Kế toán nguyên liệu vật liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng

Lời nói đầu Trước sự phát triển của nền kinh tế và của xã hội ,các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói riêng muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp đó phải đề ra cho mình phương án sản xuất kinh doanh đạt hiêụ quả kinh tế nhất : Đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với sản xuất ,đạt chỉ tiêu cao về chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiện đời sông của người lao động ,doanh nghiệp có lợi nhuận tích

doc160 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên liệu vật liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luỹ ngày càng cao, mở rộng quy mô sản xuất . Để thực hiện tốt điều đó, có thể nói đối với doanh nghiệp sản xuất cần phải tiến hành đồng bộ biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh bắt đầu khâu thu mua đầu vào (nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ)đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều thể hiện tầm quan trong của mình và có tác động tích cực đến các giai đoạn khác của quá trình sản xuất đó. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ là nhân tố không thể thiếu được trong sản xuất, chi phí cho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, trong giá thành công nghiệp. Chính vì vậy sự biến động của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự biến động của giá thành.Từ đó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp : chất lượng, sản phẩm , doanh thu, lợi nhuận. Như vậy vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất đó là không thể thiếu được công tác hạch toán kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ.Việc làm này có tác dụng to lớn trong công tác quản lý kinh tế, giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đảm bảo cung cấp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ kịp thời, đồng bộ cho qua trình sản xuất, kiểm tra và giám sát chính xác, chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao nguyên liệu vật liệu, từ đó ngăn chặn hiện tượng lãng phí nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhờ đó góp phần giảm bớt chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng sản xuất tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng, nhận thấy được tầm quan trọng của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ đối với qua trình sản xuất kinh doanh, sự cần thiết phải quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Bích Nga và các cán bộ phòng kế toán tài chính của công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài :''Kế toán nguyên liệu vật liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng''. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và cũng là bước đầu nghiên cứu nên trong báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và của bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Lê Thị Bích Nga về sự hướng dẫn tận tâm và nhiệt tình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này : Bản báo cáo gồm ba chương: Chương I-Lí luận chung về kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại các Doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện hiện nay. Chương II-Thực trạng kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Bạch Đằng Chương III-Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Bạch Đằng. Chương I Lí luận chung về kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong điều kiện hiện nay Khái niệm ,đặc điểm và vai trò của nguyên liệu ,vật liệu(NL,VL) và công cụ dụng cụ(CCDC) 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: Doanh nghiệp (DN) là đơn vị kinh tế có sở, tế bào của nền kinh tế quốc dân nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cung cấp các loại lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Với chức năng như vậy, các DN nói chung và DNSX nói riêng muốn thực hiện tốt chức năng đó thì cần phải có đầy đủ những yếu tố cơ bản để phục vụ cho qua trình sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những yếu tố cơ bản đó là đối tượng lao động như Mác đã nói :'Tất cả mọi vật liệu thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích của con người có thể tác động vào gọi là đối tượng lao động nguyên liệu vật liệu, là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên liệu vật liệu. Chỉ trong điều kiện đối tượng lao động có thể phục vụ cho quá trình sản xuất hay tái tạo ra sản phẩm mới trở thành nguyên liệu vật liệu'. Chẳng hạn mọi khoáng sản khi nằm trong lòng đất thì không được gọi là vật liệu nhưng khi nó được dùng trong công nghiệp thì gọi là nguyên liệu vật liệu vì nhờ có lao động có ích của con người đã khai thác các khoáng sản đó lên. Trong doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu vật liệu được hiểu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của qua trình sản xuất (tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, sức lao động) và là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm mới . Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, NLVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất. Về mặt hiện vật, nó được tiêu dùng toàn bộ không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị, NLVL được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra. Do vậy NLVL được coi là cơ sở vật chất, là yếu tố không thể thiếu được của bất cứ quá trình sản xuất nào. Dưới hình thái hiện vật nó biểu hiện là một bộ phận quan trọng cảu tài sản lưu động (TSLĐ)còn dưới hình thái giá trị nó thể hiện thành vốn lưu động. Do vậy việc quản lý NLVL chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) và tài sản của doanh nghiệp. Khác với NLVL, trong các doanh nghiệp sản xuất, công cụ dụng cụ (CCDC) là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn hoạch toán là CCDC: Các loại bao bì dùng để đựng vật tư, hàng hoá trong quá trình mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Các loại lán trại tạm thời, đà giáo, CCDC gà lắp chuyên dùng cho xây dựng cơ bản. Các loại bao bì bán kèm theo hàng háo có tính tiền riêng. Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ, quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc . Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất thường vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, trong quá trình tham gia vào sản xuất, giá trị CCDC bị hao mòn dần và chuyển dịch tong phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Song do CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được xếp vào tái sản lưu động và được mua sắm bằng vốn lưu động của doanh nghiệp như đối với NLVL. 1.1.2 Vai trò của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: NLVL là nhân tố không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất trong mọi nền sản xuất xã hội.Trong mỗi sản phẩm được con người tiêu dùng ngoài việc phải sử dụng những yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất: đó lá sức lao động, tư liệu lao động thì không thể không kể đến vật chất cấu tạo nên thực thể của sản phẩm đó là NLVL. Hơn nữa, chi phí NLVL thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, trong giá thành sản phẩm công nghiệp. Cụ thể như trong giá thành sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến là 70% và công nghiệp nhẹ chiếm 60%. Do vậy việc kiểm ta chi phí NLVL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm (giảm mức tiêu hao NLVL/1 đơn vị sản phẩm sản xuất ) là một trong những yếu tố quyết định sự biến động 1% chi phí NLVL cũng làm cho giá thành sản phẩm biến động từ đó sẽ ảnh hưởng tới những chỉ tiêu quan trọng của DN: Chỉ tiêu chất lượng, giá thành, doanh thu và lợi nhuận… Cũng như NLVL, CCDC là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động nó là điều kiện để hình thành sản phẩm, là yếu tố không thể thiếu khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Nêú NLVL được cung cấp đầy đủ mà không có CCDC thì tiến trình sản xất cũng không thể tiến hành được. Và khi có cả NLVL và CCDC rồi thì chất lượng của NLVL, CCDC, phương pháp sử dụng vật liệu sẽ quyết đinh một phần lớn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề quan tâm của các DNSX hiện nay đó là việc tiết kiệm về chi phí NLVL và CCDC ,tiết kiệm trên cơ sở định mức và chi phí dự đoán. Tiết kiệm không có nghĩa là cắt xén, giảm bớt khối lượng NLVL/1 đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm được chi phí NLVL, CCDC nhưng vẫn phải đảm bảo về thông số kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm. Muốn thực hiên tốt được điều này đòi hỏi DN cần phải quản lý chặt chẽ NLVL, CCDC ở tất cả các khâu: Thu mua, bảo quản, dự trữ và xuất sử dụng NLVL, CCDC. Từ đó cho thấy việc sử dụng tiết kiệm và hợp lý NLVL, CCDC có ý nghĩa cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động. 1.1.3 -Yêu cầu trong quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm NLVL, CCDC có hiệu quả ngày càng được coi trọng, làm sao để với cùng một khối lượng vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất, gía thành hạ mà vẫn đảm bảo chất lượng. . . Do vậy công tác quản lý NLVL, CCDC là yêu cầu tât yếu khách quan, nó rất cần thiết cho mọi phương thức SXKD. Việc quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào khả rnăng và trình độ của cán bộ quản lý. Đối với một DCSX việc quản lý vật liệu có thể được xem xét trên các khía cạnh sau: Quản lý thu mua: Nhu cầu tiêu dùng XH ngày càng phát triển không ngừng Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu đó buộc các hoạt động SXKD của các DN phải được diễn ra một cách thường xuyên, xu hướng ngày càng tăng về quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy các DN cần phả tiến hành cung ứng thường xuyên ngồn NLVL, CCDC đầu vào đáp ứng kịp thời yêu cầu của DX. Muốn vậy, trong khâu thu mua cần quản lý thật tốt về mặt khối lượng, quy cách, chủng loại NLVL, CCDC sao cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Cần phải tìm được nguồn thu mua NLVL, CCDC với giá mua hợp lý với mức giá thành trên thị trường, chi phí thu mua là thấp. Điều này sẽ góp phần vào việc giảm tối thiểu chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm . Khâu bảo quản: Việc bảo quản NLVL, CCDC tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng quy định cho tong loại vật liệu, CCDC phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại, với quy mô tổ chức của DN,tránh tình trạng thất thoát, lãng phí , hư hỏng, làm giảm chất lượng của NLVL, CCDC. Khâu dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của NLVL chỉ tham gia vào một chu kỳ SXKD, NLVL luôn biến động thường xuyên; CCDC thì được bỏ dần vào chu kỳ SX nên việc dự trữ NLVL, CCDC như thế nào để đáp ứng nhu cầu cầu SXKD không quá nhiều làm cho ứ đọng về vốn nhưng không quá ít làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, DN cần phải xây dựng định mức dự trữ cần thiết mức tối đa và mức tối thiểu cho sx. Xây dựng định mức tiêu hao NLVL, CCDC trong sử dụng cũng như định mức hao hụt hợp lý trong việc vận chuyển và bảo quản. Khâu sử dụng: Sử dụng tiết kiệm, hợp lý tên cơ sở các định mức và dự đoán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sx, giá thành sản phẩm , tăng thu nhập tích luỹ cho DN. Do vậy trong khâu sử dụng cần phải quán triệt đúng nguyên tắc, sử dụng đúng mức quy định, đúng quy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm được chi phí trong giá thành. Quản lý NLVL, CCDC là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết của công tác quản lý nói chung cũng như công tác quản lý sx nói riêng, nó luôn được các nhà quản lý DN quan tâm đến. Muốn quản lý NLVL, CCDC chặt chẽ và có hiệu quả chúng ta cần phải cải tiến và tăng cường công tác quản lý cho phù hợp với thực tế Sx của DN. 1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vật liệu và cộng cụ dụng cụ. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để điều hành và chỉ đạo SXKD, nha lãnh đạo phải thường xuyên cắm băt được các thông tin về thị trường, giá cả, sự biến động của các yếu tố đầu vào và đầu ra một các đầy đủ , chính xác kịp thời. Những số liệu của kế toán sẽ giúp cho lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong chỉ đaọ SXKD, đảm bảo nhịp độ sx với hiệu quả cao. Hơn nữa, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán NLVL nói riêng trong DN nếu thực hiện chính xác, đầy đủ và khoa học sẽ giúp cho công tác hạch toán, tính giấ thành sản phẩm được chính xác ngay từ đầu, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm sản xuất ra . Hạch toán NLVL,CCDC thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của mình thông qua các chức năng và nhiệm vụ vơ bản sau: Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thơì số lượng, chất lượng và trị giá thực tế của từng loại, từng thứ vật liệu, CCDC nhập xuất kho; vật liệu CCDC tiêu hao sử dụng cho sản xuất. Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán NLVL, CCDC, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập xuất. Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ, đúng phương pháp quy định giúp cho việc lãnh đạo cong tác kế toán trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế . Kiểm tra thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao NLVL, CCDC phát hiện và xử lý kịp thời NLVL, CCDC thừa và thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng NLVL, CCDC phi pháp, lãng phí . Tham gia kiểm kê, đánh giá lại NLVL, CCDC theo chế độ quy định của Nhà nước lập báo cáo kế toán về vật liệu, CCDC phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành, phân tích kinh tế. 1.3 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: Trong các DNSX, NLVL, CCDC gồm nhiều loại, nhiều thứ có tính năng lý hoá khác nhau, có công dụng và mục đích khác nhau, yêu cầu người quản lý phải biết từng loại, từng thứ NLVL, CCDC. Vì vậy, để quản lý và hạch toán NLVL, CCDC được thuận tiện cần phải phân loại NLVL, CCDC. Phân loại NLVL,CCDC là sắp xếp NLVL, CCDC thành từng loại, từng nhóm theo một tiêu thức nhất định. 1.3.1 Phân loại NLVL Tuỳ theo loại hình sản xuất của từng ngành, nội dung kinh tế, vai trò và công dụng của NLVL trong kế hoạch SXKD mà NLVL có sự phân chia khác nhau, song nhìn chung trong các doanh nghiệp sản xuất, NLVL được chia thành các loại như sau: Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất , NLVL được chia thành : Nguyên liệu vật liệu cính (bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài) : là những thư NLVL khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cẩu thành thực thể vật chất cảu sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy cơ khí ,xây dựng cơ bản; bông trong các DN kéo sợi, sợi trong DN dệt, vai rtrong các DN may; hạt giống ,phân bón ,cây con, con giống, thức ăn trong các doanh nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Bán thành phẩm mua ngoài là những chi tiết, bộ phận sản phẩm đơn vị khác sản xuất ra, DN mua về để lắp ráp hoặc gia công tạo ra sản phẩm. Ví dụ DN sản xuất xe đạp mua săm, lốp, xích…lắp ráp thành xe đạp. Vật liệu phụ: là những thứ vật liệu khi tham gia vào sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ như làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng cuả sản phẩm. Ví dụ: thuốc nhuộm, tẩy trong DN dệt, sơn vécni trong DN sản xuất xe đạp, DNsản xuất đồ gỗ; Thuốc trừ sâu ,thuốc thú y ,chất kích thích sự tăng trưởng trong DN trồng trọt và chăn nuôi hoặc để đảm bảo cho điều kiện lao động (giẻ lau, dầu mỡ, thuốc chống ẩm , rỉ) Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Về thực chất, nhiên liệu tham gia vào sản xuất cũng chỉ được coi là vật liệu phụ nhưng do tính chất lý, hoá và tác dụng của nó nên cần quản lý và hoạch toán riêng. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn như than, củi ;thể lỏng như xăng dầu;thể khí như hơi đốt. Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng máy móc mà DN mua về phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như vòng bi, vòng đệm, xăm lốp . Thiết bị XDCB và vật kết cấu: cả hai loại thiết bị này đều là cơ sở chủ yếu hình thành nên sản phẩm xây lắp nhưng chúng khác vơí vật liệu xây dựng nên được xếp vào loại riêng. Thiết bị XDCB :là thiết bị được sử dụng cho công việc XDCB (bao gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp ) như thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thiết bị truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi… Vật kết cấu: là những bộ phận của sản phẩm XDCB mà doanh nghiệp xây dựng tự sản xuất hoặc mua của DN khác để lắp vào công trình xây dựng như vật kết cấu bê tông đúc sẵn, vật kết cấu bằng kim loại đúc sẵn. Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu như vật liệu đặc trưng, các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, vật liệu thu nhặt được, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý TSCĐ Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể của từng DN mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm, từng thứ, từng quy cách. Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của DN được chia thành : Nguyên liệu ,vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất ,chế tạo sản phẩm . Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý DN. Căn cứ vào nguồn nhập, NLVL chia thành NLVL nhập kho do mua ngoài, tự gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, vật liệu thu nhặt. 1.3.2 Phân loại công cụ dụng cụ Cũng như NLVL, CCDC trong các DNSX khác nhau cũng có sự phân chia khác nhau song nhìn chung CCDC được chia thành các loại sau: Dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sx. Dụng cụ đồ nghề . Dụng cụ quản lý Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động Khuôn mẫu đúc các loại Lán trại tam thời Các loại bao bì dùng để đựng hàng hoá, vật liệu Trong công tác quản lý CCDC được chia làm 3 loại : Công cụ dụng cụ lao động Bao bì luân chuyển Đồ dùng cho thuê Ngoài ra, có thể phân chia thành CCDC đang dùng và CCDC trong kho. Tương tự như đối với NLVL, trong từng loại CCDC cần được phân loại chi tiết hơn thành từng nhóm, trong từng nhóm lại chia thành từng thứ tuỳ theo yêu cầu trình độ quản lý của DN. Việc phân định trên đây chỉ mang tính tương đối .Trên thực tế việc sắp xếp NLVL ,CCDC như trên là căn cứ vào công dụng chủ yếu của NLVL, CCDC ở từng đơn vị cụ thể vì có thể ở đơn vị này là vật liệu chính còn ở đơn vị khác lại là nguyên liệu phụ. Điều này không có ý nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quôc dân . Tuy nhiên sử dụng cách phân loại này lại có ý nghĩa to lớn đối với DN, giúp DN có thể theo dõi một cách chính xác thuận tiện từng loại, từng thứ NLVL, CCDC . Nhận biết được vai trò, vị trí của NLVL, CCDC trong quá trình sx để từ đó có cơ sở cho công tác tính giá thành sản phẩm, lao vụ và kế toán mở các TK cấp I, cấp II cho phù hợp. 1.3.3 Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ Để phục vụ công tác quản lý,hạch toán kế toán NLVL, CCDC phải thực hiện việc đánh giá NLVL, CCDC. Đánh giá NLVL, CCDC là dùng tiền để biểu thị giá trị của NLVL, CCDC theo nguyên tắc nhất định. Kế toán nhập, xuất, tồn kho NLVL, CCDC phải phản ánh theo giá trị thực tế. Tuy nhiên trong không ít DN để đơn giản và làm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán tình hình nhập, xuất NLVL và CCDC. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập, xuất NLVL, CCDC trên các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán theo giá thực tế. 1.3.3.1 Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá thực tế: Về nguyên tắc NLVL, CCDC phải ghi sổ theo giá thực tế và nhập bằng giá nào thì xuất ra theo giá đó . Giá thực tế của NLVL, CCDC là toàn bộ chi phí thực tế mà DN phải bỏ ra để cod được loại NLVL, CCDC đó. Giá thực tế bao gồm giá bản thân của NLVL, CCDC, chi phí thu mua, chi phí gia công, chi phí chế biến. Giá thực tế của NLVL, CCDC nhập kho: Tuỳ theo tưng nguồn nhập mà giá thực tế của NLVL, CCDC bao gồm các khoản chi phí khác nhau. Giá thực tế của NLVL, CCDC mua bao gồm : Chi phí trực tiếp khác liên quan đến thu mua Các khoản thuế không được khoán lại Chiết khấu thuơng mại giam rgiá hàng bán Giá mua Mua ngoài = - + + Chi phí mua bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ, sắp xếp, bảo quản, phân loại đóng gói, chi phí bảo hểm (nếu có) từ nơi mua về đến DN, tiền thuê kho, thuê bãi chỗ để NLVL, CCDC, tiền công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, hao hụt tự nhiên trong định mức của quá trình thu mua. Chú ý: Trường hợp NLVL, CCDC mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá mua ghi trên hoá đơn lá gía mua chưa có thuế GTGT. Trường hợp NLVL, CCDC mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT thì giá mua ghi trên hóa đơn là tổng giá thành toán bao gồm cả thuế GTGT. Giá thực tế của NLCL, CCDC thuê ngoài gia công, chế biến = giá trị NLVL, CCDC xuất kho + chi phí chế biến+chi phí khác có liên quan. Giá thực tế của NLVL, CCDC tự ché biến=giá trị NLVL, CCDC xuất kho + chi phí chế biến Giá thực tế của NLVL, CCDC nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giá . Giá thực tế cảu vật liệu thu nhặt được ,phế liệu thu hồi là giá trị thực tế ước tính có thể sử dụng được hoặc giá có thể bán được trên thị trường. Giá thực tế của NLVL, CCDC được tặng, thưởng, biểu :giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương. Giá thực tế của NLVL, CCDC xuất kho Do giá trị thực tế của từng lần nhập NLVL, CCDC không giống nhau nên khi tính giá thực tế của NLVL, CCDC xuất kho kế toán phải sử dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp đơn giá bình quân (Average cost) Theo phương pháp này giá thực tế NLVL, CCDC xuất dùng trong kỳ tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập) Giá thực tế NLVL, CCDC =Số lượng NLVL, CCDC x Đơn giá Xuất dùng xuất dùng bình quân Phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ (cuối kỳ) tuy đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới công tác ké toán nói chung. Trị giá thực tế NLVL, CCDC tồn kho đầu kỳ Số lượng NLVL, CCDC tồn kho đầu kỳ Trị giá thực tế NLVL, CCDC nhập kho trong kỳ Số lượng NLVL,CCDC nhập kho trong kỳ + + Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ (cuối kỳ) = Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập tức là sau mỗi lần nhập ta lại tính đơn giá bình quân, phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác vừa cập nhập nhưng nhược điểm là tốn nhiều công sức tính toán nhiều. Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập Trị giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập = Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ trước mặc dù tính toán đơn giản và kịp thời tình hình biến động NLVL, CCDC xuất dùng trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của NLVL, CCDC trong kỳ. Trị giá thực tế NLVL,CCDC tồn kho đầu kỳ(cuối kỳ trước) Số lượng NLVL,CCDC tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) Đơn giá bình quân cuối kỳ trước = Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà áp dụng phương pháp đơn giá bình quân phù hợp. Nếu DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ này hoặc đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Nếu DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể tính theo đơn giá bình quân cuối kỳ, đơn giá bình quân tại thời điểm xuất, đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp này dựa trên giả thiết NLVL, CCDC nhập trước được xuất hết xong mới xuất đến lần nhập sau. Giá thực tế của NLVL, CCDC xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập lần sau. Phương pháp này đảm bảo việc tính giá trị thực tế của NLVL,CCDC xuất dùng kịp thời, chính xác, công việc kế toán không bị dồn nhiều vào cuối tháng nhưng đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng đơn giá của từng lần nhập. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Phương pháp này dựa trên giả thiết NLVL, CCDC nhập kho sau cùng được xuất trước tiên. Giá thực tế NLVL, CCDC xuất kho đựơc tính hết theo giá nhập kho lần sau cùng, sau mới tính theo giá nhập lần trước đó. Phương pháp giá thực tế đích danh(Specific identification) Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại NLVL, CCDC có giá trị cao,các loại vật tư đặc trưng. NLVL, CCDC xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đúng đơn giá nhập của lô hàng đó để tính giá thực của NLVL, CCDC xuất kho. Giá thực tế NLVL, CCDC còn trong kho được căn cứ vào số lượng từng lô NLVL, CCDC hiện còn nhân với đơn giá nhập kho của chính từng lô NLVL, CCDC đó. Sử dụng phương pháp này sẽ tạo thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá NLVL, CCDC được chính xác, phản ánh được mối quan hệ cân đối giữa hiện vật và giá trị. Tuy nhiên, có có nhược điểm là phải theo dõi chi tiết giá NLVL, CCDC nhập kho theo từng lần nhập và giá NLVL, CCDC xuât không sát với giá thực tế của thị trường. 1.3.3.2 Đánh giá nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ theo giá hạch toán: Đánh giá NLVL, CCDC theo kì hạch toán thường được áp dụng đối với các DN có quy mô lớn, khối lượng chủng loại vật tư nhiều, tình hình nhập, xuất diễn ra thường xuyên. Nó sẽ đảm bảo cho việc theo dõi kịp thời NLVL, CCDC nhập , xuất dùng trong kỳ của DN. Còn nếu áp dụng phương pháp đánh giá NLVL, CCDC theo giá thực tế đối với DN trên thì việc xác định giá thực tế của NLVL, CCDC hàng ngày là rất khó, tốn nhiều chi phí công sức. Giá hạch toán là giá tạm tính hay giá kế hoạch được quy định thống nhất trong phạm vi DN và được sử dụng trong thời gian dài. Giá hạch toán được phản ánh trên các phiếu nhập, phiếu xuất và trong kế toán chi tiết NLVL, CCDC. Cuối tháng kế toán cần phải tính, điều chỉnh giá hạch toán ra giá thực tế. Để tính được giá thực tế của NLVL, CCDC xuất dùng, trước hết phải tính số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NLVL, CCDC (ký hiệu là H) theo từng loại, thứ : Giá thực tế NLVL,CCDC nhập kho trong kỳ. Giá hạch toán NLVL,CCDC nhập kho trong kỳ Gía thực tế NLVL,CCDC tồn kho đầu kỳ Giá hạch toán NLVL,CCDC tồn kho đầu kỳ + + H= Sau đó tính giá thực tế của NLVL, CCDC xuất dùng theo công thức sau : Giá hạch toán NLVL,CCDC xuất kho trong kỳ Giá thực tế VL,CCDC xuất trong kho kỳ H = * Mỗi phương pháp tính giá thực tế xuất kho NLVL, CCDC nêu trên đều có những ưu, nhược điểm và những điều kiện áp dụng phù hợp nhất định. Do vậy căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán để lựa chọn và đăng ký một trong các phương pháp tính giá cho phù hợp. Các chứng từ kế toán liên quan đến thủ tục nhập-xuất kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ Chứng từ sử dụng: Theo chế độ chứng từ kế toán ,ban hành theo QĐ số 1441/TC/QĐ/CKĐT ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng bộ Tài Chính thì các chứng từ kế toán về vật liệu, CCDC bao gồm: Phiếu nhập kho(mẫu 01-VT) Phiếu xuất kho(mẫu 02-VT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT) Biên bản kiểm kê vật tư ,sản phẩm hàng hoá (mẫu 08-VT) Hoá đơn kiểm kê phiếu xuất kho(mẫu 02-BH) Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà Nước, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng DN, có thể thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như : Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT) Biên bản kiểm nghiệm vật tư(mẫu 05-VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ(mẫu 07-VT) Đối với các chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập. DN phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh. Mọi chứng từ kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận cá nhân có liên quan. Sổ kế toán chi tiết NLVL,CCDC Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: Sổ (thẻ) kho. Sổ (thê) kế toán chi tiết NLVL,CCDC. Sổ đối chiếu luân chuyển Sổ số dư Sổ (thẻ) kho(mẫu 06-VT) được sử dụng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ NLVL, CCDC theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán và ghi các chỉ tiêu :Tên và nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu. Sau đó giao cho thủ kho để hạch toán nghiệp vụ ở kho, không phân biệt chi tiết NLVL, CCDC theo phương pháp nào. Các sổ (thẻ) ké toán chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật liệu được sử dụng để hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho NLVL, CCDC về mặt giá trị hoặc số lượng và giá trị tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong DN. Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên còn có thể mở thêm các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê luỹ kê tổng h ợp nhập-xuất –tồn NLVL, CCDC phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ: Hạch toán chi tiết là sự chi tiết hoá các thông tin tổng quát được hình thành bởi hạch toán tổng hợp nhằm thu thập thông tin rộng rãi hơn việc quản lý và sự kiểm tra các hoạt động kinh doanh. Sự chi tiết hoá theo hướng biểu thị các yếu tố thành các chỉ tiêu tổng quát ở các góc độ quản lý khác nhau. Mục tiêu chính của hạch toán chi tiết là thoả mãn thông tin cho nhu cầu quản lý. Trong quản lý NLVL, CCDC, việc hạch toán đã đáp ứng được yêu cầu của công việc quản lý đó là quản lý ,theo dõi chặt chẽ tình hình nhập- xuất-tồn kho của tưng loại NLVL, CCDC cả về mặt hiện vật và giá trị. Hạch toán chi tiết NLVL, CCDC được thực hiện chủ yếu ở kho và phòng kế toán của DN trên cơ sở hệ thống chứng từ kế toán về nhập, xuât kho NLVL, CCDC. Vì vậy giữa kho và phòng kế toán có sự liên hệ phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho và việc ghi chép vào sổ kế toán của kế toán. Hiện nay, trong các DNSX, tuỳ theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán mà hạch toán chi tiết NLVL, CCDC có thể được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau: Phương pháp thẻ song song Nguyên tắc hạch toán : ở kho : ghi chép về mặt số lượng(hiện vật) ở phòng kế toán :ghi chép cả số lượng và giá trị thứ tự NLVL,CCDC Trình tự ghi chép : ở kho : Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất ghi số lượng vật liệu, CCDC thực nhập, thực xuất vào thẻ kho.Thẻ kho được thủ kho sắp xếp trong hòm thẻ kho theo loại, nhóm vật liệu, CCDC để tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn ghi trên sổ (thẻ) kho với số tồn vật liệu, CCDC thực tế. Hàng ngày (định._. kỳ ) sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập . ở phòng kế toán: Mở sổ hoặc thẻ ghi tiết vật liệu, CCDC cho từng thứ vật liệu, CCDC (danh điểm VL, CCDC) cho đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày, hoặc định kỳ khi nhận chứng từ nhập, xuất kế toán phải kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền (hoàn chỉnh chứng từ) phân loại chứng từ sau đó ghi vào thẻ hoặc số chi tiết, cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu , CCDC. Mặt khác kế toán còn phải tổng hợp số liệu đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu, CCDC. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu, CCDC theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Bảng tổng hợp N-X-T Sổ thẻ chi tiết VL Chứng từ gốc Phiếu nhập Phiếu xuất Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 01 Ưu nhược điểm : Ưu điểm :Việc ghi sổ ,thẻ đơn giản ,rõ ràng ,dễ kiểm tra ,đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý. Nhược điểm: Ghi chép còn trung lặp giữa kho và phòng kế toán, khối lượng ghi chép quá lớn, nếu chủng loại vật tư nhiều việc nhập xuất thường xuyên, công việc kiểm tra không thường xuyên mà chủ yếu là vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý. Phạm vi áp dụng: phương pháp này áp dụng thích hợp trong các DN có ít chủng loại vật liệu, CCDC và khối lượng các nghiệp vụ (chứng từ nhập-xuất) ít, không thường xuyên và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán còn hạn chế. 1.5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Nguyên tắc : ở kho: ghi chép về mặt số lượng. ở phòng kế toán: Ghi chép vào sổ đối chiếu luân chuyển cả số lượng và giá trị . Trình tự ghi chép : ở kho: mở thẻ kho (sổ chi tiết )để theo dõi số lượng từng danh điểm vậtl liệu, CCDC (giống phương pháp thẻ song song) ở phòng kế toán : mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, phản ánh tổng số vật liệu, CCDC luân chuyển trong tháng (tổng số nhập,tổng số xuất trong tháng) và tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu ,CCDC theo chỉ tiêu số lượng và giá trị . Sổ đối chiếu luân chuyển mở dùng cho cả năm và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất của từng thứ vật liệu, CCDC. Mỗi thứ vật liệu, CCDC ở từng kho theo từng người chịu trách nhiệm vật chất được ghi vào một dòng trong sổ, cuối tháng đối chiếu số lượng vật liệu, CCDC trên sổ đối chiêu luân chuyển với thẻ kho và số tiền của từng loại với sổ kế toán tổng hợp. Sơ đồ phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Bảng kê xuất Sơ đồ chiếu luân chuyển Phiếu xuất Thẻ kho Phiếu nhập Bảng kê nhập Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 02 Ưu nhược điểm : Ưu điểm :Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán do ghi một lần vào cuối tháng Nhược điểm : Công việc ghi sổ kế toán vẫn còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng . Công việc kế toán dồn váo cuối tháng việc đối chiếu kiểm tra. Số liệu trong tháng giữa kho và phóng kế toán khôn g tiến hành trong tháng do kế toán không ghi sổ . Phạm vi áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho các DN có khối lượng nhập, xuất không nhiều, ít nhân viên kế toán chi tiết vật liệu do vậy không có điều kiện ghi chép kế tóan tình hình nhập, xuất hàng ngày . Phương pháp mức dư (sổ số dư) Nguyên tắc : ở kho : chỉ theo dõi về mặt số lượng ở phòng kế toán :chỉ theo dõi về mặt giá trị Trình tự ghi chép: ở kho:Hàng ngày hoặc định kỳ (3-5 ngày) sau khi ghi thẻ kho xong-thủ kho tập hợp chứng từ nhập, xuất phát sinh trong kỳ và phân loại theo nhóm theo nhóm quy định, căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập-chứng từ xuất ghi số lương, số hiệu chứng từng nhóm vật liệu, CCDC xong đính kèm theo phiếu nhập, phiếu xuất giao cho phòng kế toán. Cuối tháng căn cứ vào thẻ kho, thủ kho ghi số lượng vật liệu, CCDC tồn cuối tháng của từng thứ vật liệu, CCDC(danh điểm vật liệu) vào sổ số dư sau đó chuyển sổ cho phòng kế toán. Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng. ở phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập, xuất vật liệu, CCDC ở kho, kế toán kiểm tra việc phân loại chứng từ và ghi giá hạch toán, tính tiền cho từng chúng từ, tổng cộng số tiền của các chứn g từ, tổng cộng số tiền của các chứng từ của các chứng từ nhập, xuất theo từng nhóm vật liệu, CCDC, ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ , căn cứ vào sổ tiền ghi trên phiếu giao nhận chứng từ ghi vào bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất, sau đó căn cứ vào bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất để lập bảng tổng hợp nhập xuất-tồn, bảng này được mở cho từng kho. Khi nhận sổ số dư kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị vào sổ số dư, sau đó đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, bảng này được mở cho từng kho. Khi nhận sổ số dư kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị vào sổ số dư, sau đó đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn với số số dư. Sơ đồ phương pháp sổ số dư Bảng luỹ kế nhập Giấy giao nhận chứng từ nhập Phiếu nhập Sổ số dư Thẻ kho Bảng tổng hợp N-X-T Bảng luỹ kế xuất Giấy giao nhận chứng từ xuất Phiếu xuất Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu Ghi chú: Sơ đồ 03 Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày . Công việc kế toán tiến hành đều trong tháng . Thực hiện kiểm tra ,giám sát thường xuyên của kế toán với việc nhập, xuất vật liệu CCDC hàng ngày . Nhược điểm: Nếu có sai sót thì khó phát hiện, khó kiểm tra và đòi hỏi yêu cầu quản lý của thủ kho và kế toán phải khá nếu không sẽ dẫn đến sai sót. Phạm vi áp dụng: áp dụng phù hợp với các DN có khối lượng nghiệp vụ xuất nhập diễn ra thường xuyên,nhiều chủng loại vật liệu và đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật liệu dùng giá hạch toán hàng ngày tình hinh nhập, xuất, tồn .Yêu cầu về trình độ quản lý kế toán của DN tương đối cao. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, công cụ dụng cụ. Hạch toán kế toán tổng hợp NLVL, CCDC là công việc ghi chép sự biến động về mặt giá trị của NLVL, CCDC trên các sổ kế toán tổng hợp. Trong hệ thống kế toán hiện hành NLVL, CCDC là tài sản lưu động, thuộc nhóm hàng tồn kho của DN, việc mở rộng tài khoản tổng hợp ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị NLVL, CCDC tồn kho, giá trị NLVL, CCDC xuất dùng tuỳ thuộc vào DN kế toán NLVL, CCDC tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán NLVL,CCDC tồn kho theo phương pháp thường xuyên: là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập-xuất-tồn kho các loại NLVL, CCDC trên các tài khoản và các sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất. Như vậy, việc xác định giá trị NLVL, CCDC xuất dùng được căn cứ trực tiếp và các tài khoản và các sổ kế toán. Phương pháp này tuy khá phức tạp, mất nhiều thời gian và ghi chép nhiều sổ sách nhưng lại phản ánh chính xác giá trị NLVL, CCDC sau mỗi lần xuất, hơn nữa giá trị vật liệu tồn kho trên các tài khoản, sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Tồn cuối =Tồn đầu +Nhập-Xuất Kế toán NLVL, CCDC tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho NLVL, CCDC mà chỉ theo dõi, phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên TK kế toán tổng hợp. Không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị thực tế NLVL, CCDC tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối cùng để tính.[Xuất =tồn đầu +Nhập –tồn cuối(sau khi kiểm kê)] Chính vì vậy, trên TK tổng hợp không thể hiện rõ giá trị NLVL, CCDC xuất dùng cho từng đối tượng và các nhu cầu khác…gây khó khăn cho việc phân bố NLVL, CCDC vào khoản mục chi phí và tính giá thành. Kế toán tổng hợp nguyên liệu ,vật liệu ,công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thương xuyên. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán NLVL, CCDC kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 152- Nguyên liệu ,vật liệu”:Tài khoản này dùng theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng ,giảm của các NLVL theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán. Kết cấu như sau: Bên nợ-Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá nhập kho do tự chế biến, mua ngoài, thuê ngoài gia công chế biến hoặc từ các nguồn khác. -Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên có-Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất kho cho sản xuất, bán, góp liên doanh. -Trị giá thực tế của vật tư, hànghoá phát hiện thiếu khi kiểm kê -Trị giá thực tế vật tư, hàng hoá trả lại người bán, được giảm giá . Dư nợ-Phản ánh trị giá thực tế của vật tư, hàng hoá hiện còn ở kho cuối kỳ . TK152 có thể được mở thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại NLCVL,phù hợp với yêu cầu quản lý của DN,bao gồm: TK1521-Nguyên vật liệu chính. TK1522-Vật liệu phụ. TK1523-Nhiên liệu TK1524-Phụ tùng thay thế TK1525-Thiết bị xây dựng cơ bản. TK1528-Vật liệu khác. Tài khoản 153-“Công cụ, dụng cụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các loại CCDC hiện có trong DN. Kết cấu TK153 như sau: Bên nợ-Trị giá thực tế CCDC nhập kho: mua ngoài, nhận góp liên doanh, tự chế biến, thuê ngoài gia công chế biến và các nguồn khác. Trị giá thực tế CCDC,đồ dùng cho thuê nhập lại kho. Trị giá thực tế CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên có-Trị giá thực tế CCDC xuất kho sử dụng cho SXKD, cho thuê hoặc góp vốn liên doanh. Chiết khấu mua CCDC được hưởng . Trị giá CCDC trả lại cho người bán hoặc được bán giảm giá. Trị giá CCDC thiếu phát hiện trong kiểm kê Dư nợ-Trị giá thực tế của CCDC tồn kho. TK153 có ba tài khoản cấp 2: TK1531-Công cụ dụng cụ TK1532-Bao bì luân chuyển TK1533 -Đồ dùng cho thuê. Tài khoản 151-“Hàng mua đi đường”: Tài khoản dùng để phản ánh giá vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của DN nhưng đang đi trên đường ,bến cảng, bến bãi, hoặc đã về đến DN nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Kết cấu TK151 như sau: Bên nợ-Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi trên đường. Bên có-Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển. Dư nợ-Giá trị hàng hoá ,vật tư đã mua nhưng còn đang đi trên đường (chưa về nhập kho đơn vị). Ngoài ra TK trên kế toán còn sử dụng các Tk liên quan khác như TK111, TK112, TK133, TK331, TK141, TK1383, TK128, TK3381, T411, TK621, TK627, TK641, TK642. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến NLVL,CCDC. Kế toán tổng hợp các trường hợp nhập kho NLVL,CCDC. Mua ngoài : Hàng và hoá đơn cùng về Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK152,153-Giá hoá đơn chưa thuế. Nợ TK1331-Thuế VAT đầu vào . Có TK 111,112,141,331-Tổng giá thanh toán. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152,153 Tổng giá thanh toán Có TK111,112,141,331… bao gồm cả thuế VAT Hàng về chưa có hoá đơn: Kế toán sẽ lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ hàng về chưa có hoá đơn Cuối tháng hoá đơn về ,kế toán ghi sổ như trường hợp 1 Nợ TK152,153-Giá hoá đơn chưa thuế(phương pháp khấu trừ) Nợ TK 1331-Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có TK111,112,141,331-Tổng giá thanh toán. Cuối tháng hoá đơn chưa về kế toán sẽ ghi sổ theo giá tạm tính Nợ TK152,153 Giá tạm tính Có TK111,112,331 Tháng sau khi hoá đơn về ,căn cứ vào hoá đơn, kế toán ghi sổ như sau: Giá hoá đơn bằng giá tạm tính. Giá hoá đơn khác giá tạm tính. Cách 1-Dùng bút toán đỏ để xoá nghiệp vụ đã ghi theo giá tạm tính sau đó ghi tại định khoản theo giá hoá đơn bằng bút toán thường . Nợ TK152,153 Ghi bút toán đó theo giá tạm tính Có TK111,112… Nợ TK 152,153-Giá hóa đơn chưa thuế Ghi theo giá hoá đơn Nợ TK1331-Thuế VAT đầu vào (nếu có) Có Tk 111,112…Tổng giá thanh toán Cách 2 -Trường hợp số liệu ở hoá đơn lớn hơn số liệu tạm tính thì kế toán sẽ định khoản số chênh lệch bằng bút toán thường . Nợ TK 152,153-Phần chênh lệch Nợ TK 1331-Thuế VAT(nếu có) Có TK111,112…Tổng số. Trường hợp giá hoá đơn nhỏ hơn giá tạm tính thì kế toán định khoản số chênh lệch bằng bút toán đỏ Nợ TK 152,153-Phần chênh lệch(bút toán đỏ) Nợ TK 1331-Thuế VAT(nếu có) Có TK111,112…Tổng số. Cách 3-Dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán đã ghi sổ theo giá tạm tính sau đó ghi lại theo giá hoá đơn bằng bút toán thường. Nợ TK 111,112… Ghi bút toán đảo ngược Có TK152,153 theo giá tạm tính Nợ TK152,153-Giá hoá đơn chưa thuế (phương pháp khấu trừ) Nợ TK 1331-Thuế VAT(nếu có) Có TK 111,112,331…Tổng giá thanh toán. Hoá đơn về nhưng hàng chưa về (hàng mua đang đi trên đường) Xếp hoá đơn mua hàng vào tập hồ sơ hàng mua đang đi đường. Cuối tháng khi hàng về định khoản bình thường như trường hợp 1 Nợ TK152,153-Giá hoá đơn chưa thuế (phương pháp khấu trừ) Nợ TK 1331-Thuế VAT(nếu có) Có TK111,112…Tổng giá thanh toán. Cuối tháng hàng chưa về căn cứ vào hoá đơn ,kế toán ghi sổ : Nợ TK151-Hàng mua đang đi đường Nợ Tk 1331-Thuế VAT(nếu có) Ghi theo giá hóa đơn Có TK111,112..Tổng giá thanh toán Hàng thừa,thiếu so với hoá đơn . Hàgn thừa so với hoá đơn . Nhập kho toàn bộ số thừa Nợ TK152,153-Trị giá toàn bộ số hàng Nợ TK1331-Thuế VAT(nếu có)theo hoá đơn Có TK 111.112,141…Số tiền thanh toán theo hợp đồng Có TK338-Số thừa chờ xử lý . (3381-Không rõ nguyên nhân 3388-rõ nguyên nhân) Xử lý số hàng thừa Trả lại hàng thừa Nợ TK 338 Ghi giá t rị thừa Có TK152,153 Mua lại hàng thừa Nợ TK 338-Giá trị thừa Nợ TK 1331-Thuế VAT giá trị thừa Có TK 111,112…Tổng giá thanh toán Hàng thừa chưa rõ nguyên nhân hoặc không xác định được nguyên nhân thì đưa vào TK711-Thu nhập khác. NợTK338 Ghi giá trị thừa Có TK711 Chỉ nhập theo đúng hoá đơn Hàng thừa đưa vào TK002-Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ gia công hộ Nợ TK002 Khi trả lại thì ghi có TK002-Trị giá hàng thừa. Số hàng theo hoá đơn :Nợ Tk152,153-Giá mua chưa thuế(phương pháp khấu trừ) Nợ TK 1331:Thuế VAT(nếu có) Có TK 111,112-Tổng giá thanh toán Hàng mua về kém phẩm chất ,quy cách không đúng Nợ TK331,112,111,138…Tổng giá trị nhận lại Có TK 152,153-Giá trị thực tế của NLVL,CCDC kém phẩm chất không đúng quy cách. Có TK 1331-Thuế VAT đầu vào(nếu có) Nhập khẩu Nhập NLVL,CCDC dùng váo sản xuất kinh doanh hàng hoá ,dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phản ánh giá trị thực tế NLVL ,CCDC nhập khẩu Nợ TK152,153-Giá thực tế của NLVL,CCDC(tỉ giá thực tế) Có TK331,111,giá mua ,chi phí (tỉ giá hạch toán) Có TK3333-Thuế xuất nhập khẩu Có (nợ)TK413 chênh lệch tỉ giá Phản ánh thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ Có TK33312-thuế GTGT hàng nhập khẩu Nhập NLVL, CCDC phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, phúc lợi Nợ TK 152,153-giá thực tế của NLVL,CCDC Có TK111,112…Giá mua chưa thuế Có TK 3333Thuế xuất nhập khẩu Có TK 13312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nhập kho NLVL,CCDC do tự chế hoặc thêu ngoài gia công chế biến Nợ TK152,153-Giá thực té nhập kho Có Tk154-trị giá vật liệu thuê ngoài gia công hay tự sản xuát nhập kho Nhập kho do nhân góp liên doanh, cổ phần Nợ TK152,153 Giá do hội đồng liên doanh đánh giá Có TK411 Tăng NLVL, CCDC do thu hồi vốn góp liên doanh, góp cổ phần Nợ TK152,153 Có TK128,222 Tăng NLVL,CCDC do dùng không hết nhập lại kho ,phế liệu thu hồi Nợ TK152,153 Có TK621,627,641… Tăng NLVL,CCDC do đánh giá lại, giá đánh giá lớn hơn giá ghi sổ Nợ TK152,153 phần chênh lệch Có TK412 chênh lệch đánh giá lại tài sản Cac chi phí có liên quan đến mua NLVL,CCDC Nợ TK152,153 chi phí liên quan thu mua NLVL,CCDC Nợ TK1331 thuế VAT(nếu có) Có TK111,112…Tổng giá thanh toán. 1.6.1.2.2-Kế toán tổng hợp xuất kho NLVL,CCDC 1.6.1.2.2.1-Kế toán tổng hợp xuất kho NLVL Xuất kho vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: Tuỳ theo mục đích sử dụng cuối tháng căn cứ vào các chứng từ (phiếu xuất kho-bảng phân bố vật liệu), kế toán ghi. Nợ TK621-Dùng trực tiếp cho sx,chế tạo sp. Nợ tK 627-Dùng cho QLPX Nợ TK 641-Dùng cho bán hàng Nợ TK 642-Dùng cho QLDN Nợ TK 241-Dung cho XDCB Có TK 152-Trị giá vật liệu xuất dùng. Xuất kho vật liệu gia công chế biến Nợ TK154:Trị giá thực tế xuất kho Có TK152 Xuất kho vật liệu góp vốn liên doanh với đơn vị khác: Căn cứ vào vốn góp do Hội đồng liên doanh đánh giá và giá thực tế (giá trị ghi sổ kế toán)xác định số chênh lệch và ghi sổ theo định khoản: Nợ TK128,222:Trị giá vốn góp Có (nợ )TK412:Chênh lệch tăng,giảm Có TK152:Giá thực tế vật liệu. Đánh giá giảm NLVLtheo quyết định của cấp có thẩm quyền Nợ TK412 Chênh lệch Có TK152 Hàng thiếu so với hoá đơn Trong định mức Nợ TK 641,642 Giá trị NLVL,CCDC thiếu Có TK152,153 trong định mức Ngoài định mức Nợ TK152,153-Giá trị thực tế Nợ TK1331-Thuế VAT(nếu có) theo hoá đơn Nợ TK138-Giá trị thiếu . Có TK111,112…Tổng giá . Xử lý phần thiếu Khi người bán giao tiếp số hàng thiếu Nợ TK152,153 Trị giá số hàng thiếu Có TK138(1381,1388) Quy trách nhiệm Nợ TK1388,344 Trị giá số hàng thiếu Có TK1381 Không xác định được nguyên nhân Nợ TK811 Trị giá số hàng thiếu Có TK1381 Xuất NLVL đi bán Phản ánh trị giá vốn của NLVLxuất bán Nợ TK632 Trị giá vốn Có TK152 Phản ánh doanh thu Nợ TK111,112,131 Có TK711 Có TK3331(nếu có) Xuất NLVLđể biếu tặng Xuất NLVLbiếu tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ Phản ánh trị giá vốn của NLVL xuất biếu tặng Nợ TK632 Có TK152 Phản ánh doanh thu Nợ TK641,642… Có TK512-Doanh thu nội bộ 6.1.2.2.2-Kế toán tổng hợp xuất kho CCDC… Hạch toán giảm CCDC Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, thường là 1 kỳ thì toàn bộ các chi phí về CCDC sẽ được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại phân bố 100%) Nợ TK627,641,642… Có TK1531 Đối với những CCDC có giá trị tương đối lớn,sử dụng cho nhiều kỳ kinh doanh thì giá trị của CCDC được phân bố dần vào từng kỳ theo công thức sau: Mức phân bổ từng kỳ = Giá trị thực tế CCDC xuất dùng Số kỳ sử dụng (số lần phân bố) Nợ TK242 Giá trị thực tế của CCDC xuất dùng Có TK1531 Nợ TK641,642… Số phân bố từng kỳ Có TK242 Hạch toán giảm bao bì luân chuyên(BBLC) Xuất BBLC sử dụng Nợ TK1242 Có TK1532 Đầu kỳ xác định giá trị phân bổ để tính vào chi phí trong kỳ Nợ TK1562-Chi phí mau hàng Giá trị phân bổ từng kỳ Nợ TK6413-Chi phí bán hàng Có TK 1242 Khi thu hồiư Nợ TK1532 Giá trị còn lại Có TK1242 Trường hợp bao bì có tính tiền riêng khi xuất hàng hoá kèm theo bao bì thì giá trị của bao bì sẽ được phản ánh như sau: Nợ TK1388:Phải thu khác Có TK1532 Hạch toán giảm đồ dùng cho thuê(Đ DCT) Chuyển từ CCDC,BBLC thành Đ DCT Nợ TK1533 Có TK1531,1532 Khi xuất ĐDCT Nợ TK1242 Có TK1533 Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bố giá trị của Đ DCT để tính vào chi phí Nợ TK6273-Mức phân bổ theo kế hoạch (đơn vị chuyên cho thuê) Nợ TK811-Mức phân bổ (đơn vị không chuyên cho thuê) CóTK1242 Khi thu hồi Đ DCT Nợ TK1533 Giá trị còn lại Có TK1242 Số thu từ cho thuê Nợ TK111,112… Có TK511.711 Có TK3331 Sơ đồ hạch toán tổng quát NLVL,CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên TK111,112,141,131,331.. TK621 TK152,153 NLVL,CCDC nhận cấp phát Tặng thưởng,vốn góp LD.. TK627,641,642 Xuất vật liệu chế tạo sản phẩm Thuế GTGT được khấu trừ Phế liệu thu hồi hoặc bồi thường TK128,222 Xuất NLVL,CCDC nhỏ cho chi phí sx chung chi phí bán hàng, QLDN.. NLVL,CCDC tăng do mua ngoài Thừa phát hiện khi kiểm kê TK412 TK151 Giá trị CCDC Xuất dùng lớn Đánh giá tăng Nhận lại vốn góp liên doanh TK411 NLVL,CCDC mua từ tháng Trước về nhập kho Đánh giá tăng TK133 TK142,242 Phân bổ dần TK138,334,111, 1 52,153 TK128,222 Xuất vốn góp liên doanh Đánh giá giảm TK142 Đánh giá giảm TK3381,711 TK154 Xuất thuê ngoài gia công chế biến TK138,632 Sơ đồ 04 Thiếu phát hiện khi kiểm kê 1.6.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 1.6.2.1-Tài khoản sử dụng: Theo phương pháp này ,ké toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 611.”Mua hàng”(tiểu khoản 6111 –Mua nguyên liệu ,vật liệu):Dùng để theo dõi tình hình thu mua ,tăng giảm NLVL,CCDC …theo giá thực tế (bao gồm giá mua và chi phí thu mua) Kết cấu TK611 như sau: Bên nợ-Kết chuyển trị giá thực tế của vật tư ,hàng hoá tồn kho đầu kỳ từ TK152 sang Trị giá thực tế của vật tư ,hàng hóa nhập trong kỳ hoặc bị trả lại. Bên có-Kết chuyển giá trị thực tế của vật tư ,hàng hoá tồn kho cuối kỳ sang TK152 -Trị giá thực tế vật tư ,hàng hoá xuất dùng. -Trị giá thực tế vật tư ,hàng hoá tả lại người bán hoặc được giảm giá. Tài khoản 611 không có số dư và được mở thành hai TK câp 2 TK6111-Mua nguyên vật liệu TK 6112-Mua hàng hoá. Tài khoản 152-“Nguyên liệu vật liệu”:Dùng để phản ánh giá thực tế NLVL tồn kho , chi tiết theo từng loại. Kết cấu TK152 như sau: Bên nợ-kết chuyển giá trị thực tế của NLVL tồn kho cuối kỳ. Bên có-kết chuyển giá trị thực tế của NLVL tồn kho đầu kỳ. Dư nợ-Trị giá thực tế NLVL tồn kho . Tài khoản 153-“Công cụ dụng cụ”:sử dụng để theo dõi giá thực tế CCDC,bao bì luân chuyên tồn kho. Kết cấu tài khoản 153 như sau: Bên nợ-Kết chuyển giá trị thực tế của CCDCtồn kho cuối kỳ . Bên có-Kết chuyển giá trị thực tế của CCDC tông kho đầu kỳ. Dư nợ-Trị giá thực tế của CCDC tồn kho. Tài khoản 151-“Hàng mua đi đường “:Dùng để phản ánh trị giá số hàng mua (đã thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người bán ,chi tiết từng loại hàng ,từng người bán. Kết cấu TK151 như sau: Bên nợ –Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá ,vật tư đang đi trên đường cuối kỳ. Bên có-Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá ,vật tư đang đi trên đương đầu kỳ. Dư nợ-Giá trị hang hoá ,vật tư đã mua nhưng còn đang đi trên đường (chưa về nhập kho đơn vị) Ngoài ra, trong quá trình hạch toán ,kế toán còn sử dụng một số tái khoản khác có liên quan như tài khoản 133,33,111,112… Các tài khoản này có nội dung và kết cấu giống như phương pháp kê khai thường xuyên. 1.6.2.2-Kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến NLVL,CCDC 1.6.2.2.1-Kế toán tổng hợp nguyên liệu ,vật liệu: Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng đi đường và vật liệu cuối kỳ trước sang TK611 Nợ TK611 Có TK 152,151 Mua NLVL và các chi phí mua NLVL dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Trường hợp thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : Nợ TK611-Giá mua chưa thuế Nợ TK133-Thuế GTGT đầu vào. Có TK 111,112,331-Tổng giá thanh toán. Trường hợp thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp : Nợ TK611 Tổng giá thanh toán Có TK111,112,331 bao gồm cả thuế GTGT Nhập kho NLVL do các đơn vị khác góp vốn liên doanh ,biếu tặng –Thu hồi số đã mang đi góp liên doanh. Nợ TK611 Có TK 222,411 Trả lại người bán số NLVL mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc số giảm giá hàng đã mua. Trường hợp thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK111,112,138,331 Có TK 611 Có TK133 Trường hợp thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 111,112,141,331.. Có TK 611 Căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để kết chuyển sang các tài khoản tồn kho Nợ TK151,152 Có TK 611 Biên bản kiểm nhận xác định trị giá củaNLVL thiếu hụt ,mất mát . Nợ TK 138,334… Số thiếu hụt cá nhân phải bồi thường Nợ TK1381-Số thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân. Nợ TK642-Số thiếu hụt trong định mức Có TK611- Trị giá NLVLthiếu hụt Kết chuyển số vật liệu xuất dùng trong kỳ Nợ TK627,641…NLVL xuất dùng cho các bộ phận Nợ TK 632-Xuất bán Có TK 611-Giá trị xuất dùng. Phản ánh thuế nhập khẩu. Nợ TK 611 thuế nhập khẩu phải nộp Có TK 3333 Giá trị thực tế của NLVLdùng trong kỳ. Giá trị thực tế Giáthực tế Giá thực tế Giá thực tế Của vật liệu = của vật liệu +của vật liệu - của vật liệu Xuất dùng tồn đầu kì nhập trong kỳ tồn cuối kỳ Nợ TK 621 Có TK611 1.6.2.2.2 Kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ Đầu kì kết chuyển trị giá thực tế của CCDC đang đi đường hoặc tồn kho Nợ TK 611 Có TK151,153 Cuối kỳ kết chuyển trị giá thực tế của CCDC đang đi đường hoặc tồn kho Nợ TK151,153 Có TK 611 Trị giá thực tế của CCDC nhận góp liên doanh ,được cấp phát ,biếu tặng : Nợ TK611 Có TK 411 Chênh lệch đánh giá tăng CCDC Nợ TK 611 Có TK 412 Xuất CCDC Xuất dùng CCDC với giá trị nhỏ (loại phân bố 100%) Nợ TK 627,641,642… Có TK 611 Xuất dùng CCDC với giá trị lớn dùng cho nhiều kỳ Nợ 1421 Có TK611 Nợ TK627,641,642… Có TK 1421 Trị giá thực tế của CCDC mua ngoài nhập kho Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 611 Nợ TK 133 Có TK 111,112,311… Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 611 Có TK 111,112,331… Trị giá thực tế của CCDC đã mua nhưng kém phẩm chất ,không đúng quy cách ,mẫu mã hoặc số được giảm giá . Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 111,112,331… Có TK 611 Có TK 133 Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 111,112,331… Có TK 611 Sổ chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng Nợ TK 111,112,… Có TK 711. Sơ đồ hạch toán tổng quát NLVL,CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ Giá trị NLVL,CCDC tồn cuối kỳ Giá trị NLVL,CCDC tồn đầu kỳ chưa sử dụng TK151,152,153 TK611 TK151,152,153 TK111,112,331 TK111,112,331 Giá trị NLVL,CCDC mua vào trong kỳ Giảm giá được hưởng và giá trị hàng bản trả lại TK1331 TK711 Thuế VAT được khấu trừ Chiết khấu thanh toán TK138,334,811,632 TK411 Giá trị thiếu hụt ,mất mát Nhập vốn góp liên doanh ,cấp phát ,tặng thưởng TK412 Đánh giá tăng NLVL,CCDC Phân bố dần Giá trị CCDC xuất dùng lớn TK142,242 Giá trị NLVL,CCDC nhỏ xuất dùng TK672,641,642 sơ đồ 05 1.7 Tổ chức hệ thống sổ kế toán để hạch toán NLVL,CCDC trong doanh nghiệp Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà DN có thể áp dụng một trong bốn hình thức sổ kế toán và trong mỗi hình thức này có một hệ thống sổ sách riêng và trình tự hạch toán riêng. Để vận dụng có hiệu quả khi chọn một trong bốn hình thức thì DN cần phải dựa vào chức năng nhiệm vụ, yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động của DN cũng như trình độ kế toán để áp dụng sao cho phú hợp .Các hình thức sổ kế toán bao gồm: 1.7.1 Doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký chung. Đặc điểm :Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế, phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng với giữa các tài khoản ) rồi ghi vào sổ cái. Hệ thống sổ: Sổ kế toán chi tiết :sổ kế toán chi tiết NLVL,CCDC. Sổ kế toán tổng hợp :Sổ nhật ký chuyên dùng ,sổ cái các tài khoản 152,152,157… Trình tự ghi sổ : Sổ ,thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật kí đặc biệt Chứng từ gốc Sổ Nhật kí chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 06 Ghi chú: 1.7.2 Doanh nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ Đặc điểm : Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết các tài khoản liên quan và sổ cái. Hệ thống sổ : Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết NLVL,CCDC. Sổ kế toán tổng hợp :Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, CCDC, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái các TK152,153,151… Trình tự ghi sổ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ ,thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu CCDC Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 07 1.7.3 Doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký-Chứng từ Đặc điểm: Kết hợp việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi chép hệ thống giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết. Việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng . Hệ thống sổ: Số hiệu sổ Nội dung sổ NKCT Bảng kê I-Hạch toán vốn bằng tiền -Ghi có TK 111-“Tiền mặt” -Ghi nợ TK111-“Tiền mặt” -Ghi có TK112-“Tiền gửi ngân hàng” -Ghi Nợ TK 112-“Tiền gửi ngân hàng” Ghi có Tk 113-“Tiền đang chuyển” Ghi có TK311,315,341,342 II-Hạch toán thanh toán với người cung cấp và mua hàng Ghi có TK331-“Phải trả cho người bán “ Ghi có TK151-“Hàng mua đang đi trên đường” III-Hạch toán chi phí sản xuất ,kinh doanh. Ghi có cácTK142, 152 ,153 ,154 ,214 ,241 ,334, 335 ,338 ,611 ,621,622,627,631 Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (TK154,631,621,622,627) Bảng kê tập hợp chi phí bán hàng (TK641),chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) và chi phí đầu tư XDCB (TK241) Bảng kê chi phí trả trước (TK142) và chi phí phải trả (TK241) IV-Hạch toán hàng hoá ,thành phẩm ,doanh thu ,và kết quả ,thanh toán với khách hàng. Ghi có TK 155,156 ,157 ,159, 131, 511, 512, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 635, 811, 515, 911. Bảng kê nhập ,xuất ,tồn kho thành phần (TK155) ,hàng hoá (TK156) Bảng tính giá trị thực tế thành phần ,hàng hoá Bảng kê hàng gửi đi bán (TK157) Bảng kê thanh toán với người mua (TK131) V-Hạch toán tài sản cố định Ghi có các TK211,212,213 VI-Hạch toán các nghiệp vụ khác Ghi có các TK121, 128, 129, 136, 138, 139 , 141, 144, 161, 221, 222, 228, 229, 244, 333, 336, 344, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 431, 441, 451, 461 VII-Sổ cái Bảng số 01 Chương II Thực trạng kế toán nguyên liệu ,vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. 2.1Vài nét về công ty Thương Mại, Xây Dựng Bạch Đằng. 2.1.1-Lịch sử và quá trình phát triển của công ty. Công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng lá một Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc tổng công ty xây dựng Thương Mại, trực thuộc bộ Giao thông vận tải. Tiền thân của công ty là một phân xưởng gốm sứ thuộc xí nghiệp sản xất kinh doanh hàng xuất khẩu và xí nghiệp này thuộc công ty xuất nhập khẩu thiết bị giao thông vận tải I thuộc bộ giao thôn g vận tải. Phân xưởng này sản xuất với một quy mô nhỏ, chủ yếu làm nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho một số cán bộ công nhân dư thừa của Tổng Công Ty và mặt hàng sản xuất lúc bấy giờ là những mặt hàng gốm sứ và những chi tiết trang trí bằng nguyên liệu thạch cao. Đến tháng 2 năm 1996 theo quyết định số 989 của bộ giao thông vận tải thì ._.trước khi vật liệu chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Vì vậy việc tổ chức tốt khâu hạch toán để xác định chính xác giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Căn cứ vào các chứng từ xuất kho trong tháng, kế toán tiến hành phân loại chứng từ và xác định đối tượng sử dụng, xác định giá thực tế của NLVL, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân NLVL, CCDC nhập trong kỳ. Kế toán tổng hợp xuất kho NLVL Tại Công ty, NLVL được xuất dùng cho các phân xưởng và sử dụng trong các trường hợp là “chi phí bán hàng”và”xuất bán”. Ngoài ra, NLVL còn được xuất cho bộ phận nhỏ trên phòng để sản xuất hàng trang trí nội thất, xuất gia công chế biến. Trong trình tự hạch toán xuất NLVL tuỳ từng đối tượng, mục đích xuất dùng mà kế toán hạch toán vào TK tương ứng. VD-Theo phiếu xuất kho ngày 15 tháng06 năm2003, xuất xylen,P1,P4,6 cho PX đồ chơi Nợ TK621 3.018.800 Có TK152 - Theo phiếu xuất kho ngày 19 tháng 06 năm 2003 xuất nhựa tổng hợp cho phân xưởng đồ chơi: Nợ TK621 2.948.220 Có TK152 Riêng đối với phân xưởng gia công, hoạt động chính của phân xưởng này là gia công hàng đồ chơi cho công ty YEYE của Đài Loan. Khi hết hạn hợp đồng mà không có hợp đồng tiếp theo thì phân xưởng tổ chức sản xuất mặt hàng đồ chơi cho công ty. Đối với hoạt động sản xuất hàng gia công: Theo thoả thuận trong hợp đồng gia công phía công ty YEYE sẽ cung cấp toàn bộ NLVL cho sản xuất, phần NLVL này kế toán không hạch toán vào sổ kế toán của Công ty mà kế toán mở sổ theo dõi riêng về mặt số lượng nhập-xuất trên cơ sở định mức tiêu hao ghi trong hợp đồng. Còn công ty chịu về bao bì đóng gói cho nên phần giá trị xuất NLVL này sẽ được kế toán phản ánh ghi có TK152, ghi Nợ TK641 . Đối với hoạt động sản xuất đồ chơi cho công ty, NLVL xuất dùng cho phân xưởng vẫn được hạch toán bình thường vào TK621.641… Sổ sách phản ánh NLVL xuất kho Sổ xuất vật tư ghi có TK152 Chứng từ ghi sổ xuất kho NLVL Sổ cái TK152 Bảng kê xuất vật tư quý II/2003 Chứng từ Diễn giải Có TK152 Nợ các tài khoản TK154 TK621 TK632 TK641 TK642 Tháng 04 78.921.364 24.670.650 52.502.494 703.800 1.023.650 11.770 01 Xuất sản xuất hàng Đài Loan 47.500 47.500 03,04 Xuât vật tư sản xuất của PX đồ chơi 1.104.816 1.104816 08..10 Xuất vật tư cho PX đô chơi 643.135 643.135 11,12.14 Xuất sản xuất hàng Đài Loan 182.150 182.150 15,26,28..34 Xuất vật tư cho PX đồ chơi 39.665.315 39.665315 …… ……………… 43 Xuất bán vật tư cho khách hàng 703.800 703.800 Tháng 05 34.693.992 8.010.054 26.327.588 345.780 10.570 01,02 Xuất vật tư cho PX đồ chơi 3.065.026 3.065.026 … ……….. 27 Xuất vật tư cho ông Cường 8.010.054 8.010.054 28 Xuất cho phòng HC 10.570 Tháng 06 69.806.243 35.109.806 33.293.077 825.000 536.360 42.000 01,04,05 Xuất sản xuất hàng Đài Loan 105.701 105.701 02,06,07 Xuất vật tư cho PX đồ chơi 602.200 602.200 25,27,28,33 Xuất vật tư cho PX đồ chơi 22.052.267 22.052.267 32 Xuất bán cho KH 825.000 825.000 34 Xuất vật tư cho ông Cường 2.888.660 2.888.660 Cộng 183.412.569 67.790.510 112.123.129 1.528.800 1.905.790 Bảng số 27 Bảng số 02 Xuất NLVL dùng cho hoạt động sản xuất chính tại các phân xưởng Nợ TK621:112.123.129 (văn phòng :15.924.606 PX gia công:4.869.830 PX đồ chơi:91.328.693) Có TK152:112.123.129 Xuất NLVL dùng cho quản lý công ty Nợ TK642:64.340 Có TK152:64.340 Xuất NLVL dùng cho công tác bán hàng Nợ TK 641: 1.905.790 (PX gia công: 1.291.960 Triển lãm: 415.100 Công ty: 197.730) Có TK152: 1905.790 Phản ánh trị giá vốn NLVL xuất bán Nợ TK632: 1.874.580 Có TK152: 1.874.580 Phản ánh trị giá NLVL xuất kho gia công chế biến Nợ TK154: 67.790.510 Có TK152: 67.790.510 Căn cứ vào các chứng từ xuất kho, kế toán tiến hành hạch toán và ghi sổ chi tiết ghi cóTK152. Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà kế toán ghi vào cột có TK152 và Nợ TK tương ứng với nhiệm vụ phát sinh đó. Cuối mỗi tháng, quý kế toán ghi bút toán tập trung tháng, quý ghi Nợ các TK tương ứng (chi tiết cho từng đối tượng ) với ghi có TK152. Cuối quý kế toán tiến hành lập bảng kê tổng hợp xuất NLVLvà lập chứng từ ghi sổ xuất NLVL quý đó. Công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng Chứng từ ghi sổ Mẫu số 01SKT Ngày 01tháng07 năm2003 Số 12 Kèm theo …………………………….. chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 152 183.412.569 154 67.790.510 621 112.123.129 Xuất vật tư quý II/03 632 1.525.800 641 1.905.790 642 64.340 Cộng 183.412.569 Kế toán trưởng Người lập (Kí,họ tên) (Kí,họ tên) Bảng số 28 2.3.2.2.2-Kế toán tổng hợp xuất kho CCDC CCDC của công ty một phần được sử dụng cho sản xuất, còn lại phục vụ cho quản lý DN, bán hàng. CCDC phần lớn có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, thường là một kỳ cho nên toán bộ chi phí về CCDC được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại phân bổ 100%) VD-Theo phiếu xuất kho ngày 29 tháng 06 năm 2003 xuất băng dính giấy và máy dập ghim cho phong hành chính Nợ TK642 1.802.681 Có TK153 Sổ sách phản ánh CCDC xuất kho Sổ xuất vật tư ghi có TK153 Chứng từ ghi sổ xuất kho CCDC Sổ cái TK153 Căn cứ vào các chứng từ xuất kho, kế toán tiến hành hạch toán và ghi sổ chi tiết có TK153. Tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau ma kế toán ghi vào cột có TK153 và Nợ các TK tương ứng với nghiệp vụ phát sinh đó. Cuối mỗi tháng, quý kế toán ghi bút toán tập trung tháng, quý ghi Nợ các TK tương ứng (chi tiết cho từng đối tượng )v ới ghi có TK153. Cuối quý kế toán hành lập bảng kê tổng hợp xuất CCDC và lập chứng từ ghi sổ xuất CCDC quý đó. Bảng kê xuất CCDC quý II/2003 Chứng từ Diễn giải Có TK152 Nợ các tài khoản TK627 TK641 TK642 Tháng 04 21.980.327 9.622.550 547.500 11.810.227 01,02 Xuất CCDC cho PX đồ chơi 1.415.000 1.415.000 05,06,07 Xuất CCDC cho phòng HC 130.710 130.710 13,15,16 Xuất CCDC cho phòng KT 75.500 75.500 ……. ……………………. 25,27 Xuất CCDC cho bán hàng 547.500 547.500 Tháng 05 32.520.400 10.500.650 7.900.000 14.119.750 03,04 Xuất CCDC cho phòng HC 215.000 215.000 07,08,09 Xuất CCDC cho bán hàng 1.924.300 1.924.300 15,17 Xuất CCDC cho PX đồ chơi 2.537.401 2.537.401 ……… ………………….. 29,30 Xuất CCDC cho phòng HC 102.200 102.200 Tháng 06 49.240.727 25.347300 13.677.500 10.715.500 01,27 Xuất CCDC cho phòng HC 82.000 82.000 02,05,29 Xuất CCDC cho PX đồ chơi 2.305.471 2.305.472 04 Xuất CCDC cho bán hàng 100.000 100.000 03,28 Xuất CCDC cho phòng KT 520.000 520.000 06 Xuất CCDC cho triển lãm 80.000 80.000 … ………….. Cộng quý II 104.240.727 15.470.200 22.125.00 36.645.527 Bảng số 29 Xuất CCDC dùng cho sản xuất tại phân xưởng Nợ TK627: 45.470.200 (PX gia công: 15.101.750 PX đồ chơi: 30.368.450) Có TK153: 45.470.200 Xuất CCDC dùng cho quản lý công ty Nợ TK642: 22.125.000 Có TK153: 22.125.000 Xuất CCDC dùng cho công tác bán hàng Nợ TK641-36.645.527 (PX gia công:22.411.500 Triể lãm: 7.000.000 Công ty: 7.234.027) Có TK153 Công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng Chứng từ ghi sổ Mẫu số 01 SKT Ngày 01 tháng 07 năm 2003 Số 13 Kèm theo ………………………………… chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có 153 104.240.727 627 45.470.200 Xuất CCDC quý II/03 641 22.125.000 642 36.645.527 Cộng 104.240.727 Kế toán trưởng Người lập (kí,họ tên) (kí,họ tên) Bảng số 30 Các chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong chuyển đến kế toán trưởng kí duyệt và kèm theo các chứng từ gốc để kế toán trưởng ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó vào các sổ cái các TK (mỗi trang sổ được mở cho một TK) Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày ……………… 10 01/07/2003 244.189.000 11 01/07/2003 130.470.680 12 01/07/2003 183.412.569 13 01/07/2003 104.240.727 Cộng 662.312.976 Trang sổ cái TK152-Quý II/2003 Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số Ngày Số dư đầu kỳ 83.628.002 02 30/04 Chi tiết mặt vật tư tháng 04 111 27.370.103 03 31/05 Chi tiền mặt vật tư tháng 05 111 7.708.115 06 30/06 Chi tiền mặt vật tư tháng 06 111 27.669.660 08 30/06 Chi TGNH trả tiền vật tư 1121 83.335.000 10 30/06 Phải trả người bán tiền vật tư 331 96.444.792 11 30/06 Thuế nhập khẩu silicôn 3333 1.661.330 13 30/06 Xuất vật tư quý 2/03 154 67.7960.510 621 112.123.129 1.528.800 1.905.790 64.340 Phát sinh quý 2 244.189.000 183.412.569 Số dư cuối quý 2 144.404.433 Bảng số 31 Trang sổ cái tK153-quý Ii/2003 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số Ngày Số dư đầu kỳ 2.519.400 01 30/04 Chi tiền mặt CCDC tháng 04 111 11.525.000 02 31/05 Chi tiền mặt CCDC tháng 05 111 31.239.007 07 30/06 Chi tiền mặt CCDC tháng06 111 46.751.000 08 30/06 Chi TGNH trả tiền CCDC 1121 10.000.000 08 30/06 Phải trả người bán tiền CCDC 331 30.955.673 11 30/06 Xuất CCDC quý 2/03 627 45.470.200 641 22.125.000 642 30.645.527 Phát sinh quý 2 130.470.680 102.240.727 Số dư cuối quý 2 28.749.353 Bảng số 32 Chương III Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán vật liệu –công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. 3.1 Nhận xét và đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty. Với chủ chương cùng hoà nhập xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ,mặc dù những năm qua công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng đã gặp không ít khó khăn trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế. Nhưng nhờ sự năng động trong công tác quản lý và sự cố gắng phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, công ty đã đem lại những hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm của công ty có uy tín ngày càng lớn mạnh trên thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài ) Mặt khác Công ty thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, giải quyết được khối lượng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước . Để đạt kết quả trên phải kể đến trong công tác quản lý nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng đã không ngừng củng cố và hoàn thiện để thí chứng với sự phát triển của nến kinh tế thị trường. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công ty và phù hợp với chuyên môn của mỗi người. Nhìn chung các cán bộ kế toán tại công ty đều là những ngươig có kinh nghiệm, chuyên môn cao trong công tác kế toán, tiếp cận kịp thời với chế độ kế toán mới và vận dụng nó một cách linh hoạt. Họ luôn luôn hoàn thành tốt công việc mà cấp trên giao cho.Mặc dù số lượng nhân viên kế toán tại công ty là 7 người ,mỗi người đảm nhiệm một công việc khác nhau, song giữa họ vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để bộ máy kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thì mô hình kế toán tập trung là mô hình thực sự phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và mô hình hoạt động sản xuất của công ty. Để phù hợp với điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất, hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ và tổ chức hạch toán theo quyết định số 1411/QĐ-TC-CĐKT ngày 01/11/95.Khi áp dụng hình thức này có nhược điểm là khối lượng công việc ghi chép nhiều và thường cộng dồn vào cuối tháng và đầu tháng sau, luân chuyển chứng từ chậm vì đây là hình thức kế toán xây dựng trên nguyên tắc kết hợp ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ hệ thống kế toán chi tiết; giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Tuy nhiên, phương pháp này có sự kết hợp logic, chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp với quy mô sản xuất của công ty Hơn nữa nó rất dễ áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán,điều này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp. 3.2.Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán NLVL,CCDC của công ty Đối với một doanh nghiệp sản xuất như công ty một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Mà trong hoạt động sản xuất tại công ty chi phí NLVL, CCDC là yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm do vậy, tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC là vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm . Phân loại NLVL, CCDC: Từ đặc điểm về NLVL, CCDC ở công ty có số lượng và chủng loại khá đa dạng, tính chất và công dụng khác nhau được sử dụng cho nhiều mục đích cho nên muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác các vật liệu thì cần phải tiến hành phân loại NLVL, CCDC một cách khoa học và hợp lý hơn. Đánh giá NLVL, CCDC: Kế toán áp dụng phương pháp đánh giá NLVL, CCDC theo giá thực tế, phương pháp này đáp ứng một số yêu cầu trong công tác quản lý như phản ánh kịp thời sự biến động về số lượng NLVL, CCDC; biết được sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá hoá đơn từ đó có biện pháp quản lý giá, quản lý chi phí thu mua. Tuy nhiên phương pháp này kế toán phải mất nhiều thời gian ghi chép và tính toán. Công tác kế toán: Trong công tác hạch toán NLVL, CCDC tại công ty luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm theo dõi chặt chẽ và khoa học tình hình sử dụng NLVL, CCDC trong toàn công ty. Thủ tục nhập xuất kho NLVL, CCDC được tiến hành tương đối theo đúng quy định, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời cho hoạt động sản xuất trên cơ sở các chứng từ cần thiết. Mặc dù vậy trong thủ tục nhập kho công ty chưa có bộ phận kiểm tra làm chức năng kiểm tra về mặt chất lượng (chỉ tiêu kỹ thuật ) của NLVL, CCDC. Thực tế là chỉ có sự giám sát và kiểm tra chất lượng NLVL, CCDC của chính người chịu trách nhiệm mua NLVL, CCDC và thủ kho trước khi NLVL, CCDC được nhập kho nên không đảm bảo tính khách quan NLVL, CCDC có thể không phù hợp với thiết kế và yêu cầu sản xuất. Việc áp dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển trong hạch toán chi tiết tại công ty có ưu điểm là đơn giản, dễ làm công việc gọn nhẹ chỉ ghi một lần vào cuối tháng nên giảm bớt được khối lượng ghi chép của kế toán. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này gặp một số vướng mắc đó là: Do không lập bảng kê nhập, bảng kê xuất vật tư trong hạch toán chi tiết cho nên việc sắp xếp các chứng từ nhập xuất trong cả tháng để ghi sổ tổng hợp nhập xuất tồn sẽ mất nhiều thời gian, nếu có sai sót và nhầm lẫn thì khó phát hiện, việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và kế toán chỉ được tiến hành vào cuối tháng vì vậy hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán. Khi muốn biết được chỉ tiêu tồn kho NLVL, CCDC tại thời điểm nào đó trong tháng kế toán phải dựa vào thẻ kho. Hơn nữa việc lập báo cáo tồn kho chậm từ đó ảnh hưởng đến các thành phần kế toán có liên quan (kế toán chi phí tính giá thành, kế toán tổng hợp) Kế toán tổng hợp NLCL, CCDC được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên và hình thức chứng từ ghi số đã đáp ứng yêu cầu thường xuyên, liên tục tình hình biến động của NLVL, CCDC: trị giá NLVL, CCDC xuất dùng được phản ánh chính xác theo từng đối tượng ,từng mục đích sử dụng. Hơn nữa giá trị NLVL, CCDC tồn kho trênTK và sổ kế toán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán, tạo điều kiện cho yêu cầu quản lý, đảm bảo số liệu chính xác và có mối quan hệ logic. Cách thức hạch toán, hệ thống hạch toán ,hệ thống TK, sổ sách, mẫu biểu được sử dụng tuân thủ theo chế độ quy định. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất thì số lượng NLVL, CCDC cần thiết cho sản phẩm ngày càng lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều. Trong điều kiện đó ,công tác kế toán NLVL, CCDC làm bằng tay một cách thủ công sẽ không đạt hiệu quả cao, gây vất vả cho kế toán của công ty được tranh bị bốn máy tính COMPAQ dùng cho việc soạn thảo, kế toán tiêu thụ lương …Và lập báo cáo tài chính. Việc cài đặt chương trình kế toán máy đã được thực hiện ở tất cả công tác kế toán. Về sổ sách phản ánh: Nhìn chung trên sổ chi tiết ghi Nợ TK152, 153 không có gì thay đổi vẫn được phản ánh trị giá NLVL, CCDC nhập kho (chưa thuế GTGT) với TK đối ứng (ghi nợ TK152, 153;ghi có TK liên quan). Phần thuế GTGT đầu vào phải thanh toán với người bán được kế toán NLVL, CCDC theo dõi trên bảng kê tổng hợp thuế GTGT phải thanh toán với người bán (ghi Nợ TK133, ghi có tK 331) Từ đó kế toán lên chứng từ ghi sổ thuế GTGT phải trả người bán. Thuế khấu trừ được kế toán thanh toán theo dõi và lập bảng kê hoá đơn ,chứng từ của vật tư mua vào trong kỳ (theo mẫu số 03/GTGT); để theo dõi chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của từng lần mua, từng hoá đơn. Đồng thời hàng tháng kế toán lập tờ kê khai thuế GTGT trong tháng theo mẫu quy định (mẫu số 01/GTGT) để phản ánh thuế GTGT của sản phẩm bán ra (trong nước, xuất khẩu) thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT kỳ trước chuyển qua, thuế GTGT đã nộp trong tháng, thuế GTGT được hoàn trả trong tháng, thuế GTGT phải nộp trong tháng… 3.3-ý kiến đề xuất trong công tác kế toán NLVL,CCDC tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng . Trên cơ sở nhận xét đánh giá tình hình thực tế kế toán NLVL, CCDC tại công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng, nhận thấy về cơ bản công tác kế toán đã tuân thủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà Nước và Bộ tài chính, phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý về tài sản, nguồn vốn ….Kế toán công ty đã xác định được chính xác kết quả kinh doanh ở từng thời kỳ, thực hiện đúng và đủ ngân sách nhà nước. Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng, em nhận thấy công tác kế toán NLVL, CCDC ở Công ty hiện nay có một số vấn đề chưa thật hợp lý. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm khắc phục củng cố và hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC: Vấn đề phân loại và lập sổ danh điểm . Vấn đề kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho Kế toán chi tiết NLVL,CCDC Chi tiết TK 152 3.3.1-Vấn đề phân loại và lập sổ danh điểm Việc phân loại NLVL, CCDC có tính khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo cho việc quản lý và hạch toán NLVL, CCDC được chính xác. Từ thực tế cho thấy công ty cần hoàn thiện việc phân loại trên cơ sở sau: Tất cả vật liệu có công dụng, cùng vai trò được xếp vào một loại; Nguyên vật liệu chính, phụ, phụ tùng thay thế, công cụ lao động mỗi loại có sổ theo dõi riêng chi tiết trên sổ kế toán. Trong mỗi loại căn cứ vào tính chất lí hoá của NLVL, CCDC mà chia thành các nhóm và kí hiệu từng thứ vật liệu trong nhóm đó phù hợp .Đồng thời để phục vụ cho kí hiệu từng thứ NLVL, CCDC công ty cần thiết mở sổ danh điểm vật liệu để phục vụ cho nhu cầu quản lý của toàn công ty. Trong đó việc mã hoá NLVL, CCDC theo thứ tự trên sổ danh điểm là rất trọng. Sổ Danh Điểm NLVL,CCDC hiệu Tên ,nhãn hiệu ,quy cách vật liệu Đơn vị Đơn Ghi Nhóm Danh điểm tính Giá chú 1521 Nguyên vật liệu chính 101 152101 Các loại bột 1521011 Bột thạch anh 1521012 Bột thạch cao ………. 102 152102 Nhựa tổng hợp 103 152103 Các chất xúc tác 1521031 Axetôn 1521032 Oxit Titan ………… 1531 Công cụ dụng cụ 101 153101 CCDC dùng trong VP 1531011 Băng dính giấy 1531012 Máy dập ghim ………… 102 153102 CCDC dùng trong sx ………. Bảng số 33 Việc xây dựng hệ thống danh điểm và mã hoá NLVL, CCDC trên sổ danh điểm theo thứ tự các bậc vật liệu sẽ giúp cho việc quản lý, hạch toán NLVL, CCDC được tiện lợi, chính xác tạo điều kiện cho công việc vi tính hoá thành phần kế toán NLVL, CCDC. Nếu công việc này được thực hiện tốt chắc chắn sẽ giảm bớt được khối lượng công việc tính toán, việc xử lý và cung cấp thông tin được nhanh chóng, kịp thời . 3.3.2 Vấn đề kiểm tra chất lượng NLVL,CCDC trước khi nhập kho Có thể nói NLVL, CCDC được mua với chất lượng cao phù hợp với yêu cầu sản xuất sẽ có tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần tích cực vào việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên qua thực tế cho thấy hiện nay công ty chưa lập riêng một phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do vậy từ thực tế trên em nhận thấy công ty cần có một đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chất lượng của NLVL, CCDC cũng như của thành phẩm. Khi NLVL, CCDC về tới công ty sẽ được kiểm tra về chủng loại, các chỉ tiêu kĩ thuật của NLVL, CCDC phù hợp với yêu cầu của sản xuất trước khi nhập kho NLVL, CCDC. Sau đó kế toán căn cứ vào biên lai bán hàng của người bán và biên bản kiểm tra chất lượng và số lượng thực để nhập kho. Việc kiểm tra trước khi nhập kho này sẽ giúp giảm bớt được công việc mở sổ cái chính ở dưới kho đơn giản và tránh được tinh trạng vòng vèo trong thủ tục nhập kho đảm bảo cho tiến trình sản xuất. Hơn nữa nó sẽ đảm bao tính khách quan, NLVL, CCDC về nhập kho sẽ phù hợp với thiết kế và yêu cầu sản xuất củng cố và hoàn thiện hơn trong công tác quản lý NLVL, CCDC tại công ty. 3.3.3-Hạch toán chi tiết NLVL,CCDC Như đã trình bày ở trên việc áp dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển trong hạch toán chi tiết NLVL, CCDC đã gặp những khó khăn nhất định trong công tác kế toán NLVL, CCDC nói chung để phù hợp với thực tế của công tác kế toán cũng như trong công tác quản lý công ty và khắc phục những tình trạng trên theo em công ty nên áp dụng phương pháp này mặc dù mất nhiều công sức trong việc ghi chép nhưng phương pháp này dễ kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo độ tin cậy cao của số liệu kế toán và khả năng cung cấp thông tin nhanh cho công tác quản lý hàng tồn kho cũng như trong công tác khác có liên quan. Phương pháp này có thể được áp dụng vào thực tế tại công ty và được tiến hành như sau: Tại kho: Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập xuất NLVL, CCDC. Thủ kho sẽ phản ánh tình hình nhập xuất tồn về số lượng trên thẻ kho (mỗi thẻ kho được mở cho một loại NLVL, CCDC). Cuối ngày thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập xuất và tính ra số tồn về mặt lượng trên thẻ kho. Đến cuối tháng thủ kho sẽ tổng hợp nhập xuất tồn để đối chiếu với kế toán. Tại phòng kế toán: Định kỳ từ 3 đến 5 ngày kế toán xuống kho kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó kí xác nhận vào thẻ kho và nhận các chứng từ nhập xuất. Từ các chứng từ đó sẽ kiểm tra và hoàn chỉnh để ghi vào sổ (thẻ) chi tiết vật tư, mỗi chứng từ đó sẽ được ghi vào một dòng. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng danh điểm vật tư tương tự như thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất theo chỉ tiêu số lượng. NgoàI ra trên sổ còn theo dõi về mặt giá trị. Cuối tháng hoặc tại một thời điểm nào đó trong tháng kế toán đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với số liệu trên thẻ kho tương ứng nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu. Vào thời điểm cuối tháng kế toán tiến hành cộng sổ chi tiết vào số tổng hợp nhập-xuất-tồn Kế toán chi tiết được kháI quát bằng sơ đồ sau Sổ tổng hợp N-X-T Chứng từ nhập Sổ chi tiết NLVL,CCDC Thẻ kho Chứng từ xuất Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ số 14 Trong đó sổ chi tiết có kết cấu dưới dạng sau: Sổ chi tiết vật liệu -Danh điểm vật tư: Số thẻ -Tên vật tư -Nhãn hiệu quy cách -Đơn vị tính Ngày Số hiệu chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Ghi Tháng Nhập Xuất SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT chú Bảng số 34 3.3.4 –Chi tiết TK152 Hiện nay trong công tác hạch toán xuất NLVL, CCDC mặc dù việc xuất dùng NLVL, CCDC cho các đối tượng chưa được mã hoá bằng TK chi tiết nhưng trên sổ chi tiết xuât NLVL, CCDC đã phản ánh và theo dõi từng đối tượng được xuất dùng. Cho nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ NLVL,CCDC xuất dùng cho đối từng đối tượng vào thời điểm cuối kỳ. Nhưng do hiện nay số lượng CCDC của công ty nhiều nhưng chưa đa dạng về chủng loại nên chưa cần thiết mở TK cấp 2 cho TK153. Còn toàn bộ giá trị NLVL (vật liệu chính, vật liệu phụ, thiết bị XDCB, nhiên liệu) đều phản ánh chung trên TK152 mà không mở các điều khoản để theo dõi chi tiết tình hình biến động cho từng loại NLVL. Từ thực tế đó để hạch toán đúng đắn, theo dõi tình hình biến động cho từng loại NLVL và việc tập hợp chi phí vật liệu sản xuất được chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý kế toán nên mở chi tiết TK152 cho từng loại vật liệu. TK152 có thể được mở thành các TK cấp 2 như sau: TK1521: Nguyên vật liệu chính: Bột đá, nhựa tổng hợp, và các chất xúc tác . TK1522: Vật liệu phụ: Sơn các loại, dầu bóng PU, dầu bóng gallant. TK1523: Nhiên liệu: xăng, dầu. TK1524: Phụ tùng thay thế. TK1525 : Thiết bị xây dựng cơ bản TK1528: Các vật liệu khác Mặt khác, thực tế hiện nay vào sổ chi tiết (nhập, xuất)NLVL được kế toán tiến hành ghi vào cuối tháng. Như vậy công việc của kế toán sẽ bị dồn vào cuối tháng, khi có sai sót khó phát hiện, gây chậm chễ và ảnh hưởng đến các TK có liên quan. Cho nên theo em việc vào sổ chi tiết TK152 công ty nên tiến hành ghi hàng ngày hoặc định kỳ (5 đến 7 ngày) Sổ chi tiết TK152 có thể thay đổi như sau: Sổ chi tiết nhập NLVL Phiếu nhập số Ngày tháng Diễn giải Ghi nợ TK152 Ghi có các TK Các TK khác 1521 1522 1523 … 1528 111 112 … 311 Số hiệu Số tiền Bảng số 35 Sổ chi tiết xuất NLVL Phiếu xuất số Ngày tháng Diễn giải Ghi có TK152 Ghi nợ các TK Các TK khác 1521 1522 1523 … 1528 641 642 …. 621 Số hiệu Số tiền Sổ tổng hợp nhập xuất tồn được mở có kết cấu như cũ và có thêm cột danh điểm vật liệu. Bảng số 36 Kết luận Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty và được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Bích Nga cùng các cán bộ phòng tái chính kế toán của công ty, nhận thức được rõ mối quan hệ mật thiết giữa lí luận và thực tế trong hạch toán ké toán tại doanh nghiệp, sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của hạch toán kế toán nói chung và kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng, đó là một trong những công cụ quản lý sắc bén, có hiệu quả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp trong điều kiện hạch toán kinh tế độc lập như hiện nay. Thông qua đề tài báo cáo thực tập :”Kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng “ em muốn đề cập đến cơ sở lí luận của công tác quản lý và hạch toán vật liệu nói chung cũng như thực tế về công tác nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty nói riêng. Bên cạnh những mặt ưu điểm cần phát huy, công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được khắc phục và hoàn thiện . Từ những kiến thức mang tính chất lí luận học tập ở nhà trường và qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. Em mạnh dạn nêu ra một số quan điểm của mình hy vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty. Từ đó, mong muốn hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao. Vì thời gian thực tập, nghiên cứu cũng như khả năng kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc chắn bản báo cáo này không trành khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để bản báo cáo này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lí luận và thực tiễn . Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Lê Thị Bích Nga, các anh chị tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Hà nội ngày31 tháng 08 năm 2003 1.1 Lời nói đầu 1 Chương I 3 Lí luận chung về kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong điều kiện hiện nay 4 1.1 Khái niệm ,đặc điểm và vai trò của nguyên liệu ,vật liệu(NL,VL) và công cụ dụng cụ(CCDC) 4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: 4 1.1.2 Vai trò của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: 5 1.1.3 -Yêu cầu trong quản lý nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ. 6 1.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu vật liệu và cộng cụ dụng cụ. 8 1.3 Phân loại và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ: 8 1.3.1 Phân loại NLVL 9 1.3.2 Phân loại công cụ dụng cụ 11 1.3.3 Đánh giá nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 12 1.4 Các chứng từ kế toán liên quan đến thủ tục nhập-xuất kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ 17 1.4.1 Chứng từ sử dụng: 17 Mọi chứng từ kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép và tổng hợp số liệu kịp thời của các bộ phận cá nhân có liên quan. 18 1.5 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ: 18 1.5.1 Phương pháp thẻ song song 19 1.5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 21 1.5.2 Phương pháp mức dư (sổ số dư) 23 1.6 Kế toán tổng hợp nguyên liệu, công cụ dụng cụ. 25 1.6.1 Kế toán tổng hợp nguyên liệu ,vật liệu ,công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thương xuyên. 26 1.6.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu ,công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 39 1.7 Tổ chức hệ thống sổ kế toán để hạch toán NLVL,CCDC trong doanh nghiệp 46 1.7.1 Doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký chung. 46 1.7.2 Doanh nghiệp sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ 48 Sơ đồ 07 49 1.7.3 Doanh nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký-Chứng từ 49 Chương II 52 Thực trạng kế toán nguyên liệu ,vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. 52 2.1Vài nét về công ty Thương Mại, Xây Dựng Bạch Đằng. 52 2.1.1-Lịch sử và quá trình phát triển của công ty. 52 2.1.2-Chức năng và nhiệm vụ của công ty 54 2.1.3-Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận: 55 Sơ đồ 08 56 2.1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận 56 2.1.4-Đặc điểm tổ chức công tác kế toán . 57 Sơ đồ 09 58 2.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 62 2.2 Thực tế công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. 67 2.2.1 Đặc điểm và tình hình sử dụng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty. 67 2.2.2.Thủ tục nhập-xuất và kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. 72 2.3Kế toán tổng hợp nhập,xuất kho NLVL,CCDC 1 2.3.1 Tài khoản kế toán đơn vị thực tế sử dụng: 1 2.3.2 Kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 1 3.1 Diễn giải 8 Chương III 11 Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán vật liệu –công cụ dụng cụ tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng. 11 3.1 Nhận xét và đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty. 11 3.2.Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán NLVL,CCDC của công ty 12 3.3-ý kiến đề xuất trong công tác kế toán NLVL,CCDC tại công ty Thương Mại Xây Dựng Bạch Đằng . 15 3.3.1-Vấn đề phân loại và lập sổ danh điểm 15 3.3.2 Vấn đề kiểm tra chất lượng NLVL,CCDC trước khi nhập kho 17 3.3.3-Hạch toán chi tiết NLVL,CCDC 18 3.3.4 –Chi tiết TK152 1 Kết luận 1 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34451.doc
Tài liệu liên quan