Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tám Đức

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự đa dạng và phong phú về sản phẩm đã tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn cho nhu cầu của mình. Điều đó khiến cho các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét để lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu sao cho giảm được giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hiệu quả kinh tế mong muốn. Giảm giá thành là một trong các chiến lược mà các doanh nghiệp lựa chọn để tạo cho mình lợi

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5970 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tám Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Có thể nói giá thành không chỉ là cơ sở để định giá bán sản phẩm, dịch vụ mà còn là cơ sở để đánh giá trình độ quản lý của nhà sản xuất đối với công tác quản lý về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp muốn đánh giá chính xác giá thành thì công tác tập hợp chi phí sản xuất phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng. công việc này giúp cho nhà quản lý biết họ đã bỏ ra bao nhiêu chi phi để sản xuất ra sản phẩm hoặc để cung cấp dịch vụ. Từ đó các nhà sản xuất lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm tối ưu, tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành, tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp . Trong thời gian khảo sát thực tế tại Công Ty TNHH TM Và Dịch vụ Tám Đức kết hợp với kiến thức được trang bị tại nhà trường. Em lựa chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm dịch vụ ăn uống“ tại Công Ty TNHH TM Và Dịch Vụ Tám Đức. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần: -Phần 1: Tổng quan về Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tám Đức -Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công Ty TNHH thương Mại và Dịch Vụ Tám Đức -Phần 3: Các giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tám Đức Do kiến thức về chuyên ngành của em còn hạn chế nên trong quá trình làm chuyên đề thực tập không tránh khỏi thiếu xót em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực tập:TS.Trần Quý Liên để em hoàn thiện bài viết hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DỊCH VỤ TÁM ĐỨC Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên với vốn kinh doanh ban đầu là 3 tỷ đồng, được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh số 0102020509 ngày 12/05/2005 Đến thời điểm cuối tháng 12/2008, vốn kinh doanh của công ty đã được bổ sung là 2 tỷ đồng . Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức ra đời là một công ty kinh doanh có tư cách pháp nhân, có tên giao dịch quốc tế TAM DUC TRADING AND SERVICE COMPANY LIMITED, tên viết tắt là: TAM DUC CO .,LTD Địa chỉ trụ sở chính: số 129, đường Nguyễn Trãi, Phường Thượng Đình, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức mới thành lập là: mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình, đại lý mua đại lý bán, ký gửi hàng hoá, tổng số lao động là hơn 20 người , doanh số hàng năm chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng, nhưng cho đến nay công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: kinh doanh Khách Sạn, Nhà Hàng, Môi Giới súc tiến thương mại, kinh doanh mua bán các loai rượu, bia, thuốc lá…nhưng hoạt động chủ chốt của công ty là kinh doanh nhà hàng. Hiện nay tổng số lao động trong công ty là hơn 50 người, doanh thu tháng 3/2009 đạt gần 2 tỷ đồng. Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức là một Doanh Nghiệp hoạt động kinh doanh khách sạn Nhà hàng, Nhiệm vụ chính của công ty là cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: ăn uống, vui chơi, giải trí, phục vụ hội nghị, tiệc cưới hỏi… Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng công ty đã tổ chức, sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động trong công việc. 1.2. Đặc điểm hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức là hoạt động kinh doanh Thương Mại và Dịch Vụ, doanh nghiệp áp dụng quy mô vừa và nhỏ. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng - Môi giới, súc tiến thương mại - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; - Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình; - Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách; - Kinh doanh mua bán các loại rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát; - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh./. Trong 7 ngành nghề trên ngành kinh doanh khách sạn nhà hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty.Doanh thu chủ yếu của kinh doanh nhà hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty và lơi nhuận thu được cao hơn hẳn các ngành nghề khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khách hàng là “Thượng Đế”, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công ty thường xuyên tổ chức cho nhân viên các bộ phận đi học để nâng cao tay nghề, chế biến ra các món ăn ngon và thường xuyên cập nhật các món mới và nâng cấp phòng ăn, cải tạo nội thất trong phòng, lắp đặt thêm các phương tiện hiện đại như: tivi mầu, điều hoà nhiệt độ, các giàn âm ly, karaoke Công ty luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lấy thu bù chi và có lãi nên giá cả rất mềm dẻo, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Thực đơn tiệc thường: dành cho mọi khách hàng có giá từ 850.000đ đến 1.100.000đ/1mâm - Thực đơn tiệc cưới: dành cho các đội bạn trẻ tổ chức lễ cưới với mức giá trọn gói 1.000.000đ/1mâm - Thực đơn tiệc BUFFE: dành cho khách hàng có nhu cầu vừa ăn vừa giao lưu bạn bè có giá trọn gói từ 160.000đ đến 200.000đ/1suất ăn. Trong năm 2007 kinh doanh nhà hàng ở công ty đã hoạt động với công suất 75.5% và số khách đến ăn tại nhà hàng trung bình là 240 người /1ngày, tương đương với 40 mâm cỗ. Công ty TNHH TM Và Dịch Vụ Tám Đức cũng giống như các công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống khác là thời gian làm việc kéo dài suốt cả ngày từ 8h sáng đến 10h đêm kể cả ngày lễ và chủ nhật . Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 70 người trong đó có 10 người là lao động gián tiếp còn lại 60 người là lao động trực tiếp, thu nhập bình quân lao động là 1.200.000đ/người/ tháng. Hầu hết các nhân viên phục vụ đều được đào tạo qua trường lớp nghiệp vụ nên có trình độ chuyên môn cao, năng động trong công việc, phục vụ khách tận tình chu đáo, cùng với đội ngũ cán bộ trong công ty luôn đôn đốc, trực tiếp xuống các bộ phận để nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn kịp thời, thích hợp, không ngừng đưa công ty đi lên phù hợp với nhu cầu của thị trường..nhờ đó mà trong năm 2008 công ty đã đạt doanh thu là 21.600.000.000đ tăng khoảng 73.3% so với năm trước trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống chiếm 55% trong tổng doanh thu của công ty. 1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức là đơn vị hạch toán độc lập với hệ thống bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhất định như sau: - Ban giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng luật định. - Bộ phận quản lý: có chức năng lập kế hoạch kinh doanh cho giám đốc công ty và giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đề ra. - Phòng kế toán: chịu trách nhiệm quản lý tiền vốn, tài sản của công ty, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ ban hành, giúp cho giám đốc thực hiện công tác giám đốc tài chính nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. - Bộ phận bếp: chịu trách nhiệm chế biến ra các món ăn ngon chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu, các cuộc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị... theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận này giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của công ty, đầu bếp phải luôn chế biến, sáng tạo ra các món mới hấp dẫn thu hút được khách hàng và quan trọng hơn giữ được khách, khách đến một lần, lần sau lại nhớ. - Bộ phận bàn: có trách nhiệm phục vụ nhiệt tình chu đáo bữa ăn, các bữa tiệc cưới, hội nghị của khách trong suốt thời gian ăn tại công ty. - Bộ phận bar: chịu trách nhiệm cung cấp, pha chế các đồ uống, đồ tráng miệng theo yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến dùng bữa tới khi khách ra về. - Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về sự an toàn cho khách hàng và tài sản của công ty. - Bộ phận lễ tân: chịu trách nhiệm quan hệ trực tiếp với khách hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và là cầu nối giữa khách với các bộ phận trực tiếp khác như quản lý, kế toán, bộ phận bàn, bếp... Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Ban giám đốc Bộ phận lễ tân Bộ phận bar Bộ phận bàn Bộ phận bếp Bộ phận kế toán Bộ phận quản lý Bộ phận bảo vệ 1.3.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. Quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh nhà hàng của công ty theo các giai đoạn sau: Sơ đồ 1.2. Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty. Khách đến (ăn tiệc) Bộ phận lễ tân Bộ phận bếp (chế biến) Bộ phận bàn Thanh toán Các giai đoạn trên có nội dung cụ thể như sau: Khách đến: đây là giai đoạn gặp gỡ, đón tiếp, mời món ăn, bố trí phòng ăn cho khách. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phục vụ khách vì đây là bước đầu tiên tạo thiện cảm với khách. Bộ phận lễ tân: Khách đến được lễ tân đón ở ngoài cửa và đưa khách vào trong gặp bộ phận bàn, bộ phận bàn, xếp bàn và oder các món ăn theo yêu cầu của khách, chuyển tới cho bộ phận bếp chế biến, đồng thời phục phụ khách tận tình cho đến khi khách ăn xong thanh toán ra về. Số tiền khách thanh toán căn cứ vào các món mà khách đã dùng. Còn đối với khách đến đặt tiệc trước thì bộ phận lễ tân sẽ đón và đưa khách vào gặp bộ phận quản lý để chọn thực đơn, sắp xếp bàn ăn và thời gian theo yêu cầu của khách hàng, nếu khách đồng ý đặt tiệc trước thì phải thanh toán trước 50% giá trị của các món mà khách đã chọn số còn lại sẽ thanh toán sau khi khách đến ăn. 1.3.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tám Đức là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho nên các mặt hàng của công ty rất đa dạng. Công ty luôn coi trọng công tác tổ chức sắp xếp đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy hết vai trò của kế toán nói chung và khả năng của từng nhân viên kế toán nói riêng. Để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tổng hợp được thực hiện tại phòng kế toán từ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết đến việc phân tích kiểm tra kế toán. Còn các bộ phận kinh doanh khách sạn, du lịch có các nhân viên kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ ban đầu sau đó tổng hợp số liệu và gửi về phòng kế toán của công ty. Về mặt nhân sự, nhân viên kế toán ở các bộ phận này chịu sự quản lý của phòng kế toán. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung ở công ty đảm bảo nguyên tắc tập hợp số liệu chính xác tạo điều kiện cho phòng kế toán tập hợp được các số liệu kịp thời phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt Kế toán hàng tồn kho và công nợ Kế toán TSC Đ v à CCLĐ nhỏ Kế toán theo dõi cp công ty và KD nhà hàng Kế toán theo dõi doanh thu Kế toán theo dõi chi phí các dịch vụ khác Kế toán trưởng Thủ quỹ Nhiệm vụ của từng bộ phận ở phòng kế toán như sau: - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán trước Giám Đốc, trực tiếp thực hiện các phần hành kế toán tiền lương, kế toán chi phí và giá thành, kế toán nguồn vốn, kế toán các hoạt động đầu tư tài chính, kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả số liệu do kế toán viên cung cấp, định kỳ lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Ngoài ra còn theo dõi toàn bộ giá thành và vốn chủ sở hữu của công ty. - Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt và thực hiện phần hành kế toán với ngân hàng như vay vốn, trả nợ. - Kế toán hàng tồn kho và công nợ: với nhiệm vụ chính là theo dõi tình hình tăng, giảm, nhập, xuất kho hàng hóa, hàng tồn kho và tình hình công nợ của công ty. - Kế toán TSCĐ, CCDC: có nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi tình hình tăng, giảm, nhập ,xuất và quá trình sử dụng các loại tài sản, công cụ lao động nhỏ của công ty. - Kế toán theo dõi các dịch vụ khác: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chi phí phát sinh ở các dịch vụ như dịch vụ cho thuê kiôt, dich vụ đại lý, kí gửi hàng hóa... - Kế toán theo dõi doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ doanh thu của công ty. - Thủ quỹ: quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt của công ty. Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng với đội ngũ nhân viên tương đối đồng đều, có năng lực chuyên môn, hầu hết đã qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kế toán, hăng say trong công việc, đoàn kết phối hợp tốt giữa các bộ phận kế toán với nhau, nhờ vậy đã giúp cho giám đốc công ty nắm sát được tình hình hoạt động kinh doanh để có quyết định quản lý kịp thời cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. 1.3.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán, chính sách kế toán. - Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam. Việc quy đổi các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá”. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: do đặc điểm kinh doanh của nhà hàng. Vật tư, hàng hóa nhập vào và xuất ra có rất nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên, cho nên Công ty đã hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp số dư - Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm xuất kho: Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định. - Phương pháp tính khấu hao tái sản cố định: Các tài sản cố định tại công ty sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh được tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất của hàng bán ra là 10%. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”. Các sổ kế toán sử dụng tại Công ty bao gồm: - Sổ Nhật Ký Chung - Các sổ nhật ký chuyên dùng: Sổ nhật ký thu tiền, chi tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng - Sổ cái các tài khoản - Các sổ chi tiết liên quan Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức “Nhật ký chung” Chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chuyên dùng 2 1 5 3 4 4 5 3 2 1 1 Ghi chú: 1,2: Ghi hàng ngày 3,5: Ghi cuối kỳ 4: Quan hệ đối chiếu số liệu Công ty sử dụng các báo cáo sau: - Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Báo cáo kết quả kinh doanh Các loại báo cáo lập theo kỳ: Báo cáo xuất, nhập, tồn nguyên vật liệu Báo cáo quỹ Báo cáo thu chi Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Báo cáo hàng tồn kho cuối kỳ PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TÁM ĐỨC. 2.1. Đối tượng chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống của công ty. Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cho nên việc xác định đối tượng để chi phí và tính giá thành của dịch vụ là rất quan trọng. Đối tượng chi phí của Công Ty chính là các hoạt động kinh doanh về Nhà Hàng, Khách Sạn, Mua bán ký gửi hàng hoá... . Mỗi một hoạt động kinh doanh là một đối tượng để chi phí, do đối tượng chi phí và tính giá thành dịch vụ ở công ty là khá nhiều. cho nên để thuận tiện cho việc minh hoạ về số liệu và cách hạch toán chi phí ở công ty , em chọn hoạt động kinh doanh Nhà Hàng ( Dịch vụ ăn uống) để trình bầy cách thức hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ của công ty. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống, Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tám Đức đã sử dụng cả tư liệu lao động (yếu tố vật chất) và lao động sống (yếu tố con người). Toàn bộ các chi phí đó bao gồm các khoản mục chi phí chủ yếu sau: Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung Chi phí bằng tiền khác 2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống tại Công Ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức. 2.2.1.Tài khoản sử dụng. Để tập hợp chi phí kinh doanh dịch vụ ăn uống, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau: + Tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Tài khoản 622 chi phí nhân công trực tiếp + Tài khoản 627 chi phí sản xuất chung 2.2.2 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Vì Công Ty Tám Đức tính đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ nên đến cuối kỳ công ty mới xác định được đơn giá xuất kho trên cơ sở tính toán theo công thức sau: Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực tế vật Đơn giá bình vật liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ quân gia quyền = Số lượng vật + Số lượng vật liệu liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Do đó trong kỳ có phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật liệu. Kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu nhập kho. phiếu xuất kho vật liệu để ghi vào sổ chi tiết vật liệu (mở cho từng loại vật liệu) theo chỉ tiêu số lượng; cuối kỳ sau khi tính được đơn giá vật liệu xuất kho kế toán mới tính ra giá vốn vật liệu xuất dùng trong kỳ và lên bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn vật liệu, sau đó lên bảng phân bổ vật liệu. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán chi phí giá thành căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu. Ở Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Tám Đức cung cấp 3 loại tiệc phục vụ khách hàng là: tiệc thường, tiệc cưới, tiệc bubffe. nên công ty mở TK 621 chi tiết cho 3 loại tiệc cụ thể như sau: TK 6211: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Thường. TK 6212: Chi phí Nguyên vật liệu ttrực tiếp Tiệc Cưới. TK 6213: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Tiệc Bubffe. Nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống rất phong phú. chi phí nguên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí thực phẩm chế biến như: hải sản tươi sống, gia cầm, hàng khô, gia vị, các loại rau củ quả... Để hạch toán các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của dịch vụ ăn uống như chi phí thực phẩm chế biến, hàng hoá, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu để hạch toán. Do tính chất kinh doanh của công ty nên vật liệu tồn đầu tháng không có, trong tháng công ty xuất nguyên vật liệu để chế biến sản phẩm, dưa theo các phiếu nhập nguyên vật liệu phát sinh trong tháng. ví dụ: ngày 2 tháng 12 năm 2008 + xuât kho nguyên vật liệu phục vụ cho tiệc thường Trích phiếu xuất Công Ty Tám Đức. Cty TNHH TM-DV Tám Đức Mẫu số 02-DN 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bảng biểu 2.1. PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hằng số: 1286 Địa chỉ: Bếp Nợ TK 621 Lý do: Xuất chế biến Có TK 152 Xuất tại: Kho công ty TT Diễn giải ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền Yêu Cầu Thực xuất 1 Hải Sản kg 25.8 25.8 2 Thực Phẩm kg 152 152 3 Đồ Khô kg 240 240 4 Đồ hộp hộp 168 168 5 Rau củ quả kg 150 150 Cộng x x x x Xuất ngày 02 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng Thủ Kho Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Trích). phiếu xuất hàng hoá, thực phẩm, hải sản..... chế biến cho tiệc cưới. Cty TNHH TM-DV Tám Đức Mẫu số 02-DN 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bảng biểu 2.2 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hằng Số: 1350 Địa chỉ: Bếp Nợ TK 621 Lý do: chế biến Có TK 152 Xuất tại: Kho công ty TT Diễn giải ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền Yêu Cầu Thực xuất 1 Hải Sản kg 150 150 xxx 2 Thực Phẩm kg 250 250 3 Đồ Khô kg 200 200 4 Đồ hộp hộp 300 300 5 Rau củ quả kg 100 100 Cộng x x x x xxxx Xuất ngày 05 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng Thủ Kho Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Trích). Phiếu xuất thực phẩm, đồ khô, rau củ quả chế biến cho Tiệc Bubffe. Cty TNHH TM-DV Tám Đức Mẫu số 02-DN 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC) Bảng biểu 2.3. PHIẾU XUẤT KHO Ngày 09 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hằng Số: 530 Địa chỉ: Bếp Nợ TK 621 Lý do: Xuất chế biến Có TK 152 Xuất tại: Kho công ty Số Lượng TT Diễn giải ĐVT Yêu Cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 Hải Sản kg 10 10 xxx 2 Thực Phẩm kg 230 230 3 Đồ Khô kg 314 314 4 Đồ hộp hộp 355 355 5 Rau củ quả kg 70 70 Cộng x x x x xxx Xuất ngày 09 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng Thủ Kho Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2008 + xuât kho nguyên vật liệu phục vụ cho Tiệc Thường Trích phiếu xuất Công Ty Tám Đức (Trích) phiếu xuất hải sản, thực phẩm, rau củ quả... chế biến cho Tiệc thường Cty TNHH TM-DV Tám Đức Mẫu số 02-DN 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - HN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bảng biểu 2.4. PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Hằng Số: 1286 Địa chỉ: Bếp Nợ TK 621 Lý do: Xuất chế biến Có TK 152 Xuất tại: Kho công ty TT Diễn giải ĐVT Số Lượng Đơn giá Thành tiền Yêu Cầu Thực xuất 1 Hải Sản kg 90 90 xxx 2 Thực Phẩm kg 100 100 3 Đồ Khô kg 100 100 4 Đồ hộp hộp 70 70 5 Rau củ quả kg 90 90 Cộng x x x x xxxx Xuất ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người nhận hàng Thủ Kho Kế toán Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất phát sinh trong tháng để Lập bảng kê Nhập - Xuất - Tồn như sau: (Trích) bảng kê nhập xuất tồn NVL tháng 12 năm 2008 Bảng biểu 2.5. Ngày tháng Diễn giải Hải sản Thực Phẩm Đồ khô Đồ hộp Rau củ quả SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT 02/12/08 nhập 26 200000 5200000 152 110000 16720000 500 12500 6250000 170 80000 13600000 150 11000 1650000 02/12/08 xuất 25.8 0 0 152 0 0 240 0 0 168 0 0 150 0 0 05/12/08 nhập 150 210000 31500000 250 120000 30000000 0 0 300 75000 22500000 100 12000 1200000 05/12/08 xuất 150 0 0 250 0 0 400 13000 5200000 300 0 0 100 0 0 09/12/08 nhập 10 205000 2050000 230 115000 26450000 314 0 0 355 85000 30175000 70 12000 840000 09/12/08 xuất 10 0 0 230 0 0 250 12000 3000000 355 0 0 70 0 0 ….. .. … … … … … … .. .. .. .. … … .. .. … 31/12/08 nhập 90 200000 18000000 100 120000 12000000 100 120000 12000000 70 87000 6090000 90 13000 1170000 31/12/08 xuất 90 0 0 100 0 0 100 0 0 70 0 0 90 0 0 BẢNG KÊ NHẬP - XUẤT- TỒN NVL. Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ, tên) (Ký, họ, tên) Căn cứ vào bảng kê nhập xuất, tồn NVL.Ta tính được đơn giá xuất kho của từng loại NVL xuất dùng như sau: 26 x 200 + 150 x 210 + 10 x 205 +.... + 90 x 200 HS = = 205.62 (ngđ/kg) 26 + 150 + 10 +... + 90 152 x 110 + 250 x 120 + 230 x 115 +.... + 100 x 120 T.P = = 116.35 (ngđ/kg) 152 + 250 + 230 +... + 100 170 x 80 + 300 x 75 + 355 x 85 +.... + 70 x 87 ĐH = = 80.9 (ngđ/kg) 170 + 300 + 355 +... + 70 500 x 12.5 + 400 x 13 +.... + 250 x 12 ĐK = = 12.57 (ngđ/kg) 500 + 400 + ... + 250 150 x 11 + 100 x 12 + 70 x 12 +.... + 90 x 13 RQ = = 11.9 (ngđ/kg) 150+ 100 + 70 +... + 90 Sau khi tính được đợn giá xuất kho của NVL kế toán lập bảng phân bổ NVL cho từng loại tiệc. Bảng phân bổ NVL được trình bầy ở trang sau (trang ) Bảng biểu 2.6. BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU Tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: VNĐ STT TK ghi nợ TK621-  Tiệc thường TK621-  Tiệc cưới TK621-  Tiệc bubffê Cộng TK ghi có SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Hải Sản 115.8 23,810,800 150 30,843,000 10 2,056,200 275.8 56,710,000 2 Thực Phẩm 252 29,320,200 250 29,087,500 230 26,760,500 732 85,168,200 3 Đồ Khô 340 4,273,800 200 2,514,000 314 3,946,980 854 10,734,780 4 Đồ hộp 238 19,254,200 300 24,270,000 355 28,719,500 893 72,243,700 5 Rau củ quả 240 2,856,000 100 1,190,000 70 833,000 410 4,879,000 Cộng 1185.8 79,515,000 1000 87,904,500 979 62,316,180 3164.8 229,735,680 Ngày 31 tháng12 năm 2008 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ, tên) (Ký, họ, tên) 2.2.3 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí biểu hiện bằng tiền để trả cho công nhân dựa trên số lượng và chất lượng loa động để bù đắp hao phí về sức lao động của họ. Chi phí nhân công trực tiếp boa gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh Phí Công Đoàn. Nhân viên phục vụ hàng ăn của của công ty có 21 người, trong đố nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng là 18 người nhân viên quản lý 3 người. Công ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, tiền lương của họ được tính theo thời gian làm việc thực tế với công thức: Hệ số cấp bậc 720.000 Tiền lương thời gian = số ngày làm việc thực tế 24 Việc trả lương cho công nhân viên của Công ty chia ra làm 2 kỳ: + kỳ 1: Vào ngày 20 hàng tháng tạm ứng 50% tổng tiền lương + kỳ 2: Vào ngày 5 tháng sau, thực hiện việc trả nốt lương còn lại sau khi trừ đi các khoản 5% BHXH, 1% BHYT và các khoản ốm đau thai sản. 2.2.3.1. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Để hạch toán tổng hợp tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lương ở công ty TNHH TM và Dịch Vụ Tám Đức sử dụng các tài khoản sau: TK 334 : Phải trả công nhân viên TK 338 : Phải trả, phải nộp khác Trong đó chi tiết tài khoản 338 bao gồm: - TK 3382 : KPCĐ - TK 3383 : BHXH - TK 3384 : BHYT TK 335 : Chi phí phải trả ………….. Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng những chứng từ và sổ kế toán như chế độ quy định. Chứng từ xác định tiền lương là bảng chấm công của tổ. Bảng chấm công là chứng từ theo dõi thời gian làm việc của mỗi nhân viên, bảng chấm công được lập theo từng tổ và do tổ trưởng chấm. Cuối tháng bảng chấm công được gửi lên cho phòng tổ chức xét duyệt và là cơ sở để lập bảng thanh toán lương cho từng tổ. Ta có bảng chấm công tháng 12/2008 như sau: Bảng biểu 2.7. BẢNG CHẤM CÔNG Bộ phận: Bàn và Bếp Tháng 12 năm 2008 Stt Họ và tên Cấp bậc Ngày trong tháng Quy ra công lương 1 2 3 4 … 29 30 31 số ngày số công số công Công nghỉ ko hưởng Lương BHXH 1 Hà Ngọc Linh 3.05 x x x / … x x x 23 2 Ng. Kim Hồng 3.05 x x x … x x x 24 3 Hoàng Ngọc Lan 2.49 x x x / … x x x 24 4 Ng. Anh Tuấn 2.49 x x x … x x x 24 5 Ng. Thu Hà 2.49 x x x / … x x x 23 6 Hoàng Tuấn Tú 2.26 x x x … x x x 24 7 Ng. Hà Nhân 2.26 x x x / … x x x 24 8 Ng. Văn Phong 2.26 x x x … x x x 23 9 Ngô Thế Mạnh 2.04 x x x / … x x x 24 10 Phạm Ngọc Hà 2.04 x x x … x x x 23 Cộng 24.43 236 Bảng biểu 2.8. BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2008 Phòng kế toán Stt Họ và tên Cấp bậc Ngày trong tháng Quy ra công lương 1 2 3 4 … 29 30 31 số ngày số công số công Công nghỉ ko hưởng Lương BHXH 1 Hà Thu Phương 2.05 x x x / … x x x 24 2 Hà Thu Hương 2.05 x x x / … 0 0 x 21 3 3 Cao Thế Sơn 2.49 x x x / … x x x 24 4 Ng. Ngọc Anh 2.49 x x x / … x x x 24 5 Ng. Minh Tâm 2.49 x x x / … x x x 24 6 Đặng Thị Thu 2.26 x x x / … x x x 24 7 Lê Hà Nhân 2.26 x x x / … x x x 24 8 Ng. Văn Phong 2.26 x x x / … x x x 24 Cộng 18.35 189 3 * Cách tính lương phải trả và BHXH phải trả cho công nhân viên Căn cứ vào bảng chấm công ta tính lương tháng của từng người. Ví dụ: Tính lương tháng 12/2008 của chị Hoàng Ngọc Lan. Số ngày làm việc của chị tháng này là 24 ngày và bậc lương của chị hiện nay là 2.49. Ta có: Cấp bậc lương mức lương tối thiểu Ngày làm việc Lương tháng 12 = thực tế tháng 12 Số ngày làm việc chế độ tháng Lương tạm ứng của chị Lan = 2,49720.00050% = 896.400 (đồng) Trong đó: + 6% BHXH, BHYT =(lương cấp bậc 720.000 + phụ cấp) 6% + 1% KPCĐ =( lương cấp bậc 720.000 + phụ cấp trách nhiệm) 1% Phụ cấp trách nhiệm = Bậc trách nhiệm 720.000 Theo cách tính như trên ta có lương thực lĩnh của chị Lan = 2,49 720.000 = 24 – 896.400 – (2,49 720.000)6% =788.832 (đồng) 24 Vậy thu nhập tháng 12 của chị Lan = Lương tạm ứng + Lương thực lĩnh = 896.400 + 788.832 = 1.685.232. (đồng) Tương tự với cách tính như trên ta tiến hành tính tiền lương trong tháng của tất cả mọi người trong tổ. Trong trường hợp nếu có phát sinh làm ca 3 thì một ca 3 hưởng 30% ngày lương Ngoài việc tính toán tiền lương theo quy định cho người lao động công ty còn thanh toán cho cán bộ công nhân viên các khoản sau: + Chi trả tiền lương nghỉ phép cho nhân viên trong công ty Tiền lương nghỉ phép = Lương 1 ngày công Số ngày nghỉ phép Thực tế công ty thanh toán lưong nghỉ phép cho nhân viên là ngày nghỉ nào (theo chế độ quy định) trả ngày đó chứ không được trích trước lương nghỉ phép cụ thể: Trong tháng 12/2008 chị Hà Thu Hương của phòng kế toán nghỉ 3 ngày do đó chị được lĩnh thêm tiền lương nghỉ phép 3 ngày của tháng 1 là: 49.200 3 =147.600 (đồng) + Chi phụ cấp: Đối với phụ cấp lãnh đạo trách nhiệm trong công ty. Được tính toán dựa vào hệ số cấp bậc của Nhà nước quy định: Mức._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31781.doc