Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, với quy luật cạnh tranh khốc liệt, đã thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu mọi mặt nhằm dành được chỗ đứng của mình. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố quyết định để thành công trong môi trường cạnh tranh này là : Doanh nghiệp phải phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Là một phần hành quan trọng của kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm…sẽ giúp cho các nhà quản trị chỉ ra được định hướng, biện pháp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Nói cách khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, thấy được khả năng thực hiện các phương án đó, đồng thời là căn cứ xác định giá bán sản phẩm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Từ khi nhà nước chuyển đối cơ chế quản lý kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp nhà nước đã không có những điều chỉnh phù hợp làm ăn yếu kém dẫn tới giải thể, phá sản. Tuy vậy vẫn có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong số các doanh nghiệp Nhà nước như vậy, các sản phẩm bánh kẹo của Công ty ngày càng được người tiêu dùng ưa thích. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và qua thời gian thực tập tại công ty bánh kẹo Hải Hà, em chọn đề tài : “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu về cách vận dụng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà và đóng góp các đề xuất của mình vào việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đây. Báo cáo này được trình bày thành ba phần chính : Phần 1 : Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần 2 : Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. Phần 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. Là một sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với thực tế công tác kế toán và trước một đề tài tổng hợp bao gồm nhiều nội dung, mặc dù đã hết sức cố gắng song vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài mà bản thân mình đã nghiên cứu. Hà Nội, 8/2006 Sinh viên Trần Mai Hương Phần I Những vấn đề lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Xã hội phát triển luôn gắn liền với hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Hoạt động sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là sự tiêu hao của 3 yếu tố kể trên để tạo ra sản phẩm, hàng hoá để phục vụ nhu cầu của con người. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì vậy hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Cần phân biệt rõ chi phí và chỉ tiêu.Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy chỉ được tính chi phí và chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản tiền vốn của doanh nghiệp bất kỳ nó được sử dụng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu trong quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư hàng hoá), chi tiêu quá cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất chế tạo sản phẩm, công tác quản lý….) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo). Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, chi tiêu là cơ sở để phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí cho kỳ kinh doanh bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên vật liệu nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phí trích trước). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. Tóm lại : Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn và chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá ( sản phẩm lao vụ, dịch vụ). 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Việc phân loại chi phí có tác dụng để kiểm tra phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm động viên tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại chi phí một cách chính xác có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra và phân tích kinh tế. Tuỳ theo yêu cầu của quản lý và công tác hạch toán thì có các cách phân loại chi phí sản xuất khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu : a> Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố Cách phân loại này nhằm phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến địa điểm phát sinh và chi phí được dùng cho mục đích gì trong sản xuất, chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chu phí và chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Mặc dù vậy để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể chi tiết hoá theo nội dung cụ thể của chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. b. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong quá trình tính giá thành sản phẩm . Dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng loại đối tượng, theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất ở Việt Nam bao gồm 3 khoản mục chi phí : - Chi phí vật liệu trực tiếp : Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Chi phí sản xuất chung : Bao gồm những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng ngoài hai khoản mục đã nêu trên. c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí được phản ánh theo quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành trong kỳ. Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành biến phí và định phí. - Biến phí : là những chi phí có sự thay đổi về lượng tỉ lệ thuận với sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thuộc loại chi phí này như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên các chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định. - Định phí : là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra như chi phí khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên nếu các chi phí này tính cho đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi. d. Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh. Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chia chi phí sản xuất kinh doanh làm 3 loại : - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất : Gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ : Gồm tất cả chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ… - Chi phí thực hiện chức năng quản lý : Gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. e. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. - Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). g. Phân loại chi phí theo quan hệ với quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại : - Chi phí trực tiếp : Có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm. Kế toán căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu phí. - Chi phí gián tiếp : Trong chi phí sản xuất là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm là chi phí gián tiếp. Với các chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại này có ý nghĩa với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan một cách đúng đắn hợp lý. 1.1.2. Giá thành sản phẩm. 1.1.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong nguyên tắc hạch toán kinh tế. Giá thành sản phẩm chỉ gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ mà phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Như vậy, giá thành được tính toán xác định cho từng loại sản phẩm hoặc từng lao vụ cụ thể và tính toán với những sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn sản xuất (thành phẩm hoặc kết thúc một số giai đoạn công nghệ bán sản phẩm). 1.1.2.2. Phân loại giá thành. Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau. Trong lý luận cũng như từ thực tế công tác ở doanh nghiệp, phạm trù giá thành được phân chia thành các loại sau : a. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này giá thành được phân làm ba loại : Giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí. Xác định được các nguyên nhân vượt định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hay định mức cho phù hợp. b. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này giá thành được chia làm hai loại : Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ. Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) : Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung). Giá thành sản xuất sản phẩm được dùng để ghi sổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất là cơ sở để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều giống nhau về chất đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác biệt nhất định. Chi phí sản xuất luôn gắn với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến các sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang. Tổng giá thành sản phẩm thường không trùng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Vậy : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc các ngành không có sản phẩm dở dang thì : Tổng giá thành SP hoàn thành = Tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 1.1.4. ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất và quyết định đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Qua việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm những nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện các định mức chi phí à dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, tài sản, lao động tiền vốn, chi phí sản xuất, giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, kết quả của toàn bộ quá trình sản xuất. Với chức năng thông tin về chi phí và giá thành, làm cơ sở cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau : - Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Tính toán chính xác và kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp tiến hành. - Xác định chính xác kết quả hạch toán nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng như tình hình chấp hành các dự toán chi phí ; cung cấp các thông tin cần thiết cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh. 1.2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Đối tượng hạch toán chi phí là một giới hạn nhất định về thời gian và địa điểm phát sinh mà các chi phí được tập hợp theo đó. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm ( phân xưởng, tổ đội) khác nhau và có thể liên quan đến nhiều loại sản phẩm hay thực hiệm các dịch vụ khác nhau, do vậy việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác hạch toán chi phí. Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với tình hình hoạt động, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp, tạo điều kiện để tổ chức tốt công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm…. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. a. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX a1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp * Nội dung và cách phân bổ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến tưng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ….) thì hạch toán cho đối tượng đó. Trong trường sử dụng nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể ghi trực tiếp cho từng đối tượng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số , theo trọng lượng, số lượng sản phẩm… Công thức phân bổ như sau : Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tỷ lệ (hay hệ số ) phân bổ Trong đó : Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêu thức phân bổ là : Chi phí định mức, kế hoạch, trọng lượng sản phẩm sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu thức phân bổ là : Chi phí định mức, kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính , trọng lượng sản xuất hoặc theo giờ máy… * Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Bên nợ : Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên có : Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư * Phương pháp hạch toán Có thể khái quát quá trình hạch toán qua sơ đồ sau : Sơ đồ 1 : Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp TK151,152 TK621 TK154 111,112,331….. Kết chuyển chi phí Vật liệu dùng trực tiếp nguyên, vật liệu trực tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụm dịch vụ Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển kỳ sau a. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. Ngoài ra chi phí NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. * Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng. Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành TK 622 cuối kỳ không có số dư. * Phương pháp hạch toán. Có thể khái quát quá trình hạch toán qua sơ đồ sau : TK334 TK622 TK154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK338 các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh a. Hạch toán chi phí sản xuất chung. * Nội dung. Chiphí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. * Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản627 -Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ : Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có : Các khoản chi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. * Phương pháp hạch toán. Sơ đồ : Hạch toán chi phí sản xuất chung. TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152… Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm Chi phí sản xuất chung (Phế liệu thu hồi, vật tư TK 152, 153 xuất dùng không hết…) Chi phí vật liệu dụng cụ TK 1421, 335 TK 154 Chi phí theo dự đoán TK 331, 111,112… Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí SXC Các chi phí SX chung khác a. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. * Tổng hợp chi phí sản xuất - Tài khoản sử dụng : Để tổng hợp chi phí sản xuất, phục vụ cho việc tính ra thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Bên nợ : Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí. Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Dư nợ chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. * Phương pháp hạch toán. Có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí sản phẩm theo phương pháp KKTX qua sơ đồ sau : Sơ đồ : Hạch toán chi phí sản phẩm TK 154 TK 152, 111… TK 621 Dđk xxx Các khoản chi Chi phí NVL trực tiếp giảm chi phí sản phẩm TK 155, 152 TK 622 Nhập kho Chi phí TK 157 nhân công trực tiếp Giá thành thực tế Gửi bán TK 627 TK 632 Chi phí sản xuất chung Tiêu thụ thẳng Dck : xxx b. Hạch toán tổng hợp chi phí và kết quả sản xuất theo phương pháp KKĐK. Khác với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán tổng hợp hàng tồn kho, trong các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp KKĐK, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại nguyên vật liệu, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng với các bộ phận sản xuất dở dang để xác định chi phí của sản phẩm hoàn thành, của hàng đã bán. Vì thế hạch toán chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp này có những điểm khác biệt nhất định. Sơ đồ hạch toán Kết chuyển SPDD cuối kỳ TK 154 TK 631 Kết chuyển giá trị SPDD đầu kỳ (4) TK 611 TK 621 TK 632 Tập hợp CPNVL trực tiếp K/C CPNVL trực tiếp ồ SP hoàn thành (1) phát sinh trong kỳ (5a) trong kỳ (7) TK 334, 338 TK 622 Tập hợp chi phí NCTT K/c chi phí NCTT (2) phát sinh trong kỳ (5b) TK 611, 334, 338, TK 627 214, 111… Tập hợp CPSXC K/C chi phí SXC (3) phát sinh trong kỳ (5C) Điểm giống và khác nhau so với phương pháp KKTX : * Giống nhau : + Hạch toán chiphí nhân công trực tiếp : Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622 Có TK 334 Có TK 338 + Tập hợp về chi phí CCDC dùng cho phát sinh sản xuất Nợ TK 627 Có TK 142 theo phương pháp phân bổ nhiều lần * Khác nhau : + Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX : TK 621 dùng để tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ còn phương pháp KKĐK thì toàn bộ chi phí sẽ được hạch toán một lần vào cuối kỳ kinh doanh. + Tiền lương nghỉ phép trích trước của công nhân sản xuất ở doanh nghiệp sản xuất thờivụ. Nợ TK 622 Có TK 335 Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. b1. Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và xác định kết quả sản xuất. Sơ đồ hạch toán TK152, 111 TK621 TK 154 TK 142 112, 331 152, 138 Tập hợp CP NVL Kết chuyển chi phí Các khoản ghi trực tiếp (1) NVL trực tiếp (4a) giảm chi phí SX (5) TK 334, 38 TK 622 TK 632, 155, 157 Tập hợp CP NCTT K/c chi phí Giá thành (2) nhân công trực tiếp (4b) sản phẩm (6) TK111,112,133,152 TK 627 142, 214, 331, 334, 338 Tập hợp chi phí Kết chuyển chi phí SX chung SX chung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nợ TK 631 Có TK 621 Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 631 Có TK 622 Phân bổ chí phí sản xuất chung Nợ TK 631 Có TK 627 + Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển Nợ TK 154 Có TK 631 + Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Nợ TK 632 Có TK 631 1.2.1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chiphí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự khoa học, hợp lý thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán. 1.2.2. Tính giá thành sản phẩm. 1.2.2.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ đòi hỏi kế toán phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Khi tính giá thành sản phẩm trước hết phải xác định đối tượng tính giá thành, muốn vậy phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định đơn vị tính của sản phẩm dịch vụ được xã hội thừa nhận, phù hợp với đơn vị tính sản lượng ghi trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Dựa vào căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là : - Từng sản phẩm công việc đã hoàn thành - Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm - Sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghẹ hay bán thành phẩm - Từng công trình, hạng mục công trình. Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ kế toán và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.2.2.2. Kỳ tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành phù hợp cho từng đối tượng tính giá thành sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, kịp thời phát huy vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hoá giá thành sản phẩm của kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục thì tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Đối với các xí nghiệp sản xuất đơn chiếc, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là khi sản phẩm đã hoàn thành và khi đó kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất nhưng không phù hợp với kỳ báo cáo. ã Hình thức hạch toán nhật ký sổ cái * Đặc điểm : + Kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ tháng trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất và nhật ký sổ cái. + Tách rời việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên 2 loại sổ khác nhau. + Không cần lập tăng cân đối số phát sinh cuối kỳ để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo vì có thể kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo vì có thể kiểm tra ở dòng cộng cuối kỳ của nhật ký sổ cái. Tổng số tiền cột số phát sinh = Tổng số phát sinh nợ các TK = Tổng số phát sinh có các TK * Sổ sách : + Một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. + Các sổ hạch toán chi tiết : Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá, số chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ chi tiết bán hàng, vay ngân hàng… * Trình tự hệ thống hoá thông tin (trình tự ghi sổ). Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết Nhật ký sổ cái Chứng từ kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu so sánh ã Hình thức hạch toán nhật ký chung * Đặc điểm - Tách rời việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống. - Tách rời việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết -Lập bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo kế toán vì sổ cái (sổ TK) được phản ánh ở những trang sổ khác nhau. * Sổ sách - Nhật ký chung : Ghi theo thời gian Định khoản làm căn cứ ghi vào sổ cái - Nhật ký đặc biệt Nhật ký thu tiền (TM, TGNH) (NK chuyên dùng) Nhật ký thu tiền (TM, TGNH) Nhật ký bán hàng (bán chịu ) : Nợ 131 Nhật ký mua hàng (mua chịu) : Có 331 + Tác dụng : Ghi theo thời gian Làm căn cứ ghi vào sổ cái Tổng hợp các số hiệu từ chứng từ gốc cùng loại để giảm bớt số lần ghi vào sổ cái. + Nghiệp vụ kinh tế đã ghi vào nhật ký chung thì thôi không ghi vào nh._.ật ký đặc biệt và ngược lại. - Sổ cái (Sổ TK) Mỗi TK được sử dụng một số trang sổ riêng. - Các số hạch toán chi tiết * Trình tự hệ thống hoá thông tin ( trình tự ghi sổ) Báo cáo kế toán Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán Bảng cân đối số PS Sổ cái Nhật ký chung Nhật ký đ/b ã Hình thức hạch toán chứng từ ghi sổ * Đặc điểm : Giống hình thức hạch toán nhật ký chung * Sổ sách : - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Là sổ ghi nghiệp vụ kinh tế theo thời gian sau khi nghiệp vụ kinh tế đó đã được phản ánh ở chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ có tác dụng định khoản làm căn cứ để ghi sổ cái số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh thứ tự theo quý hoặc theo năm theo số thứ tự đã ghi ở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ có thể lập 1 chứng từ ghi sổ cho một chứng từ gốc hoặc một chứng từ ghi sổ cho một số chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế. - Sổ cái (Sổ TK) Mỗi TK được phản ánh trên một trang sổ riêng. - Các sổ hạch toán chi tiết Tương tự như 2 hình thức trên. * Trình tự ghi sổ : Chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số PS Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết ã Hình thức hạch toán nhật ký chứng từ * Đặc điểm -Kết hợp việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ tháng trên cùng một loại sổ là nhật ký chứng từ. - Phần lớn kết hợp việc ghi chép tổng hợp với ghi chép chi tiết trên sổ nhật ký chứng từ. - Không cần lập bảng cân đối số phát sinh vì có thể kiểm tra số liệu ở dòng cộng cuối kỳ của các nhật ký chứng từ. * Sổ sách : + Sổ nhật ký chứng từ ghi nghiệp vụ kinh tế theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản làm căn cứ để ghi sổ cái. Nhật ký chứng từ mở theo bên có của TK có 2 dạng chủ yếu. + Mở theo bên có của 1 TK (ghi sổ hàng ngày). + Mở theo bên có của nhiều TK (ghi vào cuối tháng). - Có 10 nhật ký chứng từ được đánh từ 1 -10 + Nhật ký chứng từ số 1 ghi có TK111 + Nhật ký chứng từ số 2 ghi có TK 112 + Nhật ký chứng từ số 3 ghi có TK113 + Nhật ký chứng từ số 4 ghi có các TK331, 315,341, 342 + Nhật ký chứng từ số 5 ghi có TK331 + Nhật ký chứng từ số 6 ghi có TK 151 + Nhật ký chứng từ số 7 ghi có các TK thuộc yếu tố đầu vào sản xuất 152,153, 214,334,338,621,622,627. + Nhật ký chứng từ số 8 ghi có các TK tiêu thụ sản phẩm hoạt động tài chính, hoạt động bất thường 155,156,157,131,511,531,532, 632, 641, 642, 711,721,811,821,911. +Nhật ký chứng từ số 9 ghi có các TK 211,212,213 + Nhật ký chứng từ số 10 ghi có các TK còn lại. * Bảng kê là sử dụng khi các số liệu không phản ánh trực tiếp vào nhật ký chứng từ . Có 11 bảng kê từ 1 -11 + Bảng kê số 1 ghi nợ TK 111 ( tồn quỹ cuối ngày) + Bảng kê số 2 ghi nợ TK112. + Bảng kê số 3 tính giá thực tế của VLCCDC khi sử dụng giá hạch toán tính cho VL, CCDC xuất kho. + Bảng kê số 4 tập hợp chi phí theo phân xưởng (621,622,627,154 (631) chu kỳ cộng số liệu chuyển vào NKCT số 7. + Bảng kế số 5 theo dõi chi tiết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xây dựng cơ bản dở dang (chu kỳ cộng về bảng kê số 4,5 hoặc NKCT số 7. + Bảng kê số 6 theo dõi chi tiết cho TK 1421,335 cuối tháng số liệu được chuyển về bảng kê số 4,5 hoặc NKCT số 7. + Bảng kê số 7 + Bảng kê số 8 nhập xuất tồn TP hàng hoá, số liệu chuyển về NKCT số 8. +Bảng kê số 9 tính giá thực tế của TP hàng hoá khi sử dụng giá hạch toán ghi cho nghiệp vụ xuất kho. + Bảng kê số 10 hàng gửi bán - NKCT số 8. + Bảng kê số 11 phải thu của khách hàng (131) - cuối kỳ vào NKCT số 8. * Sổ cái : Số TK mỗi TK sử dụng một trang sổ cho cả năm trong đó số phát sinh nợ được ghi chi phí theo từng TK đối ứng có nhưng phát sinh có ghi số tổng cộng được lâý từ NKCT liên quan. * Các sổ hạch toán chi tiết * Trình tự hệ thống hoá thông tin Chứng từ kế toán Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán hàng ngày vào NKCT, bảng kê, sổ chi tiết Chu kỳ từ chứng từ kế toán lập bảng phân bổ Chu kỳ từ bảng phân bổ ghi vào bảng kê nhật ký chứng từ Từ bảng kê cuối tháng chuyển vào NKCT Tử NKCT cuối tháng ghi vào sổ cái. Từ sổ chi tiết cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết. ã Hình thức kế toán tại Công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký - Chứng từ” để thực hiện công tác kế toán trong công ty. Việc áp dụng hình thức này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, khối lượng công tác kế toán nhiều phức tạp. Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ kế toán đông đảo và có kinh nghiệm cho phép chuyên môn hoá trong phân công lao động kế toán. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng các sổ sách chủ yếu sau : - Sổ chi phí nguyên vật liệu - Sổ chi tiết xuất vật liệu - Sổ chi tiết nợ TK627 - Bảng phân bổ số 1 : Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152,153. - Bảng kê số 4 - Bảng kê số 6 - Nhật ký chứng từ số 7 + Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty + Phần II : Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố - Bảng tính giá thành sản phẩm - Sổ cái các tài khoản : 621,622,627,154 Tất cả các sổ cái trên chỉ mở cho tài khoản tổng hợp mà không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm. Ngoài các sổ cái trên kế toán còn sử dụng các NK - CT liên quan khác để phục vụ việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như NK - CT số 10, NK- CT số 8 Phần 2 Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. 2.1. Tổng quan về Công ty bánh kẹo Hải Hà. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nên có tư cách pháp nhân, Công ty có địa điểm chính tại 25 phố Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tiền thân của Công ty bánh kẹo Hải Hà là nhà máy Miến Hoàng Mai được thành lập ngày 25/12/1960 do Tổng Công ty Nông thổ sản Miền Bắc trực thuộc Bộ Nội Thương quản lý. Thời gian đầu Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm như : miến, mari, tinh bột ngô, dầu đậu tương, men bánh mỳ, bột dinh dưỡng trẻ em… và bước đầu nghiên cứu mạch nha. Năm 1966, nhà máy trở thành một cơ sở sản xuất thực nghiệm của Viện công nghệ thực phẩm trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm. Mặt hàng sản xuất là viên đạn, nước chấm lên men, dầu tương và có sản phẩm chế biến từ hoa màu nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Năm 1970, nhà máy chính thức tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang. Đó là thời kỳ sản xuất có định hướng rõ ràng, nhà máy được mang tên mới là “Nhà máy thực phẩm Hải Hà” và sản xuất chủ yếu là các loại kẹo, đường, nha và giấy tinh bột. Lúc này nhà máy có máy móc thiết bị hết sức thô sơ, số lao động ít - khoảng hơn 500 người, đa phần là nữ. Từ tháng 12/1976, Nhà nước phê chuẩn phương án thiết kế mở rộng nhà máy thực phẩm Hải Hà với công suất thiết kế 6000 tấn/năm. Cũng bắt đầu thời gian này nhà máy khởi công xây dựng nhà sản xuất chính với quy mô 2 tầng với tổng diện tích sử dụng 2500m2. Đến năm1980 ngôi nhà chính thức được đưa vào sử dụng. Bắt đầu từ năm 1981, nhà máy được chuyển giao sang Bộ Công nghiệp thực phẩm Hải Hà, giai đoạn này sản xuất đi vào ổn định. Nhà máy xây dựng nhiều nhà xưởng mới, trang bị thêm máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng kẹo, lúc này chủng loại kẹo cũng khá phong phú. Nhà máy đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước Đông Âu và được trang bị thêm một số dây truyền công nghệ từ các nước Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức. Từ 1986 -1990 đây là thời điểm giao thời giữa cơ chế quản lý cũ và cơ chế mới- cơ chế thị trường là thời điểm Công ty bắt đầu có những thử thách, khó khăn. Công ty luôn phải đối mặt với sự phá sản. Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ thực phẩm Hải Hà lại lần nữa đổi tên thành ”Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà” và trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn trưởng thành nhnh chóng nhất, một sự biến đổi về chất lượng mọi mặt, đặc biệt là trong tổ chức sản xuất và quản lý hướng ra cơ chế thị trường, được đánh dấu bằng mốc : Ngày 24/3/1993 theo quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp), nhà máy đổi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà”, tên giao dịch đối ngoại HaiHa Condectionery Company (HaiHaCo). Hiện nay Công ty có 3 đơn vị trực thuộc đóng tại cơ sở chính (25 Trương Định) là xí nghiệp bánh, xí nghiệp kẹo, xí nghiệp phụ trợ. Hai thành viên là nhà máy thực phẩm Việt Trì và nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định. Bên cạnh đó Công ty còn liên doanh với Nhật Bản, Hàn Quốc thành lập 2 Công ty là : - Công ty liên doanh Hải Hà - Kotobuki. Như vậy, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất bánh kẹo các loại, ngoài ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh mì ăn liền, bột canh, đường glucô, giấy tinhbột. Hiện nay với hơn 60 loại bánh kẹo các loại khác nhau đáp ứng được nhu cầu thị trường, Công ty thường đi đầu trong việc tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao, thay thế hàng nhập ngoại như bánh Cracker, kẹo Caramen, kẹo cao su, kẹo Jelly… Nhờ đó mà Công ty có một thị trường tương đối ổn định trong nước và bắt đầu hướng tới xuất khẩu. Có thể nói trong 40 năm qua, Công ty đã đạt nhiều thành công đáng tự hào, trong khi không ít các cơ sở xí nghiệp không trụ được đã bị giải thể. Khi xoá bỏ chế độ bao cấp thì Công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Hải Hà đã tìm được những biện pháp hữu hiệu vượt qua biết bao khó khăn về vốn, về thị trường và những cơn lốc cạnh tranh hàng ngoại nhập, Công ty vẫn hoạt động liên tục và không ngừng phát triển. Quá trình phát triển và qua thực tế, chứng minh rằng Công ty Hải Hà đã và đang là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu trong cả nước. Công ty sản xuất kinh doanh với phương châm “chữ tín” là hàng đầu và như vậy Công ty đã tạo ra được lòng tin nơi người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Với đặc điểm của một đơn vị vừa sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh, Công ty bánh kẹo Hải Hà có bộ máy quản lý được tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng bao gồm Ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất. - Ban lãnh đạo gồm : + Tổng giám đốc là người có quyền cao nhất, quyết định chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty, Bộ công nghiệp và Nhà nước. + Một phó tổng giám đốc sản xuất kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, có nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh và kỹ thuật sản xuất. + Một phó tổng giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở Công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở Công ty. - Các phòng ban trực thuộc bao gồm : + Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về kỹ thuật của quy trình công nghệ tính toán đề ra các định mức tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu, nghiên cứu lập kế hoạch sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới. + Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nghiên cứu thị trường, để ra các biện pháp tiêu thụ sản phẩm hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh ổn định. + Phòng tài vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác hạch toán kế toán, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức giá trị để phản ánh chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả lao động của cán bộ công nhân viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng tháng, quý, năm, phân phối nguồn thu nhập. Đồng thời cung cấp thông tin cho tổng giám đốc nhằm phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. + Phòng KCS có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm, ngoài ra còn cùng với phòng kỹ thuật tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu. + Văn phòng và bảo vệ, làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối sắp xếp phân phối lại lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội… Đảm bảo an toàn cho sản xuất và trật tự an ninh trong Công ty. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được khái quát ở sơ đồ sau : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc điều hành TC Phóp tổng giám đốc SXKD Phòng tài vụ Phòng kinh doanh Văn phòng Phòng KCS Xí nghiệp kẹo cứng Xí nghiệp kẹo mềm Xí nghiệp bánh Phòng kỹ thuật Phòng bảo vệ Liên doanh Kotobuki Xí nghiệp phụ trợ NM bột dinh dưỡng Nam Định Nhà máy Việt Trì Liên doanh Miwon 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm * Đặc điểm tổ chức sản xuất Công ty bánh kẹo Hải Hà có 5 xí nghiệp thành viên : + Xí nghiệp bánh chuyên sản xuất các loại bánh quy và bánh kem xốp + Xí nghiệp kẹo, sản xuất các loại kẹo như kẹo mềm, sôcôla cứng, kẹo sôcôla mềm, kẹo tổng hợp, kẹo dứa, kẹo gôm… + Xí nghiệp cơ khí hay còn gọi là xí nghiệp phụ trợ chuyên thực hiện sửa chữa lớn các máy móc thiết bị của Công ty, xí nghiệp này còn có thêm bộ phận sản xuất phụ với nhiệm vụ cắt giấy nhãn gói kẹo, cắt bìa, in hộp, lót kẹo… + Nhà máy thực phẩm Việt Trì, chuyên sản xuất kẹo, glucoza, bao bì in… + Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định, chuyên sản xuất bánh kem xốp và bột dinh dưỡng. Sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại bánh kẹo, ở mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Song do chúng có đặc thù chung nên được phân thành các nhóm sản phẩm như sản phẩm kẹo cứng, sản phẩm kẹo mềm, bánh bích quy, bánh kem xốp và chúng được sản xuất trên dây chuyền tương ứng. Như vậy, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có sự tách biệt về mặt thời gian. * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục khép kín, sản xuất mới mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá một phần thủ công. Do chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất lại là bánh kẹo nên khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Vì vậy mà đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được khái quát ở các sơ đồ : Sơ đồ 14 : Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp Nguyên liệu Nhào lộn Tạo hình Nướng bằng điện Làm nguội Tạo kem Phủ kẽm Máy cắt thanh Bao gói Sơ đồ 15 : Dây chuyền sản xuất bánh Cracker đóng túi Phun socola Nướng bằng điện Tạo hình Lên men Nhào trộn Nguyên liệu Làm nguội Sơ đồ 16 : Dây chuyền sản xuất bánh bích quy Máy cắt thanh đóng túi Làm nguội Nướng bằng điện tạo hình Nhào trộn Nguyên liệu Sơ đồ 17 : Dây chuyền sản xuất kẹo mềm Hoà đường nấu Làm nguội Quật kẹo Máy lăn côn Máy vuốt Máy gói Đóng túi to Cán kẹo Chặt miếng Sàng rung Gói tay Sơ đồ 18 : Dây chuyền sản xuất kẹo cứng Hoà đường nấu Làm nguội M. lăn côn vuốt kẹo Tạo nhân Bơm nhân Dập hình Sàng làm lạnh Gói tay Máy gói Đóng túi 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. 2.1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán của Công ty Bánh kẹo Hải Hà được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Tức là công tác kế toán, thống kê, tài chính được hợp nhất trong một bộ máy chung được gọi là phòng tài vụ, ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ máy kế toán của Công ty được sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với tình hình chung của Công ty. Phòng tài vụ (kế toán) gồm : 1 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ 1 Kế toán tổng hợp 1 kế toán tài sản cố định 1 kế toán tiền mặt 1 kế toán tiền gửi ngân hàng 1 kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ 1 kế toán chu phí và tính giá thành 1 kế toán tiêu thụ 1 thủ quỹ Bộ máy kế toán được khái quát ở sơ đồ sau : Sơ đồ 19 : Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán TM Kế toán CP và tính giá thành Kế toán tiền lương Kế toán VL và CCDC Kế toán NH Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Kế toán các XN thành viên 2.1.4.2. Hệ thống TK sử dụng tại Công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1/11/1995. Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở như sau : - Với sản phẩm chính : TK621 được mở chi tiết theo từng sản phẩm 621 : Kẹo cứng nhân dứa 621 - Kẹo sữa mềm …… - Với sản phẩm phụ : TK621 được mở chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ. 621. Tổ rang xay càphê 621 - Tổ in hộp Ngoài ra với chi phí khoán trong chi phí sản xuất chung còn được mở chi tiết riêng để theo dõi về chi phí sản xuất chung đối với từng bộ phận sản xuất phụ. 627 - Tổ rang xay cà phê 627 - Tổ gia công túi Nam Định Để tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong kỳ, kế toán sử dụng TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoàn này được chi tiết như sau : - Với sản phẩm chính : TK154 được mở chi tiết theo từng sản phẩm : 154 : Kẹo cứng nhân dừa 154- Kẹo sữa mềm … - Với sản phẩm phụ : TK 621 được mở chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ : 154 -Tổ rang xay cà phê 154 - Tổ in hộp 2.2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất tại Công ty Sản phẩm sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại bánh kẹo, ở mỗi loại có đặc trưng riêng do thành phần cấu thành nên chúng không hoàn toàn giống nhau. Song do chúng có đặc thù chung nên được phân thành các nhóm sản phẩm như sản phẩm kẹo cứng… sản phẩm kẹo mềm, bánh bích quy, bánh kem xốp và chúng được sản xuấy trên dây chuyền tương ứng. Như vậy, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng có sự tách biệt về mặt thời gian. 2.2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. * Với sản phẩm chính. Sản phẩm chính của Công ty bánh kẹo Hải Hà gồm bánh kẹo các loại. Vào một thời điểm thì trên mỗi dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Đặc điểm các quy trình sản xuất đều khép kín, kết thúc một ca máy thì sản phẩm hoàn thành và không có sản phẩm dở dang. Điều đó có nghĩa rằng : Chi phí NVLTT và chi phí NCTT sẽ hoàn toàn tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Riêng đối với chi phí NCTT sẽ hoàn toàn tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Riêng đối với chi phí SXC sẽ tập hợp theo từng xí nghiệp sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm. Vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm mà Công ty sản xuất. * Với sản phẩm phụ Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, ngoài hoạt động sản xuất sản phẩm chính là bánh và kẹo còn có những hoạt động sản xuất các sản phẩm phụ như cắt bìa, in hộp, rang xay cà phê… Các hoạt động sản xuất phụ này được tiến hành ở các bộ phận sản xuất phụ. Ví dụ : Tổ rang xay các phê ở xí nghiệp kẹo Tổ gia công túi ở xí nghiệp Việt Trì, Nam Định. Các sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được nhập kho trở thành nguyên vật liệu của Công ty phục vụ cho sản xuất chính. Mỗi bộ phận có thể được bán ra ngoài theo hợp đồng của khách hàng. Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất phụ. Về thực chất cũng là theo từng loại sản phẩm vì mỗi bộ phận sản xuất phụ chỉ sản xuất một loại sản phẩm. 2.2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Với sản phẩm chính Do đối tượng hạch toán CPSX sản phẩm chính là từng loại sản phẩm nên phương pháp hạch toán CPSX sản phẩm chính sẽ là phương pháp hạch toán chi phí theo từng loại sản phẩm. Với sản phẩm phụ Do đối tượng hạch toán CPSX sản xuất sản phẩm phụ là từng bộ phận sản xuất nên phương pháp hạch toán CPSX sản phẩm phụ sẽ là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất sản phẩm phụ. Ví dụ : Cuối tháng 7/2006 nhân viên thống kê của Xí nghiệp kẹo gửi lên các báo cáo trong đó có Báo cáo vật tư của “Cứng nhân dứa” (Xem biểu số 1). Biểu số 1 : Báo cáo vật tư xí nghiệp kẹo Tháng 7/2006 Kẹo cứng nhân dứa Sản lượng thực tế : 40000kg TT Tên vật tư Đơn vị VTSD ĐM TH CL 1 Đường kính Kg 19180 475 479,5 +4,5 2 Glucose 1 - 13480 335 337 +2 3 Glucose 2 - 1940 50 48,5 -1,5 4 Dầu Paraphin - 27,6 0,65 0,69 +0,04 5 Axit chanh - 54 1,3 1,35 +0,05 6 Dầu lạc - 16 0,4 0,4 - 7 Sáp thực vật - 10,4 0,3 0,26 -0,04 8 Tinh dầu dứa cứng - 63,2 1,6 1,58 -0,02 9 Hộp 490 in - 3720 95 93 -2 10 Nhãn dứa cứng - 860 22 21,1 -0,5 11 Túi dứa hoa quả cứng 1000 cái 1850 4,7 46,250 - 12 Băng dính vàng to Cuộn 78 1,8 1,95 0,15 13 Nhãn dán ngoài hộp 1000 cái 3,48 0,09 0,087 -0,003 14 PP cuộn 0,3 x 0,3 Kg 330 8,3 8,25 -0,05 Trong biểu số 1 : Cột vật tư sử dụng là số vật tư thực tế để sản xuất được 40000 kg kẹo cứng nhân dứa. Cột Đ.M là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm Cột T.H là cột thực hiện = vật tư sử dụng /sản lượng thực tế (tính bằng tấn) Cột C.L = Cột T.H - Cột Đ.M. Nếu tiết kiệm thì mang dấu (-). Nếu vượt định mức thì mang dấu (+). Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của Báo cáo vật tư, kế toán nguyên vật liệu lập Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm (xem biểu số 2). Chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã xây dựng. Chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm loại (i) = Sản lượng thực tế sản phẩm loại (i) x Đ.M NVL loại (j) cho một tấn sản phẩm loại (i) x Đơn giá NVL loại (j) Đơn giá xuất nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân gia quyền : Đơn giá bình quân của NVL (j) = Trị giá thực tế NVL (j) tồn đầu tháng + Trị giá thực tế NVL (i) nhập trong tháng Số lượng NVL (j) tồn đầu tháng + Số lượng NVL (j) nhập trong tháng Về thực chất sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí NVLTT cho từng sản phẩm đó. Ví dụ : Với loại kẹo cứng nhân dứa được sản xuất trong tháng 7/2006, kế toán nguyên vật liệu lập sổ này như sau : Biểu số 2 : Sổ chi phí nguyên vật liệu Tháng 7/2006 Sản phẩm : Kẹo cứng nhân dứa Sản lượng thực tế : 40000kg STT MVT Tên vật tư Số lượng Đơn giá Số tiền 1 2 Đường kính 19000 5600 106400000 2 G1 Glucose 1 13400 3200 42880000 3 G2 Glucose 2 2000 2700 5400000 4 F6 Dầu Paraphin 26 15500 403000 5 24 Axit chanh 52 25000 1300000 6 F5 Dầu lạc 16 13500 216000 7 F1 Sáp thực vật 12 75000 900000 8 47 Tinh dầu dứa cứng 64 134000 8576000 9 F115 Hộp 490 in 3800 3300 1254000 10 F36 Nhãn dứa cứng 880 87000 76560000 11 F144 Túi dứa hoa quả cứng 188000 130 24440000 12 F303 Băng dính vàng to 72 5400 388800 13 F58 Nhãn dán ngoài hộp 3600 12 43200 14 F64 PP cuộn 0,3 x 0,3 332 15000 4980000 Tổng cộng 285027000 Trong đó : Cột số lượng = Định mức* Sản lượng thực tế Tiền = Số lượng * Đơn giá Đơn giá do máy tính và tự động áp giá cho từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất. Toàn bộ chi phí trong sổ chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán vào bảng tính giá thành sản phẩm sau : Nợ TK 621 (chi tiết theo từng loại sản phẩm) Có TK 152 Ví dụ : Tổng chi phí NVLTT cho sản phẩm kẹo cứng nhân dứa ở biểu số 2 là 285027000đ, kế toán chi phí và giá thành ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm tại “cột” Nợ TK 621 đối ứng với có TK 152 “dòng” kẹo cứng nhân dứa” như sau : Nợ TK 621 - Kẹo cứng nhân dứa 285027000 Có TK 152 285027000 Khi đối chiếu với báo cáo vật tư về thực tế xuất dùng và định mức nguyên vật liệu, kế toán sẽ xác định được xí nghiệp sử dụng tiết kiệm được hay lãng phí nguyên vật liệu. - Nếu tiết kiệm thì phần nguyên vật liệu tiết kiệm được đơn vị sẽ được hưởng và Công ty mua lại của xí nghiệp (phần này đã ghi có ở bút toán trên) nên được hạch toán. Nợ TK 152 phần nguyên vật liệu tiết kiệm Có TK 336 (Chi tiết đơn vị sử dụng tiết kiệm) - Nếu đơn vị sử dụng quá định mức, khoản nguyên vật liệu vượt định mức coi như xí nghiệp vay của Công ty (khoản này thực tế đã sử dụng hết) và sẽ hạch toán. Nợ TK 136 (Chi tiết đơn vị sử dụng vượt định mức) Có TK 152 Phần nguyên vật liệu vượt định mức Song song với việc lập sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu, căn cứ vào phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuất trực tiếp thì sẽ căn cứ vào định mức để vào sổ chi tiết xuât vật liệu cho tất cả các mục đích đó. Số liệu tổng cộng trên sổ chi tiết vật liệu sẽ được thể hiện ở Bên có bảng tổng hợp phát sinh TK 152 để dùng vào bảng kê 4 (biểu số 13), Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 14, 15) và bảng tính giá thành (biểu số 17). Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT sẽ được theo dõi trên sổ cái TK 621 (biểu số 4). Loại sổ này được mở vào cuối mỗi tháng căn cứ vào tổng phát sinh bên có TK 621 trên NKCT số 7, và chi tiết số phát sinh bên nợ đối ứng với các TK khác. Biểu số 3 : Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 nguyên liệu, vật liệu Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 111 - Tiền mặt 15200000 112 - Tiền gửi ngân hàng 65430000 136 - Phải thu nội bộ 9180000 138 - Phải thu khác 7953000 141 - Tạm ứng 5025000 142 - Chi phí trả trước 58631832 152 -Nguyên liệu, vật liệu 9724900 331 - Phải trả người bán 9606250000 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 150810000 336 - Phải trả nội bộ 1458200000 338 - Phải trả, phải nộp khác 3754000000 587580000 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7276450000 627 - Chi phí sản xuất chung 126061725 632 - Giá vốn hàng bán 698510000 641 - Chi phí bán hàng 82658500 642 - Chi phí quản lý 175500370 821 - Chi phí bất thường 2945854000 Tổng cộng 15064639900 11968379427 (*) Nợ TK 152 đối ứng với Có TK 152 xảy ra khi xuất kho bao bì đựng vật liệu sau đó lại được nhập vào kho vật liệu (Công ty coi bao bì là một loại nguyên vật liệu) b. Với sản phẩm phụ. Chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào TK 621 - Chi tiết theo từng bộ phận sản xuất sản phẩm phụ, chi tiết tiểu khoản 6211 - Chi phí về nguyên vật liệu. Chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất phụ loại phân bổ một lần tại Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng được hạch toán vào TK 621 nhưng chi tiết tiểu khoản 6212- Chi phí về công cụ dụng cụ. Khoản mục chi phí này, kế toán ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm theo bút toán : Chi phí về nguyên vật liệu Nợ TK 621 (6211) Có TK 152 - Chi tiết vật liệu Chi phí về công cụ dụng cụ Nợ TK 621 (6212) Có TK 153 - Chi tiết công cụ dụng cụ. Ví dụ : Trong tháng 03/2006 với tổ sản xuất phụ “Tổ rang xay cà phê” kế toán tính ra được chi phí về nguyên vật liệu là 30400đ và chi phí về công cụ dụng cụ là 16200đ, kế toán ghi các khoản này vào Sổ cái TK 621, Bảng kê số 4, Bảng tính giá thành sản phẩm như sau : Nợ TK 621 (6211 - Tổ rang xay cà phê) : 30400 Có TK 152 : 30400 Nợ TK 621 (6212 - Tổ rang xay cà phê) : 16200 Có TK 153 Biểu số 4 : sổ cái TK 621 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ tài khoản này Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Cộng TK 152 7276450000 TK 153 39740000 Cộng số phát sinh Nợ 7316190000 Cộng số phát sinh Có 7316190000 Số dư cuối tháng Nợ : Có : 2.2.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. a. Với sản phẩm chính. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : - Chi phí tiền lương - Các khoản trích theo lương Với các khoản chi phí NCTT, kế toán chỉ theo dõi số tổng cộng và chi trả cho toàn bộ xí nghiệp. Còn việc tính trả lương cho từng người của xí nghiệp sẽ do nhân viên thống kê theo dõi tiền lương tại xí nghiệp thực hiện dựa trên bảng chấm công, Sổ theo dõi lao động bảng kê sản phẩm hoàn thành và Bảng đơn giá lương khoán… Số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của toàn Công ty, kế toán theo dõi trên Bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Quá trình hạch toán chi phí NCTT như sau : * Hạch toán chi phí về lương. Khoản chi phí về “lương” tại Công ty bánh kẹo Hải Hà được hạch toán cho từng loại sản phẩm theo đơn giá tiền lương định mức đã được xây dựng cho từng loại sản phẩm đó và sản lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng trong kỳ. Cuối tháng, khi nhận được bảng quyết toán định mức lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiến hành đối chiếu với Báo cáo kết quả sản xuất và định mức đã được xây dựng… để xác định tính đúng đắn của Bảng quyết toán này. Mẫu quyết toán định mức lương thể hiện ở biểu số 5. Biểu số 5 : Bảng quyết toán định mức lương Tháng 07 năm 2006 Xí nghiệp kẹo TT Chủng loại sản phẩm SL (kg) G1 G2 G3 G4 G5 G6 Đ.G.L Lương (đ) … 6 Kẹo cứng nhân cam 18500 55,34 850 18,5 9,5 8,7 5,3 947,34 17525790 7 Kẹo sữa mềm 25000 900 61,5 16 7,3 8,5 5 988,3 24957500 8 Kẹo cứng nhân dứa 40000 825 45,74 16,35 7,25 6,05 4,5 904,89 36195600 …. Tổng cộng 635140 217598800 Trong đó : Cột Đ.G.L là đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm. Cột G1 là đơn giá lương công nhân sản xuất chính Cột G2 là đơn giá lương công nhân phục vụ Cột G3 là đơn giá lương lao động gián tiếp Cột G4 là đơn giá lương công nhân vệ sinh Cột G5 là đơn giá lương công nhân trực sớm Cột G6 là đơn giá lương công nhân dự phòng Đ.G.L = G1 + G2 + G3 + G4 + G5 + G6 Tất cả các đơn giá lương đều tính theo đồng/kh Cột lương là số tiền lương khoán cho từng loại sản phẩm trong kỳ. Lương = Sản lương * Đ.G.L Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương, kế toán tính và lập ra bảng thanh toán lương khoản cho từng xí nghiệp (biếu số 6) Biểu số 6 : Bảng thanh toán lương khoán Tháng 07 năm 2006 STT Chủng loại sản phẩm Sản lượng (kg) Đ.G.L (đ/kg) Lương (đ) …. 6 Kẹo cứng nhân cam 18500 947,34 17525790 7 kẹo sữa mềm 25000 998,3 24957500 8 Kẹo cứng nhân dứa 40000 904,89 36195600 Cộng 635140 217598800 Ví dụ : Theo bảng quyết toán định mức lương và bảng thanh toán lương khoản thì khoản “lương”công ty phải ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6465.doc
Tài liệu liên quan