Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành (giá thành sản phẩm) ở Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

LỜI MỞ ĐẦU Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá. Quá trình này chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí mà doanh ngiệp phải chi ra. Để quản lý chặt chẽ các khoản chi phí trong hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh. Trong đó kế toán được coi là công cụ quản lý quan trọng nhất. Với chức năng ghi chép, tính toán, quản lý, phản ánh, giám sát một cách thường

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành (giá thành sản phẩm) ở Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuyên liên tục sự biến động của tài sản, vật tư, tiền vốn. Kế toán cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cơ bản và quan trọng về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đáp ứng yêu cầu quản lý. Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó là sự gia tăng của cạnh tranh. Con đường duy nhất để các doanh nghiệp tồn tại trong môi trường đó là giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp phải suy tính xem làm thế nào để chi phí bỏ ra là ít nhất nhưng hiệu quả thu về là cao nhất. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán sao cho tính toán chính xác các khoản mục chi phí phát sinh, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm tạo cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả kinh doanh, nó phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CPSX luôn găn liền với việc sử dụng vật tư tài sản, nó là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định. Do đó nó là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Tiết kiệm được chi phí sản xuất là điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được vị trí vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Và để kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công và sự giúp đỡ của các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề “kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW” làm Chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu Chuyên đề gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW. Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW 1.1. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 (tiền thân của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương) được thành lập theo Quyết định số 403-NN-TCCB/QĐ ngày 26 tháng 11 năm 1985 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Công ty trở thành doanh nghiệp Nhà nước độc lập trực thuộc Bộ theo quyết định số 08-NN-TCCB/QĐ ngày 06 tháng 01 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Sau hơn 10 năm hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký quyết định số 3112/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 10 tháng 11 năm 2005 và số 678/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 10/3/2006 chuyển Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 thành Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Công ty Cổ phần chính thức đi vào hoạt động theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012757 đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 06 năm 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc Bảo vệ thực vật cùng cơ chế hoạt động linh hoạt, cán bộ và sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước từ cung tròn phía Bắc đến mũi nhọn phía Nam “ở đâu có cây trồng ở đó có sản phẩm của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương”. Cùng với sự phát triển sản phẩm và củng cố đội ngũ cán bộ tinh nhuệ của Công ty, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã quan hệ, hợp tác với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước để phát triển sản phẩm cả về số lượng và chất lượng. Nhằm đưa sản phẩm của Công ty vốn đã được nông dân tin cậy thì ngày càng được nông dân tin cậy hơn để “Cùng với nhân dân cả nước phấn đấu vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững, vì sự ấm no và hạnh phúc của mọi nhà”. Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm và nhiệt tình công tác cùng hệ thống sản xuất với hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho ra các sản phẩm được người nông dân tin dùng. Trong hiện tại và tương lai Công ty không ngừng cải tiến sản phẩm nhằm đảm bảo thị hiếu của người tiêu dùng và luôn phấn đấu là người bạn chân thành và gần gũi nhất của nhà nông…. Trong 22 năm phấn đấu không ngừng và hiệu quả vì một nền nông nghiệp xanh và sạch và bền vững vì sự ấm no và hạnh phúc của mọi nhà, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương đã được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba hạng hai và được Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng nhiều bằng khen về thành tích cải tiến sản phẩm và phục vụ tốt cho nền nông nghiệp nước nhà....Hiện tại công ty đã được hai tổ chức  Quacert và PSB cấp chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001.Tại hội chợ triển lãm do các cơ quan hữu quan tổ chức với sự đánh giá khách quan, công tâm và vì nền nông nghiệp của nước nhà với trên 80% làm nông nghiệp. Các sản phẩm của công ty tham dự hội nghị hầu hết đều đạt giải cao... Chính vì vậy trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển khá mạnh, mạng lưới sản xuất và tiêu thụ trên khắp cả nước làm cho lợi nhuận tăng đều qua các năm. cụ thể ta có thể nhận thấy điều đó qua biểu sau: Biểu 1-1: TRÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Giai đoạn 2006-2007-2008) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. DTBH và CCDV 145.361.176.318 179 806 379 979 448 596 484 101 2. Các khoản giảm trừ 4.131.887.526 10 980 725 165 7 875 359 494 3. DTT về BH và CCDV 141.229.288.792 168 825 654 814 440 721 124 607 4. Giá vốn hàng bán 111.870.224.596 131 603 456 490 382 979 728 189 5.LNG về BH và CCDV 29.359.064.196 37 222 198 324 57 741 396 418 6. DT hoạt động tài chính 146.980.687 545 893 734 732 871 883 7. CP tài chính 2.845.088.475 3 234 407 759 14 657 242 578 8. CP bán hàng 16.351.832.277 13 665 557 788 18 440 607 317 9. CP QLDN 9.166.147.361 12 711 511 129 17 552 734 260 10.LN thuần từ HĐKD 1.142.974.770 8 156 615 382 7 823 684 146 11. Thu nhập khác 1.157.086.237 1 038 550 796 9 378 876 692 12. CP khác 113.648.485 129 547 544 2 579 019 749 13. Lợi nhuận khác 1.043.437.752 909 003 252 6 799 856 943 14. Tổng LN trước thuế 2.186.412.522 9 065 618 634 14 623 541 089 15. Thuế TNDN phải nộp 612.195.506 2.538.373.217 4.094.591.504 16.Lợi nhuận sau thuế 1.574.217.016 9 065 618 634 13 312 590 190 (Nguồn trích dẫn: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty PSC1 năm 2006, 2007, 2008) 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần BVTV .1 TƯ là đơn vị kinh doanh độc lập dưới sự lãnh đạo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất phát từ yêu cầu sản xuất và yêu cầu quản lý, hệ thống quản lý của Công ty được tổ chức theo Điều 69 - Luật doanh nghiệp bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành và Ban kiểm soát. Ngoài ra còn có các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. * Khối quản lý và ban điều hành chung: + Đại hội đồng Cổ đông: Đại hội đồng Cổ đông (ĐHCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. + Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông quyết định. Hội đồng Quản trị gồm (05) năm thành viên. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ là 5 năm và có thể được bầu lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. + Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kì 5 năm do ĐHCĐ bầu ra. + Giám đốc Công ty: Hội đồng Quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Giám đốc. Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. + Phó Giám Đốc Công ty: Phó Giám Đốc giúp Giám Đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty theo sự phân công của Giám Đốc Công ty. * Các phòng ban chức năng ở văn phòng công ty: + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ và chức năng tổ chức lao động tiền lương quản lý nhân sự và bảo vệ tài sản của Công ty + Phòng tài chính: Lập kế hoạch về tình hình tài chính của Công ty, có nhiệm vụ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tiền, thu chi tiền mặt một cách hợp lý, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên quyết toán từng tháng, quý năm, theo dõi mọi hoạt động liên quan đến tài chính của đơn vị. + Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Có nhiệm vụ lập kế hoạch nhập xuất nguyên vật liệu, sản phẩm hàng ngày, tiến hành công tác tìm kiếm, giao hàng vận chuyển hàng hoá… + Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch tiêu thụ, xây dựng giá thành, biện pháp thực hiện kế hoạch, cân đối hàng hoá, tìm hiểu thị trường và nghiên cứu thị trường. + Phòng kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất, tính toán định mức sản xuất của các mặt hàng, nghiên cứu sản phẩm mới.., ứng dụng công nghệ vào sản xuất, sang chai đóng gói nhỏ thuốc BVTV, quản lý in mẫu các loại vật tư bao bì nhãn mác, quảng cáo tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm. * Các Chi nhánh trực thuộc Công ty: Bộ máy tổ chức có một giám đốc chịu sự lãnh đạo của Công ty. Các phòng chức năng của Chi nhánh chịu sự lãnh đạo của giám đốc Chi nhánh. Các chi nhánh được phân bổ tại các địa bàn trọng điểm trên khắp cả nước. CN Hải Phòng - Xưởng Hải Phòng CN Hưng Yên CN Thanh hoá CN Hà Tĩnh CN Thừa Thiên Huế CN Đà Nẵng - Xưởng Đà Nẵng CN Quảng Ngãi CN Bình Định CN Phú Yên CN Đắc Lắc CN Thành phố Hồ Chí Minh - Xưởng Thành Phố HCM + Các xưởng sản xuất, cửa hàng: trực thuộc các Chi nhánh, có quản đốc và cửa hàng trưởng chịu sự lãnh đạo của giám đốc Chi nhánh. Từ những đặc điểm trên ta có thể khái quát Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật 1 TW qua sơ đồ 1-1 sau: Sơ đồ 1-1: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban giám đốc Ban kiểm soát Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng phát triển sản phẩm Phòng công nghệ & sản xuất Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Nam Trung Bộ Chi nhánh Nam khu IV Chi nhánh Thanh Hoá Chi nhánh Phía Bắc Chi nhánh Tây Nguyên Chi nhánh Phía Nam Chi nhánh Hải Phòng Xưởng Đà Nẵng CN Phú Yên CN Thừa Thiên Huế CN Quảng Ngãi Tổ bán hàng khu vực I Tổ bán hàng khu vực II Tổ bán hàng khu vực III Xưởng TPHCM Xưởng Hải Phòng Phòng kinh doanh SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Ghi chú: Điều hành trực tuyến Kiểm soát 1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW là quy trình công nghệ chế biến kiểu liên tục bao gồm hai giai đoạn công nghệ khác nhau. Dây chuyền sản xuất trong công ty là một dây chuyền khép kín với các máy móc, thiết bị hiện đại được nhập từ các nước Nhật, Pháp…đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng sản phẩm. Từ nguyên liệu ban đầu và một số phụ gia khác, qua quá trình gia công chế biến sẽ cho ra sản phẩm. Thành phẩm sẽ được đóng gói và kiểm tra KCS, nếu đủ quy cách, chất lượng sẽ được đóng hộp rồi được nhập kho. Năm 1995, công ty đã nghiên cứu thành công thuốc trừ sâu OFatox 400EC thay thế cho WoFatox rất độc hại cho người và gia súc. Sản phẩm này được nhà nước cấp bằng sáng chế và trở thành sản phẩm chủ yếu của công ty Quá trình sản xuất thuốc OFatox 400EC diễn ra như sau: + Khâu gia công: - B1: Sau khi trộn hai hỗn hợp là Fenitrothoin và Trichlorfon lại với nhau, cho thêm 1/2 lượng dung môi Xylen và Methanol theo định mức vào trong thùng khuấy. - B2: Mang khuấy đều bằng môtơ điện - B3: Thêm lượng chất hoạt động bề mặt vào tiếp tục khuấy đều theo thời gian quy định là 20- 25 phút/mẻ. - B4: Cho ra phuy, thuốc thành phẩm chứa trong phuy kim loại có dung tích 200lít (loại 200kg). + Khâu sang chai: Thuốc OFatox 400EC thành phẩm được đóng chai nhỏ có dung tích 100ml, 480ml. Công việc đóng chai được tiến hành như sau: Đóng thuốc vào chai bằng máy bơm tự động Xiết nút: Đóng nút nhôm bằng máy. Dán nhãn kiểm tra chất lượng. Vào hộp carton, dán băng keo, phiếu KCS. Sản phẩm xuất xưởng phải được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng một lần nữa mới được nhập kho. Ta có thể khái quát quy trình sản xuất thuốc OFatox 400EC qua sơ dồ sau: Sơ đồ 1-2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm OFatox 400EC: Nguyên liệu thuốc Fenitrothion +Trichlorfon + Dung môi Xylen methanol ð Cho vào thùng khuấy ð Khuấy đều băng môtơ điện ð Sang chai ð Siết nút ð Dán nhãn ð Thùng carton ð Dán keo kiểm tra KCS ð Nhập kho Trước đây khi mới thành lập, máy móc trang thiết bị còn thô sơ, hầu hết việc sang chai, đóng gói, dán nhãn đều được thực hiện thủ công. Hiện nay khi sản xuất kinh doanh đã phát triển, Công ty trang bị thêm máy móc công nghệ hiện đại nên phương thức sản xuất sang chai đóng gói thuốc BVTV đã được chuyển từ lao động thủ công sang phương thức sản xuất bán công nghiệp. Tại Công ty chu kỳ sản xuất sản phẩm theo thời vụ sản xuất nông nghiệp, một năm có 2 vụ sản xuất chính là từ tháng 1 đến tháng 5 và từ tháng 7 đến tháng 10. Các tháng khác công ty sản xuất ít 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu bộ máy quản lý như trên, do có các Chi nhánh và xưởng sản xuất tại các tỉnh nên bộ máy kế toán của Công ty được phân thành 2 cấp: Kế toán trung tâm ( kế toán tại Công ty) và kế toán trực thuộc (kế toán tại các Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố). Hiện Công ty có 11 Chi nhánh, chỉ có duy nhất Chi nhánh Hải Phòng là báo sổ lên Công ty, còn lại các Chi nhánh khác hạch toán độc lập, như vậy hình thức tổ chức kế toán của Công ty là nửa tập trung nửa phân tán. Phòng kế toán tài vụ của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thu nhập, xử lý thông tin kế toán tài chính phục vụ cho công tác quản lý, tổng hợp chi phí sản xuất hạch toán lỗ lãi, xác định kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm…Hiện nay phòng Kế toán (phòng Tài chính) có 7 người bao gồm: + Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán chung, có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, chỉ đạo thống nhất trong phòng Tài chính (phòng Tài chính kế toán). Kế toán trưởng còn là ngưòi giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra báo cáo tài chính cân đối tài chính, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra còn tham gia các phòng nghiệp vụ khác xây dựng định mức giá cả tiêu thụ, giá thành sản phẩm, ký kết hợp đồng. + Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu phát sinh trong kỳ, lập sổ Nhật ký chung, theo dõi báo cáo cho các Chi nhánh gửi về, thực hiện công tác kế toán cuối kì, Giữ sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm ghi sổ cái, lập bảng tổng hợp, cân đối thu chi tài chính và lập các báo cáo tài chính kế toán… + Kế toán thanh toán (kiêm kế toán công nợ, kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi và theo dõi tài sản cố định): Có nhiệm vụ: - Theo dõi kịp thời các nghiệp vụ mua bán thành phẩm, hàng hoá có liên quan đến TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản nợ, tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và nợ khó đòi để có đối sách thu nợ kịp thời, góp phần cải thiện tốt tình hình tài chính của Công ty. - Tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, cho cán bộ công nhân viên của Công ty, các khoản tạm ứng, tính các khoản phải thu, phải trả, các khoản chi phí khác. - Theo dõi tình hình thanh toán với các tổ chức, cá nhân cung cấp vật tư cho các Chi nhánh. Theo dõi tình hình biến động trong kỳ của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng, TSCĐ và trích khấu hao tăng giảm TSCĐ. + Kế toán thuế: Căn cứ các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn bán hàng của hàng tháng, kế toán phải tính được kết quả kinh doanh của Công ty phải nộp cho ngân sách nhà nước vào mỗi tháng, quý, năm. + Kế toán hàng hoá: Có nhiệm vụ ghi chép tính toán, phản ánh chính xác trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng, giá trị thực tế của nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập, xuất kho. Thông qua kiểm kê thường xuyên phát hiện kịp thời sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu, ứ đọng, hàng kém phẩm chất để Công ty có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của Công ty tiến hành thu, chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ thu, chi lên cân đối rút số dư tiền mặt tồn đọng tại quỹ lập báo cáo. + Kế toán các Chi nhánh: Có nhiệm vụ mở sổ kế toán, theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh từ khâu nhập hàng, nguyên liệu đến gia công chế biến và tiêu thụ thành phẩm, thu chi tiền. Sau đó hàng tháng, quý phải lập báo cáo gửi bằng chuyển phát nhanh về phòng kế toán của Công ty (số liệu được gửi bằng email trước, còn các báo cáo phải được gửi bằng chuyển phát do có chữ ký và con dấu ở các chi nhánh) Giữa CN Hải Phòng và văn phòng công ty không nối mạng, mà cuối tháng, kế toán CN sẽ tổng hợp số liệu và gửi toàn bộ chứng từ gốc lên phòng tài vụ của văn phòng công ty. Ở CN Hải Phòng chỉ một nhân viên kế toán, làm nhiệm vụ theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh tại CN từ khâu nhập hàng, NVL đến gia công chế biến và tiêu thụ thành phẩm, thu chi tiền... Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ để tổng hợp số liệu cuối kỳ để gửi lên phòng kế toán trung tâm. Đến cuối tháng khi nhận được các chứng từ gốc phát sinh đến các hoạt động kinh tế ở CN Hải Phòng, kế toán trung tâm sẽ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chứng từ gốc. + Kế toán cửa hàng: Có nhiệm vụ mở sổ theo dõi xuất nhập hàng, thành phẩm đem bán cho các đại lý và thu tiền bán hàng nộp về Chi nhánh, hàng tháng, quý phải lập báo cáo về kế toán tại Chi nhánh. Bộ máy kế toán của công ty được khái quát qua sơ đồ 1-3 trang 15: Sơ đồ 1-3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hoá Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán trưởng ở các chi nhánh Kế toán các cửa hàng NVKT ở CN Hải Phòng 1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Với đặc điểm SXKD trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm sản xuất ra đa dạng, quy trình sản xuất giản đơn, đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ cao, nên công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán được xây dựng theo nguyên tắc của hình thức kế toán “ Nhật ký chung”. Hệ thống danh mục sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán tương đối đầy đủ. Đối với phần hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, phiếu chi… kế toán ghi vào sổ Nhật ky chung; bảng kê xuất NVL, sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 154 và các sổ chi tiết liên quan khác sau đó cuối tháng ghi váo sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Từ các sổ chi tiết kế toán lập Bảng kê tính giá thành cho từng sản phẩm, Sổ tổng hợp giá thành phân xưởng. Chu trình xử lý chứng từ và công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ 1-4 trang 17. Sơ đồ 1-4: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm Chứng từ gốc: PXK, PC, bảng thanh toán lương… SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 Bảng tổng hợp giá thành phân xưởng Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 Bảng kê tính giá thành từng sản phẩm Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng Ngoài những sổ kế toán đã liệt kê ở trên Công ty còn sử dụng các bảng kê và một số sổ chuyên dùng khác... Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Easy Accounting nên mẫu sổ được thiết kế tương đối gọn nhẹ và dễ hiểu PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TW 2.1. Đối tượng, phương pháp và trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW 2.1.1. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW Với đặc điểm sản xuất là liên tục qua hai giai đoạn, thành phẩm của giai đoạn một là đối tượng để giai đoạn 2 chế biến: Giai đoạn gia công chế biến thành phẩm ở dạng phuy và giai đoạn sang chai đóng gói thành những sản phẩm với khối lượng, dung tích khác nhau nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là các giai đoạn sản xuất sản phẩm hay từng phân xưởng sản xuất sản phẩm cho từng sản phẩm. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty là phương pháp hạch toán chi phí theo phân xưởng sản xuất hay giai đoạn sản xuất cho từng sản phẩm sản xuất. Chi phí phát sinh ở phân xưởng nào thì được tập hợp riêng cho phân xưởng đó cho từng sản phẩm sản xuất, đối với chi phí dùng chung cho nhiều phân xưởng thì được phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. Trong phạm vi chuyên đề em xin giới thiệu quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuốc thuốc OFatox 400EC dạng phuy ở giai đoạn 1 và từ loại phuy này sang chai OFatox 400EC loại chai 240 ml ở giai đoạn 2 thuộc nhóm sản phẩm thuốc trừ sâu OFatox 400EC 2.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW được tiến hành như sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, phiếu chi… kế toán tiến hành phân loại và vào Sổ nhật ký chung, các bảng kê rồi vào sổ chi tiết chi phí các TK 621, 622, 627, 154. Dùng các phương pháp tách riêng chi phí cho từng sản phẩm. Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm vào Bảng kê tính giá thành sản phẩm và vào Bảng tổng hợp giá thành phân xưởng. Công ty PSC1 kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, phản ánh tình hình chi phí sản xuất một cách thường xuyên liên tục. Khi các loại chi phí phát sính kế toán phản ánh vào các tài khoản của nó từ đó lấy căn cứ để ghi sổ. 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 TW 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty bao gồm toàn bộ hao phí về NVL chính, vật liệu phụ được dùng trực tiếp cho sản xuất thuốc BVTV; NVL chính của công ty bao gồm nguyên liệu chính, phụ gia và dung môi. Còn vật liệu phụ là bao gói, chai lọ, nhãn mác, túi, băng keo…dùng đế sang chai, đóng gói thuốc BVTV. Chính vì vậy mà chi phí NVL trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất cho từng loại sản phẩm hoàn thành vì mỗi loại sản phẩm dùng từng loại NVL khác nhau. Chi phí NVL chính chỉ phát sinh trong giai đoạn đầu của quá trình sản xuất. Còn chi phí VL phụ thì phát sinh ở giai đoạn sau của quá trình sản xuất. Công ty tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Với NVL chính kế toán sử dụng TK 156, với VL phụ kế toán sử dụng TK 152 Kế toán sử dụng TK 621 – phản ánh toàn bộ chi phí NVL trực tiếp TK 621 không mở TK cấp hai, không phản ánh riêng từng yếu tố hao phí về NL chính, VL phụ cho sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đầu kỳ căn cứ vào kế hoạch sản xuất cụ thể, định mức sản xuất, định mức sang chai chế biến từng thứ thuốc trong kỳ, bộ phận sản xuất sẽ viết giấy yêu cầu xuất kho, mang đến phòng kế toán. Kế toán CN Hải Phòng sẽ lập hộ PXK, PXK chỉ ghi số lượng . Cuối tháng kế toán CN Hải Phòng gửi phiếu xuất kho lên phòng kế toán văn phòng để ghi sổ Biểu số 2-1: Công ty Cổ phần BVTV 1 TW Mẫu số 02 – VT Chi nhánh Hải Phòng (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 8 năm 2008 Nợ TK: 621 Số 457 Có TK: 156 Tên người nhận: Đặng Nhật Duệ phân xưởng chế biến Lý do xuất kho: Để gia công thuốc OFatox 400EC dạng phuy 200 lít Xuất tại kho: Đinh Quyết Tiến STT Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Fenitrothion 96 % NL_FENI Kg 1.875,200 1.875,200 2 Trichlorfon 90% NL_TRI Kg 2.000,000 2.000,000 3 Metanol NL_MET Kg 2.159,891 2.159,891 4 Xylen NL_XYL Kg 2.062,500 2.062,500 5 A Tano NL_TANOA kg 918,000 918,000 Tổng cộng Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) Biểu số 2-2: Công ty Cổ phần BVTV 1 TW Mẫu số 02 – VT Chi nhánh Hải Phòng (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 8 năm 2008 Nợ TK: 621 Số 458 Có TK: 152 Tên người nhận: Đàm Thanh Hải phân xưởng sang chai Lý do xuất kho: Để sang chai thuốc thuốc OFatox 400EC loại 240 ml Xuất tại kho: Đinh Quyết Tiến STT Tên hàng Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Chai PET 240.28 HU CH_2_240 Cái 40.830 40.830 2 Nút nhựa HU NU_HU Cái 1025 1025 3 Hộp PET 240.28 HV HO_2_240 Cái 1025 1025 4 Nhãn ofatox 400EC 240 TBI NH_OFA240 Cái 40.828 40.828 5 Băng dính trắng KHA_BDT Cuộn 22 22 6 Keo KHA_KE21 Kg 4,1 4,1 7 Đai nhựa KHA_ĐA Kg 22,7 22,7 Tổng cộng Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (đã ký) (đã ký) (đã ký) (đã ký) ( Nguồn trích dẫn: Tập phiếu xuất kho tháng 8 năm 2008 - CN Hải Phòng) Đến cuối tháng căn cứ vào các phiếu xuất kho để sản xuất thuốc BVTV trong tháng do CN Hải Phòng gửi lên, kế toán trung tâm nhập liệu các phiếu xuất kho vào phần mềm trên chứng từ vật tư, hàng hoá theo 3 chứng từ: - Chứng từ xuất NL: Thể hiện tổng hợp các nghiệp vụ xuất NL để gia công thuốc BVTV. - Chứng từ xuất thành phẩm: Thể hiện tổng hợp các nghiệp vụ xuất thành phẩm thuốc BVTV để sang chai, chế biến trong kỳ. - Chứng từ xuất vật tư: Thể hiện tổng hợp các nghiệp vụ xuất vật tư để sang chai đóng gói thuốc BVTV phát sinh trong kỳ. Và thực hiện bút toán tính giá xuất tự động đới với tất cả các loại vật tư, sản phẩm hàng hoá, công cụ dụng cụ thì máy tự động xử lý và điền đơn giá xuất kho cả kỳ cho từng loại vật tư, sản phẩm, NL để tính ra chi phí NV L trực tiếp tập hợp cho từng loại sản phẩm, theo công thức: Đơn giá XK bình quân cả kỳ của NVLi = Trị giá NVLi tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá thực tế NVLi nhập kho trong kỳ Tổng khối lượng NVLi tồn đầu kỳ + Tổng khối lượng NVLi nhập kho trong kỳ Ví dụ: Nguyên liệu chính Xylen: Tồn kho đầu tháng 8 năm 2008 với số lượng là 22.502,7 Kg với tổng giá trị là 531.446.849 đ. Trong tháng 8 năm 2008 tổng số lượng nhập kho là 57.280 Kg với tổng giá trị là 1.511.042.469. Ta tính được đơn giá xuất kho bình quân tháng 8 của Xylen là: Đơn giá XK bình quân của Xylen = 531.446.849 + 1.511.042.469 = 25.258 đ/Kg 22.502,7 + 57.280 Trình tự nhập liệu như sau: - Từ màn hình Destop, nhấn chuột vào biểu tưởng của chương trình => Giao diện của phần mềm kế toán hiện ra: Màn hình 2-1: - Nhấn vào ô ‘chứng từ” => Hiện ra danh mục các chứng từ để lựa chọn => Chọn “ Chứng từ vật tư hàng hoá” => Chọn “Mới” trên thanh công cụ phía trên cửa sổ => Xuất hiện mẫu chứng từ: Màn hình 2-2: - Tiến hành nhập các dữ liệu: “Số chứng từ”, “Ngày chứng từ”, “Ngày ghi sổ”, “Họ tên”, “Địa chỉ”, “Diễn giải”, “Kèm theo” (Phần “Kèm theo có nghĩa là số chứng từ gốc làm căn cứ nhập dữ liệu) - Ô cột “Tài khoản Có” nhập “156”, nhấn vào ô có hình mũi tên xuống bên cạnh số 156 để hiện cửa sổ kê khai chi tiết số phát sinh Có, nhập chi tiết từng thứ NVLxuất dùng cho sản xuất. Kê khai chi tiết cho từng loại thuốc sản xuất, với sản xuất thuốc Ofatox 400EC – Phuy ta kê như màn hình 2-3 (đây chính là sổ chi phí TK 621 chi tiết cho sản xuất thuốc Ofatox 400EC – Phuy) Màn hình 2-3: Tại cửa sổ kê khai chi tiết số phát sinh Có: -Tiến hành nhập các dữ liệu: “Mã sản phẩm, CCDC”, “Đơn vị tính”, “Lý do xuất, “ Mã kho “, “Số lượng”. - Tất cả các cột nào đã có trong danh mục, nhấn F4 để vào nhanh danh mục, chọn rồi nhấn thoát. Riêng các cột đơn giá, số lượng là do máy tự xử lý khi kế toán viên thao tác tính giá xuất bình quân cuối kỳ cho từng thứ NL. Nhấn thoát để trở về màn hình nhập liệu ban đầu - Ổ cột “Tài khoản Nợ” nhập “621”, nhấn vào ô có hình mũi tên xuống bên cạnh số 621 để hiện cửa sổ kê khai chi tiết số phát sinh Nợ. TK này kê khai chi tiết cho từng loại thuốc, với sản xuất thuốc Ofatox 400EC – Phuy ta kê như sau: Màn hình 2-4: Tại cửa sổ kê khai chi tiết số phát sinh Nợ: Tiến hành nhập”Mã sản phẩm”, rồi nhấn Enter máy tự động kê tên sản phẩm, rồi kê “Tên đơn vị”. Cột “Số tiền” là do máy tự động xử lý lấy từ số tiền Có sau khi tính đơn giá bình quân xuất kho NL vào cuối kỳ. Thực hiện xong các bước trên ấn nút “Thoát” để trở về màn hình nhập liệu ban đầu. - Lần lượt nhập liệu các cặp định khoản khác, giữa các cặp định khoản cách nhau bằng dòng màu xám. - Nhấn nút “Hạch toán” - Ho._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21525.doc
Tài liệu liên quan