ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY
ANGIMEX
Chuyên Ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long xuyên, tháng 06 năm 2009
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM GẠO TẠI CÔNG TY
ANGIMEX
Chuyên Ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ MỸ H
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ( ANGIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẠNH
Lớp: DH6KT1. Mã số SV: DKT052181
Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI
Long xuyên, tháng 06 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
G F
Qua quá trình học tập tại ngôi trường Đại học An Giang, tôi và tất cả các sinh viên đã có
cơ hội nghiên cứu, giao lưu để cùng được sống dưới một mái nhà của tri thức, của tình thương
yêu. Và cũng từ nơi đây mỗi người trong mỗi chúng ta đều ý thức được rằng hãy sống, học
tập và theo đuổi đến cùng những dự định mà ở dưới ngôi trường này chúng ta đã cùng mơ
ước. Và quan trọng hơn là để xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của những người đã xây
đắp những ước mơ đó cho ta.
Lời đầu tiên tôi xin kính gửi đến bố mẹ và cô - những người đã luôn động viên, chăm lo
và nuôi dưỡng tôi có được ngày hôm nay một lời biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường đại học An Giang, những
thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, những người đã dìu dắt, truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học vừa qua.
Đặc biệt tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Kim Khôi. Trong suốt quá
trình thực hiện khoá luận thầy đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những lời tâm
huyết nhất để tôi có thể hoàn thành tốt bài khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo và các cô, chú, anh chj nhân viên
tại công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty các cô, chú
anh chị luôn vui vể, nhiệt tình hướng dẫn tôi làm quen với những công việc mới ở công ty.
Tận tình giải thích những thắc mắc, để tôi có thể thích ứng với những công việc ngoài thực tế
của những bài học tại giảng đường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã luôn đồng hành, động viên
và đặt niềm tin vào tôi trong suốt thời gian qua!
Cho tôi gửi tới mọi người lời chúc sức khoẻ, thành công trong công việc và cuộc sống!
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ MỸ HẠNH
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : TRẦN THỊ KIM KHÔI
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
TÓM TẮT
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những khâu quan trọng
trong toàn bộ hệ thống kế toán, nếu không hạch toán chính xác và kịp thời, không
kiểm soát tốt các yếu tố cấu thành nên chi phí thì sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn trong các quyết định kinh doanh. Do vậy, giá thành là thước đo chính xác,
phản ánh đầy đủ kịp thời tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp.
Thông qua đó giúp cho nhà quản trị đề ra những biện pháp hữu hiệu quản lý tốt chi
phí, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường
trong thời kỳ hội nhập
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này nên tôi chọn đề tài “Kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
An Giang (ANGIMEX)”. Nội dung khóa luận được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận. Gồm các nội dung liên quan đến kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành như: khái niệm, phân loại, đối tượng hạch toán chi phí và
tính gái thành cũng như các phương pháp tính giá thành.
Chương 3: Giới thiệu khái quát về công ty xuất nhập khẩu An Giang vế
các nội dung: lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm tổ chức sản xuất,
những hoạt động kinh doanh gần đây, tổ chức công tác kế toán, những thuận lợi, khó
khăn và hướng phát triển của công ty.
Chương 4: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công
ty. Bao gồm nhưng nội dung chính cần nghiên cứu sau:
- Quy trình sản xuất sản phẩm
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Kế toán chi phí sản xuất chung
- Tính giá thành sản phẩm
Chương 5: Nhận xét, kiến nghị, kết luận.
MỤC LỤC
------------0O0-----------
Nội dung Trang
Chương 1 TỔNG QUAN...........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM...................................................................................................3
2.1 Chi phí sản xuất ..............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất.....................................................................3
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ......................................................................3
2.1.2.1 Phân loại căn cứ theo nội dung kinh tế ban đầu .............................3
2.1.2.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí ..........................................4
2.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ
xác định lợi nhuận........................................................................................4
2.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm ..........................4
2.1.2.5 Phân loại chi phí theo khoản mục ...................................................4
2.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh...........................................................................5
2.2 Giá thành sản phẩm.........................................................................................5
2.2.1 Khái niệm.................................................................................................5
2.2.2 Phân loại giá thành...................................................................................5
2.2.2.1 Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu xác định giá thành.........5
2.2.2.2 Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành ..................................6
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành ............................................6
2.3.1 Giống nhau..............................................................................................6
2.3.2 Khác nhau ...............................................................................................6
2.4 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............7
2.4.1 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ...............................7
2.4.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành...........................7
2.4.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất .............................................7
2.4.2.2 Đối tượng tính giá thành .................................................................7
2.4.3 Kỳ tính giá thành......................................................................................8
2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...........................................8
2.5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.................................................8
2.5.1.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..................................................................9
2.5.1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán ..........................................................9
2.5.1.3 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc ghi nhận....................................9
2.5.1.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .........10
2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .......................................................10
2.5.2.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ
chi phí nhân công trực tiếp.........................................................................10
2.5.2.2 Chứng từ và thủ tục kế toán .........................................................10
2.5.2.3 Tài khoản sử dụng & nguyên tắc ghi nhận ...................................11
2.5.2.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp ................................11
2.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ..............................................................12
2.5.3.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ
chi phí sản xuất chung................................................................................12
2.5.3.2 Chứng từ và thủ tục kế toán .........................................................12
2.5.3.3 Tài khoản sử dụng & nguyên tắc ghi nhận ...................................12
2.5.3.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung........................................12
2.5.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..............14
2.5.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên ....................................14
2.5.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ .............................................15
2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ........................................17
2.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu chính (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) ................................17
2.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm
hoàn thành tương đương ..................................................................................17
2.6.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức..............................18
2.7 Phương pháp tính giá thành ............................................................................18
2.7.1 Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) ....................................18
2.7.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ............................................19
2.7.3 Phương pháp hệ số .................................................................................19
2.7.4 Phương pháp tỷ lệ ..................................................................................20
Chương 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN
GIANG (ANGIMEX).................................................................................................21
3.1 Vài nét về công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang ( ANGIMEX) ............21
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................................21
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.................................................................22
3.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty..............................................................22
3.1.3.1 Quyền............................................................................................22
3.1.3.2 Nghĩa vụ........................................................................................23
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ...................................................................................24
3.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty......................................................................24
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ..............................................25
3.2.2.1 Phòng hành chính pháp lý........................................................25
3.2.2.2 Phòng nhân sự..........................................................................25
3.2.2.3 Phòng phát triển chiến lược .....................................................25
3.2.2.4 Phòng tài chính kế toán............................................................25
3.2.2.5 Phòng bán hang........................................................................26
3.2.2.6 Phòng điều hành kế hoạch lương thực.....................................26
3.2.2.7 Chi nhánh lương thực...............................................................26
3.2.2.8 Trung tâm kinh doanh Honda ..................................................26
3.2.2.9 Trung tâm kinh doanh tổng hợp ANGIMEX..........................26
3.2.2.10 Trung tâm đào tạo ANGIMEX ...............................................26
3.3 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ..............................................................27
3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán.........................................................................27
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần kế toán........................................28
3.3.3 Chế độ kế toán áp dụng.........................................................................28
3.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ..................................30
3.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2007 – 2008 ..........30
3.4.2 Tình hình tài chính .................................................................................31
3.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng kinh doanh 2009 ....................32
3.5.1 Thuận lợi ................................................................................................32
3.5.2 Khó khăn................................................................................................32
3.5.3 Phương hướng kinh doanh năm 2009....................................................33
Chương 4 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ANGIMEX ................................................34
4.1 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang..............................................34
4.1.1 Quy trình thu mua nguyên liệu ..............................................................34
4.1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm..................................................................35
4.1.3 Tài khoản sử dụng..................................................................................36
4.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.........................36
4.1.5 Kỳ tính giá thành....................................................................................37
4.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................................................37
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty..........................................37
4.2.2 Chứng từ và thủ tục kế toán ...................................................................37
4.2.3 Quy trình xuất kho nguyên vật liệu.......................................................38
4.2.4 Tài khoản sử dụng..................................................................................38
4.2.5 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....................................46
4.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................................47
4.3.1 Chứng từ sử dụng...................................................................................47
4.3.2 Tài khoản sử dụng..................................................................................48
4.3.3 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp .............................................50
4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung.......................................................................50
4.4.1 Chứng từ sử dụng..................................................................................50
4.4.2 Tài khoản sử dụng.................................................................................51
4.4.3 Chi phí nhân viên phân xưởng..............................................................51
4.4.4 Chi phí vật liệu......................................................................................52
4.4.5 Chi phí CCDC........................................................................................53
4.4.6 Chi phí khấu hao TSCĐ .........................................................................54
4.4.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài .....................................................................54
4.4.8 Chi phí khác bằng tiền ...........................................................................56
4.4.9 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung..................................................57
4.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá
sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm ..........................................................57
4.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất..........................................................57
4.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang...................................................................58
4.5.3 Tính giá thành sản phẩm........................................................................58
Chương 5 NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN...........................................63
5.1 Những mặt đã đạt được, ưu điểm..................................................................63
5.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................63
5.1.2 Về hình thức kế toán, chế độ chứng từ, sổ sách.....................................64
5.1.3 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..........64
5.2 Hạn chế ...........................................................................................................64
5.3 Biện pháp, kiến nghị .......................................................................................65
5.3.1 Về nguồn nguyên vật liệu và công nghệ thiết bị...................................65
5.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp...................................................................66
5.3.3 Chi phí sản xuất chung..........................................................................66
5.4 Kết luận..........................................................................................................66
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................30
BẢNG 3.2 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH .....................................................................31
BẢNG 4.1 BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH
NGUYÊN LIỆU XUẤT CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM (Tháng12/2008) ............39
BẢNG 4.2 BẢNG SỐ LƯỢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO
Tháng 12/2008 ..........................................................................................................59
BẢNG 4.3 BÀNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12/2008 ...................60
BẢNG 4.4 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12/2008.......................62
DANH MỤC CÁC SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Sổ cái TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .........................................................41
Sổ cái TK 622: chi phí nhân công trực tiếp .................................................................49
Sổ cái TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng ..........................................................52
Sổ cái TK 6272: chi phí vật liệu ..................................................................................53
Sổ cái TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất ...................................................................53
Sổ cái TK 674: chi phí khấu hao TSCĐ ......................................................................54
Sổ cái TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài.................................................................55
Sổ cái TK 6278: chi phí khác bằng tiền.......................................................................56
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ Đồ 2.1 Sơ đồ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................10
Sơ Đồ 2.2 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp...............................................11
Sơ Đồ 2.3 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung......................................................13
Sơ Đồ 2.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất.................................................................15
Sơ Đồ 2.5 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất.................................................................16
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty...........................................................................24
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................27
Sơ đồ 3.3 Sơ đồ sổ nhật ký chung...............................................................................29
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính....................................................29
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ thu mua nguyên liệu .........................................................................34
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ sản xuất sản phẩm ............................................................................35
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ xuất kho nguyên vật liệu ..................................................................38
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 12/2008..................46
Sơ đồ 4.5 Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán tiền lương ....................................48
Sơ đồ 4.6 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2008........................50
Sơ đồ 4.7 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung ..................................51
Sơ đồ 4.8 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung.......................................................57
Sơ đồ 4.9 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất .................................................................61
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHXH: bảo hiểm xã hậi
BHYT: bảo hiểm y tế
CP: chi phí
CPNVLTT: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT: chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC: chi phí sản xuất chung
CCDC: công cụ dụng cụ
HĐQT: hội đồng quản trị
KPCĐ: kinh phí công đoàn
TSCĐ: tài sản cố định
TK: tài khoản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chế độ kế toán Việt Nam – Nhà xuất bản lao động xã hội 2006
Kế toán tài chính – Đại Học Quốc Gia TPHCM
Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các cơ chế tài chính hiện hành theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Các đề tài tốt nghiệp trước
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
-----------o0o----------
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thực tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn tối đa hóa
lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp không nằm ngoài mục tiêu đó, nhưng có rất nhiều
yếu tố khách quan tác động làm cho kết quả không đạt được như mong muốn.
Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển bền vững cần tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu
tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ thành phẩm, phải biết tận dụng năng lực, cơ
hội để lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đó là chi phí sản xuất.
Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán sản phẩm,
định hướng kinh doanh, từ đó phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định
mức chi phí.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những khâu quan trọng trong
toàn bộ hệ thống kế toán, nếu không hạch toán chính xác và kịp thời, không kiểm soát tốt các
yếu tố cấu thành nên chi phí thì sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các quyết
định kinh doanh. Do vậy, giá thành là thước đo chính xác, phản ánh đầy đủ kịp thời tất cả các
chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp. Thông qua đó giúp cho nhà quản trị đề ra
những biện pháp hữu hiệu quản lý tốt chi phí, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất để doanh
nghiệp có thể đứng vững trên thị trường trong thời kỳ hội nhập
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản
phẩm là quá trình mang tính tổng hợp cao đòi hỏi kế toán viên phải có nhiều hiểu biết và kinh
nghiệm. Xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đầu tiên đối
với toàn bộ quy trình tính giá thành. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp
mà lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp, lập bảng tính giá thành, phân tích sự biến
động của các khoản mục trong giá thành nhằm tìm ra các giải pháp hạ giá thành sản phẩm
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với tất cả những nội dung đã được đề cập ở trên cho thấy được tầm quan trọng của kế
toán chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng trong toàn bộ hệ thống kế toán, những nhân tố
cấu thành nên chi phí nó có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến giá thành sản phẩm. Hơn thế
nữa nó góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, bởi vì chi phí và lợi nhuận có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau, chi phí càng cao thì lợi nhuận thấp và ngược lại. Với những lý do đó
nên tôi chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại công ty
cổ phần xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của
mình.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 1
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài: “ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại
công ty Angimex” với các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
- Tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty.
- Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán và thực trạng về trình tự hạch toán chi phí sản
xuất, tính giá thành tại công ty. Từ đó thấy được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế
toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng. Góp phần giúp công
ty phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế còn thiếu sót trong quá trình quản lý bộ
máy kế toán. Đồng thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa
tiền vốn, vật tư, quản lý tốt chi phí đầu vào và đầu ra hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn nhân viên ở phòng kế toán về quá trình hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo tại công ty.
Thu thập số liệu thứ cấp: các báo cáo tài chính và chứng từ có liên quan đến công tác
hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành.
Thu thập thông tin từ bên ngoài: tham khảo sách báo, tham khảo một số sách về
chuyên ngành kế toán và các văn bản qui định chế độ kế toán hiện hành.
Sau khi đã tổng hợp số liệu thu thập được tiến hành hạch toán chi phí theo từng khoản
mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung và kết chuyển vào tài
khoản 154 để tính giá thành sản phẩm.
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tất cả các chi phí liên quan
trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm gạo như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tập hợp riêng cho từng phân xưởng và
được tổng hợp vào sổ chi tiết tài khoản chung của công ty.
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty xuất nhập khẩu An Giang
(Angimex).
Về thời gian: Số liệu dùng để phân tích đề tài này là chi phí phát sinh vào tháng
12/2008.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 2
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
-----------o0o----------
2.1 Chi phí sản xuất
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa, biểu hiện bằng
tiền mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất một đơn vị hay một khối lượng sản
phẩm.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có rất nhiều loại, khác nhau cả về nội dung lẫn tính
chất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ dụng cụ…Mỗi loại chi
phí mang một đặc trưng khác nhau. Nó phát sinh rất phức tạp, đa dạng, thay đổi không ngừng
và mang bản chất nhất định theo từng quy trình sản xuất cũng như ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh. Do đó, việc phân loại chi phí sản xuất là nội dung thiết yếu cần được thực hiện, giúp
cho nhà quản trị có thể hiểu rõ bản chất kinh tế của nó, để phục vụ cho việc theo dõi, tổ chức
tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Từ đó tăng cường công tác
quản trị và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí phát sinh.
Để phục vụ cho các yêu cầu quản lý khác nhau trong doanh nghiệp. Sau đây là một số
tiêu thức dùng để phân loại chi phí sản xuất thường được áp dụng
2.1.2.1 Phân loại căn cứ theo nội dung kinh tế ban đầu
¾ Căn cứ để phân loại: những chi phí có cùng tính chất, nội dung kinh tế không phân
biệt chi phí đó phát sinh nơi nào, dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh
doanh thì được xếp vào chung một yếu tố chi phí. Có 5 loại
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu,
phụ tùng thay thế…dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động như tiền
lương, tiền công, khoản trợ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)
và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung
cấp bên ngoài như giá dịch vụ điện, nước, điện thoại, thuê mặt bằng và các dịch vụ
khác phát sinh trong kỳ.
- Chi phí khác bằng tiền: gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bắng tiền tại
doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách…
¾ Công dụng: Cung cấp thông tin, hoạch định nhu cầu vốn nguyên liệu cần._. thiết cho sản
xuất. Quản lý tốt nhu cầu vốn bằng tiền tránh được những tổn thất và thiệt hại có thể
xảy ra.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 3
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
2.1.2.2 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
¾ Căn cứ để phân loại: dựa vào sự thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt động kinh doanh
thay đổi. Được chia thành 3 loại gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
- Biến phí (chi phí khả biến): là những chi phí mà tổng số của nó tỷ lệ thuận với mức
độ hoạt động trong một phạm vi nhất định.
- Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó sẽ ít thay đổi hoặc
không thay đổi theo mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp. Chi phí bất biến có thể
là chi phi nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại phân
xưởng.
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả 2 yếu tố biến phí và định phí.
¾ Công dụng:
- Hoàn thiện định mức chi phí.
- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp, tiết kiệm chi phí trong phạm vi cho phép.
- Nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, đề ra
chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
¾ Căn cứ để phân loại: căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với kỳ xác định kết quả kinh
doanh. Có 2 loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với những sản phẩm được sản xuất ra
hoặc được mua vào trong kỳ. Chi phí sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều kỳ
sản xuất kinh doanh và xác định kết quả.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh,
không gắn với giá trị sản phẩm như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp..
2.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm
¾ Căn cứ để phân loại: dựa vào mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí. Có
2 loại
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng loại sản
phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm dịch vụ. Kế
toán phải tập hợp chung sau đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
¾ Công dụng: Giúp cho việc xác định đúng phương pháp kế toán và phân bổ chi phí cho
các đối tượng chịu chi phí một cách hợp lý, chính xác nhất.
2.1.2.5 Phân loại chi phí theo khoản mục
¾ Căn cứ để phân loại: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành 3
khoản mục nhất định và căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế để phục vụ tốt cho
công tác quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành, phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo ra
sản phẩm dịch vụ.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 4
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi phí phải trả cho nhân công trực
tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, khoản phụ cấp và các khoản phải trích theo
lương (BHXH, BHYT,KPCĐ).
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất nhưng
không kể đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao
gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị, chi
phí quản lý tại phân xưởng…
¾ Công dụng: phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định số chi phí đã chi ra trong từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp làm
cơ sở để tính giá thành sản phẩm, phục vụ cho việc quản lý chi phí định mức.
2.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát
triển mạnh trên thị trường thì yêu cầu đầu tiên cần phải thực hiện là chất lượng sản phẩm và
giá thành hợp lý. Vì vậy việc tổ chức tốt công tác quản lý chi phí sản xuất có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí
sản xuất thực chất là sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài sản, lao động vật tư, tiền vốn của doanh
nghiệp nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời giúp nhà quản trị thấy được thực trạng sản
xuất, từ đó đề ra những biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản
xuất mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
2.2 Giá thành sản phẩm
2.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vi
sản phẩm mà doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất, làm căn
cứ để xác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất.
2.2.2 Phân loại giá thành
2.2.2.1 Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu xác định giá thành
− Giá thành địnn mức: là giá thành được tính trên cơ sở định mức chi phí sản
xuất tiêu hao hiện hành, việc tính giá thành sản xuất được thực hiện trước khi tiến
hành sản xuất sản phẩm và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức
được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và là thước
đo chính xác để xác định kết quả kinh doanh.
− Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch sản phẩm được xác định
trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được xem là mục tiêu mà
doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung
của toàn doanh nghiệp.
− Gía thành thực tế: là gái thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất
thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất
trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi đã xác định được kết quả sản xuất
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 5
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 6
kinh doanh trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
2.2.2.2 Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành
− Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): bao gồm tất cả các chi phí sản
xuất phát sinh trong phạm vi phân xưởng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất cho
một đơn vị hay một khối lượng sản phẩm nhất định
− Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ): bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong
doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và
được tính theo công thức sau:
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giữa chi phí và giá thành là 2 chỉ tiêu kinh tế có mối
quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, chúng có những điểm chung giống và
khác nhau.
2.3.1 Giống nhau
+ Xét về mặt nội dung: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 mặt của quá
trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm sản xuất được
tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp và số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong
kỳ.
+ Xét về mặt bản chất: giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu
hiện bằng tiền của tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa.
2.3.2 Khác nhau
Chi phí sản xuất Giá thành sản phẩm
Gắn với thời kỳ phát sinh chi phí Gắn với khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã
hoàn thành
Sự tiêu hao CPSX phát sinh thường xuyên,
liên tục, không giới hạn trong quá trình sản
xuất
Sự tiêu hao gắn liền với một kết quả sản
xuất nhất định
Liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành và
sản phẩm dỡ dang cuối kỳ
Chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành,
không liên quan đến sản phẩm dỡ dang của
kỳ trước
Nhìn chung, giữa chi phí sản xuất và tính giá thành có mối quan hệ khắn khít với
nhau. Chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản
phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, vì
vậy tiết kiệm được chi phí sẽ hạ được giá thành.
Giá thành to
sản phẩm
àn bộ của
tiêu thụ
Chi phí
bán hàng
Z sản xuất
sản phẩm = +
Chi phí quản lý
doanh nghiệp +
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
2.4 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.4.1 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Chi phí sản xuất và tính giá thành là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong toàn bộ hệ thống chỉ
tiêu kinh tế, phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải tổ chức tốt công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu quản lý. Để
thực hiện được điều đó thì nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành cần phải:
- Xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với
phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tính giá thành, đặc điểm quy trình công
nghệ, đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, hình thức ghi
sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành.
- Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất đúng đối tượng, hợp lý.
- Thường xuyên liên hệ chặt chẽ và phối hợp với các bộ phận kế toán khác một cách
hiệu quả.
- Định kỳ lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cung cấp
những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành giúp cho nhà quản trị đưa ra những
quyết định nhanh chóng phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ.
2.4.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
2.4.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là phạm vi, giới hạn mà chi phí
cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết trong công tác
kế toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
cần phải căn cứ vào những đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công
nghệ, nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí cũng như yêu cầu, trình độ quản lý tổ chức sản
xuất kinh doanh. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là:
- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
- Từng loại sản phẩm dịch vụ, đơn đặc hàng, nhóm sản phẩm cùng loại.
- Từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình công nghệ……….
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã quy định, hợp lý có tác dụng phục vụ
tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành được kịp thời, chính xác.
2.4.2.2 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được
bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 7
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 8
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độ
quản lý của doanh nghiệp, loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra để xác định đối tượng tính
giá thành cho phù hợp. Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là:
- Từng chi tiết sản phẩm.
- Từng công đoạn của quá trình sản xuất.
- Từng sản phẩm hoàn chỉnh.
- Từng đơn đặc hàng cụ thể…………..
2.4.3 Kỳ tính giá thành
Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất kỳ thời điểm nào mà phải dựa vào khả
năng xác định chính xác về số lượng và cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên
quan đến kết quả đó. Như vậy tùy theo chu kỳ sản xuất hoặc theo đặc điểm sản xuất mà lựa
chọn kỳ tính giá thành cho phù hợp. Kỳ tính giá thành có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý,
cuối mỗi năm hoặc khi đã hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình,…
Việc xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho các nhà quản trị có được thông tin cho
việc lập báo cáo tài chính theo đúng niên độ, phục vụ tốt cho việc ra quyết định và đánh giá
đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
2.5.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.5.1.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính,
vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. Các nguyên vật liệu
này có thể xuất từ kho ra sử dụng, hoặc tự sản xuất, hoặc mua về đưa vào sử dụng ngay.
Nguyên vật liệu chính: có thể sử dụng để sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất được
xác định cụ thể hoặc xuất dùng cho nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau
nhưng không thể xác định được mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng
chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức sau: căn cứ và hệ số phân
bổ được quy định, tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất, định mức tiêu hao nguyên
vật liệu…để phân bổ trị giá nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ.
Vật liệu phụ, nhiên liệu: là loại nguyên liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó
không trực tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà chỉ có nhiệm vụ kết hợp với
nguyên vật liệu chính làm tăng thêm giá trị, chất lượng của sản phẩm.
Mức phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho từng loại
sản phẩm được áp dụng như sau:
Mức phân bổ cho
từng đối tượng Tổng khối lượng các đối
tượng được xác định
theo tiêu thức nhất định
Khối lượng của từng
đối tượng được xác
định theo tiêu thức
nhất định
Tổng chi phí NVL chính
thực tế phát sinh
* =
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
2.5.1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán
Để thực hiện tốt tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu, cần sử dụng rất nhiều loại
chứng từ như: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, thẻ kho….
2.5.1.3 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc ghi nhận
¾ Tài khoản sử dụng - 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, tài khoản này được mở
chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và dùng
để phản ánh toàn bộ chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất
sản phẩm, dịch vụ.
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất, chế tạo
sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
TK 621
Trị giá thực tế nguyên vật liệu sử
dụng không hết nhập lại kho.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ
vào tài khoản tính giá thành tương ứng với
phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo
chi tiết đối tượng tính giá thành.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
¾ Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
− Chỉ phản ánh vào tài khoản 621 những chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho
hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ thực hiện trong kỳ.
− Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
− Trong kỳ kế toán, tiến hành thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp vào bên nợ tài khoản theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
− Cuối kỳ, thực hiện việc kết chuyển chi phí NVL vào tài khoản tính giá thành tương
ứng. Nếu nguyên vật liệu đã tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng thì kế toán chỉ
cần thực hiện việc kết chuyển vào tài khoản tính giá thành có liên quan.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 9
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 10
2.5.1.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ Đồ 2.1 Sơ đồ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.5.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.5.2.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp thường được theo dõi cụ thể đối với từng loại sản phẩm,
chủ yếu là tiền lương nhân công tham gia trực tiếp và quá trình sản xuất được hạch toán trực
tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, trong trường hợp chi phí nhân công liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí và không thể tách riêng để theo dõi thì cuối kỳ kế toán tiến hành
phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng tính giá thành khác nhau, căn cứ vào
định mức lao động hoặc định mức tiền công kế hoạch.
Công thức xác định mức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Vật liệu xuất dùng trực tiếp
cho sản phẩm sản xuất
Cuối kỳ kết chuyển và
phân bổ chi phí NVLTT
(phương pháp KKTX)
Trị giá vật liệu sử dụng không
hết cho sản xuất sản phẩm
TK 621
TK 133
TK 611
TK 111,112,331
TK 631
TK 632
TK 154
TK 152 TK 152
Trị giá vật liệu mua sử dụng
ngay cho sản xuất sản phẩm
Trị giá vật liệu mua sử dụng
ngay cho sản xuất sản phẩm
(Phương pháp KKĐK)
Chi phí NVL vượt trên mức
bình thường
Cuối kỳ kết chuyển và phân
bổ chi phí NVLTT
(phương pháp KKĐK)
Thuế GTGT
Mức phân bổ chi phí
NCTT cho từng đối
tượng
Tổng tiền lương theo
định mức
Tiền lương theo định mức
của nhâ công TTSXSP
tương ứng
Tổng chi phí NCTT
phát sinh
* =
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
2.5.2.2 Chứng từ và thủ tục kế toán
Kế toán sử dụng các chứng từ: bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, phiếu
thanh toán tạm ứng, bảng kê thanh toán chi phí nhân viên hợp đồng, bảng tổng hợp chi phí…
2.5.2.3 Tài khoản sử dụng & nguyên tắc ghi nhận
¾ Tài khoản sử dụng: 622 “chi phí nhân công trực tiếp” dùng để phản ánh chi phí lao
động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
TK 622
Chi phí nhân công tham gia trực tiếp
sản xuất sản phẩm: tiền lương, tiền công
lao động, các khoản trích theo lương.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí
nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành tương ứng.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
¾ Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
- Chỉ phản ánh vào tài khoản những khoản phải trả về tiền lương, tiền công, khoản
phụ cấp và các khoản trích lương theo quy định cho công nhân tham gia trực tiếp sản
xuất sản phẩm.
− Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
− Cuối kỳ, tiến hành phân bổ, thực hiện việc kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
vào tài khoản tính giá thành tương ứng.
2.5.2.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 11
TK 3383, 3384, 3382
Tiền lương, phụ cấp…phải
trả cho NCTT sản xuất
Cuối kỳ kết chuyển và
phân bổ chi phí NCTT
(phương pháp KKTX)
TK 622
TK 335
TK 631
TK 632
TK 154 TK 334
Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ
Trích trước tiền lương nghỉ
phép của NCTT sản xuất
Chi phí NCTT vượt trên
mức bình thường
Cuối kỳ kết chuyển và phân
bổ chi phí NCTT
(phương pháp KKĐK)
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 12
Sơ Đồ 2.2 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
2.5.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
2.5.3.1 Khái niệm, nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng, bộ phận sản xuất
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí
vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, KH TSCĐ, chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng
tiền khác.
Trong trường hợp phân xưởng sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì
toàn bộ chi phí sản xuất chung đó được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nếu mức sản
phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi
phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức
công suất bình thường. Phần chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận vào giá
vốn hàng bán trong kỳ.
Để phân bổ chính xác chi phí sản xuất chung người ta thường căn cứ vào các tiêu
thức: tỷ lê tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với
số giờ máy hoạt động, số nhiên liệu tiêu hao…mức phân bổ được xác định theo tiêu thức:
2.5.3.2 Chứng từ và thủ tục kế toán
Kế toán sử dụng các chứng từ: các phiếu chi, phiếu tạm ứng, bảng thanh toán tiền
lương nhân viên phân xưởng, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ công cụ dụng cụ…
2.5.3.3 Tài khoản sử dụng & nguyên tắc ghi nhận
¾ Tài khoản sử dụng: 627 “ chi phí sản xuất chung” dùng để phản ánh chi phí phục vụ
sản xuất kinh doanh phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi riêng cho từng phân xưởng sản xuất và
cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản xuất của các loại sản phẩm.
TK 627
Các chi phí sản xuất chung phát sinh
trong kỳ: lương, phụ cấp, chi phí vật liệu,
CCDC, khấu hao…dùng cho phân xưởng
sản xuất
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
chung.
Phân bổ, Kết chuyển chi phí sản xuất
chung vào bên Nợ tài khoản 154.
Mứ
SXC cho t
c phân bổ chi phí
ừng đối
tượng
Tổng số đơn vị của các đối
tượng được phân bổ tính theo
tiêu thức đã lựa chọn
Số đơn vị của các đối tượng
được phân bổ tính theo tiêu
thức đã lựa chọn
Tổng chi phí SXC
phát sinh
* =
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
¾ Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
− Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
− Cuối kỳ, tiến hành phân bổ, thực hiện việc kết chuyển chi phí sản xuất chung vào
tài khoản tính giá thành tương ứng.
2.5.3.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 13
TK 142,242
Chi phí phân bổ dần
Chi phí nhân viên
phân xưởng
Cuối kỳ kết chuyển và
phân bổ chi phí SXC
(phương pháp KKTX)
Các khoản ghi giảm
chi phí SXC
TK 627
TK 338
TK 214
TK 152, 153
TK 631
TK 632
TK 154
TK 334 TK 152
Chi phí vật liệu, CCDC
của phân xưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho sản xuất sản phẩm
ở phân xưởng
Chi phí SXC vượt trên mức
bình thường
Cuối kỳ kết chuyển và phân
bổ chi phí SXC
(phương pháp KKĐK)
Các khoản trích theo
lương phải trả nhân viên
phân xưởng
Chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí khác ở
phân xưởng
TK 111,112,331
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
Sơ Đồ 2.3 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung
2.5.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, kế toán tùy theo phương pháp
hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hay phương
pháp kê khai thường xuyên để tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo những cách thức phù hợp nhất.
2.5.4.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Cuối kỳ, căn cứ vào các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng
kết hợp với việc đánh giá sản phẩm dở dang (nếu có) của tháng để phục vụ cho việc tính giá
thành sản phẩm hoàn thành.
¾ Tài khoản sử dụng - 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
TK 154
Tập hợp các chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ.
Dư nợ: chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang cuối kỳ.
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản
phẩm hỏng không sửa chửa được.
Giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc
chuyển đi bán.
¾ Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ,
chi phí sản xuất kinh doanh của khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ
Chi phí sản xuất phản ánh trên tài khoản này được chi tiết theo đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất (theo địa điểm phát sinh, nhóm sản phẩm, bộ phận sản xuất…)
Chi phí sản xuất phản ánh trên tài khoản này bao gồm:
Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công ( đối với hoạt động xây lắp)
Chi phí sản xuất chung
¾ Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào tài khoản 154 để tính giá
thành
Nợ TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 14
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
Có TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 Chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Giá thành thực tế sản phẩm
hoàn thành nhập kho
Giá trị phế liệu thu hồi
TK 154
TK 627
TK 622
TK 632, 157
TK 155
TK 621 TK 152, 138
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Giá thành thực tế sản phẩm
bán ngay, gửi đi bán
Sơ Đồ 2.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
2.5.4.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
¾ Kế toán sử dụng tài khoản: 631 “giá thành sản xuất” dùng để tổng hợp chi phí sản
xuất kinh doanh để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
TK 631
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Chi phí sản xuất kinh doanh thực tế
phát sinh trong kỳ
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết
chuyển vào tài khoản 154.
Giá trị sản phẩm hoàn thành nhập
kho.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
¾ Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản
Chỉ hạch toán vào tài khoản này các loại chi phí sản xuất kinh doanh sau:
Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công ( đối với hoạt động xây lắp)
Chi phí sản xuất chung
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 15
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
¾ Phương pháp hạch toán
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang vào bên nợ TK 631
Nợ TK 631 Giá thành sản xuất
Có TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá
thành tương ứng.
Nợ TK 631 Giá thành sản xuất
Có TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 Chi phí sản xuất chung
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Nợ TK 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 631 Giá thành sản xuất
Xác định giá thành sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 631 Giá thành sản xuất
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Giá trị phế liệu thu hồi
TK 154
TK 627
TK 622
TK 632, 157
TK 154 TK 621
TK 152, 138
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Giá thành sản phẩm hoàn thành
nhập kho, bán ngay, gửi đi bán
Kết chuyển giá trị sản
phẩm dở dang đầu kỳ
TK 631
Sơ Đồ 2.5 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 16
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 17
2.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành quy trình công nghệ chế biến,
còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành
sản phẩm cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí thì công việc đầu
tiên mà doanh nghiệp cần phải thực hiện đó là việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Đánh giá SPDD vào cuối kỳ chính là việc xác định chi phí sản xuất dở dang tương
ứng với khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tùy thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy
trình công nghệ, tính chất sản phẩm và yêu cầu quản lý chi phí mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau:
2.6.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp)
Theo phương pháp này thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm phần lớn tỷ trọng trong
giá thành sản phẩm (thường 80% trở lên).
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được áp dụng theo công thức:
2.6.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này căn cứ trên mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang
để quy đổi SPDD thành sản phẩm hoàn thành.
Chi phí nhóm 1: Nếu chi phí phát sinh ngay từ đầu của quy trình sản xuất, tham gia
trong sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí
nguyên vật liệu chính được tính theo công thức:
Chi phí nhóm 2: những chi phí sản xuất phát sinh theo mức độ sản xuất, tham gia
trong sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung…thì được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo
công thức:
CPSX DDĐK
Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ * =
+
+
CPSX NVL phát sinh
trong kỳ
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Chi phí nhóm 1
DDĐK Chi phí nhóm 1
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
dở dang cuối kỳ * =
+
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Chi phí nhóm 2
DDĐK
Số lượng sản phẩm
+
Chi phí nhóm 1 thực tế
phát sinh trong kỳ
Chi phí nhóm 2
dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương * =
+
+
Chi._. thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SỔ CÁI
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
PKT 31/12/2008
Tiềnl ương công nhân
trực tiếp của tất cả các
phân xưởng 1111 23.200.000
PKT 31/12/2008 Trích 2% KPCĐ 3382 22.243.016
PKT 31/12/2008 Trích 2% BHYT 3384 3.415.460
PKT 31/12/2008 Trích 15% BHXH 33831 23.271.822
PKT 31/12/2008 Kết chuyển 154 72.130.298
Số PS
72.130.298
72.130.298
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh tháng 12/2008
Nợ TK 622 72.130.298
Có TK 1111 23.200.000
Có TK 3382 22.243.016
Có TK 3384 3.415.460
Có TK 33831 23.271.822
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 để tính giá
thành
Nợ TK 154 72.130.298
Có TK 622 72.130.298
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 49
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
4.3.3 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
72.130.298 72.130.298
72.130.298
23.271.822
22.243.016
3.415.460
23.200.000
TK 33831
TK 154
TK 1111
TK 3382
TK 622
TK 3384
Sơ đồ 4.6 Sơ đồ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2008
4.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Để tiến hành hoạt động sản, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp doanh nghiệp còn cần có chi phí sản xuất chung. Tại công ty Angimex kế toán tập
hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung những chi phí có tính chất phục vụ và quản lý sản
xuất trong phạm vi phân xưởng hay xí nghiệp như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…
4.4.1 Chứng từ sử dụng:
− Các phiếu chi.
− Phiếu tạm ứng.
− Bảng thanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng.
− Bảng trích khấu hao TSCĐ.
− Bảng phân bổ công cụ dụng cụ.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 50
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
Trình tự luân chuyển chứng từ
Kế toán xí nghiệp
Kế toán tổng hợp
Lập phiếu chi
Ghi sổ chi tiết
Thủ quỹ
Sơ đồ 4.7 Sơ đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung
Hàng tháng, khi phát sinh chi phí, kế toán xí nghiệp sẽ kiểm tra chứng từ có liên quan
rồi chuyển cho ban quản đốc phân xưởng xét duyệt, nếu tất cả các chứng từ đã hợp lệ thì tiến
hành lập phiếu chi chuyển cho thủ qũy thực hiện việc chi tiền. Việc chi tiền sẽ được thanh
toán trực tiếp tại xí nghiệp, sau khi thanh toán xong kế toán xí nghiệp sẽ lập bảng kê và
chuyển về phòng kế toán của công ty. Kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ
và ghi sổ chi tiết các tài khoản có liên quan, đồng thời kế toán phần hành cũng sẽ cập nhật vào
máy những tài khoản theo chức năng nhiệm vụ của mình.
Cuối tháng, kế toán tiền mặt của công ty sẽ tổng hợp chứng từ và tiến hành thanh toán
lại cho xí nghiệp, còn kế toán giá thành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung trong tháng để
tính giá thành sản phẩm.
4.4.2 Tài khoản sử dụng: TK 627 được mở chi tiết như sau
TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: chi phí vật liệu được chi tiết theo phân xưởng
TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất được chi tiết theo phân xưởng
TK 6274: chi phí khấu hao tài sản cố định được chi tiết theo phân xưởng
TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài được chi tiết theo phân xưởng
TK 6278: chi phí khác bằng tiền được chi tiết theo phân xưởng
Và một số tài khoản có liên quan
TK 2141: khấu hao TSCĐ
TK 334: phải trả người lao động
4.4.3 Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương của nhân viên phân xưởng, chi phí
về tiền ăn của nhân viên toàn xí nghiệp và các khoản trích lương theo quy định.
Nguyên tắc trả lương cho nhân viên phân xưởng cũng áp dụng phương pháp trả lương
theo thời gian.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 51
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SỔ CÁI
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
PC
Chi phí HĐNH,
chi phí vật tư…
111-Chi tiết
từng phân
xưởng
131.941.500
TH146472 12/12/2008
Trích BHXH 15%
tháng 12/2008 33831
14.681.104
TH146480 12/12/2008
TRích KPCĐ 2%
tháng 12/2008 3382
15.953.041
TH146473 12/12/2008
Trích BHYT 2%
tháng 12/2008 3384
2.154.655
KC12/101047 12/31/2008
Phân bổ
chi phí phân xưởng 154
164.730.300
Cộng số phát sinh
164.730.300
164.730.300
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích như sau
Nợ TK 6271 164.730.300
Có TK 33831 14.681.104
Có TK 3382 15.953.041
Có TK 3384 2.154.655
Có TK 1111 131.941.500
4.4.4 Chi phí vật liệu
Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho xí nghiệp sản xuất với mục đích phục vụ
và quản lý. Chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng sử dụng chúng. Thủ
tục xuất dùng, tính giá thực tế vật liệu dùng cho phân xưởng được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 52
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SỔ CÁI
TK 6272: Chi phí vật liệu
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số
CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
PC
Chi phí vật tư,
chi phí sửa máy.. 1111
752.736.716
13 12/21/2008 Xuất giá vốn hàng bán
1532-Chỉ may bao.
Châu phú
1.755.222
BDN 12/25/2008 Xuất giá vốn hàng bán
1532-Chỉ may bao.
Hòa Lạc
3.480.000
CHI 12/3/2008 Xuất giá vốn hàng bán
1532-Chỉ may bao.
Long Xuyên
16.470.000
Phân bổ
chi phí phân xưởng 154
774.441.938
Cộng SPS 774.441.938 774.441.938
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Trong tháng 12/2008, ta có chi phí về vật liệu
Nợ TK 6272 774.441.938
Có TK 1111 752.736.716
Có TK 1532 21.705.222
4.4.5 Chi phí CCDC: xuất dùng cho sản xuất chung bao gồm chi phí nhiên
liệu…xuất dùng cho các xí nghiệp.
SỔ CÁI
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
PC Chi phí nhiên liệu… 1111
48.292.447
KC12/103013 12/31/2008 Phân bổ chi phí phân xưởng 154
48.292.447
Cộng số phát sinh 48.292.447 48.292.447
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hạch toán cụ thể
Nợ TK 6273 48.292.447
Có TK 1111 48.292.447
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 53
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
4.4.6 Chi phí khấu hao TSCĐ: tài sản của công ty bao gồm nhà xưởng, nhà cửa, máy
móc thiết bị, quyền sử dụng đất…việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao
hàng năm =
Trên cơ sở mức trích khấu hao hàng năm đã ước tính, kế toán xác định mức khấu hao phải
trích hàng tháng của toàn bộ TSCĐ trong công ty.
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao hàng năm Mức trích khấu hao
trung bình hàng tháng = 12
SỔ CÁI
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
TH146621 12/25/2008
Trích KH TSCĐ-nhà cửa vật kiến
trúc, máy móc thiết bị 2141
500.412.355
TH146626 12/25/2008
Trích KH TSCĐ-sửa chữa lớn
TSCĐ 2143
8.573.712
KC12/104046 12/31/2008 Phân bổ chi phí phân xưởng 154
508.986.067
Cộng SPS 508.986.067 508.986.067
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Việc tính khấu hao được thực hiện trên máy do kế toán tài sản cố định cập nhật.
Nợ TK 6274 508.986.067
Có TK 2141 500.412.355
Có TK 2143 8.573.712
4.4.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí về tiền điện, điện thoại, tiền nước
phục vụ và quản lý tại xí nghiệp. Hàng tháng, người cung cấp sẽ gửi hóa đơn thanh toán đến
công ty. Kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy và khoản chi phí này được theo dõi chi tiết
trên TK phải trả cho người bán, đồng thời ghi vào sổ chi phí sản xuất chung theo yếu tố.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 54
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SỔ CÁI
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT
DIỄN GIẢI TKĐỨ
NỢ CÓ
PC
Chi phí bốc xếp,
chi phí vận chuyển 1111
736.956.400
UNC 12/16/2008 Thanh toán tiền điện 1121
405.351.419
TH147142 12/25/2008 Phân bổ tiền thuê nhà 242
3.000.000
1014 12/19/2008
Cải tạo và sửa chữa máy xáy
trắng, máy lau bóng 331
1.445.248.000
KC12/104046 12/31/2008 Phân bổ chi phí phân xưởng 154
2.590.555.819
Cộng SPS 2.590.555.819 2.590.555.819
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hạch toán cụ thể
Nợ TK 6277 2.590.555.819
Có TK 1111 736.956.400
Có TK 1121 405.351.419
Có TK 242 3.000.000
Có TK 331 1.445.248.000
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 55
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
4.4.8 Chi phí khác bằng tiền: bao gồm chi phí báo chí, tiếp khách, công tác, chi phí
vật tư đồ dùng…
SỔ CÁI
TK 6278: Chi phí dịch khác bằng tiền
Tháng 12/2008
Chứng từ Số tiền
Số CT Ngày CT DIỄN GIẢI TKĐỨ NỢ CÓ
PC
Chi phí tiếp khách,
công tác phí 1111 190.726.057
KC 12/31/2008
Phân bổ chi phí
phân xưởng 154 190.726.057
Cộng số phát sinh 190.726.057 190.726.057
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hạch toán cụ thể
Nợ TK 6278 190.726.057
Có TK 1111 190.726.057
Tài khoản 627 được tổng hợp lại như sau:
Nợ TK 627 4.277.732.728
Có TK 6271 164.730.300
Có TK 6272 774.441.938
Có TK 6273 48.292.447
Có TK 6274 508.986.067
Có TK 6277 2.590.555.919
Có TK 6278 190.726.057
Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung cũng sẽ được kết chuyển vào TK 154-chi phí sản xuất dở dang để tính giá
thành
Nợ TK 154 4.277.732.728
Có TK 627 4.277.732.728
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 56
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
4.4.9 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung
190.726.057
TK 6278
4.277.732.728 4.277.732.728
2.590.555.919
508.986.067
48.292.447
TK 6277
TK 627
TK 6273
TK 6271
TK 154
4.277.732.728 774.441.938
164.730.300
TK 6272
TK 6274
Sơ đồ 4.8 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất chung
4.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá
thành sản phẩm
4.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Công ty áp dụng hình thức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên nên công ty sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất dở dang để tập hợp chi phí
sản xuất của toàn công ty. Tại công ty Angimex TK 154 được tập hợp chi tiết cho từng
phân xưởng, sau đó mới tập hợp về công ty và cuối kỳ kết chuyển để tính giá thành.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 57
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 58
Toàn bộ việc kết chuyển được thực hiện trên chương trình phần mềm kế toán. Bút
toán định khoản:
Nợ TK 154: 77.575.462.985
Có TK 621: 73.225.599.932
Có TK 622: 72.130.298
Có TK 627: 4.277.732.728
4.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm riêng của ngành sản xuất chế biến gạo là nguyên liệu gạo được đưa vào
hộc để chế biến liên tục và khi kết thúc quá trình sản xuất sẽ cho ra gạo thành phẩm và các sản
phẩm phụ nên không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, khi tính giá thành sản phẩm kế toán không
cần kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
4.5.3 Tính giá thành sản phẩm
Tại công ty Angimex, việc tính giá thành sản phẩm gạo được áp dụng theo phương
pháp hệ số. Lý do để công ty chọn phương pháp này là trong cùng một quy trình sản
xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25%
tấm….vì vậy mà không thể theo dõi chi tiết từng loại gạo.
Tùy theo yêu cầu về số lượng thành phẩm thu được mà các phân xưởng tiến hành xuất
gạo nguyên liệu đi sản xuất. Và số lượng gạo nguyên liệu xuất đi sản xuất ở các phân
xưởng cũng không giống nhau nên việc tính đơn giá xuất kho sẽ được thực hiện vào
cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền sau đó mới tính ngược lại cho từng
đối tượng.
Một loại gạo nguyên liệu có thể sản xuất ra nhiều loại gạo thành phẩm. Ví dụ, gạo
nguyên liệu 5% có thể đi sản xuất ra gạo thành phẩm 10% tấm, gạo thành phẩm 15%
tấm, ngược lại gạo nguyên liệu 15% có thể sản xuất ra gạo thành phẩm 5% tấm nhưng
tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm có thể thấp hơn. Vì vậy, một loại gạo thành phẩm thu
được có thể được sản xuất từ nhiều loại gạo nguyên liệu khác nhau, cò việc xuất
nguyên liệu nào để sản xuất thì tùy thuộc vào yêu cầu về quản lý nguyên liệu của từng
phân xưởng.
Do tính giá thành theo phương pháp hệ số nên cần phải có một sản phẩm làm chuẩn để
quy đổi hệ số. Hệ số này không cố định, nó sẽ thay đổi theo yêu cầu của ban giám đốc
nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý, phù hợp với các yếu tố chi phí để tính ra giá
thành thấp nhất.
Trong tháng 12/2008, sản phẩm được được chọn làm sản phẩm chuẩn là gạo thành
20% tấm
Để xác định được hệ số của các mặt hàng khác, ta có:
Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm gạo, kế toán cần phải quy đổi các sản phẩm
chính khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn
Hệ số của mặt hàng X
Giá bán của gạo 20% tấm
Giá bán của mặt hàng X của
công ty trên thị trường
=
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 59
Trình tự tính giá thành theo phương pháp hệ số được thực hiện tại công ty như sau:
Trong tháng 12/2008, căn cứ vào biên bản sản xuất và phiếu nhập kho của các phân
xưởng gửi về phòng kế toán, kế toán giá thành tiến hành ghi nhận số lượng sản phẩm nhập
kho. Từ số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và hệ số quy đổi là cơ sở để tính được số
lượng sản phẩm chuẩn, số lượng sản phẩm chuẩn là tiêu chuẩn để tính giá thành của từng
thành phẩm gạo.
BẢNG 4.2 BẢNG SỐ LƯỢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO
Tháng 12/2008
Tên hàng
Số lượng Hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn
Thành phẩm
chuẩn
Gạo thành phẩm 5% 8.993.570 1,6 14.389.712
Gạo thành phẩm 10% 141.607 1,3 184.089
Gạo thành phẩm 15% 233.350 1,1 256.685
Gạo thành phẩm 25% 950.823 0,96 912.790
Gạo khác 21.619 0,94 20.322
Phụ phẩm cám 2.453.164 0,4 981.266
Phụ phẩm cám to 2.760 0,1 276
Phụ phẩm tấm 1 4.900 0,4 1.960
Phụ phẩm tấm 2 2.715.305 0,3 814.592
Tổng 15.517.098 15.517.098
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
Xác định tổng giá thành sản phẩm chuẩn
Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = Chi phí sản xuất dở dang phát sinh trong kỳ
= 77.575.462.985
Trên cơ sở tính được tổng số lượng sản phẩm chuẩn và tổng giá thành sản phẩm chuẩn ta sẽ
tính được giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn. Giá thành này không phải là giá thành cuối cùng
mà nó chỉ là cơ sở để tính giá thành và giá thành đơn vị của từng loại mặt hàng gạo thành
phẩm.
Hệ số của mặt
hàng X
Số lượng nhập kho
của mặt hàng X
Số lượng sản phẩm
chuẩn của mặt hàng X = *
Gía thành đơn vị
sản phẩm chuẩn
Tổng số lượng sản
phẩm chuẩn
Tổng giá thành sản
phẩm chuẩn
= =
77.575.462.985
17.561.691
= 4.417 đồng/kg
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 60
Sau khi tính được giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn sẽ tính được tổng giá thành và giá thành
đơn vị từng thành phẩm nhập kho. Công thức áp dụng
BẢNG 4.3 BÀNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 12/2008
ĐVT: đồng
Tên hàng Mã hàng Hệ số SL nhập
SP
chuẩn
Giá
thành
đơn vi
Giá thành
TPNK
Gạo thành phẩm 5% GT05 1,6 14.389.712
14.389.712
7.068
63.563.84.,533
Gạo thành phẩm 10% GT10 1,3 184.089
184.089
5.743
813.178.927
Gạo thành phẩm 15% GT15 1,1 256.685
256.685
4.859
1.133.857.642
Gạo thành phẩm 25% GT25 0,96 912.790
912.790
4.241
4.032.078.259
Gạo khác GT 0,94 20.322
20.322
4.152
89.767.989
Phụ phẩm cám PPCAM 0,4 981.266
981.266
1.767
4.334.555.972
Phụ phẩm cám to PPCAMTO 0,1 276
276
442
1.219.178
Phụ phẩm tấm 1 PPTAM1 0,4 1.960
1.960
1.767
8.657.931
Phụ phẩm tấm 2 PPTAM2 0,3 814.592
814.592
1.325
3.598.304.527
Tổng 15.517.098
17.561.691
4.417
77.575.462.958
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
∑ GTSP X nhập kho = GT đơn vị SP X * Số lượng sản phẩm hoàn thành X
Giá thành đơn vị SP X = GT đơn vị SPC * Hệ số quy đổi của sản phẩm X
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 61
TK 621
Sơ đồ 4.9 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
TK 1521
TK 154
TK 627
TK 622
73.225.599.932
4.277.732.728
72.130.298
3.598.304.527
TK 155
63.563.842.533
GT 05
813.178.927
GT 10
1.133.857.642
GT 15
4.032.078.259
GT 25
89.767.989
GT
4.334.555.972
PPCAM
1.219.178
PPCAMTO
8.657.931
PPTAM1
PPTAM2
77.575.462.958 77.575.462.958
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
BẢNG 4.4 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 12/2008
Tổng giá thành SX CPNVLTT CPNCTT CPSXC
Khoản mục Tổng giá
thành
GT
Đơn
vị
Tổng Đơn vị Tổng
Đơn
vị Tổng
Đơn
vị
Gạo thành phẩm 5%
63.563.842.533
7.068
59.999.648.419
6.671
59.102.179 6,57
3.505.091.934 389,73
Gạo thành phẩm 10%
813.178.927
5.743
767.581.817
5.421
756.100 5,34
44.841.010 316,66
Gạo thành phẩm 15%
1.133.857.642
4.859
1.070.279.221
4.587
1.054.270 4,52
62.524.151 267,94
Gạo thành phẩm 25%
4.032.078.259
4.241
3.805.988.882
4.003
3.749.059 3,94
222.340.318 233,84
Gạo khác
89,767,989
4.152
84.734.459
3.919
83.467 3,86
4.950.063 228,97
Phụ phẩm cám
4.334.555.972
1.767
4.091.505.862
1.668
4.030.305 1,64
239.019.804 97,43
Phụ phẩm cám to
1.219.178
442
1.150.815
417
1.134 0,41
67.229 24,36
Phụ phẩm tấm 1
8.657.931
1.767
8.172.458
1.668
8.050 1,64
477.423 97,43
Phụ phẩm tấm 2
3.598.304.527
1.325
3.396.537.999
1.251
3.345.733 1,23
198.420.795 73,07
Tổng 77.575.462.958 73.225.599.932 72.130.298 4.277.732.728
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 62
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
CHƯƠNG 5
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN
-----------o0o-------------
5.1 Những mặt đã đạt được, ưu điểm
• Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, đến nay công ty đã mở rộng quy mô sản xuất
trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, có trình độ quản lý cao, phù hợp với tình hình
hiện nay của nền kinh tế. Hiện nay, công ty có 13 phân xưởng được đặt ở các vùng
trọng điểm trong tỉnh (Chợ Mới, Hòa Lạc, Châu Phú, Châu Đốc…) rất thuận lợi trong
việc thu mua nguyên liệu, giúp công ty tiết kiệm được chi phí thu mua và vận chuyển.
• So với các công ty trong cùng ngành thì Angimex có công nghệ chế biến được trang bị
khá hiện đại và đầy đủ ( cân tự động, máy đo độ ẩm…) giúp cho việc kiểm soát chất
lượng, xuất nhập hàng một cách thuận lợi hơn.
• Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự linh hoạt trong công tác quản lý đã thực sự trở
thành đòn bẩy tích cực cho việc phát triển của công ty. Kết hợp với việc đổi mới công
nghệ, dây chuyền, quy mô sản xuất công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản
xuất, đồng thời nâng cao đời sống của công nhân viên.
5.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán
− Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, bộ máy kế toán của công ty được tổ
chức theo hình thức tập trung phù hợp với tình hình thực tế ở công ty và phù hợp
với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhân viên trong phòng kế toán.
− Theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung thì ở mỗi cửa hàng hay xí
nghiệp sẽ có một kế toán phụ trách việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
ban đầu và kiểm tra chứng từ. Hàng tuần kế toán ở các đơn vị trực thuộc sẽ chuyển
chứng từ về phòng kế toán của công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
− Ngoài ra, việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ đảm bảo việc luân chuyển
chứng từ kịp thời và do kế toán trưởng trực tiếp quản lý. Vì vậy, việc luân chuyển
và lưu giữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy định của bộ tài chính.
− Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán đều tốt nghiệp đại học trở
lên với trình độ cao về nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn thế nữa, do
có hệ thống nối mạng thông tin kế toán đã giúp cho việc cung cấp thông tin giữa
các phần hành kế toán và cung cấp số liệu để lập báo cáo tài chính kế toán được
thực hiện chính xác, đầy đủ, kịp thời, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết
định đúng đắn.
− Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng phần mềm kế toán để xử lý thông tin đã đơn
giản hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hiệu quả hơn. Hệ thống kế toán máy
cũng giúp các phần hành kế toán thực hiện một cách nhanh chóng và đưa ra thông
tin kịp thời, đầy đủ hữu ích cho công tác quản trị.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 63
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
5.1.2 Về hình thức kế toán, chế độ chứng từ, sổ sách
- Phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung phù hợp với quy mô
cũng như đặc điểm tình hình hoạt động của công ty.
- Công ty thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán do nhà nước quy định. Mặt khác,
công ty thực hiện việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đảm bảo cung cấp
thông tin một cách cần thiết và dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, đáp ứng tốt
việc hạch toán thuế GTGT một cách chính xác.
- Công ty thường xuyên theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về chế độ kế
toán hiện hành để ứng dụng vào việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
được hiệu quả hơn.
5.1.3 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Trong các phần kế toán thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được
tổ chức khá chặt chẽ. Công tác kế toán giá thành được thực hiện đều đặn hàng
tháng, việc tiến hành luôn đảm bảo đúng nguyên tắc, luôn bám sát và phản ánh
thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi của giá thành sản phẩm một cách
kịp thời.
- Chi phí sản xuất được tập hợp riêng cho từng phân xưởng. Vì vậy, có thể theo dõi
được cụ thể phân xưởng nào đã sử dụng hợp lý chi phí, phân xưởng nào chưa sử
dụng hiệu quả. Qua đó có chính sách khen thưởng hợp lý, thúc đẩy công nhân sản
xuất góp phần tăng năng suất lao động.
5.2 Hạn chế
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán
tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn có một số vấn
đề còn tồn tại cần phải khắc phục.
- Một trong những trở ngại lớn của công ty hiện nay là chất lượng về nguồn
nguyên liệu. Do người dân vẫn còn có thói quen sử dụng giống không thuần chủng
hoặc các loại giống không rõ nguồn gốc để gieo trồng. Tình trạng này đã làm cho chất
lượng đầu vào không tốt làm ảnh hưởng đến sản phẩm gạo đầu ra có chất lượng thấp.
- Là một công ty có quy mô hoạt động lớn, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
chiếm hầu hết trong tổng chi phí sản phẩm nhưng công ty không mở sổ chi tiết cho
từng phân xưởng mà lại tập hợp cho toàn công ty để tính giá thành. Việc hạch toán
như vậy sẽ dẫn tới giá thành sản phẩm không chính xác và không theo dõi được tình
hình tiêu hao nguyên vật liệu của từng phân xưởng.
- Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho
nguyên vật liệu, và được thực hiện vào cuối mỗi tháng khi đã tổng hợp được số lượng
và giá trị của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, còn hàng tháng kế toán chỉ
theo dõi xuất kho về số lượng, không theo dõi chỉ tiêu giá trị. Do vậy, không thấy
được sự biến động về giá trị của từng loại vật liệu xuất kho để có thể điều chỉnh thích
hợp. Chính vì vậy mà không thể cung cấp thông tin một cách kịp thời.
- Công ty không sử dụng định mức cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí,
vì vậy việc quản lý chi phí chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 64
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
- Việc tổ chức quản lý chi phí sản xuất còn chưa chặt chẽ toàn diện, giá thành
sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Cụ thể là trong chi phí sản xuất còn
chưa thật sự hợp lý ở việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì công ty đã trích
trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm sản
xuất của công ty mang tính thời vụ nên việc hạch toán như vậy không ảnh hưởng đến
tổng chi phí tiền lương trong năm mà chỉ là không phản ánh được đúng bản chất của
giá thành.
5.3 Biện pháp, kiến nghị
Trong thời gian thực tập tại công ty, tiếp xúc nhiều với tình hình thực tế, em xin đề
xuất một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm như sau:
5.3.1 Về nguồn nguyên vật liệu và công nghệ thiết bị
Trên thị trường, giá cả lúa gạo không ngừng biến động qua từng thời điểm. Sự biến
động của giá gạo nguyên liệu đầu vào là một trong những điều đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Cho nên công ty cần phải có chính sách hàng tồn kho hợp
lý, và cần chủ động hơn nữa về nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm quản lý tốt chí phí sản xuất.
Cụ thể:
- Có kế hoạch thu mua lúa gạo hợp lý, tránh tình trạng tồn kho quá lâu nhằm hạn
chế thất thoát, hao hụt trong bảo quản.
- Công ty nên mở rộng thu mua nguồn nguyên liệu sang các tỉnh lân cận như
Đồng Tháp, Cần Thơ, đảm bảo nguồn liệu ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Gắn kết chặt chẽ với nông dân nhằm có thể quản lý chất lượng nguồn nguyên
liệu theo yêu cầu, một trong những biệp pháp hiệu quả nhất là ký hợp đồng bao tiêu
lúa gạo.
- Đầu tư vào các thiết bị phục vụ cho việc kiểm định lúa gạo, tránh tình trạng
thất tháo nhiều ở đầu ra, tiết kiệm được chi phí.
- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, giảm tỷ lệ hạt
gãy tăng tỷ lệ thu hồi thành phẩm.
- Đồng thời cần đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,
tiết kiệm tối thiểu chi phí trong khâu dự trữ.
- Tăng cường giám sát sự biến động nguyên liệu trên thị trường và các quy luật
cung cầu. Thông qua sự giám sát này có thể chủ động thu mua nguồn nguyên liệu đầu
vào khi nhận thấy có sự biến động giá.
- Công ty cần xây dựng thêm định mức chi phí mà cụ thể là định mức chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để đánh
giá được sự biến động của các chi phí. Việc lập định mức chi phí là căn cứ để biết
được yếu tố chi phí nào góp phần làm tăng trưởng lợi nhuận, yếu tố chi phí nào cần
được loại bỏ. Trên cơ sở tìm nguyên nhân gây ra những biến động đó, góp phần tiết
kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Trong quá trình sản xuất gạo thành phẩm, bên cạnh đó cũng thu được phụ
phẩm thu hồi như tấm 1, tấm 2, cám các loại. Và những phụ phẩm này cũng được xem
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 65
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm gạo tại công ty ANGIMEX GVHD: Trần Thị Kim Khôi
SVTH: Trần Thị Mỹ Hạnh 66
như là một dạng thành phẩm vì đã qua giai đoạn chế biến nên cũng cần phải hạch toán
vào TK155. Có thể chi tiết cho TK này như sau
TK1551 – Gạo thành phẩm
TK1552 – Phụ phẩm
5.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Nhìn chung, các khoản chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ được kế
toán ghi chép, phản ánh chính xác và phân bổ theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
Tuy nhiên để sử dụng chi phí hiệu quả hơn thì cần phải
Áp dụng chính sách khen thưởng hợp lý để góp phần thúc đẩy người lao động
làm việc có hiệu quả tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Nâng cao tay nghề cho công nhân, tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm được chi
phí.
Cần xây dựng định mức thời gian sản xuất sản phẩm phù hợp, nhằm quản lý tốt
chi phí.
Để đánh giá đúng được bản chất của giá thành thì công ty nên phản ánh chính
xác chi phí tiền lương thực tế phát sinh của từng tháng tháng.
5.3.3 Chi phí sản xuất chung
Khuyến khích nhân viên sử dụng tiết kiệm những chi phí như chi phí điện thắp
sáng, điện thoại…tránh sử dụng lãng phí những chi phí không cần thiết. Qua đó có thể
tiết kiệm được chi phí sản xuất tăng khối lượng sản phẩm.
Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung, tránh tình trạng sử dụng quá mức
chi phí.
Công ty cần có những chính sách thi đua sản xuất phù hợp góp phần thúc đẩy
khả năng thi đua tăng gia sản xuất giữa các phân xưởng, tăng năng suất lao động,
khuyến khích công nhân làm việc có hiệu quả hơn.
5.4 Kết luận
Như chúng ta đã biết công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có
ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kế toán và tổ chức sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh
tình hình sản xuất chính xác, kịp thời và là cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định về giá sản
phẩm, về chiến lược cạnh tranh trên thị trường.
Với vai trò quan trọng như vậy, việc không ngừng hoàn thiện công tác này là hết sức
cần thiết. Nó phản ánh khá rõ nét về sự tiếp thu của công ty, sự vươn lên trong quá trình hoàn
thiện và phát triển, đồng thời sẽ góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Công ty Angimex với hoạt động chế biến xuất khẩu gạo là chủ yếu. Đến nay công ty
đã thể hiện được sự thành công của mình trên thị trường, đó là nhờ sự nổ lực rất nhiều của
toàn thể công nhân viên trong công ty. Một bộ phận góp phần không nhỏ vào sự thành công
đó chình là bộ máy tổ chức kế toán ở công ty. Với chức năng thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác đã giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn,
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1053.pdf