Kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

Lời mở đầu Ngày nay, với xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang dần từng bước để hội nhập. Các mốc đánh dấu sự hội nhập ban đầu là gia nhập ASEAN và trong những năm tới sẽ là WTO; hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng đã ký kết cùng với hành trình gia nhập AFTA đang đến gần. Điều này đã và đang tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức trực tiếp cho các doanh nghiệp. Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, kinh doanh nói chung và xuất nhậ

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khẩu nói riêng là vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi các công ty phải chiến lược phát triển lâu dài; biết phối hợp một cách đồng bộ hàng loạt các giải pháp cần thiết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi, đặc biệt cho việc tính toán xác định kết quả được chính xác, công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng. Để có được những thông tin chính xác, phản ánh kịp thời hay không, và các thông tin đó có thể được sử dụng để làm cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn cho các nhà đầu tư, cá khách hàng… hay không, đòi hỏi sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm của các kế toán mỗi doanh nghiệp. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được phép sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản… và một số mặt hàng khác. Qua qúa trình nghiên cứu, tìm hiểu về công ty, xuất phát từ thực tiễn hiện nay và những kiến thức đã thu nhận được, em nhận thấy hoạt động xuất khẩu là hoạt động rất quan trọng đối với công ty nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó, em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu”. Bố cục của Luận văn tốt nghiệp như sau: Phần 1: Lý luận chung về kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Phần 2: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Phần 1 lý luận chung về kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Sự cần thiết phải quản lý và kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu . 1.1.1. Khái niệm. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau, khái niệm về hoạt động xuất khẩu được hiểu theo nhiều nghĩa. Song ta có thể định nghĩa như sau: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động bán hàng ra nước ngoài, bao gồm cả trường hợp “ tạm nhập tái xuất”, kể cả xuất khẩu tại chỗ. Tạm nhập tái xuất được hiểu là hàng đã nhập về trong nước, không phải chế biến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước, sau khi nhập giao ngay hàng đó cho người mua nước ngoài thứ 3. Như vậy, khái niệm về hoạt động xuất khẩu là hoạt động mà sản phẩm không chỉ tiêu thụ trên thị trường nước ngoài, mà tiêu thụ ngay trên thị trường nội địa. Sản phẩn tiêu thụ rất đa dạng, bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ. 1.1.2. ý nghĩa. Là một hoạt động thương mại Quốc tế, xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là hoạt động để một quốc gia có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Như vậy, hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa sau: - Xuất khẩu có vai trò tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có vốn, đặc biệt đối với nước ta. Nguồn vốn này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, song nguồn quan trọng nhất, hiệu quả nhất chính là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. - Hoạt động xuất khẩu giúp cho một nước có thể khai thác hiệu quả lợi thế thương mại, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Nó giúp cho một quốc gia mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất. - Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất của các nước thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện phân công hoá, chuyên môn hoá trong sản xuất. - Xuất khẩu tác dụng tích cực đến việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để thúc đẩy và mở rộng mối kinh tế đối ngoại. - Riêng đối với các doanh nghiệp, xuất khẩu đóng vai trò là động lực để thúc đẩy hoạt động đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, cải thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao trình độ đội ngũ công nhân viên, để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp , tạo chỗ đứng trên thị trường. 1.1.3 . Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này có thể bán cho một quốc gia khác, là cầu nối giữa sản xuất trong nước và tiêu dùng nước ngoài. Với tính chất đó, hoạt động xuất khẩu có các đặc điểm sau: - Thời điểm lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hóa nội địa, do phải tiến hành qua 2 giai đoạn: giai đoạn tạo nguồn hàng và giai đoạn bán hàng xuất khẩu. - Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những hàng hoá, dịch vụ chủ yếu thuộc thế mạnh trong nước, như nguyên vật liệu, hải sản, lâm sản, khoáng sản..., hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu, các hàng chế biến... - Xuất khẩu thường được thực hiện theo 2 phương thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. - Giá xuất khẩu đựoc tính theo nhiều giá, chủ yếu là giá CIF, và giá FOB. Đối với giá CIF, trị giá hàng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua. Giá FOB, trị giá giao nhận hàng tại biên giới nước bán. - Thời điểm giao, nhận hàng và thanh toán thường có khoảng cách dài, thời điểm thanh toán tiền hàng có thể là trả trước, trả ngay, trả sau hoặc trả kết hợp tuỳ vào hợp đồng thương mại đã ký kết giữa hai bên. + Trả trước là sau khi hợp đồng được ký kết hoặc sau khi bên xuất khẩu nhận được đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, khi hàng chưa giao cho bên nhập khẩu thì bên nhập khẩu đã giao cho bên xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ số tiền hàng. + Trả ngay là việc thanh toán toàn bộ giá trị hàng hóa trong khoản thời gian từ lúc chuẩn bị hàng để bốc lên tàu cho đến lúc hàng đó đến tay người mua. + Trả sau là việc bên nhập khẩu thanh toán giá trị tiền hàng xuất khẩu sau khi hàng giao trong một khoảng thời gian nhất định. - Có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu như phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức mở L/C, song phương thức chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư điện tử ( mở L/C). - Giá cả thanh toán do 2 bên thoả thuận, và ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương dựa trên quy định trong INCOTERMS 2000. - Các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị xuất khẩu được phản ánh bằng ngoại tệ .Vì vậy mức độ thực hiện các chỉ tiêu không chỉ lệ thuộc vào kết quả hoạt động ngoại thương mà còn bị chi phối bởi sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ, và phương pháp kế toán xuất khẩu. Đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế là những ngoại tệ mạnh có khả năng thanh toán trên thị trường quốc tế như: USD, GBP, DEM, JPY,... - Hai bên mua và bán có pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh cảu từng nước và luật thương mại quốc tế. 1.1.4. Các hình thức xuất khẩu. Có 2 hình thức xuất khẩu: *Xuất khẩu theo Nghị định thư (Hiệp định): Đây là quan hệ kinh tế giữa Chính phủ Việt Nam với nước ngoài, kí kết Nghị định thư hay Nghị định thương mại về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Nghị định thư được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị. Sau khi kí Nghị định thư, Chính phủ sẽ tiến hành lập kế hoạch và giao chỉ tiêu cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng. Số ngoại tệ thu được thông qua hoạt động xuất khẩu, thì doanh nghiệp có thể được sử dụng, bán cho Nhà nước hay nộp lại cho Nhà nước tuỳ theo quy định của từng thời kỳ. Nếu phải nộp lại cho Nhà nước thì doanh nghiệp nộp vào quỹ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ thương mại và sau được thanh toán bằng tiền Việt Nam theo quy định của Bộ thương mại. Hình thức xuất khẩu này không khuyến khích các doanh nghiệp do lợi nhuận thu được không cao, và còn bị phụ thuộc vào Chính phủ. *Xuất khẩu ngoài Nghị định thư (ngoài Hiệp định): Đây là hình thức kí kết hợp đồng thương mại giữa các đơn vị kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài, không cần thông qua Nghị định thư hay Hiệp định. Nhưng hàng hoá xuất khẩu phải tuân theo Nghị định của Nhà nước. Đồng thời các đơn vị xuất khẩu phải làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đặc biệt là thuế xuất khẩu. Khi xuất khẩu, số ngoại tệ thu được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc bán cho Nhà nước theo quy định của từng thời kì. Hình thức xuất khẩu này cho phép các doanh nghiệp được quyền chủ động tìm kiếm khách hàng, thực hiện hợp đồng. Hoạt động này đem lại lợi ích kinh tế lớn cho các doanh nghiệp và ít chịu tác động từ phía Nhà nước, song nó cũng hàm chứa nhiều rủi ro trong quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài. 1.1.5. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu. *Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, kí kết hợp đồng với nước ngoài trực tiếp giao hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở sự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán, xác định phạm vi kinh doanh, nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước. Những đơn vị kinh doanh theo phương thức này là các đơn vị có uy tín lớn trên thị trường Quốc tế, có am hiểu về hoạt động xuất khẩu. *Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác. Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó các đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ một đơn vị xuất khẩu có uy tín trên thị trường thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho mình. Theo định nghĩa, có 2 bên thamgia hoạt động xuất khẩu uỷ thác: + Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): Là bên có đầy đủ điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu. Bên uỷ thác đóng vai trò là người sử dụng dịch vụ. + Bên nhận uỷ thác xuất khẩu: bên nhận uỷ thác xuất khẩu là bên đứng ra thay mặt cho bên uỷ thác kí kết, thực hiện hợp đồng với người nước ngoài. Bên nhận uỷ thác đóng vảai trò là người cung cấp dịch vụ, được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận của 2 bên trong hợp đồng uỷ thác và phải nộp thuế giá trị gia tăng. 1.1.6. Các phương thức thanh toán trong hoạt động xuất khẩu. Phương thức thanh toán được hiểu là cách thức nhận trả tiền trong dịch vụ mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng trong giao dịch buôn bán, và phương thức nào được áp dụng là phụ thuộc vào thông lệ quốc tế và điều khoản trong hợp đồng kinh tế. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động ngoại thương bao gồm: * Phương thức chuyển tiền (Remittance). Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó, khách hàng (người nhập khẩu) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương tiện chuyển tiền có thể là điện báo hoặc bằng thư, thông qua các Ngân hàng trung gian, do vậy phải trả phí cho Ngân hàng. Các bên tham gia phương thức thanh toán này bao gồm: người nhập khẩu, người xuất khẩu, Ngân hàng chuyển tiền đến, Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền. Có thể khái quát trình tự tiến hành nghiệp vụ thanh toán này qua sơ đồ 3 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý 1 Bên xuất khẩu Bên nhập khẩu 2 3 4 sau: (Sơ đồ số 1) Sơ đồ số 1: Trình tự thanh toán theo phương thức chuyển tiền (1): 2 bên thực hiện giao dịch thương mại. (2): Bên nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển tiền xuất khẩu. (3): Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của người xuất khẩu tại Ngân hàng đại lý và gửi giấy báo Nợ cho người chuyển tiền. (4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người xuất khẩu và gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu. *Phương thức ghi sổ. Phương thức ghi sổ là phương thức mà trong đó, người bán (người xuất khẩu) mở một tài khoản để ghi nợ cho người mua sau khi người bán hoàn thành thủ tục giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ (tháng, quý, năm) người mua trả tiền cho người bán. Phương thức này có đặc điểm sau: + Đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của Ngân hàng với chức năng là mở tài khoản để thanh toán và thực thi thanh toán. + Người bán mở tài khoản để thanh toán. Nếu người mở tài khoản thì tài khoản ấy chỉ để theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. + Phương thức này chỉ có lợi cho người mua. áp dụng phương thức này nếu rủi ro xảy ra thì người xuất khẩu phải chịu phần thiệt thòi. ở người xuất khẩu, áp dụng phương pháp này sẽ được tín dụng nhập khẩu và có quyền từ chối không thanh toán nếu hàng không đúng phẩm chất, quy cách theo hợp đồng. 3 Ngân hàng bên nhập khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu 3 2 1 Người xuất khẩu Người nhập khẩu 3 Sơ đồ trình tự hạch toán (Sơ đồ số 2) Sơ đồ số 2: Phương thức ghi sổ (1): Người xuất khẩu giao hàng hoá, dịch vụ cùng các chứng từ thanh toán. (2): Báo Nợ trực tiếp. (3): Người mua định kỳ thanh toán cho người bán. Ngân hàng bên xuất khẩu gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu, Ngân hàng bên nhập khẩu gửi giấy báo Nợ cho bên nhập khẩu. *Phương thức nhờ thu. Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó, người xuất khẩu sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên nhập khẩu thì sẽ kí phát hối phiếu đòi tiền bên nhập khẩu, rồi uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở bên nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu lập ra. Phương thức thanh toán nhờ thu gồm có 2 loại: + Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán mà trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền cho người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra,còn chứng từ hàng hoá gửi thẳng cho người mua không thông qua Ngân hàng. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp người bán và người mua tin tưởng lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Đây là phương thức không được áp dụng nhiều vì nó không bảo đảm quyền lợi cho người bán, do việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khâu thanh toán nên người mua có thể nhận hàng và không thanh toán tiền hoặc trả chậm. Đối với người mua, phương thức này cùng không tiện lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hoá, người mua trả tiền trong khi không biết hàng có đúng quy cách, phẩm chất hay không. 4b 2 4b Ngân hàng đại lý Ngân hàng bên bán 1a Bên bán Bên mua 3 1b Trình tự thanh toán theo sơ đồ sau: (Sơ đồ số 3) Sơ đồ số 3: Phương thức nhờ thu phiếu trơn (1): Người bán gửi hàng và chứng từ thanh toán cho người mua, lập hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho Ngân hàng của mình đòi tiền hộ. (2): Ngân hàng bên bán gửi thư uỷ nhiệm kèm hối phiếu cho Ngân hàng đại lý. (3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu. (4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho Ngân hàng bên bán, Ngân hàng bên bán trả lại tiền cho người bán. Nếu người mua chấp nhận hối phiếu, Ngân hàng giữ lại hoặc gửi cho người bán và đòi tiền khi đến hạn. + Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó, người bán uỷ thác cho Ngân hang thu hộ tiền người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm với điều kiện là nếu người mua chưa trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu thì Ngân hàng chưa trao bộ chứng từ hàng hoá cho bên mua để nhận hàng. Trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, bên bán uỷ nhiệm cho Ngân hàng của mình ngoài việc thu hộ tiền, còn khống chế chứng từ hàng hoá đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa phương thức nhờ thu kèm chứng từ với phương thức nhờ thu phiếu trơn. Với cách khống chế này, quyền lợi của người bán được bảo vệ hơn, tuy nhiên vẫn có những điểm yếu sau: chỉ có thể khống chế được quyền định đoạt hàng hoá chứ không khống chế được việc trả tiền của người mua, vì người mua sau khi chấp nhận hối phiếu có thể chưa trả tiền khi nhận chứng từ hàng hoá hoặc không trả tiền khi tình hình thị trường hàng mua bất lợi cho họ. Và việc trả tiền quá chậm chạp, có thể kéo dài đến vài tháng. 4 1 4 1 2 Ngân hàng đại lý Bên bán Bên mua Ngân hàng bên bán 4 3 Sơ đồ trình tự theo sơ đồ: (Sơ đồ số 4) Sơ đồ số 4: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (1): Người bán giao hàng, lập chứng từ thanh toán, hối phiếu nhờ Ngân hàng thu hộ. (2): Ngân hàng bên bán chuyển cho Ngân hàng đại lý bộ chứng từ thanh toán. (3): Ngân hàng đại lý yêu cầu bên mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu. (4): Ngân hàng đại lý trao chứng từ hàng hoá sau khi người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu. Sau đó chuyển tiền cho Ngân hàng bên bán, và Ngân hàng bên bán chuyển tiền cho bên bán. * Phương thức mở L/C. Phương thức mở L/C là phương thức trong đó, Ngân hàng (Ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng ( người xin mở L/C) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nhữngquy định đề ra trong thư tín dụng. Người xuất khẩu Người nhập khẩu 5 2 8 7 1 4 3 5 6 6 Ngân hàng thông báo L/C Ngân hàng mở L/C Sơ đồ trình tự thanh toán bằng thư điện tín dụng: (Sơ đồ số 5) Sơ đồ số 5: Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (1): Người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở L/C gửi đến Ngân hàng nhất định mà 2 bên mua bán đã thoả thuận, yêu cầu Ngân hàng này trả tiền cho người bán ( người xuất khẩu) nếu người xuất khẩu nộp bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong L/C. (2): Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C, mở L/C và thông báo cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài (Ngân hàng thông báo) để thông báo cho người xuất khẩu biết về thư tín dụng đó. (3): Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về L/C đó, khi nhận được bản gốc thư tín dụng gửi ngay cho người xuất khẩu. (4): Người xuất khẩu sau khi nhận và kiểm tra kỹ nội dung trongL/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng hóa cho người nhập khẩu theo L/C. Nếu không chấp nhận mà cần sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì điện sửa đổi cho Ngân hàng mở L/C đề nghị người nhập khẩu sửa lại, hoặc điện sửa đổi thẳng đến người nhập khẩu cho phù hợp với hợp đồng. Mọi sửa đổi nội dung phải có sự xác nhận của Ngân hàng mở L/C mới có hiệu lực. (5): Sau khi giao hàng cho người nhập khẩu, hoặc chủ phương tiện vận tải, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C, xuất trình qua Ngân hàng thông báo cho Ngân hàng mở L/C xin thanh toán trong thời hạn xuất trình của chứng từ. (6): Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho Ngân hàng mở L/C để Ngân hàng này trả tiền cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp thì Ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (7): Ngân hàng mở L/C chuyển giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng. (8): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì hoàn trả tiền cho Ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế, vì phương thức này đảm bảo được quyền lợi ích cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. 1.1.7. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu. * Giá cả. Giá cả là yếu tố quan trọng trong hợp đồng ngoại thương, là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí và rủi ro, được quy định trong Luật buôn bán Quốc tế (INCOTERMS 2000). Tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên mà giá cả có thể bao gồm nhiều yếu tố: giá trị hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác... Căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể có 4 nhóm: C, D. E. F. + Nhóm C: người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP). + Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng đến địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP). + Nhóm E: Hàng hoá thuộc quyền của người mua tại địa điểm của người bán (EXW). + Nhóm F: Người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chyển quốc tế (FoB, FCA, FAS). Trong buôn bán ngoại thương sử dụng phổ biến 2 loại giá: FOB, CIF. - Giá FOB là giá giao hàng tại cảng người xuất khẩu. Như vậy, giá FOB bao bồm giá thực tế hàng xuất khẩu và các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng lên tàu. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Người bán không chịu trách nhiệm kể từ khi hàng được chất lên phương tiện vận chuyển. - Giá CIF là giá giao tại cảng người mua. Giá cả hàng hoá bao gồm trị giá hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng và chi phí bảo hiểm. Người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuắt khẩu, trả các phí tổn và phí vận chuyển cần thiết, và mua bảo hiểm hàng hải. *Tiền tệ. Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiêng tệ mạnh để thanh toán, điều khoản này được quy định rõ trong hợp dồng. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. 1.2. Yêu cầu quản lý hoạt động lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu rất phức tạp, nên việc quản lý lưu chuyển hàng hoá cần được quan tâm. Để quản lý tốt lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong nội bộ doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần đảm bảo những điều cơ bản sau: - Có đội ngũ công nhân viên hiểu biết nhất định về các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, bảo đảm thực hiện tốt, đúng Luật thương mại Quốc tế. - Thường xuyên kiểm tra các đơn vị trong quá trình kinh doanh hàng xuất khẩu. - Có sự tách biệt giữa người quản lý hàng tồn kho, người quản lý vốn bằng tiền… với người ghi chép các nghiệp vụ liên quan. Ngoài ra còn phân công một số nhân viên làm nhiệm vụ ghi sổ để kiểm tra công việc của người này thông qua công việc của người kia. 1.3. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. * Yêu cầu hạch toán hàng xuất khẩu. Hạch toán hàng xuất khẩu cần thực hiện những yêu cầu sau: - Theo dõi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, từ khi mua hàng xuất khẩu, xuất khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu, từ đó kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Mở sổ theo dõi, ghi chép, phản ánh chi tiết theo từng hợp đồng xuất khẩu từ khi đàm phán, ký kết đến khi thanh toán và quyết toán hợp đồng. - Tính toán, xác định chính xác giá mua hàng xuất khẩu, thuế và các khoản chi có liên quan đến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả nghiệp vụ xuất khẩu. * Nguyên tắc hạch toán. -Giá xuất hàng xuất khẩu: theo giá bình quân, FIFO, LIFO, ... -Giá bán hàng xuất khẩu là giá ghi trên hoá đơn. Doanh nghiệp bán theo giá nào thì ghi theo giá đó. - Đối với số ngoại tệ thu được phải quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá khoán hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố. - Đối với hàng xuất khẩu khi mua hàng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu thuế suất GTGT 0% thì được hoàn thuế GTGT đầu vào (trừ hàng nông, lâm, thuỷ hải sản mua của người nông dân). 2. Kế toán quá trình tạo nguồn hàng xuất khẩu. 2.1. Các phương thức tạo nguồn hàng. Nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá, dịch vụ của đơn vị, tổ chức, cá nhân có khả năng xuất khẩu. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể tự sản xuất, có thể thu gom hoặc ký kết hợp đồng thu mua với khách hàng. Tuỳ theo đặc điểm của từng loại hàng hoá và từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một hình thức thu gom phù hợp. Nguồn hàng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng, và uy tín của bên xuất khẩu, do vậy đây là khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Các phương thức tạo nguồn hàng xuất khẩu: * Các đơn vị trực tiếp sản xuất, gia công, chế biến: Theo phương thức này, doanh nghiệp tự mua nguyên vật liệu, mua sắm dây chuyên sản xuất để sản xuất sản phẩm, gia công, chế biến. Sản phẩm tạo ra có thể do daonh nghiệp nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng mà sản xuất, hoặc do doanh nghiệp sản xuất căn cứ vào đơn đặt hàng ký kết với người nước ngoài. * Mua trực tiếp: Theo phương thức này, doanh nghiệp cử cán bộ thu mua trực tiếp tìm nguồn hàng và lý kết hợp đồng mua hàng. Các đơn vị xuất khẩu trực tiếp khai thác, tổ chức giao nhận hàng và mua hàng tại địa điểm bán của người cung cấp. Nhà cung cấp có thể là các cá nhân nhỏ lẻ tại các địa phương hoặc dơn vị sản xuất lớn trên thị trường. * Đặt hàng gia công xuất khẩu: Theo phương thức này, doanh nghiệp xuất khẩu sau khi mua hàng về, sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, giao vật tư, nguyên liệu cho các đơn vị gia công để sản xuất theo hợp đồng. Sau khi kết thúc thời gian gia công, hai bên tiến hành giao hàng, thanh toán tiền hàng và thanh lý hợp đồng gia công hàng xuất khẩu. * Chuyển hàng thu mua: Trên cơ sở hợp đồng, định lỳ bên bán chuyển hàng đến cho đơn vị xuất khẩu; hoặc đến thời hạn quy định của xuất khẩu, người bán chuyển hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. * Hàng đổi hàng: Theo phương thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu ký kết hợp đồng đổi hàng với các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu. Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, các doanh nghiệp giao hàng và đổi lấy hàng xuất khẩu. Khoản chênh lệch về giá trị hàng hoá trao đổi sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Hàng hoá trao đổi thường là máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. 2.2. Kế toán quá trình tổ chức nguồn hàng. 2.2.1. Tính giá hàng nhập kho. Tính giá hàng xuất khẩu là công tác quan trọng trong việc tổ chức nguồn hàng xuất khẩu, đòi hỏi phải tính giá chính xác giá trị hàng hoá lưu chuyển. Nguyên tắc tính giá là giá gốc, tức là giá bao gồm toàn bộ chi phí hình thành lên sản phẩm, hàng hoá cho đến khi nhập kho. Giá gốc là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm và nhập kho chờ xuất khẩu. Giá gốc của hàng nhập kho chờ xuất khẩu được xác định tuỳ theo từng nguồn hàng nhập: * Đối với hàng mua ngoài thì giá gốc bao gồm: Giá gốc = Giá mua ghi trên hoá đơn người bán + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Các khoản giảm trừ hàng mua, hàng bán trả lại + Giá mua ghi trên hoá đơn có thuế GTGT nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá mua không bao gồm thuế GTGT. + Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ nơi mua về doanh nghiệp, chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo hiểm, hao hụt trong định mức khi mua, tiền công tác phí cho người đi mua... * Đối với hàng gia công xong nhập kho thì giá trị hàng nhập kho là giá thực tế xuất kho và chi phí phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển bốc dỡ, tiền thuê gia công, chi phí nhân viên... * Đối với hàng tự sản xuất: Giá trị hàng nhập kho là giá thành sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí quản lý chung phân bổ) và các chi phí khác. 2.2.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ. Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng văn bản về các nghiệp vụ kế toán tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Thông qua việc lập chứng từ, kế toán kiểm tra được tính chất hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán là căn cứ để thực hiện việc ghi sổ và lập báo cáo. Đối với nhà quản lý, chứng từ giúp nhà quản lý có thông tin kịp thời, chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh. Chứng từ kế toán còn là căn cứ để xác minh nghĩa vụ kiểm tra kế toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế có thể xảy ra. Các chứng từ sử dụng bao gồm: - Chứng từ gốc: Tuỳ theo nguồn hàng nhập mà chứng từ có thể khác nhau. + Hàng mua ngoài: sử dụng Hoá đơn GTGT (đơn vị tính thuế theo phương pháp khấu trừ), hoặc sử dụng Hoá đơn bán hàng (đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp). + Đối với hàng hoá là nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến, người bán không có Hoá đơn thì người mua phải lập Bảng kê hàng hoá mua vào làm cơ sở để khấu trừ thuế GTGT. Khi hàng này được xuất khẩu thì không được hoàn thuế GTGT. + Đối với hàng nhập khẩu: Chứng từ sử dụng là Hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu. + Hàng thuê ngoài gia công chế biến: hợp đồng gia công chế biến. - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá, sản phẩm. - Phiếu nhập kho: do bộ phận cung ứng lập (hàng mua ngoài), bộ phận sản xuất lập (hàng tự sản xuất), hoặc do kế toán hàng tồn kho lập. *Quy trình lập và luân chuyển chứng từ như sau: Nghiệp vụ nhập kho Người giao hàng Đề nghị nhập Ban kiểm nghiệm Lập biên bản KN Cán bộ CƯ Lập phiếu NK Phụ trách CƯ Ký PNK Thủ kho Kiểm nhận hàng Kế toán HTK Ghi sổ BQ, LT 2.2.3. Hạch toán chi tiết quá trình tạo nguồn hàng. Hạch toán chi tiết là việc ghi chép sự biến động thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất, tồn cả về hiện vật và giá trị của từng loại hàng hoá trong doanh nghiệp. Việc hạch toán được tiến hành tại 2 nơi: Kho và phòng kế toán. Tuỳ vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp về cơ cấu mặt hàng, mức độ biến động, trình độ nhân viên kế toán, mà doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp : thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, và sổ số dư. * Theo phương pháp thẻ song song. - Nguyên tắc hạch toán: +ở kho: thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của sản pphẩm,hàng hoá về hiện vật trên thẻ kho Thẻ kho (Phụ lục). +Phòng kế toán: Kế toán hàng tồn kho ghi chép biến động của sản phẩm, hàng hoá cả về hiện vật và giá trị trên sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá.._. Mỗi loại sản phẩm, hàng hóa ghi ít nhất 1 trang sổ chi tiết. Sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá (Phụ lục). - Trình tự hạch toán: (Sơ đồ số 7) +ở kho: căn cứ vào Phiếu nhập kho, xuất kho, thủ kho thực hiện nhập xuất sản phẩm về hiện vật. Cuối ngày và định kỳ, ghi vào thẻ kho cho từng loại sản phẩm, hàng hoá. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi ghi xong Thẻ kho chuyển chứng từ cho kế toán hàng tồn kho thông qua Bảng giao nhận chứng từ. Thủ kho thường xuyên đối chiếu giữa số tồn sản phẩm thực tế với số tồn về hiện vật trên các Thẻ kho Cuối tháng, thủ khi tính ra số tồn về hiện vật trên các Thẻ kho +Phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán HTK ghi giá trị tính thành tiền. Kế toán HTK ghi vào sổ chi tiết vât liệu cả về hiện vật và giá trị cho từng loại sản phẩm. Cuối tháng, tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết sản phẩm. Lập kế hoạch đối chiếu số liệu với thủ kho và kế toán tổng hợp. Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn (Phụ lục). Phiếu NK, XK Sổ kế toán tổng hợp Thẻ kho Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp N-X-T Sơ đồ số 7: Sơ đồ hạch toán chi tiết thẻ song song 2.2.4 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Trình tự hạch toán (sơ đồ số 8) - Kho: Giống thẻ song song. - Phòng kế toán Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được chứng từ do thủ kho chuyển đến ghi đơn giá tính thành tiền. Kế toán phân loại chứng từ thành 2 loại: loại chứng từ nhập để lập Bảng kê nhập cả về hiện vật và giá trị. Loại chứng từ xuất để lập Bảng kê xuất cả về hiện vật và giá trị. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê nhập, xuất vào sổ đối chiếu luân chuyển cho từng loại sản phẩm. Cuối tháng tính ra số tồn cả về hiện vật và giá trị cho từng loại sản phẩm trên sổ đối chiếu luân chuyển. Số tồn cuối tháng này là số tồn đầu tháng sau. Cuối tháng kế toán lập kế hoạch đối chiếu số liệu. Sổ đối chiếu luân chuyển (Phụ lục) PNK Bảng tổng hợp NXT Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Bảng kê nhập Sổ kế toán tổng hợp Thẻ kho PXK Sơ đồ số 8: Sơ đồ trình tự hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển * Phương pháp sổ số dư Trình tự hạch toán (Sơ đồ số 9) - ở kho: Về cơ bản giống như phương pháp thẻ song song. Nhưng cuối tháng, trên cơ sở số liệu của Thẻ kho của sản phẩm, hàng hoá tồn cuối tháng, thủ kho vào Sổ số dư cho từng loại sản phẩm, hàng hóa về hiện vật. Sau khi lập xong Sổ số dư, chuyển cho kế toán. - Phòng kế toán: Hàng ngày hay định kỳ, kế toán nhận chứng từ do thủ kho chuyển, ghi đơn giá, tính thành tiền. Phân loại chứng từ theo định kỳ. Tổng hợp số liệu về giá trị, ghi vào Bảng luỹ kế NXT. Cuối tháng tính ra số tiền trên Bảng kê luỹ kế NXT của từng loại sản phẩm, hàng hoá. Cuối tháng, sau khi nhận được Sổ số dư do thủ kho chuyển đến, kế toán ghi đơn giá tính thành tiền của từng loại sản phẩm trên Sổ số dư. Sau đó đối chiếu số liệu giữa Bảng kê luỹ kế NXT với Sổ số dư về giá trị cho từng loại sản phẩm. Sổ số dư (phụ lục) Bảng luỹ kế nhập xuất tồn (Phụ lục). Phiếu giao nhận chứng từ nhập PNK Thẻ kho PXK Sổ số dư Bảng luỹ kế NXT Phiếu giao nhận chứng từ xuất Sổ kế toán tổng hợp Sơ đồ số 9: Sơ đồ trình tự hạch toán theo phương pháp sổ số dư 2.2.5. Hạch toán tổng hợp quá trình tạo nguồn hàng. Sản phẩm hàng hoá có thể được doanh nghiệp kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập xuất, nhưng cũng có thể doanh nghiệp kiểm kê một lần vào cuối kỳ. Tương ứng với hai phương pháp kiểm kê trên, trong kế toán sản phẩm, hàng hoá có 2 phương pháp hạch toán tổng hợp là Kê khai thường xuyên và Kiểm kê định kỳ. Phương pháp Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có tính hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá, sản phẩm trên sổ kế toán. Giá trị sản phẩm, hàng hoá trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kì thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Phương pháp này áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn. Phương pháp Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng hoá cuối kỳ và từ đó tính ra giá trị xuất sử dụng trong kỳ. Theo phương pháp này, trong kỳ kế toán chỉ theo dõi, phản ánh hàng hóa nhập. Giá trị hàng hoá nhập không được phản ánh trên Tài khoản hàng tồn kho mà phản ánh trên Tài khoản riêng trung gian. Phương pháp Kiểm kê định kỳ thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tư hàng hoá, đơn giá thấp, và xuất nhập kho nhiều lần. * Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán. + Phương pháp Kê khai thường xuyên. Kế toán sử dụng các Tài khoản sau: TK” 151: Hàng mua đang đi đường. TK” 155 : Thành phẩm TK” 156 : Hàng hoá. TK” 133 : Thuế GTGT được khấu trừ TK” 111, 112, 331... + Phương pháp kiểm kê định kỳ: TK” 611: Mua hàng. TK” 155, 156,157,133 Hàng ngày kế toán phản ánh các nghiệp vụ nhập mua hàng, kế toán sử dụng TK” 611. Còn các TK” 155, 156, 157 chỉ sử dụng để phản ánh hàng hoá tồn đầu kỳ và hàng tồn cuối kỳ. * Chú ý: Đối với hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại kế toán ghi giảm trực tiếp trên TK” 611. Nợ TK” 331… Có TK” 611 Giá trị thực tế hàng gia công hoàn thiện; nhập kho sản phẩm hoàn thành Giá mua hàng nhập kho TK” 133 Thuế GTGT TK” 157 Thuế GTGT Giá mua hàng chuyển thẳng đi bán TK” 154 TK”155, 157 TK”111, 112, 331 TK” 156 TK “632 Giá vốn hàng bán TK” 151,155, 1561, 157 TK” 611 Đầu kỳ kết chuyển hàng tồn kho TK” 111, 112,331 TK”133 Hàng mua trong kỳ Thuế GTGT TK” 631 Sản phẩm nhập kho TK” 151,155, 1561, 157 Kết chuyển cuối kỳ TK”151 Giá trị hàng mua đang đi đường CK TK” 632 Giá vốn hàng bán Sơ đồ số 10: Sơ đồ hạch toán quá trình tạo nguồn hàng theo phương pháp KKTX Sơ dồ số 11: Sơ đồ trình tự hạch toán quá trình tạo nguồn hàng theo phương pháp KKĐK 3. Hạch toán quá trình xuất khẩu hàng hoá. 3.1. Những vấn để chung về xuất khẩu hàng hoá. 3.1.1. Thời điểm xác định hàng hoàn thành xuất khẩu. Đó là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ, hoặc có quyền đòi tiền ở người nhập khẩu. Do vậy, thời điểm ghi chép hoàn thành xuất khẩu là khi hàng hóa hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và dời ga, biên giới, cầu cảng. * Hàng được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau: - Hàng xuất bán cho thương nhân nươc ngoài theo hợp đồng đã ký. - Hàng gửi đi triển lãm sau đó bán thu bằng ngoại tệ - Hàng bán cho du khách nước ngoài, Việt kiều. - Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển , máy bay cho người nước ngoài. - Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các Hiệp định, Nghị định thư do Nhà nước ký kết với nước ngoài. * Tuỳ theo phương thức giao nhận hàng, thời điểm xác định hàng hoàn thành xuất khẩu như sau: - Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển : là thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục xuất khẩu để dời cảng. - Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt: hàng xuất khẩu được tính từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. - Nếu hàng vận chuyển bằng đường hàng không: hàng xuất khẩu được xác định từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan. - Hàng đưa đi hội chợ triển lãm: hàng xuất khẩu được tính khi hoàn thành thủ tục bán thu bằng ngoại tệ. 3.2. Hạch toán quá trình xuất khẩu. 3.2.1. Trình tự, thủ tục xuất khẩu hàng hoá. Ký kết hợp đồng xuất khẩu Mua bảo hiểm hàng hoá Giao hàng hoá theo địa điểm giao hàng Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiếu nại (nếu có) Yêu cầu bên nhập khẩu mở L/C , kiểm tra L/C(nếu hợp đồng quy định sử dung phương thứ này) Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải(nếu cần), tiến hành tập trung hàng hoá, đóng bao bì, kí mã hiệu hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá Làm thủ tục hải quan - Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của hoạt động ngoại thương. Một nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá được tiến hành theo trình tự , thủ tục sau: 3.2.2. Chứng từ sử dụng trong kế toán xuất khẩu hàng hoá: Chứng từ trong xuất khẩu hàng hoá bao gồm: bộ chứng từ thanh toán, các chứng từ ngân hàng, các chứng từ xuất hàng... Bộ chứng từ thanh toán bao gồm: - Hóa đơn thương mại: là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán - Bảng kê đóng gói: là bảng kê khai tất cả hàng hoá đựng trong một kiện hàng - Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hoá. - Giấy chứng nhận phẩm chất: là chứng từ xác nhận phẩm chất của hàng hoá thực giao và chứng minh phẩm chất cuả hàng hoá phù hợp với hợp đồng. - Giấy chứng nhận số lượng - Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế - Giấy chứng nhận bảo hiểm - Tờ khai hải quan - Vận đơn đường biển, vận đơn đường không: chứng nhận của đơn vị vận tải về loại hàng, số lượng, nơi đến, nơi đi. 3.2.3. Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, kế toán sử dụng các tài khoản: TK” 151, 156, 157 TK” 632, 511, 131, 331, 413 TK 413 chỉ sử dụng vào cuối kỳ khi đánh giá lại các khoản mục có gốc tiền tệ. 3.2.4. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 3.2.4.1. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp :(Sơ đồ số 12 ) *Phương pháp KKTX: - Giao hàng để xuất khẩu Nợ TK” 157 Nợ TK” 632 Có TK” 1561, 151 -Xác định doanh thu hàng xuất khẩu: Nợ TK” 1112, 1122, 131 Nợ TK” 635: chênh lệch giảm tỷ giá ngoại tệ Có TK” 511 Có TK” 515: chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK” 007 - Kết chuyển giá vốn: Nợ TK” 632 Có TK” 157, 1561,151 - Đối với số ngoại tệ nếu doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước thì được nhà nước thanh toán lại bằng tiền Việt Nam. Nợ TK” 1111, 1121 Có TK” 1112, 1122 - Đối với thuế xuất khẩu + Nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá FOB Nợ TK” 511 Có TK” 3333 + Nếu doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF Nợ TK” 138 Có TK” 3333 Khi hàng được coi là xuất khẩu, kết chuyển thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK” 511 Có TK” 138 - Nếu doanh nghiệp được hoàn lại thuế giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Nợ TK” 111, 112 Có TK” 133 TK”111, 112,331 TK”151,156 TK”632 TK”157 (1) (3) (2) TK” 3333 TK”111, 112 (10) TK” 157 (8) TK”511 (9) (7) (4) TK” 515 (5) TK” 635 (6) Sơ đồ số 12: Sơ đồ hạch toán quá trình xuất khẩu trực tiếp (1): Hàng xuất khẩu nhập kho hoặc hàng mua chuyển thẳng (giá CIF) (2): Hàng xuất kho hoặc hàng mua chuyển thẳng xuất khẩu (giá FOB) (3): Giá vốn hàng bán (CIF) (4): Ghi nhận doanh thu. (5): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng. (6): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm. (7): Phản ánh thuế xuất khẩu(FOB) (8): Phản ánh thuế xuất khẩu(CIF) (9): Thuế xuất khẩu khi hàng xuất khẩu theo giá CIF đã được xác định doanh thu. (10): Nộp thuế XK *Phương pháp KKĐK Tương tự phương pháp KKTX, tuy nhiên giá vốn ghi nhận vào thời điểm cuối kỳ. 3.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất khâủ uỷ thác. * Những vấn đề chung về xuất khẩu uỷ thác. Bên uỷ thác sau khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Khi hàng thực xuất khẩu phải có chứng nhận của hải quan. Bên nhận uỷ thác xuất khẩu lập Hoá đơn GTGT đối với số hoa hồng được hưởng với thuế suất 10 %. Bên uỷ thác ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, còn bên nhận uỷ thác ghi nhận thuế GTGT phải nộp. Giá tính thuế GTGT là toàn bộ hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ ( nếu có) chưa có thuế GTGT. Số thuế xuất khẩu phải nộp theo quy định bên nhận uỷ thác phải chịu trách nhiệm thanh toán với Nhà nước. Khi thực hiện xong nghiệp vụ xuất khẩu, bên nhận uỷ thác phải chuyển cho bên uỷ thác các chứng từ: - Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác. - Hoá đơn thương mại. - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan hải quan. - Hoá đơn GTGT về số hoa hồng được hưởng. * Trình tự hạch toán tại đơn vị giao uỷ thác: - Xuất hàng giao cho đơn vị nhận uỷ thác Nợ TK” 157 Có TK” 1561, 155, 154 - Khi nhận được tiền của đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu. Nợ TK” 1112, 1122, 131 Có TK” 511 Đồng thời ghi Nợ TK” 007, Sổ chi tiếtTK” 131 - Kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK” 632 Có TK” 157 - Tính thuế xuất khẩu phải nộp. Nợ TK” 511 Có TK” 3333 (Có thể uỷ nhiệm cho bên nhận uỷ thác nộp thuế XK hộ Nợ TK” 131 Có TK” 111,112 Khi nhận được thông báo đã nộp Nợ TK” 511 Có TK” 3333 Kết chuyển số thuế xuất khẩu nhờ nộp hộ Nợ TK” 157 Có TK” 1561, 155, 154 - Tính hoa hồng uỷ thác XNK trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu. Nợ TK” 641 Nợ TK” 133 Có TK” 1111,1112 * Đơn vị nhận uỷ thác - Khi nhận hàng của đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu, nếu xuất khẩu theo giá CIF hàng chưa được xác định là tiêu thụ. Nợ TK 003 - Nếu hàng hoá nhận xuất khẩu theo giá FOB thì không cần ghi vào TK” 003. - Khi nhận tiền hàng của khách hàng nước ngoài thanh toán Nợ TK” 1112, 1122 Có TK” 331 Đồng thời ghi Nợ TK” 007, Có TK” 003 - Nếu đơn vị giao uỷ thác nhờ nộp thuế hộ Nợ TK” 331 Có TK” 111,112 - Xác định hoa hồng uỷ thác xuất khẩu được hưởng, coi là doanh thu hoạt động XNK. Nợ TK” 111,112,331 Có TK” 511 Có TK” 3331 - Trả tiền cho đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu. Nợ TK” 331 Có TK” 111,112 (Có TK” 007) 4. Chuẩn mực kế toán quốc tế về lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. * Chuẩn mực về hàng tồn kho. Hàng tồn kho là các khoản chi được ghi nhận như tài sản và được theo dõi cho tới khi doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận. Việc xác định giá phí và ghi nhận các khoản khác có liên quan tới nó như một khoản chi phí (kể cả bất kì một khoản làm giảm tổng giá trị của chúng). * Chuẩn mực về ghi nhận doanh thu. Doanh thu là lợi nhuận tăng thêm trong quá trình hoạt động thông thường của một doanh nghiệp và nó được tập hợp bởi một loạt các tên gọi khác nhau bao gồm: tiền bán hàng, phí, thu tiền lãi, lợi tức được chia, đặc quyền. Doanh thu được chứa đựng tronh lợi nhuận cùng với các khoản thu nhập khác. Doanh thu được ghi nhận khi nó có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp và những lợi ích này có thể được đo lường cụ thể. Kế toán doanh thu được phát sinh từ các nghiệp vụ và sự kiện chắc chắn. 5. Đặc điểm kế toán ở một số nước về lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. 5.1.Kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu ở Mỹ. 5.1.1. Cách tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho của Mỹ được tính giá giống như kế toán Việt Nam. Tức là giá nhập được tính theo giá thực tế (giá gốc). Giá xuất được áp dụng theo 1 trong 4 phương pháp, đó là: Phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp giá đơn vị bình quân. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO). Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO). 5.1.2. Hạch toán quá trình tạo nguồn hàng trong trường hợp mua ngoài. * Phương pháp KKĐK. - Tài khoản sử dụng TK “hàng hoá tồn kho”. TK “Mua hàng”. TK “Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại”. TK “Chiết khấu mua hàng”. TK “Chi phí thu mua hàng hoá”. - Phương pháp và trình tự hạch toán (Sơ đồ số 13). + Trong kỳ, khi hàng mua về, kế toán ghi: Nợ TK “Mua hàng” Có TK “Phải trả người bán” + Khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán hoặc hàng mua trả lại, kế toán ghi: Nợ TK “Phải trả người bán” Có TK “Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại” + Đối với khoản chiết khấu ăPhương pháp giá trị gộp Kế toán ghi sổ số chiết khấu thanh toán khi chúng thực sự phát sinh Nợ TK “Phải trả người bán” Có TK “Chiết khấu bán hàng” Có TK “Tiền mặt” ăPhương pháp giá trị thuần Kế toán ghi sổ hàng mua vào theo giá thực tế sau khi trừ đi số chiết khấu được hưởng. Khi hàng nhập kho số hàng mua: Nợ TK “Mua hàng”: Ghi giá mua (-) số chiết khấu được hưởng Có TK “Phải trả người bán” Nếu thanh toán sau thời hạn thanh toán được hưởng chiết khấu: Nợ TK “Phải trả người bán” Nợ TK “Lỗ về chiết khấu thanh toán ” Có TK “Tiền mặt” * Phương pháp KKTX Tài khoản sử dụng: ngoài các tài khoản sử dụng như trong phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng tài khoản “Hàng tồn kho” để hạch toán quá trình nhập, xuất hàng hoá trong kỳ. Phương pháp hạch toán tương tự như phương pháp KKĐK. Tuy nhiên không có kết chuyển hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. 5.1.3. Kế toán doanh thu bán hàng xuất khẩu. * Kế toán doanh thu bán hàng theo phương pháp xuất khẩu trực tiếp. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm giao hàng cho bên bán - Bán hàng thu tiền ngay: Nợ TK “Tiền mặt” Có TK “Doanh thu bán hàng” - Bán hàng trả chậm: Nợ TK “Phải thu khách hàng” Có TK “Doanh thu bán hàng” * Kế toán doanh thu bán hàng theo phương pháp xuất khẩu uỷ thác. Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác, kế toán chỉ phản ánh giá trị hàng gửi bán, chưa phản ánh doanh thu. Khi bên nhận uỷ thác bán hàng và nộp tiền cho thì doanh nghiệp mới ghi bút toán doanh thu. Nợ TK “Tiền mặt” Nợ TK “Chi phí hoa hồng” Có TK “Doanh thu bán hàng” TK’ Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại TK “Hàng tồn kho” TK’ Mua hàng TK “Phải trả người bán” TK “Hàng tồn kho” Kết chuyển đầu kỳ Khi giảm giá hàng mua và trả lại hàng mua Mua hàng nhập kho TK “Chi phí thu mua” Kết chuyển chi phí thu mua cuối kỳ TK “Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại” Kết chuyển cuối kỳ Kết chuyển cuối kỳ Sơ đồ số 13: Sơ đồ hạch toán quá trình tạo nguồn hàng theo phương pháp KKĐK Đối với các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán ghi giảm phải thu khách hàng., và ghi tăngTài khoản “Doanh thu chiết khấu thanh toán”. Đối với các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, kế toán ghi trên TK “Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” ** Như vậy, ta có thể thấy sự khác nhau giữa kế toán Mỹ và kế toán Việt nam như sau: Về nguyên tắc là giống nhau khi tính giá thực tế hàng mua vào. Tuy nhiên do cách sử dụng hệ thống tài khoản khác nhau nên định khoản khác nhau. STT Chỉ tiêu Mỹ Việt Nam 1 Tài khoản sử dụng Có các TK riêng để phản ánh hàng mua (bán) bị trả lại và giảm giá hàng mua (bán) Kế toán chỉ có TK riêng để phản ánh hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. 2 Chiết khấu thanh toán Theo phương pháp giá trị thuần, chiết khấu được trừ vào giá trị hàng mua Với cách trừ vào giá trị hàng mua, kế toán gọi là chiết khấu thương mạI Tuy nhiên giống nhau về nguyên tắc ghi nhận chiết khấu, chỉ khác nhau trong cách gọi tên. 5.2. Kế toán lưu chuyển hàng xuất khẩu tại Pháp. 5.2.1. Kế toán tạo nguồn hàng xuất khẩu. * Phương pháp KKĐK. - Tài khoản sử dụng: TK’ 60: Mua hàng (chi tiết TK cấp 2) TK’ 40: Nhà cung cấp và các tài khoản có liên quan - Trình tự hạch toán theo (sơ đồ số 14) TK’ 60(601à 607) TK’ 530, 512, 401 TK” 4456 Mua hàng nhập kho Thuế GTGT trả hộ Nhà nước TK’ 530, 512, 401 Trả lại hàng nhà cung cấp TK” 4456 Sơ đồ số 14: Hạch toán quá trình tạo nguồn hàng theo phương pháp KKĐK - Đối với chiết khấu thanh toán thực hiện trên hoá đơn: Nợ TK” 60 (601 à607) Nợ TK” 4456 Có TK” 765 : Chiết khấu nhận được Có TK” 531, 512, 401 - Đối với chiết khấu thanh toán thực hiện sau hoá đơn: Nợ TK” 401 Có TK” 765 : Chiết khấu nhận được Có TK” 4456 - Kế toán chênh lệch hàng tồn kho. Kết chuyển giống như kế toán Việt Nam, song khác ở chỗ sử dụng riêng Tài khoản 6007 “Chênh lệch tồn kho hàng hoá”. * Phương pháp KKTX Trình tự hạch toán (sơ đồ số 15) TK” 531, 512, 401 TK” 60(601à607) TK” 4456 Mua hàng (tổng giá thanh toán) TK” 37 TK” 603: Chênh lệch hàng tồn kho Nhập Xuất Sơ đồ số 15: Hạch toán quá trình mua hàng hoá xuất khẩu theo phương pháp KKTX 5.2.2. Hạch toán quá trình tiêu thụ hàng xuất khẩu. Nguyên tắc hạch toán cũng giống như kế toán Việt Nam. ** Như vậy có thể thấy rằng, kế toán Việt Nam khác với kế toán Pháp, đặc biệt trong kế toán tạo nguồn hàng xuất khẩu. Kế toán Pháp sử dụng Tài khoản riêng (TK” 37) để hạch toán chênh lệch hàng nhập xuất trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang Tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa kế toán Viẹt Nam và kế toán Pháp trong quá trình hạch toán hàng xuất khẩu. Phần 2 Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 1. kháI quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại. Với hơn 30 năm lịch sử hình thành và phát triển, ra đời vào ngày 27/12/197, ban đầu là Xí nghiệp bao bì II. Trong thời gian này, doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu Nhà nước đề ra. Chính nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã khiến cho doanh nghiệp hoạt động rất khó khăn. Tình hình sản xuất kinh doanh yếu kém, kĩ thuật thiếu thốn, lạc hậu; sản phẩm doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng được nhu cầu sử dụng do chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao, gây ứ đọng vốn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp luôn trong tình trạng thua lỗ kéo dài, nợ nần chồng chất. Nhận thức thấy sai lầm của nền kinh tế cũ, nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý của Nhà nước. Không tách ra khỏi bối cảnh đó, đến năm 1991, Chính phủ tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp được tách ra hoạt động độc lập và lấy tên là Xí nghiệp liên hiệp sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của Xí nghiệp, ngày 04/06/1996, theo Quyết định số 766 và 767/TM-TCCB của Bộ Thương Mại, xí nghiệp được thành lập lại và lấy tên chính thức là Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tên giao dịch của công ty là : Production for Packing and Exporting Goods Company, viết tắt là PROMEXCO và đặt trụ sở giao dịch tai Km9, QL1A, xã Hoàng Liệt, Huyện Thanh Trì, Hà Nội (nay là phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Bước đầu trong tiến trình phát triển, công ty đã tiến hành xây dựng lại cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị sản xuất , cải tiến dây chuyền công nghệ, vực dậy mặt hàng truyền thống. Tiếp đó, công ty tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng phạm vi kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề kinh doanh. Công ty tiến hành biên giảm tinh chế, sắp xếp hợp lí hoá cơ cấu lao động, tạo ra một bộ máy làm việc hiệu quả. 1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty xuất bao bì và hàng xuất khẩu với ngành nghề kinh doanh đa dạng, tham gia vào 3 lĩnh vực hoạt động: sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ, trong đó hoạt động kinh doanh thương mại là chủ yếu. 1.2.1.Hoạt động sản xuất của công ty. Đối với công ty, hoạt động sản xuất được Ban Giám đốc rất quan tâm, chú ý. Đây là một trong những chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Công ty có 8 xí nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất. Sản phẩm chủ yếu của các xí nghiệp là các loại bao bì và các sản phẩm làm từ gỗ như: ván sàn Pơmu, ván tinh chế, gỗ ốp lát, đồ thủ công , mỹ nghệ và các đồ dùng trang trí nội thất. Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiến hành sản xuất các loại mặt hàng mới( đối với đồ thủ công mỹ nghệ và một số đồ trang trí nội thất) để giới thiệu với khách hàng. Các xí nghiệp sẽ tự tiến hành sản xuất sản phẩm, hoặc nhờ gia công chế biến, hoặc nhận sản phẩm từ bên ngoài để tiến hành gia công chế biến. Có thể khái quát chung sơ đồ sản xuất của công ty như sau Gỗ mua về Chế biến Thuê ngoài chế biến Phơi (sấy) Dọc Xẻ Bào Máy thẩm Cắt Đóng (lắp ghép) Hoàn thiện 1.2.2. Hoạt động kinh doanh thương mại. Trong lĩnh vực thương mại, công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều hàng phục vụ sản xuất lẫn tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp được bán theo 2 phương thức: bán buôn, bán lẻ với nhiều hình thức: bán thẳng, bán qua kho và gửi bán qua đại lí. Ngoài xuất khẩu các sản phẩm tinh chế từ gỗ, công ty còn khai thác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (đồ thuỷ tinh, đồ pha lê, gốm sứ); mặt hàng nông sản (gạo, chè, càphê, điều, bông sợi) và hải sản. Đây là những mặt hàng không phải là lợi thế của doanh nghiệp, song doanh nghiệp cũng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng nông sản và hải sản được xuất khẩu dưới dạng nguyên vật liệu thô, chưa tinh chế. Các loại mặt hàng này do các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Móng Cái thu gom từ các cơ sở địa phương nhằm đa dạng hoá sản phẩm , da dạng hoá mặt hàng kinh doanh và mở rộng thị trường. Ngoài xuất khẩu, doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến hoạt động nhập khẩu. Các mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm phục vụ thco nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư như: linh kiện và xe gắn máy, ô tô chuyên dùng và xe chở khách, vải các loại, đồ thuỷ tinh, pha lê... (chủ yếu được nhập từ CHLB Đức).Bên cạnh mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng, doanh nghiệp cũng nhập khẩu các thiết bị dùng cho văn phòng như giấy, máy tính và phụ kiện và nhập nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp: gỗ tròn, gỗ hộp các loại. Có thể nói rằng, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, mặc dù mới bước đầu được quan tâm song cũng đã rất phong phú và đa dạng. Tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu từ lâu, ngay từ đầu doanh nghiệp đã nhận làm dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước. Công ty tiếp nhận hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giao cho, sau đó tiến hành bán hàng ra nước ngoài. Gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác của doanh nghiệp đã giảm đi do khả năng xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp trong nước đã tăng lên, và hoa hồng thu được từ hoạt động này cũng không cao. 1.2.3 .Các hoạt động khác. Xuất phát từ nhu cầu du lịch ngày một tăng lên của nhân dân và du khách nước ngoài, công ty nhanh chóng nắm bắt và tổ chức các hoạt động như: kinh doanh khách sạn, kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, nhận trông giữ xe qua đêm, cho thuê kho bãi. Trong nền kinh tế vận hành với nền kinh tế thị trường, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm thị trường...là vô cùng quan trọng. Quán triệt quan điểm này, công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tổ chức kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với ngành nghề kinh doanh đa dạng thực sự là thuận lợi, đồng thời cũng là thách thức đối với doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển trong tương lai. 1.3. Tình hình phát triển của Doanh nghiệp. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một trong những công ty được thành lập với mục đích phát huy nội lực và phát triển nền kinh tế đất nước. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, công ty đã tham gia vào nhiều thị trường kinh doanh với những thuận lợi và khó khăn riêng.Có thể nói về tình hình phát triển của công ty như sau: 1.3.1.Thị trường kinh doanh. Trong những năm qua để đảm bảo cho sự phát triển cân bằng, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã tiến hành kinh doanh đồng thời trên cả 2 thị trường: thị trường trong nước và ngoài nước. Bởi lẽ, trên thị trường nội địa, mặc dù lợi nhuận không cao song nhu cầu lại lớn; ngược lại trên thị trường nước ngoài tuy chúng ta còn phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh nhưng lợi nhuận lại cao. * Thị trường xuất khẩu. Thị trường là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đăc biệt là thị trường xuất khẩu.Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã không ngừng cố gắng trong việc duy trì và củng cố các bạn hàng truyền thống; đồng thời thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới. Thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng, cơ cấu thị trường cũng có những thay đổi tích cực. Đến nay, thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty vẫn là thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu:Pháp, CHLB Đức, LB Nga. Đây là những thị trường trọng điểm nhất, vì những thị trường này rất ưa chuộng về sản phẩm gỗ của công ty có chất lượng tốt và đa dạng về loại gỗ. Châu á có một đặc điểm là rất thích sử dụng những vật liệu bằng gỗ trong gia đình. Do vậy, Châu á luôn luôn là thị trường tiềm năng để công ty có thể khai thác. Thị trường và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty đã được thống kê như sau: -Thị trường Đài Loan: cửa Pơmu, ván tinh chế, hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, chè đen. -Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc: hoa quả nông sản, thuỷ hải sản(như Mực, sứa...), lâm sản (gỗ xẻ…), dược liệu(bột Hoàng Liên). -Thị trường Nhật Bản, CHLB Đức, Mỹ: hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của công ty cũng có những thăng trầm. Nhiều mặt hàng kim ngạch xuất khẩu tăng, nhưng ngược lại cũng có những mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm. *Thị trường nhập khẩu. Bên cạnh thị trường xuất khẩu công ty còn tiến hành hoạt động nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty được nhập chủ yếu tại các thị trường như sau: - Thị trường Singapore: các bộ chi tiết máy vi tính, đồ điện tử. - Thị trường Hàn Quốc: vải các loại, ô tô chở khách, máy chuyên dụng. - Thị trường Trung Quốc: phụ tùng máy nông nghiệp. - Thị trường Lào, Inđônêxia: gỗ các loại. - Thị trường Campuchia: dược liệu. - Thị trường CHLB Đức: thuỷ tinh, pha lê. *Thị trường tiêu thụ trong nước. Hàng hoá của công ty được bán ra thị trường trong nước với đầy đủ các mặt hàng dưới nhiều hình thức khác nhau. Sản phẩm của công ty đựoc tiêu thụ chủ yếu trên thị trường Hà Nội ( đồ trang trí nội thất, thuỷ tinh pha lê, vải…), Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Quảng Ninh và một số vùng lân cận Hà Nội 1.3.2. Phân tích một số chỉ tiêu phát triển qua những năm gần đây. Sau 3 năm hoạt động trong giai đoạn chiến lược 2001-2005 ta có bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau: (Bảng số 1) Qua số liệu quyết toán hàng năm, phân tích thấy rằng, tốc độ sản xuất kinh doanh từ năm 2001 đến năm 2003 có tăng trưởng đáng kể. Các chỉ tiêu đều tăng khá mạnh. So với năm 2000, bình quân 3 năm doanh thu tăng 132%, trong đó sản xuất kinh doanh nội bộ tăng 127%, kinh doanh xuất khẩu tăng 145%. Trước đây, doanh số chỉ đạt tối đa là 37 tỷ đồng (năm 1997)thì đến nay bình quân đã đạt trên 100 tỷ đồng/năm, cao nhất là 180.279 triệu đồng (năm 2002). Với việc tăng doanh thu, các khoản nộp Ngân sách cũng tăng, trên ._.. Kế toán phản ánh vào Bảng kê chi quỹ tiền mặt. Biểu6: Bảng kê chi quỹ tiền mặt +Sau đó 2 bên tiến hành thanh lý hợp đồng uỷ thác Hợp đồng thanh lý hợp đồng uỷ thác( Phụ lục) * Trình tự hạch toán và ghi sổ: Đối với hoạt động xuất khẩu uỷ thác, công ty không theo dõi giá trị hàng xuất bán. Kế toán chỉ phản ánh hoa hồng được hưởng. Kế toán định khoản như sau: Nợ TK” 331: 1.700.000 Có TK” 511: 1.545.455 Có TK” 3331: 154.545 Biểu 14 Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán Quý I/2004 Phòng KH-KD STT Tên sản phẩm TK” Có Số tiền 1 2 5 6 9 10 Ván tinh chế ... Cá Hố ướp đá Sứa ướp muối ... Bột Hoàng Liên thô Thuỷ tinh pha lê 61111 61121 61123 61153 61151 290.645.690 393.811.750 329.035.000 17.399.740 83.891.732 Cộng 13.588.288.148 Biểu 15 Bảng quyết toán thương vụ xuất khẩu Cá Hố ướp đá ngày 23/3/2004 TK’911 Các chỉ tiêu SH TK Số tiền Nợ Có Doanh thu 2. Giá vốn hàng bán 3. Chi phí bán hàng 4. Chi phí QLDN 5. Kết quả tiêu thụ 511 632 641 642 421 128.250.000 7.802.000 409.156 19.478.234 155.939.390 Biểu 16 Bảng kê công nợ với khách hàng Quý I/2004 NT Tên khách hàng TKĐƯ Số tiền Thanh toán NT Số tiền 3/1 3/1 ..... 28/2 ..... Số dư đầu kỳ Cty dược phẩm trung ương I Cty xây dựng và phục chế công trình văn hoá ..... Cty Mỹ nghệ ATEX T Long 511 3331 511 3331 ..... 511 3331 4.583.067.450 18.302.000 1.830.200 245.350.000 24.535.000 ..... 920.580.000 92.058.000 15/2 20.132.200 Cộng Số dư cuối kỳ 5.527.127.720 6.305.930.000 3.804.265.170 Bảng tổng hợp chữ T cuối quý I/2004 TK” 611 (152) 85.075.913 13.588.288.148 (632) (155) 56.790.000 52.450.000 (611-GC) (156) 149.430.840 97.862.125 (152) (111) 7.615.906.000 67.635.000 (155) (331) 2.638.697.600 165.497.126 (156) (336-cty) 3.320.601.296 (611-GC) 81.650.000 (14 1) 23.580.750 13.971.732.399 13.971.732.399 phần 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuấT khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu 1. Sự cần thiết phảI hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ còn tiếp nhận sự đầu tư cũng như tham gia kinh doanh với nước ngoài. Điều này là cần thiết đối với nước nhỏ đang phát triển như Việt Nam. Khi tham gia vào thị trường Quốc tế, các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự hiểu biết và trình độ mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập. Bên cạnh chính sách quản lý xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có đội ngũ kế toán giỏi, năng động. Tuy nhiên, qua thực tế về các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nói riêng, ta có thể thấy rằng công tác kế toán còn rất nhiều thiếu sót, đặc biệt trong các doanh nghiệp Nhà nước: trình độ xử lý các nghiệp vụ chưa cao, chưa đảm bảo đúng với Chuẩn mực kế toán không những trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu mà ngay cả trong việc trong việc xử lý hàng tồn kho, xác định kết quả tiêu thụ. Như vậy, với sự yếu kém của kế toán cũng như đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế Thế giới, công tác kế toán cần có sự hoàn thiện để đảm bảo khi tham gia vào thị trường Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thiệt thòi . Đồng thời cũng đảm bảo xác định đúng đắn kết quả hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân. 2. NHận xét và đánh giá chung 2.1.Về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Sau 30 năm hình thành và phát triển, nhưng chỉ từ sau năm 1996, khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường vận hành theo sự quản lý của Nhà nước, công ty mới thực sự tạo ra được chỗ đứng trên thị trường. Sau khi có sự đầu tư, sản phẩm của công ty có sự thay đổi đáng kinh ngạc về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng nên được khách hàng quan tâm, tạo ra những cơ hội kinh doanh mới và việc kí kết hợp đồng một cách nhanh chóng có hiệu quả cao. Công ty đã tạo ra cho bạn hàng sự tín nhiệm, lòng tin tưởng chắc chắn vào phương thức làm ăn của công ty. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ bạn hàng chặt chẽ với các khách hàng trên thị trường Đài Loan, Nhật bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ... Bên cạnh đó, công ty là một daonh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn về ngành nghề kinh doanh nên có thể đảm bảo thực hiện các hợp đồng có giá trị kinh tế cao. Hệ thống xí nghiệp sản xuất gỗ truyền thống thành viên của công ty đã được trang bị máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ chế biến khá hiện đại, với đội ngũ công nhân đông đảo và tương đối lành nghề. Và đặc biệt công ty có sự ưu đãi đặc biệt từ phía Nhà nước thông qua việc cấp hạn ngạch xuất khẩu cho công ty nên việc làm thủ tục thông quan để xuất khẩu các sản phẩm gỗ của công ty diễn ra rất thuận lợi. Ngoài những thành tựu đã đạt được, công ty còn có những khó khăn sau: Các đơn vị sản xuất trong công ty hầu hết chỉ chú trọng đến công tác sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đã được đặt hàng trước, do vậy sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, chắp vá và đơn chiếc, hoạt động sản xuất của các đơn vị mang tính thụ động cao. Một số xí nghiệp sản xuát còn chưa được trang bị hiện đại, công nghệ chế biến thấp nên sản phẩm chưa có trình độ tinh xảo, chính xác, và do vậy chưa đáp ứng được tốt nhất nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Công ty chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, chưa tìm kiếm được mặt hàng sản xuất có tính bền vững, lâu dài, chưa chủ động được trong công tác kế hoạch. Do tình hình thời tiết có nhiều biến động theo hướng bất lợi, nên nguồn nguyên vật liệu gỗ của công ty bị hạn chế, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến quy trình sản xuát của công ty, ảnh hưởng đến kế hoạch giảm giá thành của sản phẩm. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản của công ty: - Một số nguyên nhân khách quan tác động đến chất lượng sản phẩm: khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối cao nên sản phẩm dễ bị ẩm mốc, khiến cho chất lượng giảm xuống nhiều. - Trong quá trình vận chuyển, các sản phẩm gỗ trang trí nội thất, và hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được đóng gói dưới hình thức rất đơn giản là trong nilông, hoặc bỏ không vì chúng là những sản phẩm cồng kềnh. Vì vậy sản phẩm cũng bị ảnh hưởng khi vận chuyển. - Tìm kiếm khách hàng: do công ty có ít thông tin cập nhật về tình hình biến động của thị trường thế giới, những thay đổi về giá cả, về cung cầu, kĩ thuật chế biến... trên thế giới nên ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường, ảnh hưởng đến kí kết hợp đồng. 2.2. Về công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty. Trước tiên, việc thực hiện sửa đổi cơ chế quản lý nội bộ đã cho phép vừa quản lý tập trung thống nhất trong toàn công ty, lại vừa phát huy tối đa nguồn lực, tính năng động sáng tạo. Năm 1999, việc hợp nhất 2 phòng: phòng KDXNK I và phòng KDXNK II thành phòng KH-KDXNK đă khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, thống nhất quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trong công ty. Tiếp đó, công ty thực hiện nhiều biện pháp nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường ra khu vực và trên thế giới, kết hợp hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu, vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, với chủ trương mở rộng địa bàn hoạt động, công ty đã thành lập các chi nhánh mới: phía Nam có Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc có chi nhánh Hà Giang, chi nhánh Móng Cái- Quảng Ninh. Từ các chi nhánh này dần dần hình thành mạng lưới gồm nhiều đầu mối kinh doanh rất cần thiết trong việc tìm kiếm nguồn hàng và thị trường hoạt động. Trừ chi nhánh mới Hà Giang mới đi vào hoạt động, các chi nhánh còn lại đã dần ổn định và bước đầu kinh doanh có lãi, đặc biệt là chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã có những đóng góp rất lớn vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Các thành tích đạt được mới cho thấy sự phát triển bước đầu về quy mô, còn về mặt chất lượng của sản phẩm vẫn còn hạn chế: - Mặt hàng truyền thống của công ty vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh do chất lượng chưa cao và giá cả hàng hoá còn cao. Nguồn hàng không thuận lợi trong thu mua, chủ yếu thu gom từ bên ngoài, do vậy ảnh hưởng đến tính đồng đều của chất lượng hàng hoá, và kinh doanh bị thụ động. Do gỗ phải nhập khẩu từ bên ngoài nên giá cả hàng hoá cũng cao, làm cho kế hoạch hạ giá thành bị ảnh hưởng. - Mặc dù nguồn vốn kinh doanh có tăng lên do tích luỹ nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là các chi nhánh với số vốn được cấp không đáng kể nên phải tự huy động từ nguồn vốn tín dụng. Vì vậy kết quả kinh doanh giảm một phần do phân bổ lãi vay. 2.3. Về công tác tổ chức kế toán tại công ty. Từ năm 1999, thích hợp với việc thực hiện cơ chế khoán nội bộ, bộ máy kế toán được tổ chức phân cấp rất rõ ràng, phù hợp với hoạt động của công ty. Các đơn vị có doanh thu đều phải tự hạch toán đầu vào, đầu ra và xác định kết quả kinh doanh. Sự phân cấp này tạo điều kiện cho các đơn vị có khả năng nắm bắt thông tin chính xác, sát thực về tình hình kinh doanh tại đơn vị mình, khuyến khích họ có các biện pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh, khắc phục tình trạng trì trệ, trông chờ ỷ lại vào công ty. Tuy nhiên, việc quản lý vẫn đảm bảo tính tập trung thống nhất do các bộ phận kế toán tại các đơn vị vẫn phải tuân theo sự chỉ đạo thống nhất từ kế toán trưởng. Về mặt nhân sự, công ty tổ chức tinh giảm gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của các đơn vị. Trình độ chuyên môn của các bộ kế toán khác đồng đều, khối lượng công việc được phân công rõ ràng và hợp lý. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế như: sổ sách kế toán tại các đơn vị đôi khi còn chưa được tổ chức, thiết kế một cách khoa học, thống nhất gây khó khăn cho việc kiểm tra, đối chiếu. Tình trạng chứng từ không được đánh số thứ tự trước, ghi không đúng quy cách phải huỷ bỏ còn khá phổ biến. Công tác hướng dẫn và kiểm tra hạch toán kế toán trong công ty còn bị buông lỏng. Công việc hạch toán còn khá thủ công. Mặc dù đã cài đặt kế toán máy song do trình độ sử dụng máy vi tính của nhân viên kế toán còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán vào máy tính. 2.4.Về kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. * Về việc lựa chọn phương pháp tính giá vốn. Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp thực tế đích danh để hạch toán giá vốn hàng hoá, sản phẩm bán ra. Phương pháp này là phù hợp, vì sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu được xuất khẩu theo đơn đặt hàng. * Về việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu. Công ty xác định doanh thu tại thời điểm nhận giấy báo Có của Ngân hàng. Như vậy thời điểm ghi nhận doanh thu là không chính xác, vì theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, doanh thu được ghi nhận khi khi hàng hoá được giao cho khách hàng và khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Như vậy việc hạch toán này ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu của công ty, vì doanh thu chịu ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá. *. Về chi phí thu mua. Công ty phản ánh chi phí thu mua vào giá gốc của từng lô hàng. Theo đó, kế toán công ty tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thu mua và phản ánh vào giá gốc của từng lô hàng. Chi phí thu mua được mở riêng để theo dõi riêng cho từng nghiệp vụ thu mua. Hàng hoá của công ty khi bán ra thị trường thường được bán theo đơn đặt hàng, chính vì vậy hàng thường được thu mua đơn lẻ theo từng loại mặt hàng để xuất khẩu, nên việc hạch toán này là chính xác vì phản ánh đúng giá vốn của từng lô hàng, và việc tập hợp cũng dễ dàng. Cũng do vậy mà công việc kế toán cũng dễ dàng, đỡ vất vả do không cần phải phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán, kế toán không có sổ phản ánh riêng cho từng mặt hàng thu mua, mà chỉ tập hợp trên tài khoản riêng (TK’641), nên việc kiểm tra, đối chiếu gặp khi cần thiết gặp khó khăn. Và việc sử dụng tài khoản riêng như vậy là không khoa học. * Về sử dụng tài khoản. Hiện nay, công ty đang sử dụng tài khoản TK’611 để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu. Việc sử dụng TK’611 “Mua hàng” là không đúng theo quy định của chế độ kế toán. Vì tài khoản này chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồn kho. Trong thực tế, doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Vì các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập hàng hoá đều được phản ánh, theo dõi cập nhật trên sổ sách liên quan. Giá xuất kho là giá thực tế đích danh (giá không áp dụng trong Kiểm kê định kỳ). Và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định trên cơ sở hàng tồn kho tồn đầu kỳ, giá trị hàng nhập xuất trong kỳ. Với cách phản ánh hàng tồn kho như vậy, chứng tỏ công ty áp dụng phương pháp Kê khai thường xuyên . Hơn nữa với viẹc sử dụng TK’611 để phản ánh, tạo ra sự khó khăn, khó kiểm tra trong việc theo dõi hàng hoá mua vào, bán ra trong kỳ. Đó là vì: - Bên Nợ TK’611: bao hàm cả hàng mua về nhập kho, hàng đang đi đường, hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập sau gia công, chi phí thu mua. - Bên Có TK’611: bao gồm giá vốn hàng xuất kho (hàng xuất bán qua kho, và hàng xuất bán thẳng không qua kho trong trường hợp tạm nhập tái xuất), hàng xuất đi gia công. Như vậy, việc sử dụng TK’611 là không phù hợp đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi. * Về sổ sách. Nói chung, để phù hợp với đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, và yêu cầu quản lý, việc sử dụng hệ thống sổ của doanh nghiệp được lập ra là tương đối hợp lý, tuy rằng các sổ này không phù hợp với hệ thống sổ Nhật ký-chứng từ. Bên cạnh tính phù hợp của hệ thống sổ của công ty, hệ thống sổ của doanh nghiệp có một số tồn tại sau: - Việc kế toán lập Bảng kê hàng nhập kho và Nhập kho tạo ra sự trùng lặp khi phản ánh giá trị hàng nhập. - Kế toán không có sổ sách riêng theo dõi riêng cho từng nghiệp vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Điều này gây khó khăn khi kế toán tổng hợp các hoạt động liên quan đến từng thị trường tiêu thụ để lập báo cáo. - Kế toán không có sổ theo dõi các hoạt động: xuất nhập hàng hoá gia công chế biến, hàng tạm nhập tái xuất, mà chỉ phản ánh trên Tài khoản 611, lấy số tổng cộng để vào các sổ liên quan. *. Chi phí thu mua và chi phí bán hàng trong trường hợp tạm nhập tái xuất. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chi phí thu mua là chi phí liên quan đến hàng mua về trước khi doanh nghiệp nhập kho hoặc trước khi xuất bán thẳng; còn chi phí bán hàng là chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá bán ra. Tuy nhiên, tại công ty, toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình từ nhập hàng đến khi hàng giao cho bên mua thứ 3 đều được hạch toán vào giá vốn hàng bán. Cách hạch toán này là không chính xác, vì chỉ có chi phí thu mua mới thuộc giá vốn hàng bán. 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu. * ý kiến 1: Về việc ghi nhận doanh thu. - Trong phòng KH-KD, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi nhận giấy báo Có của Ngân hàng, như vậy là sai với chuẩn mực kế toán. Chính vì vậy, kế toán cần phản ánh doanh thu hàng hoá bán ra ngay khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Vì nếu ghi nhận doanh thu khi nhận giấy báo Có dẫn đến việc lập Bảng tổng hợp chữ T ( TK’131,TK’511) không chính xác. Đồng thời việc khai báo doanh thu không chính xác khi nghiệp vụ xảy ra sau thời điểm lập báo cáo quyết toán. Kế toán phản ánh doanh thu hàng bán khi khách hàng chấp nhận thanh toán, tức là: + Khi khách hàng chấp nhận thanh toán, kế toán định khoản: Nợ TK" 136-cty: Nếu khách hàng thanh toán tiền ngay Nợ TK" 131: Nếu khách hàng chưa thanh toán. Có TK" 511: Doanh thu hàng bán + Khi khách hàng thanh toán, có phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ: Nợ TK" 136-cty: Nợ TK" 635: chênh lệch tỷ giá giảm Có TK" 131 Có TK" 515: chênh lệch tỷ giá tăng * ý kiến 2: Nên mở sổ chi tiết chi phí thu mua Do hàng hoá của công ty được bán theo đơn đặt hàng là chủ yếu, nên công ty thu mua hàng đơn lẻ theo từng loại mặt hàng. Vì vậy, công ty nên mở Sổ chi tiết mua hàng theo dõi đồng thời cả giá mua vào và chi phí thu mua. Như vậy kế toán sẽ đỡ mất công trong việc phân bổ chi phí thu mua của hàng hoá mua vào. Bảng được lập trên cơ sở Phiếu kê mua hàng và các hoá đơn chứng từ liên quan. Biểu 17 Sổ chi tiết mua hàng Ngày....tháng....năm... Tên sản phẩm: Thuỷ tinh pha lê TK” 156 Stt Các khoản mục TK ĐƯ Số lượng Đơn giá Chi phí thu mua Các khoản giảm trừ Thành tiền 1 2 3 Giámua hàng Chi phí vận chuyển CP thuê kho bãi 331 111 111 400 115.000 300.000 150.000 46.000.000 300.000 150.000 Cộng 400 450.000 46.450.000 Sổ chi tiết mua hàng được lập riêng cho từng nghiệp vụ thu mua, theo dõi đồng thời lượng, đơn giá, chi phí thu mua. Số lượng và đơn giá được ghi trên cơ sở Phiếu kê mua hàng. Chi phí thu mua được ghi trên cơ sở các chứng từ đặc biệt, VD Biên lai thu lệ phí hải quan. Với cách ghi như vậy, ta có thể tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng hoá,tạo điều kiện để kế toán tính lại đơn giá hàng mua một cách dễ dàng và chính xác nhất. * ý kiến 3: Nên sử dụng đúng tính chất tài khoản theo chế độ quy định. Do đặc điểm kinh doanh của công ty là mặc dù các sản phẩm kinh doanh đa dạng, song trong một kỳ kinh doanh, số lượng các hoạt động xuất khẩu diễn ra không thường xuyên, và giá trị của lô hàng thường có giá trị lớn, do vậy công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên là hợp lý, thuận lợi cho kế toán. Và do vậy, công ty nên bỏ TK’611 và sử dụng các tài khoản khác phù hợp với phương pháp kế toán đã lựa chọn. Các tài khoản sử dụng như sau: - TK’151: theo dõi cho hàng hoá mua về còn đang đi trên đường để chuyển về kho. - TK’152,153: theo dõi cho nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ. - TK’154: theo dõi hàng xuất gia công chế biến. - TK’156: theo dõi hàng hoá thu mua, xuất bán trong kỳ. - TK’157: theo dõi cho hàng tạm nhập tái xuất. * ý kiến 4: Hoàn thiện sổ sách kế toán hàng hóa nhập kho, hàng gia công chế biến, hàng tạm nhập tái xuất. + Bảng kê hàng nhập kho. Như đã trình bày trong Kế toán nhập lô hàng cá Hố ướp đá, ta thấy rằng việc kế toán phản ánh đồng thời cả Thẻ kho và Bảng kê hàng hoá nhập kho là không cần thiết, sau khi đã lập Sổ chi tiết mua hàng. Do vậy, để thuận lợi hơn trong việc phản ánh chính xác,đầy đủ giá trị cũng như số lượng hàng nhập kho trong kỳ, kế toán nên mở Bảng kê hàng hoá nhập kho theo mẫu sau (Biểu 18). Bảng kê hàng nhập kho công ty nên mở riêng cho hàng hoá và nguyên vật liệu, vì như vậy thuận lợi hơn khi kế toán hàng tiêu thụ. Biểu 18 Bảng kê hàng hoá nhập kho Hàng hoá Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải Số lượng Ghi Nợ TK’611, ghi Có các tài khoản SH NT 111 336 331 ồ 1 1/4 Nhập thuỷ tinh pha lê 400 450.000 46.000.000 46.450.000 Cộng Số liệu tổng cộng trên Bảng kê hàng nhập kho làm căn cứ để đối chiếu với Bảng tổng hợp chữ T cuối kỳ. Bảng kê hàng nhập kho theo dõi cả về số lượng và giá trị, với cách thiết kế sổ như vậy công ty có thể bỏ đi Thẻ kho, giúp cho công tác kế toán nhẹ nhàng hơn. Với kết cấu ghi tài khoản đối ứng như mẫu, giúp kế toán thuận lợi trong việc vào Sơ đồ chữ T . *Sổ chi tiết hàng gia công chế biến. Để theo dõi riêng cho từng lô hàng đem gia công, công ty mở Sổ chi tiết theo dõi hàng gia công (Biểu 19). Kết cấu như sau: Kế toán lập cột TKĐƯ để dẽ dàng hơn khi vào bảng kê chi quỹ, Bảng kê công nợ và Bảng kê hàng nhập kho. Số tổng cộng được làm căn cứ để vào Bảng tổng hợp hàng gia công. Biểu 19 Sổ chi tiết hàng gia công chế biến TK’154 Tên sản phẩm: Tượng mỹ nghệ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 3/4 3/4 10/4 10/4 12/4 Xuất gỗ gia công chi phí vận chuyển Tiền gia công CP vận chuyển nhập kho Nhập kho 152 111 111 111 155 8.250.000 250.000 2.600.000 230.000 11.330.000 Cộng 11.330.000 11.330.000 Biểu 20 Bảng tổng hợp hàng gia công Quý.... NT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng Thành tiền Cộng * Về hàng tạm nhập tái xuất. Để đảm bảo thuận lợi trong việc tho dõi giá trị hàng nhập khẩu và các chi phí liên quan đến quá trình thu mua và xuất khẩu, kế toán nên mở Sổ chi tiết tạm nhập tái xuất(Biểu 21) theo dõi cho từng nghiệp vụ. Biểu 21 Sổ chi tiết tạm nhập tái xuất Tên sản phẩm ĐV: NT Diễn giải Số lượng Đơn giá Chi phí thu mua Chi phí bán hàng Cộng Với cách thiết kế bảng như vậy công ty sẽ đảm bảo theo dõi đúng chi phí mua hàng và chi phí bán hàng. Chi phí mua hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình mua cho đến khi hàng được giao cho công ty. Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan từ khi hàng làm xong thủ tục nhập khẩu cho đến khi hàng được giao đến nơi quy định cho khách hàng nước ngoài. VD: Chi phí vận chuyển từ cửa khẩu nhập (Hà Tiên) đến cửa khẩu giao hàng (Thanh thuỷ). * ý kiến 5. Sổ sách liên quan đến tiêu thụ hàng xuất khẩu. Ta thấy rằng, trong kỳ kế toán không có sổ chi tiết theo dõi riêng giá vốn hàng bán và doanh thu hàng bán trong kỳ cho từng sản phẩm, hàng hóa. Điều này gây khó khăn cho việc lập Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán và xác định tổng hợp doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Bởi lẽ, vào cuối kỳ, kế toán phải tổng cộng lại toàn bộ giá vốn hàng bán, doanh thu của từng sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ. Điều này dễ gây nhầm lẫn khi tính toán lại. Hơn nữa, việc phản ánh các Tài khoản đối ứng với TK" 632 (155, 156, 157), và TK" 511 (111, 131…) cũng không thuận lợi nếu như trong kỳ có quá nhiều các nghiệp vụ xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty nên mở Sổ chi tiết giá vốn hàng bán (Biểu 22) và Sổ chi tiết bán hàng(Biểu 23) . Với cách thiết kế Sổ chi tiết giá vốn hàng bán như vậy, kế toán dễ dàng tổng hợp toàn bộ giá vốn của từng sản phẩm, và có thể biết được hàng xuất bán theo phương thức trực tiếp hay xuất bán thẳng (Tạm nhập tái xuất). Cũng như vậy với Sổ chi tiết bán hàng được mở giúp cho kế toán theo dõi được toàn bộ doanh thu hàng bán và các khoản giảm trừ. *Biểu 22 Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Quý ... Tên sản phẩm Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK’632,ghi Có các TK Ghi chú SH NT 156 331 ... ồ Cộng Với cách sử dụng Sổ chi tiết giá vốn hàng bán, ta có thể theo dõi được giá trị hàng xuất bán trực tiếp, hàng xuất bán thẳng không qua kho. *Biểu 23 Sổ chi tiết bán hàng Quý ... Tên sản phẩm CT Diễn giải TK ĐƯ Doanh thu Các khoản giảm trừ Ghi chú SH NT SL ĐG TT Thuế XNK ... Cộng SPS DT thuần -GVHB -Lãi gộp Với cách thiết kế sổ sách như vậy, sơ đồ hạch toán nguồn hàng xuất khẩu được sửa lại như sau: Sổ chi tiết mua hàng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Các chứng từliên quan Phiếu xuất kho Phiếu chi... Hoá đơn GTGT Phiếu chi ... Phiếu nhập kho Bảng kê chi quỹ tiền mặt,Bảng kê công nợ với nhà cung cấp Sổ chi tiết hàng gia công Bảng kê hàng nhập kho Sơ đồ chữ T Báo cáo BTH hàng gia công Sơ đồ số 25: Quy trình ghi chép quá trình tạo nguồn hàng xuất khẩu Như vậy ta có thể khái quát sơ đồ ghi chép quá trình xuất khẩu như sau BK công nợ khách hàng BK thu quỹ tiền mặt bảng kê hàng xuất kho BTH bán hàng Bảng kê GVHB Bảng quyết toán thương vụ xuất khẩu Phiếu nhập kho Hoá đơn thương mại ... Phiếu thu Hoá đơn thương mại SCT GVHB SCT TN-TX SCT bán hàng Bảng tổng hợp GVHB Bảng tổng hợp TN-TX Sổ theo dõi doanh thu Sơ đồ số 26: Quy trình ghi chép quá trình xuất khẩu hàng hoá Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, một lần nữa giúp em khẳng định kế toán lưu chuyển hàng hoá là nhiệm vụ trung tâm cơ bản trong công tác tổ chức hạch toán của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh dịch vụ thương mại. Trên cơ sở các số liệu do kế toán tổng hợp, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu diễn ra thuận lợi và có kết quả. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của cả nước đã không ngừng phát triển và đem lại những kết quả rất đáng khích lệ. Hoà mình vào xu thế đó, công ty không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Tuy nhiên kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế về kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu tại công ty và trên quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm giúp cho công tác kế toán hạch toán dễ dàng hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là những ý kiến mang tính đề xuất, mang tính tham khảo cho công ty nói riêng và cho những ai quan tâm đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung, và với hy vọng các giải pháp này góp phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty, giúp cho công ty đạt được những mục tiêu và chiến lược đề ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong được thầy cô giáo bộ môn và những ai có tâm huyết với hoạt động kinh doanh xuất khẩu quan tâm góp ý, chỉ bảo chân thành. Để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Phạm Bích Chi, của các cô chú, các anh chị trong phòng KT- TC, phòng KH-KDXNK. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình. Đồng thời cháu(em) xin cảm ơn các cô chú(các anh chị) trong công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho cháu(em) hoàn thành tốt nhất chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thuý Hằng Danh mục viết tắt 1. BQ, LT: Bảo quản, lưu trữ 2. Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp 3. CK: Cuối kỳ 4.CƯ; Cung ứng 5. CT Chứng từ 6. ĐK:Đầu kỳ 7. ĐVT: Đơn vị tính 8. NT: Ngày tháng 9. NXT: Nhập – Xuất –Tồn 10. HTK: Hàng tồn kho 11. SP, HH: Sản phẩm, hàng hoá 12. SHTK: Số hiệu tài khoản 13. Stt: Số thứ tự 14. SL:Số lượng 15. PNK: Phiếu nhập kho 16. TT:Thành tiền 17. Thuế GTGT: Thuế Giá trị gia tăng Phụ lục 1 Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác - Căn cứ hợp đồng uỷ thác xuất khẩu số: 01/ HĐKTXK ngày 16/02/2004 giữa công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với công ty thương mại Hoà Bình –Vĩnh Phúc. Hôm nay, ngày 21/3/2004 Chúng tôi gồm: Bên A: Công ty thương mại Hoà Bình Địa chỉ: xã Thổ Tảng- Vĩnh Tường –Vĩnh Phúc. Do bà: Nguyễn Thị Xếp-Giámđốc công ty làm đại diện. Bên B: Côngty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Do :Ông Nguyễn Văn Thuấn- Giám đốc công ty làm đại diện. Hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng như sau: Điều 1: Bên A: Đã nhận đủ số tiền xuất khẩu do bên B trả là 169.052.400 (một trăm sáu mươi chín triệu, năm mươi hai nghìn, bốn trăm đồng chẵn )- tương đương 10.800 USD (mười nghìn tám trăm đôla Mỹ chẵn). Thanh toán cho bên B phí uỷ thác 1%là: 108 USD tương đương 1.700.000 VND ( một triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn). Điều 2: Bên B: đã thanh toán toàn bộ số tiền xuất khẩu cho bên A như hợp đồng đã ký. Nhận đủ số tiền phí uỷ thác do bên A trả. Điều 3: Cam kết: Hai bên cam kết đã thực hiện đày đủ các điều khoản đã ký, không có khiếu nại gì nữa và thống nhất ký tên. Phụ lục 2 Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ----***---- Mã số: Tel Fax cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập- Tự do-Hạnh phúc -------------o0o------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm2004 Kính gửi:- sở thương mạI hà nội (phòng quản lý xuất nhập khẩu) báo cáo xuất nhập khẩu tháng 3 năm 2004 Theo công văn số...... Stt Chỉ tiêu ĐVT TH tháng báo cáo Luỹ kế đầu năm Ghi chú I Xuất khẩu Trị giá Trị giá Tổng trịgiá USD Trong đó:-trực tiếp -Uỷ thác -Nhận uỷ thác 10.800 Mặt hàng/ nước II Nhập khẩu USD 118.059 Tổng trịgiá Trong đó:-trực tiếp -Uỷ thác -Nhận uỷ thác III Doanh thu Tr.đ 6.958,08469 IV Nộp ngân sách Tr.đ Phụ lục 3 Biểu số 11/TNC Ban hành theo quyết định số 35/TCKT của tổng cục thống kê ngày nhận: - Ngày 15 sau tháng báo cáo - Ngày 30-4,30- 10,5-2 năm sau xuất khẩu trực tiếp (Của DN Nhà nước TW) (Tháng,quý ,06 tháng, 09 tháng,năm) Tháng 3 /2004 DNNN TW gửi: -Bộ thương mại -Bộ chủ quản -TCThống kê Stt Tổng trị giá phân theomặt hàng / nước ĐV Tính Mã số Thực hiện kỳ Cộng dồn Lượng Trị giá (1000 USD Lượng Trị giá (1000 USD I Đài Loan -Khung cửa gỗ Pơmu -Ván tinh chế -Chè đen m3 m3 tấn 41,97 15 II Trung Quốc Hoa quả -Bột Hoàng Liên thô -Cá mực khô -Cá Hố ướp đá tấn tấn kg kg 74 50 10.550 136,90793 1,260 9,959 III Nhật Bản -Hàng mỹ nghệ m3 54 17,468 IV Thuỵ Điển hàng mỹ nghệ m3 27 8,587 V Hàn Quốc -Sứa ướp muối ...... kg 11900 88,649 Cộng 444,378 Phụ lục 4 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty quan hệ chỉ đạo quan hệ báo cáo Giám đốc công ty Phó giám đốc Phòng kinh doanh vật tư tổng hợp phòng tổ chức hành chính phòng KH-KDXNK phòng KT-TC chi nhánh TP. HCM chi nhánh Hà Giang chi nhánh Quảng Ninh Xn sản xuất và chế biến gỗ XN sản xuất dịch vụ gỗ cao cấp Xn chế biến và kinh doanh lâm sản Xn sản xuất và dịch vụ lâm sản xn sản xuất và dịch vụ hàng XK XN sản xuất kinh doanh lâm sản XN chế biến lâm sản Xn kinh daonh thương mại và trang trí nội thất Thẻ kho Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn SH NT Cộng Sổ số dư Stt Danh điểm SP, HH ĐVT Tháng 1 ..... Tháng 12 SL TT SL TT Cộng Bảng luỹ kế nhập xuất tồn Stt Danh điểm SP, HH Tồn đầu tháng Nhập Xuất Tồn cuối tháng 1-10 11-20 21-31 ồ 1-10 11-20 21-31 ồ Cộng Bảng tổng hợp nhập xuất tồn Stt Danh điểm SP,HH ĐV tính Tồn DK Nhập Xuất Tồn CK SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền Cộng Sổ đối chiếu luân chuyển Stt Danh điểm SP, HH Đ V Tồn ĐN Tháng 1 Tháng Nhập Xuất Tồn .... SL TT SL TT SL TT SL TT Cộng Sổ chi tiết sản phẩm, hàng hoá Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Nhập Xuất Tồn SH NT SL Tiền SL Tiền SL Tiền Cộng Danh mục tài liệu tham khảo 1. Kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tác giả Ngô Thế Chi 2. Giáo trình Kế toán tài chính Khoa Kế Toán- Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Giáo trình Kế toán quốc tế Khoa Kế Toán- Trường đại học Kinh tế Quốc dân 4. Thanh toan và tín dụng quốc tế Giáo trình Trường Đại học Ngoại thương. 5. Thanh toán và tín dụng quốc tế. Giáo trình Trường Đại học Ngoại thương. 6. Báo cáo quyết toán của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. 7. Các Tạp chí kế toán. Nhận xét của giáo viên phản biện Hà Nội, ngày ….. tháng…..năm 2004 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3094.doc
Tài liệu liên quan