Lời mở đầu
Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay, khái niệm "thương mại quốc tế " đã không còn xa lạ đối với bất cứ quốc gia nào. Đó là hoạt động kinh tế mang tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá, và là một hoạt động mang tính hai chiều chủ yếu bao gồm hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Thương mại quốc tế có vai trò thúc đẩy sản xuất trong một nước phát triển, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của quốc gia đó. Đặc biệt nó có thể cho phép một nước nghèo tài nguyên nhưng vẫn có
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty XNK thủ công mỹ nghệ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể tiêu dùng rất nhiền loại hàng hoá khác nhau, có xuất xứ từ rất nhiều nước khác nhau, và cũng có thể cung cấp cho một nước chậm phát triển về khoa hoc công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế.
Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn còn nằm trong nhóm các nước nghèo trên thế giới. Nền kinh tế chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu nên thương mại quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể tham gia trao đổi, mua bán với các quốc gia phát triển,thực hiện nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp công nghiêp hoá,hiện đại hoá đất nước, sớm bắt kịp các nước phát triển trên thế giới.
Vấn đề nhập khẩu hàng hoá được đặt ra đối với nước ta hiện nay mà cụ thể là đối với các doanh nghiệp trong đó chủ yếu các doanh nghiệp quốc doanh là phải nhập khẩu hàng hoá sao cho vừa nhập đúng các mặt hàng mang tính công nghệ cao, hiện đại mà thị trường trong nước đang cần chứ không phải nhập khẩu các hàng hoá với công nghệ đã quá cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu…Với các mặt hàng tiêu dùng thì khi hàng về có thể tiêu thụ được ngay, không bị ứ đọng, tồn kho, làm phát sinh chi phí bảo quản, cất trữ…lại vừa đảm bảo cán cân xuất nhập khẩu không bị mất cân đối. Đây là điều hết sức quan trọng. Làm tốt được điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu của mình. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn cần có những thông tin chính xác, trung thực về hoạt động nhập khẩu. Trong những thông tin đó, thông tin do bộ phận kế toán cung cấp được coi là những thông tin quan trọng, đầy đủ và hữu ích nhất. Hạch toán kế toán là công cụ quản lý hữu hiệu. Hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu sẽ là công cụ tốt để công ty kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện hạn ngạch nhập khẩu, tình hình thanh tóan và các hoạt động khác liên quan đến quá trình nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể đứng vững trên thị trường.
Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành 10 chuẩn mực kế toán mới, hơn nữa thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp có liên quan đến việc hạch toán kế toán. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán sao cho vừa đảm bảo thực hiện đúng chuẩn mực, chế độ kế toán mới, vừa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động.
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồng thời thực hiện nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước. Trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu của Công ty đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Bộ thương mại giao cho. Doanh thu từ việc bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu, góp phần tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nhiệm vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá được đặt ra hết sức quan trọng nhằm quản lý chặt chẽ ngay từ khâu đầu của hoạt động nhập khẩu của Công ty, đảm bảo phù hợp với chính sách nhập khẩu có chọn lọc của Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu và công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá đối với các doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, nên em đã chọn đề tài :
"Kế toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Hà Nội" cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thì khóa luận gồm có 3 chương chính:
Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
Chương II : Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
CHƯƠNG I
Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK)
I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế hiện nay .
I.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá
I.1.1. Khái niệm.
Hoạt động kinh doanh XNK là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông quốc tế, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động kinh doanh XNK chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia nhằm để tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá XNK, nhằm đáp ứng nhu câù sản xuất, tiêu dùng trong nước. Như vậy có thể hiểu hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ được quốc gia này mua của quốc gia khác.
Còn theo một số nhà kinh tế thì nhập khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế nhằm bù đắp những hàng hoá,vật tư, nguyên liệu trong nước không có hoặc sản xuất chưa đủ hoặc sản xuất kém hiệu quả (PTS Vũ Phạm Quyết Thắng - Kinh tế đối ngoại Việt Nam, nội dung, biện pháp, hiệu quả).
Hoạt động nhập khẩu của nước ta hiện nay thực chất là hoạt động của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài.
I.1.2. Đặc điểm
Hoạt động nhập khẩu bao gồm các đặc điểm chủ yếu sau:
(1). Thời gian lưu chuyển hàng hoá: Thời gian lưu chuyển của hàng hoá nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với lưu chuyển hàng hoá trong nội địa do phải thực hiên 2 giai đoạn mua hàng và bán hàng. Cụ thể là mua hàng hoá của nước ngoài bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, ta thường chỉ xác định khi hàng hoá nhập khẩu đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong 1 thương vụ ngoại thương .
(2). Hàng hoá kinh doanh: Hàng hoá kinh doanh nhập khẩu bao gồm nhiều loại nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng mà trong nước chưa có, chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và thị hiếu như hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng …
(3). Thời điểm giao nhận hàng và thời điểm thanh toán: thời điểm giao nhận hàng nhập khẩu và thời điểm thanh toán thường không trùng nhau mà có khoảng cách dài .
(4). Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán được sử dụng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu là phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng( Letter of credit-L/C). Ngoài ra, các phương thức khác cũng được sử dụng trong giao dịch thanh toán như phương thức chuyển tiền (remittance), phương thức ghi sổ hay mở tài khoản (Open account), hay phương thức nhờ thu (collection of payment)…
(5). Tập quán pháp luật : Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau. Do vậy, phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế
I.2.Vai trò hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu nó có thể cung cấp cho nền kinh tế những hàng hóa, những nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất…
Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhập khẩu đồng thời bổ sung những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa mọi tiềm năng của nền kinh tế.
Nhập khẩu tác động đến sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhờ đó mà có thể tăng năng suất, giảm giá thành và mang lại hệ số lợi nhuận cao.
Nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.
Mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn mức sản xuất trong nước.
Xoá bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp trong nước.
Là cầu nối giữa nền kinh tế thị trường nội địa với nền kinh tế thị trường quốc tế, góp phần phát huy lợi thế so sánh của đất nước.
Nhập khẩu làm tăng khả năng tiêu thụ, đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tăng cường sự chuyển giao công nghệ tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập khẩu, tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, thúc đẩy sản xuất trong nước.
I.3. Các hình thức nhập khẩu.
Có rất nhiều các hình thức nhập khẩu khác nhau như nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu hàng đổi hàng nhập khẩu tái xuất. Song lựa chọn hình thức nhập khẩu nào là do mỗi doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình để thu được những kết quả cao nhất.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các nhà nhập khẩu thường tiến hành chủ yếu theo hai hình thức là : nhâp khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
I.3.1 Nhập khẩu trực tiếp :
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, tính toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ đúng chính sách luật pháp quốc gia và luật quốc tế. Đối với hình thức này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng …và phải bỏ vốn để tổ chức kinh doanh nhập khẩu.
*Đặc điểm:
Chủ thể thực hiện hành vi mua bán trong hoạt động nhập khẩu có quốc tịch khác nhau và đối tượng mua bán cũng được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Thị trường nhập khẩu rộng lớn phức tạp, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là động tiền ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cưả khẩu.
Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Để nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp chịu mọi chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá, nộp thuế… Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng xem xét và cân nhắc trước khi tiến hành kinh doanh.
Độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu trực tiếp cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có thể đạt lợi nhuận cao hơn. Khi tiến hành nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp chỉ lập một hợp đồng với bên nước ngoài còn hợp đồng bán hàng trong nước sẽ được lập sau khi hàng về.
I.3.2 Nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động kinh doanh hình thành giữa một doanh nghiệp trong nuớc có vốn và ngoại tệ và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền hay cũng không có kinh nghiệm tham gia vào nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng theo yêu câù của bên uỷ thác và được nhận một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
*Đặc điểm:
Doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (bên nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có ), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng mua bán hàng hoá với bên nước ngoài, một hợp đồng với bên uỷ thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính kim ngạch nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không được tính doanh thu.
I.4. Các phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu:
Mọi khoản chi trả phát sinh giữa các chủ thề thanh toán của các nước được diễn ra thông qua một quy trình xử lý kỹ thuật các giấy tờ thanh toán, được gọi là phương thức thanh toán. Trong bất kỳ hợp đồng ngoại thương nào, các bên xuất nhập khẩu đều phải thoả thuận áp dụng một phương thức thanh toán cụ thể. Từ đó điều kiện về phương thức thanh toán sẽ điều chỉnh các quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên liên quan. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong hoạt động mua bán thương mại. Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương lại càng quan trọng và phức tạp hơn cả. Trong buôn bán người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đủ và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
Các phương thức thanh toán cơ bản thường dùng trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
a. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng( Letter of credit)
b. Phương thức chuyển tiền (remitance Transfers)
c. Phương thức ghi sổ (open account)
d. Phương thức nhờ thu (collection of payment )
*Phương thức nhờ thu phiếu trơn (clean collection)
*phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
a. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng( Letter of credit)
Phương thức tín dụng thư là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng - isuing bank) theo yêu cầu của một khách hàng (Người đề nghị mở thư tín dụng - applicant ) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng- beneficiary ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
*Quy trình thanh toán:
Ngân hàng mở L/C
Người nhập khẩu
Người xuất khẩu
Ngân hàng thông báo L/C
(6)
(5)
(4)
(6)
(5)
(3)
(8)
(7)
(1)
(2)
(1). Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng ( letter of credit) gửi tới ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.
(2). Căn cứ vào giấy xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C.
(3). Ngân hàng thông báo L/C.
Sau khi nhận được L/C chuyển đến ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết nội dung của L/C:
*Nếu L/C mở bằng thư thì ngân hàng thông báo chuyển bản gốc L/C cho người xuất khẩu.
*Nếu L/C mở bằng điện thì ngân hàng thông báo phải chuyển nguyên văn bức điện của mình về L/C về L/C đó cho người xuất khẩu.
(4). Giao hàng.
Sau khi nhận được L/C người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ những nội dung ghi trong L/C, đối chiếu với các thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương. Nếu thấy phù hợp và khớp đúng thì tiến hành giao hàng. ngược lại, nếu thấy chưa phù hợp, có nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung thì phải điện thông báo những nội dung đó đến tận người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu điện trả lời đồng ý thì những nội dung sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực thi hành.
(5). Yêu cầu thanh toán của người xuất khẩu:
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo xin thanh toán
(6). Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.
Nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu.Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuất khẩu.
(7). Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu.
(8). Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng. Nếu thâý không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.
Như vậy, phương thức tín dụng thư là một phương thức thanh toán rất chặt chẽ về mặt thủ tục. Trong phương thức này, ngân hàng không chỉ là một trung gian thanh toán mà còn là người có nghĩa vụ trả tiền nhà xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C với số tiền tối đa bằng số tiền của L/C nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C. Vì vậy đây là phương thức thanh toán đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho người xuất khẩu. Nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của người nhập khẩu do họ phải ký quỹ tại ngân hàng để mở L/C nên vốn của nhà nhập khẩu bị ứ đọng.
(b) Phương thức chuyển tiền( Remittance Transfers)
Là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Đó là phương thức mà người mua yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhập hàng cho người bán ở quốc gia khác theo phương thức và địa chỉ mà người mua yêu cầu. Phương thức thanh toán này thường gồm: Thanh toán bằng điện, bằng thư thông qua hệ thống ngân hàng của hai nước có người mua và người bán. Phương thức này có ưu điểm là thủ tục đơn giản, phí thanh toán thấp, được áp dụng cho thanh toán số tiền nhỏ.
(c) Phương thức ghi sổ( Open account)
Là phương thức thanh toán mà cả người mua và người bán cùng mở sổ ghi. Theo thoả thuận, định kỳ người mua sẽ thanh toán cho người bán vào tài khoản đã được mở của người bán. Theo phương thức này, người mua và người bán có quan hệ trực tiếp với nhau, không có sự tham gia của ngân hàng. Nó thích hợp với hình thức tiêu thụ hàng đổi hàng( Xuất khẩu hàng hoá đổi lấy hàng nhập khẩu).
(d) Phương thức nhờ thu( Collection of Payment)
Là phương thức thanh toán mà ngời bán sau khi giao hàng xong hoặc sau khi cung ứng một dịch vụ nào đó cho người mua, sẽ phát hành hối phiếu để đòi tiền người mua bằng cách uỷ thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.
- Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã giao hàng, phát hành hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ, còn các chứng từ về hàng hoá thì gửi trực tiếp cho người mua để nhận hàng.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ mua hàng với điều kiện người mua trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ đó để người mua nhận hàng.
II. ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu.
II.1. ý nghĩa
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh phức tạp từ khâu ký kết hợp đồng đến khâu thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Trong đó cụ thể bao gồm công việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa, công tác thanh toán. Nó liên quan đến nhiều yếu tố trong nước và ngoài nước mà các doanh nghiệp kinh doanh XNK khó có thể kiểm soát một cách chặt chẽ, toàn diện được. Do vậy, kế toán hoạt động nhập khẩu đóng vai trò là công cụ quản lý, phục vụ đắc lực cho quản trị nội bộ và điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa là việc ghi chép, theo dõi, phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh kể từ khi tiến hành mua hàng, trả tiền hàng, thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan cho đến khi hàng đã được vận chuyển về kho hoặc được xuất gửi bán trực tiếp. Việc tổ chức hợp lý công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu không chỉ đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ hoạt động nhập khẩu mà còn góp phần giúp cho toàn bộ hệ thống kế toán của cả doanh nghiệp vận hành một cách nhịp nhàng ăn khớp và đạt hiệu quả cao.
II.2. Nhiệm vụ
Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh khá phức tạp, thể hiện sự vận động của tiền hàng và tài sản thông qua nhiều công đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, kế toán đóng vai trò tích cực để quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động đó. Muốn phát huy được vai trò của mình thì kế toán cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chuẩn mực chế độ kế toán.
Tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong việc xác định giá trị hàng nhập khẩu, phản ánh đúng, trung thực, hợp lý.
Tổ chức ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các hơp đồng nhập khẩu và uỷ thác nhập khẩu.
Thực hiện đầy đủ những chế độ quy định về quản lý tài chính, tín dụng, những nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nhằm cung cấp các thông tin trung thực, làm cơ sở cho ban lãnh đạo ra quyết định hợp lý trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh.
III. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK.
* Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Trong thanh toán quốc tế, các đơn vị thường phải dùng một loại tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Do đó, trong hợp đồng đều có quy định điều khoản tiền tệ dùng để thanh toán và thường dùng là các ngoại tệ chuyển đổi tự do, đồng thời có sức mạnh, có vị trí tập quán sử dụng và được thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh doanh trên thế giới.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán kế toán là đồng Việt Nam. Do vậy để phản ánh đúng trị giá vật tư hàng hoá trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, đồng thời tạo thuận tiện cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán của kế toán thì Bộ tài chính có hướng dẫn chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam sử dụng trong hạch toán kế toán trong doanh nghiệp (theo thông tư số 77/1998/TT- Bộ tài chính), như sau :
Đối với những doanh nghiệp phát sinh ngoại tệ ít thì được ghi sổ theo tỷ giá thực tế( TGTT). Còn đối với các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ thì có thể dùng tỷ giá hạch toán( TGHT) để ghi sổ nhằm giảm nhẹ công việc ghi chép. Khi dùng TGHT để ghi sổ phải theo nguyên tắc sau:
Các tài khoản phản ánh về tiền như: TK 1112, 1122, 1132 phải ghi theo TGHT.
Các tài khoản phải thu như: TK 131, 136, 138, 331( dư Nợ) phải ghi theo TGHT.
Các tài khoản phải trả như: TK 331, 336, 338, 311, 341, 315, 342, 131( dư Có) phải ghi theo TGHT.
Đối với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, mua sắm vật tư, tài sản, hàng hoá. Các khoản doanh thu bán hàng, thu nhập các hoạt động khác và các khoản chi phí khác... thì phải ghi theo TGTT tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Khoản chênh lệch giữa TGTT và TGHT được hạch toán vào Tk 413( Chênh lệch tỷ giá).
Số ngoại tệ ghi sổ phải quy đổi ra Việt nam đồng, đồng thời phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ và được phản ánh vào TK007( Nguyên tệ), và trong đó đồng thời phải theo dõi riêng ngoại tệ tại quỹ tiền mặt và ngoại tệ gửi ở ngân hàng.
Cuối kỳ căn cứ vào TGTT để điều chỉnh số dư cuối kỳ của các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ theo TGTT trước khi lập báo cáo tài chính.
Cuối kỳ phải xử lý chênh lệch tỷ giá trong kỳ và cuối kỳ theo chế độ tài chính quy định. Cụ thể là:
Đối với số chênh lệch tỷ giá của ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì được tính vào chi phí tài chính( hạch toán trên TK 635) hay thu nhập của hoạt động tài chính( hạch toán trên TK 515) ( áp dụng theo chuẩn mực kế toán mới).
Đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ, kế toán không hạch toán vào TK 635, hay TK 515 mà để nguyên số dư khi lập báo cáo tài chính và đầu năm sau thì ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
* Đặc điểm về tính giá hàng hoá nhập khẩu :
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ta mua của nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa các thương nhân trong nước với nước ngoài. Hàng nhập khẩu thường nguyên đại, nguyên kiện, nguyên toa, nguyên tàu.
Hàng hoá nhập khẩu trong kinh doanh xuất nhập khẩu theo qui định được tính theo giá thực tế, tương tự như hàng hoá kinh doanh nội địa. Giá thực tế của hàng hoá mua vào tuỳ thuộc vào từng nguồn hàng khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào các phương pháp tính thuế VAT mà các doanh nghiệp áp dụng. Đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thì trong giá mua không bao gồm thuế VAT đầu vào; còn đối với doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp thuế trực tiếp, trong giá mua bao gồm cả thuế VAT đầu vào.
Cụ thể :
Giá thực tế hàng hoá nhập khẩu
=
Giá mua hàng hoá nhập khẩu(CIF)
+
Thuế nhập khẩu
+
CP thu mua hàng hoá nhập khẩu
-
Giảm giá hàng mua được hưởng
Giá mua hàng nhập khẩu
=
Trị giá ghi trên hợp đồng thương mại
x
Tỷ giá thực tế của ngoại tệ
Như vậy, giá thực tế hàng hoá bao gồm hai bộ phận: trị giá mua (kể cả thuế phải nộp ) và chi phí thu mua. Khi xuất kho, để tính giá thực tế của hàng hoá, kế toán phải tách riêng 2 bộ phận trên để tính toán. Đối với bộ phân trị giá mua, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá xuất kho giống như đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa( giá đơn vị bình quân, giá nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá hạch toán, giá trực tiếp lô hàng, mặt hàng…).Đối với chi phí thu mua do liên quan đến cả lượng hàng đã tiêu thụ trong kỳ và tồn kho cuối kỳ nên cần được tiến hành phân bổ cho cả hàng tiêu thụ và chưa tiêu thụ. Thông thường chi phí này sẽ được phân bổ theo doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
Theo quy định giá nhập kho của hàng nhập khẩu bao gồm giá mua, các khoản bảo hiểm, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển phải trả nước ngoài…trọn gói để có hàng phải hạch toán vào TK 156 (1561). Các chi phí phát sinh khác như vận chuyển hàng nhập kho, chi phí bốc dỡ hàng nhập kho phải hạch toán vào TK 156 (1562) ( nếu kiểm kê định kỳ thì hạch toán vào TK 6112 và chi tiết thành TK 61121 và TK 61122) .
Nếu hàng hoá nhập khẩu nhập theo điều kiện giá CIF thì đối với vận chuyển đường biển, thời điểm xác định hàng nhập khẩu tính từ ngày hải quan ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Còn đối với vận chuyển hàng không thì thời điểm xác định hàng hoá nhập khẩu cũng là ngày hải quan sân bay ký vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
III.1 Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
III.1.1 Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ sử dụng trong khâu nhập khẩu bao gồm cả nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác là:
+ Chứng từ về nhập khẩu hàng hoá:
Hợp đồng nhập khẩu (Hợp đồng ngoại )
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác (Nếu đơn vị kinh doanh tham gia hoạt động uỷ thác)
Tờ khai hải quan về xuất nhập khẩu.
Biên lai thu thuế.
Phiếu nhập kho và một số chứng từ liên quan khác.
+ Chứng từ trong thanh toán:
Hoá đơn thương mại (Invoice)
Hoá đơn GTGT.
Giấy chứng nhận phẩm chất.
Vận tải đơn (B/L)
Chứng từ bảo hiểm
Bảng kê đóng gói bao bì
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
Và một số chứng từ liên quan khác.
III.1.2 Tài khoản sử dụng .
Trên cơ sở các chứng từ đã hợp pháp, hợp lệ kế toán tiến hành tập hợp, phân loại và tổ chức luân chuyển chứng từ đến các bộ phận có liên quan một cách khoa học, hợp lý. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán thực hiện công việc hạch toán, phản ánh trên các toài khoản liên quan. Các tài khoản mà kế toán hoạt động nhập khẩu sử dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên là:
TK 151 - Hàng mua đang đi đường .
TK 156 - Hàng hoá
TK 331 -Phải trả người bán
TK 333-Tthuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 111-Tiền mặt
TK 112- Tiền gửi ngân hàng
TK 144 – Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
TK413 - Chênh lệch tỷ giá.
TK 138 -Phải thu khác.
TK131- Phải thu khách hàng.
TK511- Doanh thu.
TK 007 - Nguyên tệ.
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, các doanh nghiệp còn có thể mở thêm các tài khoản cấp 2,3..để theo dõi chi tiết nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
III.1.3. Trình tự hạch toán.
* Hạch toán nhập khẩu trực tiếp.
Khi chuyển tiền để ký quỹ mở L/C (khoảng từ 30% đế 100% trị giá lo hàng), kế toán ghi:
Nợ TK 144: số tiền ký quỹ mở L/C.
Có TK liên quan (1112, 1122…).
Khi hàng về tới địa điểm giao nhận theo hợp đồng, căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng có liên quan và các chứng từ để hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán ghi các bút toán sau:
+BT1 Phản ánh giá mua thực tế của hàng nhập khẩu (CIF)
Nợ TK 156: trị giá mua thực tế của hàng NK tính theo TGTT đã kiểm nhận, nhập kho.
Nợ TK 157: Trị giá mua thực tế của hàng NK đã kiểm nhận được chuyển đi gửi bán không qua kho.
Nợ TK151: Trị giá mua thực tế của hàng NK đang đi đường cuối kỳ.
Nợ ( hoặc có ) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá.
Có TK 331, 1112, 1122, 144…: Giá mua vào theo TGHT.
+ BT2) Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp theo thông báo:
Nợ TK (1561, 157, 151, 632 ): Tính vào trị giá mua của hàng NK
Có TK 333 (3333 - thuế nhập khẩu )
Thuế nhập khẩu phải nộp
=
Số lượng hàng hoá phải nhập
x
Đơn giá tính thuế nhập khẩu(CIF)
x
Thuế xuất thuế nhập khẩu
+ BT3). Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK133 (1331).
Có TK 3331 (33312).
Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế này sẽ được tính vào trị giá mua của hàng nhập khẩu.
Nợ TK liên quan (1561, 157, 151, 632 ): Tính vào trị giá mua của hàng nhập khẩu.
Có TK 3331 (33312 ).
Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế GTGT của hàng NK phải nộp
=
Giá nhập khẩu hàng hoá
+
Thuế nhập khẩu phải nộp
x
Thuế suất thuế GTGT
Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu:
Nợ TK 333 (3333- thuế NK, 33312): số thuế NK và thuế GTGT đã nộp.
Có TK 111, 112.
Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài các bút toán phản ánh trị giá hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán phải xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và ghi tăng trị giá hàng mua.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu phải nộp được tính như sau:
Thuế TTĐB của hàng NK phải nộp
=
Giá NK hàng hoá (CIF)
+
Thuế NK phải nộp
X
Thuế suất thuế TTĐB của hàng NK
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh bằng bút toán:
Nợ TK liên quan (151, 1561, 157, 632…)
Có TK 333 (3332): thuế TTĐB phải nộp.
Các chi phí thu mua phát sinh liên quan đến quá trình nhập khẩu hàng hoá được tính vào trị giá hàng mua và hạch toán riêng trên TK 1562, đến cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ và số hàng tồn kho chưa tiêu thụ cuối kỳ. Tiêu chuẩn phân bổ có thể theo số lượng mua hàng nhập khẩu. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng NK bán ra trong kỳ
=
Số dư Nợ đầu kỳ
(TK 1562)
+
Số PS Nợ trong kỳ (TK 1562)
x
Số lượng hàng NK bán ra trong kỳ
Số lượng hàng._. NK tồn đầu kỳ
+
Số lượng hàng NK tăng thêm trong kỳ
Kế toán phản ánh nghiệp vụ này như sau:
Nợ TK 156(1562)
Có TK 331, 111, 112...
Cuối kỳ, số phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 156(1562)
Ngoài ra, các trường hợp mua hàng của các nước tham gia triển lãm hội chợ tại nước ta; mua hàng tại các khu chế xuất ( phần chia thu nhập của các bên đối tác không mang về nước, bán tại thị trường Việt Nam, thu ngoại tệ ) cũng được coi là nhập khẩu trực tiếp và hạch toán tương tự như trên.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ thì đều phải theo dõi sự tăng giảm của ngoại tệ trên tài khoản ngoài bảng cân đối. Kế toán ghi: Nợ( hoặc Có) TK 007( Nguyên tệ)
Sơ đồ 1: Kế toán NK trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên
331, 1112, 1112
Thuế nhập khẩu phải nộp
3332, 3333
151
Hàng đi đường kỳ trước,
Kỳ này đã về nhập kho
1561
111, 112
1562
33312
1331
Thuế VAT
liên quan đến hàng nhập khẩu
Các chi phí phát sinh trong nước
632
157
144
413
của hàng NK
Rút tiền gửi ký quỹ
Tiền ký quỹ để
T. Toán
TGTT<TGHT
TGTT >TGHT
Hàng về mang gửi bán
Hàng NK tiêu thụ T. Kỳ
Nộp thuế
* Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác:
Những quy định chung:
Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Bên nhận uỷ thác nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác hàng hoá, chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, hoá đơn thương mại ( Invoice) do người bán (nước ngoài) xuất, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và biên lai thuế GTGT (ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác ) trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác gồm giá mua ( theo hoá đơn thương mại ), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT của hàng nhập khẩu ( theo thông báo của cơ quan hải quan ) hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.
Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu khi xuất trả hàng nhận uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, bên nhận uỷ thác mới lập hoá đơn GTGT giao cho bên uỷ thác.
Điều kiện ràng buộc:
Đối với công ty nhận NKUT phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để nhập hàng và được hưởng hoa hồng UTNK. Phối hợp với bên nhờ uỷ thác để tiến hành kiện tụng, khiếu nại( nếu có).
Đối với công ty nhờ uỷ thác nhập khẩu phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí để được nhập hàng, phối hợp với bên nhận uỷ thác nhập khẩu để cùng kiện tụng, khiếu nại( nếu có).
1- Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại bên nhận NKUT
Trong quan hệ cung cấp dịch vụ, bên nhận uỷ thác nhập khẩu đóng vai trò là người bán. Vì thế kế toán bên nhận uỷ thác lại sử dụng tài khoản 131( chi tiết từng đơn vị giao uỷ thác ) để theo dõi tình hình thanh toán với bên giao uỷ thác nhập khẩu về tiền hàng, về hoa hồng, về các khoản chi hộ…Cần chú ý rằng , vì chỉ sử dụng một tài khoản (131) để theo dõi tất cả các khoản thanh toán với bên giao uỷ thác nên khi hạch toán phải mở chi tiết theo số nợ bằng nội tệ riêng, bằng ngoại tệ riêng. Cuối kỳ, khi thanh toán bù trừ ( nếu có ) phải ghi bút toán kết chuyển chi tiết giữa chúng .
Khi nhận tiền của bên giao uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh số tiền đã nhận theo tỷ giá hạch toán:
Nợ TK liên quan ( 1112,1122…).
Có TK 131 ( chi tiết đơn vị giao uỷ thác).
Đồng thời ghi số nguyên tệ theo từng loại đã nhận: Nợ TK 007.
Khi bên nhận uỷ thác nhập khẩu chuyển tiền ký quỹ để mở L/C:
Nợ TK 144: Số tiền ký quỹ theo tỷ giá hạch toán .
Có TK liên quan ( 1112, 1122...).
Đồng thời, ghi giảm số nguyên tệ chuyển đi ký quỹ : Có TK 007.
Khi kiểm nhận hàng hoá đã nhập khẩu hoàn thành, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau:
Ghi nhận giá mua hàng nhập khẩu theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 151, 1561, 157
Nợ TK 131 ( Chi tiết đơn vị giao UT)
Nợ( Có) TK 413
Có TK 331, 1112, 1122, 311… Giá mua hàng NK
Phản ánh số thuế NK, thuế GTGT hay thuế TTĐB( nếu có) phải nộp hộ cho đơn vị UTNK: Nợ TK 1561, 157, 151, 131
Có TK 333( 33312, 3332, 3333)
Khi nộp thuế : Nợ TK 333 ( 33312, 3332, 3333)
Có TK 111, 112, 311,…
Trường hợp đơn vị UTNK tự tiến hành nộp các khoản thuế liên quan đến hàng NK: Nợ TK 333
Có TK 131( Chi tiết đơn vị giao uỷ thác)
Khi bàn giao hàng hoá, căn cứ vào bộ chứng từ có liên quan kế toán ghi nhận tổng giá thanh toán của hàng đã bàn giao:
Nợ TK 131(Chi tiét đơn vị giao uỷ thác)
Có TK 151, 1561, 157
Phản ánh hoa hồng UTNK được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131 Tổng HH được hưởng cả thuế
Có TK 511 Hoa hồng uỷ thác
Có TK 33311 Thuế tính trên hoa hồng UT
Trong thực tế, để tránh tình trạng một tài khoản đồng thời ghi chép các khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng tiền Việt nam như trên, kế toán có thể sử dụng thêm các TK 1388, 3388( chi tiết bên giao uỷ thác ) để phản ánh các khoản tiền nhận trước của bên giao uỷ thác cũng như các khoản chi hộ, nộp hộ cho bên giao uỷ thác.
2- Hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác
Trong quan hệ với bên nhận uỷ thác, bên uỷ thác nhập khẩu là người sử dụng dịch vụ uỷ thác. Vì thế, để theo dõi tình hình thanh toán với đơn vị nhận uỷ thác về số tiền đã ứng trước để nhập khẩu, số tiền đã chuyển để nộp thuế và các khoản chi tiêu khác, kế toán sử dụng TK 331, mở chi tiết theo từng đơn vị nhận uỷ thác. Cũng như tại bên nhận uỷ thác nhập khẩu, do bên uỷ thác nhập khẩu chỉ sử dụng TK(331) để theo dõi tất cả các khoản thanh toán với bên nhận uỷ thác nên khi hạch toán phải mở chi tiết theo số nợ bằng nội tệ riêng, bằng ngoại tệ riêng. Cuối kỳ, khi thanh toán bù trừ (nếu có) phải ghi bút toán kết chuyển chi tiết giữa chúng.
Cách thức hạch toán cụ thể như sau:
Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác để nhập khẩu hàng hoá:
Nợ TK 331( chi tiết đơn vị nhận uỷ thác).
Có TK liên quan ( 1112, 1122, 311…) Số tiền chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác tính theo tỷ giá hạch toán .
Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ chuyển giao : Có TK 007.
Khi đơn vị nhận uỷ thác hoàn thành việc nhập khẩu, căn cứ vào lượng hàng mà bên nhận uỷ thác nhập khẩu đã chuyển giao và hoá đơn GTGT, kế toán ghi bút toán phản ánh tổng giá thanh toán của hàng nhập khẩu uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu :
Nợ TK liên quan( 151, 1561, 157, 632 ) Giá mua của hàng NK uỷ thác theo TGTT( cả thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt - nếu có).
Nợ TK 133 ( 1331 ): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu .
Nợ (Có)TK 413 : Phần chênh lệch tỷ giá ngoại tệ .
Có TK 331(CT đơn vị nhận uỷ thác):Tổng giá thanh toán hàng NK.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác nhập khẩu, phải trả theo hợp đồng đã ký, ghi :
Nợ TK 156 ( 1562): số hoa hồng uỷ thác NK (chưa kể thuế GTGT).
Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT tính trên hoa hồng NK.
Có TK 331 ( chi tiết đơn vị nhận uỷ thác).
Trường hợp bên nhận uỷ thác làm thủ tục kê khai thuế nhưng bên giao uỷ thác tự nộp thuế vào ngân sách thì số thuế nộp ghi:
Nợ TK 331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác).
Có TK liên quan ( 111, 112, 311…).
Đối với các khoản được bên nhận uỷ thác chi hộ (chi giám định, bốc xếp, vận chuyển, bàn giao…),nếu trong hợp đồng quy định bên uỷ thác nhập khẩu chịu, số được chi hộ phải trả cho bên nhận uỷ thác ghi:
Nợ TK 156 (1562): số thực chi (không thuế GTGT).
Nợ TK 133(1331): số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331(chi tiết đơn vị nhận uỷ thác).
Khi thanh toán tiền hàng còn lại và các khoản thuế, hoa hồng uỷ thác và các khoản được chi hộ cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu, ghi:
Nợ TK331 (chi tiết đơn vị nhận uỷ thác).
Có TK liên quan (111, 112, 311…).
Trong thực tế, để tránh tình trạng một tài khoản đồng thời ghi chép các khoản thanh toán bằng ngoại tệ và các khoản thanh toán bằng tiền Việt Nam như trên, kế toán có thể sử dụng thêm các tài khoản 1388, 3388 (chi tiết bên nhận uỷ thác) để phản ánh các khoản tiền chuyển trước cho bên nhận uỷ thác cũng như các khoản được bên nhận uỷ thác chi hộ, nộp hộ.
Sơ đồ 2 : Kế toán N.vụ NK tại đơn vị nhận UT theo phương pháp KKTX
131
Nhận tiền UT
để NK
111, 112
331
144
Ký quỹ mở L/C
413
TGHT>TGTT
TGHT <TGTT
K/c L/C
511
Hoa hồng UT
33311
Dùng tiền thanh toán
131
333
Nộp hộ thuế
Thuế
phải nộp
156
Giao trả hàng cho đơn vị giao UT
với người XK
Thuế phải nộp
Sơ đồ 3: Kế toán nghiệp vụ NK tại đơn vị UT theo phương pháp KKTX
111, 112
331
151, 152, 156
133
Trị giá hàng nhập khẩu
413
TGHT>TGTT
TGHT<TGTT
Chuyển tiền cho bên nhận UT
để NK và nộp hộ thuế
Thuế đầu vào
khấu trừ
III.1.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay có bốn hình thức tổ chức sổ kế toán. Tùy theo đặc điểm, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán mà các đơn vị có thể áp dụng một trong bốn hình thức trên. Mỗi một hình thức sẽ có cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên các sổ sách khác nhau.
III.1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái
Đây là hình thức kế toán kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với việc ghi theo hệ thống( TK tổng hợp) vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký- sổ cái.
Tách biệt ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào hai loại sổ kế toán riêng biệt là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán không cần lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ vào các tài khoản cấp một vì ta có thể kiểm tra ngay ở dòng tổng cộng cuối tháng, cuối quý ngay trong sổ nhật ký sổ cái.
Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản.
III.1.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức này lại tách biệt trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trinh từ ghi sổ theo hệ thống toàn bộ các nghệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ để ghi vào hai hệ thống sổ tổng hợp riêng biệt là sổ nhật ký chung và sổ cái.
Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào hai loại sổ kế toán riêng biệt là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác mà kế toán đã ghi trên sổ tổng hợp trong kỳ.
Hình thức này áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
III.1.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Giống như hình thức sổ nhật ký chung, chỉ khác là hai sổ kế toán tổng hợp là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết để ghi vào hai loại sổ kế toán riêng biệt là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán vẫn phải lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán tổng hợp
áp dụng phổ biến và rộng rãi với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
III.1.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Hình thức này kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại các nghiệp vụ kinh tế cùng loại để ghi vào một loại sổ kế toán tổng hợp là sổ nhật ký chứng từ. Các sổ nhật ký chứng từ có thể được mở theo bên Có( hoặc bên Nợ) của các tài khoản cấp một để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính có liên quan đến bên Có( hoặc bên Nợ) của tài khoản đó phát sinh theo trật tự thời gian đồng thời ghi theo quan hệ đối ứng với bên Nợ( hoặc bên Có) của tài khoản khác ngay trong cùng trang sổ.
Có thể kết hợp một phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các mẫu sổ nhật ký chứng từ.
Cuối tháng kế toán không cần lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra.
áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô vừa, lớn, không áp dụng với các đơn vị hành chính sự nghiệp.
IV. Đặc điểm hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK
Trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK, áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho, tài khoản sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động nhập khẩu có khác so với phương pháp kê khai thường xuyên ở chỗ chỉ sử dụng TK 151, 156, 157 để phản ánh giá trị hàng nhập khẩu tại thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ.Trong kỳ kế toán sử dụng TK6112 để phản ánh giá trị hàng nhập trong kỳ, các tài khoản liên quan khác sử dụng bình thường như theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trình tự hạch toán được tiến hành như sau:
Đầu kỳ, lần lượt kết chuyển trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ:
Nợ Tk 611 (6112).
Có TK liên quan (156, 157, 151): Giá thực tế hàng tồn kho, hàng đang gửi bán hay hàng mua đang đi đường, chưa tiêu thụ đầu kỳ.
Trong kỳ, phản ánh trị giá hàng tăng thêm do nhập khẩu hàng hoá:
Nợ TK 611(6112) trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Có TK 333(3333): Thuế nhập khẩu phải nộp .
Có TK 3331(33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Có TK 331, 111, 112,…
+ Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu:
Nợ TK 611 (6112) : Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT tương ứng với hoa hồng UT
Có TK liên quan (331, 111, 112…) : Tổng số hoa hồng uỷ thác nhập khẩu (cả GTGT).
Số chiết khấu thương mại khi mua hàng, số giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại:
Nợ TK liên quan( 111,112,331,1388…).
Có TK 611( 6112): Trị giá mua hàng của hàng trả lại và chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng.
Có TK 133( 1331): Thuế GTGT tương ứng .
Số chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, ghi :
Nợ TK liên quan( 331,111,112,1388…).
Có TK 515: ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ cuối kỳ:
- Lần lượt kết chuyển trị giá hàng còn lại, chưa tiêu thụ:
Nợ TK liên quan (151,156,157): trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ.
Có TK 611 (6112): Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ.
- Xác định giá trị vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
Nợ TK 621, 627, 632 : Giá trị vốn hàng tiêu thụ.
Có TK 611( 6112): Trị gía vốn hàng tiêu thụ.
Sơ đồ 4: Kế toán nghiệp vụ NK hàng hóa theo phương pháp KKĐK
TK331,111,112...
Kết chuyển trị giá vốn hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường , hàng gửi bán, ký gửi, chưa tiêu thụ đầu kỳ
Các khoản chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại trong kỳ
Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng trị giá vốn hàng hoá trong kỳ( Kể cả thuế NK, phí thu mua)
Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Kết chuyển trị giá vốn hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường , hàng gửi bán, ký gửi, chưa tiêu thụ cuối kỳ
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trử
TK 151,156,157
TK6112
TK331,333,111,112,411...
TK632, 621, 627
TK1331
TK 151,156,157
Chương II
Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
I. Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ- artexport
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Artexport
Lịch sử hình thành:
Năm 1964, hai phòng nghiệp vụ thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm ( Tocomtap ) là phòng thủ công và phòng mỹ nghệ được tách ra, thành lập nên Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ theo quyết định số 617/Bng- TCCB, ngày 23/12/1964 của Bộ ngoại thương nay là Bộ thương mại. Ngày 03/01/1993 Bộ thương mại ra quyết định số 334/TM - TCCB đổi tên Tổng công ty thành Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam National Art and Handicraft products Export – Import Company. Viết tắt là Artexport.
Artexport là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt nam và ngoại tệ tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch.
Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua hoạt động SXKD xuất nhập khẩu và dịch vụ nhằm khai thác một cách có hiệu quả các nguồn vật tư, nhân lực và tài nguyên của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
Trụ sở chính : 31 – 33 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại : 853318 – 866580 – 865438
Fax : 84 - 42 - 59275
Ngoài ra, công ty còn có một số chi nhánh đang hoạt động tại một số trung tâm kinh tế lớn trong nước, như :
- Chi nhánh Artexport Hải phòng : 25 Đà nẵng, Hải phòng
- Chi nhánh Artexport Đà nẵng : 74 Trưng nữ vương, Đà nẵng
- Chi nhánh Artexport Thành phố Hồ chí minh : 34 Trần quốc toản, T.P. Hồ chí minh.
Giấy phép kinh doanh số 1161016/ CP do Bộ thương mại cấp ngày 01/07/1993
Số đăng ký kinh doanh : 108474
Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh : Trọng tài kinh tế nhà nước.
*Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, bao gồm :
Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ thương mại cho phép.
Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và các mặt hàng khác theo quy định của Bộ thương mại và của Nhà nước.
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống chủ yếu của Công ty là :
+ Hàng sơn mài mỹ nghệ như tranh sơn mài, hộp đựng đồ trang sức, các vật trang trí …
+ Hàng gốm sứ như tượng, bình hoa, lọ hoa …
+ Hàng cói ngô, dừa, mây như chiếu, làn đi chợ, thảm để chân …
+ Hàng thủ công mỹ nghệ khác : hàng trạm khảm từ bạc, kim loại quý, gỗ mỹ nghệ …
Thị trường hàng xuất khẩu chủ yếu là :
+ Khu vực Châu á - Thái Bình Dương : Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore …
+ Khu vực Tây - Bắc Âu : Pháp, Đức, Anh, ý, Bỉ, Hà lan …
+ Khu vực Đông Âu : Nga, Ba lan …
+ Một số thị trường khác.
Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư máy móc, thiết bị vận tải phục vụ cho sản xuất và kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ thương mại và của Nhà nước.
Uỷ thác và nhận uỷ thác XNK các mặt hàng Nhà nước cho phép.
²Với các chức năng trên và để thực hiện tốt các chức năng đó , Công ty đã đề ra một số nhiệm vụ sau :
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh XNK ,bao gồm cả hoạt động XNK trực tiếp XNK uỷ thác . Nghiên cứu các biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng, khối lượng hàng sản xuất và xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế.
Tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Khai thác sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn đó, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý XNK của Nhà nước và Bộ thương mại.
Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Các giai đoạn phát triển:
Sau gần 40 năm hoạt động, cùng với những đổi thay của nền kinh tế, Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
+ Giai đoạn 1964 – 1989:
Công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh của Công ty Artexport hoàn toàn thụ động do kế hoạch Nhà nước giao.Thị trường chính xuất khẩu thời kỳ này là các nước Liên xô cũ, các nước Đông âu và một số rất ít các nước TBCN như HồngKông, Nhật Bản, Đan Mạch … Trong thời kỳ này để có nhiều hàng xuất khẩu bảo đảm chắc chắn thực hiện kim ngạch Nghị định thư, Nhà nước, Bộ ngoại thương chủ trương khuyến khích xuất khẩu ( chế độ đơn vị giao hàng xuất khẩu). Do đó kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong thời gian này thực sự vững chắc và ngày càng tăng trưởng.
+ Giai đoạn 1989 – 1992:
Liên xô cũ và các nước Đông âu biến động thay đổi cơ chế, nên kim ngạch xuất khẩu của Công ty giảm đáng kể. Mặt khác, đây là thời kỳ Đảng ta chủ trương đưa nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiêù thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Và Công ty XNK thủ công mỹ nghệ – Hà nội phải chuyển qua thời kỳ mới, hoạt động theo đúng chức năng tự hạch toán, hoạch định các chiến lược kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nên doanh nghiệp không tránh khỏi những lúng túng. Nhất là sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt trên cả thị trường thu mua trong nước và cả thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài do sự khuyến khích của nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động XNK.
+ Giai đoạn 1992 đến nay:
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Bộ thương mại, các cơ quan nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng khắc phục khó khăn của toàn thể Công ty, Công ty đã gặt hái được những thành tích đáng kể, vẫn giữ vững và phát huy chữ tín của mình đối với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước, xây dựng được mối quan hệ làm ăn với trên 40 quốc gia trên thế giới và được Bộ thương mại đánh giá là một trong 10 doanh nghiệp trực thuộc Bộ có kim ngạch XNK ổn định và tăng trưởng.
Về hoạt động nhập khẩu của Công ty từ trước cho đến nay vẫn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thông qua việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, và phương tiện vận tải hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Cụ thể kết quả thu được từ hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty năm 2002 như sau:
Biểu 1:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ % so KH
Kim ngạch NK, trong đó:
1000 USD
16000
17200
107.5
- Tự doanh
1000 USD
7000
9362
134.0
- Uỷ thác
1000 USD
9000
7838
87.1
Tổng doanh thu từ hoạt động NK
Triệu đồng
215000
245000
114.0
Doanh thu NK trực tiếp
Triệu đồng
126500
171393
135.5
T.Trọng D.thu NK T.tiếp trong tổng D.thu
%
58.8
70.0
Doanh thu hoa hồng uỷ thác
Triệu đồng
88.500
73.607
86.0
Tỷ trọng H.H uỷ thác trong tổng D.thu
%
41.2
30.0
2. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty năm 2003
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ là một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Bộ thương mại và thực hiện các chức năng cơ bản như một doanh nghiệp thương mại.
Phương hướng kinh doanh của Công ty đặt ra trong năm 2003 là:
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống CBCNV.
- Gắn sản xuất với xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng hàng và tích cực mở rộng thị trường sang các nước TBCN.
- Tăng cường nhập khẩu các mặt hàng mà thị trường trong nước còn đang thiếu, đang cần, đảm bảo thực hiện nhập khẩu đúng chính sách nhập khẩu có chọn lọc của Bộ và Nhà nước.
Nhiệm vụ cụ thể trong năm 2003:
- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và tài chính kế hoạch đã đặt ra và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Khôi phục thị trường truyền thống khu vực Đông âu- SNG (Liên xô cũ).
- Mở rộng thị trường XNK, tăng kim ngạch xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ.
3. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty.
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Đứng đầu Công ty là giám đốc do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm, là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty trước pháp luật cũng như trước Bộ chủ quản. Hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách tài chính và phó giám đốc phụ trách nghiệp vụ, ngoài việc thực hiện chuyên môn của mình còn phải giúp giám đốc trong chỉ đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho Công ty khi giám đốc vắng mặt.
Các phòng ban chức năng.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của giám đốc, cung cấp thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra quyết định chỉ đạo kịp thời, đúng đắn.
Phòng tổ chức hành chính : Gồm bẩy nhân viên có nhiệm vụ giúp đỡ các đơn vị tổ chức sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động của Công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện tinh giảm lao động gián tiếp, lao dộng thừa của Công ty, đồng thời làm quy hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng để trình giám đốc. Thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố tụng về quyền lợi của người lao động.
Phòng tài chính – kế hoạch : Gồm 14 nhân viên thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Lập và quản lý kế hoạch thu – chi tài chính, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch trong toàn Công ty.
- Quản lý các loại vốn và các quỹ tập trung của toàn Công ty.
- Tham gia nhận bảo toàn vốn và phát triển vốn công ty.
- Tham gia xây dựng và quản lý các mức giá trong Công ty.
- Tham gia XD và tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán của Công ty.
- Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận và kiểm tra quá trình thực hiện các phương án đó.
Phòng thị trường hàng hoá : Đây là đơn vị được thành lập chưa lâu, sự ra đời của nó gắn với chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty.
Các phòng tổng hợp : Bao gồm các phòng xuất nhập khẩu: Phòng XNK 2; Phòng XNK 3; Phòng XNK 4; Phòng XNK 5; Phòng XNK 6; Phòng XNK 8; Phòng XNK 9; Phòng XNK 10; và Phòng XNK 11.
Các phòng này trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch, phương án đã được giám đốc duyệt. Các phòng XNK này thực hiện tất cả các bước của một thương vụ kinh doanh từ việc chào hàng, ký kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng và thanh toán …
Các phòng nghiệp vụ : Gồm có 5 phòng là : Phòng Thêu; Phòng Cói; Phòng Dép; Phòng Gốm; Phòng Mỹ nghệ. Các phòng này thực hiện kinh doanh các mặt hàng đặc trưng cho phòng mình theo đúng như tên gọi của phòng, như : phòng Gốm kinh doanh các mặt hàng gốm sứ, phòng Thêu kinh doanh các mặt hàng thêu ren …
Cũng như các phòng nghiệp vụ tổng hợp, các phòng nghiệp vụ này cũng tự tìm kiếm khách hàng cho mình, ký kết hợp đồng, đến câc cơ sở sản xuất triển khai hợp đồng và tiến hành thực hiện hợp đồng.
Mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty.
Để có một bộ máy giúp việc tốt cho Giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì giữa các phòng ban trong Công ty phải có mối quan hệ thật chặt chẽ với nhau. Tức là mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty đều được xử lý, luân chuyển và có thông tin phản hồi lẫn nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện như sau :
Phòng tổ chức hành chính phải thường xuyên cung cấp số lượng công nhân viên tăng, giảm trong kỳ một cách kịp thời để phòng kế toán tính tiền lương cho cán bộ công nhân viên được chính xác.
Phòng thị trường hàng hoá tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp thông tin cho các phòng kinh doanh những mặt hàng tương ứng, đồng thời cung cấp thông tin cho phòng tài chính- kế hoạch để đánh giá, phân tích hiệu quả của các phương án, giúp các phòng kinh doanh lựa chọn bạn hàng thích hợp nhất.
Các phòng kinh doanh phải cung cấp cho phòng tài chính - kế hoạch các chứng từ như hợp đồng mua bán hàng hoá, vận đơn … một cách kịp thời để phòng TC – KH tiến hành hạch toánvà đánh giá hiệu quả từng hợp đồng.
Ngoài ra, Công ty còn có các chi nhánh và các xưởng sản xuất. Các chi nhánh cũng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chung của Công ty, gồm kinh doanh XNK trực tiếp và XNK uỷ thác. Mỗi chi nhánh đều có một thủ trưởng và bộ phận kế toán riêng. Các xưởng sản xuất thực hiện chức năng tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu. Mỗi xưởng cũng có một giám đốc xưởng và một nhân viên kế toán riêng
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty Artexport.
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, có các chi nhánh hoạt động trên địa bàn rộng. Những năm trước đây bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.Từ năm 1994, Công ty đã chuyển sang hình thức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
Theo mô hình này, Công ty có một phòng kế toán tập trung (hay phòng Tài chính kế hoạch ) đặt tại trụ sở chính của Công ty . Tại mỗi chi nhánh có bộ phận kế toán riêng. Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trụ sở Hà Nội, đồng thời cuối kì, kế toán nhận báo cáo tài chính do bộ phận kế toán tại các chi nhánh gửi lên, kiểm tra, tổng hợp và lập báo cáo tài chính toàn Công ty.
- Phòng kế toán trung tâm có các chức năng,nhiệm vụ cụ thể như sau:
Kế toán trưởng:Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lí tài chính theo điều lệ kế toán trưởng do Nhà nước ban hành, có trách nhiệm tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát các thông tin tài chính kế toán đã được tổng hợp phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc và các phòng ban liên quan để thực hiện công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi, quản lý tình tăng giảm TSCĐ trong toàn Công ty
Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính toán phân bổ tiền lương hàng tháng và các khoản trích theo lương của CBCNV trong Công ty. Định kỳ phải đóng tiền BHXH lên cơ quan quản lý BHXH.
Kế toán kho kiêm kế toán chi phí: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình nhập, xuất tồn kho vật tư, hàng hoá.
Kế toán thanh toán với người mua, người bán:có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các khoản phải thu của khách hàng, khách hàng đặt trước, khoản phải trả người bán, và các khoản ứng trước cho người bán.
Kế toán tiền mặt: Theo dõi các khoản thu, chi tồn quỹ tiền mặt.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản thu, chi bằng tiền gửi ngân hàng và sổ phụ.
Kế toán doanh thu: Theo dõi các khoản thu của Công ty.
Nhân viên máy tính kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ xử lý các thông tin kế toán trên máy tính đồng thời xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ tiền mặt và hàng ngày phải báo cáo s._.
413
333
1388
264.771.600
6.937.016
72.002.782
72.002.782
………..
Cộng PS:
……….
Tháng 3
……….
8/3/03
TKHQ 911/NKD
Nhập khẩu lô hàng số 01/01- ARTL
Chênh lệch tỷ giá
1512
1512
3312
413
714.453.900
6.430.085
8/3/03
TBT 003530
Thuế đầu vào khấu trừ
1331N
33312
36.047.983
9/3/03
GBN 0550- 5025
Thanh toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTL
3312
1122NT1
643.000.950
Phí dvụ th.toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTL
6417
1122NT2
68.127
Thuế đầu vào khấu trừ của dvụ
1331D
1122NT1
6.873
Chênh lệch tỷ giá
6417
413
600
31/03/03
PT 308
Cty TNHH XD & TM chuyển trả tiền HH
Thuế GTGT đầu ra
1111C
1111C
5113
3331D
1.735.905
173.591
................
Cộng PS:
..............
Tháng 4
...............
05/04/03
PC 381
Nộp thuế VAT hàng NK HĐ số 01/01- ARTL
33312
1111C
36.047.983
………..
Cộng PS:
...............
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 4
Sổ tổng hợp tài khoản
Mua hàng NK
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TK 1512
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ Có VNĐ
………….
……
…………
….……..
Phải trả khách nước ngoài
3312
28.938.561.746
Chênh lệch tỷ giá
413
365.472.082
…………..
..………
……….
……..
Tổng cộng
32.466.013.797
29.821.021.685
Số dư đầu năm (VNĐ): Nợ: 2.671.330.113
Số dư cuối kỳ (VNĐ): Nợ: 5.316.322.225
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 5
Sổ tổng hợp tài khoản
Quỹ tiền mặt
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TK 1111C
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ Có VNĐ
………….
……
…………
….……..
Phải thu khác
1388
24.851.117.445
2.592.178.352
Chênh lệch tỷ giá
413
158.512.735
31.839.405
Phải thu khác
5113
188.283.992
Thuế GTGT phải nộp
3331D
69.691.420
Thuế GTGT của hàng NK
33312
2.260.602.057
…………..
..………
……….
……..
Tông cộng
68.167.002.493
68.191.020.842
Số dư đầu năm (VNĐ): Nợ: 114.037.326
Số dư cuối kỳ (VNĐ): Nợ: 90.018.977
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ
Biểu 6:
Sổ Thu Quỹ Tiền Mặt
Từ ngày 01/01/03
STT
C.từ
Số C.từ
Ngày C.từ
Diẽn giải
TK Nợ
TK Có
Tiền VND
01
PT
30
14/01
C.ty TNHH XD & TM ứng trước tiền hàng NK
1111C
1388
30.062.250
Chênh lệch tỷ giá
1111C
413
...
..........
PT
308
31/03
Hoa hồng uỷ thác
1111C
5113
1.735.905
Thuế phải nộp của HHUT
1111C
3331D
173.591
……..
Tổng cộng :
….
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ
Biểu 7:
Sổ Chi Quỹ Tiền Mặt
Từ ngày 01/01/03
STT
C.từ
Số C.từ
Ngày C.từ
Diễn giải
TK Nợ
TK
Có
Thành tiền VND
.................
PC
381
05/04
Nộp thuế VAT hàng NK
33312
1111C
36.047.983
...
..........
Tổng cộng :
….
..............
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 8
Sổ tổng hợp tài khoản
Ngoại tệ 1 ngân hàn Ngoại thương
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TK 1122NT1
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ CóVNĐ
..............
Phải trả khách nước ngoài
3312
1.553.667.000
17.180.935.800
..................
.................
..............
Tổng cộng
31.571.277.210
32.249.794.050
Số dư đầu kỳ (VNĐ): Nợ: 955.948.597
Số dư cuối kỳ (VNđ): Nợ: 277.431.757
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ
Biểu 9:
Sổ chi tiết TK Ngoại tệ 1 NH Ngoại thương
Kỳ PS từ ngày 01/03 đến ngày 30/03/03
TK 1122NT 1
C.từgốc
Số C.từ gốc
Ngày
Số
Diễn giải
TK đối ứng
PS/ NợN.tệ
PS/ NợVNĐ
PS/CóNgoại tệ
PS/ CóVNĐ
……………..
GBN
0550- 5011
09/03
26
Thanh toán tiền hàng HĐ số 01/01- ARTLcho C.ty SBC, HQ
3312
42866.73
643.000.950
……..
Tổng cộng tháng 03:
….
….
…..
…..
Số dư đầu năm( VND): NO
PS luỹ kế từ đầu năm Nợ (VND):
Số dư đầu tháng(VND): NO
Số dư cuối tháng(VND):NO
Phần ghi bằng chữ số dư C.tháng:
Số dư đầu tháng nguyên tệ(USD): NO
Số dư cuối tháng nguyên tệ(USD):NO
Người lập
Ngày 30 tháng 03 năm 2003
Kế toán trưởng
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 10
Sổ tổng hợp tài khoản
Phải thu khác: TK 1388
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ Có VNĐ
Tiền mặt tại quỹ
1111C
2.592.178.352
24.851.117.440
Phải trả khách nước ngoài
3312
5.477.156.705
Chênh lệch tỷ giá
413
435.762.540
Thuế phải nộp
333
5.763.230.000
435.280.000
Tổng cộng
35.993.816.198
35.723.542.300
Số dư đầu kỳ (VNĐ): Nợ: 545.236.884
Số dư cuối kỳ (VNđ): Nợ: 815.510.78
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 11
Sổ tổng hợp tài khoản
Phải trả khách nước ngoài
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TK 3312
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ Có VNĐ
……………
………
………..
…………
Ngoại tệ 1 NH Ngoại thương
1122NT1
17.246.410.800
Tài khoản mua hàng
151
53.825.653.129
Phải thu khác
1388
5.477.156.705
Tài khoản ký quỹ ngắn hạn
144
6.930.280.983
……………
………
…………..
…………..
Tổng cộng
65.063.951.860
66.188.671.644
Số dư đầu kỳ (VNĐ): Có: 4.702.252.019
Số dư cuối kỳ (VNđ): Có: 5.426.971.804
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Sổ chi tiết Biểu 12
TK 3312 - Đối tượng: Công ty sbc, Hàn quốc
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TGHT: 15000d/USD
NgàyCT
Số CT
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
NTệ USD
VNĐ
NTệ USD
VNĐ
Số dư ĐK
xxx
xxx
………………
13/2/03
0548-5023
Tiền ký quỹ để TT
144
4,763.53
71.452.950
8/3/03
911/
NKĐ
Tờ khai HQ
1512
47,630.26
714.453.900
9/3/03
0550-5025
TT lô hàng HĐ 01/01- ATRL
1122NT1
42,866.73
643.000.950
………………
Cộng
xxx
xxx
xxx
xxx
Số dư CK
Người lập
Ngày 30tháng 06 năm 2003
Kế toán trưởng
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ Biểu 13
Sổ tổng hợp tài khoản
Hoa hồng uỷ thác NK
Kỳ phát sinh từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/06/2003
TK 5113
Tên tài khoản
Mã hiệu
PS/ Nợ VNĐ
PS/ Có VNĐ
Tiền mặt tại quỹ
1111C
188.283.992
Xác định kết quả
911
200.857.319
……………..
……..
…………..
………….
Tổng cộng
200.857.319
200.857.319
Số dư đầu kỳ (VNĐ): Có: Không
Số dư cuối kỳ (VNđ): Có: Không
Ngày 30 tháng 06 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng
Chương III
Một số giải pháp nhằm Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ- artexport
I Sự cần thiết, nguyên tắc và nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói chung và Công ty XNK thủ công mỹ nghệ nói riêng.
I.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nghiệp vụ NK hàng hoá.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK như Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, bên cạnh hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu hàng hoá cũng là một hoạt động hết sức quan trọng. Doanh thu do xuất bán hàng nhập khẩu mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu. Do vậy, yêu cầu hạch toán nghiệp vụ này được đề ra tại các công ty rất rõ ràng, cụ thể phải hạch toán đầy đủ, chính xác tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ và chuẩn mực kế toán tài chính do Bộ tài chính quy định. Làm được tốt điều này có nghĩa là các doanh nghiệp không những thực hiện đúng chế độ mà còn có thể cung cấp thông tin kế toán nhanh, chính xác, giúp cho bộ phận quản lý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, và ra những quyết định mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thực tế thực hiện công tác hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp đã không tránh khỏi những mặt hạn chế, những nhựơc điểm cần được khắc phục do tính chất phức tạp của hoạt động. Hơn nữa, thực tế cho thấy chế độ kế toán đã không ngừng được cải cách, thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá nói riêng là tất yếu cần thiết để nhằm ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp.
I.2. Các nguyên tắc để hoàn thiện kế toán nghiệp vụ NK hàng hoá.
Hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo đúng chế độ hạch toán kế toán, phù hợp với cơ chế quản lý.
Giải pháp hoàn thiện tất nhiên phải căn cứ vào các chuẩn mực, chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và có tính chọn lọc cao. Như thế mới đảm bảo về mặt giá trị pháp lý. Chúng ta cũng cần phải hiểu thêm rằng hoàn thiện là sửa chữa những sai sót, những yếu tố chưa phù hợp để đạt được tới sự hoàn thiện trong hạch toán.
Để đảm bảo nguyên tắc này thì chúng ta phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán hàng nhập khẩu nói riêng. Chức năng của kế toán hàng nhập khẩu là phản ánh chính xác, kịp thời trị giá hàng nhập khẩu, đảm bảo cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp và thực hiện đúng công tác kế toán. Do vậy cần hoàn thiện công tác kế toán ngay từ tổ chức bộ máy kế toán đến công tác hạch toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
2. Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trình độ nhân viên kế toán và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là giải pháp hoàn thiện đưa ra phải sát với thực tế, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năng thực hiện được. Giải pháp phải phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở đúng pháp luật, đúng chế độ kế toán và phù hợp môi trường kinh doanh hàng nhập khẩu.
3. Hoàn thiện phải đảm bảo đem lại hiệu quả và tiết kiệm.
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trước hết phải theo hướng hiện đại hoá trong tính toán, ghi chép và trong xử lý số liệu nhằm nâng cao năng suất lao động, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác cho nhà quản lý. Mặt khác yếu tố chi phí là rất quan trọng, nếu giải pháp hoàn thiện mang lại kết quả cao nhưng phải tốn nhiều chi phí thì sẽ rất khó thực hiện được, tính khả thi không có. Do đó yêu cầu giải pháp hoàn thiện phải có tính hiệu quả cao tức là đảm bảo cả về mặt kết quả tốt và tiết kiệm chi phí thực hiện.
I.3. Nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Để các giải pháp hoàn thiện hợp lý, mang tính khả thi cao thì ta có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện theo những nội dung sau:
1. Hoàn thiện về mặt tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ sao cho đạt được tính khoa học, hợp lý, tạo điều kiện cho việc tập hợp số liệu và lập các báo cáo kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý.
2. Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất nhằm phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thông tin và kiểm tra của công tác kế toán.
3. Hoàn thiện tổ chức bộ sổ kế toán tổng hơp, kế toán chi tiết để có thể thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu, tránh tình trạng ghi trùng lặp nhiều lần gây chi phí tốn kém, giảm hiệu quả kinh doanh.
4. Hoàn thiện việc tổ chức lập báo cáo và phân tích báo cáo quản trị, báo cáo tài chính đảm bảo tính kịp thời, hữu hiệu cho việc điều chỉnh và ra các quyết định quản lý phù hợp.
II Đánh giá khái quát tình hình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
1) Một số ưu điểm
- Tổ chức bộ máy kế toán : Từ năm 1964 Công ty chuyển từ mô hình kế toán tập trung sang mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Sự chuyển đổi này là hợp lý, khoa học. Mô hình này phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Công ty, phát huy được vai trò của kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty là những người có năng lực, có lòng nhiệt tình nghề nghiệp, có trách nhiệm cao. Nhìn chung, việc bố trí cán bộ kế toán và phân công công việc trong bộ máy kế toán là tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra. Mỗi phần hành kế toán được giao cho từng cán bộ kế toán phù hợp vớinăng lực và kiến thức chuyên môn của từng người. Việc phân công như vậy giúp công tác kế toán được chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ đi sâu vào việc nâng cao nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Việc ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán góp phần giảm bớt phần lớn khối lượng công việc ghi chép, xử lý và phản ánh số liệu được nhanh chóng và chính xác.
- Công tác kế toán của công ty được tổ chức khá quy củ, mang tính khoa học cao, có kế hoạch sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống dưới. Đặc biệt là theo sự chỉ đạo của phòng kế toán công ty mà công tác kế toán của các chi nhánh, của các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán, phù hợp với đặc thù của ngành nghề kinh doanh, đáp ứng tốt yêu cầu của công ty, giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo kịp thời và sát với thực tế kinh doanh, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Trong khâu hạch toán ban đầu, các chứng từ sử dụng đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoàn chỉnh và xử lý kịp thời những sai lệch trước khi sử dụng. Trên cơ sở đó làm tăng tính chính xác, mức độ trung thực của thông tin kế toán trong công ty.
- Việc thay đổi chế độ kế toán mới của Bộ tài chính theo thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT- BTC đã được phòng kế toán Công ty cập nhật và áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán mới cũng như phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty.
2) Nhược điểm
Chúng ta đều biết thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá hết sức phức tạp, nhất là có thêm yếu tố nước ngoài nên việc hạch toán kế toán sẽ gặp phải những khó khăn khó kiểm soát. Ngoài những ưu điểm đáng ghi nhận, Công ty XNK thủ công mỹ nghệ cũng còn có những hạn chế nhất định. Qua thời gian thực tập vừa qua tại công ty, trong pham vi đề tài nghiên cứu của mình về nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá em thấy có một số nhược điểm trong công tác hạch toán nghiệp vụ này như sau:
1. Đối với hoạt động nhập khẩu trực tiếp, trong qúa trình nhận hàng tại cảng khi hàng về có phát sinh một số chi phí như chi phí kiểm dịch chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng,..Trong thanh toán cũng có các chi phí như phí dịch vụ thanh toán…Tất cả các chi phí này gọi là chi phí thu mua hàng nhập khẩu nhưng đều được kế toán phản ánh vào TK 641( Chi phí bán hàng) và được chi tiết thành TK cấp 2 là TK 6417( Chi phí dịch vụ mua ngoài) không quan tâm hàng nhập về được xuất bán trực tiếp hay mang về nhập kho chờ xuất bán. Điều này không đúng với chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng hiện hành. Dễ bị hiểu lầm là hàng đã được xuất bán và đây là chi phí phục vụ cho việc bán hàng nhập khẩu, chứ không phải là chi phí thu mua hàng NK.
2. Công ty thanh toán tiền hàng cho khách nước ngoài bằng các loại ngoại tệ mạnh tuỳ theo từng khách hàng mà có thể là đồng USĐ, EURO, hay đồng YEN…Hoạt động thanh toán lại nhiều và phức tạp.Tuy nhiên, kế toán Công ty cũng không thực hiện việc theo dõi các ngoại tệ này trên tài khoản ngoài bảng: TK 007( Nguyên tệ). Như vậy sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý các loại ngoại tệ của Công ty.
3. Theo chương I, phần cơ sở lý luận đã nêu rõ tài khoản sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ nhân nhập khẩu ủy thác là tài khoản 131(chi tiết đối tượng giao uỷ thác) và trong thực tế để tránh tình trạng vừa ghi chép các khoản thanh toán bằng ngoại tệ vừa ghi chép các khoản thanh toán bằng tiền việt nam thì kế toán có thể sử dụng thêm TK 1388( chi tiết bên giao UT) để phản ánh riêng các khoản tiền nhận trước của bên giao uỷ thác cũng như các khoản chi hộ, nộp hộ cho bên uỷ thác bằng tiền việt nam. Song thực tế tại công ty lại không áp dụng như vậy. Tài khoản 131 chỉ sử dụng để phản ánh quan hệ thanh toán với khách hàng mua hàng nhập khẩu còn trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác chỉ sử dụng duy nhất tài khoản 1388(chi tiết bên giao UT) để phản ánh quan hệ thanh toán giữa công ty và bên giao UT). Về nguyên tắc là không sai nhưng như thế sẽ gây khó khăn trong công tác hạch toán, đặc biệt là việc theo dõi chi tiết các khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng tiền việt nam đồng. Bởi vì thông thường bên giao uỷ thác sẽ đặt cọc trước bằng tiền việt nam. Công ty XNK thủ công mỹ nghệ lại là công ty có phát sinh nhiều nghiệp vụ nhập khẩu với giá trị hàng nhập khẩu lớn. Nếu không kiểm soát kỹ sẽ gây ra sự nhầm lẫn, sai sót nghiêm trọng, ảnh hướng đến hoạt động chung của công ty.
4. Công ty đưa việc ứng dụng phần mềm kế toán vào trong công tác kế toán và áp dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Bao gồm sổ Nhật ký chung, sổ tổng hợp các tài khoản và các sổ chi tiết cần thiết . Sổ tổng hợp tầi khoản ở Công ty chính là sổ cái tài khoản.Tuy nhiên có thể do đặc tính của phần mềm kế toán này mà mẫu sổ cái các tài khoản được áp dụng tại Công ty còn sơ sài, chưa thật đúng với mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn của bộ tài chính. Chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán. Hơn nữa, do kỳ hạch toán là sáu tháng nên việc tính số tổng cộng phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản tổng hợp để phục vụ cho việc đối chiếu số liệu là không cập nhật, kịp thời. Trong sổ tổng hợp cũng không theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian mà chỉ tập hợp số tổng cộng phát sinh của tài khoản đối ứng với tài khoản đang được lập sổ cái. Như vậy hàng tháng, hàng quý, kế toán không có số tổng cộng phát sinh và số dư cuối kỳ để đối chiếu, theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời. Về nguyên tắc việc đối chiếu số liệu thường xuyên giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết cũng không thực hiện được. Kế toán chỉ theo dõi và đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý dựa trên sổ chi tiết và sổ nhật ký chuyên dùng là chưa đủ.
III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
Trên cơ sở những đánh giá chung trên đây về công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty XNK thủ công mỹ nghệ, em xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty.
Giải pháp một: Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu.
- ý nghĩa giải pháp: Chi phí là một yếu tố chủ yếu làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Do vậy hạch toán chính xác yếu tố chi phí giúp người quản lý có thể xây dựng và quản lý được định mức chi phí. Hạch toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu tốt, sẽ đảm bảo hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu, giúp kiểm soát được chi phí trong định mức và chi phí ngoài định mức. Từ đó xác định nguyên nhân làm phát sinh tăng chi phí đồng thời tìm mọi biện pháp để hạ thấp chi phí thu mua hàng nhập khẩu, nâng cao lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu.
- Nội dung: Các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu trực tiếp, như chi phí kiểm định chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng, về nguyên tắc kế toán phải hạch toán vào TK 156( chi tiết TK 1562- Chi phí thu mua hàng hóa). Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng xuất bán và hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ. Nhưng tất cả các chi phí này kế toán Công ty đã phản ánh trực tiếp vào TK 641( 6417) mà không cần qua TK 156(1562). Điều này là không đúng với quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán và cũng gây khó khăn trong việc phân định đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí thu mua hàng nhập khẩu. Hai loại chi phí này là hoàn toàn khác nhau. Bởi vì chi phí thu mua hàng nhập khẩu thì được tính vào giá vốn khi xuất bán hàng nhập khẩu, là yếu tố làm giảm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Còn chi phí bán hàng lại là yếu tố chi phí làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, em mạnh dạn kiến nghị kế toán Công ty nên sửa đổi lại cách hạch toán và việc sử dụng chuẩn xác tài khoản sao cho đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của công tác hạch toán kế toán.
Cụ thể chi phí thu mua hàng nhập khẩu được hạch toán đúng như sau:
Khi chi phí phát sinh: Nợ TK 15622(Chi phí mua hàng NK)
Nợ TK 1331D ( Thuế khấu trừ của Dvụ)
Có TK 111,112, 331…
Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho hàng NK tiêu thụ trong kỳ:
- Tiêu chuẩn phân bổ: Chi phí thu mua hàng nhập khẩu sẽ được phân bổ cho hàng xuất bán và hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ. Tiêu chuẩn phân bổ có thể phân bổ theo giá mua, theo số lượng, hoặc trọng lượng của hàng hoá.
- Công thức phân bổ: ở đây em chỉ đưa ra công thức phân bổ theo tiêu thức giá mua hàng nhập khẩu. Công thức như sau:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng NK bán ra trong kỳ
=
Số dư Nợ Đ.kỳ
(TK 1562)
+
Số PS Nợ trong kỳ (TK 1562)
x
Trị giá mua tttt Trị giá mua của hàng NK bán ra trong kỳ( Nợ TK 632) dT
Trị giá mua hàng NK tồn Đ.kỳ(Dư Nợ TK 156, 157)
+
Trị giá mua hàng NK trong kỳ(Tổng PS Nợ TK 156, 157)
Nợ TK 6322( Giá vốn hàng nhập khẩu)
Có TK 15622( Số được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ)
Giải pháp hai: Sử dụng tài khoản ngoài cân đối kế toán để phản ánh nguyên tệ.
- ý nghĩa: Hạch toán theo dõi chi tiết ngoại tệ trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (TK 007) sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán về tình hình sử dụng các loại ngoaị tệ tại Công ty, phù hợp với chế độ kế toán đang hiện hành, giúp kế toán có thể tính toán chính xác số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh số dư cuối kỳ các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ.
Nội dung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến ngoại tệ, bao gồm các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, các khoản phải thu phải trả có gốc ngoại tệ, kế toán Công ty nên theo dõi, phản ánh số phát sinh tăng, số phát sinh giảm và số dư cuối mỗi kỳ hạch toán theo nguyên tệ thông qua sử dụng tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: Tk 007( Nguyên tệ các loại) và phải chi tiết theo từng loại ngoại tệ mà Công ty đang có và sử dụng trong thanh toán.
Cụ thể, Công ty có thể tiến hành hạch toán như sau:
Ví dụ khi xuất ngoại tệ 2000 USD thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu, tỷ giá hạch toán 15000VND/USD, kế toán ghi:
Nợ TK 331( 3312- Chi tiết nhà XK) 30.000.000
Có TK 112( 1122) 30.000.000
Đồng thời ghi giảm ngoại tệ đã sử dụng:
Có TK 007( TGNH- USD) 2,000
- Nếu phát sinh tăng ngoại tệ do đã bán được hàng NK, thu tiền hàng bằng ngoại tệ. Ngoài bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, kế toán còn phải phản ảnh tăng ngoại tệ thông qua bút toán ghi:
Nợ Tk 007 ( Chi tiết theo từng loại ngoại tệ)
Đến cuối kỳ, căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, phát sinh giảm ngoại tệ, kế toán tiến hành tính số dư cuối kỳ và điều chỉnh số dư cuối kỳ theo tỷ giá thực tế cuối kỳ.
3. Giải pháp ba: Bổ xung thêm tài khoản 131 trong hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu UT
-ý nghĩa: Nếu thực hiện được giải pháp bổ xung thêm tài khoản 131(chi tiết bên giao UT ) trong việc phản ánh quan hệ thanh toán giữa công ty với bên giao UT sẽ hạn chế được những nhược điểm đã nêu trên trong hoạt động nhân uỷ thác nhập khẩu , sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho kết toán trong hạch toán và theo dõi chi tiết các khoản thanh toán với bên giao UT bằng ngoại tệ riêng, bằng Việt Nam đồng riêng.
- Nội dung: Để phân biệt giữa TK 131 dùng để phản ánh thanh toán với khách hàng trong nước mua hàng nhập khẩu với TK 131 dùng để phản ánh hoạt động thanh toán với bên giao UT, kế toán công ty sẽ chi tiết theo từng đơn vị giao UT nhập khẩu. Và trong sổ chi tiết theo dõi công nợ cũng sẽ ghi chú rõ đối tượng là đơn vị mua hàng nhập khẩu hay đơn vị giao UT nhập khẩu. Chúng ta có thể hình dung việc vận dụng tài khoản này trong hoạt động nhận UT nhập khẩu thông qua một số bút toán sau:
BT1: Khi bên giao UT (Công ty X) đặt cọc trước bằng tiền Việt Nam, kế toán tiến hành hạch toán : Nợ TK 1111: Số tiền thực tế đặt cọc.
Nợ (Hoặc Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1388(Công ty X) Tỷ giá hạch toán
Chúng ta phải lấy số tiền đặt cọc là tiền việt nam chia cho tỷ giá thực tế tại thời điểm đặt cọc để qui ra ngoại tệ tương đương. Sau đó lấy số ngoại tệ này nhân với tỷ giá hạch toán. Kế toán ghi có TK 1388 với số tiền được quy đổi ra TGHT là để sau này sẽ tiến hành thanh toán bù trừ với TK 131(tổng trị giá phải thu của bên giao UT để có được hàng hoá nhập khẩu)
BT2: Bút toán thanh toán bù trừ :
Nợ TK 111,112: Nộp nốt số tiền còn lại
Nợ TK 1388(Công ty X ): Số tiền đặt cọc đã được quy đổi.
Có TK 131( Công ty X): Trị giá mua hàng nhập khẩu theo TG HT.
BT3: Khi bàn giao hàng nhập khẩu cho bên uỷ thác, kế toán phản ảnh:
Nợ TK 131(Công ty X): TGHT
Nợ(Hoặc Có) TK 413: Chênh lệch tỷ giá
Có TK 156: Tổng trị giá hàng mua theo TGTT
Các bút toán còn lại phản ánh bình thường như trước.
4. Giải pháp bốn: Hoàn thiện việc vận dụng sổ sách kế toán
ý nghĩa: Hoàn thiện việc vận dụng sổ sách kế toán, cụ thể là hoàn thiện bộ sổ cái các tài khoản giúp kế toán Công ty thực hiện đúng theo mẫu sổ kế toán hướng dẫn của Bộ tài chính, đồng thời việc theo dõi thường xuyên và tính số dư vào cuối tháng, hay quý sẽ đem lại hiệu quả cao cho Công ty trong việc đối chiếu số liệu, kiểm tra, kiểm soát và hạn chế những sai sót kế toán có thể xảy ra. Thực hiện đúng chức năng kế toán là cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
- Nội dung: Mẫu sổ tổng hợp các tài khoản đang được áp dụng tại Công ty còn sơ sài, chưa thật đúng với mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn của bộ tài chính, mặt khác tên gọi chưa thật hợp lý. Việc tính tổng phát sinh và số dư tài khoản vào cuối kỳ hạch toán( sáu tháng) cũng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin kế toán. Do vậy, kế toán Công ty nên nghiên cứu sửa đổi lại mẫu sổ theo đúng quy định. Cụ thể nên bổ sung thêm trong sổ cái tổng hợp các cột chứng từ, và cột diễn giải các nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời đổi tên sổ tổng hợp tài khoản thành sổ cái tài khoản theo đúng như quy định. Không cần phải căn cứ vào thời điểm lập báo cáo kế toán để tính số cộng phát sinh và số dư tài khoản mà có thể tiến hành theo dõi thường xuyên hơn theo tháng hoặc quý số cộng phát sinh và số dư cuối tháng, cuối quý. Đặc biệt nên theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian để có thể đảm bảo công việc đối chiếu số liệu giữa các sổ sách kế toán có liên quan, nhằm phát hiện những sai sót kế toán và kịp thời sửa chữa cho chính xác, thực hiện đúng chức năng cung cấp thông tin của kế toán.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu nên trong tháng có phát sinh rất nhiều nghiệp vụ. Do đó để tiện cho công tác hạch toán kế toán, lập sổ sách, và đối chiếu số liệu đồng thời đảm bảo đúng chức năng thông tin kế toán, em đưa ra mẫu sổ cái có kỳ phát sinh theo tháng như sau:
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ
Sổ Cái Tài Khoản
Quỹ Tiền Mặt
Kỳ phát sinh từ 01/01/03 đến ngày 30/01/03
TK:1111C
Ngày C.Từ
Số C.từ
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ (đồng)
PS Có (đồng)
……………..
14/01/03
PT 30
Công ty XD & TM ứng trước NKUT
1388
30.062.250
Chênh lệch tỷ giá
413
837.750
.............
Cộng cuối tháng
……..
……..
Số dư đầu tháng : Nợ:
Số dư cuối tháng: Nợ:
Ngày 30 tháng 01 năm 2003
Người lập Kế toán trưởng
Kết luận
Trong xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều trở thành một mắt xích quan trọng của nền kinh tế thế giới. Do đó để phát triển thì các quốc gia đều phải đi theo xu hướng tất yếu của thời đại. Đối với Việt Nam nước ta hiện nay, để nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì hoạt động nhập khẩu được thừa nhận là phương tiện thúc đẩy quan trong. Thông qua việc nhập khẩu hàng hoá chúng ta có thể thừa hưởng , tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đai, tiên tiến của thế giới. Do vậy cần phải có những công cụ quản lý tốt lĩnh vực hoạt động này nhằm thực hiện đúng chính sách nhập khẩu có chọn lọc của nhà nước và đồng thời phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết vấn đề này mỗi doanh nghiệp kinh doanh XNK phải không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu.
Với những trang bị về mặt kiến thức khoa học thu nhận được trong quá trình học tập tại Viện đại học Mở HN, cùng với kiến thức thực tiễn lĩnh hội và tích luỹ được trong quá trình thực tập tại công ty XNK thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Hồng Phương, em đã hoàn thành song khoá luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi nhất định, khoá luận đã giải quyết được những vấn đề sau:
Về lý luận: Khoá luận đã đưa ra những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói chung và cơ sở lý luận của công tác kế toán hoạt động nhập khẩu. Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình.
Về thực tiễn: Khoá luận đi sâu nghiên cứu thực trạng công ty XNK thủ công mỹ nghệ về bộ máy quản lý , bộ máy kế toán và công tác kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá.
Trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tế thực trạng hạch toán kế toán tại công ty, ở chương III, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty.
Tuy nhiên do tầm nhận thức còn chưa được sâu rộng, thời gian thực tập, nghiên cứu có hạn nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để em có những cái nhìn mới sâu sắc hơn, thực tế hơn và hữu ích hơn. Em xin bầy tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin nghi nhận tất cả sự giúp đỡ nhiệt thành và tận tâm của cô giáo Lê Thị Hồng Phương. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong phòng tài chính kế hoạch công ty XNK thủ công mỹ nghệ đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 09 tháng 07 năm 2003
Sinh viên thực hiện:
Lê Thu Hồng
Danh mục tài liệu tham khảo
PGS – TS : Nguyễn Văn Công “ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính ” – NXB tài chính, HN – 2003.
Hà Xuân Thạch - Đại học QG - TP HCM “Kế toán thương mại ”NXB tài chính ”.
Kế tóan doanh nghiệp thương mại - Đại học thương mại.
PTS Vũ Phạm Quyết Thắng- “Kinh tế đối ngoại Việt Nam, nội dung biện pháp , hiệu quả”.
PTS :Phan Trọng Phức “kế toán doanh nghiệp công nghiệp”
Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương (NXB - TP HCM).
Tạp chí kế toán 2002 – 2003.
Thông tư số 77/1998/TT/BTC.
Thông tư số 89/2002/TT- BTC
Tài liệu nội bộ trong công ty XNK thủ công mỹ nghệ.
Một số luận văn khoá trước.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33821.doc