Lời mở đầu
Từ sau chính sách đổi mới kinh tế năm 1986, chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ mô hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, khi đó người ta mới thật sự đặt kế toán vào vị trí quan trọng vốn có của nó.
Nhờ chính sách đổi mới đúng đắn đó của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển, đạt được những thành tựu được bè bạn quốc tế đ
108 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng Doanh nghiệp (nhật ký chung - Máy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh giá cao. Chúng ta cũng không ngừng mở cửa giao lưu hợp tác với nước ngoài, cột mốc đánh dấu đáng nhớ đó là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều này đã mang lại sắc thế và diện mạo mới cho nền kinh tế nước ta, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nó cũng kéo theo không ít những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp trong nước mà dễ nhìn thấy nhất đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Với vai trò là một công cụ quản lý của các nhà quản trị, kế toán cũng càng ngày càng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với điều kiện thưc tế.
Trong nền kinh tế, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển, nó phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, và lợi nhuận luôn là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. Đó không chỉ là kết quả phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà nó còn là căn cứ để các doanh nghiệp vạch ra kế hoạch chiến lược phát triển trong tương lai. Vì vậy việc tổ chức hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, với sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn - Thạc sỹ Nguyễn Đào Tùng cùng sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng kế toán công ty, em đã mạnh dạn nghiên cứu sâu và lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam”.
Ngoài phần mở đầu và lời kết, nội dung luận văn của em gồm có ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán về hạch toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
Do thời gian hoàn thành đề tài hạn chế cộng với kiến thức còn hạn hẹp, nên không tránh khỏi có những khiếm khuyết và thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1:
Những vấn đề lý luận chung về tổ chức
công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất, cũng hình thành không ít những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Tuy chúng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng chúng lại có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Nhờ những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà hệ thống kinh tế có thể vận hành một cách trơn tru hơn, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội, đáp ứng những nhu cầu vô hình của con người. Theo xu hướng phát triển chung trên thế giới, ngành dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế, điều này có thể nhận thấy rõ ràng hơn khi quan sát cơ cấu kinh tế của khối các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU...
Khi kinh tế phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người cũng ngày càng đa dạng hơn, vì vậy các sản phẩm của ngành kinh doanh dịch vụ cũng ngày càng phong phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của con người. Chúng ta có thể thấy một số loại hình dịch vụ tiêu biểu như: dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải - hàng không, dịch vụ du lịch…Ngoài ra, cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới -xu hướng mở cửa hội nhập và hợp tác, nhu cầu tìm hiểu thông tin, đánh giá mức độ tin cậy lẫn nhau tạo cơ sở cho việc đầu tư, hợp tác giữa các chủ thể kinh tế đã làm xuất hiện thêm một loại hình dịch vụ mới: dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp và sản phẩm của nó là các báo cáo đánh giá tín nhiệm. Loại hình dịch vụ này có tác dụng giúp các nhà quản trị của các doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chuẩn xác hơn trong kinh doanh.
So với các ngành sản xuất vật chất khác, thì ngành dịch vụ có những nét đặc thù riêng biệt thể hiện ở quá trình hoạt động, và sản phẩm mà nó tạo ra. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có những nét đặc thù riêng:
Sản phẩm mang tính chất vô hình, được coi là hoàn thành khi kết
thúc toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ, do vậy không tồn tại khái niệm hàng tồn kho, hàng bán bị trả lại..
Thời điểm cung cấp dịch vụ cũng đồng thời là thời điểm sử dụng
sản phẩm, do vậy việc ghi nhận doanh thu thường là khi kết thúc quá trình cung cấp dịch vụ.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không sử dụng nguyên vật
liệu, do vậy chi phí chủ yếu tạo ra sản phẩm là chi phí nhân công.
1.2. Kế toán doanh thu bán hàng
1.2.1. Khái niệm doanh thu
Khái niệm DT: là tổng hợp các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Các loại DT:
DT bán hàng
DT cung cấp dịch vụ
Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa sản phẩm.
Doanh thu xác định được một cách tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp thu được hoặc có khả năng thu được lợi ích kinh tế
khi bán sản phẩm hàng hóa.
Xác định được chi phí liên quan đến việc bán hàng.
Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:
DT được xác định tương đối chắc chắn
Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dich cung cấp dịch vụ đó.
Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT
Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn
thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Nguyên tắc hạch toán DT:
DT chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện ghi nhận DT
DT và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính.
Trường hợp hàng đổi hàng tương tự về bản chất thì không được ghi
nhận DTBH
Phải theo dõi chi tiết từng loại DT, từng khoản giảm trừ DT, để xác
định DT thuần của từng loại DT, phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán quản trị doanh nghiệp và lập BCTC
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu bán hàng theo hoá đơn
-
Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
1.2.2. Các chứng từ kế toán sử dụng
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
- Giấy báo Có của ngân hàng, phiếu thu
1.2.3. TK hạch toán DT
Theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 19/06/2006, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua các TK sau:
Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó xác định doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. Nội dung ghi chép của tài khoản 511 như sau:
Bên Nợ:
+ Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế.
+ Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại khi bán hàng và doanh thu của hàng bán bị trả lại
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911.
Bên Có:
+Phản ánh tổng số doanh thu tiêu thụ thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 dưới đây:
+ Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá.
+ Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm.
+ Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ.
+ Tài khoản 5118 - Doanh thu khác.
Khi phản ánh doanh thu bán hàng ở bên có tài khoản 511, cần phân biệt theo từng trường hợp sau :
+ Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa có thuế GTGT.
+ Hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng ghi theo giá thanh toán với người mua gồm cả thuế phải chịu.
1.2.4. Trình tự hạch toán doanh thu
Phương thức hạch toán bán buôn: Hạch toán theo sơ đồ sau.
(1) Xuất kho hàng hoá theo giá vốn.
(2) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.
TK 155 TK 632 TK 511 TK 111, 112
(1)
TK 3331
(2)
Phương thức bán lẻ: Hạch toán theo sơ đồ sau.
TK 155- Kho TK 155- Cửa hàng TK 632 TK 511 TK 111, 112...
(1)
TK 3331
(3)
(2)
(1) Chuyển hàng xuống cửa hàng bán lẻ.
(2) Giá vốn hàng bán được xác định là tiêu thụ.
(3) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.
Phương thức tiêu thụ hàng hoá theo phương thức chuyển hàng chờ chấp
nhận: Hạch toán theo sơ đồ.
TK 155 TK 157 TK 632 TK 511 TK 111, 112
(1)
TK 3331
(3)
(2)
Xuất kho hàng hoá theo gửi đi bán.
(2) Giá vốn hàng gửi bán được chấp nhận là tiêu thụ.
(3) Tổng giá thanh toán có thuế GTGT.
Phương thức bán hàng trả góp
(1) Doanh thu theo giá bán thu tiền ngay (không kể thuế GTGT).
(2) Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán thu tiền ngay
(3) Lợi tức trả chậm.
TK 511
TK 33311
TK 515
(1)
(2)
(3)
TK 511
(5)
TK 111, 112
(4)
(6)
(4) Số tiền người mua trả lần đầu.
(5) Tổng số tiền còn phải thu của người mua.
(6) Thu tiền của người mua các kỳ sau.
Phương thức bán hàng qua các đại lý. (ký gửi)
TK 155 TK 157 TK 632 TK 511 TK 642
(1)
TK 3331
(3)
(2a)
(2b))
TK 111,112
TK 133 (1331)
1) Xuất kho hàng hoá gửi bán.
(2a) Giá vốn hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
(2b) Tổng giá thanh toán, thuế GTGT phải nộp,
hoa hồng cho bên nhận đại lý.
(3) Thuế GTGT tính trên hoa hồng (nếu có).
- Đối với bên nhận đại lý.TK 003
- Nhận - Bán
- Trả lại
TK 511
Hoa hồng đại lý
được hưởng
TK 331
Phải trả cho
chủ hàng
Tổng tiền
hàng
TK 111, 112
Thanh toán tiền cho chủ hàng
1.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
1.3.1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, được tính giảm trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.
Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng hóa bán đã
xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Nguyên tắc hạch toán các khoản giảm trừ DT: Các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng, trong đó các khoản: Chiết khấu thương mại ,giảm giá hàng bán đươc xác định như sau:
Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán cho số
hàng bán ra trong kỳ phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hoá đơn bán hàng.
1.3.2. Các chứng từ kế toán sử dụng
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
1.3.3. TK hạch toán các khoản giảm trừ DT:
Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, tất cả các khoản giảm trừ doanh thu đều được phản ánh vào TK 521, TK này dùng phản ánh tất cả số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Cá
Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:
Sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu thương mại (bớt giá, hồi khấu) chấp thuận cho người mua trong kỳ trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ chiết khấu thương mại vào bên nợ tài khoản 511.
Cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm hợp đồng kinh tế...
Nội dung ghi chép của tài khoản 5212 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của hàng bán bị trả lại chấp nhận cho người
mua trong kỳ (đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu).
Bên Có: Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại.
Tài khoản 5212 cuối kỳ không có số dư.
Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để
phản ánh khoản giảm giá cho khách hàng tính trên giá bán thoả thuận.
Nội dung ghi chép của tài khoản 5213 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển khoản giảm giá sang
Tài khoản 5213 cuối kỳ không có số dư.
1.3.4. Trình tự hạch toán
Chiết khấu thương mại
TK 111,112,131
TK 5211
TK 511
Khoản chiết khấu thương
mại chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển số giảm
trừ doanh thu
TK 5212
Hàng bán bị trả lại
TK 632
TK 156
TK 111,112,131
TK 511
(1)
(3)
(4)
TK 133
(2)
Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho.
Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hay hàng không chịu thuế GTGT).
Cuối kỳ kết chuyển điều chỉnh giảm doanh thu.
Giảm giá hàng bán
TK 111,112,131
TK 5213
TK 511
Khoản giảm giá hàng
bán đã chấp nhận trong kỳ
Kết chuyển số giảm
trừ doanh thu
1.4. Kế toán giá vốn hàng bán
1.4.1. Khái niệm giá vốn hàng bán
Là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, bao gồm giá trị giá vốn của hàng xuất kho đã bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ.
Trị giá vốn của hàng bán ra
=
Trị giá vốn của hàng xuất ra đã bán
-
CP BH, CPQLDN phân bổ cho hàng đã bán
Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì giá vốn hàng bán chủ yều
bao gồm chi phí nhân công.
1.4.2. Các chứng từ kế toán sử dụng.
- Hoá đơn GTGT.
- Hoá đơn bán hàng.
- Hoán đơn tự in, chứng từ đặc thù.
- Bảng kê bán lẻ.
- Giấy báo Có của ngân hàng, phiếu thu...
1.4.3.Các tài khoản kế toán sử dụng.
TK632 - Giá vốn hàng bán.
Phản ánh giá vốn của thành phẩm, hàng hoá xuất bán đã được chấp nhận thanh toán hoặc đã được thanh toán, các khoản được quy định tính vào giá vốn hàng bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả.
Nội dung ghi chép tài khoản 632 như sau:
Bên Nợ: + Tập hợp giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ( trị giá mua của hàng hoá; giá thành thực tế của dịch vụ, sản phẩm).
+ Phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Bên có: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã bán bị người mua trả lại.
+ Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ.
1.4.4. Hạch toán giá vốn hàng bán
Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ và hàng gửi bán chưa được tiêu thụ.
Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ và hàng gửi bán chưa được tiêu thụ.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Kết chuyển giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ.
Kết chuyển các khoản giảm trừ.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
Phản ánh hàng hoá được coi là tiêu thụ.
TK 155,157
TK 632
(1)
(2)
TK 154
TK 631
(3)
(4)
(5)
(6)
TK 911
TK 521
TK 511
(7)
TK 131,...
(8)
TK 3331
(9)
1.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.5.1. Một số khái niệm liên quan
Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.5.1.1. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ bao gồm:
+ Chi phí nhân viên bán hàng.
+ Chi phí vật liệu, bao bì.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm.
+ Chi phí bằng tiền khác.
1.5.1.2. Chí phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp bao gồm:
+ Chi phí nhân viên quản lý.
+ Chi phí vật liệu quản lý.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Thuế phí, lệ phí.
+ Chi phí dự phòng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
1.5.2. Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu thu, phiếu chi
+ Bảng phân tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tính và phân bổ tiền lương.
+ Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tiền tạm ứng…
1.5.3. TK kế toán sử dụng
Toàn bộ chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh vào TK 642 - TK chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên nợ:
+ Chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ.
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ.
+ Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
TK 642 không có số dư cuối kỳ.
TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 TK cấp 2
+ TK 6421 - Chi phí bán hàng: dùng phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp, và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
+ TK 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: dùng phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh sang TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.
1.5.4. Trình tự hạch toán chi phí quản lý kinh doanh.
1.6. Kế toán chi phí và DT hoạt động tài chính
1.6.1. Một số khái niệm liên quan.
1.6.1.1. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính: đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con…
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn.
- Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ.
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa.
- Chênh lệch mua bán ngoại tệ.
- Trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán…
1.6.1.2. DT hoạt động tài chính
DT hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán.
Điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính:
-Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó
-DT được xác định tương đối chắc chắn
DT hoat động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: bao gồm lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả
chậm, bán hàng trả góp.
- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào
cơ sơ liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con
- Cổ tức và lợi nhuận được chia
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua bán vật tư, hàng hóa, dịch
vụ, tài sản cố định.
- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính
Nguyên tắc hạch toán doanh thu và chi phí tài chính
Phản ánh vào DT hoạt động tài chính là những khoản thu được
coi là thực hiện trong kỳ không phân biệt các khoản đó thực tế đã được thanh toán hay chưa. Các khoản thu hộ bên thứ ba không được coi là DT của doanh nghiệp
Các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư công cụ tài chính(chứng
khoán) gồm khoản chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc của chứng khoán và lãi được chia do nắm giữ chứng khoán. Hạch toán vào chi phí chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá gốc của chứng khoán
Doanh thu tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất
thực tế.
Doanh thu hoạt động tài chính có thể bao gồm cả thuế GTTT
nếu doanh nghiệp nộp thuế GTTT theo phương pháp trực tiếp hoặc không có thuế GTTT nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
1.6.3. TK kế toán sử dụng
TK 635 - chi phí hoạt động tài chính: Để phản ánh các khoản chi phí
hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu TK 635
Bên nợ:
Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
Bên có:
Các khoản giảm trừ chi phí tài chính
Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh
trong kỳ
TK 635 không có số dư
TK 515 - DT hoạt động tài chính: phản ánh các khoản doanh thu hoạt
động tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu TK 515
Bên nợ:
-Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp(nếu có)
-Kết chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Bên có:
-Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
TK 515 không có số dư
1.6.4. Trình tự hạch toán
1.6.4.1. Hạch toán chi phí hoạt động tài chính
1.6.4.2. Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
1.7. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác
1.7.1. Một số khái niệm liên quan
1.7.1.1. Chi phí khác
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm:
Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ
Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán
Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
Các khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế
Các khoản chi phí khác…
1.7.1.2. Thu nhập khác
Thu nhập khác là khoản thu nhập không phải doanh thu của doanh nghiệp. Đây là khoản thu nhập được tạo ra từ hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm
Thu nhập từ thanh lý nhượng bán TSCĐ
Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặc giá trị hợp lý của các TSCĐ bán
để thuê lại theo phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động
Tiền thu được do phạt khách hàng, đơn vị khác vi phạm hợp đồng
kinh tế
Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý
Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm trừ thuế thu nhập
doanh nghiệp
Thu nhập từ quà biếu quà tặng bằng tiền, hiện vật mà doanh
nghiệp được tặng
Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên
không ghi sổ kế toán bây giờ phát hiện ra…
1.7.2. Kế toán chi phí và thu nhập khác
1.7.2.1. TK kế toán sử dụng
TK 811- chi phí khác:
Bên nợ:
Phản ánh các khoản chi phí khác thực tế phát sinh
Bên có:
kết chuyển chi phí khác xác định kết quả
TK 811 không có số dư
TK 711:
Bên nợ:
Số thuế GTGT phải nộp về các khoản thu nhập khác tính theo phương pháp trực tiếp
kết chuyển các khoản thu nhập khác xác định kết quả
TK 711 không có số dư.
1.7.2.2. Hạch toán chi phí và thu nhập khác
TK 711
TK 111,112,131
TK 111,112,338
TK 111,112
TK 331,338
TK 111,112,152
TK 111,131
TK 338,(3381)
TK 33311
TK 111,112
TK 111,112,134,138
TK 911
(1) Thu nhập về thanh lý nhượng bán TSCĐ
(2) Thu tiền phạt
(3) Được tiền bồi thường
(4) Các khoản nợ phải trả chưa xác nhận được chủ
(5) thu hồi các khoản nợ khó đòi xử lý, xoá sổ
(6) Các khoản thu bị sót
(9) Các khoản phải thu khác
(7) Tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân
(8) Giảm hoàn thuế
Nhận bằng tiền
Trừ vào TGTGT phải nộp
TK 33311
Sơ đồ hạch toán: chi phí khác
TK 811
TK 911
TK 211,213
TK 111,112…
TK 112,338,333
TK 333 (3333)
TK 112,141,144
TK 333, (3333)
TK 111,112,152
Giảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý (1.1)
Giá trị còn lại
K/c chi phí khác (7)
TK 211,213
Giá trị HNLK
(1.2) phát sinh do HĐ nhượng bán
(2) Các khoản bị gạt do vi phạm hợp đồng
kinh tế truy nhập thuế
(3) GTTS, vật tư thiếu và mất mát
(4) CP khác CP khắc phục tổn thất bão lụt
(5) Truy thu thuế xuất khẩu
TK 511
(6) Các khoản CP thiệt hại (đã mua BH)
TK 133
1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.8.1. Một số khái niệm liên quan
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ.Kết quả hoạt động kinh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ, và hoạt động tài chính.
Kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn của hàng xuất bán và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
CHBHvà
CP QLDN
Kết quả hoạt động tài chính
Tổng doanh thu thuần hoạt động tài chính
Chi phí về hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác.
Kết quả hoạt động khác
Thu nhập thuần khác
Chi phí khác
1.8.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.8.2.1. TK kế toán sử dụng
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh:
Tài khoản này dùng để xác định kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh doanh.Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết theo từng hoạt động. Kết cấu tài khoản 911 như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến hàng tiêu thụ (Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường.
- Kết chuyển lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.
Bên Có:
- Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ và
doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ.
- Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
- Kết chuyển lỗ từ các hoạt động kinh doanh.
TK 421 - Lãi chưa phân phối.
Bên Nợ: Phản ánh số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và tình hình phân phối lợi nhuận.
Bên Có: Phản ánh số thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên bù và việc xử lý các khoản lỗ về kinh doanh.
Số dư bên Có: Số lãi chưa phân phối, sử dụng.
Tài khoản 421 chia thành 2 tiểu khoản
TK 4211 - Lãi năm trước.
TK 4212 - Lãi năm nay.
TK 821- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: TK này phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Bên nợ:
Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.
Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm tài chính
Bên có:
Số thuế TNDN phải nộp trong năm nhỏ hơn thuế thu nhập tạm nộp được giảm trừ
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu
kết chuyển xác định kết quả
TK 821 có hai TK con:
TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành(không có số dư cuối kỳ)
TK 8211- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
1.8.2.2.Trình tự hạch toán
Chương 2:
Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
2.1. Đặc điểm chung của công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nó không thể cô lập mà phát triển một mình. Việc thiết lập quan hệ, trao đổi hợp tác giữa các doanh nghiệp là xu thế tất yếu. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đã đem lại sắc và diện mới cho nền kinh tế đất nước ta. Trong thực tế, để có thể đầu tư hợp tác, thì các doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về nhau, đủ để có thể tin tưởng được. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, doanh nghiệp không hề dễ dàng có được những thông tin cần thiết, hoặc có những thông tin bị bóp méo sai lệch. Trong kinh doanh, đôi khi việc thành bại lại tính bằng giây nên thời gian của doanh nghiệp tìm hiểu về đối tác là rất ít. Đó là chưa kể khi gặp phải những khó khăn do sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp, khoảng cách biên giới... Chính xuất phát từ nhu cầu này, đã hình thành lên một loại hình dịch vụ: thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp. Nói về loại hình dịch vụ này, trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển, nó đã không còn xa lạ, thậm chí được coi là một công cụ tham khảo đưa quyết định của các nhà quản trị. Tuy nhiên, tại Việt Nam loại hình dịch vụ này còn ít được biết đến, nhưng dù vậy theo xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế hội nhập, đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Nắm bắt được xu hướng này, công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit) đã được thành lập năm 2004, chuyên cung cấp dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp, là cầu nối cho các doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.
Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là Vietnam Credit) được thành lập chính thức vào ngày 13/4/2004 giấy phép kinh doanh số 0102012079 do sở kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Thông tin tổng quan về doanh nghiệp:
Tên tiếng việt: công ty trách nhiệm hữu hạn thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Credit Information and Rating Company Limited.
Tên viết tắt: Việtnam Credit Co ., Ltd
Vốn đăng ký: 5 tỷ đồng
Trụ sở: số A2403, tòa nhà M3-M4 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh: cung cấp thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp.
Tel: 0462662416 Fax: 0462662417
Dù đến năm 2004 mới chính thức là một pháp nhân, nhưng trên thực tế, hoạt động thông tin tín nhiệm của công ty đã bắt đầu được thực hiện từ năm 1996 thông qua cá nhân ông Lê Quốc Quyết (hiện là trưởng văn phòng đại diện chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh) thực hiện. Từ năm 2001, dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp là một bộ phận trực thuộc công ty giải pháp Việt Nam. Sau 3 năm bộ phận này lớn mạnh và vào năm 2004, được tách ra dưới dạng một pháp nhân độc lập dưới tên là công ty tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiêp Việt Nam . Tuy được thành lập là một pháp nhân riêng, nhưng nó đã được kế thừa toàn bộ cơ sở dữ liệu của công ty giải pháp Việt Nam từ 1996. Tháng 10/2009 công ty đổi tên giao dịch quốc tế thành Vietnam Credit Co., Ltd, tên tiếng anh và tiếng việt vẫn không thay đổi.
Hiện tại công ty có trụ sở chính tại số A2403, tòa nhà M3-M4 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống ._.Đa, Hà Nội, và một chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh tại tòa nhà Giày Việt Plaza số 180-182 phố Lý Chính Thắng, quận 3 thành phố Hồ Chí Minh.
Từ một công ty nhỏ, chỉ với 6 nhân viên vào năm 2004, hiện tại Vietnam Credit đã có trên 50 nhân viên, tổ chức thành 5 phòng ban có những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau. Điều này cho thấy Vietnam Credit đã đi đúng hướng và đang ngày càng phát triển.
Tình hình kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây được khái quát qua bảng sau: (đơn vị tính: VND)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
DT thuần
4,452,171,721
6,501,730,625
9,752,595,938
Giá vốn hàng bán
2,683,882,862
3,473,615,697
5,036,742,761
Lợi nhuận sau thuế
95,175,971
103,729,057
155,593586
Từ bảng trên ta có thể thấy, công ty đang hoạt động rất có hiệu quả, các chỉ tiêu về doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước với tỷ lệ tăng rất lớn. Cụ thể DT thuần năm 2008 là 6,501,730,625 VND, bằng 146% so với năm 2007. Cũng chỉ tiêu này vào năm 2009, mức độ tăng còn cao hơn, tăng lên khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2008. Ta cũng bắt gặp mức độ tăng tương tự ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Vietnam Credit.
Sau 6 năm hoạt động, công ty đã cung cấp hơn 500,000 lượt báo cáo tín nhiệm, làm giàu kho dữ liệu được kế thừa từ công ty Giải pháp Việt Nam. Hiện tại, Vietnam credit là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Asiagate, và cũng là công ty hàng đi đầu tại Việt Nam cung cấp mảng dịch vụ này. Hiện tại công ty có rất nhiều những kế hoạch phát triển trong tương lai, mà trước mắt là quảng bá hình ảnh với các doanh nghiệp trong nước, nhắm vào thị trường trong nước-một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Như vậy, hiện tại công ty đang có bước phát triển rất mạnh cả về quy mô cũng như về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Vietnam Credit có chức năng chính đó là cung cấp dịch vụ về thông tin tín nhiệm cho các chủ thể kinh tế có nhu cầu sử dụng. Thông tin tín nhiệm này bao gồm các thông tin tài chính và phi tài chính, tạo nên cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp được đánh giá. Hơn thế, trong đó còn có những nhận định của các chuyên viên phân tích chi tiết về từng khía cạnh cả về năng lực quản lý, điều kiện cơ sở vật chất, khả năng về tài chính cũng như những đánh giá của cộng đồng về thương hiệu của doanh nghiệp đó.
Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh của mình, doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Tuân thủ chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay
- Nâng cao chất lượng các báo cáo tín nhiệm bằng cách tìm kiếm thông
tin từ nhiều nguồn, thẩm định thông tin và đi sâu hơn nữa vào phân tích nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn, phần nào có thể đưa ra các dự báo.
- Không ngừng mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước
một thị trường tiềm năng nhưng hầu như các doanh nghiệp trong nước còn khá lạ lẫm với loại dịch vụ này
- Hoàn thành đầy đủ những nhiệm vụ của doanh nghiệp với ngân sách
nhà nước.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, bởi vậy hoạt động của doanh nghiệp có những đặc trưng khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại.
Cụ thể, hoạt động chính của doanh nghiệp là dịch vụ cung cấp thông tin tín nhiệm nên không có nguyên vật liệu mua vào bán ra. DT thực hiện được là dựa trên chất xám của công nhân viên nên doanh nghiệp đưa lương nhân viên vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và kết chuyển thành giá vốn hàng bán.
Quy trình hoạt động của công ty được thể hiện dưới biểu sau:
Khách hàng
Bộ phận tiếp nhận order
Bộ phận thông tin tín nhiệm (tìm kiếm thông tin, tổng hợp phân tích, viết báo cáo tín nhiệm)
Đối tượng của báo cáo( thường là các doanh nghiệp)
Nguồn thông tin ngoài(báo, đài, internet)
Dữ liệu của bản thân đơn vị
Cơ quan nhà nước (sở thuế, kế hoạch đầu tư…)
Báo cáo tín nhiệm
Bộ phận bán hàng
Ban kiểm soát
Biểu 2.1: Quy trình hoạt động kinh doanh của Việtnam Credit
Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin tín nhiệm- một lĩnh vực khá mới mẻ với thị trường trong nước, khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có nhiều những thuận lợi và cũng không ít những khó khăn.
Thuận lợi:
- Là doanh nghiệp tiên phong hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông
tin tín nhiệm tại Việt Nam nên doanh nghiệp có một thị trường tiềm năng rộng
lớn.
- Doanh nghiệp có được một kho dữ liệu rất lớn do được thừa hưởng từ công ty giải pháp Việt Nam và tích lũy trong suốt quá trình hoạt động.
- Doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình, có năng lực chuyên môn và đều tốt nghiệp từ các trường hàng đầu về kinh tế tại Việt Nam.
Khó khăn:
- Là doanh nghiệp tiên phong nên doanh nghiệp phải tự tìm con đường đi để tồn tại và phát triển cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước
- Hoạt động trong lĩnh vực khá mới mẻ, ít được các doanh nghiệp trong nước biết đến, thêm vào đó chủ trương minh bạch hóa thông tin về các chủ thể kinh tế chưa thực sự đi vào đời sống, do vậy khá khó khăn việc tiếp cận thu thập thông tin cho việc đánh giá, dẫn đến chất lượng thông tin cung cấp bị hạn chế.
- Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, nên ít thực hiện được các dự án lớn mang tầm quốc gia.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của Việtnam Credit
Công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam được thành lập năm 2004 với hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Sau 6 năm hoạt động, công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về quy mô kinh doanh, chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được nâng cao.
Cùng với sự phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức của công ty cũng ngày càng chặt chẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty.
Hội đồng thành viên
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng hành chính nhân sự
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh tiếp thị
Phòng thông tin tín nhiệm
Phòng IT
Biểu 2.2: Bộ máy tổ chức quản lý của Việtnam Credit
Hội đồng thành viên: là bộ phận có quyền quyết định cao nhất
trong công ty, bao gồm toàn bộ các thành viên góp vốn của công ty, trong đó có ba thành viên góp vốn lớn nhất là ông Lê Đình Quản, bà Lê Hoàng Thao, và bà Nguyễn Thi Thu Hiền. Hội đồng thành viên có toàn quyền quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng thành viên được quy định trong điều lệ khi thành lập, theo đó hội đồng thành viên có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, thông qua các phương án hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường, quản lý nội bộ công, xét duyệt các dự thảo chi phí dự án, báo cáo tài chính.
Ban giám đốc bao gồm một giám đốc điều hành tại trụ sở chính
tại Hà Nội, và một trưởng đại điện chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị, là người đứng đầu công ty điều hành chung mọi mặt hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong công ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phê duyệt các chính sách của lãnh đạo về hệ thống chất lượng, phê duyệt kế hoach sản xuất năm và mục tiêu chất lượng, phân công và giao cho trưởng đại diện chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và trưởng các phòng ban những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh.
Trưởng đại diện chi nhánh có trách nhiệm quản lý,giám sát, điều hành hoạt động của chi nhánh của mình, đồng thời thường xuyên báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về các vấn đề phát sinh tại chi nhánh của mình.
Ban kiểm soát: gồm 3 người với nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi
đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân viên trong công ty, kiểm tra và hoàn thiện lại các báo cáo tín nhiệm trước khi giao cho khách hàng.
Các phòng ban: công ty có 5 phòng ban, có trách nhiệm cụ thể
khác nhau nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được quy định cụ thể như sau:
Phòng Kinh doanh - tiếp thị : Có nhiệm vụ xây dựng và quảng bá hình ảnh công ty với cộng đồng, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, bán sản phẩm của công ty. Nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó có thông tin cho doanh nghiệp điều chỉnh cung cấp các dịch vụ ngày càng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ tìm kiếm thêm thị trường mới và đưa ra các chiến lược Marketing để thâm nhập thị trường.
Phòng Tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, quản lý chi tiêu trong sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách ban hành, đồng thời tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán của công ty, lập các báo cáo tài chính trình lên cho ban giám đốc và hội đồng thành viên xem xét.
Phòng thông tin tín nhiệm: Bộ phận trực tiếp tiếp xúc và thu thập thông tin để tiến hành viết báo cáo. Đây cũng là bộ phận cho ra các sản phẩm các báo cáo đánh giá về mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp do vậy đòi hỏi các cán bộ viết báo cáo phải có năng lực chuyên môn kỹ năng kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Phòng IT: Chịu trách nhiệm thiết kế phần mềm, xử lý các trục trặc về máy tính, không ngừng hoàn thiên phần mềm cho tương thích và phù hợp với báo cáo tín nhiệm được đưa ra. Ngoài ra, phòng ban này còn có một bộ phận nhân viên chịu trách nhiệm nhập liệu, làm giàu thêm kho dữ liệu của công ty.
Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm về các vấn đề chung trong công ty như mua sắm đồ dùng văn phòng, tiếp khách đồng thời phụ trách việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Việtnam Credit
2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam là QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ). Theo đó công tác kế toán tại công ty tuân thủ những quy định sau đây:
Kỳ kế toán năm, niên độ kế toán là từ ngày 1/1/N đến 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
Phương pháp kê khai nộp thuế là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: khấu hao theo đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận tỷ giá chênh lệch: đánh giá lại tài sản có gốc ngoại tệ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: khi phát sinh doanh thu thể hiện trên hóa đơn GTGT bán, ghi nhận theo tổng giá trước thuế.
Hình thức kế toán ghi sổ: Nhật ký chung. Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán Fast 2006. Màn hình nhập liệu phần mềm kế toán của công ty sử dụng:
Biểu 2.3: Màn hình nhập liệu của phần mềm kế toán Fast Accounting
2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam là một doanh nghiệp nhỏ nên đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung hay mô hình kế toán một cấp. Có thể hiểu là đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán.
Phòng kế toán có chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục, và toàn diện toàn bộ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán cung cấp được sử dụng để ra các quyết định quản lý. Tại công ty chức năng chính của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp tính toán chi phí, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Không chỉ đơn thuần là việc ghi chép lại số liệu, phản ánh vào sổ sách mà dựa vào những số liệu đó, kế toán có thể tiến hành phân tích sơ bộ giúp thực hiện quản trị nội bộ. Có thể nói, kế toán là công cụ trợ giúp đắc lực cho ban giám đốc công ty để đưa ra các quyết định. Tại công ty, hầu hết các nhân viên kế toán đều có trình độ đại học, cao đẳng.
Để thực hiện chức năng của mình, phòng kế toán của công ty được tổ chức gồm bốn người, trong đó kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các kế toán viên chịu trách nhiệm về các phần hành được giao.
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Kế toán công nợ và TSCĐ
Kế toán tiền lương và tiền mặt
Thủ quỹ
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Biểu 2.4: Bộ máy kế toán của Việtnam Credit
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán các phần hành:
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị,chịu trách nhiệm trước nhà nước, giám đốc về tính chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toán. Tham mưu, giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành và các quyết định liên quan đến vấn đề tài chính. Ngoài ra, kế toán trưởng còn kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm lập các BCTC.
Kế toán công nợ và tài sản cố định: chịu trách nhiệm các phần hành kế toán liên quan đến các khoản phải thu phải trả, chuyển thủ quỹ thanh toán, ngoài ra còn theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, việc trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.
Kế toán tiền lương và tiền mặt: chịu trách nhiệm theo dõi phần hành kế toán tiền lương,theo dõi chi phí nhân công, và các khoản trích theo lương để
hạch toán tính vào giá vốn hàng bán của dịch vụ cung cấp.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý két tiền mặt, việc thu chi tiền trực tiếp tại doanh nghiệp. Việc thu chi này phải được sự cho phép của kế toán trưởng.
Ngoài ra tại chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, có một kế toán viên chịu trách nhiệm ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ và chuyển ra cho phòng kế toán ở trụ sở chính, để ghi sổ, tổng hợp, kết chuyển và lên báo cáo
2.1.5.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
2.1.5.3.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ về tiền tệ bao gồm: phiếu thu, phiếu chi, phiếu thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ (dùng cho Việt Nam Đồng).
Chứng từ về hàng tồn kho (doanh nghiệp không có hoạt động mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm là dịch vụ nên hàng tồn kho ở đây chỉ có các công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động kinh doanh): bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
Chứng từ về lao động tiền lương bao gồm: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, hợp đồng lao động…
Chứng từ về mua bán hàng hóa: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn giá trị gia tăng.
Chứng từ về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
2.1.5.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng theo quyết định số 48- quyết định kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty cũng xây dựng các TK cấp 2, 3 bổ sung để tiện theo dõi. Công ty sử dụng kế toán máy nên nguyên tắc xây dựng tài khoản chi tiết là mã số hóa, tức là gắn một số cho một loại nhất định.
2.1.5.3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Công ty hạch toán và ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung(công ty không sử dụng sổ nhật ký đặc biệt), theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Số liệu ở nhật ký chung là căn cứ trực tiếp để ghi sổ cái. Tuy nhiên do doanh nghiệp sử dụng kế toán máy do đó công việc của kế toán trở lên đơn giản hơn khá nhiều, kế toán chỉ nhập chứng từ theo đúng thao tác, số liệu sẽ tự động chuyển vào các sổ, khi cần kế toán chỉ việc in sổ ra từ máy tính. Màn hình nhập liệu của phần mềm kế toán mà công ty sử dụng:
Các loại sổ sách tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái các TK.
Sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán được mở chi tiết
cho từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp
Sổ chi tiết các loại chi phí kinh doanh như chi phí sản xuất
chung, chi phí nhân công.
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại sổ kế toán chi tiết khác như sổ
chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng…
Các loại bảng biểu: bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương…
Trong thực tế, do công ty sử dụng phần mềm kế trong công tác kế toán nên dù hệ thống sổ sách vẫn tuân theo những quy định chung, nhưng mẫu sổ có thể có những khác biệt nhỏ vì được thiết kế trên máy tính. Ngoài ra, quy trình ghi sổ không còn theo mô hình cổ điển nữa, mà các số liệu khi được nhập vào máy tính lập tức sẽ kết xuất ngay lên các sổ có liên quan.
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Sổ nhật ký chung
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Biểu 2.5: Trình tự hạch toán kế toán
Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty được thể hiện qua sơ đồ trên.
2.1.5.3.4.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập và trình bày tuân thủ theo các quy định tại QĐ 48/2006/ QĐ-BTC, hệ thống báo cáo tài chính gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DNN
Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B02- DNN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DNN
Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DNN
Các báo cáo được lập cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm, với đầy đủ chữ ký của người lập, kế toán trưởng, giám đốc và dấu của doanh nghiệp. Báo cáo được nộp cho các cơ quan nhà nước có liên quan như cục thống kê, cục thuế Hà Nội..chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
2.2. Thực trạng công tác kế toán DT và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.1. Kế toán DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.2.1.1. TK và chứng từ sử dụng
Để phù hợp với công tác kế toán doanh thu, tại công ty kế toán sử dụng những TK sau:
TK 5113 - DT cung cấp dịch vụ: dùng để phản ánh doanh thu thực hiện
được khi công ty cung cấp dịch vụ thông tin tín nhiệm của mình. Theo như hoạt động hạch toán tại công ty thì khi nhận được tiền thanh toán của khách hàng, kế toán mới ghi nhận DT cung cấp dịch vụ.
Hiện tại, khách hàng của công ty đều là các tổ chức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu nước ngoài, do vậy hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty chịu thuế suất 0%. Và hình thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản thông qua các ngân hàng.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các TK khác như là TK 111, 112…
Chứng từ kế toán sử dụng để kế toán DT và các khoản giảm trừ DT gồm:
Hóa đơn GTGT(mẫu 01-GTKT-3LL):trong thương mại quốc tế, thông thường các doanh nghiệp hay sử dụng hóa đơn theo mẫu tiếng anh, nhưng trong loại hình cung cấp dịch vụ này, thì hóa đơn chủ yếu là căn cứ để kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán DT, do vậy doanh nghiệp vẫn sử dụng mẫu tiếng việt thông thường.
Giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng.
Ta xét ví dụ về hóa đơn GTGT khi mà công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
Hóa đơn
Giá trị gia tăng
Liên 3: (dùng để thanh toán)
Ngày 11 tháng 01 năm 2010
Mẫu số : 01 GTKT - 3LL
Số:02
Đơn vị bán hàng: Vietnam Credit
Địa chỉ: số A2403, tòa nhà M3-M4 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
Số tài khoản: 7309- 0073B
Điện thoại: 0462662416 MS:
Họ tên người mua hàng: China export/Credit Insurance Corporatian
Tên đơn vị: …………………………………..Địa chỉ: Trung Quốc
Hình thức thanh toán: tiền chuyển khoản : MS:
Đvt: đ.
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
SL
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Báo cáo tín nhiệm
bản
175
119,803,761
....
......................
.....................
Cộng tiền 119,803,761
Thuế suất GTGT 0% Tiền thuế GTGT 0
Tổng cộng tiền thanh toán 119,803,761
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười chín triệu tám trăm linh ba nghìn bảy trăm sáu mươi mốt đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, ghi họ tên)
Biểu 2.6: Hóa đơn giá trị gia tăng
Do công ty sử dụng phần mềm kế toán nên từ hóa đơn GTGT số 02 như trên, kế toán nhập vào máy ở phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu, lên hóa đơn cung cấp dịch vụ có dạng như sau(hóa đơn cung cấp dịch vụ điện tử):
Biểu 2.7: Hóa đơn cung cấp dịch vụ điện tử của công ty Việtnam Credit
Do đặc điểm ghi nhận doanh thu của công ty, doanh thu chỉ được ghi nhận khi công ty đã nhận được tiền chuyển khoản của khách hàng thanh toán, điều này không chuẩn xác theo như chuẩn mực kế toán nhưng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, do vậy xét về định khoản bút toán khá đơn giản:
Nợ TK 1122: 119,803,761
Có TK 5113: 119,803,761
Ghi đơn nợ TK 007: 6355 USD
Mặc dù công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nhưng do công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài nên chịu thuế suất GTGT là 0% do vậy TK 3331 không xuất hiện trong định khoản.
Trong kế toán doanh thu khi ghi nhận DT, công ty đồng thời ghi nhận khoản tiền được khách hàng thanh toán vào TK tiền gửi ngân hàng bởi khi đó công ty đã nhận ngay được giấy báo có của ngân hàng, và vì vậy quá trình hạch toán rất đơn giản, không có sự xuất hiện của TK 131.
Giấy báo có của ngân hàng:
BIDV giấy báo có Số: 10002
Ngày 11/01/2010
Số tài khoản:
Tên Tài khoản:
11/12/2010
Kính gửi: Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Ngân hàng chúng tôi xin trân trọng thông báo: Tài khoản của quý khách hàng đã được ghi Có với nội dung sau
Ngày hiệu lực
Số tiền
Loại tiền
Diễn giải
119.803.761đ
USD
CHINAEX thanh toán báo cáo tín nhiệm
Giao dịch viên Kiểm soát
(ký, họ tên) (ký , họ tên)
Biểu 2.8: Giấy báo có của ngân hàng
Giấy báo có của ngân hàng do ngân hàng phát hành, ghi nhận sự tăng lên về tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp, kế toán nhận được sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy, theo biểu dưới đây:
Biểu 2.9: giấy báo có của ngân hàng(giấy báo điện tử)
Từ quá trình thực tập thực tế tại đơn vị, em được biết rằng dịch vụ mà công ty cung cấp chủ yếu là thông tin tín nhiệm, khách hàng của công ty cũng đều có một đặc điểm chung là hầu hết đều là các tổ chức tín dụng nước ngoài. Các tổ chức này thường đặt hàng theo gói lớn, tức là trong một hợp đồng có yêu cầu đánh giá tín nhiệm về nhiều đối tượng khác nhau (thông thường là về các doanh nghiệp Việt Nam). Khi thanh toán, họ cũng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng cùng lúc, và đều thông qua chuyển khoản. Do vậy mà công ty chỉ có phương thức cung cấp dịch vụ duy nhất là trực tiếp cho từng khách hàng, và cũng chỉ có một phương thức ghi nhận doanh thu duy nhất như trên.
2.2.1.2. Tổ chức hạch toán DT tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Sau khi kế toán viên nhập số liệu từ các chứng từ gốc về doanh thu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động kết xuất vào các sổ chi tiết và sổ cái của các TK liên quan. Vì công ty chỉ cung cấp một loại hình dịch vụ duy nhất, do vậy doanh thu của công ty được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng. Ta có sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng của công ty là tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc như sau:
Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: M3M4-Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa-Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tên khách hàng: China Export Credit Insurance Corporation
Mã khách hàng: M2
Tháng 01 năm 2010
(đơn vị tính: VND)
Số ctừ
Ngày tháng ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
-
-
02
11/01/2010
Thanh toán báo cáo tín nhiệm
1122
119,803,761
08
21/01/2010
Thanh toán báo cáo tín nhiệm
1122
25,496,480
01
31/01/2010
Kết chuyển doanh thu
911
145,300,241
145,300,241
Tổng phát sinh
145,300,241
145,300,241
Số dư cuối kỳ
-
-
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu 2.10: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Cuối kỳ, công ty đưa ra bảng tổng hợp chi tiết doanh thu trong kỳ như sau
Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: M3M4-Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa-Hà Nội
Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
Đối tượng khách hàng: tất cả
Tháng 01 năm 2010 (đvt: VND)
Mã khách hàng
Tên
khách
hàng
Đvt
Số lượng
Số tiền
Tiền thuế
Chiết khấu
Tổng tiền
M1
Verband der Vereine Creditreform E.V - VERBAND
báo cáo
20
35.534.357
0
0
35.534.357
M2
China Export Credit Insurance Corporation - CHINAEX
báo cáo
200
145.300.241
0
0
145.300.241
M3
Coface Greater China Limited - COFATQ
báo cáo
75
60.124.423
0
0
60.124.423
M4
Captl Ref-Citpl Admin - CAPTL
báo cáo
18
16.520.521
0
0
16.520.521
M5
Euler Hermes Kredit vesicherun GS -
AKT - EULERH
báo cáo
80
79.047.321
0
0
79.047.321
M6
DP Information Network PTE Ltd - DPINFO
báo cáo
42
45.729.245
0
0
45.729.245
M7
Korea Export Credit Insurance Corporation -KOREAEX
báo cáo
25
25.921.242
0
0
25.921.242
M8
Alpha Leader Risk and Asset Management Co., Ltd - ALPHA
báo cáo
3
3.850.787
0
0
3.850.787
M9
Crediteyes International Credit and Collection - CREDITEY
báo cáo
82
86.582.672
0
0
86.582.672
M10
Dun Bradstreet PL - DUNBRA
báo cáo
27
27.766.109
0
0
27.766.109
M11
Cogeri - COGERI
báo cáo
250
217.509.413
0
0
217.509.413
M12
Dow Chemical Pasific - DOWCHE
báo cáo
1
1.135.844
0
0
1.135.844
M13
Teikoku Data Bank Ltd – TEIKOKU
báo cáo
15
19.484.795
0
0
19.484.795
M14
Owens online INC - OWENS
báo cáo
8
8.191.002
0
0
8.191.002
M15
Consolidated Services INTL INC - CONSOL
báo cáo
2
4.801.940
0
0
4.801.940
M16
International Research Associates - INTERRE
báo cáo
50
53.089.141
0
0
53.089.141
Tổng số
898
817.532.877
0
0
817.532.877
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu 2.11: Bảng tổng hợp chi tiết doanh thu
Đồng thời, số liệu được nhập vào máy tính từ các chứng từ gốc sẽ kết chuyểnvào sổ cái TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: M3M4-Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa-Hà Nội
Sổ cái
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tháng 01 năm 2010
(Đơn vị tính: đồng)
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Nộ
Có
Ngày
Số
Số dư đầu kỳ
-
-
11/1/2010
01
VERBAND
Thanh toán tiềnBCTN
1122
10,037,902
11/1/2010
02
CHINAEX
Thanh toán tiềnBCTN
1122
119,803,761
11/1/2010
03
COFATQ
Thanh toán tiềnBCTN
1122
28,560,902
11/1/2010
04
Ltd - ALPHA
Thanh toán tiền BCTN
1122
16,520,521
11/1/2010
05
GS -AKT
Thanh toán tiền BCTN
1122
15,947,982
11/1/2010
06
AKT-EULERH
Thanh toán tiền BCTN
1122
63,099,339
11/1/2010
07
CHINAEX
Thanh toán tiền BCTN
1122
15,061,470
…………
…
……………….
…………………….
……
………..
…………..
19/1/2010
11
CREDITEY
Thanh toán tiềnBCTN
1122
86,582,672
21/1/2010
12
CHINAEX
Thanh toán tiềnBCTN
1122
25,496,480
25/1/2010
13
COFA
Thanh toán tiềnBCTN
1122
31,563,521
26/1/2010
14
VERBAND
Thanh toán tiềnBCTN
1122
12,494,279
…………
…
………………
…………………..
….
………..
………….
28/1/2010
18
CONSOL
Thanh toán tiềnBCTN
1122
4,801,904
29/1/2010
22
DUNINFO
Thanh toán tiềnBCTN
1122
12,786,827
31/1/210
Kết chuyển DT thuần
911
817,532,877
817,532,877
Cộng số phát sinh
817,532,877
817,532,877
Dư cuối kỳ
-
-
Ngày 31 tháng 01 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Biểu 2.13: sổ cái TK 511 của công ty Việtnam Credit
Cuối tháng, phần mềm sẽ tự thực hiện bút toán kết chuyển DT để xác định kết quả kinh doanh từ TK 511 sang TK 911 theo bút toán ngầm định như sau:
Nợ TK 511: 817,532,877
Có TK 911: 817,532,877
Biểu 2.14: Chứng từ (điện tử) kết chuyển doanh thu
Sản phẩm mà công ty cung cấp là sản phẩm vô hình-dịch vụ thông tin tín nhiệm.Với thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình cùng tinh thần khách quan trung thực và kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên của công ty, Việtnam Credit luôn cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin tin cậy, những báo cáo đánh giá có chất lượng. Do vậy, kể từ khi hoạt động đến nay công ty chưa từng bị một khách hàng nào từ chối thanh toán tiền mua dịch vụ. Điều đó lý giải tại sao việc công ty lựa chọn cách ghi nhận doanh thu như ở trên đây, và cũng do vậy mà trong lịch sử công tác kế toán của công ty chưa từng có nghiệp vụ nào ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu.
Cùng với việc ghi nhận DT, thông thường các doanh nghiệp cũng tiến hành công tác hạch toán thuế GTGT đầu ra, nhưng hoạt động của công ty là hoạt động cung cấp dịch vụ xuất khẩu, do vậy công ty chịu mức thuế suất thuế
GTGT là 0%, do vậy không xuất hiện TK 3331 trong bút toán này.
2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong hệ thống TK, công ty vẫn có TK phản ánh giảm trừ DT là TK 521 với các TK chi tiết như là TK 5211, TK 5212, TK 5213, tuy nhiên từ khi thành lập đến nay công ty luôn cung cấp dịch vụ đảm bảo chất lượng nên chưa có bất kỳ bút toán giảm trừ DT nào được hạch toán.
2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
2.2.3.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán tại công ty.
Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không hề có hoạt động xuất nhập vật tư, do vậy trong giá vốn của dịch vụ cung cấp ra, không có chi phí nguyên vật liệu. Doanh thu thực hiện được phần lớn là sản phẩm từ chất xám của con người, bởi vậy chi phí chủ yếu là chi phí nhân công.
Phương pháp xác định giá vốn hàng bán của công ty cũng linh hoạt theo đặc thù của hoạt động kinh doanh, công ty tổng hợp toàn bộ những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình tìm kiếm thông tin và đưa ra báo cáo tín nhiệm trong cả kỳ kế toán vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sau đó cuối tháng tiến hành kết chuyển sang TK 632 - Giá vốn hàng bán để ngay sau đó thực hiện kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh.
Có một điểm rất đáng lưu ý đó là, với cách hạch toán doanh thu và chi phí như thế ._.êng người phê chuẩn, thực hiện, ghi chép. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí nhân công lại vẫn đảm bảo tạo được sự kiểm soát nhau khá chặt chẽ trong quá trình thực hiện công tác kế toán, giảm thiểu những sai sót gian lận có thể xảy ra.
Phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận phòng ban khác, đảm bảo cho công tác cập nhật dữ liệu ban đầu được cập nhật kịp thời, chính xác, đảm bảo chứng từ được luân chuyển theo đúng chế độ quy định.
Kể từ khi thành lập, công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao phương pháp tổ chức công tác hạch toán kế toán nhằm đạt hiệu quả cao nhất đồng thời tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành.
Nhìn một cách tổng thể, công tác kế toán đã chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán Việt Nam, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành, chế độ và các chuẩn mực kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi, cũng như lý luận cơ bản của lý thuyết hạch toán kế toán. Đồng thời, công tác hạch toán kế toán của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện nâng cao về công tác hạch toán kế toán và tổ chức hạch toán kế toán.
Về tổ chức công tác kế toán:
Nhìn chung công ty tuân thủ đúng chế độ kế toán áp dụng tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam là QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính (chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ). Hệ thống tài khoản áp dụng theo đúng theo quy định của bộ tài chính.
Về phương pháp hạch toán:
Nhìn chung công ty hạch toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Hiện tại, công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán Fast 2006. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp cho công tác kế toán thực hiện nhanh chóng, kịp thời, và giảm nhẹ khối lượng công việc.
3.2. Đánh giá khái quát công tác hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.1. Về tổ chức nhân viên kế toán và hình thức kế toán:
Phòng kế toán bao gồm có bốn người, thường mỗi người phụ trách từ hai phần hành kế toán trở lên, nhưng công ty vẫn đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Do đặc thù của doanh nghiệp, là doanh nghiệp nhỏ, lại là công ty cung cấp dịch vụ nên so với các công ty sản xuất và thương mại thông thường khác thì các phần hành kế toán của doanh nghiệp khá đơn giản, do vậy việc một kế toán viên chịu trách nhiệm đảm nhận nhiều phần hành kế toán không quá nặng nề về công việc.
Công ty thực hiện công tác kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung, hoạt động hạch toán của công ty được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Fast Accounting 2006.
3.2.2. Về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.2.1. Những ưu điểm:
Về phương pháp hạch toán:
Nhìn chung Vietnam Credit áp dụng nghiêm chỉnh các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành về kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ việc xây dựng hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và lập báo cáo. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phản ánh trên sổ sách kế toán với bút toán định khoản khá chính xác. Cụ thể:
- Về hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ: do công ty áp dụng kế toán máy để hạch toán doanh thu, nên khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới doanh thu, từ các chứng từ liên quan, kế toán bán hàng và công nợ phải thu sẽ nhập luôn số liệu vào máy tính theo các phân hệ phù hợp. Từ đó có thể thấy rằng, công tác hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty được hạch toán nhanh chóng kịp thời. Bên cạnh đó, doanh thu cung cấp dịch vụ còn được hạch toán chi tiết theo từng hóa đơn, từng khách hàng. Sở dĩ làm được như vậy là do công ty sử dụng phần mềm kế toán, các hóa đơn và khách hàng của công ty dều được quản lý trên máy tính và rất dễ theo dõi chi tiết.
- Về hạch toán giá vốn hàng bán: do đặc điểm sản phẩm mà công ty cung cấp là dịch vụ nên công tác hạch toán giá vốn hàng bán cũng có nhiều điểm khác biệt, trong chi phí giá vốn không có chi phí nguyên vật liệu mà chủ yếu là chi phí nhân công, kế toán tổ chức ghi nhận các chi phí phát sinh trong kỳ theo thời gian phát sinh, sau đó cuối kỳ tổng hợp số liệu xác định chi phí giá vốn hàng bán. Việc hạch toán giá vốn hàng bán của công ty tổ chức khá đơn giản, nhưng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên việc cập nhật số liệu ban đầu được tiến hành nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, việc tổng hợp chi phí giá vốn hàng bán cũng trở nên
đơn giản hơn.
- Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: công ty không áp dụng hình thức giảm giá hàng bán do đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh dịch vụ. Và công ty cũng không có chính sách giữ khách hàng mới bằng phương thức giảm giá hàng bán. Với tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, cùng khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên của công ty, nên kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động cung cấp dịch vụ này, công ty chưa gặp bất cứ trường hợp bị khách hàng từ chối thanh toán phí cung cấp dịch vụ. Đây là niềm tự hào truyền thống của đội ngũ nhân viên trong công ty, và công ty luôn cố gắng duy trì truyền thống đó bằng các biện pháp thiết thực như tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhân viên có thể tác nghiệp tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
- Về hạch toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của công ty là hoạt động khá thường xuyên, kế toán đã theo dõi ghi chép phản ảnh một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới hoạt động tài chính. Ngoài ra, do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng xuất khẩu nước ngoài, doanh thu thực hiện bằng ngoại tệ( USD) nên phát sinh khá nhiều các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động tài chính như là mua bán ngoại tệ, đánh giá lại tài sản có gốc ngoại tệ cuối kỳ… Công ty đã tiến hành hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ, phản ánh đúng số liệu vào đúng hệ thống tài khoản theo quy định.
- Về hạch toán chi phí và thu nhập khác: hoạt động khác là những hoạt động bất thường ít khi xảy ra trong công ty, nhưng kế toán đã hạch toán rất đúng vào các tài khoản với các định khoản rất chính xác.
- Về hạch toán xác định kết quả kinh doanh: công tác hạch toán được tiến hành trên máy tính với các bút toán kết chuyển tự động. Việc hạch toán được thực hiện đầy đủ chính xác, và được chi tiết cho từng hoạt động của công ty.
Về tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán:
Việc áp dụng kế toán máy trong hạch toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã làm cho khối lượng công việc của kế toán giảm nhẹ hơn rất nhiều. Các số liệu được cập nhật nhanh chóng kịp thời, không bị trùng lặp do khả năng xử lý trùng của phần mềm kế toán. Sau khi cập nhật dữ liệu ban đầu từ các chứng từ gốc, số liệu sẽ tự động kết xuất vào các sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản liên quan. Nhờ đó, các sổ sách của công ty thể hiện khá đầy đủ thông tin về nghiệp kinh tế phát sinh.
Với công tác hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, kế toán theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động, sử dụng các chứng từ kết chuyển điện tử vào cuối tháng để xác định kết quả, do vậy hệ sổ sách của công ty là rất đầy đủ.
Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tuân theo chế độ kế toán quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên hệ thống TK mà công ty sử dụng ít TK hơn, chẳng hạn TK 642 được công ty sử dụng phản ánh cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này phù hợp với quyết định mà công ty tuân thủ - Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đối với các TK chi tiết đến cấp 3( TK 642) chúng ta có thể thấy, kế toán công ty đã thể hiện rất rõ ràng từng tài khoản chi tiết trên sổ tổng hợp của TK đó, giúp kế toán có thể theo dõi được chính xác nội dung các nghiệp vụ kinh tế của công ty có được hạch toán chính xác hay không.
Trên đây là những ưu điểm của tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam mà em nhận thấy trong thời gian thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế trong công tác kế toán tại công ty mà theo em công ty nên xem xét lại để tiến hành hạch toán cho phù hợp với thực tế, và tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.
3.2.2.2. Những tồn tại còn mắc phải trong công tác hạch toán kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Việtnam Credit.
3.2.2.2.1. Về tài khoản sử dụng:
TK phản ánh chi phí quản lý kinh doanh
Công ty sử dụng tài khoản 642 để phản ánh cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên trên tên trên sổ cái của TK 642, công ty lại ghi là chi phí quản lý doanh nghiệp, điều này vô hình chung đã bỏ bớt nội dung mà TK phản ánh, do đó nó không hợp lý.
Ngoài ra, kế toán công ty xây dựng các tài khoản chi tiết cấp 3 để hạch toán từng loại chi phí cụ thể như sau:
TK 64221: Chi phí nhân viên bán hàng và quản lý( tiền lương)
TK 64223: Chi phí vật liệu đồ dùng
TK 64224: Chi phí khấu hao tài sản
Tk 64225: Chi phí thuế, phí, lệ phí
TK 64227: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tuy nhiên cách chia vẫn chưa thực sự khoa học. Chẳng hạn, công ty sử dụng TK 64221 để phản ánh chi phí lương nhân viên, trong chi phí lương nhân viên đó công ty tiến hành hạch toán tổng hợp cả lương nhân viên quản lý doanh nghiệp và lương nhân viên bán hàng. Điều này làm cho việc hạch toán chi phí chưa thật sự chi tiết để có thể tiện theo dõi. Đặc biệt là khi mà kế toán sử dụng phần mềm vào hạch toán.
Cũng tương tự như vậy, việc hạch toán khấu hao tài sản cố định, các loại thuế phí lệ phí… cũng chưa chi tiết từng loại chi phí bán hàng và chi phí phục vụ quản lý doanh nghiệp.
TK phản ánh phải thu của khách hàng và việc trích lập dự phòng:
Theo như quy trình ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp, thì TK 131 dường như không cần thiết vì nó không xuất hiện trong các bút toán định khoản của công ty. Tuy nhiên xét theo đặc điểm của quy trình hoạt động của tại công ty, công ty nên ghi nhận các khoản doanh thu ngay khi khách hàng chấp nhận thanh toán.
Cũng do đặc điểm riêng có của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, quá trình thanh toán của khách hàng cho doanh nghiệp tường sau thời điểm dịch vụ hoàn thành khoảng 2-3 tháng. Ngoài ra, vì khác hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức bảo lãnh tín dụng nước ngoài, khoảng cách địa lý cũng như thời gian thanh toán của khách hàng chứa đựng khá nhiều rủi ro cho công ty, nên công ty cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của bản thân doanh nghiệp.
3.2.2.2.2. Về quy trình hạch toán
Về hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ:
Theo quy định trong chuẩn mực kế toán thì điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ bao gồm:
- DT được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
Tuy nhiên, qua quan sát thực tế hoạt động hạch toán doanh thu của công ty đã không tuân thủ theo đúng như quy định này.
Đi sâu hơn một chút về quy trình hoạt động kinh doanh của công ty như sau. Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, bộ phận tiếp nhận order mà trực tiếp là giám đốc sẽ phân công nhiệm vụ cho các nhân viên phụ trách từng order cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như thời gian hoàn thành báo cáo tín nhiệm của mình.
Các nhân viên độc lập tiến hành quá trình thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích..và cuối cùng là cho ra sản phẩm: báo cáo tín nhiệm. Tất cả các chi phí phát sinh được kế toán ghi nhận ngay, đến khi hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì cũng là lúc chi phí được tập hợp. Ngay sau khi công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng (báo cáo tín nhiệm được gửi đến tay khách hàng), khách hàng sẽ cam kết thanh toán cho công ty. Có nghĩa là vào thời điểm đó công ty hoàn toàn có thể ghi nhận doanh thu và ghi Nợ TK phải thu của khách hàng. Tuy nhiên, trong thực tế công ty lại chỉ ghi nhận doanh thu khi mà khách hàng đã thực sự thanh toán tiền( thời điểm mà công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng). Trong khi hai thời điểm đó cách xa nhau trung bình là 2-3 tháng.
Như vậy thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty không hợp lý, dẫn tới doanh thu được ghi nhận lại không phải là doanh thu thực tế thực hiện được trong kỳ ghi nhận. Từ đó dẫn đến hệ quả tất yếu là kết quả hoạt động kinh doanh mà kế toán tính toán và ghi nhận không phản ánh đúng tình hình thực tế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Trong khi chi phí ghi nhận là chi phí phát sinh thực tế trong kỳ, còn doanh thu thì lại là doanh thu lịch sử của các kỳ trước, công ty đã vi phạm nguyên tắc phù hợp: một khoản doanh thu phải được ghi nhận tương ứng với chi phí phát sinh tạo ra khoản doanh thu ấy. Với cách hạch toán như công ty đang áp dụng, có thể nói việc hạch toán của công ty sẽ đơn giản hơn, sử dụng ít tài khoản hơn (cụ thể là bỏ qua TK 131 không dùng đến), nhưng lại không phản ánh được thực chất hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tại một thời điểm, có thể dẫn tới những quyết định quản trị sai lầm.
Về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Vì hệ thống tài khoản của công ty không phân chia rõ ràng giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp bởi vậy công ty cũng hạch toán gộp cả hai khoản chi phí này.
Điều này là không hợp lý bởi việc hạch toán chi phí không cụ thể như này, dẫn tới việc theo dõi hiệu quả sử dụng tài sản của công ty không chi tiết, không cụ thể. Ngoài ra, việc hạch toán hai khoản chi phí gộp chung lại sẽ không cho phép doanh nghiệp hạch toán chi tiết từng loại chi phí, từ đó khó đưa ra các biện pháp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Về hạch toán các khoản trích theo lương của doanh nghiệp
Theo quy định mới của bộ tài chính, bắt đầu từ ngày 01/01/2010 các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng tỷ đóng BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ mới thay cho tỷ lệ cũ, cụ thể:
BHXH: 22% (trong đó 16% tính vào chi phí, 6% tính vào thu nhập của người lao động)
BHYT: 4,5% (trong đó 3% tính vào chi phí, 1,5% tính vào thu nhập của người lao động)
KPCĐ: 2 % (tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp)
Ngoài ra, còn thêm một loại bảo hiểm nữa đó là bảo hiểm thất nghiệp với mức trích là 2% (trong đó: 1% tính vào chi phí, 1% tính vào thu nhập của người lao động)
Nhưng thực tế, công ty chưa áp dụng tỷ trích đóng mới mà nhà nước quy định, chưa tuân thủ đúng quy định của nhà nước, cũng như chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
3.2.2.2. Về quy trình hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính
Từ việc quan sát thực tế tại doanh nghiệp, em nhận thấy rằng do công ty thực hiện hạch toán kế toán có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, do vậy hệ thống sổ sách cũng như báo cáo tài chính của công ty không thực sự tuân thủ đúng như quy định trong quyết định 48/QĐ-BTC, mà được thiết kế linh hoạt theo phần mềm kế toán mà công ty sử dụng.
3.3. Phương hướng hoàn thiện hạch toán DT và xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cố gắng trong tất cả các giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về. Và trong bất kỳ giai đoạn nào đi nữa thì kế toán cũng phải cập nhật đầy đủ các dữ liệu đầu vào theo các nghiệp vụ phát sinh, để từ đó có thể theo dõi sát sao các khoản mục chi phí phát sinh, tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí, cũng đồng thời tạo điều kiện cho việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh sau này của doanh nghiệp.
Công tác hoạch toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì, doanh thu chính là kết quả phản ánh toàn bộ những nỗ lực của doanh nghiệp trong cả quá trình hoạt động của mình.
Nó là thước đo hiệu quả của sự tiết kiệm các chi phí, những sáng tạo trong hoạt động tác nghiệp của nhân viên trong công ty. Ngoài ra, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình, ban lãnh đạo công ty sẽ có thể đưa ra các biện pháp quản lý cho phù hợp, có thể đưa ra chiến lược hoạt động trong tương lai cho phù hợp với thực lực của công ty. Đây đều là những quyết định quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được đánh giá là khá hoàn thiện và chi tiết với tổ chức công tác kế toán nói chung và phần hành hạch toán doanh thu và xác định kết quả nói riêng. Tuy nhiên, đó là những quy định mang tính chuẩn mực, trong khi trong thực tế doanh nghiệp có những đặc điểm hoạt động riêng, đặt trong môi trường khác nên các công ty có quyền xây dựng cho mình những nguyên tắc hạch toán kế toán cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp nhưng cũng không được làm trái với những chuẩn mực kế toán. Trong quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp, em nhận thấy kế toán của công ty đã chủ động sáng tạo trong công tác hạch toán, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, tuy nhiên cũng còn có những hạn chế nhất định. Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty còn có những điểm chưa làm đúng theo quy định của chuẩn mực, hoặc chưa thực sự khoa học như trên đã trình bày.
Vì vậy, theo em, công ty nên xem xét và hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh để phản ánh đúng hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là sự phát triển của doanh nghiệp. Từ đó ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý và cả việc hoạch định chiến lược phát triển sau này.
3.3.2. Những kiến nghị về phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thông tin tín nhiêm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Sau quá trình tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, em nhận thấy việc hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có những hạn chế như đã nêu và phân tích ở trên, dưới đây em xin được đưa ra những ý kiến kiến nghị của bản thân để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của công ty như sau:
Về hệ thống sổ sách kế toán
Theo như trong điều lệ hoạt động của công ty thì công ty áp dụng chế độ
kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên hệ thống mẫu biểu về sổ sách cũng như báo cáo tài chính của công ty chưa thực sự tuân thủ đúng các mẫu biểu theo quyết định này, mà theo sự thiết kế của phần mềm. Dù hầu hết vẫn thể hiện nội dung cần thiết, nhưng theo em công ty vẫn nên điều chỉnh lại theo đúng quy định, vì việc điều chỉnh cũng khá đơn giản không quá tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc.
Việc hạch toán doanh thu
- Công ty nên xác định lại thời điểm ghi nhận doanh thu cho phù hợp với quy định trong chuẩn mực. Cụ thể công ty nên ghi nhận doanh thu ngay khi mà khách hàng chấp nhận thanh toán, không phải là để đến khi khách hàng thực sự thanh toán mới ghi nhận như hiện tại. Điều này cũng kéo theo việc công ty không đảm bảo được nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Ngoài ra, do doanh thu không phải là doanh thu thực hiện được trong kỳ nên kết quả hoạt động kinh doanh mà kế toán xác định được không phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể kéo theo những hệ quả không tốt như là việc ban giám đốc đưa ra những quyết định quản trị không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp, do căn cứ vào những số liệu không chính xác.
Quy trình hạch toán doanh thu nên thực hiện như sau:
Khi công ty cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tức là khi gửi báo cáo tín nhiệm cho khách hàng và nhận được chấp nhận thanh toán từ phía khách hàng, công ty tiến hành ghi nhận doanh thu ngay theo định khoản:
Nợ TK 131 - phải thu của khách hàng( lập chi tiết cho từng đối tượng khách hàng)
Nợ TK 3331 - thuế giá trị gia tăng đầu ra được khấu trừ
Có TK 5113 - doanh thu cung cấp dịch vụ
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển xác định kết quả kinh doanh dù đã nhận được tiền hay chưa. Đồng thời, do sử dụng tài khoản 131, nên công ty cũng cần phân loại và theo dõi thường xuyên các khoản phải thu của khách hàng, để tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi nhận được tiền khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp, kế toán tiến hành ghi nhận tăng tiền và giảm các khoản phả thu của khách hàng theo định khoản như sau:
Nợ TK 112 - tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Như ví dụ đã nêu trong trên, nên điều chỉnh bút toán hạch toán như sau:
Khi hoàn thành cung cấp dịch vụ, được khách hàng chấp nhận thanh toán kế toán nên tiến hành ghi nhận ngay doanh thu:
Nợ TK 131: 119,803,761 (mở chi tiết cho từng khách hàng)
Có TK 5113: 119,803,761
Ghi đơn TK 007: 6355USD
Khi khách hàng gửi tiền chuyển khoản để thanh toán, kế toán tiến hành ghi nhận như sau:
Nợ TK 1122: 119,803,761
Có TK 131: 119,803,761 (mở chi tiết cho từng khách hàng)
Nếu như quá hạn thanh toán mà khách hàng chưa thanh toán, hoặc là có đủ bằng chứng chứng minh khoản phải thu là nợ khó đòi chẳng hạn như là khách hàng bị phá sản, ngừng hoạt động… Vào cuối niên độ kế toán, hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, kế toán xác định các khoản nợ phải thu khó đòi, phân loại các khoản nợ khó đòi và tiến hành trích lập dự phòng theo tỷ lệ mà nhà nước quy định. Cụ thể như sau:
Nợ từ 3 tháng đến dưới 1 năm, tỷ lệ trích lập là 30%
Nợ từ 1 năm đến dưới 2 năm, tỷ lệ trích lập là 50%
Nợ từ 2 năm đến dưới 3 năm, tỷ lệ trích lập là70%
Nợ từ trên 3 năm kế toán tiến hành xử lý nợ phải thu khó đòi
Vào cuối niên độ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ, kế toán xác định mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Nợ TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng năm nay cao hơn năm trước thì tiến hành trích lập bổ sung, nếu thấp hơn thì hoàn nhập:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Khi nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu hồi được nữa, doanh nghiệp tiến hành xử lý nợ khó đòi theo bút toán:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi (nếu có trích lập)
Có TK 131- Phải thu của khách hàng (mở chi tiết theo từng khách hàng)
Đồng thời ghi đơn vào Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lý
Nếu nợ đã xử lý nhưng sau đó lại thu hồi lại được thì tiến hành ghi nhân vào thu nhập khác
Nợ TK 111, 112
Có TK 711- thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn vào Có TK 004
Việc tài khoản và phương thức hạch toán chi phí quản lý kinh doanh
Công ty nên xây dựng những tài khoản chi tiết để tách và hạch toán riêng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bởi lẽ, như vậy công ty sẽ không phân định được rõ ràng đâu là chi phí cho bán hàng, đâu là chi phí cho quản lý doanh nghiệp, không đánh giá được hiệu quả làm việc thật sự của từng bộ phận, từ đó cũng không có những biện pháp phù hợp để tiết kiệm các khoản chi phí này.
Cụ thể, công ty nên sử dụng TK 6421 để phản ánh chi phí bán hàng của mình, mở các chi tiết giống như TK 6422 để phản ánh
TK 64221: Chi phí nhân viên bán hàng
TK 64223: Chi phí vật liệu đồ dùng
TK 64224: Chi phí khấu hao tài sản
Tk 64225: Chi phí thuế, phí, lệ phí
TK 64227: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đặc biệt là hiện tại, khi công ty đang tiến hành hoạt động quảng bá hình ảnh của mình cho các doanh nghiệp trong nước, và thành lập ra một đội sale riêng để thúc đẩy bán hàng, khi đó chi phí cho việc bán hàng sẽ nhiều hơn, việc gộp chung vào để hạch toán như hiện tại thực sự không nên. Bởi lẽ, khi đó khó khăn cho việc quả lý theo dõi chi tiết các khoản chi phí, hậu quả tất yếu có thế thấy ngay được là việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp cũng không thể thực hiện một cách chi tiết, do đó thể có những quyết định cho phù hợp để điều chỉnh việc sử dụng các nguồn lực và tài sản của công ty sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất. Khi đó tất nhiên doanh nghiệp không đạt được tiêu chí phấn đấu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, đó là đạt được hiệu quả tốt nhất với chi phí ít nhất.
Do vậy, việc thay đổi TK hạch toán như kiến nghị sẽ khoa học và hợp lý hơn.
Cùng với việc mở thêm TK 6421 để ghi nhận những nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng, thì quy trình hạch toán của công ty cũng phải hạch toán riêng từng khoản mục chi phí.
Về hạch toán lương và các khoản trích theo lương:
Theo quyết định mới của bộ tài chính ban hành, thì việc trích đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ mới được chính thức đưa vào áp dụng từ ngày 01/01/2010.
Tuy nhiên, theo như số liệu sổ sách kế toán của công ty vào tháng 01/2010, công ty vẫn chưa thực hiện trích đóng theo tỷ lệ mới. Việc thực hiện trích đóng theo tỷ lệ mới, công ty không chỉ thực hiện đúng theo quy định mà nhà nước ban hành, mà điều đó còn mang lại lợi ích cho chính công ty.
Thứ nhất: Xét cho bản thân doanh nghiệp khi hạch toán như vậy, chi phí hợp lý của doanh nghiệp sẽ tăng lên, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm bớt đi.
Thứ hai: Xét từ góc độ người lao đông việc trích lập theo tỷ lệ mới cũng chính là mang lại cho họ những lợi ích để được hưởng những phúc lợi tốt hơn, đảm bảo hơn cho sức khỏe cũng như cuộc sống của họ. Khi đó họ sẽ yên tâm hơn, tập trung hoàn thành tốt hơn công việc, đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp nói riêng, và xã hội nói chung.
Thứ 3: Xét ở tầm vĩ mô, việc trích lập theo tỷ lệ cao hơn về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN sẽ tạo ra nguồn kinh phí nhiều hơn để nâng cao chất lượng của các dịch vụ phúc lợi xã hội, như chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh với chi phí ít hơn, nhưng chất lượng lại cao hơn. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của bất kỳ một xã hội văn minh nào.
Căn cứ vào những chứng từ kế toán của công ty, em xin cụ thể kiến nghị này bằng bảng phân bổ tiền lương và trích theo lương cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp dưới đây:
Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
Địa chỉ: M3M4-Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa-Hà Nội
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Tháng 01 năm 2010
STT
TK 334- Phải trả ngời lao động
TK- 338 Phải trả phảI nộp khác
TK 335- chi phí phải trả
Tổng cộng
Lương
các khoản khác
cộng có TK 334
TK3382-KPCĐ(2% lơng thực)
TK3383-BHXH (16% lương CB)
TK 3384-BHYT (3% lương CB)
TK 3388- BHTN (1% lương CB)
Tổng có TK338
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TK 622- Chi phí nhân công
………………………..
………….
…………
………
…………
…………
…………
………
…….
…………
……….
2
TK623- Chi phí sử dụng máy thi công
……………………………
….
…..
……
………..
………..
……….
………….
…….
……
……
3
TK 627- Chi phí sản xuất chung
……………………………
……..
…………..
………..
………
………
………
……….
……..
………..
…………
4
TK 6421- Chi phí bán hàng
9,027,000
1,373,200
10,400,200
208,004
1,444,320
270,810
90,270
1,923,134
12,323,334
5
TK 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
85,460,500
8,880,570
94,341,070
1,886,821
13,673,680
2,563,815
854,605
18,124,316
112,465,386
6
TK- Chi phí trả trớc ngắn hạn
………
……….
………..
……….
………..
……….
………
………..
………
………..
…………………….
………..
………
…………
………….
………….
……….
………
………
……….
……..
Biểu : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương( chi lấy số liệu cho bộ phận chi phí kinh doanh)
Kết luận
Qua thời gian thực tập ở chi nhánh Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam, bước đầu em đã làm quen với công việc của một nhân viên kế toán, em đã tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch toán của Công ty. Có thể nói rằng những thành tựu mà Công ty đã đạt được là không nhỏ. Công ty đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ về quy mô hoạt động cũng như sự mở rộng về thị trường và đối tượng khách hàng, đòi hỏi tính chính xác và kịp thời trong việc tổ chức công tác kế toán của Công ty.
Qua bài viết có thể thấy rằng việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp vì nó giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty, đảm bảo các chu kỳ kinh doanh diễn ra đều đặn, không bị ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động.
Nhằm mục đích thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện cơ chế hiện nay, Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, tổ chức hợp lý công tác hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ, lưu chuyển chứng từ, tài liệu, từ đó góp phần đóng góp vào thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo, thạc sỹ Nguyễn Đào Tùng và các nhân viên phòng kế toán - tài chính của công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MụC LụC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giỏo trỡnh Kế toỏn Tài chớnh – Học viện Tài chớnh; Nhà xuất bản Tài chớnh năm 2008
Giỏo trỡnh Kế toỏn quản trị - Học viện Tài chớnh; Nhà xuất bản Tài chớnh năm 2008
Giỏo trỡnh Nguyờn lý kế toỏn - Học viện Tài chớnh; nhà xuất bản Tài chớnh năm 2008
Hệ thống Chuẩn mực kế toỏn Việt Nam
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chớnh ban hành ngày 14 thỏng 9 năm 2006
Cỏc tài liệu của chi nhỏnh cụng ty cổ phần thương mại Thỏi Hưng
Cỏc tạp chớ kế toỏn
Cỏc website về kế toỏn cú liờn quan.
BảNG Ký HIệU VIếT TắT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DT Doanh thu
DTBH Doanh thu bán hàng
SXKD Sản xuất kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính
GTGT Giá trị gia tăng
QĐ Quyết định
TK Tài khoản
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31522.doc