Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt (máy móc xây dựng)

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt (máy móc xây dựng): ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt (máy móc xây dựng)

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt (máy móc xây dựng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MôC LôC B¶ng ký hiÖu viÕt t¾t Viết tắt Dịch chữ viết tắt CP SXKD Cổ phần sản xuất kinh doanh BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định KC Kết chuyển Zsp Giá thành sản phẩm TK Tài khoản CPSX Chi phí sản xuất K.K.T.X Kê khai thường xuyên K.K.Đ.K Kiểm kê định kỳ danh môc s¬ ®å, b¶ng biÓu Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý của Công ty Đức Việt 9 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại phân xưởng 14 Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán 16 Sơ đồ 4 : Hình thức ghi sổ nhật ký chung 20 Biểu 1:KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 11 Biểu 2: BẢNG ĐỊNH MỨC SẢN PHẨM 25 Biểu 3: PHIẾU XUẤT KHO 27 Biểu 4: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 152 28 Biểu 5: BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN 29 Biểu 6: BẢNG PHÂN BỔ NVL - CCDC 30 Biểu 7: NHẬT KÝ CHUNG 31 Biểu 8: SỔ CHI TIẾT TK 621 32 Biểu 9: SỔ CÁI TK 621 33 Biểu 10: BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 35 Biểu 11: BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG VÀ BHXH 36 Biểu 12: NHẬT KÝ CHUNG 37 Biểu 13: SỔ CHI TIẾT TK 622 38 Biểu 14: SỔ CÁI TK 622 39 Biểu 15: BẢNG TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN 42 Biểu 16: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 44 Biểu 17: SỔ CÁI TK 627 45 Biểu 18: SỔ CÁI TK 154 46 LỜI NÓI ĐẦU Kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống công tác quản lý, có vai trò tích cực trong việc quản lý, việc điều khiển và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động, kế toán luôn là bộ phận gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm nhận chức năng cung cấp thông tin, tạo cơ sở cho các nhà quản trị ra quyết định đúng đắn. Cùng thời kỳ hội nhập của đất nước, công tác kế toán trong những năm gần đây cũng có sự đổi mới tương ứng dể phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính hiện hành, phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chính sách, những biện pháp hợp lý nhằm đổi mới phương thức sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh. Khi đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công tác trọng tâm, là yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp. Không chỉ vậy, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ nhằm thu được lợi nhuận cao nhất khi chi phí bỏ ra là thấp nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường. Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá được tình hình lao động, vật tư, tiền vốn...được sử dụng hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí. Từ đó, các nhà quản lý đề ra những biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm sản xuất có tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt, nhận thấy vai trò quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công tác kế toán của công ty, và những yếu điểm cần khắc phục để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty, em mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt”. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần sau: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế và tổ chức kế toán của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. Phần I Tổng quan về đặc điểm kinh tế và tổ chức kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sxkd của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức việt. 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Minh, được chính thức đổi tên và thành lập từ tháng 04 năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000270 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây cấp lần đầu ngày 19/04/2005, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 19/04/2006. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ và có trụ sở chính ở xóm Chùa –Ngọc Sơn – Chương Mỹ – Hà Tây. Tên Tiếng Việt của Công ty là: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt Tên Tiếng anh của Công ty là: Duc Viet manufacture join stock company Tên công ty viết tắt: Duc Viet JSC Giám đốc: ông Bùi Hồng Minh Địa chỉ: xóm Chùa – Ngọc Sơn – Chương Mỹ – Hà Tây Điện thoại văn phòng: (84 – 4) 784 8350 - Fax: (84 – 4) 784 8349 Điện thoại nhà máy: (84 – 034) 719 767 - Fax: (84 – 034) 719 769 Ngoài trụ sở chính là nơi đặt nhà máy sản xuất rộng trên 10.000m2, Công ty còn có một văn phòng giao dịch tại số 13 Quốc lộ 4A đường Trung Yên 6 – Cầu Giấy - Hà Nội. Một chi nhánh tại 255 Trường Chinh – Thanh Khê - Đà Nẵng và một chi nhánh tại TP. HCM. Nhà máy là nơi sản xuất chính của Công ty, mọi giao dịch của cả Công ty đều thông qua văn phòng ở Hà Nội, 2 chi nhánh Đà Nẵng và TP. HCM là các điểm giao dịch và bán hàng. Tổng số nhân viên của Công ty hiện tại khoảng 220 người, trong đó có 150 công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy ở xóm Chùa – Ngọc Sơn – Chương Mỹ – Hà Tây, số còn lại là nhân viên văn phòng, kế toán quản lý, nhân viên bán hàng, bảo vệ, làm việc ở nhà máy, văn phòng Hà Nội và các chi nhánh. Công ty đã được cục đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận số TY8/VR – CN – TBN ngày 20/05/2005 chứng nhận năng lực sản xuất, các vận thăng có tải trọng đến 500kg và độ nâng đến 85m Công ty đã được trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng do bộ phận xây dựng cấp giấy chứng nhận kiểm định số 42/ATXD số 43/ATXD, số 44/ATXD ngày 02/6/2006 chứng nhận năng lực sản xuất các loại dân giáo, khung thép chế tạo sẵn, các loại cột chống thép. 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. * Mô hình tổ chức bộ máy Công ty tổ chức theo hình thức Công ty cổ phần đại diện theo pháp lý đồng thời là ngời chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động chung của Công ty là Giám đốc Công ty ông Bùi Hồng Minh, các cổ đông Công ty cùng tham gia trực tiếp điều hành mọi hoạt động chung của Công ty là bà Hoàng Thị Thuỷ phó Giám đốc Công ty, bà Hoàng Hương Trang là kế toán nhà máy, bà Trần Mai Hương chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động về mặt hành chính, tổ chức của Công ty. Sơ đồ 1. Bộ máy quản lý của Công ty Đức Việt Ban giám đốc Phòng XNK Phòng hành chính Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Xưởng SX 1 Xưởng SX 2 Xưởng SX 3 - Ban giám đốc gồm Giám đốc và Phó giám đốc + Giám đốc: Là ngời có quyền lực cao nhất trong Công ty, là ngời chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty, đồng thời là ngời đại diện t cách pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trớc cơ quan Nhà nớc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc: Có nhiệm vụ cố vấn, trợ giúp cho Giám đốc trong công tác chỉ huy, điều hành và quản lý công ty. + Phòng kinh doanh: Chức năng chính là tiếp thị, thực hiện các chiến lợc bán hàng, tìm hiểu và phân tích nhu cầu của thị trờng, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm về vấn đề nhân sự đảm bảo nguồn lao động của Công ty hợp lý, cân đối nguồn nhân lực các công việc trả lơng, khen thởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với ngời lao động. + Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm vụ và nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, sản xuất sao cho phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng thị trờng kiểm tra tình hình. + Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế, giải quyết các thủ tục ký hợp đồng kinh tế đối ngoại XNK nguyên vật liệu và thành phẩm, ký kết các hợp đồng với đối tác nớc ngoài. + Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp, ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong đơn vị, phân tích đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin cho Giám đốc ra quyết định. + Nhà máy: Là nơi tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất chính của Công ty theo lệnh sản xuất đợc truyền trực tiếp từ văn phòng hành chính tại Hà Nội xuống sau khi tổng hợp các đơn hàng và nhu cầu của 2 chi nhánh. + Xởng 1: Chuyên sản xuất chế tạo cốt pha thép + Xởng 2: Chuyên sản xuất dàn giáo xây dựng và cột chống + Xởng 3: Chuyên sơn các sản phẩm do xởng 1 và xởng 2 chế tạo 3.- Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty. Các công việc được thực hiện bởi đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm cũng như trình độ tay nghề cao. Công ty đã và đang sản xuất các sản phẩm chất lượng, ngày càng khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều các công trình lớn của đất nước đã sử dụng sản phẩm của Công ty như: Miền Bắc thì có các công trình như khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, khu công trình Bộ Quốc Phòng...; Miền Trung có công trình Bệnh Viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, công trình nhà máy lắp rắp ôtô MABUCHI MOTO JAPAN - CÔNG TY VINACONEX 25, công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi...; Miền Nam có khu đô thị Tân Đinh - Bình Dương, khu đô thị An Phú - TP. Hồ Chí Minh, khu công trình nhà cao tầng Quận 2, Quận 7, Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Canada cốt pha thép do chính Công ty sản xuất. Tình hình chung của Công ty 2 năm gần đây và Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 1: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỨC VIỆT KHU CN NGỌC SƠN - CHƯƠNG MỸ - HÀ TÂY KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Mã Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 33.690.045.150 51.886.534.089 03 Các khoản giảm trừ(03 = 05+06+07) 05 - Chiết khấu thương mại 06 - Giảm giá hàng bán 07 - Hàng bán bị trả lại 08 - Thuế TTĐB, Thuế X – K phải nộp 10 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 33.690.045.150 51.886.534.089 11 2. Giá vốn hàng bán 30.430.386.985 46.179.015.340 20 3. Lợi nhuận gộp BH và CCDV 3.259.658.165 5.707.518.749 21 4. Doanh thu hoạt động tài chính 22 5. Chi phí tài chính 23 - Trong đó: Lãi vay phải trả 392.591.298 24 6. Chi phí bán hàng 2.062.899.256 3.801.502.845 25 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.196.758.909 1.513.424.606 31 9. Thu nhập khác 32 10. Chi phí khác 40 11. Lợi nhuận khác 50 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.196.758.909 1.513.424.606 51 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 14. Lợi nhuận sau thuế 1.196.758.909 1.513.424.606 Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có chiều hướng tốt đẹp. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 54.01% tương ứng với 18.196.488.939 VNĐ. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007 không ngừng phát triển nên lợi nhuận đạt 1.513.424.606 VNĐ tăng 316.665.697 VNĐ so với năm 2006. 4.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt với chức năng chủ yếu là: - Sản xuất và mua bán phụ tùng, thiết bị máy móc phục vụ ngành xây dựng. - Sản xuất gia công và mua bán các sản phẩm ngành cơ khí. - Sản xuất và mua bán, tôi luyện thép và kim loại màu - Sản xuất và mua bán hoá chất và các sản phẩm từ hoá chất (trừ hoát chất Nhà nước cấm) - Sản xuất và mua bán VLXD, các sản phẩm trang trí nội ngoại thất, tác hại máy móc, thiết bị, vật tư ngành điện, nước. - Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê các loại máy móc thiết bị Công ty kinh doanh. - Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá - Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ - Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư khai thác mỏ Để thực hiện tốt chức năng của mình, Công ty đề ra những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tuân thủ chế độ, chính sách quản lý của Công ty, khai thác sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. - Đối với thị trường trong và ngoài nước, Công ty tìm kiếm khách hàng sau đó mới ký hợp đồng mua bán hàng. - Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp đoàn kết – gắn bó, năng động – sáng tạo, văn minh. 4.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường * Ngành nghề: Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ ngành xây dựng như: cốt pha, thép định hình, cột chống siêu trọng, giáo chống tổ hợp, giáo hoàn thiện, máy móc thi công các loại, ống thép định hình, gỗ ván phủ phin. Sản phẩm của Công ty đã đạt được độ chính xác cao, tháo lắp nhanh gọn được khách hàng trong và nước ngoài in dùng. Sản phẩm của Công ty đều được kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng và được khẳng định chất lượng thực tế thông qua các công trình trên mọi miền đất nước. Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là các công ty xây dựng và một số các công ty thương mại với uy tín và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, Công ty luôn được các đối tác đánh giá cao, các khách hàng của Công ty phần lớn là các tổng Công ty xây dựng lớn như Vinaconex có uy tín và thương hiệu trên thị trường. Đối với thị trường nước ngoài Công ty đã xuất một số mặt hàng sang các nước như thị trường Canada Hiện tại trên thị trường quanh Hà Nội có một số Công ty, đơn vị cùng sản xuất kinh doanh mặt hàng giống Công ty Đức Việt như: Tập đoàn Hoà Phát, công ty Tân Trường Thành, Công ty La Thành, tuy nhiên theo thông tin khách hàng cung cấp hiện tại Công ty chỉ đứng sau tập đoàn Hoà Phát còn một số Công ty khác vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối tác thường xuyên mua hàng của Công ty Đức Việt. 4.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt * Tổ chức sản xuất – kinh doanh Công việc sản xuất sản phẩm của Công ty được thực hiện tại các xưởng sản xuất tại nhà máy Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại phân xưởng Quản đốc Phòng VT Nhân viên KT Kho Xưởng SX Tổ cắt Tổ hàn Tổ sơn Tổ phụ - Quản đốc có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ phân xưởng, đôn đốc và giám sát tình hình thực hiện của toàn công việc tại phân xưởng, nhận nhiệm vụ và bàn giao cho các tổ. - Phòng vật tư có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ vật tư cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Nhân viên kinh tế có nhiệm vụ ghi chép những công việc phát sinh tại xưởng như tình hình nhập kho, xuất kho…. - Xưởng sản xuất gồm các tổ: Tổ cắt, tổ hàn, tổ sơn và tổ phụ. Trong đó nhiệm vụ của các tổ như sau: + Tổ cắt có nhiệm vụ cắt nguyên vật liệu ban đầu (tôn, ống thép) theo yêu cầu của sản phẩm – cho vào máy móc lốc để tạo thành hình sản phẩm – dột dập tạo lỗ liên kết. + Tổ hàn có nhiệm vụ hàn các nửa thành phẩm của tổ cắt để tạo lên khung hình sản phẩm + Tổ sơn có nhiệm vụ sơn các nửa thành phẩm của tổ hàn chuyển sang + Tổ phụ có nhiệm vụ bốc dỡ nguyên vật liệu, thành phẩm và một số công việc khác. Kho có nhiệm vụ nhập NVL, thành phẩm hoàn thành, cung cấp chứng từ là phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản kiểm kê cho nhân viên kinh tế tổng hợp để gửi lên phòng kế toán. * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được thể hiện theo sơ đồ Tôn, ống thép ® cho vào máy lốc ®đột dập tạo lỗ ® hàn ® sơn ® Thành phẩm. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 1.Đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. * Mô hình tổ chức: Với mô hình tổ chức sản xuất, quản lý khá phức tạp, để có thể theo dõi cập nhật thông tin kế toán đầy đủ kịp thời là một việc làm phức tạp đòi hỏi phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp giữa các phần kế toán một cách nhịp nhàng, tỉ mỉ chính vì vậy công tác kế toán của Công ty theo hình thức tập trung, phân tán cụ thể. - Phòng kế toán của Công ty có nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin kế toán phát sinh trong ngày, thông tin kinh tế được phân theo ba luồng chính: Thông tin về các khoản thanh toán, vốn bằng tiền và công nợ phát sinh bằng tiền về nhập xuất vật tư, thành phẩm cả ở Công ty và các xưởng, tổ, thông tin tiêu thụ sản phẩm hàng ngày. Tuỳ theo nhiệm vụ cụ thể mà kế toán có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin theo phần việc của mình. Tại các phân xưởng sản xuất có nhân viên kế toán có nhiệm vụ thu thập, phân loại và xử lý chứng từ về vật tư, lao động và tiền lương, sản phẩm hoàn thành nhập kho….Trên cơ sở chứng từ đã phân loại lập các phiếu để tính giá thành của sản phẩm và lập bảng kê làm theo chứng từ gốc để định kỳ gửi về phòng kế toán của Công ty. Tại phòng kế toán của Công ty, nhân viên kế toán được phân công thực hiện các phần hành kế toán cụ thể. Bộ máy kế toán của Công ty gồm: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền và thanh toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán thành phẩm và tiêu thụ, thủ quỹ và nhân viên kinh tế chịu trách nhiệm tại xưởng. Quan hệ giữa các phần hành kế toán trong công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán Nhân viên KT Thủ quỹ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán CPSX và tính gía thành Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Phòng kế toán gồm 7 người: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và các cơ quan chức năng về công tác tài chính kế toán của Công ty, đồng thời thực hiện chức năng kế toán công nợ kết hợp khi đi công tác các đơn vị, thực hiện kế toán thanh toán với ngân sách. Kế toán tổng hợp: Thực hiện các phần hành kế toán của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc công tác kế toán, chịu trách nhiệm về số liệu. Báo cáo kế toán cùng kế toán trưởng, kế toán tổng hợp cũng kiêm kế toán lao động tiền lương. Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Thực hiện phân hành kế toán thanh toán, có nhiệm vụ theo dõi, hạch toán chi tiết các khoản thanh toán với khách hàng, các khoản vay ngân hàng, giao dịch với ngân hàng về các khoản bảo lãnh hợp đồng cũng như các khoản phát sinh thường xuyên, cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Thực hiện phần hành kế toán giá thành, theo dõi nhập kho thành phẩm của xưởng sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty, viết phiếu nhập kho chuyên cho kế toán kho. Đồng thời thực hiện phần hành kế toán TSCĐ, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp. Thủ quỹ: Chuyên quản lý tiền mặt tại Công ty, tiền hành thu chi tiền mặt. Nhân viên kinh tế: Thực hiện phần hành kế toán cho hàng hoá chính của Công ty, theo dõi, đối chiếu tình hình nhập, xuất tồn kho sản phẩm thường xuyên và định kỳ với thủ kho. Đồng thời thực hiện kế toán bán hàng theo dõi doanh thu của Công ty, thực hiện công việc viết hoá đơn bán hàng kiểm tra theo dõi khoản bán hàng thu tiền ngay tại xưởng sản xuất, hàng ngày chuyển hoá đơn về phòng kế toán vào sổ và đối chiếu với thủ quỹ và cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp. 2.Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt 2.1. Các chính sách kế toán chung Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống TK kế toán, các mẫu biểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hình thức nhật ký – chứng từ ghi sổ với hệ thống các sổ kế toán, chi tiết tổng hợp, báo cáo kế toán thống nhất. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung và được áp dụng trên máy tính. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/9/2006. Và các văn bản hướng dẫn. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/02 theo Dương lịch. - Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam Ký lập báo cáo: Theo các quý trong năm 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006. * Về lao động tiền lương - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán tiền thưởng * Hàng tồn kho - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Biên bản kiểm nghiệm - Thẻ kho - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá * Bán hàng - Hoá đơn GTGT * Tiền tệ - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị tạm ứng - Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Bảng kiểm kê quỹ Tài sản cố định: - Biên bản bàn giao tài sản cố định - Thẻ tài sản cố định - Biên bản thanh lý TSCĐ Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng quy định, chứng từ gốc đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác định đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. 2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Để phục vụ cho việc hoạch toán, phần lớn các tài khoản được mở tài khoản cấp 2, cấp 3 và chi tiết cho từng đối tượng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản TK 111, 112, 113, 131, 133, 141, 144, 151, 152, 153, 155, 157, 212, 213, 214, 311, .... Việc tổ chức hệ thống tài khoản giúp kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế một cách khoa học, tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp cũng như người sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp. 2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Hình thức sổ kế toán mà Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt đang áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký chung và sổ cái tài khoản, các sổ và thẻ kế toán chi tiết Theo hình thức kế toán này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ trước hết được phản ánh theo thứ tự thời gian vào Sổ Nhật ký chung, tiếp theo kế toán vào sổ cái theo các tài khoản kế toán liên quan. Đồng thời với việc ghi Sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái tiến hành cộng và lập Bảng cân đối phát sinh. * Sơ đồ 4 : Hình thức ghi sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Trong đó: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: 2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm các báo cáo theo quy định của Bộ tài chính. + Bảng Cân đối kế toán – Mẫu số B01 – DN + Báo cáo kết quả kinh doanh – Mẫu số B02 – DN + Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu B09 – DN + Bảng cân đối TK – Mẫu F01 – DN Ngoài ra phòng tài chính kế toán lập báo cáo quản trị nộp cho ban quản trị như: + Báo cáo giá thành của từng đơn đặt hàng cuối năm nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, phòng đăng ký kinh doanh. + Nhược điểm: Do tổ chức sản xuất ở xa nên việc thu thập đầy đủ chứng từ chậm nên công việc để lập BCTC thường bị dồn vào cuối năm tài chính. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỨC VIỆT 1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần SX&KD Đức Việt 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Giống bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, để có thể tiến hành sản xuất sản phẩm thì Công ty phải hao phí về lao động sống và lao động vật hoá: - Chi phí về lao động sống gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)… của công nhân sản xuất. - Chi phí về lao động vật hoá bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Công ty Cổ phần SX&KD Đức Việt tiến hành phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí (phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm). Theo cách phân loại này những chi phí có công dụng kinh tế giống nhau sẽ được sắp xếp vào cùng một khoản mục giá thành, gồm ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến của các xưởng trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Để tập hợp chi phí sản xuất trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm, Công ty CP SX&KD Đức Việt đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là những phạm vi giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí theo giới hạn, phạm vi đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Công ty Đức Việt sản xuất sản phẩm dựa trên các hợp đồng ký kết với khách hàng, có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khép kín bao gồm nhiều giai đoạn. Do đó Công ty đã xác đinh đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 1.3. Đặc điểm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. Quá trình sản xuất luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và kết quả sản xuất thu được. Như vậy, doanh nghiệp phải tính được chi phí bỏ ra để sản xuất được sản phẩm. Điều đó có nghĩa là phải xác định được giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đă bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm, công tác lao vụ và dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Công ty Đức Việt đã xác định giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của Công ty trong nền kinh tế thị trường đi đôi với chất lượng sản phẩm. Giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả sản xuát và cũng là mục tiêu phấn đấu của Công ty Đức Việt. dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. 2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Tại Công ty Đức Việt, chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng lớn trong việc tiêu hao vật liệu trong sản xuất sản phẩm và đảm bảo tính chính xác trong tính giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm: Tôn các loại, thép ống 38, thép L63x63, thép ống 25.4, thép ống 34, thép ống 42, thép ống 60… Nguyên vật liệu phụ như que hàn các loại, sơn chống rỉ… Công cụ dụng cụ bao gồm rũa, bu lông … Hiện nay, Công ty kế toán tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo giá đích danh tức là khi xuất kho nguyên vật liệu nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá mua thực tế của nguyên vật liệu để tính giá xuất kho. Công ty hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, căn cứ trên các chứng từ nhập - xuất kho kế toán phản ánh tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu vào TK 152 - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào TK 153 - Công cụ dụng cụ Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi có hợp đồng sản xuất, phòng kế toán căn cứ vào hợp đồng tính ra số NVL cần thiết cho sản phẩm dựa trên Bảng định mức sản phẩm. Bảng này do Công ty lập phục vụ yêu cầu sản xuất của đơn vị mình. Biểu 2 CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỨC VIỆT XÓM CHÙA - NGỌC SƠN - CHƯƠNG MỸ - HÀ TÂY BẢNG ĐỊNH MỨC SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2007 STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Định mức I CÔPHA THÉP 1 Côpha 200x1200 Tấm Định mức NVL TÔN CÁC LOẠI Kg 10,2 Que hàn các loại Kg 0,1 SƠN MÀU Kg 0,1 Lương Đồng Lương Đồng 3.500 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 3.000 2 Côpha 200x1500 Tấm Định mức NVL TÔN CÁC LOẠI Kg 14,5 Que hàn các loại Kg 0,1 SƠN MÀU Kg 0,1 Lương Đồng Lương Đồng 4.500 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 3.000 3 Côpha 220x1200 Tấm Định mức NVL TÔN CÁC LOẠI Kg 13,0 Que hàn các loại Kg 0,12 SƠN MÀU Kg 0,12 Lương Đồng Lương Đồng 4.000 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 2.000 … … … … II ĐẾ ĐẦM BÀN 1 Đế đầm bàn Định mức NVL THÉP ĐẶC PHI Kg 10.0 TÔN CÁC LOẠI Kg 10.0 Lương Đồng Lương Đồng 10.000 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 5.000 III GIÁO CHỐNG 1 Khung 1.0 mét Cái Định mức NVL Bộ THÉP ỐNG 25,4 Bộ 2,0 THÉP ỐNG 31,8 Bộ 2,0 THÉP ỐNG 48 Bộ 3,0 TÔN CÁC LOẠI Bộ 1,4 Que hàn các loại Bộ 0,2 SƠN MÀU Bộ 0,2 Lương Đồng Lương Đồng 6.000 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 4.000 … … … … IV GIÁO XÂY 1 Khung 1.53 Cái Định mức NVL THÉP ỐNG 25,4 Kg 3,0 THÉP ỐNG 31,8 Kg 0,5 THÉP ỐNG 48 Kg 9,0 Que hàn các loại Kg 0,2 SƠN MÀU Kg 0,2 Lương Đồng Lương Đồng 12.000 CP khác Đồng Chi phí khác Đồng 5.000 … … … … Khi các xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng vật tư phòng kế toán lập phiếu xuất kho thành 3 liên: phòng kế toán lưu một liên, thủ kho giữ một liên, một liên chuyển xuống cho phân xưởng sử dụng để làm căn cứ tính giá thành. Phân xưởng lĩnh vật tư mang đến các bộ phận liên quan để ký nhận sau đó mang xuống kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6501.doc
Tài liệu liên quan