Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

Tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera (nhật ký chung - Ko lý luận - máy): ... Ebook Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera (nhật ký chung - Ko lý luận - máy)

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera (nhật ký chung - Ko lý luận - máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc Trang Danh môc b¶ng, s¬ ®å Trang Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera 5 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính qua 2 năm 2007 - 2008 8 Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán 10 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức các phân hệ trong phần mềm kế toán FAST 13 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại 13 Sơ đồ 1.5: Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán hình thức kế toán Nhật ký chung trong điều kiện ứng dụng kế toán máy: 14 Sơ đồ 2.1: Trình tự lập và luân chuyển hóa đơn GTGT: Bảng 2.1. Hóa đơn 2022 ngày 3/12/2008 xuất bán kính nội địa cho Công ty CP kính Việt Hưng. 19 Bảng 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng 20 Bảng 2.3. Sổ giá vốn hàng bán sản phẩm: 22 Bảng 2.4: Sổ chi tiết bán hàng 23 Bảng 2.5: sổ chi tiết thanh toán với người mua 24 Bảng 2.6. Nhật ký chung……………………………………………………………… 28 Bảng 2.7. Sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 29 Bảng 2.8. Giấy báo Có của Ngân hàng 31 Bảng 2.9. Nhật ký chung 32 Bảng 2.10. Sổ cái tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 33 Bảng 2.11. Biên bản thanh lý TSCĐ 35 Bảng 2.12. Nhật ký chung……………………………………………………………….36 Bảng 2.13. Sổ cái Tài khoản 711 – Thu nhập khác 37 Sơ đồ 2.2: trình tự luân chuyển hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho 40 Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ theo phương thức bán hàng XK 41 Bảng 2.14. Nhật ký chung 44 Bảng 2.15. Sổ cái Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán 45 Bảng 2.16. Giấy báo Nợ ngân hàng số 202 ngày 6/12/2008 47 Bảng 2.17. Bảng phân bổ vật tư, công cụ dụng cụ 48 Bảng 2.18. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 49 Sơ đồ 2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ phần hành kế toán bán hàng: 50 Bảng 2.19. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 51 Bảng 2.20. Nhật ký chung 52 Bảng 2.21. Sổ cái Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng 53 Sơ đồ 2.5. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán phần hành chi phí QLDN: 54 Bảng 2.22. Phiếu chi số 170 ngày 4/12/2008 55 Bảng 2.24. Sổ cái Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp 58 Bảng 2.25. Bảng kê lãi chi tiết tháng 12 năm 2008 60 Bảng 2.26. Sổ cái Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính 61 Bảng 2.27. Biên bản thanh lý TSCĐ 63 Bảng 2.28. Nhật ký chung……………………………………………………………….64 Bảng 2.29. Sổ cái Tài khoản 811 – chi phí khác 65 Bảng 2.30. Sổ cái Tài khoản 8211 – chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 67 Bảng 2.31. Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh 70 Bảng 2.32. Sổ cái TK 911 – xác định kết quả kinh doanh 71 Bảng 2.33. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 72 Bảng 3.1. Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh mặt hàng Sôđa 84 Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm Y tế CCDV Cung cấp dịch vụ DTBH Doanh thu bán hàng ĐK Đầu kỳ GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HĐQT Hội đồng quản trị HH Hàng hóa KPCĐ Kinh phí công đoàn TC – HC Tổ chức hành chính TGĐ Tổng giám đốc TK Tài khoản TTSP Tiêu thụ sản phẩm TSCĐ Tài sản cố định VNĐ Việt Nam Đồng XNK Xuất Nhập khẩu Lêi më ®Çu Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi ra nhập WTO đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều loại hình doanh nghiệp, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh hiệu quả. Vì vậy, doanh thu, chi phí, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các nhà quản trị, nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khả năng cạnh tranh và vị thế của mỗi doanh nghiệp. Nên việc tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp, hoạt động hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp. Nhận thấy rõ trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đóng vài trò rất quan trọng. Thông tin do kế toán cung cấp góp phần không nhỏ cho các nhà quản trị hoạch định và đưa ra quyết định chính xác, kịp thời. Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera, một công ty với hơn 10 năm xây dựng và phát triển, một thương hiệu uy tín và là cầu nối vững chắc giữa các nhà sản xuất Vật liệu xây dựng Việt Nam với các đối tác lớn tại các khu vực thị trường như: Tây âu, Đông âu, Bắc Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á… em đã tiếp cận được với công tác kế toán của Công ty nói chung và tìm hiểu về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh mà Công ty đã thực hiện nói riêng. Qua đó, em chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera” làm đề tài cho chuyên đề thực tập chuyên ngành của mình. Do thời gian thực tập không dài, cộng với kiến thức còn hạn chế, với đề tài này, em muốn đi sâu nghiên cứ, tìm hiểu về kế toán doanh thu, chi phí, và xác định kết quả kinh doanh trên cả hai mặt: lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện phương pháp luận và hoạt động thực tiễn tại đơn vị thực tập qua so sánh lý luận với thực tế. Để hoàn thành chuyên đề này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, tư duy logic, kết hợp với quan sát, phỏng vấn, so sánh đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin. Trong chuyên đề này, ngoài phần mở đầu và kết luận, em muốn đề cập đến những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty cồ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập Khẩu Viglacera. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập Khẩu Viglacera. Chuyên đề thực tập chuyên ngành này được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh cũng như sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. Do giới hạn về thời gian và trình độ, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý của thầy giáo và các anh chị để chuyên đề thực tập chuyên ngành của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Phương CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA ************ 1.1. Đặc điểm kinh tế và tổ chức kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera 1.1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2005 Tiền thân Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera). Năm 1998 Công ty được thành lập theo quyết định 217/BXD-TCXD ngày 17/05/1998 với tên là: Công ty kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước, được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp, điều lệ công ty và các quy định pháp luật khác có liên quan, thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan Tổng công ty. 1.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay Năm 2005 theo quyết định số 1679/QĐ- BXD ngày 05/09/2005 của Bộ xây dựng, công ty đã chuyển đổi cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Viglacera, có tên giao dịch quốc tế là: Viglacera import – export joint – stock company, tên viết tắt là: Viglacera – Exim. Trụ sở công ty: Số 2 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 04.37567712 Fax: 04.37567710 Webside: Tài khoản tại Ngân hàng: 926511207776135 Mã số thuế: 010893367 Sau khi cổ phần hóa, Công ty hoạt động kinh doanh theo điều lệ, hoạt động và quy chế tổ chức của công ty cổ phần do Hội đồng quản trị công ty phê duyệt. Là đơn vị xuất nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ thương mại vật liệu xây dựng có truyền thống hơn 10 năm, luôn phát huy và giữ vững thế mạnh am hiểu thị trường, nắm giữ nhiều đầu mối khách hàng khắp thế giới, tiếp cận nguồn hàng uy tín chất lượng Viglacera – Exim góp phần đưa  sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước ra khắp các thị trường thế giới, gồm các thị trường Đông Nam Á, Nam Á, Đông Âu, Trung Đông, Nhật Bản, Mỹ, Úc, NewZealand, Đài Loan ... Năm 2006 doanh thu Công ty đạt gần 400 tỷ đồng, nộp ngân sách 9 tỷ. Với uy tín thương hiệu và thị trường rộng khắp, ngày 09 tháng 11 năm 2007 công ty vinh dự được Bộ xây dựng xét chọn đề cử với Bộ Công Thương đưa vào danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín". Thực hiện Nghị quyết số : 03/CPXNK-ĐHĐCĐ ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Viglacera về việc chuyển đổi tên doanh nghiệp. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera số: 0103011079 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 03 tháng 03 năm 2006 (Cấp đổi lần 5 : ngày 21/05/2008). Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Viglacera đã thông báo về việc đổi tên doanh nghiệp, kể từ ngày 21/05/2008 như sau: Tên Công ty cũ : Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Viglacera Tên Công ty mới : Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Tên giao dịch: Viglacera investment and import – export joint stock company Tên viết tắt : VIGLACERA – EXIM.,JSC 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera có ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của Công ty 1.1.2.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu vật liệu xây dựng. Thông qua Công ty, các mặt hàng vật liệu xây dựng như kính xây dựng, gạch Ceramic, gạch Granite, thiết bị sứ vệ sinh cao cấp mang thương hiệu Viglacera hiện đã có chỗ đứng vững chắc tại nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, Nam Phi và đang dần trở nên quen thuộc tại một số thị trường thuộc Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Brazil... Viglacera-Exim được nhiều Hãng cung cấp nổi tiếng trên thế giới chỉ định là Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam đối với các loại nguyên liệu, hoá chất phục vụ sản xuất, cũng như các sản phẩm dân dụng phục vụ thị trường nội địa. Gần đây nhất, Viglacera-Exim đã kết hợp với tập đoàn đồ gia dụng Trung Quốc phân phối sản phẩm sản xuất khăn ướt BENS với nhiều tính năng. Viglacera-Exim không ngừng đẩy mạnh hợp tác thương mại quốc tế dưới hình thức liên doanh liên kết. Vừa qua, Công ty đã liên doanh với hãng GlassKote Malaysia xây dựng nhà máy sản xuất kính màu trang trí Viglacera GlassKote. Để học hỏi kinh nghiệm và cập nhật những tiến bộ kỹ thuật mới, Viglacera-Exim thường xuyên tham gia các hội chợ chuyên ngành vật liệu xây dựng quốc tế nhằm nắm bắt cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều dự án và các chương trình hợp tác với các đối tác tại nhiều nước trên thế giới đã và đang được tiến hành với những nội dung đa dạng và qui mô khác nhau nhằm nâng cao hơn nữa năng lực và cơ hội kinh doanh của Công ty trong tương lai. Từ đó doanh thu của Công ty sẽ tăng mạnh, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của Công ty. 1.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm Công ty kinh doanh trên nhiều các lĩnh vực khác nhau, sản phẩm đa dạng phong phú trên bốn hoạt động chính: - Hoạt động xuất khẩu - Hoạt động nhập khẩu - Kinh doanh phân phối - Xuất khẩu lao động Các hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ cho những đối tượng khác nhau, tạo ra những loại sản phẩm khác nhau vì vậy đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh cũng khác nhau theo từng loại hoạt động và từng loại sản phẩm và sẽ được đề cập cụ thể trong phần sau. Nhưng chính vì sự đa dạng của sản phẩm mà Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, từ đó doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao, làm tăng kết quả kinh doanh của Công ty. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức hoạt động kinh doanh 1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí Cơ cấu quy mô, tổ chức biên chế nhân sự Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển của Công ty đảm bảo gọn nhẹ, kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khi mới thành lập do mới chỉ có chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chỉ bao gồm 4 phòng: + Phòng tổ chức hành chính; + Phòng kế toán; + Phòng kinh doanh + Phòng xuất nhập khẩu. Hiện nay do sự phát triển của Công ty mà thực chất là mở rộng ngành nghề kinh doanh (thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài Tổng công ty đi làm việc tại nước ngoài) nên Công ty có thêm phòng mới là phòng xuất khẩu lao động. Cũng giống như đại đa số các công ty cổ phần khác ở Việt Nam, sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera theo một mô hình trực tuyến. Tổng Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. Tổng Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc gồm có: Phó Tổng giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu; Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh; Kế toán trưởng. + Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường. + Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động, tiền lương, đào tạo, thực hiện các chính sách liên quan đến nhân sự. + Phòng xuất khẩu lao động : có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà công ty đang khai thác. Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và xuất nhập khẩu Viglacera HĐQT Tổng giám đốc Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ XNK Kế toán trưởng Ban kiểm soát Chi nhánh TP HCM Phòng kinh doanh Phòng XNK Phòng TC-HC Phòng Kế toán Phòng XK lao động 1.1.3.2 .Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera tổ chức hoạt động kinh doanh trên 4 lĩnh vực: Hoạt động xuất khẩu; Hoạt động nhập khẩu; Kinh doanh phân phối và Xuất khẩu lao động. a. Hoạt động xuất khẩu Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu vật liệu xây dựng. Kể từ năm 2002 đến nay, công ty liên tục nhận được bằng khen của Bộ xây dựng về thành tích xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Đặc biệt trong năm 2007, Công ty đã được Bộ Xây dựng bầu chọn là Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhất trong lĩnh vực xuất khẩu Vật liệu xây dựng. Có thể nói, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera đã đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera, các mặt hàng vật liệu xây dựng như kính xây dựng, gạch Ceramic, gạch Granite, thiết bị sứ vệ sinh cao cấp mang thương hiệu Viglacera hiện đã có chỗ đứng vững chắc tại nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong số những mặt hàng được xuất khẩu ra nước ngoài, sản phẩm kính xây dựng là sản phẩm đóng vai trò chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 triệuUSD/năm. Hiện nay, công ty đang xuất khẩu các sản phẩm Vật liệu xây dựng chính như sau: - Kính xây dựng: kính nổi, kính cán, kính an toàn, kính trang trí, gương - Gạch ốp lát Ceramic sử dụng trong trang trí nội ngoại thất - Gạch ốp lát Granite nhân tạo sử dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp - Gạch ngói đất sét nung cao cấp được sản xuất theo dây truyền công nghệ Italy - Thiết bị sứ vệ sinh và phụ kiện sen vòi b. Hoạt động nhập khẩu Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera đã xây dựng được một mạng lưới các nhà cung cấp có uy tín tại nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Italy, Mỹ, CHLB Nga, Tây Ban Nha... và đã được nhiều bạn hàng trong nước tin cậy chọn làm nhà nhập khẩu cho nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của công ty đạt hơn 30triệu USD/ năm. Mặt hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và hoá chất phục vụ cho sản xuất. Với chiến lược kinh doanh linh hoạt và bộ máy nhân sự chuyên nghiệp, giàu kỹ năng trong thương mại quốc tế, đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế là nhà kinh doanh nhập khẩu hàng đầu đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt nam. Viglacera-exim hiện đã được nhiều Hãng cung cấp nguyên liệu sản xuất lớn trên thế giới ký hợp đồng phân phối độc quyền tại thị trường Việt nam, đây là tiền đề quan trọng để công ty có thể đáp ứng tốt hơn nữa mọi nhu cầu về chất lượng, số lượng và giá cả hàng hoá... của các đối tác chiến lược trong nước. Một số dự án nhập khẩu tiêu biểu Công ty đã và đang thực hiện: * Nhập khẩu máy móc, dây chuyền sản xuất đồng bộ cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty Viglacera: Công ty Kính nổi Viglacera, Công ty Gạch Granite Tiên sơn, Công ty Gốm Xây dựng Hạ Long, Công ty Sứ Việt trì, Công ty gạch ốp lát Thăng Long Viglacera… * Nhập khẩu Soda Ash Dense– nguyên liệu chính trong sản xuất kính – cho Liên doanh Kính nổi Việt Nhật, Công ty Kính nổi Viglacera, Công ty Kính Đáp cầu với số lượng 60.000tấn/năm, tổng kim nghạch nhập khẩu đạt trên 12 triệu USD/năm. * Nhập khẩu các loại hoá chất: Nickel Oxide, Cobalt Oxide, Sodium Nitrate, Iron Oxide, Selenium metal powder, thiếc thỏi... cho các nhà máy sản xuất gương kính, thuỷ tinh, gốm sứ và xà phòng tại Việt nam. * Nhập khẩu dây chuyền đồng bộ nghiền sàng đá dăm và cát xay 350T/giờ thuộc dự án "Xây dựng nhà máy thuỷ điện Bản Chát, Than Uyên, Lai Châu" do Công ty Cổ phần LICOGI làm chủ đầu tư. * Nhập khẩu máy ép ngói thuộc dự án " Đầu tư sản xuất ngói" của Công ty cổ phần gốm Hạ Long. * Nhập khẩu dây chuyền sản xuất ống cống cho dự án " Đầu tư sản xuất ống cống ly tâm " của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy. * Nhập khẩu dây chuyền sản xuất ống cống cho dự án " Đầu tư sản xuất ống cống ly tâm " của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Sông Đáy. c. Kinh doanh phân phối Với chức năng kinh doanh phân phối đa dạng các chủng loại VLXD, hiện nay Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera đang tập trung tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu Viglacera như: Kính xây dựng, Gạch ốp lát Viglacera, Thiết bị vệ sinh cao cấp, và các sản phẩm trang trí nội thất khác. Cho đến nay, Công ty đã không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối, góp phần đưa sản phẩm Viglacera hoà nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả ngày càng cao. Công ty còn chủ trương mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh phân phối các sản phẩm nhập khẩu, tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường đồ gia dụng trong nước. Công ty cũng đang tập trung đầu từ về tài chính, dịch vụ, kỹ năng để có thể xây dựng một chuỗi các Tổng đại lý phân phối hàng hoá nhập khẩu tại các tỉnh thành lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... d. Xuất khẩu lao động Với mục tiêu luôn đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, theo chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và được sự đồng ý của Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Viglacera đã được cấp Giấy phép số 65/LĐTBXH-GP ngày 03/11/2004, Giấy phép cấp đổi số 89/LĐTBXH-GP cho phép Công ty hoạt động chuyên doanh đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Phục vụ cho công tác XKLĐ, Trung tâm VIGLACERA có khuôn viên trường đào tạo với tổng diện tích 4.000 m2, trong đó 1.000 m2 được dành cho văn phòng làm việc, đào tạo, ký túc xá và nhà ăn. Khu giảng đường khang trang, đầy đủ thiết bị giảng dạy bao gồm 21 phòng học với tổng sức chứa lên tới 1.000 học viên, 04 phòng thực hành. Trong khuôn viên Nhà trường có đầy đủ Nhà ăn, Ký túc xá cho học viên, sân thể thao phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí. Với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng sư phạm, trung tâm xuất khẩu lao động Viglacera đã đạo tạo công nhân trên nhiều ngành nghề, chủ yếu tập trung vào các ngành dệt may, cơ khí, đặc biệt là công nhân sản xuất vật liệu xây dựng cung ứng cho các nhà máy trong nước và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Trung tâm còn mở rộng đào tạo về Công nghệ thông tin, cung cấp một số lượng lớn học viên sau mỗi khoá học. 1.1.3.3. Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera qua hai năm 2007 – 2008 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính qua 2 năm 2007 - 2008 Đơn vị tính: nghìn VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % 1 TS ngắn hạn 124.402.100 154.457.784 20.055.684 16.12 2 Tài sản dài hạn 12.253.422 16.659.452 4.406.029 35,96 3 Nợ phải trả 122.571.371 146.655.953 24.084.582 19,65 4 Vốn chủ sở hữu 14.084.151 14.461.282 377.131 2,68 5 Doanh thu thuần 375.197.170 390.267.143 15.069.972 4,02 6 LN trước thuế 3.447.328 5.154.065 1.706.737 49,51 7 LN sau thuế 2.495.899 3.754.073 1.258.174 50,41 (Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera) Bảng trên đã thể hiện một số chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo tài chính của công ty qua 2 năm gần đây. Về tiềm lực tài chính: Vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng từ 14.084.151(nghìn đồng) năm 2007 lên 14.461.282 năm 2008 (tăng 2,68 %). Điều này chứng tỏ khả năng chủ động trong kinh doanh của Công ty đã được cải thiện và quy mô vốn mở rộng tương ứng với hoạt động kinh doanh theo các năm. Nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 19,65 %, con số này ở mức trung bình, đặc biệt trong nền kinh tế nước ta năm 2008 gặp nhiều biến động, nên ảnh hưởng không lớn đến tính tự chủ trong tiềm lực tài chính của Công ty. Tổng tài sản năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 về cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng 16.12 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do Công ty đã có chính sách về thu hồi các khoản nợ của khách hàng, đồng thời do đặc tính của Công ty là Công ty xuất nhập khẩu, số lượng hàng hoá tồn kho chỉ mang tính thời điểm. Tài sản dài hạn năm 2008 tăng 35,96% so với năm 2007 là do Công ty đã chú trọng hơn đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn như đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác. Doanh thu thuần năm 2008 tăng 15.069.972(nghìn đồng) so với năm 2007 (tăng 4,02 %) chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong viêc khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2008 lại tăng 1.706.737(nghìn đồng) so với năm 2007 (tăng 49,51 %) là do doanh thu của công ty đã tăng. è Nhận xét chung: nhìn chung qua báo cáo về tình hình tài chính của Công ty qua 2 năm 2007 và 2008 ta thấy: tình hình kinh doanh của Công ty năm 2008 tốt hơn năm 2007. Điều đó chứng tỏ công ty đang ngày càng phát triển và nhờ sự nỗ lực cùng hướng đi đúng đắn, Công ty đang dần chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng: tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính quy định. Ngoài ra, kế toán trưởng còn tham gia xét duyệt các phương án kinh doanh của Công ty, phân tích, tính toán kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hàng tháng, hàng quý theo định kỳ, niên độ kế toán phải chịu trách nhiệm lập các báo theo quy định hiện hành để nộp cho ban lãnh đạo Công ty. Kế toán tổng hợp: Cuối kỳ tổng hợp số liệu để giúp kế toán trưởng lập các báo cáo tài chính. Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi hàng hóa đầu ra, đầu vào. Mở sổ theo dõi hàng xuất bán, hàng đại lý. Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế toán xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động. Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán TTSP Kế toán XNK Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác trong Công ty. + Phối hợp với phòng tổ chức hành chính trong công tác tổ chức lao động, công tác hành chính quản trị. + Phối hợp với phòng kinh doanh trong công tác luân chuyển, lưu trữ chứng từ kinh doanh, quyết toán các hợp đồng vận tải, đối chiếu công nợ với các đơn vị trong và ngoài Công ty… + Phối hợp với phòng xuất nhập khẩu luân chuyển, lưu trữ chứng từ XNK, thanh quyết toán các hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế, đối chiếu công nợ với các đơn vị trong và ngoài Công ty… 1.2.2. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán 1.2.2.1. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Việc tổ chức tốt công tác ghi chép, hạch toán ban đầu là một trong những yêu cầu của công tác quản lý. Trong công tác kế toán, chứng từ là một trong những giấy tờ kế toán quan trọng chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, việc sử dụng, ghi chép và lưu trữ chứng từ về cơ bản đã tuân theo những quy định chung của Bộ Tài Chính. Công ty cũng đã bắt đầu từng bước áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC nhưng về cơ bản vẫn áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT. Đồng thời, Công ty cũng vận dụng máy tính vào việc hạch toán, lưu giữ các chứng từ kế toán. Phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán FAST. Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N. Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam. 1.2.2.2. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã vận dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC nhưng về cơ bản vẫn áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT để phù hợp với loại hình kinh doanh của Công ty. Cụ thể danh mục tài khoản kế toán mà công ty áp dụng được trình bày cụ thể trong phụ lục. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong việc hạch toán doanh thu tiêu thụ của Công ty như sau: Việc hạch toán doanh thu được tiến hành trên Sổ chi tiết, sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK sử dụng TK 511, trong đó: TK 511.1 – Doanh thu bán hàng hóa TK 511.2 – Doanh thu dịch vụ Đồng thời do chủng loại hàng hóa kinh doanh đa dạng và xuất nhập khẩu phong phú, lĩnh vực hoạt động rộng, Công ty lại có mối quan hệ với nhiều khách hàng, ngân hàng, … nên khi sử dụng tài khoản hạch toán, Công ty đã chi tiết hóa các tài khoản cấp 3, cấp 4 để thuận tiện cho việc quản lý đối tượng hạch toán. Cụ thể: TK 511.1 được chi tiết ra: TK 5111.1, TK 5111.2. TK 5111.3 TK 511.2 được chi tiết ra: TK 5112.1, TK 5112.2 Bên cạnh đó, công ty không sử dụng tài khoản 007 để theo dõi ngoại tệ các loại và tài khoản 1562 để theo dõi và phân bổ chi phí thu mua hàng hoá như trong chế độ kế toán. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn về việc vận dụng tài khoản kế toán trong khi phân tích qui trình tổ chức các phần hành chủ yếu của đơn vị. 1.2.2.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh cũng như trình độ và khả năng của đội ngũ kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào những chứng từ kế toán gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, phân loại, tổng hợp được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy trên màn hình nhập liệu của phần mềm kế toán Fast. Với chương trình phần mềm kế toán đã cài đặt, khi có lệnh chương trình tự động chạy và cho phép kết xuất, in ra các Sổ cái, Sổ chi tiết và Nhật ký chung (công ty không sử dụng sổ nhật ký chuyên dùng) và báo cáo kế toán tương ứng…Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào) kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Kế toán trưởng có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm các sổ cái và các sổ chi tiết sẽ được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức các phân hệ trong phần mềm kế toán FAST Sổ kế toán - Sổ cái - Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị Phần mềm kế toán Fast Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera T Ổ N G H Ợ P Mua hàng và phải trả Phiếu nhập mua và chứng từ phải trả khác Vốn bằng tiền Phiếu thu, Phiếu chi, báo có, báo nợ Bán hàng và phải thu Hóa đơn bán hàng và chứng từ phải thu khác Hàng tồn kho Phiếu nhập, phiếu xuất, điều chuyển Chi phí và giá thành Bảng tính giá thành Tài sản cố định Thể tài sản cố định Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Báo cáo mua hàng, sổ chi tiết công nợ Báo cáo bán hàng, sổ chi tiết công nợ Thẻ kho, xuất nhập tồn… Thẻ TSCĐ, bảng tính KH Sổ chi tiết TK Sổ cái TK Nhật ký chung Các báo cáo tài chính Báo cáo thuế Báo cáo chi phí và giá thành Báo cáo quản trị Sơ đồ 1.5: Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán hình thức kế toán Nhật ký chung trong điều kiện ứng dụng kế toán máy: Chứng từ mã hóa nhập dữ liệu vào máy tính Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái các tài khoản Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Chứng từ gốc Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối thử Điều chỉnh, khóa sổ Bảng cân đối số phát sinh 1.2.2.4. Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán Công ty tổ chức báo cáo theo đ._.úng chế độ quy định. + Các báo cáo do Nhà nước quy định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DN), Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09- DN). + Các báo cáo nội bộ gồm: Báo cáo quản trị, Báo cáo chi phí và giá thành. + Kỳ báo cáo thường là một năm bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N. + Định kỳ công ty phải gửi các báo cáo tài chính lên Bộ xây dựng, Cục thuế thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê. Do việc sử dụng phần mềm kế toán FAST trong tổ chức bộ máy kế toán của công ty, nên các báo cáo được lập có độ chính xác và nhất quán cao. Cuối tháng hoặc khi cần thiết, kế toán thực hiện thao tác khoá sổ và phần mềm kế toán FAST sẽ tự động lập các báo cáo kế toán theo yêu cầu. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA ************ * Khái quát về nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera: Với mục tiêu đẩy nhanh khối lượng hàng bán ra, khách hàng đến với Công ty được đảm bảo về chất lượng hàng hóa, giá cả phù hợp và có thể lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp; hơn nữa Công ty chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng hóa nếu như hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách. Do vậy, Công ty luôn chú ý các mặt sau: Về chất lượng: hàng hóa trước khi bán được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, chủng loại, quy cách,… Về giá bán: được xác định trên giá mua thực tế cộng chi phí thu mua, bảo quản, gắn liền với sự vận động của giá cả thị trường, đảm bảo có lợi nhuận cho công ty. Hiện nay, đối với hoạt động bán hàng trong nước công ty đang áp dụng phương thức bán hành chủ yếu là bán hàng trực tiếp. Hàng hóa được công ty thu mua trong nước hoặc nhập khẩu nhập về kho Công ty, sau đó xuất bán theo hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng. Khách hàng của Công ty là khách hàng mua thường xuyên qua hợp đồng kinh tế nên ngoài hình thức thanh toán ngay thì thường là hình thức thanh toán sau, tức là trả sau. Còn đối với hoạt động xuất khẩu, phương thức bán hàng chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. 2.1. Kế toán doanh thu tại Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera 2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Đây là chỉ tiêu cho thấy sự trưởng thành và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Với đặc thù kinh doanh của Công ty hiện nay là đầu tư và xuất – nhập khẩu, nên doanh thu của Công ty chủ yếu là: + Doanh thu bán hàng nội địa + Doanh thu bán hàng xuất khẩu. 2.1.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng Do công ty là cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên chứng từ được sử dụng để hạch toán doanh thu đối với hoạt động bán hàng trong nước là hóa đơn thuế GTGT. Hóa đơn thuế GTGT: được lập thành 3 liên, trong đó: Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Dùng để thanh toán Phiếu thu, giấy báo Có của Ngân hàng Bộ chứng từ căn cứ để ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu: + Hợp đồng xuất khẩu + Hóa đơn thương mại (invoice) + Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list) + Vận đơn B/L + Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan. Bộ chứng từ thanh toán xuất khẩu L/C 2.1.1.2. Tài khoản và sổ kế toán sử dụng * Tài khoản sử dụng: Tại công ty việc hạch toán doanh thu được tiến hành trên Sổ chi tiết, sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK sử dụng TK 511, trong đó: + TK 511.1 – Doanh thu bán hàng hóa + TK 511.2 – Doanh thu dịch vụ Do chủng loại hàng hóa kinh doanh đa dạng và xuất nhập khẩu phong phú, lĩnh vực hoạt động rộng, Công ty lại có mối quan hệ với nhiều khách hàng, ngân hàng, … nên khi sử dụng tài khoản hạch toán, Công ty đã chi tiết hóa các tài khoản cấp 3, cấp 4 để thuận tiện cho việc quản lý đối tượng hạch toán. Cụ thể: TK 511.1 được chi tiết ra: TK 5111.1, TK 5111.2. TK 5111.3 TK 511.2 được chi tiết ra: TK 5112.1, TK 5112.2 Ngoài ra kế toán còn sử dụng cácTK liên quan:TK111,TK112,TK 131,.. * Sổ kế toán sử dụng: Bên cạnh đó, doanh nghiệp vận dụng sổ sách theo hình thức Sổ Nhật ký chung như trong chế độ kế toán Việt Nam nên quá trình hạch toán doanh thu sẽ được phản ánh trong: nhật ký chung, sổ chi tiết TK 511, sổ cái TK 511… 2.1.1.3. Quy trình xử lý chứng từ và ghi sổ kế toán Căn cứ vào chứng từ gốc (hóa đơn thuế GTGT, phiếu thu, giấy báo Có) kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính, từ đó máy tự động lên các sổ liên quan. Với phần mềm kế toán Fast cho phép thực hiện các bút toán điều chỉnh, bút toán bù trừ giữa các khách hàng hoặc với nhà cung cấp, và chuyển thông tin sang bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra. Cho phép theo dõi hóa đơn bán hàng chi tiết theo nhân viên, bộ phận kinh doanh hoặc theo thời hạn thanh toán. Kế toán doanh thu bán hàng nội địa: Hoạt động kinh doanh trong nước của công ty gồm nhiều hoạt động: kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, kinh doanh vận tải đường bộ, kinh doanh dịch vụ du lịch, … Đối với hoạt động bán hàng, công ty bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp. Khi giao hàng cho khách, khách hàng sẽ thanh toán ngay hoặc ký chấp nhận thanh toán trên hóa đơn và biên bản giao nhận hàng hóa. Lúc này, hàng hóa được xác định là tiêu thụ và kế toán ghi sổ doanh thu. Việc theo dõi doanh thu của các hoạt động kinh doanh trong nước được kế toán theo dõi trên các sổ chi tiết TK 51111, TK 51113 theo từng nhóm mặt hàng. Song song với việc theo dõi doanh thu bán hàng trên các sổ chi tiết theo từng nhóm mặt hàng, kế toán tiến hành theo dõi doanh thu trên sổ chi tiết TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa, sổ chi tiết TK 5112 – Doanh thu dịch vụ và sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng. Đến cuối kỳ, khi tiến hành cộng dồn, bên Nợ và bên Có của sổ cái phải đảm bảo khớp đúng với số liệu trên các sổ chi tiết. Thu tiền, ký Thủ quỹ Sơ đồ 2.1: Trình tự lập và luân chuyển hóa đơn GTGT: Khách hàng Phòng kinh doanh Kế toán trưởng Đơn đặt hàng Lập hóa đơn GTGT Kế toán thanh toán Viết phiếu thu Kiểm tra và Ký duyệt Bảng 2.1. Hóa đơn 2022 ngày 3/12/2008 xuất bán kính nội địa cho Công ty CP kính Việt Hưng. TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG Số: 2022 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Họ, tên người mua: Công ty CP kính Việt Hưng. Địa chỉ: TP Hải Dương – Hải Dương Xuất tại kho: Hình thức thanh toán: Trả chậm Mã số thuế: 0900234152 Số TT Tên, quy cách sản phẩm hàng hoá (tên lao vụ, dịch vụ) Đvị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Kính 10ly trà 2000x1500 M2 412 129333 53285196 Cộng tiền hàng 53285196 Thuế suất thuế GTGT 10% Tiền thuế GTGT 5328520 Tổng cộng tiền thanh toán 58613716 Số tiền viết bằng chữ: Năm tám triệu sáu trăm mười ba nghìn bảy trăm mười sáu đồng/. Người mua hàng Người bán hàng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG QC/2007B Liên 1: Lưu 055934 Ngày 03 tháng 12 năm 2008 Đơn vị bán hàng : Công ty CP đầu tư và XNK Viglacera Địa chỉ : Số 2 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội Số tài khoản: 926511207776135 Điện thoại: Mã số thuế: 010893367 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị : Công ty CP kính Việt Hưng Địa chỉ : TP Hải Dương - Hải Dương Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Trả chậm Mã số thuế: 0900234152 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C (1) (2) (3)=(1)*(2) 1 Kính 10ly trà 2000x1500 m2 412 129,333 53,285,196 Cộng tiền hàng: 53,285,196 Thuế suất thuế GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 5,328,520 Tổng cộng tiền thanh toán: 58,613,716 Số tiền viết bằng chữ: Năm tám triệu sáu trăm mười ba nghìn bảy trăm mười sáu đồng/. Người mua hàng Người bán hàng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu, họ tên) Khi nhận được hóa đơn trên, kế toán tiêu thụ sản phẩm tiến hành nhập vào hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Cùng với việc ghi nhận doanh thu, chương trình sẽ tự động thực hiện bút toán phản ánh giá vốn và điền giá trị khi thực hiện tính giá vốn tự động vào cuối tháng. Quy trình nhập như sau: Từ màn hình chọn phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu, chọn tiếp cập nhật số liệu, sau đó chọn hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho: Tại ô loại hóa đơn: ghi 1 Tại ô mã khách: ghi DL76 Tại ô người mua hàng: ghi Nguyễn Việt Anh Tại ô diễn giải: ghi xuất bán kính nội địa Tại ô mã nx (Tk nợ): ghi 1311 Tại ô số HĐ: ghi 2022 Tại ô ngày ht: ghi 03/12/2008 Tại ô tỷ giá: chọn VNĐ Tại ô ngày lập chứng từ: chương trình tự động cập nhật Trong khung: Tại cột mã hàng: ghi KNDTRA1, chương trình tự động điền tên hàng, đơn vị tính. Tại cột số lương điền số lượng: 412 Tại cột giá bán: điền giá bán đơn vị 129,333 Tại cột thành tiền: máy tự tính ra kết quả là 53,285,196 Tại ô mã thuế: chọn mã 10 (thuế suất thuế GTGT 10%): chương trình tự động tính thuế ra kết quả 5,328,520 và ra tổng tiền thanh toán là 58,613,716. Bảng 2.3. Sổ giá vốn hàng bán sản phẩm: Công ty CP đầu tư và XNK Viglacera Mẫu số: S36-DN Số 2 Hoàng Quốc Việt (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ GIÁ VỐN HÀNG BÁN SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Kính 10ly trà 2000x1500 Tháng 12 năm 2008 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 632 sSH NT Tổng số tiền A B C D E 1 3/12 HĐ2022 3/12 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ + Xuất bán kính nội địa 156 52,873,196 Cộng số PS trong kỳ Ghi có TK 632 Số dư cuối kỳ 52,873,196 52,873,196 Sổ này có …. Trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….. Ngày mở sổ: …….. Ngày 03 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Công ty CP đầu tư và XNK Viglacera Mẫu số: S35-DN Số 2 Hoàng Quốc Việt (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tên sản phẩm: Kính 10ly trà 2000x1500 Tháng 12 năm 2008 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Doanh thu Các khoản tính trừ SH NT SL Đơn giá Thành tiền Thuế Khác 521,531,532 A B C D E 1 2 3 4 5 3/12 HĐ 2022 3/12 Xuất bán kính nội địa 131 412 129,333 53,285,196 Cộng số PS DT thuần GVHB Lãi gộp 128,333 53,285,196 53,285,196 52,873,196 412,000 Sổ này có …. Trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….. Ngày mở sổ: …….. Ngày 03 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 2.4: Sổ chi tiết bán hàng Bảng 2.5: sổ chi tiết thanh toán với người mua Công ty CP đầu tư và XNK Viglacera Mẫu số S31-DN Số 2 Hoàng Quốc Việt (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tài khoản: 131 Đối tượng: Công ty CP Kính Việt Hưng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng Thời hạn được CK Số phát sinh Số dư Số NT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu tháng 3/12 HĐ 2022 3/12 Xuất bán Kính 10ly trà 2000x1500 511 3331 53,285,196 5,328,520 Cộng phát sinh 58,613,716 Số dư cuối tháng 58,613,716 Sau đó ấn nút “lưu” máy sẽ tự động lên các sổ có liên quan, cụ thể sổ giá vốn hàng bán sản phẩm, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ cái TK 511, sổ cái TK 131,…. Kế toán doanh thu bán hàng xuất khẩu: Hoạt động bán hàng xuất khẩu là một nghiệp vụ quan trọng, chủ yếu của hoạt động ngoại thương và phải tuân theo những quy định của phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, thủ tục và hồ sơ chứng từ. Công ty tiến hành thanh toán quốc tế chủ yếu theo hình thức thư tín dụng (L/C), đây là hình thức thanh toán quốc tế có nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh toán quốc tế. Để tiến hành thanh toán theo hình thức này, sau khi ký hợp đồng ngoại thương bên nhập khẩu làm đơn mở L/C đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở L/C cho bên xuất khẩu hưởng. Căn cứ vào nội dung yêu cầu, ngân hàng nhập khẩu sẽ mở một L/C, thông qua ngân hàng đại lý của mình ở Việt Nam thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến công ty. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng xuất khẩu sẽ thông báo cho công ty Viglacera toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C sẽ chuyển ngay đến cho công ty. Công ty nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng. Sau khi giao hàng, công ty Viglacera lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C xin thanh toán. Ngân hàng mở tín dụng L/C tiến hành trả cho công ty nếu thấy bộ chứng từ phù hợp. Khi giao hàng xuất khẩu cho khách hàng, cán bộ nghiệp vụ giao cho khách một hóa đơn bán hàng. Số tiền ghi trên hóa đơn là căn cứ để kế toán tiến hành ghi sổ doanh thu (Sổ chi tiết TK 5111). Hiện nay, việc xuất khẩu của Công ty đều được khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ (USD). Khi nhận được tiền thanh toán hoặc nhận được thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán tiến hành quy đổi doanh thu từ USD sang đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. Việc quy đổi được tiến hành trên cơ sở áp dụng tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ghi sổ doanh thu. Hàng ngày khi nhận được thông báo của ngân hàng về tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, kế toán căn cứ vào đó để hạch toán. Trên sổ doanh thu việc theo dõi doanh thu xuất khẩu hàng hóa được tiến hành với cả nguyên tệ và Việt Nam đồng. Ví dụ: Theo hợp đồng ngoại 02/VIG – PHILTECH07 ký với Công ty PHILTECH ngày 24/11/2008, Công ty Cổ phần đầu tư và XNK Viglacera thực hiện xuất khẩu kính VIFG vào ngày 11/12/2008 theo HD1836. Sau khi hoàn tất thủ tục bàn giao hàng, kế toán căn cứ vào tờ khai xuất khẩu hàng hóa và tỷ giá giao dịch bình quân do NHNN Việt Nam công bố tại ngày 11/12/2008 (1USD = 16,120 VND) để tiến hành ghi sổ doanh thu. Quy trình nhập liệu tương tự như trên. Hoạt động bán hàng phát sinh nhiều hình thức thanh toán khác nhau, vì vậy cần phải theo dõi cụ thể từng hình thức thanh toán làm căn cứ xác định doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Do hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm cả kinh doanh hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) thường xuyên diễn ra. Vì thế, việc theo dõi các hình thức thanh toán đều được chi tiết đối với USD và VND, không tiến hành theo dõi riêng trên TK 007 – Ngoại tệ các loại. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì khi nhận được Phiếu thu, kế toán thanh toán tiến hành theo dõi trên: Sổ chi tiết TK 1111 – Tiền mặt VND, Sổ chi tiết TK 1112 – Tiền mặt USD. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì kế toán theo dõi trên hai sổ chi tiết: Sổ chi tiết TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng VND, Sổ chi tiết TK 1122 – Tiền gửi ngân hàng USD và một sổ cái TK 112 – Tiền gửi ngân hàng. Nếu bán hàng theo phương thức trả sau thì kế toán tiến hành theo dõi trên hai sổ chi tiết TK 131: Sổ chi tiết TK 1311 – Phải thu khách hàng VND, Sổ chi tiết TK 1312 – Phải thu khách hàng USD, cùng với một Sổ cái TK 131 Tìm kiếm và sửa dữ liệu: Từ giao diện của Fast chọn kế toán bán hàng và công nợ phải thu, chọn tiếp cập nhật số liệu, chọn hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho. Ấn nút “Tìm” hiện lên cửa sổ lọc chứng từ. Tiến hành điền các thông tin vào và ấn nút “nhận” chương trình tự động lọc dữ liệu theo yêu cầu nhập vào. Còn nếu muốn sửa dữ liệu đã nhập thì thực hiện thao tác tìm kiếm rồi chọn nút “Sửa”, sau đó tiến hành sửa dữ liệu trực tiếp trên cửa sổ sửa, kết thúc ấn nút “Lưu”. Quy trình khai thác sổ kế toán + Đối với sổ chi tiết TK 511 – Doanh thu bán hàng: Từ màn hình vào phân hệ kế toán tổng hợp chọn sổ kế toán, chọn tiếp sổ chi tiết tài khoản: Tại ô tài khoản ghi 511 Tại ô từ ngày ghi 1/12/2008 Tại ô đến ngày ghi 31/12/2008 Kích chuột vào VNĐ và chọn chấp nhận Hiện lên Sổ chi tiết TK 511. Ấn phím F7 nếu muốn in ra. + Đối với sổ cái TK 511: tương tự như trên nhưng thay vì chọn sổ chi tiết tài khoản ta chọn sổ cái tài khoản. Bảng 2.6. Nhật ký chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2008 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đ.ư Số phát sinh SH NT Nợ Có ….. 3/12 ….. 11/12 …… 13/12 ….. 26/12 ….. HĐ2022 …… HĐ1836 ….. HĐ2698 ….. HĐ3571 …… 3/12 ……. 11/12 ….. 13/12 ….. 26/12 Số trang trước xxxxx xxxxx …… Phải thu KH DTBH VAT 10% ……. Phải thu KH DTBH ….. Phải thu KH DTBH VAT 10% …… Phải thu KH DTBH VAT 10% ….. 1311 511 3331 ….. 1311 511 ….. 1312 511 3331 ….. 1312 511 3331 …… 58.613.716 …… 1.170.347.464 ….. 18.811.067.216 …… 6.981.515.570 ……….. 53.285.196 5.328.520 ……… 1.170.347.464 ……. 17.100.970.196 1.710.097.020 …….. 6.346.832.336 634.683.234 Cộng chuyển trang sau xxxxxxx xxxxxxx Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội SỔ CÁI Tháng 12 năm 2008 Tên tài khoản: 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đ.ứ Nhật ký chung Số tiền SH NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 3/12 11/12 13/12 26/12 31/12 HĐ 2022 HĐ 1836 HĐ 2698 HĐ 3571 3/12 11/12 13/12 26/12 31/12 -Số dư đầu năm -Số phát sinh trong tháng: + xuất bán kính nội địa + xuất bán kính theo HĐN 02 – VIG + xuất bán hàng sôđa + Xuất bán kính đáp cầu 1311 1312 1312 1312 53.285.196 1.170.347.464 17.100.970.196 6.346.832.336 Cộng số phát sinh tháng 24.671.435.192 Kết chuyển sang TK 911 24.671.435.192 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.7. Sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.1.2. Kế toán doanh thu tài chính Nội dung: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera là một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài. Ngoài hình thức thanh toán bằng tiền mặt, công ty còn sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng. Công ty mở tại khoản tại nhiều ngân hàng trong nước và ở nhiều địa bàn khác nhau để thuận tiện cho việc thanh toán. Các ngân hàng như: Ngân hàng nông nghiệp Từ Liêm, ngân hàng nông nghiệp Chương Dương, Ngân hàng nông nghiệp Bắc Hà nội – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh, Ngân hàng đầu tư Hà Nội, Ngân hàng Công Thương Ba Đình, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Giang, Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy, Ngân hàng Techcombank – hội sở … Do đó, hàng tháng công ty đều nhận được thông báo lãi tiền gửi thanh toán từ các ngân hàng mà công ty mở tài khoản. Chứng từ kế toán sử dụng: - Thông báo trả lãi hàng tháng của các Ngân hàng - Giấy báo Có của các Ngân hàng Tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng: * Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu về hoạt động tài chính TK 5151 – Doanh thu hoạt động tài chính – lãi tiền gửi – tại Công ty TK 5152 – Doanh thu hoạt động tài chính – lãi các đơn vị TK 5153 – Doanh thu hoạt động tài chính – Lãi chênh lệch tỷ giá Kết cấu TK 515: + Bên Nợ: kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh + Bên Có: phản ánh lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái… TK 515 không có số dư cuối kỳ. * Sổ kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 515. Trình tự kế toán: Định kỳ kế toán căn cứ vào thông báo trả lãi của Ngân hàng kèm theo giấy báo Có, phản ánh lãi tiền gửi vào phiếu kế toán trên phần mềm kế toán (Giấy báo Có). Số liệu được chuyển đến sổ cái TK 515. Bảng 2.8. Giấy báo Có của Ngân hàng GIẤY BÁO CÓ CỦA NGÂN HÀNG Mã ctừ: 1.CNTV – Giấy báo Có (thu) của Ngân hàng, tiền VN Số ctừ: PT 09 Mã Ông (Bà): Tên Ông(Bà): Ngày ctừ: 25/12/2008 Mã ngoại tệ: VNĐ Tỷ giá : 1.00 Địa chỉ: số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Diễn giải: trả lãi tiền gửi Tháng 12/2008 TK nợ 112 SD nợ TK có 515 Tên TK có Doanh thu HĐTC SD có Mã KH Tiền VNĐ 3.302.165 Diễn giải chi tiết Trả lãi tiền gửi T8/2008 Khai báo chi tiết thuế VAT: Ngày HĐ Số Serial Số HĐ Tiền trước thuế (VNĐ) % Tiền VAT VNĐ TK nợ SD nợ TK Có SD Có Mã KH ….. Kèm số chứng từ gốc Tổng tiền trước thuế: 3.302.165 Giấy giới thiệu Tổng tiền thuế VAT : Ngày giấy giới thiệu Tổng số tiền thanh toán: 3.302.165 Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2008 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đ.ư Số phát sinh SH NT Nợ Có ….. 25/12 ….. 27/12 ….. ….. BC12/131 ….. BC12/132 …… …… 25/12 ….. 27/12 …… Số trang trước xxxxx xxxxx …… Ngân hàng trả lãi Doanh thu HĐTC …… Ngân hàng trả lãi Doanh thu HĐTC ………. ….. 112131 515 ….. 112131 515 …….. …… 3.302.165 …… 2.790.915 ……… ……….. 3.302.165 …….. 2.790.915 ………… Cộng chuyển trang sau xxxxxx xxxxxx Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.9. Nhật ký chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội SỔ CÁI Tháng 12 năm 2008 Tên tài khoản: 515 – Doanh thu hoạt động tài chính NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đ.ứ Nhật ký chung Số tiền SH NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 25/12 27/12 31/12 BC12/131 BN12/132 25/12 27/12 31/12 -Số dư đầu năm -Số phát sinh trong tháng: + Ngân hàng trả lãi tiền gửi ngắn hạn + Ngân hàng trả lãi tiền gửi ngắn hạn ……………………. 112131 112132 3.302.165 2.790.915 Cộng số phát sinh tháng 6.093.080 Kết chuyển sang TK 911 6.093.080 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.10. Sổ cái tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính 2.1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Tại công ty, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu chỉ có chiết khấu thương mại. Tài khoản sử dụng: TK 521 – Chiết khấu thương mại Sổ kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 521 Chứng từ kế toán: là các hợp đồng kinh tế, hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ khác liên quan… Trình tự hạch toán: Tương tự như quy trình hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho và các chứng từ khác liên quan kế toán tiến hành hạch toán các khoản chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, chương trình tự động kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. 2.1.4. Kế toán thu nhập khác Tại công ty, các nghiệp vụ liên quan đến thu nhập khác thường chỉ phát sinh trong trường hợp nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; đôi khi có trường hợp thu nhập khác có được khi nhận được tiền do khách hàng thưởng vì một vài lí do nào đó. Trong trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ thì khi có sự phê duyệt của Giám Đốc công ty về thanh lý TSCĐ, phòng kinh doanh lập biên bản thanh lý TSCĐ. Chứng từ kế toán: là quyết định thanh lý TSCĐ, hồ sơ thanh lý TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ… Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác + TK 7111 – Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ + TK 7116 – Thu các khoản tiền được khách hàng thưởng + TK 7119 – Các khoản thu nhập khác Kết cấu TK 711 – thu nhập khác: + Bên Nợ: cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh. + Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Số kế toán sử dụng: sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK 711 Trình tự hạch toán: Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán lập hóa đơn bán hàng và phải thu để ghi nhận doanh thu bán TSCĐ. Sau đó, số liệu tự động chuyển lên sổ cái TK 711 Khi đó, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,331,… Có TK 711 – thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera Địa chỉ: số 2 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Số: 06 Căn cứ vào thực trạng của máy Fax CANON 450 + Máy in SIMEN 210 đã hỏng cũ không còn sử dụng được, Công ty tiến hành thanh lý bộ máy trên. Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông (Bà): Lê Minh Tuấn – Tổng giám đốc Công ty – Trưởng ban Ông (Bà): Phạm Thị Ngọc Diệp – Kế toán trưởng Công ty - ủy viên Ông (Bà): Nguyễn Vĩnh Cường – Phó Tổng Giám đôc Công ty - Ủy viên Ông (Bà): Nguyễn Thị Hồng Phượng – Kế toán theo dõi TSCĐ Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy Fax CANON450 + máy in SIMEN 210 Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất (xây dựng): Nhật Bản Năm sản xuất : 1994 Năm đưa vào sử dụng : 1998 Số thẻ TSCĐ: 31 Nguyên giá TSCĐ : 19.282.000 (VNĐ) Giá trị hao mòn đã trích tới thời điểm thanh lý: 18.296.600 (VNĐ) Giá trị còn lại TSCĐ : 986.400 (VNĐ) Kết luận của ban thanh lý TSCĐ: Đồng ý cho thanh lý Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Trưởng ban thanh lý (ký, họ tên) Kết quả thanh lý TSCĐ Chi phí thanh lý TSCĐ: …………0…………. (viết bằng chữ) Giá trị thu hồi : 100.000 (VNĐ) Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 31 tháng 12 năm 2008 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Giám đốc Công ty Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.11. Biên bản thanh lý TSCĐ Bảng 2.12. Nhật ký chung Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2008 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu TK đ.ư Số phát sinh SH NT Nợ Có ….. 31/12 ….. ….. GTTH-TB31 ….. …… 31/12 ….. Số trang trước xxxxx xxxxx …… Thu bằng tiền mặt giá trị thiết bị thanh lý Thu nhập khác VAT 10% …… ….. 111 711 3331 ….. …… 100.000 ……… …… 90.909 9.091…… Cộng chuyển trang sau xxxxxx xxxxxx Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.13. Sổ cái Tài khoản 711 – Thu nhập khác Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt , Hà Nội SỔ CÁI Tháng 12 năm 2008 Tên tài khoản: 711 – thu nhập khác NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đ.ứ Nhật ký chung Số tiền SH NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 31/12 31/12 GTTH - TB 31 31/12 31/12 -Số dư đầu năm -Số phát sinh trong tháng: + Giá trị thu hồi của TSCĐ khi thanh lý ……………………. 111 90.909 Cộng số phát sinh tháng 90.909 Kết chuyển sang TK 911 90.909 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2.2. Kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, các chứng từ phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý nói riêng và tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp nói chung gồm tất cả các chứng từ có liên quan đến các khoản chi phí như: phiếu chi tiền mặt trả tiền công tác phí, tiền hoa hồng môi giới, vận chuyển, tiền lương, phân bổ khấu hao,… Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cũng như tất cả các khoản mục chi phí kế toán viên tiến hành kiểm tra, phân loại và tổng hợp các chứng từ có nội dung kinh tế giống nhau, cùng phản ánh một loại chi phí để ghi vào sổ kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, và các khoản mục chi phí khác đều được phân loại theo nhiều yếu tố nên thường liên quan đến nhiều phần hành. Vì vậy, khi thực hiện nhập dữ liệu có thể xem trình tự nhập liệu ở các phần hành khác. 2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1.1.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho Xác định giá vốn hàng xuất kho Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn giá bình quân cả kỳ = Trị giá mua thực tế của hàng tồn ĐK + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn ĐK + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá hàng nhập kho được theo dõi trên TK 156. Trong đó, trị giá mua hàng hóa là giá ghi trên hợp đồng mua hàng (hóa đơn GTGT). Riêng đối với hàng nhập khẩu, giá mua là giá CIF ghi trên hợp đồng nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp. Chi phí thu mua phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm từ cảng về nhập kho công ty có tính và phân bổ vào giá vốn hàng bán nhưng công ty không tiến hành theo dõi riêng trên TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa mà chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá mua hàng hóa. Xác định giá vốn hàng bán: được xác định theo công thức sau: Trị giá vốn thực tế = Trị giá trị mua thực tế + Chi phí mua phân của HH xuất kho Của HH xuất kho bổ cho HH xuất kho 2.1.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho Bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa bao gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) Vận đơn (Bill of loading) Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance) Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quanlity) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of orginal) Phiếu đóng gói (Packing list),… Các chứng từ liên quan khác như: giấy giám định của Hải quan,… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 156 – Hàng hóa TK 156.1 – Giá mua hàng hóa TK 157 – Hàng gửi đi bán TK 632 – Giá vốn hàng bán TK 632.1 – Giá vốn hàng bán kinh doanh nhập khẩu TK 632.2 – Giá vốn hàng bán hàng Xuất Khẩu TK 632.3 – Giá vốn hàng bán HHKD nội địa Sổ kế toán sử dụng: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 632 - Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Quy trình luân chuyển chứng từ và xử lý nghiệp vụ: Thứ nhất, về luân chuyển chứng từ + Phương thức bán hàng trực tiếp Khách hàng có nhu cầu mua hàng, gửi đơn đặt hàng đến Công ty. Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng kinh doanh có nhiệm vụ phân tích tính khả thi của đơn đặt hàng và tiến hành kí kết hợp đồng. Sau đó, chuyển các chứng từ: hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho,… cho phòng kế toán. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng kế to._. TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. Cuối kỳ kế toán, nhân viên kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí và thu nhập để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Sơ đồ 2.6. Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh trong kỳ TK511 TK521 TK632 TK911 TK641 K/C giá vốn hàng bán K/C chi phí bán hàng K/C doanh thu thuần TK421 K/C lỗ K/C lãi TK642 TK635 TK811 K/C chi phí quản lý DN K/C chi phí hoạt động TC K/C chi phí khác TK 515 TK 711 K/C doanh thu HĐTC K/C thu nhập khác K/C chiết khấu thương mại Tại công ty, kế toán tổng hợp tiến hành xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm. Do có nhiều loại hàng hóa nên Công ty xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung cho toàn bộ hàng hóa. Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh được tiến hành trên máy khi kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh và bút toán khóa sổ vào cuối kỳ. Máy tự động chạy chương trình và lên các báo cáo kế toán. Cụ thể: Các bút toán trên được thực hiện tự động trên chương trình thông qua bảng kết chuyển do được thiết kế chức năng “Bút toán kết chuyển tự động”. Quy trình khai thác sổ cái TK 911 tương tự như quy trình khai thác sổ cái TK 632, 511. Bảng 2.31. Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK VIGLACERA SỔ CHI TIẾT XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Từ ngày: 01/12/2008 đến 31/12/2008 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/2008 PKT K/C TK 632 ---> 911 632 19.737.733.392 31/12/2008 PKT K/C TK 641 ---> 911 641 1.499.375.269 31/12/2008 PKT K/C TK 642 ---> 911 642 1.448.190.671 31/12/2008 PKT K/C TK 635 ---> 911 635 8.437.405  31/12/2008 PKT K/C TK 811 ---> 911 811 986.400 31/12/2008 PKT K/C TK 511 ---> 911 511 24.671.435.192 31/12/2008 PKT K/C TK 515 ---> 911 515 6.093.080 31/12/2008 PKT K/C TK 711 ---> 911 711 90.909 31/12/2008 PKT K/C TK 421 ---> 911 421 1.982.896.044 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội SỔ CÁI Tên tài khoản: 911 – xác định kết quả kinh doanh Tháng 12 năm 2008 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Nhật ký chung Số tiền SH NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 PKT PKT PKT PKT PKT PKT PKT PKT 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 Số phát sinh trong tháng: + K/C TK 632 ---> 911 + K/C TK 641 ---> 911 + K/C TK 642 ---> 911 + K/C TK 635 ---> 911 + K/C TK 811 ---> 911 + K/C TK 511 ---> 911 + K/C TK 711 ---> 911 + K/C TK 515 ---> 911 632 641 642 635 811 511 711 515 19.737.733.392 1.499.375.269 1.448.190.671 8.437.405 986.400 24.671.435.192 90.909 6.093.080 Cộng số phát sinh tháng 1.982.896.044 Kết chuyển sang TK 421 421 1.982.896.044 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Bảng 2.32. Sổ cái TK 911 – xác định kết quả kinh doanh Bảng 2.33. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Tháng 12 năm 2008 MẪU B 02-DN Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Tháng 12 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN Lãi cơ bản trên cổ phiếu 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 52 60 70 17 18 19 20 21 24.671.435.192 - 24.671.435.192 19.737.733.392 4.933.701.800 6.093.080 8.437.405 8.437.405 1.499.375.269 1.448.190.671 1.983.791.535 90.909 986.400 (895.491) 1.982.896.044 555.210.892 - 1.427.685.152 - Tổng Giám đốc (ký, họ tên) Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán trưởng (ký, họ tên) CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA ************ 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera + Về công tác tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí cho Công ty, phù hợp với yêu cầu của công việc. Tại phòng kế toán, mỗi kế toán viên đảm nhiệm một phần hành kế toán riêng biệt, rõ ràng, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của kế toán về công việc và mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Thủ kho tách bạch với kế toán tiêu thụ, thủ quỹ tách bạch với kế toán thanh toán để thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo nguyên tắc an toàn bí mật tài chính, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính trung thực của kế toán viên. + Về công tác hạch toán ban đầu của Công ty: Các chứng từ được lập tại công ty phù hợp với yêu cầu thực tế và đảm bảo theo đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành. Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác. Việc tiếp nhận các chứng từ bên ngoài được giám sát và kiểm tra chặt chẽ, có sổ theo dõi chứng từ giao nhận, chứng từ xuất nhập khẩu với chữ ký của người giao nhận. Chứng từ được luân chuyển, sắp xếp và phân loại theo từng nghiệp vụ kinh tế, từng lô hàng xuất khẩu; theo trình tự thời gian và được bảo quản cẩn thận, dễ tìm, thuận tiện cho người sử dụng và thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc tổ chức kiểm tra chứng từ thường xuyên, kế toán không ngừng hợp lý hóa các thủ tục lập và xử lý chứng từ. Giảm các thủ tục xét duyệt chứng từ một cách tối đa nhưng vẫn đảm bảo đúng yêu cầu, đồng thời thực hiện quy định luân chuyển chứng từ phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh tế. Khi áp dụng luật thuế GTGT, công tác quản lý chứng từ thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được chia thành hai phần riêng thuận tiện cho việc kê khai thuế GTGT đầu ra và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. + Hình thức kế toán Công ty sử dụng: Hiện nay, hình thức kế toán Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký chung. Đây là hình thức phù hợp với đặc điểm và quy mô của Công ty. Mặt khác, hình thức Nhật ký chung tại Công ty đã được đơn giản hóa hơn so với lý thuyết. Bằng việc áp dụng một cách sáng tạo hình thức Nhật ký chung, kế toán Công ty đã giảm bớt được số lượng sổ sách, số lượng công việc ghi chép và tránh được việc ghi trùng lặp; hình thức sổ sách lại đơn giản, dễ làm, thuận tiên cho việc phân công và chuyên môn hóa cán bộ kế toán. + Về công nghệ: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera đã áp dụng phần mềm kế toán FAST vào công tác kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty đã được kế toán phản ánh và quản lý trên máy thông qua việc mã hóa các đối tượng cần theo dõi như các loại hàng hóa, hợp đồng, khách hàng … Các loại sổ sách như Sổ chi tiết, Sổ cái tài khoản hay chứng từ như Phiếu thu, Phiếu chi đều được thực hiện trên máy. + Về tài khoản sử dụng: Trong hoạt động bán hàng, do chủng loại hàng hóa kinh doanh đa dạng và xuất nhập khẩu phong phú, lĩnh vực hoạt động rộng, Công ty lại có mối quan hệ với nhiều khách hàng, ngân hàng, … nên khi sử dụng tài khoản hạch toán, Công ty đã chi tiết hóa các tài khoản cấp 3, cấp 4 để thuận tiện cho việc quản lý đối tượng hạch toán. + Về hạch toán ngoại tệ: Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Công ty CP đầu tư và XNK Viglacera là các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ diễn ra thường xuyên. Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ, công ty tiến hành quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, tức theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. + Đội ngũ kế toán của Công ty: Đội ngũ kế toán của công ty có trình độ nghiệp vụ thành thạo, trình độ tiếng Anh tốt. Trong quá trình làm việc, trên cơ sở những vấn đề thực tiễn diễn ra tại đơn vị các kế toán viên đã mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình, cùng trao đổi nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Kế toán trưởng của Công ty là người có kinh nghiệm, hiểu rõ chế độ tài chính kế toán, nắm vững ngiệp vụ ngoại thương vì thế các nghiệp vụ phát sinh được tổ chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo Công ty. 3.2. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera là một doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất. Chính vì vậy mà hoạt động bán hàng luôn được công ty quan tâm, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Bởi vì Công ty phải đứng trước nhiều vấn đề như: cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, tâm lý người tiêu dùng, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước,… Do đó, lợi nhuận cao và rủi ro kinh doanh ở mức độ chấp nhận được là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi công ty cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, tăng thu, giảm chi,… Nhận thức được vấn đề trên, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera đang cố gắng phát huy thế mạnh đã đạt được và khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Để có thể có được thông tin nhanh chóng, chính xác về doanh thu, chi phí, đòi hỏi công tác kế toán Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Tuy số lượng cán bộ kế toán còn ít nhưng các cán bộ Phòng kế toán của Công ty luôn nhiệt tình, cố gắng trong công việc, giúp đỡ nhau trong công tác hạch toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Muốn xác định được kết quả nhanh chóng, chính xác cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán các phần hành, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng. Kế toán các phần hành cung cấp các số liệu chi tiết và tổng hợp về doanh thu và chi phí. Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp lại và xác định kết quả, sau đó kế toán trưởng có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của số liệu đã tổng hợp được. Vì vậy, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của các cán bộ kế toán. Nhìn chung phòng kế toán của Công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của Công ty. Kế toán công ty đã ghi chép đầy đủ tình hình thanh toán tiền hàng, tình hình nhập, xuất, tồn hàng hóa, cung cấp số liệu giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.Công ty là một doanh nghiệp Đầu tư và Xuất Nhập khẩu theo nhiệm vụ của Tổng Công ty, nhưng thị trường mà Công ty tự khai thác cũng là một thị trường tương đối rộng, nhiều tiềm năng và có tính cạnh tranh cao. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều thuận lợi, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ lợi nhuận mà Tổng công ty giao. 3.2.1. Những ưu điểm + Về công tác kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả tại Công ty: tuân thủ theo chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, các khoản doanh thu, chi phí được hạch toán đúng nội dung kinh tế và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kế toán như nguyên tắc: cơ sở dồn tích, nguyên tắc thận trọng… + Về bộ chứng từ kế toán phục vụ cho việc hạch toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh: được tập hợp đầy đủ, đúng đắn. Trong đó được sử dụng nhiều đó là Phiếu thu tiền mặt, phiếu chi tiền mặt, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của Ngân hàng, thông báo trả lãi, bảng kê tính lãi của Ngân hàng. Các chứng từ kế toán được tập trung thống nhất tại phòng kế toán giúp cho việc hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh được thuận lợi. + Hệ thống tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, xác định kết quả của Công ty được mở chi tiết hay chỉ dừng ở Tài khoản tổng hợp là phù hợp với điều kiện hạch toán tại Công ty. Trong đó, TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được chi tiết theo từng loại hình kinh doanh để tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả về doanh thu từng loại, đó cũng là cơ sở để kế toán lập Báo cáo kế toán quản trị tham mưu cho Giám đốc Công ty về kế hoạch kinh doanh cho từng loại. + Bộ sổ kế toán phản ánh doanh thu, và chi phí của Công ty tuy được thiết kế trên phần mềm kế toán nhưng vẫn phù hợp với điều kiện hạch toán của Công ty và biểu mẫu ban hành của Bộ Tài chính. 3.2. 2. Những tồn tại + Về luân chuyển chứng từ: Việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban khác cho phòng kế toán còn chậm. + Về tổ chức vận dụng tài khoản kế toán * Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm 5 tài khoản cấp 2 mở chi tiết cho hoạt động bán hàng hóa, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ, trợ cấp trợ giá, kinh doanh bất động sản đầu tư. Nhưng trong hệ thống tài khoản về doanh thu của công ty vẫn chưa áp dụng theo hệ thống tài khoản này. Cụ thể, TK 511 được mở chi tiết thành 2 TK cấp 2: TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 – Doanh thu dịch vụ Trong khi đó, trong quyết định 15 quy định TK 5113 – Doanh thu dịch vụ. * Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ thì nguyên tệ gốc không được theo dõi trên TK 007 – Ngoại tệ các loại, mà được theo dõi trực tiếp luôn trên từng tài khoản. Điều này là khác với quy định trong chuẩn mực. * Chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu, chi phí thu mua như chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ cảng về nhập kho công ty có tính và phân bổ cho số hàng bán ra trong kỳ nhưng công ty không theo dõi chi tiết trên TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá mà chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá mua hàng hóa, đến cuối tháng công ty mới tiến hành phân bổ cho số hàng được xác định là tiêu thụ trong kỳ để tính giá vốn hàng bán. Thực chất việc xác định giá vốn như này là không sai nhưng chưa thực sự hợp lí vì có những lô hàng nhập khẩu hay thu mua trong nước Công ty nhập nhiều loại mặt hàng khác nhau, do đó nếu không tiến hành theo dõi chi tiết chi phí thu mua trên TK 1562 thì sẽ rất khó cho công tác kiểm soát, quản lí chi phí thu mua cũng như xác định ảnh hưởng đến giá bán hàng nhập khẩu. + Về tổ chức vận dụng báo cáo kế toán Việc vận dụng phần mềm FAST do sử dụng chung một hệ thống tài khoản, từ đó lập các báo cáo kế toán dựa trên cơ sở dẫn liệu đó có thể sẽ dẫn đến sự thiếu sót. Việc sử dụng thông tin của kế toán tài chính để lập các báo cáo quản trị có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà quản lý. Ví dụ như : tại công ty, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập chung cho tất cả các loại hàng hoá, không lập chi tiết riêng cho từng loại mặt hàng, từng nhóm hàng. Mặc dù, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được mở chi tiết theo từng nhóm hàng, doanh thu nội địa và xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới phần nào quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. 3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ riêng một doanh nghiệp nào. Nó thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi nó có ý nghĩa quyết định đến tự phát triển, khả năng cạnh tranh, và vị thế của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có doanh thu cao là nhân tốt góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp đó, doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Lợi nhuận cao sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút được các đối tác làm ăn, các công ty tài chính tin tưởng cho vay vốn. Có lợi nhuận, Doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, một phần doanh nghiệp sẽ dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cũng giống như các doanh nghiệp lớn khác, thì công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera đóng vai trò rất quan trọng. Việc xác định đúng đắn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh sẽ góp phần cung cấp thông tin không nhỏ cho các nhà quản trị hoạch định chính sách và đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Vì thế, việc hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty là rất cần thiết. 3.4. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xuất nhập khẩu như Công ty. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tài chính, từ doanh thu nhà quản trị có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó ra quyết định hợp lý. Hạch toán doanh thu phải đảm bảo đúng, hiệu quả và giảm nhẹ công tác kế toán không chỉ đối với phần hành doanh thu mà còn giảm nhẹ công tác kế toán các phần hành khác. Do vậy, để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả đầy đủ, kịp thời, chính xác thì hoàn thiện phải được tiến hành trên cả mặt nội dung và phương pháp hạch toán. Do đó, để hoàn thiện cần đáp ứng những yêu cầu sau: Thứ nhất, tuân thủ về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán – kiểm toán, văn bản pháp luật về doanh nghiệp cũng như các vấn đề có tính chất thông lệ quốc tế. Yêu cầu này đòi hỏi công tác hạch toán kế toán phải có sự thống nhất trên nhiều mặt về hệ thống sổ sách kế toán, về phương pháp hạch toán, về chỉ tiêu hạch toán trong các báo cáo cũng như hệ thống chứng từ của công ty. Thứ hai, hoàn thiện kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo cung cấp thông tin được kịp thời, sáng tạo, tương thích với những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, và đặc thù của ngành trên cơ sở tuân thủ quy định của Nhà nước. Luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Đảm bảo cho kế toán có thể phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo tính pháp lý. Thứ ba, việc hoàn thiện trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại nhằm tạo điều kiện cho kế toán phản ánh một cách dễ dàng, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đảm bảo đúng kỳ kế toán. Thứ tư, môi trường làm việc tốt, có biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm tạo môi trường làm việc năng động, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên ham học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, đáp ứng kịp thời sự thay đổi của chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Thứ năm, hoàn thiện kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp thời đại hiện nay luôn đặt tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững lên hàng đầu. 3.5. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera, kết hợp với kiến thức đã học và tích lũy của mình, em xin đề xuất một số phương hướng hoàn thiện hơn việc kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty như sau: Thứ nhất: Cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc luân chuyển chứng từ Phòng kế toán cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc giao nhận chứng từ với các phòng ban như việc nhận các hợp đồng đã ký của phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh theo đúng quy định. Thứ hai: Nhanh chóng vận dụng chế độ kế toán mới theo quyết định 15/2006/QĐ vào tổ chức công tác kế toán tại Công ty Thứ ba: Về hệ thống tài khoản kế toán Mở thêm TK 007 - Ngoại tệ các loại Để theo dõi chi tiết, kịp thời ngoại tệ theo nguyên tệ nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý và chủ động trong việc thu chi ngoại tệ thì mở thêm TK 007 – Ngoại tệ các loại và chi tiết theo từng loại ngoại tệ. Đối với tài khoản 007 kế toán ghi nhận: Khi công ty nhận được ngoại tệ do khách hàng thanh toán tiền, kế toán ghi đơn bên Nợ TK 007 (ghi loại ngoại tệ); còn khi đem ngoại tệ đi thanh toán thì ghi đơn bên Có TK 007. Số dư bên Nợ là số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp. Mở thêm TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá Tại Công ty chi phí thu mua hàng hoá không tiến hành theo dõi riêng trên TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá. Do đó, để thuận tiện cho quá trình theo dõi công ty cần mở thêm TK 1562. Đối với tài khoản 1562 – chi phí thu mua hàng hóa, có kết cấu như sau: Bên Nợ: chi phí thu mua hàng hóa thực tế phát sinh liên quan tới khối lượng hàng hóa mua vào, đã nhập kho trong kỳ Bên Có: Chi phí thu mua hàng hóa tính cho khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ Số dư bên Nợ: Chi phí thu mua hàng hóa còn lại cuối kỳ. Các chi phí phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ được hạch toán vào TK 1562 theo bút toán: Nợ TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331… Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá được xác định là tiêu thụ trong kỳ theo bút toán sau: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hoá Thứ tư: Vận dụng kế toán quản trị trong việc xác định kết quả bán hàng, cụ thể xác định kết quả bán hàng cho từng nhóm, loại hàng hóa Với mục tiêu cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản trị có những quyết định đúng đắn, phù hợp để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, mặt hàng kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, đứng vững trong cạnh tranh,…và tối đa hóa lợi nhuận thì Công ty CP Đầu tư và XNK Viglacera nên xác định kết quả bán hàng cho từng loại, hoặc từng nhóm mặt hàng theo từng hoạt động bán hàng trong nước và xuất khẩu. Để làm được như vậy, kế toán cần phân bổ doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác cho từng loại, nhóm hàng hóa. Tiêu thức phân bổ được lựa chọn là doanh thu bán hàng vì doanh thu đã được tập hợp riêng cho từng nhóm hàng hóa. Công thức phân bổ như sau: Doanh thu HĐTC, Doanh thu khác CPBH(CPQLDN, CPTC, CP khác) phân bổ cho hàng hóa i = Doanh thu HĐTC, Doanh thu khác, CPBH(CPQLDN, CPTC, CP khác) phát sinh trong kỳ X Doanh thu bán hàng hóa i Tổng doanh thu bán hàng cả kỳ Ví dụ: Xác định kết quả kinh doanh mặt hàng sôđa. Theo số liệu kế toán tại Công ty Cổ Phần Đầu tư và XNK Viglacera trong tháng 12/2008: Tổng doanh thu tháng 12/2008: 24,671,435,192 Chi phí bán hàng phát sinh trong tháng: 1.499.375.269 Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng: 1.448.190.671 Chi phí tài chính phát sinh trong tháng: 8.437.405 Chi phí khác phát sinh trong tháng: 986.400 Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong tháng: 6.093.080 Thu nhập khác phát sinh trong tháng: 90.909 Để xác định kết quả bán hàng cho mặt hàng sôđa cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1 : Tiến hành tổng hợp thì được doanh thu bán hàng sôđa phát sinh là 17,100,970,196. Bước 2 : Giá vốn mặt hàng sôđa phát sinh tập hợp được là: 14,531,011,851 Bước 3: Tiến hành phân bổ doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác trong tháng 12/2008 cho sôđa Thu nhập khác phân bổ cho sôđa = 90.909 x 17.100.970.196 = 63.013 24.671.435.192 Doanh thu HĐTC phân bổ cho sôđa = 6.093.080 x 17.100.970.196 = 4.223.410 24.671.435.192 Bước 4: Tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác trong tháng 12/2008 cho sôđa: CPBH phân bổ cho sôđa = 1.499.375.192 x 17.100.970.196 = 1.039.289.780 24.671.435.192 CPQLDN phân bổ cho sôđa = 1.448.190.671 x 17.100.970.196 = 1.003.811.303 24.671.435.192 CPTC phân bổ cho sôđa = 8.437.405 x 17.100.970.196 = 5.848.375 24.671.435.192 Chi phí khác phân bổ cho sôđa = 986.400 x 17.100.970.196 = 683.722 24.671.435.192 Bước 5: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng sôđa: Kết chuyển giá vốn của hàng sôđa đã tiêu thụ: Nợ TK 911: 14.531.011.851 Có TK 632: 14.531.011.851 Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh: Nợ TK 911: 1.039.289.780 Có TK 641: 1.039.289.780 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 1.003.811.303 Có TK 642: 1.003.811.303 Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911: 5.848.375 Có TK 635: 5.848.375 Kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911: 683.722 Có TK 811: 683.722 Kết chuyển doanh thu bán hàng: Nợ TK 511: 17.100.970.196 Có TK 911: 17.100.970.196 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 515: 4.223.410 Có TK 911: 4.223.410 Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711: 63.013 Có TK 911: 63.013 Xác định kết quả: Nợ TK 911: 524.611.588 Có TK 421: 524.611.588 Bảng 3.1. Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh mặt hàng Sôđa TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XNK VIGLACERA SỔ CHI TIẾT XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Mặt hàng: Sôđa Từ ngày: 01/12/2008 đến 31/12/2008 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/2008 PKT K/C TK 632 ---> 911 632 14.531.011.851 31/12/2008 PKT K/C TK 641 ---> 911 641 1.039.289.780 31/12/2008 PKT K/C TK 642 ---> 911 642 1.003.811.303 31/12/2008 PKT K/C TK 635 ---> 911 635 5.848.375 31/12/2008 PKT K/C TK 811 ---> 911 811 683.722 31/12/2008 PKT K/C TK 511 ---> 911 511 17.100.970.196 31/12/2008 PKT K/C TK 515 ---> 911 515 4.223.410 31/12/2007 PKT K/C TK 711 ---> 911 711 63.013 31/12/2007 PKT K/C TK 421 ---> 911 421 524.611.588  Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Thứ năm: Vấn đề hệ thống kiểm soát nội bộ Hiện nay, hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi một đơn vị, đảm bảo cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Như vậy, phạm vi của kiểm soát nội bộ là rất rộng, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của những hoạt động kế toán tài chính mà còn bao gồm tất cả những lĩnh vực hoạt động trong công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh thì các quy chế đặt ra sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, ngăn chặn các sai phạm có thể có trong doanh nghiệp. Vì thế đối với một Công ty mới được cổ phần hóa như Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK Viglacera (cổ phần hóa năm 2005) thì vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trở lên quan trọng hơn. Phải chăng công ty cần nhanh chóng quan tâm đến việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chi tiết, cụ thể hơn. Từ đó tạo nên một bước nền cho sự tham gia của kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, nâng cao uy tín của Công ty. KÕt luËn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh thu – chi phí – lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Doanh thu cao là nhân tố góp phần vào sự tăng trưởng và phá triển của doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận cao sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được các đối tác làm ăn trong và ngoài nước… Vì vây, công tác hạch toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ cho các nhà quản trị hoạch định và đưa ra quyết định chính xác, kịp thời. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera, em nhận thấy tổ chức công tác kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tổ chức công tác kế toán của Công ty, là một công cụ quản lý hữu hiệu không thể thiếu đối với nhà quản trị. Đồng thời cũng qua việc nghiên cứu và thưc tập tại đây đã giúp em nhận ra rằng, những kiến thức trong quá trình học tập trên giảng đường phải luôn được gắn liền với việc tìm hiểu đi sâu vào thực tế, như vậy sẽ giúp em hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đã được học, đồng thời giúp em thấy được sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết. Do đó, qua thời gian thực tập này, em đã học hỏi được kinh nghiệm của các anh chị kế toán viên trong Công ty và mạnh dạn đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, những tồn tại và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán doanh thu – chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh cũng như sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera trong quá trình làm chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Em xin chân thành cảm ơn! Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Giáo trình Nguyên lý kế toán – Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình Kế toán tài chính – Đại học Kinh tế quốc dân Giáo trình Kế toán quản trị - Đại học Kinh tế quốc dân Hướng dẫn lập chứng từ kế toán và hướng dẫn ghi sổ kế toán – Bộ tài chính Các sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết, sổ Cái các nghiệp vụ trong quý IV năm 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. Hồ sơ giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập Khẩu Viglacera. Điều lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất Nhập khẩu Viglacera. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31453.doc
Tài liệu liên quan