Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Bao bì Thăng Long

Mở đầu Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển hoá mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thị trường, để thực hiện chiến lược phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã và đang khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại của chế độ cũ. Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp bước sang cơ chế quản trị kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Sau hơn mười năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Bao bì Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những thành tựu lớn tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải nắm vững được thị hiếu của người tiêu dùng, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để dáp ứng nhu cầu, thị hiếu đó. Để đứng vững và đi lên trong nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt này. Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra những sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm mới sản xuất ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đồng thời vẫn bảo toàn và tăng tốc độ chu chuyển vốn. Mà mục tiêu chính mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được cuối cùng là lợi nhuận. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và vẫn đảm bảo công việc và thu nhập ổn định cho người lao động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải có đầy đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao dộng. Vật liệu là một tư liệu lao động, là cơ sở và là một bộ phận chủ yếu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Vì vậy nó là yếu tố không thể thiếu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, NVL là yếu tố quan trọng, nó mang tính chất quyết định để cấu thành nên hình thái sản phẩm. Hơn nữa NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chỉ một thay đổi nhỏ của NVL cũng làm ảnh hưởng tới giá thành. Do đó muốn hạ giá thành sản phẩm, điều tất yếu là tìm được nguồn cung cấp NVL tốt, giá rẻ, nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo công tác quản lý và sử dụng nguồn NVL thật hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn tài nguyên của nước ta tuy dồi dào nhưng không phải là vô tận, vì vậy trong mỗi doanh nghiệp việc tổ chức công tác Kế Toán nói chung, Kế Toán NVL nói riêng là một hoạt động luôn được coi trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý của công ty. Nằm trong guồng quay của nền kinh tế thị trường. Công ty TNHH Bao Bì Thăng Long đang từng bước hoàn thiện sản xuất. Tìm ra các biện pháp giảm thiểu chi phí NVL để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời vẫn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ uy tín với khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán Kế Toán trong quản lý của công ty. Em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài Kế Toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Bao Bì Thăng Long làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu về lý luận, thực tế để hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo Bùi Thị Chanh, cùng các cô chú và các anh, chị tại phòng Kế Toán của Công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. Mặc dù em dã cố gắng để kết lợp giữa kiến thức được học trong trường và áp dụng vào thực tiễn. Nhưng do trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế còn hạn chế, nên khó tránh khỏi những sai sót trong báo cáo. Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của anh, chị và của cô giáo để báo cáo của em hoàn thành tốt hơn. Phần I : Báo cáo môn học I. Đặc điểm tình hình của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. + Tên công ty: C.Ty TNHH Bao Bì Thăng Long. + Địa chỉ :Xã Liêu xá _ Yên Mỹ _ Hưng Yên. + Thành lập theo quyết định số 06/03/QĐ HĐQT ngày 15 /07/2000 + Hoạt động theo giấy Chứng nhận ĐKKD: 0504000048. 2. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của công ty: + Tổ chức sản xuất KD hoàn thành chỉ tiêu hàng năm của công ty. + Nhận nhiệm vụ, Kế hoạch thường xuyên và đột xuất công ty giao. Chủ động XD KD sản lượng và doanh thu của đơn vị hàng năm nhằm khai thác triệt để năng lực của đơn vị. Nghiên cứu đề xuất quy hoạch phát triển dài hạn phù hợp với quy hoạch phát triển chung cả công ty trình GĐ phê duyệt. + Lựa chọn phương án tổ chức hực hiện nhiệm vụ KH SXKD được giao từ khâu tiếp nhận vật tư tài liệu Kế Toán , vật liệu để hoàn chỉnh thành phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, không làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. + Phối hợp với các chức năng của công ty để giải quyết các công việc thường xuyên , vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Trong các khoản mục và chi phí được phân cấp thực hiện chi trả, phân bổ các khoản mục chi phí được giao, phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ trong toàn bộ công tác hạch toán của đơn vị. + Thu và bán hàng hoá, làm dịch vụ cho khách hàng trực tiếp tại công ty, chủ động hạch toán, thu chi hoặc công ty uỷ nhiệm thu hồi. + Thu các khoản nợ mà công ty đã cho vay. + Chi các khoản chi mà công ty đã nợ và phải trả khi mua hàng hoá, dịch vụ. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nói chung. Giám đốc P.Kinh doanh P.Tổ chức P.Kế toán PX 1 PX 2 P.Kĩ thuật Tổ cơ điện Tổ in Ghép đột + GĐ công ty: Là người trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan cấp trên và tập thể cán bộ CNV về ké hoạch SXKD của công ty. Là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm các khoản mục thu, chi tài chính, cá tài sản máy móc thiết bị nhà xưởng của công ty. + Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm quản lý về khâu nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, bố trí sắp xếp vị trí công tác phù hợp năng lực của từng người trong công ty. + Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác kỹ thuật của quy trình công nghệ. Thực hiện tiết kiệm định mức tiêu hao NVL, CCDC, nghiên cứu và tổ chức ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến vào tổ chức sản xuất trong đơn vị trước khi nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Tổng hợp và lập báo cáo nghiệp vụ kỹ thuật của công ty theo định kỳ để báo cáo với giám đốc công ty . + Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời thường xuyên đưa ra các đề xuất về chiến lược kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến xây dựng các chiến lược Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, …và trình Giám đốc duyệt. + Phòng KT: Có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty, theo dõi tình hình tài chính, phân tích, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, CCDC, tình hình tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh… của công ty. 4. Tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Thủ quỹ KT công nợ KT.T.Toán KT NVL, CCDC kiêm TSCĐ + KT trưởng: Là người giúp việc cho giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các nghiệp vụ của công ty, là người giúp giám đốc công ty chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ toàn bộ hoạt động tàI chính của công ty, giảI thích với cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra định kỳ và đột xuất. + Thủ quỹ: Quản lý an toàn tuyệt đối về tiền mặt và các giấy tờ có giá trị khác. Có trách nhiệm quản lý và bảo quản tiền mặt, các nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Thủ quỹ không được trực tiếp mua, bán hàng hoá vật tư kiêm nhiệm công việc của KT. + KT.T.Toán: Là người có trách nhiệm theo dõi về tình hình biến động của các khoản nợ phảI trả của công ty, và các khoản tiền cần thanh toán khi mua hàng hoá, vật tư và sử dụng các dịch vụ khác. + KT NVL, CCDC kiêm TSCĐ: Theo dõi tình hình thu mua vận chuyển và bảo quản nhập – xuất – tồn kho, NVL, CCDC và theo dõi tình hình tăng giảm nguyên giá của TSCĐ, tính và phân bố khấu hao TSCĐ. + KT công nợ: Là người theo dõi tình hình biến động các khoản nợ của khách hàng còn nợ của công ty và các khoản mà công ty còn nợ KH khi mua hàng hoá, dịch vụ… 5. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị, ảnh hưởng công tác kế toán. 5.1. Thuận lợi. Nhìn chung các cán bộ kế toán ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long đều tốt nghiệp ĐH chính quy nghành KT, nên làm việc đúng chuyên nghành KT đã khai thác được khả năng sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm của cán bộ KT. Công ty tổ chức cho các phân xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng. Giao hàng gọn ccho từng đơn đặt hàng, công trình nên việc theo dõi của kế toán kho và KT công nợ rất thuận lợi. Phòng KT được trang bị máy vi tính nên thuận lợi cho nhân viên KT cũng như KT trưởng trong việc quản lý và theo dõi tình hình biến động của các khoản công nợ phải thu, phải trả cũng như việc kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu và việc tiêu thụ thành phẩm. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đúng kỹ thuật, giá cả phù hợp với tiêu dùng. 5.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên cũng tồn tại một số khó khăn cần khắc phục sau đây Mặc dù phòng KT được trang bị máy vi tính nhưng do công ty mới thành lập và quy mô sản xuất còn hạn hẹp nên ban quản lý công ty chưa quyết định sử dụng KT máy. Vì vậy mà hạn chế việc phát huy hết kiến thức của cán bộ KT . Đồng thời việc quản lý số liệu và việc tính toán trên Excel còn cồng kềnh và mất nhiều thời gian. II. Thực trạng của công tác kế toán của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. 1. Công tác KT NVL, CCDC ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. 1.1. Đặc điểm của công tác KT NVL , CCDC ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. Công ty TNHH Bao Bì Thăng Long là công ty chuyên về sản xuất và in ấn các loại bao bì để bán cho thị trường trong nước trong nước. Nguồn NVL, CCDC được thu mua thuận tiện do nguồn NVL có sẵn trong nước và cũng đảm bảo nguồn dự trữ của công ty. Vì là doanh nghiệp sản xuất nên chi phí NVL, CCDC ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long luôn là một yếu tố chi phí quan trọng, chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Do đó công tác quản lý vá sử dụng NVL, CCDC để tiến hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được đặt lên hàng đầu. Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá, NVL, CCDC tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị của nó được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ(CC, DC ). Do NVL có nhiều loại và luôn có sự biến động nên công ty đã tiến hành phân loại NVL, CCDC nhằm tạo điều kiện cho việc theo dõi, hạch toán và quản lý vật liệu. NVL chính: Là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành thực thể vật chất chủ yếu, NVL chính bao gồm: + Các loại màng: LDPE, PA,BOPP + Hạt nhựa: LDPE DOW, LDPE 966, LDPE 722 + Bột: K4. + Mực in - NVL phụ: là những thứ chỉ có tác dụng phụ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng phục vụ cho các thương hiệu lao động. NVL phụ bao gồm: các loại mực in, dung môi và keo Nguồn năng lượng chính cung cáp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là năng lượng điện của mạng lưới điện Quốc gia. Phế liệu thu hồi của công ty là các loại màng bị hỏng. Phụ tùng thay thế bao gồm: Trục in, trục keo, lô cao su CCDC cũng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nó cũng giống như tư liệu lao động, CCDC tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng chúng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sản xuất giá trị của CCDC hao mòn dần và chuyển dich từng phần giá trị của chúng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, CCDC bao gồm: bàn ghế văn phòng, bếp gas công nghiệp, ghế nhựa, cân CitiZen, đồng hồ lịch vạn liên, đầu máy mainBoard, bàn chống cháy, máy tính Laser. Trong hạch toán NVL, CCDC công ty tiến hành tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy thuế GTGT của công ty không được tính vào giá thực tế + Đối với NVL, CCDC mua ngoài: Giá thực tế NVL, CCDC = Giá thực tế xuất kho chế biến+ Chi phí gia công chế biến - các khoản khấu trừ, giảm giá( nếu có) + Đối với NVL, CCDC thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế NVL, CCDC = Giá thực tế xuất kho chế biến + Chi phí gia công chế biến + Phế liệu được xác định theo giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. Công ty có quy mô sản xuất không lớn lắm, do đó để thuận tiện trong công việc hạch toán và quản lý công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL, CCDC. 1.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng: + Chứng từ: Phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn GTGT, phiếu chi. + Sổ sách: Thẻ kho, sổ chi tiết NVL, CCDC bảng tổng hợp N _X _ T kho NVL, CCDC nhật ký chung, sổ cái tài khoản 152, 153, sổ chi tiết tài khoản 331, sổ tổng hợp TK 331, bảng phân bổ NVL, CCDC. 1.3. Trình luân chuyển chứng từ NVL, CCDC: C.từ gốc HĐ GTGT, phiếu chi P. nhập kho NKC P. xuất kho Thẻ kho Sổ chi tiết NVL, CCDC Bảng tổng hợp N-X-T kho NVL, CCDC Sổ chi tiết Tk 331 Sổ cái TK 152, TK153 Sổ tổng hợp TK 331 Bảng phân bổ NVL, CCDC chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 1.4. Giải thích quy trình luân chuyển chứng từ: + Hàng ngày khi nhận được các chứng từ gốc như PNK, PXK. Thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho. Định kỳ 3 ngày thủ kho gửi chứng từ lên phòng KT để hạch toán ghi sổ. Phòng KT khi nhận được PNK, PXK. KT vật liệu tiến hành ghi vào sổ chi tiết NVL, CCDC đến cuối tháng lập bảng tổng hợp N- X –T kho NVL, CCDC. + Từ các chứng từ gốc: PNK và PXK. KT vào sổ NKC hàng ngày và lên sổ cái TK152, 153 hàng ngày. + Cũng từ các chứng từ gốc: PNK, HĐ GTGT, phiếu chi, KT lên sổ chi tiết TK 331, từ đó cuối tháng KT lên sổ tổng hợp TK 331. + Cuối tháng từ PXK, KT tiến hành lập bảng phân bổ NVL, CCDC. 2. Công tác KTTL và BHXH 2.1. Đặc điểm: + Tiền lưong là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền, mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của người lao động. Công ty sử dụng tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động. + Công ty áp dụng hai hình thức trả luơng chính là tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm để trả người lao động. + Tiền lương thời gian thường được sử dụng để trả lương cho khối văn phòng và trả theo cấp bậc. ngoài ra tiền lương thời gian còn được sử dụng để trả lương cho những công nhân trực tiếp sản xuất làm việc hưởng lương thời gian. Theo quy định, thì trong tháng công ty cho cán bộ CNV nghỉ các ngày chủ nhật. Vì thế trong tháng 2, ngày công chế độ của công ty là 24 ngày TLTG phải trả = TGLV thực tế * Đơn giá TL theo TG Đơn giá Tl theo thời gian = Lương cơ bản ngày công chế độ Lương cơ bản = HSL * Mức lương tối thiểu . + Vì công ty TNHH Bao Bì thăng Long là doanh nghiệp sản xuất, nên tiền lương chủ yếu mà doanh nghiệp trả cho người lao động là tiền lương sản phẩm. Trả tiền lương sản phẩm được tính cho một nhóm nguời thực hiện công việc được giao. TL sản phẩm được rính theo công thức sau: TL sản phẩm cả nhóm = số lượng sản phẩm hoàn thành * Định mức tiêu hao NVL/ sản phẩm * Đơn giá TL Đơn giá tiền lương sản phẩm một công =Tổng TL sản phẩm cả tổ / Tổng số công cả tổ TL sản phẩm của từng người = số ngày làm việc hưởng lương sản phẩm * Đơn giá TL sản phẩm 1 ngày công. + Theo quy định của công ty thì lương ăn ca của mỗi cán bộ CNV trong toàn công ty là 6.000đ/ngày/người .Và chỉ tính cho những ngày làm việc thực tế. + Vậy tổng tiền lương của công ty bao gồm: TL sản phẩm, TL thời gian, tiền ăn ca. Các khoản khác của công ty là khoản tiền BHXH hưởng thay lương. + Để hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục. Hàng tháng KT tiền lương tính lương và các khoản trích nộp theo lương cho các đối tượng. Công ty tiến hành trích 19% tính vào chi phí SXKD. Trong đó 2% BHYT được trích trên lương cơ bản, 15% BHXH được tính trên lương cơ bản, 2% KPCĐ được tính trên lương thực tế phải trả. + Phần công nhân viên thực tế phải nộp là 6% đều trích trên lương cơ bản. Trong đó 5% là nộp cho BHXH, 1% là nộp cho BHYT. + Trong tháng công ty thực hiện tả lương theo 2 kỳ, kỳ 1 là tạm ứng vào ngày 15 hàng tháng. Lương kỳ 2 là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ trong tháng và số tiền tạm ứng kỳ 1. 2.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng của công tác KT TL và BHXH: + Chứng từ sử dụng : Bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu xác nhận số lượng sản phẩm hoàn thành. + Sổ sách sử dụng : Bảng thanh toán BHXH, bảng thanh toán lương tổ, bảng thanh toán lương phân xưởng, bảng thanh toán lương các phòng ban, bảng thanh toán lương toàn công ty. Bảng phân bổ TL và BHXH, NKC, sổ cái TK 334, 338. 2.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ, sổ sách: , ,C.từ gốc BCC, phiếu nghỉ hưởng BHXH Bảng thanh toán lương tổ sản xuất Bảng thanh toán lương PX NKC Bảng thanh toán lương toàn công ty Bảng thanh toán lương phòng ban Sổ cái TK 334, TK 338 bảng phân bổ tiền lương và BHXH chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 2.4. Giải thích sơ đồ luân chuyển chứng từ: + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu nghỉ hưởng BHXH, phiếu xác nhận số lượng sản phẩm hoàn thành làm căn cứ để ghi vào bảng chấm công cho từng người. + Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công của từng bộ phận. KT lập bảng thanh toán lương tổ. Cuối tháng KT lên bảng thanh toán lương PX. Từ bảng thanh toán lương các phòng ban, lương PX, KT lập bảng thanh toán lương toàn công ty. + Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương toàn công ty. KT lập bảng phân bổ TL và BHXH. Từ bảng phân bổ TL và BHXH. KT lên sổ NKC và sổ cái TK 334, 338. 3. Công tác KT TSCĐ ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long: 3.1. Đặc điểm của công tác KT TSCĐ ở công ty: + Giống như các doanh nghiệp khác, TSCĐ của công ty là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Đặc điểm của TSCĐ của công ty là tham gia vào nhiều quá trình sản xuất kinh doanh . Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh. TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. + TSCĐ của Doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất sử dụng khác nhau. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ. Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo từng nhóm. Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý. + TSCĐ của công ty chủ yếu là do công ty tự mua sắm bằng nguồn vốn của công ty. TSCĐ chủ yếu là TSCĐ hữu hình. Phân loại TSCĐ hữu hình theo đặc trưng kỹ thuật của công ty như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm: nhà làm việc dùng đặt các phòng ban. Nhà cơ quan, nhà kho, nhà xưởng sản xuất, nhà tập thể của cán bộ công nhân viên, trạm điện… - Máy móc thiết bị của công ty bao gồm: hệ thống làm lạnh gồm có: máy làm lạnh Carrier của Mỹ, hệ thống ống hút, ống xả. Máy móc sản xuất bao gồm: máy in 7 màu của Hàn Quốc, máy ghép một đầu đùn của Hàn Quốc, máy ghép khô không dung môi của Italia, máy làm túi tự động của Đài Loan, máy chia cuộn của Trung Quốc, máy thổi màng tốc độ cao của Đài Loan. - Phương tiện vận tải của công ty bao gồm: 1 xe HuynDai trọng tải 2.5 tấn, một xe HuynDai trọng tải 1 tấn, một xe Mishubishi của Việt Nam, một xe Toyota 5 chỗ sản xuất tại Việt Nam. - Thiết bị dụng cụ của công ty bao gồm: 7 chiếc máy tính Laser, một máy in, một máy Fax Phillip + Đánh giá TSCĐ là việc ghi sổ giá trị của TSCĐ. Trong mọi trường hợp TSCĐ của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do đó việc ghi sổ của KT TSCĐ của công ty phản ánh cả 3 chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại và được xác định theo công thức sau: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua phải trả +Chi phí vận chuyển + Thuế GTGT. + Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản của công ty bị hao mòn, hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động trong suốt thời gian sử dụng. Công ty luôn sửa chữa và bảo dưỡng lại TSCĐ. Khi hư hỏng KT luôn phả ánh chính xác chi phí sửa chữa và phân bổ đúng vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng và được tính như sau: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao luỹ kế. Mức khấu hao được tính theo công thức: Mức KHBQ năm = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao năm. Mức trích KHBQ tháng = Mức trích KHBQ năm/12 tháng. + Hàng tháng KT TSCĐ của công ty phải tiến hành tính số khấu hao phải trích trong tháng theo công thức: Số KH phải trích tháng này = Số KH phải trích tháng trước + Số KH phát sinh tăng tháng này – Số KH phát sinh giảm tháng này. 3.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng của công tác KT TSCĐ: + Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, hoá đơn GTGT, phiếu chi. + Sổ sách sử dụng: thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ, bảng tính và phân bổ KH TSCĐ, nhật ký chung, sổ cái TK 211, TK 214. 3.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ : Biên bản giao nhận Sổ chi tiết TSCĐ Nhật ký chung Thẻ TSCĐ Bảng phân bổ KH TSCĐ Sổ cái TK211, TK214 chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng 3.4. Giải thích sơ đồ luân chuyển chứng từ: + Khi có nghiệp vụ làm tăng, giảm TSCĐ ( khi mua, khi được bàn giao, khi nhận vốn góp liên doanh, thanh lý TSCĐ,…) KT TSCĐ sẽ phản ánh trên thẻ TSCĐ. + Sau khi phản ánh trên thẻ TSCĐ kế toán TSCĐ sẽ ghi vào sổ chi tiết TSCĐ các nghiệp vụ làm tăng giảm TSCĐ + Cuối tháng từ sổ chi tiết TSCĐ KT lập bảng tính và phân bổ KH TSCĐ. Từ bảng phân bổ cuối tháng KT vào sổ nhật ký chung, từ nhật ký chung lên sổ cái TK211, TK214. 4. Công tác KT tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: 4.1. Đặc điểm của KT tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà công ty bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Để thuận tiện cho việc tính giá thành công ty đã tiến hành tập hợp chi phí theo khoản mục giá thành. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng, gồm 3 khoản mục: + Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về NVL. Trong đó NVL chính bao gồm màng BOPP, màng LDPE, hạt nhựa LDPE DOW, LDPE 966, LDPE 722. NVL phụ bao gồm dung môi và keo, công cụ dụng cụ như máy tính Laser, máy in, máy Fax…cũng tham gia vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. + Chi phí NCTT bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định là 19% lương. + Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như: chi phí NVL, CCDC phục vụ cho sản xuất, chi phí về tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất tại phân xưởng, ngoài ra còn có các khoản chi phí khác bằng tiền như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…phục vụ cho sản xuất. + Giá thành sản phẩm của công ty là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm. + Theo quy định của công ty thì giá thành sản xuất chính là giá vốn. Nó phản ánh tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: chi phí NCTT, chi phí NVLTT, chi phí SXC. Đối với từng sản phẩm, thời điểm tính giá thành là sau khi sản phẩm hoàn thành. Đã có biên bản nghiệm thu nhập kho và được quyết toán nên việc tính giá thành đơn giản và nhanh chóng. Kỳ tính giá thành không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phải được tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp trên đơn đặt hàng là giá thành sản phẩm của công ty: = GTSP làm dở đầu kỳ + CPSP trong kỳ- GTSP làm dở cuối kỳ 4.2. Chứng từ, sổ sách KT tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: + Chứng từ sử dụng: chứng từ gốc như: bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính và phân bổ KH TSCĐ, biên bản kiểm kê sản phẩm làm dở, HĐ GTGT, phiếu chi. + Sổ sách sử dụng: NKC, sổ cái TK621, 622, 627, 154, sổ chi tiết các TK621, 622, 627, 154, bảng tính giá thành sản phẩm. 4.3. Sơ đồ luân chuyển chứng từ: Bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ TL và BHXH, bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, phiếu chi, HĐGTGT NKC Sổ cái các TK621, 622, 627, 154 Sổ chi tiết TK621, 622, 627 Sổ chi tiết TK154 Bảng tính ZSP Ghi chú : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 4.4. Giải thích sơ đồ luân chuyển chứng từ: + Căn cứ vào các chứng từ gốc: bảng phân bổ NVL, CCDC, bảng phân bổ TL và BHXH, bảng tính và phân bổ KH TSCĐ, phiếu chi, HĐ GTGT, cuối tháng KT lên NKC và cuối tháng lên sổ cái TK621, 622, 627, 154. + Từ các chứng từ gốc, cuối tháng KT lập sổ chi tiết các TK 621, 622, 627 và từ các sổ này cuối tháng KT lên sổ chi tiết TK154. Từ sổ chi tiết TK154 cuối tháng KT lập bảng tính ZSP, số liệu ở sổ chi tiết TK154 là cơ sở để đối chiếu với số liệu ở sổ cái TK154. 5. Công tác KT TTTP và xác định kết quả của công ty: 5.1. Đặc điểm: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đều phải có sự phân phối hàng hoá của doanh nghiệp đã được xã hội chấp nhận. Thông qua tiêu thụ hàng hoá chúng ta có thể biết được năng lực, trình độ tổ chức SXKD của doanh nghiệp. Vậy thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất, được kiểm nghiệm nhập kho và tính giá thành. Tiêu thụ là quá trình chuyển giao quyền sở hữu của doanh nghiệp cho khách hàng về sản phẩm, hàng hoá. Vì vậy mà công ty TNHH Bao Bì Thăng Long đã tổ chức và quản lý việc bán hàng rất tốt. Trong công ty chưa có phòng ban Marketing riêng nhưng vấn đề này rất được ban lãnh đạo công ty chú trọng, tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều phương thức như áp dụng chiến lược quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh và báo chí. Đến thời điểm này khách hàng của công ty có ở cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam. Sản phẩm của công ty đạt chất lượng tốt nên rất được khách hàng tin tưởng. Đặc trưng của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng . Trong tháng 2 công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng về các loại bao bì như: túi PET/PE/LLDPE, túi XHL(263x210), túi PA/PE, túi XX Đức Việt…Khi sản xuất xong sản phẩm công ty tiến hành nhập kho. Thành phẩm trước khi nhập kho đều phải qua kiểm nghiệm. Nếu đạt được ở những tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, kích cỡ thì được nhập kho. Trong kho thành phấm sau khi nhập kho sẽ được thủ kho sắp xếp theo thứ tự thời gian nhập và được quản lý theo từng loại. Thành phẩm do công ty sản xuất được đánh giá theo giá thành sản xuất bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung. Khi xuất kho công ty tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập: Giá trị xuất kho = Số lượng xuất kho * ĐGBQ Giá trị TT tồn Giá thực ĐGBQ trước khi nhập tế nhập Số lượng tồn Số lượng trước khi nhập nhập Khi sản phẩm của công ty được tiêu thụ thì công ty xác định giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất. + Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy số sản phẩm trong tháng 2 sản xuất thì tới tháng 3 khách hàng mới lấy theo đơn đặt hàng. Cho nên trong tháng 2 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng không nhiều. Doanh thu của công ty được xác định theo công thức: DT = Số lượng sản phẩm bán ra * Đơn giá Kết quả sản xuất kinh doanh là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh sau một thời gian nhất định. 5.2. Chứng từ và sổ sách KT tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh: + Chứng từ sử dụng : PNK, PXK, biên bản kiểm kê sản phẩm, HĐ GTGT, phiếu thu… + Sổ sách KT sử dụng: thẻ kho, sổ chi tiết thành phẩm, bảng tổng hợp N_X_T, sổ chi tiết TK632, 641, 642, 511, 911, 131 NKC. Sổ cái TK 632, 641, 642, 155, 511, 911, 131. 5.3 Sơ đồ luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc, HĐ GTGT, phiếu thu PNK Thẻ kho PXK NKC Sổ chi tiết TK131, 631, 641, 642, 511, 911 Bảng tổng hợp NXT Sổ chi tiết SP Sổ cái TK155, 631, 641, 642, 511, 911 Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 5.4. Giải thích sơ đồ luân chuyển chứng từ : + Hàng ngày khi nhận được PNK, PXK thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho. Theo định kỳ 3 ngày thủ kho gửi chứng từ lên phòng KT để hạch toán ghi sổ. Phòng KT khi nhận được PNK, PXK, HĐ GTGT Kế Toán thành phẩm và tiêu thụ tiến hành ghi vào sổ chi tiết thành phẩm. Cuối tháng KT lập bảng tổng hợp N-X-T kho thành phẩm. + Từ các chứng từ như PNK, PXK, HĐ GTGT, phiếu chi tiền mặt. KT ghi vào sổ chi tiết các TK131, 632 641, 642, 511, 911. Hàng ngày từ chứng từ gốc như PNK, PXK. KT vào sổ NKC và cuối tháng KT lên sổ cái TK 131, 632, 641, 642, 511, 911. Số liệu ghi ở sổ cái TK 155 là cơ sở để đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp N-X-T cho thành phẩm. III. Nhận xét, đánh giá thực trạng về các phần hành KT ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long. Từ những đặc điểm trên về các phần hành KT của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long ta thấy những ưu điểm và nhược điểm của các phần hành KT tại XN. 1. Ưu và nhược điểm của công tác KT NVL, CCDC ở công ty TNHH Bao Bì Thăng Long . 1.1 Ưu điểm: + KT NVL, CCDC của công ty đã sử dụng đúng các loại chứng từ và sổ sách KT theo chế độ KT hiện hành của Nhà nước. Giúp cho công tác KT được tiến hành hợp lý, chặt chẽ. Đảm bảo chính xác số liệu, việc áp dụng hình thức KT theo hình thức NKC rất phù hợp với công tác hạch toán của công ty + Tổ chức công tác KT một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty.Các kho có đầy đủ phương tiện đảm bảo an toàn trong kho, kho vật liệu dùng cho sản xuất được bố trí cho các phân xưởng luôn đảm bảo cung cấp vật liệu đày đủ và kịp thời cho sản xuất theo đơn đặt hàng. + Các khâu dự trữ NVL, CCDC, định mức NVL, CCDC luôn được xác định phù hợp tại công ty, luôn có nguồn NVL dự trữ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và không bị gián đoạn. + Vì nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty ở nước ta rất sẵn nên việc tìm kiếm, thu mua NVL không gặp phải khó khăn. Công ty luôn tìm được nguồn mua NVL phù hợp về giá cả. Vì vậy nguồn NVL của xí nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ để cung cấp cho quá trình sản xuất của công ty. Luôn đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian. + Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm NVL, CCDC của công ty cũng như hoạt động kiểm kê của công ty. + Phòng KT có trang bị máy vi tính nên việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn đúng đắn. 1.2. Nhược điểm. Bên cạnh những thuận lợi thì công tác KT NVL, CCDC của công ty cũng có những hạn chế ._.nhất định. + Công tác KT đánh giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ sẽ không đáp ứng được nhu cầu giám sát thường xuyên, không phản ánh kịp thời biến động của vật liệu. Chỉ cuối tháng mới tính được đơn giá. Đồng thời công ty chưa áp dụng KT máy trong hạch toán nên việc hạch toán gặp vất vả hơn, chủ yếu là làm trên Excel do đó cồng kềnh không tiện cho việc kiểm tra và theo dõi. 2. Ưu và nhược điểm của công tác KTTL và BHXH: 2.1. Ưu điểm: KTTL và BHXH cũng sử dụng chứng từ và sổ sách theo đúng quy định hiện hành của chế độ KT do Bộ Tài Chính ban hành. Trình tự luôn chuyển và ghi chép sổ sách được tổ chức một cách khoa học. Sổ lập ra đúng thực tiễn. Công ty áp dụng hình thức TLSP là chủ yếu cho CN trực tiếp sản xuất ,đảm bảo đúng nguyên tắc phương pháp lao động, TL gắn với số lượng, chất lượng lao động, do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng của sản phẩm do mình trực tiếp sản xuất ra, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Khuyến khích người lao động ra sức phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy sáng tạo về kỹ thuật, người lao động sử dụng tốt máy móc, thiết bị, đảm bảo kỹ thuật lao động góp phần thúc đẩy cải tiến tổ chức sản xuất. + Công ty tiến hành trích nộp BHXH, KPCĐ theo đúng quy định, nộp đủ và đúng hạn. Thanh toán kịp thời tiền lương cho cán bộ CNV trong công ty. 2.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên thì công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục: + Công ty tính lương sản phẩm theo nhóm nên không phản ánh chính xác năng suất lao động của từng người lao động làm hạn chế tính phát huy của người lao động và không phản ánh tay nghề của từng người. + Do đặc điểm của công ty là sản xuất bao bì nên người lao động phảI làm việc trong môi trường độc hại. Nhưng công ty lại không tính riêng thành một khoản phụ cấp về độc hại riêng mà công ty lại tiến hành trả gộp với tiền lương sản phẩm. Do đó KT rất khó tính toán. 3. Ưu, nhược điểm của công tác KTTSCĐ của công ty: 3.1 Ưu điểm: + Công ty sử dụng những chứng từ và sổ sách phù hợp với chế độ KT hiện hành do Bộ TC ban hành. Cách tính rõ ràng, chính xác và đầy đủ, kịp thời về sản lượng hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ. Thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu, theo dõi về TSCĐ. + KT TSCĐ luôn phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ, trong quá trình sử dụng. Tính toán, phân bổ và phản ánh chính xác số KH và chi phí SXKD. 3.2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm ở trên, công tác KT TSCĐ của công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau: + Để thuận lợi cho việc quản lý đối tượng ghi TSCĐ thì cần phải đánh số. Nhưng việc đánh số ở công ty không thống nhất nên cũng gây khó khăn cho việc ghi số và ghi chép của KT TSCĐ. + Đồng thời hiện nay ở công ty còn có một số máy móc đã hỏng, đã khấu hao gần hết nhưng công ty vẫn chưa tiến hành thanh lý được. 4. Ưu và nhược điểm của công tác KT tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: 4.1. Ưu điểm: Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng, phản ánh và đo lường kết quả kinh doanh của công ty. Công ty đã sử dụng chứng từ và sổ sách đúng quy định hiện hành. Đặc trưng của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên KT đã tập hợp và phân bổ chi phí đúng cho từng đơn đặt hàng theo đúng quy định. + Với lượng hàng tồn kho, công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán, kết hợp phương pháp kiểm kê định kỳ, kiểm tra tình hình N_X_T kho các loại nguyên liệu, CCDC. Đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. + Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty đã đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu quản lý tạo điều kiện cho công ty thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng TK154 để mở chi tiết cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, thuận tiện cho công tác tính giá thành. 4.2. Nhược điểm: Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhỏ bên cạnh những ưu điểm trên như: + Chi phí NVL có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong thành phẩm. Trong khi giá của các loại NVL luôn có sự biến động bất thường và chi phí cũng luôn biến động theo chiều hướng tăng. Nên gây khó khăn cho công tác hạch toán giảm chi phí và hạ giá thành của công ty. 5. Ưu và nhược điểm của công tác KT tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: 5.1. Ưu điểm: Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách đúng quy định hiện hành của Bộ TC. Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc ghi sổ. + Cách thức tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu. Do vậy mà công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm đơn giản, trong việc tính toán, thực hiện giao hàng đúng số lượng, chất lượng và theo đúng thời gian ghi trong các hợp đồng với khách hàng. + Công ty thực hiện chế độ tính thuế GTGT đúng với chế độ KT hiện hành, nộp đúng hạn và nộp đủ cho cơ quan thuế. 5.2 Nhược điểm: Việc công ty bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng tới công tác chi trả lương và thanh toán với người bán, gây nên một số khó khăn đối với công ty. Phần II: Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu I. Lý do chọn chuyên đề: NVL là đối tượng lao động và là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất .Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trải qua quá trình lâu dài từ nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp đến nền sản xuất hàng hoá trên quy mô rộng lớn. Ngày nay trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất, chính là những đơn vị trực tiếp tạo ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm, lao vụ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp cần có các yếu tố đầu vào là đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động. Trong đó đối tượng lao động là những vật ở trong tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi theo mục đích của mình. Biểu hiện cụ thể của đối ượng lao động đưới dạng vật chất hoá là vật liệu là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm. Mặt khác chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, mỗi sự biến động về chi phí NVL sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mà các doanh nghiệp ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt thì việc phấn đấu hạ giá thành luôn là vấn đề được công ty quan tâm hàng đầu. Đó là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định tới sự sống còn của công ty. Đối với tổng thể nền KTQD, vật liệu là điều kiện cần cho việc duy trì sản xuất, vật liệu vừa là sản phẩm của lao động, vừa là yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất khác. Do đó vật liệu là nhân tố tạo nên mối quan hệ cân đối giữa các nghành, các đơn vị trong nền KTQD. Như vậy có thể nói, vật liệu có vai trò rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như của toàn bộ nền KTQD. Có vai trò và vị trí như vậy, đòi hỏi công ty phải có những biện pháp nhất định để quản lý vật liệu ở tất cả các khâu: thu mua, dự trữ, bảo quản, sử dụng đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. II. Cơ sở lý luận về chuyên đề KT NVL: 1. Đặc điểm và nhiệm vụ của KT: 1.1. Đặc điểm: NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất.Và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu, để tạo thành hình thái của sản phẩm. NVL thuộc TSLĐ, giá trị NL thuộc vốn lao động dự trữ của doanh nghiệp, NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp. + Các loại bao bì dùng để chứa vật liệu, hàng hoá trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. + Những dụng cụ, đồ nghề thuỷ tinh, sành sứ, giầy dép, quần áo chuyên dùng để làm việc… + Các dụng cụ gá lắp chuyên dụng dùng cho sản xuất. 1.2. Nhiệm vụ Để hạch toán NVL một cách kịp thời, chính xác, KT có nhiệm vụ: + Tổ chức, đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và doanh nghiệp. + Tổ chức chứng từ, sổ sách KT phù hợp với phương pháp KT hàng tồn của doanh nghiệp. + Phân tích , đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3. Yêu cầu quản lý. Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãI là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đạt được mục tiêu này, một trong những công việc quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện là quản lý vật liệu một cách toàn diện và có hiệu quả từ khâu thu mua đến khâu sử dụng, từ đó cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin cần thiết cho nhà quản lý để đưa ra quyết định tối ưu cho sản xuất kinh doanh. + Trong khâu thu mua vật liệu phảI quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại giá mua, chi phí thu mua, thực hiện kế hoạchthu mua đúng tiến độ, thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Trong khâu bảo quản: tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt đảm bảo an toàn vật liệu. Thực hiệnđúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu. + Trong khâu dự trữ: Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường không bị ngưng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp phảI xác định được mức tối đa, tối thiểu, sản xuất tiết kiệm, hợp lý NVL. + Trong khâu sử dụng: sử dụng NVL một cách tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở xây dụng một hệ thống định mức tiêu hao vật liệuvà dự đoán chi phí hợp lý, hệ thống tiêu hao vật liệu không những phảI có đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộ phận mà còn phaỉe không ngừng cảI tiến, hoàn thiện để đạt tốt định mức trên. Như vậy, để công tác quản lý vật liệu thật hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng bảo quản tramg thiết bị, phương tiện bảo quản cân đo, đong đếm, phải bố trí thủ kho, nhân viên có trình độ nghiệp vụ. Bố trí sắp xếp phải đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo thuận tiện cho việc nhập xuất và kiểm tra theo dõi. Tóm lại, vật liệu là yếu tố đ/c trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tạo uy tín trên thị trường nhất định phải tổ chức khâu quản lý và bảo quản vật liệu. 1.4. Vai trò của KT đối với việc quản lý và sử dụng vật liệu. Công việc của KT VL luôn được coi trọng và thường theo dõi về mặt giá trị của vật liệu. Mặt khác KT là người có nhiệm vụ theo dõi tình hình chỉ đạo quá trình sản xuất. Vậy KT vật liệu phải luôn đảm bảo chính xác kịp thời do nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành hay ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng thước đo tiền tệ để theo dõi tình hình nhập, xuất, dự trữ vật liệu, tình hình tiêu hao NVL sẽ ngăn ngừa xử lý được những trường hợp lãng phí vật liệu, tiết kiệm chi phí không cần thiết trong quá trình trên. 1.5. Nhiệm vụ của Kế Toán VL trong doanh nghiệp sản xuất: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý KT là tiết kiệm lao động xã hội. Trong các doanh nghiệp sản xuất phải tiết kiệm triệt để các khoản chi phí. Vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là bộ phận quan trọng trong tổng số tồn kho của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý và sử dụng vật liệu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công trong công tác quản lý doanh nghiệp. Ngày nay trong điều kiện nền KTTT việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi trong cuộc chạy đua này, ai biết tổ chức quản lý đúng thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững và phát triển. vật liệu là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nếu quản lý và sử dụng tốt thì sẽ tạo cho các yếu tố đầu ra có những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ. Chính vì vậy trong suốt quá trình luôn chuyển, việc giám sát chặt chẽ số lượng mua vào, xuất dùng để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu về kỹ thuật giá trị đã đề ra, đòi hỏi cán bộ Kế Toán VL phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây: + Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua v/c, bảo quản tình hình nhập xuất, tồn kho vật liệu, tính giá thành thực tế cảu vật liệu đã mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả và thời hạn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + áp dụng đúng đắn các biện pháp, nghiệp vụ, kỹ thuật, KT hàng tồn kho, mở sổ, thể KT chi tiết để ghi chép, phản ánh, phân loại tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thực hiện KT hàng tồn kho theo đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu của doanh nghiệp. + Tổ chức đánh giá, phân loại vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ sử dụng vật liệu. Kiểm tra tính toán chính xác giá trị vật liệu cho các đối tượng sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Tham gia kiểm kê đánh giá loại hàng tồn kho theo đúng chế độ Nhà nước quy định, lập báo cáo vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo tiến hành phân tích, đánh giá vật liệu ở từng khâu nhằm đưa ra các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý. 2. Phân loại và đánh giá NVL: 2.1. Phân loại : NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán KT thì phải phân loại vật liệu, phân loại vật liệu là việc sắp xếp các vật liệu để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán. Phân loại NVL: căn cứ vào vai trò, tác dụng của NVL, yêu cầu thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, NVL được phân ra các loại sau: + Nguyên liệu là vật liệu chính là những nguyên liệu , vật liệu trong quá trình gia công, chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm . + vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thành và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý. + Nhiên liệu: là những loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng, dầu, khí đốt… + Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ trong doanh nghiệp. + Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý TS, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài. + Vật liệu khác: Là các loại vật liệu còn lại. Ngoài các loại chưa kể ở trên như vỏ bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng… Tuỳ theo yêu cầu quản lý và KT chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loại NVL được chia thành từng nhóm, từng thứ một cách chi tiết hơn. 2.2. Đánh giá NVL: 2.2.1. Giá thực tế nhập kho: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá thực tế vật liệu nhập kho. Tuỳ theo từng nguồn nhập khác nhau mà vật liệu được tính giá khác nhau, đối với NVL mua ngoài: Giá thực tế Giá mua ghi Chi phí Các khoản triết khấu NVL trên HĐ thu mua giảm giá(nếu có) + Đối với NVL doanh nghiệp tự gia công chế biến: Giá thực tế = Giá thực tế vật liệu xuất Chi phí gia kho gia công chế biến công chế biến + Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế Giá thực tế VL Chi phí vận Chi phí thuê ngoài NVL xuất kho GCCB chuyển bốc rỡ gia công cơ bản + NVL nhận vốn góp liên doanh, cổ phần giá được tính theo giá thị trường tương đương. + Phế liệu được xác địnhtheo giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. 2.2.2.Giá thực tế xuất kho: Đối với NVL xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ KT, có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp đơn giá bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất dùng trong kỳ được tính theo giá trị bình quân. Giá bình quân có thể được tính theo giá bình quân cuối kỳ trước, giá bình quân sau mỗi lần nhập, giá bình quân cuối kỳ. - Giá bình quân đầu kỳ(cuối kỳ trước): Giá TT xuất kho = SL xuất kho * Đơn giá bình quân Đơn giá TT tồn đầu kỳ Số lượng tồn kho đầu kỳ Đơn giá bình quân = - Giá bình quân cuối kỳ: Đơn giá TT tồn đầu kỳ + Giá TT nhập trong kỳ SL tồn kho đầu kỳ + SL nhập trong kỳ Đơn giá BQ = Giá TT xuất kho = SL xuất kho * Đơn giá bình quân - Giá bình quân sau mỗi lần nhập: Đơn giá TT tồn trước khi nhập + Giá TT nhập SL tồn trước khi nhập + SL nhập Đơn giá BQ = Giá TT xuất kho = SL xuất kho * Đơn giá bình quân Ưu điểm: dễ tính, dễ nhớ. Nhược điểm: Giá không chính xác, không phù hợp với nến kinh tế lạm phát + Phương pháp nhập trước, xuất trước( FIFO). Phương pháp này người ta giả thiết rằng số NVL nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Ưu điểm: tính đơn giản, kịp thời, phù hợp với nền kinh tế ổn định và giá của NVL có xu hướng giảm. Nhược điểm: Có nhiều đơn giá trong một lần xuất. + Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp bảo quản từng lô vật liệu nhập kho. Vì vậy khi xuất lô nào sẽ tính theo giá đích danh của lô đó. + Trong thực tế việc hạch toán NVL biến dộng hàng ngày là một việc làm hết sức phức tạp và khó khăn. Để khắc phục khó khăn nói trên và đơn giản cho công tác hạch toán hàng ngày, doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán có thể có thể lấy theo giá kế hoạch và giá cuối kỳ trước và được quy định thống nhất trong kỳ hạch toán. Hàng ngày KT ghi sổ theo giá hạch toán. Đến cuối kỳ hạch toán, KT tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế theo các bước sau: + Xác định hệ số giá của vật liệu. + Xác định giá thực tế của NVL xuất trong kỳ Hệ số giá NVL = Giá TT tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Giá HT tồn đầu kỳ + Giá HT nhập trong kỳ + Xác định giá thực tế của NVL xuất trong kỳ: Giá TT xuất kho = SL xuất kho * Đơn giá bình quân Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thức NVL chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. 3. Kế toán chi tiết. 3.1. Chứng từ, sổ sách: Để hạch toán chi tiết NVL KT sử dụng các chứng từ sau: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hoá, hoá đơn cước phí vận chuyển, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Ngoài các chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chứng từ KT hướng dẫn như: phiếu xuất vật tư theo hạn mức, biên bản kiểm nghiệm vật tư. Tuỳ thuộc vào phương pháp KT chi tiết mà KY chi tiết NVL sử dụng các sổ KT chi tiết sau: sổ (thẻ) kho, sổ (thẻ) kếa toán chi tiết NVL, CCDC, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư. Ngoài ra còn sử dụng các biểu như: bảng kê nhập (xuất), bảng luỹ kế tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn vật liệu. 3.2. KT chi tiết NVL: Hạch toán chi tiết NVL là công việc có khối lượng lớn, hạch toán khá phức tạp ở các doanh nghiệp.Việc hạch toán chi tiết phải phản ánh cả giá trị, số lượng và chất lượng của từng thứ( từng danh điểm) NVL theo từn kho và từng người phụ trách. Hiện nay tuỳ theo điều kiện kinh doanh cụ thể, trình độ quản lý và hạch toán chi tiết là: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển phương pháp sổ số dư. 3.2.1. Phương pháp thẻ song song: Phương pháp thẻ song song là phương pháp tương đối đơn giản, theo phương pháp này để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho NVL, CC,DC ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và giá trị. ở kho hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập kho, xuất kho thủ kho ghi số lượng thực nhập, xuất vào các thẻ kho có liên quan và sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày tính ra số tồn kho ghi trên thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng. Đối với PXK vật tư theo hạn mức sau mỗi lần xuất, thủ kho phải ghi số thực xuất vào thẻ kho mà không đợi đến khi kết thúc chứng từ mới ghi một lần. Hàng ngày hoặc định kỳ( 3, 5 ngày ) thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số thực tế còn lại ở kho để đảm bảo số lượng trên sổ sách và ở kho luôn khớp với nhau. Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán. Tại phòng KT: Phải mở thẻ kt chi tiết cho từng danh điểm NVL, CC,DC tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ KT chi tiết vật liệu có nội dung như thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về giá trị của vật liệu. Hàng ngày hoặc định kỳ ( 3, 5 ngày ) một lần, nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển đến, nhân viên KT vật liệu phỉa kiểm tra chứng từ, đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ khác có liên quan ( như hoá đơn mua hàng, hợp đồng vận chuyển…) ghi đơn giá hạch toán vào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập, xuất. Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất đã kiểm tra và tính thành tiền, kế toán lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất kho vào các thẻ kế toán chi tiết vật liệu liên quan giống như trình tự ghi thẻ kho của thủ kho. Cuối tháng, sau khi hi chép toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất kho vào thẻ ké toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng, tính ra tổng số nhập, xuất kho và tồn kho của từng thứ danh điểm vật liệu. Số lượng tồn kho phản ánh trên thẻ kế toán chi tiết phải được đối chiếu khớp với số tồn kho ghi trên thẻ kho tương ứng. Mọi sai sót phát hiện khi đối chiếu phải được kiểm tra xác minh và chỉnh lý kịp thời theo đúng sự thật. Để thực hiện đối chiếu giữa kt chi tiết và kế toán tổng hợp, sau khi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho, kt phải căn cứ vào thẻ KT chi tiết chi tiết vật liệu bảng tổng hợp nhập, xuất và tồnkho của vật liệu. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của KT tổng hợp phản ánh trên bảng tính và giá vật liệu. Phương pháp thẻ song song là một phương pháp đơn giản, dễ làm, tuy nhiên trong điều kiện sản xuất lớn , áp dụng phương pháp này mất nhiều công sức do ghi chép trùng lặp. Sơ đồ kế toán vật liệu theo phương pháp thẻ song song: Thẻ kho Chứng từ nhập Bảng tổng hợp N-X-T Chứng từ xuất Sổ chi tiết Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi cuối tháng Ưu điểm: Phương pháp thẻ song song có ưu điểm ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra đối chiêu số liệu và phát hiện ra việc ghi chép sai sót. Nhược điểm: Việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng KT về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép quá lớn nếu như chửng loại vật tư nhiều, tình hình nhập, xuất diễn ra thường xuyên. Điều kiện áp dụng: thích hợp cho những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hoá, khối lượng nhập, xuất ít phát sinh không thường xuyên, trình độ nhân viên KT chưa cao 3.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luôn chuyển: Phương pháp này được hình thành ttrên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song. Tại kho vẫn phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với tèng danh điểm vật tư như phương pháp thẻ song song. Tuy nhiên tại phòng KT không mở thẻ kho, sổ KT chi tiết vật liệu mà thay vao đó chỉ mở một quyển sổ là sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng danh điểm vật liệu trong từng kho. Sổ đối chiếu luân chuyển không ghi theo từng chứng từ nhập xuất mà chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp nhập, xuất kho phát sinh trong tháng của từng danh điểm vật liệu. Mỗi danh điểm vật liệu chỉ được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng đối chiếu số lượng vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho của thủ kho và lấy số tiền của từng loại vật liệu này để đối chiếu với KT tổng hợp. KT chi tiết vật liệu theo từng danh điểm vật liệu được giảm nhẹ, nhưng toàn bộ công việc tính toán, ghi chép, kiểm tra đều phải dồn vào công việc cuối tháng cho nên công việc hạch toán và lập báo cáo hàng tháng thường bị chậm trễ. Sơ đồ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Bảng kê nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Kế toán tổng hợp Bảng kê xuất Phiếu xuất kho Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi cuối tháng Ưu điểm: Phương pháp sổ đối chiếu có ưu điểm là giảm được khối lượng ghi sổ KT do ghi chép vào cuối tháng. Nhược điểm: Công việc KT dồn vào cuối tháng. Việc đối chiếu, kiêm tra số lượng trong tháng giữa thủ kho và phòng KT không được tiến hành do trong tháng KT chưa ghi sổ. Việc ghi sổ KT vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu, không bố chí riêng nhân viên KT chi tiết vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chép, theo dõi từng nghiệp vụ nhập xuất vật liệu hàng ngày. 3.2.3. Phương pháp sổ số dư: Đây là phương pháp đã cảI tiến một bước cơ bản trong việc tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng KT và trên cơ sở đó ở kho chỉ hạch toán về số lượng và ở phòng KT chỉ hạch toán về giá trị của vật liệu. Xoá bỏ được việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng KT, tạo điều kiện thực hiện việc kiểm tra thường xuyên có hệ thống của KT đối với thủ kho đảm bảo số liệu chính xác kịp thời. Tại kho: thủ kho hạch toán vật liệu trên các thẻ kho như các phương pháp trên. Hàng ngày định kỳ ( 3 hoặc 5 ngày) sau khi ghi thẻ kho xong thủ kho phảI tổng hợp toàn bộ các chứng từ nhập, xuất kho phát sinh trong ngày ( hoặc trong kỳ) theo từng nhóm vật liệu quy định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, lập phiếu giao nhận chứng từ kê rõ số lượng, số hiệu các chứng từ của từng loại vật liệu. Phiếu giao nhận chứng từ phải lập riêng cho phiếu nhập kho 1 bản, phiếu xuất kho 1 bản. Phiếu này sau khi lập xong được đính kèm với các tập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho để giao cho KT. Ngoài công việc hàng ngày như trên cuối tháng thủ kho còn phải căn cứ vào các thẻ kho đã được KT kiểm tra, ghi số lượng vật liệu tồn kho của tờng danh điểm vật liệu vào sổ số dư. Sổ số dư do KT mở cho từng kho, mở cho cả năm và giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng. Trong sổ số dư các danh điểm vật liệu được in sẵn, xắp xếp theo thứ tự trong từng nhóm và loại vật liêu. Ghi sổ số dư xong thủ kho chuyển sổ số dư cho KT để kiểm tra và tính thành tiền. Nhân viên KT vật liệu phụ trách theo dõi kho phải thường xuyên xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho vủa thủ kho và thu nhận chứng từ cùng với thủ kho ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ. Tại phòng KT: nhận được các chứng từ nhập, xuất vật liệu và phiếu giao nhận chứng từ, KT tiến hành kiểm tra đối chiếu với các chứng từ KT có liên quan. Sau đó KT tiến hành tính giá các chứng từ theo giá hạch toán, tổng cộng số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá, KT ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu được mở ở kho, mỗi kho một tờ. Số cột trong các phần nhập và xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần quy định của KT xuống kho thu nhận chứng từ. Cơ sở để ghi vào bảng luỹ kế là các phiếu giao nhận chứng từ nhập và các phiếu giao nhận chứng từ xuất. Cuối tháng sau khi tính giá và ghi số tiền nhập xuất lần cuối tháng vào bảng luỹ kế, KT tính ra số tồn kho cuối kỳ bằng tiền của từng nhóm và từng loại vật liệu trên bảng kê luỹ kế. Số tồn kho cuối tháng của từng nhóm vật liệu trên bảng luỹ kế được sử dụng để đối chiếu với số dư bằng tiền trên sổ số dư và với bảng kê tính giá vật liệu của KT tổng hợp. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư. Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ số dư Phiếu giao nhận chứng từ nhập Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho vật liệu Phiếu giao nhận chứng từ xuất Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi cuối tháng Ưu điểm: phương pháp sổ số dư có ưu điểm giảm được khối lượng công việc ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu giá trị. Công việc KT đều tiến hành trong tháng không tập trung dồn vào cuối tháng. Thực hiện được việc kiểm tra thường xuyên của KT đối với việc ghi chép, tính toán của thủ kho đảm bảo chính xác số liệu KT. Nhược điểm: số liệu ở sổ KT chỉ ghi phần giá trị vật liệu, theo từng nhóm vật liệu. Nên muốn biết tình hình cụ thể của từng thứ vật liệu nào đó phải trực tiếp xem xét trên thẻ kho. Điều kiện áp dụng: phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất sử dụng nhiều loại vật tư hàng hoá, doanh nghiệp đã xây dựng danh điểm vật tư, hàng hoá. Sử dụng đơn giá hạch toán, nhân viên KT có trình độ cao. III. Đặc điểm liên quan đến công tác KT NVL của công ty TNHH Bao Bì Thăng Long . 1. Đặc thù của công ty: Do đặc điểm tính chất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty với quy mô công nghẹ khép kín, quy mô sản xuất vừa phải. sản phẩm có tính đặc trưng riêng biệt, có nhiều mẫu mã( theo đơn đặt hàng) và với số lượnglớn nên nhu cầu về vật tư, sản xuất hàng năm của công ty rất lớn. Tổng giá trị NVL chiếm hơn 80% trong giá thành sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng công ty tự khai thác, tự tìm nguồn và cân đối đảm bảo lấy trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết. Việc sử dụng, quản lý vật tư cũng từng bước đổi mới, cải tiến. Đặc biệt từ khâu mua vào đến khâu xuất ra đều phải thông qua kiểm định và quy cách phẩm chất, chất lượng. Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác định mức và hao vật tư cho quá trình sản xuất, các loại sản phẩm được hết sức quan tâm, đồng thời thường xuyên tiến hành theo dõi và khảo sát đẻ có mức tiêu hao và sử dụng vật tư một cách ổn định, tránh tình trạng lãng phí đầu vào. Vì vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần tìm ra trọng điểm để hạ giá thành, mà trọng điểm đó là yếu tố đầu vào của các NVL dùng để chế biến sản phẩm. Vì vậy tư các năm gần đây (2003-2004) năm nào công ty cũng tổ chức dò sát lại định mức tiêu hao vật tư của từng loại sản phẩm. Công ty xem xét, điều chỉnh giữa mức cấp phát với mức thực tế sử dụng của phân xưởng, tổ sản xuất. Với phương châm sử dụng tiết ki._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0164.doc
Tài liệu liên quan