Kế toán lưu chuyển hàng hoá - Nghiệp vụ bán hàng tại cửa hàng Bách hoá Bờ hồ

Lời mở đầu Trong những năm nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN .Với thực tại này các doanh nghiệp thương mại muốn tồn tại và phát triển cần phải đổi mới công tác quản lí,kinh doanh và sử dụng có hiệu quả công tác quản lí kinh tế và hạch toán kế toán. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thực hiện giai đoạn cuối cùng cuả quá trình tái sản xuất và lưu thông hàng hoá hay chính là thực hiện giai đoạn chuyển hoá hàng hoá thành t

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá - Nghiệp vụ bán hàng tại cửa hàng Bách hoá Bờ hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền tệ .Đây là khâu trực tiếp thu hồi vốn và đem lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.Chính vì vậy ,viêc luân chuyển tiêu thụ hàng hía là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đóng vai trò như mạch máu của nền kinh tế .Đặc biệt là trong điêu kiện hiện nay khi mà các doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với môi trương kinh doanh biến đổi không ngừng diễn biến phức tạp và có nhiều rủi ro,áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng,chỉ thiếu thận trọng và nhạy bén là sẽ bị phá sản. Là một doanh nghiệp thương mại ,công ty Bách hoá Hà Nội đã góp phàn mang lại lợi nhuận cho ngành kinh doanh thương mại nói riêng và nèn kinh tế nói chung.Công ty sử dụng kế toán như một công cụ đắc lực để điều hành và quản lí các hoạt động kinh doanh.Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác hạch toán kế toán cùng tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hoá .Sau hai năm học tập tại trường kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty,cùng với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo và các cô chú cán bộ tại Công ty Bách Hoá Hà Nội em đã manh dạn chọn đề tài:”Kế toán lưu chuyển hàng hoá -nghiệp vụ bán hàng”để nghiên cứu .Báo cáo này bao gồm 4phần: Phần I: Lý luận về đặc điểm và công tác lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại . Phần II:Tổng quan về doanh nghiệp Bách hoá Bờ Hồ. Phần III:Thực trạng công tác tài chính và kế toán cửa hàng Bách hoá Bờ hồ. Phần IV:Tổng hợp đánh giá và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán và lưu chuyển hàng hoá tại cửa hàng Bách hoá Bờ hồ. Phần I Lí luận về đặc điểm và công tác lưu chuyển hàng hoá trong Doanh Nghiệp Thương Mại I-Khái niệm hàng hoá và lưu chuyển hàng hoá: -Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào qua trình tiêu dùng thông qua mua bán . -Lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hang hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dung thông qua quá trình mua bán . II-Vị trí ,vai trò của lưu chuyển hàng hoá đối với nền kinh tế Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mai là lưu chuyển hàng hoá. Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán trao đổi và dự trữ hàng hoá Hoạt động lưu chuyển hàng hoá có ý nghĩa to lớn đối với hoạt dộng kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Tổ chức cong tác lưu chuỷen hàng hoá một cách khoa học và hợp lý là nhân tố quan trọng để thực hiện tốtcông tác quản lý kinh doanh và bảo vệ tài sản của đơn vị. III-Đặc điểm lưu chuyển hàng hoá trong DNTM Sự vận động của hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là không giống nhau.Nó tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng(hàng CNP,NS,TP).Do đó chi ơhí thu mua và lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa cá loại hàng .Có hai phương thức lưu chuyển hàng hoá: Bán buôn và bán lẻ. IV-Yêu cầu quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại 1-Mua hàng và quản lý hàng tồn kho a)Mua hàng : Nếu bán hàng có ý nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hay do một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó .Vì mua hàng là phủ nhận ,NC đó một cách có ý thức cho đến khi tìm ra những điều kiện mua hàng tốt nhất b)Quản lý hàng tồn kho: Quản lý hàng tồn kho là một công việc rất quan trọng,nếu được làm tốt sẽ tạo ra điều kiện dẻ mở rộng mưc lưu chuyển hàng hoá hoặc tăng được giá trị tổng sản lượng,bảo quản giữ gìn được tài sản ,vật tư hàng hoá ,nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Kiểm soát vận chuyển đối với hàng tồn kho Hạch toán giá trị hàng hoá tồn kho V-Chứng từ kế toán sử dụng trong lưu chuyển hàng hoá Hợp đồng mua hàng Hoá đơn (GTGT) Hoá đơn bán hàng Biên bản kiểm nhận Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm kê hàng tồn kho VI-Các bộ phận cấu thành lưu chuyển hàng hoá trong DNTM + Mua hàng hoá + bán hàng hoá + Dự trữ hàng hoá VII-Hình thức kế toán Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp đáng sử dụng hình thức kế toán sau: a)- Hình thức kế toán nhật ký sổ cái Hình thức này bao gồm các loại sổ kế toán sau +Nhật ký sổ cái +Các sổ và thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật kí sổ cái Chứng từ gốc Sổ và thẻ kế toán chi tiết Nhật ký sổ cái Sổ qũi Bảng tổng hợp chi tiết Bảo hiểm kế toán b)-Hình thức nhật ký chung: Hình thức gồm các loại sổ: + Sổ cái +Sổ NK đb và các sổ kế toán chi tiết(Sổ phụ) Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Bảo hiểm kế toán Bảng cân đối số phát sinh Sổ hoặc thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ NK đb Nhật ký chung c) Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Hình thức này bao gồm: + Sổ cái +Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ + Bảng cân đối SPS +Các loại sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ đăng kí ghi sổ Bảo hiểm kế toán Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Sổ qũi Bảng tổng hợp chứng từ gốc d)-Hình thức kế toán nhật kí chứng từ: Bao gồm các sổ + Nhật ký chứng từ + Bảng kê + Sổ cái + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết ( được trình bày ở phần sau-hình thức kế toán cửa hàng áp dụng) VIII-Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình lưu chuyển hàng hoá nhằm cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết phục vụ cho việc chỉ đạo kinh doanh + Kiểm tra giám đốc chặt chẽ quá trình mua bán hàng hoá đặc biệt là khâu mua vào bán ra.Chấp hành tốt các chính sách về thị trường,về kỷ luật thanh toán tài chính + Phản ánh chính xác tình hình vật tư hàng hoá tồn kho thúc đẩy chấp hành đúng định mức dự trữ hàng hoá .Làm tốt công tác kiểm kê đảm bảo an toàn về vật tư hàng hoá + áp dụng phương pháp kế toán thích hợp với từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp,tính toán chính xác nghiệp vụ bán hàng. Phần II Tổng quan về Doanh nghiệp Bách hoá Bờ Hồ - Đặc điểm tổ chức kinh doanh 1)-Quá trình thành lập và phát triển của cửa hàng Cửa hàng Bách hoá Bờ Hồ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Bách hoá Hà Nội,được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954 theo quyết định số 97/BCT-QĐ-BC của Bộ Công Thương,có trụ sở giao dịch tại số 63 phố Cầu Gỗ-Hà nội Trải qua những chặng đường lịch sử,tiếp quản thủ đô,khôi phục và phát triển kinh tế cải tạo xã hội chủ nghĩa,thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất,chống Mỹ cứu nứơc,cùng cả nước tiến lên XHCN:thực hiệnc ông tác đổi mới,xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường ,hạch toán kinh doanh XHCN. Ngành thương mại thủ đô nói chung và của hàng Bách hoá Bờ Hồ nói riêng đã vượt qua không biết bao khó khăn thăng trầm và đã có những chuyển biến về tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với chủ trương ,nghị quyết của trung ương Đảng,của thành uỷ,thích ứng với điều kiện hàon cảnh và trình độ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tư những năm thành lập cho tới nay,cửa hàng đã nhiều lần được sửa chữa cải tạo nâng cấp để phù hợp với xu thế phát triển của ngành thương mại:Văn minh - Hiện đại - Đạt hiệu quả. Đội ngũ cán bộ công nhân vien của cửa hàng luôn luôn doàn kết đồng lòng chung sức vượt qua mọi khó khăn để phục vụ chiến đấu ,phục vụ sản xuất,đẩy mạnh kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân.Sau một thời gian dài hoạt động trong ngành thương mại,đơn vị đã được tặng nhièu bằng khen,giấy khen của thành phố,của ngành.Cho tới ngày nay,cửa hàng đã có gần 80 CBCNV trong đó gồm 12 người có trình độ đại học,46 người trình độ trung cấp Cửa hàng hiện có 3 điểm bán hàng: 19-21 phố Đinh Tiên Hoàng 104 phố Hàng Gai 15 phố Tràng Tiền 2)-Vị trí ,chức năng và nhiệm vụ của cửa hàng 2.1- Vị trí Cửa hàng bách hoá Bờ Hồ là diểm bán hàng chính và có quy mô lớn nhất của Công ty Bách hoá Hà nội.Ngành hàng ở đây đa dạng ,phong phú(đồ tiêu dùng,may mặc,mỹ phẩm ,điện tử ....) Cửa hàng có vị trí rất thuận lợi,nằm ở trung tâm thủ đô-nơi diễn ra rất nhiều hoạt động buôn bán sầm uất.Cửa hàng nằm thông suốt trên hai mặt phố lớn(Đinh Tiên Hoàng + Cầu Gỗ ) Với diện tích lớn,mặt tiền rộng nên dễ thu hút nhiều khách hàng. 2.2-Chức năng * Tổ chức các quá trình nghiệp vụ,kỹ thuật kinh doanh thương mại,bao gồm: + Tổ chức nghiên cứu thị trường + Tổ chức khai thác và nhập hàng + Tổ chức dự trữ bảo quản hàng hoá + Tổ chức tuyên truyền quảng cáo giới thiệu hàng + Tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng * Quản lý các hoạt động kinh doanh bao gồm: + Quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hoá + Quản lý việc sử dụng nguồn vốn kinh doanhcủa đơn vị + Quản lý sử dụng lao động + Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật + Quản lý về kinh tế các nghiệp vụ kinh doanh 2.3-Nhiệm vụ + Thực hiện theo mục đích thành lập doanh nghiệp và hoạt động đúng danh mục ,mặt hàng đã đăng ký. + Thực hiện kinh doanh có lãi,đáp ứng nhu cầu của khách hàng + Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sáchvới nhà nước và chấp hành mọi chủ trương,đường lối,chính sách pháp luật của nhà nước. + Bảo toàn và phát triển vốn được giao + Tổ chức quản lý sử dụng tốt lao động trong đơn vị 3)-Những thuận lợi và khó khăn của cửa hàng: * Thuận lợi: + Số lượng CBCNV lớn,mỗi người giữ một chức vụvị trí nhất định và đảm bảo tốt nhiệm vụ của riêng mình. + Cửa hàng nằm ở trung tâm thủ đô.Đây là khu vực có dân cư cao và lượng khách du lịch nhiều. + Mặt hàng kinh doanh rất phong phú đa dạng + Là một đơn vị nhà nước với bề dày truyền thống 47 năm,cửa hàng rất có uy tín với bạn hàng,khách hàng gần xa * Khó khăn: + Chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế bao cấp nên trình độ của một bộ phận CBCNV còn hạn chế ,chưa thể thay đổi hoàn toàn để kịp thích ứng với cơ chế thị truờng + Lao động chủ yếu là lao động thủ công,chưa đựoc đau tư các máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ bán hàng,nhập hàng và quản lý ==> năng suất lao động ,hiệu quả kinh doanh còn thấp. 4)-Tổ chức bộ máy quản lý của cửa hàng: Sơ đồ bộ máy quản lý cửa hàng Tổ Bảo Vệ Tổ Kho Tổ Bán Hàng Phòng Kế Toán Ban phụ trách cửa hàng *)Vị trí chức năng của từng bộ phận: + Ban phụ trách cửa hàng: là nhóm người có vị trí cao nhất trongbộ máy quản lý cửa hàng .ban phụ trách gồm có trưởng cửa hàng,phó cửa hàng. Trưởng cửa hàng :là nguời có quyền quyết định chung,chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của đơn vị,phụ trách công tác tài chính, nhân sự giao dịch ký kết hợp đồng,là người quyết định phương án kinh doanh của đơn vị Phó cửa hàng: là người chịu trách nhiệm triển khai công việc thực hiện phương án kinh doanh của đơn vị,nghiên cứu thị trường,nhu cầu của người tiêu dùng để nắm được sự biến động về cung cầu,từ đó đưa ra ý kiến đè xuất với trưởng cửa hàng + Phòng kế toán :chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng kế toán ,quản lý tài chính thực hiện chế độ hạch toán kế toán,theo dõi tình hình sử dụng vốn,tình hình thu chi và tính toán kết quả kinh doanh....đồng thời cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin số liệu,kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho việc điều hành hoạt động kinh doanh của ban phụ trách cửa hàng + Tổ bán hàng: thực hiện thao tác bán hàng và phục vụ khách hàng,đồng thời thông báo kết quả và gửi những chứng từ,tiền lương cung cấp cho phòng kế toán + Tổ kho : Tổ chức khai thác nguồn hàng và cung ứng kịp thời đầy đủ cho tổ bán hàng + Tổ bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ hàng hoá ,tài sản của đơn vị,giữ gìn an ninh trật tự trong và xung quanh khu vực cửa hàng,kiểm tra đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện nội quy của đơn vị đã đề ra. 5)-Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Bảng 1 :Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của đơn vị Đơn vị :VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Số tiền % 1 Doanh thu 6.732.541.906 11.197.476.940 4.464.935.034 66,32 2 Chi phí 6.658.284.510 11.084.638.106 4.426.353.596 66,48 3 Nộp ngân sách 166.732.553 306.564.259 139.831.706 83,86 4 Lợi nhuận 74.257.396 112.838.834 38.581.438 51,96 5 Thu nhập bình quân 826.750 1.003.000 176.250 21,32 Nhận xét: Nhìn vào biểu thống kê các chỉ tiêu của cửa hàng trong 2 năm gần đây ta thấy tổng doanh thu của cửa hàng năm 2001 so với năm 2000 tăng 66,32 % ứng với số tiền tăng 4.464.935.034 đồng.Trước tình hình chi phí tăng 66,48%(chủ yếu là do phân bổ chi phí sửa chữa-vì cửa hàng mới được cải tạo và nâng cấp) ứng với số tiền là 4.426.353.596 đồng,vì thế khoản nộp ngân sách tăng 83,86% ứng với số tiền là 139.831.706 đồng.Xuất phát từ doanh thu tăng nên lợi nhuận cũng tăng 51,96% ứng với số tiền là 38.581.438 đồng kèm theo đó thu nhập của mỗi người bình quân tăng 176.250 đồng/tháng. Qua đó chứng tỏ việc đầu tư sửa chữa cửa hàng đã đạt kết quả tốt. Doanh nghiệp cần duy trì xu hướng này. II)- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán cửa hàng Thủ Quỹ Kế Toán Tiền lương BHXH Kế Toán Công Nợ Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Chi Tiết (kho,quầy) Kế Toán TSCĐ CP Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) đơn vị 1)-Bộ máy kế toán cửa hàng Bộ máy kế toán của cửa hàng đựoc chia theo mô hình tập trung Chức năng của từng bộ phận +Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán của đơn vị.xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị,tổng hợp số liệu và lập cac báo cáo kế toán định kì,kiểm tra việc thực hiện nhiẹm vụ của các kiểm toán viên. +Kế toán viên: chịu trách nhiệm theo dõi,quản lí các phần việc được phân công như:công nợ,chi phí,kho ,quầy,quỹ tiền lương,BHXH...theo đúng chế độ tài chính ban hành +Thủ quỹ: chịu trách nhiệm trực tiếp về các khoản thu chi tiền của đơn vị 2) Hình thức kế toán cửa hàng Hiện nay chế độ kế toán doanh nghiệp có 4 hình thức sổ để ghi chép các nghiệp vụ kế toán của đơn vị,bao gồm + Hình thức nhật kí sổ cái + Hình thức nhật kí chung + Hình thức nhật kí chứng từ ghi sổ + Hình thức nhật kí chứng từ Báo cáo tài chính Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Nhật kí chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ cái Bảng Kê Sổ quĩ Bảng chi tiết số phát sinh Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp sử dụng trong công tác kế toán sẽ phát huy đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính,thúc đẩy đơn vị phát triển.Chính vì vậy,xuất phát từ đặc điểm là lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều,cửa hàng áp dụng hình thức nhật kí chứng từ.Để phù hợp và có điều kiện đi sâu vào hình thức nhật kí chứng từ mà doanh nghiệp nơi em thực tập đang sử dụng sau đây em xin trình bày về hình thức sổ nhật ký chứng từ bằng sơ đồ: Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu + Phương pháp kế toán hàng tồn kho của cửa hàng là kê khai thường xuyên + Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ + Trình tự hạch toán: * Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra ghi vào các nhật kí chứng từ,bảng kê, sổ chi tiết liên quan, * Đối với những nhật kí chứng từ được ghi vào bảng kê và sổ chi tiết liên quan,cuối tháng cộng bảng kê,sổ chi tiết rồi lấy số tổng cộng đó ghi vào nhật kí chứng từ * Cuối tháng cộng các nhật kí chứng từ,bảng kê,sổ chi tiết,kiểm tra đối chiếu các số liệu liên quan * Lấy số liệu tổng của nhật kí chứng từ ghi vào sổ cái (theo tài khoản liên quan) * Căn cứ số liệu ở sổ cái,nhật kí chứng từ,bảng kê,bảng chi tiết số phát sinh để lập báo cáo tài chính Phần III Thực trạng công tác tổ chức và kế toán tại cửa hàng bách hoá Bờ Hồ I)-Tình hình tổ chức và công tác tài chính tại Cửa hàng Bách hoá Bờ Hồ 1-Phân cấp tổ chức Cửa hàng trưởng Trưởng phòng Kế Toán Kế toán hàng hoá & tiêu thụ Kế toán TSCĐ & chi phí Kế toán tổng hợp Kế toán công nợ Kế toán tiền lương BHXH Thủ Quĩ Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính tại cửa hàng Nội dung của sơ đồ trên cho thấy:phòng kế toán tham mưu cho cửa hàng trưởng về lĩnh vực quản lý tài chính,chịu trách nhiệm thiết lập thu chi tài chính đảm bỏ cân đối tài chính phục vụ cho kinh doanh của cửa hàng.Đồng thời phải tổ chức hạch toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong kì,tìm ra biện pháp sử dụng có hiệu quả đồng vốn của cửa hàng. b-Công tác kế hoạch hoá tài chính của đơn vị Tuy rằng Cửa hàng Bách hoá Bờ Hồ trực thuộc Công ty Bách hoá Hà nội nhưng lại tổ chức hạch toán kinh doanh độc lập.Do vậy các kế hoạch đều do cửa hàng thực hiện,cụ thể là phòng Kế toán -Tài vụ sẽ lập ra các kế hoạch về tài chính như nguồn vốn được sử dụng để làm những công việc cụ thể gì,chi phí hoạt động kinh doanh của cửa hàng trong năm ,trong quí ,trong tháng là bao nhiêu,phân bổ như thế nào,nguồn vốn này sử dụng phải đạt được mục tiêu gì.Các kế hoạch này sẽ được cụ thể theo năm ,quý ,tháng. Như vậy việc kế hoạch hoá tài chính ở đơn vị là do phòng Tài vụ lập và gửi cho các phòng,quầy hàng thực hiện. 2-Phân tích hoạt động kế toán 2.1-Tài sản và nguồn vốn a)-Tài sản Tài sản trong đơn vị được chia thành hai loại : + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Tài sản lưu động là tất cả các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng thu hồi luân chuyển trong một chu kì kinh doanh hoặc trong một năm +Kết cấu tài sản lưu động - Vốn bằng tiền:Tiền mặt tồn quĩ,tiền gửi ngân hàng,tiền đang chuyển,tiền bán hàng chưa nộp. - Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ - Hàng hoá - Chi phí trả trước - Các khoản phải thu - Tài sản thế chấp,kí cược, kí quĩ - Các khoản tạm ứng *Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định là những tư liẹu lao động có giá trị lớn hơn 5 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm(qui định của Bộ tài chính ) b)-Nguồn Vốn Nguồn vốn của đơn vị bao gồm hai nguồn: +Nợ phải trả +Nguồn vốn chủ sở hữu. * Nợ phải trả: các chỉ tiêu loại này phản ánh các khoản nợ ngắn hạnvà một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán,thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn hình thành tài sản. * Nguồn vốn chủ sở hữu:Phản ánh nguồn vốn các quĩ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí (nếu có) thể hiện mức độ độc lập tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp Để phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta lập biểu sau: Chỉ tiêu Số đầu năm 2001 Số cuối kì So sánh Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỉ lệ % Tỉ trọng % I/TSLĐ& ĐTNH 1232565840 100 1799252683 84,34 566686843 45,98 -15,66 II/TSCĐ&ĐTDH 0 0 334066750 15,66 334066750 15,66 Tổng tài sản 1232565840 100 2133319433 100 900753593 73,08 0 III/ Nợ phải trả 820235990 61,15 1147424000 55,67 527188010 64,27 -5,48 IV/ NVCSH 521101888 38,85 913721237 44,33 292619349 56,15 5,48 Tổng nguồn vốn 1341337878 100 2061145237 100 819807359 61,12 0 Phân tích chung : Căn cứ vào bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn đầu năm và cuối năm 2001 ta thấy nhìn chung tổng tài sản và tổng nguồn vốn phát triển theo xu hướng tốt,phù hợp với cửa hàng Phân tích tổng tài sản: Tỷ suất đầu tư = x 100 Đầu năm 2001 = x 100 = 100% Cuối kỳ = x 100 = 84,34% Với kết quả trên ta thấy tỉ suất đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là rất cao(Đầu năm +Cuối kì) Điều đó là tất yếuvà hoàn toàn phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của một doanh nghiệp thuơng mại.Nói chung TSLĐ & ĐTNH đã tăng 45,98% ứng với 566.686.843 đồng,còn TSLĐ & ĐTNH chiếm tỷ trọng nhỏ(Đàu năm 0%,cuối kì 15,66%) tăng 15,66% ứng với số tiền là 334.066.750 đồng.Tóm lại tổng tài sản của cửa hàng năm 200 tăng 900.753.593 đồng ứng với tỷ lệ 73,08% chứng tỏ qui mô và khả năng hoạt động của doanh nghiệp * Phân tích tổng nguồn vốn: Căn cứ vào chỉ tiêu được tính ở trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu cuối kì tăng hơn đầu năm là 292.619.349 đồng tương ứng với tỉ lệ 56,15 %.Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của cửa hàng ngày càng tăng.Đồng thời, tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cuối kì nên tình hình tài chính của cửa hàng có xu hướng nâng cao,có đủ sức ,đủ vốn,chủ động và khả quan trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh .Đây là kết quả tốt,là điều đáng mừng của cửa hàng. Tình trạng công nợ được phản ánh bằng hệ số nợ.Tình trạng công nợ cuối kì so với đầu năm 2001 giảm 5,48% ứng với số tiền là 527.188.010 đồng. Điều này chứng minh hoạt động kinh doanh thương mại của cửa hàng là hoàn toàn hợp lý về khả năng tự hủ của cửa hàng tăng lên. Khi tình hình công nợ giảm xuống thì sẽ làm cho khả năng vay nợ dễ dàng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của cửa hàng Qua nghiên cứu và biểu số liệu ta thấy nguồn vốn của cửa hàng năm 2001 tăng đáng kể so với năm 2000 (61,12%) Có thể nhận thấy nguồn vốn kinh doanh của cửa hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau,trong đó có nguồn vốn do nhà nước cấp. Trong quá trình phát triển cửa hàng đã tự bổ sung và đến nay nguồn vốn đó chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Bên cạnh đó,cửa hàng cũng còn có những nguồn vốn bổ sung như nguồn vốn tín dụng, cửa hàng vay các ngân hàng,các tổ chức tín dụng để kinh doanh. Nguồn vốn này khá quan trọng vì nó góp phần cho cửa hàng đáp ứng ngay các nhu cầu về vốn phục vụ cho các thương vụ kinh doanh. Bên cạnh đó có một nguồn vốn khác là nguồn vốn do chiếm dụng của các tổ chức,các đơn vị khác. Loại vốn này không thuộc quyền sở hữu của cửa hàng nhưng cửa hàng lại được sử dụng. Nguồn vốn này càng nhiều thì càng tốt. Trên thị trường muốn có được nguồn vốn chiếm dụng này rất khó khăn. 2.2 Khảo sát tình hình kinh tế của cửa hàng a)- Chi phí kinh doanh Các chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền Tỉ lệ % 1.S Doanh thu M 6.732.541.906 11.197.476.940 4.464.935.034 66,32 2.S Chi phí F 6.658.284.510 10.084.638.106 4.426.353.596 66,48 3.TS CP KD F’ % 98,89 90,06 -8,8 -8,9 4.Mức độ ư¯TS CP KD ∆ F’ % -8,8 5.Tốc độư¯ TS CP KD δ % -8,9 6.ST TK hoặc VC STK -996.575.448 áp dụng các công thức: ∆ F’ = F’2001 - F’ 2000 = 90,06 - 98,89 = -8,8 % STK = M2001x ∆ F’ = 11.197.476.940 x (-8,9)% = -996.575.448 đ Nhận xét : Qua biểu trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch ,doanh thu chi phí của doanh nghiệp là hợp lý vì doanh nghiệp đảm bảo tỉ lệ tăng của doanh thu 2001/2000 là 66,48 % nên tỉ suất chi phí kinh doanh giảm 8,8 % với tốc đọ giảm là 8,9 % doanh nghiệp đã tiết kiệm được 996.575.448 đồng.Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp có những biện pháp hợp lý để tăng doanh thu,giảm chi phí. b)-Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước: Biểu thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Đơn vị tính VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 1.Thuế GTGT phải nộp 145.232.165 259.117.259 2.Thuế môn bài 1.200.000 1.200.000 3.Tiền thu sử dụng vốn 2.546.432 5.723.500 4.Thuế đất 4.523.500 4.523.500 5.Thuế thu nhập 13.230.456 36.000.000 Tổng cộng 166.732.553 306.564.259 Nhìn nhận qua hơn 1 năm hoạt động và với số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của cửa hàng ta thấy hàng năm số tiền cửa hàng đóng góp cho NSNN là một khoản đáng kể.Đây là một phần nhằm giúp cải thiện và ổn định hơn nền tài chính nước nhà. Ngoài những chỉ iêu nộp nghĩa vụ ngân sách nhà nước,cần phải phân tích chỉ tiêu sau đây để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của cửa hàng: Đơn vị tính :VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So Sánh Số tiền Tỷ lệ % 1.S Doanh thu 6.732.541.906 11.197.476.940 4.464.935.034 66,32 2.S Chi phí 6.658.284.510 11.084.638.106 4.426.353.596 66,48 3.LN thuần từ HĐKD 74.257.396 112.838.834 38.581.438 51,96 4.Tỷ suất CF/∑DT(%) 98,89 98,89 0,1 Từ số liệu của bảng trên ta thấy chỉ tiêu về S Doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng rất tốt nhưng tỷ suất Chi phí / S Doanh thu năm 2001/2000 tăng 0,1 %, Tổng chi phí tăng 66,48% .Lý do chủ yếulà cửa hàng mới dược đầu tư,cải tạo nâng cấp,song cửa hàng cũng cần lưu ý hơn trong việc tiết kiệm chi phí. c)-Tình hình thu nhập của cửa hàng Biểu phân tích các chỉ tiêu cơ bản của thu nhập Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ 2001/2000 (%) 1.Quỹ lương 758.698.432 828.008.568 109,2 2.Tiền lương 0 2.600.000 3.Tổng thu nhập 758.698.432 830.658.568 109,5 4.Tiền lương bình quân 826.750 1.000.000 121 5.Thu nhập 826.750 1.003.000 121,3 Từ biểu trên ta thấy dược sự chuyển biến thu nhập trong 2 năm 2000-2001.Có thể thấy rõ thu nhập của CBCNV trong cửa hàng ngày một cao hơn.Năm 2001 so với năm 2000 đạt 11,3 % .Điều này chứng tỏ năm 2001 là một bước tiến bộ,cửa hàng đã kinh doanh có hiệu quả hơn. Như vậy,cùng với sự phát triển kinh doanh và tổ chức lao động hợp lý,cửa hàng đã tìm mọi biện pháp quản lý chặt chẽ trong kinh doanh,tiết kiệm chi phí ,tăng lợi nhuận để nâng cao đời sống CBCNV d)-Công tác kiểm soát tài chính Việc kiểm tra kiểm soát tài chính của cửa hàng được thực hiện chặt chẽ từ nội bộ đến chi phí chức năng.Theo định kì thì cửa hàng tổ chức kiểm tra những số liệu ,xem xét xem có chính xác hay không để từ đó có các điề chỉnh và gửi báo cáo lên công ty xem xét và kiểm soát hoạt động của cửa hàng.Ngoài ra còn thông báo cho ban phụ trách cửa hàng nắm đựoc chính xác tình hìnhtài chính của cửa hàng để đưa ra quyết định đúng đắn có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của cửa hàng e)-Các chỉ tiêu khác *)-Khả năng thanh toán Để phân tích khả năng thanh toán của cửa hàng ta lập bảng sau: Các chỉ tiêu Đầu năm 2001 Cuối kì 1.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ∑TSLĐ +ĐTNH ∑Nợ ngắn hạn 1,37 1,33 2.Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản phải thu ∑Nợ ngắn hạn 0,48 0,21 3.Khả năng thanh toán ngay = Vốn bằng tiền ∑Nợ ngắn hạn 0,41 0,18 Theo số liệu về các chỉ tiêu biểu hiện khả năng thanh toán của cửa hàng ta thấy khả năngthanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn của cửa hàng ở thời điểm đầu năm 2001 và cuối kì đều có thể trả được. Mặc dù cửa hàng không có khả năng thanh toán nhanh và thanh toán ngay ở mức độ cao nhưng cửa hàng có khả năng thanh toán đúng thời hạn * Khả năng sinh lời Ta xét tới những khả năng sau đây Như vậy ta thấy mặc dù năm 2001 có nhiều thuận lợi hơn năm 2000 nhưng năng lực kinh doanh vốn chủ sở hữu năm 2001 lại thấp hơn năm 2000 Nhìn vào số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ của cửa hàng là tốt.So sánh số liệu giữa 2 năm 2000 và 2001 thì năng lực kinh doanh và khả năng sinh lợi của TSLĐ 2001. II)- Công tác kế toán 1)-Kế toán lưu chuyển hàng hoá nói chung a)-Khái niệm Lưu chuyển hàng hóa là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua quá trình mua bán hàng hoá. b)- Các phương thức bán hàng trong nước +Bán buôn : Là bán hàng cho các đơn vị bán lẻ hoặc đơn vị sản xuất để gia công chế biến,là bán với số lượng lớn.Khi chấm dứt hình thức mua bán, hàng hoá vẫn còn trong lĩnh vực lưu thông +Bán hàng qua kho:Hàng hoá được mua và dự trữ trong kho xuất ra bán .Có hai cách giao hàng. -Bên bán giao hàng tại kho bên bán -Bên bán giao hàng tại địa điểm do bên mua thoả thuận trong hợp đồng +Giao hàng vận chuyển thẳng(bán hàng giao tay ba): Hàng hoá được mua đi bán lại ngay mà không phải nhập kho Bên cung cấp Mua Chuyển hàng Bên mua Bên bán Bán +Bán lẻ:Là bán hàng với số lượng nhỏ,chấm dứt hình thức mua bán hàng hoá chuyeern vào lĩnh vực tiêu dùng +Bán hàng thu tiền tạp trung +Bán hàng thu tiền không tập trung c)-Chứng từ sử dụng + Hoá đơn GTGT(đói với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) + Hoá đơn bán hàng(Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) + Biên bản kiểm nhận +Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho +Biên bản kiểm kê hàng tồn kho d)-Các nghiệp vụ kinh tế lưu chuyển hàng hoá + Nghiệp vụ mua hàng + Nghiệp vụ bán hàng + Nghiệp vụ dự trữ hàng hoá 2)-Nội dung kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.1 Chứng từ ban đầu bao gồm + Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn + Hoá đơn bán hàng giao thẳng + Báo cáo bán hàng hàng ngày + Bảng thanh toán hàng đại lí,kí gửi + Hoá đơn GTGT + Bảng kê bán lẻ + Phiếu thu + Giấy nộp tiền bán hàng Đơn vị........................ Bộ phận...................... Phiếu xuất kho Số : 01458 Ngày 6 tháng 5 năm 2002 Nợ :157 Có :156 Họ tên người nhận hàng:.....Đinh kim Yến.......Địa chỉ................................... Lý do xuất kho :......Gửi hàng đi bán bổ sung T6............................................ Xuất tại kho ...........Cửa hàng Bách hoá Bờ Hồ................................................ Stt Tên sản phẩm Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Nescafe(20g) Hộp 24 16091 386.184 2 Chè Thái (100g) g 50 2700 135000 3 Thuốc lá Vina TLong Bao 100 6048 604.800 4 Thuốc lá Thăng Long - 100 1800 180.000 5 Thuốc Hồng Hà - 100 7566 756.600 6 Bánh kẹp kem g 6 8829 52.974 7 Bánh Sampa - 20 4850 97.000 8 Bánh mặn Hải Châu - 12 5739 68.868 9 Bánh Hướng Dương - 66 1504 99264 10 Bánh Cracker dừa - 20 4187 83740 Tổng Cộng 2.464.430 Ngày 6 tháng 5 năm 2002 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Kí ,họ tên) (Kí ,họ tên) (Kí ,họ tên) (Kí ,họ tên) Hoá Đơn ( GTGT ) Liên 2 ( Giao cho khách hàng ) Ngày 28 tháng 5 năm 2002 No : 0002455 Đơn vị bán hàng : ........Cửa hàng Bách hoá Bờ Hồ..................................................... Địa chỉ : .....19 +21 Đinh Tiên Hoàng......................Số hiệu TK................................. Điện thoại.........................................Mã số:... 01 00106 761-1................................... Họ tên người mua hàng :....Dương Hoàng Việt........................................................... Đơn vị :.....Thượng Cát -Từ Liêm................................................................................ Địa chỉ :.....................................................................Số hiệu TK................................ Hình thức thanh toán.......................Mã số :................................................................ Stt Tên hàng hoá ,dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy sấy tóc PHILIP (đỏ) Cái 02 315.000 630.000 2 Quạt treo tường TQ (nâu) Cái 05 210.000 1.050.000 3 Tivi SONY 21 inch Cái 02 3.000.000 6.000.000 4 Thuốc lá Vina Thăng Long Bao 18 6800 122.400 Cộng tiền hàng 7.802.400 Thuế suất GTGT 5 % Tiền thuế GTGT : 390.120 Tổng cộng tiền thanh toán: 8.192.520 Số tiền bằng chữ :.........Tám triệu một trăm chín mươi hai nghìn năm trăm hai mươi đồng chẵn................. Người mua hàng Kế Toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (kí ,họ tên) (kí ,họ tên) (kí ,đóng dấu,họ tên) Công ty Bách hoá Hà nội Mã số : 01 00106 761-1 Cửa hàng 19+21 Đinh Tiên Hoàng Tổ quầy : 11 Thẻ Quầy Hàng Tờ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0404.doc
Tài liệu liên quan