Kế toán quản trị – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn

KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác. Nhất là trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang bước vào hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu thông tin cho quản lý của quá trình sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp hiện nay là một điều

pdf68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Kế toán quản trị – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không thể thiếu được. Kế toán - một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Thông tin kế toán không chỉ quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kế toán có thể phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra của mình thì cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Với hệ thống này thông tin được cung cấp không chỉ hướng vào các quá trình và các sự kiện kinh tế đã xảy ra, mà còn phải hướng đến những diễn biến trong tương lai nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Một hệ thống kế toán đáp ứng được nhu cầu thông tin như thế phải là một hệ thống kế toán bao gồm hai phân hệ: Kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT). Thông tin của KTTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán, có tính phản ánh khách quan các sự kiện kinh tế đã xảy ra, phải có độ chính xác gần như tuyệt đối. Thông tin của KTTC cũng rất cần thiết cho việc lập kế hoạch nhưng chưa đầy đủ vì đó chỉ là sự phản ánh quá khứ trong khi sự vật lại vận động không ngừng. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường do yêu cầu cần nhạy bén nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh nên thông tin cung cấp cho các nhà quản trị cần linh hoạt, tốc độ và phù hợp với từng quyết định không phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán cũng như phải chính xác tuyệt đối. Đó chính là thông tin KTQT. Thông tin do KTQT cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai – đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với các nhà quản trị - bộ não điều khiển toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, luôn cố gắng đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và không ngừng phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 1 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Thế nhưng, ở nước ta cho đến nay, nhận thức và hiểu biết về KTQT vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hoàn toàn thống nhất cả về lý luận lẫn thực tiễn. Khái niệm “Kế toán” để nói về hệ thống kế toán của doanh nghiệp từ trước đến nay cũng chỉ đề cập chủ yếu đến kế KTTC, mặc dù hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những biểu hiện nhất định về KTQT. Vì thế, tổ chức KTQT với những nội dung thích ứng trong điều kiện và môi trường hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần hoàn thiện tính đồng bộ của hệ thống kế toán Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiến ứng dụng. Bên cạnh, trong quản lý, doanh nghiệp thường đối diện với nhiều tình huống cần phải đưa ra các quyết định, để đi đến các quyết định cần phải dựa trên các cơ sở và thông tin cần thiết. Trước hết, đó là mục tiêu của doang nghiệp. Mọi quyết định đưa ra điều phải nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau mục tiêu chung, còn phải xác định được yêu cầu và mục đích cụ thể của quyết định đưa ra. Sau đó, cần tìm nhiều biện pháp khác nhau để đánh giá, so sánh và đi đến quyết định lựa chọn phương án tốt nhất. Bước quan trọng nhất trong quá trình ra quyết định là đánh giá các phương án qua phân tích chi phí và lợi nhuận thông qua KTQT. Đó là một trong những vai trò rất quan trọng của KTQT giúp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ vai trò ra quyết định của nhà quản trị. Đó là vai trò quan trọng xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá vai trò ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, để có thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý KTQT phải thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẳn mà KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp và tổng hợp trình bày chúng theo một trình tự để cung cấp cho nhà quản trị. Bên cạnh KTQT còn giúp cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng việc cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào từng tình huống kinh doanh khác nhau từ đó nhà quản trị lựa chọn và ra quyết định thích hợp nhất Từ nhận thức trên em đi vào nghiên cứu vấn đề: “Kế toán quản trị - cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn.” SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 2 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò ra quyết định của KTQT và việc ứng dụng KTQT vào doanh nghiệp để phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích việc ứng dụng KTQT cho việc ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn trong nhà máy thuốc lá An Giang. Trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị để xây dựng bộ phận KTQT tại doanh nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu và thông tin trực tiếp từ nhà máy thuốc lá An Giang như các báo cáo quyết toán năm, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các báo cáo thống kê như (Báo cáo nhập, xuất nguyên vật liệu, báo cáo tiền lương và các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh...), báo cáo giá thành, báo cáo lãi lỗ của từng mặt hàng....và tham khảo các ý kiến giải trình từ các cán bộ công nhân viên của nhà máy. Từ đó dùng phương pháp phân tích tổng hợp lồng ghép giữa lý thuyết và các tình huống kinh doanh cụ thể tại nhà máy để đưa ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra đề tài còn tham khảo thông tin từ sách, báo, tạp chí... làm cơ sở cho việc đánh giá và đưa ra kết luận chung. Đề tài bao gồm 4 chương •Chương 1: Cơ sở lý luận – giới thiệu sơ lược về KTQT •Chương 2: Giới thiệu chung về Nhà máy thuốc là An Giang •Chương 3: Ứng dụng KTQT vào nhà máy thuốc lá An Giang •Chương 4: Đánh giá và kiến nghị  Kết luận 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò ra quyết định ngắn hạn của KTQT tại Nhà máy thuốc lá An Giang năm 2004. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 3 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 1. SƠ LƯỢC VỀ KTQT Cùng với sự phát triển tập trung và chuyên môn hoá quá trình kinh doanh đã hình thành nhiều ngành, nhiều dạng tổ chức với những loại sản phẩm dịch vụ phong phú có phương thức quản lý riêng biệt. Đặc biệt, sự tách rời quyền sở hữu của các chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần thiết phải có thông tin KTQT để hình thành các quyết định của những nhà quản lý doanh nghiệp. Để ban quản trị điều hành doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, kế toán phải biết tiên liệu kết quả và dự phần vào việc quản trị doanh nghiệp. KTQT được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh doanh, kể cả các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Nếu như KTTC đã ra đời cách đây rất lâu, thì cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX người ta còn biết rất ít về KTQT. Năm 1875 Thomas Suther Land - một nhà kinh doanh người Anh, là người đầu tiên viết về KTQT: “Các doanh nghiệp cần phải xác định được lợi nhuận của một năm hoặc một khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Cho nên có một điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm được các thông tin chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho nhà quản lý hiểu được nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hưởng tốt, xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.” KTQT được áp dụng lần đầu tiên ở Bắc Mỹ và ở Anh vào nửa cuối thế kỷ XIX và đến năm 1925 KTQT đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế và được hình thành phát triển cho đến nay. Các sự kiện đã thúc đẩy sự phát triển của KTQT là: sự cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu; sức ép khốc liệt của giá thành, sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật trong lĩnh vực tự động hoá; khả năng to lớn trong việc thu thập và báo cáo thông tin; sự chuyển động mạnh mẽ theo hướng vượt khỏi các quy định của các ngành dịch vụ. Những thay đổi do các sự kiện này đã đem đến và làm tăng thêm nhu cầu về thông tin SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 4 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt của các nhà quản lý, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến hoạt động nội bộ mà họ không thể nào có được từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Qua đó cho thấy được vai trò quan trọng của KTQT trong doanh nghiệp, từ đó có nhiều quan điểm về KTQT ra đời: Theo Hiệp hội kế toán quốc gia của Mỹ, văn kiện số 1A tháng 3/1981 thì: “KTQT là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình KTQT bao gồm công việc xác định,cân, đo, đong, đếm, thu thập, tích luỹ, phân tích, chuẩn bị thông tin, giải thích và cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để các nhà quản lý xử lý các thông tin này theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.” Theo từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ thì KTQT là: “một lĩnh vực của kế toán liên quan đến việc định lượng các thông tin kinh tế và hỗ trợ những nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết đinh tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành.” Theo Luật kế toán Việt Nam được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 17/06/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 đã quy định về KTQT ở các đơn vị kế toán như sau: Điều 4-1: “KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế trong nội bộ các đơn vị kế toán.” 2. VAI TRÒ RA QUYẾT ĐỊNH CỦA KTQT KTQT là kế toán theo chức năng quản lý, vì thế vai trò của nó là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức, điều hành hoạt động, kiểm tra và ra quyết định trong đó ra quyết định là một trong những vai trò rất quan trọng. Bởi vì, chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một tổ chức có thể có ảnh hưởng ngắn hạn hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin và phần lớn thông tin là do KTTQ cung cấp nhằm phục chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Do vậy, KTQT phải cung cấp thông tin kịp thời linh hoạt và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các dự án được thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin này cũng có thể được diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, biểu đồ, đồ thị… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng. Ngoài ra, khi ra quyết định, ngoài việc đánh giá và so sánh về mặt chi phí, ta còn phải tính đến các tác động dây chuyền mà quyết định có thể gây ra, doanh nghiệp càng lớn những quyết định đưa ra càng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 5 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt trong doanh nghiệp. Do đó, cần có nhiều thông tin hơn giúp người ra quyết định cân nhắc, xem xét mọi tình huống cũng như các tác động có thể có trước khi đi đến các quyết định cuối cùng. Trong ra quá trình ra quyết định, song song với việc cân nhắc đến những yếu tố có thể định lượng bằng đơn vị tiền tệ (yếu tố tiền tệ), ta còn phải xem xét đến những yếu tố không thể tính thành tiền được (yếu tố định tính). Thí dụ trước khi quyết định có nênđóng cửa một nhà máy hay không, ngoài những yếu tố về mặt tài chính, ta cần cân nhắc đến các yếu tố khác như tác động về mặt tâm lý và tình cảm lên nhân viên, tác động xã hội, thời gian… Trong thực tế một số những tác động định tính sẽ có thể tác động ngược lại những tác động định lượng. 3. QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH NGẮN HẠN Quyết định kinh doanh ngắn hạn là các quết định mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng cũng như thời gian thực hiện thường dưới một năm, và thông thường các quyết định này thường gắn liền với các nguồn tài trợ ngắn hạn. Thuộc quyết định này gồm có: Các quyết định về giá bán, về cơ cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh, ngừng hay tiếp tục sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó, quyết định nên sản xuất hay mua ngoài một bộ phận, chi tiết của sản phẩm… Vì vậy có thể nói các quyết định ngắn hạn này chủ yếu là các quyết định chiến thuật trong kinh doanh. 4. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KTQT Ở VN Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước làm chủ tất cả các nguồn lực sản xuất và cung cấp tất cả nhu cầu vốn, các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức “Cấp phát vật tư và giao nộp sản phẩm” theo kế hoạch cấp trên giao. Mặt khác, các xí nghiệp lại bị giới hạn về quyền quyết định nên nhu cầu thông tin nội bộ hầu như không phải là vấn đề thiết yếu. Do vậy mục đích của kế toán chủ yếu là cung cấp thông tin cho nhà nước nhằm kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Chức năng của kế toán là phản ánh và giám đốc tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa và các hoạt động kinh tế. Vì thế, trong cơ chế tập trung bao cấp, bản chất của kế toán được điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ghi rỏ: “Kế toán là công cụ ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp”. Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều bình đẳng trong quá trình sản xuất kinh doanh, mối quan hệ kinh tế tài chính của các doanh nghiệp được mở rộng. Mặt khác, với sự phát triển đa dạng của các nguồn tạo vốn từ SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 6 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt bên ngoài đã làm cho đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trở nên đa dạng hơn. Mục đích của kế toán không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho bản thân doanh nghiệp, cho Nhà nước, mà còn cung cấp thông tin cho Ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng…Cho nên kế toán không thuần túy là công việc giữ sổ sách hay ghi chép và lưu giữ các số liệu, mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho các nhà quản lý, cho họ ra các quyết định. Những thông tin do kế toán cung cấp cho phép các nhà kinh tế có được lựa chọn hợp lý để định hướng hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của kế toán hiện đại là cung cấp thông tin tài chính kể cả một số thông tin phi tài chính về một thực thể kinh tế để người sử dụng có một quyết định sáng suốt về việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên vốn có giới hạn. Ngày nay, hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam mang đặc tính của một hệ thống kế toán mở và linh hoạt. Ngoài những quy định có tính chất bắt buộc doanh nghiệp cần phải tuân thủ, còn có những quy định mang tính chất hướng dẫn để các doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, đó cũng chính là bước đầu có sự phân chia về KTTC và KTQT. Những quy định có tính chất bắt buộc, pháp quy chủ yếu là KTTC, nó cần những thông tin phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực…. Những quy định mang tính chất hướng dẫn không mang tính bắt buộc là KTQT, sự vận dụng những quy định này phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tổ chức và vận dụng phù hợp thì KTQT sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định ở các doanh nghiệp Trong hội nghị kế toán tháng 10/2003, tổng kết 15 năm đổi mới kế toán và đưa ra định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán trong tương lai đã có nhấn mạnh đến vị trí, vai trò quan trọng của KTQT, sau đây là một vài nhận định về vai trò của KTQT: - PGS.TS Đặng Văn Thanh – phó chủ tịch Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã đưa ra quan điểm về vị trí của kế toán đối với các nhà quản trị, chủ sở hữu mỗi doanh nghiệp: ”Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước mà quan trọng hơn là công cụ, là cơ sở cho các quyết định kinh doanh của các chủ sở hữu chủ doanh nghiệp và các bên thứ ba – kế toán không chỉ là những người làm nghề kế toán mà là sự quan tâm, là hiểu biết cần thiết cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và đầu tư.” - Ông lê Văn Bình – Trưởng phòng TCKT- Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam đánh giá về vai trò của KTQT đối với công tác quản lý trong doanh nghiệp: “Phát huy vai trò của KTQT trong việc phục vụ quản lý nội bộ của doanh nghiệp, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình kinh doanh và biến động tài sản, nguồn vốn tronh doanh SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 7 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt nghiệp, giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết sách đúng đắn về chiến lược, chiến thuật và kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.” - TS.Đinh La Thăng – Phó bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, người từng giữ cương vị là chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà đưa ra mô hình tổ chức KTQT đã và đang áp dụng tại Tổng công ty: “Công tác KTQT ở Tổng công ty đặt trọng tâm vào việc quản trị chi phí và giá thành, quản lý tài sản, công nợ, sử dụng vốn… Tổng công ty thiết lập nội dung KTQT theo mô hình kết hợp với KTTC trong một hệ thống kế toán nhất định.” Qua đó cho thấy hoạt động của KTQT trong các doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành, tuy phạm vi còn hạn hẹp, nội dung còn sơ khai, nhưng ngững biểu hiện đó cho thấy tính đúng đắn, sáng suốt của quá trình đổi mới và hội nhập khu vực, quốc tế của KTQT ở Việt Nam, nhưng để KTQT thật sự trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp để giúp các nhà quản lý tổ chức KTQT một cách có hiệu quả. 5. CÁC CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH a. Biến phí và định phí Biến phí (Chi phí khả biến): Là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với những biến đổi của các mức hoạt động. Định phí (Chi phí bất biến): Là các khoản chi phí không thay đổi về tổng số trong một phạm vi nhất định khi có sự thay đổi của các mức hoạt động. Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm định phí và biến phí. Phần định phí thường phản ánh những chi phí can bản tối thiểu để duy trì phục vụ, còn biến phí thường phản ánh chi phí thực tế sử dụng hoặc sử dụng quá định mức. Do vậy, biến phí sẽ biến thiên tỷ lệ thận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt định mức. b. Chi phí có thể tránh được (avoidable costs) Chi phí có thể tránh được là những chi phí sẽ không xảy ra nếu ta quyết định không thực hiện một hoạt động nào đó. Chi phí có thể tránh được còn được gọi là chi phí tăng thêm (incremental costs) vì khi quyết định thực hiện một hoạt động nào đó tổng chi phí sẽ tăng thêm một khoản bằng với những chi phí phát sinh thêm này. c. Chi phí có liên quan (relevant costs) Trong quá trình ra quyết định, không phải chi phí nào cũng được đưa vào phân tích. Ta chỉ phân tích các chi phí có liên quan đến quá trình ra quyết định. những chi phí có liên quan là những chi phí có thể bị ảnh hưởng bởi những quyết định đưa ra. Những chi phí không có liên quan là những chi phí mà dù quyết định đưa ra như thế SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 8 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt nào đi nữa cũng không thay đổi được và cần được loại bỏ khỏi quá trình phân tích này. Một vài chi phí có liên quan:  Những chi phí xảy ra trong quá khứ là những chi phí không có liên quan vì việc ra quyết định không thể thay đổi những gì đã thực hiện trong quá khứ. Những chi phí này còn được gọi là chi phí chìm (sunk costs) như: Chi phí nghiên cứu thị trường, thông tin có được từ cuộc nghiên cứu thị trường sẽ giúp ích cho việc ra quyết định, nhưng những chi phí này không có liên quan đến quá trình ra quyết định vì việc ra quyết định như thế nào cũng không thể thay đổi được việc những chi phí này đã được chi ra.  Những chi phí chung (common costs) như: Định phí chung, do những chi phí này là chung cho tất cả các phương án hoạt động, chúng không có liên quan đến quá trình ra quyết định. Khi đánh giá và so sánh các phương án, ta cần xem xét chi phí riêng của từng phương án đưa ra.  Giá trị sổ sách (book values) và khấu hao (depreciation) cũng không có liên quan vì chúng đều do những định chế kế toán quyết định. Đối với từng mục đích đưa ra quyết định thì yếu tố kinh tế mới là quan trọng. d. Chi phí cơ hội (opportunity costs) Chi phí cơ hội là giá trị cao nhất của một lợi ích bỏ qua nếu ta thực hiện một phương án nào đó. Ta thường gặp những chi phí cơ hội khi doanh nghiệp bị hạn chế ở một số nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực hạn chế này cho một hoạt động A thì sẽ làm cho các hoạt động B,C,D… không thực hiện được. Phần lợi nhuận mất đi cho các hoạt động B,C,D… không được thực hiện theo một mức độ đã được đưa ra được coi là chi phí cơ hội của hạt động A chi phí cơ hội này cần được vào quá trình ra quyết định. e. Chi phí chênh lệch Các nhà quản lý phải đứng trước sự so sánh, lựa chọn những phương án khác nhau quyết định sẽ được hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở chi phí của từng phương án. Nhưng thực tại lại có những chi phí tồn tại trong phương án này lại không tồn tại trong phương án kia, tất cả những chi phí đó hình thành chi phí chênh lệch và chính nó chính là căn cứ để người quản lý lựa chọn phương án. f. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí Một chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành biến phí và định phí, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng sử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 9 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Doanh thu xxxxxx Biến phí xxxxx Số dư đảm phí xxxx Định phí xxx Lợi nhuận xx  So sánh giữa báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (KTQT) và báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (KTTC) Điểm khác nhau giữa hai bản báo cáo: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của Kế toán tài chính sẽ không xác định được điểm hoà vốn và phân tích mối quan hệ giữa chi SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 10 Kế toán tài chính Doanh thu xxxxxx Giá vốn hàng bán xxxxx Lãi gộp xxxx Chi phí kinh doanh xxx Lợi nhuận xx Kế toán quản trị Doanh thu xxxxxx Biến phí xxxxx Số dư đảm phí xxxx Định phí xxx Lợi nhuận xx KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt phí khối lượng và lợi nhuận, vì hình thức của báo cáo kế toán tài chính chỉ nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, vì thế cho biết rất ít về cách ứng xử chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó có thể hiểu sâu thêm được về phân tích hoà vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P). 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Nhà máy thuốc lá An Giang được thành lập theo quyết định số:266/QĐ-UB ngày 06/05/1994 của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang. Doanh nghiệp được thành lập có: - Trụ sở đặt tại Tổ 7 Quốc lộ 91, khóm Mỹ Quới, phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang - Vốn pháp định: Vốn cố định: 2.073.155.722 đồng Vốn lưu động: 1.300.000.000 đồng Các loại vốn khác: 1.013.267.583 đồng Thuộc nguồn vốn: SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 11 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Vốn ngân sách cấp: 3.087.955.166 đồng Vốn tự bổ sung: 1.298.468.139 đồng - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu, gia công thuốc lá điếu, kinh doanh nguyên vật liệu chuyên ngành - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: Doanh nghiệp đoàn thể, hoạt động theo các luật và quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước thành lập theo nghị định số: 388-HĐBT Đến năm 2000 theo chủ trương của đảng và nhà nước thì hệ đảng không được làm kinh tế mà trọng tâm chính là hoạt động chính trị nên phải sáp nhập nhà máy thuốc lá An Giang vào Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và trở thành doanh nghiệp nhà nước cho đến nay. Mặc dù là ngành nghề không được nhà nước khuyến khích, nhưng hàng năm nhà máy thuốc là An Giang đã góp phần rất lớn trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. 2. NHIỆM VỤ  Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký  Xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất của nhà máy  Bảo tồn và phát triển vốn được giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội  Tăng cường điều kiện vật chất cho doanh nghiệp, xây dựng nền tảng để ngày càng phát triển vững chắc  Góp phần vào việc phân phối lao động xã hội tạo điều kiện cho đời sống cán bộ, công nhân viên chức  Phục vụ nhu cầu cần thiết cho đời sống xã hội 3. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 3.1 Sản phẩm Nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuốc lá các sản phẩm: An Giang hộp, An Giang xanh, Long xuyên, Bastion, Favardin, Jensol... Sản phẩm chính của công ty đó là Bastion và An Giang hộp với hệ thống trang thiết bị tự động từ khâu vấn thuốc đến khâu đóng gói thành phẩm, đảm bảo chất lượng đồng bộ đảm cho nhu cầu xuất khẩu và hạn chế ảnh hưởng sức khoả cho người tiêu dùng. Ngày nay thuốc lá là một mặt hàng không được khuyến khích sản xuất nhưng lợi nhuận của nó rất cao, mỗi năm đóng góp vào ngân sách rất nhiều và là một ngành SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 12 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt ngày càng bị cạnh tranh gay gắt lẫn trong nước và quốc tế. Nhưng công ty đã rất nổ lực để duy trì sản xuất và ngày càng mở rộng từ khi mới thành lập chỉ là sản xuất thủ công nhỏ lẻ đến nay đã sử dụng hoàn toàn máy móc tự đông. 3.2 Giá: Bảng 1: Giá bán sản phẩm của công ty: Đơn vị: đồng Công ty định giá trên cơ sở cạnh tranh: giá bán sản phẩm được xác định tùy theo tình hình cạnh tranh trên thị trường để đạt doanh thu. Hiện nay, giá bán các sản phẩm của các hãng sản xuất đang cạnh tranh nhau vì thế giá chênh lệch không nhiều lắm giữa các hãng. Mà giá bán bằng giá thành cộng lợi nhuận mong muốn nên nhà máy phải thường xuyên xem xét tìm cách hạ giá thành để đạt lợi nhuận. 3.3 Phân phối: Phân phối được tổ chức tốt cũng là một yếu tố cần thiết để giành được sự hưởng ứng mua tích cực, những hệ thống phân phối đáng tin cậy và kịp thời là huyết mạch thiết yếu, mà phần lớn việc kinh doanh phụ thuộc vào. Các kênh phân phối của nhà máy thuốc lá An Giang như sau: Sơ đồ 1: Các kênh phân phối sản phẩm SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 13 Tên hàng ĐVT 1 gói Thuốc gói An Giang hộp Gói 1.550 Thuốc gói An Giang Xanh “ 1.300 Thuốc gói Bastion “ 1.650 Thuốc gói Farardin “ 900 Thuốc gói Jensol “ 1.550 Thuốc gói Long Xuyên “ 1.500 Thuốc gói Orient “ 900 Nhà bán lẻ Công ty Đại lý Khách hàng tiêu dùng KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt  Công ty bán trực tiếp đến người bán lẻ từ người bán lẻ phân phối đến người tiêu dùng  Tại các tỉnh đồng Đồng Bằng Sông Cửu Long hầu như đều có đại lý của nhà máy thuốc lá An Giang. Ở miền trung có hai đại lý và một đại lý ở TP HCM 3.4 Sản xuất: Nhà xưởng của công ty được bố trí gần với quốc lộ, tỉnh lộ và đường sông nên thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đến thị trường tiêu thụ. Công ty hiện có 2 dây chuyền sản xuất : Một dây chuyền sản suất máy vấn: bao gồm 03 tổ Với công suất 3.750 đến 4.750 điếu/phút hoạt động liên tục trong 20 giờ/ngày Một dây chuyền máy bao 93 triệu bao/năm: 01 bao cứng và 01 bao mềm Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất : SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 14 SỢI THUỐC BAO THUỐC ĐÓNG CÂY ĐÓNG THÙNG MÁY VẤN THUỐC ĐIẾU MÁY BAO GIẤY VẤN BAO THUỐC KEO PHẾ PHẨM ĐẦU LỌC & TẮC KÈ KEO TEM KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Quy trình sản xuất: Nguyên liệu là cây thuốc khi mua về đã được thuê gia công cắt sợi từ Thành Phố HCM chuyển về. Sợi thuốc được đưa vào máy vấn cộng với giấy vấn, đầu lọc, tắc kè cho ra thuốc đếu. Từ đó đưa sang dây chuyền máy bao, tại đây thuốc sẽ được gói lại thành từng bao nhỏ 20 điếu sau đó được dán keo và được đưa vào hộp 10 gói sau đó được dán keo và tem lại. Cuối cùng đưa vào thùng giấy lớn 50 cây và xuất bán. Như vậy, cả quy trình sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận có liên quan mật thiết với nhau và phối hợp nhịp nhàng để cho ra thành phẩm. Hiện nay công ty khai thác được khoảng 80 - 90% công suất thiết kế của dây chuyền và năng lực sản xuất đạt 9 – 10triệu bao/tháng. Công ty có bộ phận KCS thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và ban hành tiêu chuẩn cho từng loại, kiểm tra kỷ trước khi xuất bán, để giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. 4. CƠ CẤU TỔ CHỨC Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 15 Phòng kế toán và tài vụ Phòng tổchức & hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH & KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TỔ CHỨC & NHÂN SỰ Phòng Kế hoạch & KD Phân xưởng sản xuất Tổ máy vấn Tổ máy bao GIÁM ĐỐC KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD._.: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhà máy thuốc lá An Giang là một đơn vị hạch toán độc lập, cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, nhưng vẩn đảm bảo năng lực quản lý. Bộ máy quản lý bao gồm: Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc Giám đốc là người đứng đầu và đại diện cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong nhà máy, chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh đối với Tổng Công ty và đối với Nhà nước. Phó Giám đốc phụ trách tài chính – kinh doanh: là người cộng sự giúp đở cho Giám đốc trong việc quản lý nhà máy, quản lý sản phẩm sản xuất ra, phụ trách về tổ chức kinh doanh của đơn vị. Phó Giám phụ trách về tổ chức – nhân sự: là người cộng sự giúp đở Giám đốc trong việc quản lý tổ chức và bố trí nhân sự trong toàn thể nhà máy. Các Phòng, ban gồm: Trưởng phòng và phó phòng điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc. - Phòng tổ chức – hành chính: Nghiên cứu và xây dựng phương pháp tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý cán bộ - nhân viên, công tác bảo vệ an ninh cho nhà máy thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư lưu SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 16 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt trử hồ sơ, công tác quản trị nhân sự xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, khen thưởng kỷ luật nhân viên. - Phòng kế hoạch và kinh doanh: Tổ chức sản xuất, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ tổ chức công tác xuất nhập vật tư theo dỏi các hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm, thống kê cập nhật chứng từ. - Phân xưởng sản xuất: chiệu trách nhiệm về sản xuất, bao gồm: tổ máy vấn và máy bao. - Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức công tác hạch toán tài chính, thống kê, lên bảng cân đối Theo dỏi thu chi chứng từ, hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung giúp công tác quản lý kế toán tài chính chặc chẽ. Cơ cấu bộ máy kế toán bao gồm: Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán  Kế toán trưởng: Phụ trách toàn bộ công tác hạch toán, thống kê và tổ chức hướng dẫn kiểm tra kế toán trong nội bộ, lập các bảng tổng kết tài sản và báo biểu kế toán. Chịu trách nhiệm với cấp trên và các ngành trực thuộc liên quan đến tình hình tài chính tại doanh nghiệp.  Kế toán chi tiết: Ghi chép cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động tại nhà máy.  Kế toán thanh toán: Theo dõi cập nhật các khoản phải thu, phải trả chi tiết phát sinh theo từng đối tượng.  Thủ quỹ: thu chi và quản lý tiền mặt, phát lương và ghi chép sổ quỹ, đồng thời báo cáo thường xuyên hàng tháng, hàng quý. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 17 Kế toán chi tiết Thủ quỹ kế toán trưởng Kế toán thanh toán KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhân sự: Tổng nhân sự của công ty gồm 578 người.  Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nhân vận hành có kinh nghiệm cao, gắn bó 10 năm với công ty.  Công nhân viên: đội ngũ nhân viên dồi dào kinh nghiệm, tuổi đời trung bình 42 (đối với ban lãnh đạo), đội ngũ nghiệp vụ trẻ (tuổi từ 27 – 34) có khả năng sáng tạo, đội ngũ công nhân trẻ nhiệt tình giàu kinh nghiệm. 5. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây Như chúng ta đã biết việc hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, điều đó đã được khẳng định trên toàn thế giới, là mặt hàng không được khuyến khích. Do vậy việc sản xuất thuốc lá đối với các nhà máy là rất khó khăn và phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng hàng năm ngành này đã mang lại cho đất nước một nguồn thu từ ngân sách rất lớn. Hiện nay việc cung, cầu thuốc lá còn mất cân đối do cung rất lớn so với cầu, vì tỷ lệ tiêu thụ có chiều hướng giảm. Do đó, việc sản xuất thuốc lá gói của nhà máy không thể tránh khỏi sự cạnh tranh, từ đó nhà máy nào cũng có hoạt động chủ yếu nhằm phục vụ cho người tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề này Nhà máy thuốc lá An Giang đã xác định hướng đi bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt cơ cấu sản xuất kinh doanh, không ngừng cải tiến khoa học kỹ thuật để đi đến mục đích cuối cùng của nhà máy là giảm tối thiểu nhất việc ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng và tăng lợi nhuận. Trong tương lai nhà máy sẽ thâm nhập các thị trường lân cận và khai thác những thị trường tiềm năng mới. Để nắm rỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta xem xét Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 03 năm gần đây: Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Ngày 31 tháng 12) (Đvt: đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 - Tổng doanh thu 116.878.310.125 134.366.416.298 117.436.338.647 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu: - Các khoản giảm trừ: 30.039.173.782 41.504.143.354 35.684.904.273 + Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 18 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt + Hàng bán bị trả lại 64.927.000 121.523.220 + Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp 29.974.246.782 41.382.620.134 35.684.904.273 1. Doanh thu thuần 86.839.136.343 92.862.272.944 81.751.434.374 2. Giá vốn hàng bán 80.978.393.960 86.879.742.750 76.292.736.376 3. Lợi tức gộp 5.860.742.383 5.982.530.194 5.458.697.998 4. Doanh thu hoạt động tài chính 128.970.567 197.034.917 254.493.430 5. Chi phí tài chính 220.000 6. Chi phí bán hàng 1.768.260.136 2.151.642.462 1.148.319.468 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.299.421.836 2.504.896.772 3.217.543.985 8. Lợi tức thuần từ hoạt động KD 1.922.030.978 1.523.025.878 1.347.107.975 9. Thu nhập khác 19.477.500 1.188.926 57.285.242 10. Chi phí khác 113.522.906 200.165.627 118.478.397 11. Lợi tức từ hoạt động khác (198.976.701) (198.976.701) (61.193.155) 12. Tổng lợi tức trước thuế 1.827.985.572 1.324.049.177 1.285.914.820 13. Thuế lợi tức phải nộp 505.653.661 420.975.737 356.269.230 14. Lợi tức sau thuế 1.322.331.911 903.073.440 929.645.590 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận qua 3 năm: SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 19 Doanh thu và Lợi nhuận 86.839 92.862 81.751 1.322 903 930 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 100.000 2002 2003 2004 Năm DT trđ Doanh thu Lợi nhuận KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Biểu đồ cho thấy doanh thu qua 03 năm có sự tăng giảm không đồng đều Năm 2003 tăng nhưng đến năm 2004 lại giảm khoảng 12% so với năm 2003. Mặc dù doanh thu năm 2004 giảm nhưng lợi nhuận lại tăng cao hơn so với năm 2003. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động tài chính tăng, chi phí quản lý tăng nhưng chi phí bán hàng giảm nhiều, lỗ từ các hoạt động khác giảm rất nhiều. Chính những điều này làm cho doanh thu năm 2004 mặc dù giảm mạnh nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Bên cạnh chi phí bán hàng tăng giảm không đều qua các năm tuỳ vào lượng hàng bán ra trong năm, chi phí quản lý của doanh nghiệp còn cao và có xu hướng tăng qua các năm. Chính điều đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp còn thấp. Đóng góp của nhà máy vào ngân sách là rất lớn làm cho các khoản giảm trừ của nhà máy cao. Trong năm 2004 không có hàng bán bị trả lại do nhà máy ngày càng tăng cường công tác kiểm tra hàng trước xuất bán để chất lượng sản phẩm không bị kém chất lượng. Cũng trong giai đoạn này nhà máy bắt đầu đầu tư tăng cường trang thiết bị cho nên tăng cường nguồn vốn từ vay bên ngoài nên phát sinh thêm một khoản chi phí đó là chi phí lãi vay. Bảng 2: Cơ cấu Doanh thu tháng 01/2005: (Đvt: đồng) SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 20 (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ) Cơ cấu Doanh thu 01/2005 An Giang 9% Kiên Giang 6% Trà Vinh 30% Đồng Tháp 5% Vĩnh Long 8% Bà Rịa – Vũng Tàu 9% Thành Phố HCM 10% Đồng Nai 6% Khác 17% KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Qua cơ cấu doanh thu 01/2005 cho thấy thị trường chủ lực là tỉnh Trà Vinh chiếm 30% do đây là thị trường truyền thống, công ty đã xâm nhập vào thị trường này từ rất lâu và có một vị trí nhất định. Bên cạnh thị trường TP HCM chiếm 10% kế đến là các tỉnh như An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.... Công ty cũng đang thăm dò và mở rộng sang thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Pháp, Irắc... Trong năm 2004 lượng tiêu thụ của nhà máy thuốc lá An Giang là 76.427.792 triệu bao, đạt 99,26% so với kế hoạch giảm 10,21% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do tăng giá vào khoảng quí IV/2004 đại lý sợ tăng giá nên lấy hàng giữ trữ nhiều nên lượng tiêu thụ giảm. Mặt khác, ở các đại lý tình hình tiêu thụ cũng đang gặp khó khăn do bị cạnh tranh gay gắt chủ yếu là cạnh tranh về giá và khuyến mãi. Qua đó cho thấy công ty cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định của Công ty:  Điểm mạnh - Có một đội ngũ nhân viên lâu năm có tay nghề , luôn luôn học hỏi tìm tòi, nâng cao chgyuên môn nghiệp vụ - Nhà máy có thị trường truyền thống từ lúc mới thành lập và ngày càng mở rộng, đang tiến vào thị trường Đông Nam Bộ - Nhà máy luôn được sự ủng hộ quan tâm của Ban lãnh đạo Tổng công ty và địa phương vượt qua một số khó khăn như hỗ trợ về tem không phải thanh toán như trước nên đã làm giảm chi phí đầu vào SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 21 Thị trường Doanh thu An Giang 610.320 Kiên Giang 378.500 Trà Vinh 2.000.000 Đồng Tháp 350.000 Vĩnh Long 525.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 600.000 Thành Phố HCM 680.000 Đồng Nai 370.000 Khác 1.125.000 Tổng 6.748.820 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Bên canh nhà máy đã vượt chỉ tiêu nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nên đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang trích khen thưởng 4 tỷ đồng để đầu tư mới máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong thời gian tới.  Điểm yếu - Thực trạng nhà máy với năng xuất thiết kế là 93 triệu bao/năm nhưng qua thời gian sử dụng tuổi thọ của máy giảm dần làm tiêu hao nhiều nguyên liệu - Năng lực của cán bộ càn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong tình hình hiện nay - Giá cả nghuên liệu còn cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm - Thuốc ngoại đang có xu hướng ngày càng tăng mẫu mã rất phong phú mà giá cả lại rẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt - Nhà máy còn khó khăn về vốn lưu động như dữ trữ nguyên vật liệu - Các đại lý còn nợ nhiều làm cho nhà máy khó thu hồi vốn và ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ.  Định hướng phát triển - Trong quý II/2005 Nhà máy sẽ nhập về máy đóng bao có công suất 180bao/phút và đầu tư công nghệ máy vấn điếu có tốc độ 5.000 – 6.000đ/phút để hổ trợ năng lực sản xuất và phát triển sản xuất sản phẩm trung và cao cấp trong thời gian tới. - Tăng cường công tác kiểm, tra nghiên cứu thị trường, để tiếp tục cải tiến hoàn chỉnh sản phẩm nhằm bắt kịp các diễn biến và xu hướng thị trường. Tập trung cho các sản phẩm có giá trị cao, đa dạng hoá mẫu mã, bao bì sản phẩm. - Tăng cường công tác khuyến mãi, tiếp thị đối với các sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhà máy trên thị trường. - Nhân viên trong thời gian tới cũng cần phải có chiến lược thay thế sản phẩm, khai thác các sản phẩm thị trường đang ưa chuộng, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới chất lượng ngày càng cao hơn vì không có bất kỳ một sản phẩm nào tồn tại mãi với thời gian mà không thay đổi. 1. CHI PHÍ SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 22 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhà máy thuốc lá An Giang sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng đề tài đi sâu vào nghiên cứu. và phân tích ba sản phẩm là Bastion, An Giang hộp và Jensol.  Nguyên vật liệu trực tiếp (Biến phí): Nguyên liệu đầu vào chủ yếu được cung cấp theo hợp đồng dài hạn (thời hạn 1 năm) với những điều khoản ràng buộc về giá cả và chất lượng nguyên liệu nên hầu như giá nguyên liêu đầu vào hàng tháng ổn định, một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của khâu thu mua nguyên liệu sản xuất. Phòng kế toán theo dõi và phản ánh các chi phí phát sinh của các tổ. Hàng Quý, Phòng kế toán lập Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu cho từng sản phẩm để theo dõi chi tiết giá thành nguyên liệu. Bảng 3: Bảng tổng hợp giá thành nguyên liệu theo loại sản phẩm. Đơn vị tính: đồng. Loại sản phẩm Bastion An Giang hộp Jensol Tổng cộng Đơn vị sản phẩm Gói Gói Gói Số lượng 12.805.502 1.532.591 128.640 14.466.733 CP NVL 11.947.533.366 1.311.897.896 11.530.880 13.270.962.142 Đơn giá 1 sản phẩm 933 856 867  Chi phí nhân công trực tiếp (Biến phí): Hàng tuần, bộ phận sản xuất theo dõi công việc của nhân công công nhật và báo cáo cho phòng kế toán để chi trả tiền lương công nhật. Cuối quý, con số tổng của phần tiền này sẽ được đưa vào phần chi phí nhân công trực tiếp cùng với khoản tiền lương của công nhân chính thức. Theo số liệu phòng kế toán cung cấp lập được bảng chi phí nhân công trực tiếp của từng loại sản phẩm như sau: Bảng 4: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Đơn vị tính: đồng. Loại sản phẩm đvsp số lượng CPNCTT Đơn giá 1 sp Bastion Gói 12.805.502 537.831.084 42 An Giang hộp Gói 1.532.591 65.901.413 43 Jensol Gói 128.640 5.274.240 41 Tổng cộng 14.466.733 609.006.737  Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được theo dõi thường xuyên ở các TK có liên quan và sẽ đưa những chi phí phát sinh đó vào TK 627, sau đó cuối mỗi quý chi phí này sẽ được tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Bảng 5: Tập hợp biến phí chi phí sản xuất chung. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 23 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm đvsp số lượng Biến phí SXC Đơn giá 1 sp Bastion Gói 12.805.502 473.803.574 37 An Giang hộp Gói 1.532.591 58.238.458 38 Jensol Gói 128.640 4.502.400 35 Tổng cộng 14.466.733 536.544.432 Bảng 6: Bảng tập hợp định phí sản xuất chung cho từng sản phẩm trong 01 năm Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm CPSXC (F) Bastion 3.223.127.387 An Giang hộp 191.274.535 Jensol 21.925.727 Tổng cộng 3.453.658.649  Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Nhà máy theo dõi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của cả quý: Bảng 7: Tập hợp biến phí BH & QL 1 quý: Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm đvsp số lượng Biến phí BH&QL Đơn giá 1 sp Bastion Gói 12.805.502 192.082.530 15 An Giang hộp Gói 1.532.591 21.456.274 14 Jensol Gói 128.640 1.672..320 13 Tổng cộng 14.466.733 215.211.124 Bảng 8: Tập hợp định phí BH&QL cho từng sản phẩm 01 năm: Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm Định phí BH & QL Bastion 1.920.688.020 An Giang hộp 217.087.759 SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 24 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Jensol 50.563.139 Tổng cộng 2.188.338.918 Ngoài ra do thuốc lá là một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế suất là 45%) Vì vậy khoản thuế này cũng được xem như là một khoản chi phí của nhà máy, trong trường hợp này ta xét khoản chi phí đó như là một biến phí của sản phẩm Bảng 9: Thuế tiêu thụ đặc biệt Đơn vị tính: đồng Loại sản phẩm Giá bán chưa thuế Thuế Giá bán Bastion 1.130 508 1.650 An Giang hộp 1.060 477 1.550 Jensol 1.060 477 1.550 Tóm lại: Bảng 9: Tổng biến phí của 1 sp Đơn vị tính: đồng Sản phẩm Nguyên VL Nhân công SXC (V) BH&QL (V) Thuế Tổng Bastion 933 42 37 15 508 1.535 An Giang hộp 856 43 38 14 477 1.428 Jensol 867 41 35 13 477 1.433 Bảng 8: Tổng hợp định phí trong 1 năm: Đơn vị tính: đồng Loại chi phí Sản phẩm Bastion An Giang hộp Jensol Số lượng sản phẩm 54.091.889 5.909.700 530.358 Định phí SXC 3.223.127.387 291.274.535 21.925.727 Định phí BH&QL 1.920.688.020 117.087.759 50.563.139 Tổng 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 Ta có: Doanh thu thuần của Nhà máy năm 2004: là 117.436.338.647 đồng Trong đó: SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 25 Số tiền % Bastion 89.251.617.372 76 54.091.889 An Giang hộp 9.160.034.414 7,8 5.909.700 Jensol 822.054.371 0,7 530.358 Khác 18.202.632.490 15,5 Doanh thuLoại thuốc Số lượng Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 2. Ra quyết định dựa trên việc sử dụng kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P) 2.1 Ý nghĩa của việc phân tích Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là việc phân tích mối quan hệ nội tại để tìm ra một sự kết hợp hiệu quả nhất giữa các nhân tố: giá bán sản phẩm, khối lượng hoạt động, biến phí của một đơn vị sản phẩm, định phí hoạt động và kết cấu chi phí cũng như kết cấu của sản lượng tiêu thụ nhằm tìm ra khả năng tạo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích C-V-P là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này,dựa trên dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện được việc phân tích cần phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và định phí, hiểu rỏ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm rỏ một số khái niệm cơ bản trong phân tích. Phân tích mối quan hệ C-V-P có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng… 2.2 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P 2.2.1 Số dư đảm phí Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp được chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và cho một đơn vị sản phẩm Nếu gọi: Q sản lượng s giá bán v chi phí khả biến một đơn vị sản phẩm F chi phí bất biến SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 26 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt P Lợi nhuận Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí: (1) Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 SP Doanh thu sQ s Chi phí khả biến vQ v Số dư đảm phí (s - v)Q s -v Chi phí bất biến F Lợi nhuận (s - v)Q – F Nhận xét: - Khi doanh nghiệp không hoạt động Q = 0 => Lợi nhuận: P = -b ; nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ bằng chi phí bất biến - Khi doanh nghiệp hoạt động ở mức sản lượng Qh mà số dư đảm phí bằng chi phí bất biến => Lợi nhuận: P = 0 ; nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn. - Tại sản lượng Q1>Qh => Lợi nhuận: P1 = (s -v) Q1 - F - Tại sản lượng Q2>Qh => Lợi nhuận: P2 = (s - v) Q2 – F Như vậy: Khi sản lượng tăng 1 lượng là: ∆Q = Q2 – Q1 Lợi nhuận tăng 1 lượng là: ∆P = P2 - P1 => ∆P = (s – v)(Q2 – Q1) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu sản lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số dư đảm phí đơn vị Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn  Nhà máy thuốc lá An Giang ta có số liệu năm 2004 của 03 sản phẩm như sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Sản phẩm Bastion An Giang hộp Jensol SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 27 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Sản lượng bán ra 54.091.889 6.909.700 530.358 Giá bán (1sp) 1.650 1.550 1.550 Biến phí (1sp) 1.535 1.428 1.433 Định phí 5.143.815.407 308.362.294 52.488.866 Ta có báo cáo thu nhập năm 2004 của Nhà máy thuốc lá An Giang Đơn vị tính: đồng Nhận xét: Khi xem xét cả yếu tố định phí riêng cho từng sản phẩm, ta thấy Bastion và An Giang hộp đều mang lại lợi nhuận cho nhà máy trong đó Bastion mang lại lợi nhuận cao nhất, sản phẩm còn lại là Jensol thì lỗ, nhưng khi loại bỏ ảnh hưởng của định phí chung ta thấy cả 3 loại sản phẩm đều đóng góp vào việc tạo ra lợi nhuận và giúp trang trải định phí chung của doanh nghiệp. Giả sử trong năm 2005 sản lượng tiêu thụ tăng 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận tăng hơn thêm so với năm 2004 là: Ta có: Bastion: (54.091.889 x 10%) x (1.650 – 1.535) = 622.056.724 đồng An Giang hộp: ( 5.909.700 x 10%) x (1.550 – 1.428) = 72.098.340 đồng Jensol: (530.358 x 10%) x (1550 – 1437) = 5.993.045 đồng Từ đó cho thấy sản lượng bán ra tăng thêm 10% thì lợi nhuận tăng thêm. Với sản phẩm Jensol thì khi sản lượng bán ra tăng lên sẽ làm giảm lỗ và khi sản lượng bán ra vượt khỏi điểm hoà vốn thì nó chính là lợi nhuận của công ty Trong cả ba sản phẩm ta thấy Bastion có số dư đảm phí lớn nhất cho nên khi tăng doanh thu lên 10% đối với cả ba sản phẩm thì lợi nhuận của Bastion tăng cao nhất. Từ đó cho thấy sản phẩm có số dư đảm phí cao thì lợi nhuận tăng cao hơn. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 28 Bastion An Giang hộp Jensol Doanh thu 89.251.616.850 7.169.796.250 822.054.900 97.243.468.000 Biến phí 83.031.049.615 6.605.463.900 760.003.014 90.396.516.529 Số dư đảm phí 6.220.567.235 564.332.350 62.051.886 6.846.951.471 Định phí (SL) 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 5.624.666.567 Lợi nhuận 1.076.751.828 155.970.056 (10.436.980) 1.222.284.904 TổngChỉ tiêu Sản phẩm KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Giả sử trong trường hợp cả ba sản phẩm cùng tăng một lượng doanh thu như nhau 200.000 SP. Ta có lợi nhuận tăng lên là: Bastion: 200.000 x (1.650 – 1.535) = 23.000.000 đồng An Giang hộp: 200.000 x (1.550 – 1.428) = 24.400.000 đồng Jensol: 200.000 x (1550 – 1437) = 22.600.000 đồng Kết luận: Qua sự phân tích trên cho thấy nếu tăng doanh thu lên một lượng như nhau 200.000 SP thì sản phẩm có lợi nhuận tăng lên cao nhất là An Giang hộp chứ không phải là Bastion. Từ đó cho thấy khi tăng doanh thu của một sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì mức tăng lợi nhuận chưa chắc đã lớn hơn, bởi lẽ khi tăng doanh thu thì chưa chắc những sản phẩm có số dư đảm phí lớn hơn có một mức tăng số dư đảm phí lớn hơn. Ta có: Công thức tính lợi nhuận:  Khảo sát EBIT khác nhau theo doanh thu của Bastion: Đơn vị tính: đồng Nhận xét: Qua khảo sát trên ta thấy ở mức sản lượng 44.728.830 sản phẩm là sản lượng hoà vốn vì lợi nhuận gần bằng 0 - Nếu bán 40.000.000 SP => EBIT = (40.000.000 – 44.728.830) x 115 = (543.815.450) (lỗ) - Nếu bán 50.000.000 SP => EBIT = (50.000.000 – 44.728.830) x 115 = 606.184.550 (lãi) - Số lượng sản phẩm để có lãi là 300.000.000 => EBIT = (Q – 44.728.830) x 115 = 300.000.000 Vậy Q = 47.337.526 SP SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 29 Chỉ tiêu 1 SP 40.000.000 SP 44.728.830 SP 50.000.000 SP Doanh thu 1.650 66.000.000.000 73.802.569.500 82.500.000.000 Biến phí 1.535 61.400.000.000 68.658.754.050 76.750.000.000 SD ĐP 115 4.600.000.000 5.143.815.450 5.750.000.000 Định phí 5.143.815.407 5.143.815.407 5.143.815.407 5.143.815.407 Lợi nhuận (5.143.815.292) (543.815.407) 43 606.184.593 EBIT = Số lượng SP trên (dưới) điểm hòa vốn x Số dư đảm phí 1SP KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Kết luận: Qua đó cho thấy ở mỗi mức sản lượng bán ra ta thu được một mức lợi nhuận khác nhau và khi sản lượng bán ra (vượt qua điểm hoà vốn) càng tăng thì lợi nhuận thu về càng tăng. Đây cũng là một công cụ dự đoán lợi nhuận nếu biết được điểm hòa vốn.  Mục tiêu của số dư đảm phí Trong quá trình ra quyết định ta thường sử dụng khái niệm số dư đảm phí và phương án nào có cho số dư đảm phí cao nhất hoặc đạt được mục tiêu đảm phí đưa ra thì được chọn. Sử dung khái niệm số dư đảm phí cho thấy được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế làm cho người quản lý dễ nhằm lẫn trong quá trình ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu đối với những sản phẩm mà có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhanh, nhưng đều này có khi hoàn toàn ngược lại khi tăng doanh thu đến một mức nào đó thì định phí tăng và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm của số dư đảm phí ta sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí 2.2.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm phí là tỉ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu Từ (1) ta có tỉ lệ số dư đảm phí = (s -v)/s x 100% Tại sản lượng Q1 => Doanh thu: sQ1 => Lợi nhuận P1 = (s -v)Q1 - F Tại sản lượng Q2 => Doanh thu: sQ2 => Lợi nhuận P2 = (s -v)Q2 - F Như vậy doanh thu tăng 1 lượng ∆Q = sQ2 – sQ1 Lợi nhuận tăng thêm là: ∆P = P2 – P1 = (s -v)(Q2 – Q1) Vậy SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 30 Mục tiêu đảm phí đưa ra = Định phí + mục tiêu lợi nhuận Tỉ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Doanh thu ( ) ( )2 1s vP Q Q ss − = − KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Kết luận: Qua khái niệm này ta rút ra được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là nếu tăng 1 lượng doanh thu thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỉ lệ số dư đảm phí Ta có báo cáo thu nhập năm 2004 của Nhà máy thuốc lá An Giang Đơn vị tính: đồng Giả sử nếu năm 2005 doanh thu tăng 30.000.000 thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên là: Thuốc Bastion: 30.000.000 x 7% = 2.100.000 đồng Thuốc AG hộp: 30.000.000 x 8% = 2.400.000 đồng Thuốc Jensol: 30.000.000 x 8% = 2.400.000 đồng Kết luận: Qua đó cho thấy nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau ở cả ba sản phẩm thì ta thấy An Giang hộp và Jensol có lợi nhuận tăng cao hơn Bastion do tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn là 8% trong khi Bastion có tỷ lệ số dư đảm phí là 7%. Do vậy, nếu như có thể nhu cầu thị trường và điều kiện sản xuất cho phép thì nên nâng cao năng lực sản xuất hai sản phẩm là AG hộp và Jensol. Từ đó cho thấy nếu tăng một lượng doanh thu ở tất cả các sản phẩm có cùng doanh thu thì sản phẩm nào có số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhanh và ngược lại. 2.2.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, bất biến chiếm trong tổng chi phí Phân tích cơ cấu chi phí có vai trò quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh vì cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi sản lượng thay đổi Thông thường có hai loại kết cấu chi phí: SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 31 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % DT 89.251.616.850 100 7.169.796.250 100 822.054.900 100 97.243.468.000 100 BP 83.031.049.615 93 6.605.463.900 92 760.003.014 92 90.396.516.529 93 CM 6.220.567.235 7 564.332.350 8 62.051.886 8 6.846.951.471 7 DP 5.143.815.407 408.362.294 72.488.866 5.624.666.567 EBIT 1.076.751.828 155.970.056 (10.436.980) 1.222.284.904 Chỉ tiêu Sản phẩm Tổng Bastion An Giang hộp Jensol KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt  Các doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì chi phí khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ dẫn đến tỉ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ biến động nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy nếu gặp thuận lợi thì phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ dẫn đến phá sản.  Các doanh nghiệp có tỉ trọng chi phí bất biến thấp thì tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, vì vậy ích gặp rủi ro hơn khi doanh thu có sự tăng giảm nhanh. Mỗi doanh nghiệp xác lập một kết cấu chi phí riêng từ các đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào cho doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, khi xác lập một kết cấu chi phí doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và hiện tại của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hàng năm, quan điểm của nhà quản trị về rủi ro… Điều đó có nghĩa là qui mô doanh nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thị trường và không có một điều gì đó đảm bảo một quy mô hoạt động nào đó sẽ tồn tại vĩnh viễn qua các năm. Vì vậy nhà quản trị phải biết kết hợp những tiềm lực của doanh nghiệp và tình hình kinh tế xã hội để lựa chọn và xây dựng một kết cấu chi phí thích hợp và linh hoạt theo từng thời kỳ. Ta có báo cáo thu nhập 2 sản phẩm của doanh nghiệp như sau: Đơn vị tính: đồng N hận xét:  Thuốc Bastion có chi phí bất biến chiếm 5,8%  Thuốc Jensol có chi phí bất biến chiếm 8,7% - Thuốc Bastion có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ hơn Jensol => chi phí khả biến chiếm tỉ trọng lớn => Tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 32 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 89.251.616.850 100 822.054.900 100 Biến phí 83.031.049.615 93 760.003.014 92 Số dư đảm phí 6.220.567.235 7 62.051.886 8 Định phí 5.143.815.407 72.488.866 EBIT 1.076.751.828 (10.436.980) Chỉ tiêu Sản phẩm Bastion Jensol KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt - Thuốc Jensol có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn hơn Bastion => chi phí khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ => Tỉ lệ số dư đảm phí lớn 8% Giả sử trong năm 2005:  Nếu doanh thu tăng 10% Đối với Bastion: Lợi nhuận tăng thêm là: 89.251.616.850 x 10% x 7% = 624.761.318 (đồng) → Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp là: 1.076.751.828 + 624.761.318 = 1.701.513.146 (đồng) Tốc độ tăng lợi nhuận là: 624.761.318 / 1.076.751.828 = 58% Đối với Thuốc lá Jensol: Lợi nhuận tăng thêm là 822.054.900 x 10% x 8% = 6.576.439 (đồng) → Khi đó thuốc Jensol giảm lỗ là: 10.436.980 – 6.576.439 = 3.860.541 (đồng) Tốc độ tăng lợi nhuận là: 6.576.439 / 10.436.980 = 63% Vậy: Tốc độ tăng lợi nhuận của Jensol cao hơn Bastion  Nếu doanh thu giảm 10% Đối với Bastion: Lợi nhuận giảm đi là: 89.251.616.850 x 10% x 7% = 624.761.318 (đồng) → Khi đó lợi nhuận giảm : 1.076.751.828 - 624.761.318 = 451.9._.phẩm Jensol lỗ nhưng Nếu giữ sản phẩm Jensol hàng năm công ty phải gánh chịu khoản lỗ là: 10.436.980 đồng Nếu bỏ sản xuất thì không phải gánh một khoản lỗ nhưng phải gánh khoản lỗ về định phí: 72.488.866 đồng => Thiệt hại 62.051.886 đồng  Số dư đảm phí bị mất và tổng định phí không thể tránh khỏi Nếu không sản xuất thì hàng năm doanh nghiệp phải mất số dư đảm phí là 62.051.886 đồng nhưng tiết kiệm được tiền trả lương công nhân 25.371.103 đồng SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 56 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt => Thiệt hại 36.680.783 đồng Vậy công ty nên duy trì sản xuất sản phẩm Jensol và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động như:  Tìm cách giảm chi phí: chi phí đầu còn cao làm giá thành sản xuất của sản phẩm cao làm giảm khả năng cạnh tranh, nên tìm cách hạ giá thành sản phẩm để phát huy được lợi thế trong cạnh tranh. Giá thành sản phẩm được tạo ra bởi 3 loại chi phí, đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: công ty cần quản lý chặt chẽ quá trình bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, việc giảm giá thành nhờ vào công tác thu mua tốt. Tiết kiệm các nguyên vật liệu sử dụng. Ngoài ra, cần phải chú ý đến chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm phế phẩm. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: để hạ giá thành sản phẩm thì phấn đấu giảm bớt các khoản chi phí nhưng đối với chi phí tiền lương công nhân thì không thể hạ mà vấn đề đặt ra là nên có các biện pháp sử dụng các hình thức tiền thưởng, tiền lương sao cho thích hợp để tăng năng suất lao động, sắp xếp bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người đúng việc, có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân, khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, góp phần tăng thu nhập của người lao động và giảm được giá thành khi sản xuất trên quy mô lớn. Đối với chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng; lương nhân viên phân xưởng; chi phí điện nước phục vụ sản xuất, .... Trong tình trạng hiện nay công ty chưa tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị, nên nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thi các chi phí này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, vì thế để hạ giá thành sản phẩm thì nên tìm cách tăng sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó cần tiết kiệm chi phí năng lượng chủ yếu là điện do đa số các máy móc, thiết bị sản xuất của nhà máy đều sử dụng năng lượng điện để vận hành, nên nhu cầu sử dụng điện của công ty là rất cao, tiết kiệm điện năng, nâng cao hiệu suất sử dụng bằng cách có kế hoạch thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu tiêu thụ điện năng nhiều đồng thời bảo quản tốt máy móc thiết bị, các dụng cụ điện để có kế hoạch sửa chữa kịp thời khi bị hư hỏng, đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 57 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Nhà máy nên theo dõi thường xuyên sự biến động của các chi phí sản xuất để tìm ra nguyên nhân của sự biến động và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.  Hàng tháng hay hàng quý, hàng năm công ty nên lập dự toán ngân sách như: dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất, dự toán chi phí, dự toán tiền mặt, ... Các thông tin trên dự toán ngân sách là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và là cơ sở để đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận và mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận trong tổ chức, từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lý.  Tìm cách nâng cao khă năng tiêu thu sản phẩm mở rộng thị trường để khai thác tối đa năng lực sản xuất của công ty bởi vì tất cả các biện pháp để sản phẩm đươc tiêu thụ trên thị trường là rất quan trọng, vì khi đó mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng. Ngoài ra khi lượng tiêu thụ vượt mức hoà vốn thì lượng sản phẩm tiêu thụ trên mức hoà vốn đó chỉ bù đắp chi phí khả biến và vì thế sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty.  Trong bộ phận kế toán tài vụ của nhà máy ngoài những công việc thuộc lĩnh vực kế toán tài chính nên thiết lập thêm một bộ phận chuyên về lĩnh vực kế toán quản trị vì kế toán quản trị sẽ mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho nhà máy, nhất là đối với ban lãnh đạo do kế toán quản trị dựa trên những tài liệu, những thông tin của kế toán tài chính (đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại) để phân tích và hoạch định cho tương lai, kế toán quản trị đưa ra các thông tin nội bộ quan trọng giúp cho ban lãnh đạo công ty căn cứ vào những thông tin này để đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp. 4.2 Quyết định sản xuất, mua ngoài hoặc thuê ngoài Để có một sản phẩm cung ứng trên thị trường các doanh nghiệp đoi khi phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn, nhiều bộ phận. Sự hợp nhất của nhiều công đoạn, nhiều bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo cho doanh nghiệp một thế mạnh bởi lẽ: Không bị phụ thuộc vào tình hình cung ứng nguyên vật liệu tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, kiểm soát tốt chất lượng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây ra nhiều cản trở như vốn đầu tư lớn, khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ phá vỡ cả hệ thống sản xuất kinh doanh, khi nhận được đơn đặt hàng lớn sẽ đáp ứng không kịp thời. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cũng như kinh doanh, doanh nghiệp thường đối diện với quyết định nên tự mình sản xuất ra các giai đoạn của sản phẩm, tự cung cấp các dịch vụ hay mua hoặc thuê ngoài. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 58 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Trước khi đi đến quyết định, ngoài việc phân tích đảm phí, nhà quản trị cần xem xét mức độ tin cậy đối với nguồn thuê hoặc mua ngoài về mặt chất, số lượng, thời gian giao hàng và mức độ ổn định giá cả. Nhà quản trị cũng cần kiểm tra xem nguồn cung cấp thay thế đó tồn tại lâu dài hay tạm thời trong một thời gian thôi. Ngoài ra, ta cũng cần cân nhắc đến các tác động phi tài chính của quyết định như: các nghĩa vụ hợp đồng, ảnh hưởng đến nhân viên hay mối quan hệ của doanh nghiệp. Bên cạnh, khi quyết định tự sản xuất, cung cấp dich vụ doanh nghiệp cần phải xem xét công suất của mình có thừa hay không và thừa bao nhiêu, các nguồn lực dư thừa được sử dụng cho bộ phận này có thể được chuyển sang bộ phận khác để giảm chi phí và tăng lợi nhuận thêm. Trong trường doanh nghiệp đang hoạt động dưới mức công suất cho phép ta cần tận dụng tối đa những nguồn lực sản xuất dư thừa. Do định phí của những nguồn lực này không thay đổi trong thời gian ngắn hạn, ta không nên đưa chúng vào quả trình ra quyết định trong ngắn hạn. Vì vậy doanh nghiệp chỉ nên mua ngoài nếu giá mua ngoài ích hơn biến phí do doanh nghiệp tự sản xuất. Tuy nhiên về lâu dài doanh nghiệp có thể cắt giảm hoặc chuyển một phần nguồn lực của mình để mua ngoài nếu như mua ngoài rẻ hơn việc tự sản xuất, tự cung cấp dịch vụ. Với nhà máy thuốc lá An Giang:  Sợi thuốc do Nhà máy tự gia công: Mua cây thuốc ở các vùng nguyên liệu. Sau đó vận chuyển về nhà máy gia công thì trung bình 1kg sợi sản xuất được 300 điếu.  Sợi thuê gia công: Mua nguyên liệu về thuê gia công trung bình 1kg sợi sản xuất được 400 điếu Theo như Cô kế toán phân xưởng (Cô Nghiêm) thì chi phí để chuyển từ cây thuốc sang sợi cũng tương đương thuê gia công nhưng chất lượng sợi thuê gia công tốt hơn ít phụ phẩm hơn vì thế nên khi sản xuất lượng phế phẩm giảm làm cho số lượng sản phẩm tăng lên, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ tin cậy đối với nhà cung cấp được lựa chọn vì một nhà cung cấp không đáng tin cậy sẽ đẩy doanh nghiệp đến rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, trong thực tế một số doanh nghiệp lại gặp phải tình trạng công suất không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong trường hợp này nếu chi phí tăng thêm do mua ngoài thấp hơn lợi nhuận do hợp đồng mang lại, doanh nghiệp nên mua ngoài trong ngắn hạn với những kiểm tra kỹ lưỡng về mức độ tin cậy đối với nhà cung cấp bên ngoài. Nếu đây là yếu tố hạn chế (Số giờ máy, lao động…) trong dài hạn, doanh nghiệp phải tìm những biện pháp khắc phục dài hạn như: mua thêm máy mới, tuyển thêm nhân viên và SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 59 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt đào tạo nâng cao tay nghề công nhân… Việc từ chối những hợp đồng thấp có lợi nhuận thấp hơn chi phí tăng thêm do mua ngoài cần được xem xét cẩn thận vì có những tác động không tốt như mất khách hàng… khi xử lý các yếu tố hạn chế, ta nên mua ngoài những sản phẩm hoặc dịch vụ nào có chi phí tăng thêm thấp nhất. 4.3 Quyết định sản xuất trong điều kiện hạn hẹp về năng lực Trong các trường hợp trên ta phân tích năng lực sản xuất còn thừa. Trong thực tế doanh nghiệp luôn bị giới hạn về vốn, công suất máy, thị trường tiêu thụ...Trong trường hợp này ta xem xét như sau: Nếu nguồn lực của doanh nghiệp lớn hơn nhu cầu của thị trường thì các nhà quản lý sẽ chấp nhận các sản phẩm có số dư đảm phí dương. Nếu nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn những phương án kinh doanh tốt nhất. Mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hoá lợi nhuận đều này cũng tương đương việc tối đa số dư đảm phí Để xác định cơ cấu sản phẩm có lợi nhất ta xét như sau:  Xác định số dư đảm phí đơn vị ước tính của mỗi loại sản phẩm  Xác định điều kiện giới hạn để sản xuất một đơn vị sản phẩm  Tính toán số dư đảm phí cho một đơn vị của điều kiện bị giới hạn theo từng đơn vị sản phẩm  So sánh để xác định sản phẩm nào có số dư đảm phí cao hơn trong mối liên hệ với tiềm lực giới hạn của doanh nghiệp thì chọn sản phẩm đó, vì nó sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên đều này sẽ được giả định là sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, nhưng đôi lúc do biến động thị trường nên không diễn ra như mong muốn, vì thế đây chỉ là nguồn thông tin đáng tin cậy có thể định lượng được giúp cho các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn. Vì thế cách tốt nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện được là sản xuất với số lượng cao nhất có thể tiêu thụ được của sản phẩm được chọn và tiềm lực còn lại để sản xuất các sản phẩm khác giúp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ta có số liệu Nhà máy thuôc lá như sau: Sản phẩm Bastion An Giang hộp Jonsol SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 60 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Giá bán 1 SP 1.650 1.550 1.550 Biến phí 1.535 1.428 1.433 Số dư đảm phí 115 122 117 Số dư đảm phí (%) 7% 8% 8% Nhận xét: An Giang hộp và Jensol có vẽ hấp dẫn hơn vì có số dư đảm phí đơn vị và tỉ lệ số dư đảm phí cao hơn Bastion Tuy nhiên quyết định có thể khác nếu thêm một thông tin ♣ Cả ba loại sản phẩm đều được chế tạo trên cùng một loại máy Tổng số giờ được quy định tối đa là 5.700 (h). Định mức: Bastion là (20.000sp/h) ; An Giang hộp (18.500sp/h) Jensol là (19.000sp/h) ; Các nguồn lực khác đủ sản xuất. Ta xét như sau: Chỉ tiêu Bastion An Giang hộp Jensol Số dư đảm phí một sản phẩm 115 122 117 Định mức thời gian 20.000(sp/h) 18.500(sp/h) 19.000(sp/h) Số dư đảm phí bình quân 1h máy 2.300.000 2.257.000 2.223.000 Tổng số giờ huy động 5.700 5.700 5.700 Tổng số dư đảm phí tạo ra 13.110.000.000 12.864.900.000 12.671.100.000 Vậy chọn sản phẩm Bastion Nhận xét: Ta thấy nếu chọn một trong ba sản phẩm thì ta chọn Bastion do số dư đảm phí tạo ra cao nhất nhưng số lượng sản phẩm tiêu thụ là 114.000.000 SP tăng gấp đôi, lúc đó thị trường có tiêu thụ hết không? Có mang lại lợi nhuận như mong muốn không? Trong trường hợp này nên kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm với cơ cấu hợp lý để mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà máy. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 61 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt 1. ĐÁNH GIÁ 1.1 Tình hình sử dụng KTQT tại nhà máy thuốc lá An Giang Kế toán không thuần tuý là công việc ghi chép và lưu trữ dữ liệu, mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho công tác quản lý, cho người ra quyết định. Vì vậy, Tại nhà máy thuốc lá An Giang bên cạnh sử dụng KTTC nhà máy đã có ứng dụng KTQT trong các quyết định kinh doanh nhưng việc ứng dụng chỉ mang tính chất tương đối chưa có sự phân chia rõ ràng. Nhà máy đã sử dụng KTQT để làm các công việc như: Hàng năm kế toán thực hiện lập các kế hoạch dự toán về tiền mặt, nguyên vật liệu, sản xuất, tiêu thụ, các khoản chi phí....Bên cạnh nhà náy cũng có tính điểm hòa vốn (Doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn) đối với từng sản phẩm nhưng chỉ tính bình quân cho một năm để có thể có các quyết định sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Sử dụng KTQT vào trong từng tình huống kinh doanh khác nhau như quyết định thuê gia công nguyên vật liệu, tính toán chi phí giữa thuê gia công và tự gia công nhà máy nhận thấy thuê gia công là giảm chi phí đầu vào hơn nên khi mua nguyên vật liệu thô nhà máy đã thuê gia công thành sợi rồi mới mang về nhập kho. Tất cả các quyết định, lập kế hoạch dự toán đều dựa trên nền tảng thông tin, chất lượng của quyết định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, mà việc cung cấp sử lý thông tin này chủ yếu dựa vào kỹ thuật phân tích của KTQT, từ đó cho thấy Nhà máy đã phần nào ứng dụng KTQT vào công tác kế toán của mình. 1.2 Đánh giá việc ứng dụng KTQT vào việc ra quyết định tại Nhà máy Ngày nay, kế toán không dừng lại ở việc cung cấp thông tin mang tính nguyên tắc mà còn đòi hỏi phải linh hoạt, kịp thời, hữu ích. Đồng thời thông tin kế toán cũng phải đảm bảo tính đơn giản, nhanh chóng nhằm hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong môi trường kinh doanh mới. Như vậy, có thể nói môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là cơ sở khách quan cho sự ra đời của KTQT. Kế toán quản trị tồn tại song hành cùng KTTC và trở thành một công cụ kinh tế tài chính giúp các nhà quản trị trong qua trình ra quyết định. Qua phân tích trên ta thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà máy thuốc lá An Giang ta thu được kết quả như sau: KTQT cung cấp thông tin cho những nhà quản trị bên trong doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu quản lý và ra các quyết định kinh doanh, ngược lại KTTC cung cấp thông tin cho những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn như Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp ra bên ngoài là bảng báo cáo theo KTTC, còn cung cấp cho nội bộ Nhà máy là Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (KTQT). Nhà máy thuốc lá Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 theo KTTC cung cấp ra bên ngoài cho thấy nhà máy hoạt SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 62 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt động lãi 929.645.590 đồng không thấy được mức lợi nhuận của từng sản phẩm, nhưng nếu là bảng báo cáo theo KTQT phục vụ cho nội bộ nhà máy ta thấy sản phẩm Jensol lỗ (10.436.980) đồng, mà ta biết sản phẩm này có tỷ lệ số dư đảm phí cao có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nếu doanh thu tăng nhiều (vượt qua điểm hòa vốn). Từ đó nhà quản trị có thể có các quyết định thích hợp có nên tiếp tục sản xuất sản phẩm Jensol không? Thông tin của KTTC mang tính quá khứ, KTQT sử dụng thông tin của KTTC làm cơ sở cho các ước đoán trong tương lai, trong kỹ thuật phân tích C-V-P cho phép nhà quản trị ước đoán được các sản lượng khác nhau (doanh thu khác nhau) để đạt được các mục tiêu lợi nhuận khác nhau. Trong quá trình khảo sát lợi nhuận của Bastion khi tăng sản lượng lên (vượt qua điểm hoà vốn) thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng bằng mức sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị. Bên cạnh khi lập các kế hoạch (doanh thu, nguyên vật liệu, chi phí, lợi nhuận...) nhà quản trị cần một khối lượng lớn các thông tin dự báo như sản lượng tiêu thụ, giá bán, năng lực sản xuất (vốn, nguyên vật liệu, giờ máy)...Tổ chức, điều hành và kiểm soát quá trình quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xem có đúng như kế hoạch ban đầu đã đề ra, thông tin kết hợp giữa thức tế với dự báo để nhà quản trị kịp thời điều chỉnh đảm bảo tiến độ kế hoạch Kiểm soát chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó kiểm soát chi phí là một vấn đề rất quan trọng, bằng cách chia chi phí ra thành bất biến và khả biến, từ đó dể dàng thấy được kết cấu chi phí của toàn bộ doanh nghiệp cũng như của từng sản phẩm riêng biệt, thấy được điểm mạnh điểm yếu của từng sản phẩm, sản phẩm nào nên tiếp tục nâng cao sản xuất vì các sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì khi doang thu thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong phân tích cơ cấu chi phí từng sản phẩm của Nhà máy Jensol là sản phẩm có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn 8,7% trong khi Bastion là 5,8% do vậy khi doanh thu tăng lên 10% thì tốc độ tăng lợi nhuận của Jensol tăng cao hơn. Trong năm 2005 nhà máy có xu hướng tăng sản xuất Jensol do đây là sản phẩm mới thâm nhập thị trường và đã được thị trường chấp nhận. Thông tin của KTQT linh hoạt và có chọn lọc còn thông tin của KTTC đòi hỏi phải chú trọng chuẩn mực. Trong quản lý nhà quản trị cần những thông tin mang tính linh hoạt phục vụ cho việc ra quyết định như trong một số trường hợp đặc biệt nhà quản trị cần phải biết những chi phí nào không thể tránh được hay các chi phí như nhau ở mọi phương án thì phải được loaị bỏ quá trình ra quyết định. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 63 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Đối với quyết định ngừng sản xuất kinh doanh sản phẩm bị thua lỗ như Jensol ta thấy chi phí lương nhân viên là chi phí tránh được khi ngừng sản xuất cho nhân viên thôi việc, nhưng các chi phí như: chi phí tiền ích tính chung cho cả Nhà máy, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng và quản lý (định phí) không tránh được. Qua phân tích nếu như ngừng sản xuất thì thiệt hại càng nhiều hơn 36.680.783 đồng, do đó không thể ngừng sản xuất mà phải tìm cách tăng sản lượng tiêu thụ của Jensol lên. KTQT không những sử dụng thông tin tài chính mà còn sử dụng thông tin phi tài chính nhưng KTTC chỉ sử dụng các thông tin tài chính. Như khi quyết định ngừng sản xuất kinh doanh ở một bộ phận bị thua lỗ ngoài việc tính toán các chi phí bù đắp ảnh hưởng đến lợi nhuận còn phải tính đến các vấn đề ảnh hưởng đến nhân viên, khách hàng và xã hội như thất nghiệp... Thông tin KTQT không đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối và tuân thủ các chuẩn mực kế toán nhưng KTTC thì phải chính xác tuyệt đối và tuân thủ chuẩn mực vì đòi hỏi tính linh hoạt, nhanh chóng, kịp thời cho các dự báo tương lai nên thông tin của KTQT không thể chính xác tuyệt đối được. Bên cạnh đó thông tin của KTTC phải được sắp xếp trình bày cho người bên ngoài doang nghiệp sử dụng nên phải tuân thủ chuẩn mực còn KTQT phục vụ bên trong doanh nghiệp nên chỉ cần trình bày dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị. Trong điều kiện sản xuất hạn hẹp ta thấy Bastion tạo ra số dư đảm phí cao nhất có thể chọn để sản xuất duy nhất Bastion nhưng ta thấy nếu chỉ sản xuất có một sản phẩm thì rõ ràng là hiệu quả không cao mà cần có những thông tin dự báo về thị trường kịp thời, linh hoạt trong từng thời kỳ để kết hợp sản xuất tạo một kết cấu các sản phẩm hợp lý mang lại nhuận tối ưu nhất cho Nhà máy. Qua đó cho thấy việc ứng dụng KTQT vào Nhà đã thu được những kết quả nhất định giúp cho nhà máy giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng hiện nay nhà máy vẫn chưa sử dụng KTQT vào tất cả các tình huống kinh doanh mà chỉ tính toán chủ yếu theo sự đánh giá chủ quan của bản thân. Bên cạnh như việc lập các kế hoạch trong từng quý, xác định điểm hòa vốn của từng sản phẩm trong một năm, việc thuê gia công nguyên vật liệu Nhà máy cũng đã ứng dụng KTQT để thực hiện, nhưng mặt khác thì Nhà máy vẫn chưa có bộ phận KTQT chuyên nghiên cứu về KTQT vẫn chưa sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí, chưa có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, không biết kết cấu chi phí, giá bán của sản phẩm cũng dựa trên chi phí toàn bộ.....Cho nên có nhiều vấn đề cần ra quyết định thì sự phân tích chỉ mang tính chất ước đoán thiếu cơ sở khoa học. Vì vậy Nhà máy nên xây dựng bộ phận KTQT hoàn chỉnh trong SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 64 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt bộ máy kế toán của mình, sẽ giúp ích rất lớn cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Sự ra đời của KTQT nhằm giải quyết những nhu cầu thông tin kinh tế trong tình hình mới mà KTTC không thể đảm trách. Đó là những thông tin được cung cấp một cách linh hoạt, kịp thời, hữu ích, đơn giản, dể hiểu phục vụ cho nhà quản trị doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay KTQT chỉ mới được đề cập ứng dụng trong thời gian gần đây. Do đó, việc ứng dụng KTQT ở các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng tạo cho nhà quản trị có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Sau đây là một vài kiến nghị để xây dựng bộ phận KTQT trong doanh nghiệp 2. KIẾN NGHỊ Thực tế còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất và nội dung của KTQT. Vì vậy việc tổ chức mô hình KTQT đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa có một quy định nào cụ thể về ranh giới giữa KTQT và KTTC. Vì vậy, việc xác định nội dung của KTQT chủ yếu phụ thuộc vào nhà quản trị doanh nghệp. Tuy nhiên KTQT cũng có bản chất, nội dung và đối tượng chung của kế toán. Để tổ chức KTQT đạt hiệu quả, cần dựa trên các cơ sở sau •Yêu cầu quản lý đơn vị: Trong doanh nghiệp yêu cầu quản trị rất phong phú, đa dạng vì vậy nội dung của KTQT ở các doanh nghiệp thì khác nhau. . •Đặc thù của lĩnh vực kinh doanh: Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà xây dựng mô hình KTQT cho phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. •Nội dung và phạm vi của KTTC: Những thông tin KTTC đã phản ánh, đã cung cấp cho nhà quản lý thì KTQT không phản ánh nữa. Trường hợp nhà quản lý cần thêm thông tin mà KTTC chưa đáp ứng thì KTQT phải phản ánh cung cấp cho nhà quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh kịp thời và nhanh chóng. Đối với bản thân Nhà Máy đã có sử dụng KTQT vào trong việc ra quyết định nhưng không có sự tách biệt rỏ ràng nên Nhà máy cứ nghĩ là chưa áp dụng nó vào việc ra quyết định. Theo tình hình hiện nay tại nhà máy phòng kế toán tài vụ có 04 người: Kế toán trưởng 01 người, kế toán chi tiết 01 người, kế toán thanh toán 01 người và 01 thủ quỹ. Vì vậy nếu muốn có thêm bộ phận KTQT cần tăng thêm nguồn nhân sự cho phòng kế toán tài vụ, thuê thêm 01 người làm công tác KTQT do nhà máy kinh doanh cũng với quy mô nhỏ cho nên không cần phải thuê quá nhiều người. Người kế toán mới này sẽ kết hợp với Kế toán trưởng để lập các kế hoạch hoạt động cho nhà máy, SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 65 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt theo dõi tiến độ hoạt động, đồng thời báo cáo với Ban giám đốc nếu tiến độ thức hiện hoạch không đúng thì có thể điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Đồng thời phải luôn phối hợp với toàn thể các phòng ban để cập nhật thông tin cung cấp kịp thời cho nhà quản lý khi có nhu cầu cần sử dụng cho việc ra quyết định. Ngoài ra, để sử dụng KTQT tốt hơn cần:  Phải nâng cao nghiệp vụ KTQT thông qua các cuộc bồi dưởng nghiệp vụ kế toán  Nhà máy phải không ngừng cập nhật nâng cao công nghệ kỹ thuật để xây dựng một định mức kỹ thuật để việc tách chi phí thành biến phí và định phí chính xác vì KTQT chủ yếu sử dụng các định mức để tính toán.  Bên cạnh nhà máy đã sử dụng phần mềm kế toán, vì vậy có thể xây dựng KTQT dựa trên phần mềm để ứng dụng. Sau đây là sơ đồ bộ máy kế toán có thêm KTQT Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán có KTQT KTQT chủ yếu sử dụng các thông tin do KTTC cung cấp để làm các ước tính kế toán cho tương lai vì thế đòi hỏi KTQT và KTTC cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau Người kế toán làm công tác KTQT sẽ thiết lập sự phân chia chi phí thành biến phí và định phí từ đó lập các báo cáo theo số dư đảm phí cho thấy được kết cấu của từng mặt hàng, ta có doanh thu Bastion chiếm 91,78% ; An Giang hộp chiếm 7,37% ; Jensol chiếm 0,85% (Ta xét có 3 sản phẩm). Nhưng 2 sản phẩm AG hộp và Jensol có tỷ lệ số dư đảm phí cao do đó khi có điều kiện mở rộng sản xuất nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó biết được kết cấu chi phí ảnh hưởng đến kết cấu lợi nhuận như thế nào? SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 66 Kế toán chi tiết Thủ quỹ kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán quản trị KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt Vì vậy để tổ chức thực hiện KTQT ở các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc kế thừa các thành tựu về kế toán quản trị ở các nước phát triển để hệ thống hóa nội dung KTQT ở nước ta cần phải thực hiện các biện pháp: - Về chính sách kế toán: Cần phải có một chính sách kế toán có cả KTTC và KTQT, phải có các văn bản ban hành hướng dẫn cụ thể việc sử dụng KTQT. Mặt khác, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức KTQT. Trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của KTQT trong việc giúp các doanh nghiệp ra các quyết định trong ngắn hạn - Đối với các doanh nghiệp: o Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý của các quản trị để tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế, các nhà quản trị cần đưa ra các yêu cầu về thông tin và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả phục vụ cho việc ra quyết định. Mặt khác các nhà quản trị phải lập được các kế hoạch trong dài hạn hoặc ngắn hạn là chiến lược phát triển cho công ty mình. o Cần phải tổ chức lại bộ máy kế toán kết hợp chặt chẻ giữa KTTC và KTQT, KTQT sẽ dựa trên thông tin của KTTC và những thông tin lượng hóa để ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, các thông tin của KTQT sử dụng làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: nguồn nhân lực, thị trường, tài chính, sản xuất….các thông tin này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế hệ thống thông tin trong KTQT phải đồng bộ thống nhất để nhà quản trị có thể kịp thời đưa ra các quyết định. o Phải xây dựng một hệ thống định mức kỹ thuật tiên tiến để vận dụng một cách có hiệu quả trong các ước lượng trong KTQT cho việc ra quyết định o Phải đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị thích ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế thị trường - Đối với nguồn nhân lực thực hiện KTQT: Kế toán quản trị đóng vai trò then chốt trong, là chiếc cầu nối cung cấp thông tin cho nhà quản trị cho nên nguồn nhân lực phải được đào tạo hiệu quả có nâng lực thực hiện công tác KTQT. - Đối với những nơi đào tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện KTQT: Cần phải có sự cải tiến về chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu về KTQT như là một SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 67 KTQT – cơ sở cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn GVHD: Nguyễn Tri Như Quỳnh Trình Quốc Việt ngành ứng dụng thực tế, mô hình đào tạo lực lượng lao động KTQT đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. - Cần có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật: Các phần mềm kế toán trở thành một công cụ giúp cho công tác kế toán hiệu quả hơn. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số những nước nghèo trên thế giới. Cũng như câu nói “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Đối với Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tiến trình hội nhập này. Tuy nhiên theo như ý kiến của nhiều người thì năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia. Bởi vì năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Cho nên, việc nâng cao nâng lực canh tranh của các doanh nghiệp là vấn đề rất được Nhà nước quan tâm. Bên cạnh, sự hỗ trợ của nhà nước đòi hỏi tự bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự mình vươn lên phát triển, nhà quản trị phải đưa ra được các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Các quyết định kinh doanh phải chính xác, hiệu quả mang lợi nhuận cho doanh nghiệp đảm bảo cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp, một quyết định sai lầm có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Để đi đến các quyết định đó đòi hỏi phải có sự trợ giúp của nhiều yếu tố và một trong những nhân tố quan trọng là việc sử dụng KTQT cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời và đáng tin cậy cho Ban điều hành quản trị doanh nghiệp ra quyết định, hoặc đề ra các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Vì thế, ngày nay vai trò của KTQT ngày càng được nâng cao đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết áp dụng KTQT trong việc ra các quyết định kinh doanh. SVTH: Trần Thị Tú Hương Lớp ĐH2KT Trang 68 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1067.pdf
Tài liệu liên quan