Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng

Danh mục Các từ viết tắt SXKD : sản xuất kinh doanh NKCT : Nhật ký chứng từ CP : Chi phí NVL : Nguyên vật liệu NVLC : Nguyên vật liệu chính CCDC : Công cụ dụng cụ KH TSCĐ : Khấu hao Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn CP NVLTT : Chi phí nguyên vật liệu CP NCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC : Chi phí sản xuất chung SPDD : Sản phẩm dở dang Danh mục sơ đồ bảng biểu A. Danh mục sơ đồ B. Danh mục bảng biểu Biểu số 2.1: Phiế

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u xuất vật tư 26 Biểu số 2.2: Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu 27 Biểu số 2.3:Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ lao động 29 Biểu số 2.4:Bảng chấm công 32 Biểu số 2.5: Tổng hợp sản phẩm ra máy 34 Biểu số 2.6: Bảng tổng hợp tiền lương Phân xưởng 35 Biểu số 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 37 Biểu số 2.8: Bảng tính khấu hao TSCĐ 42 Biểu số 2.9: Bảng chi tiết ghi có tài khoản 331 45 Biểu số 2.10: Trích nhật ký chứng từ số 5 ..45 Biểu số 2.11:Bảng chi tiết ghi có TK 111 46 Biểu số 2.12: Nhật ký chứng từ số 1 46 Biểu số 2.13:Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tại phân xưởng 47 Biểu số 2.14: Nhật ký chứng từ số 7 48 Biểu số 2.15:Nhật ký giá thành 55 Sổ 2.1 : Sổ cái tài khoản 621 31 Sổ 2.2: Sổ cái tài khoản 622 39 Sổ 2.3: Sổ cái tài khoản 627 49 Sổ 2.4: Sổ cái tài khoản 154 51 ( Số liệu trên các sơ đồ và bảng biểu được trích từ tài liệu Kế toán tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng) a/ lời mở đầu Nền kinh tế thị trường trong xu thế mở cửa và hội nhập mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghêp. Trước sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh của những cường quốc kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt và buộc phải thích ứng với “cuộc chơi”, trong đó mỗi một doanh nghiệp là nhân tố tạo nên sự thành công của kinh tế Việt Nam cũng như tự khẳng định mình và bảo vệ sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Theo đó, để cạnh tranh có hiệu quả, chiến lược tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp. Những năm qua, hệ thống kế toán có sự thay đổi rất căn bản, những đổi mới ấy vẫn chưa phải là thay đổi cuối cùng và còn phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, kế toán nói chung và kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi một doanh nghiệp. Theo đó, trong quá trình đổi mới này, nếu những người làm kế toán và các cấp quản lý nếu không cập nhật thông tin thì sẽ bị tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán trong các doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm không hợp lý, gây khó khăn cho công tác quản lý của lãnh đạo các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng của Nhà nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết và cấp bách. Năm 2007, Việt Nam chính thực trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này không chỉ tạo ra những thuận lợi mà cả những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng nói riêng. Tuy nhiên với sự nắm bắt nhanh nhạy xu thế đất nước, không chịu lùi bước trước sự xâm chiếm thị trường của các sản phẩm từ nước ngoài,công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng vẫn chứng tỏ được là một công ty lớn, có khả năng phát triển và cạnh tranh cao. Với đặc trưng là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm về Nhựa, theo đó trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng có nhiều nét phức tạp và đáng được quan tâm. Từ những nhận định trên, cùng sự giúp đỡ của thầy giáo Trần Quý Liên và các nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng, em đã quyết định đi sâu và tìm hiểu đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng” với mục tiêu không gì khác ngoài việc nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý và tập hợp chi phí tại công ty, hướng tới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng không đổi. B/ Nội dung Phần I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng Tiền thân của công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng là công ty Nhựa Bạch Đằng. Công ty Nhựa Bạch Đằng là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập vào ngày 19 tháng 4 năm 1991, dựa trên cơ sở phân xưởng I của công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong Hải Phòng. Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng được chuyển đổi từ một doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 93/2004/QĐ-BCN ngày 17 tháng 09 năm 2004 của Bộ Công nghiệp với Tỷ lệ của cổ phần Nhà nước chiếm 51%, tỷ lệ cổ phần của người lao động trong công ty và các đối tượng khác chiếm 49%. Đến nay, công ty đã có hơn 10 năm xây dựng và phát triển với vị trí là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa trong cả nước. Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng Tên tiếng Anh là: Bach dang plastics joint stock company Tên viết tắt: Badaplast Trụ sở chính của công ty: - Địa chỉ: Số 9, đường Hoàng Diệu, thành phố Hải Phòng - Điện thoại: 031.3842059 – 3821053 - Fax: 031.3842962 - Email: Badaplast@hn.vnn.vn Nhà máy: Khu công nghiệp Nam Sơn (Km 94 – 95, Quốc lộ 5) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng- Hải Phòng là một trong những đơn vị sản xuất sản phẩm nhựa lớn nhất phía Bắc, chuyên sản xuất và cung cấp: - ống u.PVC, ống HDPE, ống PP- R và phụ kiện kèm theo các cỡ đường kính từ 20 đến 500 mm. - Tấm ốp tường, vách ngăn, cửa nhựa u.PVC. - Các sản phẩm Propile cho trang trí nội thất - Bao dệt PP, đai nẹp PP - Các loại sản phẩm gia dụng: Xô, làn, chậu,… - Các sản phẩm nhựa dân dụng và công nghiệp theo đơn đặt hàng riêng lẻ Các sản phẩm của Nhựa Bạch Đằng được sản xuất theo quy trình công nghệ tiên tiến, bằng các thiết bị hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế có chất lượng cao, được đông đảo khách hàng tín nhiệm sử dụng: từ các dự án UNICEF về nước sạch, các dự án về ODA, các dự án xây dựng các công trình trọng điểm trong nước, các dự án cấp nước của các thành phố lớn, các chương trình nước sạch nông thôn các tỉnh đến các hộ gia đình… Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của công ty đã được tổ chức TUV Nord – CHLB Đức cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng được chuyển đổi từ một doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 93/2004/QĐ-BCN ngày 17 tháng 09 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. Theo đó công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Điều lệ của công ty và Luật doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất. Do đối tượng quản lý ngày càng phức tạp và yêu cầu quản lý ngày càng mở rộng nên Bộ máy tham mưu được phân chia ra thành các bộ phận chuyên môn hóa theo chức năng đi sâu vào lĩnh vực quản lý nhằm chuẩn bị các dự án để người lãnh đạo trực tiếp thông qua, nó còn hướng dẫn việc kiểm tra và thực hiện. Tuy các bộ phận đi sâu vào chuyên môn hoá từng chức năng riêng nhưng các bộ phận vẫn có liên quan mật thiết với nhau. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm : - Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhẩt của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. - Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 04 ( Trong đó có 01 thành viên bên ngoài có cổ phần đóng góp cao nhất ) thành viên.Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 5 năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại - Ban kiểm soát Là cơ quan của Đại hội đồng cổ đông, có quyền kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của công ty. Ban kiểm soát có từ 3 thành viên trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 5 năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại. - Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 1 kế toán trưởng. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất và trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động sản xuất của các phòng ban, của các phân xưởng sản xuất và phòng kỹ thuật. Kế toán trưởng: Có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính kế toán ở công ty. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động liên quan đến công tác kế toán tài chính của công ty. Để thực hiện được các mục tiêu chung thì cần sự kết hợp của các phòng ban, tổ nhóm, bộ phận, theo đó chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan tới nhiệm vụ và chức năng của mình. Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các bộ phận Giám đốc – phó giám đốc Phòng KTSX Phòng KHTT Phòng KTVT Phòng TCHC PX CN Cơ điện Hội đồng quản trị 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.3.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp phục vụ cho nhiều ngành khác nhau: ống u.PVC, ống HDPE, ống PP- R và phụ kiện kèm theo các cỡ đường kính từ 20 đến 500 mm. Tấm ốp tường, vách ngăn, cửa nhựa u.PVC. Các sản phẩm nhựa dân dụng: Xô, làn, chậu,… Các sản phẩm Propile cho trang trí nội thất. Các sản phẩm theo đơn đặt hàng riêng lẻ. Theo đó, sản phẩm của công ty được chia thành các nhóm chính: Nhóm các ống nhựa u.PVC Nhóm sản phẩm ống nhựa HDPE Nhóm sản phẩm ống nhựa PP-R Nhóm sản phẩm phụ tùng u.PVC, HDPE, PP-R và các sản phẩm khác Biểu số 1.1 Cơ cấu tiêu thụ của các sản phẩm STT Sản phẩm chủ yếu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch +/- % 1 Ông uPVC- Phụ tùng Tấn 1459 1600 141 3.65 2 Ông HDPE- Phụ tùng Tấn 846 1361 515 13.29 3 Tấm ốp tường Tấn 1569 1623 54 1.39 4 Các sản phẩm khác Tấn 0 84 84 2.17 Tổng cộng Tấn 3874 4668 794 20.50 Sự thành công trong sản xuất kinh doanh của công ty đó là thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng với các nhân tố cơ bản: Đa dạng hóa nhiều mặt hàng. Chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng thời hạn. Giá cả hợp lý. Thỏa mãn các dịch vụ sau bán hàng 1..3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Với mô hình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, các phòng chức năng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Cụ thể: Công ty có 04 phòng ban, 01 phân xưởng. Với cơ cấu gọn nhẹ, các định hướng, mục đích, nhiệm vụ chính của lãnh đạo đề ra được nắm bắt, triển khai nhanh nhất và trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, các thông tin biện pháp cụ thể, kết quả thực hiện đều được tiếp nhận đầy đủ từ lãnh đạo cho đến người lao động. Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất Giám đốc – phó gđ p.khtt Chủng loại sp Kế hoạch sx Thời gian giao hàng KCS Lệnh pha chế Quản lý TB Quy trình CN Nhân lực Nguyên liệu Vật tư Chi cục TC - Đl - CL Khách hàng kcs pxsx Nhập kho DV sau bán hàng p.ktvt p.tchc p.ktsx Tổng cục TC - ĐL - CL Thanh tra SX Kiểm định Hội đồng quản trị 1.3.3 Đặc điểm quy trình sản Công nghệ sản xuất Dây chuyền thiết bị của ty là những thiết bị được nhập khẩu từ các nước Châu Âu như CHLB Đức, Italia, Mỹ, máy ép phun của Nhật Bản, Trung Quốc,… Hơn nữa, các sản phẩm của công ty cũng được kiểm tra thực tế bằng các máy móc, thiết bị thử như: Máy thử kéo của CHLB Đức Thiết bị đo độ dày sản phẩm của CHLB Đức Máy thử áp lực của Nhật Máy thử áp lực ngoài của Trung Quốc Sơ đồ 1.3 Sơ đồ quy trình thiết kế sản phẩm, cải tiến sản phẩm Khách hàng Giám đốc thị trường p.ktsx Kiểm định Chế thử Thiết kế ý kiến khách hàng Chưa thỏa mãn Thỏa mãn Sản xuất hàng loạt Hỗ trợ quá trình pxsx 1.3.4. Đặc điểm về thị trường và khách hàng Thị trường của công ty trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu là khu vực miền Trung trở ra cho tới các tỉnh biên giới phía Bắc Khách hàng của công ty chủ yếu tập trung: Trang trí nội thất cho các loại hình doanh nghiệp, người tiêu dùng. Các công ty Cấp thoát nước tại các Tỉnh và Thành phố. Chương trình nước sạch nông thôn phục vụ từ Bắc Trung Bộ trở ra. Bưu điện, viễn thông cho các Tỉnh, Thành phố. Các nhà máy vật liệu xây dựng phía Bắc. Phục vụ cho các ngành hóa chất. Phục vụ người tiêu dùng trong phạm vi cả nước. Từ công tác tiếp thị, mở rộng thị trường kết hợp với mô hình tổ chức quản lý sản xuất, mô hình tổ chức công tác chất lượng tạo đà cho công tác tiếp thị và mở rộng thị trường luôn hoạt động có hiệu quả, tăng uy tín của công ty được thể hiện: Lượng khách hàng ngày càng tăng, tăng thị phần thị trường. Ngoài ra còn hoàn thiện, định hướng nhiều mục tiêu của công ty như : Giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị máy móc, phát triển mặt hàng mới một cách kịp thời, hiệu quả cao. Điều đó có thể được khái quát qua mô hình sau : Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức công tác tiếp thị và mở rộng thị trường ban giám đốc Phòng khtt Marketing Công trình Tỉnh thành phố Tổng đại lý Đại lý Khách hàng 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý, Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc Công ty và toàn bộ nhân viên kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau: phòng kế toán có 6 người, mỗi người đảm nhiệm một số phần hành kế toán khác nhau trong chuỗi mắt xích công việc. Bao gồm: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Kế toán nguyên vật liệu, tiền lương, thành phẩm Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Việc tổ chức công tác giữa các kế toán bộ phận và kế toán trưởng được sắp xếp một cách chặt chẽ, logic nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đảm bảo chuyên môn hoá lao động của nhân viên kế toán, giúp cho sự truyền tải thông tin được chính xác nhanh chóng, đáp ứng được mục tiêu công việc đã đề ra. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán như sau: Chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động của phòng kế toán cũng như của công ty có liên quan đến công tác tài chính kế toán Tổ chức công tác kế toán cho phù hợp và thống kê cho phù hợp với chế độ quản lý tài chính. Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng, trực tiếp kiểm tra, giám sát công việc của cán bộ nhân viên thống kê – kế toán trong công ty. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán viên - Thu thập xử lý, ghi chép về quá trình hạch toán kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính - Lập các báo cáo nhanh, định kỳ theo chế độ báo cáo của Nhà nước và yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. - Ký hoá đơn bán hàng. - Kiểm kê và tính khấu hao Tài sản cố định. 2. Chức năng nhiệm vụ của thủ quỹ: - Chịu trách nhiệm bảo quản và lưu giữ tiền mặt, ghi sổ các phiếu thu, chi. - Thực hiện việc kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra định kỳ theo quy định. - Quản lý hồ sơ gốc của tài sản thế chấp, bảo quản các giấy tờ có giá trị - Thu chi tiền đúng chứng từ kế toán. - Nộp và lĩnh tiền ngân hàng. - Hàng ngày cập nhật sổ quỹ. - Kiểm quỹ hàng ngày. - Sắp xếp lưu trữ hồ sơ chứng từ thu chi và các tài liệu liên quan. 3. Chức năng nhiệm vụ của kế toán giá thành: - Kiểm tra, kiểm soát, tập hợp các khoản chi phí trong công ty -Tính giá thành chi tiết từng sản phẩm - Tập hợp chi phí theo từng đơn vị, theo nhóm sản phẩm - Tính giá bán sản phẩm theo đơn đặt hàng - Tính toán giá bán sản phẩm theo chiến lược kinh doanh sau khi thống nhất trong Ban giám đốc và Kế toán trưởng - Lập các nhật ký kế toán về giá thành -Lập các báo cáo về giá thành, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí 4. Chức năng nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ: - Kiểm tra số sản phẩm và lập phiếu nhập kho, xuất kho, kể cả sản phẩm chính, phế phẩm cho từng chủng loại và phẩm cấp của sản phẩm. - Nhập các chứng từ kế toán, phiếu nhập xuất, hoá đơn bán hàng - Theo dõi thành phẩm tồn kho - Hàng tháng đối chiếu kiểm tra hàng tồn kho - Tính toán theo dõi chi tiết thanh toán công nợ từng khách hàng - Lập các nhật ký kế toán về thành phẩm, công nợ với khách hàng 5. Chức năng nhiệm vụ của kế toán Nguyên vật liệu, tiền lương và thành phẩm - Cập nhật các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu chính, phụ. phế liệu, bao bì, phụ tùng, vật liệu XDCB, công cụ dụng cụ - Theo dõi tồn kho của nguyên vật liệu chính, phụ, phế liệu, bao bì, phụ tùng, vật liệu XDCB, công cụ dụng cụ. - Hàng tháng đối chiếu, kiểm tra hàng tồn kho - Lập nhật ký kế toán về nguyên vật liệu chính, phụ, phế liệu và bao bì. - Theo dõi sử dụng công cụ, dụng cụ, khuôn mẫu - Thực hiện việc tính lương và chi trả lương cho CBCNV - Lập nhật ký tiền lương. 6. Chức năng nhiệm vụ của kế toán thanh toán: - Kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thanh toán, lập chứng từ thanh toán trình kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt - Lập các hồ sơ vay vốn Lưu động, Đầu tư dài hạn Ngân hàng - Theo dõi chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng - Theo dõi các khoản vay, lập kế hoạch trả nợ vay hàng tháng báo cáo Kế toán trưởng. - Theo dõi các khoản tạm ứng, công nợ phải thu phải trả khác - Lập các nhật ký tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng, phải thu phải trả khác Tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và theo trình tự thời gian. Hiện nay, Công ty đã trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán, mỗi nhân viên được sử dụng riêng một máy đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác. Mối quan hệ về công tác kế toán trong bộ máy kế toán được biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5 Sơ đồtổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Kế toán NVL,TL,TP : Mối quan hệ chỉ đạo : Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.5.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng * Chế độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính và các Quyết định, Thông tư hướng dẫn sửa đổi Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. * Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. * Kỳ kế toán: Quý * Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ) làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính. * Phương pháp tính thuế GTGT: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp bình quân. * Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng. * Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chứng từ. 1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính Ban hành. + Các chứng từ liên quan đến hàng tồn kho : Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê… + Các chứng từ liên quan đến tiền lương : Bảng chấm công, bảng thanh toán lương… + Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định : Biên bản bàn giao TSCĐ… + Các chứng từ liên quan đến thanh toán : Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có … 1.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Công ty đã lựa chọn và xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thích hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 - đã sửa đổi bổ sung). Nguyên tắc mở tài khoản chi tiết : Về tài khoản cấp 1, cấp 2 Công ty mở theo đúng quy định kế toán hiện hành của Bộ tài chính. Ngoài ra Công ty mở thêm tài khoản chi tiết cấp 3 cho loại tài khoản theo dõi chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng loại cụ thể và các tài khoản cấp 3 cho chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và từng sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó, một số tài khoản công ty không sử dụng như: TK 611, TK 631, TK 157 do công ty sử dụng hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên chứ không sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phần hệ thống tài khoản của công ty sẽ được trình bày cụ thể thông qua Phụ lục 1: Danh mục hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng. 1.5.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ Kế toán Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ “ nên các nghiệp vụ liên quan được phản ánh vào các bảng phân bổ như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và BHXH...; Nhật ký chứng từ số 7 - Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố;… Với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ công nghiệp, công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Công ty đang sử dụng hệ thống các nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ thẻ kế toán chi tiết theo quy định của Bộ tài chính và sử dụng phần mềm Kế toán Doanh nghiệp CADSNET. Sơ đồ 1.6 Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ cái Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê Báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự kế toán theo phương pháp Nhật ký - chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi số Nhật ký chứng từ: Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hoặc chứng từ gốc cùng loại để ghi vào Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ chi tiết. Từ chứng từ kế toán, cuối kỳ lập bảng phân bổ (nếu cần) Từ bảng phân bổ, cuối kỳ vào bảng kê hoặc nhật ký chứng từ. Số liệu từ bảng kê, cuối kỳ vào nhật ký chứng từ. Từ các nhật ký chứng từ, cuối kỳ vào sổ cái. Từ các sổ chi tiết, cuối kỳ lập các bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu, so sánh với sổ cái. Căn cứ vào số liệu của bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết để cuối kỳ lập báo cáo kế toán. 1.5.5. Tổ chức vận dụng hệ thống Báo cáo kế toán Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Công ty thực hiện đầy đủ 4 báo cáo bắt buộc: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính và không áp dụng hệ thống Báo cáo quản trị. Bảng cân đối kế toán: Hàng quý Công ty lập báo cáo 1 lần, thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định và hướng dẫn của Bộ tài chính. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Công ty tiến hành lập mỗi quý 1 lần . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Từ năm 2004 Công ty đã lập báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo này được lập sau ngày kết thúc niên độ kế toán và lập theo phương pháp trực tiếp. Thuyết minh báo cáo tài chính: Được lập mồi năm một lần sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Căn cứ chủ yếu để lập thuyết minh báo cáo tài chính là: Các số kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. Phần hành chịu trách nhiệm lập báo cáo trong công ty là Kế toán tổng giá thành dưới sự giám sát của kế toán trưởng. Khi báo cáo kế toán hoàn thành trưởng phòng kế toán và Giám đốc ký duyệt. Các báo cáo tài chính khi đã hoàn thành và được ký duyệt thì gửi cho các cơ quan như: Cục thuế Hải Phòng, Chi cục thống kê, các ngân hàng mà công ty có tham gia giao dịch như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng á Châu, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Quân Đội,… Phần II . Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng 2.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng 2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán, cần phải phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức phù hợp. Theo đó, việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí là rất quan trọng và cần thiết. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chính là việc xác định giới hạn, phạm vi mà tại đó chi phí được tập hợp và phân bổ. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là phân xưởng sản xuất, sản phẩm,…. Tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được coi trọng. Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là chỉ có duy nhất một phân xưởng nhưng bao gồm nhiều tổ, mỗi tổ có chức năng, nhiệm vụ riêng, sản xuất nhiều loại sản phẩm. Theo đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được kế toán tập hợp cho từng loại sản phẩm. 2.1.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc đã hoàn thành cần được tính giá thành đơn vị để bán ra hoặc tiêu dùng nội bộ. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính tại đơn vị, cụ thể là phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất là khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và lợi nhuận cao. Tại công ty Cổ phần Nhựa Bach Đằng, tuy chỉ có một phân xưởng nhưng lại sản xuất nhiều loại sản phẩm với kích cỡ khác nhau và đặc tính riêng biệt vì thế đối tượng tính giá thành của đơn vị là từng loại sản phẩm. 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng 2.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho đối tượng hạch toán và tính giá. Kế toán tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng đã lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm. Theo đó, công tác hạch toán chi phí để tính giá tại công ty được thực hiện theo trình tự sau: Tập hợp chi phí theo đối tượng tính giá trên cơ sở các chứng từ chi phí như; phiếu xuất vật tư, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng tại phân xưởng,… Kết chuyển chi phí cho đối tượng tính giá. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. áp dụng các kỹ thuật tính giá để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, nhập bán hoặc nhập kho. Tổng hợp, xử lý và báo cáo tài chính chi phí và giá thành. 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Do cơ cấu sản xuất đơn giản là chỉ có một phân xưởng nhưng sản xuất nhiều loại sản phẩm nên kế toán chi phí tại công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành hệ số. Đây là một phương pháp được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm. Khi đó giá thành được tính chung cho cả nhóm sau đó chia cho từng loại sản phẩm theo hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn. 2.3. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng 2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.3.1.1. Đặc điểm công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty là chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và phụ tùng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là chi phí về nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ - Nguyên vật liệu chính: bao gồm những vật liệu được tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên sản phẩm. Cụ thể với từng dòng sản phẩm: Dòng sản phẩm ống u.PVC: bột PVC ( Chiếm 75% nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm) Dòng sản phẩm ống HDPE: bột PEHD ( Chiếm 100% nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm) Dòng sản phẩm ống PP-R: hạt PP-R … Giá trị nguyên vật liệu chính chiếm từ 65%-75% giá thành sản phẩm công ty. - Vật liệu phụ: bao gồm những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo nên một số tác động như: Làm tăng tính chịu nhiệt, chịu áp lực, tăng độ bền của các sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Vật liệu mà công ty sử dụng như: bìa cách điện, bột màu, mực in, dung môi, các chất phụ gia,… - Nhiên liệu: điện - Phụ tùng: bánh răng, vòng bi, dầu mỡ bôi trơn,… Thông qua việc xác định số lượng các sản phẩm được yêu cầu từ đơn đặt hàng và việc dự báo nhu cầu của thị trường, công ty sẽ lên kế hoạch về khối lượng sản phẩm cần sản xuất. Với mỗi loại sản phẩm sản xuất lại có một định mức sử dụng nguyên vật liệu khác nhau do phòng kỹ thuật thiết kế. Sau khi nắm bắt được các thông tin cần thiết, phân xưởng sẽ tiến hành xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ. Việc xây dựng định mức chi phí trong kỳ sẽ giúp công ty tránh xảy ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu, hạn chế tối đa chi phí sản xuất, tạo điều kiện cạnh tranh về giá 15 Công ty CP Nhựa Bạch Đằng Biểu số 2.3 Bảng phân bổ nguyên vật liệu & công cụ lao động Tháng 11 năm 2007 TT Ghi có TK TK 152.1 152.2 TK 152.3 TK 152.4 TK 153 Cộng Đối tợng sử dụng 1 TK sản xuất kinh doanh chính 5,513,117,936 5,513,117,936 TK 111: Tiền mặt 45,506,810 45,506,810 TK 112: Tiền gửi ngân hàng 19,322,486 19,322,486 TK 621: Chi phí nguyên vật liệu 5,448,288,640 5,448,288,640 2 TK 627: Chi phí sản xuất chung 13,502,355 5,905,630 198,470,187 40,169,536 258,047,708 3 TK 641: Chi phí bán hàng 88,000,909 545,455 12,272,730 100,819,094 4 TK 642: CP quản lý doanh nghiệp 1,950,000 14,548,630 16,498,630 5 TK 632: Giá vốn hàng bán 6 TK 142: Chi phí chờ kết chuyển 7 TK 338.8 : Phải trả khác Cộng 5,513,117,936 101,503,264 8,401,085 198,470,187 66,990,896 5,888,483,368 Ké toán trưởng Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Người lập biểu Công Hồng Diệp Trần Thu Hằng Sổ 2.1 Sổ cái TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32928.doc
Tài liệu liên quan