Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần Tuấn Lâm (ko lý luận - Nhật ký chung)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN ------–&—------ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài : “kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty cp tuấn lâm” Giỏo viờn hướng dẫn: G.v. Trần Thị Phượng Sinh viờn thực tập: Nguyễn Thị Thanh Hệ: VB II Lớp: Kế toán 15G Hà Nội , tháng 02 - năm 2007 Lời mở đầu 1./ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. - Việt Nam đã được gia nhập vào tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế (WTO) đòi hỏi

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty cổ phần Tuấn Lâm (ko lý luận - Nhật ký chung), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán với vai trò là công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp phải hoà nhập với thông lệ quốc tế. Cũng nhờ đó mà rất nhiều các công trình xây dựng đang được mọc lên trên khắp mọi miền tổ quốc. - Hoà chung cùng với không khí phát triển của ngành xây dựng cơ bản, Công ty Cổ phần Tuấn Lâm đang đứng trước những cơ hội rất lớn để củng cố, mở rộng và phát triển. Mặc dù Công ty đã có được rất nhiều kinh nghiệm khi xây dựng các công trình lớn nhỏ, có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, nhưng bên cạnh đó Công ty cũng sẽ gặp phải rất nhiều thách thức trên con đường phát triển của mình. Điều đó đòi hỏi Công ty phải cải tiến công tác quản lý, phương thức kinh doanh trong đó kế toán là một công cụ quản lý quan trọng. - Công tác kế toán đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về kế toán, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên kế toán hoạt động xây lắp luôn là một vấn đề phức tạp cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty cổ phần Tuấn Lâm” 2./ Mục đích nghiên cứu của Chuyên đề - Hệ thống hoá làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty Cổ phần Tuấn Lâm. - Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán CPSX và tính GTSP trong Công ty Cổ phần Tuấn Lâm. 3./ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với mục đích trên, Chuyên đề chủ yếu tập trung hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty Cổ phần Tuấn Lâm. 4./ Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu Chuyên đề, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử. 5./ Kết cấu của Chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương: Phần I : Đặc điểm chung về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Tuấn Lâm. Phần II : Thực trạng công tác kế toán chi phí sane xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần Tuấn Lâm. Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Tuấn Lâm. Phần I đặc điểm chung về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tuấn lâm i./ Đặc điểm chung về tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Tuấn Lâm. 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. - Tên công ty: Công ty CP Tuấn Lâm - Công ty CP Tuấn Lâm được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2003. - Nơi thành lập : Thôn Lường, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. - Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 1108 Nhà 18 T2 Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội Số Fax : 04.2513038 Số điện thoại : 04.2513118 - Địa chỉ văn phòng địa phương : Bạch Sam – Mỹ Hào – Hưng Yên. Số Fax : 0321.945274 Số điện thoại : 0321.945274 Các ngành, nghề kinh doanh chính: a/Chế tạo thiết bị nâng hạ từ năm 2003 b/Sản xuất kết cấu thép và xây dựng từ năm 2003 c/Kinh doanh kim khí và dịch vụ vận tải từ năm 2003 - Tổng số vốn kinh doanh khi thành lập và bổ sung khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh: 7.000.000.000 đồng. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại các ngân hàng: - Tên và địa chỉ Ngân hàng giao dịch: + Tên: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phố Nối Hưng Yên. + Địa chỉ: KM01 đường 39A phố Nối – Hưng Yên. Công ty được huy động mọi nguồn vốn trong nước, nước ngoài dưới các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xây dựng và xuất nhập khẩu theo kế hoạch phát triển ngành xây dựng bao gồm: xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, cộng nghệ xây dựng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, tư vấn đầu tư, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng… Kể từ ngày đi vào hoạt động cùng với những mặt mạnh của mình, Công ty CP Tuấn Lâm không ngừng phát triển cả về lĩnh vực xây lắp thương mại và kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất chế tạo thiết bị xây dựng... Công ty đã tiến hành thi công và bàn giao đúng tiến độ nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp với chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Vì vậy uy tín của công ty ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài nước. Sự lớn mạnh, trưởng thành của công ty đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước và tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Tình hình tải sản và doanh lợi của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm biểu hiện cụ thể ở bảng sau:(đơn vị VNĐ) Doanh thu trong 03 năm. (Đơn vị tính: đồng) Năm Doanh thu Năm 2003 13.978.668.000 Năm 2004 21.304.131.000 Năm 2005 32.291.815.000 *Tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh Chỉ tiờu 2003 2004 2005 Số tiền (VNĐ) Số tiền (VNĐ) Số tiền (VNĐ) 1.Doanh thu thuần 13.978.668.000 21.304.131.000 32.291.815.000 2.Giỏ vốn hàng bỏn 13.573.120.000 20.905.812.000 31.146.683.000 3.Lợi nhuận gộp 405.548.000 398.319.000 545.132.000 Qua số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển. Cụ thể: - Doanh thu thuần năm 2003 là 13.978.668.000VNĐ thì đến năm 2004 tăng lên 21.304.131.000VNĐ tức tăng 52,40% và đến năm 2005 đó tăng lên đến 32.291.815.000VNĐ tức tăng 51,58 %. - Giá vốn hàng bán cũng tăng từ 13.573.120.000VNĐ năm 2003 lên 20.905.812.000VNĐ năm 2004 tức tăng 54,02% và đến năm 2005 là 31.146.683.000VNĐ tức tăng 48,99%. - Do doanh thu thuần tăng theo các năm làm lợi nhuận cũng tương ứng tăng theo từ 405.548.000VNĐ của năm 2003 giảm xuống còn 398.319.000VNĐ của năm 2004 tức giảm 1,78% và đến năm 2005 tăng lên đến 545.132.000VNĐ tức tăng 36,86%. Đây là 1 tín hiệu tốt cho quá trình kinh doanh, và công ty sẽ luôn phấn đấu cho việc giữ vững tốc độ tăng trưởng này. Như vậy đến năm 2005 công ty đã có tổng tài sản, doanh thu tăng với tốc độ rất nhanh làm cho lợi nhuận của Công ty tăng vượt bậc trong năm 2005, với nhiều công trình theo như danh sách các hợp đồng đã và đang thực hiện trong 04 năm gần đây: Đơn vị: 1.000đ Tên công trình Tổng giá trị Giá trị nhà thầu thực hiện Thời hạn hợp đồng Chủ đầu tư Địa điểm xây dựng Khởi công Hoàn thành 1 2 3 4 5 6 7 1. XD N. máy cơ khí Ô tô Sông Hồng 3.400.000 3.400.000 6/2004 2/2005 C. ty CP kinh doanh hàng CN Nam Định Khu CN Hòa xá - Nam Định 2. Công trình NM INOX Hòa Bình – Hưng yên 3.200.000 10/2004 03/2005 C. ty TNHH Thiên Ân Văn Lâm – Hưng Yên 3. Nhà máy chế tạo thiết bị điện 1.936.000 1.936.000 11/2004 01/2005 XN Xây lắp Số 9 Khu CN Bắc Ninh 4. Công trình Nhà máy Điện phân nhôm 1.512.000 1.512.000 01/2005 3/2005 Cty CP xây lắp công nghiệp Hà Đông 5. Nhà máy SX thiét bị điện 3C – công nghiệp 2.968.000 2.968.000 6/2005 8/2005 Công ty CP 3C – Công Nghiệp Từ Sơn – Bắc Ninh 6. Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Hoàng Sơn 3.600.000 3.600.000 12/2004 05/2005 Công ty CP Hoàng Sơn Kim Động - Hưng Yên 7. Nhà máy sản xuất INOX Hoà Bình (Nhà xưởng 1) 2.500.000 2.500.000 12/2004 05/2005 Công ty TNHH Thiên Ân KCN Phố Nối – Hưng Yên 8. Trụ sở văn phòng làm việc và cho thuê 40.000.000 3.663.000 9/2005 12/2005 XN 108- Cty XD số 1 59 Quang Trung - HN 9. NM cơ khí chính xác Vinashin 25.000.000 3.949.000 10/8/05 30/9/05 XN XD CT1 Kim Thành- Hải Dương 10. Các nhà phụ trợ cho Nhà máy Yamaha _Khu CN Thăng Long 50.000.000 1.500.000 22/6/05 22/10/05 Sumitomo Construction Co., Ltđ Khu CN Thăng Long – Hà Nội 11. Nhà xưởng sản xuất Bao Bì Duplex Chung Phát 2.500.000 2.500.000 10/2005 01/2006 C.ty TNHH Chung Phát- Hưng Yên Như Quỳnh -Hưng Yên 12. Nhà máy thức ăn Gia súc Minh Tâm 2.983.310 2.983.310 10/2005 06/2006 C.ty Xây lắp & Sản xuất CN Lương Tài –Bắc Ninh 13. Xưởng đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ 7.000.000 1.070.000 12/2005 06/2006 XN tư vấn TK Tổng Cty XD Sông Hồng Hoà Bình 14. Chế tạo sàn thao tác máy đúc liên tục 593.000 593.000 11/2005 04/2006 C. ty TNHH Gang thép Vạn Lợi Quán Toan - Hải Phòng 15. Nhà máy chế biến thức ăn Gia súc Ninh Bình 3.000.000 1.410.000 10/2005 01/2006 C. ty CP SX Thương Mại Khánh An Ninh Bình 16. Dầm đỡ cầu trục Hanaka Hồng Ngọc 560.437 560.437 12/2005 03/2006 C. ty TNHH Thiết bị CN Thành Thái Bắc Ninh 17. Nhà máy sản xuất INOX Hoà Bình (Nhà xưởng 2) 8.400.000 7.600.000 05/2006 10/2006 C. ty TNHH Thiên Ân Hưng Yên KCN Phố Nối – Hưng Yên 18. XD đà tầu 50.000 tấn số 2 5.163.600 08/2006 12/2006 Tổng CT Công nghiệp tàu thuỷ VN Hải Phòng 19. Mở rộng nhà máy may Hưng Nhân – Hưng Yên 4.500.000 1.500.000 09/2006 12/2006 C. ty CP Austnam Thái Bình 20. Mở rộng nhà máy Liksin Phương Bắc 6.500.000 1.240.000 09/2006 11/2006 C. ty CP Austnam KCN Tiên Sơn – Bắc Ninh 21. Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy Strongway 14.000.000 2.500.000 08/2006 10/2006 C. ty CP XL&TM Tam Sơn Vĩnh Phúc 22. Nhà Trưng bày và bán sản phẩm Mercedes-Ben 2 3.200.000 743.000 08/2006 10/2006 C. ty CP Xây Dựng Đại Dương KCN Đài tư – Gia Lâm Hà Nội 23. Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi ACECOOK 4.500.000 2.153.000 10/2006 01/2007 C. ty TNHH XD cơ khí Duy Ba Hưng Yên Danh mục Thiết bị thi công Mô tả thiết bị, nhãn hiệu Số lượng Năm SX Thuộc sở hữu Đi thuê Công suất Hiện đang sử dụng ở I/ Thiết bị tại xưởng SX 1. Cầu trục chạy trong nhà 02 2000 Cty 5 tấn Cty 2. Máy cắt hơi tự động của Nhật 03 1996 Cty 5T/ngày Cty 3. Máy hàn cổng 01 2005 Cty Cty 4. Máy hàn tự động 03 2004 Cty 5. Máy gá đính tự động 01 2004 Cty 6. Máy nắn dầm tự động 01 2004 Cty 7. Máy khoan cần - Nhà máy cơ khí chính xác HN 03 1992 á 1997 Cty Cty 8. Máy phun bi 01 2005 Cty Cty 9. Máy uốn thép Việt Nam 01 1995 Cty Cty 10. Máy phun sơn Đài Loan 04 1997 á 2000 Cty Cty 11. Máy cắt thép Đài Loan 02 1996 Cty Cty 12. Máy lốc tôn VN 01 1995 Cty Cty II. Tại hiện trường 1. Xe chỉ huy thi công công trình 02 2004 Cty 2. Xe chuyên dùng chở kết cấu thép 02 1996 á 1998 Cty 3. Xe cải tiến chuyên dùng 03 Cty 4. Cẩu thiếu nhi 02 Cty 5. Máy phát điện 4.5 KW 02 1998 á 1999 Cty 6. Máy hàn tự phát 02 1998 á 1999 Cty 7. Tời máy và tời quay tay 02 C.TY 8. Pa lăng xích 3á 5 tấn 03 C.TY 9. Máy ép đầu cốt thuỷ lực 01 C.TY 10. Máy bơm nước 01 C.TY 11. Máy trắc địa 03 C.TY 12. Máy kiểm tra điện trở 03 C.TY 13. Các loại đồng hồ đo 03 C.TY 14. Các loại thước mét, thước kẹp 15 C.TY 15. Các loại song bắn vít 08 C.TY Tổng số năm kinh nghiệm trong công tác của cán bộ quản lý: Tính chất công việc Số năm kinh nghiệm 1. Xây dựng dân dụng và công nghiệp 22 năm 2. Thi công đóng cọc, xử lý nền móng 22 năm 3. Thi công lắp dựng đường dây và trạm 12 năm 4. Chế tạo kết cấu thép 12 năm 5. Chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn 12 năm 6. Thi công đường các loại 12 năm 7. Lắp điện nước dân dụng và công nghiệp 12 năm 2. Đặc điểm tổ chức và bộ máy quản lý Trong nền kinh tế thị trường mở, Công ty CP Tuấn Lâm có nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty cũng phải đứng trước một thách thức là cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, và cả những doanh nghiệp nước ngoài, nên việc tổ chức QL và tổ chức kinh doanh tốt góp phần vào việc tăng lợi nhuận và thắng trong cạnh tranh. Cũng như các công ty xây dựng khác , do dặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài và có tính thi công nhiều địa điểm khác nhau.... nên việc tổ chức sản xuất ,tổ chức bộ máy ở công ty cũng mang những đặc thù riêng và ngày càng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng yêu cầu quản lí phù hợp với chính sách chế độ qui định. Mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng: công ty-> Phòng chức năng -> Đội xây lắp -> tổ-> người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng . Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty CP Tuấn Lâm: Giám đốc Công ty Phòng quản lý TC-KT Phòng quản lý KH-KT Phòng quản lý HC-TC Đội lắp dựng KC 1-2 Đội XL 2 Đội XL1 Nhà máy sản xuất kết cấu thép Công ty có tổng số 185 cán bộ công nhân viên trong biên chế thường xuyên. Trong đó: - Quản lý: 14 người. - Cử nhân kinh tế: 6 người - Kỹ sư: 25 người (trong đó có 15 kỹ sư điện và cơ khí). - Trung cấp + kỹ thuật viên: 40 người. - Công nhân lành nghề: 70 người. - Lao động phổ thông: 30 người. Công ty Cổ phần Tuấn Lâm hoạt động theo quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức theo sơ đồ trên. - Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chung - Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó giám đốc phụ trách một số nội dung công việc cụ thể theo sự phân công của Giám đốc. - Tham mưu cho Giám đốc Công ty có 3 phòng chức năng: Phòng KH-KT, phòng TC-KT, Phòng HC-TC. - Trực thuộc Công ty có các đơn vị: Nhà máy cấu thép; Đội lắp dựng 1 - 2 và 02 đội xây lắp. Ngoài ra khi có nhu cầu công việc cần thiết, Giám đốc Công ty bổ nhiệm thêm các chủ nhiệm công trình thực hiện nhiệm vụ như đội trưởng. Để việc chế tạo và lắp dựng sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả và an toàn. Giám đốc Công ty trực tiếp đôn đốc giám sát điều hành việc sản xuất, phòng KH-KT là đầu mối chính cho việc giám sát, điều độ sản xuất. Trên cơ sở quy chế sản xuất kinh doanh của Công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng và các đơn vị trong Công ty. Chúng tôi đã đưa ra quy trình sản xuất và quản lý sản xuất như sau: + Phòng KH-KT: Lập kế hoạch sản xuất chi tiết, giao nhiệm vụ cung ứng vật tư cho xưởng kết cấu thép thực hiện nhiệm vụ sản xuất. - Giao nhiệm vụ cho các cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra nghiệm thu sản phẩm từng bước và nghiệm thu sản phẩm trước khi xuất xưởng. - Tổ chức việc vận chuyển sản phẩm đến công trình. Giao nhiệm vụ cho đội Xây lắp 5 chịu trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm và lắp dựng tại công trường. - Phối hợp với cán bộ kỹ thuật Bên A để tiến hành công tác nghiệm thu hạng mục công việc hoàn thành. - Cử cán bộ kỹ thuật giám sát việc lắp dựng sản phẩm tại công trường và công tác an toàn lao động. + Nhà máy kết cấu thép: Triển khai việc sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Phối hợp với cán bộ phòng KH-KT để sản xuất đạt chất lượng, tiến độ và bàn giao sản phẩm đồng bộ cho lắp dựng. + Đội Xây lắp: Chịu trách nhiệm việc tổ chức lắp dựng hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu, đúng tiến độ và an toàn lao động. + Phòng quản lý hành chính- tổ chức có nhiệm vụ lên kế hoạch tổ choc sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức sắp xếp bố trí lao động vào những vị trí theo yêu cầu của cấp trên, lên kế hoạch tiền lương, theo dõi và lên kế hoạch thực hiện các hợp đồng thi công xây dựng với khách hàng, quản lý hồ sơ khách hàng… + Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất trong toàn công ty và các đơn vị trực thuộc , theo dõi và hạch toán các khoản chi phí phát sinh. Căn cứ vào số liêu của từng khoản mục được phòng kế hoạch kĩ thuật lấy ra từ dự toán , kiểm tra ,giám sát các khoản chi phí đã hợp lí chưa, từ đó có biện pháp khắc phục. Đồng thời phải chịu trách nhiệm lo thanh toán vốn đảm bảo cho công ty được hoạt liên tục, mặt khác cũng phải chịu trách nhiệm về các thông tin do kế toán cung cấp . Do các công trình thi công xây dựng khác nhau , thời gian xây dựng dài ,mang tính đơn chiếc nên lực lượng lao động công ty được tổ chức thành các Đội xây lắp. Trong mỗi Đội xây lắp lại chia thành các tổ sản xuất( tổ mộc, tổ nề ....). Theo yêu cầu thi công và tuỳ thuộc vào nhu cầu sản xuất thi công của từng công trình mà số Đội xây lắp được tổ chức và thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể . Với cách tổ chức lao động ,tổ chức quản lí như trên sẽ tạo điều kiện quản lí chặt chẽ về mặt kinh tế, kĩ thuật khoa học tới tình hình của Đội xây lắp công trình.... đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục, mang lại hiệu quả cao, tránh thất thoát vốn. II. Đặc điểm tổ chức Công tác kế toán ở công ty Cổ Phần Tuấn Lâm Với cách tổ chức quản lí sản xuất, qui mô và đặc điểm hoạt động của công ty, thì trang thiết bị kỹ thuật và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán đòi hỏi công ty phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiện nay công ty tiến hành công tác tổ chức tập trung ở các Đội xây lắp, vẫn có bộ phận kế toán nhưng gọn nhẹ để thu thập, lập và xử lý các chứng từ ban đâù : hạch toán nhập xuất vật tư , công cụ ,dụng cụ lao động, tính trả tiền lương.... đồng thời ghi chép và theo dõi một số sổ như : Sổ chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp nhập -xuất -tồn , Bảng kê chứng từ tiền lương....Các chứng từ ban đầu nói trên ở các Đội xây lắp có công trình sau khi tập hợp, phân loại sẽ gửi kèm theo với "Giấy đề nghị thanh toán" do chủ nhiệm công trình lập gửi lên phòng kế toán xin thanh toán cho các đối tượng được thanh toán . ở phòng kế toán ,sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại ,tổng hợp và phân bổ, rồi dùng máy vi tính để gọp toàn bộ sổ sách ké toán tổng hợp như: Sổ Nhật Ký Chung, Sổ Cái Tài Khoản, Sổ phân tích chi phí, sổ tổng hợp chi tiết chi phí .... các cụm công trình. Hạch toán về thanh toán, tạm ứng với bên giao thầu, tiền gửi, vay ngân hàng, TSCĐ , vốn kinh doanh, các quĩ của công ty ......Lập các bảng báo cáo tài chính đều do phòng kế toán công ty đảm nhận. Việc tổ chức hạch toán kế toán tập trung ở Công ty CP Tuấn Lâm rất hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Việc xử lý, kiểm tra thông tin kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ, cho lãnh đạo công ty có thể nắm bắt được kịp thời toàn bộ thông tin kế toán. Từ đó thực hiện việc việc kiểm tra và chỉ đạo sát sao hoạt động của công ty , việc phân công lao động, chuyên môn hoá...được dễ dàng. Đặc biệt việc sử dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, cập nhật tính toán mà phòng kế toán của công ty đang sử dụng là máy vi tính đã góp phần giảm nhẹ bộ máy kế toán , tiết kiệm thời gian, giảm bớt công việc ghi chép. 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Phòng tài vụ của công ty có 6 người : Kế toán trưởng Thủ quĩ kiêm KT TSCĐ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp KT vật tư, chi phí sx và tính giá thành SP Nhân viên kinh tế các đơn vị trực thuộc - Kế toán trưởng: là người có chức năng tổ chức, phụ trách chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các công việc cho nhân viên kế toán thực hiện, tổ chức lập báo cáo chi phí theo yêu cầu quản lý. Tổ chức phân công trách nhiệm công việc cho từng người ở bộ phận kế toán.. Đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và nhà nước về các thông tin kế toán cung cấp . Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán,tài chính cho Giám đốc điều hành. Quyền hạn của kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao, có quyền phổ biến, chủ trương chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn, ký duyệt các tài liệu kế toán.... - Thủ quĩ kiêm kế toán TSCĐ: có trách nhiệm quản lý tiền mặt hợp lệ ( tiền Việt Nam, ngoại tệ, tín phiếu .....) căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành ghi sổ quĩ, đồng thời theo dõi TSCĐ của công ty . - Kế toán tiền lương và thanh toán BHXH: dựa vào bảng chấm công của xí nghiệp, phân xưởng, kế toán tiến hành tính lương cho công nhân; theo dõi và tính trích BHXH theo chế độ hiện hành . - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ thanh toán tiền mặt, TGNH, ngoại tệ và các khoản khác. Bộ phận này chịu trách nhiệm viết phiếu thu và phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quĩ có căn cứ thu và xuất tiền chi dùng tại công ty, sau đó tập hợp vào sổ quĩ. Hàng ngày kế toán thanh toán lập kế hoạch tiền mặt, TGNH. Căn cứ vào các hợp đồng, tuỳ thuộc vào hình thức giao nhận thầu kế toan lập phiếu giá để đòi nợ . - Kế toán vật tư, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất của các chứng từ cần thiết khác để ghi sổ kế toán liên quan. Dưới các xí nghiệp, các phân xưởng trực thuộc có các nhân viên kinh tế làm công tác kế toán, thủ kho. Các xí nghiệp, phân xưởng này kế toán chủ yếu ghi chép, lập chứng từ ban đầu vì thế ở các đơn vị này không có các sổ sách kế toán đầy đủ. Các đội XD trong Công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Tại mỗi đội thi công chỉ có một nhân viên kế toán thống kê với nhiệm vụ tập hợp chứng từ, thực hiện việc ghi chép ban đầu, và định kỳ theo quy định báo lên phòng kế toán Công ty. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiện việc tổng hợp số liệu của các xí nghiệp, đội, theo dõi các khoản chi phí chung trong toàn Công ty, hạch toán CPSX và tính giá thành cho các đội và lập báo cáo kế toán định kỳ 6 tháng. - Kế toán tổng hợp có chức năng nhiệm vụ cơ bản là thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, tập hợp số liệu trên sổ sách kế toán của các bộ phận kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương và thanh toán BHXH, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ghi sổ cái tài khoản tổng hợp. Từ đó kế toán tổng hợp lập báo cáo nội bộ cũng như báo cáo tài chính cho bên ngoài đơn vị theo kỳ báo cáo hoặc theo yêu cầu đột xuất của ban quản lý công ty hoặc của cơ quan thuế …. 2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Do đặc điểm của ngành xây lắp và đặc điểm của loại hình doanh nghiệp của mình cho nên công ty Cổ phần Tuấn Lâm áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký Chung các tài khoản kế toán sử dụng theo hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp. Hình thức sổ kế toán Nhật ký Chung: Mẫu sổ đơn giản, phù hợp với kế toán máy trong thời kỳ hiện nay, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép kế toán, công việc dàn đều trong tháng, cung cấp thông tin kịp thời Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung Chứng từ gốc (1) (1) (1) Sổ thẻ chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái (2) (3) (5) (4) (6) Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính (7) (7) Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu (1). Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký Chung, riêng những chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần có thể hàng ngày ghi vào các sổ Nhật ký đặc biệt (không ghi qua nhật ký chung nữa). Những chứng từ tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán ghi vào sổ nhật ký đặc biệt (Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền). Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết, thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết liên quan. (2) Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào sổ cái theo tài khoản phù hợp. (3) Từ nhật ký đặc biệt, định kỳ (3,5,10,... ngày) hoặc cuối tháng tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh ,tổng hợp từng sổ nhật ký chuyên dùnglấy số liệu ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp , sau khi đã loại trừ số trùng lắp do 1 nghiệp vụ được ghi đồng thời vào những sổ nhật ký chuyên dùng (nếu có). (4) Cuối tháng lấy số liệu trên các sổ cái lập Bảng đối chiếu số phát sinh các TK ; lấy số liệu trên các sổ chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh. (5) Đối chiếu, kiểm tra số liệu trên Bảng đối chiếu số phát sinh các TK tổng hợp trên sổ cái, với các bảng chi tiết số phát sinh. (6) Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu. (7) Từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết cuối kỳ lập báo cáo kế toán. 3. Công tác lập báo cáo kế toán Từ sổ cái tổng hợp các tài khoản, kế toán tổng hợp lên bảng cân đối kế toán và bảng tổng hợp chi tiết từ đó lập báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán nên việc tổ chức báo cáo kế toán quyết định đến chất lượng, hiệu quả của thông tin kế toán do kế toán cung cấp. Doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu hệ thống thông tin nội bộ để xây dựng hệ thống báo cáo kế toán phục vụ cho việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp mình. Hiện nay bên cạnh các báo cáo tài chính bắt buộc như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có một số báo cáo hướng dẫn như: báo cáo giá thành các CT hoàn thành, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Báo cáo giá thành chỉ dừng lại ở các khoản mục chi phí sản xuất trực tiếp, chưa đáp ứng yêu cầu của KTQT. 4. Hệ thống tài khoản kế toán công ty đang áp dụng Công ty CP Tuấn Lâm hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp theo như quyết định 15/2006 của Bộ tài chính. * Loại tài khoản phản ánh tài sản: + TK tiền: - TK tiền mặt: 111 - TK tiền gửi Ngân hàng: 112 + TK nguyên vật liệu: 152 + TK công cụ, dụng cụ: 153 + TK chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 154 + TK TSCĐ: - TK TSCĐ hữu hình: 211 - TK TSCĐ vô hình: 213 - TK hao mòn TSCĐ: 214 * Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn: + TK vay ngắn hạn: 311 + TK phải trả người bán: 331 + TK vay dài hạn: 341 + TK nguồn vốn kinh doanh: 411 * Loại tài khoản phản ánh doanh thu: + TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 511 + TK doanh thu hoạt động tài chính: 515 * Loại tài khoản phản ánh chi phí sản xuất knh doanh: + TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 621 + TK chi phí nhân công trực tiếp: 622 + TK chi phí sử dụng máy thi công: 623 + TK chi phí sản xuất chung: 627 + TK giá vốn hàng bán: 632 + TK chi phí tài chính: 635 + TK chi phí bán hàng: 641 + TK chi phí quản lý kinh doanh: 642 * Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh: + TK xác định kết quả kinh doanh: 911 Phần ii thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cp tuấn lâm I.Kế toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp CPSX tại công ty. * Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng hạch toán CPSX là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà các CPSX phát sinh được tập hợp theo đó, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Phạm vi giới hạn tập hợp chi phí có thể là địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất, đội xây dựng...) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (như sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm...). Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX phải căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ QL cũng như yêu cầu tính giá thành của doanh nghiệp. - Đặc điểm tổ chức sản xuất xây lắp: Công ty cổ phần Tuấn Lâm tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, tổ đội, để QL CPSX, nên Công ty tập hợp CPSX cho từng phân xưởng, tổ, đội xây lắp. - Đặc điểm về loại hình sản xuất xây lắp: Trong đơn vị xây lắp, loại hình sản xuất đơn chiếc là chủ yếu, sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình vì vậy mà CPSX xây lắp được tập hợp theo từng sản phẩm đơn chiếc. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức QL, đặc điểm loại hình sản xuất và xuất phát từ yêu cầu QL cũng như yêu cầu tính giá thành, đối tượng tập hợp CPSX trong Công ty cổ phần Tuấn Lâm là từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc xây lắp, từng đơn đặt hàng theo từng hợp đồng hay đơn vị thi công. * Phương pháp tập hợp CPSX. Trên cơ sở đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Tuấn Lâm và tuỳ thuộc vào công dụng của từng loại CPSX để vận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ thích hợp. Trong Công ty Cổ phần Tuấn Lâm, phương pháp tập hợp chi phí bao gồm: - Phương pháp tập hợp CFSX theo sản phẩm (sản phẩm XD là CT, HMCT...) như công trình Nhà xưởng sản xuất mì sợi Acecook , HMCT Nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy Strongway. - Phương pháp tập hợp CPSX theo nhóm sản phẩm (nhóm sản phẩm là các CT, HMCT... cùng loại) - Phương pháp tập hợp CPSX theo đơn đặt hàng.: Nhà máy sản xuất Inox Hoà Bình (Nhà xưởng 2) - Phương pháp tập hợp CPSX theo từng đơn vị thi công. Trong trường hợp đơn vị xây lắp xác định đối tượng tập hợp CPSX là các HMCT hay nhóm HMCT thì hàng tháng CFSX phát sinh liên quan đến CT hay HMCT nào thì tập hợp chi phí cho CT đó bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Khoản chi phí đó được phân chia theo các khoản mục giá thành thực tế của chính đối tượng đó chính là tổng số chi phí tập hợp cho từng đối tượng và được tính từ khi bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành CT. Trường hợp đơn vị xây lắp xác định đối tượng tập hợp CFSX là đơn đặt hàng thì các CFSX phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi các đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng (kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao CT). Chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. 2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong Công ty Cổ phần Xây dựng Tuấn Lâm, các chứng từ được sử dụng phù hợp với quy định trong hệ thống chứng từ ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp. 2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : - Nhận diện và phân loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành công trình xây lắp (khoảng 60,70% tổng giá trị CT). Nguyên vật liệu trực tiếp dùng trong các công trình của Công ty cổ phần Tuấn Lâm gồm nhiều chủng loại có tính năng, công dụng, mục đích khác nhau phục vụ cho thi công CT. Đó là các vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện bán thành phẩm, vật liệu sử dụng luân chuyển trực tiếp cấu thành hoặc giúp cho việc cấu thành thực thể CT. Khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty CP Tuấn Lâm bao gồm: + Giá trị của vật liệu xây dựng : gạch, cát , ximăng, sắt,thép.._... + Giá trị các vật liệu khác: đinh ,que hàn ,sơn ,vôi ve.... + Giá trị các vật liệu sử dụng luân chuyển: gỗ, cốp pha, đà giáo bằng gỗ, tre (giàn giáo thép Bộ Xây Dựng qui định là TSCĐ) + Giá trị các cấu kết đúc sẵn bằng gỗ , sắt ,thép ,bê tông . + Các thiết bị đi kèm vật liệu kiến trúc như: thiết bị thông gió, chiếu sáng, thiết bị vệ sinh , thu lôi, cấp thoát nước.... Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của toàn bộ vật liệu theo số tiền ,kế toán mở TK 152"nguyên liệu, vật liệu" TK 152 được mở chi tiết như sau: TK 1521"vật liệu chính" TK 1522 "vật liệu phụ " TK 153 "công cụ ,dụng cụ " Tổ chức hạch toán ban đầu: Nếu là khoán gọn thì đội, xí nghiệp ký hợp đồng mua vật liệu, sau đó lên Công ty cho vay tiền thanh toán, đội, xí nghiệp tiến hành tiếp nhận và QL vật liệu. Nếu CT, HMCT không được khoán gọn cho đội, xí nghiệp thì Công ty ký hợp đồng mua bán vật tư, giá cả thường được tính cho đến tận chân CT. Tại Công ty Cổ phần Tuấn Lâm vật tư được dự trữ ít. Thông thường những nơi dự trữ nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho nhu cầu của từng CT, HMCT được tổ chức tại từng CT, HMCT và chỉ dự trữ một lượng rất nhỏ vừa đủ cho CT, HMCT đó. Đối với những công trình chỉ khoán nhân công, ở mỗi ban chỉ đạo công trường đều có kho vật liệu của Công ty, căn cứ thiết kế và tiến độ thi công, bộ phận vật tư của Công ty mua vật liệu theo số lượng và chủng loại phù hợp với từng giai đoạn sản xuất. Theo yêu cầu sản xuất phòng vật tư viết phiếu xuất kho. Các phiếu xuất kho được tâp hợp, cuối tháng gửi về phòng kế toán hoặc kế toán vật tư trực tiếp xuống lấy tại kho, trên phiếu xuất kho ghi rõ đối tượng sử dụng theo CT, HMCT. - Tài khoản sử dụng: TK 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Được mở chi tiết cho từng CT, HMCT riêng rẽ. Ví dụ: Công ty hạch toán : 621- Inox Hoà Bình, 621- Strongway, 621- Acecook… - Quy trình xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty cổ phần Tuấn Lâm: + Trước tiên ,căn cứ vào khối lượng thi công trong tháng, ban chỉ huy công trình lập kế hoạch tiến độ cung cấp vật tư trong tháng gửi về phòng kế hoạch tổng hợp vào ngày 25 của tháng trước, trong bản kế hoạch phải ghi rõ : số lượng ,giá cả, thời gian và nơi cung ứng. + Phòng kế hoạch tổng hợp trong 3 ngày phải có trách nhiệm chuyển qua phòng kế toán để xin tạm ứng tiền vật tư. + Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kỹ thuật, kế toán trưởng và giám đốc, kế toán tiền mặt viết phiếu chi cho tạm ứng tiền. + Sau khi nhận được tiền tạm ứng, nhân viên văn phòng cung ứng vật tư cùng chủ nhiêm văn phòng tiến hành đi mua vật tư, về nhập kho công trình phục vụ sản xuất thi công. + Sau đó không quá 10 ngày phải có chứng từ thanh toán tạm ứng thì mới được tạm ứng lần sau. Người tạm ứng phải hoàn đủ số tiền tạm ứng về quĩ của phong kế toán. Khi nhập kho, phải có hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và chịu trách nhiêm về số lượng, chất lượng ,chủng loại vật tư đã nhập đúng với yêu cầu của công việc. + Căn cứ vào các hợp đồng khoán cho các đội, dựa vào khối lượng thi công, các đội trưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư ban chỉ huy công trình duyệt giấy lĩnh vật tư và kế toán công trình căn cứ vào đó để viết phiếu xuất . VD : Trong tháng 10 năm 2006 , kế toán công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook đã viết phiếu xuất kho một số vật liệu như sau : Công ty Cổ phần Tuấn Lâm Bảng 1: Phiếu xuất kho Ngày 18/10/2006 Họ và tên người nhận hàng: Hồ Bắc Hà Lý do xuất kho: Xây dựng móng công trình Xuất tại kho: Công ty STT Tên nhãn hiệu,qui cách,phẩm chất,vật tư (sản phẩm,hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Sắt buộc kg 20 9.000 180.000 Số tiền viết bằng chữ : Một trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. ở Công ty Cổ phần Tuấn Lâm, đơn giá thực tế của vật liệu xuất dùng và vật liệu tồn kho cuối tháng được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Giá vốn thực tế của + Giá vốn thực tế của Đơn giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ vật liệu nhập trong kỳ bình quân = cả kỳ dự trữ Số lượng vật liệu + Số lượng vật liệu nhập tồn đầu kỳ trong kỳ VD : Trong tháng 10/2006 , ở công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook có số liệu như sau: Xi măng Bỉm Sơn tồn đầu kỳ : Số lượng :11.090 kg ; Số tiền :10.072.800 đồng Xi măng Bỉm Sơn nhập trong kỳ : Số lượng :15.000 kg ; Số tiền :13.930.000 đồng Kế toán công trình đã tính được đơn giá thực tế của xi măng xuất kho trong tháng là : Đơn giá thực tế của 10.072.800 + 13.930.000 xi măng Bỉm Sơn = = 920 (đ/kg) xuất trong kỳ 11.090 + 15.000 Các loại vật liệu khác cũng được kế toán công trình tính toán tương tự như vậy. Đơn giá thực tế bình quân gia quyền này là cơ sở để tính giá thực tế của toàn bộ vật liệu xuất dùng trong kỳ và vật liệu tồn cuối kỳ được ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu của công trình trong tháng. Cuối tháng, các chứng từ gốc (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, tờ kê chi tiết vật tư, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn....) sẽ được kế toán công trình đóng thành tập để gửi lên phòng kế toán công ty. Sau đó, kế toán vật tư công ty lập bảng tổng hợp xuất vật tư trong tháng của công ty. Số tiền được kế toán công ty tính toán dựa trên số lượng xuất kho trên những phiếu xuất nhân với đơn giá của vật liệu xuất kho đã tính ở trên, tập hợp theo từng nhóm đã phân loại và định khoản vào TK liên quan . VD : Kế toán công ty đã lập bảng tổng hợp xuất vật tư của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook trong tháng 10/2006 như sau : Bảng 2 : Trích bảng tổng hợp xuất vật tư tháng 10/2006 của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook. (Đơn vị: đồng) Ngày Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có 18/10 Xuất vật Xuất vật liệu chính 621 1521 292.850.000 18/10 Xuất vật liệu phụ 621 1522 37.860.000 18/10 Xuất công cụ, dụng cụ 627 153 21.855.000 Cuối tháng khi tiến hành phân bổ số vật liệu xuất dùng cho thi công các công trình tính vào chi phí , kế toán công ty lập bảng phân bổ vật liệu của tháng đó bằng cách lấy số liệu từ bảng tổng hợp xuất vật tư trong tháng . VD: Bảng phân bổ vật liệu tháng 10/2006 của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook.được lập như sau: Bảng 3: Trích bảng phân bổ vật liệu của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook. tháng 10/2006. (Đơn vị: đồng) STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK152 TK153 Tổng cộng TK 1521 TK1522 TK621 292.850.000 37.860.000 330.710.000 TK627 21.855.000 21.855.000 Cuối mỗi tháng, ở mỗi công trình có chủ nhiệm công trình, thủ kho công trình ,nhân viên kế toán của công trình tiến hành kiểm kê kho vật liệu. Sau khi kiểm kê biết được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook là : 330.710.000 đồng. Bảng 4: Trích Sổ Nhật Ký Chung (trang 100 - tháng 10/2006) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Số Ngày PXK06162 18/10 Xuất vật liệu chính phục vụ công trình 621 1521 292.850.000 292.850.000 PXK06163 18/10 Xuất vật liệu phụ phục vụ công trình 621 1522 37.860.000 37.860.000 PKTTH06038 31/10 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 621 330.710.000 330.710.000 Bảng 5: Trích sổ chi tiết tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi nợ TK 621 Số Ngày PXK06162 18/10 Xuất vật liệu chính 1521 292.850.000 PXK06163 18/10 Xuất vật liệu phụ 1522 37.860.000 Tổng cộng 330.710.000 Ghi có tài khoản 621 154 330.710.000 Bảng 6: Trích sổ cái tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm : 2006 (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có PXK06162 18/10 Xuất vật liệu chính phục vụ CT nhà xưởng sx mỳ sợi Acecook 100 1521 292.850.000 PXK06163 18/10 Xuất vật liệu phụ phục vụ CT nhà xưởng sx mỳ sợi Acecook 100 621 1522 37.860.000 PKTTH06038 31/10 Kết chuyển chi phí NVLTT 102 154 330.710.000 2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Mặc dù có nhiều máy móc thi công xong ở Công ty Cổ phần Tuấn Lâm chi phí NCTT vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong việc tính giá thành. Do vậy việc hạch toán đúng, đầy đủ chi phí này quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành xây dựng và mang ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán tiền công thoả đáng, kịp thời đến người lao động .Hiên nay ở công ty số công nhân trong biên chế chiếm tỷ trọng không lớn nhưng là lực lượng nòng cốt, chủ yếu thực hiện các công việc đòi hỏi các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, còn lại đa số là lao động hợp đồng; công ty thực hiện khoán tiền công theo từng phần việc. Chủ nhiêm công trình là người chịu trách nhiệm chính trong công việc giao khoán cho công nhân. Chủ nhiệm công trình và cán bộ kỹ thuật công trình căn cứ vào tiến độ thi công, khối lượng công việc để tiến hành hợp đồng thuê nhân công, khoán công việc cho từng tổ, đội sản xuất . - Nhận diện và phân loại chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp trong Công ty cổ phần Tuấn Lâm bao gồm: các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài. - Tổ chức hạch toán ban đầu: + Hình thức trả lương: Hiện nay Công ty Cổ phần Tuấn Lâm đang áp dụng hai hình thức tiền lương: lương thời gian và lương sản phẩm . + Lương thời gian được áp dụng cho các bộ máy quản lí chỉ đạo sản xuất thi công xây dựng công trình và những công việc không có định mức hao phí nhân công mà phải tiến hành công nhật. + Lương sản phẩm được áp dụng cho các bộ phân trực tiếp thi công xây dựng công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành Chi phí NCTT của công ty bao gồm: + Tiền lương công nhân các đội sản xuất của công trình( công nhân trong danh sách) + Tiền lương công nhân thuê ngoài . Đối với lao động trong biên chế, công ty tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tháng mà đã tính toán hợp lí trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Do khối lượng công việc lớn nên nhu cầu về nhân công của công ty cũng lớn. Công ty thường xuyên thuê ngoài nhân công theo hợp đồng ngắn hạn. Công ty thường giao cho đội trưởng đội XD và tổ trưởng các tổ sản xuất QL theo hợp đồng thuê khoán, hoặc cũng có trường hợp thuê ngoài cả đội XD (khoán nhân công) đội trưởng đội XD cũng thuê ngoài và chịu sự chỉ huy của ban chỉ huy CT. Hình thức trả lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp chủ yếu là trả lương theo sản phẩm. Đối với lao động thuê ngoài, Khi có nhu cầu thuê nhân công, công ty tiến hành thuê nhân công và giao phần việc cho họ . Khi khối lượng công việc hoàn thành chủ nhiêm công trình cùng với tổ trưởng nghiệm thu thông qua "Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành" và lập " Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài", sau đó chủ nhiệm công trình sẽ gửi sang bộ phận kế toán công trình để làm cơ sở cho kế toán hạch toán chi phí và tính toán tiền lương cho công nhân. Kế toán căn cứ vào "Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành" để ghi sổ tiền và bảng kê chứng từ tiền lương . Cuối tháng “Biên bản nghiệm thu công việc” đã hoàn thành cùng với "Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài " và "Bảng kê chứng từ tiền lương" sẽ được gửi lên phòng kế toán công ty. Kế toán tiền lương công ty dựa vào các số liệu trên bảng kê chứng từ tiền lương của công trình, tổng cộng lại tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài của công trình đó. Đồng thời tập hợp vào bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH của công ty. VD: Trong tháng 10/2006 tổng tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook là 311.780.000 đồng. Số liệu này được ghi vào bảng kê chứng từ tiền lương của công nhân trong tháng sau đó được chuyển vào bảng phân bổ tiền lương thuê ngoài của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook (bảng 7). Đối với lao động làm việc trong biên chế của Công ty, Tổ trưởng sản xuất tiến hành theo dõi quá trình lao động cuả công nhân trong tổ để chấm công cho họ ở mặt sau của hợp đồng làm khoán. Sau khi chấm công tổ trưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công và hợp đồng làm khoán sang bộ phận kế toán công trình để tiến hành tính lương. Việc tính lương được tiến hành bằng cách chia số tiền cả tổ sản xuất nhận được khi hoàn thành hợp đồng cho số công để hoàn thành hợp đồng đó rồi lấy kết quả nhân với số công của từng người sẽ tính được lương khoán của họ. Đối với các tổ sản xuất, các đội công trình tiến hành làm công nhật các tổ trưởng theo dõi tình lao động của công nhân trong tổ mình để lập bảng chấm công, lấy xác nhận của chủ nhiệm công trình đến cuối tháng gửi bảng chấm công sang bộ phận kế toán công trình. Kế toán công trình căn cứ vào số công và đơn giá tiền công để tính tiền lương cho từng người sau đó tổng hợp lại cho tổ sản xuất và công trình mình . Đơn giá Đơn giá nhân công = nhân công x 1.25 ngoài giờ trong giờ Đơn giá tiền Tiền lương cơ bản của công nhân công nghỉ phép = nghỉ lễ 22 ngày(theo chế độ) Tiền lương thu nhập Lương Lương Lương Lương Lương của công nhân trong = cơ + thời + sản + ngoài + phép biên chế bản gian phẩm giờ lễ Việc thanh toán lương và phụ cấp lương được thể hiện trên bảng thanh toán lương và phụ cấp của từng tổ sản xuất trong từng tháng. Việc tính lương của các tổ đội khác cũng tiến hành như vậy. Sau đó, từ các bảng thanh toán lương và phụ cấp của các tổ đội sản xuất, kế toán tiến hành lập bảng kê chứng tiền lương để theo dõi từng công trình. Theo mẫu Bảng kê chứng từ tiền lương tháng 10/2006 công trình . Hàng tháng, kế toán công trình đã thực hiện trích 6% ( trong đó 5% BHXH, 1%BHYT ) trên tiền lương cơ bản của công nhân trong biên chế, bắt người công nhân phải chịu. Đồng thời trích 15%BHXH, 2%BHYT trên tiền lương cơ bản của công nhân trong biên chế, trích 2%KPCĐ trên tiền lương thu nhập của công nhân trong biên chế. Các chứng từ gốc như các bảng thanh toán khối lựơng thuê ngoài, các hựp đồng làm khóan, bảng kê chứng từ tiền lương..... của mỗi công trình gửi lên phòng kế toán công ty sẽ được đóng thành từng tập và kế toán công ty sẽ dựa vào chứng từ gốc đó tập hợp thành đối tượng để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH toàn công ty tháng 10/2006(bảng 5) + Chứng từ ban đầu: bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo hợp đồng giao khoán, bảng thanh toán lương của từng CT, HMCT, bảng phân bổ lương và bảo hiểm, các phiếu tạm ứng, phiếu nghỉ hưởng BHXH…. - Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 622 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Công ty đang sử dụng 622- Inox Hoà Bình, 622- Strongway, 622- Acecook…Tài khoản 334 khi hạch toán nhân công được chi tiết cho từng loại lao động. Ví dụ: 3341- lao động thuộc quản lý công ty, 3342- lao động thuê ngoài theo thời vụ. Bảng 7: Trích bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH của công ty tháng 10/2006 của CT Nhà xưởng SX mỳ sợ Acecook Ghi nợ TK Đơn vị Ghi có TK 334 Ghi có TK 338 CN trong biên chế CN thuê ngoài Cộng 622 Lương công nhân trực tiếp 75.806.930 111.780.079 187.587.009 14.403.317 623 Lương công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công 8.580.000 8.580.000 627 Lương công nhân gián tiếp: -Bộ máy điều hành -Đội xây lắp số 1 -Đội xây lắp số 2 -Đội điện máy -Đội lắp dung KC 1-2 56.828.000 18.860.000 7.201.000 10.882.000 8.902.000 10.983.000 56.828.000 18.860.000 7.201.000 10.882.000 8.902.000 10.983.000 10.797.320 642 Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp 36.264.000 36.264.000 6.890.160 Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của cả công nhân trong biên chế và công nhân ngoài biên chế của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook tháng 10/2006 trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH của công ty trong tháng là: 187.587.009 đồng. Kế toán công ty ghi vào Sổ Nhật Ký Chung của Công ty theo định khoản: + Nợ TK 622 : 187.587.009 Có TK 334 : 187.587.009 + Nợ TK 622: 14.403.317 Có TK 338: 14.403.317 Sau đó, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Số liệu trên Nhật Ký Chung được kế toán tổng hợp chuyển ghi vào sổ cái TK 622,TK154, sổ chi tiết TK 622, TK154. Bảng 8: Trích Sổ Nhật Ký Chung (trang 100 - tháng 10/2006) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Số Ngày PKTL06010 18/10 Phân bổ lương CNTT 622 334 187.587.009 187.587.009 PKTL06011 18/10 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNTT trong biên chế 621 338 14.403.317 14.403.317 PKTTH06039 31/10 Kết chuyển chi phí NCTT 154 622 201.990.326 201.990.326 Bảng 9: Trích sổ chi tiết tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi nợ TK 621 Số Ngày PKTL06010 18/10 Phân bổ lương công nhân trực tiếp 334 187.587.009 PKTL06011 18/10 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNTT trong biên chế 338 14.403.317 Tổng cộng 201.990.326 Ghi có tài khoản 622 154 201.990.326 Bảng 10: Trích sổ cái tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp năm : 2006 (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có PXK06162 18/10 Phân bổ lương công nhân trực tiếp 100 334 187.587.009 PXK06163 18/10 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho CNTT trong biên chế 100 338 14.403.317 PKTTH06039 31/10 Kết chuyển chi phí NCTT 102 154 201.990.326 2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí nhân viên trực tiếp sử dụng máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho hoạt động của máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của máy thi công. - Tổ chức hạch toán ban đầu: + Đối với máy thi công khi thuê ngoài: căn cứ vào hợp đồng thuê máy và khối lượng đã nghiệm thu, hàng tháng các đội tính ra chi phí thuê máy cho từng CT, HMCT theo từng loại máy, các đội tập hợp chứng từ gốc và chứng từ liên quan gửi lên phòng kế toán. + Đối với máy thi công thuộc sở hữu của Công ty: Chi phí sử dụng máy thi công gồm: chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công bao gồm lương chính, lương phụ của công nhân trực tiếp điều khiển máy, phục vụ máy...chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời cho máy thi công có thể phát sinh trước, sau đó sẽ phân bổ dần hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào CPSX trong kỳ. Mỗi loại chi phí cụ thể thuộc chi phí sử dụng máy đều có những chứng từ liên quan. Chi phí sử dụng máy thi công cho CT nào được tính thẳng cho CT đó. Đối với những máy thi công nằm chờ, hoặc làm chung cho nhiều CT thì chi phí được phân bổ cho từng CT liên quan theo chi phí nhân công trực tiếp. Chứng từ ban đầu để hạch toán máy thi công là bảng xác nhận số giờ máy hoạt động, hợp đồng thuê máy, bảng phân bổ số giờ máy hoạt động cho từng CT, HMCT…. - Tài khoản sử dụng: Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp, thì: TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công sử dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Trong tháng 12/2006, Kế toán công ty đã tập hợp được chi phí sử dụng máy thi công của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook, TK 623 – lương công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công : 8.580.000 đ TK 623 – nhiên liệu phục vụ máy thi công : 14.245.000 đ TK 623 – chi phí KHTSCĐ phục vụ máy thi công : 1.648.450 đ TK 623 – chi phí thuê ngoài máy thi công : 4.200.000 đ * Chi phí khấu hao máy móc dùng cho đội công trình : ở Công ty Cổ phần Tuấn Lâm có đội máy thi công là một trong các đội trực thuộc công ty ,với chức năng phục vụ máy thi công cho các công trình xây dựng của công ty.Hiện nay, đội được giao quản lý và sử dụng nhiều máy móc thi công của công ty với nhiều chủng loại như : - Máy làm đất : máy ủi, máy san, máy đào đất... - Máy xây dựng : máy trộn vữa, trộn bê tông, máy khoan bê tông... Máy vận chuyển ngang và vận chuyển lên cao như :máy vận thăng, máy cần cẩu... Nguyên tắc thanh toán cho đội máy thi công là dựa vào chi phí chân công, vật tư, nguyên liệu tiêu thụ, khấu hao tài sản cố định theo khối lượng thi công thực tế và dự toán do công ty lập. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích khấu hao tài sản cố định dựa vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao hằng năm. Từ đó, tính ra tỉ lệ khấu hao từng tháng để tính vào chi phí sản xuất thi công cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra, hàng tháng công ty cũng tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Bảng 11: Bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 10/2006 của đội máy thi công (trích cho công trình Nhà xưởng SX Mỳ sợi Acecook) (Đơn vị tính: đồng) STT Tên TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ trích (%) KHCB KHSCL Tổng cộng KHCB KHSCL 1 Máy vận thăng 32.850.000 12 6 358.500 179.250 537.750 2 Máy cẩu 31.680.000 10 5 316.800 158.400 475.200 3 Máy trộn bê tông 24.000.000 14 6 280.000 120.000 400.000 4 Máy xúc 18.840.000 8 7 125.600 109.900 235.500 Cộng 1.080.900 567.550 1.648.450 Trong tháng, công trình nào sử dụng máy thi công của công ty thì số tiền khấu hao TSCĐ và số tiền trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ được tính vào chi phí sản xuất chung trong tháng của công trình đó. Ví dụ, cuối tháng 10/2006, công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook gửi lên phòng kế toán công ty “Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công” kế toán TSCĐ của công ty đưa vào đó xác nhận rằng công trình có sử dụng một máy trộn bê tông, một máy cẩu và một xe xúc của đội điện máy để tính số tiền khấu hao cơ bản và trích trước sửa chữa lớn của máy thi công để tập hợp vào chi phí khấu hao máy móc dùng cho đội công trình. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 623 1.648.450 Có TK 214 1.080.900 Có TK 335 567.550 Số liệu trên Nhật Ký Chung sẽ được chuyển ghi vào sổ cái TK 623 và sổ chi tiết TK 623 công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sọi Acecook. Các công trình khác cũng tiến hành trích khấu hao TSCĐ tương tự như vậy. *Chi phí thuê ngoài máy thi công. Trong quá trình thi công, các đội phải thuê máy thi công của đơn vị hoặc phải thuê cả người sử dụng máy. Dựa vào “biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy” và “theo dõi hoạt động máy thi công” sẽ được chuyển lên phòng kế toán công ty để kế toán thanh toán với đơn vị cho thuê. Trong tháng 12/2006, có khoản phát sinh chi phí dịch vụ thuê ngoài của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook được kế toán tổng hợp tập hợp vào sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 623 4 200 000 Có TK 112 4 200 000 Sau đó sẽ được tập hợp trên một dòng riêng của từng công trình trên sổ cái TK 623 và được sổ chi tiết TK 623. *Chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi công. Đối với loại chi phí này kế toán công đã tập hợp được và thể hiện ở bảng 4 (bảng phân bổ tiền lương). Kế toán tâp hợp vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 623 8.580.000 Có TK 334 8.580.000 Bảng 12: Trích Sổ Nhật Ký Chung (trang 101 - tháng 10/2006) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Số Ngày PKTMTC06072 18/10 Phân bổ lương CN trực tiếp điều khiển máy thi công 623 334 8.580.000 8.580.000 PKTMTC06073 18/10 Xuất nhiên liệu phục vụ máy thi công 623 1523 14.245.000 14.245.000 PKTMTC06074 18/10 Trích KHTSCĐ phục vụ máy thi công 623 214 335 1.648.450 1.080.900 567.550 PKTMTC06075 18/10 Thanh toán tiền thuê máy vận thăng 623 1111 4.200.000 4.200.000 PKTTH06040 31/10 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 623 28.673.450 28.673.450 Bảng 13: Trích sổ chi tiết tài khoản 623 - Chi phí SD Máy thi công (Công trình Nhà xưởng SX Mỳ sợi Acecook) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Ghi nợ TK 621 Số Ngày PKTMTC06072 18/10 Phân bổ lương CN trực tiếp điều khiển máy thi công 334 8.580.000 PKTMTC06073 18/10 Xuất nhiên liệu phục vụ máy thi công 1523 1.648.450 PKTMTC06074 18/10 Trích KHTSCĐ phục vụ máy thi công 214 335 1.080.900 567.550 PKTMTC06075 18/10 Thanh toán tiền thuê máy vận thăng 1111 4.200.000 Tổng cộng 28.673.450 Ghi có tài khoản 623 154 28.673.450 Bảng 14: Trích sổ cái tài khoản 623- Chi phí nhân công trực tiếp (Công trình Nhà xưởng SX Mỳ sợi Acecook - năm : 2006) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có PKTMTC06072 18/10 Phân bổ lương CN trực tiếp điều khiển máy thi công 101 334 8.580.000 PKTMTC06073 18/10 Xuất nhiên liệu phục vụ máy thi công 101 1523 14.245.000 PKTMTC06074 18/10 Trích KHTSCĐ phục vụ máy thi công 101 214 335 1.648.450 PKTMTC06075 18/10 Thanh toán tiền thuê máy vận thăng 101 1111 4.200.000 PKTTH06040 31/10 Kết chuyển chi phí SD Máy thi công 154 28.673.450 2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung ở Công ty CP Tuấn Lâm, chi phí sản xuất được tập hợp vào TK 627 “chi phí sản xuất chung” bao gồm nhiều yếu tố. Chi phí này phản ánh CPSX của đội, công trường XD bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương phải trả công nhân viên doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Chứng từ liên quan đến CPSX chung là: bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ, hoặc bản sao kê của ngân hàng... Những chi phí của CT, HMCT nào thì tập hợp trực tiếp cho CT, HMCT đó. Những chi phí liên quan tới nhiều CT thì tập hợp sau đó phân bổ cho từng CT theo những tiêu thức thích hợp. Khi phát sinh chi phí , kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 627. Để thuận tiện cho việc phân tích từng yếu tố chi phí sản xuất chung, Công ty đã mở một số TK cấp II cho TK 627 theo từng yếu tố cơ bản sau : Chi phí nhân viên quản lý đội công trình: TK 6271. Chi phí dụng cụ sản xuất: TK 6273. Chi phí dịch vụ thuê ngoài : TK 6277. Chi phí bằng tiền khác : TK 6278. 2.4.1. Chi phí nhân viên quản lý đội công trình : Chi phí này bao gồm lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên quản lý đội, phân xưởng như: đội trưởng, chủ nhiệm công trình, đội phó, nhân viên kỹ thuật, kế toán công trình, thủ kho công trình. Việc tính toán lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, BHXH cũng do phòng tổ chức lao động tiến hành, sau đó sẽ chuyển qua phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ lập bảng thanh toán và phụ cấp cho từng bộ phận quản lý gián tiếp công trình. Bảng thanh toán lương này là cơ sở cho việc ghi chép số liệu về chi phí nhân viên quản lý công trình. Ví dụ: Trong tháng 12/2006, toàn bộ tiền lương của bộ phận gián tiếp công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook được thể hiện trên bảng thanh toán lương và phụ cấp là : 56 828 000đ .Số liệu này được ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 6271 56 828 000 Có TK 334 56 828 000 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho nhân viên quản lý đội công trình: Nợ TK 6271 10.797.320 Có TK 338 10.797.320 Số liệu trên Nhật Ký Chung được chuyển vào ghi sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6271 công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook. Các công trình khác cũng tiến hành tương tự tức là trong tháng khi phát sinh chi phí nhân viên quản lý của mỗi công trình đều được kế toán tổng hợp tập hợp vào sổ nhật ký chung theo định khoản như trên, sau đó sẽ được tập hợp trên một dòng riêng ở sổ cái TK 627 của từng công trình và được một sổ chi tiết TK 6271. 2.4.2.Chi phí dụng cụ sản xuất : ở Công ty Cổ phần Tuấn Lâm, thường thì chi phí này rất ít, nó được hạch toán khi xuất kho công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất thi công. Công cụ dụng cụ thường là giá trị nhỏ nên được tính vào chi phí một lần. Dựa vào chứng từ gốc ( phiếu xuất ) của kế toán công trình gửi lên công ty vào cuối tháng, sau đó tập hợp vào bảng tổng hợp xuất vật tư của công ty trong tháng, rồi tập hợp vào bảng phân bổ vật liệu của công ty. Các công trình khác cũng tiến hành tương tự, trong tháng khi có phát sinh chi phí dụng cụ sản xuất của mỗi công trình đều được kế toán tổng hợp tập hợp vào sổ Nhật Ký Chung theo khoản định như ở ví dụ công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook: Nợ TK 6273 21.855.000 Có TK 153 21.855.000 Và được tập hợp trên một dòng riêng của từng công trình trên sổ cái của TK 627 và được mở một sổ chi tiết TK 6273. 2.4.3.Chi phí dịch vụ thuê ngoài : Chi phí này gồm nhiều loại như: chi phí tiền điện nước phục vụ thi công công trình, chi phí vận chuyển vật liệu mua về công trình… Trong tháng, khi phát sinh chi phí dịch vụ thuê ngoài của mỗi công trình đều được kế toán tổng hợp tập hợp vào sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 6277 4.851.935 Có TK 1111 4.851.935 Sau đó sẽ được tập hợp trên một dòng riêng của từng công trình trên sổ cái TK 627 và được sổ chi tiết TK 6277. 2.4.4. Chi phí khác bằng tiền : Loại chi phí bao gồm nhiều loại chi phí giao dịch,tiếp khách, phôtôcopy ...Chi phí phát sinh thuộc công trình nào thì tính cho công trình đó và số liệu được phản ánh trên sổ nhật ký chung theo định khoản : Nợ TK 6278 Có các tài khoản liên quan. Ví dụ trong tháng 10/2006 của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook, kế toán tổng hợp được chi phí tiếp khách như sau: Nợ TK 6278 1.700.000 Có TK 1111 1.700.000 Và sau đó ghi vào sổ cái TK liên quan , mở sổ chi tiết TK liên quan. Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 10/2006 của công trình Nhà xưởng sản xuất mỳ sợi Acecook là: 96.032.255 đ. Nhìn vào sổ Nhật Ký Chung số liệu của công trình kè Hậu Kiên ghi : Nợ TK 154 96.032.255 Có TK 627 96.032.255 Là số kết chuyển cuối kỳ chi phí sản xuất chung vào TK 154 “chi phi sản xuất kinh doanh dở dang”. Số liệu này trên nhật ký chung sẽ được chuyển vào sổ cái TK 627, sổ cái TK 154 của toàn công ty và sổ cái TK 154 Bảng 15: Trích Sổ Nhật Ký Chung (trang 101 - tháng 10/2006) (Đơn vị: VNĐ) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Nợ Có Số Ngày PKTSXC06089 18/10 Phân bổ lương CN gián tiếp 6271 334 56.828.000 86.828.000 PKTSXC06090 18/10 Trích BHXH, BHYT, KPCD cho CN gián tiếp 6271 338 10.797.320 10.797.320 PKTSXC06091 18/10 Xuất công cụ ,dụng cụ phục vụ cho thi công công trình 6273 153 21.855.000 21.855.000 PKTSXC06092 18/10 Thanh toán tiền điện nước tháng 10/2006 cho công trình 6277 1111 4.851.935 4.851.936 PKTSXC06093 20/10 Nguyễn Liên Minh chi tiếp khách 6278 1111 1.700.000 1.700.000 PKTTH06041 31/10 Kết chuyển ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32236.doc