Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy Tissue sông đuống

Lời mở đầu Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải trả lời được 3 vấn đề cơ bản đó là : Sản xuất ra cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc hạch toán trong kinh doanh là “lấy thu bù chi và phải đảm bảo có hiệu quả”. Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm là luôn tăng doanh thu và tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của chi phí.Muốn doanh thu t

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty giấy Tissue sông đuống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng sản phẩm của doanh nghiệp không những phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mà còn đảm bảo một mức giá có thể cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải tìm được nguồn cung cấp những yếu tố đầu vào có chất lượng mà giá cả phải chăng, đồng thời quản lý tốt, tính đúng, tính đủ những khoản chi phí phát sinh trong từng giai đoạn sản xuất, tập hợp chi phí, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh… để từ đó quyết định mức giá cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách chính xác và hợp lý. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế có vai trò quyết định, tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do đó, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là phần kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống cùng những kiến thức đã được học ở trong nhà trường, đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp của em. Ngoài phần mở đầu, danh mục các thuật ngữ viết tắt, danh mục các sơ đồ, bảng biểu, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Chương I Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động sống, lao động vật hoá và chi phí khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.Thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất và các đối tượng đánh giá(sản phẩm, dịch vụ, công việc). *Phân loại theo yếu tố chi phí, tức là phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế.Toàn bộ chi phí sản xuất được chia làm 5 yếu tố sau: - Yếu tố nguyên vật liệu: +Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế. +Chi phí nhiên liệu, động lực. - Yếu tố chi phí nhân công: + Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương. + Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ lập và phân tích dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí làm căn cứ lập kế hoạch về cung ứng vật tư, bố trí lao động. *Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.Chi phí sản xuất bao gồm: - Chi phí nguyên vật, liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, xây dựng kế hoạch giá thành và phân tích giá thành theo khoản mục, quản lý chi phí sản xuất theo định mức. *Ngoài hai cách phân loại trên, còn có thể phân loại chi phí sản xuất theo các cách: - Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Phân loại theo đối tượng chịu chi phí: + Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp 1.1.1.2.Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và chi phí khác có liên quan đến khối lượng đơn vị công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành sản phẩm được phân loại theo rất nhiều tiêu thức: - Theo thời điểm tính và số liệu về tính giá thành, giá thành được chia thành: + Giá thành kế hoạch + Giá thành định mức + Giá thành thực tế - Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành: + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) + Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) 1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn, phạm vi phát sinh chi phí, nơi chịu chi phí.Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kế toán phải dựa trên những cơ sở sau đây: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Sản xuất giản đơn hay phức tạp. + Với sản xuất giản đơn: đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặc có thể là một nhóm sản phẩm. + Với sản xuất phức tạp: đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận, phân xưởng hay toàn doanh nghiệp, các giai đoạn chế biến, hay toàn bộ quy trình công nghệ chi tiết, bộ phận sản phẩm hay từng sản phẩm… - Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. + Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt. + Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… - Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1.1.2.2. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, bán thành phẩm doanh nghiệp sản xuất, công việc, lao vụ cung cấp đã hoàn thành.Để xác định đối tượng tính giá thành kế toán phải căn cứ vào: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. - Loại hình sản xuất. - Yêu cầu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: + Sản phẩm cuối cùng đối với sản xuất giản đơn. + Thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo với sản xuất phức tạp. + Sản phẩm của từng đơn đặt hàng với sản xuất đơn chiếc và sản xuất từng loại nhỏ. + Sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn. 1.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.1.3.1. Phương pháp tập hợp chi phí. Có 2 phương pháp tập hợp chi phí: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp. - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất khi phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. 1.1.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau: *Đánh giá SPLD theo chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính: Theo phương pháp này chỉ tính cho SPLD cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính, còn chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. TGSPLD cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x SL sản phẩm làm dở SL sản phẩm hoàn thành + SL sản phẩm làm dở *Đánh giá SPLD theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Theo phương pháp này, SPLD cuối kỳ phải chịu toàn bộ các chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành.Do vậy khi kiểm kê xác định khối lượng SPLD phải xác định được mức độ hoàn thành của chúng.Căn cứ vào khối lượng và mức độ hoàn thành để quy đổi số SPLD ra sản phẩm hoàn thành tương đương làm cơ sở xác định chi phí. - Đối với khoản chi phí NVL trực tiếp (NVL chính) bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản phẩm thì tính cho SPLD và sản phẩm hoàn thành như sau: TGSPLD cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x SL sản phẩm làm dở SL sản phẩm hoàn thành + SL sản phẩm làm dở -Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính theo mức độ hoàn thành: TGSPLD cuối kỳ = Chi phí đầu kỳ + chi phí trong kỳ x SL sản phẩm quy đổi SL sản phẩm hoàn thành + SL sản phẩm quy đổi Trong đó: SL sản phẩm quy đổi = Sản phẩm làm dở x Mức độ hoàn thành *Đánh giá SPLD theo chi phí sản xuất định mức: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức chi phí.Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng SPLD và chi phí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng để tính giá trị SPLD cuối kỳ, cũng có thể chỉ tính theo định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cho tất cả các khoản mục chi phí. 1.1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. -Phương pháp trực tiếp (Còn gọi là phương pháp giản đơn): Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng sản phẩm. Giá thành sản phẩm = TGSPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - TGSPLD cuối kỳ - Phương pháp hệ số: Điều kiện áp dụng: áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành. + Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ: Tổng sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi +Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm Hệ số phân bổ SPi = Số lượng quy đổi SPi Tổng số lượng quy đổi + Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục) Tổng giá thành SPi = ( SPLD đk + CPSXtk – SPLDck) x Hệ số phân bổ SPi - Phương pháp tỷ lệ: Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp sản phẩm sản xuất ra là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với các quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau.Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành.Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức của sản phẩm.Sau đó tính ra tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm: Tỷ lệ tính giá thành = SPLDđk + CPSXtk – SPLDck Tiêu chuẩn phân bổ - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm chính = SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ - SPLD Cuối kỳ - SPSX sản phẩm phụ - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Điều kiện áp dụng: áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng.Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành.Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. - Phương pháp tính giá thành phân bước: Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm (Z) = C1 + C2 + C3 +…+Cn Trong đó Cn là chi phí giai đoạn n tính vào giá thành sản phẩm. + Phương pháp phân bước có tính giá thành NTP + Phương pháp phân bước không tính giá thành NTP - Phương pháp định mức: Trên cơ sở định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự đoán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm.Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức đã điều chỉnh 1.1.4.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) *Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.Tuỳ theo phương pháp hạch toán được áp dụng mà việc xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là giá thực tế đích danh, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, giá bình quân… - Kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong đơn vị sản xuất áp dụng phương pháp KKTX được thể hiện qua sơ đồ 1. *Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…) và các khoản phải trích theo lương được phép tính vào chi phí. - Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ. - Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp trong đơn vị sản xuất áp dụng phương pháp KKTX được thể hiện qua sơ đồ 2. *Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí: - Tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng… - Chi phí nguyên liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng - Chi phí về khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng - Các chi phí khác liên quan tới hoạt động các phân xưởng - Kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. - Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung trong đơn vị sản xuất áp dụng phương pháp KKTX được thể hiện qua sơ đồ 3. *Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX khi hạch toán hàng tồn kho kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị sản xuất được khái quát qua sơ đồ 4. 1.1.4.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) Trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục.Cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên, vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng cùng với bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán.Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt so với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.Các chi phí được phản ánh trên tài khoản này không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên, vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. - Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKĐK sơ đồ 5. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ cũng giống như phương pháp KKTX.Cuối kỳ, kế toán kết chuyển về TK 631 để tính giá thành theo từng đối tượng. - Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKĐK.Sơ đồ 6 *Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết theo tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX, trừ 2 nội dung về chi phí nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ sẽ hạch toán như sau: - Phản ánh chi phí nguyên, vật liệu dùng chung trong phân xưởng: Nợ TK 6272 Có TK 611 - Phản ánh chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng: Nợ TK 6273 Có TK 611 (đối với công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ 1 lần) Có TK 142, 242 (đối với công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần) Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKĐK. Sơ đồ 7 *Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”.Tài khoản này bao gồm các chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm hoàn thành (chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). - Trình tự hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK trong các đơn vị sản xuất được mô tả khái quát qua sơ đồ 8. 1.2. Tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tổ chức chứng từ kế toán là việc xác định danh mục chứng từ cần sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các chứng từ cụ thể trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Sơ đồ 9 + Hoá đơn GTGT + Phiếu xuất kho hoặc phiếu yêu cầu vật tư + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu - Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp.Sơ đồ 10 + Bảng chấm công + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (trực tiếp) - Chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung.Sơ đồ 11 + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu (gián tiếp) + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (gián tiếp) + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Phiếu xuất kho + Hoá đơn GTGT + Giấy báo nợ + Phiếu chi - Chứng từ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Sơ đồ số 12 + Phiếu kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Phiếu kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp + Phiếu kết chuyển chi phí sản xuất chung + Phiếu tính giá thành sản phẩm + Phiếu xác nhận công việc hoặc sản phẩm hoàn thành… 1.2.2. Tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành quyết định số 15/QĐ/BTC ngày 20/03/2006, các doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 5 hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Sơ đồ 13. - Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái - Sơ đồ 14. - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Sơ đồ 15. - Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ - Sơ đồ 16. - Hình thức kế toán máy Chương II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giấy tissue sông đuống 2.1.Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Tiền thân công ty giấy Tissue Sông Đuống là “Nhà máy Gỗ dán Cầu Đuống” thuộc cục công nghiệp nhẹ, bộ công nghiệp, do nước CHXHCN Tiệp Khắc cũ tài trợ, thiết kế và xây dựng sau hoà bình lập lại ở miền Bắc, là cơ sở chế biến gỗ đầu tiên ở nước ta, một trong những “đứa con đầu lòng” của nền công nghiệp nước nhà. Đất khu sản xuất của nhà máy có diện tích 138.329,5 m2, thuộc xã Tiền Phong, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũ. Đất khu công nghiệp có diện tích 42.870 m2, thuộc thôn Thanh Am, xã Ngọc Thuỵ, huyện Gia Lâm cũ. Kể từ tháng 10-1982 nhà máy Gỗ Cầu Đuống ( Công ty giấy Tissue Sông Đuống) nằm trên địa giới hành chính thị trấn Đức Giang, huyện Gia Lâm, Hà Nội nay là phường Đức Giang, quận Long Biên Hà Nội. Ngày 27-6-2005 HĐQT Tổng công ty Giấy Việt Nam quyết định thành lập số 1086/ QĐ-HĐQT, với vốn pháp định 11.000.000.000 (mười một tỷ đồng).Giấy chứng nhận kinh doanh số 0116000505, với loại hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty “mẹ – con”. Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của công ty Giấy Tissue Sông Đuống bao gồm: -Công nghiệp sản xuất giấy và các sản phẩm của giấy. -Sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ gỗ. -Kinh doanh vật tư hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm) sử dụng cho ngành chế biến gỗ và giấy, kinh doanh vận tải, bốc xếp hàng hoá. Sự thay đổi trong cơ chế quản lý đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó những biến động của thị trường, sự gia tăng của các sản phẩm cùng loại cũng tạo cho công ty không ít khó khăn. Với sự năng động sáng tạo toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã và đang cố gắng, nỗ lực hết mình để đưa công ty ngày một phát triển khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong cũng như ngoài nước. 2.1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Từ khi chuyển đổi sang hướng kinh doanh mới, bộ máy của công ty đã được thu gọn. Cách tổ chức mới cho thấy hiệu quả rõ rệt, giảm đáng kể chi phí quản lý. Các bộ phận lao động được chuyên môn hoá và có những quyền hạn nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và phục vụ mục đích chung đã xác định của công ty. Đứng đầu công ty là giám đốc, trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp. Tiếp đến là hai phó giám đốc: Một phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, một phó giám đốc kinh tế. Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất phụ trách phòng kỹ thuật và bốn phân xưởng: Phân xưởng xeo giấy, phân xưởng gia công, phân xưởng gỗ và phân xưởng bảo dưỡng. Phó giám đốc kinh tế phụ trách ba phòng: Phòng tài chính-kế toán, phòng thị trường, phòng vật tư. Sơ đồ 17: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Giấy Tissue Sông Đuống. Đặc điểm bộ máy quản lý. Ban giám đốc: - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, giám sát các mặt quản lý, tổ chức sản xuất, gia công chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty theo kế hoạch Tổng công ty duyệt đạt hiệu quả cao. - Phó giám đốc phụ trách kinh tế: chịu trách nhiệm công tác kinh tế vật tư và các công tác khác. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thụât sản xuất: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật sản xuất và các công tác khác được phân công. Các phòng ban như sau: - Phòng tổng hợp: tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện về các lĩnh vực: chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, công tác tổ chức lao động, tiền lương, hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, cứu hoả,lưu trữ hồ sơ tài liệu công ty… - Phòng thị trường: Bán các sản phẩm của công ty sản xuất, kinh doanh các dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh và nghiên cứu thị trường. - Phòng vật tư: tìm và mua sắm vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng máy móc, thiết bị có chất lượng phục vụ sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật: Tổ chức quản lý và thực hiện các lĩnh vực như : Kỹ thuật công nghệ, cơ điện… -Phòng tài chính – kế toán: Quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm về các hoạt động nghiệp vụ tài chính của công ty. Các phân xưởng: -Phân xưởng bảo dưỡng: Quản lý kỹ thuật cơ, điện, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị của công ty. Gia công, chế tạo phụ tùng thay thế, phục hồi chi tiết máy. - Phân xưởng giấy: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc và lao động để sản xuất các sản phẩm giấy theo yêu cầu của công ty. - Phân xưởng gỗ: Sản xuất các loại gỗ dán, hàng mộc và trang trí nội thất. - Phân xưởng gia công: Gia công các sản phẩm từ giấy Tissue, các sản phẩm giấy in, giấy viết đảm bảo chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình sản xuất sản phẩm giấy của công ty được sản xuất theo mô hình phức tạp kiểu liên tục có chia ra các công đoạn ở phân xưởng để tiện lợi trong công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị. Quy trình này được diễn giải như sau: -Từ nguyên liệu đầu vào là bột tấm hoặc giấy lề được đưa vào nghiền thuỷ lực thông qua băng tải.Bột tấm hoặc giấy lề sẽ được nghiền nhờ hệ thống máy nghiền có tác dụng nâng độ mịn của giấy thành phẩm.Sau khi nghiền, nếu nguyên liệu đầu vào là bột tấm sẽ được giữ trong bể chứa còn nếu nguyên liệu là giấy lề thì sẽ được đánh tơi trước khi cho vào bể chứa để tránh cho bột bị vón cục.Từ bể chứa, nguyên liệu được đưa vào hệ thống lọc cát nồng độ cao để loại bỏ các chất bẩn rồi lại tiếp tục được nghiền nếu nguyên liệu là bột tấm. - Các nguyên liệu đã qua sơ chế được cho vào bể trộn đã có sẵn các hợp chất phụ gia như: chất làm tăng độ trắng, độ bền ướt, chất làm mềm, sút…và trộn đều để giấy thành phẩm sau này đạt tiêu chuẩn yêu cầu.Từ bể trộn, nguyên liệu được đưa sang bể máy và được lọc cát một lần nữa để loại bỏ những tạp chất còn sót lại.Sau đó, nguyên liệu này lại được đưa qua sàng áp lực để loại ra những nguyên liệu thô, to chưa đạt tiêu chuẩn.Công đoạn này quyết định độ mịn của giấy thành phẩm.Đến đây, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được cho vào máy xeo, dàn đều và cán mỏng trên chăn xeo cho tới khi đạt độ mỏng yêu cầu.Giấy ướt được hình thành và được đưa qua bộ phận sấy khô.Kết thúc công đoạn này, giấy đạt độ khô từ 93-95% và được chuyển sang máy xếp lớn để cuộn lại thành những cuộn giấy có đường kính từ 90-100 cm.Những cuộn giấy này được bao gói cẩn thận để bán gọi là giấy nguyên liệu hoặc tiếp tục gia công tạo thành giấy thành phẩm. Sơ đồ 18: Dây chuyền công nghệ sản xuất giấy Tissue 2.1.2.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, điều kiện và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tại các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê các số liệu ban đầu.Định kỳ, các nhân viên thống kê gửi số liệu lên phòng kế toán tài chính để phục vụ cho việc hạch toán toàn nhà máy. Phòng kế toán gồm 6 người được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh tế. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng.Về nhân lực, phòng kế toán không quản lý các nhân viên thống kê, tuy nhiên về nghiệp vụ mọi nhân viên thống kê đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê của công ty giúp giám đốc nắm được mọi thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và kiểm tra các của các bộ phận trong công ty trong việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán quản lý tài chính. Sơ đồ 19: Sơ đồ tổ chức phòng kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của từng người: -Kế toán trưởng: có nhiệm vụ phụ trách chung và chỉ đạo công tác nghiệp vụ của phòng, nghiệp vụ thống kê, hạch toán các đơn vị kiêm kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng cũng là người xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn hàng năm, thường trực hội đồng đánh giá, hội đồng kiểm kê, hội đồng thanh lý của công ty, hàng quý tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. -Phó Phòng TCKT: kiêm kế toán giá thành, kế toán thuế, xây dựng giá bán sản phẩm, tổng hợp chi phí sản xuất và hạch toán nội bộ. Phó phòng TCKT là người thay mặt điều hành, chỉ đạo, giám sát nhân viên cũng như công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. -Kế toán vật liệu: kiêm kế toán TSCĐ phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, lượng giá trị vật tư hàng hoá, công cụ lao động tồn kho, mua vào, bán ra và sử dụng. -Kế toán thanh toán: ghi chép phản ánh tình hình tăng giảm vốn bằng tiền, thanh toán các khoản tạm ứng, thanh toán với người bán, theo dõi tổng hợp chi phí các công trình sửa chữa, xây dựng cơ bản. -Kế toán tiêu thụ: theo dõi phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, thanh toán với người mua, thanh toán nội bộ, theo dõi và ghi chép số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn kho và hàng gửi bán của công ty. -Thủ quỹ: phụ trách nắm giữ và ghi chép các khoản tiền, thanh toán tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương, tổng hợp chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Công ty vận dụng hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ.Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính bình quân sau mỗi lần nhập. Các sổ sách kế toán được sử dụng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: -Sổ nhật ký chứng từ: +Nhật ký chứng từ số 1 (Tiền mặt) +Nhật ký chứng từ số 2 (Tiền gửi ngân hàng) +Nhật ký chứng từ số 5 (Phải trả người bán) +Nhật ký chứng từ số 7 (Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh) +Nhật ký chứng từ số 10 (Thuế GTGT được khấu trừ) -Bảng kê: +Bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng) +Bảng kê số 8 (Nhập xuất ._.tồn kho hàng hoá) -Bảng phân bổ: +Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ +Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương +Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định -Sổ chi tiết các tài khoản: 621, 622, 627 -Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627, 154 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống 2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công Ty Giấy Tissue Sông Đuống 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tai công ty Giấy Tissue Sông Đuống Công ty Giấy Tissue Sông Đuống là một doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với các sản phẩm giấy, vở tập, các loại gỗ dán với nhiều quy cách chủng loại khác nhau. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu…được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: bột giấy, gỗ tròn các loại, ván mỏng các loại, hoá chất như chất tăng trắng, chất làm mềm, keo M4 nấu ra, phin, than, keo da trâu…nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ kế hoạch sản xuất hàng tháng. Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương.Chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm những khoản BHXH, BHYT, KPCĐ (trích 19% trên tiền lương theo quy định hiện hành của bộ tài chính). Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca, nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, tiền điện… 2.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là việc làm cần thiết không thể thiếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Giấy Tissue Sông Đuống nói riêng. Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra một loại sản phẩm khác nhau hay việc sản xuất ra mỗi loại sản phẩm chỉ được tiến hành trong một phân xưởng.Do đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất sản phẩm nên các tài khoản để tập hợp chi phí sản xuất cũng được mở chi tiết theo từng phân xưởng. 2.2.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành cho những sản phẩm của Công ty có nhiều đặc điểm tương đồng. Trong phạm vi bài viết, em xin được trình bày theo thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành cho sản phẩm điển hình là giấy tissue cuộn lớn của phân xưởng giấy để khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống. *Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ cơ cấu chi phí sản xuất của công ty.Mặt khác loại nguyên vật liệu được sử dụng thường đa dạng về chủng loại và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, công tác này được tiến hành thường xuyên và có độ chính xác cao. Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất sản phẩm trên bao gồm: Bột giấy, hơi, chất tăng trắng, chất làm mềm, chất tăng bền ướt, chất phủ lô, chất tách lô, nguyên vật liệu phụ khác. Nguyên vật liệu xuất dùng xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất mà cụ thể là kế hoạch sản xuất hàng tháng.Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng được tiến hành khi kết thúc một kỳ sản xuất kinh doanh (một tháng). Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng TK 62111 - Phân xưởng Gia công TK 62112 - Phân xương Gỗ TK 62114 – Phân xưởng Xeo giấy Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các phân xưởng lập phiếu lĩnh vật tư thay vì sử dụng phiếu xuất kho.Việc thay phiếu xuất kho bằng phiếu lĩnh vật tư vừa giảm bớt chi phí sổ sách, thủ tục (thông thường phiếu yêu cầu vật tư và phiếu xuất kho) vừa góp phần làm tăng tính chủ động của các phân xưởng, tránh tình trạng chậm trễ trong công tác cung cấp nguyên vật liệu ảnh hưởng tới sản xuất.Phiếu lĩnh vật tư được lập thành 4 liên giao cho tổ trưởng phân xưởng, thủ kho, phòng vật tư, phòng kế toán giữ để tập hợp, kiểm tra, lưu trữ và đối chiếu khi cần thiết. Giá trị nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập.Phương pháp này cho phép kế toán tính giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời nhưng khối lượng công việc tính toán nhiều và phải tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 Từ phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật liệu sẽ tiến hành ghi vào sổ kê chi tiết xuất vật tư dùng cho phân xưởng trong tháng.Việc kê khai giúp kế toán tập hợp, phân loại các nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu xuất dùng cho chi phí sản xuất chung, hạn chế thiếu sót, nhầm lẫn khi tập hợp chi phí. Sau đó căn cứ vào sổ kê chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ xuất dùng, kế toán sẽ lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.Bảng 1- Bảng 2 Từ các chứng từ trên, kế toán tiến hành phản ánh các số liệu trên sổ chi tiết TK 621.Bảng 3 Sau đó, kế toán sẽ lên bảng tổng hợp chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Bảng 4 *Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Do vậy, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm.Việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công trực tiếp cung cấp cho nhà quản lý những thông tin hữu ích và cần thiết.Căn cứ vào mức lương nhận được hàng tháng, người lao động thấy được cụ thể lao động của mình bỏ ra được bù đắp như thế nào.Từ đó, họ thấy được lợi ích của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân và có ý thức nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp bảo đảm thu nhập cho bản thân. Khoản chi phí này bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu.Đối với lao động hợp đồng ngắn hạn, công ty không thực hiện trích bảo hiểm còn đối với những lao động hợp đồng dài hạn, công ty trợ cấp đầy đủ theo nguyên tắc, chế độ chung.Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho phân xưởng nào thì tập hợp chi phân xưởng đó. Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau: TK 62211 - Phân xưởng Gia công TK 62212 - Phân xưởng Gỗ TK 62214 – Phân xưởng Xeo Giấy Hàng ngày, tổ trưởng hoặc trưởng ca sản xuất có nhiệm vụ theo dõi số công nhân đi làm, nghỉ phép,…và thực hiện chấm công.Cuối tháng, bảng chấm công được nộp cho bộ phận thống kê tại phân xưởng để tổng hợp công lao động.Sau đó, nhân viên thống kê gửi bảng chấm công, bảng tính lương kèm theo phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành lên bộ phận lao động tiền lương thuộc phòng hành chính tổng hợp để tính toán xác định số tiền lương cho phân xưởng. Tiền lương phải trả = Tiền lương thực tế + Tiền lương thêm giờ + Tiền lương nghỉ lễ, phép + Thưởng + Phụ cấp - Tiền lương làm thêm giờ được chia làm 2 loại: + Thêm giờ ngày thường: Tiền lương làm thêm giờ = Hệ số lương x 350.000 x Số công làm thêm x 1.5 22 + Thêm giờ ngày lễ, thứ 7, chủ nhật: Tiền lương làm thêm giờ = Hệ số lương x 350.000 x Số công làm thêm x 2 22 - Tiền lương nghỉ lễ, phép: Tiền lương nghỉ lễ, phép = Hệ số lương x 350.000 x Số công nghỉ lễ, phép 22 - Tiền thưởng căn cứ vào xếp loại lao động: + Loại A : 60.000 đồng + Loại B : 40.000 đồng + Loại C : 20.000 đồng - Tiền lương thực tế: Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức tính lương sau: Tính lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, bộ phận phân xưởng, nhân viên các phòng ban. Mức lương được hưởng căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ chuyên môn, hệ số lương…của người lao động. + Cán bộ quản lý phân xưởng (quản đốc, phó quản đốc, đốc công) Tiền lương thực tế =Thu nhập bình quân một công (của phân xưởng) x Số ngày công x Hệ số trách nhiệm (Hệ số trách nhiệm phụ thuộc vào vị trí, cấp bậc người lao động) Ví dụ: Có những thông tin sau về ông Đinh Quốc Hưng, quản đốc phân xưởng giấy: Hệ số lương: 3.58 Số ngày công thực tế tháng: 22 công, Số công nghỉ lễ, phép: 1 công Hệ số trách nhiệm: 1.8 Tổng lương thực tế theo sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng giấy (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp,lương nghỉ lễ, phép):54.317.392 đồng. Tổng số công chuẩn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm phân xưởng giấy: 792 công Số công làm thêm giờ (thứ 7, chủ nhật): 4công Tiền thưởng lao động loại A: 60.000 đồng Phụ cấp trách nhiệm: 100.000 đồng Tiền lương của ông Hưng được tính như sau: Tiền lương thực tế = 54.317.392 x 22 x 1.8 = 2.716.000 (đồng) 792 Tiền lương làm thêm giờ = 3.58 x 350.000 x 4 x 2 = 456.000 (đồng) 22 Tiền lương nghỉ lễ, phép = 3.58 x 350.000 x 1 = 57.000 (đồng) 22 Tiền lương của ông Hưng = 2.716.000 + 456.000 + 57.000 + 60.000 + 100.000 = 3.389.000 (đồng) + Nhân viên phân xưởng (nhân viên thống kê, nhân viên hạch toán phân xưởng) Tiền lương thực tế = Hệ số lương x 350.000 x Số ngày công thực tế x Hệ số năng suất lao động 22 (Hệ số năng suất lao động phụ thuộc vào giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và bằng tổng tiền lương thực tế chia (/) tổng tiền lương định mức). Ví dụ: Có những thông tin sau về chị Vương Thị Chỉnh, nhân viên thống kê, hạch toán phân xưởng giấy: Hệ số lương: 3.58 Số ngày công thực tế tháng3/2006: 21 công Hệ số năng suất lao động phân xưởng giấy: 1.367 Tiền thưởng lao động loại B: 40.000 đồng Lương nghỉ lễ, phép: 2 công tương đương 114.000 đồng (cách tính lương nghỉ lễ, phép như trên) Tiền lương của chị Chỉnh được tính như sau: Tiền lương thực tế = 3.58 x 350.000 x 21 x 1.367 = 1.635.000 (đồng) 22 Tiền lương của chị Chỉnh = 1.635.000 + 40.000 + 114.000 = 1.789.000 (đồng) Tiền lương tính theo sản phẩm và thời gian: Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, nhân viên thống kê các bộ phận tiến hành tập hợp, phân loại các sản phẩm theo quy cách, chủng loại khác nhau và gửi lên phòng hành chính tổng hợp để tính ra tổng lương sản phẩm.Công thức tính như sau: Tổng lương theo sản phẩm = Trong đó: mi: Khối lượng sản phẩm quy cách i hoàn thành Pi : Đơn giá tiền lương sản phẩm quy cách i Sau đó, kế toán dựa vào bảng chấm công tính ra số công chuẩn của từng lao động tính theo công thức: Số công chuẩn của lao động i = Số công thực tế của lao động i x Hệ số cấp bậc theo công việc của lao động i Hệ số cấp bậc theo công việc là hệ số quy định cho từng vị trí liên quan đến sản xuất sản phẩm, những vị trí phức tạp đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hơn sẽ có hệ số cao hơn. Tiếp theo, tiến hành tổng hợp số công theo số công chuẩn đã quy đổi và tính ra đơn giá bình quân cho một giờ công theo công thức: Đơn giá tiền lương bình quân cho một công chuẩn = Tổng lương theo sản phẩm Tổng số công chuẩn Cuối cùng, tính ra lương của từng lao động bằng cách: Tiền lương thực tế lao động i = Số công chuẩn của lao động i x Đơn giá tiền lương bình quân cho một công chuẩn Ví dụ: Có những thông tin sau về anh Đinh Huy Cương, công nhân sản xuất phân xưởng giấy: Hệ số lương: 2.13 Số công thực tế: 16 công Thưởng: 20.000 đồng Lương nghỉ lễ, phép: 8 công tương đương 271.000 đồng Hệ số cấp bậc theo vị trí công việc: 1.3 Tổng tiền lương theo sản phẩm: 54.437.675 đồng Tổng số công chuẩn phân xưởng giấy: 792 công Tiền lương của anh Đinh Huy Cương được tính như sau: Đơn giá tiền lương bình quân cho một công chuẩn = 54.317.392 = 68.600 (đồng) 792 Tiền lương thực tế: (16 x 1.3) x 68.600 = 1.427.000 (đồng) Tiền lương của anh Cương = 1.427.000 + 20.000 + 271.000 = 1.718.000 (đồng) Việc tính lương đối với các công nhân khác và với các phân xưởng khác cũng diễn ra tương tự.Lao động tiền lương tính toán và lập bảng thanh toán lương cho từng ca, tổ sản xuất tại phân xưởng và lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho phân xưởng.Bảng 5 – Bảng 6 Các khoản trích theo lương: BHXH,BHYT, KPCĐ được trích theo đúng quy định cụ thể của nhà nước, cụ thể : KPCĐ: trích 2% trên quỹ lương thực tế BHXH: trích 15% trên quỹ lương cơ bản BHYT: trích 2% trên quỹ lương cơ bản Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.Bảng 7 Cụ thể: Quỹ lương thực tế của phân xưởng Xeo giấy là 58.672.392 đồng Quỹ lương cơ bản là 57.833.350 đồng KPCĐ: 58.672.392 x 2% = 1.173.448 (đồng) BHXH: 57.833.350 x 15% = 8.675.000 (đồng) KPCĐ: 57.833.350 x 2% = 1.156.667 (đồng) Sau đó, công ty tiến hành lập bảng phân bổ dựa theo định khoản sau: Nợ TK 622 Có TK 334 Có TK 338 Từ những số liệu trên kế toán vào sổ chi tiết của TK 622, sổ này được mở riêng cho từng phân xưởng.Bảng 8 – Bảng 9 *Kế toán chi phí sản xuất chung Trong quá trình sản xuất, ngoài những yếu tố liên quan trực tiếp đến việc cấu thành sản phẩm như nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp còn có những yếu tố gián tiếp.Những yếu tố này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng không thể thiếu, chúng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao.Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, khoản chi phí này gồm các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp: Là những nguyên vật liệu xuất dùng cho việc kiểm tra sản phẩm như giấy đo PH, bảo dưỡng, bôi trơn, giúp máy móc hoạt động như dầu diezen, dầu nhờn super…Những chi phí này được hạch toán vào TK 6272 “Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung”.Khi xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK 6272 Có TK 152 - Chi phí công cụ dụng cụ: Như chăn xeo, lưới xeo, bao bì…, những CCDC này khi xuất dùng sẽ được kế toán hoạch toán vào chi phí sản xuất chung của kỳ hạch toán (đối với công cụ dụng cụ phân bổ một lần) hoặc chi phí trả trước dài hạn hoặc ngắn hạn TK142, TK242 sau đó phân bổ dần (đối với công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần).Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán ghi: Nợ TK 6273, 142, 242 Có TK 153 - Chi phí nhân công phân xưởng: Là chi phí phải trả cho những lao động gián tiếp như quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê, đốc công, kỹ thuật,…Chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương và được xác định dựa vào bảng chấm công.Khoản chi phí này được hạch toán trên TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”.Sau khi tính ra số lượng phải trả cho nhân viên phân xưởng, kế toán định khoản: Nợ TK 6271 Có TK 334 Có TK 338 - Chi phí khác: như chi phí điện, nước, hội họp, điện thoại,...được hạch toán vào TK 6278.Chi phí này được định khoản: Nợ TK 6278 Có TK 133 (nếu có) Có TK 111, 112, 331 - Chi phí khấu hao TSCĐ: là giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra và được trích hàng tháng với mức trích tuỳ theo phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng.Tại công ty Giấy Tissue Sông Đuống, phương pháp khấu hao được áp dụng là khấu hao đường thẳng.Căn cứ vào công suất thiết kế của máy, công ty tính toán số lượng sản phẩm mà máy có thể sản xuất ra cho đến khi hết giá trị sử dụng, số lượng sản phẩm có thể sản xuất trong một năm tính ra số năm sử dụng và trích khấu hao theo công thức sau: Số năm sử dụng = Số sản phẩm có thể sản xuất Số sản phẩm sản xuất trong một năm Mức khấu hao bình quân tháng = Nguyên giá Số năm sử dụng x 12 tháng Mức khấu hao phải trích trong tháng này = Mức khấu hao trích tháng trước + Mức khấu hao của TSCĐ tăng trong tháng trước - Mức khấu hao của TSCĐ giảm trong tháng trước Cũng như nhiều đơn vị khác, TSCĐ của Công ty Giấy Tissue Sông Đuống ít biến động, vì thế để giảm bớt công việc tính toán khấu hao cho mỗi tháng, kế toán chỉ tính số tăng giảm và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để tính tháng này. Khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 6274 Có TK 214 Dựa vào phương pháp tính quy định, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.Bảng 10 Kế toán căn cứ vào bảng tập hợp tiền điện các phân xưởng, phiếu uỷ nhiệm chi để ghi chi phí tiền điện phát sinh cho phân xưởng giấy tháng 9/2006.Đối với chi phí sửa chữa, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng thanh toán lương, hoá đơn chi phí dịch vụ mua ngoài, bảng quyết toán nghiệm thu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phiếu chi cho bảo dưỡng máy móc…để tập hợp.Từ đó ghi sổ chi tiết đối tượng và sổ chi tiết tài khoản cho khoản mục chi phí sản xuất chung.Bảng 11- Bảng 12 Sau khi đã xác định được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thực hiện các bút toán kết chuyển.Từ các bảng phân bổ, nhật ký chứng từ liên quan, sổ chi tiết kế toán tiến hành lập bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng.Bảng 13 Từ bảng kê số 4, sổ chi tiết các tài khoản kế toán vào nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn doanh nghiệp.Bảng 14 Từ những nhật ký chứng từ số 7, cuối tháng kế toán vào sổ cái các TK 621, 622, 627, 154.Bảng 15- Bảng 16- Bảng 17- Bảng 18 2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang, đối tượng, kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống 2.2.2.1.Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang là một trong những điều kiện cần thiết để tính giá trị sản phẩm nhập kho hay giá thành sản phẩm.Khác với các loại sản phẩm như giấy Tissue thành phẩm (qua gia công), gỗ dán, giá trị sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí vật liệu chính tiêu hao, sản phẩm giấy Tissue cuộn lớn không được xác định giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ do đặc điểm, tính chất của sản xuất và việc sản xuất sản phẩm là giấy Tissue cuộn lớn được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ khép kín, việc sản xuất diễn ra liên tục và mỗi loại sản phẩm được sản xuất trong một thời gian tương đối ngắn. Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm theo phiếu lĩnh vật tư, kế toán ghi sổ chi tiết TK 621 theo bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng.Thực tế, số nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng có thể không sử dụng hết, số nguyên vật liệu còn lại này không nhập lại kho mà chuyển vào TK 154 coi như tồn cuối kỳ và có ý nghĩa tương tự giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.Kế toán giá thành căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế nguyên vật liệu lập ra bảng theo dõi TK 154.Bảng 19 2.2.2.2. Đối tượng và kỳ tính giá thành tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Như đã nói, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống là công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với quy cách, phẩm chất khác nhau.Quy trình sản xuất các sản phẩm này được tiến hành liên tục và sản phẩm cùng loại được sản xuất tại cùng một phân xưởng.Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm được xác định là sản phẩm hoàn thành. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã được xác định, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống ấn định kỳ tính giá theo từng tháng. Việc xác định này buộc công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải được thực hiện ngay trong tháng cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện những biến động trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục, điều chỉnh và phục vụ cho công tác quản lý của ban lãnh đạo. 2.2.2.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất.Để tính được giá thành đầy đủ và chính xác, cần thiết phải có phương pháp tính giá thích hợp.Để tính giá thành sản phẩm, công ty lựa chọn phương pháp tính giá trực tiếp.Bảng 20 Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính ra tổng giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách : Giá thành sản phẩm = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Từ tổng giá thành sản phẩm, kế toán tính ra giá thành và số lượng tiêu hao chi tiết theo từng khoản mục cho một đơn vị sản phẩm theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Số lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm = Tổng số lượng tiêu hao cho sản phẩm Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành Kế toán lập phiếu tính giá thành thực tế cho số sản phẩm thực tế hoàn thành trong tháng.Từ phiếu tính giá thành này, lập báo cáo phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm.Bảng 21 Chương iII một số ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống 3.1. Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Để có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của Tổng Công ty Giấy Việt Nam, những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu đã tích lũy được từ khi còn trực thuộc Công ty Giấy Bãi Bằng, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã đầu tư, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng làm cho số lượng sản phẩm bán ra tăng lợi nhuận tăng. Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở công ty cùng với kiến thức đã tiếp thu được từ nhà trường, em xin đưa ra một số nhận xét về tình hình công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống như sau: 3.1.1.Những ưu điểm đạt được Bộ máy kế toán : - Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với khối lượng công tác kế toán, yêu cầu chất lượng kế toán đối với mỗi doanh nghiệp.Tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán cơ sở do bộ máy kế toán này đảm nhiệm. - Tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung là phù hợp và có hiệu quả cao.Tổ chức bộ máy theo mô hình này giúp cho việc quản lý, theo dõi, sổ sách chứng từ tập trung, dễ dàng và thuận tiện hơn. - Nhận thức được vai trò quan trọng của bộ máy kế toán, ban lãnh đạo Công ty Giấy Tissue Sông Đuống chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, trình độ của nhân viên kế toán, thông báo chính xác, kịp thời, quyết định, chính sách về kế toán và các lĩnh vực có liên quan của Nhà nước. Hình thức sổ kế toán: - Hiện tại Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký- Chứng từ” là rất phù hợp.Do đặc điểm của hình thức này là hầu hết các sổ kết cấu theo một bên của tài khoản nên khối lượng giảm được một nửa.Mặt khác, kết cấu sổ theo nguyên tắc bàn cờ nên tính chất đối chiếu kiểm tra cao.Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán “Nhật ký – Chứng từ”, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập các báo cáo định kỳ đúng thời hạn. Chứng từ kế toán: - Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ đầy đủ, kịp thời phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, làm căn cứ pháp lý cho việc theo dõi, ghi chép trên sổ sách, báo cáo.Các chứng từ được phân loại hợp lý tạo thuận lợi cho việc và sử dụng. Phương pháp kế toán: - Công ty sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.Phương pháp này phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đáp ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động của vật tư, vốn bằng tiền. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất là hợp lý, do mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm lại bao gồm nhiều mặt hàng với quy cách phẩm chất theo một tiêu chuẩn nhất định.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí như trên giúp công ty xác định được chi phí sản xuất tiết kiệm hay lãng phí ở khâu nào từ đó có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Được hạch toán phản ánh và ghi chép đầy đủ trên sổ sách đúng chế độ kế toán quy định.Giá trị vật liệu xuất kho được tính theo giá trị bình quân sau mỗi lần nhập vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả thích hợp với thực trạng tại doanh nghiệp là loại nguyên vật liệu nhập kho không nhiều và số lần nhập tương đối ít. - Chi phí nhân công trực tiếp: Các hình thức trả lương áp dụng tại doanh nghiệp được thực hiện khá tốt.Lương được trả đúng người đúng việc vừa có lợi cho công ty vừa đảm bảo quyền lợi cho nguời lao động.Các hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, có ý thức hoàn thành công việc được giao. - Chi phí sản xuất chung: Được tập hợp riêng cho từng phân xưởng.Ví dụ: về chi phí điện nước, công ty có công tơ riêng lắp đặt tại từng phân xưởng, đảm bảo chi phí sản xuất có thể tập hợp trực tiếp mà không cần phân bổ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác đến từng đối tượng. - Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành trực tiếp.Đây là phương pháp đơn giản, phù hợp với tình hình và đặc điểm sản xuất của công ty.Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ để tính ra giá thành sản phẩm. - Tận dụng triệt để những ưu điểm, Công ty Giấy Tissue Sông Đuống đã bước đầu gặt hái được những thành công trong giai đoạn chuyển hướng đầu tư, kinh doanh.Song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế mà công ty cần áp phải khắc phục. 3.1.2.Những điểm còn hạn chế - Công ty chưa tận dụng được các phế liệu thu hồi từ sản xuất và chế biến gỗ để sản xuất ra bột giấy mà Công ty lại nhập nguyên liệu là bột giấy từ bên ngoài vào.Hiện nay, các phế liệu này chỉ để bán cho người tiêu dùng làm chất đốt với giá rẻ trong khi giá nguyên liệu chính là bột giấy lại cao gây lãng phí cho Công ty và nhà nước.Nên giá thành sản phẩm cao, không nâng cao được tính cạnh tranh cho sản phẩm. - Trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ : kế toán chỉ ghi số khấu hao phải trích trong tháng.Việc ghi chép như vậy tỏ ra không thuận lợi cho việc tính khấu hao, đặc biệt khi có sự biến động về TSCĐ.Để tính khấu hao, kế toán phải dựa vào sổ theo dõi TSCĐ và nhiều tài liệu khác liên quan mà trên bảng tính và phân bổ khấu hao không thể hiện rõ. - Về trích trước lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp.Tuy tình hình công nhân của công ty tương đối ổn định, nhưng công ty không thể định trước kế hoạch về số lao động nghỉ phép trong tháng nên có thể có tháng số lao động nghỉ phép lớn, có tháng lại bình thường.Điều đó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tập hợp trong giá thành sản phẩm.Chính vì vậy mà việc hạch toán tiền lương nghỉ phép vào trong kỳ có phát sinh thực tế mà không tiến hành trích trước của công ty là chưa hoàn toàn hợp lý. - Công ty chưa xây dựng quy trình luân chuyển các chứng từ liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. - Công ty chưa có sự kết hợp kế toán quản trị trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hiện nay thông tin kế toán nói chung và thông tin về chi phí giá thành nói riêng chủ yếu chỉ được dùng cho việc tính doanh thu và lợi nhuận mà chưa phục vụ nhiều cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.Mặc dù, những thông tin này rất hữu ích cho nhà quản trị nó giúp cho nhà quản trị nhìn một cách thấu đáo hơn.Bên cạnh đó, thì tổ chức báo cáo kế toán nội bộ về quản trị chi phí giá thành sản phẩm phục vụ sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. 3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống Qua thời gian thực tập tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống, trên cơ sở xem xét, nghiên cứu tình hình thực tế và vận dụng kiến thức đã được học trong nhà trường, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống như sau: 3.2.1. ý kiến 1:Về việc chi phí NVLTT - Hiện tại công ty đang tiến hành sản xuất cả hai loại sản phẩm là giấy và gỗ.Thay vì phải nhập nguyên liệu là bột giấy từ bên ngoài công ty có thể tận dụng các phế liệu thu hồi từ sản xuất và chế biến gỗ để sản xuất ra bột giấy nhằm hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. - Ví dụ:Trong tháng 9/2006 phân xưởng Xeo Giấy đã nhập 406 tấn bột giấy,với đơn giá là:8 830 624 đồng/tấn,trong khi đó giá phế liệu có 6 455 244 đồng/tấn.Như vậy tiền chênh lệch giữa bột giấy và phế liệu trong một tháng là:964 404 280 đồng. 3.2.2. ý kiến 2:Về việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Đối với việc tính toán và trình bày trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ công ty nên ghi theo các chỉ tiêu: Số khấu hao phải trích kỳ trước, số khấu hao tăng trong kỳ, số khấu hao giảm trong kỳ, số khấu hao phải trích kỳ này và số khấu hao luỹ kế từ đầu năm để tiện cho việc theo dõi tình hình tính và trích khấu hao tại bất kì thời điểm nào. - Ví dụ: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như sau: 3.2.3. ý kiến 3: Về việc trích lương phép của CNSXTT - Để đảm bảo sự ổn định của chi phí nhân công trực tiếp (chi phí tiền lương) trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra, phòng kế toán tài vụ mà cụ thể là kế toán tiền lương nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất. - Cụ thể là kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán quỹ lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong một năm theo công thức: Tiền lương._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5001.doc
Tài liệu liên quan