Mục lục
Chương i
Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất
I. Một số khái niệm về vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất:
1.Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
1.1 Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+> Nguyên vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
+> Công cụ dụng cụ là những tư li
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty Chế tạo thiết bị điện Đông Anh - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu lao động có giá trị thấp hơn hoặc thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn quy định xếp vào tài sản cố định.
1.2 Đặc điểm
+> Đặc điểm của nguyên vật liệu:
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra sản phẩm mới.
Về mặt giá trị khi tham gia vào sản xuất nguyên vật liệu chuyển dịch một lần, toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+> Đặc điểm công cụ dụng cụ:
Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng và nó giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hỏng.
2. Nguyên tắc kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Kế toán phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
2.1 Nguyên tắc giá gốc: (Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho)
Vật tư hàng hoá phải được đáng giá theo giá gốc. Giá gốc là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật tư hàng hoá đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
2.2 Nguyên tắc thận trọng:
Vật tư hàng hoá được đánh giá theo giá gốc nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do đó trên báo cáo tài chính trình bày thông qua 2 chỉ tiêu:
Trị giá vốn thực tế vật tư hàng hoá .
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
2.3 Nguyên tắc nhất quán
Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vật tư hàng hoá phải đảm bảo tính nhất quán . Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào là phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
2.4 Sự hình thành trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá :
Được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thời điểm mua xác định trị giá vốn thực tế hàng mua;
Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập;
Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất;
Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ.
3. Nhiệm vụ tổ chức kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất:
Để thực hiện chức năng giám đốc của kế toán xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Nhà nước đã xác định nhiệm vụ kế toán như sau:
- Ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng và giá trị của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập, xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Phân bổ hợp lý chính xác giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thừa, thiếu, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra.
II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất:
1. Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ, có vai trò và công dụng khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chúng thường biến động tăng giảm thường xuyên, liên tục, trước tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thì mới tổ chức tốt việc quản lý nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
1.1.Phân loại nguyên vật liệu:
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loai nguyên vật liệu khác nhau, theo một đặc trưng nào đó thành từng nhóm để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán.
Tuỳ theo nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật liệu được phân chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động, nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm.
- Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận, chi tiết, máy móc thiết bị.
- Phế liệu: Là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, nó đã mất hết giá trị sử dụng hoặc phần lớn giá trị sử dụng ban đầu.
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại như bao bì, vật đóng gói và các loại vật tư đặc chủng.
1.2 Phân loại công cụ dụng cụ:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của tư liệu lao động, những tư liệu lao động dưới đây không phân biệt giá trị thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ dụng cụ.
- Các lán, trạm tạm thời, đà giáo, công cụ (trong nghành XDCB ), dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất.
- Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
- Các loại bao bì kèm theo hàng hoá có tính ra tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hoá, vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị bao bì.
- Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh sành sứ.
- Quần áo, dầy dép chuyên dùng để làm việc.
2. Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
Đánh giá nguyên vật liệu và công cụ dụng là thước đo tiền tệ biểu hiện bằng giá trị của nó theo những nguyên tắc nhất định.
2.1 Về nguyên tắc nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phải được đánh giá theo giá thực tế.
+> Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho:
- Giá trị thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mua ngoài là giá mua ghi trên hoá đơn (Bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế khác nếu có) cộng với chi phí thu mua thực tế (Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản ... nếu có).
- Giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thuê gia công chế biến nhập kho (Bao gồm giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất gia công và chi phí chế biến).
. Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ do doanh nghiệp tự chế biến thì chi phí chế biến bao gồm (Giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến).
. Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến (Giá thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là giá thực tế xuất thuê chế biến công với các chi phí vận chuyển bốc dỡ đến khi thuê chế biến).
- Giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ góp liên doanh, góp cổ phần (Giá thực tế là giá do các bên tham gia góp vốn chấp nhận).
+> Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà có thể áp dụng một trong các cách sau:
Phương pháp giá đơn vị bình quân:
Theo phương pháp này giá thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ được tính theo giá trị bình quân:
x
=
Giá thực tế NVL CCDC Số lượng NVL CCDC Giá đơn vị bình
xuất dùng trong kỳ xuất dùng quân
Trong đó:
Giá đơn vị bình quân Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
cả kỳ dự trữ Số lương tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Gía đơn vị bình quân Giá thực tế NVL- CCDC tồn cuối kỳ trước
cuối kỳ trước Số lượng thực tế NVL - CCDC tồn cuối kỳ trước
Giá đơn vị bình quân Giá thực tế tồn trước khi nhập + Giá thực tế nhập sau mỗi lần nhập Số lượng thực tế tồn trước khi nhập + Số lượng thực tế nhập
Phương pháp nhập trước xuất trước - FIFO:
Theo phương pháp này số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau, theo giá thực tế của từng lần xuất.
Phương pháp nhập sau xuất trước - LIFO:
Theo phương pháp này giá thực tế của hàng mua sau sẽ được xuất đầu tiên xuất hết số mua sau mới đến số mua trước.
Phương pháp trực tiếp (đích danh):
Theo phương pháp này thì số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được xác định theo đơn chiếc hay theo từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho đến lúc xuất. Khi xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nào sẽ tính riêng cho từng loại đó theo giá thực tế.
2.2 Giá hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dung cụ nhập xuất kho:
Việc hạch toán tình hình nhập xuất của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ hàng ngày theo giá thức tế là một việc làm hết sức khó khăn phức tạp và mất nhiều công sức vì thường xuyên phải tính toán lại giá thực tế của mỗi loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập, xuất kho mà các nghiệp vụ nhập xuất kho diễn ra thường xuyên liên tục. Để khắc phục khó khăn trên và đơn giản trong việc hạch toán có thể sử dụng một loại giá ổn định gọi là giá hạch toán. Giá hạch toán có thể là giá kế hoạch hoặc giá cuối kỳ trước được thống nhất trong một kỳ hạch toán. Đến cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá hạch toán thành giá thực tế.
x
=
Giá hạch toán NVL Số lượng NVL và Đơn giá
và CCDC nhập (xuất) CCDC nhập (xuất) hạch toán
Cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo các bước sau:
B1: Xác định hệ số giá:
Hệ số Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
giá Giá hạch toán tồn đầu kỳ + Giá hạch toán nhập trong kỳ
B2: Xác định giá thực tế nguyên vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng
x
x
=
Giá thực tế NVL Số lượng NVL Giá hạch toán NVL Hệ số
CCDC xuất dùng CCDC xuất dùng CCDC xuất dùng giá
III. Nội dung công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất
1. Chứng từ kế toán:
Để quản lý theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.Kế toán phải lập các chứng từ cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ ghi chép ban đầu của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đã được nhà nước ban hành. Những chứng từ hợp lệ, hợp pháp này là cơ sở tiến hành ghi chép trên thẻ kho, trên sổ kế toán để kiểm tra giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Từ đó thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hoạt động bình thường hay không.
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ bao gồm:
Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT)
Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT)
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03 - VT)
Biên bản kiểm kê sản phẩm hàng hoá (Mẫu số 08 - VT)
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - BH)
Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu số 03 - BH )
Ngoài các chứng từ mang tính chất bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:
Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04 - VT )
Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm hàng hoá vật tư (Mẫu số 05 - VT)
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07 - VT)
Các chứng từ khác tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp, trong các lĩnh vực hoạt động, các thành phần kinh tế khác nhau.
Việc lập các chứng từ kế toán nhập xuất phải được thực hiện đúng quy định về biểu mẫu phương pháp ghi chép đồng thời chuyển cho các bộ phận kế toán đúng thời hạn.
2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho là phương pháp theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ một cách thường xuyên liên tục. Phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, hay sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau có số lượng lớn, giá trị cao.
Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên:
2.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 151- “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hoá mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến kho của doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho .
+> Kết cấu, nội dung Tài khoản 151- “Hàng mua đang đi đường”
Bên nợ :
- Giá trị vật tư hàng hoá đang đi trên đường.
- Kết chuyển giá trị thực tế vật tư hàng hoá đang đi trên đường cuối kỳ (Doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá trị thực tế của vật tư hàng hoá đang đi trên đường đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho khách hàng.
- Kết chuyển giá trị thực tế vật tư hàng hoá đang đi trên đường đầu kỳ (Doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ:
Giá tri thực tế của vật tư, hàng hoá đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa nhập kho của xí nghiệp).
Tài khoản 152-“ Nguyên vật liệu”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên liệu, vật liệu của đơn vị.
+> Kết cấu, nội dung Tài khoản 152 –“Nguyên liệu, vật liệu”
Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho.
- Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Giá trị phế liệu thu hồi.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (Doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu trả lại người bán, được giảm giá.
- Giá trị nguyên vật liệu phát hiện thiếu khi kiểm kê.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ (Doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Dư nợ:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
Tài khoản 153 – “Công cụ dụng cụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại công cụ dụng cụ của doanh nghiệp.
+> Kết cấu, nội dung phản ánh tài khoản 153 – “Công cụ dụng cụ”
Bên nợ:
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ nhập kho.
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ phát hiện thừa khi kiểm kê.
- Kết chuyển giá trị thực tế công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên có:
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất kho.
- Giá trị thực tế công cụ dụng cụ trả lại người bán, được giảm giá.
- Kết chuyển giá trị thực tế công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê địng kỳ).
Dư nợ:
Trị giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
2.2 Sơ đồ kế toán:
(Sơ đồ trang sau)
Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
TK:152
TK:111,112,331,151.. TK:621,627,641,...
NVL mua ngoài Xuất kho NVL dùng cho SXKD
(Giá có cả thuế GTGT) và XDCB
Mua NVL
TK:133
TK:111,112,331 TK: 331
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ NV Chiết khấu mua hàng được hưởng
nhập kho giảm giá hàng mua
TK:3333
Thuế nhập khẩu tính vào giá trị Trả lại NVL cho người bán
NVL nhập khẩu
TK:133
TK:311 TK:154
Mua NVL Xuất NVL thuê ngoài gia công
TK:154 TK: 632
NVL thuê ngoài gia công, NVL tự NVL nhượng bán
tự chế, phế liệu thu hồi nhập kho
TK:411 TK:128,228
Nhận góp vốn liên doanh vốn cổ NVL góp liên doanh
phần bằng NVL
TK:222 TK: 338
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NVL Xuất NVL trả nợ vay đơn vị khác
TK:338 TK: 138,338, 334
NVL thừa phát hiện trong kiểm kê NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê
Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
(phương pháp kê khai thường xuyên)
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
TK:152
TK:111,112,331,151... TK:621,627,642...
NVL mua ngoài nhập kho Xuất kho NVL dùng cho SXKD
(Gia có cả htuế GTGT ) và XDCB
TK: 111,112,331 TK: 331
Chi phí vận chuyển bốc rỡ NVL Chiết khấu mua hàng được giảm
Nhập kho gía hàng mua
TK: 3333
Thuế nhập khẩu tính vào giá trị NVL Trả lại NVL cho người bán
nhập khẩu
TK: 311 TK:154
Vay ngắn hạn mua NVL nhập kho Xuất NVL thuê ngoài gia công
(Giá có cả thuế GTGT)
TK:154 TK:632
NVL thuê ngoàI gia công, NVL NVL nhượng bán
tự chế, phế liệu thu hồi nhập kho
TK:411 TK:128,228
Nhận góp vốn liên doanh vốn NVL góp vốn liên doanh
cổ phần bằng NVL
TK:222 TK:338
Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất NVL trả nợ vay đơn vị khác
bằng NVL
TK:338 TK:138,338,334...
NVL thùa phát hiện trong NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê
kiểm kê
Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK:153
TK:111,112,331,151.... TK:627,642,641
Mua công cụ dụng cụ Xuất CCDC một lần có giá trị nhỏ
TK:133 TK:142
Xuất CCDC có giá Phân bổ dần
trị lớn vào chi phí
TK:311
Vay ngắn hạn mua công cụ dụng cụ
TK:142 TK:154
Công cụ dụng cụ cho thuê nhận về Xuất thuê ngoài gia công
TK:333 TK:142
Thuế nhập khẩu phải nộp tính vào Công cụ dụng cụ xuất cho thuê
giá trị công cụ dụng cụ
TK:154 TK:632
Công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công Công cụ dụng xuất bán
TK:411 TK:112,331
Nhận góp vốn liên doanh vốn Hàng mua được giảm giá trả lại
cổ phần băng cộng cụ dụngcụ người bán
TK:222 TK:138
Nhận lại góp vốn liên doanh băng Công cụ dụng cụ thiếu chưa rõ
công cụ dụng cụ nguyên nhân
TK:338 TK:111,138, 338
Công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi Người làm hư hỏng, thiéu công cụ
kiểm kê dụng cụ phải bồi thường
Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ
(Phương pháp kê khai thường xuyên)
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
TK:153
TK:111,112,331,151... TK:627,641,642
Công cụ dụng cụ mua ngoài nhập Xuất CCDC một lần có giá trị
kho nhỏ
TK:311 TK:142
Mua công cụ dụng cụ Xuất CCDC có Phân bổ dần
giá trị lớn vào chi phí
TK:142 TK:154
Công cụ dụng cụ cho thuê nhận về Xuất thuê ngoài gia công
TK:333 TK:142
Thuế nhập khẩu phải nộp tính vào giá trị Công cụ dụng cụ xuất cho thuê
công cụ dụng cụ
TK:154 TK:632
Công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công Công cụ dụng cụ xuất bán
TK:411 TK:112,331,..
Nhận góp vốn liên doanh, vốn Hàng mua được giảm giá trả
cổ phần băng công cụ dụng cụ lại người bán
TK:222 TK:138
Nhận lại vốn góp liên doanh bằng Công cụ dụng cụ thiếu chưa rõ
công cụ dụng cụ nguyên nhân
TK: 338 TK:111,138,338
Công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi Người làm hư hỏng, thiếu công
kiểm kê cụ dụng cụ phải bồi thường
3. Cách hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có rất nhiều loại khác nhau, để phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất phải tiến hành tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ và hạch toán nghiệp vụ kho có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo cho việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và sổ kế toán chi tiết của kế toán thống nhất. Mặt khác tránh được sự ghi chép trùng lặp không cần thiết, tiết kiệm chi phí lao động trong hạch toán quản lý có hiệu quả. Chính vì mối liên hệ này đã hình thành nên các phương pháp hạch toán khác nhau :
Thông thường công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được thể thực hiện theo 3 phương pháp sau:
Phương pháp thẻ song song:
Phương pháp sổ số dư:
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Phương pháp thẻ song song:
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
theo phương pháp thẻ song song.
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Thẻ kho
Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
- Nguyên tắc hạch toán: ở kho ghi chép về mặt số lượng còn ở phòng kế toán ghi chép cả về mặt số lượng và giá trị của từng thứ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Trình tự ghi chép tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, ghi số lượng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ thực nhập thực xuất vào thẻ (hoặc sổ) kho có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra số tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên thẻ kho với thực tế còn ở kho. Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày một lần sau khi ghi chép thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập xuất kho về phòng kế toán.
- Trình tự ghi chép tại phòng kế toán: Phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cho từng danh điểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tương ứng với thẻ kho của thủ kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày một lần khi nhận được các chứng từ nhập xuất kho của thủ kho chuyển đến, kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phải kiểm tra từng loại chứng từ, ghi đơn giá và tính ra thành tiền sau đó ghi vào sổ (hoặc thẻ) tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và tồn của từng thứ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ rồi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Lập báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn kho về giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Ưu nhược điểm: Phương phảp thẻ song song có ưu điểm là đơn giản dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra nhưng có nhược điểm chủ yếu là ghi chép trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều.
Phương pháp sổ số dư:
(Sơ đồ trang sau)
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
theo phương pháp sổ số dư
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng tổng hợp nhập- xuất - tồn kho nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Ghi chú: Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
- Nguyên tắc hạch toán: ở kho theo dõi từng thứ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, phòng kế toán chỉ theo dõi giá trị từng nhóm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Trình tự ghi chép tại kho: Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày sau khi thủ kho ghi xong, thủ kho tập hợp toàn bộ các chứng từ nhập xuất kho phát sinh trong ngày, trong kỳ và phân loại theo nhóm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo quy định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ lập phiếu giao nhận chứng từ trong đó ghi số lượng số hiệu chứng từ của từng nhóm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (lập một bản chứng từ nhập, một bản chứng từ xuất), sau khi lập xong giao cho kế toán kèm theo phiếu nhập, phiếu xuất.
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho đã được kế toán kiểm tra ghi số lượng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối tháng của sổ danh điểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào sổ số dư. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho dùng cho phòng kế toán kiểm tra và tính thành tiền .
- Trình tự ghi chép ở phòng kế toán: Khi nhận được chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở kho kế toán kiểm tra chứng từ và đối chiếu với các chứng từ có liên quan, kiểm tra việc phân loại chứng từ của thủ kho ghi giá hạch toán và tính thành tiền cho từng chứng từ. Tổng cộng số tiền của chứng từ nhập, chứng từ xuất kho theo từng nhóm nguyên vật liệu công cụ dụng cụ và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ . Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ ghi số tiền vào bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mở cho từng kho, cơ sở để ghi vào bảng luỹ kế ở phần nhập là các phiếu giao nhận chứng từ nhập, luỹ kế ở phần xuất là các phiếu giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng tính ra số tồn kho bằng tiền trên bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho. Số liệu tồn kho cuối tháng của từng nhóm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, trên bảng luỹ kế dùng chỉ để đối chiếu với sổ số dư và đối chiếu với kế toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Ưu nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày, nhưng có nhược điểm nếu có sai sót thì rất khó kiểm tra.
Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Kế toán tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày, định kỳ
Ghi cuối tháng.
Quan hệ đối chiếu
4. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho
Kế toán dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho cần tôn trọng các quy định sau đây:
- Việc lập dự phòng được thực hiện vào cuối niện độ kế toán( 31/12) và dự phòng cho từng loại, từng thức nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, nếu có bằng chứng đáng tin cậy về giảm giá có thể xảy ra.
- Chỉ dự phòng cho những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khi giá trị phần có thể thực hiện của các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhỏ hơn giá gốc.
- Có chứng từ, có hoá đơn hợp lý, hợp lệ chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho.
- Mức độ dự phòng được trích lập vào số chênh lệch giữa giá gốc lớn hơn giá trị phần có thể thực hiện được.
+> Kết cấu, nội dungphản ánh tài khoản 159- “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Bên Nợ
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Có
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán
+> Phương pháp kế toán :
- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho thực tế có khả năng giảm giá của từng loại, từng thứ để xác định số tiền trích lập dự phòng tính vào giá vốn hàng bán.
Nợ Tk 632- Giá vốn hàng bán
Có Tk 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau nếu số phải lập dự phòng nhỏ hơn số đã lập cuối năm trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch nhỏ hơn số đó:
Nợ Tk 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có Tk 632- Giá vốn hàng bán
- Nếu số phải lập dự phòng lớn hơn số đã lập cuối năm trước kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch lớn hơn:
Nợ Tk 632- Giá vốn hàng bán
Có Tk 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
5. Sổ kế toán sử dụng
5.1> Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Sổ cái.
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Căn cứ vào các chứng từ kế toán về nhập nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để lập các chứng từ ghi sổ.
- Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ, ghi vào sổ cái TK 152,153,..
- Trị giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho theo giá thực tế phản ánh trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được dùng làm căn cứ lập các chứng từ ghi sổ.
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái. Trị giá thực tế của nguyên vậi liệu và công cụ dụng cụ xuất kho chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, các sổ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và các phiếu tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ.
(sơ đồ trang sau)
Sơ đồ Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
5.2> Hình thức kế toán nhật ký chung:
Hình thức kế toán nhật ký chung gồm có các loại số kế toán chủ yếu sau:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái.
+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết.
- Căn cứ vào chứng từ kế toán về thu mua nhập nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng hàng ngày hoặc định kỳ.
- Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ sổ nhật ký chuyên dùng ghi một lần vào sổ nhật ký chung.
- Căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cai TK 152,153,..
- Trị giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho theo giá thực tế phản ánh trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được dùng làm căn cứ ghi vào sổ nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái TK 152,153,621.
Sơ đồ :Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chương ii
Thực trạng công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công tychế tạo thiết bị điện đông anh - hà nội
A. giới thiệu chung về Công tychế tạo thiết bị điện đông anh - hà nội:
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Chế Tạo Thiết Bị Điện Đông Anh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại Khối 3A Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội- Km 25 đường quốc lộ 3, đường Hà Nội- Thái Nguyên.
Công ty chế tạo Thiết Bị Điện được thành lập ngày 26/03/1971 theo quyết định số 88/NCQLKT của Bộ Điện và Than (nay là Bộ công nghiệp ), với tên gọi ban đầu Công tysửa chữa Thiết Bị Điện.
Năm 1982 Công ty sửa chữa và chế tạo Thiết Bị Điện được thành lập. Công tylà một trong những lá cờ đầu của Công ty thực hiện việc hạch toán tập trung, bộ máy cơ quan Công ty kiêm bộ máy quản lý Công ty.
Tháng 6 năm 1988 Công ty tách khỏi cơ quan Công ty tiến hành hạch toán độc lập và mang tên Công tychế tạo thiết bị điện Đông Anh cho đến ngày nay.
Ngày 05 tháng 4 năm 1971 sáp nhập thêm phân xưởng Sửa chữa cơ điện và lấy tên là Công tysửa chữa thiết bị điện Đông Anh theo quyết định số 101/QĐ/NCQL-1 của Bộ điện và than. Năm 1982, Công ty sửa chữa và chế tạo thiết bị điện được thành lập, Công tylà một cơ sở của Công ty và thực hiện hạch toán phụ thuộc. Thiết bị ban đầu do Liên Xô (cũ) viện trợ, Công tycó tổng diện tích mặt bằng là 11ha, trong đó diện tích nhà xưởng là 4,74 ha.
Năm 1995, Công tycho ra đời sản phẩm máy biến áp lực 25.000kVA-110kV đầu tiên tại Việt N._.am (lắp đặt tại trạm Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Kể từ đó đến nay, Công tyđã thiết kế, chế tạo được trên 100 máy biến áp 110kV các loại có công suất từ 16.000kVA đến 63.000kVA với chất lượng cao, đang vận hành an toàn và ổn định trên lưới điện toàn quốc.
Tháng 9/2000, Công tyđược Công ty AFAQ-ASCERT cấp chứng chỉ ISO 9002:1994 cho hệ thống quản lý chất lượng đối với 2 sản phẩm là máy biến áp và cáp nhôm trần tải điện. Năm 2002, Công tyđược cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Năm 2003, Công ty đã tự thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 125MVA - 220kV đầu tiên của nước ta (lắp đặt tại trạm biến áp 220kV Trung Dã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Việc chế tạo được các máy biến áp 110kV, 220kV, các loại cáp nhôm trần tải điện trong nước đã góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống lưới truyền tải, trong các chương trình chống quá tải của EVN; không những đã tiết kiệm được nguồn ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước mà còn tạo ra sự chủ động về thiết bị cho Ngành điện khi cần giải quyết các nhiệm vụ đột xuất.
II Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1. Vị trí, vai trò của Công ty đối với địa phương và nền kinh tế.
Công ty thiết bị điện Đông Anh với thời gian hoạt động là 33 năm với truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện cho lưới điện trên toàn quốc. Công tyđã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp CNH- HĐH.
Sau sự kiện sản xuất và lắp đặt thành công máy biến áp 125 MVA-220 kV (tháng 12 năm 2003) loại máy có công xuất lớn nhất đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam thì tên tuổi và uy tín của Công tycàng được khẳng định. Công ty đã chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đối với ngành điện nước nhà.
2. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Là một doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, các sản phẩm của Công ty đều là các thiết bị phục vụ cho ngành điện.
Hiện nay nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty là:
+ Chế tạo các loại máy biến áp điện lực từ 50 - 63000 KVA.
+ Cáp nhôm trần tải điện A và AC , cáp chống sét.
+ Chế tạo tủ bảng điện, cầu dao cao thế và hạ thế các loại.
+ Chế tạo phụ tùng, phụ kiện và các loại tăng giảm điện áp.
+ Sửa chữa các loại máy biến áp, động cơ, máy phát.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Do tình hình đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công tysản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau mà sản phẩm chủ yếu của Công tylà máy Biến áp, Cáp nhôm. Mặt khác do thời gian có hạn trong khuôn khổ báo cáo em xin trình bày quy trình công nghệ sản xuất máy biến áp ở Công tychế tạo thiết bị điện Đông Anh như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất máy biến áp
Chế tạo lõi thép
Chế tạo bối dây cao hạ áp
Chế tạo vỏ máy và cánh tản nhiệt
Lắp ráp phần ruột
Sấy trong lò sấy cảm ứng
Lọc dầu
Lắp ráp phần ruột và nạp dầu
Kiểm tra - xuất xưởng
Để tạo ra sản phẩm là các loại máy Biến áp với cấp điện áp của từng loại khác nhau, tuỳ theo từng loại máy mà yêu cầu về kỹ thuật có một số điểm khác nhau cụ thể như: Các loại máy cấp điện lớn thì số lượng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ và các khoản chi phí khác cũng khac nhau, cùng với yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với các loại máy cấp điện áp nhỏ nhưng quy trình công nghệ chung cho sản xuất các loại máy biến áp đều được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Chế tạo lõi thép bao gồm các nguyên công:
Ghép các lá thép theo trình tự.
ép các lá thép lại thành một khối theo thiết kế
Chế tạo xà ép.
Thử tốn hao không tải.
Bước 2: Chế tạo bối dây cao và hạ áp:
Chế tạo ống lồng cách điện.
Chế tạo khuôn quấn dây.
Quấn dây theo thiết kế.
Bước 3: Chế tạo vỏ máy và cánh tản nhiệt:
Chế tạo thân thùng.
Chế tạo nắp máy.
Hàn lại, lắp ráp.
Chế tạo bình dầu phụ.
Bước 4: Lắp ráp phần ruột:
Lắp ráp bối dây cao, hạ áp và lõi thép.
Làm các đầu dây điều chỉnh.
Kiểm tra.
Bước 5: Sấy trong lò sấy cảm ứng.
Bước 6: Lọc dầu.
Bước 7: Lắp ráp phần ruột và nạp dầu, kiểm tra xuất xưởng.
Nhìn vào quy trình công nghệ ta thấy loại hình sản xuất máy biến áp là loại hình sản xuất phức tạp kiểu chế biến song song.
III .Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Là một đơn vị kinh tế hạch toán kinh doanh độc lập, bộ máy tổ chức quản lý của Công tychế tạo thiết bị điện được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc Công typhụ trách chung bao quát toàn bộ mọi hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó có một Phó Giám đốc phụ trách về kỹ thuật, một Phó Giám đốc phụ trách về kinh doanh trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công tyvề nhiệm vụ được giao phó.
Các hệ thống phòng ban được hình thành theo từng bộ phận dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và các Phó Giám đốc. Mỗi phòng ban có một trưởng phòng và phó phòng chỉ đạo nhiệm vụ và quản lý nhân viên trong phòng mình.
1.Bộ máy tổ chức quản lý:
1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Phó GĐ kỹ thuật
Phó GĐ kinh doanh
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng
cơ
điện
Khối
phân
xưởng
sản
xuất
Phòng
tổ
chức
lao
động
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
thanh
tra
bảo
vệ
Phòng
kế
hoạch
điều
độ
Phòng
vật
tư
Phòng
hành
chính
y
tế
Ngành
đời
sống
Giám đốc
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
1.2 Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận.
- Giám đốc: Do tổng công ty điện lực Việt Nam bổ nhiệm( chủ doanh nghiệp) là đại diện pháp nhân của Công ty, là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức Công tytheo nguyên tắc gọn nhẹ có hiệu quả.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Do giám đốc công ty bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc chỉ định thay thế điều hành công việc sản xuất khi giám đốc đi vắng.
- Phó giám đốc kinh doanh: Do giám đốc công ty bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc chỉ định thay thế điều hành công việc kinh doanh khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo định ra đường lối, sắp xếp và phân phối lại lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật trong toàn Công ty, xây dựng chế độ định mức tiền lương, tiền thưởng ..
- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý chi tiêu, quản lý tài sản, công nợ, vật tư, tiền vốn của toàn Công ty.
- Phòng kế hoạch điều độ: Làm công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, Maketing bán hàng.
- Phòng kỹ thuật: Làm công tác thiết kế và chế tạo và chỉ đạo công nghệ sản xuất.
- Phòng KCS: Làm nhiện vụ kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá, sản phẩm nhập kho.
- Phòng cơ điện: Quản lý hệ thống điện nước và các máy móc thiết bị.
- Phòng vật tư: Mua vật liệu phục vụ sản xuất và bảo quản kho tàng.
- Phòng hành chính y tế: Làm nhiệm vụ thu nhận và sử lý công văn, đón tiếp phục vụ khách, công tác quản trị trong toàn Công ty.
- Nghành đời sống: Phục vụ ăn ca, phục vụ khách và chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Khối phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
2 Tổ chức bộ máy sản xuất
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất.
Mô hình bộ máy sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
PX cơ điện
PX Chế tạo MBA
PX sản xuất cáp nhôm
PX sửa chữa điện
PX cơ khí
Bộ máy tổ chức sản xuất của Công tyđược chia thành 5 phân xưởng sản xuất. Trong đó, có 4 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ.
* 4 Phân xưởng sản xuất chính gồm:
- Phân xưởng chế tạo Máy biến áp: Chế tạo các loại máy biến áp có công suất từ 30kVA - 250.000kVA, điện áp đến 220kV. Gồm các tổ: Quấn dây, mạch từ, vỏ, cơ, sơn, vật liệu cách điện, lắp ráp, lọc dầu.
- Phân xưởng Cáp nhôm: Chế tạo cáp nhôm, cáp thép, chế tạo các chi tiết gỗ… Gồm các tổ: Tổ chế tạo cáp, tổ mộc
- Phân xưởng Sửa chữa điện: Sửa chữa máy biến áp, động cơ, máy phát, chế tạo tủ điện... Gồm các tổ: Sửa chữa điện 1, 2, 3.
- Phân xưởng Cơ khí: Gia công các chi tiết cho máy biến áp như bánh xe, êcu, bu lông, chế tạo cầu dao.… Gồm các tổ: Tổ chi tiết MBA, tổ cầu dao,...
* Phân xưởng sản xuất phụ (P.X Cơ điện):
Có nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện, nước; phục vụ vận hành và sửa chữa máy móc, thiết bị...
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytrong thời gian qua.
1.Tình hình đầu tư tài sản cố định tại Công tyqua các năm.
TSCĐ là bộ phận tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật của Doanh nghiệp. TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Qua số liệu trong bảng sau cho thấy sơ bộ tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ tại Công ty.
1.1. Cơ cấu TSCĐ
Nguồn hình thành TSCĐ
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Nguyên giá
%
Nguyên giá
%
Nguyên giá
%
Nguồn vốn Ngân sách
7.600.000.000
27.76
7.600.000.000
26.78
7.600.000.000
24.65
Nguồn vốn tự bổ sung
19.769.274.644
72.23
20.769.274.644
73.22
23.225.553.877
75.34
Tổng cộng
27.369.274.644
100
28.369.274.644
100
30.825.553.877
100
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ trọng đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn tự bổ sung là rất lớn so với nguồn vốn Ngân sách . Do đó Công tycó khả năng độc lập cao hơn về mặt tài chính.
1.2 . Tình trạng TSCĐ
Số liệu trên mới cho thấy về qui mô và cơ cấu TSCĐ trong Công ty. Năng suất lao động và kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. TSCĐ tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng đến hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh. Để xem xét khả năng hoạt động của TSCĐ còn phải phân tích tình trạng kỹ thuật của toàn bộ TSCĐ cũng như từng TSCĐ cụ thể.
Sau đây là bảng tổng hợp hệ số hao mòn TSCĐ trong những năm gần đây.
Năm
Nguyên giá TSCĐ (đ)
Số hao mòn (đ)
Hệ số hao mòn TSCĐ (%)
2001
27.369.274.644
15.638.224.641
57.13
2002
28.369.274.644
16.461.289.096
57.59
2003
30.825.553.877
17.752.086.800
58.03
Số liệu trên cho thấy hệ số hao mòn của TSCĐ tương đối lớn và có xu hướng tăng rõ rệt. Năm 2003 là năm Công tycó số TSCĐ tăng lớn đồng thời hệ số hao mòn cũng lớn.
2. Tình hình lao động và thu nhập qua các năm :
Lực lượng lao động thường xuyên được bổ sung mới từ các trường đại học công nghệ, quản lý hàng đầu của quốc gia và luôn được chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ ở cả trong và ngoài nước.
Năm 2004 tổng số lao động của Công ty là 726 người
Trong đó :
Trình độ Đại Học : 121 người chiếm 16,7%
Trình độ cao đẳng : 86 người chiếm 11.9%
Trình độ trung cấp : 25 người chiếm 3,4%
Công nhân kỹ thuật : 494 người chiếm 68 %
Từ số liệu trên ta thấy lực lượng lao động có trình độ Đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ khá cao 32%, đây là đội ngũ cán bộ có kỹ thuật nòng cốt của Công ty. Lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn so với đội ngũ lao động gián tiếp điều này cho ta thấy cơ cấu lao động của Công tylà tương đối khoa học và cân đối. Điều này sẽ đảm bảo tốt hoạt động của mình, bởi lẽ cơ cấu này cho phép khai thác tốt chuyên môn cần có của từng nhóm lao động và khối lượng công việc tương ứng. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ giám sát trong sản xuất tốt hơn thông qua những kỹ sư và công nhân có tay nghề cao làm cơ sở cho việc nâng cao năng suất giảm giá thành.
Hàng năm Công ty đều cử cán bộ và công nhân viên đi học ở các trường Đại học nhằm cung cấp cho Công tylực lượng kế cận và có trình độ đáp ứng với cơ chế thị trường hiện nay. Công tyluôn có chính sách đãi ngộ và có sự ưu tiên với cán bộ công nhân viên.
Những năm qua Công ty đã có đội ngũ cán bộ trưởng thành và có tay nghề quản lý cao, đáp ứng với sự phát triển vào việc hoàn thành các mục tiêu của Công tyđề ra.
Công ty cũng đào tạo cho CBCNV nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
Với xu thế mở rộng sản xuất và kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng hàng năm Công tytuyển dụng đội ngũ lao động để bổ sung đội ngũ lao động đến tuổi nghỉ hưu.
+> Thu nhập bình quân về tiền lương:
Năm 2002: 1.793.000đ/người/tháng chưa kể lương khoán gọn nội bộ, ăn ca, lễ tết...
Năm 2003: 2.334.000đ/ người / tháng chưa kể lương khoán gọn, lễ, tết...
9 tháng đầu năm 2004: 2.420.000đ/ người/ tháng
3.Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công tyqua các năm.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh kết quả SXKD
( Sơ đồ trang sau)
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh KQSXKD
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2002/2001
So sánh 2003/2002
9 tháng
Cả năm
9 tháng
Dự kiến cả năm
+
%
9 tháng
Cả năm
+
%
+
%
1. Doanh thu
Trđ
145.529
177.885
143.827
206.121
149.905
214.364
32.356
122.23
6.078
104.23
8.243
104
2.Doanh thu hàng xuất khẩu
Trđ
-
3. Vốn KD bình quân
Trđ
26.819
28.178
37.462
31.555
36.685
39.292
1.359
105.07
(777)
97.93
7.737
124.522
4.Vốn CSH bình quân
Trđ
28.631
33.137
30.853
38.333
45.577
48.628
4.506
115.74
14.725
147.73
10.295
126.86
5. Lợi nhuận trước thuế
Trđ
3.892
5.939
4.244
6.701
4.392
6.895
2.047
152.6
148
103.49
194
102.9
6.Lợi nhuận sau thuế
Trđ
2.919
4.071
2.886
4.557
3.163
4.966
1.152
139.47
277
109.6
409
108.977
7. Tổng thu nhập
Tỷ đồng
13.328,4
15.491,5
15.984
20.165
21.083
21.213.7
2.163
116.23
4.674,24
130.17
8.Tổng lao động
Người
725
720
720
720
726
726
5
110
9. Thu nhập bình quân
Trđ
1.532
1.793
1.850
2.334
2.420
2.435
261
117
541
130.2
10.Lợi nhuận/Vốn KD
Trđ
14.51
21.08
11.33
21.24
11.97
17.55
6.56
145.24
0.64
105.68
(3.69)
82.64
11.Lợi nhuận/Vốn CSH
Trđ
13.59
17.92
13.76
17.48
9.64
14.18
4.33
131.85
(4.12)
70.05
(3.30)
81.12
12.Lợi nhuận/Doanh thu
Trđ
2.67
3.34
2.95
3.25
2.93
3.22
0.66
124.84
(0.02)
99.29
(0.03)
98.94
13.Tỷ số khả năng thanh toán
-Thanh toán tổng quát
Lần
1.54
1.47
1.38
1.42
1.35
1.39
(0.07)
95.67
(0.03)
97.77
(0.03)
97.966
-Thanh toán lãi vay
Lần
112.47
108.57
109.07
62.67
67.11
49.76
(3.91)
96.53
(41.95)
61.53
(12.91)
79.40
14. Nộp ngân sách
Trđ
1.576
3.155
1.523
2.214
944
1.794
1.579
200.19
(5790
61.98
(420)
81.03
Nhận xét:
3.1 .Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu năm sau đều tăng hơn năm trước (từ 4% đến 32% với số tuyệt đối tăng từ 8.243 triệu đồng đến 32.356 triệu đồng). Từ thực tế sản phẩm của Công tysản xuất ra tiêu thụ được ngay vì hầu hết được sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc trúng thầu, điều này thể hiện trong nhiều năm qua, thương hiệu sản phẩm của Công tyđược giữ vững, sản phẩm của Công tyrất có uy tín trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng của năm sau thấp hơn của năm trước, đặc biệt năm 2004 tốc độ tăng trưởng chỉ là 4% với giá trị tuyệt đối tăng 8.243 triệu đồng, thấp nhất từ năm 2001 đến nay, trong khi đó giá cả trong năm 2004 biến động tăng rất nhiều do giá cả vật tư đầu vào tăng, nhiều mặt hàng tăng từ 15 đến 20%, cá biệt kim loại mầu tăng đến 40% làm cho giá thành sản phẩm tăng, giá bán sản phẩm tăng trung bình khoảng 10%. Cho nên, thực chất tốc độ tăng trưởng của năm 2004 là tăng ảo, tăng do giá cả biến động tăng. Cũng chính do giá cả biến động tăng mà năm 2004 sản phẩm của Công tytiêu thụ không mạnh do phải mất 1 khoảng thời gian dài (khoảng 5 tháng) để điều chỉnh giá bán sản phẩm.
Điều này Công tycũng đã xác định được và có kế hoạch dự kiến cho năm 2005 để ổn định và phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
3.2. Vốn kinh doanh bình quân:
Vốn kinh doanh bình quân tăng từ 5% đến 24% với giá trị tuyệt đối tăng từ 1.359 triệu đồng đến 7.737 triệu đồng trong đó chủ yếu tăng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Trong những năm qua, Công tyđẩy mạnh công tác nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo máy biến áp 110kV, nghiên cứu chế tạo thử nghiệm máy biến áp 220kV, năm 2003 đã nghiên cứu chế tạo thành công máy biến áp 220kV đầu tiên tại Việt Nam, được Nhà nước quan tâm đầu tư trang bị máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, hàng năm Công ty cũng tìm mọi biện phảp để bổ sung thêm nguồn vốn tự có vốn rất ít ỏi của mình để đầu tư chiều sâu cho sản xuất. Tuy nhiên, trong nhẵng năm qua, do khó khăn nhiều mặt nên vốn kinh daonh của Công tychưa được tăng mạnh, dự kiến từ năm 2005 đến năm 2010 vốn kinh doanh của Công tysẽ được cải thiện đáng kể.
3.3.Vốn chủ sở hữu bình quân:
Vốn chủ sở hữu bình quân tăng từ 15% đến 26% với giá trị tuyệt đối tăng từ 4.506 triệu đồng đến 10.295 triệu đồng chủ yêu tăng từ 2 nguồn:
- Một là tăng nguồn vốn kinh doanh mà chủ yếu là vốn ngan sách nhà nước cấp như đã nói ở trên.
- Hai là tăng quỹ đầu tư phát triển do lợi nhuận hàng năm tăng nên Công tycó nguồn để trích vào quỹ đầu tư phát triển, hai là để đầu tư mở rộng dây truyền công nghệ sản xuất máy biến áp cỡ lớn 110 và 220kV nhà nước đã cấp thêm quỹ đầu tư phát triển từ nguồn quỹ đầu tư phát triển tập trung của Tổng Công ty điện lực Việt nam cho Công ty. Chỉ tính riêng năm 2004 Tổng Công ty đã cấp hơn 6 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và dự tính năm 2005 tiếp tục cấp thêm cho Công tyđể ổn dịnh và mở rộng sản xuất.
Đây là một lợi thế rất lớn để Công tymở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công tyđã chủ động năm lấy thời cơ này, bằng nội lực của mình tạo niềm tin với nhà nước đăng ký đảm nhận công trình nghiên cứu chế tạo thử nghiệm máy biến áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam.
3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.
+ Giá vốn hàng bán tăng tương ứng với doanh thu trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Tuy nhiên nhìn vào đây cũng thấy rằng, tốc độ tăng của lợi nhuận là rất thấp, mặc dù đây là một cố gắng rất lớn của Công ty.
Trong những năm qua, sản xuất kinh doanh ngày một khó khăn, cơ chế đấu thầu ngày càng ngặt nghèo, thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, giá cả vật tư ngày một tăng cao trong khi yếu tố giá bán sản phẩm thấp luôn là một yêu cầu đầu tiên của khách hàng, Công tyluôn phải cải tiến mẫu mã sản phẩm cho ngày càng đẹp hơn, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn, tiết kiệm vật tư năng lượng hơn ... mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Chính vì vậy, việc Công ty đảm bảo được mức lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước là một cố gắng hết sức lớn lao, rất đáng được ghi nhận.
3.5.Tổng thu nhập:
Trong những năm qua sản xuất kinh doanh ngày một khó khăn, Công ty liên tục phải giảm định mức nhân công để hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế trong cạnh tranh và đấu thầu. Nhưng một điều rất đáng khích lệ đối với cán bộ công nhân viên đó là Công tyvẫn luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao thu nhập và đặc biệt là mức sống cho người lao động, sau mỗi năm tổng kết, Công tykhông những đánh giá về mức thu nhập mà còn có bút toán so tốc độ tăng của thu nhập với tốc độ tăng của giá cả thị trường để nghiên cứu đảm bảo tăng mức sống cho cán bộ công nhân viên. Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, Công tyđược đầu tư trang bị máy móc thiết bị hiện đại mà năng suất lao động và hiệu quả sản xuất ngày một tăng cao, Công tycó điều kiện để cải thiện thu nhập cho người lao động.
3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này nói lên sau một năm hoạt động Công tybỏ ra 1.000đ vốn kinh doanh năm 2001 mang lại 14,51 đồng lợi nhuận, năm 2002 là 21,08 đồng, năm 2003 là 21,24 đồng và năm 2004 là 17,55 đồng.
3.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này nói lên sau một năm hoạt động Công tybỏ ra 1.000đ vốn chủ sở hữu năm 2001 mang lại 13,59 đồng lợi nhuận, năm 2002 là 17,92 đồng, năm 2003 là 17,48 đồng và năm 2004 là 14,18 đồng.
*Nhận xét chung về cả hai chỉ tiêu này:
- Xuất phát từ đặc điểm, nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho Công tyquá thấp (hơn 5 tỷ đồng) cho nên hoạt động sản xuất kinh daonh của Công tychủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay và chiếm dụng vốn của khách hàng.
Để đạt được mức doanh thu từ 145 tỷ đồng năm 2001 đến hơn 200 tỷ đồng năm 2004, Công tyđã phải tăng hạn mức vay Ngân hàng từ 15 tỷ đồng năm 2001 lên đến 50 tỷ đồng năm 2004, hạn mức vay cho bảo lãnh đấu thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng năm 2001 chỉ là 500 triệu đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 10 tỷ đồng, mặt khác do giá cả vật tư biến động tăng mạnh nên tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu bán hàng năm 2004 cao hơn năm 2001 gần 5%, để đạt được mức doanh lợi như trên Công tyđã phải phấn đấu giảm đến mức tối đa có thể được chi phí bán hàng và chi phí quản lý để quyết tâm đạt được mức doanh lợi năm sau cao hơn năm trước. Nhưng do giá cả vật tư trong năm 2004 tăng quá cao nên mức doanh lợi năm 2004 Công tychỉ đạt được như trên.
3.8.Tỷ số khả năng thanh toán:
Nhìn vào tỷ số khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán lãi vay của Công tytừ năm 2001 đến năm 2004 ta nhận thấy rằng, tuy công nợ phải trả và lãi vay phải trả hàng năm ngày một tăng do quy mô sản xuất của Công tytăng mạnh, tổng tài sản năm sau luôn cao hơn năm trước, tình hình thanh toán của Công tyvẫn rất lành mạnh. Tuy chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn rất chậm nhưng Công tyvẫn cân đối được thu chi tài chính, luôn đảm bảo chi trả được các khoản nợ đến hạn và thanh toán lãi vay đúng kỳ, có uy tín lớn với ngân hàng cho vay vốn và khách hàng bán hàng trả chậm.
3.9. Chỉ tiêu thu nộp ngân sách:
Là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Hà nội, chịu sự quản lý của Cục thuế thành phố Hà nội, Công tyluôn chấp hành nghiêm chỉnh các luật thuế, nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, không có khoản thuế nào nợ đọng để cục thuế phải nhắc nhở, được Cục thuế thành phố Hà nội đánh giá cao và khen thưởng có thành tích xuất sắc trong năm 2002.
*Nhận xét chung:
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công tytrong những năm qua luôn ổn định và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Có được những thành tích kể trên Công tyđã đánh giá trước tiên đó là sự đóng góp sức lao động của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, sự ủng hộ và giúp đỡ kịp thời của Tổng Công ty điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, các đại lý của Công tyvà các bạn hàng trên toàn quốc, các ban ngành hữu qua và địa phương Huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội. Nhờ việc nghiên cứu chế tạo thành công gam máy biến áp 110kV và 220kV đầu tiên tại Việt Nam, tiến độ sản xuất nhanh, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiên tiến mà sản phẩm này của Công tyhiện đang chiếm lĩnh được thị trường, chiếm thị phần lớn trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty(từ 40 đến 60%)
Cũng qua việc đánh giá tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, kết quả đạt được trong năm 2004 là không khả quan so với các năm trước, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thị trường biến động tăng mạnh, vật tư đầu vào của Công tynhiều loại phải nhập khẩu như các loại tôn silíc, dây điện từ, dầu biến thế, sứ cao thế, điều chỉnh điện áp ... trong khi đó một số vật tư nhập ngoại Công tycó khả năng tự sản xuất được chưa đăng ký chất lượng sản phẩm được nên chưa được khai thác triệt để, mặt khác sản phẩm của Công tysức cạnh tranh trên thị trường là chưa cao, mẫu mã sản phẩm chưa đẹp, chưa hiện đại, chủng loại sản phẩm chưa đa dạng, Công tymới chỉ sản xuất được máy biến áp dầu 3 pha còn các loại máy biến áp 1 pha, máy biến áp khô,âm ly, biến áp kiểu kín, tủ hợp bộ ... hiện nay trên thị trường đang rất khan hiếm thì Công tylại chưa sản xuất được. Có nhiều đơn hàng do yêu cầu cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm Công tykhông đáp ứng được nên không thể tham gia chiếm lĩnh thị phần.
Nhằm đạt được các mục tiêu năm 2005 đã đề ra, Công tycần có sự đàon kết nhất trí cao từ trong lãnh đạo Nàh máy tới toàn thể cán bộ công nhân viên trên tinh thần lao động nhiệt tình, sáng tạo và hết lòng vì sự tồn tại và phát triển của Công ty, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới mà thị trường đang cần, có như vậy Công tymới có thể vượt qua được những khó khăn thách thức đang chồng chất để đạt được những thành tích mới trong năm 2005 khả quan hơn năm 2004.
4> Nhữnh thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty.
4.1 Thuận lợi
- Công tycó nhiều thuận lợi là đã có đội ngũ cán bộ quản lý dầy dạn kinh nghiệm, có kiến thức nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình năng nổ trong công việc. Chính vì vậy, sau khi xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường Công tyđã nhanh chóng đi vào ổn định sản xuất kinh doanh đưa Công tyngày càng phát triển vững mạnh.
- Công tyluôn chủ động đổi mới dây chuyền công nghệ tiếp cận sát với thị trường tiêu thụ sản phẩm, giải quyết ổn định công ăn việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên chức.
- Tập thể CBCNV và lãnh đạo Công tyđoàn kết một lòng.
4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi Công tycùng gặp không ít khó khăn như :
-Tình hình biến động của giá cả thị trường, một số vật tư của Công typhải nhập ngoại, Công tylại không có ngoại tệ, số vốn lưu động dùng vào sản xuất của Công tythiếu, chủ yêú phải vay ngân hàng.
- Số lượng người đông, việc làm còn hạn chế dẫn đến không giải quyết được việc làm đầy đủ cho người lao động.
- Gần đây do nhiều cơ sở sản xuất khác cạnh tranh gay gắt nên lượng sản phẩm tiêu thụ đã giảm nhiều, dẫn đến tình trạng giảm nhịp độ sản xuất gây thiếu công ăn việc làm ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty
- Các trang thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất chưa đầy đủ về lâu dài Công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị.
- Chủng loại và số lượng sản phẩm vẫn còn hạn chế.Mặt hàng chủ yếu của Công tylà sản xuất Máy biến áp và Cáp nhôm trần tải điện.
4.3 Phương hướng phát triển của Công ty
Tập thể CBCNV Công tyđang nỗ lực phấn đấu sản xuất kinh doanh có hiệu quả mức tăng trưởng cao, ổn định. Phương hướng phát triển của Công tylà:
- Đầu tư mọi nguồn lực để phát triển năng lực sản xuất, tiếp tục đầu tư mở rộng dây truyền sản xuất máy biến áp 220-110 kV và máy biến áp phân phối, không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm , đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng tăng khả năng cạnh tranh và thị phần ở thị trường trong nước, hướng ra thị trường các nước và chuẩn bị tốt cho việc hội nhập thị trường quốc tế
- Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các gam máy biến áp 220 kV, tiến tới ổn định hoàn thiện dây truyền chế tạo máy biến áp lực 220kV.
- Đầu tư, hiện đại hoá dây truyền chế tạo cáp nhôm trần tải điện, cáp chống sét... phục vụ nhu cầu phát triển của hệ thống lưới điện đến 500 kV.
- Đầu tư xây dựng hệ thống dây truyền công nghệ sản xuất cáp sợi quang thông tin điện lực.
- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới theo định hướng phát triển ngành cơ khí Việt Nam, chế tạo các thiết bị điện vật liệu kỹ thuật điện chủ yếu như cầu dao cách ly 3 pha có điện áp đến 110- 220 kV, máy biến dòng 110 kV...
B. Thực trạng công tác hạch toán kế toán Nguyên Vật Liệu, Công cụ dụng cụ tại Công tyChế Tạo Thiết Bị Điện Đông Anh Hà Nội
I>. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công tyđể phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, theo đó toàn bộ công tác kế toán của Công tyđều tập chung tại phòng Tài chính kế toán. Dưới các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng, làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán. Công tylà đơn vị hạch toán độc lập có quan hệ trực tiếp với ngân hàng vừa hạch toán độc lập vừa hạch toán chi tiết.
Phòng tài chính kế toán gồm 10 người. Đứng đầu là kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán, thủ quỹ. Bộ máy kế toán của Công tycó nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập và xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn Công ty, hướng dẫn và kiểm tra thống kê phân xưởng thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo chuyên môn hoá cao của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và yêu cầu trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công tyđược sắp xếp như sau:
Sơ đồ Bộ máy kế toán ở Công ty
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán ( Kiêm kế toán tổng hợp )
Thủ quỹ
Kế toán tài sản cổ định
Kế toán tiền lương và bảo hiển xã
hội
Kế
toán nguyên vật
liệu công
cụ
dụng cụ
Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
Kế toán tập hợp chi phí
và tính giá thành
Kế toán thanh toán tiền mặt
Kế toán thành phẩm tiêu thu xác định KQKD
Kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng
Nhân viên thống kê phân xưởng
2. Chức năng, nhiệm vụ.
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính kế toán): Chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng chỉ tiêu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả.
- Kế toán tổng hợp (Phó phòng Tài chính kế toán): Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Phụ trách theo dõi toàn bộ công tác tài chính kế toán. Hướng dẫn hạch toán kế toán, tổng hợp báo cáo, theo dõi chi tiết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và các quỹ.
- Kế toán thanh toán tiền mặt: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu tạm ứng, phải thu, phải trả khác ... Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 1, Nhật ký Chung chứng từ số số 10, bảng kê số 1, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
- Kế toán thanh toán TGNH: Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, ký cược, ký quỹ qua Ngân hàng. Lập báo cáo, Nhật ký Chung chứng từ số 2, số 4, bảng kê Nhật ký Chung chứng từ số 2, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
-Kế toán TSCĐ: Theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ. Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 9 và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
-Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán. Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 5.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho nguyên vật lỉệu và công cụ dụng cụ. Lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2.
- Kế toán ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31722.doc