LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập mạnh mẽ cùng nền kinh tế thế giới hình thành nên môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn, thách thức. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước buộc họ phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để có thể tự mình giải giải quyết hiệu quả 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hà
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đầu thì việc tồn tại và phát triển là một vấn đề lớn. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất phải luôn quan tâm sát sao đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Phần hành này liên quan đến hầu hết các hoạt động của quá trình sản xuất – kinh doanh. Do đó,việc đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yếu tố có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuât, đồng thời tìm ra các giải pháp tốt nhất để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán của doanh nghiệp.
Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa và mới thành lập được gần 5 năm, với hoạt động chính là sản xuất cửa gỗ công nghiệp thương hiệu Crown. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nên trong những năm qua, công ty đã có sự chú trọng thích đáng đến công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng sao cho giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và tình hình của công ty. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty vẫn không tránh khỏi có những vấn đề còn tồn tại. Sau thời gian thực tập tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong phòng Kế toán và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu của đề tài nhằm vận dụng những lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào thực tế tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường. Từ đó đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường.
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường.
Do thời gian thực tập không nhiều và còn hạn chế về kiến thức nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các anh, chị trong phòng kế toán để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các anh, chị phòng kế toán tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Hải Yến
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mai Phú Cường được thành lập đầu năm 2005 theo giấy đăng ký kinh doanh công ty CP số 0103006423 cấp ngày 11 tháng 1 năm 2005 với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng). Công ty là một đơn vị kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật. Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường thành lập với các thông tin chính sau:
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Tên giao dịch: Phu Cuong tracoin.,jsc
Trụ sở chính: số 27, ngõ 583 Đông Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: số 96 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 043 557 3603
Tài khoản: 10539 00000A VP Bank Hà Nội
4211 01 02 0138 NHNo & PTNT Hà Tây, CN Thanh Xuân Nam
Website: www.crowndoor.com.vn
Sau thời gian hoạt động công ty đã xác định rõ phương hướng hoạt động và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty. Công ty xác định rõ hoạt động chủ động chủ đạo là sản xuất cửa gỗ công nghiệp mang thương hiệu Crown với các thiết kế theo nhiều phong cách đa dạng và phong phú.
Khi đã có được vị trí trên thị trường và những bạn hàng quen thuộc, công ty đã dần dần đa dạng hoá loại hình kinh doanh, thực hiện thêm các hợp đồng lắp đặt cửa và nội thất, san lấp mặt bằng, lắp đặt thiết bị thu gom rác tại các chung cư cao tầng.
Ban đầu với đội ngũ công nhân còn ít, còn chưa thạo việc và tình hình tài chính cũng như các thiết bị còn hạn chế nên công ty chỉ thực hiện các hợp đồng tại địa bàn Hà Nội, đến nay công ty đã phát triển, đã có được những khách hàng thường xuyên quen thuộc với công ty, nhận được các hợp đồng có giá trị và mở các đại lý tại các tỉnh thành phía Bắc: Đại lý Vinh, Đại lý Thái Nguyên, Đại lý Ninh Bình, Đại lý Nam Định, Đại lý Hải Phòng, Đại lý Lào Cai, Đại lý Hà Nội. Công ty cũng đã đầu tư thêm nhiều các thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho thi công, sản xuất và kiểm tra. Công ty đã từng bước tạo được tên tuổi trên thị trường, uy tín đối với các khách hàng và nhận được một số giải thưởng như “ Cúp vàng thương hiệu Việt - Hội nhập WTO” và được công nhận “ Top ten ngành hàng cửa gỗ công nghiệp và trang trí nội thất”.
Bảng số 1: Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm gần đây:
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2007
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
Doanh thu bán hàng và CCDV
7.729.787.530
9.016.328.710
-1.286.541.180
-14,269
Các khoản giảm trừ doanh thu
415.635.000
566.295.100
-150.660.100
-26,605
Doanh thu thuần
7.314.152.530
8.450.033.610
-1.135.881.080
-13,442
Giá vốn hàng bán
5.919.263.457
6.704.462.100
-785.198.643
-11,712
Lợi nhuận gộp
1.394.889.073
1.745.571.510
-350.682.437
-20,09
Chi phí bán hàng
306.777.602
392.116.482
-85.338.880
-21,764
Chi phí QLDN
689.131.106
789.783.841
-100.652.735
-12,744
Lợi nhuận kế toán trước thuế
398.980.365
563.671.187
-164.690.822
-29,218
Thuế TNDN
111.714.502
157.827.932
-46.113.430
-29,218
Lợi nhuận kế toán sau thuế
287.265.863
405.843.255
-118.577.392
-29,218
Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh 2 năm gần đây thấy rõ công ty luôn thu được lợi nhuận. Lợi nhuận của năm 2008 là 287.265.863 đồng, của năm 2007 là 405.843.255 đồng. Lợi nhuận của công ty giảm 118.577.392 đồng tương ứng với 29,218 % do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 1.286.541.180 tương ứng 14,269 %. Do tình hình kinh tế chung của cả nước những năm qua gặp khó khăn nên công ty cũng đã có kế hoạch giảm chi phí bán hành, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong đó chi phí bán hàng giảm -85.338.880 tương ứng 21,764%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm -100.652.735 tương ứng 12,744%. Từ đó cho thấy, dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có giảm nhưng do có sự giảm đồng thời của các khoản chi phí quản lý nên công ty vẫn hoạt động có lãi.
Chức năng, nhiệm vụ, các đặc điểm kinh doanh cơ bản của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, dựa trên sự góp vốn của các thành viên trong công ty, công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sau chính sách mở của hội nhập của Nhà Nước ta, công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhận thức được điều này, công ty đã có những chính sách làm đa dạng hóa và mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh mới cũng như sản xuất thêm các loại của mới đa dạng về chủng loại và phong phú về thiết kế.
Những ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty:
Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi công nghiệp và dân dụng;
Xây dựng công trình điện, trạm điện đến 35KV;
Thi công lắp đặt các công trình cảng;
Xây dựng công trình hạ tầng, nạo vét san lấp mặt bằng, xây dựng công trình thoát nước;
Tư vấn khảo sát các công trình giao thông, thủy công, công nghiệp, dân dụng và công trình cảng;
Tư vấn xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; tư vấn xây dựng công trình giao thông vận tải (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);
Dịch vụ kỹ thuật ứng dụng công nghệ mới;
Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn.;
Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở, nhà văn phòng;
Môi giới xúc tiến thương mại;
Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ khách du lịch;
Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc công nghiệp và dân dụng;
Xây dựng công trình điện, trạm điện trên 35KV đến 110KV;
Sản xuất, mua bán, lắp đặt, sửa chữa hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, viễn thông (trừ thiết bị thu phát sóng);
Kinh doanh vật liệu xây dựng;
Sản xuất, chế biến, mua bán các loại gỗ (trừ gỗ Nhà nước cấm);
Mua bán, nuôi trồng các loại nông lâm thủy sản.
Sau gần 5 năm hoạt động và phát triển, công ty đã thu được một số thành tựu các chỉ tiêu kinh tế của công ty 2 năm gần đây cho thấy rõ điều đó.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động theo quyết đinh 48/2006 do đó cơ cấu tổ chức và các phòng ban của công ty khá đơn giản. Đồng thời công ty cũng mới thành lập, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên tổ chức theo mô hình này giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí mà vẫn phát huy được hiệu quả của các bộ phận.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo phòng ban chuyên trách thống nhất từ Hội đồng quản trị đến từng nhân viên, quyền lực tâp trung ở ban Giám đốc. Trưởng phòng các phòng ban chịu trách nhiệm chính và quản lý hoạt động các phòng ban của mình, trưởng phòng làm việc theo công tác độc lập, tự chủ và chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Tuy nhiên giữa các phòng ban phải phối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm đảm bảo tất cả lĩnh vực công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng.
Sơ đồ 1:Tổ chức bộ máy quản lý
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám đốc
công ty
Đội thi công
số 1
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch dự án
Phòng kinh doanh
Đội thi công
số 2
Xưởng sản xuất
1.3.1 Bộ máy quản lý của công ty:
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Vĩnh Thịnh là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty do đại hội đồng cổ đông bầu và miễn nhiệm theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị, tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Trung Thành là người đại diện theo pháp luật của công ty, sẽ điều hành và quản lý hoạt động hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm tất cả các thành viên trong toàn công ty.
Quản lý sản xuất: Là người quản lý trực tiếp đội thi công hoặc phân xưởng sản xuất của công ty. Quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về an toàn lao động cho người và phương tiện trên công trường, chỉ đạo các bộ phận thi công theo đúng trình tự, đáp ứng yêu cầu tiến độ của hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công, phối hợp các bộ phận ngoài công trường, kiểm tra đôn đốc các mặt nghiệp vụ, chức năng của mỗi bộ phận theo phân công và báo cáo về trụ sở chính qua các phòng ban chức năng để công trường được thuận lợi nhất, chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và tính hiệu quả của công trường trước Giám đốc và ban Quản lý dự án, lập thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư, cung cấp các số liệu biên bản làm hồ sơ hoàn công công trình. Đồng thời quản lý sản xuất cũng có thẩm quyền thay mặt nhà thầu để quan hệ trực tiếp với đại diện có thẩm quyền của chủ đầu tư và chính quyền địa phương để giải quyết công việc có liên quan đến công trình, chủ động quyết định về tài chính trong suốt quá trình thi công, được quyền khen thưởng những cá nhân, bộ phận sản xuất có sáng kiến hoặc lao động tích cực, được quyền yêu cầu trụ sở chính đưa vào công trình lực lượng bổ sung khi cần thiết, được trang bị máy móc, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc để xử lý nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu thi công về tiến độ và chất lượng công trình.
1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng hành chính – nhân sự: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý hồ sơ lý lịch, bố trí nhân sự của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Theo dõi, quản lý nhân sự, công tác hành chính trong công ty, lập kế hoạch và triển khai các chính sách do công ty đề ra. Đồng thời tham mưu cho công đoàn về tổ chức lao động tiền lương, giải quyết chính sách chế độ cho người lao động, phụ trách các vấn đề về bảo vệ an ninh, chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo cho quyền lợi cho các nhân viên và công nhân.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về măt thống kê và tài chính, chịu trách nhiệm quản lý tài sản vật chất, hạch toán kinh tế theo qui định của Nhà nước và pháp luật, quy chế của công ty, thực hiện những công việc liên quan tới vấn đề tài chính, vốn, tài sản, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, trong kỳ kinh doanh. Có nhiệm vụ lập các bảng thanh toán quyết toán, công khai toàn bộ tài sản, công nợ, chi phí, kết quả kinh doanh trong kỳ. Đề xuất lên ban giám đốc phương án tổ chức kế toán. Đồng thời thông tin lên ban lãnh đạo những hoạt động tài chính để kịp thời điều chỉnh trong kỳ kinh doanh.
Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ khai thác đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân phối thu nhập và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Lên quyết toán của đơn vị theo đúng niên độ kế toán để nộp báo cáo lên ban lãnh đạo Công ty và cơ quan liên quan theo quy định của Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và pháp luật về quản lý hoạt động tài chính của toàn công ty.
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc trong công tác lập hồ sơ thầu, dự toán thi công, hồ sơ hoàn công, thanh toán, quyết toán các công trình xây dựng. Quản lý kỹ thuật, mỹ thuật cho các công trình xây dựng.
Phòng kế hoạch – dự án: giúp việc cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch về nhân lực, vật lực cho các công trình xây dựng, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, giúp cho giám đốc trong công tác lập và tổ chức thực hiện dự án.
Phòng kinh doanh: giúp cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch dự trữ, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thành lập các kênh phân phối sản phẩm đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty. Thực hiện ký kết các hợp đồng mua bán, theo dõi tình hình thực hiện và thanh lý các hợp đồng đã ký. Phối hợp phòng kế toán để xác lập tình hình công nợ theo các hợp đồng đã được ký kết. Đặc biệt trong việc kinh doanh Xuất – Nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư trong sản xuất công nghiệp.
Xưởng sản xuất: giúp cho giám đốc trong công tác sản xuất, lắp đặt bảo hành các sản phẩm cửa gỗ công nghiệp do công ty sản xuất ra và đã được sử dụng vào các công trình do công ty đảm nhận.
Các đội thi công: giúp cho giám đốc trong công tác thi công các công trình giao thông, thủy lợi, công trình cảng mà công ty đã ký kết với các đối tác, chịu sự giám sát của đội trưởng các đội.
Hệ thống sản xuất của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Công ty có một xưởng sản xuất chuyên sản xuất của gỗ công nghiệp cung cấp cho các công trình thi công của công ty và cung cấp sản phẩm cho các đại lý. Xưởng sản xuất ban đầu chỉ là có một số thiết bị cần thiết cho việc sản xuất và thi công, nhưng sau một thời gian hoạt động đã được trang bị thêm các dụng cụ, thiết bị kiểm tra giúp cho các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong xưởng sản xuất có trên 20 công nhân với các bậc thợ khác nhau, mỗi công nhân đảm nhận một khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm. Sản phẩm do công ty sản xuất đã được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ số 93738.
Công ty sản xuất cửa gỗ theo nhiều phong cách, mỗi phong cách có một đặc điểm riêng, song tất cả các sản phẩm vẫn được sản xuất theo một quy trình như nhau.
Sơ đồ 2:Quy trình sản xuất cửa gỗ công nghiệp Crown
Nguyên liệu
Rong cạnh
Bào thảm
Làm mộng
Tạo lỗ, tạo bề mặt cong cho SP
Bào cuốn
Bào cuốn
Đóng gói
Nhập kho
Sơn phủ
Lắp ráp
Trà nhám,tạo mặt phẳng ở những chi tiết có bề mặt cong.
Sản phẩm
Cắt SP theo độ dài thích hợp
Trong đó:
- Rong cạnh: Là quá trình cắt những miếng phách gỗ mỏng to thành những miếng gỗ nhỏ hơn có kích thước phù hợp để chế tạo ra sản phẩm.
- Bào thẩm: Là quá trình tạo ra bề mặt phẳng từ những miếng gỗ được tạo ra ở quá trình rong cạnh. Tuy nhiên những mặt phẳng này vẫn còn thô, chưa nhẵn.
- Bào cuốn: Sau khi bào thẩm xong nguyên liệu được đưa vào máy để bào cuốn. Đây là quá trình làm cho những bề mặt phẳng nhưng còn thô được tạo ra ở quá trình bào thẩm trở nên nhẵn hơn.
- Khoan lỗ, tạo bề mặt cong cho SP: Là quá trình tạo lỗ hoặc làm cong một số bề mặt của sản phẩm.
- Làm mộng: Tạo ra những lỗ mộng để lắp ráp sản phẩm.
- Trà nhám: Trước khi sơn phủ, sản phẩm cần được trà nhám nhằm mục đích nâng cao độ nhẵn, đồng đều cho bề mặt sản phẩm, trang sức dễ dàng hơn, ít tạo khuyết tật trong quá trình sơn trang sức sản phẩm.
- Sơn phủ: Sản phẩm được sơn phủ một lớp sơn UV nhằm ngăn chặn hạn chế sự xâm nhập trở lại của nước hoặc hơi ẩm, giảm cong vênh co ngót, giúp sản phẩm không bị dạn nứt do va chạm hay khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiệt độ lớn.
Sau khi sản phẩm được sơn hoàn thiện thì phải đảm bảo trên bề mặt sản phẩm có độ bóng, bền, giữ được màu sắc tự nhiên của gỗ, không tồn tại các chất bụi bẩn, vết nổ bọt sơn, các vết gợn, các vết xước tồn tại trên bề mặt làm giảm độ thẩm mỹ của sản phẩm.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường.
Phòng kế toán của công ty với số lượng bốn người có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học và cao đẳng, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là tập hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận gửi lên, phản ánh các nghiệp vụ đó lên các sổ sách có liên quan, tổng hợp lại để có thể đưa ra nhận xét chung về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong hoạt động tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với chế độ, chính sách và đạt hiệu quả cao.
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo hình thức tập trung. Các nhân viên trong phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng, các nhân viên kế toán đếu có vị trí công tác theo sự phân công của bộ máy dựa trên nguyên tắc chung, riêng của phân công lao động, các kế toán viên cũng thường xuyên tiến hành đối chiếu với công việc của các kế toán viên khác có liên quan sau đó báo cáo lên cho kế toán trưởng của công ty. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán có chức năng, nhiệm vụ như sau.
Kế toán trưởng: giúp cho giám đốc trong công tác quản lý tài chính, kế hoạch vốn cho công ty đồng thời có chức năng điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Tài chính-kế toán, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, theo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động liên quan tới lĩnh vực kế toán tài chính. Kế toán trưởng phải có trách nhiệm kiểm tra để hệ thống sổ sách kế toán được minh bạch, phản ánh trung thực kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải cung cấp kịp thời cho cấp quản trị điều hành cũng như các cơ quan chức năng, tham mưu cho lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính kế toán, thừa uỷ nhiệm giám đốc ký các chứng từ, sổ sách kế toán theo uỷ quyền.Và phân công công việc cho các nhân viên trực thuộc phòng để đảm bảo nhiệm vụ được thực thi tốt.
Kế toán viên tổng hợp: chịu trách nhiệm tính lương và tổng hợp số liệu, trực tiếp lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ, cùng kế toán trưởng xây dựng kế hoạch tài chính và quản lý tốt tình hình tài chính của công ty. Gửi báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị hay giám đốc công ty khi được yêu cầu và vào các cuối tháng, cuối quý, cuối năm nhằm giúp cho Hội đồng quản trị và ban giám đốc nắm được tình hình hiện tại của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo.
Kế toán viên chi tiết nội bộ: có trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ chứng từ, thống kê chi phí của từng bộ phận, cập nhật chứng từ, vào sổ sách chi tiết cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm hỗ trợ cho kế toán tổng hợp tập hợp được đầy đủ các phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và thi công xây dựng, đồng thời xây dựng nên giá thành sản phẩm thi công xây lắp và sản xuất.
Thủ quỹ: Thực hiện các chức năng như thu-chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng dựa trên các phiếu thu- chi hàng ngày. Ghi chép kịp thời, chính xác các khoản thu- chi tiền mặt hiện có, thường xuyên báo cáo tình hình tiền măt tồn tại quỹ của công ty. Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi và thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng với các đối tượng khác, quản lý các laọi nguồn vốn ngân hàng, phụ trách vay trả cho ngân hàng. Đồng thời phải lập đủ các chứng từ thanh toán cho khách hàng, theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác
Sơ đồ 3:Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán chi tiết
nội bộ
Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường.
Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường là một doanh nghiệp nhỏ mới thành lập được gần năm năm, do đó trong hoạt động kế toán công ty áp dụng theo quyết định 48/2006/ QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của bộ tài chính.
Kỳ kế toán của công ty được bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Đối với tài sản cố định hữu hình xác định nguyên giá theo giá mua ban đầu và khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được theo dõi bằng phương pháp kê khai thường xuyên.
Hệ thống TK công ty sử dụng được chia thành các TK cấp 1 và TK cấp 2 và tuân thủ theo hệ thống TK trong quyết định 48/2006 QĐ – BTC..
Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán. Quy trình ghi sổ được tiến hành theo quy trình chung quy định trong quyết định 48/2006 QĐ – BTC. Việc ghi sổ được thực hiện hàng ngày, hàng tháng và có tiến hành đối chiếu để xem xét tính trung thực và hợp pháp của các số liệu.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ, thẻ kế toán có liên quan.
Cuối tháng, kế toán phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Các chứng từ, sổ sách của công ty được luân chuyển theo quy trình sau:
Sơ đồ 4:Tổ chức hạch toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ:
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng tư ghi sổ
Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Về hệ thống chứng từ công ty sử dụng 2 loại chủ yếu sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền gồm: Phiếu thu, phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và yêu cầu các đơn vị kế toán phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể.
b) Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
Mỗi chứng từ của đơn vị cũng thoã mãn những điều kiện cần thiết sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán;
Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán.
- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi cuống.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;
+ Kiểm tra chứng từ kế toán ;
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Công ty đã lựa chọn phương pháp chứng từ ghi sổ để ghi chép và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp này đáp ứng được yêu cầu quản lý đồng thời giúp giảm bớt số lượng sổ sách, công tác kế toán nhờ đó đơn giản hơn và thuận tiện trong việc phân chia công việc cho từng người thực hiện.
Một số sổ sách được công ty sử dựng:
Sổ kế toán chi tiết phải thu Khách hàng
Sổ kế toán chi tiết phải trả người bán
Sổ tiền gửi ngân hàng
Sổ chi tiết tiền vay ngắn hạn tại ngân hàng
Sổ Quỹ tiền mặt
Sổ kế toán chi tiết tài khoản 1331
Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản phải thu khách hàng
Bảng tính khấu hao TSCĐ
Bảng tính giá NVL xuất kho phục vụ sản xuất
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn hàng hóa
Danh mục công cụ, dụng cụ
Về hệ thống Báo cáo tài chính, công ty sử dụng hệ thống báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
Về báo cáo tài chính
Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01 – DNN
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN
Bảng cân đối phát sinh tài khoản Mẫu số F01 – DNN
Tờ khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tình hình thực hiện với Nhà Nước
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN
Báo cáo tài chính của công ty được lập theo năm, các báo cáo này được lập làm năm bản và gửi cho cơ quan chủ quản và chức năng.
Về báo cáo quản trị
Báo cáo chi tiết doanh thu
Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Báo cáo tình hình tăng, giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI PHÚ CƯỜNG
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường
2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Xác định chi phí là khâu đầu tiên và cũng đặc biệt quan trọng trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường chuyên sản xuất cửa gỗ công nghiệp theo nhiều phong cách nhưng tất cả các sản phẩm đều được sản xuất trong cùng một phân xưởng. Vì vậy đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh tại phân xưởng bao gồm các chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm và chi phí để phục vụ cho sản xuất. Công việc tập hợp chi phí thực hiện tốt và đúng đắn có thể giúp thúc đẩy công tác quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm, từ đó có thể giúp công ty hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tại phân xưởng có rất nhiều loại chi phí. Để quản lý tốt chi phí sản xuất và kiểm tra chặt chẽ các định mức chi phí, công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất, mà các loại chi phí lại có tính chất kinh tế khác nhau, phát sinh tại các địa điểm và thời điểm khác nhau. Vì vậy để phục vụ công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí thực tế phát sinh tại nơi sản xuất, trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu. Nguyên vật liệu chính là những nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm như gỗ khổ lớn các loại. Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xu._.ất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường hoặc dùng phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, quản lý. Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như xăng, dầu…Ngoài ra nguyên vật liệu còn bao gồm các phụ tùng thay thế, các thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản, các loại vật liệu khác…
Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty. Nguyên vật liệu công ty sử dụng được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, toàn bộ là từ các nhà cung cấp trong nước và ở những thời điểm khác nhau nên giá mua và chi phí vận chuyển cũng khác nhau. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng sản phẩm trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Tiếp theo kế toán sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho sử dụng trong kỳ. Một số loại nguyên vật liệu chính xuất dùng phải căn cứ vào hạn mức xuất sử dụng trong tháng.
Hàng tháng, dựa vào kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng đã ký kết với khách hàng, thời gian thực hiện hợp đồng và sản lượng sản xuất và tiêu thụ của tháng trước mà kế toán xác định sản lượng dự kiến sản xuất trong tháng tiếp theo. Từ đó có thể lập dự toán cho số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng trong tháng tới, rút kinh nghiệm trong công tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có các biện pháp tiết kiệm chi phí… Và dựa vào số lượng nguyên vật liệu tồn kho, bộ phận quản lý vật tư có kế hoạch thu mua và quản lý vật liệu một cách hợp lý, đồng thời xác định được định mức nguyên vật liệu sử dụng trong tháng.
Việc xác định được hạn mức nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng giúp công ty quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ hơn và cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất.
Nguyên vật liệu mua về nhập kho của công ty được ghi nhận theo giá thực tế, chính là giá ghi trên hoá đơn ( giá chưa gồm thuế GTGT) cộng với chi phí thu mua ( bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, hao hụt trong định mức…)
Giá thực tế của NVL nhập kho
=
Giá mua ghi trên hoá đơn
+
Chi phí thu mua phát sinh (nếu có)
Khi phân xưởng có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ quản đốc phân xưởng đề nghị bộ phận quản lý vật tư viết phiếu xuất kho. Căn cứ vào giấy đề nghị và hạn mức nguyên vật liệu xuất dùng mà bộ phận vật tư lập phiếu xuất vật tư. Phiếu xuất vật tư được lập thành ba liên: một liên lưu tại bộ phận quản lý vật tư để theo dõi số lượng xuất kho thực tế, một liên giao cho quản đốc phân xưởng để làm căn cứ ghi mức vật liệu tiêu hao trong kỳ, liên còn lại giao cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho và ghi thẻ kho. Phiếu xuất kho chỉ theo dõi số lượng xuất kho, không ghi đơn giá và thành tiền của vật liệu xuất dùng.
Biểu số 1: Phiếu xuất kho
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03 tháng 10 năm 2008
Số 45
Họ tên người nhận hàng: Đỗ Xuân Sơn
Lý do xuất kho: xuất cho sản xuất T10/2008
Xuất tại kho: phân xưởng
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, hàng hóa…
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn gía
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
1
2
3
4
5
…
Gỗ tấm 680÷1915
Gỗ tấm 690÷1915
Gỗ tấm 760÷2150
Gỗ tấm 820÷2150
Tấm HDF
…..
Tấm
Tấm
Tấm
Tấm
Tấm
67
6
22
42
137
….
67
6
22
42
137
….
Cộng
….
….
Cộng thành tiền (bằng chữ):
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Hàng ngày, căn cứ vào số liệu của thủ kho và các phiếu nhập, phiếu xuất do thủ kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu ghi sổ chi tiết vật liệu, công cụ theo đúng số lượng ghi trên các phiếu. Đến cuối tháng, sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu sản xuất dùng trong tháng giữa thủ kho và nhân viên phụ trách phân xưởng, rồi gửi về phòng tài vụ. Lúc này kế toán sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính ra giá trị vật tư xuất dùng trong tháng và tính ra số tồn kho.
Phương pháp tính giá trị thực tế xuất NVL theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Gía trị thực tế NVL xuất trong tháng
=
Số lượng NVL xuất trong tháng
x
Đơn gíá thực tế bình quân của NVL xuất trong tháng
Trong đó:
Đơn giá thực tế bình quân của NVL xuất trong tháng
=
Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
+
Số lượng NVL nhập trong kỳ
Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán nguyên vật liệu. Từ các phiếu nhập kho, xuất kho kế toán tiến hành lập thẻ kho và thẻ kế toán chi tiết vật liệu.
Khác với thủ kho là chỉ theo dõi về mặt số lượng của nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn trong kỳ, kế toán theo dõi số nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn trong tháng cả về số lượng và giá trị của từng loại vật liệu, công cụ trên sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
Với vật liệu là gỗ tấm khổ 680÷1915
Biểu số 2 : Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ
Tên vật liệu: Gỗ tấm 680÷1915
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
….
45
528
529
46
531
3/10
8/10
16/10
20/10
31/10
T10/2008
A.Sơn-PXK45
A.Dương-PC736
A.Chính-PC757
A.Chính-PXK46
C. Hồng-PC789
621
111
111
621
111
251.000
251.000
251.000
253.000
26
45
22
6526.000
11295.000
5566.000
67
32
77
19327.000
…
….
…
….
251.260
…
93
…
23.387.000
99
…
24.875.000
…
71
….
17.840.000
Ngày…tháng…năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Ta có giá thực tế của gỗ tấm 680÷1915 xuất kho trong tháng cho sản xuất sản phẩm cửa gỗ theo phong các NewYork là
Đơn giá gỗ tấm khổ 680÷1915 trong tháng
=
19.327.000 + 23.387.000
=
251.260
77 + 93
Trên cơ sở đơn giá bình quân theo tháng, kế toán tiến hành tính ra giá gỗ tấm khổ 680÷1915 xuất dùng trong tháng và tồn cuối tháng
Trị gía gỗ tấm khổ 680÷1915 xuất trong tháng
=
99 x
251.260
=
24.875.000
Trị giá gỗ tấm khổ 680÷1915 tồn cuối tháng = 71 x 251.260 = 17.840.000
Kế toán tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 621. Kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành)
Có TK 152 (chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành)
Trong tháng 10/2008 theo cách tính trên có thể có được tổng số chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm cửa gỗ phong cách NewYork khổ 680÷1915
Nợ TK 621 NY 290.271.000
Có TK 152 290.271.000
Đến cuối tháng kế toán tiến hành lập “ sổ luân chuyển nguyên vật liệu” và “ bảng kê ghi Có TK 152 ghi Nợ các TK liên quan”.
Bảng kê ghi Có TK 152 của công ty tháng 10/2008 được lập trên nhiều tờ do công ty có nhiều danh biểu nguyên vật liệu. Cơ sở để lập các Bảng kê ghi có TK 152 là căn cứ vào các phiếu xuất nguyên vật liệu, cụ thể là số lượng xuất dùng, đồng thời còn phải dựa vào đơn giá thực tế bình quân của nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Chi phí nguyên vật liệu của từng phân xưởng, đội thi công được phản ánh riêng thành từng mục trên Bảng kê ghi Có
Biểu số 3: Bảng kế ghi Có 152 trên tờ số 1
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
BẢNG KÊ GHI CÓ TK 152 GHI NỢ TK LIÊN QUAN
Tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Số SLC
Tên nguyên vật liệu
Bộ phận sử dụng
Số PX
Tổng xuất
Đơn giá BQ
Tk 621PX
TK 621 TC1
SL
Thành tiền
SL
Thành tiền
1
2
3
…
1
2
3
…
Gỗ tấm 680÷1915
Gỗ tấm 690÷1915
Tấm HDF
….
PX
PX
PX
….
54
54
54
….
24.875.000
11.835.000
39.776.000
….
251.260
263.000
88.000
….
99
45
452
….
24.875.000
11.835.000
39.776.000
….
….
CỘNG
156.123.000
99.783.000
Ngày…tháng…năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Sau khi số liệu từ các phiếu xuất được tập hợp vào các tờ rời Bảng kê ghi Có thì đến cuối tháng số liệu từ các tờ rời của “Bảng kê ghi Có TK 152 ghi Nợ các TK liên quan” được kế toán tiến hành tổng hợp lại và lập “Bảng kê ghi Có TK 152 ghi Nợ các tài khoản liên quan” tổng hợp từ các tờ mang sang. Trên Bảng kê này chi phí về nguyên vật liệu được phản ánh riêng cho phân xưởng, đội thi công, bộ phận quản lý, và được chia thành từng cột riêng biệt.
Biểu số 4: Bảng kê ghi Có TK 152 tổng hợp từ các tờ mang sang
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
BẢNG KÊ GHI CÓ TK 152 GHI NỢ CÁC TK LIÊN QUAN
Tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Diễn giải
Tổng cộng
621PX
621TC1
621TC2
627
642
1
Tờ 1 mang sang
156.123.000
99.783.000
56340.000
2
Tờ 2 mang sang
8900.000
8435.000
465.000
3
Tờ 3 mang sang
22.947.000
17307.000
3.000.000
2.640.000
4
Tờ 4 mang sang
199.631.000
139.530.000
17.926.000
19.610.000
15.073.000
7.492.000
5
Tờ 5 mang sang
13670.000
8.709.000
4.961.000
6
Tờ 6 mang sang
33651.000
33.651.000
Cộng
434.922.000
290.271.000
82.701.000
31.319.000
20.499.000
10.132.000
Ngày…tháng…năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên,)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi được tập hợp từ các tờ rời sang Bảng kê ghi Có TK 152 tổng hợp thì được phân loại thành chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Từ đây, kế toán lập chứng từ ghi sổ của chi phí nguyên vật liệu. Các chi phí này được phản ánh vào bên Nợ các TK chi phí và ghi vào bên Có tài khoản theo dõi nguyên vật liệu.
Sau đó từ các chứng từ ghi sổ về chi phí nguyên vật liệu, kế toán tập hợp số liệu để ghi vào sổ cái TK 621. Đến cuối tháng chi phí về nguyên vật liệu được kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh để xác định tổng chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành.
Biểu số 5: Chứng từ ghi sổ của chi phí nguyên vật liệu
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
Số 10
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
NVL xuất dùng T10/2008
152
434.922.000
1
Cho SX trực tiếp
621
404.291.000
2
Cho SX chung
627
20.499.000
3
Cho chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp
642
10.132.000
Cộng
434.922.000
434.922.000
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu số 6: Sổ cái TK 621
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
Số chứng từ
Ngày tháng ghi sổ
Diễn giải
Tài khoản ĐƯ
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
12
31/10/20087
Ng Vật liệu xuất dùng tháng 10/08 Cho SX trực tiếp
152
404.291.000
16
31/10/2008
K/C chi phí nguyên vật liệu
154
404.291.000
Tổng phát sinh
404.291.000
404.291.000
Số dư cuối kỳ
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Chi phí nguyên vật liệu đến cuối kỳ được kết chuyển hết sang TK 154 nên cuối kỳ không có số dư.
2.1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó quản lý lao động và tiền lương cũng là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức lao động vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động có tác dụng làm tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác.
Công việc tính lương, tính thưởng, các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường được thực hiện tại phòng kế toán và tính lương theo thời gian nên căn cứ để tính lương là các Bảng chấm công do quản đốc phân xưởng chuyển lên. Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Đơn vị để tính lương theo thời gian của công ty là lương ngày.
Bảng chấm công được quản đốc phân xưởng tiến hành đánh dấu sau mỗi ngày làm việc.
Hàng tháng, quản đốc phân xưởng tiến hành lập danh sách những lao động được thưởng hoặc vi phạm kỷ luật trong tháng. Phòng kế toán sẽ tính lương và lập Bảng thanh toán lương sau đó chuyển xuống cho quản đốc phân xưởng chi trả lương cho công nhân.
Trong công ty chỉ có công nhân trực tiếp sản xuất, hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm do đó công ty không có công nhân sản xuất theo mùa vụ, đồng thời quy trình sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá nên công ty không tính lương theo số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành. Lương của nhân viên phân xưởng được tính trên cơ sở đơn giá được duyệt và căn cứ vào bảng chấm công mà quản đốc phân xưởng gửi lên, kèm với kết quả sản xuất của phân xưởng và mức lương cơ bản của từng công nhân. Phòng kế toán sẽ tính lương cho các phân xưởng trên bảng thanh toán lương. Tiền lương công ty trả cho công nhân viên được chia làm 2 kỳ: kỳ I tạm ứng và thực lĩnh vào kỳ II. Tạm ứng kỳ I sẽ được thực hiện vào ngày 20 của tháng. Thực lĩnh kỳ II thì công nhân sẽ được nhân tiền lương còn lại (sau khi trừ đi các khoản khấu trừ lương) vào ngày 10 của tháng sau.
Công ty tính số ngày làm việc của công nhân theo đúng quy định, số ngày làm việc trong tháng được áp dụng để tính lương cho công nhân viên là 24 ngày. Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng là 450 000 đồng. Việc tính lương còn tùy theo cấp bậc, chức vụ và bậc lương.
Ta có:
Lương cơ bản = Hệ số x mức lương tối thiểu
Căn cứ vào thực tế mà kế toán tính ra lương thực tế trả cho công nhân theo công thức:
Lương tháng
=
Lương cơ bản
24 ngày
x
Ngày công tính lương
+
Lương phụ theo hệ số kinh doanh
+
Tiền
trách nhiệm
Trong đó: Ngày công tính lương = ngày công thực tế x hệ số
Lương phụ theo hệ số kinh doanh
=
Ngày công thực tế
x
Hệ số
ti
x
Hệ số lương
theo bình bầu
của đơn vị
x
Hệ số
phân phối
lương phụ
Trong đó
ti : Hệ số theo chức danh công việc
Hệ số lương theo bình bầu của đơn vị gồm: A = 1,0 . B = 0,9 , C = 0,75
Hệ số phân phối lương phụ thay đổi theo các tháng khác nhau.
Bên cạnh tiền lương chính thức mà công ty trả cho công nhân viên, còn có các khoản được hưởng theo chế độ lương khác như lương phép, lương thưởng…
Trong đó khoản lương phép là khoản lương áp dụng đối với các công nhân viên nghỉ phép. Công ty quy định các công nhân viên được nghỉ phép không quá 10 ngày/năm và xác định lương phép theo công thức:
Lương phép
=
Hệ số cấp bậc công việc * Lương tối thiểu
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định
*
Số ngày nghỉ phép
Hàng tháng sau khi tính ra số lương phải trả cho công nhân viên, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương, trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Các quỹ này được sử dụng cho công nhân viên trong công ty có tham gia đóng quỹ. Quỹ BHXH dùng để trợ cấp cho người lao động trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức… Quỹ BHYT trợ cấp trong các hoạt động khám chữa bệnh của công nhân viên. KPCĐ là nguồn tài trợ cho các hoạt động công đoàn ở các cấp.
Căn cứ và tổng số lương mà người lao động nhận được mà kế toán tính ra số phải trích hàng tháng. Công ty tiến hành trích theo đúng tỷ lệ Nhà Nước quy định: trích BHXH 20%, BHYT 3%, KPCĐ 2% trên tổng số lương. Trong đó 15% BHXH, 2% BHYT và 2% KPCĐ tính và chi phí sản xuất – kinh doanh của công ty. Còn lại 5% BHXH và 1% BHYT khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên.
Từ số liệu trong bảng thanh toán tiền lương cụ thể là tổng lương được lĩnh thì kế toán tiến hành lập bảng phân bổ lương và kinh phí công đoàn trích từ quỹ lương của công nhân. Lương cho công nhân được chia thành lương cho công nhân sản xuất chính, lương phụ trợ, lương cho nhân viên bán hàng và các lương gián tiếp. Ngoài ra, lương công nhân còn được cụ thể thành lương của công nhân phân xưởng và lương cho các đội thi công.
Bảng số 2: Phân bổ lương tháng 10/2008
Công ty CP Đ TXD&TM Phú Cường
Bảng phân bổ lương T10/2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Đối tượng phân bổ
Tiền lương
2% KPCĐ
TK đối ứng
11
Lương công nhân sx chính
138.703.200
2.653.000
622
22
Lương phụ trợ
24.499.000
417.000
622
33
Lương bán hàng
69.369.000
1.348.000
622
44
Lương gián tiếp
21.299.200
4.816.000
622
Tổng cộng
Trong đó
- Lương phân xưởng
- Đội thi công
135.663.000
3.040.200
2.600.000
53.000
Cộng lương sản xuất
138.703.200
2.653.000
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán lập CTGS phản ánh tiền lương:
Biểu số 7: CTGS tính lương T10/2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 11
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền lương phải trả CBCNV T10/2007
334
253.870.400
1
Cho chi phí sx trực tiếp
622
138.703.200
2
Cho chi phí sx chung
627
24.499.000
3
Cho chi phí bán hàng khu vực sx
6421
69.369.000
4
Cho quản lý doanh nghiệp
6422
21.299.200
253.870.400
253.870.400
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Với cách hạch toán trên thì tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên trong kỳ nào được tính hoàn toàn vào chi phí của kỳ đó. Do vậy, các khoản trích theo lương của công nhân viên cũng được đựa vào tổng lương được lĩnh của các công nhân viên.
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất được ghi nhận vào TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp và làm tăng chi phí sản xuất phần tính vào chi phí của doanh nghiệp, còn phần còn lại được ghi giảm lương phải trả cho công nhân viên. Còn đối với phần trích cho quản đốc phân xưởng và các nhân viên bộ phân quản lý thì được ghi nhận vào TK 627 – chi phí sản xuất chung.
Biểu số 8: Trích BHXH, BHYT
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
Trích BHXH, BHYT phân bổ vào gía thành
Tháng 10/2008
Đơn vị: VNĐ
SX trực tiếp (TK 622)
Sx chung (TK 627)
Bán hàng (TK 6421)
Quản lý DN (TK 6422)
Cộng
Phân xưởng
Đội thi công
Cộng
17%BHXH, BHYT
27.877.800
767.800
28.645.600
5.046.600
14.289.600
4.387.500
52.369.300
15% BHXH
24.598.030
677.470
25.275.500
4.452.900
12.608.400
3.871.300
46.208.100
2% BHYT
3.279.770
90.330
3.370.100
593.700
1.681.200
516.200
6.161.200
6%thu CBCNV
8.800.800
270.900
9.071.700
1.398.900
5.359.500
5.666.400
21.496.500
Số phải nộp
36.678.600
1.038.700
37.717.300
6.445.500
19.649.100
10.053.900
73.865.800
Công nhân nghỉ KL
4.926.800
4.926.800
4.926.800
Thu của NV d.vụ
Số còn phải trích phải thu
31.751.800
1.038.700
32.790.500
5.046.600
14.289.600
4.387.500
56.514.200
Đã thu qua lương
8.799.600
8.799.600
1.364.700
2.681.500
1.436.300
14.282.100
Còn phải trích
22.952.200
1.038.700
23.990.900
3.681.900
11.608.100
2.951.200
42.232.100
Người lập biểu
Sau khi lập bảng trích BHXH, BHYT và tính ra tổng số tiền trích trong tháng, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ của các khoản trích này. Đối với mỗi loại BHXH, BHYT và KPCĐ kế toán tiến hành lập từng loại chứng từ ghi sổ riêng. Và từng khoản trích này cũng được chia thành từng mục cụ thể cho chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất chung, cho tiêu thụ sản phẩm và cho chi phí quản lý.
Biểu số 9: CTGS trích BHXH T10/2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 12
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
stt
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích 15%BHXH vào giá thành T10/2007
3383
46.208.100
1
Cho chi phí sx trực tiếp
622
25.275.500
2
Cho chi phí sx chung
627
4.452.900
3
Cho tiêu thụ sản phẩm
6421
12.608.400
4
Cho chi phí quản lý
6422
3.871.300
Cộng
46.208.100
46.208.100
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu số 10: CTGS trích BHYT T10/2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Sồ 13
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
stt
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích 2%BHYT vào giá thành T10/2007
3384
6.161.200
1
Cho chi phí sx trực tiếp
622
3.370.100
2
Cho chi phí sx chung
627
593.700
3
Cho tiêu thụ sản phẩm
6421
1.681.200
4
Cho chi phí quản lý
6422
516.200
Cộng
6.161.200
6.161.200
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu số 11: Chứng từ ghi sổ trích KPCĐ T10/2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 14
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích 2% KPCĐ T10/2007
3382
4.816.000
1
Cho chi phí sx trực tiếp
622
2.653.000
2
Cho chi phí sản xuất chung
627
417.000
3
Cho chi phí bán hàng
6421
1.348.000
4
Cho chi phí quản lý
6422
398.000
Cộng
4.816.000
4.816.000
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Đến cuối tháng theo các số liệu trên chứng từ ghi sổ tính lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ được kế toán trưởng kiểm tra và phê duyệt. Sau đó sẽ tập hợp số liệu và chuyển vào sổ cái TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp.
Đến cuối kỳ, các chi phí này được kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh để tập hợp chi phí và làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm sản xuất. Do đó, đến cuối kỳ TK 622 không có số dư.
Biểu số 12: Sổ cái TK 622
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
Số chứng tử
Ngày tháng ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
07
31/10/2008
Trích 15% BHXH vào giá thành tháng 10/08
3383
25.275.500
02
31/10/2008
Trích 2%BHYT vào giá thành tháng 10/08
3384
3.370.100
03
31/10/2008
Trích 2% KPCĐ theo lương tháng 10/08
3382
2.653.000
04
31/10/2008
Tiền lương phải trả tháng 10/08
3341
138.703.200
17
31/10/2008
K/C chi phí nhân công
154
170.001.800
Tổng phát sinh
170.001.800
170.001.800
Số dư cuối kỳ
Ngày…tháng…năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì trong chi phí sản xuất còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng như quản đốc, thủ kho, bảo vệ phân xưởng… và các khoản đóng góp vào các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh. Ngoài ra do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với bụi gỗ, sơn phủ sản phẩm và tiếng ồn do vận hành máy móc nên công nhân phân xưởng còn có thêm khoản trợ cấp độc hại. Khoản chi phí nhân viên phân xưởng cũng được hạch toán như đối với chi phí nhân công trực tiếp. Nghĩa là kế toán cũng căn cứ vào Bảng chấm công để làm cơ sở tính lương, tiếp theo là lập Bảng thanh toán lương và Bảng tính BHXH, BHYT.
Dựa vào các chứng từ có được, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết TK 627 – chi phí sản xuất chung, chi tiết cho chi phí nhân viên phân xưởng.
Kế toán cũng đồng thời tiến hành lập chứng từ ghi sổ, làm cơ sở để lập nên sổ cái TK 627 – chi phí sản xuất chung. Phần chi phí này trong phân xưởng đa phần là là phần chi phí phải trả cho trợ cấp độc hại cho công nhân phân xưởng.
Biểu số 13: CTGS độc hại T10/2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 15
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Phải trả tiền trợ cấp độc hại cho công nhân
627
6.241.200
3343
6.241.200
Cộng
6.241.200
6.241.200
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Chi phí vật liệu:
Bao gồm các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như xuất sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng như giấy bút, văn phòng phẩm…Phần chi phí này được hạch toán giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Kế toán cũng tiến hành phản ánh các khoản chi phí này vào chứng từ ghi sổ và làm cơ sở ghi sổ cái TK 627.
Nợ TK 627: 22.890.000
Có TK 152: 22.890.000
Chi phí dụng cụ sản xuất
Là những chi phí về dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, theo đặc thù sản xuất của công ty, dù đã sản xuất theo dây chuyền công nghệ, nhưng tại xưởng sản xuất vẫn cần có các dụng cụ thủ công như bào, đục, khoan, cưa, búa, đinh, thước dây, thước cuộn… Các dụng cụ này có loại xuất dùng một lần cho sản xuất, có loại sử dụng cho nhiều kỳ trong năm.
Các công cụ, dụng cụ này khi xuất dùng phải có các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ. Từ các phiếu xuất kho này, kế toán tiến hành tập hợp số liệu và lập “Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan”. Trên Bảng kê phản ánh đầy đủ về số lượng và tổng số tiền của dụng cụ xuất. Trong công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường, dụng cụ sản xuất không chỉ dùng trong phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Sau khi lập “Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan” kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng, chi tiết cho sản xuất chung, cho chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và chi cho quảng cáo. Các số liệu trong chứng từ ghi sổ sẽ được dùng để lập sổ cái TK 627.
Bảng số 4 : Bảng kê ghi Có TK 153 ghi Nợ các TK liên quan
Công ty CPĐTXD&TMPhú Cường
BẢNG KÊ GHI CÓ TK 153 GHI NỢ CÁC TK LIÊN QUAN
Tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
stt
DM
Tên NVL
Số PX
Tổng xuất
Đơn giá BQ
TK 627
TK 6421
TK 6422
SL
TT
SL
TT
SL
TT
1
1
Cưa máy
355
944.000
04
944.000
2
4
Biển quảng cáo sản phẩm
348
727.350
10
727.350
…
…
…..
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
14.122.460
4.541.600
2927350
6653510
Ngày…tháng…năm 2008
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 14: Chứng từ ghi sổ dụng cụ xuất dùng
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
CCDC xuất dùng trong tháng
153
14.122.460
1
Cho sản xuất chung
627
4.541.600
2
Cho chi phí bán hàng
627
2.927.350
3
Xuất cho quản lý DN
627
6.653.510
4
Xuất cho quảng cáo
627
727.350
727.350
Cộng
14.122.460
14.122.460
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất là khá lớn. TSCĐ của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phú Cường gồm có: nhà văn phòng, nhà kho, nhà xưởng, các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất…Trong số đó bao gồm cả những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đang sử dụng và các tài sản đang phục vụ sản xuất. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên máy móc thiết bị của công ty luôn hoạt động với công suất cao. Nên việc theo dõi chi tiết về nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của TSCĐ là khá quan trọng, hơn nữa, chi phí khấu hao TSCĐ lại được sử dụng để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất.
Công ty chỉ tiến hành trích khấu hao và cho vào chi phí sản xuất chung phần chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng. Đối với chi phí khấu hao các TSCĐ của bộ phận khác sẽ không được tính vào chi phí sản xuất, điều này tránh cho giá thành sản phẩm chịu chi phí khấu hao quá cao.
Vào đầu mỗi niên độ, kế toán tiến hành tính mức khấu hao cả năm cho những tài sản TSCĐ được sử dụng tại công ty theo phương pháp đường thẳng.Mỗi loại TSCĐ khác nhau có mức trích lập khác nhau. Đối với nhà kho cấp 4 mức trích lập là 5,5%; với nhà 2 tầng mức trích lập là 5%, với máy móc, thiết bị mức trích lập là 8%.... Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng giúp công ty có thể tính toán hao mòn tài sản một cách chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót bởi chi phí khấu hao TSCĐ cũng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất chung và có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm.
Để hạch toán khấu hao TSCĐ kế toán sử dụng TK 214 – khấu hao TSCĐ.
Công thức tính mức khấu hao bình quân năm:
Mức khấu hao bình quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Còn mức khấu hao phải trích trong tháng được xác định theo công thức:
Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu
phải trích = đã trích + tăng thêm - hao giảm
tháng này tháng trước tháng này tháng này
Sau khi tính ra mức khấu hao, kế toán lập Bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ năm 2008.
Biểu số 15: Tổng hợp kế hoạch trích khấu hao TSCĐ năm 2008
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
KẾ HOẠCH TRÍCH KHẤU HAO NĂM 2008
Đơn vị: VNĐ
STT
Tên TSCĐ
TSCĐ 01/01/2008
Kế hoạch trích khấu hao CB năm 2008
Tính cho sản phẩm dịch vụ
Ghi chú
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Phân xưởng
Quản lý
I
Nhà cửa-vật kiến trúc
7.596.564.645
4.297.536.585
417.810.100
417.810.100
II
Máy móc, thiết bị
30.350.651.457
22.327.605.915
1.252.324.900
1.252.324.900
III
Thiết bị văn phòng
133.398.030
37.142.020
9.260.400
9.260.400
IV
Phương tiện vận tải
883.569.380
217.711.990
64.442.600
64.442.600
Tổng cộng
39.030.183.512
26.886.670.910
1.764.260.400
1.755.000.000
9.260.400
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Biểu số 16 : Chứng từ ghi sổ trích khấu hao TSCĐ
Công ty CPĐTXD&TM Phú Cường
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 18
Ngày 31 tháng 10 năm 2008
Đơn vị: VNĐ
TT
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Trích khấu hao TSCĐ vào giá thành tháng 10/2008
627
2141
146.000.000
146.000.000
Cộng
146.000.000
146.000.000
Ngày….tháng….năm 2008
Người lập
( Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Các TSCĐ của công ty thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất do đó không tránh khỏi những hỏng hóc lớn, kế toán căn cứ vào các hóa đơn sửa chữa kế toán tiến hành phản ánh chi phí sửa chữa, sau đó lập ra chứng từ ghi sổ sửa chữa lớn TSCĐ.
Biểu số 17: chứng từ ghi sổ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2447.doc