Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và XNK Đoàn Kết 1: ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và XNK Đoàn Kết 1
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH sản xuất và XNK Đoàn Kết 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu…………………………………………………………………..1
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1…………………………………………………3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………………………....3
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty………...6
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty…………………………8
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty……………………...10
1.5. Đặc điểm công tác tổ chức kế tóan trong Công ty…………………….12
1.5.1.Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty……………………………...12
1.5.2.Hệ thống chứng từ kế toán…………………………………………...13
1.5.3.Hệ thống tài khoản kế toán…………………………………………...13
1.5.4.Hệ thống sổ kế toán………………………………………………......15
1.5.5.Hệ thống báo cáo kế toán…………………………………………….17
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty…………………………………………………………...17
2.2.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty………………………………...…19
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu………………………………………19
2.2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp………………………………….26
2.2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung………………………………………36
2.2.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất……………………………………41
2.3.Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty..…………………………………………………………………..............43
2.3.1.Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang………………………………..43
2.3.2.Tính giá thành sản phẩm…………………………………………….
Phẩn 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
3.1.1.Những ưu điểm……………………………………………………….48
3.1.2.Những tồn tại…………………………………………………………50
3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty…………………………………………...……50
.
Danh mục các từ viết tắt:
SLSP: Số lượng sản phẩm
SX và XNK: Sản xuất và Xuất nhập khẩu
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NKC: Nhật ký chung
TSCĐ: Tài sản cố định
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 1.1:Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre trúc của Công ty …………………………………………….8
Sơ đồ 1.2:Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty…………………….9
Sơ đồ 1.3:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán…………………………………..11
Sơ đồ 1.4:Qui trình ghi sổ kế toán tại Công ty……………………………16
.
Danh mục bảng biểu
Biểu 2.1.Phiếu xuất kho
Biểu 2.2.Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Biểu 2.3. Sổ chi tiết TK 152
Biểu 2.4.Sổ cái TK 621
Biểu 2.5.Phiếu xuất
Biểu 2.6.Bảng tính lương và trích lương bộ phận sơ chế
Biểu 2.7.Bảng tổng hợp lương toàn Công ty
Biểu 2.8.Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Biểu 2.9.Sổ chi tiết TK 334
Biểu 2.10.Sổ chi tiết TK 622
Biểu 2.11.Sổ cái TK 622
Biểu 2.12.Bảng trích lương và tính lương theo lương nhân viên bộ phận
Biểu 2.13.Báo cáo khấu hao tài sản cố định
Biểu 2.14.Bảng phân bổ khấu hao
Biểu 2.15.Sổ chi tiết TK 627
Biểu 2.16.Sổ chi tiết
Lời mở đầu:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vĩ mô và vi mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán ở các doanh nghiệp.
Mặt khác chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tính đúng, tính đủ chi phí để xác định chính xác giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế to lớn, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.Việc nghiên cứu về tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với chế độ kế toán mới và yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường đang trở thành mối quan tâm cấp thiết đối với tất cả những người đang làm công tác kế toán tại doanh nghiệp.
Các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm được cung cấp định kỳ cho Lãnh đạo Công ty để tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng, qua đó đề xuất những biện pháp thích hợp phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
Với ý nghĩa to lớn như vậy em nghĩ việc tiếp cận với thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty là rất cần thiết, giúp em hiểu sâu hơn về một công tác hàng đầu của công việc kế toán, công tác kế toán chi phí và tính giá thành, nó sẽ là nền tảng quan trọng để sau này em vận dụng khi làm việc tại các doanh nghiệp.
Vì những lý do trên nên em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN KẾT 1” làm báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian tiếp cận tình hình thực tế có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự giúp đỡ góp ý của Quý thầy cô và các Cô Chú Anh Chị trong Công ty đã củng cố thêm sự hiểu biết còn ít ỏi của em.
Phần 1: Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
Khởi sự xây dựng và phát triển Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất Nhập Khẩu Đoàn Kết 1 là ông Bùi Đắc Lập- hiện là Giám đốc Công ty.Tiền thân là đơn vị sản xuất nhỏ tự phát.
Từ những năm 1985 -1990, sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản xuất thang, sào, cần câu, trường kỷ, giường, bàn ghế, khung nhà bằng tre, trúc, nứa có giá trị thấp, mẫu mã sản phẩm không đa dạng, thu hút ít lao động tham gia.Các hộ trong làng vẫn chủ yếu sống bằng phát triển trồng trọt, chăn nuôi, một phần thu nhập từ nghề thủ công. Trước nguy cơ hoạt động sản xuất mây tre đan có thể bị mai một,thực tế đặt ra yêu cầu phai tìm cách phát triển mới cho làng nghề. Nhận thấy nhu cầu thị trường về các sản phẩm thủ công gia dụng như thang, sào, cần câu, ... đang ngày càng bị thu hẹp, giá trị sản xuất không cao, trong khi nhu cầu về các mặt hàng trang trí nội ngoại thất bằng mây, tre, trúc, nứa, ... lại đang tăng nhanh, nhất là những sản phẩm như giường tủ, trường kỷ, bàn ghế, tranh tre, ... có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, đa dạng. Đây chính là hướng cần phát triển mới của Công ty trong thời gian tới.
Công ty đã tập trung đội ngũ cán bộ nghiên cứu tâm lý khách hàng, tìm hiểu thị trường, cả thị trường cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì muốn có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hình thức phong phú, đa dạng, giá thành rẻ, phù hợp với khả năng và thị hiếu của khách hàng thì yêu cầu về nguyên vật liệu là rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ năm 1989, Công ty đã tiến hành cử cán bộ lên các rừng khai thác nguyên vật liệu tre, trúc, nứa, luồng, ... để tìm hiểu quá trình phát triển của những loại cây này, nguyên vật liệu nào có đặc tính tốt, muốn chọn mua để sản xuất thì chọn vào thời gian nào cho phù hợp ... Để thực tế hơn,Công ty đã cử người trực tiếp tham gia sản xuất trồng và chăm sóc rừng tại những nơi này, vừa làm vừa nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm. Năm 2003, Công ty TNHH Sản Xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 ra đời.
Xưởng Sản xuất của Công ty đặt tại Km 28, Quốc lộ 6A, khu Công nghiệp Trường Yên, Huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
Loại hình công ty: Trách nhiệm hữu hạn. Sản phẩm ban đầu vẫn là các sản phẩm thủ công truyền thống như giường, tủ, bàn, ghế, ... nhưng đã có sức mạnh cạnh tranh hơn do Công ty mua được nguyên liệu có chất lượng tốt, giá rẻ, sản phẩm có mẫu mã đa dạng, phong phú, vừa kết hợp nét truyền thống, dân dã lại vừa có nét duyên dáng, lịch sự và hiện đại, phù hợp với người tiêu dùng ở nơi sang trọng như khách sạn, nhà hàng và cả những người dân khác. Vì vậy, sản phẩm của Công ty đã có ấn tượng với khách hàng, nhiều khách hàng đã tìm đến và đặt mua.Sau khi thành lập, khách hàng của Công ty đã nhiều, trong đó có cả khách hàng nước ngoài, nhu cầu về vốn, mặt bằng sản xuất, nhân công ngày càng lớn.Công ty đã mở rộng sản xuất và thuê thêm nhiều nhân công.
Xưởng sản xuất Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây. Điện thoại: +84.34.866038
* Fax: +84.34.867055 E-mail: maytredandk@hn.vnn.vn
Văn phòng đại diện Địa chỉ: Phòng B103, Chung cư M3-M4, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Điện thoại: +84.4.2662011 * Fax: +84.4.2662010 Email: doanket1@viettel.vn
* Website: www.doanket1.com
Tõ khi thµnh lËp ®Õn nay dï ®· tr¶i qua nhiÒu khã kh¨n song C«ng ty ngµy cµng kh¼ng ®Þnh ®îc vai trß vµ vÞ trÝ cña m×nh. KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh kh«ng ngõng t¨ng qua c¸c n¨m, ®Æc biÖt lµ c¸c n¨m 2004, 2005, 2006. Cã thÓ nhËn thÊy sù ph¸t triÓn nµy qua b¶ng sè liÖu sau:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
1.Tổng tài sản
16,968,207,191
18,678,100,350
2.Nguồn vốn CSH
6,559,127,667
6,812,989,680
3.Tổng Doanh thu
37,544,811,000
41,812,217,000
4.Lợi nhuận từ SXKD
1,559,127,667
1,932,077,350
5.Nộp ngân sách
452,000,000
503,375,000
6.Thu nhập/người/tháng
4,320,000
4,420,000
Thông qua một số chỉ tiêu này ta thấy : Công ty đã hoạt động tương đối hiệu quả trong hai năm trở lại đây. Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ mây tre đan gặp nhiều khó khăn, và nhiều đối thủ cạnh tranh xong Công ty không ngừng phát triển và có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành.
Chỉ tiêu tổng tài sản năm 2007 tăng 1.709.893.160 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 10,077%. Điều đó cho thấy trong năm 2007, Công ty đã đầu tư mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý và sản xuất có hiệu quả hơn. Đó là một quyết định mang tính lâu dài cho hoạt động sản xuất của Công ty. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 253.862.013VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng 38.5%. Điều đó càng khẳng định quyết tâm đầu tư lâu dài cho hoạt động của Công ty.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất tăng lên từ 35.544.811.000VNĐ lên 41.812.217.000VNĐ tương ứng 17,63%. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ tiềm năng kinh doanh lớn của doanh nghiệp. Trong năm 2007, Công ty đã giảm thiểu chi phí và mở rộng thị trường tiêu thụ tại nhiều nước Châu Âu nên doanh thu tăng lên. Điều này cần phải được xem xét trong điều kiện năm 2007, giá dầu thế giới tăng nhanh ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, càng chứng tỏ khả năng tự chủ trong tài chính của Công ty.
Lợi nhuận năm 2007 tăng 372.949.683VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 23,92%. Điều này chứng tỏ Công ty đã giảm thiểu chi phí một cách hiệu quả, mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất một cách tốt nhất.
Tương ứng với nó là thuế phải nộp ngân sách nhà nước tăng 51.375.000VNĐ tương ứng 11,37 %. Và thu nhập bình quân người một tháng tăng 2.31 % , chủ yếu tăng cho bộ phận sản xuất đã tạo động lực làm việc cho công nhân.
Qua các phân tích sơ bộ ở trên, ta dễ dàng nhận thấy hoạt động của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 đang ổn định và không ngừng phát triển.
Hiện nay Công ty đã có tổng diện tích sản xuất là hơn 5000m2,lao động có tay nghề cao, sản phẩm do cơ sở sản xuất đã có mặt ở một số thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ, EU, trong đó chủ yếu là thị trường EU, thị trường trong nước là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Điện Biên ...
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết.
Công ty TNHH Sản Xuất và Xuât nhập khẩu Đoàn Kết 1 ngoài việc cung cấp 80% sản phẩm mây, tre đan cho các Công ty thương mại trong nước, còn bán được 20% sản phẩm cho các Văn phòng Thương mại đại diện cho nước ngoài tại Việt Nam. Thời gian làm việc bình quân là 8 tiếng/ ngày, từ 25 đến 28 ngày/ tháng.Người lao động hưởng lương theo nhiệm vụ được giao và sản lượng sản phẩm từng loại hoàn thành.
Cung ứng
Với mỗi đối tác khách hàng, công ty đều có phương thức cung ứng sản phẩm khác nhau như: +Khách thanh toán ngay,
+Khách hàng thanh toán chậm,
+Khách trong nước,+ Khách quốc tế....
Công ty có danh sách mẫu các loại sản phẩm có gắn mã số, ký hiệu, hình ảnh, thông tin, đơn giá ... gửi cho các đối tác nghiên cứu, định lượng nhu cầu hoặc yêu cầu cần chỉnh sửa. Sau khi nhận được đơn đặt hàng của đối tác (thường là các công ty trung gian của Việt Nam chuyên về xuất nhập khẩu), công ty sẽ phân bổ cho các tổ, đội sản xuất để triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm... Đặc biệt, mỗi năm Công ty có vài chục lượt khách nước ngoài đến tham quan và mua hàng, từng bước tạo được ấn tượng tốt đẹp của bạn hàng trong, ngoài nước, nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận.
Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước từ khâu chọn mua nguyên liệu phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất chống mối mọt thời gian ngâm 10 ngày để cho tre ngấm đều hoá chất, khi ta vớt tre ra để nghiến mấu cạo vỏ dùng giấy giáp đánh bóng, phơi tre khô, sau đó ta đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, công việc hun lấy mầu đã song, ta đưa tre ra khỏi lò để cho nguội, đưa lên uốn thẳng, muốn sản phẩm mầu nâu tây hay nâu đen, do thị hiếu của khách hàng có yêu cầu. Khi đi vào đóng đồ những người thợ cả, chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra đời. Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại màu nâu tây, bóng mờ, mầu đen là cách pha chế sơn PU.
+Quy trình sản xuất
*Sơ đồ 1.1. Tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre trúc ...của Công ty
Sản xuất lắp ghép tạo sản phẩm
Cắt ngắn để sản xuất từng loại theo yêu cầu
Cắt ngắn nguyên vật liệu thô theo yêu cầu để xử lý
Đánh trấu
Quét dầu bóng
Dóc nguyên vật liệu
Đánh mẫu (cắt gọt các mấu, phần thừa không cần thiết)
Uốn lần 2
Phơi thô sản phẩm
Uốn lần 1 để tạo hình sản phẩm
Nghiến gọt mày, mấu
Cạo tinh
Đóng gói, bao bì sản phẩm
Hun lấy màu sản phẩm theo yêu cầu
Phơi nguyên vật liệu sau khi ngâm
Ngâm xử lý chống mối,mọt, mốc
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu hoạt động riêng, đã mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chương Mỹ để giao dịch.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo phương thức trực tuyến chức năng.
Sơ đồ bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.2.Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty
HĐTV
Giám đốc
Phó Giám đốc Kinh doanh
Phó Giám đốc Hành chính
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Hành chính
*Giám đốc Công ty: là người đại diện trước pháp luật của Công ty, đồng thời là người điều hành hoạt động cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc giao công việc và các kế hoạch cho các Phó Giám đốc, Phòng Tài chính kế toán và Phòng Xuất nhập khẩu.
*Phó Giám đốc: Các Phó Giám đốc nắm bắt tình hình thực tế, tình hình kinh doanh của Công ty, giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc.Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao, thay mặt Giám đốc ký các giấy tờ khi được uỷ quyền.
*Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh cho các bộ phận sản xuất và bán hàng khi có các hợp đồng kinh tế.Phòng Xuất nhập khẩu trực tiếp gặp gỡ với khách hàng, tìm kiếm đơn đặt hàng và làm các thủ tục giao dịch giấy tờ có liên quan đến kinh doanh của Công ty sau đó trình lên Giám đốc xét duyệt.
*Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của nhà nước. Kiểm tra việc chi tiêu thường xuyên của Công ty,tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn, phát triển nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
*Phòng Hành chính: Có nhiệm vụ mua sắm các trang thiết bị hành chính phục vụ cho việc sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp.
Giám đốc sẽ giữ trách nhiệm quản lý chung và phân công trách nhiệm cho các Phó giám đốc và các phòng ban.Phó Giám đốc điều hành hoạt động được phân công và thông báo tình hình thực hiện cho cấp trên.Các phòng ban khác có nhiệm vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả cho cấp trên.
1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty :
Công ty TNHH SX và XNK Đoàn Kết 1 phải điều hành một khối lượng công việc lớn. Do đó tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung để đảm bảo hoàn thành tốt công tác kế toán phục vụ cho công tác quản lý và yêu cầu của doanh nghiệp.
Bộ máy kế toán của công ty thực hiện 5 phần hành:
Kế toán tài sản cố định.
Kế toán tiền lương.
Kế toán quĩ.
Kế toán hàng tồn kho.
Kế toán bán hàng.
Bộ máy kế toán được tổ chức đảm bảo hoạt động của các phần hành nói trên thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Kế tóan tiền lương
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán tài sản cố định
Kế toán quĩ
Kế toán bán hàng
Mỗi bộ phận kế toán đều có chức năng nhiệm vụ nhất định.Cụ thể như sau:
*Kế toán trưởng : trực tiếp phụ trách công tác hạch toán kế toán của Công ty. Nhắc nhở và kiểm tra hoạt động tài chính kế toán trong doanh nghiệp. Là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động tài chính của Công ty. Là người tham mưu cho Giám đốc và giám sát hoạt động tài chính. Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi mặt tài chính với Giám đốc.
*Kế toán quĩ: theo dõi tình hình về quĩ của Công ty, bao gồm tiền gửi, tiền mặt đảm bảo tình hình chi tiêu trong doanh nghiệp hợp lý.
*Kế toán tài sản cố định: theo dõi việc quản lý tài sản cố định, đảm nhiệm việc trích khấu hao, kiểm tra nhu cầu mua sắm, thanh lý nhượng bán tài sản cố định.
*Kế tóan tiền lương: tính toán lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm chi trả lương theo đúng tiến độ cho nhân viên, trả các khoản trích theo lương cho cơ quan quản lý nhà nước và sử dụng các khoản trích theo lương trong Công ty.
*Kế toán hàng tồn kho: theo dõi tình hình sử dụng vật liệu,công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, đảm bảo tính phù hợp, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty. Bộ phận này phải theo dõi nhu cầu và tiêu thụ nguyên liệu cần thiết.
*Kế toán bán hàng: theo dõi nhu cầu hàng hoá và chịu trách nhiệm về tình hình bán hàng của Công ty. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng.
Ngoài ra, Công ty còn có thủ quĩ đảm nhiệm các quĩ tiền mặt của Công ty.Các bộ phận kế toán của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau.Kế toán tài sản cố định, kế toán quĩ, kế toán hàng tồn kho , kế tóan bán hàng, kế toán tiền lương đều phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho kế toán trưởng.Kế tóan trưởng sẽ kiểm tra và đánh giá lại đảm bảo tính hợp lý và trung thực của thông tin cung cấp.Kế toán hàng tồn kho nếu muốn mua nguyên vật liệu, kế toán tài sản cố định muốn mua sắm, kế toán tiền lương muốn chi trả lương phải có sự đồng ý,xét duyệt của kế tóan trưởng và được chi theo phiếu chi của kế toán quĩ.
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế tóan tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1
1.5.1.Chính sách kế tóan áp dụng tại Công ty :
Công ty hiện nay đang áp dụng theo các chuẩn mực và chế độ kế toán sau:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 1);
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 3);
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành sáu Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 4);
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Đợt 5).
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
Niªn ®é kÕ to¸n b¾t ®Çu tõ ngµy 01/01/N ®Õn ngµy 31/12/N. Kú kÕ to¸n ¸p dông lµ tõng th¸ng.
Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế tóan trong doanh nghiệp lập báo cáo theo năm.
Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước-Xuất trước
Hình thức kế tóan áp dụng: Nhật ký chung
Tỷ giá sử dụng trong qui đổi ngoại tệ : theo giá giao dịch tại ngân hàng Vietcombank Hà Nội.
1.5.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ:
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty như sau:
*Các chứng từ liên quan tới kế tóan tiền lương và các khỏan trích theo lương:
-Bảng chấm công.
-Bảng chấm công thêm giờ.
-Bảng thanh tóan tiền lương.
- Bảng thanh tóan tiến làm thêm giờ.
-Bảng kê trích nộp các khoản.
-Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương
* Chứng từ liên quan tới Tài sản cố định:
-Biên bản giao nhận tài sản cố định
-Biên bản thanh lý tài sản cố định.
-Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Sổ tài sản cố định
-Thẻ tài sản cố định
*Chứng từ liên quan tới tiền tệ, thu chi quĩ:
-Phiếu thu.
-Phiếu chi.
*Hệ thống chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho:
-Phiếu nhập kho.
-Phiếu xuất kho.
-Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
-Bảng kê mua hàng.
-Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ.
*Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng:
-Hoá đơn giá trị gia tăng.
1.5.3.Hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực hoạt động cũng như tốc độ phát triển của Công ty.
Doanh nghiệp chi tiết các tài khoản theo từng sản phẩm hàng hoá và theo từng khách hàng.
Ví dụ: Công ty chi tiết các tài khoản 154 ra thành các TK 154 MS,154 TG, 154 ĐC, 154 MG, 154 T, 154 G, 154 SMS, 154K….
Các khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác nhau được chi tiết cho từng tài khoản: TK 112 VCB( tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank), TK 112 VT(tiền gửi tại Ngân hàng Việt Thái)…..
1.5.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
+Hiện nay, Công ty đang thực hiện kế toán thủ công có sử dụng sự trợ giúp của máy tính.
+Doanh nghiệp áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung nên các loại sổ tổng hợp bao gồm nhật ký chung và sổ cái.
+Các loại sổ chi tiết mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
-Sổ chi tiết hàng tồn kho,
-Sổ chi tiết tài sản cố định,
-Sổ chi tiết thanh toán lương,
-Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng,
-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng,
-Sổ chi tiết nguyên vật liệu……
+Qui trình ghi sổ kế toán như sau:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hàng ngày, kế toán viên ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung và các sổ chi tiết. Sau đó , từ nhật ký chung, hàng ngày kế toán tiến hành vào sổ cái. Căn cứ vào sổ chi tiết, cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết theo tài khoản tổng hợp.Cuối kỳ, kế toán so sánh đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái, và căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu. Đồng thời, kế toán căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để cuối kỳ lập báo cáo kế toán.
Sơ đồ 1.5.:Qui trình ghi sổ kế toán tại Công ty:
(1) Từ các chứng từ kế tóan hàng ngày ghi vào nhật ký chung, sổ chi tiết.
(2) Từ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt , hàng ngày hoặc định kỳ vào sổ cái.
(3) Từ sổ chi tiết cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết theo tài khoản tổng hợp
(4) Đối chiếu so sánh với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
(5)Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh đẻ kiểm tra số liệu
(6)Từ bảng cân đối số phát sinh , bảng tổng hợp chi tiết, cuối kỳ lập báo cáo kế toán.
(1)1)
Chứng từ kế toán
(1)1)
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
(2)
Sổ cái
(3)
(5)
(4)
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
(6)
(6)
Báo cáo kế tóan
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.5.5.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Báo cáo tài chính của Công ty cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp doanh nghiệp kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ đưa ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Tại Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, hệ thống báo cáo kế toán được lập theo năm.
Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính , sau đó xin xét duyệt của Giám đốc Công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm:
+Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN);
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(mẫu số B02-DN);
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(mẫu số B03-DN);
+Bản thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số B09-DN).
Thời hạn nộp báo cáo tài chính muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
Báo cáo tài chính được lập và nộp cho Cục thuế tỉnh Hà Tây, Phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1:
2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, việc đầu tiên mà kế toán cần làm là xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Theo đó, việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là xác định giới hạn tập hợp chi phí sản xuất mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Ở Công ty với loại hình sản xuất các mặt hàng mây tre đan chi phí sản xuất được tập hợp một lần.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá ở đây như sau: Công ty tập hợp chi phí và tính tổng giá thành theo qui trình sản xuất( sơ chế, tinh chế và lắp ghép), nhưng tính giá thành theo đơn vị sản phẩm lại theo từng sản phẩm.Tại Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1, sản phẩm được chia ra thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Sản phẩm Mây Song;
Sản phẩm Tre Ghép;
Sản phẩm Đay- Cói;
Sản phẩm Mây-Giang;
Sản phẩm Tre;
Sản phẩm Guộc;
Sản phẩm Sứ cuốn Mây Song;
Sản phẩm khác.
Trong đó, mỗi một loại sản phẩm có một đặc tính riêng, sử dụng những loại nguyên liệu đặc trưng khác nhau. Mỗi loại sản phẩm lại được cung cấp cho một thị trường tiêu thụ chủ yếu khác nhau.
Kế toán tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến các mặt hàng, phân tích các chi phí đó theo yêu cầu cụ thể của nội dung chi phí thuộc giá thành. Sau đó tính giá thành cho từng loại thành phẩm xuất kho. Do đó, để thuận lợi cho việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp nên Công ty đã lựa chọn việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất theo nhóm sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất được sử dụng trong Công ty là phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tập hợp chi phí được sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên phân bổ trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Việc tính tổng giá thành được thực hiện vào cuối kỳ trên cơ sở tổng các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý sản xuất và quản lý giá thành nên Công ty áp dụng cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ giản đơn,…
Theo phương pháp này mọi khoản chi phí phát sinh trong kỳ, sau khi đã tập hợp chi phí vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ sẽ kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành.
Tổng giá thành bằng chi phí dở dang đầu kỳ cộng chi phí phát sinh trong kỳ trừ chi phí dở dang cuối kỳ.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã tạo ra thành phẩm và sản phẩm dở dang (sản phẩm đang trong quá trình chế biến) nên phải tiến hành đánh giá các sản phẩm dở dang: do đặc điểm sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí và được bỏ một lần khi bắt đầu sản xuất nên việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
Chi phí nhân công trực tiếp,
Chi phí sản xuất chung
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu chính trong Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Đoàn Kết 1 là các loại mây, tre, giang, nứa…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu sử dụng tại Công ty là các loại mây giang tre nứa, gỗ với kích thước và độ dẻo khác nhau chiếm tỷ trọng cao như 25 mm,18 mm, 12 mm, 9mm…Kế tiếp đó là các vật liệu như ốc, đinh, keo dán, dải PVC, si dán….
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: kích thước sản phẩm, tay nghề, máy móc thiết bị sử dụng,…
Các chứng từ sử dụng bao gồm:
- Bản vẽ sản phẩm;
- Phiếu nhập xuất nguyên vật liệu;
-Phiếu đề nghị xuất kho vật liệu;
- Thẻ kho;
Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành.
Để hạch toán , ban đầu kế toán phải sử dụng các phiếu nhập kho, dể hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, kế toán sử dụng sổ chi tiết tài khoản 621 và sổ tổng hợp nhập-xuất-tồn vật liệu, sổ số dư. Để hạch toán tổng hợp, kế toán sử dụng sổ nhật ký chung và sổ cái TK 621.
*Nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước-xuất trước.Theo đó, mỗi loại nguyên vật liệu được nhập vào trước sẽ được xuất kho trước theo giá đã nhập.
Biểu 2.1.Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty TNHH Sản xuất
và Xuất nhập Khẩu Đoàn Kết 1
Bộ phận: kế toán
Phiếu xuất kho:
Ngày 15 tháng 02 năm 2007
Họ tên người nhận hàng:Trần Văn Tuấn Bộ phận: phân xưởng 1
-Lý do xuất kho: sản xuất sản phẩm
-Xuất tại kho: kho 1 Địa điểm: kho 1 Công ty
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hang hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(1000đ/m)
Thành tiền (đ)
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
E
F
G
H
1.
Mây tre
1521MT
m
Tốt
250
3,5
875.000
2.
Giang
1521G
m
Tốt
100
3,3
330.000
Tổng
x
x
m
x
350
x
1.205.000
Bằng chữ: một triệu hai trăm linh năm ngàn đồng./
Phụ trách bộ phận Người nhận Thủ kho
Biểu 2.2.Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn
Tháng 2 năm 2007
Đơn vị tính: m
Chủng loại
Ngày tháng
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành Tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tre
1/02/07
750
2.475.000
125.300
3.35._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33092.doc