Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp

Lời Mở đầu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt từ nền kinh tế hàng hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, để có sự tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, nhằm tạo ra những sản phẩm không chỉ tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, mà điều quan trọng là giá cả phải hợp lý, phù hợp với khả năng của đại bộ phận người

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dùng trong và ngoài nước. Như chúng ta đã biết, trong kinh doanh : Thương trường là chiến trường và trên chiến trường luôn có sự canh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Xu thế chung của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay là không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại lợi nhuận và tích luỹ. Do đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công cụ hết sức hữu hiệu, giúp cho các doanh nghiệp nhận thức đúng tình hình thực tại của doanh nghiệp mình để từ đó đề ra những phương thức quản lý chi phí sản xuất nhằm làm tốt công tác tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, nên giá thành sản phẩm là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là một đòi hỏi khách quan của công tác quản lý, do đó việc nghiên cứu để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức đó, qua thời gian thực tập tại công ty Vật liệu nổ Công nghiệp, được đối diện với thực trạng quản lý sản xuất kinh doanh, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Vật liệu nổ Công nghiệp ” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan chung về tổ chức kế toán tại công ty Vật liệu nổ CN. Phần 2: Kế toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty Vật liệu nổ CN. Phần 3: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Vật liệu nổ Công nghiệp. Phần I: Tổng quan chung về tổ chức kế toán 1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Hạch toán kế toán có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, là công cụ quan trọng thực hiện quản lý điều hành, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để phát huy vai trò quan trọng đó, vấn đề có tính chất quyết định là phải biết tổ chức một cách khoa học hợp lý công tác kế toán. Công ty Vật liệu nổ công nghiệp – với quy mô sản xuất rộng khắp trên cả ba miền đất nước, đã lựa chọn cho mình một hình thức kế toán hợp lý. Công ty đã tiến hành phân cấp tổ kế toán. Bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình hỗn hợp (vừa tập trung vừa phân tán) bởi vì kế toán tại công ty và kế toán tại các đơn vị thành viên của công ty cũng đều có bộ máy kế toán riêng, không chỉ làm nhiệm vụ thu thập số liệu, chứng từ kế toán mà còn hạch toán và lập sổ sách riêng cho đơn vị mình; các đơn vị trực thuộc tuy có tổ chức mạng lưới kế toán riêng nhưng vẫn thực hiện hạch toán kế toán không đầy đủ nghĩa là chưa có điều kiện để tổ chức quản lý kinh doanh một cách tự chủ. Để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán cũng như để thống nhất với cơ cấu và chức năng hoạt động của bộ máy quản lý của công ty thì bộ máy kế toán của công ty được thiết lập và hoạt động theo mô hình sau: Kế toán trưởng, 1 kế toán phó và 10 kế toán viên đảm nhiệm các phần hành kế toán khác nhau. * Chức năng và nhiệm vụ: (1) Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công ty. Đồng thời, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước về lĩnh vực kế toán, kiểm tra toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính của công ty. (2) Phó phòng kế toán: Trợ giúp kế toán trưởng trong việc điều hành, chỉ đạo các hoạt động hạch toán kế toán, thay kế toán trưởng điểu hành bộ máy kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. Phó phòng kế toán được giao nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban, xây dựng kế hoạch giá thành sản xuất thuốc nổ và các loại thuốc nổ do Công ty tự chế; xây dựng duyệt kế hoạch chi phí để xin nhà nước cấp kinh phí; xây dựng kế hoạch điều hành, chỉ huy sản xuất hàng tháng, quý, năm của công ty. (3) Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo của đơn vị cấp dưới nộp lên và báo cáo quyết toán toàn công ty. (4) Kế toán thuế: Theo dõi, cập nhật toàn bộ các loại thuế phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước, lập báo cáo thuế gửi các cơ quan chức năng theo quy định. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chính sách về thuế theo đúng quy định và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Theo dõi toàn bộ nghiệp vụ phát sinh về hàng hoá vật liệu nổ và hàng hoá khác. Ngoài ra, theo dõi công nợ nội bộ ( TK 136, TK 336) các đơn vị : XN VLN Đà Nẵng, XN SX và CƯVT Hà Nội. (5) Kế toán các nghiệp vụ thanh toán: + Kế toán tiền mặt, tạm ứng: Tiếp nhận chứng từ thu chi tiền mặt.Kiểm tra chứng từ và lập phiếu thu, phiếu chi để thanh toán theo quy định.Theo dõi đôn đốc thu hồi tạm ứng. Kiểm tra chứng từ và lập phiếu thanh toán tạm ứng để thanh toán và hoàn tạm ứng theo quy định. Ngoài ra còn theo dõi công nợ nội bộ (TK 136, TK 336) các đơn vị : XN VLN Khánh Hoà, XN VLN CN Vũng Tàu. + Kế toán tiền gửi và tiền vay: Tiếp nhận chứng từ thanh toán, cấp vốn, chuyển tiền...qua ngân hàng. Kiểm tra và lập chứng từ thanh toán chuyển tiền theo quy định. Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạch vay trả hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần trình lãnh đạo công ty phê duyệt và thực hiện. Hướng dẫn kịp thời các đơn vị trực thuộc hạch toán các khoản thu nợ bù trừ qua tổng công ty, các khoản vay thanh toán đầu tư, các khoản cấp phát vốn...Báo cáo xử lý hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá theo chế độ quy định (nếu có). Theo dõi toàn bộ phát sinh các khoản đầu tư dài hạn của công ty. Ngoài ra, phụ trách theo dõi công nợ nội bộ (TK 136, TK 336) các đơn vị XN VTSB Hải Phòng, XN VLN vận tải thuỷ bộ Bắc Ninh. + Kế toán theo dõi công nợ và các khoản doanh thu, giá vốn: Theo dõi toàn bộ phát sinh công nợ phải thu, phải trả khách hàng ngoài có quan hệ mua bán với công ty. Thực hiện quản lý đối chiếu công nợ đúng quy định. Tổng hợp công nợ khách hàng ngoài toàn công ty. Lập báo cáo công nợ hàng ngày để phục vụ công tác giao ban, chỉ đạo sản xuất. Lập báo cáo kiểm kê công nợ theo quy định, phân loại công nợ thực hiện trích lập dự phòng công nợ khó đòi (nếu có). Ngoài ra còn phải theo dõi doanh thu và giá vốn. (6) Kế toán TSCĐ và nguồn vốn : Theo dõi toàn bộ phát sinh tăng, giảm, hao mòn TSCĐ, XDCB của Công ty. Ra quyết định và hướng dẫn các đơn vị hạch toán theo quy định. Đăng ký mức trích khấu hao với Tổng công ty và hướng dẫn các đơn vị thực hiện trích khấu hao đúng quy định. Lập các báo cáo tăng giảm, hao mòn tài sản, XDCB dở dang, báo cáo kiểm kê tài sản toàn công ty hàng quý, năm theo quy định. Theo dõi toàn bộ phát sinh tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh, nguồn kinh phí hình thành TSCĐ của toàn công ty. Ngoài ra, kế toán còn phải theo dõi công nợ nội bộ (TK 136, TK 336) các đơn vị: XN VLN Quảng Ninh, XN VLN và cảng Bạch Thái Bưởi. (7) Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi tiền lương (TK 334), BHXH, BHYT, KPCĐ (TK 338).Theo dõi , tính toán toàn bộ phát sinh về tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công ty.Tính lương cho công nhân viên toàn công ty và các khoản phải trích theo lương, các khoản thưởng và thanh toán BHXH với công ty. (8) Kế toán chi phí giá thành, vật tư: Tính toán, xây dựng giá bán vật liệu nổ công nghiệp trình các cơ quan chức năng của nhà nước và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Kiểm tra hồ sơ và làm các thủ tục trình hội đồng giá để mua sắm vật tư thiết bị hàng hoá, đầu tư tài sản, sửa chữa...theo quy định. Kiểm tra hồ sơ và làm các thủ tục về thanh lý nhượng bán tài sản, vật tư hàng hoá theo quy định. Tính toán trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho mặt hàng vật liệu nổ của công ty. Ngoài ra còn phải theo dõi công nợ nội bộ (TK 136, TK 336) các đơn vị: XN VLN Sơn La, XN VLN Hà Giang, XN VLN Bắc Thái. (9) Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Theo dõi toàn bộ phát sinh về nguyên vật liệu , công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho. Lập các báo cáo kiểm kê nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho toàn công ty theo quy định. Theo dõi các khoản phải thu, phải trả khác (TK 138, TK338 ) Theo dõi toàn bộ phát sinh các khoản phải thu, phải trả khác (trừ BHXH, BHYT, KPCĐ). Ngoài ra, còn phải theo dõi công nợ nội bộ (TK 136, TK 336 ) các đơn vị: XN VLN Gia Lai, XN VLN Quảng Ngãi. (10) Thủ quỹ kiêm thống kê: Thực hiện thu, phát tiền, theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt.Thực hiện các nghiệp vụ thống kê. Theo dõi các tài khoản phí : TK 641, TK 642. Thông qua việc trình bày cách thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên, ta có thể thấy được sự phân công lao động rất chi tiết trong công tác hạch toán kế toán, các phần việc được chia nhỏ, đồng đều và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mỗi phần hành trong hệ thống kế toán của Công ty. Các chuyên viên kế toán nhờ đó sẽ tập trung tốt hơn cho công việc mà mình đảm nhiệm, kết quả công tác kế toán theo đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn cũng như góp phần điều chỉnh sự tương tác nghiệp vụ giữa các thành viên. Như ta nhận thấy,phần hành kế toán thanh toán không tập trumng vào một kế toán viên nhất định mà công việc này phân bổ cho 3 kế toán khác nhau,điều này giúp cho các kế toán thanh toán tập trung tốt hơn vào chuyên môn, đồng thời thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc. Sơ đồ bộ máy kế toán Tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ kiêm thống kê kKế toán CP, giá thành, vật tư Kế toán tiền lương BHXH Kế toán TSCĐ và nguồn vốn Kế toán thuế Kế toán thanh toán Kế toán các đơn vị thành viên 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Là một doanh nghiệp nhà nước, chế độ kế toán của công ty áp dụng theo quyết định 1141 TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1/11/1995 thực hiện theo chế độ quy định của Bộ Tài chính về hệ thống kế toán Doanh nghiệp và các tài liệu hướng dẫn, sửa đổi bổ sung về chế độ tài chính kế toán. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ “ Nhật ký chứng từ”, được áp dụng thống nhất từ các đơn vị thành viên lên đến công ty. Với hình thức ghi sổ này, công ty đã thiết lập nên cho mình một công cụ tuy có phần hơi phức tạp trong việc hạch toán nhưng mang lại hiệu quả cao trong quản lý chi tiết tới từng phần hành kế toán, tới từng bộ phận nghiệp vụ. Hơn nữa, hầu hết các đơn vị thành viên đều đã được trang bị phần mềm kế toán máy, các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý chứng từ phát sinh tại đơn vị mình, cuối tháng các đơn vị này gửi về phòng kế toán của công ty bảng kê chứng từ được thực hiện theo đúng chế độ kế toán. *Sổ sách kế toán tại công ty gồm có: - Sổ - thẻ chi tiết: Tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc làm căn cứ để ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ. - Bảng kê: gồm 10 bảng kê, được lập cho từng tháng, tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc, cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được chuyển vào Nhật ký chứng từ. - Nhật ký chứng từ: được lập cho từng tháng, căn cứ vào các chứng từ kế toán và các bảng kê, số liệu tổng hợp là cơ sở để ghi sổ cái. - Sổ cái : Sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, phản ánh số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản.Sổ cái chỉ ghi một lần vào cuối ttháng dựa trên số liệu tổng hợp tại các Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Nhật ký chứng từ số 1,2,...,5 Bảng kê số 4 Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Chứng từ gốc Bảng chi tiết, bảng phân bổ Sổ và thẻ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ số 7 Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu * Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Vì công ty là một doanh nghiệp nhà nước nên công ty vẫn sử dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước, ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của BTC và các văn bản bổ sung, bao gồm các chứng từ về lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định,.... Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ “ Nhật ký chứng từ”, được áp dụng thống nhất từ các đơn vị thành viên lên đến công ty. Việc quản lý hoá đơn chứng từ được quy định chung cho các loại chứng từ khác nhau của tất cả các phần hành kế toán, như sau: Tại phòng kế toán của công ty, số liệu sau khi được các kế toán viên lấy từ các chứng từ gốc, các bảng kê phát sinh tại công ty sẽ được máy tính tự động bóc tách, phân loại các giá trị để đưa về Sổ cái và kết chuyển vào cuối kỳ các báo cáo tài chính. Đến cuối mỗi tháng, các kế toán sau khi đã kiểm tra các số liệu được tổng hợp của công ty và của các đơn vị thành viên chuyển các bảng kê chứng từ được thực hiện lên để kế toán công ty tổng hợp số liệu của toàn công ty. Sau đó, in ra một bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ để trình lên kế toán trưởng và giám đốc ký. Các loại chứng từ này đã được thực hiện theo đúng chế độ ban hành từ khâu xác định danh mục chứng từ, tổ chức chứng từ; kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ ; bảo quản, sử dụng, lưu trữ chứng từ tại phòng kế toán, tại các đơn vị thành viên và hủy chứng từ khi đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định. 1.3. Các chính sách kế toán áp dụng: Công tác kế toán của công ty vật liệu nổ công nghiệp được thực hiện theo chế độ của Bộ Tài Chính. Quy trình kế toán được áp dụng thống nhất trong toàn công ty theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính về hệ thống kế toán doanh nghiệp và các tài liệu hướng dẫn bổ sung và sửa đổi về chế độ tài chính kế toán phù hợp với quyết định số1027/QĐ- KTTCTK. a. Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12. b. Đơn vị tiền tệ được thống nhất sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam. Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác tính ra tiền Việt Nam dựa trên tỷ giá của ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm cần chuyển đổi. c. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là theo phương pháp bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = ĐK + Nhập – Xuất d. Công ty áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. e. Hệ thống chứng từ của công ty: Hiện nay, công ty vẫn sử dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhà nước, ban hành theo quyết định số 1141 TC/ CĐCT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính bao gồm các loại chứng từ quy định như: chứng từ về tiền lương, chứng từ về tiền tệ, chứng từ về hàng tồn kho, chứng từ về tài sản cố định,..... Việc quản lý hoá đơn chứng từ được quy định như sau: Tại phòng kế toán của công ty chỉ quản lý các hoá đơn, chứng từ phát sinh tại công ty, còn các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý chứng từ tại đơn vị mình, cuối tháng các đơn vị này phải gửi về phòng kế toán công ty Bảng kê chứng từ. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ ban hành từ khâu xác định danh mục chứng từ, tổ chức lập chứng từ , tổ chức kiểm tra đến bảo quản lưu trữ và huỷ chứng từ. f. Hệ thống tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản được quy định chi tiết tại QĐ số 1027/QĐ/KTTCTK –KT ngày 6/6/2001 của Tổng Công ty Than Việt Nam gồm tất cả các tài khoản cấp I ban hành theo quyết định 1141 TC/CĐTC của Bộ Tài chính và 7 tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Các tài khoản cấp II và III được mở chi tiết thêm một số tài khoản cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. g. Hệ thống báo cáo kế toán: Sau đây là danh mục các báo cáo tài chính phải lập định kỳ theo quý, năm để nộp lên cơ quan tài chính, cục thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, Tổng công ty Than Việt Nam. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối kế toán - Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, định kỳ ( quý, năm) công ty còn phải lập báo cáo quản trị theo yêu cầu để nộp lên cho tổng công ty Than Việt Nam như: Báo cáo trích và sử dụng khấu hao TSCĐ, báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. Phần II: Kế toán chi tiết chi phí sản xuất 2.1. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Công ty Vật liệu nổ công nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước, chuyên kinh doanh mặt hàng thuốc nổ với khối lượng lớn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, vấn đề chi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là mục tiêu sống còn. Xuất phát từ thực tiễn đó, bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng và được quản lý hết sức chặt chẽ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chi phí sản xuất trong công ty được phân loại như sau: a. Phân loại theo yếu tố chi phí: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dụng kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh thì chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự đoán chi phí. Toàn bộ yếu tố chi phí của công ty được phân loại như sau: - Yếu tố chi phí nguyên, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,... sử dụng cho sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị không dùng hết trả lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố nhiên liệu, động lực: là toàn bộ số nhiên liệu, động lực dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số không dùng hết trả lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương và các khoản thu nhập khác: Bao gồm toàn bộ tiền lương và phụ cấp lương theo đơn giá công ty duyệt. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Được trích theo tỷ lệ quy định hiện hành là 15% BHXH, 2% BHYT tính trên quỹ lương cơ bản, 2% KPCĐ tính trên quỹ lương thực trả của công ty. - Yếu tố khấu hao TSCĐ : Phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh. - Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ của chi phí cho từng đối tượng. Các khoản mục của chi phí bao gồm: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của chế độ hiện hành. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm lao vụ, dịch vụ. Đây là những chi phí thuộc phạm vi phân xưởng, các bộ phận sản xuất của công ty. 2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp mới giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. ở công ty Vật liệu nổ công nghiệp, việc sản xuất thuốc nổ được tiến hành theo quy trình khép kín, tự động hoá cao trên các dây truyền sản xuất. Xuất phát từ những đặc điểm thực tế của công ty là chỉ sản xuất một số ít sản phẩm với số lượng lớn, sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có, mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên dây truyền công nghệ riêng biệt thuộc một phân xưởng khác nhau. Do đó, kế toán công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là sản phẩm thuốc nổ được sản xuất trên mỗi dây truyền sản xuất riêng biệt. 2.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất. 2.2.1. Chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất a. Chứng từ của kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty Vật liệu nổ công nghịêp là công ty chuyên sản xuất thuốc nổ với khối lượng lớn. Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất thuốc nổ là Nitơrat Amôn và một số chất khác như dầu Diezen, phụ gia Angel,... cùng tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm thuốc nổ theo đúng tỷ lệ quy định. Để phân biệt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Biên bản kiểm kê vật tư ( Mẫu 08 - VT) - Giấy đề nghị lĩnh vật tư - Biên bản kiểm nghiệm mẫu riêng - Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT) - Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, vật liệu phụ phát sinh trong kỳ dùng trực tiếp cho sản xuất. + Kế toán căn cứ vào “Phiếu đề nghị lĩnh vật tư” của phân xưởng sản xuất để lập “ Phiếu xuất kho”. Phiếu xuất kho được làm 3 liên: Liên 1 được kèm theo phiếu đề nghị lĩnh vật tư được lưu lại tại phòng kế toán; Liên 2 chuyển cho thủ kho để xuất vật tư ; Liên 3 chuyển cho bộ phận sản xuất để nhận vật tư và đối chiếu với phiếu đề nghị lĩnh vật tư cuối tháng. Để đảm bảo cung cấp thông tin hàng ngày và tuần kỳ, Công ty tính giá vốn thực tế của nguyên, vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn đã nói ở trên Với các loại vật liệu khác nhau như dầu Diezen, dầu mỡ bôi trơn, bao bì đóng gói cũng được xuất dùng như trên với phiếu xuất kho riêng theo từng kho vật liệu, công cụ dụng cụ. + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mở mỗi tháng một lần, được dùng để phản ánh giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng. Cơ sở để lập bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ ( Bảng phân bổ số 2) là căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu. Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế phản ánh trên bảng phân bổ số 2 theo từng đối tượng sử dụng làm căn cứ để ghi vào bên Có các TK 152, TK 153 của các bảng kê, Nhật ký chứng từ và Sổ kế toán liên quan, đồng thời số liệu trên bảng phân bổ này còn làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ( Biểu 2) Các chứng từ gốc cơ bản là các phiếu xuất kho đã được kiểm tra tính hợp lệ và phân loại theo từng đợt, từng dây truyền sản xuất được theo dõi trên bảng kê chi tiết vật liệu xuất ( Biểu 3) Chứng từ gốc ( Phiếu xuất kho) là căn cứ để lập các sổ kế toán chi tiết. Trong phần hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, các sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ kế toán chi tiết TK 621- PX1: Phân xưởng sản xuất AH1 ( Biểu 4) Sổ kế toán chi tiết TK 621- PX2: Phân xưởng sản xuất ZECNO ( Biểu 5) Sổ kế toán chi tiết TK 621- PX3: Phân xưởng sản xuất ANFO thường (Biểu 6) Sổ kế toán chi tiết TK 621- PX4: Phân xưởng sản xuất ANFO chịu nước (Biểu 7) b. Chứng từ của kế toán chi phí nhân công trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng cấu thành nên chi phí sản xuất của công ty. Nó bao gồm: lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp để tập hợp chi phí Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là: Bảng chấm công (Biểu 9) Bảng thanh toán tiền lương ( Biểu 10) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( Biểu 11) Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để làm căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 622. Sổ chi tiết TK 622 – PX1 ( Biểu 12) Sổ chi tiết TK 622 – PX2 ( Biểu 13) Sổ chi tiết TK 622 – PX3 ( Biểu 14) Sổ chi tiết TK 622 – PX4 ( Biểu 15) c. Chứng từ của kế toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung là: - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Các chứng từ phản ánh chi phí mua ngoài như các hoá đơn mua hàng, các chứng từ : Phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng. Các chứng từ nêu trên cùng với các bảng phân bổ sẽ được làm căn cứ để vào sổ kế toán chi tiết TK 627. Sổ kế toán chi tiết TK 627- PX1: Phân xưởng sản xuất AH1 ( Biểu 18) Sổ kế toán chi tiết TK 627- PX2: Phân xưởng sản xuất ZECNO ( Biểu 19) Sổ kế toán chi tiết TK 627- PX3: Phân xưởng sản xuất ANFO thường (Biểu 20) Sổ kế toán chi tiết TK 627- PX4: Phân xưởng sản xuất ANFO chịu nước (Biểu 21) 2.2.2. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất. 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty Vật liệu nổ công nghịêp là công ty chuyên sản xuất thuốc nổ với khối lượng lớn. Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác khoản mục này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất thuốc nổ là Nitơrat Amôn và một số chất khác như dầu Diezen, phụ gia Angel,... cùng tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm thuốc nổ theo đúng tỷ lệ quy định. Hàng năm, dựa vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, phòng kế hoạch sẽ xác định ra số nguyên vật liệu cần thiết phải mua trong kỳ là bao nhiêu? Vì vật liệu nổ là một mặt hàng đặc biệt nên nó đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật tương đối cao, phải tuân theo những quy định chặt chẽ và quy trình kiểm tra rất nghiêm ngặt, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, khâu lưu trữ cho đến khâu xuất dùng đều phải qua bộ phận kiểm tra, đánh giá. Do đó, nguyên vật liệu khi mua về đều phải đem nhập kho để kiểm tra chất lượng và nó chỉ được xuất dùng theo đúng tỷ lệ quy định phối trộn ở từng đợt sản xuất. Cứ sản xuất hết mỗi đợt mới được phép xuất dùng nguyên vật liệu cho đợt sản xuất tiếp theo.Việc đánh giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được áp dụng theo giá bình quân ( kỳ dự trữ): Giá thực tế vật liệu Giá thực tế VL tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ xuất dùng Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ Căn cứ vào số liệu trên phiếu xuất kho vật tư để kế toán lập các sổ kế toán chi tiết với từng phân xưởng: Nợ TK 621- PX3 : 90.320.000 Có TK 1521 : 90.320.000 Với các loại vật liệu khác nhau như dầu Diezen, dầu mỡ bôi trơn, bao bì đóng gói cũng được xuất dùng như trên với phiếu xuất kho riêng cho từng kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Mỗi tháng một lần, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ này cho các đối tượng sử dụng. Khi đã xác định được số nguyên vật liệu cần thiết cho từng đợt sản xuất, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: Công ty Vật liệu nổ CN Mẫu số 02 – VL Địa chỉ: Ngõ 1- Phan Đình Giót Ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐBT Bộ tài chính Ngày 1/11/1995 – Bộ tài chính Phiếu xuất kho Tháng 09 năm 2005 Nợ TK 621 : 90.320.000 Có TK 154 : 90.320.000 Họ và tên người nhận hàng: Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất thuốc nổ ANFO thường Xuất tại kho: Vật tư A STT Tên quy cách, phẩm chất vật tư hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) A B C D 1 2 3 4 1 Nitơrat Amôn Kg 1000 3087 3.087.000 2 Phụ gia Angel Kg 1000 2296 2.296.000 ........ ..... ..... ....... ........ Cộng 90.320.000 Phụ trách bộ phận Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho sử dụng Biểu 1: Trích phiếu xuất kho vật tư Cơ sở giúp kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là các chứng từ xuất kho vật liệu. Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được kế toán lập như sau: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 09 năm 2005 Đơn vị : Đồng Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng TK 1521 TK 1522 TK 1523 Cộng Có TK 152 TK 153 TK 621”CPNVLTT” 2.063.778.775 215.010.511 2.278.789.286 - Sp AH1 380.697.318 40.497.768 421.195.086 - Sp ZECNO 392.481.027 45.281.434 437.762.461 - Sp ANFO thường 723.511.618 74.421.720 797.933.338 - Sp ANFO chịu nước 567.088.812 54.809.589 621.898.401 TK 627 “CPSXC” 81.644.465 44.744.489 126.388.954 11.563.450 - Sp AH1 13.987.542 8.012.682 22.000.224 2.249.920 - Sp ZECNO 16.653.581 9.065.312 25.718.893 2.667.459 - Sp ANFO thường 26.691.759 14.680.932 41.372.691 3.417.187 - Sp ANFO chịu nước 24.311.583 12.985.563 37.297.146 3.228.884 TK 641 “CPBH” 40.427.952 14.329.968 54.757.920 18.055.682 Tổng cộng 2.063.778.775 337.082.928 59.074.457 2.459.936.160 29.619.132 Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Thông qua bảng phân bổ này ta thấy: Giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế và nó được chi tiết cho từng đối tượng sử dụng, làm căn cứ để ghi bên Có TK 152, 153 của các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ kế toán có liên quan. Đồng thời số liệu trên bảng phân bổ này còn là căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Từ các chứng từ gốc cơ bản là các phiếu xuất kho đã được kiểm tra tính hợp lệ và phân loại theo từng đợt trong dây truyền sản xuất, được theo dõi trên bảng kê chi tiết vật liệu xuất ( Biểu 3) Biểu 3 : Bảng kê chi tiết vật liệu xuất tháng 5 năm 2005 Ngày tháng SHCT Ghi nợ TK Ghi Có TK AH1 ZECNO ANFO thường ANFO chịu nước CP bán hàng 621 627 621 627 621 627 621 627 641 1/5 120 113.990.476 113.990.476 1/5 121 10.631.674 10.631.674 1/5 122 5.910.384 5.910.384 2/5 123 54.385.331 54.385.331 2/5 124 5.785.395 5.785.395 2/._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32730.doc
Tài liệu liên quan