Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây

LỜI NÓI ĐẦU Nước ta, hiện nay đang trên con đường đổi mới sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã dần bắt nhịp được với nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế đó đã và đang mở ra những cơ hội cũng như những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và không ngừng lớn mạnh trong nền kinh tế đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các nguồn lực dồi dào như vốn, nguồn lao động, nguyên vật liệu, vị thế cũng như khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh do

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh ,doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành để đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra là yếu tố quan trọng để đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra. Muốn vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải tiến áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp từ trình độ kỹ thuật đến sử dụng vật tư tiền vốn. Tính đúng, đủ, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc kiểm tra, giám sát chi phí, đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời. Nhận thức được vấn đề đó, với những kiến thức đã học ở trường và thời gian tìm hiểu tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây, em xin đi sâu vào tìm hiểu đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây Chương III: Một số đề xuất, ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÁ DỆT HÀ TÂY 1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. Tên gọi: Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây. Tên giao dịch quốc tế: Ha Tay Chemical - weave Company limited. Tên viết tắt: TEXCHCO, LTD Trụ sở giao dịch chính: Thôn Hạnh Đàn, Xã Tân Lập, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nôi . Diện tích mặt bằng: 35.000 m2 Giám đốc công ty : Nguyễn Xuân Trúc. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép xuất khẩu giầy, dép. Năng lực sản xuất : 1.230.393 đôi/ năm. Sản phẩm chính : Giầy vải, giầy thể thao, dép sandal. Điện thoại: 0433.660672 Fax: 0433.660.673 Email: hoadethatayco@.vnn.vn Mã số thuế : 0500415210 Tổng số lao động của công ty đến năm 2008 là 882 người Trong đó : Trình độ đại học là : 12 người Trình độ cao đẳng là: 40 người Trình độ trung cấp và sơ cấp là : 220 người Trình độ phổ thông là : 610 người. Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên. Được thành lập ngày 29/01/2002 và được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000279. Do mới thành lập nên ban đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng, tuyển chọn công nhân viên vào làm việc tại công ty, tìm các đối tác kinh tế cho đến việc tìm các nhà cung cấp….. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của các công ty bạn như công ty Giầy Thượng Đình, công ty Giầy Thuỵ Khuê…. công ty đã dần đi vào ổn định, yên tâm sản xuất. Các hoạt động chính của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây bao gồm: Sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng, sản xuất và tiêu thụ nội địa, gia công theo đơn đặt hàng. Cụ thể là từ khi thành lập đến nay hoạt động chủ yếu của công ty là giá công giầy cho các công ty nước ngoài như: ChengPao, Footech, Corvie…. Bên cạnh việc sản xuất giầy xuất khẩu công ty còn ký hợp đồng gia công giầy cho các doanh nghiệp trong nước như: Công ty Giầy Thượng Đình, Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Giầy Yên Viên…. Ngoài ra công ty còn khai thác thêm một thị trường đầy tiềm năng khác là thị trường trong nước, tiêu thụ từ 300.000 đến 400.000 đôi/năm. 1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trải qua nhiều khó khăn vất vả từ khi mới thành lập Công ty tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm năng lực sản xuất, công nghệ sản xuất, một số công đoạn đã được tự động hoá.Trong thời gian hoạt động công ty đã không ngừng lớn mạnh, vì vậy việc mở rộng quy mô kinh doanh là rất phù hợp tạo việc làm cho người lao động. Do đó số công nhân năm 2008 đã tăng lên, chu kỳ sản xuất mang tính liên hợp hoàn chỉnh, sản lượng hàng năm tăng và đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu về chất thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 năm 2007, 2008 như dưới đây: Từ số liệu Doanh thu, chi phí, số nộp ngân sách ở trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay luôn duy trì được tốc độ phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, đầu tư đúng hướng, nắm được thị trường, tạo được uy tín trên thị trường về chất lượng và mẫu mã cho khách hàng nội địa và khách nước ngoài cụ thể là: - Năm 2008 tổng doanh thu tổng doanh thu tăng 21,07% so với năm 2007 tương ứng với số tiền tăng là 21.115.021.272 VNĐ. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng mạnh với 49,55% so với năm 2007 tương ứng với số tiền là 26.093.056.085 VNĐ, nhưng doanh thu khác lại giảm 10,47 % tương ứng với số tiền là 4.978.034.813 VNĐ. - Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng 24,2% tương ứng với số tiền là 190.987.307 VNĐ. - Thu nhập bình quân của người lao động / tháng toàn công ty năm 2008 tăng 1,38% tương ứng với số tiền 12.125 VNĐ. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm. STT Chỉ tiêu Các năm Chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng% 1 Tổng doanh thu 100.169.676.643 121.284.697.915 21.115.021272 21,07 Doanh thu xuất khẩu 52.653.155.898 78.746.211.983 26.093.056.085 49,55 Doanh thu khác 47.516.520.745 42.538.485.932 4.978.034.813 10,47 2 Tổng chi phí 99.357.662.643 120.394.591.915 21.036.929.272 21,17 3 Lợi nhuận trước thuế 1.198.895.410 1.501.895.038 302.999.628 25,27 4 Thuế thu nhập DN 409.725.890 980.156.827 190.987.307 24,2 5 Tổng lợi nhuận sau thuế 789.169.520 980.156.827 190.987.307 24,2 6 Thu nhập bình quân người/tháng 874.777 886.902 12.125 1,38 Như vậy ta thấy công ty cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở thị trường đã có đồng thời mở rộng thị trường thêm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giữ vững đà tăng trưởng. Bên cạnh đó Công ty cũng cần tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong hoạt động tiêu thụ trong nước góp phần tăng doanh thu nội địa và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trên cơ sở đó góp phần tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống người lao động. 1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giầy vải. 1.3.1 . Mặt hàng chủ yếu: Mặt hàng chủ yếu của công ty sản xuất là: giầy nữ, giầy trẻ em, giầy vải. Quy trình sản xuất giầy vải của công ty được xác định là quy trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục có công đoạn song song. Sản phẩm nhập kho là kết quả của nhiều công đoạn. 3.2. Quy trình công nghệ sản xuất. - Phân xưởng Bồi – Cắt: Đảm nhận hai khâu đầu của quy trình của công nghệ đó là bồi tráng và cắt vải bạt, nguyên vật liệu được chuyển máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dính. Các tấm vải sau khi đã cắt bồi xong thì chuyển cho bộ phận Cắt. Sau khi cắt xong sản phẩm của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng May để may lắp ráp mũ giày - Phân xưởng May: Đảm nhận công nghệ tiếp theo của công đoạn cắt đó là nhiệm vụ may các chi tiết thành mũ giày hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu ở phân xưởng này ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng Bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giày hoàn chỉnh. - Phân xưởng Cán: Có nhiệm vụ chế biến cao su nhựa nguyên chất, hoá chất chế tạo ra cao su làm đế giầy. Ngoài ra còn có bộ phận cắt viền đế giầy. Sản phẩm của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng Gò để nắp ráp giầy. PX, Cán Thành phẩm Xăng, keo Bao gói PX gò Luyện Cán Đế giầy PX, may Cao su, hoá chất Mũi giầy Chỉ, ôzê, bông gai Cắt Bồi vải, da, giả, da PX, bồi cắt - Phân xưởng Gò: Là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm. Mũ giầy và đế giầy được công nhân phân xưởng Gò lắp ráp với nhau để tạo lên chiếc giầy hoàn chỉnh. Việc ghép mũ với đế giầy được thực hiện trên băng chuyền liên tục bao gồm mũ, gót, quét keo, dán đế, dán viền. Giầy sau khi gò xong được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giầy. Cuối cùng giầy được lên đôi, xâu dây và đong gói vào kho. Việc kiểm tra giám sát cuối cùng được quy về kiểm tra chất lượng KCS. 1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty. Công ty là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, tiến hành tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, cơ cấu tổ chức sản xuất được bố trí sắp xếp theo kiểu trực tuyến chức năng phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng nhiệm vụ của công ty Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: Do giám đốc bổ nhiệm. Phó giám đốc kỹ thuật là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động của khối kỹ thuật bao gồm Phòng Mẫu,Phòng QC, Tổ Cơ điện. Phó giám đốc kinh doanh: do giám đốc công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế bao gồm các phòng ban: Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng vật tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng y tế , Phòng tổ chức hành chính, Ban thanh tra bảo vệ. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Hoá Dệt Hà Tây. Giám đốc Phó Giám đốc KD Phó Giám đốc KT Phòng KHSX Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Tài chính KT Phòng vật tư Phòng Mẫu Phòngtrưng bày PX cơ điện Phòng PX sản xuất Phòng Bảo vệ Phòng Tổ chức hành chính Phòng Y tế 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 5.1.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cuả công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung. Hiện nay phòng kế toán công ty có sử dụng 5 máy tính chạy phần mềm STANDARD và một máy in. Kế toán phụ trách phần mềm nào thì đảm nhận luôn việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng Kế toán - tài chính của Công ty. Bộ máy kế toán của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây được sắp xếp như sau Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán NVL và CCDC Kế toán tài sản cố định Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành Nhân viên thống kê phân xưởng Giải thích sơ đồ: - Kế toán trưởng : Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, đôn đốc giám sát toàn bộ kế hoạt động tài chính của công ty. Phụ trách, quản lý và kiểm tra toàn bộ công việc hạch toán của nhân viên trong phòng, là tham mưu đắc lực cho giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả trong công tác và sản xuất kinh doanh.Hạch toán tổng hợp từng tháng, lập bảng cân đối kế toán hàng quý, năm, kiểm tra và ký các chứng từ thanh toán, các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho và hồ sơ vay vốn. - Kế hoạch thanh toán: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, có nhiệm vụ theo dõi các loai vốn bằng tiền, trực tiếp giao dịch với ngân hàng, thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và một số phần khác. - Kế toán NVL, CCDC: Theo dõi hạch toán chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC (KT, 152, 153). Cuối tháng tập hợp số liệu, tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng sản phẩm để phục vụ công tác kế toán tính giá thành sản phẩm. - Kế toán TSCĐ : Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất, tăng giảm khấu hao TSCĐ căn cứ vào số lượng và đơn giá của chúng để trích khấu hao. Sau đó phân bổ số khấu hao cho các đối tượng có liên quan. Hàng năm, căn cứ vào các chế độ chính sách kế toán tài chính lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ thích hợp, lập kế hoạch khấu hao, thanh lý và mua sắm TSCĐ. - Kế toán tiền lương, thanh toán tạm ứng: Căn cứ vào ngày công và tiền lương khoán đã được phòng tổ chức hành chính xác nhận kế toán tiền lương tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở các bộ phận, phòng ban. Kiểm tra đối chiếu tiền lương từng phân xưởng và toàn công ty. Phân bổ tiền lương theo quy định, theo dõi tạm ứng và hoàn ứng… - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 1, số 2, bảng tính và phân bổ khấu hao, các bảng kê và NKCT có liên quan kể lập bảng kê số 4 và NKCT số 7. Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho nhập kho chi tiết để vào sổ chi tiết TK 154 cùng với các chi phí chung phân bổ để tính giá thành sản phẩm. - Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ quản lý thu chi tiền mặt, tiến hành ghi bảng kê thu chi quỹ cuối ngày, đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt của kế toán, chi tiền tới các tổ chức sản xuất tại phân xưởng vào các kỳ lương. 1.5.2.Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. Áp dụng theo quyết định số 48 /2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/09/2006 doanh nghiệp sử dụng các chứng từ kế toán sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, Biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Hoá đơn Giá trị gia tăng… 1.5.3. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Công ty sử dụng hế thống tài khoản áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48 /2006 QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm: Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với TSCĐ công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo thời gian. 1.5.4 .Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 dương lịch. Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ bao gồm các Sổ kế toán tổng hợp( Các nhật ký chứng từ, các sổ tài khoản, các bảng kê),Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết TSCĐ, Sổ chi tiết vật liệu, Sổ thành phẩm và các bảng phân bổ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Sổ cái Bảng phân bố bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ thanh toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ trình tự xử lý các nghiệp vụ kế toán trên phần mềm Standard. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày Chứng từ gốc Vào các phần mềm kế toán chi tiết Bảng dữ liệu kế toán chi tiết Báo cáo chi tiết Sổ tổng hợp Sổ kế toán Báo cáo tổng hợp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÁ DỆT HÀ TÂY 2.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp sản xuất. ở Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa to lớn và được xác định đúng mức. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và căn cứ vào điều kiện thực tế của Công ty, Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng sản xuất tức là từng phân xưởng, đó bao gồm: Phân xưởng Bồi Cắt. Phân xưởng May. Phân xưởng Cán Phân xưởng Gò. Vì sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Do vậy trong khuôn khổ chuyên đề này em xin trình bày đại diện về cách tập hợp chi phí sản xuất của đơn hàng FT01. 2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm giầy dép của Công ty sản xuất ra, được xuất xưởng – nhập kho thành phẩm theo từng đơn đặt hàng. Vì vậy đối tượng tính giá thành được xác định là các đơn đặt hàng. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của Công ty mà kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng và kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. 2.3. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: 2.3.1 Kế toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…. để trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ. Do đặc điểm sản xuất của Công ty, hao phí về nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70-75% trong giá thành sản phẩm. Nên việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí này hết sức quan trọng trong việc xác định được giá thành sản phẩm. Một số nguyên vật liệu chính chủ yếu của công ty: Vải các loại. Cao su hóa chất các loại. Xăng keo các loại… Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng (kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các đơn đặt hàng và dự kiến sản xuất dự phòng) để lên kế hoạch mua vật tư phục vụ sản xuất. Kế toán theo dõi việc nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ trong tháng, giám đốc việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để phản ánh, ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán theo dõi vật liệu, công cụ dụng cụ về tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, kế toán tại Công ty đã dùng phương pháp ghi thẻ song song. Do công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, số lần mua nhiều, khối lượng lớn. Nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu kế toán chỉ sử dụng giá thực tế mà không sử dụng giá hạch toán do đó trên bảng kê số 3 không có cột giá hạch toán. Giá thực tế vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này trước hết phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập và giả thiết vật liệu nào nhập trước thì xuất trước sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính ra giá thực tế xuất kho. Thực tế tại công ty thì giá vật liệu thực tế nhập kho chính là giá của vật liệu ghi trên hóa đơn. Cụ thể trong tháng 01 năm 2008 kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho đơn hàng FT01 như sau: Căn cứ vào định mức vật tư đã được tiêu chuẩn hóa lập dự trù vật tư : Các bảng định mức vật tư khác được phòng kế hoạch sản xuất lập tương tự đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại vật tư để sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng đã nhận. Sau đó căn cứ vào dự trù vật tư đã có đầy đủ chữ ký được duyệt, thống kê vật tư viết phiếu xuất kho. BẢNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Mã FT01 (Ban hành kèm theo quyết định số 496/TBĐ - KT ngày 19/5/1991) TT Tên vật tư Quy cách ĐVT Định mức Ghi chú Size 28 - 40 ĐVT I Phần mũ giầy 1 Vải 3456 trắng 90 M 8.37 đ/m 2 Vải 3456 mộc 90 M 8.37 đ/m 3 Phin 2222 trắng 1.2 M 36.34 đ/m 4 Chỉ may 20/2 trắng 2000m/c Cuộn 7 m/đ Căn cứ vào phiếu xuất kho (trên phiếu có ghi rõ đối tượng sử dụng cụ thể xuất dùng cho phân xưởng nào và cho mã hàng nào) kế toán tiến hành phân loại hoá đơn theo từng tài khoản như TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”, TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ”, TK 1523 “Nhiên liệu”, … TK 153 “Công cụ dụng cụ”. Từ các phiếu này kế toán ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu sau đó kế toán nguyên vật liệu tổng hợp lại và lập được bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu”, sau đó giao một liên phiếu xuất kho cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đơn vị PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số:02 VT QĐ số:1141TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Địa chỉ: Ngày 09 tháng 01 năm 2007 Số : 18 Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Đỗ Thị Nhu Địa chỉ (bộ phận): PX Bồi Cắt Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất mã FT01 Xuất tại kho : Thế Thị Oanh STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Mã FT01:13539 đôi 1 Vải 3419 trắng K’95 m 38 38 9030 343,140 2 Eva 3mm trắng m 535 535 8591 4,596,185 3 Phin 2222 mộc K’1.2 m 94 94 7440 699,360 4 Bìa tẩy VN có màn m 720 720 10800 7,776,000 5 Keo DA 102 Kg 54.7 54.7 22700 1,241,690 6 Keo Latex Kg 12.31 12.31 17700 217,887 Cộng 14,874,262 Cộng thành tiền (bằng chữ): Mười bốn triệu, tám trăm bảy mươi tư nghìn, hai trăm sáu hai đồng chẵn./ Xuất, ngày 09 tháng 01 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Các phiếu xuất kho khác được lập tương tự. Sau đó kế toán vật liệu căn cứ vào các phiếu xuất kho ghi vào sổ kho vật liệu – hàng hoá để theo dõi chi tiết số nhập – xuất – tồn trong tháng của từng nhóm vật liệu và gửi một liên phiếu xuất vật liệu sang kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Trên phiếu xuất nguyên vật liệu có ghi nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất của từng mã hàng để làm cơ sở cho việc tính giá thành. Tài khoản để hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu là TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Thực tế trong tháng 01 năm 2008 chi phí nguyên vật liệu tập hợp cho toàn bộ các phân xưởng là 1.381.047.663 theo “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ” sau: Vì trên phiếu xuất kho nguyên vật liệu có ghi xuất dùng cho từng đối tượng, từng mã hàng. Nên sau khi nhận được một liên phiếu xuất kho nguyên vật liệu chuyển sang kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành phân loại cho từng sản phẩm cụ thể. Cụ thể trong tháng 01 năm 2008 kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho mã FT 01 (trong đó : FT : tên viết tắt của khách hàng Foottech, 01 là số thứ tự đơn hàng). Tập hợp các phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng FT 01 theo “Bảng kê chi tiết vật liệu xuất dùng trong tháng”: BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 01 năm 2008 ĐVT: đồng STT Ghi Nợ các TK Ghi Có các TK TK 152 TK 153 I TK 621 : CP NVLTT 1.381.047.663 - Phân xưởng Bồi Cắt 670.063.996 - Phân xưởng May 126.682.321 - Phân xưởng Cán 380.227.482 - Phân xưởng Gò 204.073.864 II TK 627 : CP sản xuất chung 17.732.937 9.753.126 - Phân xưởng Bồi Cắt 443.074 - Phân xưởng May 1.230.761 3.084.170 - Phân xưởng Cán 393.843 - Phân xưởng Gò 2.855.346 3.451.216 - Phân xưởng Cơ điện 12.809.913 3.217.740 III TK 6421: Chi phí bán hàng 24.199.173 IV TK 6422: CP quản lý DN 1.500.000 5.674.489 Cộng 1.400.280.600 39.626.780 BẢNG KÊ CHI TIẾT VẬT LIỆU XUẤT DÙNG Tháng 01 năm 2008 Phục vụ mã hàng FT 01 Tên vật liệu TK Số lượng Đơn giá Thành tiền Vải 3456 trắng K’90 1521 713,5 11470 8.183.845 Vải 3419 trắng K’95 1521 874 9030 7.892.220 Crếp XK SVR 3L 1521 988,4 34.600 34.198.640 Crếp TH SBR 1502 1521 198,5 33.000 6.550.000 ….. …. Cộng 1521 162.973.380 Chỉ 20/2 trắng 1522 24,6 8.182 201.277 Keo may 1522 13,67 40.000 547.200 Bông gai 1522 1.371 7.500 10.282.500 ………… ……. ………. Cộng 1522 20.158.681 Tổng cộng 183.132.061 - Vật liệu chính: 162.972.380 đ - Vật liệu phụ : 20.158.681 đ. Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 13.539 đôi giầy mã FT 01 : 183.132.061 đ. Kế toán ghi: Nợ TK 621 (FT01) 183.132.061 - PX Bồi Cắt : 70.454.163 - PX May : 26.827.685 - PX Cán : 54.480.666 - PX Gò : 31.369.547 Có TK 152 183.132.061 Cuối tháng, căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán ghi: Nợ TK 621 : 1.381.047.663 Có TK152 : 1.381.047.663 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621 CỦA MÃ HÀNG FT 01 Tháng 01 năm 2008 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK621 SH NT Tổng tiền CPNVLTT 9/1 18 9/1 Xuất vải 3419 trắng K’95 1521 343.140 343.140 10/1 25 10/1 Xuất keo may 1522 547.200 547.200 10/1 32 10/1 Cấp crếp SVR 3L 1521 3.035.921 3.035.921 12/1 38 12/1 Xuất keo Latex 1522 1.102.309 1.102.309 15/1 20 15/1 Xuất past đen 1522 903.308 903.308 ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. Cộng 183.132.061 Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 621 Tháng 01 năm 2008 Có TK Nợ TK 1521 1522 Cộng - Mã hàng FT 01 162.972.380 20.158.681 183.132.061 - Mã hàng CV05 352.047.539 52.493.390 104.540.929 - Mã hàng CV 06 95.342.679 16.663.248 112.005.927 …… …… …… …… Cộng 1.192.416.706 118.630.957 1.381.047.663 Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Từ sổ tổng hợp kế toán lập sổ cái TK 621. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 Tháng 1 năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 01 TK 152 1.381.047.663 Cộng số phát sinh Nợ 1.381.047.663 Tổng số phát sinh Có 1.381.047.663 Số dư Nợ Số dư Có Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) 2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay tại Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm ( từng loại sản phẩm, từng bước công việc trong quy trình công nghệ sản xuất). Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng người, từng bước công việc mà các nhân viên phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ do một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phân xưởng các công việc do mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật; đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng tổng hợp các bảng chấm công gửi lên phòng Tổ chức Hành chính và tập hợp các phiếu nghỉ hưởng BHXH (nghỉ ốm), gửi lên phòng Tài chính kế toán. Tại phòng Tổ chức lao động, cán bộ định mức căn cứ vào định mức lao động đã được tiêu chuẩn hoá cho các công việc phù hợp với điều kiện của công ty để duyệt công cho phân xưởng (sau đó tính ra tổng số tiền lương khoán phân xưởng được hưởng trong tháng). Từ bảng duyệt công và tổng số tiền được duyệt trên, thống kê phân xưởng theo dõi chi tiết từng bước công việc, từng đơn đặt hàng. Mỗi bước công việc do công nhân nào đảm nhận, số giờ công của từng người làm, để tính ra số tiền người đó được hưởng. Sau đó thống kê phải lập báo cáo tiền lương của từng mã hàng gửi lên phòng Tài chính kế toán, lấy đó làm căn cứ để đối chiếu với bảng thanh toán tiền lương. Phương pháp tính lương khoán cho từng công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như sau: BÁO CÁO LƯƠNG KHOÁN CỦA CÁC MÃ HÀNG Tháng 01 năm 2008 STT Mã hàng Số lượng (đôi) Thành tiền (đồng) 1 FT 01 13.539 43.181.555 2 CV 05 6.425 31.097.000 3 TĐ 201 18.582 45.638.337 4 9902A - Đ2 10.500 32.022.654 …… ……. ………. ……… Cộng 480.386.155 Ngày 31 tháng 01 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Theo Báo cáo lương khoán ta thấy tiền lương khoán để sản xuất 13.539 đôi giầy mã FT 01 là 43.181.555 đ. Từ định mức lương khoán như trên thống kê mỗi phân xưởng sẽ căn cứ vào số ngày công thực tế làm việc của từng công nhân để tính ra mức lương được hưởng của mỗi người theo bảng thanh toán lương. Tiền lương theo đơn giá lương khoán = Tổng tiền lương theo lương khoán phân xưởng x Số ngày làm việc thực tế của từng công nhân Tổng số ngày làm việc của nhân viên PX Thực tế trên bảng thanh toán lương tháng 01 năm 2008 của phân xưởng Gò ta thấy mức lương của ông Nguyễn Minh Long được tính như sau: Tiền lương theo đơn giá lương khoán = 235.216.000 x 26 = 940.864đ 6.500 Số tiền bị khấu trừ vào lương là ( 5% tiền BHXH, 1% tiền BHYT) tổng là 6% trên lương cơ bản ( là công nhân bậc 6 mức lương là 610.000 đ, hệ số 3.8): 610.000 x 3.8 x 6% = 139.080 đồng Phụ cấp theo lương được hưởng là : Vì Công nhân này là tổ trưởng nên có phụ cấp trách nhiệm: 610.000 x 50% = 305.000 đồng Như vậy, tổng số tiền mà Công nhân này được lĩnh là: 940.864 + 305.000 – 139.080 = 1.106.784 đồng. Những công nhân khác được tính tương tự như trên và được thể hiện trên bảng thanh toán lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cuối tháng, kế toán thanh toán căn cứ vào các bảng thanh toán lương được lập hàng tháng của các phân xưởng, phòng ban để lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 01 năm 2008 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 : Phải trả CNV TK 338 : Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Lương Các khoản PC Cộng Có TK 334 TK 3382 KPCĐ 2% TK 3383 BHXH 15% TK 3384 BHYT 2% Cộng Có TK 338 TK 622: CP NVL TT 191.398.293 320.834.027 6.416.681 28.709.744 3.827.966 38.954.391 359.788.418 PX May 60.598.246 80.056.197 1.601.124 9.089.737 1.211.965 11.902.826 91.859.023 BP Cắt 20.002.998 28.004.197 560.084 3.000.450 300.06 3.960.594 31.964.791 BP May 40.595.248 52.052.000 1.041.040 6.089.287 811.905 7.942.232 59.993.232 PX Cán 130.800.047 240.777.830 4.816.557 19.620.007 2.616.001 27.051.564 267.829.394 BP gò 91.556.248 175.788.150 3.515.763 13.733.449 1.831.127 19.080.338 194.968.488 BP cán 20.413.661 36.744.590 734.892 3.062.049 408.273 3.205.214 40.949.804 BP bao gói 18.830.060 28.245.090 565.902 2.824.509 376.601 3.766.012 32.011.102 TK 627 : CPSXC 27.378.161 42.070.063 854.141 4.106.724 547.563 5.508.428 47.578.491 PX May 9.664.492 13.940.987 278.819 1.449.674 193.29 1.921.794 15.862.771 BP Cắt 2.683.060 3.045.273 60.905 402.459 53.661 517.026 3.562.299 BP May 6.981.432 10.895.714 217.924 1.047.215 139.629 1.404.758 12.300.372 PX Cán 17.713.669 28.766.076 575.321 2.657.050 3.544.273 3.586.645 32.352.721 BP gò 12.320.172 20.944.292 418.886 1.848.026 246.403 2.513.315 23.457.607 BP cán 2.700.794 4.321.270 86.425 405.119 54.016 545.56 4.866.730 BP bao gói 2.692.703 3.500.614 70.011 403.905 53.854 527.771 4.028.284 TK 642 : CPQLDN 40.627.664 64.191.709 1.283.834 6.094.150 812.553 8.190.537 72.382.246 Cộng 259.404.118 427.732.799 8.554.656 38.910.618 5.188.082 52.653.356 480.386.155 Từ bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” . Kế toán ghi : Nợ TK 622 : 359.788.418 Có TK 334 : 320.834.027 Có TK 338 : 38.954.391 Từ đó ta lập được sổ chi tiết và sổ tổng hợp TK 622. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622 Tháng 01 năm 2008 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Chi Nợ TK 622 Tổng Chi tiết Số CT Ngày tháng Lương KPCĐ BHXH BHYT … 31/01 Lương Công nhân 334 320.834.027 320.834.027 … 31/01 Kinh phí Công đoàn 338.2 6.416.681 6.416.681 … 31/01 Bảo hiểm Xã hôi 338.3 28.709.744 28.709.744 … 31/0._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21520.doc
Tài liệu liên quan