Kế toán nguyên vật liệu” tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh

Lời mở đầu Vào những năm đầu thập kỷ 90, khi Nhà nước ta chuyển sang cơ chế thị trường và khuyến khích sự ra đời của các doanh nghiệp trong nước thì các đơn vị kinh doanh đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị cùng ngành. Điều này khiến cho họ luôn phải tìm tòi cách thức quản lý và hạch toán sao cho đơn vị mình hoạt động hiệu quả nhất và cạnh tranh lành mạnh với các đơn vị khác. Dĩ nhiên đối với các đơn vị sản xuất thì nguyên vật liệu được coi là hàng đầu, khâu hạch toán nguyên vật liệu

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu” tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được các đơn vị này hết sức quan tâm, hoàn thiện. Sở dĩ có như vậy là do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo thành chi phí sản xuất của đơn vị và cấu thành giá vốn của hàng bán. Hạ giá thành là một cách thức cạnh tranh mang tính truyền thống trong sản xuất. Công tác hạch toán nguyên vật liệu tốt là chìa khoá để giảm giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh. Hơn nữa nguyên vật liệu liên quan đến việc luân chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp, với mức dự trữ, sử dụng, tiêu dùng phù hợp sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có đủ số vốn lưu động đầu tư vào các lĩnh vực khác nhằm tăng lợi nhuận. Việc sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất, cho đơn vị hay mở rộng hơn là cho toàn xã hội. Hạch toán nguyên vật liệu với chức năng là công cụ quản lý phảI tính toán, theo dõi kịp thời về mặt số lượng và giá trị vật liệu nhập – xuất – tồn kho làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất, đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu. Chính vì những vai trò như vậy của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Lan Anh, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán em đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu” tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh. I/ Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty để phù hợp với yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, theo đó toàn bộ công tác kế toán của Công tyđều tập chung tại phòng Tài chính kế toán. Dưới các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng, làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán. Công tylà đơn vị hạch toán độc lập có quan hệ trực tiếp với ngân hàng vừa hạch toán độc lập vừa hạch toán chi tiết. Phòng tài chính kế toán gồm 10 người. Đứng đầu là kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán, thủ quỹ. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác thu thập và xử lý các thông tin kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn Công ty, hướng dẫn và kiểm tra thống kê phân xưởng thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo chuyên môn hoá cao của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và yêu cầu trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp như sau: Sơ đồ Bộ máy kế toán ở Công ty Kế toán trưởng Phó phòng kế toán ( Kiêm kế toán tổng hợp ) Thủ quỹ Kế toán tài sản cổ định Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán mua hàng, thanh toán với người bán Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán thành phẩm tiêu thụ xác định KQKD Kế toán thanh toán tiền gửi ngân hàng Nhân viên thống kê phân xưởng 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán. - Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính kế toán): Chỉ đạo chung toàn bộ công tác kế toán toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc quản lý, sử dụng chỉ tiêu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả. - Kế toán tổng hợp (Phó phòng Tài chính kế toán): Thay mặt kế toán trưởng giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Phụ trách theo dõi toàn bộ công tác tài chính kế toán. Hướng dẫn hạch toán kế toán, tổng hợp báo cáo, theo dõi chi tiết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và các quỹ. - Kế toán thanh toán tiền mặt: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu tạm ứng, phải thu, phải trả khác ... Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 1, Nhật ký Chung chứng từ số 10, bảng kê số 1, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133. - Kế toán thanh toán TGNH: Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn, ký cược, ký quỹ qua Ngân hàng. Lập báo cáo, Nhật ký Chung chứng từ số 2, số 4, bảng kê Nhật ký Chung chứng từ số 2, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133. -Kế toán TSCĐ: Theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ. Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 9 và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. -Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán. Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 5. - Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho nguyên vật lỉệu và công cụ dụng cụ. Lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho CBCNV toàn Công ty. Lập bảng phân bổ số 1. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập Nhật ký Chung chứng số 7, bảng kê số 4. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Tổng hợp doanh thu bán hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT tăng phải nộp, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Lập bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 11, nhật ký chứng từ số 10. - Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt tồn quỹ. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với số dư hàng ngày trên sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt. 1.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty về các mặt công tác của phòng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có mối quan hệ với kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thủ quỹ và các bộ phận kế toán khác có mối liên hệ với nhau để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, tài sản, thanh toán với người bán. Quan hệ với phòng kế hoạch điều độ về công tác kế hoạch, tài chính, giá cả, kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản, hợp đồng kinh tế và công tác kiểm kê thành phẩm, quản lý và đòi nợ, thanh quyết toán các hợp đồng khoán nội bộ, hợp đồng với khách hàng bên ngoài. Quan hệ với phòng vật tư về công tác hợp đồng mua bán và quản lý vật tư, thiết bị và công tác kiểm kê định kỳ. Quan hệ với phòng Tổ chức lao động về việc lập kế hoạch lao động tiền lương và báo cáo thực hiện tiền lương. Thanh toán tiền lương (lương thời gian, lương sản phẩm, khoán gọn công trình) và trợ cấp BHXH trả thay lương. Sử dụng quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quan hệ với phòng kỹ thuật về các định mức kỹ thuật, kinh phí của các đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ. Quan hệ với phòng cơ điện về quản lý TSCĐ, tiêu thụ điện nước, thông tin liên lạc. Quan hệ với phòng hành chính y tế về chi phí quản lý hành chính (lễ tân, khách tiết, tiếp khách…) công tác kiểm kê các thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, thuốc chữa bệnh. Quan hệ với ngành đời sống về hoạt động tài chính của ngành thanh toán chi phí bồi dưỡng ca 3, độc hại, hoạt động của nhà khách. Quan hệ với phân xưởng về báo cáo thống kê, các sản phẩm hoàn thành sản phẩm dở dang. Là đơn vị thường trực: Hội đồng thanh lý tài sản, Ban kiểm kê vật tư, tài sản, hội đồng thẩm định mức độ giảm giá hàng tồn kho, hội đồng theo dõi, xử lý và hạch toán công nợ. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức sổ kế toán Công ty đang vận dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Sơ đồ trình tự ghi chép hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ Chứng từ gốc (1) (2) (3) (3) Bảng phân bổ Sổ quỹ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết (4) Nhật Ký Chứng Từ Bảng kê (5) (4) (3) Sổ cái (4) Bảng tổng hợp số liệu chi tiết (6) (7) (7 Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu (1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết hoặc bảng kê, bảng phân bổ liên quan. (2). Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê, Nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. (3). Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan. (4). Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan rồi từ các Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. (5). Căn cứ vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp số liệu chi tiết. (6). Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (7). Căn cứ vào số liệu Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính. 1.3 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng. Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện Công ty đã sử dụng hệ thống sổ kế toán áp dụng cho ngành điện theo quyết định 159/TC/CĐKT ngày 29/12/1998 của Bộ Tài Chính, xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và các Quyết định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê. Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như sổ kế toán chi tiết TSCĐ, nguyên vật liệu cà công cụ dụng cụ, thành phẩm, ...còn sử dụng bảng phân bổ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc xác định giá: Theo giá gốc - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo quy ước giá gốc. Phương pháp hạch toán Tài sản cố định: Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế. Khấu hao Tài sản cố định tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với quyết định 166 TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. II/ Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu 2.1 Đặc điểm chung về nguyên, vật liệu sử dụng. 2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất các loại máy biến áp có công suất từ 50 đến 63000KVA, các loại dây Cáp nhôm trần tải điện A và AC, tủ điện, bảng điện, cầu dao cao thế, động cơ, máy phát, các phụ tùng, phụ kiện, sửa chữa máy biến áp phục vụ cho ngành điện. Sản xuất của Công ty mang nét đặc trưng của doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Thực thể tạo nên sản phẩm hầu hết là kim loại. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều bước công nghệ, chính vì vậy Công ty phải sử dụng khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu cũng gặp không ít những khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ và trách nhiệm trong công việc. Mặt khác nguyên vật liệu của Công ty sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là kim loại màu, kim loại đen dễ bị ôxy hoá, nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị hư hỏng do vận chuyển, do thời gian, do bảo quản .v.v... Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu đòi hỏi Công ty phải có một hệ thống kho tàng đầy đủ tiêu chuẩn quy định để bảo đảm cho việc bảo quản nguyên vật liệu. Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng ngày trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu theo từng thứ, loại nguyên vật liệu khác nhau. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi được tình hình biến động của từng thứ, từng loại nguyên vật liệu từ đó cung cấp thông tin được chính xác kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua dự trữ về nguyên vật liệu, đồng thời tính toán chính xác số chi phí về nguyên vật liệu chiếm trong tổng giá thành sản phẩm. Theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu ở Công ty được chia thành các loại như sau: Nguyên vật liệu chính: - Dây điện từ. - Tôn si líc. - Dầu biến thế. - Sứ cách điện. - Kim loại màu. - Kim loại đen. - Nhôm thỏi và lõi thép mạ kẽm. Nguyên vật liệu phụ: - Que hàn - Roăng cao su - axêtylen, ôxy. - Phênol, Foocman. - Băng vải các loại, giấy cách điện. - Dầu nhờn Nhiên liệu: - Xăng A76. - Xăng A92 Vật liệu khác: Gồm các phế liệu thu hồi thừa, các đầu mẩu dây đồng, lá đồng, thép mẩu, đầu mẩu tôn si líc ... Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết máy móc thiết bị mà Công ty đang sử dụng như: Vòng bi, mô tơ, phụ tùng ô tô.... 2.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu Tính giá nhập kho: Công ty chủ yếu nhập nguyên, vật liệu do mua ngoài Các khoản giảm trừ Chi phí thu mua thực tế Giá mua trên hóa đơn _ + = Giá nhập kho Ví dụ: Căn cứ vào phiếu nhập kho số 6434 ngày 9 tháng 3 năm 2007 theo hoá đơn GTGT ngày 8 tháng 3 năm 2007. Nhập kho vật liệu Dây điện từ êmay f1,5 của công ty Trung tâm Thiết bị lưới điện Phân Phối Số lượng 256,7 kg đơn giá chưa thuế là 62.000đ/kg thuế GTGT 10% Giá nhập kho = 256,7 x 62000 = 15.915.400 (đồng) Tính giá xuất kho. Trong tháng nguyên vật liệu công ty mua về thường được sử dụng ngay, vì vậy kế toán đã dùng giá ghi trên hoá đơn dể theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu trên sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá chênh lệch thực tế và giá hoá đơn để xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1425 ngày 12 tháng 3 năm 2007 xuất kho dây điện từ êmay f 1,5 cho phân xưởng máy biến áp với số lượng 258 kg đơn giá 62.000đ/kg Giá xuất kho = 258 x 62000 = 15.996.000 (đồng) 2.2 Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên vật liệu 2.2.1 Chứng từ kế toán tăng nguyên, vật liệu Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Phòng Vật tư lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Hàng tháng sau khi nhân viên tiếp liệu mang vật tư về, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sau khi đã đối chiếu hoá đơn mua hàng. Hoá đơn mua hàng phải có chữ ký và đóng dấu của trưởng phòng kế toán và các đơn vị liên quan. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho thủ kho tiến hành kiểm nhận nhập kho, ghi số lượng thực nhập vào cột thực nhập trên phiếu nhập kho, ghi số lượng nhập kho vào thẻ kho và chuyển hoá đơn, phiếu nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu để kế toán ghi số lượng nhập kho vào sổ kho, tính ra giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên phải có đầy đủ chữ ký của các phòng ban: Một liên lưu ở phòng vật tư. Một liên giao cho thủ kho khi nhập hàng để vào thẻ kho. Một liên giao cho người bán. Mẫu 1: Đơn vị..... phiếu nhập kho Số: 6434 Mẫu số: 01-VT Địa chỉ... Ngày 09/03/2007 QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT Nợ TK: 152 (152.21) Ngày 01/11/1995 của BTC Có TK: 331 Họ tên người giao hàng: Đ/c Giác - Phòng vật tư Theo hoá đơn số: 0973388 ngày 08/03/2007 của Trung tâm Thiết Bị Lưới Điện Phân Phối Nhập tại kho: đ/c Luyện STT Tên sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Dây điện từ êmay f1,5 Thuế GTGT Kg 256,7 256,7 62.000, 15.915.400 1.591.540 Cộng 17.506.940 Cộng thành tiền bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm bốn mươi đồng chẵn. Ngày 09 tháng 03 năm 2007 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Mẫu 2: Hoá đơn (GTGT ) Mẫu số: 01 GTGT Liên 2 (Giao khách hàng) CN/100 – B Ngày 08 tháng 03 năm 2007 No.097388 Đơn vị bán hàng: Trung tâm Thiết Bị Lưới Điện Phân Phối 2 . . . 5 1 2 1 5 8 0 0 0 1 Địa chỉ: Đống Đa-Hà Nội.Số TK 710A-739946 NH Công thương Chương Dương - MS Điện thoại: 04 8730057 Họ tên người mua hàng: Đ/c Giác Đơn vị: Công ty chế tạo Thiết Bị Điện 1 Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh- Hà Nội - Số tài khoản: 710A - 00002 NH Công thương Đông anh 0 1 0 0 1 2 2 3 1 1 0 0 0 MS Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tình Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Dây diện từ êmay f 1,5 Kg 256,7 62.000 15.915.400 Cộng tiền hàng: 15.915.400 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 1.591.540 Tổng tiền thanh toán: 17.506.940 (Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm bốn mươi đồng chẵn.) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách tăng nguyên vật liệu BPSX Đơn vị bán Phòng Vật tư (1) (2) Sổ chi tiết công nợ (5) Kế toán thanh toán Sổ tiền mặt, tiền gửi (3) Sổ chi tiết vật tư Kế toán vật tư Thủ kho (6) Kế toán tổng hợp Thẻ kho NKCT (4) (7) (8) (9) Sổ cái TK 152,331 Bộ phận sản xuất đề nghị mua hàng Bộ phận mua hàng và phòng vật tư chấp nhận, quyết định mua hàng và lập hoá đơn mua hàng với người bán. Bộ phận mua hàng kiểm tra hàng về quy cách, chất lượng theo đơn đặt hàng và chuyển hoá đơn của đơn vị bán cho thủ kho để làm thủ tục nhập kho. Thủ kho tiến hành nhập kho và ghi thẻ kho, chuyển hoá đơn cho phòng kế toán Phòng kế toán một mặt theo dõi công nợ( nếu mua hàng chưa thanh toán) hoặc sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng( nếu thanh toán ngay). Mặt khác giao cho kế toán vật tư để lập phiếu nhập kho Kế toán vật tư vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Kế toán vật tư chuyển phiếu nhập kho kèm theo hoá đơn của người bán, biên bản kiểm tra chất lượng cho kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp vào sổ NKCT Từ sổ NKCT kế toán vào sổ cái TK 152, 2.2.2 Chứng từ kế toán giảm nguyên, vật liệu Căn cứ vào dự trù vật tư được duyệt do các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư mang đến, phòng Vật tư viết phiếu xuất kho cho từng loại vật tư. Mỗi phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Một liên lưu tại cuống sổ ở phòng vật tư. Một liên người nhận hàng sau khi nhận hàng sẽ giữ. - Hai liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất vật tư, thủ kho tiến hành xuất vật tư theo đúng chủng loại, ghi số lượng xuất kho vào cột thực xuất trên phiếu xuất kho, ghi số lượng xuất kho vào cột xuất trên thẻ kho, chuyển hai liên phiếu xuất kho này cho kế toán nguyên vật liệu để kế toán ghi số lượng xuất kho vào cột xuất trên sổ kho, ghi đơn giá xuất kho lên cột đơn giá và tính ra thành tiền trên phiếu xuất kho. Kế toán nguyên vật liệu lưu một liên, một liên chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để làm căn cứ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Mỗi phiếu xuất kho khi chuyển cho kế toán phải có đầy đủ chữ ký của thủ tưởng đơn vị, kế toán trưởng, phụ trách cung tiêu, người nhận hàng, thủ kho. Sơ đồ thủ tục xuất vật tư Dự trù vật tư Phiếu xuất kho Lưu vật tư Lưu phiếu xuất Thủ kho Kế toán vật liệu Lưu chứng từ kế toán Mẫu 3: Đơn vị .... phiếu xuất kho Số 1425 Mẫu số: 02 - VT Ngày 12/03/2007 QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT Nợ TK: 621 Ngày 01/11/1995 Có TK: 152 (152.21 ) Họ tên người nhận hàng: đ/c Hồng- PX máy biến áp Lý do xuất: Sản xuất máy Biến áp 125 MVA-220KV Xuất tại kho: đ/c Luyện STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất Mã Số Đ/v tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/c T/x A B C D 1 2 3 4 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 258 258 62.000 15.996.000 Cộng 15.996.000 Cộng thành tiền (bằng chữ ): Mười năm triệu chín trăm chín mươi sáu ngàn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Phòng vật tư Kế toán trưởng, PGĐ kỹ thuật Bộ phận sử dụng NVL Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh (1) (2) Thủ kho (3) Người nhận (4) Kế toán (5) Sổ chi tiết chi phí SXKD (6) (7) Sổ chi tiết NVL Kế toán NVL (9) (8) Sổ NKCT Sổ cái Tk 152 Kế toán tổng hợp (10) (11) Bộ phận có nhu cầu sử dụng NVL đề nghị xuất dùng NVL tới phòng Vật tư. Phòng Vật tư chấp nhận đơn lập phiếu xuất kho. Sau đó phòng vật tư xuất trình phiếu xuất kho cho kế toán trưởng và PGĐ kỹ thuật ký duyệt. Một liên lưu tại cuống, một liên chuyển đến các bộ phận Phòng vật tư chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho để làm thủ tục xuất kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất nguyên vật liệu cho người nhận, người nhận ghi vào phiếu xuất kho số hàng thực nhận và ký vào phiếu xuất kho. Thủ kho ghi vào thẻ kho sau đó cuối ngày chuyển cho phòng kế toán Phòng kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Đồng thời chuyển cho kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp làm căn cứ ghi sổ Nhật ký chứng từ Từ sổ Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái TK 152 2.3 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho Quá trình ghi chép ở kho: Sau khi làm thủ tục nhập - xuất kho, ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên phiếu nhập, phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên thẻ kho, mỗi thẻ kho được lập để theo dõi chi tiết tình hình nhập – xuất - tồn của từng loại vật tư theo mẫu: Mẫu 4: Đơn vị .... Thẻ kho Mẫu số: 06 - VT Tên kho...... Ngày lập thẻ 01/02/2007 QĐ số1141/TC/QĐ/CĐKT Tờ số 01 Ngày 01/11/1995 của BTC Tên nhãn hiệu quy cách: Dây điện từ êmay f 1,5 Đơn vị tính: Kg Mã số: 37503150 STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận SH NT Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 1 23 4 5 6 ........ 6433 1424 ........ 6434 1425 ............ 12/2/2007 27/2/2007 ......... 9/3/2007 12/3/2007 K201/01/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Cộng T2/2007 TTTBLĐPPhối PXBA ...... ...... ..... ....... ...... ..... ..... 290 ........ ........ 256,7 ......... ....... .... 175 ...... ...... 258 0 290 15 15 271,7 13,7 Cộng T3/2007 13,7 Cuối tháng kế toán nguyên, vật liệu đối chiếu từ sổ chi tiết tài khoản 152 với thẻ kho Vật liệu xuất dùng cuối kỳ không sử dụng hết theo quy định của Công ty bộ phận sử dụng phải lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Phiếu này có thể lập cho một hoặc nhiều loại vật liệu sau đó được chuyển lên phòng kế toán. Kế toán vật tư ghi giảm chi phí nguyên vật liệu cho bộ phận tương ứng ghi Nợ TK 152/Có TK 621. Đầu kỳ hạch toán sau kế toán ghi bút toán đảo ngược bút toán trên. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Ngày 31/03/2007 Bộ phận sử dụng: Phân xưởng Biến áp STT Tên, mã vật tư Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng 1 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 45,5 Sản xuất máy 1250KVA 2 Tôn Silic 0,35 Kg 29 Sản xuất máy 1250KVA 3 Tôn đen Kg 30 Sản xuất máy 1250KVA ... ... 2.4 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại phòng kế toán Quá trình ghi chép ở phòng kế toán: Sau khi nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất kho để ghi vào sổ kho vật liệu và theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ kho được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Định kỳ kế toán cộng sổ kho xác định số lượng tồn kho cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Nếu thấy chênh lệch sẽ cùng thủ kho tìm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp xử lý. Sổ kho được kế toán mở có mẫu như sau: Mẫu 5: Sổ chi tiết vật liệu Tên vật liệu: Dây điện từ êmay Chứng từ Diễn giải Đ/v tính Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT 6433 1424 6434 1425 12/2/2007 27/2/2007 9/3/2007 12/3/2007 K21/1/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Cộng 2/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Kg Kg Kg Kg 62.000 62.000 62.000 62.000 62.000 62.000 ...... 290 ......... . 256,7 ........ .............. 17.980.000 .............. .............. 15.915.400 ..... ...... 175 ..... ....... 258 ......... ........ 10.850.000 ........... ............ 15.996.000 0 ... ..... 15 ............ .......... ......... 930.000 Cộng 3/2007 13,7 849.400 Quy cách: f 1,5 Mã số: 37503150 Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm, vừa phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập xuất kho, phù hợp với đặc điểm của Công ty. Để theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu kế toán mở sổ chi tiết và sổ tổng hợp nhập – xuất – tồn. Chứng từ ghi sổ . Sổ cái 152 và các sổ sách khác có liên quan Báo cáo nhập - xuất - tồn (trích) Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007 Kho: Phân xưởng STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Tồn đầukỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ 1 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 15 256,7 258 13,7 2 Tôn silic 0,3 Kg 1259 250 1480 29 3 Tôn silic 0,35 Kg 1572 3710 2802 1939 4 Giấy cách điện Nhật Kg 345 760 782 323 5 Giấy cách điện TQ Kg 402 550 897,5 384,5 6 ống cách điện M 173 750 735 188 7 Sứ cao thế 22Kv Quả 98 250 198 150 8 Sứ hạ thế M30 Quả 124 230 244 110 9 Que hàn f 3 Kg 512 560 843 229 ... ... Kế toán xuất nguyên vật liệu ở công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành và theo chuẩn mực kế toán mới. III/ Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu 3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: 152 (152.1, 152.2, 152.3, 152.5, 152.6...) - TK152: Nguyên vật liệu Tài khoản: 152.1 Nhiên liệu 152.21 Nguyên vật liệu chính 152. 22 Nguyên vật liệu phụ 152.3 Phụ tùng thay thế 152.5 Vật liệu khác - TK 111: Tiền mặt Tài khoản: 111.1 Tiền VNĐ - TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ - TK331: Phải trả người bán - Tài khoản 621. Chi phí NVL trực tiếp - Tài khoản 627. Chi phí quản lý chung - Tài khoản 641. Chi phí bán hàng - Tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên, vật liệu Đối với nguyên vật liệu được mua về nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt ngoài hai chứng từ trên (hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho) kế toán phải dựa vào phiếu chi để ghi sổ kế toán Ví dụ: Ngày 06/03/2007 Công ty mua đồng đỏ lá f 5,2 của Công ty kinh doanh vật tư kim khí Đông Anh theo Hoá đơn GTGT số 097418 ngày 13/03/2007 và phiếu nhập kho số 6443 ngày 14/03/2007 trị giá hàng không thuế theo hoá đơn là 25.500.000VNĐ và thuế GTGT được khấu trừ là 2.250.000VNĐ Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt căn cứ vào các chứng từ này kế toán ghi: Nợ TK 152(152.21): 25.500.000 Nợ TK 133: 2.250.000 Có TK 111: 27.750.000 - Các nghiệp vụ thu mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt được ghi chép trên sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt của Công ty được lập thành các tập, các tập được chia theo thứ tự thời gian định kỳ là 5-6 ngày và hàng tháng được kế toán tập hợp trên Bảng kê số 1 và Nhật ký chứng từ số 1. - Nhật ký chứng từ số 1 là số tổng hợp dùng để theo dõi tình hình chi trả các khoản bằng tiền mặt ghi Có Tài khoản 111 và ghi đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan. - Căn cứ lập: là sổ quỹ được ghi chép trong tháng. Cách lập: Định kỳ kế toán tiền mặt tổng hợp sổ quỹ (theo từng tập) để ghi vào Nhật ký chứng từ số 1, mỗi tập được ghi trên 1 dòng trên Nhật ký chứng từ số1. Các nghiệp vụ phát sinh có cùng nội dung kinh tế được ghi theo số tổng cộng vào các cột thích hợp. Cuối tháng kế toán khoá sổ Nhật ký chứng từ số 1 xác định tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 111 đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan và kế toán lấy số tổng cộng của Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào sổ Cái (bên Có của Tài khoản 111 và bên Nợ của các tài khoản có liên quan). Ví dụ : Trích nhật ký chứng từ số 1 tháng 3 năm 2007 Trình tự hạch toán: Đối với nguyên vật liệu công cụ dụng cụ mua ngoài sau khi đã được kiểm tra làm thủ tục nhập kho, kế toán căn cứ vào các hoá đơn và phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán. - Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mua về nhập kho chưa thanh toán với người bán, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho để ghi vào sổ chi tiết TK 331 “thanh toán với người bán” . Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo dõi chi tiết công nợ phải trả cho người bán theo từng đối tượng công nợ (từng người bán). VD: Kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 097388 ngày 8/03/2007 và phiếu nhập kho số 6434 ngày 9/03/2007 kế toán ghi: Nợ TK 152.21 15.915.400 Nợ TK 133 1.591.540 Có TK 331 17.506.940 Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Trích: Sổ chi tiết thanh toán với người bán Số dư cuối tháng (Dư Nợ hoặc dư Có) của từng đối tượng công nợ trên sổ chi tiết thanh toán với người bán được dùng để tổng hợp ghi vào Nhật ký chứng từ số 5 theo từng nhóm đối tượng công nợ. Nhật ký chứng từ số 5 được mở để theo dõi tình hình mua nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho và thanh toán với người bán. Căn cứ lập: Nhật ký chứng từ số 5 tháng trước và sổ chi tiết thanh toán với người bán của tháng phát sinh. Cách lập: + Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của Nhật ký chứng từ số 5 cuối tháng trước làm số dư đầu tháng của tháng này. + Số phát sinh trong tháng: Căn cứ vào số tổng cộng của các dòng cộng số phát sinh trong tháng của các nhóm đối tượng công nợ trên sổ chi tiết thanh toán với người bán để ghi vào dòng số phát sinh trong tháng trên Nhật ký chứng từ số 5. + Số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của từng đối tượng công nợ trên sổ chi tiết TK 331 cộng theo từng nhóm để ghi vào dòng số dư cuối tháng của nhật ký chứng từ số 5. Trích Nhật ký chứng từ số 5 Cuối tháng, kế toán tổng hợp từ Nhật ký chứng từ số 5 và các Nhật ký chứng từ có liên quan khác để ghi vào sổ cái tài khoản 331 - Ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3319.doc