Chương I
Thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
thuộc Tổng Công ty Máy & TBCN.
1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Máy & TBCN.
1.1.1. Tổng Công ty Máy & TBCN
Tổng Công ty Máy & TBCN, tên giao dịch quốc tế là MACHINE AND INDUSTRIAL EQUIPMENT CORPORATION viết tắt là MIE được thành lập theo quyết định số 15/HĐBT ngày 12/5/1990 của Hội Đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ và được thành
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Tổng Công ty thiết bị công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập lại theo quyết định số 1117/QĐ - TCCB ngày 25/10/1995 của Bộ Công nghiệp.
Đây là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất cơ khí và xây lắp công nghiệp. Tổng Công ty có lực lượng nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm cơ khí với đội ngũ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cao. Các đơn vị sản xuất được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết (kể cả máy tự động kỹ thuật số gia công cắt gọt, hàn, nhiệt luyện,.. .. ) để sản xuất máy, thiết bị công nghiệp từ khâu tạo phôi, gia công cơ khí, lốc uốn, hàn áp lực đến kiểm tra xuất xưởng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng Công ty là:
Chế tạo thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ cho các ngành xi măng, giấy, chế tạo dây chuyền chế biến nông sản, thực phẩm, mía đường,.. ..
Chế tạo thiết bị lẻ như: Máy công cụ, máy ép thuỷ lực, máy vê chỏm cầu, máy ép cắt phế liệu thép, máy gói, bơm chất lỏng các loại, quạt công nghiệp, hộp giảm tốc, thiết bị vận chuyển và nâng hạ, cân điện tử,...
Sản xuất dụng cụ cắt kim loại: dao phay, mũi khoan, dụng cụ đồ nghệ, phụ tùng máy,.. .. và các chi tiết tiêu chuẩn với độ bền cao như: bulông, đai ốc cường độ cao,..
Sản xuất kinh doanh thiết bị và dụng cụ y tế: như giường bệnh nhân, tủ đựng thuốc, dụng cụ y tế, ....
Sản xuất thép cán, thép hình, ống thép hàn, khung nhà công nghiệp, tôn lợp,..
Chế tạo thiết bị phục vụ xử lý môi trường như: hệ thống xử lý khói bụi, rác thải, nước thải dân dụng và công nghiệp.
Thiết kế, chế tạo các hệ thống điều khiển tự động bằng mạch PLC dùng trong công nghiệp với sự trợ giúp của máy tính. ( kể cả cung cấp phần mềm điều khiển)
Chế tạo và lắp đặt các loại thiết bị siêu cường, siêu trọng, thiết bị chịu áp lực cho ngành công nghiệp.
Các sản phẩm do Tổng Công ty MIE cung cấp có thể chế tạo theo thiết kế của nước ngoài hoặc tự thiết kế với sự giám sát nghiêm ngặt về chất lượng của chuyên gia tư vấn nên đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của thiết kế.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong các năm 1998-2001 như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Tổng doanh thu
622.695
526.745
692.127
852.657
Doanh thu thuần
614.012
522.925
687.546
850.162
Giá vốn hàng bán
556.164
477.576
631.043
781.184
Lợi tức gộp
57.847
45.349
56.521
68.978
Lợi tức trước thuế
8.193
3.879
5.841
11.116
Lợi tức sau thuế
5.637
2.513
3.806
8.679
(Nguồn: Tổng Công ty Máy & TBCN)
Kết quả cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty có hiệu quả, lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước, phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước tăng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành
Tổng Công ty có Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của tất cả các đơn vị trong Tổng Công ty, người trực tiếp điều hành là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc có các Phó tổng giám đốc giúp việc. Cơ quan tham mưu giúp việc về chuyên môn hiện nay của Tổng Công ty là khối văn phòng được chia thành nhiều phòng ban phục vụ chung cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Bộ máy giúp việc hiện nay gồm 6 phòng ban chuyên môn:
- Văn phòng
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Phòng Quản lý công nghệ và chất lượng sản phẩm
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Kinh tế đối ngoại.
Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Máy & TBCN hiện nay như sau:
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phòng kinh tế đối ngoại
Phòng quản lý cn-clsp
Phòng kế hoạch & đầu tư
Phòng tổ chức cán bộ
Văn phòng
Phòng Tài chính kế toán
Ban quản lý các dự án
Các đơn vị thành viên
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc Tổng Công ty bao gồm:
Công ty Cơ khí Hà nội
Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Công ty Cơ khí Duyên Hải
Công ty Cơ khí Quang Trung
Công ty Quy chế Từ Sơn
Công ty Bơm Hải dương
Công ty Cơ khí A74
Nhà máy cơ khí chế tạo Hải phòng
Phòng kế toán tại Tổng Công ty
Phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Cơ quan Tổng Giám đốc thực hiện chế độ về tài chính kế toán, thống kê và các chế độ liên quan khác, nhằm thực hiện điều lệ tổ chức về quản lý và quy chế quản lý tài chính Tổng Công ty ban hành.
Nhiệm vụ cụ thể:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Bộ công nghiệp giao cho Tổng công ty tiến hành lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác liên quan để giao cho các doanh nghiệp trong toàn Tổng Công ty cũng như lập kế hoạch của Tổng Công ty. Các kế hoạch chủ yếu gồm: Kế hoạch nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, dài hạn; kế hoạch huy động tài sản cố định vào sử dụng; kế hoạch khấu hao TSCĐ để thoả thuận đăng ký với Cục quản lý vốn Bộ tài chính; kế hoạch kinh phí sự nghiệp, nghiên cứu khoa học; kế hoạch thu nộp với ngân sách nhà nước; kế hoạch xin cấp vốn lưu động,.. ..
Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức công tác tài chính, kế toán trong toàn Tổng Công ty trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức công tác kế toán tài chính Nhà nước và chế độ kế toán hiện hành.
Tổng hợp, hạch toán về kết quả sản xuất kinh doanh của Cơ quan Tổng Công ty để báo cáo Bộ và các cơ quan Nhà nước định kỳ hoặc đột xuất.
Tổ chức kiểm kê, tổng kiểm kê và kiểm toán nội bộ trong Tổng Công ty. Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát về mặt tài chính đối với các đơn vị trực thuộc.
Xét duyệt báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc
Tổ chức bảo quản, lưu trữ, giữ bí mật các tài liệu chứng từ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sản phẩm cơ khí có nhiều đặc thù so với sản phẩm của các ngành sản xuất khác. Quy trình sản xuất sản phẩm theo chu trình liên tục, khép kín. Sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Giữa các giai đoạn công nghệ có sự phối hợp, sản phẩm sau mỗi công đoạn là các bán thành phẩm. Các bán thành phẩm này lại được tiếp tục đưa vào sản xuất ở giai đoạn công nghệ tiếp theo cho đến khi hoàn thành. Mỗi giai đoạn công nghệ đều được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra chặt chẽ.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc Tổng Công ty như sau:
Lắp đặt & hoàn chỉnh
Gia công cơ khí
Nhiệt luyện
Tạo phôi
* Đặc điểm tổ chức sản xuất
Có thể khái quát các hình thức sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong Tổng Công ty thành 2 hình thức như sau:
Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng.
Sau khi ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng với khách hàng, bộ phận ký hợp đồng chuyển toàn bộ các bản vẽ hoặc các yêu cầu của khách hàng cho phòng kỹ thuật xử lý. Nếu đòi hỏi phải có thiết kế , phòng kỹ thuật sẽ thiết kế ngay theo yêu cầu của khách. Phòng Kỹ thuật cũng hướng dẫn công nghệ từ tạo phôi đến gia công chi tiết, nhiệt luyện, lắp ráp,... Toàn bộ thiết kế được chuyển về Trung tâm điều hành sản xuất. Căn cứ vào năng lực sản xuất của từng Xưởng và yêu cầu sản xuất, Trung tâm điều hành sản xuất phân công sản xuất về các Xưởng đồng thời tính toán và định mức cho từng công việc. Từng bước thực hiện đều được Trung tâm điều hành sản xuất cử nhân viên theo dõi và đôn đốc, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện hợp đồng nhanh gọn, đúng tiến độ giao hàng.
Sản xuất các sản phẩm truyền thống của ngành như các loại máy công cụ,các loại bàn ren, ta ro, mũi khoan, các loại dao cắt,... được Bộ phận Kế hoạch kinh doanh lên dự kiến hàng năm, sản xuất những loại máy nào, cần những trang thiết bị nào, phụ tùng nào đi kèm,... Phòng Kỹ thuật cung cấp bản vẽ chi tiết của tất cả các sản phẩm đó cùng hướng dẫn công nghệ sản xuất từng loại chi tiết cụ thể. Trung tâm điều hành sản xuất sẽ phân công sản xuất cho các Xưởng sản xuất đồng thời định mức về thời gian và vật liệu cho từng khâu sản xuất.
Một số doanh nghiệp sản xuất theo cả hai hình thức nêu trên là: Công ty Cơ khí Hà nội, Công ty Cơ khí Quang Trung, Công ty Cơ khí Duyên Hải, Nhà máy cơ khí chế tạo Hải phòng.
Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu theo hình thức sản xuất các sản phẩm truyền thống của ngành.
Để tiến hành sản xuất đối với cả hai hình thức nêu trên, các doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng cung cấp sản phẩm hoặc kế hoạch sản xuất tự tổ chức sản xuất toàn bộ từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường. Như vậy, các Xưởng sản xuất chỉ là đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Công ty. Thực tế cho thấy cách làm này đã làm giảm đi tính chủ động trong sản xuất dẫn đến tiến độ giao hàng thường xuyên bị chậm, uy tín của Công ty với bạn hàng ngày càng bị giảm sút.
Với các đặc điểm của công nghệ sản xuất, tính chất sản phẩm nên các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc Tổng Công ty thường tổ chức sản xuất theo kiểu trực tuyến chức năng. Ngoài bộ phận văn phòng Công ty như Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng là các Xưởng trực thuộc. Mỗi xưởng có một dây chuyền công nghệ riêng đảm nhiệm giai đoạn sản xuất độc lập.
Ví dụ: - Tại Công ty Cơ khí Hà nội có các Xưởng như Xưởng Đúc làm nhiệm vụ tạo phôi thép, gang đúc, phục vụ cho các xưởng khác làm gia công cơ khí; Xưởng Cơ khí lớn chuyên gia công các phụ tùng cơ khí, các chi tiết máy công nghiệp; Xưởng GCAL&NL làm nhiệm vụ gia công các chi tiết phục vụ cho các Xưởng cơ khí như máy tiện, vỏ bao che các thiết bị, nhiệt luyện các chi tiết hoặc gia công hàng phi tiêu chuẩn,....
- Tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí tổ chức sản xuất thành các phân xưởng như phân xưởng khởi phẩm làm nhiệm vụ tạo phôi, phân xưởng nhiệt luyện, phân xưởng cơ khí 1, phân xưởng cơ khí 2 làm nhiệm vụ gia công cơ khí, phân xưởng bao gói làm nhiệm vụ đóng gói sản phẩm,...
1.2. Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Máy & TBCN.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp
Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng quyết định tới việc tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp này. Bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp thường được tổ chức tập trung. Bộ máy kế toán có hiệm vụ thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán và quản lý tài chính, ghi chép và phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức lập báo cáo tài chính, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty. Đứng đầu bộ máy kế toán là Kế toán trưởng hoặc Trưởng phòng kế toán, giúp việc cho kế toán có các Phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán. Nhân viên kế toán thực hiện các phần hành kế toán theo nhiệm vụ được giao.
Tại phòng kế toán Công ty: Căn cứ vào các chứng từ kế toán do các Xưởng, phân xưởng hoặc các xí nghiệp gửi lên, kế toán phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán. Sau đó tiến hành tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính. Nhìn chung, mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty.
Tại các Xưởng, phân xưởng hoặc các xí nghiệp trực thuộc không có bộ máy kế toán riêng, chỉ có các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu thập và phân loại chứng từ, làm nhiệm vụ nhân sự tiền lương. Cuối tháng các nhân viên này chuyển chứng từ về phòng kế toán công ty để thực hiện các công tác hạch toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp như sau:
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán chi phí giá thành
Kế toán doanh thu
Kế toán TSCĐ
1.2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí
Vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được quan tâm phân loại để hạch toán. Tuy nhiên hiện nay công tác hạch toán ở các doanh nghiệp sản xuất chưa bóc tách được chi phí riêng biệt cho từng sản phẩm, hoạt động dịch vụ,... Chi phí sản xuất hiện nay chủ yếu được phân theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo đó, chi phí sản xuất được phân thành các loại như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: với đặc thù của ngành công nghiệp cơ khí, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn ( khoảng 70% đến 80% tổng chi phí), bao gồm: nguyên vật liệu chính thường chiếm khoảng 60% đến 70% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như thép, đồng, gang,...; nguyên vật liệu phụ như dây điện, sơn, vôi, các hoá chất,...; các loại nhiên liệu như than, gỗ, dầu, xăng...
Ngoài những nguyên vật liệu chính mua ngoài, do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đặc thù nên có các chi tiết được sản xuất ở giai đoạn công nghệ này được chuyển đến sản xuất ở giai đoạn công nghệ khác gọi là bán thành phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp tính theo định mức, tiền công làm thêm giờ, lương ca 3, phụ cấp độc hại của công nhân, phụ cấp của tổ trưởng sản xuất, lương khoán gọn cho công nhân theo phiếu khoán việc.
Chi phí sản xuất chung: bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý xưởng và công nhân phụ, lương ngừng sản xuất, nghỉ lễ phép, chi phí điện nước, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất, các chi phí bằng tiền khác phục vụ sản xuất,...
Đặc điểm chi phí sản xuất nêu trên được khái quát qua Bảng sau:
cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục
STT
Khoản mục chi phí
Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí
Công ty Cơ khí Hà nội
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
197.642.351
31,2
595.846.813
33,6
2
Chi phí Bán thành phẩm
185.625.300
10,4
3
Chi phí nhân công trực tiếp
197.622.790
31,2
372.629.201
21
4
Chi phí sản xuất chung
149.830.546
23,6
621.748.239
35
5
Chi phí bằng tiền khác
88.767.774
14
Tổng
633.863.461
100
1.775.849.553
100
Người lập Kế toán trưởng
(Nguồn:Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí và Công ty Cơ khí Hà nội tháng 11/2002)
1.2.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí được các doanh nghiệp đều xác định là các xưởng.
- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
Kế toán sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo sản phẩm hoặc theo đơn đặt hàng: Theo phương pháp này, hàng tháng những chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho sản phẩm, đơn đặt hàng nào thì được tập hợp trực tiếp cho sản phẩm, đơn đặt hàng đó. Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp cho toàn xưởng và được phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Chi phí sản xuất của từng sản phẩm, đơn hàng sẽ được theo dõi từng tháng theo từng xưởng.
1.2.4. Công tác tổ chức hạch toán chi phí
1.2.4.1. Hệ thống chứng từ kế toán chi phí
Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ liên quan đến các yếu tố chi phí như nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền... được các doanh nghiệp sử dụng đầy đủ, bảo đảm đúng mẫu và các yêu cầu theo quy định của các cơ quan Nhà nước có liên quan như Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế,....
Ví dụ:
- Các chứng từ liên quan đến Nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Định mức dự trù vật tư.
- Các chứng từ liên quan đến Nhân công: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương theo tháng,...
- Các chứng từ liên quan đến Tài sản cố định: Phiếu giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Bảng tính khấu hao.
- Các chứng từ liên quan đến Tiền và Thanh toán: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán, Hoá đơn mua bán hàng,...
.. .. .. .. .. .. ..
1.2.4.2. Hệ thống Tài khoản hạch toán chi phí
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc Tổng Công ty đều hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là:
+ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ TK 622: Chí phí nhân công trực tiếp
+ TK 627: Chi phí sản xuất chung
+ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Một số TK khác như TK 152, TK 153, TK 334, TK 338, TK 331, TK 214, TK 111, TK 112,...
Các TK trên được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ: TK 154 Xưởng MCC, TK 154 Xưởng GCAL & NL,...(tại Công ty cơ khí Hà nội)
TK 627.1: Chi phí sản xuất chung phân xưởng khởi phẩm; TK 627.2: chi phí sản xuất chung phân xưởng mạ; TK 627.3: chi phí sản xuất chung phân xưởng cơ khí 1;...(tại Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí)
1.2.4.3. Hệ thống sổ kế toán và Báo cáo chi phí
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Máy & TBCN đều áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký- Chứng từ. Vì vậy, hệ thống sổ kế toán đang được sử dụng như sau:
+ Hệ thống sổ chi tiết: gồm các sổ chi tiết, bảng theo dõi chi phí sản xuất phát sinh cho từng đối tượng tập hợp chi phí, bảng phân bổ các khoản mục chi phí.
+ Hệ thống sổ tổng hợp: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường được phản ánh trên Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154, 155 và Sổ cái các TK khác có liên quan.
Hiện nay, ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty, bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức ở bộ phận kế toán tổng hợp. Bộ phận này sử dụng thông tin của các bộ phận khác cho nên các thông tin nhận được thường chậm hơn các bộ phận khác. Mặt khác tổ chức bộ máy kế toán của các doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào công tác thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin của kế toán tài chính là chủ yếu mà chưa quan tâm đến việc tổ chức để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc lập các báo cáo chi phí bộ phận sản xuất hay theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.
Bộ phận kế toán của các doanh nghiệp hầu như không phân tích và ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc lựa chọn sản phẩm sản xuất cũng như việc nhận diện và phân tích các thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định.
1.2.4.4. Nội dung hạch toán chi phí và mối liên hệ trong quy trình kế toán.
Nội dung và quy trình hạch toán ở các doanh nghiệp đều tuân thủ theo nội dung và quy trình hạch toán của hình thức Nhật ký - Chứng từ. Đề tài lựa chọn Công ty Cơ khí Hà nội và số liệu tài chính của Công ty tháng 9,10,11/2002 làm doanh nghiệp đặc trưng để phân tích.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty phải chịu trách nhiệm chuẩn bị toàn bộ nguyên vật liệu, chính và phụ cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm. Trong tháng, khi có lệnh sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo dự trù nguyên vật liệu đã được Ban Giám đốc duyệt theo định mức xuất vật liệu đã lập. Căn cứ các chứng từ xuất kho vật liệu, kế toán tính toán giá trị nguyên vật liệu xuất dùng và phản ánh vào Báo cáo số phát sinh các TK 1521, 1522, 1523 đối ứng với TK 621 theo đối tượng chi phí là các Xưởng và được chi tiết cho từng sản phẩm, đơn hàng (Biểu 2.01). Kế toán chi phí giá thành tổng hợp lên bảng phân bổ Vật liệu - Công cụ dụng cụ theo đối tượng chi phí là các Xưởng và được chi tiết cho từng sản phẩm, đơn hàng (Biểu 2.02).
Cuối kỳ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chuyển sang TK 154 để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổng hợp vào Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái TK 621,...
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất lớn tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua khảo sát cho thấy: hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp hiện nay tại các doanh nghiệp theo hình thức: tính lương theo sản phẩm trong đó đơn giá tiền lương do công ty quy định chung đối với toàn bộ các xưởng trong công ty. Định mức giờ công sản xuất từng sản phẩm do Phòng kỹ thuật, Trung tâm Điều hành sản xuất và phòng Tổ chức xây dựng. Trong một số trường hợp không thể tính lương theo sản phẩm cho công nhân thì sẽ trả lương cho công nhân theo thời gian.
Tiền lương theo thời gian được tính như sau:
Tiền lương
Định mức lương
Hệ số
Số ngày
thời
=
thời gian
x
cấp bậc
x
công thực tế
gian
một ngày công
thợ
được hưởng
Về các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được hầu hết các doanh nghiệp trích nộp theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể:
- Trích BHXH = 15% tổng lương cơ bản của doanh nghiệp.
- Trích BHYT = 2% tổng lương cơ bản của doanh nghiệp.
- Trích KPCĐ = 2% tổng lương cơ bản của doanh nghiệp.
Hàng tháng, căn cứ chứng từ theo dõi kết quả lao động của công nhân sản xuất như: Phiếu nhập kho sản phẩm, phiếu phối hợp công đoạn, bảng chấm công,... Kế toán sẽ tính toán số lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng Xưởng.
Cuối tháng, căn cứ bảng thanh toán lương của Xưởng mình, kế toán chi phí lập Bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 622 chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm, đơn hàng. Cách phân bổ như sau:
Căn cứ vào phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm xác định số giờ công phát sinh thực tế trong tháng cho sản phẩm đó và tổng số giờ công phát sinh trong tháng
CP nhân công
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Số giờ công
của sản
=
x
thực tế phát
phẩm A
Tổng số giờ công phát sinh trong tháng
sinh của SP A
Mẫu bảng phân bổ Nợ TK 622 như sau: ( Biểu 2.05)
Chi phí nhân công trực tiếp được tổng hợp vào Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ cái TK 622,...
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp thành viên, các phân xưởng, tổ sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ quản lý tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ trong phạm vi phân xưởng, chi phí điện nước phục vụ sản xuất, các chi phí bằng tiền khác,.. Chi phí sản phẩm hỏng và chi phí ngừng sản xuất nếu phát sinh cũng được đưa vào chi phí sản xuất chung của xưởng. Cách hạch toán này không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627 mở theo dõi cho từng Xưởng nhưng không được theo dõi chi tiết theo từng nội dung kinh tế. Chi phí chung tính trực tiếp cho Xưởng nào sẽ được tập hợp thẳng vào tài khoản chi phí sản xuất chung của Xưởng đó, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ,....
Căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất chung là các bảng phân bổ VL, CCDC toàn công ty; bảng phân bổ tiền lương, BHXH toàn công ty; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; các chứng từ, bảng kê phản ánh các khoản mục chi phí bằng tiền khác. Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp chi phí và tiến hành phân bổ đối với các khoản mục liên quan đến nhiều đối tượng và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu 2.06). Kế toán chi phí căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm đơn hàng của Xưởng mình (Biểu 2.07). Tiêu thức phân bổ thường là chi phí nhân công trực tiếp tạo nên sản phẩm đó trong tháng.
Công thức tính như sau:
Chi phí sản xuất
Số giờ công thực tế
Tổng CP sản xuất chung của phân xưởng
phân bổ cho sản
=
phát sinh của loại sản
x
phẩm, đơn hàng X
phẩm, đơn hàng X
Tổng số giờ công phát sinh trong tháng
Ví dụ: Tại Xưởng Máy Công cụ - Công ty Cơ khí Hà nội:
Tổng số giờ công phát sinh trong tháng: 38.500 giờ công
Tổng chi phí sản xuất chung: 109.411.112 đ
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho Hợp đồng 142/2002 TM là: 7.104.618 đ
Tại các phân xưởng, sau khi kế toán đã xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng chi phí sản xuất cho từng sản phẩm, đơn hàng.
Bảng chi phí sản xuất cho từng sản phẩm, đơn hàng được lập trên cơ sở các bảng phân bổ VL, CCDC; bảng phân bổ Nợ TK 622, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ bán thành phẩm. ( Biểu 2.08a,2.08b,2.08c)
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:
Hàng tháng, kế toán vật liệu căn cứ trên các chứng từ xuất kho vật liệu, tính giá trị vật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng và phản ánh vào bảng phân vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng xưởng. Cuối tháng, căn cứ các bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng xưởng, kế toán vật liệu tập hợp và lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu 2.03)
Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán lương hàng tháng của từng xưởng, phân bổ các khoản trích theo lương, phụ cấp, tiền thưởng,... lập Bảng phân bổ lương và BHXH cho toàn công ty ( Biểu 2.04)
Kế toán chi phí căn cứ vào các Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ lương và BHXH cho toàn công ty, Bảng phân bổ bán thành phẩm, các bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng xưởng để lập Bảng kê số 4 cho xưởng. (Biểu 2.09)
Căn cứ vào các Bảng kê số 4 từng xưởng lập Bảng kê số 4 toàn công ty ( Phần I). Số liệu trên Bảng kê 4 toàn công ty là tổng hợp các số liệu trên các bảng kê số 4 phân xưởng theo đúng dòng và cột quy định (Biểu 2.10)
Từ Bảng kê số 4, Bảng kê số 5, Bảng kê số 6 và các NK-CT liên quan, kế toán tiến hành lập NK-CT số 7. NK- CT 7 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty, phản ánh số phát sinh bên Có của TK 152, 153, 214, 334,.... và ghi Nợ các TK 154, 641, 642, 622, 627, 2413,....
1.2.5. Công tác tính giá thành sản phẩm
1.2.5.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm
Đối tượng: Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán giá thành sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp sản xuất thiết bị thường có quy trình sản xuất liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều công đoạn sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đều xác định đối tượng tính giá thành là các sản phẩm và các đơn hàng.
Kỳ tính giá thành:
- Đối với các doanh nghiệp vừa sản xuất theo đơn đặt hàng vừa sản xuất các sản phẩm truyền thống theo kế hoạch như Công ty Cơ khí Hà nội, Công ty Cơ khí Duyên Hải, Nhà máy Cơ khí chế tạo Hải phòng, Công ty Cơ khí Quang Trung,.... kỳ tính giá thành là khi sản phẩm hoàn thành nhập kho.
- Đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống theo kế hoạch như Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí, Công ty Quy chế Từ Sơn, Công ty Bơm Hải dương, Công ty Cơ khí A74,... kỳ tính giá thành là hàng tháng.
1.2.5.2. Phương pháp tính giá thành
- Đối với các doanh nghiệp áp dụng kỳ tính giá thành là khi sản phẩm hoàn thành, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp tổng cộng chi phí theo phân xưởng.
Khi có sản phẩm, đơn hàng hoàn thành, căn cứ vào các phiếu xuất vật tư, phiếu nhập kho thành phẩm tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất và chi phí nhân công đã tập hợp ở trên tính ra chi phí sản xuất chung cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Giá thành công
Tổng chi phí
Tổng chi phí
Chi phí SXC
xưởng thực tế
=
NVL sản xuất
+
nhân công sản
+
phân bổ cho
của sản phẩm
sản phẩm
xuất sản phẩm
sản phẩm
Điều đặc biệt ở cách tính này là không có chi phí dở dang cuối kỳ vì khi sản phẩm, đơn hàng nào hoàn thành mới tiến hành tính giá thành cho sản phẩm, đơn hàng đó và mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp riêng cho từng sản phẩm, đơn hàng.
Giá thành sản phẩm là tổng hợp chi phí của tất cả các xưởng tham gia sản xuất sản phẩm.
Lấy ví dụ minh hoạ tại Công ty Cơ khí Hà nội.
Ví dụ 1: Tại Công ty Cơ khí Hà nội, theo kế hoạch năm 2002, Xưởng Máy Công cụ phải sản xuất và nhập kho 10 máy tiện T14L. Phòng Kinh doanh chia kế hoạch sản xuất trên làm 2 đợt sản xuất, mỗi đợt 5 máy. Đợt 2 được tiến hành từ tháng 9/2002 với lệnh sản xuất số 510/02. Lệnh sản xuất số 510/02 được thực hiện tại các xưởng GCAL&NL và Xưởng Máy Công cụ. XưởngMáy Công cụ là xưởng thực hiện các công đoạn cuối cùng và nhập kho máy.
Đến tháng 11/2002, Xưởng Máy Công cụ đã lắp đặt hoàn chỉnh và nhập kho 5 máy. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế như sau:
Tổng chi phí sản xuất Xưởng GCAL & NL: 61.625.260đ
Tổng chi phí sản xuất Xưởng Máy Công cụ: 139.055.417 đ
Tổng giá thành sản phẩm: 200.680.677 đ
Giá thành đơn vị: 40.136.135 đ
Kế toán lên Bảng tính giá thành sản phẩm T14L như sau:
Minh hoạ tại Biểu 2.11a
Ví dụ 2: Trường hợp các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của khách hàng:
Với loại sản phẩm này, toàn bộ chi phí sản xuất của đơn hàng, hợp đồng nào được tập hợp trực tiếp cho đơn hàng, hợp đồng đó. Do đó, giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh. Nếu trong đơn đặt hàng có nhiều loại sản phẩm khác nhau thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm còn chi phí sản xuất chung sẽ tiếp tục được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp.
Tháng 9/2002, Công ty cơ khí Hà nội nhận được hợp đồng số 142/2002 TM gia công hai loại bánh răng là: Bánh răng xoắn F150 & Bánh răng trục vít F100 . Trong đó có 12 sản phẩm Bánh răng xoắn F150 và 10 sản phẩm Bánh răng trục vít F100
Cuối tháng 11/2002, hợp đồng hoàn thành và sản phẩm được giao cho khách hàng. Hợp đồng này được thực hiện tại 2 Xưởng là Xưởng Máy Công cụ và Xưởng Bánh răng.
Kế toán tiến hành tính giá thành của hợp đồng như sau:
+ Căn cứ trên các Bảng phân bổ số 2, các sổ chi tiết, các bảng kê chi phí NVL trực tiếp của các tháng 9,10,11/2002 của Xưởng Máy Công cụ và Xưởng Bánh răng, ta tập hợp tổng chi phí NVL trực tiếp cho Hợp đồng 142/2002TM.
Nguyên vật liệu: 79.641.080 đ
SP Bánh răng xoắn F150: 48.786.480 đ
SP Bánh răng trục vít F100: 30.854.600 đ
+ Căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm, các Bảng phân bổ số 1, các sổ chi tiết, các bảng phân bổ Nợ TK 622 của các tháng 9,10,11/2002 của Xưởng Máy Công cụ và Xưởng Bánh răng, ta tập hợp tổng chi phí nhân công trực tiếp cho Hợp đồng 142/2002TM.
SP Bánh răng xoắn F150: 18.742.004 đ
SP Bánh răng trục vít F100: 12.439.973 đ
+ Căn cứ Bảng chi phí sản xuất các tháng 9,10,11/2002 ta tập hợp chi phí sản xuất chung cho Hợp đồng 142/2002 TM. Căn cứ vào ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3082.doc