Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam: ... Ebook Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với hàng loạt các chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, đất nước ta đã và đang có sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện. Bước những bước dài vững chắc sánh vai cùng với bạn bè quốc tế. Đóng góp không nhỏ vào bước tiến đó là sự phấn đấu, phát triển không ngừng của ngành sản xuất. Sản xuất công nghiệp sẽ trở thành mặt trận mang tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới cơ chế hiện nay,cơ chế công nghiệp hoá đất nước nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Cũng như những doanh nghiệp nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Các đơn vị sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất trong nước hay các Công ty Liên doanh với nước ngoài đều trở thành đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Do đó kế toán không còn mang hình thức như trước đây nữa. Mà nó là một công cụ sắc bén quan trọng của nhà quản lý. Nó cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, và đầy đủ về tình hình sản xuất, tiêu thụ và giải quyết vấn đề đầu vào như thế nào để đạt kết quả tốt. Để từ đó giúp cho việc ra quyết định của nhà quản lý một cách sáng suốt, đúng lúc và chính xác đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp và để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Sau khi đã học tập, rèn luyện và làm quen với công tác chuyên môn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với quá trình tìm hiểu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam, bản thân em đã nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của Nguyên, vật liệu. Đây là một vấn đề mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng hết sức quan tâm vì: Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cấu thành lên thực thể của sản phẩm, nó quyết định đến chất lượng, mẫu mã,và giá thành...của sản phẩm. Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc thì cũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và việc sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý. Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào, trong đó có nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh. Trong sự phát triển không ngừng đó hệ thống kế toán nước ta đã có những thay đổi để có thể phù hợp và Kế toán Nguyên, vật liệu là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy kế toán nói chung. Kế toán Nguyên, vật liệu nếu vận hành tốt đúng với chế độ sẽ giúp nhà quản lý có nguồn thông tin đáng tin cậy để ra các quyết định : điều tiết việc cung cấp Nguyên, vật liệu tránh tình trạng ứ đọng vốn hay thiếu hụt trong sản xuất, điều tiết việc sử dụng sao cho hợp lý nhất, phát hiện việc sử dụng không hợp lý, lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu ở những khâu nào...giúp giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam với tính chất sản phẩm sản xuất ra là xe máy và động cơ xe gắn máy... đó là những sản phẩm có kết cấu phức tạp mang tính chất chế tạo máy. Vì vậy Nguyên, vật liệu của công ty có tính chất phức tạp đòi hỏi Kế toán Nguyên, vật liệu phải thường xuyên giám sát chặt chẽ và cải tiến trong phương pháp theo dõi dựa trên những quy định của chế độ kế toán hiện hành. Vì vậy Kế toán Nguyên, vật liệu là một trong những phần hành cần phải hoàn thiện hơn. Xuất phát từ thực tế công việc được thực tập tại công ty, với những kiến thức đã được học tại nhà trường, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo: PGS.TS. Nguyễn Văn Công và ban lãnh đạo, cùng toàn thể nhân viên phòng Kế toán công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài "Kế toán nguyên liệu, vật liệu” tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo thực tập chuyên ngành của em gồm các nội dung sau: LỜI MỞ ĐẦU Phần 1 : Tổng quan về Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam Phần 2 : Thực trạng kế toán Nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam Phần 3 : Hoàn thiện kế toán Nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam KẾT LUẬN Báo cáo của em do được hoàn thành trong một thời gian ngắn với những kiến thức còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, bản Báo cáo này không thể tránh khỏi những vướng mắc và khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo và các thành viên trong phòng kế toán của công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN – VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam có ảnh hưởng tới kế toán Nguyên, vật liệu 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam Tên đầy đủ : CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE M ÁY LIFAN VIỆT NAM Tên gọi tắt : Công ty LIFAN - VIỆT NAM Tên tiếng anh : LIFAN - VIET NAM Motor. Co. Ltd Địa chỉ : Xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên Tiền thân của Công ty Lifan Việt Nam là Công ty Vina - Hua Wei, ®ược thành lâp từ năm 1998 theo giấy phép đầu tư Số 20/GP-HN ngày 15/04/1988 do UBND thành phố Hà nội cấp phép, nhằm thực hiện hợp đồng liên doanh chế tạo xe máy tại Việt Nam, giữa Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM của Việt Nam và Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei, Trùng Khánh - Trung Quốc. Ngày 28/06/2000 UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPC2-HN cho phép chuyển đổi từ hợp đồng liên doanh thành Công ty liên doanh chế tạo xe máy Vina-Huawei có trụ sở tại nhà máy xe lửa Gia Lâm - thị trấn Gia Lâm- Thành phố Hà Nội. Ngày 18/01/2002, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPĐTC2-HN cho phép chuyển nhượng phần vốn của đối tác phía Trung Quốc là Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei Trùng Khánh cho công ty TNHH công nghiệp HONGDA- Lifan Trùng Khánh và chuyển tên Công ty từ Công ty Liên doanh chế tạo xe máy Vina-Huawei thành Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam ( Lifan - Việt Nam Motor co.Ltd) Ngày 21/06/2002, UBND tỉnh Hưng yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi 20A/GPĐC2-HN- GPĐC2-HY về việc chuẩn y chuyển địa điểm của Công ty từ Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Hà Nội về xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên. Ngày 04/04/2003, UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số 20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY về việc tổng hợp lại tất cả các Giấy phép đã cấp. Ngày 23/01/2006, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép đầu tư sửa đổi 20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY phê chuẩn việc Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM chuyển nhượng 30% quyền lợi và nghĩa vụ trong Công ty Liên doanh cho Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hiệp. Hiện nay Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam là Công ty liên doanh giữa: Công ty tập đoàn Công nghiệp Lifan Trung Quốc và Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hiệp. Tuy mới được thành lập, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, cùng với sự nỗ lực cống hiến của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty Lifan Việt Nam đang ngày một bước những bước tiến vững chắc và khẳng định sản phẩm cũng như thương hiệu của mình trên thị trường. Qua những năm dài xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ: Bảng 1.1: Bảng khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính qua các năm gần đây Đơn vị tính: 1000 đ SST Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Nguồn vốn kinh doanh trong đó: Vốn cố định Vốn lưu động 74.720.000 49.720.000 25.000.000 79.536.420 49.720.000 29.816.420 87.929.000 53.649.521 34.279.479 2 Tổng doanh thu bán hàng 274.739.914 297.976.520 330.464.529 3 Giá vốn hàng bán 213.709.974 232.517.802 240.818.205 4 Lợi nhuận trước thuế 30.526.302 41.193.527 53.146.483 5 Nộp ngân sách Nhà nước 14.570.256 18.593.529 23.710.382 6 Tổng số lao động 502 536 600 7 Thu nhập BQ 1 người/ tháng 1.474 1.726 1.851 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh Để quản lý và điều hành tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có môt bộ máy tổ chức quản lý. Tuỳ thuộc vào quy mô loại hình doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất cụ thể mà lập ra bộ máy quản lý sao cho phù hợp. Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan Việt Nam chuyên sản xuất xe gắn máy, mỗi một khâu trong quá trình sản xuất lắp ráp là một mắt xích qua trọng. Do vậy không thể lơi là trong quá trình quản lý. Vì thế, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc và trợ lý Tổng giám đốc. Bên dưới là các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất. Cơ cấu bộ máy được chuyên môn hoá tới từng phòng ban, bộ phận và từng phân xưởng sản xuất. Cụ thể được thể hiện như sau: Công ty Lifan Việt Nam là Công ty Liên doanh với Trung Quốc, có Tổng Giám đốc do bên nước ngoài chỉ định, Phó tổng thứ nhất do bên Việt Nam chỉ định và được Hội đồng quản trị nhất trí bổ nhiệm. - Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất tại Công ty trước Pháp luật Việt Nam và trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như phương hướng hoạt động của công ty Bên cạnh đó, Tổng giám đốc có quyền ra quyết định phân công công việc, quyền hạn cho các phó Tổng Giám đốc và trợ lý. Tổng Giám đốc hàng năm có trách nhiệm tổ chức lập kế hoach kinh doanh hàng năm trình lên Hội đồng quản trị phê chuẩn và tổ chức thực hiện. Tổng Giám đốc có quyền ký kết các hợp đồng lao động cũng như các hợp đồng khác. Tổng giám đốc có quyền ủy quyền cho các Phó tổng thưc hiện và giải quyết một số công việc. Khi Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất có bất đồng ý kiến thì Tổng giám đốc có quyền bảo lưu ý kiến của mình để trình lên hội nghị của Hội nghị Hội đồng quản trị gần nhất. Ngoài ra Tổng giám đốc còn thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền trong thời gian được Hội đồng quản trị ủy quyền. - Phó tổng giám đốc thứ nhất: Có nhiệm vụ và chức năng giúp đỡ Tổng giám đốc điều hành công việc quản lý hàng ngày, giải quyết các công việc liên quan đến các Cơ quan của nhà nước Việt Nam. Phó tổng giám đốc có trách nhiệm thường xuyên trao đổi, trao đổi và nêu ý kiến với Tổng giám đốc về tình hình hoạt động của Công ty. Nếu ý kiến của Phó tổng giám đốc thứ nhất bất đồng với ý kiến của Tổng giám đốc thì có quyền bảo lưu ý kiến để đưa ra trước hội nghị của Hội đồng quản trị, trong thời gian đó Phó tổng giám đốc thứ nhất phải chấp hành các quyết định của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc có còn quyền nhận các ủy quyền của Tổng giám đốc giải quyết một số công việc trong thời gian được ủy quyền. Ngoài ra Tổng giám đốc còn phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công. - Phó Tổng giám đốc thứ hai và trợ lý Tổng giám đốc: có trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình sản xuất, khống chế giá thành của sản phẩm, khai thác sản phẩm mới. Phó tổng giám đốc thứ hai và trợ lý có trách nhiệm hoàn thành và giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý sản xuất và phân công công việc cho các phòng ban. Dưới Ban giám đốc là các phòng ban chức năng và các phân xưởng. Mỗi một bộ phận đảm nhiệm công việc của mình theo sự phân công, công nhiệm: - Phòng hành chính: có chức năng và nhiệm vụ quản lý và ra các văn bản phục vụ cho các công tác quản lý của công ty.Có trách nhiệm thông báo và phổ biến các quy định mới tới các phòng ban và khối sản xuất. Phòng hành chính còn là nơi tiếp nhận những ý kiến của người lao động và có trách nhiệm truyền đạt lại các ý kiến của người lao động lên ban giám đốc. Phòng hành chính có trách nhiệm thực hiện các công việc của tổ chức công đoàn công ty đối với cán bộ công nhân viên. Ngoài ra phòng hành chính còn phải tiến hành tổ chức, điều hành và phân công cơ cấu lao động và nhân sự sao cho hợp lý nhất. - Phòng kế toán: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cơ quan của nhà nước về tất cả các thông tin tài chính đã được phản ánh trên các báo cáo tài chính của công ty. Phòng kế toán có chức năng và nhiệm vụ là thu thập xử lý, ghi chép và phản ánh các thông tin kinh tế một cách có hệ thống, đầu đủ, kịp thời, chính xác và đúng với chế độ kế toán hiện hành theo quy định của nhà nước. Phòng kế toán có trách nhiệm tổ chức hệ thống kế toán phù hợp quy mô, loại hình và yêu cầu quản lý của công ty. Phòng kế toán có chức năng thường xuyên báo cáo cho Ban giám đốc tình hình tài chính của Công ty, lập các báo cáo tài chính hàng tháng, quý và năm gửi các cơ quan của nhà nước. - Phòng tiêu thụ chịu trách nhiệm: về cung tiêu sản phẩm của công ty, thiết lập các kênh phân phối sản phẩm sao cho sản phẩm của Công ty có thể tiêu thụ được nhiều nhất. Phòng tiêu thụ có trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong các tháng, quý và các năm, thiết lập và tạo mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Ngoài ra Phòng tiêu thụ có trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho các tháng, quý, năm lên Ban giám đốc phê duyệt và các phòng ban chuẩn bị cho kế hoạch lắp ráp sản phẩm. - Phòng cung ứng vật tư: có trách nhiệm trước Ban giám đốc về toàn bộ việc cung ứng vật tư chuẩn bị cho lắp ráp và vật tư khác của công ty.Phòng cung ứng chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu sao cho phù hợp với các sản phẩm của công ty yêu cầu lắp ráp.Phòng cung ứng luôn luôn phải đảm bảo mục tiêu đó là nguồn cung ứng kịp thời, chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý...để sản phẩm sản xuất ra có thể khống chế được giá thành. - Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng: có chức năng và nhiệm vụ là khai thác, thiết kế các sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, nắm vững các quy trình sản xuất, trạng thái kỹ thuật của sản phẩm. Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng thường xuyên kết hợp với phòng Cung ứng và xưởng sản xuất để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm hoàn thành, khi có các vấn đề về kỹ thuật xảy ra, phòng kỹ thuật có trách nhiệm đề xuất các phương án giải quyết cho các phong ban có liên quan...kết hợp với phòng tiêu thụ, phòng cung ứng để đưa ra các kế hoạch sản xuất hàng ngày, kế hoạch sản xuẩt của cả tuần. - Kho vật tư: bao gồm hai kho: kho xưởng I và kho xưởng II, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ tình hình nhập xuất vật tư sao cho đúng chủng loại, trạng thái, tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu ra ngoài. Đối với kho thành phẩm bảo quản nhập xuất theo đúng mặt hàng, trạng thái chọn dùng của các sản phẩm nhập kho. - Xưởng sản xuất : Bao gồm hai xưởng : xưởng số I và xưởng số II. Đây là nơi diễn ra quá trình lắp ráp và cho ra sản phẩm hoàn thành của doanh nghiệp. Xưởng sản xuất phải có trách nhiệm thực hiện các kỷ luật lao động, tuân thủ các quy trình lắp ráp, giảm thiểu những sai hỏng đối với sản phẩm do tay nghề công nhân. - Phòng bảo vệ: Phòng bảo vệ có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty tránh tình trạng mất tài sản diễn ra trong công ty. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.1 - Trang 11) Sơ đồ 1.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN - VIỆT NAM TỔNG GIÁM ĐỐC TRỢ LÝ TỔNG GIÁM §ỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ NHẤT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THỨ HAI Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật và KCS Phòng Cung ứng Phòng Sản xuất Phòng kho vật tư Xưởng 1 Xưởng 2 Phòng bảo vệ Kho Xưởng 1 Kho xưởng 2 VP đại diện Miền Nam Kho trung chuyển Tiền Giang VP đại diện Miền Bắc 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt nam được tổ chức theo mô hình tập trung, có nghĩa là đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở tất cả các phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện tất cả các công tác kế toán từ lập đến thu, nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Ở các phân xưởng, công ty có bố trí các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, hạch toán ban đầu về ngày, giờ công lao động, lượng vật tư tiêu hao, chi phí phân xưởng và chuyển chứng từ về cho phòng kế toán trung tâm chứ không tổ chức hạch toán riêng. Quan hệ giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán là quan hệ theo kiểu trực tuyến, tức là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua trung gian nhận lệnh. Bộ máy kế toán trên giác độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các nhân viên lao động kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra. Các nhân viên trong bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động phần hành trong bộ máy kế toán. Cụ thể bộ máy kế toán của công ty có 7 nhân viên với các chức năng nhiệm vụ như sau: - Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán): Đứng đầu phòng Kế toán là Kế toán trưởng, là người Việt Nam và được Hội đồng quản trị của công ty nhất trí thông qua. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tình hình phản ánh các thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý, phân công công việc, giám sát các kế toán viên nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, quy định, chế độ, chính sách về tài chính do Nhà nước quy định. Kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chuẩn xác các quy định của Bộ tài chính và pháp luật về kinh tế mới nhất cho toàn thể các thành viên của phòng kế toán và ban giám đốc. Kế toán trưởng có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính của Công ty hàng tháng, quý và hàng năm cho Ban giám đốc và các cơ quan chức năng: Bộ tài chính, Cục thống kế, Sở kế hoạch và đầu tư, Bộ kế hoạch và đầu tư...Ngoài ra, Kế toán trưởng còn có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán phù hợp yêu cầu quản lý của Công ty. Kế toán trưởng phải tổng hợp được toàn bộ tình hình tài chính của Công ty, kịp thời cung cấp số liệu cho Ban giám đốc khi cần thiết. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện các chế độ về thanh toán, vay tín dụng, chịu trách nhiệm về cân bằng dự toán Vốn của doan nghiệp... - Kế toán phó: là người Trung Quốc được Tổng giám đốc chỉ định và được Hội đồng quản trị nhất trí thông qua. Kế toán phó có trách nhiệm giúp đỡ cho kế toán trưởng. Kế toán phó có trách nhiệm hỗ trợ Tổng giám đèc xây dựng kế hoạch về tài chính của Công ty và phân tích các số liệu về tài chính. Dưới Kế toán trưởng và Kế toán phó là các nhân viên kế toán đảm nhiệm các phần hành khác nhau như: - Kế toán giá thành, lương, BHXH và TSCĐ: có trách nhiệm phản ánh chính xác, kịp thời, theo dõi việc trích khấu hao TSCĐ, lập báo cáo khấu hao TSCĐ, hàng tháng tính lượng và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên một cách chính xác và kịp thời, tổng hợp số liệu từ các phần hành khác có liên quan, kết chuyển số liệu và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và kịp thời... - Kế toán thanh toán: có trách nhiệm lập phiếu thu, phiếu chi, mở sổ theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, kịp thời, đúng chế độ...các khoản thu chi về tiền mặt, theo dõi các khoản tiền vay và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra kế toán thanh toán còn theo dõi các khoản công nợ phải trả đối với các nhà cung cấp. - Kế toán tiêu thụ: có trách nhiệm lập các sổ tổng hợp, chi tiết và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, cụ thể, kịp thời, đúng với chÕ độ kế toán hiện hành. Kế toán tiêu thụ phải theo dõi chi tiết toàn bộ số dư công nợ phải thu của khách hàng, trực tiếp viết hóa đơn bán hàng, lập các báo cáo thuế và Báo cáo sử dụng Hóa đơn. Đồng thời kế toán tiêu thụ phải tính toán và phản ánh chính xác kết quả của nghiệp vụ bán hàng, cuối tháng phải đối chiếu kịp thời số lượng của từng đợt xuất hàng với kho thành phẩm và nhân viên nghiệp vụ của phòng tiêu thụ. - Kế toán Nguyên, vật liệu: có trách nhiệm mở các sổ chi tiết và sổ tổng hợp để theo dõi và phản ánh tình hình tăng giảm nguyên vật liệu trong tháng. Kế toán Nguyên, vật liệu có trách nhiệm kết hợp với thủ kho để lập Báo cáo toàn bộ vật tư nhập, xuất - Kế toán Thuế: có nhiệm vụ tính toán và theo dõi các khoản thuế mà đơn vị phải nộp, được miễn giảm...Như số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và số thuế còn phải nôp. Thuế Nhập khẩu, thuế Thu nhập Doanh nghiệp cũng phải được kế toán thuế theo dõi. Cuối tháng, kế toán thuế phải lập bộ tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế Thu nhập Doanh nghiệp…Sau đó nộp cho cơ quan thuế và làm các công việc theo yêu cầu của Kế toán trưởng hay ban lãnh đạo. - Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý và bảo quản tiền mặt tại công ty một cách anh toàn, đầy đủ, tránh tình trạng thất thoát hoặc mất mát khi thu chi tiền mÆt cuối tuần, cuối tháng, cuối quý lập các báo cáo tồn quỹ cho kế toán trưởng và Ban giám đốc. Thủ quỹ phải có trách nhiệm phục tùng việc kiểm tra quỹ đột xuất của Ban giám đốc, của Kiểm toán... Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.2 – Trang 15) Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam KẾ TOÁN TRƯỞNG (Trưởng phòng) KẾ TOÁN PHÓ (Phó phòng) Kế toán Thuế Kế toán giá thành và tính lương BHXH, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán nguyên vật liệu Thủ quỹ 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu trong sơ đồ bộ máy kế toán * Kế toán trưởn 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Công ty đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định về sổ kế toán trong luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và Chế độ kế toán này. Hiện nay, công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này, hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, phiếu chi tiền mặt… hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại như bảng tổng hợp nhập kho hoặc xuất kho… đã được kiểm tra, sẽ được kế toán chi tiết dùng làm căn cứ ghi vào các sổ chi tiết có liên quan như Thẻ kho, Thẻ chi tiết nguyên, vật liệu. Các chứng từ kế toán sau khi được làm căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết sẽ được kế toán tổng hợp làm căm cứ để lập Chứng từ ghi sổ. Từ Chứng từ ghi sổ làm căn cứ vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu TK152.4, TK152.6. Từ số liệu trên thẻ kế toán chi tiết nguyên, vật liệu TK152.4, TK152.6 để làm căn cứ vào Sổ cái TK152. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Trong tháng, trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư trên Sổ cái TK152. Căn cứ vào sổ cái TK152 vào Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái TK152 và Bảng tổng hợp chi tiết nguyên, vật liệu (được lập từ các sổ chi tiết nguyên, vật liệu TK152.4, TK152.6) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán trên có thể được khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1.3 – Trang 17) Sơ dồ 1.3: Quy trình ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ Chứng từ NVL(Phiếu nhập kho, xuất kho,HĐ GTGT…) Thẻ chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập kho, xuất kho NVL Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết NVL (TK152.4, TK152.6) s Bảng tổng hợp chi tiết NVL Sổ cái TK152 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra tra: PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN – VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm và phân loại nguyên, vật liệu Do sản phẩm sản xuất ra là các loại Động cơ và các loại Xe máy. Nên nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan – Việt Nam nhiều, với nhiều trạng thái, chủng loại khác nhau, cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích. Hơn nữa, nguyên, vật liệu chủ yếu mang tính chất cơ khí và chế tạo máy nên phải mang tính chính xác cao. Ngoài ra, nguyên, vật liệu dùng cho chế tạo Xe máy và Động cơ có tính chất và đặc điểm khác biệt nhau... Do đặc tính của nguyên, vật liệu là cồng kềnh, nhiều chủng loại, dễ bị ôxi hoá...Vì vậy, công ty có một hệ thống kho rộng rãi, khô thoáng, được xây ngăn ra từng khu, từng kho nhỏ theo từng đặc điểm Nguyên, vật liệu để bảo quản đảm bảo chất lượng. Các nguyên, vât liệu tại công ty được bố trí rất hợp lý, sao cho dễ phát hàng ra dây chuyền sản xuất và dễ kiểm kê, phân loại... Tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan – Việt Nam, nguyên, vật liệu dùng để lắp ráp Động cơ và Xe máy nên được tập hợp vào hai xưởng riêng biệt: nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất lắp ráp Động cơ được tập hợp vào Kho xưởng 2, nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất lắp ráp Xe máy được tập hợp vào Kho xưởng 1. Do tính chất sản phẩm của công ty là sản phẩm mang tính chất kỹ thuật cao, được cấu tạo gắn liền với chuyển động cơ học. Vì vậy nếu thiếu bất kỳ một chi tiết nhỏ nào cũng không thể lắp ráp ra sản phẩm được. Cho nên tất cả các nguyên, vật liệu đều được phân loại thành nguyên, vật liệu chính mà không có nguyên, vật liệu phụ. Những nguyên, vật liệu khác phát sinh như : Dầu, mỡ, chất bôi trơn, chất bảo quản… khi phát sinh thì tính thẳng vào chi phí chứ không tính vào TK 152. Nguyên, vật liệu của công ty chủ yếu là do các đơn vị công ty vệ tinh tại Việt Nam trong tập đoàn Lifan cung cấp. Ngoài ra để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất khi khối lượng sản xuất lớn, nguyên, vật liệu của công ty còn được thu mua của các công ty ngoài tập đoàn. 2.1.2 Tính giá nguyên, vật liệu Bên cạnh việc phân loại, tính giá NVL cũng là một khâu rất quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán NVL, nhằm xác định giá trị nguyên vật liệu để ghi sổ kế toán. - Tại công ty, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được xác định như sau: + Đối với nguyên, vật liệu nhập trong nước Nguyên vật, liệu mua ngoài: giá trị nguyên, vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên Hóa đơn cộng với các khoản chi phí thu mua vận chuyển, bến bãi… GIÁ NVL NHẬP KHO = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua (nếu có) Ghi chú :Chi phí thu mua bao gồm chi phí : lưu kho, bến bãi... Nguyên, vật liệu nhập kho là gia công: là trị giá nguyên, vật liệu xuất đi gia công cộng với phí gia công. GIÁ NVL NHẬP KHO = Trị giá nguyên vật liệu xuất gia công + Phí gia công + Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu: giá nguyên, vật liệu nhập kho là giá ghi trên tờ khai hải quan cộng với Thuế nhập khẩu và chi phí thu mua nếu có. GIÁ NVL NHẬP KHO = Giá ghi trên tờ khai hải quan + Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua (Nếu có ) Chi phí thu mua bao gồm chi phí : lưu kho, bến bãi... - Giá trị nguyên, vật liệu xuất kho: được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ và NVL nhập kho trong k ỳ để tính giá bình quân của một đơn vị NVL.Và được xác định theo công thức sau: Giá thực tế NVL xuất dùng = Số lượng nguyên, vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân gia quyền Giá đơn vị bình quân gia quyền = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ + Lượng thực tế NVL nhập trong kỳ Ví dụ: Tồn kho đầu tháng 12/2008 của Cụm đồng hồ công tơ mét loại C110 là 800 chiếc, tổng trị giá thực tế là 60.448.000đ. Trong tháng 12/2008, công ty tiến hành thu mua được 800 Cụm đồng hồ công tơ mét C110 với tổng trị giá là 60.800.000đ. Tổng số Cụm đồng hồ công tơ mét C110 xuất kho trong tháng 12/2008 là 350 chiếc. + Cuối tháng, kế toán xác định đơn giá bình quân xuất của Cụm đồng hồ công tơ mét C110: Giá bình quân 1Cụm đồng hồ công tơ mét C110 = 60.448.000 + 60.800.000 800 + 800 = 75.780 2.2 Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy LIFAN – VIỆT NAM Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất, NVL có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động của công ty. Vì vậy cần đảm bảo việc theo dõi tình hình biến động của từng loại NVL một cách chính xác, do đó kế toán chi tiết NVL là một khâu rất quan trọng trong kế toán NVL. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL. Phương pháp này kết hợp việc theo dõi chi tiết từng loại NVL tại kho và tại phòng kế toán nhằm cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn kho của từng loại NVL nhanh chóng, kịp thời và chính xác. 2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho Tại kho, thủ kho dùng thẻ kho để theo dõi sự biến động của NVL về mặt số lượng. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm NVL. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ xuất, nhập NVL từ phòng Cung ứng, thủ kho kiểm tra tính hợp lí và hợp pháp của các chứng từ này rồi tiến hành nhập, xuất NVL. Sau đó, thủ kho phân loại chứng từ và lấy số liệu ghi vào Thẻ kho. Cuối tháng, căn cứ vào Thẻ kho, thủ kho lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm NVL để đối chiếu với số liệu trong Thẻ chi tiết nguyên vật liệu do kế toán nguyên vật liệu lập. Thẻ kho được lập theo mẫu sau: (Biểu 2.1 – Trang 22) Doanh nghiệp: Cty LFVN THẺ KHO Mẫu số:12-DN Tên kho: 1(Lắp ráp Xe máy) Theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Ngày lập thẻ : 01/01/2008 Tờ số : 32 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: ........................Cụm đồng hồ công tơ mét................... ....................................................................................................................................... Đơn vị tính :....................Chiếc............Mã số......................C110................................ Ngày tháng năm Chứng từ DIỄN GIẢI Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng ghi sổ Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn đầu tháng 12/2008 800 02/12 10/12 02/12 Nhập của Công ty Thiên Nghi 200 1.000 08/12 35/12 08/12 Nhập của Công ty Thiên Nghi 250 1.250 08/12 13/12 08._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21538.doc