Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Lũng Lô

chương i: các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp. 1. Đặc điểm tổ chức của ngành công nghiệp: Kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ xx nền kinh tế của nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng nền kinh tế thị trường của nước ta không phải là nền kinh tế thị trường tự do hay độc quyền mà là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và vận động theo định hướng XHCN. Cơ chế thị trường là thiết chế kinh tế chi phối ý chí và hành động của ngư

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường và giá cả nhằm trả lời các câu hỏi: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất cho ai? - Sản xuất như thế nào? Nó chính là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi trường, động lực và quy luật chi phối sự vận động của thị trường. Trong cơ chế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh được tự do tác động lẫn nhau trên thị trường. Đơn vị này có thể mua sản phẩm, dịch vụ từ các đơn vị khác trong một thị trường các giao dịch có thể tiến hành trao đổi thông qua hiện vật bằng tiền. Có hàng loạt các quy luật kinh tế tác động trong nền kinh tế thị trường nhưng phổ biến nhất vẫn là quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Những quy luật kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan và chỉ phát huy tác dụng khi có sự tác động của con người. ưu điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là có tính năng động, khả năng thích nghi nhanh chóng, nó tạo điều kiện vật chất để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất văn hoá và sự phát triển toàn diện. Mặt khác, nó kích thích áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có những hạn chế mà bản thân nó không thể giải quyết được đó là: khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, bất bình đẳng và ô nhiễm môi trường. Nhận thức đúng đắn kinh tế thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp tổ chức tốt công tác hạch toán kinh tế nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói riêng. 2. Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu: 2.1. Khái niệm chi phí sản xuất: Trong doanh nghiệp chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ`nhất định. Để tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng thì doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí sử dụng trong các mục đích khác nhau mang tính chất khác nhau, đòi hỏi công tác kế toán phải sử dụng phù hợp các chi phí, và để đáp ứng được yêu cầu đó thì cần phải nắm được và hiểu rõ ý nghĩa mục đích từng loại chi phí, phân loại chi phí cho phù hợp. 2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu: Chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra bao gồm rất nhiều loại. Mỗi loại có mục đích kinh tế, mục đích công dụng riêng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy để quản lý chặt chẽ từng loại chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm để đạt lợi nhuận tối đa, thì cần thiết phải phân loại chi phí. Phân loại chi phí làm việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định. Có 3 cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu đó là: 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí): Theo cách phân loại này, những chi phí sản xuất coa nội dung ,có tính chất kinh tế (ngồn gốc kinh tế ban đầu) giống nhau được sắp xếp vào một loại chi phí, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì. Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 5 yếu tố chi phí cơ bản như sau: * Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm giá trị của các nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế và sản xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. * Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (làm việc thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) * Chi phí khấu hao TSCĐ: Thực chất là giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng TSCĐ và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức là tính khấu hao. * Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. * Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: Tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo v..v... - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng: + Trong phạm vi kinh doanh: Phục vụ quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn v..v... cho kỳ sau. + Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hoá và chi phí lao động sống. 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí): Theo cách phân loại này những chi phí sản xuất có cùng mục đích, công dụng được sắp xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí.Trong kinh doanh sản xuất công nghiệp toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 3 khoản mục chi phí sau: * Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm. * Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ như: lương, các khoản phụ cấp tiền lương, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) * Khoản mục chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phân xưởng, đội, trại sản xuất, v..v...) ngoài 2 khoản mục trên. Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất. - Chi phí vật liệu: gồm những chi phí dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, đội sản xuất như: phương tiện vận tải, khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, truyền dẫn, nhà xưởng... - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: chi phí về điện, nước, khí nén hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài... không thuộc TSCĐ. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất của phân xưởng. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ theo yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho sản phẩm kỳ sau. 2.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất: Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm hai loại: - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất chung. - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định. Cách phân loại này có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh phân tích điểm hòa vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý để hạ thấp giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh. 3. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết và lao động hoá trong kỳ chi ra để SXSP. Giá thành sản phẩm chi phí sản xuất cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đã đưa ra tiêu thụ (giá thành công xưởng) hoặc tính cho số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đã đưa ra tiêu thụ (giá thành toàn bộ). Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhiệm vụ phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của các xí nghiệp sản xuất lại có ý nghĩa kinh tế chính trị đặc biệt quan trọng. Vì vậy giá thành sản phẩm vừa là phương pháp kế toán, vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Đối với Nhà nước, việc hạch toán chi phí sản xuất đúng đắn, chính xác tại các doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý vĩ mô có cáI nhìn tổng thể toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để tăng cường hay hạn chế quy mô phát triển của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Nó không chỉ có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa lớn đối với Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN. 4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm: 4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công xuất bình thường. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng sản xuất và quản lý sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác đinh giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất. 4.2. Phân loại giá thành sản phẩm : Có hai cách phân loại giá thành chủ yếu .4.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành theo cách phân loại này thì giá thành sản phẩn được chia làm ba loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm... - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm . 4.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tinh toán: Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho nhưng sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. -Giá thành toàn bộ: Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (để tính lãi trước thuế thu nhập của doanh nghiệp). Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí Bán hàng + Chi phí QLDN Như vậy việc phân loại giá thành sẽ giúp phân tích được những biến động của chỉ tiêu giá thành và chiều hướng thay đổi của chúng để có biện pháp thích hợp nhằm hạ giá thành sản phẩm. 5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm: 5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Hoạt động của sản xuất được tiến hành ở nhiều địa điểm sản xuất khác nhau, ở từng địa điểm sản xuất lại chế biến nhiều loại sản phẩm, thực hiện nhiều công việc khác nhau, theo quy trình công nghệ khác nhau. Vì vậy chi phí sản xuất cũng phát sinh nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc cần xác định đúng phạm vi giới hạn mà chi phí cần phải tập hợp. Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quy trình công nghệ. Tuỳ theo đặc điểm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết... Tập hợp chi phí đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản lý chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành kịp thời và chính xác. Thực chất của việc xác định tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. + Nơi phát sinh chi phí như: Phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận sản xuất hay toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiệp). + Đối tượng chịu chi phí là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm công trình hay hạng mục công trình. 5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Để xác định đối tượng tính giá thành của từng doanh nghiệp cụ thể thì phải dựa vào các nhân tố sau: đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình chế tạo sản xuất, công nghệ sản phẩm, đặc điểm sử dụng thành phẩm... Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành. Kì tính giá là thời kì bộ phận kế toán tính toán giá thành tiến hành công việc tính gía thành cho các đối tượng tính giá thành. Thông thường kỳ tính giá thành của các doanh nghiệp có thể là quý, tháng, năm. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành phù hợp sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành được khoa học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kế toán. 6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: - Đảm bảo đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm đã hoàn thành có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu cấp bách trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Vì vậy kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm. - Tổ chức bộ máy kế toán tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định và phương pháp tập hợp chi phí thích hợp. - Xác định chính xác về chi phí sản phẩm làm dở dang cuối kỳ. - Thực hiện phân tích tình hình thực hiện đúng định mức dự toán chi phí sản xuất, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những kiến nghị đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra các quyết định thích hợp trước mắt cũng như lâu dài đối với sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng: + TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu phát sinh trực tiếp để sản suất sản phẩm. + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TàI khoản này ding để phản ánh chi phí lao động trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và các khoản trích theo lương về BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. + TK 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này đùng để phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. + TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ toàn doanh nghiệp. 7.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Có hai phương pháp kế toán chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng chúng một cách phù hợp. + Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. + Phương pháp tập hợp gián tiếp: Phương pháp này áp dụng sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan kế toán tiến hành theo trình tự sau: - Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địa điểm phát sinh chi phí. - Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toán, phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho các đối tượng liên quan. H = Xác định hệ số phân bổ: Trong đó: - H là hệ số phân bổ. - C là tổng chi phí đã tập hợp được cần phân bổ. - Ti là tiêu chuẩn phân bổ của từng đối tượng i. Chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan (Ci) được tính theo công thức: Ci = Ti x H * Phương pháp kế toán: Kế toán chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp (NL, VL): Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiênliệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng sản xuất. Khi phát sinh chi phí kế toán ghi: + Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 152, 153 +Trường hợp mua NL, VL sử dụng ngay cho sản xuất: Nợ TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331 +Trường hợp NL,VL còn lại cuối kỳ trước không sử dụng hết, nhưng để lại ở bộ phận sản xuất. Cuối kỳ kế toán ghi giảm chi phí vật liệu trực tiếp kỳ này bằng bút toán đỏ: Nợ TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp (ghi bút toán đỏ) Có TK 152 - NL,VL (ghi bút toán đỏ) + Đầu kỳ kế toán sau kế toán ghi tăng chi phí NL, VL trực tiếp: Nợ TK 621 - Chi phí NL, VL trực tiếp ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK 152 - NL,VL + Cuối tháng nếu có NL,VL dùng không hết nhập lại kho: Nợ TK 152 - NL, VL Có TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp + Cuối tháng kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NL,VL trực tiếp tính cho đối tượng chịu chi phí sản xuất sản phẩm hoặc đối tượng chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 154 - CPSX kinh doanh dở dang (PPKKTX) Hoặc Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (PPKKĐK) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp Kế toán tập hợp và phân bổ chi phi nhân công trực tiếp (NCTT): Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ: Gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH... theo tỷ lệ quy định trên số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + Số tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ: Nợ TK 622 - Chi phí NCTT Có TK 334 - Phải trả công nhân viên +Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Nợ TK 622 - Chi phí NCTT Có TK 335 - Chi phí phải trả + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí: Nợ TK 622 - Chi phí NCTT Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác + Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NCTT cho các đối tượng sử dụng lao động: Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (PPKKTX) Hoặc Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (PPKKĐK) Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (CPSXC): Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác ngoài hai khoản chi phí NL, VL trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. + Tiền lương (tiền công) và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 (6271) - Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 334 - Phải trả công nhân viên + Trích BHXH... theo tỷ lệ quy định tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng. Nợ TK 627 (6271) - Chi phí nhân viên phân xưởng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác + Giá trị thực tế xuất vật liệu dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất ở phân xưởng: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 152 – NL,VL +Xuất dùng công cụ dụng cụ cho sản xuất sản phẩm: Nợ TK 627 (6273) – Chi phí công cụ sản xuất Có TK 153 - Trị giá CCDC xuất kho có giá trị không lớn Có TK 142 (1421), 242 - Phân bổ giá trị CCDC có giá trị lớn + Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất và quản lý phân xưởng: Nợ TK 627 (6274) - Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214 – Khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoàI phục vụ cho hoạt động sản xuất tại phân xưởng, bộ phận sản xuất: Nợ TK 627 (6277)- Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112, 331….. + các khoản chi phí bằng tiền khác dùng cho hoạt động sản xuât tại phân xưởng, bộ phận sản xuất: Nợ TK 627 (6278) – Chi phí bằng tiền khác Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 141 – Tổng giá thanh toán + các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung : Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung + Cuối kỳ kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (PPKKTX) Hoặc Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (PPKKĐK) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX: + Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp + Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp + Cuối kỳ kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí : Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung + Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được người gây thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường: Nợ TK 138 (1388), 334 Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang + Trị giá thuần ước tính của phế liệu thu hồi từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nợ TK 152 – NL, VL Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang + Sản phẩm sản xuất xong, nhập kho thành phẩm, chuyển giao thẳng cho người mua hàng: Nợ TK 155, 157, 632 Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Phương pháp này thể hiện qua sơ đồ sau: sơ đồ 1: kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (PPKKTX) TK 621 TK154 TK 138 K/c chi phí NVLTT Trị gía SP hỏng không sửa chữa được, phảI bồi thường TK 622 TK 152 K/c chi phí NCTT Trị giá phế liệu thu hồi của sản phẩm hỏng TK 627 TK 155, 157, 632 K/c chi phí SX chung SP sản xuất xong, nhập kho, chuyển thảng cho người mua Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK: Tài khoản sử dụng: TK 154 – Chi phí SXKD dở dang, phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ: TK 631 – Giá thành sản xuất, phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Đầu kỳ kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang + Cuối kỳ kết chuyển chi phí NL, VL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí : Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 621 – Chi phí NL,VL trực tiếp + Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ cho đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp + Cuối kỳ kế toán kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung + Trường hợp phát sinh sản phẩm hỏng không sửa chữa được, phải căn cứ vào quyết định xử lý có thẩm quyền kế toán ghi: Nợ TK 611 – Mua hàng (phế liệu thu hồi) Nợ TK 111, 112, 138 – (bắt bồi thường vật chất) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631 – Giá thành sản xuất + Cuối kỳ kế toán, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi sổ: Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Có TK 631 – Giá thành sản xuất + Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ, kế toán ghi sổ : Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631 – Giá thành sản xuất Phương pháp này được tập hợp vào sơ đồ 2 dưới đây: Sơ đồ 2: kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (ppkkđk) TK154 TK631 TK154 K/c trị giá sản phẩm Đánh giá SP dở dang Dở dang đầu kỳ cuối kỳ kế toán TK621 TK 611 K/c chi phí NVLTT Phát sinh TK138 SP hỏng Bồi thường TK 622 không sc vật chất được K/c chi phí NCTT TK 811 TK627 TK 632 K/c chi phí SXC 8. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Việc đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định chính xác giá thành sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm làm dở cuối kỳ có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: + Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí NL, VL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính trực tiếp. Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhanh chóng nhưng vì bỏ qua các chi phí khác nên độ chính xác không cao. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí NVL thực tế chiếm tỷ lệ lớn. Công thức: DCK = D kđ + Cn q sp + qd x qd Trong đó: - dck , dđk : Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. - cn : Chi phí NL,VL trực tiếp phát sinh trong kỳ. - qsp , qd: Sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê phải xác định không chỉ số khối lượng sản phẩm mà cả mức độ hoàn thành của chúng, trên cơ sở đó quy đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương để tính toán xác định chi phí cho sản phẩm làm dở. Phương pháp này cho ta mức độ chính xác cao hơn nhưng lại có nhược điểm: đối tượng tính toán nhiều hơn, thích hợp với doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ không lớn lắm. Chi phí sản phẩm dở dang được tính theo công thức: Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ sản xuất như chi phí NL, VL trực tiếp, chi phí NL,VL chính trực tiếp sản xuất: d ck = d đk + c n q tp + qtd x q d Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: dck = d đk + c cb q tp + qt d x q tđ Trong đó: q tđ : Sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. q tđ = q d x %ht %ht : Tỷ lệ chế biến hoàn thành. + Đánh giá sản phẩm làm dở theo định mức. Phương pháp này được áp dụng thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức chi phí. Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. Phương pháp này đảm bảo độ tin cậy và chính xác hơn hai phương pháp trên. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều mất thời gian. 9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu: Trên cơ sở của chi phí sản xuất đã tập hợp được theo các đối tượng kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý phù hợp với đặc trưng tổ chức kinh doanh với đặc điểm tính chất sản phẩm, trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải được tính theo 3 khoản mục: + Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. 9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm: là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong các kỳ và các tài liệu có liên quan đến để tính toán tổng giá trị sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành và khoản mục giá thành. 9.1.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp tính trực tiếp ) Trên cơ sở số liệu CPSX đã tập hợp được trong kỳ và giá trị của sản phẩm dở dang đã xác định giá thành sản phẩm hoàn thành được tính thu từng khoản mục chi phí. z = d đk + c - dck Công thức: Z = z q Mà: Trong đó: zi : Giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành. C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng. dck , dck : Trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Q: Sản lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành. 9.1.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số: Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để xác định cho mỗi loại sản phẩm một số kinh tế kỹ thuật (hệ số tính giá thành) trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số = 1). Công thức: q = Qi Hi Trong đó: Q: Tổng số sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra số lượng sản phẩm làm tiêu chuẩn. Qi : Sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i. Hi : Hệ số kinh tế kĩ thụât của sản phẩm i. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Zi = DCK + C = m DCK Q x Qi Hi 9.1.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:._. Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý (giá thành kế hoạch, giá thành định mức) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ giá thành: Tỷ lệ giá thành theo từng KM = Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tổng tiêu chuẩn phân bổ x 100% Căn cứ tỷ lệ giá thành theo tong khoản mục tính giá thành thực tế cho từng quy cách: Giá thành thực tế từng Quy cách sản phẩm = Tiêu chuẩn phân bổ của từng quy cách SP (theo từng KM) x Tỷ lệ giá thành (theo từng KM) 9.1.4. Phương pháp loại trừ chi phí: Căn cứ vào tổng chi phí đã tập hợp được sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ của các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức: Z = DĐK + C - DCK - CLT Trong đó: CLT: chi phí cần loại trừ. 9.1.5. Phương pháp cộng chi phí: - áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất (như doanh nghiệp dệt, may v.v...). - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất từng bộ phận chi phí sản xuất hoặc từng giai đoạn công nghệ sản xuất. - Đối tượng tính giá thành sản phẩm hoàn thành ở bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. - Trình tự tính giá thành: + Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất. + Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sản xuất. Z = Ci Trong đó: Chi phí: chi phí sản xuất tập hợp được từng bộ phận giai đoạn công nghệ sản xuất. 9.1.6. Phương pháp liên hợp: - áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi đánh giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy v.v...) thực tế, các koanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp đơn giản với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ. 9.1.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mứcchi phí: - áp dụng ở những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Công thức: Giá thành SX thực tế = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức 9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu : - Doanh nghiệp sản xuất giản đơn: Thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có nhưng không đáng kể như: các doanh nghiệp khai thác than, hải sản... các doanh nghiệp sản xuất động lực như: Điện, nước, khí đốt... do đó số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liên hợp. - Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng của khach hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: Phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp. - Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp vào từng đơn đặt hàng, không kể số lượng của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với chi phí trực tiếp (NVL, nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trưc tiếp). - Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường là không nhất trí với kỳ báo cáo đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công tác quản lý cần xác định số lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn vị đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch. - Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục: Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm, hoặc vừa là các nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn và phương pháp này được chia ra làm hai bước: + Tính giá thành phân bước theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm: theo phương án này căn cứ vào CPSX đã tập hợp được theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của bán thành phẩm giai đoạn trước và chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. + Tính giá thành phân bước theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm: theo phương án này đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành giai đoạn cuối, nên đối tượng tính giá thành có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí kế toán dùng phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng lũng lô. 1. Đặc điểm của công ty xây dựng lũng lô. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng Lũng Lô. Tiền thân công ty xây dựng Lũng Lô là công ty xây dựng ngầm Lũng Lô thành lập ngày 16/11/1989 theo quyết định số 294/QĐ-QP của Bộ quốc phòng. Lúc này, Đất nước đã chuyển sang thời bình-thời kỳ của công cuộc CNH – HĐH, các chiến sĩ của cục công trình thuộc Bộ tư lệnh công binh trước đây tham gia xây dựng hầm hào chiến đấu thì nay chuyển sang làm công tác kinh tế. Ngày 18/07/1990, Bộ quốc phòng có quyết định số 196/QĐ-QP về viêc chuyển công ty xây dựng ngầm Lũng Lô thành Công ty khảo sát thiết kế xây dựng Lũng Lô. Nhiệm vụ của công ty là nhận thầu quy hoạch, khảo sát thiết kế, xây dựng thi công các công trình ngầm, xử lý vật liệu nổ công nghiệp, Làm dịch vụ đầu tư xây dựng. Sau một thời gian hoạt động, ngày 26/08/1993, quyết định số 577/QĐ-QP đổi tên công ty thành công ty xây dựng Lũng Lô với số vốn pháp định 2.232,4 trệu đồng. Lúc này, cơ cấu tổ chức của công ty đã có sư thay đổi nhưng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty vẫn không có gì thay đổi cả. Công ty xây dựng Lũng Lô mới được thành lập theo quyết định số 466/QĐ-QP ngày 17/04/1996 của Bộ quốc phòng trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp: Công ty xây dựng 25/3, Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng và Công ty xây dựng Lũng Lô (cũ). Trụ sở đặt tại 162 Trường Chinh-Đống Đa-Hà Nội. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 110753 – do Uỷ ban TP Hà Nội cấp ngày 26/06/1996. Từ lúc thành lập cho đến nay, tuy thời gian hoạt động chưa dài song với sự nổ lực cố gắng hết mình của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp quốc phòng vững mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của quân đội và thực hiện tốt nhiệm vụ của lữ đoàn dự bị động viên 253.Công ty xây dựng Lũng Lô đã khẳng định đợc vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng trong cả nước và một số nước trên thế giới. Là một doanh nghiệp xây dựng hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, chịu sự quản lý trực tiếp cuả Bộ T Lệnh Công Binh.Mặc dù mới thành lập nhng công ty xây dựng Lũng Lô đã tạo cho mình một quy mô hoạt động rộng khắp, uy tín lớn trong cả nước. Gần 10 năm hoạt động công ty đã xây dựng đợc một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng.Hiện nay công ty có 294 cán bộ kỹ thuật và 1694 công nhân kỹ thuật.Đồng thời thực hiện từng bước mục tiêu hiện đại hoá, đến thời điểm này hầu hết các trang thiết bị máy móc của công ty đều có chất lượng tốt, đa tính năng tác dụng, với nhiều chủng loại và kích cỡ khác nhau.Với sự uy tín và năng lực làm việc của mình trong những năm qua công ty xây dựng Lũng Lô đã tham gia xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình trọng điểm quốc gia, công trình liên doanh với nớc ngoài,…Các công trình do công ty đảm nhận đã đợc xây dựng đúng tiến độ và đảm bảo chất lợng.Sau đây là một số công trình tiêu biểu công ty đã và đang thi công : Bảng 1: Một số công trình tiêu biểu thi công của Công ty Một số công trình tiêu biểu thi công của Công ty Đơn vị tính: Nghìn đồng STT TÊN CÔNG TRìNH Giá trị 1 Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đê chắn sóng) 1.000.000.000 2 Công trình thuỷ điện AVương 500.000.000 3 Bốc xúc đất đá mỏ than Núi Béo 490.000.000 4 Đường hầm nhà máy Thuỷ điện Đamin – Hàm Thuận 390.000.000 5 Đường Hồ Chí Minh 175.000.000 6 Âu tàu bến đậu tàu đảo Bạch Long Vĩ 125.000.000 7 Bốc xúc đất đá dự án ANQP 125.000.000 Bên cạnh đó,với năng lực chuyên môn có sẵn của Binh chủng công binh về việc dò tìm và xử lý bom mìn, vật liệu nổ. Kế thừa những kinh nghiệm và những thế mạnh về trang thiết bị máy móc, con người trong lĩnh vực xử lý bom mìn, vật liệu nổ, Công ty đã tham gia dò tìm và xử lý bom mình cho các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia và một số công trình liên doanh với nước ngoài để đảm bảo cho độ an toàn của việc thi công cũng như việc sử dụng lâu dài các công trình. Với các cán bộ quản lí có trình độ lâu năm trong nghành xây dựng đặc biệt là xây dựng cầu đường, rà phá và xử lí bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh: với các trang thiết bị hiện đại ngày càng được trang bị mới, Công ty hiện nay đang mở rộng địa bàn hoạt động, doanh thu ngày càng tăng, Công ty hiện đang tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Công ty không ngừng tăng mức tích luỹ vốn qua các năm, thể hiện trên một số chỉ tiêu sau: Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Lũng Lô STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. 2. 3. 4. 5. NV kinh doanh Tổng doanh thu LN trước thuế Tổng số nộp NS Thu nhập bq một người/tháng 70.023.468 420.124.960 18.905.232 20.405.000 1.400 84.028.161 504.149.952 22.686.278 24.486.000 1.680 92.150.000 516.486.500 24.214.600 25.214.300 1.750 98.320.000 521.134.000 25.920.000 25.890.000 1.790 78.930.544 490.330.109 24.516.505 27.144.250 1.890 Như vậy, đứng trước những khó khăn tác động trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm nhưng tốc độ tăng trưởng trong năm sau vẫn cao hơn năm trước. Trong các năm qua, công tác tổ chức và điều hành đã có nhiều chuyển biến tích cực, đầu tư quản lý đã đi vào chiều sâu có chọn lọc, các chế độ nghĩa vụ đối với Nhà nước, Bộ Quốc Phòng nộp đủ, đúng quy định; đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động cải thiện rõ rệt, giúp họ yên tâm công tác, xây dựng Công ty ngày càng làm ăn giàu mạnh. Có được những thành tựu trên là do công ty luôn tuân thủ nguyên tắc sau: + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên chức trong công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. + Thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao.Đồng thời giải quyết thoả đáng và hài hoà lợi ích cá nhân của người lao động, của công ty và của nhà nước theo kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp luật nhà nước quy định. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới là mở rộng phạm vi hoạt động hơn nữa cả trong nước và ngoài nước, làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm trong các lĩnh vực lắp đặt và xây dựng,…nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và tích cực hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước và nhiệm vụ mà Bộ Quốc Phòng giao. 1.2. Đặc điểm tổ choc bộ máy quản lý và tổ chức SXKD của công ty Xây dựng Lũng Lô 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Do công ty có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh là thi công các công trình, địa bàn không tập trung, hầu hết ở xa trung tâm, nên việc tổ chức bộ máy quản lý có những điểm riêng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí công ty Ban giám đốc công Ty Phòng tổ chức lao động và tiền lương Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kỹ thuật thi công Phòng tài hính kếtoán Phòng chính trị Văn phòng công ty Liên doanh VUTRAX Chi nhánh miền Trung Chi nhánh miền Nam xí nghiệp khảo sát và tư vấn xây dựng xí nghiệp xây dựng công trình ngầm xí nghiệp sân, đường, cảng xí nghiệp xây lắp phía Nam xí nghiệp xử lý môi trường và cung ứng vật nổ xínghiệp công trình giao thông phía bắc xí nghiệp xây lắp phía Bắc 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Ngay từ khi mới ra đời, công ty đã đặt ra mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại đó là: chặt chẽ – vững vàng về tổ chức; hiệu quả - chất lượng – uy tín trong kinh doanh. Do vậy để quản lý một cách chặt chẽ tới tận các công trình, các tổ sản xuất, công ty tổ chức bộ máy quản lý thành các ban, đứng đầu là ban giám đốc công ty. Để giúp việc cho ban giám đốc công ty có các phòng ban chức năng, được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý về mặt kỷ thuật. Cụ thể gồm 5 phòng, 1văn phòng công ty và 3 chi nhánh đại diện. Dưới ban giám đốc lại có ban giám đốc xí nghiệp. Giúp việc cho ban giám đốc xí nghiệp cũng có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất để giám sát chặt chẽ tới các đội công trình, các tổ sản xuất một cách tối ưu nhất. Vì các công trình có đặc điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng thường kéo dài, mang tính đơn chiếc... nên lực lưỡng lao động của các xí nghiệp được tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất phụ trách thi công trọn vẹn một công trình hoặc một hạng mục công trình. Theo yêu cầu thi công phụ thuộc vào nhu cầu trong từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất trong mỗi đội sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể. Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất ... Ban quản lý công trình Sơ đồ 9: Mô hình tổ chức sản xuất của Công ty xây dựng Lũng Lô 1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ xây dựng Quá trình thực hiện một cong trình trực thuộc hay không trực thuộc Công ty đều triển khai theo quy trình sau: Nhận thầu, ký hợp đồng Lập kế hoạch Tổ chức thi công icôngcông Nghiệm thu, bàn giao quyết toán công trình Sơ đồ10: Quy trình công nghệ xây dựng của Công ty xây dựng Lũng Lô Mua vật tư, tổ chức nhân công... Sau khi thắng thầu, Công ty (có thể xí nghiệp thành viên) hoàn thành việc ký kết hợp đồng xây dựng công trình, phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch và giao nhiệm vụ thi công cho đội công trình. Ban quản lý theo kế hoạch và dự toán để mua vật tư, tổ chức thi công... sao cho hợp lý đảm bảo công việc thi công nhanh chóng được triển khai, đạt được hiệu quả như mong muốn. Khâu cuối cùng là nghiệm thu, bàn giao, quyết toán công trình. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty, 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô Do đặc điểm của ngành xây dựng nói chung và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý nói riêng, Công ty tổ chức công tác kế toán theo một chu trình nửa tập trung, nửa phân tán.Kế toán công trường làm nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tập trung từ chứng từ gốc (ban đầu) về toàn bộ chi phí thi công phát sinh tại công trình để chuyển về Phòng tài vụ Công ty. Phòng sẽ tổng hợp tài liệu, lập sổ sách để tính giá thành sản phẩm cuối cùng, xác định kết quả chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước. Được thể hiện qua sơ đồ11: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo tính khả thi của chế độ kế toán trong thực tiễn hoạt động cuả công ty, giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Trên góc độ tổ chức công tác kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán như trên đảm bảo nguyên tắc đối chiếu, kiểm tra của kế toán và không vi phạm nguyên tắc Kế toán trưởng Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay và thanh toán Kế toán tiền lương và thanh toán BHXH Kế toán công trường Kế toán TSCĐ, VL, công cụ, dụng cụ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Trưởng ban kế toán Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay,và thanh toán toántoán Kế toán tiền lương và thanh toán BHXH Kế toán công trường Kế toán TSCĐ, VL, công cụ, dụng cụ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Sơ đồ11: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô bất kiêm nhiệm trong phân công lao đông kế toán. 1.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng Hiện nay, Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất thực hiện theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, quyết định số 1141-TC/CĐKT ngày 01/11/1995; cùng với chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp, quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 do Bộ tài chính ban hành. Đồng thời công ty mở chi tiết một số tài khoản nhằm quản lý cụ thể và phục vụ yêu cầu quản trị của công ty. 1.3.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô Công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chung” để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo ngày. Các sổ kế toán tổng hợp được sử dụng gồm: - Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, là căn cứ để vào Sổ cái các tài khoản liên quan. - Sổ cái: Là sổ tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán. Số liệu ghi trên sổ cái để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên các sổ thẻ kế toán chi tiết, đồng thời là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm. - Sổ chi tiết: Là các sổ mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hoá một đối tượng cụ thể.Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng CĐ SPS BCTC Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ sổ sách kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô 1.3.4.Hệ thống báo cáo tài chính - Theo quy định của Nhà nước : Hệ thống báo cáo tài chính gồm: 1. Bảng cân đối kế toán 2. Báo cáo kết quả kinh doanh 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Thuyết minh báo cáo tài chính Theo quy định hạch toán tài chính của công ty, ngoài những báo cáo tài chính trên công ty còn lập thêm một số báo cáo khác như: Báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nhập.... nhằm mục đích cho công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài ra công ty còn yêu cầu các xí nghiệp, công trường trực trực thuộc lập các báo cáo theo tuần, tháng, quý nhằm nâng cao yêu cầu quản lý của công ty. 2. thực Tế công tác kế toán tại công ty xây dựng lũng lô. 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định đối tưộng kế toán chi phí là việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Xuất phát từ đặc điểm thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành nhiều địa điểm, nhiều tổ, đội khác nhau, trên từng địa điểm có thể sản xuất xây lắp nhiều công trình, hạng mục công trình tương ứng chi phí sản xuất cũng phát sinh khác nhau, bên cạnh đó, với tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, thời gian sản xuất kéo dài; hơn nữa sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm phải lập dự toán riêng lẻ tổ chức theo đơn đặt hàng.. Do vậy, đối tượng của việc tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hay từng đơn đặt hàng riêng biệt.Tương ứng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng đối tượng tại Công ty xây dựng Lũng Lô được triển khai một cách cụ thể. Trên cơ sở phân loại chi phí theo khoản mục giá thành, Công ty đã vận dụng linh hoạt vào quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành, bảo đảm loại bỏ chi phí thời kỳ ra khỏi giá thành sản phẩm. Đồng thời, các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp cho từng công trình. Thực tế tại Công ty, phương pháp hạch toán kế toán các công trình khác nhau lại tương tự nhau. Do đó, để khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty ta chỉ trình bày minh hoạ một công trình tiêu biểu về quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quãng Ngãi. Sau đó, khái quát lên cho toàn Công ty. 2.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô 2.2.1. Chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô Cũng giống như những doanh nghiệp xây lắp khác, chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra dể tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời gian nhất định. 2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng Lũng Lô Hiện nay, tại Công ty xây dựng Lũng Lô, theo kế toán tài chính thì chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo khoản mục giá thành. Theo tiêu thức nay, chi phi được chia thành 4 loại: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí vật liệu cần thiết để tạo nên sản phẩm xây dựng như: Vật liệu chính (sắt, thép, xi măng, gạch, cát,...), vật liệu phụ (đinh, thép buộc, vật liệu hoàn thiện,...), bán sản phẩm xây dựng (panel, cấu kiện bê tông, cửa gỗ, cửa sắt,...), vật tư phục vụ cho việc lắp đặt thiết bị. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. - Chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy hoàn thành sản phẩm xây dựng gồm: Chi phí khấu hao may móc, thiết bị xây dựng, vận tải, tiền lương và các khoản phải trích theo lương cho công nhân sử dụng máy móc thiết bị, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng cho máy móc thi công. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí sản xuất có liên quan đến toàn công ty, xí nghiệp, đội, tổ xây dựng tức là liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây dựng bao gồm: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý công ty, xí nghiệp, đội, tổ thi công; khâú hao TSCĐ dùng cho cả công ty, xí ngiệp, đội, nhà kho, xe con; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý công ty, xí nghiệp, đội văn phòng; chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách, nghiệm thu bàn giao, kiểm tra vật liệu xây dựng, chi phí điện nước phục vụ cho công trình. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 2.3.1. TK kết toán sử dụng chủ yếu: - Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVL) kế toán sử dụng TK621 “Chi phí NVL trực tiếp” + Đối với trường hợp vật tư phục vụ thi công công trình do công ty mua về chuyển thẳng hoặc qua nhập kho thì khi có nhu cầu sử dụng bộ phận thi công viết phiếu xuất kho hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư… + Đối với trường hợp công ty uỷ quyền cho bộ phận thi công tự mua sắm thì chứng từ là hoá đơn kiêm phiếu xuất kho để theo dõi vật tư mua về nhập kho hoặc chuyển thẳng phục vụ thi công công trình. Trên cơ sở các chứng từ ban đầu như: Phiếu xuất kho, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho… làm căn cứ kế toán vật tư tiến hành hạch toán vật tư và kế toán chi phí hạch toán chi phí nguyên vật liệu. - Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này không phản ánh tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp. Đây là đặc trưng riêng đối với các doanh nghiệp xây lắp. Định kỳ, căn cứ vào bảng thanh toán lương, Bảng chấm công, Phiếu làm thêm giờ hoặc Hợp đồng giao khoán… kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Đồng thời kế toán trích trước tiền lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. - Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp, vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Tuỳ vào hình thức sử dụng xe, máy, kế toán hạch toán theo trình tự cụ thể: + Trường hợp máy thi công thuê ngoài: Đơn vị phải trả cho bên cho thuê một khoản tiền nhất định tuỳ thuộc vào giá trị xe, máy và được ghi trên hợp đồng kinh tế. Toàn bộ chi phí thuê máy thi công được tập hợp vào TK 623 (TK 6237). + Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng: Các chi phí liên quan đến máy thi công đươc tập hợp vào tài khoản 623 (chi tiết tiểu khoản), cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình…). + Trường hợp tổng công ty có tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán: Kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất đội máy thi công , đinh kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành ca máy thi công và phân bổ chi phí sử dụng máy cho các công trình. - Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán. 2.3.2. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như chúng ta đã biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, nó chiếm khoảng 70% giá thành công trình xây dựng. Do vậy, việc hạch toán chính xác, đầy đủ khoản mục chi phí này là yêu cầu đặt ra cho kế toán nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý, từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công để hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng công trình vẫn được đảm bảo tốt. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng công trình, hạng mục công trình theo giá trị thực tế của vật liệu đó. Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ trực tiếp thi công không bao gồm nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, quản lý tổ, đội. Giá trị thực tế của vật liệu gồm giá trị ghi trên hoá đơn cộng với chi phí thu mua. Tại Công ty xây dựng Lũng Lô, giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty còn áp dụng phương thức khoán gọn khoản mục chi phí xuống các đội công trình. Vì vậy, đối với vật tư xuất cho thi công công trình, Công ty giao khoán gọn cho các đội chịu trách nhiệm phụ trách thi công công trình. Căn cứ vào khối lượng xây lắp nhận thầu từ chủ đầu tư, toàn bộ tài liệu liên quan về khảo sát thiết kế thi công, về định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán chi phí sản xuất... Công ty giao nhiệm vụ cho các đội công trình thực hiện thi công thông qua “Hợp đồng khoán gọn” ký kết giữa ban lãnh đạo Công ty và phụ trách công trình. Đồng thời, thông qua sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán, kế toán công trường ghi khối lượng công việc và giá trị từng khoản mục chi phí theo giá nhận khoán lẫn hao phí thực tế phat sinh. Trong đó, số thực tế được ghi vào cuối kỳ xây lắp – làm căn cứ để Công ty đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ: Chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hay vượt chi của cả đội công trình. Dựa vào các tài liệu dự toán công trình, các định mức kinh tế kỹ thuật mà Công ty xác định nhu cầu vật liệu cần thiết. Do đó, vật liệu sử dụng cho công trình là do Công ty mua sắm và xuất thẳng đến công trình hoặc là giao khoán cho các đội thi công mua nguyên vật liệu. Điều này phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty vì công trình thi công thường xa với hệ thống kho, bãi, nhu cầu vật liệu cho từng công trình khác nhau. Với sự phát triển nhanh về vật liệu mới trong xây dựng nên dự trữ vật liệu là không hiệu quả, có khi lại gây ra sự không đồng bộ dẫn đến ứ đọng vốn. Tại từng địa điểm công trình thi công sẽ có kho dự trữ nguyên vật liệu và chủ nhiệm công trình phải có trách nhiệm giám sát, báo cáo về công ty. Phụ trách công trình cùng kế toán công trường, sau khi xem xét tính hợp lý của yêu cầu sử dụng vật tư do trưởng tổ sản xuất thông qua phiếu “ Yêu cầu cung cấp vật tư” do các bộ phận gửi lên kế toán vật tư lập lệnh phiếu xuất kho. Dựa vào phiếu này, tổ trưởng tổ sản xuất đến thủ kho để lĩnh vật tư. Thủ kho ghi số lượng thực xuất và cùng người lĩnh vật tư ký vào phiếu. Kế toán công trường tập hợp phiếu xuất kho, ghi số tiền vào phiếu.Thông qua phiếu xuất kho, kế toán công trường lập bảng kê vật tư để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho thi công công trình. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư ĐVT Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền 1 2 3 ... Xi măng Hoàng Thạch Thép tròn f10 Đá dăm ... Tấn Kg Kg ... 30 990 900 ... 30 990 900 ... 825.000 5.500 3.000 ... 24.750.000 5.445.000 2.700.000 ... 33.385.000 Cộng Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba mươi ba triệu ba trăm tám mươi lăm nghìn đồng Người nhận Thủ kho Xuất, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Chỉ huy côngtrình Bảng 3: Phiếu xuất kho PHIếU Xuất kho Ngày 5 tháng 10 năm 2004 Họ tên người nhận: Nguyễn Văn Nam Lý do xuất kho : Thi công công trình Dung Quất Xuất tại kho : Công trường Dung Quất Đơn vị tính: Đồng Cuối tháng, phòng kế toán Công ty căn cứ vào trên Bảng kê phiếu vật tư, công cụ, dụng cụ do kế toán công trường lập, kế toán Công ty lập Bảng tổng hợp xuất vật tư. Mỗi dòng trên bảng là số cộng tổng hợp từng loại vật tư, công cụ, ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0456.doc
Tài liệu liên quan