Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp: ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp

doc101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp Niên khóa : 2004-2008 ef Hà nội tháng 06 năm 2008 Cùng với sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là rất nhiều những thuận lợi và những thách thức, khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp nói riêng mà đối với cả nền kinh tế của nước ta nói chung. Chính vì thế, để có thể thực sự hòa nhập được với nền kinh tế thế giới thì không chỉ có sự thay đổi trong các chính sách của chính phủ, mà chính trong các doanh nghiệp cũng phải tự biết đổi mới chính mình để phù hợp với tiến trình hội nhập này. Theo đó, ngành xây dựng, một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, cũng sẽ phải tìm ra được con đường đi cho mình để có thể thích ứng được với những thay đổi này của xã hội. Yêu cầu đặt ra đối với các cấp quản lý là phải kiểm soát chặt chẽ tình hình cấp phát và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Và một trong những công cụ tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đáp ứng yêu cầu này là hạch toán với nội dung chủ yếu là tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công tác này nếu được thực hiện một cách quán triệt sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Ngoài ra, trong quá trình học tập tại trường, em đã được tiếp cận và làm quen với công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong đơn vị kinh doanh xây lắp, một ngành có tính đặc thù khác với những ngành sản xuất vật chất khác sẽ giúp em có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các kiến thức đã được trang bị tại nhà trường. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, em đã quyết định chọn để tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Báo cáo được chia ra làm 3 phần: Chương I : Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng. Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng. Qua đây em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo – Tiến Sỹ LÊ THỊ HỒNG PHƯƠNG để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô giúp em hoàn thiện báo cáo hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP: - Xây lắp là quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất chủ yếu cho xã hội. Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng công ty, công ty, xí nghiệp, đội xây dựng... thuộc các thành phần kinh tế. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng các đơn vị này đều là những tổ chức nhận thầu xây lắp. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác và có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán. + Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và có tính đơn chiếc... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. + Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu...). + Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động...) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng... + Thời gian xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp...). - Đặc điểm của sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp trình tự hạch toán chi phí sản xuất, phân loại chi phí, cơ cấu giá thành xây lắp, cụ thể là: + Đối tượng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình... + Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính toán riêng đã hoàn thành... + Trong xây dựng cơ bản dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để có thể so sánh kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Ta có mẫu bảng dự toán chi phí xây dựng như sau: BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG Chi phí trực tiếp: Chi phí vật liệu (VL). Chi phí nhân công (NC). Chi phí máy thi công (M). Trực tiếp phí khác (TT): {1.5% x (VL + NC + M)}. Cộng chi phí trực tiếp (T): {VL + NC + M + TT} Chi phí chung (C): {T x Tỷ lệ chi phí chung}. Giá thành dự toán xây dựng (Z): {T + C}. Thu nhập chịu thế tính trước (TL): {(T + C) x Tỷ lệ quy định}. Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (G): {T + C + TL}. Thuế GTGT đầu ra (GTGT): {G x Thuế suất thuế GTGT}. Giá trị dự toán xây dựng sau thuế (GXDCPT): {G + GTGT}. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (GXDLT): {G x Tỷ lệ quy định x Thuế suất thuế GTGT}. Trong đó: GXDCPT: Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công sau thuế. GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP: 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất xây lắp bao gồm nhiều loại khác nhau, phản ánh các nội dung khác nhau mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình xây lắp. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí xây lắp, chi phí xây lắp được phân loại theo những tiêu thức khác nhau, tùy thuộc vào mục đích cung cấp thông tin. 1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu: Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí... Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu và mục đích khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh... ở các góc độ khác nhau. Vì thế, các cách phân loại đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Như vậy, phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. 1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của các nguồn lực hao phí cho quá trình xây lắp: Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động, việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hóa theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí xây lắp được chia thành 5 yếu tố chi phí: Chi phí nhân công bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền thưởng, các khoản phục cấp, trợ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương của công nhân viên trong doanh nghiệp xây lắp và tiền công lao động thuê ngoài. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các loại nguyên liệu chính,vật kết cấu, vật liệu phụ, nhiên liệu, dụng cụ sử dụng để xây lắp công trình, không bao gồm thiết bị xây dựng cơ bản của đơn vị chủ đầu tư chuyển giao để lắp đặt vào công trình. Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoại gồm toàn bộ giá trị các dịch vụ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: điện, nước, điện thoại, tiền thuê máy móc, thiết bị phục vụ thi công... Chi phí bằng tiền khác là những chi phí liên quan đến hoạt động xây lắp ngoài các khoản đã kể ở trên như: các khoản chi cho giao dịch, tiếp khách, hội họp... 1.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của các yếu tố: Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tùy thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp được chia ra làm 4 khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc... cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy..., chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu...), chi phí công trình tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào TK 142) sau đó phân bổ dần vào bên Nợ TK 623. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí xây lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy thi công trong kỳ), trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí sử dụng TK 335 (ghi Nợ TK 623, Có TK 335). - Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội... KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP: Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí xây lắp tính cho khối lượng xây lắp hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động xây lắp, giá thành sản phẩm xây lắp thường được phân loại theo nguồn số liệu để xác định chỉ tiêu giá thành. Theo cách này, giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm: - Giá thành dự toán: là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình ở phần thu nhập chịu thuế tính trước (thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo định mức quy định). Giá thành kế hoạch: là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán là: Giá thành kế hoạch - = Mức hạ giá thành dự toán Giá thành dự toán - Giá thành thực tế: là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán. Trong quản lý và hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải lưu ý quy định của chế độ tài chính, đó là: Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu gồm có: giá trị vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thông gió, sưởi ấm... Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị của bản thân thiết bị đưa vào lắp đặt. Do vậy, khi đơn vị xây lắp nhận thiết bị của đơn vị Chủ đầu tư (do Chủ đầu tư mua hoặc được cấp) giao để lắp đặt, đơn vị xây lắp phải ghi riêng để theo dõi, không tính vào giá thành công trình lắp đặt. 1.4. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ KỲ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vị giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh. Trong các doanh nghiệp xây lắp thi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là từng công trình, nhóm hạng mục công trình. 1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình hạng mục công trình. Vì vậy, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp thương là phương pháp tính trực tiếp. 1.4.3. Kỳ tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp: Kỳ tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp được xác định theo kỳ sản xuất, khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính định kỳ thì ở những thời điểm lập báo cáo các doanh nghiệp xây lắp cũng phải xác định giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành và dở dang. Kỳ tính giá thành là thời gian tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá thành nhất định. Cách xác định cụ thể như sau: Với những công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (<12 tháng) thì kỳ tính giá thành được tính từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình. Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (>12 tháng) thì khi có một bộ phận, hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và được nghiệm thu, kế toán tiến hành tính giá bộ phận và hạng mục đó. Với những công trình kéo dài nhiều năm, những bộ phận nhỏ không thể tách ra để đưa vào sử dụng được, khi từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật theo thiết kế, kế toán sẽ tính giá thành cho khối lượng công tác được bàn giao. Kỳ tính giá thành lúc này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật. 1.5. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT: Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên . 1.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tất cả các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ... phục vụ cho hoạt động xây lắp đều được tập hợp trên TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ngoài việc sử dụng TK 621, kế toán còn sử dụng các tài khoản như: TK 111, TK 112, TK 133, TK 141, TK 152, TK 154, TK 331... Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sau khi được tập hợp vào TK 621 sẽ được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán sau: Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Có TK 621: chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Trình tự tập hợp chi phí phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện ở sơ đồ sau: TK 621 (chi tiết) TK 152 TK 152 Xuất kho vật liệu xây Các khoản ghi giảm dựng công trình chi phí NVL trực tiếp TK 111, 112, 331 TK 632 thẳng cho xây dựng Vật liệu mua ngoài xuất Chi phí NVL trực tiếp vượt định mức TK 1331 TK 1541 (chi tiết) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 1.5.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Khác với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí nhân công trực tiếp trong xây lắp chỉ bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp xây lắp (cả công nhân do doanh nghiệp quản lý và cả nhân công thuê ngoài), không bao gồm các khoản trích theo lương, tiền ăn ca... do đặc điểm dự toán chi phí xây lắp được hạch toán bằng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí xây lắp: từng công trình, hạng mục công trình, đội xây dựng... Ngoài việc sử dụng TK 622 để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán còn sử dụng các tài khoản như: TK 334, TK 141, TK 154... Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sau khi được tập hợp vào TK 622 sẽ được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo định khoản sau: Nợ TK 154 (1541): chi tiết từng công trình. Có TK 622: chi tiết từng công trình. Trình tự tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thể hiện trên sơ đồ sau: TK 622 (chi tiết) TK 632 TK 3341 Chi phí nhân công Tiền lương trả cho công trực tiếp vượt định mức TK 1541 (chi tiết) nhân trực tiếp xây dựng Kết chuyển chi phí TK 3348 nhân công trực tiếp Tiền lương trả cho công nhân xây lắp thuê ngoài 1.5.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán trên tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Tài khoản 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với trường hợp doanh nghiệp xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực thiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623, các chi phí xây lắp hạch toán trực tiếp vào tài khoản 621, 622, 627. Không hạch toán vào tài khoản 623 khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp trong doanh nghiệp: theo giờ máy sử dụng, theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp... Kế toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp hay thuê ngoài. Các tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: TK 152, TK 154, TK 214, TK 334, TK 338, TK 336... Sau khi các khoản chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp vào tài khoản 623 sẽ được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình. Có TK 623: chi tiết theo từng công trình. TK 623 Trình tự tập hợp chi phí sử dụng máy thi công được thể hiện trên sơ đồ sau: TK 154 MTC Đội MTC là một đối tượng TK 154 (chi tiết) hạch toán chi phí, không hạch toán kết quả riêng Kết chuyển chi phí TK 512 sử dụng máy thi công hạch toán kết quả riêng Đội MTC là một đối tượng TK 336 Sử dụng máy thi công của đơn vị nội bộ khác Thuê máy thi công TK 331 từ bên ngoài TK 152, 214, 334, 338, ... Chi phí liên quan đến máy thi công ở từng đội xây lắp (nếu đội xây lắp có máy thi công riêng) 1.5.4. Kế toán chi phí sản xuất chung: Khác với các doanh nghiệp công nghiệp, chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp ngoài những khoản có nội dung tương tự như doanh nghiệp công nghiệp như tiền lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu... thì còn bao gồm những khoản chi phí khác như các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, tiền lương phụ, tiền ăn giữa ca cho công nhân viên thuộc các đội xây dựng. Chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp xây lắp cũng được hạch toán qua tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Kế toán sử dụng các tài khoản như: TK 1112, TK 112, TK 214, TK 242, ... ngoài TK 627 để tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất chung. Sau khi toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp trên TK 627 sẽ được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bằng bút toán: Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình. Có TK 627: chi tiết từng đội xây dựng. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất chung được thể hiện trên sơ đồ sau: Trích trước chi phí khấu hao TSCĐ Tập hợp chi phí nhân công Tập hợp chi phí Các khoản ghi giảm bảo hành và chi phí khác bằng tiền TK 352 công cụ, dụng cụ Tập hợp chi phí TK 153, 242 TK 214 TK 334, 338 TK 152, 111, 112... nguyên vật liệu Tập hợp chi phí TK 627 TK 152, 153 chi phí sản xuất chung TK 632 Phân bổ chi phí SXC cố định vượt định mức TK 154 (chi tiết) Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 111, 112, 133, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.5.5. Tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang và hoàn thành Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí xây lắp được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tài khoản sử dụng để tổng hợp chi phí và phản ánh kết quả sản xuất là tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 như sau: Tài khoản 1541 – xây lắp: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Tài khoản 1542 – Sản phẩm khác: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ. Tài khoản 1543 – Dịch vụ: dùng để tổng hợp chi phí sản xuât, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ. Tài khoản 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp: dùng để tổng hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang. 1.5.5.1. Tổng hợp toàn bộ chi phí xây lắp: Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ trước hết được tập hợp theo 4 khoản mục: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Sau đó mới tổng hợp lại để tính giá thành. Đối với những khoản mục được tập hợp chung cho nhiều công trình hoặc hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình hoặc hạng mục công trình để phục vụ cho việc xác định giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Khi tổng hợp chi phí xây lắp theo từng công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi: Nợ TK 154 (1541): chi tiết theo công trình, hạng mục công trình. Có TK 621, 622, 623, 627: kết chuyển các khoản chi phí xây lắp. 1.5.5.2. Đánh giá khối lượng sản phẩm xây lắp: Sản phẩm xây lắp dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và Chủ đầu tư. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành thì toàn bộ giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng: Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Giá dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ + Chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ x = + Giá dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành Giá dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành: Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng, do đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp nhằm mục đích tính được giá thành sản phẩm đó. Giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành, những chi phí này được hạch toán trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công trình hoặc khối lượng (xác định được giá trị dự toán)... hoàn thành được thanh toán với Chủ đầu tư. Vì hạng mục công trình đã hoàn thành phải tính giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ. Giá thành công tác xây lắp trong kỳ báo cáo được tính theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành Chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ Chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ + - = Để phục vụ cho mục đích so sánh, phân tích chi phí sản xuất và giá thành với dự toán giá thành xây lắp có thể chi tiết theo khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Tên công trình, hạng mục công trình:........ Tháng........ năm........ Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí NLTT NCTT MTC SXC 1. CPSXKD DD đầu kỳ 2. CPSXKD PS trong kỳ 3. CPSXKD DD cuốI kỳ 4. Giá thành SP hoàn thành Quá trình hạch toán chi phí và kết quả xây lắp được thể hiện ở sơ đồ sau: TK 154 TK 621 TK 632 Kết chuyển chi phí Giá thành công trình nguyên liệu trực tiếp hoàn thành bàn giao TK 622 Kết chuyển chi phí TK 111, 112, 152, 131, 138... nhân công trực tiếp Các khoản thu hồi TK 623 Kết chuyển chi phí được ghi giảm chi phí xây lắp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kế toán thiệt hại trong xây lắp và bảo hành công trình xây lắp: 1.5.6.1. Kế toán thiệt hại trong xây lắp: Trong quá trình xây lắp, các thiệt hại có thể phát sinh là do việc phá đi làm lại. Các chi phí thiệt hại này sẽ được tập hợp vào TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý Ta có sơ đồ hạch toán như sau: TK 1381 TK 334 TK 1388, 334 Cá nhân gây lỗi Chi phí thiệt hại phát sinh phải bồi thường TK 152, 153 TK 111, 112, 131 Do chủ đầu tư gây ra phải bồi thường TK 214, 111, 112, 331 TK 632, 811 Do đơn vị gây ra 1.5.6.2. Kế toán bảo hành công trình xây lắp: Do tính chất của các công trình xây dựng có thời gian kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng, vì vậy theo quy định hiện hành các bên nhận thầu xây dựng phải có trách bảo hành các công trình. Thời gian bảo hành các công trình thì tùy theo từng công trình. Theo quy định khi thanh toán công trình xây dựng hoàn thành chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% công trình và ký quỹ để bảo hành công trình xây dựng. Khi nhà thầu chấp nhận số tiền ký quỹ này, kế toán ghi: Nợ TK 144 hoặc 244 Có TK 131 (chi tiết chủ đầu tư) Khi bảo hành công trình, tại đơn vị xây lắp: Cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ xác định chi phí dự phòng bảo hành công trình xây lắp Nợ TK 627 Có TK 352 Sang năm sau hoặc kỳ sau khi có phat sinh các chi phí để bảo hành công trình xây lắp, kế toán tập hợp trên các TK 621, 622, 623, 627 và kết chuyển về TK 154 Khi bàn giao công trình đã bảo hành thì toàn bộ chi phí về bảo hành sẽ được kết chuyển: Nợ TK 352: bù đắp bằng dự phòng đã trích lập Nợ TK 627: Nếu dự phòng không đủ bù đắp Có TK 1544: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Hồng có tên giao dịch quốc tế là Song hong construction consultant joint stock company - Tên viết tắt : SHCC - Biểu tượng công ty: Địa chỉ của công ty: Trụ sở chính : số 164 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại : 04.9718779 Fax : 04.9719703 E.mail : www.shcc-vp1@fpt.vn Website : www.shcc.com.vn Văn phòng 2 : 255 Phố Vọng – Hà Nội Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 1/Đ3 Nguyễn Thái Sơn. Q. Gò Vấp, TP HCM. Công ty được thành lập theo quyết định thành lập số 1668/QĐ/-BXD ngày 27/10/2004 của bộ Trưởng bộ Xây dựng và ngày thành lập là ngày 26/3/1993 với số vốn điều lệ là 1.600.000.000 đồng (Một tỷ sáu trăm triệu đồng VN). Căn cứ thông báo ý kiến của thủ tướng chính phủ về việc đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 80/ TB ngày 20 tháng 3 năm 1993 của văn phòng chính phủ, Xí Nghiệp Thiết Kế Xây Dựng Và Trang Trí Nội Thất, trực thuộc tổng công ty xây dựng sông hồng chính thức ra đời. Trụ sở của công ty ban đầu được đặt tại: 80 Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú. Với số vốn ngân sách và vốn tự bổ sung là 330,6 triệu đồng. Những năm đầu thành lập, xí nghiệp gặp không ít khó khăn song cùng với sự nỗ lực vư._.ơn lên, phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, xí nghiệp ngày càng trưởng thành và phát triển vững mạnh. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh, xí nghiệp đã thực sự có được những thành tựu rất đáng kể trong công tác thiết kế và trang trí nội thất. Nhìn thấy được xu thế phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, xí nghiệp đã có quyết định đổi tên, từ Xí Nghiệp Thiết Kế Xây Dựng Và Trang Trí Nội Thất thành Công Ty Tư Vấn Xây Dựng. Theo đó thì hình thức kinh doanh đã được mở rộng hơn, đa dạng về ngành nghề, không chỉ đơn thuần là thiết kế và trang trí nội thất nữa, mà thêm vào đó là các ngành, nghề như tư vấn, giám sát... Đến ngày 5 tháng 9 năm 2000, trụ sở chính của công ty được chuyển từ 80 Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú về số nhà 164 phố Lò Đúc, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đặc biệt, ngày 15 tháng 4 năm 2002 , một lần nữa, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế cũng như xu thế phát triển của thời đại và thì hiếu của người tiêu dùng, công ty có quyết định đổi tên công ty tư vấn xây dựng – đơn vị thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty xây dựng Sông Hồng được thành lập theo quyết định số 119A/BXD- TCLĐ ngày 26/03/1993 của bộ trưởng bộ xây dựng thành Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng; Tên giao dịch quốc tế là : Song Hong Construction Consultant Company, viết tắt là SHCC. Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và có nhiều chuyển biến. Ngày 27 tháng 10 năm 2004, căn cứ nghị định số 36/2003/ NĐ – CP ngày 4/4/2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ xây dựng; căn cứ nghị định số 64/2002/ NĐ – CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; căn cứ quyết định số 1183/ QĐ – BXD ngày 22/7/2004 của bộ trưởng bộ xây dựng về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty tư vấn xây dựng sông hồng thuộc tổng công ty xây dựng sông hồng đã chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Hồng thành Công Ty Cổ Phần. Lúc này công ty có tên tiếng việt là: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng, tên giao dịch quốc tế là: SONGHONG CONSTRUCTION CONSULTANT JOINT STOCK COMPANY; tên viết tắt là: SHCC. Trụ sở chính lúc này vẫn được đặt tại 164 phố Lò Đúc – phường Đống Mác – quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội. Từ đó đến nay công ty hoạt động dưới cái tên là Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Sông Hồng, với ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, công ty ngày càng phát triển và có một vị thế vững chắc trong ngành xây dựng. Sau một thời gian dài hoạt động, công ty cũng có những thăng trầm nhưng tựu trung lại, sau mỗi lần đó công ty lại càng trưởng thành hơn, và ngày càng tạo được uy tín trong ngành xây dựng. Qua mỗi lần đổi tên công ty lại mở rộng lĩnh vực kinh doanh, khai thác và đi sâu vào những ngành đặc thù đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Bằng uy tín và sự sự khẳng định chất lượng của mình trong ngành xây dựng, công ty đã đạt được chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000 số NVQ34099 do tổ chức DAS Vương Quốc Anh chứng nhận. Song song với sự phát triển đi lên của công ty, đời sống công nhân viên cũng luôn được quan tâm và cải thiện với mức thu nhập ngày càng tăng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Để một bộ máy thực sự hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải có một tổ chức thống nhất, phân công rõ ràng và rành mạch về chức năng và nhiệm vụ của từng ban ngành trong công ty, cũng như là trách nhiệm của mỗi cá thể trong bộ máy lãnh đạo. Để từ đó mỗi cá nhân đều phải cố gắng nỗ lực vì mình và vì sự phát triển chung của công ty, bởi sự phát triển của công ty không những chỉ đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế, mà mỗi cá nhân trong tập thể đó cũng được hưởng phần thu nhập theo đúng những gì mà họ đã bỏ ra. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do bộ máy điều hành như sau: Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền hạn của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị công ty có thành viên. Mọi quyết định của hội đồng được thông quan trên cơ sở óc sự nhất trí của quá bán số thành viên. Ban giám đốc của công ty gồm: Giám đốc – Ông Nguyễn Phúc Thọ là người quản lý và điều hành toàn công ty, có quyết định cao nhất chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho công ty, chịu sự kiểm tra giám sát của hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện điều hành công ty. Phó giám đốc công ty:gồm hai người giúp việc cho giám đốc công ty, điều hành và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được giao. + Phó giám đốc kỹ thuật: đặc trách các vấn đề về kỹ thuật trong công ty, đảm bảo tính chính xác và khả thi của các bản thiết kế, kiểm định các bản thiết kế trước khi đưa nó vào thực tế, đảm trách các vấn đề kỹ thuật tại các công trình mà công ty đã nhận thầu. + Phó giám đốc kế hoạch: xem xét sự biến động của thị trường, xu hướng của nền kinh tế, sự thay đổi trong khoa học công nghệ để từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể giúp cho sự phát triển của công ty, lập dự án đầu tư, lập tổng dự toán các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu các công trình dân dụng... Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xácvà trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong chi chép kế toán, báo cáo tài chính và chấp hành điều lệ của công ty. Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một kiểm soát viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng sông hồng có 5 phòng ban: Phòng tổ chức hành chính: ban thanh tra bảo vệ làm công tác tổ chức cán bộ, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính quản trị, công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, công tác phòng cháy chữa cháy. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính và giúp cho giám đốc thấy rõ mọi hoạt động kinh tế của công ty để từ đó ra quyết định điều hành quản lý hiệu quả, cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập và theo dõi thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. Phòng kỹ thuật kiểm định: làm công tác kiểm tra các bản thiết kế, đảm bảo tính kỹ thuật của bản thiết kế, khi có yêu cầu giám sát thi công từ phía đối tác còn làm nhiệm vụ giám sát thi công, kiểm định kỹ thuật của công tác thi công, thẩm tra thiết kế... Phòng quản lý dự án: quản lý các dự án, lưu trữ hồ sơ, tài liệu để khi cần thiết cung cấp cho giám đốc những thông số cần thiết, lập các dự án đầu tư, lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, lập hồ sơ mời thầu... Phòng kế hoạch thị trường: nghiên cứu sự biến động của thị trường, xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có kế hoạch cụ thể giúp cho sự phát triển của công ty. Công ty tư vấn ĐT quốc tế VT là một chi nhánh của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Sông Hồng, có nhiệm vụ tư vấn và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế, vận tải. Các chi nhánh tại TPHCM và tại TP Đà Nẵng quản lý các nghiệp vụ phát sinh tại TP HCM và tại TP Đà nẵng. Các văn phòng tư vấn làm công tác tư vấn cho các đối tác khi các đối tác yêu cầu. Xí nghiệp thi công xây lắp: Mặc dù hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là về tư vấn, giám sát thi công, thiết kế... Nhưng khi có các hợp đồng xây lắp thì xí nghiệp sẽ có nhiệm vụ thi công xây lắp các công trình được giao, và được hạch toán như các công ty xây dựng khác. Xí nghiệp đo đạc kiểm định có nhiệm vụ khảo sát tình hình thực tế của địa điểm mà đối tác yêu cầu thiết kế, tư vấn xây dựng. Cụ thể là đo đạc khảo sát địa chất, địa hình các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; đo đạc khỏa sát địa chất, địa hình hạ tầng kỹ thuật; đo lường, kiểm định chất lượng công trình và vật liệu xây dựng theo quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY T­ vÊn gi¸m s¸t P.Qu¶n Lý dù ¸n Ban kiÓm so¸t V¨n phßng t­ vÊn 1 Phã G§ kü thuËt Héi ®ång qu¶n trÞ V¨n phßng t­ vÊn 2 P.kü thuËt - kiÓm ®Þnh Gi¸m ®èc V¨n phßng t­ vÊn 3 Chi nh¸nh TPHcm V¨n phßng t­ vÊn 4 P.kÕ ho¹ch thÞ tr­êng V¨n phßng t­ vÊn 5 phã g® kÕ ho¹ch Xn thi c«ng x©y l¾p Cn tp ®µ n½ng p.tæ chøc - hµnh chÝnh Xn k.s¸t, ®.®¹c, k.®Þnh p.tµi chÝnh - kÕ to¸n Cty t­ vÊn ®t quèc tÕ vt Nhìn chung tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối phù hợp, các phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo, nhân viên các phòng ban có nghiệp vụ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác. Tuy chức năng của các phòng ban không chồng chéo lên nhau, song chúng lại có một mối quan hệ ràng buộc rất thân thiết, bổ trợ và giúp đỡ cho nhau về tính chất các nghiệp vụ. Từ đó để tổng hợp các thông tin giúp giám đốc doanh nghiệp có được quyết định cuối cùng đúng với tình hình thực tế. 2.1.3. Tình hình tổ chức công tác kế toán: 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng tuy chịu sự chủ quản của Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Hồng, nhưng lại hạch toán độc lập. Với một địa bàn hoạt động phân tán do tính chất đặc điểm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, nhưng do đã áp dụng phần mềm kế toán máy để xử lý thông tin trong công tác kế toán, công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung nhằm đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trong công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, dễ phân công công tác, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán kịp thời. Bộ máy kế toán của công ty được phân làm hai cấp: Kế toán cấp cơ sở (kế toán công ty): chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn bộ đơn vị. Đơn vị kế toán trực thuộc (kế toán xí nghiệp): phòng kế toán cấp cơ sở sẽ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phòng kế toán cấp cơ sở. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán TSCD Tổng hợp thuế Kế toán tổng hợp Kế toán TM, nợ phải thu Kế toán nợ phải trả Kế toán ngân hàng Kế toán tiền lương, BHXH Kế toán vật tư Thủ quỹ Kế toán CN TP Đà Nẵng Kế toán CN TP Hồ Chí Minh Kế toán tại : XN thi công xây lắp XN khảo sát, đo đạc, kiểm định 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: - Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài chính kế toán) phụ trách chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, điều hành công việc chung trong phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị và mọi hoạt động của phòng. - Kế toán tổng hợp, tiền mặt, nợ phải thu (kiêm phó phòng tài chính kế toán) có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh, số hiện có và tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, hạch toán các khoản nợ phải thu trong kỳ, tập hợp và phân bổ chi phí tính giá thành, lập báo cáo kế toán. Lưu giữ quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin về các nghiệp vụ thu chi tiền mặt phát sinh trong kỳ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu vào chương trình phần mềm kế toán trên máy tính của phòng. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, nợ phải trả có nhiệm vụ theo dõi số hiện có và tình hình tăng giảm tiền gửi tại ngân hàng, giao dịch với các ngân hàng, vay vốn kinh doanh, hạch toán tình hình thanh toán với khách hàng. Lưu giữ quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin kế toán về tiền gửi và nghiệp vụ thanh toán các khoản nợ phải trả vào chương trình phần mềm kế toán máy trên hệ thông máy tính của phòng. - Kế toán tiền lương, vật tư có nhiệm vụ tính và thanh toán lương, các khoản thu nhập khác, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ công nhân viên và phân bổ cho đối tượng sử dụng, theo dõi quản lý số hiện có và tình hình tăng giảm của các loại vật tư, công cụ dụng cụ, tính giá vốn vật tư xuất kho. Lưu giữ và quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin về tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình thanh toán lương và các khoản trích theo lương của cán bộ nhân viên trong công ty vào chương trình phần mềm kế toán máy trên máy tính của phòng. - Kế toán TSCĐ và tổng hợp thuế: có nhiệm vụ mở sổ sách lập thẻ TSCĐ theo dõi tình hình biến động từng nhóm danh mục TSCĐ của công ty, trích lập khấu hao TSCĐ, đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu của cấp trên, theo dõi các khoản chi phí phát sinh theo từng hạng mục công trình mà công ty tiến hành thi công, theo dõi và xác định số thuế công ty còn phải nộp nhà nước hay được hoàn lại định kỳ. Lưu giữ và quản lý chứng từ gốc, cập nhật thông tin về các nghiệp vụ có liên quan tới tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ, chi phí phát sinh trong quá trình thi công và bàn giao các công trình XDCB, doanh thu từ hoạt động xây lắp, các khoản thuế phát sinh trong kỳ vào chương trình phần mềm kế toán máy trên máy tính của phòng. - Kế toán viên tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thu nhận và tổng hợp chứng từ chuyển về phòng kế toán trung tâm là phòng kế toán của công ty. - Một thủ quỹ: có nhiệm vụ kiểm tra và phối hợp với kế toán tiền mặt thực hiện việc nhập xuất quỹ tiền mặt của đơn vị theo nội dung phiếu chi do kế toán này cung cấp theo đúng quy định, ghi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ hàng ngày, kiểm kê quỹ định kỳ hay khi có lệnh của cấp trên và phải lập biên bản kiểm quỹ theo đúng quy định. Mỗi cán bộ nhân viên kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giữa họ có mối liên hệ chặt chẽ, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. 2.1.3.3. Hình thức, chế độ, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ trong công ty: Hình thức kế toán áp dụng trong công ty là hình thức Nhật ký chung nên các sổ sách mà kế toán sử dụng là sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154; sổ Nhật ký chung; sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154; thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng là chế độ ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/3/2006. Công ty lựa chọn áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kỳ kế toán được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong công ty là VNĐ 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG: 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm vẫn có sự khác nhau nhất định. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản xuất nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vị, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quá trình sản xuất. Đây là căn cứ để kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành. Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng tiến hành tập hợp và hạch toán chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty chính là các công trình, hạng mục công trình. 2.2.2. Hình thức kế toán công ty áp dụng: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đơn thuần, mà công ty còn tham gia vào các hoạt động xây lắp. Trong điều kiện công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán và xuất phát từ đặc điểm về cơ cấu bộ máy kế toán của công ty, phòng kế toán công ty quyết định lựa chọn hình thức Nhật ký chung. Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, ghi theo nguyên tắc ghi sổ kép để từ sổ nhật ký phản ánh vào sổ cái các tài khoản. Trình tự ghi sổ như sau: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, hàng ngày kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh cũng được ghi vào sổ chi tiết liên quan. Cuối kỳ, kế toán tiến hành cộng sổ kế toán chi tiết và tập hợp số liệu từ các sổ này để lập bảng tổng hợp chi tiết. Cuối tháng, quý, năm, kế toán cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết , số liệu trên bảng cân đối phát sinh được dùng để lập các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế khi Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng đã ứng dụng phần mềm kế toán KTDN 2002. Đây là phần mềm được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0 kết hợp với công cụ tạo báo cáo Crystal Report 8.5, cơ sở dữ liệu này tùy chọn giữa hệ điều hành Microsoft Access và SQL Server, phần mềm KDN 2002 vận hành tốt trên các hệ điều hành Windows: win XP win 2000 với các thanh công cụ menu ngang dọc được trình bày hoàn toàn bằng ngôn ngữ tiếng Việt, các nút thực hiện công việc dễ quan sát.Việc sử dụng kế toán máy vi tính trong công tác kế toán đã giúp khối lượng công việc của các kế toán viên giảm bớt và đơn giản hơn rất nhiều. Căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán nhập số liệu vào máy và chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động nhập lại dữ liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái các tài khoản. Chứng từ kế toán Chứng từ mã hóa nhập dữ liệu vào máy Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: 2.2.3. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Ta có quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất như sau: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp vật tư, lương. Bảng kê hóa đơn, chứng từ. Bảng phân bổ lương... Nhật ký chung Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154. Thẻ tính giá thành sản phẩm. Sổ chi tiết TK 154. Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627. Ghi chú: Ghi cuối tháng: Như vậy, để lập được sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 thì kế toán cần có các chứng từ, hóa đơn, các bảng kê... Và các chứng từ, hóa đơn... này được thu thập trong quá trình thi công xây lắp công trình. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán xí nghiệp thu thập và lưu giữ các chứng từ gốc và căn cứ vào các “Phiếu xuất kho” để tập hợp lập các “Bảng tổng hợp vật tư chính”, “Bảng tổng hợp vật tư phụ”. Cuối tháng, kế toán xí nghiệp căn cứ vào các Bảng thanh toán lương, Hợp đồng giao khoán, Bảng chấm công để lập “Bảng tổng hợp lương trực tiếp”, “Bảng tổng hợp lương gián tiếp”, căn cứ vào các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ lập “Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào” rồi gửi lên phòng kế toán trung tâm tại Công Ty cùng các chứng từ gốc làm căn cứ để kế toán Công Ty hạch toán, ghi sổ. Sau khi kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc, các bảng tổng hợp lương, vật tư, các bảng kê, hóa đơn GTGT mua máy thi công, bảng trích khấu hao do kế toán TSCĐ cung cấp, bảng phân bổ lương cho đối tượng sử dụng lấy từ kế toán tiền lương được dùng làm căn cứ để kế toán xây lắp tiến hành ghi sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154 và sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu trên các dòng kết chuyển của các sổ chi tiết chi phí trên, kế toán ghi “Sổ chi tiết tài khoản 154”. Từ sổ chi tiết tài khoản 154 kế toán lấy số liệu ghi vào sổ Nhậy ký chung các nghiệp vụ kết chuyển chi phí và lập “Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp” hoàn thành bàn giao. Căn cứ vào số liệu ghi sổ Nhật ký chung, kế toán tiến hành ghi sổ cái các tài khoản 621, 622, 623, 627, 154 tương ứng. 2.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.2.3.1.1. Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu tổng chi phí sản xuất của công ty xây dựng. Có thể lấy ví dụ về chi phí sản xuất của công trình xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy tại vùng hồ Hòa Bình với tổng chi phí sản xuất là 2,580,622,648 đồng. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 1,531,370,958 đồng, tương ứng với 59.34%. Mặt khác, nguyên vật liệu được sử dụng thường đa dạng về chủng loại và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành một cách thường xuyên và có độ chính xác cao. Và các chứng từ, hóa đơn gốc mà kế toán lưu giữ chính là nguồn để cung cấp số liệu lập lên các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản, và sổ Nhật ký chung. Ta có các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty bao gồm: Cung cấp tại kho: Đối với những loại vật liệu đặc chủng như: cát, đá, sỏi, xi măng, xăng dầu, khi có nhu cầu sử dụng, đội trưởng các đội hoặc người quản lý xí nghiệp phải lập “Giấy xin cấp vật tư” có chữ ký của Giám đốc công ty để bộ phận cung tiêu phối hợp với phòng kế toán lập “Phiếu xuất kho” cấp vật tư. Vật liệu mua ngoài: Để thực hiện, đội trưởng hoặc người quản lý xí nghiệp lập “Đơn xin tạm ứng” trình giám đốc kèm theo bản dự trù vật tư sử dụng. Sau khi căn cứ vào tiến độ thi công, xét thấy lý do xin tạm ứng là hợp lý, Giám đốc Công ty ký duyệt. Đó chính là cơ sở để kế toán tiền mặt lập “Phiếu chi” và thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt hoặc viết séc chuyển khoản giao cho người xin tạm ứng. Sau khi nhận tiền tạm ứng, người xin tạm ứng mua vật liệu và chuyển tới chân công trình. Kế toán tiến hành thủ tục nhập kho vật liệu tại công trình căn cứ vào hóa đơn mua vật liệu. Việc nhập kho vật liệu chỉ mang tính hình thức. Trên thực tế, vật liệu được chuyển đến chân công trình và kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất. Thủ tục kể trên nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý. Sau khi làm thủ tục nhập kho, phiếu xuất kho sẽ là chứng từ gốc để ghi Nợ TK 621. Căn cứ vào chứng từ gốc (Phiếu xuất kho), kế toán tại các đội và xí nghiệp lập “Bảng tổng hợp vật tư chính”, Bảng tổng hợp vật tư phụ” và chỉ theo dõi số vật tư mà đội và xí nghiệp tiếp nhận đưa vào sản xuất. Bảng tổng hợp vật tư chính Công trình: Xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy tại vùng hồ Hòa Bình. Đơn vị: đồng Tháng 01 năm 2007 STT Ngày tháng Diễn giải Số tiền Ghi chú ........ ......... ............ ......... 16 15/01/07 Đá 23,102,000 25 20/01/07 Xi măng Bỉm Sơn 26,732,000 ........ ........ ......... ........ Cộng 149,834,000 Người lập bảng Kế toán (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Bảng tổng hợp vật tư phụ Công trình: Xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy tại vùng hồ Hòa Bình. Đơn vị: đồng Tháng 01 năm 2007 STT Ngày tháng Diễn giải Số tiền Ghi chú 1 01/01/2007 Chốt dọc 140,000 2 01/01/2007 VT phụ 100,000 3 02/01/2007 Tre 100,000 …… …… 8 03/01/2007 Ni lông 90,000 9 03/01/2007 Đinh 33,000 …… …… 49 31/01/07 Dây buộc 60,000 TC 50 Tổng cộng 2,023,000 Người lập bảng Kế toán (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Vào cuối mỗi tháng, kế toán lại kiểm kê vật tư sử dụng cho công trình, nếu còn thừa phải cho vào nhập kho. Tuy nhiên, thực tế thì kế toán tại xí nghiệp chỉ theo dõi số lượng vật tư thừa nhập lại kho trên sổ sách, số vật tư thừa này sẽ không nhập kho thực mà được tính vào số vật tư sẽ xuất kho cho tháng tới. Ví dụ, trong tháng 01/2007 tại công trình xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy số vật liệu chính thừa được nhập lại kho là 2,081,983 đồng. Số vật liệu này không chính thức được nhập lại kho, mà được xuất sử dụng luôn. 2.2.3.1.2. Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu ( tài khoản 621): Sau khi kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc như: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường, Phiếu xuất kho..., kế toán tổng hợp và ghi sổ chi tiết tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiêp” căn cứ vào số liệu trên “Bảng tổng hợp vật tư chính” và dòng tổng cộng trên “Bảng tổng hợp vật tư phụ”. Sổ này được mở chi tiết cho từng công trình. Sổ chi tiết TK621 2.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp: 2.2.3.2.1. Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, ở công trình xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy tại vùng hồ Hòa Bình thì chi phí nhân công xấp xỉ 20%. Bởi vậy việc hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý tích cực đối với người lao động. Tổ chức tốt công tác này làm cho người lao động thấy được cụ thể sức lao động của mình bỏ ra đã được bù đắp như thế nào. Từ đó, họ có ý thức nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo thu nhập cho bản thân. Chi phí này bao gồm tiền lương chính, các khoản trợ cấp và tiền thưởng... phải trả cho công nhân các tổ lao động thuê ngoài theo hợp đồng khoán. Chiếm tỷ lệ lớn nhất và chủ yếu trong khoản mục này là tiền lương chính – tiền lương theo sản phẩm. Thực tế, Công ty không có công nhân thuộc biên chế, khi có công trình công ty thuê ngoài các tổ lao động. Đa phần đây đều là lao động thời vụ, làm việc không có tính chất thường xuyên lâu dài nên công ty không phải trích nộp BHXH, BHYT cho họ. Đây là hoạt động mang tính chiến lược của Công ty. Do đặc điểm trong thi công xây lắp nên công ty đã thuê ngay lao động tại địa phương nơi có công trình. Việc này sẽ làm giảm chi phí di chuyển lao động, khắc phục được khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình công nhân. Nhưng nó lại làm nảy sinh những bất cập như chất lượng lao động không đảm bảo, giá cả lao động luôn thay đổi do điều kiện địa lý và thị trường... Chủ nhiệm công trình phải thực hiện ký “Hợp đồng giao khoán” công việc theo từng hạng mục với tổ trưởng các đội lao động, ghi rõ về khối lượng công việc được giao, thời gian hoàn thành, yêu cầu kỹ thuật, đơn giá các hạng mục..., đơn giá khoán được xác định qua sự thỏa thuận của hai bên. Đây là cơ sở theo dõi tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận và là chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương theo sản phẩm. Theo đó, khi khởi công một hạng mục, công trình, chủ nhiệm công trình thực hiện giao khoản cho các tổ lao động. Trong từng tổ, tổ trưởng sẽ tiến hành chấm công cho từng công nhân. Căn cứ vào số ngày công và trình độ kỹ thuật của mỗi lao động, tổ trưởng sẽ có kế hoạch trả lương phù hợp trên cơ sở quỹ tiền lương nhận từ hợp đồng giao khoán. Hàng tháng, kế toán đội và xí nghiệp tổng hợp lao động các tổ để lập bảng chấm công cho toàn đội và xí nghiệp. Ngoài tiền lương chính trả cho lao động kể trên, tùy theo tình hình thực hiện tiến độ thi công, tiết kiệm nguyên vật liệu, Công ty tiến hành khen thưởng cho công nhân. Với một số trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được trợ cấp hàng tháng. Số tiền này được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp của công trình. Hợp đồng làm khoán Căn cứ vào “Bảng chấm công” hàng tháng của các tổ, kế toán xí nghiệp tập hợp số liệu lập “Bảng tổng hợp lương trực tiếp” gửi lên phòng kế toán công ty. Công Ty Tư Vấn Xây Dựng Sông Hồng Bảng tổng hợp lương trực tiếp Công trình: Xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy Đơn vị: đồng STT Tháng/năm Số tiền I Thợ nề 389,519,000 1 T1/07 16,123,000 2 T2/07 77,693,000 3 T3/07 95,730,000 ......... .......... II Tổ sơn bả 42,000,000 .......... …..... III Tổ điện nước 22,750,000 .......... …..... Tổng cộng 454,269,000 (Bốn trăm năm mươi bốn triệu hai trăm sáu mươi chín ngàn đồng chẵn). Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Người lập bảng Kế toán (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 2.2.3.2.2. Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622): Căn cứ vào số liệu tập hợp trên “Bảng tổng hợp lương trực tiếp” kết hợp với các chứng từ gốc là các “Hợp đồng giao khoán” , “Bảng chấm công” của các tổ, đội sản xuất, kế toán trên Công ty tiến hành ghi sổ chi tiết TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Sổ này được mở chi tiết cho từng công trình. SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP – TK 622 Xưởng sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thủy Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/05/2007 ĐVT: đồng Ctừ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi nợ TK 622 Số hiệu Ngày tháng TK 334 A B C 1 2 3 - Số dư đầu kỳ -Số phát sinh trong kỳ 454,269,000 Bảng tổng hợp lương trực tiếp 31/05 Chi phí nhân công trực tiếp 334 454,269,000 454,269,000 Cộng số phát sinh 454,269,000 Ghi có TK 622 154 454,269,000 -Số dư cuối kỳ Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 2.2.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công: 2.2.3.3.1. Chứng từ kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Như đã biết, trong sản xuất xây lắp, khối lượng công việc luôn diễn ra với quy mô lớn và cường độ cao. Do vậy, sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong quá trình sản xuất là hoạt động cần thiết và có ý nghĩa cao. Chi phí máy thi công chính là một loại chi phí ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc434.doc
  • docbo sung.doc
Tài liệu liên quan