Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cao su sao vàng Hà Nội (T/c)

Chương I CáC VấN Đề CHUNG Về Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM dc 1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp Nhìn chung, ngành sản xuất công nghiệp hiện nay đang rất phát triển. Sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng hoàn toàn hài lòng và tin tưởng về chất lượng cũng như mẫu mã quy cách. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, từ đó số lượng sản phẩm không ngừng được tăng lên. Chính vì vậy, Chúng ta phải có những phương pháp tổ chức hợp lý để có thể

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cao su sao vàng Hà Nội (T/c), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ hiện nay. 1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại CPSX chủ yếu 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chỉ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. 1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, mục đích sử dụng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất, kế toán cần phải phân loại theo các yếu tố chi phí sản xuất để dễ dàng trong quản lý. 1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế(Yếu tố chi phí) Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) trong kỳ báo cáo. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo, như: Điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: Tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo... Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế như sau: - Trong phạm vi quản lý vi mô: Phục vụ quản lý CPSX, phân tích đánh giá tinh hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSX theo yếu tố, lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt,kế hoạch sử dụng lao động... kỳ kế hoạch. - Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hoá và lao động sống. 1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (Khoản mục chi phí) Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí sản xuất phát sinh có cùng công dụng kinh tế, không phân biệt nội dung công dụng của chi phí đó. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí sau: - Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như:lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất...), ngoài hai khoản mục trên. Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: CPSXC cố định và CPSXC biến đổi: - CPSXC cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theo phương pháp bình quân, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng,... và chi phí hành chính ở các phân xưởng sản xuất. - CPSXC biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao0 gồm các nội dung sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất. + Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng. +Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động... + Chi phí khấu hao TSCĐ: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng trong phân xưởng, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng... + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giâ6ý phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại... không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ. + Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí có tác dụng phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩmvà phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.2.2.3 Phân loại chi phí theo quan hệ với quan hệ sản lượng sản phẩm sản xuất Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX chia làm 2 loại: - Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... - Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng... Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 1.3 ý nghĩa của công tác quản lý CPSX trong quá trình hoạt động SXKD Đối với người quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Đặc biệt trong một doanh nghiệp, chi phí sản xuất là một bộ phận chi phí chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí sản xuất đó. Phân tích các hoạt động phát sinh chi phí sản xuất tốt mới có thể quản lý chi phí sản xuất ở toàn doanh nghiệp nói chung và từng bộ phận nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn là vấn đề trọng yếu của các nhà kinh doanh. Chính vì thế, phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất có vị trí hết sức quan trọng và cần thiết. Yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất là phải tổ chức hạch toán chính xác, kịp thời để có thể cung cấp cho nhà kinh doanh những thông tin đầy đủ, tin cậy, từ đó đưa ra những quyết định đúng đẳntong kinh doanh, giúp họ tính toán được giá bán trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Như vậy, thực hiện mục tiêu của quản lý chi phí sản xuất là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng trong điều kiện giá bán không thay đổi hoặc không ngừng được nâng cao. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như với mỗi doanh nghiệp sản xuất. 1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm 1.4.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức – CPSX hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu CPSX thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN 1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất * Khái niệm chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát CPSX và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. * Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất - Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm ( đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm...) Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh * Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và sản phẩm được sản xuất, kế toán cần xác định được chi phí để tập hợp chi phí sản xuất từ đó tổ chức thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm * Khái niệm giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. * Các căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm - Đặc điểm tổ chức sản xuất - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm - Yêu cầu và trình độ quản lý - Trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. * Các loại đối tượng tính giá thành sản phẩm - Xét về mặt tổ chức sản xuất: + Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như: xây dựng, đóng tàu...) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. + Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hay sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn (như: dệt, bánh kẹo...) - Xét về quy trình công nghệ: +Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ sản xuất. +Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hay nửa thành phẩm tự chế biến. +Nếu quy trình sản xuất kiểu song song nhưng phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. 1.6 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp. Cung cấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định, xác định đúng đắn trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạnchế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau: TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, TK 627- Chi phí sản xuất chung, TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc TK 631- Giá thành sản xuất. 1.7.7.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp... * Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: TK 621 -Bên Nợ: - Bên Có: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất + Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản không hết nhập lại kho; phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch + Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật toán. liệu trực tiếp trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; + Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 – CP SXKD dở dang (hoặc bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất). TK 621 không có số dư cuối kỳ và phản ánh chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Phương pháp kế toán: (1) Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152- Nguyên vật liệu ( Phương pháp kê khai thường xuyên) Có TK 631- Mua hàng ( Phương pháp kiểm kê định kỳ) (2) Mua nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm không qua kho Nợ TK 621 Nợ TK 133 (Nếu có) Có TK 111, TK112, TK 331. (3.1) Trường hợp nguyên liệu, vật liệu còn lại cuối kỳ không sử dụng hết, nhưng để lại ở bộ phận sản xuất. Cuối kỳ trước kế toán ghi sổ: Nợ TK 621 Có TK 152 (3.2) Đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có 152- Nguyên vật liệu (4) Cuối kỳ trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho Nợ TK 152 Có 621 (5) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển hay phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào chi phí sản phẩm hoặc chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD (P.P KKTX- Theo mức bình thường) Nợ TK 631- Giá thành sản xuất (P.P KKĐK- Theo mức bình thường) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Số vượt trên mức bình thường) Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (sơ đồ 1.1) TK 621 TK611 TK154(TK631) (1) (5) TK152, 153 TK632 (3.2) (3.1) TK111, 112 TK 152 (2) (4) TK33 1.7.1.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, XDCB, dịch vụ. *Kết cấu và nội dung của TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp: TK622 - Bên Nợ: - Bên Có: CP NCTT tham gia trực tiếp vào quá trình + Kết chuyển CP NCTT trên mức bình sản xuất sản phẩm thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn hang bán trong kỳ; + Kết chuyển CP NCTT ở mức bình thường vào bên Nợ TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (hoặc bên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất) để tính vào giá thành của sản phẩm, dịch vụ. TK 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. Phương pháp kế toán (1) Các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền ăn ca, tiền thưởng, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK334- Phải trả công nhân viên (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả (3) Trích các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT theo tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuât sản phẩm vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có Tk 338- Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết: -TK3382 KPCĐ -TK3383 BHXH -TK3384 BHYT ) (4) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng lao động. Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD (P.P KKTX- Theo mức bình thường) Nợ TK 631- Giá thành SX (P.P KKĐK- Theo mức bình thường) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (Số vượt mức bình thường) Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (Sơ đồ 1.2) TK 622 TK 334 TK154(TK631) (1) (4) TK 335 (2) TK 338 TK 632 (3) 1.7.1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội, công trường... * Kết cấu và nội dung TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK627 - Bên Nợ: - Bên Có: Các chi phí sản xuất chung phát sinh + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất trong kỳ chung; + Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức bình thường và chi phí sản xuất chung biến đổi được kết chuyển vào TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ( hoặc vào TK 631- Giá thành sản xuất); + Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh trên mức bình thường được kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. TK 627- Chi phí sản xuất chung, không có số dư cuối kỳ TK 627 có các TK cấp II: 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 - Chi phí vật liệu 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 - Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp kế toán (1) Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca cho nhân viên phân xưởng. Nợ TK 627 (6271)- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334- Phải trả công nhân viên (2) Các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng tính vào chi phí sản xuất: Nợ TK 627 (6271)- Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết: TK 3382 TK 3383 TK 3384) (3) Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng cho quản lý phục vụ sản xuất ở phân xưởng. Nợ TK 627( 6272)- Chi phí vật liệu Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (4) Trị giá công cụ dụng cụ sử dụng trong phân xưởng Nợ TK 627( 6273)- Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 153- Trị giá công cụ dụng cụ xuất kho có giá trị không lớn Có TK 142- Phân bổ trị giá CCDC có giá trị lớn (5) Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng Nợ TK 627( 6274)- Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214- Khấu hao TSCĐ (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động tại phân xưởng, bộ phận sản xuất Nợ TK 627( 6277)- Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133( nếu có) Có TK 111,TK 112, TK 331... (7) Các khoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng, bộ phận sản xuất. Nợ TK 627( 6278)- Chi phí bằng tiền khác Có TK 111, TK112- Tổng giá thanh toán (8) Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh Nợ TK 111,TK 112... Có TK 627- Chi phí sản xuất chung (9) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD (P.P KKTX- Chi phí sản xuất chung cố định theo mức bình thường và chi phí sản xuất chung biến đổi) Nợ TK 631- Giá thành sản xuất (P.P KKĐK- Chi phí sản xuất chung cố định vượt trên mức bình thường) Có TK 627- Chi phí sản xuất chung Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (Sơ đồ 1.3) TK 627 TK 334 TK111,112,138 (1) TK 338 (2) TK 152 (3) TK 632 TK153,142 (4) TK154(TK631) TK 214 (5) TK331,335 (6) TK112,141,111 TK133 (7) 1.7.1.4 TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ *Kết cấu và nội dung: TK 154 - Bên Nợ: - Bên Có: Tập hợp CP NL, VL trực tiếp, CP NCTT, + Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm CPSXC phát sinh trong kỳ liên quan đến hỏng không sửa chữa được; sản xuất sản phẩm, dịch vụ. + Trị giá NVL, hàng hoá gia công xong nhập kho; + Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán; + Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng. - Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ TK 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX (phân xưởng, giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng). 1.7.1.5 TK 631- Giá thành sản xuất TK 631- Giá thành sản xuất, để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở đơn vị sản xuất trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. *Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631 – Giá thành sản xuất: TK 631 - Bên Nợ: - Bên Có: + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ; +Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong chuyển vào TK 154; kỳ. + Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 – Giá vốn hàng bán. TK 631 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. 1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.7.2.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên (Sơ đồ 1.4) 1.7.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Sơ đồ 1.5) 1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.8.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT Sơ đồ 1.4 TK 154 D đk: xxx TK 621 TK138 K/c chi phí NVL TT Bắt người gây thiệt hại bồi thường trị giá s.p hỏng không sửa chữa được TK 622 TK 152 K/c chi phí NCTT Trị giá phế liệu thu hồi của sản phẩm hỏng TK 627 TK155,157 K/c chi phí SXC SPSX xong (nhập kho) thành phẩm Chuyển giao thẳng cho người mua hàng D đk: xxx Sơ đồ 1.5 TK 631 TK 154 TK 154 K/c trị giá s.p d.d đầu kỳ S.P D.D cuối kỳ sau kiểm kê TK 621 TK 611 Trường hợp s.p hỏng không sửa chữa được K/c chi phí NVL trực tiếp TK 138 TK 622 TK632 K/c chi phí nhân công trực tiếp TK 627 TK 157 K/c chi phí sản xuất chung Giá thành s.x thực tế s.p hoàn thành trong kỳ 1.8.1.1 Nội dung của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí NL,VL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NL, VL trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. 1.8.1.2 Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau: D dk+ Cn DCK = QHT+Qd x Qd Trong đó: DCK : chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Cn : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ QHT,Qd : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng SP DD cuối kỳ. 1.8.1.3 Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toan ít 1.8.1.4 Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dở dang chỉ có khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.8.1.5 Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. 1.8.2 Đánh giá sản phẩm theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 1.8.2.1 Nội dung: Căn cứ vào sản lượng sản phẩm hoàn thành để quy đổi sản lượng sản phẩm hoàn thành dở dang thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 1.8.2.2 Công thức tính: - Đối với chi phí bỏ ra ngay từ đầu dây chuyền (CP NVLTT) D dk+ Cn DCK = QHT+Qd x Qd Trong đó: DCK : Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Cn : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ QHT,Qd : Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng SP DD . - Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất chế biến (Chi phí vật liệu phụ trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,...) thì chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng. Công thức tính: D dk+ Ccb DCK = QHT+Qd’ x Qd’ Trong đó: Qd’= Qd * %HT Ccb: Chi phí sản xuất chế biến phát sinh trong kỳ 1.8.2.3 Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.8.2.4 Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang tính chủ quan. 1.8.2.5 Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. Đối với những sản phẩm có sản lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuấttương đối đều đặn, để đơn giản có thể xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả sản phẩm dở dang là 50%. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản lượng sản phẩm dở dang theo 50% chi phí, thực chất đây cũng là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương. 1.8.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Kế toán căn cứ vào sản lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp các khoản mục chi phí tính cho sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xác định được định mức chi phi sản xuất hợp lý và ổn định. 1.9 các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp. 1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.9.1.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn Công thức tính: Z= Ddk +C- DCK Z= Trong đó: Z (z):Tổng giá thành thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ Ddk, DCK: Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Q : Sản lượng sản phẩm hoàn thành 1.9.1.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số Công thức tinh: Ddk +C- DCK Zi = xQi xHi Q Zi zi = Qi Trong đó: Zi (zi):Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm thành hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành. Q: Tổng sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn. Qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi :Hệ số thực tế, kỹ thuật của sản phẩm i 1.9.1.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Công thức tính: Giá thành thực tế từng Tiêu chuẩn phân bổ của Tỷ lệ tính giá quy cách sản phẩm = từng quy cách sản phẩm x thành (theo từng (theo khoản mục) (theo từng khoản mục) khoản mục) Với: Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ giá thành = x 100% (theo từng khoản mục) Tổng tiêu chuẩn phân bổ 1.9.1.4 Phương pháp tính giá thành theo phương pháp loại trừ chi phí Công thức tính: Z= Ddk +C- DCK – CLT Trong đó: CLT :Chi phí cần loại trừ Z, Ddk, DCK, C:Tương tự phần trên 1.9.1.5 Tính giá thành theo phương pháp cộng chi phí Công thức tính: Z= Trong đó: Ci :CPSX tập hợp được ở từng bộ phận 1.9.1.6 Tính giá thành theo phương pháp liên hợp Đó là sự kết hợp giữa các phương pháp giản đơn với các phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp công chi phí và phương pháp tỷ lệ. 1.9.1.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức Công thức tính: = ± ± 1.9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp. 1.9.2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chứ._.c sản xuất kiểu đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hay hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng. Vì thế, tuỳ theo tiêu chuẩn, số lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp tính giá thành như: Phương pháp giản đơn, Phương pháp cộng chi phí, Phương pháp liên hợp, Phương pháp tỷlệ. 1.9.2.2 Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục: Đối với loại hình doanh nghiệp này, quy trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm. Do đó có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên tính giá thành được chia làm hai phương án: - Phương án tính giá thành có tính đến giá thành nửa thành phẩm. ở phương án này kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành như: Phương pháp giản đơn, Phương pháp cộng chi phí. - Phương pháp tính giá thành không tính đến giá thành nửa thành phẩm: Trong phương án này kế toán áp dụng phương pháp cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm. Chương II Thực Tế công Tác kế Toán chi phí sản xuất và Tính giá Thành sản phẩm Tại công Ty cao su sao vàng hà nội cd 2.1 Đặc điểm chung của công Ty cao su sao vàng hà nội. 2.1.1 Quá trình phát triển của Công ty: Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp vá săm lốp ô tô được thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sát nhập vào nhà máy Cao su Sao vàng- đó chính là tiền thân của nhá máy Cao su Sao vàng sau này. Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang nhãn hiệu “Sao Vàng”. Và cũng từ đó nhà máy mang tên : Nhà máy Cao su Sao Vàng Hà Nội. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hằng năm lấy ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỉ niệm thành lập nhà máy, một bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt- Trung (bởi toàn bộ công trình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và chính phủ Trung Quốc tặng nhân dân ta). Đây cũng là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất ,lâu đời nhất và duy nhất sản phẩm săm lốp ô tô, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm Cao su Việt Nam. Về kết quả sản xuất năm 1960- năm thứ nhất nhận kế hoạch của nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu như sau: + Giá trị tổng sản lượng :2.459.442đ + Các sản phẩm chủ yếu: - Lốp xe đạp: 93.644 chiếc - Săm xe đạp: 38.388 chiếc + Đội ngũ cán bộ công nhân viên: 262 người được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp. Năm 1988 –1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường - Đây là thời kỳ thách thức và cực kỳ nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHNC. Song với truyền thống Sao Vàng luôn toả sáng, với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, đã định hướng đúng rằng nhu cầu tiêu thụ săm lốp ở Việt Nam là rất lớn, nghĩa là chúng ta phải sản xuất để làm sao thị trường chấp nhận được. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập người lao động có chiều hướng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được vào trong cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện. Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả: - Theo QĐ số 645/ CNNG ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng. - Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty Cao su Sao Vàng. - Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215 QĐ/ TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Việc chuyển thành Công ty đương nhiên về cơ cấu tổ chức sẽ to lớn hơn, các phân xưởng trước đây sẽ trở thành xí nghiệp thành viên, đứng đầu là một Giám đốc xí nghiệp. Về mặt kinh doanh Công ty cho phép các xí nghiệp có quyền hạn rộng hơn đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Công ty có quyền ký kết các hợp đồng mua, bán nguyên liệu, liên doanh trong sản xuất và bán các sản phẩm với các đơn vị nước ngoài. Năm 1999, công ty tự hào đón nhận chứng chỉ ISO 9002 vàhiện nay chuẩn bị đón nhận chứng chỉ ISO 9001:20001, một công cụ quan trọng để công ty mở rộng thị trường sang các khu vực thế giới. Bảng tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh của công ty STT Một số chỉ tiêu Đơn vị tính 1999 2000 2001 2002 2003 1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 191.085 241.138 280.138 332.894 345.950 2 Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 233.486 286.731 275.435 334.761 405.700 3 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 12.966 17.368 18.765 15.876 13.789 4 Đầu tư mới Triệu đồng 34.257 29.315 36.523 40.750 39.689 5 Số lao động Người 2.069 2.645 2.646 2.924 2.924 6 Thu nhập bình quân Nghìn .đ/ng 950 1.250 1.320 1.340 1.115 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: * Chức năng: Công ty cao su Sao vàng ( thuộc Tổng Công Ty Hóa Chất Việt Nam ) là doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm cao su như săm lốp xe máy, xe đạp ô tô, máy kéo các sản phẩm khác bằng cao su như băng tải, ống cao su chịu áp lực Cua roa, các chi tiết kĩ thuật bằng cao su, pin các loại, ngoài ra công ty còn sản xuất một số mặt hàng theo đơn đặt hàng của đơn vị bạn như săm lốp máy bay SU, MIC..Công ty Cao su Sao Vàng là công ty lớn nhất , có công nghệ sản xuất săm lốp hiện đại là con chim đầu đàn nghành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su của Việt Nam. * Nhiệm vụ: Thực hiện các chế độ , chính sách về quản lý tài chính và xã hội theo đúng các quy phạm pháp luật và quy định của Tổng công ty Hóa Chất Việt Nam. +Nghiên cứu phương thức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 + Khai thác sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cao. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch của công ty đã đặt ra và thích ứng với nhu cầu thị trường về mặt hàng săm lốp các loại. + Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất nâng cao, trình độ quản lý , trình độ nghiệp vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. + Công ty có nhiệm vụ tự hạch toán kinh doanh đảm bảo bù đắp chi phí và chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển nguồn vốn do Nhà nước cấp. + Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phảo đảm bảo mục tiêu an toàn lao động, bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh tuân thủ nghành nghề do nhà nước đề ra. Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của công nhân viên theo luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội . * Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, năng lực chuyên môn cuả đội ngũ kế toán, trình độ trang thiết bị và địa bàn hoạt động. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán. Trong đó, Công ty tổ chức bộ máy tập trung tại Công ty Cao su Sao vàng trụ sở tại Hà Nội. Nghĩa là, Công ty không tổ chức kế toán riêng tại xí nghiệp. Hàng ngày, nhân viên kế toán xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp và kiểm tra chứng từ ban đầu và định kỳ lập báo cáo chuyển cho phòng kế toán, đồng thời thực hiện công tác tài chính trong phạm vi đơn vị mình. Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu của xí nghiệp, tổ chức sổ sách kế toán dựa trên báo cáo ban đầu của xí nghiệp gửi lên và thực hiện công việc kế toán phát sinh ở phòng (ban) trực thuộc Công ty. 2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cao su sao vàng. 2.1.3.1 Các mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty Công ty Cao su Sao vàng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu chuyên sản xuất các loại sản phẩm về cao su với khối lượng lớn, là một trong những doanh nghiệp gia công chế biến cao su với tính năng cao chủ yếu phục vụ cho sản xuất và cho tiêu dùng. Trong đó phục cho sản xuất là các sản phẩm ô tô, phục cho tiêu dùng là săm lốp xe đạp, xe máy và một số sản phẩm khác. Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã kích thước phù hợp với nhu cầu thị trường. Sản phẩm chiếm được uy tín trên thị trường cả nước. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang các nước bạn như săm lốp máy bay, cánh quạt, dây curoa,.. Danh mục sản phẩm của công ty +Lốp xe đạp: trong đó có các loại lốp 650,680,…màu đen, màu đỏ, màu vàng. + Lốp xe máy: Lốp Viva, lốp win, lốp dream, lốp chaly, lốp 350-19…. + Săm xe máy các loại: + Lốp ô tô các loại: Lốp ôtô 5.00,750-16,9.00-20,10.00-20,12.00-20.. Săm ôtô các loại :750-16,9.00/10.00-20,11.00/12.00-20 yếm ô tô 7.50/8.25/9.00-20,10.000/11.00/12.00-20 + Lốp máy bay: SU, Mic + Băng tải các loại + Zoăng các loại + ống cao su các loại + ủng bảo hộ lao động + Đồ cao su + Pin R6,R20…. Biểu số lượng sản phẩm chính của công ty năm 2002-2003 Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu 2002 2003 Lốp xe đạp các loại 8.023.264 6.895.589 Săm xe đạp các loại 7.542.563 7.348.631 Lốp xe đạp các loại 160.877 130.485 Săm ô tô các loại 100.137 93.212 Yếm ô tô các loại 23.040 18.820 Lốp xe máy các loại 759.319 1.201.235 Săm xe máy các loại 1664.156 2.066.236 Pin các loại 42.495.780 45.985.458 2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng sản xuất chủ yếu (Sơ đồ 2.1) Quy trình công nghệ sản xuất của mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty Cao su Sao vàng khá phức tạp và trải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên, Công ty chia làm 2 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Từ các nguyên liẹu ban đầu là cao su sống và một số loại hoá chất, cao su được luyện như mong muốn của các nhà sản xuất để cung cấp cho giai đoạn sau tiếp tục chế biến. Trước đây, giai đoạn này được thực hiẹn tại chỗ. Để giảm độ ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn than đen sản xuất lốp ô tô nên một bộ phận cao su được chuyển lên Xuân Hoà để luyện. Giai đoạn 2: Là giai đoạn thành hình và lưu hoá cao su để tạo sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu dùng cho giai đoạn này là vải mành, dây thép tanh và bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Công nghệ này đã được công ty áp dụng trong nhiều năm và đem lại cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm. Tuy nhiên, Công nghệ sản xuất chưa mang tính đồng bộ cao giữa các sản phẩm, đòi hỏi phải thay thế dần những công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe (Sơ đồ 2.1) Nguyên vật liệu Ren răng hai đầu Cắt ba via thành vòng tanh Lồng ống nối và dập tanh Cắt tanh Kiểm tra thành phẩm (KCS) Đảo tanh Dây thép tanh Định hình lốp Lưu hoá lốp Thành hình lốp Cán hình mặt lốp Thí nghiệm nhanh Sơ luyện Cắt, sấy tự nhiên Cao su ống Đóng gói Thành hình cốt hơi Lưu hoá cốt hơi Nhiệt luyện Hỗn luyện Phối liệu Sàng, sấy Các hóa chất Nhập kho Cắt cuộn vào ống sắt Xé vải Cán tráng Sấy Vải mành 2.1..3.3 Công tác tổ chức bộ máy quản lý:(Sơ đồ 2.2) Hoạt động theo mô hình trực tiếp tham mưu, cơ cấu quản lý bộ máy của Công ty đứng đầu là Ban giám đốc (Giám đốc và các phó giám đốc phụ trách chuyên môn) với nghiệp vụ quản lý vĩ mô tiếp theo là các phòng ban chức năng và xí nghiệp thành viên. Cụ thể hiện tại Ban giám đốc Công ty gồm: Giám đốc và 5 Phó giám đốc cùng các phòng ban, đoàn thể, xí nghiệp . Trong đó: - Giám đốc Công ty: Lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất: Có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty trong định hướng xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều hành các cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như công tác bảo vệ an toàn cho sản xuất. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến sản xuất và bảo vệ sản xuất (khi được uỷ quyền).Duyệt danh sách công nhân được đào tạo nâng bậc, kết quả nâng bậc. Giúp Giám đốc Công ty điều hành công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và điều hành hoạt động của Công ty khi giám đốc đi vắng. - Phó giám đốc Công ty phụ trách kinh doanh, đời sống: Có nhiệm vụ xem xét tồn kho và yêu càu sản xuất. Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu, duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, ký đơn hàng, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu (khi được uỷ quyền). Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia các hội chợ, xem xét, tổ chức quảng bá sản phẩm, xem xét và quyết định mở các đại lý. Kiểm tra nội dung phê duyệt tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh (khi được uỷ quyền). Quan tâm đến đời sống của CBCNV trong toàn Công ty, giúp cho họ an tâm sản xuất. - Phó giám đốc Công ty phụ trách kỹ thuật và xuất khẩu: Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Xem xét nhu cầu và năng lực đáp ứng của Công ty về các sản phẩm xuất khẩu, giúp Giám đốc Công ty điều hành công việc có liên quan đến công tác kỹ thuật, công tác xuất khẩu ( khi được uỷ quyền). - Phó giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụgiúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản. Kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xay dựng cơ bản ( khi được uỷ quyền). - Phó giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại chi nhánh Cao su Thái bình: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh Cao su Thái Bình. Đièu hành các công việc có liên quan đến công tác sản xuất và bảo vệ sản xuất của Chi nhánh cao su Thái Bình. Sau ban Giám đốc là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về những phần việc cụ thể: - Phòng Tổ chức Hành chính: Với chức năng chính tham mưu cho Giám đốc và Ban lãnh đạo công ty về tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng. Đó chính là công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí CBCNV hợp lý trong toàn công ty nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiên đúng chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. - Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ thông tin và kiểm tra tài sản của Công ty với hai mặt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó. Phòng nắm vững thực trạng tài chính của Công ty, khả năng thanh toán cũng như khả năng chi trả của Công ty với bạn hàng. - Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm và theo dõi thực hiện mua bán vật tư, thiết bị cho sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra. Căn cứ vào thông tin trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế toán giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. - Phòng Đốingoại – Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư, hàng hoá, công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty. - Phòng Kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm về phần kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, kiểm tra chất lượng thông qua các thí nghiệm nhanh trong sản xuất. Kiểm tra, tổng hợp nghiên cứu công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Phòng Kỹ thuật cơ năng: Phụ trách các hoạt động cơ khí, năng lượng, động lực. - Phòng Xây dựng cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đàu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Nghiên cứu và đưa ra các đề án khả thi trình giám đốc xem xét để có kế hoạch đầu tư. - Phòng Thí nghiệm trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. - Phòng kho vận : có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra kiểm soát vật tư, hàng hoá nhập xuất qua kho công ty. - Phòng Kỹ thuật an toàn phụ trách mảng an toàn lao động 2.1.3.4 Công tác tổ chức sản xuất: (Sơ đồ 2.3) Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất những loại sản phẩm khác nhau: - Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy, lốp xe đạp, băng tải, dây cuaroa, các mặt hàng cao su kỹ thuật. - Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại. Ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. - Xí nghiệp cao su số 3: Sản phẩm chính là săm, yếm, lốp ô tô, lốp máy bay. - Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại và cao su kỹ thuật. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các xí nghiệp phụ trợ phục vụ cho xí nghiệp sản xuất chính như: - Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Xí nghiệp cơ điện: Chế tạo phụ tùng thay thế, chế tạo khuôn mẫu,sửa chữa thiết bị và cung cấp điện năng cho toàn Công ty. - Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ chuyển vật liệu về kho Công ty, rồi vật liệu từ kho Công ty về kho của xí nghiệp và vận chuyển phục vụ khâu bán hàng. - Xưởng Kiến thiết nội bộ: Nhiệm vụ chính là xây dựng, sửa chữa các công trình kiến thiết cơ bản, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp trong các đơn vị, xí nghiệp trong công ty. Cách thức tổ chức bộ máy sản xuất của các xí nghiệp cũng giống như một Công ty thu nhỏ. Tuỳ vào nhiệm vụ sản xuất của mỗi xí nghiệp mà mỗi xí nghiệp có cách thức tổ chức sản xuất đặc thù Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Sơ đồ 2.2) Giám đốc Công ty Bí thư Đảng uỷ Chủ tịch công đoàn PGĐ kinh doanh đời sống PGĐ XDCB tại công ty PGĐ XDCB tại Thái Bình PGĐ kỹ thuật xuất khẩu PGĐ sản xuất, bảo vệ sản xuất Văn phòng Đảng uỷ Phòng kỹ thuật cơ năng Phòng kỹ thuật cao su Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng xây dựng cơ bản Phòng thí nghiệm trung tâm Phòng tổ chức hành chính Phòng an toàn điều độ Phòng quân sự Phòng kế hoạch vật tư Phòng kho vận Phòng tiếp thị bán hàng Phòng tài chính kế toán Phòng đối ngoại XNK Văn phòng công đoàn Phòng quản trị bảo vệ Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất (Sơ đồ 2.3) Giám đốc công ty Phó giám đốc sản xuất Xí nghiệp cao su số 1 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 4 Xưởng kiến thiết bao bì Xí nghiệp năng lượng Xưởng luyện cao su BTP Xuân Hoà Chi nhánh cao su Thái Bình NM Pin cao su Xuân Hoà Bộ phận kiểm định XN cơ điện Nhà máy cao su Nghệ An 2.1.3.5 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty cao su Sao vàng - Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của phòng kế toán: Do quy mô của Công ty là tương đối lớn và địa bàn phục vụ khách hàng trải dài từ Bắc đến nam, nên ngoài cơ sở chính tại Hà Nội Công ty có thành lập một số chi nhánh tại các tỉnh phía như: Thái Bình, Xuân Hoà, Nghệ An. Song công tác kế toán tại Công ty vẫn tổ chức theo hình thức kế toán tập trung tức là chứng từ gốc hay hoá đơn mua bán phát sinh tại các chi nhánh định kỳ đều được tập hợp về phòng kế toán Công ty để kiểm tra và hạch toán. Như vậy phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh tại Công ty cùng như ở các chi nhánh, tổng hợp báo cáo kế toán toàn công ty gửi về Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước Phòng Kế toán của công ty co 11 người, mỗi người có chức năng nhiệm vụ cụ thể theo từng mảng công việc mà mình đảm nhiệm. -Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán tài vụ của Công ty được tổ chức theo sư đồ 2.4. Đứng đầu là kế toán trưởng. + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc về công tác tài chính kế toán của toàn Công ty, tổ chức và thực hiện các chính sách chế độ, các quy định của Nhà nước và của ngành về công tác tài chính, bảo vệ kế hoạch tài chính với Tổng công ty, tham gia ký kết và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. + Kế toán tổng hợp (Phó phòng 1): Có nhiệm vụ theo dõi và tổng hợp kết quả của các kế toán phần hành. Giúp đỡ kế toán trưởng trong việc quản lý số liệu và tổng hợp báo cáo. +Kế toán công nợ (Phó phòng 2): phụ trách bộ phận tiêu thụ bán hàng, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng và các nghiệp vụ liên quan đến thuế VAT. + Kế toán tiền mặt (kiêm thủ quỹ): Quản lý ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và xuất tiền mặt khi có lệnh chuyển tiền. Kế toán tiền mặt phải có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của lượng tiền mặt. +Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ thu chi lượng tiền gửi của công ty tại ngân hàng. +Kế toán nguyên vật liệu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu và thanh toán với người bán .Bộ phận này gồm 2 người. +Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản. Bên cạnh việc theo dõi từng loại tài sản về mặt hiện vật, kế toán phải theo dõi về nguyên giá và giá trị còn lại của từng tài sản. +Kế toán xây dựng cơ bản dở dang: Có nhiệm vụ phản ánh công tác đầu tư xây dựng cơ bản và tình hình sửa chữa tài sản cố định tại đơn vị. +Kế toán theo dõi tình hình huy động vốn, theo dõi các tài khoản tạm ứng và phải thu khác. +Kế toán tiền lương: Theo dõi tiền lương chi trả cho bộ phận gián tiếp, không theo dõi các nghiệp vụ có liên quan đến lương của công nhân trực tiếp sản xuất. +Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Cao su Sao Vàng (Sơ đồ 2.4) Phó phòng 1 Kế toán trưởng (trưởng phòng) Phó phòng 2 Kế toán tiền mặt (kiêm thủ quỹ) Kế toán ngân hàng Kế toán T/s cố định Kế toán XD cơ bản dở dang Kế toán theo dõi huy động vốn Kế toán tiền lương Kế toán tập hợp chi phí sx và tính giá thành Kế toán theo dõi bộ phận bán hàng Kế toán NVL + Hình thức kế toán Nhật kí chứng từ được áp dụng tại công ty gồm các loại sổ kế toán sau: - Nhật kí chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Trình tự hạch toán ở công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Trình tự hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ Sơ đồ (Sơ đồ 2.5) Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng phân bổ Bảng kê số 4 (154) Báo cáo quỹ hàng ngày Nhật kí-chứng từ số 7 Sổ cái 621,622,627,154 Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi phí phát sinh Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ kế toán ghi vào các bảng kê, bảng phân bổ có liên quan(ví dụ như bảng phân bổ nguyên vật liệu, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí sản xuất chung…). Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh vào các bảng kê, nhật kí chứng từ thì được phản ánh vào sổ chi tiết. Các chứng từ có liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào các báo cáo quỹ hàng ngày sau đó được ghi vào các bảng kê. Cuối tháng căn cứ vào các số liệu ở bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê, nhật kí chứng từ có liên quan rồi từ nhật kí chứng từ ghi vào sổ cái. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp số lượng chi tiết . Cuối thàng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các nhật kí chứng từ với nhau , giữa sổ cái với bảng tổng hợp số chi tiết. Căn cứ vào các số liệu từ các nhật kí chứng từ , bảng kê sổ cái , bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập các báo cáo tài chính. 2.2 Thực tế công tác ké toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng. 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành của Công ty - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất (CFSX) trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm rất nhiều loại với các nội dung kinh tế và công dụng khác nhau, do đó các CFSX phất sinh cần được tập hợp theo cácyếu tố khoản mục chi phí trong những phạm vi nhất định của doanh nghiệp mà ở đó các sản phẩm được thực hiện. Việc xác định đối tượng tập hợp CFSX thực chất là việc xác định những phạm vi giới hạn mà CFSX cần được tập hợp vào giá thành, nó phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, địa điểm phát sinh chi phí ở Công ty cao su sao vàng Hà Nội có 6 phân xưởng, các phân xưởng hoàn toàn độc lập với nhau, và ở từng phân xưởng có quy trình công nghệ sản xuất mỗi loại sản phẩm khác nhau. Để phù hợp với đối tượng đó, kế toán tập hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ chi sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp đối tượng chi phí sau đó kế toán mới hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. - Đối tượng tính giá thành: Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tính giá thành là kết quả sản xuất thu được sau một thời gian thi công, chế tạo. đó là những sản phẩm, các công việc nhất định đã hoàn thành. Đối với Công ty cao su sao vàng hà nội do đặc điểm kỹ thuật quy trình công nghệ sản xuất ở từng phân xưởng của Công ty theo kiểu chế biến liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ nối tiếp nhau; kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất không cho ra bán thành phẩm nhập kho hoặc bán ngoài mà chỉ những thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm * Phân xưởng Vải phin trắng CS đối tượng tính là: tấn * Phân xưởng lốp xe máy đối tượng tính là chiếc 2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty Cao su Sao Vàng là phát sinh trong quá trình sản xuất, các sản phẩm săm lốp đa dạng bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau, chi phí nhân công,......Thành phần chủ yếu là cao su chiếm đến 70%. 2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp a) Nội dung chi phí: Tại công ty cao su Sao Vàng chi phí nguyên vật liệu trực tiép chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Và phần lớn được mua từ bên ngoài. Nguyên vật liệu mua về chủ yếu là nhập kho, sau đó căn cứ vào nhu cầu sản xuất của từng phân xưởng trong từng thời kì để xuất kho. Ngoài ra cũng có loại vật liệu mua về không nhập kho mà đưa vào sản xuất luôn. Nguyên vật liệu chính của công ty thường là Dầu Plexon 112, Xúc tiến D, nhựa Cumaron, lưu huỳnh, phòng lão SPC,… Nguyên vật liệu phụ có thể là Vải mành 840 D/1, vải phin 3454,…. b) Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, xuất kho (phiéu lĩnh vật tư), bảng kê nhập xuất vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng đơn giá kế hoạch, bảng phân bổ chi phí bán thành phẩm…. c) Tài khoản sử dụng: Toàn bộ chi phí NVL trực tiếp được phản ánh trên TK 621. TK 621 có kết cấu như sau: Bên nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên có: Các khoản được phép ghi giảm chi phí NVL trực tiếp. Cuối kỳ kết chuyển chi phí sang tài khoản tính giá thành. Vì công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng xí nghiệp và hạch toán chi phí theo khoản mục phát sinh chi phí. Do vậy tài khoản 621( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) mở cho từng xí nghiệp. + TK 621.1 Xí nghiệp cao su số 1 + TK 621.2 Xí nghiệp cao su số 2 + TK 621.3 Xí nghiệp cao su số 3 + TK 621.4 Xí nghiệp cao su số 4 + TK 621.5 Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà Tại mỗi xí nghiệp tài khoản này được chi tiết cho từng loại vật liệu sử dụng. Cụ thể tại xí nghiệp 2 tài khoản này được chi tiết như sau: + TK 621.2.2 Chi phí nguyên vật liệu chính + TK 621.2.3 Chi phí nguyên vật liệu phụ d) Trình tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp: ở Công ty Cao su Sao vàng, nguyên vật liệu được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như phục vụ cho yêu cầu sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp, xuất bán và chế biến nội bộ. Trong đó, nguyên vật liệu được xuất dùng chủ yếu để phục vụ nhu cầu sản xuất. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế toán lập phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất từng xí nghiệp. Nguyên vật liệu dùng cho nhóm sản phẩm nào thì theo dõi riêng cho nhóm sản phẩm đó. Sau khi xuất kho , thủ kho ghi rõ khối lượng thực tế xuất dùng của NVL, CCDC . Trên phiếu lĩnh vật tư theo định mức không ghi đơn gía mà chỉ ghi số lượng. Vì quy trình sản xuất lốp xe đạp bao giờ cũng phải qua hai giai đoạn: xuất nguyênvật liệu để sản xuất bán thành phẩm, sau đó chuyển bán thành phẩm và các vật liệu chính, phụ khác để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu dùng cho tổ luyện chủ yếu là cao su hoá chất được theo dõi riêng để tính giá trị bán thành phẩm sau này( kế toán sử dụng tài khoản 621 luyện và sau đó tập hợp vào tài khoản 152.1). Để sản xuất bán thành phẩm (tổ luyện) thì công ty có rất nhiều các loại nguyên vật liệu như Dầu Plexon, Xúc tiến TNTD, Xúc tiến D, Xúc tiến DM, Màu vàng TQ, Màu đỏ Faika, nhựa Cumaron, KE 8675, lưu huỳnh, phòng lão SPC, oxit titan, cao su 3LNRB, cao su SVR 10 NRD, cao su 1712,…. Ngoài ra khi đưa vào sản xuất thành sản phẩm lốp hoàn chỉnh còn cần có các nguyên vật liệu như Vải mành 840 D/1 22S, vải mành D/2 22,4S/inch DV, vải phin 3454, ống nối tanh, tanh XĐ 1,83, tanh 0,96,…..Biểu mẫu phiếu lĩnh vật tư có dạng sau: ( biểu 1) Biểu 1. Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức (621 luyện) tên đơn vị: XNCS 2 Tháng 08/2003 Tên vật tư: cao su 3L NRB Đơn vị tính: kg Nợ: Mã vật tư: Có: Có: Ngày tháng Nhu cầu Thực lĩnh Ký nhận Số lượng đơn giá Thành tiền 3000 16/8 3008 P.Phòng KHVT Thủ kho Cty GĐốc Công ty Số liệu vật liệu thực lĩnh được xác định: Số lượng vật liệu sử dụng thừa tháng trước Số lượng sản phẩm sản xuất Định mức vật liệu trên mỗi sản phẩm Số lượng vật liệu thực lĩnh + x = Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kì (tháng) dự trữ: Giá trị vật liệu tồn đầu tháng + Giá trị vật liệu nhập trong tháng Số lượng vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng vật liệu nhập trong tháng Dựa vào phiếu lĩnh vật tư, kế toán vật tư sẽ tập hợp vào sổ chi tiết của từng loại nguyên vật liệu. Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu cao su 3L NRB của PX2 – kế toán vật tư nhận thấy: Cao su 3L NRB Số lượng Số tiền Tồn đầu kì: 108 1640563,2 Nhập trong kì: 4000 60761600 Tổng cộng(tồn + nhập): 4108 62402163,2 Từ đó kế toán vật tư tính được đơn giá bình quân củ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3097.doc