Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU: 1 Phần 1: Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị 3 1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 3 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 5 Chế độ và phương pháp áp dụng tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam 8 Phần 2: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 10 Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng 10 Đặc điểm, phân loại NVL 10 Đánh giá nguyên vật liệu 13 Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên vật liệu 15 Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu 15 Chứng từ kế toán giảm nguyên

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu 24 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 27 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho 28 Kế toán chi tiết tại phòng kế toán 28 Phần 3: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 37 Tài khoản sử dụng 37 3.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 37 3.2.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu 37 3.2.2 Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu 43 Một số ý kiến nhận xét kế toán nguyên vật liệu tại công ty 51 THU HOẠCH CỦA SINH VIÊN 54 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, với sự cạnh tranh gay gắt và không kém phần quyết liệt như hiện nay vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức đối với các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, đều đặn một yếu tố không kém phần quan trọng là nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng hơn khi đặt vào ngành công nghiệp sản xuất, vì nó là cơ sở tạo nên sản phẩm thỏa mãn người tiêu dùng, thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhất là trong nền kinh tế thị trường ngày nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì các doanh nghiệp luôn phải chú trọng tới việc giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chẩt lượng sản phẩm. Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải có những biện pháp tiết kiệm một cách triệt để và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tránh tình trạng cung cấp thiếu gây ngừng trệ sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn. Công ty đã quản lý hợp lý vật liệu từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử dụng hợp lý về số lượng, chủng loại. Do đó đã tạo nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều đó đã giúp hạch toán vật liệu chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm nguồn lực cho sản xuất, cho doanh nghiệp và đồng thời rộng hơn cả là cho toàn xã hội. Kế toán nguyên vật liệu với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán, theo dõi kịp thời về mặt số lượng & giá trị vật liệu nhập xuất tồn kho làm cơ sở cho việc xác định chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất đồng thời tạo tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhận thức được ý nghĩa của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí sản xuất cũng như vai trò quan trọng của kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam em đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Kế toán nguyên, vật liệu ở Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam ”. Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để hoàn thành báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.S Trần Thu Phong và các Cô chú, anh chị trong phòng Kế toán cũng như các phòng ban khác của Công ty. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng do bước đầu làm quen với công tác thực tế và do khả năng chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa đề tài lại mang tính chuyên sâu, do vậy mà bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Nên em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các Thầy cô cùng các Cô chú, anh chị trong Công ty để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, các Cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ. Báo cáo của em bao gồm những nội dung chính sau: Phần 1: Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị. Phần 2: Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam Phần 3: Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam PHẦN 1 TÌM HIỂU CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ 1.1 .Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Để quản lý có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó, kế toán được coi là một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Bộ máy kế toán sẽ cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thông tin về tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam việc tổ chức công tác hạch toán kế toán được đặc biệt quan tâm. Tổ chức công tác kế toán thực chất là cách thức tổ chức thực hiện việc ghi chép, phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung bằng phương pháp khoa học riêng của kế toán, phù hợp với đặc điểm, qui mô cũng như tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý nền kinh tế. Kế toán trưởng Thủ quĩ Kế toán thanh toán Kế toán giá thành Kế toán vật tư, CCDC, phải trả người bán Kế toán TSCĐ, tiền lương, bảo hiểm, thuế Kế toán công nợ, công trình tự quản Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam, bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán của Công ty Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam. Phòng tài chính kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện việc hạch toán chi tiết và tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty một cách thường xuyên, liên tục, chính xác, kịp thời nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý của mình. Để hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng tài chính kế toán, mỗi thành viên trong phòng tài chính kế toán đều có nhiệm vụ cụ thể riêng của mình. Kế toán trưởng: có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế tại công ty. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm, quyền hạn như một phó giám đốc, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tổng hợp mọi hoạt động tài chính của công ty thông qua các kế toán viên. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán như: thanh toán tiền tạm ứng, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiên vay ngân hàng phát sinh hàng ngày ở công ty. Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí: 621, 622, 627, 641, 642 và tính giá thành sản phẩm. Kế toán vật tư, công cụ dụng cụ kèm theo việc theo dõi tài khoản 331: theo dõi lượng vật tư nhập, xuất trong từng tháng và giá trị số lượng hàng tồn kho cuối tháng, chi tiết công nợ phải thanh toán với người bán. Kế toán tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm, thuế: theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tình hình trích nộp khấu hao tài sản cố định, theo dõi tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Kế toán công nợ, công trình tự quản: theo dõi việc thanh toán với người mua, theo dõi các hợp đồng kinh tế. Thủ quĩ: quản lý việc thu, chi tiền tại công ty theo các phiếu thu, phiếu chi. Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ riêng, song đều thực hiện nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán. Nhiệm vụ chung đó là: *Phản ánh các chứng từ kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ, trung thực và kịp thời theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành qui định. *Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. *Tổng hợp số liệu và lập hệ thống báo cáo tài chính. *Thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế nói chung và chế độ kế toán nói riêng. *Tham gia phân tích thông tin kế toán tài chính, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính. . Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý chung. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tập trung, thống nhất đã hỗ trợ cho việc kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp sản xuất, các phòng ban trong Công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý chung của Công ty. Chính nhờ bộ máy kế toán luôn cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho lãnh đạo Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo Công ty nên ban lãnh đạo Công ty luôn bao quát và giám sát được hoạt động của toàn Công ty. Cùng với các phòng dự án, phòng kinh doanh tiếp thị và các phòng ban chức năng khác trong Công ty, phòng Tài chính kế toán đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc không ngừng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả quản lý nói chung. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Theo hình thức này, tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam sử dụng các loại sổ kế toán sau: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, các sổ , thẻ kế toán chi tiết. Các mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết đã được kế toán Công ty vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của Công ty. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. ◘ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. ◘ Đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt. ◘ Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính ◘ Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. SỔ NHẬT KÝCHUNG Sổ và thẻ kế toán chi tiết ( Thẻ kho) Sổ Cái ( TK152 ) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết (Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký chi tiền) Chứng từ kế toán (Phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn thuế GTGT…) Sổ nhật ký đặc biệt Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiêu, kiểm tra: 1.3. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam. Chế độ kế toán mà Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam hiện tại đang áp dụng là theo Quyết định số 15/2006-QD/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ chế độ kế toán chung, mỗi một công ty có sự vận dụng cụ thể khác nhau vào công ty mình. Tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam chế độ kế toán được vận dụng cụ thể như sau: * Niên độ kế toán: bắt đầu: 01/01 kết thúc: 31/12 * Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VND). Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là theo giá thực tế. * Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung * Phương pháp kế toán tài sản cố định. ☻Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, TSCĐ vô hình: Thời điểm xác định nguyên giá là thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng( đối với TSCĐ hữu hình) hoặc thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính( đối với TSCĐ vô hình). Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên những căn cứ khách quan có thể kiểm soát được( phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ) Giá thực tế của TSCĐ phải được xác định dựa trên các khoản chi tiêu hợp lý được dồn tích trong quá trình hình thành TSCĐ. Các khoản chi tiêu phát sinh sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng được tính vào nguyên giá nếu như chúng làm tăng thêm giá trị hữu ích của TSCĐ. ☻Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng: phương pháp khấu hao đường thẳng. *Phương pháp kế toán hàng tồn kho. ☻Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế. ☻Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. ☻Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. PHẦN 2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 2.1. Đặc điểm chung về nguyên, vật liệu sử dụng. 2.1.1. Đặc điểm, phân loại nguyên, vật liệu. Vật liệu, dụng cụ, sản phẩm đều là hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn. Đặc điẻm chung của vật liệu, công cụ, sản phẩm là thời gian luân chuyển ngắn, thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hoặc trong vòng một năm. Tuy nhiên mỗi loại có công dụng mục đích sử dụng và đặc điểm khác nhau. Vật liệu trong doanh nghiệp thường gồm nhiều thứ nhiều loại khác nhau, có giá trị công dụng, nguồn hình thành khác nhau. Do đó phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện hạch toán và quản lý vật liệu. Công ty cổ phần Nồi hơiViệt Nam chủ yếu là sản xuất nồi hơi dùng trong công nghiệp. Do đó công ty sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, vật liệu được chia làm các loại: -Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng chủ yếu của nhà máy khi tham gia vào quá trình sản xuất Là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.. Các loại vật liệu chính của công ty như: Thép tròn C45F100, thép tròn CT3F6…thép hình l 120, thép hình U 100x60, thép hình V50x50…,đồng đỏ, đồng vàng, dây mã kẽm, ống Inox F34, thép tấm CT3 S=10, thép ống hàn 34x2, lưới 10x0.5, mặt bích Inox DY20, chì miếng, đồng lục lăng P22….. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều loại khác nhau.. -Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản phục vụ cho các hoạt dộng kinh doanh. Vật liệu phụ của công ty bao gồm: Khí Agong, cáp hàn, Dây hàn tự động F4, Que hàn Inox các loại như: F2.6, F3.2….LC-300F4…, dung môi các loại, sơn các loại: sơn đen, sơn chống rỉ, sơn nhũ lam….bột chịu lửa, bu lông các loại, bu lông đai ốc các loại, gu giông M24x155…, dầu các loại: Điêgien, GL4…, mỡ, than đúc, bơm điện,van các loại….cút côn, dây dai,tê thép….và trong mỗi loại lại chi thành nhiều loại khác nhau. -Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường như: than, dầu, xăng… -Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị vận tải như: bulông, đai ốc… Việc phân loại vật liệu trên giúp cho công ty quản lý vật liệu được dễ dàng hơn và từ đó đưa ra hình thức hạch toán phù hợp. Nguyên vật liệu được phân loại theo công dụng & được quản lý theo mã vật tư, các vật tư chi tiết của một loại vật tư được quản lý theo số thứ tự được phòng sản xuất quy định. 1- Tất cả vật tư chính đều ký hiệu với mã đầu là số 01, vật tư phụ là 02, công cụ dụng cụ là 03, chữ cái tiếp theo được ký hiệu theo tên của vật tư đó và số thứ tự được ký hiệu các loại vật tư thuộc một loại vật tư. VD: NVL chính Thép tròn được ký hiệu mã là C Trong đó: Thép tròn C45 F100 được ký hiệu mã là: 0101C45100 Thép tròn C45 F30 được ký hiệu mã là: 0101C4530 ………………………………………………… NVL phụ :Que hàn được ký hiệu mã là QIN Que hàn Inox F2.6 được ký hiệu mã là:0201QIN2.8 Que hàn Inox F3.2 được ký hiệu mã là :0201QIN3.2 …………………………………………………. 2 - Tất cả các kho vật tư đều được ký hiệu theo mã tài khoản vật tư tương ứng. VD: Kho nguyên vật liệu chính ký hiệu mã là 1521 Kho nguyên vật liệu phụ ký hiệu mã là 1522 Kho công cụ dụng cụ ký hiệu mã là 153 3 - Khi nhập các chứng từ thì kế toán vật tư cũng hạch toán và nhập vào máy theo mã vật tư quy định như trên. BẢNG DANH MỤC VẬT TƯ Kho vật tư Mã vật tư Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ĐVT Ghi chú Kho NVLC 1521 Tài khoản 1521 1521 0101C45100 Thép tròn C45F100 Kg 0101C45F30 Thép tròn C45F30 Kg 0102U100x46 Thép hình U 100x46 Kg 0102U14058 Thép hình U140x58 Kg ………………………………… 0104TIN12 Tấm Inox S=12 Kg 0104TIN16 Tấm Inox S=16 Kg ………………………………… Kho NVLP 1522 Tài khoản 1522 1522 0201QIN2.8 Que hàn Inox F2.6 Kg 0201QIN3.2 Que hàn Inox F3.2 Chai 0202DM004 Dung môi GTA 004 Kg 0202 SCRI Sơn chống rỉ Lít 0204BU DD Bu lông đai ốc + đệm M20x90 Bộ 0206BOM181 Máy bơm nước samson V1810 Cái ………………………………… Kho công cụ, dụng cụ 153 Tài khoản 153 153 0301DAC100 Đá cắt F100 Viên 0302BANREN Bàn ren Cái 0307AT10-3F Át tô mát 10A-3F Cái ……………………………….. ………… 2.1.2 . Đánh giá nguyên, vật liệu. Tính giá vật liệu dụng cụ sản phẩm về thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của vật liệu, dụng cụ theo qui định. +T ính giá nhập kho Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động trong khâu thu mua, công ty đã thành lập tổ tiếp nhận vật liệu có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường để xem xét tình hình biến động giá cả của nguyên vật liệu để lựa chọn nơi nhập vật liệu sao cho giá vật liệu đầu vào không quá cao, địa điểm thu mua thuận tiện từ đó giảm chi phí thu mua, góp phần hạ giá thành sản phẩm Tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam nguyên vật liệu do phòng sản xuất đảm nhiệm. Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nên khối lượng vật tư cần rất nhiều. Doanh nghiệp phải mua ngoài toàn bộ vật tư cho sản xuất. Giá nhập kho nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế là giá mua chưa có thuế GTGT trên hoá đơn cộng với các chi phí liên quan ( thu mua, vận chuyển, bốc dỡ…) trừ các khoản giảm trừ( nếu có ) Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn nhà cung cấp + Chi phí phát sinh thu mua thực tế - Các khoản giảm trừ được hưởng Trong đó: + Giá mua ghi trên hoá đơn của nhà cung cấp là giá chưa có thuế GTGT đầu vào ( nhà máy tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) + Chi phí phát sinh thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm …..từ nơi thu mua về đến công ty. VD: Ngày 07/03/2007 mua thép tròn Inox x F20 nhập kho 60 kg theo hoá đơn GTGT số 0063619 của Công ty TNHH Vĩnh Thành. Giá mua chưa thuế VAT 124.000 đồng, thuế suất VAT đầu vào 5% Ta có: Trị giá nhập kho thép tròn Inox F20 là 60 × 124000 = 7.440.000(đồng) + Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong tháng. Hàng ngày các doanh nghiệp phải xuất các loại nguyên vật liệu nên số lượng xuất kho rất lớn. Doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp giá xuất kho cho phù hợp để phản ánh đúng tình hình xuất nhập nguyên vật liệu. Công ty cổ phần nồi hơi Việt nam đã áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân. Doanh nghiệp tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền có công thức như sau: Trị giá vật liệu xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân Trong đó: Đơn giá bình quân được tính như sau: Đơn giá bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu tháng Số lượng nguyên vật tồn kho đầu tháng + + Giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng Số lượng nguyên vật liệu nhập kho trong tháng VD: Trong tháng 03/2007 công ty mua ngoài đối với nguyên vật liệu chính – Thép tròn Inox F20 như sau: s Tồn đầu tháng 03/2007: + Số lượng: 33 kg + Đơn giá 120.000 đồng + Trị giá vật liệu tồn đầu tháng: 33 x 120.000 = 3.960.000 (đồng) s Nhập kho trong tháng 03/2007 - Ngày 07/03: Nhập kho 60kg ( PNK số 7/3VTKT). Đơn giá nhập 124.000 đồng. Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 60 x 124.000 = 7.440.000 (đồng) - Ngày 08/03: Nhập kho 15 kg ( PNK số 8/3VTKT). Đơn giá nhập 123.500 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 15 x 123.500 = 1.852.500 (đồng) - Ngày 12/03: Nhập kho 10 kg ( PNK số 12/3VTKT). Đơn giá nhập 124.000 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 10 x 124.000 = 1.240.000 (đồng) - Ngày 27/03: Nhập kho 17 kg ( PNK số 27/3VTKT). Đơn giá nhập 124.500 đồng Vậy trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: 17 x 124.500 = 2.116.500 (đồng) Ta có trong tháng 07/2006 có: - Tổng số lượng Thép tròn Inox F20 nhập kho trong tháng: 60 + 15 + 10 + 17 = 102 ( kg) - Tổng trị giá thực tế Thép tròn Inox F20 nhập kho trong tháng: 7.440.000 +1.852.500 +1.240.000 +2.116.500 =12.649.000 (đồng) Vậy: Đơn giá xuất kho vật liệu Thép tròn Inox F20 trong tháng 03/2007 là: Đơn giá bình quân của Thép tròn Inox F20 xuất dùng = 3.960.000 + 12.649.000 = 123029,6(đồng) 33 + 102 VD: Ngày 09/03: Xuất 22 kg Thép tròn Inox F20 dùng cho phân xưởng ( PXK số 03/2Q2) Ta có: Trị giá thực tế vật liệu Thép tròn Inox F20 xuất dùng là: 22 x 123029,6 = 2706651,2 (đồng) 2.2. Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên, vật liệu. 2.2.1. Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu của nhà máy được hình thành là do mua ngoài. Hàng tháng, phòng sản xuất căn cứ vào “ Nhu cầu chi tiết vật tư cần mua” để lập “ Phiếu yêu cầu mua vật tư” cho tháng. Căn cứ vào nhu cầu chi tiết vật tư cần mua cho từng tháng được phòng sản xuất lập, rồi từ đó phòng sản xuất lập phiếu yêu cầu mua vật tư cho tháng. Ta có lượng vật tư cần mua trong tháng được xác định theo công thức sau: Nhu cầu vật tư cần mua = Kế hoạch sản xuất x Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Căn cứ nhu cầu chi tiết vật tư cần mua phòng sản xuất lập “ Phiếu yêu cầu mua vật tư” tháng 03/2007 Mẫu số: BM- VT 003 PHIẾU YÊU CẦU MUA VẬT TƯ THÁNG 03/2007 Stt Tên vật tư ĐVT Mã vật tư Số lượng Chất lượng kỹ thuật Tiến độ cần có 1 Thép tròn Inox F20 Kg 0104TOIN20 102 TOIN20 ≥ 98% Trước 5 ngày theo kế hoạch sản xuất 2 Que hàn thổi cácbon Que 0201QHT10 3590 QHT10 ≥ 95% Trước 5 ngày theo kế hoạch sản xuất Giám đốc công ty Trưởng phòng sản xuất Người lập kế hoạch (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trưởng phòng sản xuất xem xét và căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật trong phiếu yêu cầu. Xem xét số lượng vật tư tồn trong kho để quyết định mua chủng loại nào và số lượng cần mua rồi ghi vào phiếu yêu cầu mua vật tư. Sau đó phòng sản xuất lựa chọn nhà cung cấp có tên trong danh sách các nhà cung cấp chủ yếu đã được phê duyệt Nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm, vì vậy tiến hành mua vật liệu về để sản xuất ra sản phẩm thì trước khi nhập kho cần phải được kiểm nghiệm thật chặt chẽ để xác định số lượng và quy cách thực tế của vật liệu Công tác kiểm nghiệm được tiến hành bởi một ban chuyên trách thuộc phòng kỹ thuật và thủ kho vật tư. Cơ sở để kiểm nhận là hoá đơn của người cung cấp và hợp đồng mua hàng ( TH chưa có hoá đơn phải căn cứ vào hợp đồng mua hàng để kiểm nhận). Trong quá trình kiểm nhận vật liệu nhập kho nếu phát hiện vật liệu thừa, thiếu hoặc sai quy cách, kém phẩm chất. Phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân. Nếu đã xác định rõ nguyên nhân do nhà cung cấp, công ty có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm giá hoặc có thể từ chối không nhận số nguyên vật liệu đó. Sau khi kiểm nhận các thành viên của ban kiểm nhận phải lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”. Trên cơ sở của biên bản kiểm nghiệm vật tư, hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho. VD: Công ty mua nguyên vật liệu của công ty TNHH Vĩnh Thành có hợp đồng kinh tế sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do- hạnh phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 141206/VTKT Căn cứ và pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 và nghị định số 17/HĐBT (nay là chính phủ) quyết định về việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào chức năng và nhu cầu của hai bên. Hôm nay ngày 14 tháng 12 năm 2006 chúng tôi gồm: Bên A: Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam Địa chỉ: Khối 3A- thị trấn Đông Anh- Hà Nội Điện thoại: 048821541 Mã số thuế: 0101260822 Tài khoản số: 102010000064150 tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Đông Anh Đại diện: Ông Trần Phương Hùng. Chức vụ: Giám đốc Bên B: Công ty TNHH Vĩnh Thành Địa chỉ: Số 392B- Đường Bưởi- Ba đình – Hà Nội. Điện thoại: 047614836 Fax:047612471 Mã số thuế: 0101541460 Tài khoản số: 0021000846398 tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu giấy. Đại diện: Ông Bùi Khải Anh Chức vụ: Giám đốc Hai bên bàn bạc và đi đến thống nhất ký hợp đồng vớI những điều khoản sau: Điều I: Mặt hàng, số lượng, chất lượng và qui cách, giá cả. Mặt hàng: Bên B cung cấp cho bên A mặt hàng: Tấm Inox S=2, Thép tròn Inox x F20, thép tấm CT3 S=10 Chất liệu: Thép Số lượng và giá cả. Stt Sản phẩm ĐVT Số lượng Đ.giá (VNĐ/Kg) Thành tiền (VNĐ) 1. Tấm Inox S=2 Kg 40 60.000 2.400.000 2. Thép tròn Inox x F20 Kg 60 124.000 7.440.000 3. Thép tấm CT3 S=10 Kg 540 50.000 27.000.000 Tổng trị giá trước thuế 36.840.000 Thuế GTGT 5% 1.842.000 Tổng cộng 38.682.000 3.Tổng giá trị hợp đồng : 38.682.000( Ba muơi tám triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn) Điều II: Địa điểm, thời gian và phương thức giao nhận. 1. Địa điểm: bên B giao hàng cho bên A tại văn phòng công ty TNHH Vĩnh Thành. 2. Thời gian giao hàng: 06 tuần kể từ ngày ký hợp đồng. Điều III: Phương thức và thời gian thanh toán. Tiền hàng được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Thời gian thanh toán -Số tiền: 38.682.000( Ba mươi tám triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng) Điều IV: Trách nhiệm mỗi bên. Bên A. - Thanh toán đúng theo thời gian qui định tại điều III. -Cung cấp thông tin đầy đủ về qui cách sản phẩm cho bên B Bên B. -Giao hàng đúng qui cách, chất lượng, số lượng và thời gian -Không được phép cung cấp mẫu sản phẩm trên cho bẩt kỳ khách hàng nào khác Điều V: Các điều khoản khác. 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản trên đây. Trong quá trình thực hiện nếu nảy sinh những bất đồng ý kiến hai bên phối hợp giải quyết theo tinh thần hợp tác. Nếu một bên đơn phương chấm dứt hoặc vi phạm hợp đồng thì hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại 2 .Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ thường xuyên thông báo cho nhau về những vấn đề liên quan đến hợp đồng . Các phụ lục hoặc biên bản bổ sung là bộ phận không tách hợp đồng này. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 31/12/2007 Hợp đồng này lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ hai bản để theo dõi và thực hiện Hà Nội, ngày 14/12/2006 Đại diện bên A Giám đốc Trần Phương Hùng Đại diện bên B Giám đốc Bùi Khải Anh VD: Ngày 05/03/2007 nhà máy mua vật liệu của Công ty TNHH Vĩnh Thành và nhận được chứng từ sau. Mẫu số: 01GTKT – 3LL LL/2006B HÓA ĐƠN ( GTGT ) Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 05 tháng 03 năm 2007 NO: 0063619 Đơn vị bán hàng: Công Ty TNHH Vĩnh Thành Địa chỉ: 74 Lê Trọng Tấn-Quận Thanh Xuân_HN Số tài khoản: TK 0021000846398 Ngân hàng: Ngoại Th ương – Chi nhánh Cầu Giấy- Hà Nội Điện thoại: ………. Mã số thuế: 0101541460 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hạ Tên đơn vị: Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam Số tài khoản: 102010000064150 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 0101260822 STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 2 × 1 1 Tấm Inox S=2 Kg 40 60.000 2.400.000 2 Thép tròn Inox xF20 Kg 60 124.000 7.440.000 3 Thép tấm CT3 S=10 Kg 540 50.000 27.000.000 Cộng tiền hàng 36.840.000 Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 1.842.000 Tổng cộng tiền thanh toán 38.682.000 Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi tám triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VI ỆT NAM Bộ phận: Phòng sản xuất BM.7.4.02.02 LBII: 02 BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NGUYÊN NHIÊN LIỆU VẬT TƯ Hôm nay, ngày 05/03/2007 TạI công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã tiến hành kiểm tra nguyên nhiên liệu vật tư mua về theo hoá đơn ( Hợp đồng) số 0063619 ngày 05/03/2007 như sau: STT Tên vật tư Số lượng theo chứng từ Qui cách phẩm chất Chứng chỉ chất lượng SL theo hoá đơn Đạt Không đạt Có Không 1. Tấm Inox S=2 40Kg 2. Thép tròn Inox xF20 60Kg 3. Thép tấm CT3 S=10 540Kg Kết luận: 3 loại đạt Biện pháp xử lý Biên bản được lập thành 1 bản , gửi bản phô tô cho các đơn vị liên quan, phòng sản xuất giữ bản gốc Người nhập hàng ( Ký, họ tên ) Phòng KTCL ( Ký, họ tên ) Trên cơ sở hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư và các chứng từ liên quan khác ( nếu có ) phòng sản xuất sẽ lập phiếu nhập kho CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI VIỆT NAM Bộ phận: Phòng sản xuất Mẫu số: 01 – VT Ban hành theo QĐ1141-TC/CĐKT ngày1/1/1995 Số: 7/3VTKT NỢ TK: 1521 CÓ TK: 331 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 05 tháng 03 năm 2007 Họ tên người giao hàng : Trần Văn Hùng Theo hợp đồng số : 141206 ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Công Ty TNHH Vĩnh Thành Nhập tại kho : NVL chính( TK 1521) STT Tên nhãn hiệu vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo ctừ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1. Tấm Inox S=2 Kg 40 40 60.000 2.400.000 2. Thép tròn Inox xF20 Kg 60 60 124.000 7.440.000 3. Thép tấm CT3 S=10 Kg 540 540 50.000 27.000.000 Thuế GTGT 5% 36.840.000 1.842.000 Cộng 38.682.000 Cộng thành tiền ( Viết bằng chữ): Ba mươi tám triệu sáu trăm tám mươi hai nghìn đồng Nhập, ngày 05 tháng 03 năm 2007 Phòng sản xuất Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Phòng sản xuất giữ Liên 2: Thủ kho dùng để ghi sổ rồi chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ & và giữ để cuối tháng gửi cùng tệp “ Bảng liệt kê các chứng từ, báo cáo nhập xuất tồn” riêng cho từng kho để thủ kho đối chiếu với thẻ kho. Liên 3: Thủ kho giữ dùng để làm căn cứ đối chiếu với kế toán vật tư. Một phiếu nhập kho có thể lập cho một hoặc nhiều loại nguyên vật lỉệu cùng loại, cùng một lần giao nhận, cùng kho. Phiếu nhập kho ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0655.doc
Tài liệu liên quan