Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì: ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ gốc 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 UBND Uỷ ban nhân dân 3 CPSX Chi phí sản xuất 4 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 6 CPSXC Chi phí sản xuất chung 7 NVL Nguyên vật liệu 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 XDCB Xây dựng cơ bản 10 BHXH Bảo hiểm xã hội 11 BHYT Bảo hiểm y tế 12 KPCĐ Kinh phí công đoàn 13 CCDC Công cụ dụng cụ 14 QLDN Quản lý doanh ngiệp 15 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT Biểu, sơ đồ Tên bảng biểu 1 Sơ đồ 01 Bộ máy quản lý của Công ty TNHH thép cửu long 2 Sơ đồ 02 Tổ chực bộ máy kế toán của Công ty TNHH thép cửu long 3 Sơ đồ 03 Trình tự ghi sổ kế toán 4 Sơ đồ 04 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tham khảo 5 Biểu 1 Phiếu xuất kho 6 Biểu 2 Bảng kê xuất dùng NVL cho phân xưởng 7 Biểu 3 Sổ nhật ký chung 8 Biểu 4 Sổ tổng hợp phát sinh NVL theo vụ việc 9 Biểu 5 Bảng tổng hợp xuất vật tư 10 Biểu 6 Sổ chi tiết tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp “ 11 Biểu 7 Sổ cái tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp “ 12 Biểu 8 Bảng chấm công 13 Biểu 9 Bảng thanh toán lương quản ly đội 14 Biểu 10 Sổ tổng hợp phát sinh NCTT theo vụ việc 15 Biểu 11 Sổ cái tài khoản 622 “chi phí NC trực tiếp “ 16 Biểu 12 Sổ chi tiết tài khoản 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng “ 17 Biểu 13 Sổ chi tiết tài khoản 6273 “chi phí dụng cụ sản xuất “ 18 Biểu 14 Sổ chi tiết tài khoản 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài “ 19 Biểu 15 Sổ cái tài khoản 627 “chi phí SXC “ 20 Biểu 16 Sổ chi tiết tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” 21 Biểu 17 Sổ cái tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” 22 Biểu 18 Bảng tổng hợp giá thành và kết quả kinh doanh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………..…………………………………………6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÉP CỬU LONG VIỆT TRÌ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì………………………………..……………………………… 8 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì…………………………………………………………………………… 8 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì…………………………………..………………………… 15 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty............................………… 15 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại và quy trình công nghệ…………17 Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán tại Công ty…………………… ….. 20 Tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………20 Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty………………………………23 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty……………………………23 Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty……………..……………24 Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty…………………… …….24 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty TNHH …….…………24 Chính sách kế toán áp dụng liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty…………………………… ………25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP CỬU LONG VIỆT TRÌ 2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại Công ty……………………………27 2.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất tại Công ty…………… 27 2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất của Công ty……………………….… .......27 2.1.3 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất…………. . …28 2.1.3.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất………………….…… .........….28 2.1.3.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất…………………… .........…29 2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Công ty……………………… ......30 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…....……………………… ..……..30 2.2.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………...…… .....…..30 2.2.1.2 Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu…………..…… .....…..30 2.2.1.3 Chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…………………………………………………………………………...30 2.2.1.4 Tài khoản sử dụng…………………………………………..…….. …32 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp…………………………..…. …………38 2.2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí nhân công trực tiếp……….… ......…..38 2.2.2.2 Chứng từ sử dụng khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.........…38 2.2.2.3 Tài khoản sử dụng......………………………….…….. ............…..40 2.2.2.4 Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp……….……. .....….40 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung……………………………………………….44 2.2.3.1 Đặc điểm kế toán CPSXC phát sinh tại Công ty……………..44 2.2.3.2 Chứng từ sử dụng khi tập hợp chi phí sản xuất chung.........…...44 2.2.3.3 Tài khoản sử dụng…………………………………….. ............…..44 2.2.3.4. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung tại công ty..............45 2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất……………………..………… ..........…..51 2.2.4.1 Tài khoản sử dụng…………………………………….. ............…...51 2.2.4.2 Nội dung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất……………………. 52 2.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì…………………………………………………………………………………………………………………………………..52 2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm…………………………………………. 52 2.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm……………………..…………………….……. ….53 2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm……...…..…………………..………. 53 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẢM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP CỬU LONG VIỆT TRÌ 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì…………………………..……………………………………………… 57 3.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì………………………… 58 3.2.1 Những ưu điểm……………………………………………..………. …….58 3.2.2 Những nhược điểm…………………………………………..…….. ……60 3.4 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...…………………………………………………..……...61 KẾT LUẬN………………………………………………………………. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….. ……..66 LỜI MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày một tăng cũng như để đáp ứng sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm hiện nay là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được coi là một khâu trung tâm của công tác kế toán mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho các doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất sao cho được xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề đó mức tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra theo đúng chế độ của Nhà nước. Hiện nay, chúng ta đang bước vào nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá kết hợp với sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành hợp lý, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy sản phẩm công nghiệp nặng quyết định đến sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác. Với tất cả ý nghĩa như vậy, cùng với thời gian thực tập ở Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì. Được sự hướng dẫn của thầy giáo Thạc sỹ Trương Anh Dũng và sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì, em thấy vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật, cần phải được các nhà quản lý và hạch toán quan tâm. Với vốn kiến thức đã được học và tích luỹ trong nhà trường, kết hợp với các tài liệu đọc thêm, em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì”. Nội dung của bài viết gồm có những phần chính sau: Chương 1: Tổng quan về Công Ty TNHH thép cửu long Việt Trì Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã kết hợp giữa lý luận đã được học ở truờng với thực tiễn tại đơn vị để giải quyết vấn đề về công tác kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Nhưng do thời gian có hạn, chưa nắm bắt được nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Tạ Thị Thanh Hà CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÉP CỬU LONG VIỆT TRÌ Đặc điểm sản xuất kinh doanh tai của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì, tiền thân của đơn vị là Công ty TNHH Xây lắp Điện Nước Hải Hà được thành lập từ ngày 19-7-1995 theo quyết định số: 1272/QĐ-VB ngày 19-7-1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Theo quyết định trên thì Công ty TNHH Xây lắp điện nước Hải Hà có ba sáng lập viên. Vống điều lệ của Công ty tại thời điểm đó là: 312.000.000,đ. Ngành nghề kinh doanh của Công ty được đăng ký tại đơn vị của tỉnh giao trách nhiệm cấp phép quản lý và theo dõi gồm có: Xây dựng dân dụng nhà cấp 3, cấp 4 từ 1 đến 3 tầng; trang trí nội thất công trình; lắp đặt điện, nước trong nhà. Ngay sau khi được UBND tỉnh quyết định thành lập Công ty đã đi vào hoạt động. Có thể nói đây là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp loại vừa và nhỏ, phù hợp với giai đoạn thực hiện những chủ chương của Đảng và Nhà nước giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới theo nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ…. Ngay từ những năm đầu Công ty đã thực sự phát huy được tổng hợp các nguồn lực của đơn vị, với sự quản lý toàn diện theo quy chế tự quản không bị chi phối ràng buộc cho nên đơn vị đã phát triển được thị trường trong nhiệm vụ xây lắp những công trình vừa và nhỏ phù hợp với khả năng, năng lực của đơn vị. chính từ đó mà đơn vị đã duy trì và phát triển. Ngay từ giai đoạn đầu Công ty được thành lập đã đạt được ba mục tiêu: - Đáp ứng yêu cầu giai đoạn đầu của thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới. - Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của đơn vị đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường đối với ngành xây dựng. - Phát huy được tính tư duy, sáng tạo, chủ động tập hợp được các nguồn lực để tạo dựng cơ sở vững chắc làm nền móng để phát triển Công ty trong những năm tiếp theo. Công ty đã thực hiện được những mục đích đó là nhiệm vụ hàng đầu, song điều qua trọng nhất là đã duy trì và phát triển được nguồn vốn của Công ty. Đây chính là yêu cầu của bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng phải phấn đấu đạt được là đồng vốn phải phát triển năm sau cao hơn năm trước. Ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động tuy thời gian không dài nhưng Công ty đã thực sự tạo nên được thế đứng của đơn vị tròng và ngoài khu vực trong lĩnh vực xây lắp. Đơn vị đã thực sự phát huy được mọi nguồn lực để củng cố xây dựng và phát triển đơn vị phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và đất nước của thời kỳ đổi mới. Trước những bước đi vững trắc của Công ty trong mọi hoạt động từ khâu tổ chức đến khâu quản lý tổ chức hoạt động kinh donah đạt hiệu quả cao, thực sự đã xây dựng được thương hiệu đối với ngành xây lắp điện nước. Từ nền tảng chính là danh dự, uy tín đối với khách hàng, chủ đầu tư cho nên Công ty đã mở rộng được thị trưởng sản xuất kinh donah ngoài khu vực đóng quân. Thị trường đã mở ra các tỉnh lân cận. Để đáp ứng với nhu cầu thị trường đã mở đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị trong việc mở rộng ngành nghề trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngày 21 tháng 3 năm 1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định đổi tên Công ty điện nước Hải Hà thành Công ty TNHH Xây lắp điện nước Hải Hà. Để đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với chế độ chính sách và những quy định của Nhà nước đã ban hành. Công ty đã đăng ký thêm những ngành nghề kinh doanh mới. Ngoài những ngành nghề đã đăng ký hoạt động trong những năm đầu thành lập Công ty đã được đăng ký kinh doanh thêm hai ngành nghề chính đó là: 1. Xây dựng các công trình công nghiệp; 2. Dịch vụ vật liệu xây dựng. Sau khi được phê duyệt đổi tên Công ty và bổ sung ngành nghề kinh doanh, Đơn vị tăng cường củng cố lực lượng, kiện toàn lại tổ chức của Công ty đồng thời tập chung vào nhiệm vụ quản lý toàn diện của đơn vị nhất là khâu kỹ năng nghề nghiệp cùng với việc đổi mới công tác quản lý giao quyền từ chủ trong sản xuất kinh doanh cho từng đơn vị trong công ty trong mỗi nhiệm vụ, lĩnh vực. Chính vì vầy đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Côn ty trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh của đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, cùng với việc động viên khuyến khích được lực lượng lao động trực tiếp sản xuất. Có thể nói giai đoạn này người công nhân đã có nhiều sáng kiến kỹ thuật, hiến kế đưa năng suất lao động lên cao, thu nhập ngày càng tăng lên đảm bảo được mức sinh hoạt và tái tạo sức lực phục vụ tốt. Do vậy đã thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ kỹ huật chuyên môn nghiệp vụ giỏi tình nguyện đến với Công ty cùng với lực lượng công nhân kỹ thuật có trình độ thợ bậc cao càng tạo nên sức mạnh vững trắc về nguồn nhân lực.Từ đó Công ty đã phát triển sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm. Cùng với việc tăng nhanh doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Do quá trình tổ chức, chỉ đạo và điều hành của Công ty có tính đồng bộ, đồng thuận cao cùng với việc quản lý chặt chẽ toàn diện. Vì vậy mà Công ty TNHH Xây lắp Điện Nước Hải Hà đã khẳng định thế đứng của Công ty đối với nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp trong 5 thành phần kinh tế chính thời kỳ này đã thực sự chứng minh rõ được chủ trương, định hướng phát triển của Công ty đã được xác định đúng hướng, hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và của nhà nước theo đường lối phát triển kinh tế của đất nước theo đường lối phát triển kinh tế của đất nước nói chung và trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh của khu vực và của địa phương. Quá trình hoạt động trong sản xuất kinh doanh của Công ty với chức năng, nhiệm vụ có tính chất đa ngành, đa nghề trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, Công ty đã thấy rõ được vai trò trách nhiệm của đơn vị cần phải làm để Công ty tồn tại và phát triển đúng hướng một cách vững chăc đó là: - Tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để phát huy tốt thế mạnh của Công ty trong quá trình tổ chức chế tạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. - Trong quá trình chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đơn vị đã thực sự có những tư duy mới luôn bám sát vào su thế phát triển của nền kinh tế theo chủ trương của đảng và chính sách của nhà nước. Đó là xác định được bước đi đúng hướng, vững chắc phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. - Tăng cường đầu tư công tác tổ chức quản lý của Công ty phù hợp với nền kinh tế thị trường, luôn gắn lợi ích của tập thể với lợi ích của cá nhân. Vì vậy đã không ngừng duy trì, phát triển toàn diện cả thể và lực của Công ty đối với xã hội nói chung và khách hàng là đối tác của Công ty nói riêng khắp các miền của đất nước, từ nam trí bắc, kể cả Hải đảo và miền núi xa sôi, cùng với nước bạn Lào và Cămpuchia. Chính từ những yếu tố tích cực đó mà Công ty đã có rất đông người đã tự giác, tình nguyện tham gia đăng ký góp vào cùng Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ngày 07 tháng 01 năm 2001 Công ty TNHH xây lắp điện nuớc Hải Hà đã hình thành theo luật doanh nghiệp được đổi tên là: Công ty CP xây lắp điện nước Hải Hà. Theo giấy phép kinh doanh số: 1803000012 ngày 12 tháng 09 năm 2001. Trụ sở chính của Công ty được đặt tại số nhà: 084 đường Hai Bà Trưng, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Số cổ đông tham gia là6 thành viên. - Vốn điều lệ hoạt động là: 11.775.125.000 đ (Mười một tỷ bảy trăm bảy năm triệu một trăm hai năm ngàn đồng chẵn) - Ông: Phạm Quang Nhuận được đại hội cổ đông bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty. - Ngành nghề kinh doanh: Đã được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 07 tháng 01 năm 2002 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần: Số 1803000023. Đăng ký lần 6 ngày 07 tháng 07 năm 2003. Đăng ký lần 7 ngày 29 tháng 10 năm 2003. Có 7 ngành nghề chính trong các lĩnh vực: xây dựng cơ bản - công nghiệp - giao thông vận tải thuỷ lợi - giáo dục mầm non và dịch vụ thương mại. Có thể nới Công ty đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính chất đa ngành và đa nghề, đã lĩnh vực. Đây là một đầu mốc quan trọng đánh dấu một bước trưởng thành của Công ty trong nền kinh tế nhiều thành phần tham gia. Qua hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực đã và càng khẳng định những bước đi vững chắc và đúng hướng theo đã phát triển của nền kinh tế của đất nước. - Xuất phát từ những yêu cầu đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của một Công ty cổ phần với mục tiêu đạt mức tăng trưởng cộng với việc đảm bảo tính vững chăc trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, phù hợp với đường lối chính sách của đảng và của nhà nước, đồng thời để phát huy trí tuệ của Hội nghị cổ đông của Công ty cổ phần xấy lắp điện nước Hải Hà. Công ty đã quyết đinh đầu tư sang lĩnh vực sản xuất côn gnhiệp và dịch vụ. Đây là chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển nênd kinh tế của tỉnh Phú Thọ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép tỉnh được phát triển các khu Công nghiệp trong tỉnh. Từ những nội dung được UBND tnhr côn bố đối với các thành phân kinh tế tham gia đầu tư vào các khu công nghiệp được hưởng những ưu đãi trong quá trình đầu tư nhất là khu công nghiệp Thụy Vân. Công ty đã có thế đứng vững chắc ở tại khu vực của thành phố Việt Trì và tỉnh Phú Thọ cùng với những lợi thế về ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Thụy Vân. Vì vây Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất và tiêu thụ thép phục vụ cho ngành xây dựng và các thành phần kinh tế khác chó nhu cầu vật tư, vật liệu xây dựng. Từ những quyết định táo bạo, kịp thời của ban lãnh đạo Công ty đã được UBND tỉnh cùng các ban ngành của tỉnh Phú Thọ chấp thuận. Công ty Cổ phần xây lắp Điện Nước Hải Hà đã hình thành nhà máy sản xuất kinh doanh thép các loại tại Khu công nghiệp Thụy Vân. Với quy hoạch xây dựng là 4,3ha nằm trong lô 3 Khu công nghiệp Thuỵ Vân thanh phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Có thể nói đây là Khu Công nghiệp của tỉnh được nhà nước quan tâm, Ban quản lý Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Quyết định của Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy điện nước Hải Hà đã tập chung vào nhiệm vụ xây dựng cơ bản: từ năm 2003 đến cuối năm 2004 Doanh nghiệp hoàn thành xây dựng cơ bản giai đoạn 1. Công ty đã lắp đặt dây truyền công nghệ cán nguội, sản phẩm của dây truyền gồm các loại thép hình: thép hộp, thép U, thép V và các loại thép ống nhiều chủng loại và kích cỡ phục vụ cho xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và trang trí nội thất và các đường ống dẫn nước trong sản xuất công nghiệp và dân dụng, sinh hoạt khác. Sau khi kết thúc giai đoạn 1 đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật Công ty tiếp tục lập dự án đầu tư dây truyền công nghệ cán nóng giai đoạn 2. Với tinh thần quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo Công ty đối với nhiệm vụ đổi mới trong chiến lược tổ chức chế tao sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Để đảm bảo cho những bước đi vững chắc, đồng thời để thực hiện đồng bộ nhiệm vụ kế hoạch ở tất cả các lĩnh vực mà Công ty đi triển khai. Cũng như để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty. Để thực hiện tốt những yêu cầu đó Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức triển khai hợp tác liên doanh với các đối tác để tạo thành nguồn vốn đáp ứng với nhiệm vụ đầu tư lớn hơn, nhanh hơn và mạnh hơn. Đến năm 2006 Công ty Đầu tư và thương mại Cửu Long Vinashin đã hợp tác cùng Công ty Hải Hà góp vốn đầu tư và thành lập Công ty có tính pháp nhân theo luật doanh nghiệp lấy tên là Công ty TNHH thép Cửu Long VT. - Có trụ sở chính: Lô 3 Khu công nghiệp Thụy Vân - Việt Trì - Phú Thọ. - Vốn điều lệ : 14.500.000.000,đ - Hội đồng thành viên gồm có : Hai đại diện pháp nhân. Công ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Hải Hà do ông : Phạm Quang Nhuận làm đại diện. Công ty Đầu tư Thương mại Cửu Long Vinashin do ông Nguyễn Tuấn Dương làm đại diện. Công ty đã đăng ký kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp. Do sở Kế hoạch và Đẩu tư tỉnh Phú Thọ cập theo quyết định số: 1802000647, ngày 9 tháng 10 năm 2006. Ngành nghề kinh doanh: 1. Sản xuất và kinh doanh thép các loại; 2. Khai thác và chế biến khoáng sản; 3. Kinh doanh và dịch vụ đường thuỷ, đường bộ; 4. Kinh doanh vật tư và may móc thiết bị đường bộ; 5. Tư vấn và lắp đặt thiết bị công nghiệp và chuyển giao công nghệ; 6. Sản xuất ván gỗ nhân tạo; 7. Gia công và sản xuất các cấu kiện kim loại. Ngày 16 tháng 10 năm 2006 Hội đồng thành viên đã họp và có quyết định về việc đầu tư dây truyền luyền và cán thép tại nhà máy thép thuộc Khu công nghiệp Thụy Vân thành phố Việt Trì. Đây là một nhà máy sản xuất thép đầu tiên được lắp đặt tai tỉnh Phú Thọ. Sản lượng sản xuất của nhà máy hàng năm cung cấp cho nhu cầu xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh cũng như nguồn nguyên liệu cho nhà máy sản xuất thép khác trong cả nước ở dạng phôi. Dây truyền sản xuất loại thép cán nóng hiện nay Công ty đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng. Đây là một dây truyền công nghệ luyện cán thép được nhập khẩu từ nước ngoài, phù hợp với yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế trong giai đoạn hiện nay và cho những năm tiếp theo. 1.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thép Cửu Long Việt Trì 1.1.2.1_Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý Công ty Chủ tịch Hội đông thành viên Giám đốc Công ty P. GĐ phụ trách kỹ thuật - Công nghệ Trưởng ban Tài chính – Kế toán P. GĐ phụ trách Sản xuất Trưởng phòng Kinh doanh Bán hàng Mar Ket ting Nguyên, nhiên liệu Kỹ thuật -Công nghệ Kiểm tra chất lượng SP Chất lượng SP, ISO KT TSCĐ Đầu tư KT Ngân hàng, tiền mặt KT Thuế, vật tư … Kế toán tổng hợp Căn cứ vào điều kiện sản xuất của Công ty hoạt động có tính chất đa ngành, đa nghề và ở nhiều lĩnh vực theo nhiệm vụ kế hoạch. Căn cứ vào tổ chức của loại hình doah nghiệp ở dạng vừa và nhỏ. Vì vậy Công ty đã hình thành bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh rất gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện và tính chất sản xuất cũng như hàng hoá sản phẩm của các đơn vị trong công ty sản xuất được. Từ thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty đã thể hiện nổi bật ở những điểm sau: - Phương thức tổ chức bộ máy quản lý có hệ thống từ cấp phòng kinh doanh tổng hợp của Công ty ở dưới là các bộ phận được thực hiện theo quy định có phân cấp. - Về chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý: a) Quảng bá giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tiếp thị được đến với khách hàng có nhu cầu cung cấp, tiêu thụ sản phẩm. b) Bảo hành bảo trì tập hợp, nắm bắt mọi thông tin có liên quan đến sản phẩm ra thị trường và nhu cầu của thị trường và khách hàng để báo cáo về phòng và ban lãnh đạo Công ty. c) Chịu trách nhiệm trước phòng và ban lãnh đạo Công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cả về số lượng hang cũng như lĩnh vực tài chính. d) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các bộ phận được phòng phân cấp chính sách khuyến mại đối với khách hàng. đ) Kế quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh được gắn liền với quyền lợi của người được giao nhiệm vụ. Công ty có quy định cụ thể về tỷ lệ được hưởng theo chế độ lương hàng tháng cộng với thưởng theo kết quả công việc. 1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ Công ty TNHH thép Cửu Long là một đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm công nghệ luyện và cán thép cho nên có những đặc điểm riêng so với ngành khác. Song đều tuân thủ theo nguyên tắc một thủ trưởng. Vì vầy mà Công ty đã và đang thực hiện mô hình tổ chức sản xuất theo chuyên ngành sản xuất công nghiệp. Hệ thống tổ chức sản xuất thực hiện đảm bảo tính chuyên nghiệp, việc chỉ đạo, quản lý, giám sát, kiểm tra được phân cấp theo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ thuộc phòng Kỹ thuật - Công nghệ theo phân cấp của Giám đốc Công ty. - Xưởng trưởng, quản đốc phân xưởng cùng kỹ thuật phân xưởng chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ vận hành dây truyền công nghệ sản xuất đạt được yêu cầu về kỹ thuật, sản lượng, chất lượng sản phẩm. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Khi lắp đặt dây truyền công nghệ Công ty đã tính toán cụ thể ở các yếu tố: a) Vốn đầu tư cho dây truyền công nghệ b) Diện tích nhà xưởng c) Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động cho dây truyền công nghệ. Từ những yếu tố cơ bản đó cho nên dây truyền công nghệ của công ty lắp đặt có đặc điểm là Dây truyền công nghệ hoạt động bán tự động. Các công đoạn trong dây truyền từ đầu đến cuối dây truyền, mỗi công đoạn đều có công nhân kỹ thuật đứng máy vận hành. Trong một công đoạn có thể tự động hoá, nhưng toàn bộ dây truyền có công đoạn phải sử dụng lực lượng thủ công (như khâu cấp liệu đầu vào, khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra). Dây truyền cán thép hình nguội: - Đầu vào là tôn tấm cuộn có chiều dầy 0,45 đến 2,5 ly tiếp theo là công đoạn cắt tôn theo yêu cầu quy cách của sản phẩm theo tấm bản để đưa vào công nghệ cán. - Tiếp đó là hệ thống máy cán tạo hình dáng kích thước theo yêu cầu . - Tiếp theo là công đoạn cắt sản phẩm theo yêu cầu về kích thước và chiều dài. - Cuối cùng là công đoạn đóng gói theo bó sản phẩm đã quy định. Đặc điểm thị trường và sản phẩm Trước khi xây dựng dự án Công ty TNHH thép Cửu Long VT đã có khảo sát thị trường làm cơ sở để tiêu thụ sản phẩm vị vậy Công ty đã thực hiện công tác xây lắp theo tiến độ để đáp ứng yêu cầu của dự án. Kết quả đó đã đem lại hiệu quả kinh tế. Từ đó đã thực hiện được hai đặc điểm: a. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường khá rộng ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tỉnh còn cung cấp cho các tỉnh phía Bắc lân cận, phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng cơ bản, hoàn thiện trang trí nội thất. b. Đặc điểm của sản phẩm Phù hợp thị hiếu người tiêu dùng cũng như nhiệm vụ cung cấp cho công tác hoàn thiện các công trình xây dựng cơ bản. Sản phẩm còn thay thế vật liệu bằng gỗ, sản phẩm đã khắc phục được tuổi thọ công trình lâu bền, đẹp và nhẹ. Một số chỉ tiêu mà công ty đạt được trong 2 năm gần đây: Đơn vị: 1000đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % 2007/2006 1 Tổng doanh thu 23.142.763 46.903.798 202 2 Giá vốn hàng bán 23.025.244 44.317.051 192 3 Chi phí QLDN 2.507.352 3.043.344 121 4 Nộp ngân sách 176.568 190.270 107 5 Tổng quỹ tiền lương 468.853 615.245 131 6 Thu nhập BQ/CN 14.647 16.832 115 7 Lợi nhuận thuần 9.841 10.737 109 Thông qua bảng số liệu ta thấy: Tổng doanh thu năm 2007 tăng 202% so với năm 2006. Giá vốn hàng bán tăng 192%. Nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận thuần, quỹ tiền lương và thu nhập bình quân của công nhân đều tăng so với năn 2006. Với thực trạng trên, có thể thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển, mức độ tăng chênh lệch giữa các năm tương đối cao và tăng đều giữa các chỉ tiêu. Điều này cho thấy Công ty sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.2.1_Tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm và tính chất sản xuất kinh doanh cả Công ty theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cho phù hợp với đặc điểm đó Côn gty đã có phân cấp quản lý khá chặt chẽ. Trong quá trình tổ chức, triển khai các công việc, các phòng ban có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia giải quyết công việc chung của công ty có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng phòng mình phụ trách. Đặc điểm của công tác quản lý tài chính của công ty đã thể hiện rõ các đặc điểm sau: - ở giai đoạn đầu mới thành lập Công ty công tác quản lý tài chính đều tập trung về Công ty quản lý chỉ đạo và chi phối, các đơn vị phụ thuộc đều hạch toán báo sổ, cấp Công ty chịu trách nhiệm hạch toán và chi phối cấp dưới về số liệu và tập hợp kết quả số lượng trong quá trình thực hiện công tác sản xuất kinh doanh - Ở giai đoạn thứ 2 khi Công ty đã phát triển rộng ở nhiều lĩnh vực thì có phân cấp những bộ phận được hạch toán độc lập có những bộ phận trong sản xuất kinh doanh phức tạp quản lý tài chính hạch toán phụ thuộc. Kết quả đó phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán và cân đối về mặt tài chính. - Đến giai đoạn hiện nay, là một đơn vị Cổ phần việc hạch toán tài chính được phân cấp từng đối tượng rõ ràng các đơn vị tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất và kinh doanh. Những kết quả kinh doanh đều tập trung về Công ty. Phòng tài chính - Kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc thực hiện đầu đủ theo luật tài chính đã ban hành. Hoạt động tài chính của Công ty có quy chế riêng được cụ thể hoá phù hợp với đặc thù của Công ty hoạt động đa ngành, đa nghề ở nhiều lĩnh vực. Ban tài chính kế toán gồm 07 người, trong đó một kế toán trưởng (Trưởng ban Tài chính- Kế toán) chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực Tài chính cũng như tham mưu đưa ra sách lược Tài chính cho hoạt động của Công ty. Kế toán tổng hợp tập hợp số liệu của các phần hành kế toán và lập báo cáo cho kế toán trưởng kiểm tra, phân tích và lập kế hoạch tài chính cụ thể. Phòng Tài chính - Kế toán Có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong việc quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chế độ hạch toán theo đúng luật kế toán, chế độ, chuẩn mực kế toán. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý tài chính toàn công ty, đảm bảo thanh toán cho các hoạt động của công ty, tổ chức tập hợp thông tin kinh tế tài chính giúp Giám đốc trong việc ra quyết định. Sơ đồ2: Tổ chức bộ máy kế toán Tại công ty TNHH thép cửu long Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán ngân hàng, tiền mặt Kế toán TSCĐ, đầu tư Kế toán Vật tư, thuế Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty gồm theo hình thức kế toán tập tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6452.doc
Tài liệu liên quan