Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ

MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng đối với tất cả các Doanh nghiệp sản xuất. Để tối đa hoá lợi nhuận thì các Doanh nghiệp phải biết tiết kiệm chi phí, hạ giá thành của sản phẩm. Việc doanh nghiệp của mình sản xuất tạo ra sản phẩm đều đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của Doanh nghiệp. Thông qua chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm ta sẽ đánh giá được lực sản xuất và hiệu quả sản xuất của Doanh nghiệp.

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ đắc lực cung cấp thông tin tài chính về quản lý chi phí và giá thành trong doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể hoàn thiện công tác quản lý kinh tế tài chính của mình thông qua việc quản lý các định mức chi phí sản xuất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế. Bên cạnh đó kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn đóng vai trò quan trọng đối với các thành phần kế toán khác. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp thông tin để kế toán thành phần và tiêu thụ thành phẩm sác định giá vốn hàng bán, từ đó cơ sở để xác định và giá thành sản phẩm cũng phản ánh tình hình thực hiện chính sách chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ phòng tài vụ và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Công trường Đại học kinh tế Quốc dân. Em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ”. Trong chuyên đề này ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn bao gồm những phần sau: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. Phần 3: Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ 1.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với sự đổi mới của đất nước. Để có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường giữ vững được vị thế cây chè của vùng trung du đồi núi Phú Thọ. Gần một tháng chuẩn bị với sự hồ hởi phấn khởi của công nhân và cán bộ trong công ty vào ngày 26/4/1993 theo quyết định 583/QĐ- UB của UBND Tỉnh Phú Thọ đã quyết định thành lập Công ty Chè Phú Thọ trên cơ sở sát nhập 5 đơn vị thành viên hoạch toán kinh tế độc lập đó là: Nông trường quốc doanh Yên Sơn Nông trường quốc doanh Ngọc Đồng Nông trường quốc doanh Hưng Long Nông trường quốc doanh Vạn Thắng Nhà máy chế biến chè Cẩm Khê. Địa bàn hoạt động của công ty trải dài trên ba huyện miền núi: Thanh Sơn, Yên Lập và Sông Thao (nay là huyện Cẩm Khê). Tổng diện tích chè quản lý là 630ha, bố trí tại 4 nông trường sản xuất nguyên liệu. Toàn công ty thực hiện hoạch toán thống nhất, các xí nghiệp trực thuộc hoạch toán báo sổ, thực hiện nghĩa vụ theo chức năng được phân công. Nhiệm vụ chính của công ty là: Trồng chè, chế biến chè, kinh doanh xuất nhập khẩu chè và các vật tư thiết bị ngành chè. Ngoài sản xuất, chế biến chè tại các xí nghiệp trực thuộc, Công ty còn có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu chè tươi trong dân, làm các dịch vụ khuyến nông; tổ chức thực hiện việc gọi vốn và đầu tư trồng mới chè theo quy hoạch của tỉnh; là đầu mối quản lý sản xuất kinh doanh, xuất khẩu chè trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. Cùng với sự đi lên của ngành chè Việt Nam mặc dù công ty gặp rất nhiều khó khăn thử thách xong công ty đã không ngừng đổi mới đi lên đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm... nhờ đó đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tỉnh giao: đã gọi vốn đầu tư trồng mới được gần 1000 ha chè, duy trì và ổn định sản xuất tại các xí nghiệp trực thuộc. Đời sống của người làm chè được ổn định và bước đầu đã được cải thiện cụ thể là: Năm 2000 đã xây dựng và lắp đặt xưởng sơ chế chè tại xí nghiệp dịch vụ Yên Sơn nhằm giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, nâng cao chất lượng chè chế biến, đồng thời góp phần quan trọng vào việc kích thích sản xuất nguyên liệu của xí nghiệp và của nhân dân trong vùng. Năm 2001, đồng thời với việc tinh giảm biên chế bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã xây dựng xưởng chè hoàn thành sản phẩm và sản xuất chè tinh chế. Trên cơ sở đó tạo ra được sản phẩm đồng nhất, đa dạng hoá sản phẩm và giải quyết việc làm cho người lao động của công ty và của thành phố Việt Trì. Về sản xuất, công ty thực hiện sản xuất nhiều mặt hàng theo yêu cầu thị trường, đặc biệt chú trọng chè nội tiêu chất lượng cao; đồng thời tăng cường công tác thu mua trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy Công ty chè Phú Thọ từ một cơ sở nghèo nàn lạc hậu nay đã trở thành một Công ty có cơ sở hạ tầng khang trang bề thế, máy móc thiết bị tốt, đội ngũ cán bộ công nhân viên lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, thu hút được nhiều khách hàng trên các địa bàn trong nước và ngoài nước. Đặc biệt cùng với sự hội nhập của WTO đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước cần phải giữ vững thị trường và nâng cao vị thế của mình trên thị trường thế giới, tiếp cận thị trường một cách nhanh nhậy hơn, không để tình trạng làm ăn thua lỗ xảy ra dưới sự trợ giúp của Tỉnh công ty đã chọn hình thức giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp quản lý theo Nghị định số: 80/2005/NQ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ và chuyển thành Công ty Cổ phần. Tên Công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ Tên giao dịch tiếng anh: PHU THO TEA JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PHU THO TEA JS.C Trụ sở chính: Đường Nguyễn Tất Thành- TP Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ Vốn điều lệ: 1.124.690.000đ + Vốn góp của người lao động: 1.124.690.000đ Tuy Công ty chỉ mới bước sang giai đoạn cổ phần nhưng đã đạt được những thành tích đáng kể như: sản phẩm của Công ty được khách hàng đánh giá cao là một trong 10 Doanh nghiệp và Thương nhân được Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài bình chọn trao giải thưởng mặt hàng độc đáo năm 2006(tại thị trường Pakistan). Không chỉ vậy toàn thể công nhân và cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra phấn đấu trở thành Công ty đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế đưa cây chè Phú Thọ phát triển đi lên sánh vai cùng các loại chè khác trong nước cũng như nước ngoài. 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ có hai cấp quản lý đó là cấp Công ty và cấp xí nghiệp Hội đồng quản trị: gồm có 3 người do đại hội cổ đông bầu trong đó: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành, các thành viên kiêm nhiệm Ban kiểm soát: gồm có 3 người do đại hội đồng cổ đông bầu và làm việc kiêm nhiệm Cơ cấu tổ chức công ty Ban Giám đốc - Tổng giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất kinh doanh, quản lý mọi hoạt động của công ty - Phó tổng giám đốc: do tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc công ty. Phó tổng giám đốc là người điều hành giúp việc 1 hoặc 1 số các lĩnh vực của công ty theo sự phân công và uỷ quyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ Tổng giám đốc phân công uỷ quyền Các phòng ban chức năng khác Phòng tổ chức hành chính Chức năng:là đơn vị tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành các công việc sau: Xây dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh; thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBCN; Công tác lao động tiền lương,nhân sự, tuyển dụng, đào tạo; Thực hiện mọi hoạt động về pháp chế, văn thư, lưu trữ, hành chính quản trị, y tế xây dựng cơ bản Nhiệm vụ: Quản lý lao động tiền lương, BHXH, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, tổ chức công tác đào tạo trực tiếp quản lý bộ phận hành chính, bảo vệ, văn thư. Phòng tài vụ: Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo từng chính sách của nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển của công ty. Quản lý toàn bộ tài sản của công ty, thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, tổng hợp các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó thống kê lập báo cáo phục vụ cho công tác quản lý của Công ty, giúp giám đốc quản lý tài chính có hiệu quả. thực hiện hạch toán và thống kê theo quy định của nhà nước Phòng kinh tế tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo mẫu các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đồng thời kiểm tra đánh giá chất lượng sản xuất khi đưa vào nhập kho thành phẩm. Ngoài ra giúp giám đốc về kế hoạch giao khoán cho các xí nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi giám sát kỹ thuật.Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế mà giám đốc đã ký, tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm, công tác MKT, cung ứng quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của công ty, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu dùng Các xí nghiệp thành viên (6 đơn vị thành viên) - Các nông trường (xí nghiệp) sản xuất chè búp tươi gồm XNDV chè Yên Sơn, XNDV chè Ngọc Đồng, XNDV chè Hưng Long, XNDV chè Vạn Thắng các xí nghiệp này có nhiệm vụ sản xuất chè búp tươi giao cho nhà máy chè Cẩm Khê để sản xuất, riêng xí nghiệp chè Yên Sơn vừa sản xuất chè búp tươi vừa chế biến bán sản phẩm bằng dây truyền thiết bị OTD mới được lắp đặt năm 2004 - Nhà máy chè Cẩm Khê nhận chè tươi của các xí nghiệp dịch vụ giao và thu mua bên ngoài để chế biến và giao cho công ty -Trạm chế biến chè Việt Trì: nhận chè bán thành phẩm của xí nghiệp Yên Sơn giao và thu mua bán thành phẩm ở bên ngoài để chế biến thành chè xuất khẩu. Ngoài ra còn chế biến chè túi lọc phục vụ cho nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng Kinh tế tổng hợp Ban KCS Phó tổng giám đốc Xí nghiệp dịch vụ chè Yên Sơn Nhà máy chế biến chè Cẩm Khê Xưởng sản xuất Đội sản xuất Xí nghiệp Hưng Long Xí nghiệp Ngọc Đồng Xí nghiệp Vạn Thắng Đội sản xuất Đội sản xuất Đội sản xuất heKieChỉ đạo Liên hệ 1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Công ty Cổ phần chè Phú Thọ hoạt động chủ yếu dưới hình thức nhu cầu về chất lượng chè theo đơn đặt hàng của những khách hàng mua trong và ngoài nước nên quá trình sản xuất của Công ty mang tính đặc thù riêng là sự kết hợp giữa lao động thủ công (sản xuất, thu hái nguyên liệu chè búp tươi) với sản xuất bằng máy trên dây truyền công nghệ (chế biến). Quy trình sản xuất hàng loạt, sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại. Sản phẩm tạo ra đi qua các công đoạn chính là: Trồng, chăm sóc, thu hái chế biến. Việc tổ chức sản xuất của Công ty là nhằm bảo đảm cho quy trình sản xuất không bị gián đoạn, thời gian sử dụng lao động, máy móc thiết bị sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi phải đúng chủng loại, mẫu mã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Đặc biệt các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi phải đúng chủng loại, mẫu mã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nên sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến phức tạp theo quy định từ chè tươi, héo chè, vò chè … sản phẩm hoàn thành kiểm tra chất lượng từ việc tạo mầu, mùi vị, độ đậm nhạt … nếu không có sai sót mới tiến hành đóng gói, đóng hộp rồi nhập kho nhập kho theo tiêu chuẩn của khách hàng. Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ chế biến chè đen Chè tươi Vò chè Sàng tơi Héo chè Sàng phân loại Đóng bao Nhập kho Ủ lên men Sấy chè 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ: 1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Xuất phát từ đặc điểm mô hình tổ chức sản xuất, điều kiện và trình độ quản lý công ty. Lao động kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán, các công việc kế toán của công ty: Phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, cập nhật chứng từ vào máy, thông tin kinh tế được thực hiện tại phòng tài vụ của công ty. Ở các xí nghiệp phụ thuộc không có bộ máy kế toán riêng chỉ có nhân viên kế toán thực hiện việc ghi chép ban đầu, thu thập tổng hợp kiểm tra sử lý chứng từ ban đầu định kỳ quyết toán với công ty, rồi bàn giao chứng từ sổ sách về phòng tài vụ của công ty theo quy định. Tổ chức công tác kế toán hợp lý khoa học phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhằm phát huy vai trò của kế toán. Do đặc trưng của công ty lớn (Bao gồm cả sản xuất Công nghiệp và nông nghiệp) các nghiệp vụ kế toán phát sinh nhiều. Để đảm bảo chính xác những thông tin kế toán đòi hỏi mỗi nhân viên phòng kế toán phải có chức năng và phần việc cụ thể. Phòng tài vụ của công ty nắm vững toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thu, chi của công ty. Để giao dịch với các cơ quan chức năng khác: Cơ quan thuế, ngân hàng theo dõi kịp thời vốn, tình hình sử dụng vốn, thoe dõi tình hình sản xuất kinh doanh để có số liệu kịp thời chính xác. Kế toán trưởng : Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện thống nhất công tác kế toán tại công ty và nhà máy trực thuộc. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn công tác kế toán, thống kê và thông tin kinh tế ở doanh nghiệp do đó cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Kế toán trưởng phải lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty gửi lên Ban giám đốc xem xét. Cuối quý phải lập báo cáo để cơ quan nhà nước kiểm tra. Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, báo nợ, báo có của ngân hàng, lên sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giao dịch với ngân hàng … ghi sổ kế toán liên quan. Kế toán tổng hợp công nợ, thuế: Căn cứ vào hoá đơn chứng từ phải thu, phải trả, kế toán theo dõi công nợ cho từng khách hàng, lên các báo cáo bán hàng, mua hàng, sổ chi tiết công nợ … bảng kê thuế đầu ra, đầu vào được lập lên đồng thời khi kế toán căn cứ vào hoá đơn cập nhật chứng từ vào máy. Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá: Có nhiệm vụ hạch toán, giám sát tình hình biến động của TSCĐ, vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hoá ghi vào các bảng kê TSCĐ, bảng kê NVL, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ, đồng thời tham gia kiểm kê vật tư, kiểm tra chế độ bảo quản nhập xuất vật tư. Kế toán tổng hợp tại các đơn vị trực thuộc: Do mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gồm 2 nhà máy chế biến ( Bao gồm các xí nghiệp nguyên liệu trực thuộc nhà máy ) hạch toán báo sổ phụ thuộc, mỗi nhà máy có quy trình công nghệ sản xuất chè khác nhau, tập chung chủ yếu sản xuất 2 loại chè CTC và OTD vì vậy để kiểm soát nắm bắt các khoản chi phí và trên cơ sở đó tập hợp chi phí, tính giá thành mặt hàng phân xưởng sản xuất. định kỳ hàng quý, năm. Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Chè Phú Thọ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ thông tin Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá Kế toán tổng hợp công nợ Kế toán tổng hợp NM CB chè Yên sơn Kế toán tổng hợp nhà mày CB chè Cẩm Khê 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán: Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức sổ kế toán để ghi chép các 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó là: Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, hình thức Nhật ký sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm Kế toán SAS 3.0 và theo dõi sổ sách trên phần mềm kế toán theo hình thức nhật ký chung. Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmSổ kế toán vật tư, tiền lương TSCĐ, Vốn bằng tiền, phải thu , phải trả. Sổ kế toán Tổng hợp TK 621, TK 622, TK 627 Sổ kế toán tổng hợp TK 154, TK 631 + Báo cáo sản xuất. + Báo cáo chi phí sản xuất giá thành Chứng từ tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh Sổ chi tiết chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất + Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. + Tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Tài liệu hạch toán về khối lượng sản phẩm sản xuất Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi định kỳ, cuối kỳ PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ PHÚ THỌ 2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Chè Phú Thọ: 2.1.1 Đối tượng và phương pháp kế toán: Do đặc thù tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ, địa bàn nằm rải rác trên 3 Huyện miền núi Huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê có mục tiêu kinh doanh khác nhau ( Cụ thể: Các xí nghiệp nguyên liệu là sản phẩm chè búp tươi, sau đó chuyển về nhà máy sản xuất ra chè khô theo quy trình công nghệ từng phân xưởng tạo ra sản phẩm là chè đen CTC hoặc OTD). Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là theo từng phân xưởng sản xuất. 2.2.2 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Các chi phí nguyên vật liệu chính được dùng trực tiếp cho sản xuất là than, điện, dầu chạy máy, nước… Trong đó NVL chính trực tiếp sản xuất ra chè đen OTD chiếm tỷ trọng lớn nhất, đối với chè đen CTC và chè xanh cũng vậy, đó là chè búp tươi. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được dùng trực tiếp cho sản xuất chế biến sản phẩm Chè. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm tại Công ty chủ yếu là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp trên cơ sở trên các sổ mở cho từng đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu chính (Chè tươi) nửa thành phẩm mua ngoài có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tiêu chuẩn phân bổ có thể lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là: Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất. Để việc sử dụng NVL không bị lãng phí làm tăng giá thành của sản phẩm, công ty đã xây dựng khung định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm. Định mức tiêu hao NVL được xây dựng căn cứ vào mức tiêu hao thực tế bình quân cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Chứng từ kế toán: + Phiếu xuất kho + Hoá đơn mua hàng + Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Để theo dõi kịp thời nguyên vật liệu xuất dùng thực tế cho sản xuất với ghi chép, định kỳ kế toán tiến hành kiểm kê vật liệu tồn kho để đối chiếu và điều chỉnh cho phù hợp. Cuối tháng, Quý (năm) kế toán tính giá trị NVL xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán tập hợp chi phí NVLTT cho từng phân xưởng. Căn cứ vào lệnh cấp vật tư thủ kho tiến hành xuất NVL. Phiếu xuất kho được lập 3 liên: Một lưu tại cuống, một lưu tại đơn vị lĩnh và một liên gửi lên phòng kế toán. Biểu số 1: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 9 năm 2007 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Thọ Phân xưởng: SX chè OTD STT Tên vật liệu Mã số Đơn vị Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 Chè búp A3 Kg 2.000 2.300 2 Sọt B1 Chiếc 100 3.000 3 Bao bì C1 Chiếc 40 3.500 …. …. …. …. …. …. …. ….. Cộng Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Tại công ty để hạch toán chi phí NVL kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 152 – Nguyên vật liệu, TK 1361 - Phải thu đơn vị nội bộ. Riêng TK 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng thể hiện ở sổ chi tiết TK 621 (Phân xưởng chè OTD), TK 621 (Phân xưởng chè CTC) và TK 1361 cũng được mở chi tiết cho các nhà máy sản xuất – tương ứng với các phân xưởng sản xuất chè. Ở phòng kế toán Nhà máy, sau khi nhận được phiếu xuất kho kế toán kiểm tra và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ chi tiết nhập xuất vật tư phục vụ cho sản xuất từng phân xưởng. Căn cứ vào quyết toán quý (năm) giữa Công ty Nhà máy sản xuất, kế toán tổng hợp Công ty ghi sổ chi tiết TK621 cho từng phân xưởng (Phân xưởng chè OTD, phân xưởng chè CTC), đồng thời ghi có nguồn vốn phải thu đơn vị nội bộ - TK 1361. Do khoản chi phí này được ghi cho đúng đối tượng chịu chi phí nên khoản chi phí này không phải phân bổ. Biểu số 2: SỔ CHI TIẾT TK 621 (Quý 3/2007) Phân xưởng chè OTD Chứng từ Nội dung chứng từ TK ĐƯ Số phát sinh Nợ Có Ngày chứng từ Số 30/09/07 82 TT tiền chè Quý 4 cho các Xn nguyên liệu 1361 6.159.650.802 30/09/07 83 Chi phí vận chuyển nguyên liệu 1361 1.377.152.601 30/09/07 84 Chi phí thu mua, bảo quản hao hụt, chè búp tươi 1361 1.530.230.000 30/09/07 85 Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất chè đen (sọt, bao bì …) 1522 469.770.000 Cộng phát sinh 9.506.803.403 Xem trên các sổ chi tiết của TK 621 ta thấy tổng số chi phí phát sinh ở phần xưởng chè OTD là: 89.506.803.403 (đ). Các số liệu này sẽ được phản ánh trên bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ đối chiếu phát sinh và ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL trực tiếp từ sổ NKC được ghi vào Sổ cái TK621, theo các dòng cột tương ứng. Cuối tháng, Quý kế toán đối chiếu số liệu trên sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết để theo dõi việc ghi chép.(Biểu số 3) Biểu số 3: SỔ CÁI TK 621 (Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT: VNĐ Ngày chứng từ Số Nội dung chứng từ TK ĐƯ Số tiền Nợ Có 30/09/2007 82 TT tiền chè Quý 4 cho các Xn nguyên liệu 1361 6.159.650.802 30/09/2007 83 Chi phí vận chuyển nguyên liệu 1361 1.377.152.601 30/09/2007 84 Chi phí thu mua, bảo quản hao hụt, chè búp tươi 1361 1.530.230.000 30/09/2007 85 Chi phí nguyên vật liệu phụ sản xuất chè đen (sọt, bao bì …) 1522 469.770.000 30/09/2007 86 Kết chuyển CPNVL chè OTD – BK154 154 9.506.803.403 Cộng phát sinh 9.506.803.403 9.506.803.403 Trên sổ cái tk 621 tổng chi phí NVLTT của 2 phân xưởng đúng bằng tổng số chi phí NVL trên các sổ chi tiết. Số liệu trên sổ cái TK 621 là căn cứ để ghi vào sổ cái TK 154 phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. 2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công t rực tiếp là những khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra chè khô xuất khẩu bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH,KPCĐ). Tại mỗi phân xưởng của công ty, công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo lương khoán sản phẩm. Ở mỗi phân xưởng, tiền lương của công nhân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá của mỗi loại sản phẩm. Việc áp dụng phương thức trả lương này phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà công nhân đã bỏ ra do đó có tác dụng khuyến khích người lao động, thúc đẩy sản xuất tăng năng suất.Thành phần đơn giá tiền lương bao gồm: Lương cấp bậc, các khoản phụ cấp mang tính chất như lương: Tiền khu vực, độc hại, ca ba, lương trách nhiệm. (Biểu số 4) Căn cứ vào phiếu báo điều chỉnh hoàn thành và đơn giá lương theo sản phẩm, kế toán xã định tổng tiền lương theo sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương sản phẩm X Số lượng sản phẩm hoàn thành = Tổng tiền lương theo sản phẩm Sau khi tính được tổng số tiền lương theo sản phẩm, kế toán tính tiền lương cho nhân công trực tiếp sản xuất theo mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người. Trong quý 3/2007 theo số thống kê của phân xưởng số sản phẩm chè OTD sản xuất ra là: PX chè OT số lượng: 681.806 (Kg). Đơn giá lương: 518,20 đ Tổng lương theo sản phẩm của CNTT là: 353.304.200, Số công nhân là: 420 người Biểu số 4: Trích BẢNG TÍNH LƯƠNG SẢN PHẨM Tháng 9/2007 Họ và tên Bậc thợ Thời gian làm việc Hệ số lương Lương từng người Nguyễn Văn Hạnh 3/7 22 1,6 846.000 Trần Thị Thảo 4/7 20 1,8 1.025.000 Lê Quang Chiến 4/7 21 1.8 986.000 Bùi Thi Tuyết 3/7 20 1,6 782.000 ………….. … ……… ………… …………. Cộng 153.304.200 Phươg pháp hạch toán: Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 334 - Phải trả công nhân viên, TK 338 - Phải trả phải nộp khác, riêng Tk 622 được chi tiết cho từng phân xưởng, TK 1361 - Phải thu nội bộ được lập chi tiết cho từng phân xưởng (từng đơn vị trực thuộc) Tại Công ty chi phí nhân công trực tiếp được tính cho từng đối tượng sử dụng, chi phí nhân công phát sinh trong phân xưởng nào thì được tập hợp trực tiếp cho phân xưởng đó. Do không liên quan đến nhiều đối tượng nên khoản chi phí này không phân bổ. Hàng tháng, căn cứ vào số lượng sản phẩm phân xưởng sản xuất ra kế toán tổng hợp tại phân xưởng lập “Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, Công ty ứng tiền cho các đơn vi trực thuộc để thanh toán tiền lương cho công nhân qua TK 1361, qua quyết toán kế toán tổng hợp với các đơn vị công ty phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 622. Biểu số 5: SỔ CHI TIẾT TK 1361 (Quý 3/2007) NM CB Chè Cẩm Khê – SX OTD Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/09/07 324 Ứng tiền trả cho CNTT 1111 360.304.200 01/09/07 325 Ứng tiền phụ cấp ca 3, độc hại SX tháng 12/06 1111 22.995.630 01/09/07 123 TT lương CNTT SX 3341 353.304.200 01/09/0 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 622 12..021.000 ……… ….. ……….. …… ………… ………. Phương pháp lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH: Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động, tiền lương, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp số tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng lao động để ghi vào cột thuộc phần ghi có của TK 334 tương ứng với các dòng phù hợp. Biểu số 6: SỔ CHI TIẾT TK 622 (Quý 3/2007) Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Ngày số Nợ Có ……….. ……… ………. ………. …….. ………. 30/09/07 160 Lương phải trả công nhân 3341 353.304.200 30/09/07 161 Trích BHXH 3383 52.995.630 30/09/07 162 Trích BHYT 3384 7.066.084 30/09/07 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 1361 12.021.000 30/09/07 165 Thanh toán tiền bồi dưỡng ca 3 1361 11.100.000 ………… … ……….. …… ……….. …… Cộng phát sinh 527.661.832 Các khoản trích theo lương được tính như sau: - Kinh phí công đoàn: Căn cứ vào lương thực tế của từng đối tượng sử dụng lao động và tỷ lệ trích quy định là 2% để tính và ghi vào cột kinh phí công đoàn (TK 3382) thuộc phần ghi có của TK 338 ở các dòng phù hợp. Ví dụ: Trích kinh phí công đoàn Quý 3/2007 của công nhân trực tiếp sản xuất của PX chè OTD: 353.304.200 X 2% = 7.066.084 đ. Số liệu này được phản ánh vào cột kinh phí công đoàn TK 3382 thuộc phần ghi Có của TK 338 và dòng 1, đối tượng sử dụng lao động là phân xưởng chè OTD thuộc phân ghi nợ của TK 622. Tính tương tự như vậy cho tất cả các đối tượng sử dụng khác. Trích BHXH và BHYT: Căn cứ vào lương cơ bản của từng đối tượng sử dụng lao động và tỷ lệ trích là 15% đối với BHXH và 2% đối với BHYT tính vào chi phí sản xuất, số liệu tính toán được ghi vào cột BHXH (TK 3383), BHYT (TK3384) thuộc phần ghi Có của TK 338 ở các dòng phù hợp. + Bảo hiểm xã hội: 353.304.200 x 15% = 52.995.630 đ + Bảo hiểm Y tế: 353.304.200 x 2% = 7.066.084 đ Các số liệu này sẽ được ghi vào cột BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phần ghi Có của TK 338 và ghi Nợ của Tk 622. Theo quy định, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo lương phải trả của từng đối tượng sử dụng la động nào thì được tính trực tiếp cho đối tượng đó. Khoản chi phí NCTT từ sổ NKC sẽ được ghi vào sổ cái Tk 622. Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên sổ cái với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết và số liệu này là căn cứ ghi vào sổ cái Tk 154 Biểu số 7: Trích sổ cái TK 622 ( Quý 3/2007) Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có …… ……… ……….. ………….. ….. ……… 30/09/07 160 Lương phải trả công nhân 3341 353.304.200 30/09/07 161 Trích BHXH 3383 52.995.630 30/09/07 162 Trích BHYT 3384 7.066.084 30/09/07 163 Trích KPCĐ 3382 7.066.084 30/09/07 164 CN TT SX được thanh toán tiền phụ cấp độc hại 1631 12.021.000 30/09/07 165 Thanh toán tiền bồi dưỡng ca 3 1361 11.100.000 ……… ……… …………… ……….. ……….. ……. 30/09/07 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 527.661.832 Cộng phát sinh Nội dung sổ cái tài khoản 622: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp lương và các khoản trích theo lương của từng phân xưởng trên số cái TK 622. khoản chi phí NCTT tập hợp được là: Phân xưởng chè OTD: 527.661.832 (đ). Số liệu này sẽ được ghi vào sổ cái TK 154 – Chi phí SXKDD đê phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: Tại công ty, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí SXC thể hiện ở Sổ cái TK 627, để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, TK 627 được mở chi tiết cho từng phân xưởng (Phân xưởng chè OTD, phân xưởng chè CTC) Vì các khoản chi phí này ở các Công ty là rất phức tạp nên kế toán mở các TK cấp 2 và tập hợp chi phí, ghi sổ cụ thể như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh có nghĩa là chi phí NV phân xưởng phát sinh ở phân xưởng nào thì được tính vào phân xưởng đó. Để hạch toán chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 6271. (Biểu số 8) Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, lấy số liệu ở cột tiền lương ở phần ghi Có TK 334 và phần ghi Nợ TK 627 ( Chi phí NV PX) để phản ánh vào nhật ký chung rồi ghi vào sổ cái TK 6217, Sổ cái TK 627. Các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ được tính vào chi phí nhân công phân xưởng. Tại công ty lương thời gian được tính như sau: Lương thời gian = Lương cơ bản x bậc lương kỹ thuật 22 ngày X Số ngày là việc hưởng lương thời gian Biểu số 8: TRÍCH SỔ CÁI TK 6271 (Quý 3/2007) Tên tài khoản : Chi phí nhân công phân xưởng chè OTD Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Ngày Số Nợ Có …… ……… ……….. ………….. ….. ……… 30/09/07 Nhân viên quản lý – Chè OTD 334 26.231.162 30/09/07 K/C Chi phí – PX OTD 154 26.231.162 Cộng Trên sổ cái TK 6271 khoản chi phí nhân viên phân xưởng tập hợp được ở phân xưởng chè OTD là: 26.231.162 (đ) Chi phí nguyên vật liệu: Tại Công ty khoản chi về NVL bao gồm các khoản chi phí NVL xuất dùng phục vụ sản xuất cho PX chè._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6408.doc