Lời mở đầu
Thực hiện khẩu hiệu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”.Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân ngành Cấp nước ngày càng phát triển và lớn mạnh. Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành Cấp nước nói riêng cũng như tất cả các ngành công nghiệp khác nói chung trong cả nước đã đầu tư nâng cấp cải tạo, xây dựng mới các công trình, hệ thống cấp nước nhằm nâng cao chất lượng nước, chất lượng phục vụ đạt hiệu qu
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế một cách hợp lý trong từng giai đoạn của đất nước.
Ngành Cấp nước luôn phấn đấu và là một trong những ngành mũi nhọn trong việc phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây việc đầu tư cho ngành Cấp nước vẫn chưa được tích cực. Nhiều nơi một số công trình vẫn còn kéo dài, dở dang, gây lãng phí, làm thất thoát vốn và đang cần được khắc phục. Trước tình hình đó việc cải tạo, đầu tư, tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành Cấp nước để nâng cao hiệu quả kinh tế đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đối với ngành Cấp nước là phải nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, chống thất thoát, thất thu, quản lý tiền vốn chặt chẽ. Để đạt được những yêu cầu đó vấn đề đặt ra là phải hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước theo đúng chế độ Nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cấp nước Yên Bái, em thấy vấn đề kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật nhất và hướng cho nhà quản lý, hạch toán đặc biệt quan tâm vì nó quyết định đến sự sống còn và phát triển của Công ty.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cấp nước Yên Bái nói riêng, em chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Phần 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty cấp nước Yên Bái.
Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cấp nước Yên Bái.
Trong thời gian thực tập tại Công ty,dưới sự chỉ bảo tận tình của TS. Phùng Thị Đoan và các cô chú trong phòng Tài chính kế toán của công ty em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Tuy nhiên, do thời gian tương đối ngắn cũng như kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên bài khoá luận của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của TS. Phùng Thị Đoan cùng các thầy cô giáo, các cô chú phòng Tài chính kế toán Công ty cấp nước Yên Bái để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Phùng Thị Đoan, các cô chú phòng Tài chính kế toán Công Ty Cấp nước Yên Bái đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần I
Lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất
1.Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
- Khái niệm chi phí sản xuất:
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội theo bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Những nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung: ‘‘Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ kinh doanh”.
- Khái niệm về giá thành sản phẩm:
Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, do doanh nghiệp đã sản xuất hoặc cung cấp trong kỳ.
Quá trình sản xuất ở một doanh nghiệp, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí sản xuất, mặt khác kết quả sản xuất của doanh nghiệp thu được những sản phẩm, dịch vụ, lao vụ nhất định đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm. Những thành phẩm này cần được tính giá thành, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Mọi cách tính chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến phá vỡ quan hệ hàng hoá- tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá Sthành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ rất mật thiết vì đó là hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng giống nhau về chất đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định.
Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tài một thời điểm có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Tại thời điểm tính giá thành có thể là một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành chứa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí dở dang cuối kỳ. Tương tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kỳ trước chuyển sang để tiếp tạo sản xuất chưa đựng một lượng chi phí cho nó - đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Z = Dđk + PS – Dck
Trong đó :
Z – Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Dđk - Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
PS – Chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ
Dck – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Hơn nữa giá thành sản phẩm mang tính chất chủ quan, việc tính vào giá thành sản phẩm gồm những chi phí nào còn tuỳ thuộc vào quyết định tính toán xác định chi phí, đối tượng, kết quả cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng chưa thực tế phát sinh. Ngược lại giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ.
1.3 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị…. Do vậy để tồn tại và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được định hướng và tổ chức theo những hướng đã định.
Sự phát triển về quy mô, môi trường sản xuất kinh doanh đặt các doanh nghiệp luôn đứng trước một tình hình sản xuất kinh doanh mới, một nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp của chi phí đặt ra nhu cầu thông tin chi phí ngày càng nhanh chóng linh hoạt, thích hợp và hữu ích hơn cho các quyết định quản trị, công bố tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Kế toán chi phí hình thành từ thực tiễn và đáp ứng thông tin cho các nhu cầu trên. Và chính sự hình thành này giúp cho các nhà quản trị, kế toán có cách nhìn đúng, đầy đủ hơn về kế toán chi phí để xây dựng, hoàn thiện và ứng dụng thích hợp hơn các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
1.4 Vai trò nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong quản lý kinh tế có nhiều công cụ khác nhau để quản lý nhưng kế toán được xem là công cụ quản lý quan trọng nhất trong đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp nó đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí; tình hình sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, lao động; tình hình thực hiện về kế hoạch giá thành sản phẩm để có các quyết định thích hợp. Góp phần phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Trước hết cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán của doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan.
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, khả năng hạch toán yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp và là cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành.
- Trên cơ sở mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để tổ chức áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp và khoa học.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán liên quan.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán đảm bảo được các yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là đòi hỏi khách quan và tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Làm được điều này mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.5. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
1.5.1. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản, khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng và vai trò, vị trí… Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.
Có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít hay nhiều mục đích khác nhau vì thế chúng cùng đồng thời tồn tại và bổ sung cho nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến.
- Phân loại theo yếu tố chi phí:
+ Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ … sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi).
+ Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
+ Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.
+ Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên.
+ Yếu tố chi phí khấu hao tài sản có định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuắt kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cách phân loại này cho ta biết được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải chi ra những chi phí gì và kết cấu của từng chi phí trong tổng chi phí như thế nào. Mặt khác, còn sử dụng để tập hợp chi phí theo yếu tố làm cơ sở để xác định dự toán chi phí cho kỳ tiếp theo và là cơ sở lập kế hoạch về lao đông, vật tư, tiền vốn cho kỳ tới.
- Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm ở Việt Nam bao gồm 5 khoản mục chính:
+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp ).
+ Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
Cách phân loại này là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục phí. Đồng thời là cơ sở để kiểm tra tình hình thực hiện định mức chi phí và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành.
1.5.2. Phân loại giá thành:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại giá thành:
- Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoach, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được nguyên nhân vượt hay hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
- Theo phạm vi phát sinh chi phí:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí quản lý và chi phí bán hàng ). Do vậy giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
=
Giá thành sản xuất sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí tiêu thụ SP
1.6 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1.6.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
1.6.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí cho phù hợp. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
- Từng giai đoạn, quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Từng nhóm sản phẩm cùng loại, từng mặt hàng, từng sản phẩm, từng bộ phận.
- Từng công trình, hạng mục công trình, từng phân xưởng sản xuất, đội sản xuất.
1.6.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Mỗi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thích ứng với một phương pháp hạch toán chi phí nên có nhiều phương pháp hạch toán chi phí khác nhau( phương pháp trực tiếp, phương pháp tỷ lệ, phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ, phương pháp liên hợp ….)
Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí trực tiếp: (còn gọi là phương pháp giản đơn)
Theo phương pháp này thì những chi phí có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí nào sẽ ghi trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp ghi trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức công tác hạch toán ban đầu chặt chẽ, tỷ mỷ, đúng đối tượng chịu chi phí. Phương pháp này đảm bảo cho việc tập hợp chi phí theo từng đối tượng một cách chính xác, cung cấp số liệu chính xác cho kế toán quản trị tính giá thành từng sản phẩm, từng loại dịch vụ, tăng cường công tác kiểm tra chi phí theo các đối tượng.
Tuy nhiên phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn….
- Phương pháp hạch toán chi phí gián tiếp:
Theo phương pháp này thì những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán không có điều kiện tổ chức ghi chép ban đầu riêng biệt cho từng đối tượng phải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ chi phí sản xuất đó cho từng đối tượng chịu chi phí. Tính chính xác của phương pháp phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ
áp dụng phương pháp này phải tiến hành theo hai bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo tiêu thức:
H
=
C
T
Trong đó: - H là hệ số phân bổ.
- C là tổng chi phí cần phân bổ.
- T tổng đơn vị tiêu thức phân bổ của các đối tượng chịu phân bổ CPSX.
Bước 2: Tính số xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng chi phí theo công thức:
Ci = Ti * H
Trong đó: - Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng thứ i.
- Ti là số đơn vị tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng thứ i.
- H là hệ số phân bổ.
1.6.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
1.6.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ, do doanh nghiệp sản xuất chế tạo hay thực hiện trong kỳ cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm:
- Đặc điểm, cơ cấu tổ chức, sản xuất sản phẩm.
- Đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuât sản phẩm.
- Yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp.
- Đặc điểm sử dụng thành phẩm hoặc nửa thành phẩm của đơn vị.
- Khả năng, trình độ của nhân viên kinh tế nói chung và nhân viên kế toán nói riêng.
* Kỳ tính giá thành: là khoảng thời gian cần thiết tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị kết quả hoàn thành. Thông thường kỳ tính giá thành có thể là hàng tháng, hàng quý, năm và được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán.
* Đơn vị tính giá thành: là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân và thường được sử dụng phổ biến nhất. Đơn vị tính giá thành trong thực tế cần phải thống nhất với đơn vị tính giá thành đã ghi trong kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
1.6.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm.
Do đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nên có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau.Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm:
* Phương pháp tính giá thành giản đơn:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế
Số lượng sản phẩm hoàn thành
- Ưu điểm: tính toán ngắn gọn, không đòi hỏi trình độ cao.
* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành của quy trình công nghệ.
+ Để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phụ thường tính theo giá thành kế hoạch, cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau:
Tổng giá thành SP chính
=
CPSXDD đầu kỳ
+
CPPS trong kỳ
-
CPSXDD cuối kỳ
-
CPSX sản phẩm phụ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất của cả quá trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng.
Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ
=
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất… nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm riêng biệt.
+ Kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc quy đổi
Giá thành đơn vị sản phẩm i
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
*
Hệ số quy đổi sản phẩm i
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
* Tính giá thành theo phương pháp tỉ lệ:
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủ loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Chi phí sản xuất các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ hoặc không thể quy đổi theo hệ số.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của từng nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách kích cỡ sản phẩm hoàn thành trong nhóm sản phẩm.
+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng quy cách trong nhóm sản phẩm. Tiêu thức có thể chọn là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế.
+ Tổng tiêu chuẩn phân bổ:
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
=
Tổng sản lượng thực tế sản phẩm quy cách i
*
Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm quy cách i
+ Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
Tỷ lệ giá thành( theo khoản mục)
=
(Dđk +PS – Dck)
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
+ Giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm:
Tổng giá thành từng quy cách
=
Tổng tiêu chuân phân bổ từng quy cách
*
Tỷ lệ giá thành
Giá thành đơn vị thực tế quy cách i
=
Tổng giá thành thực tế quy cách i
Sản lượng sản phẩm quy cách i
2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng:
2.1.1 Chứng từ kế toán;
Mọi hoạt động kế toán tài chính phát sinh và hoàn thành trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho những số liệu ghi chép trên các tài khoản, trên sổ sách kế toán và trên các báo cáo tài chính. Theo luật kế toán hiện hành hệ thống chứng từ kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn.
2.1.2 Tài khoản sử dụng:
- TK621 : “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp’’. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
+ Kết cấu:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: -- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
-- Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Số dư : Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
- TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp’’ là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Kết cấu:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.
Số dư: Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
- TK 627: “ Chi phí sản xuất chung’’, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
+ Kết cấu:
Bên Nợ: -- Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh.
Bên Có: -- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
-- Kết chuyển( hay phân bổ) chi phí sản xuất chung.
Số dư : Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư.
- TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ…TK này còn phản ánh chi phí liên quan đến các hoạt động kinh doanh phụ, thuê ngoài, gia công, tự chế. Đối với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK thì TK 154 chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
+ Kết cấu:
Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Bên Có: -- Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
-- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Số dư : -- Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành.
- TK 631: “ Giá thành sản xuất” được dùng để tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.
+ Kết cấu:
Bên Nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên Có:-- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
-- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Số dư : Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.
- Và các tài khoản liên quan khác.
2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
TK 111,112 TK 152, 153 TK 621 TK154 TK 138,152,811
Xuất kho NVL cho KC,PB chi phí NVL Trị giá SP hỏng bắt
Sản xuất trực tiếp bồi thường, phế liệu
TK 133 thu hồi
TK 334, 338 TK 622 TK 155
KC, PB chi phí nhân Zsp hoàn thành
Công trực tiếp nhập kho
TK 335, 214 TK 627 TK 157
KC, PB chi phí sản Zsp hoàn thành
Xuất chung gửi bán
CP điện, nước
KHTSCĐ
TK 632
Zsp hoàn thành
Bán ngay
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.3 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Kết chuyển chi phí SX dở dang cuối kỳ
TK 611 TK 154 TK 631 TK 632
KC chi phí sản xuất dở dang
đầu kỳ Giá thành Sp hoàn thành
trong kỳ
TK 621
Chi phí NVL trực tiếp TK138,811,611
KC, PB chi phí NVL cuối kỳ
Phế liệu SP hỏng thu hồi,
TK 334, 338 TK 622 Bắt bồi thường
Chi phí nhân công KC, PB chi phí nhân công
Trực tiếp cuối kỳ
TK 214 TK 627
Chi phí khấu hao KC, PB chi phí sản xuất
TSCĐ chung cuối kỳ
TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ TK 133
Mua ngoài
Sơ đồ: hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
2.4 Xác định giá tri sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang (SPDD) là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và đánh giá SPDD, tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
2.4.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Theo phương pháp này._., toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính.
Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD
=
Số lượng SPDD cuối kỳ
*
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng
Số lượng TP + Số lượng SPDD
2.4.2 Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính tương đương:
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD
=
Số lượng SPDD cuối kỳ (ko quy đổi)
*
Toàn bộ giá trị NVL chính đã xuất
Số lượngTP+ Số lượng SPDD (ko quy đổi)
Chi phí chế biến nằm trong SPDD (theo từng loại)
=
Số lượng SPDD cuối kỳ (ko quy đổi)
*
Tổng chi phí chế biến từng loại
Số lượng TP+ Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm
2.4.3 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm:
Giá trị SPDD, chưa hoàn thành
=
Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở dang
+
50% chi phí chế biến
2.4.4 Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp:
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ( nguyên, vật liệu và nhân công trực tiếp ) mà không tính đến các chi phí khác.
2.4.5 Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
Căn cứ vào định mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm.
Do đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nên có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau.Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm:
2.5.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (còn gọi là phương pháp trực tiếp).
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế
Số lượng sản phẩm hoàn thành
- Ưu điểm: tính toán ngắn gọn, không đòi hỏi trình độ cao.
2.5.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
- Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng, chuyên thực hiện gia công….các đơn đặt hàng được khách hàng đặt mua trước.
- Đặc điểm:
+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn., không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng nhiều hay ít, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giản đơn hay phức tạp.
+ Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng noà thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc( hay bảng phân bổ chi phí).
+ Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).
+ Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được cho đơn đặt hàng đó là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng
Số lượng sản phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Công việc tính giá thành đơn giản, không phải tính toán đến chi phí sản xuất dở dang
+ Nhược điểm: Số lượng bảng biểu nhiều vì một đơn đặt hàng có thể có nhiều bộ phận sản xuất thực hiện, nếu thực hiện trong thời gian dài tính chi phí sẽ khó khăn.
2.5.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất… nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm riêng biệt.
+ Kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
=
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Tổng số sản phẩm gốc quy đổi
Giá thành đơn vị sản phẩm i
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
*
Hệ số quy đổi sản phẩm i
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.5.4 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất thu được một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủ loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Chi phí sản xuất các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ hoặc không thể quy đổi theo hệ số.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của từng nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách kích cỡ sản phẩm hoàn thành trong nhóm sản phẩm.
+ Chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế cho từng quy cách trong nhóm sản phẩm. Tiêu thức có thể chọn là giá thành kế hoạch hay giá thành định mức của sản phẩm tính theo sản lượng thực tế.
+ Tổng tiêu chuẩn phân bổ:
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
=
Tổng sản lượng thực tế sản phẩm quy cách i
*
Tiêu chuẩn phân bổ của sản phẩm quy cách i
+ Tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
Tỷ lệ giá thành( theo khoản mục)
=
(Dđk +PS – Dck)
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
+ Giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm:
Tổng giá thành từng quy cách
=
Tổng tiêu chuân phân bổ từng quy cách
*
Tỷ lệ giá thành
Giá thành đơn vị thực tế quy cách i
=
Tổng giá thành thực tế quy cách i
Sản lượng sản phẩm quy cách i
2.5.5 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất mà kết quả sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính hoàn thành của quy trình công nghệ.
+ Để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phụ thường tính theo giá thành kế hoạch, cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau:
Tổng giá thành SP chính
=
CPSXDD đầu kỳ
+
CPPS trong kỳ
-
CPSXDD cuối kỳ
-
CPSX sản phẩm phụ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất của cả quá trình công nghệ nhân với từng khoản mục tương ứng.
Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ
=
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Tổng chi phí sản xuất
Để đơn giản và giảm bớt khối lượng tính toán, chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể được tính trừ vào khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Phần 2
Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cấp nước Yên Bái
1. Khái quát chung về công ty Cấp nước Yên Bái.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cấp nước Yên Bái
1.1.1 Đặc điểm chung của công ty.
- Tên công ty: Công ty cấp nước Yên Bái.
- Giám đốc: Nguyễn Văn Hậu.
- Địa chỉ: 197 đường Nguyễn Phúc - Thành phố Yên Bái – Tỉnh Yên Bái.
- Số điện thoại: 029- 862147
- Số Fax: 029 - 862147
- Mã số thuế: 5200119386.
- Số tài khoản: 431101000021 tại Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển Nông Thôn – Thành phố Yên Bái.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Kể từ khi thành lập đến nay công cấp nước đã có thời gian hoạt động hơn nửa thế kỷ,tiền thân là 1 trạm bơm nước có công suất 300m3/ngày đêm do Pháp xây dựng phục vụ cho các công sở trên địa bàn .
Tháng 10 năm 1962 được sửa chữa, xây dựng lại với tên gọi “ Nhà máy nước Yên Bái " có công suất là 2.400m3/ngày đêm.Với năng lực công xuất hạn chế như vậy nên nhà máy chỉ cung cấp đủ nước phục sản xuất cho nhà máy đuờng, rượu, nhà máy giấy và nước sinh hoạt cho nhân dân phường Hồng Hà - thị xã Yên Bái.
Năm 1974 và năm 1985 để phù hợp với yêu cầu phục vụ nhân dân Nhà máy nước Yên đã qua hai lần cải tạo nâng công suất lên 5.000m3/ngày đêm năm 1974 và lên 1.000m3/ngày đêm năm 1985 m3. Với hệ thống cấp nước đó, về cơ bản Nhà máy nước Yên Bái đã đáp ứng được yêu cầu về nước sinh hoạt cho nhân dân và nước phục vụ sản xuất công nghiệp ở thị xã Yên Bái.
Năm 1994 theo quyết định số 54/QĐ-UB ngày 09/06/1994 của UBND tỉnh Yên Bái Nhà máy nước Yên Bái được đổi tên thành “Công ty cấp nước Yên Bái”. Công ty cấp nước Yên Bái là cơ sở sản suất công nghiệp , có nhiệm vụ chính là sản suất và cung cấp nước máy, là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, hoạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng , mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Yên Bái.
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước công ty đã thường xuyên đổi mới công nghệ đầu tư trang thiết bị máy móc không ngừng xây dựng và phát triển ngang tầm nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước máy của thành phố Yên Bái . Dự án đổi nguồn nước sông Hồng bằng nguồn nước hồ Thác Bà đã được đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 67 tỷ nâng công suất nhà máy lên 11.500m3/ngày đêm và đã hoàn thành giai đoạn I vào tháng 11/2001 với tổng giá trị tài sản trên 45 tỷ .Đây là một công trình có vốn đầu tư hạ tầng lớn của Tỉnh ngoài việc có vai trò cải thiện chất lượng nước trong và sạch đảm bảo yêu cầu chất lượng Quốc gia, ngoài ra nó còn là một trong những công trình quan trọng để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 trong kế hoạch nâng cấp thị xã Yên Bái lên cấp Thành phố Yên Bái sau này.
Đến nay số lượng khách hàng của công ty đã có trên 5.000 hộ , sử dụng chủ yếu là nước sinh hoạt với giá trị bán bình quân là 2.940,3đ/m3 chưa bao gồm thuế GTGT.
Với lực lượng lao động hơn 70 người (trong đó nhân viên quản lý là 17 người) được đào tạo cơ bản , có trình độ quản lý và trình độ chuyên môn vững vàng, có dây chuyền sản xuất khá hiện đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty, tập thể CNVC luôn đoàn kết nâng cao tinh thần làm chủ doanh nghiệp, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, liên tục trong nhiều năm vừa qua đơn vị đựơc UBND Tỉnh Yên Bái, Bộ xây dựng tặng bằng khen.
1.1.3 Nhiệm vụ của công ty Cấp nước Yên Bái.
Nhiệm vụ chính của công ty Cấp nước Yên Bái sản xuất nước và tiêu thụ nước cho nhân dân Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình (gọi là sản xuất chính).
Ngoài ra Công ty Cấp nước Yên Bái còn xây dựng và lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước cho các hộ dân cư, các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bái (gọi là sản xuất chính).
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất bao gồm bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ.Có trường hợp sản xuất phụ độc lập với sản xuất chính nhưng cũng có trường hợp sản xuất phụ hỗ trợ, phục vụ sản xuất chính.Sản xuất phụ của Công ty Cấp nước Yên Bái là xây dựng và lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển.Công ty đã tiến hành các dự án xây dựng trạm bơm và mở rộng hệ thống tuyến ống cấp I, cấp II, trên địa bàn Thành phố Yên Bái và đến cả những nơi có địa hình hiểm trở, đồi dốc cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước ngày càng tăng của nhân dân, các cơ quan và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình. Hệ thống đường ống cung cấp nước ngày càng mở rộng đã khuyến khích nhân dân, các cơ quan các doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng nước làm cho sản lượng tiêu thụ nước ngày càng tăng, doanh thu ngày càng lớn, theo đó lợi nhuận tăng lên.
Có thể nói ở công ty cấp nước Yên Bái bộ phận sản xuất phụ có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất chính phát triển.
Công ty xây dựng các trạm bơm và hệ thống các tuyến ống cấp I bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thông qua các dự án xây lắp của nhà nước và của tỉnh Yên Bái. Hệ thống tuyến ống cấp II được xây dựng bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định. Hệ thống tuyến ống cấp III, cấp IV và tuyến ống phục vụ nhu cầu nhân dân thì do nhân dân tự đóng góp thông qua các hợp đồng lắp đặt nước.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
1.Tổng doanh thu
Đồng
4.192.751.326
4.236.184.124
2.Lợi nhuận trước thuế
Đồng
152.321.601
169.648.009
3.Tổng tài sản
Trong đó: TSLĐ
: TSCĐ
Đồng
55.563.303.284
3.239.324.875
52.323.978.409
55.369.486.376
3.725.562.655
51.643.913.721
4.Các khoản thuế phải nộp NSNN.
Đồng
42.650.048
47501.442
5.Tổng số cán bộ công nhân viên
Người
75
77
6.Thu nhập bình quân của 1 người/ tháng
Đồng/Tháng
1.284.917
1.389.516
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty cấp nước Yên Bái.
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cấp nước Yên Bái.
Do đặc điểm tình hình sản xuất của Công ty có quy trình sản xuất giản đơn chỉ sản xuất ra một sản phẩm duy nhất đó là nước sạch, sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, không có sản phẩm nhập kho nên việc tiêu thụ cũng rất đơn giản.
Giá bán do UBND tỉnh quy định.
Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Hàng ngày đội Quản lý sản lượng đi đọc các chỉ số đồng hồ đo nước, ghi sản lượng của các hộ gia đình, khối cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất khác... sau đó về cơ quan để in hoá đơn. Khi in xong giao cho đội Thu ngân đi thu tiền.
Căn cứ vào hoá đơn thu tiền nước kế toán lên Sổ chi tiết theo dõi toàn bộ khối lượng sản phẩm nước đã tiêu thụ sau đó lên sổ Cái theo các tài khoản tương ứng để xác định doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng: Tờ ghi sản lượng, hoá đơn thu tiền nước, sổ chi tiết, sổ cái.
1.2.2 Tổ chức sản xuất ở công ty cấp nước Yên Bái.
+ Trạm bơm cấp I kết hợp công trình thu nước xa bờ (2) hút nước mặt từ hồ Thác Bà(1) bơm về khu sử lý nước vào bể lọc nhanh (Lắng+Lọc kết hợp) (3).
+ Hoá chất từ nhà hoá chất(4) gồm:
- Dung dịch phèn được máy bơm phèn bơm vào đường ống nước thô trước bể lọc nhanh(3) để hoà trộn với nước gây phản ứng kết tủa bông cặn lắng lơ lửng ở bể lọc nhanh(3).
- Khí CLo lỏng được bơm vào đường ống nước đã được qua lắng - Lọc ở bể lọc nhanh(3) để khử trùng rồi chảy vào bể chứa nước sạch 2000m3(5).
+ ở trạm bơm cấp II (6):
- Máy bơm hút nước từ bể chứa nước sạch(5) bơm nước ra mạng ống cung cấp và tiêu thụ nước(8) cấp nước cho thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình và bể chứa(9).
- Máy bơm rửa lọc ở trạm bơm cấp II(6) hút nước từ bể chứa 2000m3(5) bơm nước để rửa bể lọc nhanh(3) khi cần rửa bể lọc.
+ Nguyên lý làm việc của đài nước(7):
- Khi mạng ống phân phối nước (8) không tiêu thụ hết nước do máy bơm ở trạm bơm cấp II cấp, nước thừa được dự trữ ở đài nước(7).
- Khi máy bơm ở trạm bơm cấp II (6) cấp không đủ nước cho mạng ống tiêu thụ nước (8), nước dự trữ ở đài nước (7) sẽ cấp xuống mạng ống tiêu thụ nước (8).
- Máy bơm từ trạm bơm tăng áp (10) hút nước sạch từ bể chứa (9) để bơm nước cấp cho dân cư ở khu vực đồi cao và dân cư ở khu nhà chung cư 3 tầng.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước sạch của công ty Cấp nước Yên Bái.
1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất nước sạch.
quy trình sản xuất và cung cấp nước máy
(Cụng ty cấp nước Yờn Bỏi)
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(8)
(9)
(11)
(7)
(4)
Dung dich
pha phốn
Nước rửa bể lọc
(10)
Ghi chỳ:
(1) Nguồn nước hồ Thỏc Bà
(2) Cụng trỡnh thu + Trạm bơm cấp I ( 03 mỏy bơm trục đứng)
(3) Bể lọc nhanh ( Lắg lọc kết hợp)
(4) Nhà hoỏ chất xử lý nước ( Khớ Clo, phốn chua)
(5) Bể chứa nước sạch ( 2.000 m3)
(6) Trạm bơm cấp II ( 6 mỏy bơm)
(7) Đài nước (dự trữ nướcvà điều hoà nước)
(8) Mạng tiờu thụ ( Cỏc tuyến ống cấp I,cấp II thành phố Yờn Bỏi và thị trấn Yờn Bỡnh)
(9) Bể chứa (Phục vụ trạm bơm tăng ỏp )
(10) Trạm bơm tăng ỏp ( cục bộ ) (Cấp cho khu vực đồi cao , tập thẻ chung cư)
(11)Khu nhà chung cư 3 tầng
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cấp nước Yên Bái
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cấp nước Yên Bái.
Giám đốc
Phó giám đốc
P.Tài chính kế toán
P. Tổ chức hành chính
P.Kế hoạch kỹ thuật
PXN
Đội QLSL
Đội TN
Đội KTBC
Đội
XL
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, người có quyền hành cao nhất trong tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo chế độ thủ truởng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về hoạt động, tồn tại và phát triển của Công ty.
Phó giám đốc: Là người tham mưư trực tiếp cho Giám đốc, điều hàh một số lĩnh vực được Giám đốc phân công, uỷ quyền và thay mặt cho Giám đốc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tài chính kế toán: Thu thập, phản ánh, xử lý các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý.Ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời, liên tục và hệ thống tình hình sử dụng các nguồn vốn,lập kế hoạch tài chính, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lỗ, lãi theo đúng chế độ kế toán.Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị, tính toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo dõi và thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và thực hiện công tác tổ chức hoạt động sản suất có hiệu quả, kiểm tra và giám sát về kỹ thuật toàn bộ quy trình công nghệ thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, tuyển chon và bố trí lao động trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức quản lý nhân sự, quản lý lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến người lao động. Duy trì hế độ nội vụ và các công tác hành chính văn thư lưu trữ.
Phân xưởng sản xuất nước:Có nhiệm vụ sản xuất và phân phối, cung cấp nước máy tới khách hàng sử dụng. Thực hiện các công đoạn trong quy trình công nghệ sản suất, sử dụng máy móc thiết bị và bảo trì ,bảo dưỡng máy móc thiết bị hoạt động liên tục, cung cấp nước đủ số lượng và đảm bảo chất lượng theo quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.
Đội quản lý sản lượng - Đội thu ngân: Điều tiết phân phối nước cho khách hàng, đọc chỉ số đồng hồ đo nước tiêu thụ và tổ chức thu tiền sử dụng nước kịp thời đầy đủ.
Đội kiểm tra bảo vệ: có chức năng bảo vệ cơ quan, kiểm tra bảo vệ tuyến mạng, kịp thời phát hiện hỏng hóc,dò rỉ đường ống để báo cáo sửa chữa kịp thời nhằm hạn chế thất thoát. Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước giữa công ty và khách hàng.
Đôị xây lắp: Là đơn vị sản xuất phụ của công ty chuyên thi công xây lắp hệ thống đường ống cấp nước, mở rộng thị trường tiêu thụ nước máy.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Công ty cấp nước Yên Bái là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy không lớn, xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Đồng thời để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động tập trung. Do đó công ty cấp nước Yên Bái đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ngoài ra còn bố trí các nhân viên kinh tế tại các phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ, số liệu về phòng kế toán tập trung của công ty.
* Sơ đồ bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt, công nợ
Kế toán ngân hàng, tiền lương
Kế toán vật tư, tài sản cố định
Thủ quỹ, thủ kho
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán.
Kế toán trưởng: Là người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng giám sát tài chính, các họat động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tài chính trước Giám đốc.
Là người phụ trách điều hành chung mọi công tác, mọi họat động kế toán của công ty. Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiệ các hoạt động liên quan đến tài chín, công tác kế toán của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu, hướng dẫn, đôn đốc các nhân viên kế toán trong phòng.
Kế toán trưởng là người trực tiếp ký vào báo cao các thông tin kế toán cho Giám đốc và cơ quan chủ quản, là người chịu trách nhiệm trước tất cả các phần hành kế toán của công ty, là một kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền mặt, công nợ: Là người có nhiệm vụ hàng ngày lập phiếu thu, chi tiền mặt, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tồn quỹ tiền mặt thực tế với sổ sách phát hiện thừa, thiếu và xử lý kịp thời trong việc quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt.
Cuối tháng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ lên bảng kê phân loại và vào sổ sách kế toán. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả khác.
Kế toán ngân hàng, tiền lương: Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, các bảng kê của ngân hàng theo dõi phản ánh vào sổ sách kế toán.
Theo dõi tình hình sử dụng lao động và qũy tiền lương của đơn vị, hàng tháng phải tiến hành tính toán tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong công ty và các khoản trích theo luơng theo đúng tỷ lệ quy định chung như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng, cuối quý tiến hành tổng hợp phân bổ lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn công ty.
Kế toán vật tư và theo dõi tài sản cố định: hàng ngày viết phiếu nhập, xuất vật tư, tính toán giá trị xuất, nhập vật tư, lập đầy đủ các chứng từ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tính toán và phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất.
Hàng tháng hoặc quý tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của đơn vị theo quy định.
Thủ kho, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt, xuất nhập kho khi có đủ chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ.Hàng ngày vào sổ quỹ, thẻ kho, báo cáo kho quỹ. Định kỳ khoá sổ đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ với kế toán tiền mặt, cân đối, đối chiếu kho vật tư để phát hiện thừa, thiếu.
1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty cấp nước Yên Bái.
1.5.1 Các chính sách kế toán chung.
- Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.
-Niên độ kế toán: là 1 năm tài chính tính theo lịch dương bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kỳ hạch toán: hạch toán theo quý.
- Phương pháp tính trị giá vốn xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng.
- Các loại thuế phải nộp: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế môn bài và thuế đất.
1.5.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản trong công ty.
1.5.2.1 Hệ thống chứng từ.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy và cũng như trình độ của nhân viên kế toán, công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ sau: Hoá đơn mua hàng, bán hàng,Phiếu nhập xuất kho NVL, CCDC, Bảng tính khấu hao TSCĐ, Bảng tính giá thành sản phẩm, Bảng thanh toán lương.
1.5.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán
Công ty cấp nước Yên Bái đang áp dụng hệ thống tài khoản Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Các tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm bao gồm:
Số hiệu tài khoản
Tên tài khoản
Số hiệu
tài khoản
Tên tài khoản
111
Tiền mặt
334
Phải trả người lao động
112
Tiền gửi ngân hàng
341
Vay dài hạn
131
Phải thu của khách hàng
411
Nguồn vốn kinh doanh
133
Thuế GTGT được khấu trừ
414
Quỹ đầu tư phát triển
136
Phải thu nội bộ
415
Quỹ dự phòng tài chính
138
Phải thu khác
421
Lợi nhuận chưa phân phối
152
Nguyên liệu, vật liệu
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
153
Công cụ, dụng cụ
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
515
Doanh thu hoạt động tài chính
141
Tạm ứng
621
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
211
Tài sản cố định hữu hình
622
Chi phí nhân công trực tiếp
212
Tài sản cố định thuê tài chính
627
Chi phí sản xuất chung
213
Tài sản cố định vô hình
632
Giá vốn hàng bán
214
Hao mòn tài sản cố định
641
Chi phí bán hàng
228
Đầu tư dài hạn khác
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
241
Xây dựng cơ bản dở dang
711
Thu nhập khác
242
Chi phí trả trước dài hạn
811
Chi phí khác
311
Vay ngắn hạn
821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
331
Phải trả cho người bán
911
Xác định kết quả kinh doanh
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Và các tài khoản khác có liên quan: 142, 451, 452, 335......
1.5.3 Hình thức sổ kế toán:
- Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của công ty cũng như trình độ của nhân viên kế toán, Công ty cấp nước Yên Bái chọn áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung.
Hình thức Nhật ký chung bao gồm các loại sổ: Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi chép sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.
Chứng từng kế toán
Sổ ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Hàng ngày
Cuối tháng
Đối chiếu
1.5.4 Hệ thống báo cáo kế toán:
Công ty áp dụng chế độ báo cáo theo Quyết định số:15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006. Bao gồm 4 mẫu báo cáo bắt buộc.
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
1.5.5 Phần mềm kế toán.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán BRAVO vì vậy trình tự ghi sổ và lập các báo cáo được thực hiện nhanh, đơn giản, giảm được khối lượng công việc.
2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái.
2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất của công ty Cấp nước Yên Bái
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Cấp nước Yên Bái.
Công ty Cấp nước Yên Bái với đặc thù vừa sản xuất nước sạch vừa lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân, các cơ quan và phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình.
Hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm sản xuất chính là sản xuất nước sạch và sản xuất phụ là lắp đặt hệ thống đường ống cung cấp nước do đó chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng sản phẩm ( sản phẩm nước sạch và sản phẩm lắp đặt). Chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất sản phẩm nào thì được tập hợp và phân bổ cho sản phẩm đó.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện trong việc tính giá thành toàn bộ chi phí sản xuất được phân loại theo khoản mục chi phí. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Công ty cấp nước Yên Bái áp dụng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Giá thành sản phẩm bao gồm năm khoản mục chi phí.
Trên cơ sở căn cứ vào hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính công ty đã tiến hành mở các tài khoản chi tiết cho từng loại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và từng đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Với đặc thù của công ty vừa sản xuất nước sạch phục vụ nhu cầu của nhân dân, khối cơ quan, và các doanhh nghiệp khác trong tỉnh vừa lắp đặt hệ thống đường ống nước Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 2 loại:
+ Chi phí sản xuất nước sạch.
+ Chi phí lắp đặt.
Vì vậy, các tài khoản tập hợp chi phí cũng được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ( 621 )
- TK 6211“ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất nước sạch”
- TK 6212 “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp lắp đặt ”
+ Chi phí nhân công trực tiếp ( 622 )
- TK 6221“ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nước sạch”
- TK 6222 “ Chi phí nhân công trực tiếp lắp đặt ”
+ Chi phí sản xuất chung ( 627 )
- TK 6271 “ Chi phí sản xuất chung nước sạch”
TK 62711 “ Chi phí nhân viên phân xưởng nước sạch”
TK 62712 “ Chi phí vật ._..241
1.244.390.387
311.097.600
Trích sổ chi tiết tài khoản 62714 “ Chi phí khấu hao TSCĐ sản xuất nước sạch”
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết tài khoản
Quý III năm 2006
Tài khoản 62714 “ Chi phí vật khấu hao TSCĐ nước sạch”
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21141(KHTS)
2141
23.851.442
23.851.442
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21142(KHTS)
2141
135.076.795
158.928.237
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21111(KHTS)
2141
9.050.715
167.978.952
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21121(KHTS)
2141
14.959.817
182.938.769
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21121(KHTS)
2141
7.922.301
190.861.070
31/09
Phân bổ khấu hao TSCĐ- 21122(KHTS)
2141
94.249.528
285.110.598
31/09
Kết chuyển chi phí sản xuất chung – Sản xuất nước
1541
285.110.598
Tổng phát sinh
285.110.598
285.110.598
Dư cuối kỳ
Ngày… tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
2.4.3.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch.
Để phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất nước sạch của Phân xưởng nước như chi phí tiền điện thoại, chi phí sửa chữa điện thoại, chè thuốc… kế toán mở chi tiết tài khoản 62717 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch”.
Căn cứ vào giấy báo nộp tiền điện và hoá đơn mua hàng kế toán nhập dữ liệu vào máy và định khoản.
Số chứng từ: 323
Ngày 18 tháng 07 năm 2006
Diễn giải: Thanh toán tiền điện thoại tháng 6 năm 2006.
Định khoản.
Nợ TK 62717 337.345
Nợ TK 1331 16.060
Có TK 111 353.405
Trích sổ chi tiết tài khoản 62717 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch”.
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
(ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết tài khoản
Quý IIInăm 2006
Tài khoản 62717 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài nước sạch”
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
12/07
311
Chi s/c máy điện thoại
111
60.000
60.000
18/07
323
Tiền điện thoại
T6/2006- PXN
331
353.405
413.405
23/07
331
Chi tiền đặt báo QIII/06 Phân xưởng nước
111
329.900
743.305
23/07
334
Chi tiền đặt báo QIII/06 Phân xưởng nước
111
39.000
782.305
16/08
357
Tiền điện thoại T7/06 Phân xưởng nước
311
351.796
1.134.101
02/09
372
Thu tiền điện thoại
T4, 5, 6/06 – PXN
111
457.900
676.201
13/09
039
Tiền điện thoại T8/06 Phân xưởng nước
331
290.703
966.904
14/09
043
Chi tiền mua chè T6+7/06 – PXN
111
60.000
1.026.904
21/09
349
Thu tiền điện thoại T7/06 – PXN
111
129.000
897.904
29/09
324
Chi tiền đặt báo QIII/06 Phân xưởng nước
111
565.500
1.463.404
30/09
358
Mua vật tư s/c điện cho Phân xưởng nước
111
517.800
1.981.204
30/09
358
Mua vật tư s/c điện cho Phân xưởng nước
111
197.000
2.178.204
30/09
358
Mua vật tư s/c điện cho Phân xưởng nước
111
300.000
2.478.204
31/09
35
Kết chuyển chi phí sản xuất chung – Sản xuất nước
1541
2.478.204
Tổng phát sinh
3.065.104
3.065.104
Dư cuối kỳ
Ngày… tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
2.4.3.6 Chi phí bằng tiền khác nước sạch.
Chi phí bằng tiền khác của Công ty Cấp nước Yên BáI được tính vào chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nộp lệ phí tạm trú của Phân xưởng nước, chi phí sửa chữa họng cứu hoả, công tác phí, chi tiền lương nghỉ phép + tiền tàu xe, Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân Phân xưởng nước, đội quản lý sản lượng, thu ngân, kiểm tra bảo vệ và nhân viên bộ phận văn phòng.
Căn cứ vào Phiếu chi kế toán nhập dữ liệu vào máy và định khoản.
Số chứng từ: 331
Ngày 23 tháng 07 năm 2006
Diễn giải: Chi tiền đặt báo Quý III Phân xưởng nước
Định khoản.
Nợ TK 62718 52.000
Có TK 111 52.000
Theo chế độ tài chính hiện hành, tỷ lệ các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ được quy định là 25% trên tổng quỹ lương. Trong đó:
+ Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH): được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương của Công ty. Người sử dụng lao động (Công ty) phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất nước, còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ).
+ Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho công nhân, nhân viên có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ tài chính hiện hành Công ty phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 3% tổng quỹ lương, trong đó Công ty phải chịu 2% (tính vào chi phí sản xuất nước), còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ).
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ): là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn của Công ty. Theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và Công ty phải chịu toàn bộ ( tính vào chi phí sản xuất nước).
Tiêu thức
Tổng trích
Tính vào chi phí
Công nhân phải nộp
BHXH
20%
15%
5%
BHYT
3%
2%
1%
KPCĐ
2%
2%
Cộng
25%
19%
6%
Từ các Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán tổng hợp số tiền trích của toàn Công ty được tính vào chi phí sản xuất trong Quý III năm 2006.
Trích BHXH 15% vào chi phí = 11.667.600đ
Trích BHYT 2% vào chi phí = 1.555.700đ
Trích KPCĐ 2% vào chi phí = 1.666.200đ
Sau khi tính các khoản trích theo lương kế toán nhập dữ liệu vào máy và định khoản trên cơ sở Phiếu chi và Bảng tổng hợp lương.
Số chứng từ. 026B,026C, 027C
Ngày 31 tháng 09 năm 2006
Diễn giải: Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất nước
Định khoản.
Nợ TK 62718 14.885.300
Có TK 3382 1.662.000
Có TK 3383 11.667.600
Có TK 3384 1.555.700
Trích sổ chi tiết tài khoản 62718 “ Chi phí bằng tiền khác nước sạch”.
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
(ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết tài khoản
Quý III năm 2006
Tài khoản 62718 “ Chi phí bằng tiền khác nước sạch”
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
12/07
341
Chi s/c máy điện thoại và tiền chè T5,6/2006
111
23.000
23.000
18/07
320
Chi mua văn phòng phẩm Quý III/06 – PXN
111
52.000
75.000
26/07
348
Chi mua bánh kẹo
111
300.000
375.000
08/08
353
Chi bồi dưỡng
111
630.000
1.005.000
21/08
370
Thu tiền phí vệ sinh môi trường QIII/06
111
300.000
1.305.000
24/08
377
Chi n/c, s/c họng cứu hoả Km 4 - đường ĐB
111
60.000
1.365.000
10/09
397
Chi mua cây giống
111
240.000
1.605.000
10/09
397
Chi mua cây giống
111
30.000
1.635.000
31/09
435
Chi lương nghỉ phép
111
100.000
1.735.000
31/09
026B
Trích BHXH QuýIII/2006
3383
11.667.600
13.402.600
31/09
026C
Trích BHYT QIII/06
3384
1.555.700
14.958.300
31/09
027B
Trích KPCĐ QuýIII/2006
3382
1.662.000
16.620.300
31/09
35
Kết chuyển chi phí sản xuất chung – SXN
1541
16.620.300
Tổng phát sinh
16.620.300
16.620.300
Dư cuối kỳ
Ngày… tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Trích sổ cái tài khoản 6271 “ Chi phí sản xuất chung sản xuất nước sạch”
sổ cái tài khoản
(Dùng cho hình thức nhật ký chung)
Quý III năm 2006
Tên tài khoản: “ 6271 - Chi phí sản xuất chung sản xuất nước sạch”
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
Số hiệu
TK ĐƯ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
STT
Dòng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong tháng 07/2006
318
06/07
Xuất vật liệu sửa chữa hố van Km 5 đường ĐTH
1521
423.906
321
12/07
Xuất vật tư sửa chữa đường ống ngã tư DTH
1521
60.000
394
23/07
Tiền điện thoại T6/2006
331
353.405
……......
Cộng số phát sinh trong tháng 07/2006
7.745.549
137.402
Số dư cuối tháng 07/2006
7.608.147
Số phát sinh trong tháng 07/2006
401
22/08
Tiền điện thoại T7/2006
331
351.796
404
22/08
Xuất BHLĐ
1531
22.336
…………
Cộng số phát sinh trong tháng 08/2006
5.250.960
Số dư cuối tháng 08/2006
12.859.107
Số phát sinh trong tháng 08/2006
…………
439
07/09
Xuất thay thế van xả khí
1521
4.930.000
447
08/09
Xuất sửa chữa đường ống 50 đại lộ THĐ
1521
11.921
35
31/09
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
1541
325.928.546
…………
Cộng số phát sinh tháng 09/2006
313.656.339
326.515.440
Số dư cuối tháng 09/2006
Cộng luỹ kế từ đầu quý
326.652.848
326.652.848
Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang số 01
Ngày mở sổ.
Ngày… tháng… năm
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên
Cuối quý, máy tính sẽ tự động kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sang tài khoản 1541 “ Chi phí sản xuất dở dang” để tính giá thành sản xuất của sản phẩm nước sạch trong Quý III năm 2006 theo định khoản sau.
Nợ TK 1541
Có TK 6271
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung sản xuất nước sạch.
TK 6271
TK 62711
TK 62712
TK 62713
TK 62714
TK 62717
TK 62718
TK 1541
5.574.200
11.904.802
4.060.442
285.110.598
2.478.204
16.620.300
325.928.546
2.4.3.5 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Với đặc thù quy trình công nghệ sản xuất giản đơn chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất là nước sạch, sản lượng nước sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu, không có sản phẩm dở dang. Do đó, công ty không phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.4.4 Tổng hợp chi phí sản xuất nước sạch và tính giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm nước sạch.
2.4.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm nước sạch.
Cuối quý, sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí để tập hợp chi phí sản xuất nước sạch. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyn HTK nên để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng “ TK 1541 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
Trong quá trình tập hợp chi phí theo các khoản mục, cuối quý máy tính sẽ tự động kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang bên nợ tài khoản 1541 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản xuất của sản phẩm nước sạch.
Căn cứ vào các chứng từ kết chuyển chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cuối mỗi quý kế toán nhập dữ liệu vào máy và định khoản.
Số chứng từ: 33, 34, 35
Ngày 31 tháng 09 năm 2006
Diễn giải: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Định khoản.
Nợ TK 1541 574.651.216
Có TK 6211 161.056.370
Có TK 6221 87.666.300
Có TK 6271 325.928.546
Trích sổ chi tiết “TK 1541 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nước sạch”.
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
(ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Sổ chi tiết tài khoản
Quý III năm 2006
Tài khoản 1541: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nước sạch”
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh
Số dư
Ngày
Số
Nợ
Có
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/09
33
K/c chi phí NVL sản xuất nước
6211
161.056.370
161.056.370
31/09
34
K/c chi phí nhân công sản xuất nước
6221
87.666.300
248.722.670
31/09
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62711
5.754.200
254.476.870
31/09
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62712
11.904.802
266.381.672
31/09
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62713
4.060.442
270.442.114
31/09
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62714
285.110.598
555.552.712
31/03
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62717
2.478.204
558.030.916
31/09
35
K/c chi phí sản xuất chung sản xuất nước
62718
16.620.300
574.651.216
31/09
36
K/c chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
6321
574.651.216
Tổng phát sinh
574.651.216
574.651.216
Dư cuối kỳ
Ngày… tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm nước sạch
TK 1541
TK 6211
161.056.370
TK 6321
TK 6221
87.666.300
574.651.216
TK 6271
325.928.546
2.4.4.2.Tính giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) sản phẩm nước sạch.
Với đặc thù sản phẩm nước sạch sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ trực tiếp hết bấy nhiêu. Tất cả các khoản ghi giảm chi đều được phản ánh trực tiếp trên các tài khoản chi phí 6211, 6221, 6271 tương ứng. Do đó, đến cuối kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành sản phẩm thì các khoản ghi giảm chi phí bằng 0. Vì vậy, tổng hợp chi phí sản xuất (được tổng hợp bên nợ “ TK 1541 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”) cũng chính là giá thành sản xuất sản phẩm nước sạch (giá thành công xưởng).
Căn cứ vào các chứng từ kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm nước sạch cuối mỗi quý kế toán nhập dữ liệu vào máy và định khoản.
Số chứng từ: 22
Ngày 31 tháng 09 năm 2006
Diễn giải: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tính giá thành sản phẩm nước sạch.
Định khoản.
Nợ TK 6321 574.651.216
Có TK 1541 576.651.216
Công ty cấp nước yên bái Mẫu số S03a- DN
167 Nguyễn Phúc- TP Yên Bái-Tỉnh Yên Bái (Ban hành theo QĐ Số 15/2003/QĐ-BTC
(ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
giá thành nước máy
Quý III năm 2006
Sản lượng: 283113M3
Mã số
Chỉ tiêu
Chi phí quý
Chi phí cho 1m3 nước
2
1
3
4
01
Nguyên vật liệu
5.445.890
19
02
- Clo lỏng: 470 Kg
5.445.890
19
07
- Điện sản xuất
155.610.480
549
09
Lương công nhân sản xuất
87.666.300
309
11
Chi phí phân xưởng
325.928.546
1.151
13
- Khấu hao TSCĐ
285.110598
1.007
15
Cộng giá thành công xưởng
574.651.216
2.029
Phần 3
Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái
1. Đánh giá chung về thực trạng công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái.
Trải qua 68 năm xây dựng và phát triển Công ty Cấp nước Yên Bái đã ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, các khối cơ quan và phục vụ sản xuất công nghiệp cuả các doanh nghiệp sản xuất khác trên địa bàn Thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình.
Thực hiện theo Quyết định số 516/QĐ-UB ngày 29 tháng 08 năm 1997 của UBND tỉnh Yên Bái Công ty Cấp nước Yên Bái được chuyển sang hình thức doanh nghiệp Nhà nước mang tính chất hoạt động công ích,phục vụ lợi ích công cộng là chính.
Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, sản xuất ra sản phẩm độc quyền, giá thành sản phẩm do UBND tỉnh quy định, nhưng không vì thế mà sản xuất của Công ty không phát triển mà ngược lại, trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng đầu tư nâng cấp, cải tạo xây dựng mới các công trình, hệ thống tuyến ống cấp nước và mở rộng thị trường tiêu thụ nước nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ nước, đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên môi trường là doanh thu, lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước.
Song song với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật là sự năng động của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trình độ quản lý của Công ty từng bước được nâng cao và hoàn thiện, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nước và trình độ quản lý của nhân viên văn phòng.
Qua thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận thực tế về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái em xin đưa ra một vài nhận xét khái quát về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1. Ưu điểm
Về bộ máy quản lý
Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính các thông tin cần thiết cho lãnh đạo của Công ty trong việc tổ chức sản, quản lý kinh tế phù hợp với đặc yêu cầu quản lý kinh tế và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí theo hình thức tập trung. Cách bố trí như vậy rất phù hợp quy mô sản xuất giản đơn của Công ty.Việc tổ chức như vậy thuận tiện cho việc phân công lao động trong phòng kế toán tài chính và cung cấp thông tin kip thời cho công tác quản lý kinh tế tài chính toàn công ty .
Phòng kế toàn tài chính của công ty gồm 5 người là những nhân viên có trình độ và nghiệp vụ kế toán, hăng say làm việc và có trách nhiệm cao trong công việc, biết phối hợp nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán và kìp thời cung cấp số liệu để lập báo cáo tài chính .
Về tổ chức công tác kế toán
Công ty đã tổ chức một hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh vừa đảm bảo đúng nguyên tắc và chế độ kế toàn vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Các bảng phân bổ ,các loại sổ được ghi chép và tính toán một cách đầy đủ rõ ràng và thống nhất. Hệ thống chứng từ được luân chuyển khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác .
Công ty sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung rất phù hợp với thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Cấp nước Yên Bái. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán được lập đúng theo quyết định số 15/2006 /QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính nhằm đảm bảo phù hợp với hoạt động kế toán tại Công ty. Quy trình luân chuyển chứng từ đúng và hợp lý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Ngoài ra, Công ty còn đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người quản lý tạo điều kiện cho tổng hợp kế toán cuối kỳ và lập các báo cáo.
Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Về công tác tiền lương hiện nay công ty đang thực hiện chế độ trả lương khoán cho từng bộ phận .Điều này có tác dụng rất lớn nhằm tạo ra động lực cho nhân viên trong công ty gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất góp phần khuyến khích tinh thần lao động ý thức trách nhiệm trong sản xuất của công nhân .
Công ty cấp nước là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, mô hình kế toán tập trung,quy trình công nghệ sản xuất giản đơn.Do đó việc theo dõi, kiểm kê và hạch toán vật tư, nguyên vật liệu được chính xác và kịp thời. Hơn thế nữa các loại vật tư mà công ty sử dụng để khắc phục cho sản xuất chính ít, được mua về có đầy đủ chứng từ hoá đơn hoặc thông qua hợp đồng kinh tế.
Lao động của công ty tương đối ổn định ít có biến động nên công tác quản lý nhân sự và kế toán tiền lương gặp nhiều thuận lợi.Trong việc tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên Công ty, Công ty đã áp dụng hình thức trả khoán lương theo sản phẩm nước thu hồi được, nên đã động viên khuyến khích được người lao động gắn bó với công việc, với công ty hơn và thu nhập cũng được đảm bảo hơn.
Đồng thời công ty có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ có một sản phẩm duy nhất đó là nước sạch. Nước sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu nên không có sản phẩm nhập kho và cũng không có sản phẩm dở dang. Hoá đơn tiền vừâ là phiếu nhập kho , phiếu xuất kho, giá vốn hàng bán và cũng chính la doanh thu bán hàng của công ty.Nguyên vật liệu cũng vậy, xuất ra bao nhiêu được tính vào chi phí hết không phải phân bổ, kể cả chi phí khác nói chung. Do đó, chi phí sản xuất tập hợp được bao nhiêu thì tính hết vào chi phí bấy nhiêu. Vì vậy rất thuận lợi cho các phần hành kế toán nói chung và cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
1.2 Nhược điểm.
Bên cạnh những thuận lợi, công ty còn gặp một số những khó khăn nhất định .
Về quản lý tiền lương: là một doanh nghiệp hoạt động công ích việc xét duyệt định mức lao động, đơn giá tiền lương còn phụ thuộc vào các ngành trong Tỉnh. Do đó về công tác tiền lương của những tháng đầu năm thường bị chậm phải chờ đợi không phát huy được tính chủ động.
Trong quá trình thực hiện các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất nước kế toán tiền lương không tiến hành trích trực tiếp trên tài khoản 6221 “ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nước” mà trích vào tài khoản 62178 “ Chi phí băng tiền khác phân xưởng nước”.Như vậy là sai quy định về trích các khoản theo lương của chế độ tài chính.
Về quản lý tài sản cố định: Phần tài sản cố định đầu tư cho tương lai có giá trị lớn, công suất mới chỉ đạt được từ 28,6% quý III /2006. Nếu trích đúng, đủ thì giá thành nước máy quá lớn dẫn đến hàng năm công ty sẽ bị lỗ hơn 3 tỷ đồng. Vì vậy, được sự phê duyệt của UBND Tỉnh Yên Bái Công ty cấp nước Yên Bái đã tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ thu hồi sản phẩm so với công suất nhà máy.Việc trích như vậy là sai theo Quyết định số 206/2003/ QĐ - BTC ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Về quản lý vật tư: Công ty vẫn chưa có định mức cụ thể mà chỉ căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế của Phân xưởng nước.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty vẫn bố trí thủ kho kiêm thủ quỹ như vậy là không đúng với nguyên tắc tài chính.
Về quản lý chi phí sản và tính giá thành sản phẩm: Chi phí tiền điện chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nước. Xong Công ty vẫn chưa có cơ chế khoán cho Phân xưởng nước để tránh tình trạng lãng phí điện.
Tiền điện của bộ phận Văn phòng được hạch toán vào TK 6211 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất nước”. Hạch toán như vậy là sai quy định của Chế độ tài chính.
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cấp nước Yên Bái.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán ở doanh nghiệp sản xuất. Tập hợp đúng, đầy đủ chi phí sản xuất sẽ tính được giá thành chính xác tạo điều kiện cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định quản trị một cách đúng đắn góp phần mang lại kết quả cao nhất cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một các chính xác không chỉ là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ trung thực, từng loại chi phí về mặt khối lượng theo thực tế phát sinh, tính cho từng loại chi phí theo đúng nguyên tắc tại thời điểm phát sinh chi phí mà quan trọng hơn cả là đảm bảo kiểm tra được tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của từng chi phí. Tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinh, đúng các đối tượng chịu chi phí, đối tượng tính giá thành.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cấp nước Yên Bái
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tổ chức tập chung phù hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên để tránh thiếu sót hay sơ xuất không đáng có xảy ra Công ty không nên bố trí làm kiêm nghiệm Thủ kho kiêm Thủ quỹ.Bố trí như vậy tuy có tiết kiệm được chi phí tiền lương, bộ máy kế toán gọn nhẹ, nhưng về mặt nguyên tắc là không đúng.
Kế toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên:
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất nước sạch.
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất nước tuy không là bắt buộc song cũng hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.Vì nó góp phần tương đối lớn vào việc ổn định chi phí giá thành sản phẩm. Công ty nên thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính. Nếu công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính, như vậy thì tháng nào có số công nhân nghỉ phép nhiều sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó tăng lên, từ đó chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến giá thành sản xuất cũng tăng lên.
Để lập được kế hoạch trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nước – Phân xưởng nước, Kế toán phải căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm của công nhân trực tiếp sản xuất nước để tính số tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch.
=
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNTTSX
Tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTTSX
x
Tỷ lệ
trích trước
Tỷ lệ
trích trước
=
Tổng tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNTTSX
x
100
Tổng tiền lương chính kế hoạch năm của CNTTSX
Trình tự hach toán như sau.
Trích trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân trực tiếp sản xuất nước như sau.
TK 3351
TK 6221
TK 3341
Trích trước tiền lương vào chi phí
Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân TTSX
Định khoản :
Trích trước tiền lương nghỉ phép.
Nợ TK 3351
Có TK 3341
Trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí.
Nợ TK 6221
Có TK 3351
Các khản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn).
Hiện nay, Công ty cấp nước Yên Bái đang hạch toán các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất nước – Phân xưởng nước vào “TK 62718 – Chi phí bằng tiền khác nước sạch” là sai quy định của Chế độ kế toán .
Cụ thể: Tháng 7 năm 2006 kế toán Công ty đã hạch toán như sau.
Trích các khoản theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất nước.
Nợ TK 62718 14.885.300
Có TK 3382 1.662.000
Có TK 3383 11.667.600
Có TK 3384 1.555.700
Việc trích như vậy là sai quy định của Chế độ tài chính. Các khoản trích theo lương này cần phải hạch toán theo đúng quy định của Chế độ tài chính là hạch toán vào “ TK 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp”.
Tuy việc hạch toán như vậy không làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước. Vì chi phí sản xuất ở Công ty cấp nước Yên Bái được hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm (sản phẩm nước sạch và sản phẩm lắp đặt). Nhưng nó làm cho việc theo dõi các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất nước sạch không đúng đồng thời còn làm cho “TK 62718 – Chi phí bằng tiền khác nước sạch” tăng lên và khi xác định các yếu tố chi phí để lập các Báo cáo không chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.
Vậy công ty nên hạch toán lại các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất nước vào “ TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nước sạch” như sau:
Định khoản
Nợ TK 6221 14.885.300
Có TK 3382 1.662.000
Có TK 3383 11.667.600
Có TK 3384 1.555.700
Chế độ ăn ca.
Hiện tại Công ty còn đang thực hiện chế độ ăn ca 3000đ/1ngày công thấp hơn so với quy định hiện hành chế độ ăn ca tối thiểu là 5000đ/ngày công, như vậy là Công ty không thực hiện đúng chế độ tiền lương ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên văn phòng trong Công ty.
Công ty nên tăng tiền ăn ca cho tất cả đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nước và nhân viên văn phòng công ty lên ít nhất là 5000đ/ ngày công hoặc có thể cao hơn nữa để đảm bảo quyền lợi cho cho người lao động.
Về quản lý chi phí.
ở Công ty vẫn còn tồn tại tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu( điện sản xuất nước sạch) . Vì vậy, Công ty phải có kế hoach tiết kiệm nguyên vật liệu bằng cách
Bắt đầu từ tháng 01 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ra Quyết định về tăng giá điện, trong khi đó chi phí tiền điện lại chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sản xuất nước. Do đó, Công ty phải có kế hoạch tiết kiệm điện bằng cách xây dựng các định mức cụ thể về nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất đồng thời cũng cần phải xây dựng cơ chế khoán cho Phân xưởng nước về việc sử dụng điện, công ty nên có chính sách thưởng phạt rõ ràng về tiết kiệm và lãng phí điện , nguyên vật liệu.
Hiện nay, ở Công ty cấp nước Yên Bái tiền điện của bộ phận Văn phòng được hạch toán vào “ TK 6211 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.
Cụ thể: Tháng 7/2006 Công ty đã hạch toán chi phí tiền điện của bộ phận Văn phòng như sau.
Nợ TK 6211 1.252.500
Có TK 331 1.252.500
Hạch toán như vậy là sai quy định của Chế độ tài chính hiện hành.Theo quy định khoản chi phí này được hạch toán vào TK 6428 “ Chi phí bằng tiền khác”. Vì trong công ty Cấp nước Yên Bái chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm (sản phẩm nước sạch và sản phẩm lắp đặt) nên việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh chính xác giá thành của từng loại sản phẩm.
Công ty nên hạch toán lại chi phí tiền điện của bộ phận Văn phòng theo đúng quy định của Chế độ tài chính vào “TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác như sau:
Nợ TK 6428 1.252.500
Có TK 331 1.252.500
Sử dụng phần mềm kế toán.
Hạch toán kế toán trên máy đòi hỏi phải chính xác cao, Công ty nên bổ xung thêm cán bộ kế toán trẻ có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có trình độ vi tính tốt để trẻ hoá đội ngũ nhân viên kế toán. Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kế toán, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường hiện nay.
Kết luận
Trong công tác quản lý kinh tế nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến việc tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm để có thể tính được giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó vạch ra các kế hoạch và biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bài chuyên đề với đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái ” đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong công tác kế toán tâph hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời khái quát được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái, chỉ ra những tồn tại và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em kính mong các Thầy, các Cô xem xét và bổ sung để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phùng Thị Đoan cùng các cô, chú trong phòng Tài chính kế toán của Công ty Cấp nước Yên Bái đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Kim Oanh
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5000.doc