MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản suất nói riêng muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có các phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển kinh tế trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng, với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải giám sát tất cả các quá trình từ khâu mua nguy
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thấn của cán bộ nhân viên, Doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ là một Công ty chuyên sản xuất những thiết bị INOX cao cấp. Chính vì đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất nên Công ty luôn nhận thức được rằng sản phẩm là thứ quan trọng hàng đầu. Nó không những tạo ra lợi nhuận mà còn khẳng định được thương hiệu của một doanh nghiệp. Bằng chính những thành quả gặt hái được trong thời gian qua, Công ty TNHH Hoàng Vũ đã chiếm được một thị phần khá lớn trên thị trường trong đó một phần lớn có công sức đóng góp của bộ phận kế toán trong Công ty.
Để đạt được lợi nhuận cao và mở rộng thị trường kinh doanh, Công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch sản xuất một cách phù hợp với điều kiện thị trường nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định được hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để vạch định chiến lược kinh doanh.
Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của Công ty, em nhận thấy Kế toán nói chung và Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất, nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Do đó, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty với đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ.
Báo cáo thực tập chuyên ngành bao gồm những nội dung sau:
● Mở đầu.
● Phần 1: Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ
● Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ.
● Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Vũ.
● Kết luận
Trong quá trình thực tập, đi sâu vào thực tế để hoàn thiện báo cáo thực tập này, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Hoàng Vũ. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian thực tập và nhận thức tìm hiểu thực tế còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy cô và anh chị trong phòng kế toán của Công ty để báo cáo thực tập chuyên nghành của em được hoàn thiện hơn.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ
1.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Hoàng Vũ có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty TNHH Hoàng Vũ được thành lập vào năm 1993 theo quyết định số 1989/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 045939, có trụ sở chính tại Lô 1 - CN3 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội với hoạt động ban đầu chủ yếu là kinh doanh thương mại mặt hàng nguyên liệu tấm lá, cây, dây, ống Inox. Trải qua 15 năm hoạt động với các bước thăng trầm của ngành hàng mới mẻ này, Công ty đã từng bước đứng vững và có uy tín trên thị trường cả nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép Inox.
Với số vốn điều lệ ban đầu là 160 triệu đồng đến nay vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên trên 20 tỷ đồng. Từ nguồn nhân lực ban đầu là 8 người, đến nay Công ty đã đào tạo và phát triển được đội ngũ chuyên gia giỏi về quản lý, kinh doanh và công nhân kĩ thuật lên đến trên 300 người. Mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước bao gồm: Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hải Phòng, văn phòng Công ty với 6 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội. Khách hàng thường xuyên có quan hệ mua hàng của Công ty là hơn 500 cơ sở sản xuất và kinh doanh mặt hàng thép không gỉ ở nhiều ngành nghề như xây dựng, y tế, công nghiệp, thực phẩm, trang thiết bị gia đình.
Từ năm 2003, Công ty đưa vào hoạt động “nhà máy cơ khí Inox Hoàng Vũ” là nhà máy đầu tiên có qui mô lớn và hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất ống, hộp, góc, trúc Inox. Cuối năm 2004, Công ty đầu tư phân xưởng cán lạnh thép không gỉ giai doạn 1 và hàng loạt các dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín như dây chuyền cán nguội thép không gỉ, dây chuyền lò ủ, dây chuyền xẻ cuộn, dây chuyền sản xuất ống hàn, dây chuyền đánh bóng ống hàn…được nhập khẩu từ các nước có ngành thép không gỉ phát triển nhất trên thế giới. Sau 3 năm hoạt động với kết quả đạt được đã chứng tỏ hướng đầu tư của Công ty là đúng đắn, chất lượng sản phẩm được đánh giá là hàng đầu và hoàn toàn thay thế được hàng nhập ngoại, Công ty đã được nhận Cúp vàng ISO năm 2007, được Tổng cục đo lường tiêu chuẩn cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của ASTM A554 (Mỹ) và JIS G345 (Nhật). Đặc biệt từ năm 2006 sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như : Pakistan, ấn Độ, Inđônêxia, Malaisia, Philipin, Thái Lan và Campuchia và được đánh giá là có chất lượng tốt hơn hàng của Trung Quốc.
Hiệu quả của 2 dự án đầu tiên là to lớn đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty lên một tầm cao mới: nếu như năm 2002 doanh số của công ty mới đạt 52 tỷ đồng thì đến năm 2006 đã đạt trên 95 tỷ đồng, đến năm 2007 đã đạt trên 100 tỷ đồng và đến năm 2008 đạt đến mức trên 200 tỷ đồng. Tất cả vốn vay ngân hàng đầu tư dự án ống, hộp, góc và dự án cán lạnh thép không gỉ giai đoạn 1 đều được thanh toán đúng hạn và đến hết tháng 12/2007 Công ty đã trả xong 100% vốn vay trung hạn đầu tư nhà máy cơ khí Inox Hoàng Vũ.
Với sự am hiểu và kinh nghiệm sâu sắc trong ngành nghề của đội ngũ lãnh đạo Công ty, với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về chất và về lượng, Công ty TNHH Hoàng Vũ đang trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên cả nước về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thép không gỉ.
Kết quả đó được thể hiện qua bảng một số chỉ tiêu kinh tế như sau:
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu hoạt động sản xuất
95.855.345.670
109.605.224.209
208.150.205.592
Vốn chủ sở hữu
3.650.660.530
6.520.646.320
20.020.646.320
Tình hình nộp NSNN
2.455.132.730
5.933.098.240
11.246.024.584
Lợi nhuận sau thuế
223.359.653
662.228.962
2.706.953.332
Biểu 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm
Tuy vậy, Công ty cũng đã gặp phải không ít những khó khăn như :
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về cùng một mặt hàng
Doanh nghiệp mới đi vào sản xuất, sản phẩm chưa ổn định
Các chính sách thuế của Nhà nước cũng như nhiều chính sách kinh tế khác có ảnh hưởng đến việc xuất khấu của Công ty.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của mình, Công ty là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, bộ máy quản lý sắp xếp phù hợp với cơ cấu phòng ban, các cửa hàng sử dụng và bố trí nhân lực hợp lý tuỳ theo khả năng của mỗi người và yêu cầu chuyên môn công việc. Cán bộ công nhân viên của Công ty tính tới thời điểm 31/12/2008 là 180 người. Trong đó trình độ đại học và cao đẳng là 55 người, trung cấp 60 người sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 65 người.
Chức năng cụ thể của các phòng ban như sau:
- Ban Giám đốc : là bộ máy quản lý cao nhất ở Công ty, gồm 3 người
+ Một Giám đốc: là người đứng đầu Công ty và là người chủ của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động của Công ty trước pháp luật. Giám đốc Công ty phụ trách và trực tiếp điều hành các lĩnh vực quan trọng như: Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty…
+ Hai phó Giám đốc : là người giúp việc trực tiếp cho Giám đốc, thực thi các nhiệm vụ của giám đốc và trực tiếp quản lý các phòng ban dưới quyền.
- Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của Công ty, trong công tác quản lý tài sản, đất đai, sức khoẻ phục vụ sinh hoạt đời sống cán bộ công nhân viên…xây dựng đội ngũ quản lý kế cận, lập kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương hàng năm.
Phòng kinh doanh XNK: Có chức năng giúp ban Giám đốc nắm bắt và hiểu rõ những thông tin về kinh tế thị trường liên quan trực tiếp hay gián tiếp với Công ty để có các kế hoạch phát triển phù hợp. Ngoài ra đây còn là nơi tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm xác định các thị trường mục tiêu cho Công ty và lập phương án kinh doanh, tổ chức thực hiện các phương án đó một cách có hiệu quả.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư – Kĩ thuật: Là phòng chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược, chính sách về giá cả, sản lượng sản xuất, quyết định các chiến lược đầu tư thoả đáng, kiểm tra sự vận hành của máy móc thiết bị của nhà máy.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính của Công ty, đảm bảo việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, hướng dẫn kiểm tra các nhân viên kế toán tại cửa hàng về nghiệp vụ kế toán thống kê. Đáp ứng các nhu cầu về vốn trong kinh doanh, đồng thời phải cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động chu chuyển của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo điều hành đồng vốn chặt chẽ an toàn, mang lại hiệu qủa kinh tế cao.
- Văn phòng nhà máy: Quản lý các tổ sản xuất thông qua các tổ trưởng. Thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty.
Cửa hàng trưởng: Là người đứng đầu cửa hàng, trực tiếp phụ trách kinh doanh cũng như tổ chức bộ máy cửa hàng.
- Nhân viên bán hàng: Là người trực tiếp giao dịch với khách hàng và bán hàng theo bảng giá quy định của Công ty.
Nhân viên kinh tế: Là người quản lý hàng hoá tại cửa hàng, quản lý tiền bán hàng, theo dõi công nợ của khách hàng.
- Nhân viên Marketing: Thực hiện các công việc của phòng Marketting.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có thể khái quát thành sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng TCHC
Phòng KDXNK
Phòng KHĐTKT
Phòng TCKT
VP Nhà máy
Chi nhánh Hải Phòng
Các cửa hàng
CH
Trưởng
NV Bán hàng
NV Kinh tế
NV
marketing
Tổ cán
Tổ ủ
Tổ lốc ống
Tổ xẻ băng
Tổ đánh bóng
Tổ đóng gói
Tổ trúc xoắn
Tổ lốc ống
Tổ sản xuất phụ
Chi nhánh TP. HCM
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Công ty TNHH Hoàng Vũ được trang bị dây chuyền đồng bộ kép kín nhập khẩu từ các nước tiên tiến gồm máy cán nguội, dây truyền ủ, dây chuyền sẻ băng, dây chuyền sản xuất ống, đánh bóng… cùng đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân lành nghề, có tinh thần chuyên nghiệp, hiệu quả sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu ding đánh giá cao không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại các thị trường nước ngoài.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Hoàng Vũ tổ chức nhiều bộ phận sản xuất hay còn gọi là các tổ sản xuất. Mỗi tổ sẽ thực hiện chức năng riêng. Cụ thể:
Tổ cán: Với công suất 2500 tấn 1 tháng, sản xuất các sản phẩm cuộn cán nguội 750mm.
Tổ ủ: có tác dụng làm mềm các cuộn 3 ly để có thể cán thành các cuộn có độ dầy khác nhau. Góp phần cung cấp cho khách hàng những sản phẩm Inox dạng tấm, cuộn chất lượng cao thoả mãn yêu cầu của khách hàng về độ dầy của sản phẩm.
Tổ xẻ băng: Đây là tổ có nhiệm vụ xẻ các cuộn thép không gỉ từ khổ rộng 100 đến 1600mm thành các khổ băng hẹp từ 20mm trở lên đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Tổ lốc ống: Được trang bị hệ thống dây chuyền máy làm ống nhập khẩu từ các nước tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm thép không gỉ như: ống thép không gỉ tròn, ống hộp vuông, hộp chữ nhật, ống thép xoắn, trúc, ống công nghiệp với các mác thép 201, 304, 430….
Tổ đánh bóng: Giúp cho sản phẩm có được độ bóng, độ sáng như ý muốn.
Tổ trúc xoắn: Góp phần tạo ra các sản phẩm trúc, xoắn, trúc xoắn.
Tổ đóng gói: Đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng.
Ngoài ra công ty còn có 2 tổ sản xuất phụ và tổ cơ động góp phần làm cho quá trình sản xuất được liên tục.
Quy trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Cuộn
nhập 3 ly
Cán
nguội
Ủ
Đánh bóng
Xẻ
băng
Đóng
gói
Kiểm tra
chất lượng
Trúc
xoắn
Lốc ống
(ống, hộp)
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH HoàngVũ
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm của Công ty ở trụ sở chính tại Lô1 – CN3 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Minh Khai – Từ Liêm – Hà Nội, các bộ phận, đơn vị phụ thuộc không tiến hành công tác kế toán. Phòng kế toán trung tâm của Công ty bao gồm các nhân viên kế toán đảm nhận các nhiệm vụ, các phần hành kế toán, thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Còn các nhân viên kinh tế ở các bộ phận cửa hàng làm nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động bán hàng và gửi những chứng từ đó về phòng kế toán trung tâm của Công ty (Báo cáo bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, đơn đặt hàng…).
Đội ngũ kế toán của Công ty bao gồm 8 người tập trung tại văn phòng kế toán tài chính của Công ty TNHH Hoàng Vũ. Cụ thể là :
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế toán tại Công ty, là người trực tiếp quản lý các nhân viên kế toán trong Công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các BCTC cũng như các khoản chi phí phát sinh trong mọi hoạt động tài chính kế toán của Công ty.
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp sổ sách kế toán từ tất cả các phần hành kế toán khác để tính toán chi phí, tính giá thành sản phẩm.
Kế toán công nợ và thuế GTGT đầu vào: Chịu trách nhiệm quản lý việc thanh toán với người mua, người bán và với nhân viên của Công ty.
Kế toán kiêm tiền lương và vốn bằng tiền: Chịu trách nhiệm tính toán lương cho công nhân viên trong Công ty và theo dõi quản lý vốn bằng tiền.
Kế toán hàng tồn kho: chịu trách nhiệm theo dõi số lượng thành phẩm bán ra, mua vào và tồn kho.
Kế toán TSCĐ: có trách nhiệm ghi chép, tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ trong Công ty.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, kê khai thuế GTGT đầu ra: Chịu trách nhiệm tính toán ghi chép các số liệu liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ, kê khai thuế đầu ra hàng tháng phục vụ nộp báo cáo thuế định kỳ.
Một thủ quỹ: Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt để kịp thời phát hiện xử lý chênh lệch.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong phòng kế toán có một công việc nhất định nhưng giữa các bộ phận này có sự kết hợp hài hoà với nhau. Để việc hạch toán được thực hiện một cách trung thực, chính xác các nhiệm vụ kinh tế phát sinh ở từng khâu là tiền đề cho khâu tiếp theo và đảm bảo an toàn tránh sai sót cho hệ thống.
Có thể khái quát bộ máy kế toán thành sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế ở các cửa hàng
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Hoàng Vũ
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, các mẫu biểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ với hệ thống các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán thống nhất theo quy định của Bộ tài chính. Bao gồm:
+ Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;
+ Sổ cái các tài khoản;
+ Các số kế toán chi tiết có liên quan: sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu của khách hàng, sổ chi tiết thuế GTGT…
+ Các biểu mẫu kế toán gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản.
* Chứng từ kế toán sử dụng để vào các sổ kế toán trên bao gồm :
Hoá đơn GTGT (mẫu 01-GTKT-3LL) áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung cấp, hợp đồng mua bán, giấy cam kết.
Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu 02-GTKT-3LL)
Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu tiền mặt, Giấy báo Có của Ngân hàng, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản…)
Các chứng từ kế toán liên quan khác.
Có thể khái quát quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ theo sơ đồ sau:
Chứng từ kế toán (Phiếu thu, hoá đơn GTGT…)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 511,512…
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁOTÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.4: Qui trình ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ
2.1. Đối tượng, phương pháp, trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó nhằm đáp ứng yêu cầu giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
Tại Công ty TNHH Hoàng Vũ đối tượng là các chi phí sản xuất được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu công tác quản lý của Công ty. Do quy trình công nghệ phức tạp, mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất tạo ra những sản phẩm khác nhau. Giai đoạn đầu sản xuất ra các loại cán, xong từ loại băng cán sản xuất ra các sản phẩm ống. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí tại công ty TNHH Hoàng Vũ là từng giai đoạn sản xuất. Cụ thể là: giai đoạn sản xuất cán và giai đoạn sản xuất ống.
2.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiếu loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán...
Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Vũ có thể khái quát thành sơ đồ sau:
TK 111, 112, 141, 331
Chi phí bằng tiền
TK 152,153
Xuất NVL, CCDC
TK 334,338
Tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 154
Giá trị SP hỏng
TK 138, 334
TK 214
Trích KH TSCĐ
TK 142, 242
Không sử dụng nhập lại kho
SP hoàn thành nhập kho
Hàng gửi đi bán
SP hoàn thành tiêu thụ ngaykhông qua nhập kho
TK 152,153
TK 155
TK 157
TK 632
Phân bổ
Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Vũ
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung: CP NVLTT là toàn bộ chi phí về NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
Công ty TNHH Hoàng Vũ là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại ống thép Inox trang trí (ống, hộp, xoắn trúc), ống Inox công nghiệp, cuộn thép không gỉ. Với đặc thù là một ngành cơ khí sản xuất Inox nên chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm (khoảng 60% đến 70%). Do vậy, việc hạch toán đúng đủ chi phí NVLTT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao NVL và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm.
Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng hai loại chứng từ chủ yếu là: Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị xuất kho.
Tài khoản sử dụng: TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi tiết:
TK 154C – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cán.
TK 154O – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của ống.
Trình tự luân chuyển chứng từ: Việc xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty được căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tiến hành thủ tục xuất kho. Tổ nào có nhu cầu về vật liệu để sản xuất sản phẩm thì tổ trưởng của tố đó trình phiếu yêu cầu cấp vật liệu tư nên phòng kế hoạch. Sau khi duyệt phòng kế hoạch viết phiếu cấp vật tư và ghi rõ vật tư xuất dùng cho sản xuất, chi tiết cho sản phẩm nào. Tại kho khi giao vật tư thủ kho ghi rõ số lượng thực cấp vào phiếu cấp vật tư và gửi lên phòng kế toán.
Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Một liên lưu lại bộ phận có nhu cầu vật tư, một liên do thủ kho giữ, một liên còn lại do kế toán hàng tồn kho giữ.
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn.
Công thức tính như sau:
Đơn giá bình quân NVL xuất trong tháng
=
Giá trị thực tế NVL
tồn đầu tháng
+
Giá trị thực tế NVL nhập trong tháng
Số lượng NVL tồn đầu tháng
+
Số lượng NVL
nhập trong tháng
Giá trị thực tế của NVL xuất dùng trong tháng
=
Đơn giá bình quân NVL
xuất dùng trong tháng
x
Số lượng NVL
xuất dùng
trong tháng
Trình tự ghi sổ: Kế toán ghi nhận được phiếu xuất kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, ký xác nhận. Từ các phiếu xuất kho, kế toán hàng tồn kho sẽ vào các bảng kê xuất nguyên liệu vật liệu. Cuối tháng, từ bảng kê nhập xuất tồn và sử dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn sẽ tính được trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Căn cứ vào đó kế toán sẽ bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu. Từ bảng phân bổ nguyên liệu công cụ dụng cụ kế toán sẽ vào các chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ sẽ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái các TK liên quan.
Ví dụ: Ngày 01 tháng 11 năm 2008, Công ty có phiếu xuất kho sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Số: 06001
Nợ: TK 154C
Có: TK 1521
Họ tên người nhận: Đoàn Hương Sơn. Địa chỉ (bộ phận): Tổ cán
Lý do xuất kho: Sản xuất
Xuất tại kho (ngăn lô): Kho 32 Địa điểm: Quốc lộ 32 – Phú Diễn
STT
Tên nhãn hiệu, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
3 cuộn 3 ly
Kg
27.564
27.564
Cộng
x
x
x
x
Tổng số tiền (Viết bằng chữ):
Số chứng từ gốc kèm theo:
Xuất, Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Phụ trách
bộ phận sử dụng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Khi kế toán nhận được phiếu xuất kho trên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, ký xác nhận. Từ phiếu xuất kho trên kế toán sẽ vào bảng kê xuất nguyên vật liệu như sau:
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CUỘN 3 LY
Tháng 11 năm 2008
Ngày
Số CT
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
01/11
06001
Kg
27.564
02/11
06002
“
28.923
…
…
…
…
30/11
060027
Kg
26.154
Cộng
850.063
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.1: Bảng kê xuất nguyên vật liệu cuộn 3 ly
Như vậy, trong tháng 11 có 850.063 kg cuộn 3 ly xuất để sản xuất cán. Mà:
Giá trị thực tế của cuộn 3 ly tồn đầu tháng: 10.718.142.299 VNĐ
Số lượng cuộn 3 ly tồn đầu tháng: 506.663 kg
Giá trị thực tế của cuộn 3 ly nhập trong tháng 11 là: 18.503.288.000 VNĐ
Số lượng cuộn 3 ly nhập trong tháng là: 790.293 kg
Đơn giá bình quân 1 kg băng cán xuất trong tháng 11 là:
» 22.530,78 (đồng/kg)
Trị giá thực tế của cuộn 3 ly xuất trong tháng 11 là:
= 22.530,78 x 850.063
= 19.152.582.439 (đồng)
Từ bảng kê nhập xuất tồn, kế toán sẽ vào bảng phân bổ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Như sau:
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 11 năm 2008
STT
Ghi có các TK
Đối tượng
sử dụng
(Ghi nợ các TK)
TK 1521
TK 1522
TK 153
TK 142
1
TK 154C – Chi phí sản xuất kinh dở dang của Cán
19.152.582.439
65.143.314
3.102.320
15.034.000
2
TK 154O – Chi phí sản xuất kinh dở dang của Ống
1.850.086.887
38.898.734
2.357.500
3
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
69.954.578
4
TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn
52.465.933
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.2. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 20.1/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Bảng phân bổ
NVL - CCDC
154C
154O
1521
1521
19.152.582.439
1.850.086.887
Cộng
x
x
21.002.669.326
Kèm theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 20.2/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Bảng phân bổ
NVL - CCDC
154C
154O
1522
1522
65.143.314
38.898.734
Cộng
x
x
104.042.048
Kèm theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ 2 chứng từ ghi sổ trên kế toán sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (trang 61), sổ cái TK 154C (trang 62), và sổ cái TK 154O (trang 63)
Riêng đối với loại băng cán dùng cho quá trình sản xuất, khi xuất kho kế toán vẫn lập phiếu xuất kho.
Ví dụ: ngày 1 tháng 11 năm 2008, Công ty có phiếu xuất kho sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Số: 13521
Nợ: TK 154O
Có: TK 155C
Họ tên người nhận: Nguyễn Hoàng Anh. Địa chỉ (bộ phận): Tổ xẻ
Lý do xuất kho: Sản xuất
Xuất tại kho (ngăn lô): Kho 32 Địa điểm: Quốc lộ 32 – Phú Diễn
STT
Tên nhãn hiệu, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Băng cán
Kg
12.846
12.846
Cộng
x
x
x
x
Tổng số tiền (Viết bằng chữ):
Số chứng từ gốc kèm theo:
Xuất, Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Phụ tráchbộ phận sử dụng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Sau đó, kế toán sẽ vào bảng kê xuất nguyên vật liệu băng cán như sau:
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU BĂNG CÁN
Tháng 11 năm 2008
Ngày
Số CT
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
01/11
13521
Kg
12.846
02/11
13522
...
12.462
....
....
...
...
30/11
13551
kg
13.156
Cộng
318.998
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.3. Bảng kê xuất nguyên vật liệu băng cán
Như vậy trong tháng 11 có 318.998 kg băng cán được xuất để sản xuất ống. Đồng thời cuối tháng 11, ta có số lượng băng cán nhập kho là 251.459 kg, trị giá thực tế của băng cán nhập kho trong tháng 11 là: 5.820.885.706 đồng. (Căn cứ vào phiếu nhập kho, bảng tính giá thành sản phẩm cán – xem ở phần tính giá thành) mà:
Trị giá thực tế của băng cán tồn đầu tháng 11 là : 2.594.283.210 đồng
Số lượng băng cán tồn đầu tháng 11 là: 156.641 kg
Áp dụng phương pháp tính của phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn (bình bày ở trên) ta có:
Đơn giá bình quân 1kg băng cán xuất trong tháng 11 là:
=
2.594.283.210 + 5.820.885.706
156.641 + 251.459
=
20.620,36 (đồng/kg)
Trị giá thực tế băng cán xuất trong tháng 11 là:
= 20.620,36 x 318.998
= 6.577.853.599 (đồng)
Căn cứ vào bảng kê nhập xuất thành phẩm cán kế toán sẽ tính được số liệu như trên. Tiếp đó kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ TK 155C
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 23C/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Xuất phục vụ sx
Xuất bán
154O
632
155C
6.577.853.599
6.322.570.211
Cộng
x
x
12.900.423.810
Kèm theo …. chứng từ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ chứng từ ghi sổ trên, kế toán sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (trang 61), sổ cái TK 154O (trang 62), và sổ cái TK 632 (trang 64).
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại Công ty chi phí NCTT không phải là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc hạch toán chi phí NCTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hạch toán đầy đủ chính xác chi phí NCTT không những cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý mà có tác động tâm lý lớn đối với người lao động, ví nó gắn với lợi ích kinh tế mà họ có được. Làm tốt công tác này người lao động sẽ thấy được sức lao động mình bỏ ra có được bù đắp xứng đáng hay không. Từ đó thúc đẩy họ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hạch toán chính xác chi phí NCTT còn là căn cứ để Công ty xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho cơ quan bảo hiểm (BHXH, BHYT).
* Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, trích tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp lương…
* Tài khoản sử dụng: TK 154C, TK 154O
* Trình tự luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ
+ Tại mỗi tổ, tổ trưởng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép… số lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành của từng ngươi rồi ghi vào sổ theo dõi của mình và chấm công cho từng người. Cuối tháng sẽ gửi sổ theo dõi và bảng chấm công cho phòng kế toán.
+ Sau khi có bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng chấm công làm thêm giờ…Kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho các tổ. Từ bảng thanh toán tiền lương kế toán sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
+ Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi vào sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chi tiết theo dõi đối tượng và chứng từ ghi sổ. Sau đó sẽ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK liên quan.
* Hình thức lương tại doanh nghiệp
+ Hiện tại Công ty TNHH Hoàng Vũ áp dụng 2 hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty: Lương công nhật và lương khoán.
+ Lương công nhật: được áp dụng chủ yếu cho bộ phận gián tiếp như bộ phận quản lý hành chính, phục vụ, cho bộ phận văn phòng và cũng được áp dụng để trả lương cho công nhân.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21534.doc