Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường và chính sách kinh tế “mở” có sự tham gia điều tiết của nhà nước, các quy luật kinh tế thị trường ngày càng chi phối mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Các doanh nghiệp sản xuất với tư cách là một chủ độc lập, tự chịu trách nhiệm trước mọi quyết định kinh doanh của mình, sản xuất có hiệu quả và kinh doanh có lãi. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải thiết lậ
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cân Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p được cơ chế quản lý và hệ thống cung cấp thông tin có hiệu quả .
Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu của hoạt động sản xuất kinh doanh và thông tin cho nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp nên kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng yếu của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm sản xuất (công việc, dịch vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng tính đủ chi phí trong giá thành sản phẩm mà còn cung cấp thông tin cho hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nhất là trong điều kiện hiện nay, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm là một mục tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao thị phần của mình. Tuy nhiên thực tế hiện nay công tác tính giá thành ở một số doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót và tồn tại chậm được cải tiến, chưa hoàn thiện. Vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, chính điều đó đã làm xuất hiện tình trạng lãi giả lỗ thật ở một số doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống người lao động. Do đó lựa chọn cũng như áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của tổ chức, hoạt động kinh doanh và công nghệ sản xuất là một yêu cầu quan trọng trong doanh nghiệp .
Sau khi đã học tập, rèn luyện và làm quen với công tác chuyên môn tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với sự đồng ý của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng và nguyện vọng của bản thân em đã mạnh dan chọn đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
Báo cáo thực tập chuyên ngành bao gồm những nội dung sau:
- Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
- Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
- Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
Trong quá trình tìm hiểu và đi sâu vào thực tế để hoàn thiện báo cáo thực tập chuyên ngành, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ của các cán bộ Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong bài viết khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú, anh chị trong Phòng kế toán và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Phần 1: tổng quan về công ty cổ phần cân hải phòng
1.1. Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
Cách đây gần 50 năm, ngày 20 tháng 10 năm 1959 tại số nhà 85 phố Hạ Lý, Hải Phòng, Uỷ ban hành chính thành phố ra quyết định số 92 để hợp nhất hai xí nghiệp Công ty hợp danh cơ khí Long Hưng và cơ khí Hợp Thành lại với nhau lấy tên là Xí nghiệp cơ khí Long Thành thuộc Sở Công nghiệp Hải Phòng quản lý, là tiền thân của Nhà máy chế tạo Cân Hải Phòng trước kia và Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng ngày nay.
Năm 1964 do chiến tranh xí nghiệp sơ tán lên Kim Thành Hải Dương. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất cân, đùi đĩa, xích, líp xe đạp cung cấp cho nhà máy xe đạp thống nhất và các phụ kiện cho sản xuất xi măng, khai thác than còn sản xuất phục vụ quốc phòng như phuy xăng, quạt hút gió công binh, ....
Đây là thời kỳ gặp nhiều khó khăn nhất cả về mặt công nhân cũng như máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, đời sống của cán bộ công nhân viên vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhưng nhờ có sự cố gắng Xí nghiệp đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, được Chủ tịch nước thưởng huân chương lao động hạng 3, được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, vị thế của Xí nghiệp sớm được khẳng định.
Năm 1974 xí nghiệp chuyển về tiếp nhận xí nghiệp cơ khí An Hải, đổi tên thành nhà máy chế tạo cân Hải Phòng, trụ sở nhà máy đặt tại xã Nam Sơn - huyện An Hải - Hải Phòng. Nhà nước qui hoạch lại sản xuất các loại cân, cắt bỏ các loại mặt hàng khác, sản phẩm sản xuất ra phải nộp Bộ nội thương, Bộ vật tư và Bộ lương thực thực phẩm.
Từ năm 1987 đến năm 1990 những năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, nhà máy gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm tồn đọng nhiều, lao động dư thừa. Nhà máy nỗ lực tìm mọi biện pháp để duy trì ổn định sản xuất vẫn với mục tiêu chính là sản xuất các loại cân. Nhà máy đã phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, thay đổi mẫu mã đưa ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nhiều biện pháp khác nên đã dần dần từng bước khắc phục và vượt qua được khó khăn ổn định sản xuất.
Năm 1993 nhà máy được công nhận lại là DNNN theo Nghị định 388 CP của Chính phủ, được trọng tài kinh tế Hải Phòng cấp đăng ký kinh doanh số 10587, nhà máy hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân. Chức năng chủ yếu là sản xuất các loại cân và phụ tùng cân.
Từ năm 1993 trở lại đây sản xuất của nhà máy đã ổn định và có mức tăng trưởng khá, nhà máy liên tục được Sở Công nghiệp tặng cờ đơn vị sản xuất giỏi, sản phẩm của nhà máy đã được tặng huy chương vàng tại triển lãm công nghiệp toàn quốc. Năm 1996 nhà máy nhận được giải bạc giải thưởng quốc gia.
Về đội ngũ cán bộ công nhân viên những năm đầu thành lập lại chủ yếu là công nhân có kinh nghiệm và những người có trình độ tay nghề cao, trình độ kỹ sư không có, đội ngũ kỹ thuật chỉ có một số là có trình độ trung cấp. Dần dần nhà máy cũng có một số cán bộ có trình độ đại học đã cùng nhà máy tồn tại và phát triển.
Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty đã gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại có lúc tưởng chừng như phải giải thể nhưng với sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc Công ty đã từng bước vững vàng đi lên dưới sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo tài ba và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường.
Sản phẩm mà Công ty sản xuất ra được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý của Công ty được chỉ đạo thống nhất từ trên xuống theo hình thức trực tuyến. Từ Công ty đến các phân xưởng tổ, đội đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng để phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trong cơ cấu này, chức năng của các phòng ban đã được phát huy năng lực chuyên sâu của mình.
Giám đốc Công ty là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và các bộ phận khác, cũng như hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và các cổ đông, cụ thể như sau:
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cấp quản lý cao nhất, quyết định các hoạt động của Công ty. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, được họp 3 lần trong 1 năm, lần 1 họp vào đầu năm nhằm vạch ra kế hoạch hoạt động sản xuất trong năm, lần 2 thường được tổ chức vào giữa năm để kiểm tra tiến độ thực hiện, điều chỉnh kế hoạch nếu cần, còn lần 3 được tổ chức vào cuối năm nhằm đánh giá kết quả quá trình hoạt động trong năm.
- Ban Giám đốc đứng đầu là Tổng Giám đốc - Người có quyền lực và trách nhiệm cao nhất trong quá trình điều hành Công ty. Giám đốc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trước cấp trên và pháp luật. Dưới quyền Tổng Giám đốc là 2 Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và phụ trách hành chính cùng với các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và uỷ quyền.
- Phòng Tổ chức hành chính - Bảo vệ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương đảm bảo thực hiện các chế độ về BHXH, BHYT, phân công theo dõi công tác bảo vệ tài sản của Công ty.
- Phòng Kế toán - Tài vụ: Có nhiệm vụ giám sát về tài chính, kiểm tra phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch đề ra. Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giúp Giám đốc đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn. Mặt khác còn theo dõi việc sử dụng vật tư tài sản, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng thất thoát lãng phí.
- Phòng Kế hoạch vật tư tiêu thụ: Tổ chức việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giá thành, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tính toán hiệu quả các biện pháp áp dụng tiến bộ KHKT. Đồng thời đề xuất phát hiện vấn đề chưa hợp lý gây lãng phí, phối hợp với các phòng ban có liên quan thực hiện công tác hạch toán kinh doanh và phân tích hoạt động kinh tế. Lập các báo cáo kế hoạch thường xuyên định kỳ theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật chất lượng: Làm nhiệm vụ giúp Giám đốc theo dõi các quá trình quy định trong công nghệ sản xuất, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm. Thiết kế chế tạo sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng thường xuyên theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị, an toàn lao động trong sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa định kỳ thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc thiết bị nhằm phục vụ quá trình sản xuất lưu thông không bị gián đoạn. Phân công theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tổ sản xuất, đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm.
Bộ máy quản lý được mô tả qua sơ đồ 1.1 - Tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Phòng Kỹ thuật
Chất lượng
Phòng Kế hoạch
vật tư tiêu thụ
Phòng Kế toán
- Tài vụ
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Tổ dụng cụ cơ điện
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng rèn đúc
Phòng tổ chức
HC - Bảo vệ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm Công ty gồm nhiều loại cân khác nhau: các loại cân treo, cân bàn, cân lớn sản xuất theo hợp đồng kinh tế, mỗi sản phẩm lại gồm nhiều chi tiết, bộ phận lắp ráp lại. Các chi tiết bộ phận đều phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến mà đặc điểm sản phẩm của Công ty lại đòi hỏi chính xác, chất lượng cao bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, thông số đo lường. Do đó quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm rất chi tiết và cụ thể cho từng bộ phận của sản phẩm.
Vừa chế biến kiểu song song có nghĩa là trên dây chuyền sản xuất làm nhiều chi tiết bán thành phẩm của các loại cân nhưng lại liên tục được khép kín lắp ráp hoàn chỉnh ở phân xưởng cuối, xét về khía cạnh này lại mang tính liên tục.
* Đối với loại cân bàn thì quy trình công nghệ sản xuất rất đơn giản, không phải qua nhiều công đoạn phức tạp. Ta có thể khái quát sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất loại cân bàn như sau:
Nguyên vật liệu: Thép
tấm, thép tròn, đồng
P.X rèn: đột, hàn
P.X lắp ráp
Kho thành
phẩm
KCS
Cung cấp BTB
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất loại cân bàn tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
Kho thành
phẩm
* Đối với loại cân treo thì quy trình công nghệ sản xuất phức tạp hơn, phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Ta có thể khái quát sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất loại cân treo như sau:
Kho thành
phẩm
C.cấp dụng cụ chày cối
C.cấp dụng cụ đồ nghề
Tổ dụng
Cụ, cơ điện
P.X đúc: Khuôn các loại
nấu rót đổ khuôn
Nguyên vật liệu: Thép
tấm, thép tròn, đồng
P.X rèn: Nhiệt luyện,
cán, rèn, đột, hàn
Cung cấp BTB
P.X lắp ráp
KCS
Cung cấp BTP
Nguyên liệu: Gang, than đúc
Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất loại cân treo tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Yêu cầu của công tác Tài chính - kế toán là phải cung cấp thông tin một cách thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để đáp ứng nhu cầu đó, bộ máy kế toán cần phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Do đặc điểm các mặt hàng kinh doanh và địa bàn kinh doanh tương đối rộng, gồm một bộ phận hoạt động tại văn phòng Công ty và hệ thống các đơn vị trực thuộc hoạt động tại các địa bàn khác nhau nên Công ty áp dụng mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Các đơn vị trực thuộc lớn có bộ phận kế toán riêng có trách nhiệm tập hợp, thu thập chứng từ, ghi chép sổ sách, lập báo cáo để cuối kỳ nộp về phòng kế toán của Công ty. Còn ở các đơn vị phụ thuộc nhỏ không tổ chức kế toán riêng mà bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, kiểm tra hạch toán ban đầu và làm một số phần hành kê chi tiết theo sự phân công của kế toán trưởng Công ty, hàng ngày hay định kỳ chuyển chứng từ ban đầu, các bảng kê, báo cáo và tài liệu liên quan về phòng kế toán Công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
Phòng Kế toán - Tài vụ là trung tâm cung cấp những thông tin về sự vận động của tài sản, cung cấp chính xác cụ thể những con số thống kê hàng tháng, là căn cứ cho ban lãnh đạo của Công ty, căn cứ quyết định kịp thời đúng đắn để chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
*Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán gồm 5 người, chức năng nhiệm vụ của mỗi người như sau:
Kế toán trưởng: Là trưởng phòng chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán và chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác của Công ty. Đồng thời là kế toán tổng hợp, kế toán giá thành tập hợp tất cả các số liệu do các bộ phận kế toán khác gửi lên, xác định tập hợp chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng sử dụng tính giá thành từng loại sản phẩm. Theo dõi doanh thu bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc đề xuất lập kế hoạch cho các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Là người theo dõi chi tiết, tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời có những chức năng quan hệ thanh toán với Ngân hàng (vay hoặc gửi tiền).
Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi về tình hình biến động của tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Kế toán thanh toán: Là những người theo dõi việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên, công nợ với người bán lập các phiếu thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của TSCĐ tiến hành trích quỹ khấu hao hàng tháng.
Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt tại quỹ chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.
*Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế toán vật liệu, CCDC
Kế toán trưởng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 114 UTC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 do Bộ Tài chính ban hành, hình thức sổ kế toán áp dụng chứng từ ghi sổ hình thức này tỏ ra phù hợp với hoạt động sản xuất, quản lý, hạch toán của Công ty.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Để phự hợp với đặc điểm hoạt động và yờu cầu quản lý Cụng ty đó ỏp dụng hỡnh thức kế toỏn “Chứng từ - ghi sổ”. Theo hỡnh thức này hàng ngày kế toỏn căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc để lập Chứng từ ghi sổ, sau đú Chứng từ ghi sổ được vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đú được ghi vào Sổ Cỏi cỏc tài khoản. Cỏc chứng từ gốc sau khi được dựng làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dựng để ghi vào cỏc sổ, thẻ kế toỏn chi tiết. Cuối thỏng khoỏ sổ, tớnh ra tổng số tiền của cỏc nghiệp vụ kinh tế tài chớnh phỏt sinh trong thỏng trờn Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tớnh tổng số phỏt sinh Nợ và tổng số phỏt sinh Cú, số dư của từng tài khoản trờn Sổ Cỏi. Căn cứ vào số liệu ghi trờn Sổ Cỏi để lập Bảng cõn đối phỏt sinh. Sau khi đối chiếu khớp đỳng số liệu ghi trờn Sổ Cỏi và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ cỏc sổ kế toỏn chi tiết) được dựng để lập bỏo cỏo tài chớnh.
Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi sổ
TK 621
Chứng từ ghi sổ
Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,..
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư
Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Sổ cái TK 621
TK 622
Bảng chấm công
Bảng thanh toán khối lương sản phẩm hoàn thành
Bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 622
tk 627
Chứng từ gốc + Bảng kê thanh toán
Chứng từ ghi sổ
Số cái TK 627
Phần 2: thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cân hải phòng
2.1. Đối tượng, phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
Công tác tính giá thành có quan hệ chặt chẽ với công tác tập hợp chi phí sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác hợp lý sẽ là cơ sở cho việc tính giá thành hợp lý. Do vậy chúng ta cần phải tìm hiểu sơ bộ về công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất của Công ty trước khi đi vào nghiên cứu công tác tính giá thành sản phẩm của Công ty.
2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chính xác là phải xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của đơn vị. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đó là việc xác định đúng nội dung chi phí, phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng có quy trình công nghệ phức tạp, vừa chế biến kiểu song song trên dây chuyền làm rất nhièu chi tiết bán thành phẩm các loại cân, vừa chế biến kiểu liên tục tất cả các chi phí của giai đoạn trước đều dùng hết cho giai đoạn sau để tạo nên một dây chuyền sản xuất liên tục ở phân xưởng lắp ráp cuối cùng. Sản phẩm của Công ty sản xuất trong tháng là từng loại sản phẩm các loại cân: Cân treo 10 kg, cân treo 50 kg, cân treo 100 kg,..... Do vậy toàn bộ chi phí sản xuất chi ra trong tháng ở bất kỳ phân xưởng nào đều là để sản xuất các loại cân, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ của Công ty.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất bao gồm:
* Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp (còn gọi là chi phí cơ bản) gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp (bao gồm cả chi phí trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số lượng của công nhân trực tiếp sản xuất)
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp là đối với những chi phí cơ bản có quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
Đối với trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì được phân bổ (theo tiêu thức hợp lý) cho từng đối tượng liên quan, theo công thức:
+ Bước 1: Tính hệ số phân bổ (ký hiệu: H)
H
=
C
T
Trong đó: C là tổng chi phí trực tiếp cần phân bổ
T là tổng tiêu thức lựa chọn phân bổ
+ Bước 2: Tính giá trị phân bổ cho từng đối tượng
Ci = H x Ti
Trong đó: Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i
Tĩ là tiêu thức phân bổ của đối tượng i
Thông thường đối với đơn vị sản xuất cùng một loại sản phẩm, có quy trình sản xuất đơn giản, các loại chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí (ít phải phân bổ).
Đối với chi phí nhân công trực tiếp thường cũng được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.(Không tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên tổ đội, trạm trại, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp).
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất về nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, dịch vụ mua ngoài và những chi phí bằng tiền khác...ngoài 2 khoản chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp đã tập hợp riêng.
Những chi phí này khi phát sinh được hạch toán vào các khoản mục chi phí theo từng yếu tố chi phí cụ thể. Cuối kỳ tiến hành phân bổ cho đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức lựa chọn phù hợp (đối với bộ phận có sản xuất nhiều loại sản phẩm).
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Hệ số
phân bổ
=
Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
Tổng số đơn vị tiêu thức phân bổ cho các đối tượng phân bổ
Chi phí phân bổ
cho đối tượng
=
Hệ số phân bổ
x
Tiêu thức phân bổ
của đối tượng đó
Cuối tháng chi phí sản xuất chung được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất chung của bộ phận (đội, trại sản xuất) nào được kết chuyển vào giá thành sản phẩm của bộ phận đó.
+ Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty: Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được kết chuyển toàn bộ để tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có trình tự cụ thể như sau: Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép phản ánh vào các hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các bảng phân bổ, bảng thanh toán....Sau đó các chứng từ gốc này được ghi vào Chứng từ ghi sổ, đồng thời cũng được ghi vào Sổ chi tiết chi phí cho các tài khoản 621, TK 622, TK 627. Cuối tháng lấy số liệu trên Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái các tài khoản 621, TK 622, TK 627, TK 154. Cũng vào thời điểm cuối tháng này kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết chi phí cho các tài khoản để lập Bảng tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành.
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản sử dụng TK 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm, nguyên vật liệu chính bao gồm: gang, thép tấm, thép tròn các loại, thép ống, thép U, thép I, đồng..., vật liệu phụ bao gồm: que hàn, sơn, hoá chất, vòng bi, dây đai các loại..., nhiên liệu bao gồm: xăng, điêzen, than rèn, than đúc...
Kế toán ở Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: TK 1521
- Chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu: TK 1522
*Chứng từ kế toán thường sử dụng đó là các loại hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,....
hoá đơn
giá trị gia tăng
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
PE/2008B
0057475
Đơn vị bán: Công ty TNHH Hồng Anh
Địa chỉ: Số 89 Vạn Mỹ - Ngô Quyền - Hải Phòng
Số tài khoản: 421101000233
Điện thoại: 0313.671456 Mã số thuế: 0200693979
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng
Tên đơn vị: Công ty CP Cân Hải Phòng
Địa chỉ: Cách Thượng - Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Số tài khoản: 421101020026
Hình thức thanh toán: tiền mặt Mã số thuế: 0200288191-004
STT
Tên hàng hoá,
dịch vụ
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 1X2
1
Gang các loại
kg
23.310
10.847.710
220.317.000
2
Bàn zen
bộ
30
31.467
944.000
Cộng tiền hàng
221.261.000
Thuế suất GTGT: 5%
Tiền thuế GTGT
11.063.050
Tổng cộng tiền thanh toán
232.324.050
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm ba mươi hai triệu ba trăm hai mươi bốn nghìn không trăm năm mươi đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu số 2.1: Trích hoá đơn GTGT số 57475
Đơn vị : Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
Địa chỉ: Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Mẫu số 01 - VT
Ttheo QĐ số: 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
Phiếu nhập kho
Ngày 02/01/2008
Nợ TK 152
Có TK 111
Số: 01
Họ tên người gia hàng: Phạm Trung Kiên
Theo HĐ GTGT số 0057475 ngày 02 tháng 01 năm 2008
Nhập kho tại: Công ty CP Cân Hải Phòng
STT
Tên hàng
Mã hàng
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
01
Gang các loại
kg
20.310
10.847.710
220.317.000
02
Bàn zen
bộ
30
31.467
944.000
Cộng
221.261.000
Ngày 02 tháng 01 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.2: Trích phiếu nhập kho số 01
Việc xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp được quản lý chặt chẽ và phải được tuân theo nguyên tắc: Tất cả các nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất. Cụ thể là kế hoạch sản xuất tháng, kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch vật tư lập và định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm do phòng kỹ thuật lập. Khi có nhu cầu phát sinh tổ trưởng sản xuất xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu xuất vật tư do phòng kế hoạch vật tư lập. Thủ kho căn cứ vào số lượng ghi trên phiếu xuất vật tư để xuất kho.
Đơn vị : Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
Địa chỉ: Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Mẫu số 01 - VT
Theo QĐ số: 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính
Phiếu xuất kho
Ngày 16/02/2008
Nợ TK 621
Có TK 152
Tên đơn vị lĩnh: Tổ cân phân xưởng rèn Số: 05
Lý do lĩnh: Cân thước cân treo 100 kg
Lĩnh tại kho vật liệu của Công ty
STT
Tên hàng
Mã hàng
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
01
Thép tròn
T
kg
2.252
Cộng
Ngày 16 tháng 02 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.3: Trích phiếu xuất kho số 05
Cuối tháng, kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ và kiểm kê số lượng thực tế tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ. Sau đó cùng với số liệu của các chứng từ nhập kho trong tháng kế toán tiến hành tính giá trị số vật liệu xuất dùng thực tế trong tháng.
Giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng Công ty tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cho từng chủng loại vật tư, được tóm tắt như sau:
Số lượng NVL
xuất dùng
=
Số lượng NVL
tồn đầu kỳ
+
Số lượng NVL
nhập trong kỳ
-
Số lượng NVL
tồn cuối kỳ
Đơn giá
bình quân
=
Trị giá NVL
tồn đầu kỳ
+
Trị giá NVL
nhập trong kỳ
Số lượng NVL
tồn dầu kỳ
+
Số lượng NVL
nhập trong kỳ
Trị giá NVL
xuất trong kỳ
=
Đơn giá
bình quân
x
Số lượng NVL
xuất dùng
Sau đây là ví dụ cụ thể:
Trong quý I/2008 căn cứ vào tài liệu kiểm kê và các chứng từ kế toán có số liệu về 1 loại nguyên vật liệu là thép tròn như sau:
Giá trị thép tròn tồn đầu kỳ: 122.929.452 đ
Số lượng thép tròn tồn đầu kỳ: 10.840,4 kg
Số lượng thép tròn tồn cuối kỳ: 9.628,4 kg
Giá trị thép tròn nhập trong kỳ: 75.227.856 đ
Số lượng thép tròn nhập trong kỳ: 5.189,5 kg
Tính được số lượng thép tròn xuất dùng trong tháng là:
10.840,4 + 5.189,5 - 9.628,4 = 6.401,5 kg
Đơn giá
bình quân
=
122.929.452 +75.227.856
=
13.149,29 (đ/kg)
10.840,4 + 5.189,5
Giá trị thép tròn xuất dùng trong quý = 6.401,5 x 13.149,29 = 84.175.211đ
* Hàng tháng, hàng quý kế toán báo cáo vật tư hàng tồn kho:
Đơn vị : Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng
Địa chỉ: Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Bảng Tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư quý i/2008
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/3/2008
Tên
Đvt
Đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
....................
Gang
2.164
18.242.149
20.310
220.317.000
20.115
213.718.311
2.359
24.840.838
Thép tròn
10.840
122.929.452
5.189,5
75.227.856
6.401,5
84.175.211
9.628,4
113.982.097
Thép tấm cán
18
128.574
18
128.574
Kim loại màu
104,55
6.994.270
7,8
5.709.400
3,8
5.687.693
108,55
7.015.977
Vật liệu phụ các loại
911,8
18.173.852
908
25.391.060
1.186,6
30.713.262
633,2
12.851.650
.........................
Tổng cộng
3.225.890.534
5.574.192.636
4.914.847.167
3.885.236.003
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.4: Trích tổng hợp nhập xuất tồn
* Sau khi đã xác định được giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong quý, kế toán lập bảng phân bổ số 02 (mẫu số 02).
Mẫu số 02:
Công ty cổ phần cân hải phòng
Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Bảng phân bổ nguyên vật liệu
công cụ dụng cụ
Quý I/2008
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 152
TK 153
TK 1521
TK 1522
Cộng Có TK 152
TK 621 - CPNVLTT
3.908.162.392
380.423.523
4.288.585.915
Cân treo 100 kg
104.328.138
3.123.152
107.451.290
Cân treo 50 kg
52.774.171
684.230
53.458.401
............................
.....................
.......................
..................
..........
TK 627 - CPSXC
11.099.144
469.372.159
480.471.303
57.244.649
Cộng
3.919.261.536
849.795.682
4.769.057.218
57.244.649
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biẻu số 2.5: Trích bảng phân bổ số 02
* Căn cứ vào số liệu bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ kế toán vào chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái TK 621.
Công ty cổ phần cân hải phòng
Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Chứng từ ghi sổ
Số: 286
Ngày 28 tháng 3 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
NVL - cân treo 100 kg
621
152
107.451.290
Cộng
107.451.290
Kèm theo:....chứng từ
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.6: Chứng từ ghi sổ số 286
công ty cổ phần cân hải phòng
Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Chứng từ ghi sổ
Số: 287
Ngày 28 tháng 3 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kết chuyển NVL - cân treo 100 kg
154
621
107.451.290
Cộng
107.451.290
Kèm theo:....chứng từ
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.7: Chứng từ ghi sổ số 287
Công ty cổ phần cân hải phòng
Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng
Sổ cái
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý I/2008 Trang:
Đơn vị tính: đồng
Ngày tháng
ghi sổ
CT._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21527.doc