chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Về quản lý kho bãi Nên tổ chức một kho chung cho cả Nhà máy, sắp xếp, bố trí kho bãi gọn gàng, hợp lý. Như vậy vừa tiết kiệm được diện tích, giảm chi phí quản lý kho bãi, vừa đơn giản hoá công tác quản lý hàng tồn kho cho kế toán từ chứng từ, sổ sách cho đến việc kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác kế toán Hệ thống máy tính phòng nghiệp vụ tổng hợp nên được cài đặt phần mềm kế toán phù hợp nhằm hỗ trợ cho hoạt động của phòng, tiết kiệm thời gian, nâng cao khả năng xử lý nghiệp vụ cũng như chất lượng thông tin do kế toán cung cấp. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4287.doc
Tài liệu liên quan