Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống - Nghiệp vụ

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống - Nghiệp vụ: MỤC LỤC Lời nói đầu Kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã mở ra cho các Doanh nghiệp nhiều cơ hội vươn lên khẳng định mình, đồng thời cũng đầy rủi ro và phải đối mặt với nhiều thách thức. Trải qua gần 60 năm thăng trầm của sự phát triển, Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống đã không ngừng nỗ lực tìm tòi hướng đi riêng cho mình và đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong nền kinh tế quốc dân. Để làm được điều đó, Công ty không ... Ebook Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống - Nghiệp vụ

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống - Nghiệp vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn tìm hiểu mở rộng thị trường, đồng thời từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên, nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý. Qua thời gian thực tập, đặc biệt là qua quá trình thực tập nghiệp vụ tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống đã giúp em có cái nhìn khái quát về đặc điểm sản xuất kinh doanh, về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty, thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Từ đó giúp em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đó vào thực tế doanh nghiệp như thế nào. Đối với Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất là rất quan trọng, nó quyết định giá thành sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Doanh nghiệp. Chính vì thế trong quá trình thực tập nghiệp vụ tại Công ty em đã tìm hiểu về quy trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp, những ưu nhược điểm và tìm hiểu cách thức khắc phục đồng thời nhận thức rõ hơn về vai trò của công tác kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Được sự chỉ dẫn của các cán bộ phòng Tài chính kế toán và sự hướng dẫn của thầy giáo Phan Thanh Đức em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống” với nội dung sau: Phần 1: Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. Phần 3: Một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. Phần I Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. 1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm: 1.1.1 Khái niệm: a. Theo quan điểm của các nước Bắc Mỹ về chi phí: Chi phí được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau trong những tình huống khác nhau. Thuật ngữ “chi phí” thường được sử dụng gắn liền với các loại chi phí cụ thể cho các mục đích nhất định. Riêng đối với kế toán tài chính, thuật ngữ “chi phí” dùng để phản ánh giá trị của các nguồn lực đã hao phí để có các hàng hoá hoặc các dịch vụ. b. Theo quan điểm của các nước Tây Âu về chi phí: Chi phí là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm sinh lợi cho Doanh nghiệp. Chi phí bao gồm: Chi phí nguyên, vật liệu, dự trữ sản xuất khác. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh: Chi phí tiền điện nước, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí nhân viên. Không tính vào chi phí những số tiền bỏ ra như: mua sắm TSCĐ hữu hình, vô hình, mua chứng khoán. Nhưng được tính vào một số khoản Doanh nghiệp không phải trả: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng. c. Theo quan điểm của Việt Nam về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp: + Chi phí: . Định nghĩa: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà Doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự chuyển vốn - chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). . Phân biệt chi phí với chi tiêu: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà Doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Ngược lại chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của Doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu của Doanh nghiệp trong kỳ bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, công tác quản lý…) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ (chi vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo,…) . . Phân biệt chi phí và giá thành: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà Doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. + Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ +_+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - 1.1.2 Phân loại chi phí và giá thành sản phẩm: a. Phân loại chi phí: Phân loại chi phí sản xuất – kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất – khinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. - Phân theo yếu tố chi phí: Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố: .Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ….sử dụng vào sản xuất – kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) . Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương phản ánh số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ người lao động. . Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ. . Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. . Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. - Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Theo quy định hiện hành ở Việt Nam thì chia thành 5 khoản mục chi phí sau: . Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…. tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. . Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện lao vụ và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp phát sinh vào chi phí. . Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp). . Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong Doanh nghiệp. . Chi phí quản lý Doanh nghiệp: là chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong Doanh nghiệp. Ngoài các cách phân loại chi phí theo các cách trên còn có một số cách phân loại chi phí như: Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh: Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí: Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành: b. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Giá thành được phân loại như sau: - Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế: . Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là chỉ tiêu được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. . Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, chỉ tiêu giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt vả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. - Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ: . Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung). . Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng). Do vậy, giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí tiêu thụ sản phẩm 1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1.2.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Do có sự khác biệt cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng kế toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp kế toán chi phí bao gồm các phương pháp kế toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn, theo công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v..v. Khác với phương pháp kế toán chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành được hiểu là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính gía thành. Nói cách khác, phương pháp tính giá thành sản phẩm là các cách thức, các phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ, v..v..Việc tính giá thành sản phẩm trong từng Doanh nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán chi phí và đối tượng tính giá thành mà có thể áp dụng một trong các phương pháp nói trên hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp với nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng Doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật - nghiệp vụ sau: - Phương pháp trực tiếp: (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Đối tượng kế toán chi phí là từng loại sản phẩm cụ thể. Với các Doanh nghiệp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí sản xuất công (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng với các Doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm. Giá thành thành phẩm = Z1 + Z2 + Z3 +…+Zn Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các Doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc… - Phương pháp hệ số: Phương pháp hệ số được áp dụng trong những Doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí sản xuất không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Z0 = Z Q Z1= Z0 ´ hi Q0 = å qihi , i = (1,n) Trong đó: - Z0: gía thành đơn vị sản phẩm gốc - Zi: giá thành sản phẩm i - hi: hệ số quy đổi của sản phẩm i - qi: số lượng sản phẩm i - Q0: tổng số sản phẩm gốc quy đổi -Z: tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm của tất cả các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ - Phương pháp tỷ lệ chi phí: Đối với các Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng), v..v, để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) liên quan đến sản phẩm hoàn thành, kế toán sẽ tính ra gía thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch định mức đơn vị sản phẩm từng loại ´ Tỷ lệ chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch (hoặc định mức) liên quan đến toàn bộ thành phẩm - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các Doanh nghiệp mà cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phụ (các Doanh nghiệp chế biến đường, bia, rượi, mỳ ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…. = + - - Tổng giá thành sản phẩm chính Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm phụ thu hồi Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ - Phương pháp liên hợp: Phương pháp liên hợp là phương pháp áp dụng trong những Doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, để tính giá thành sản phẩm trong những Doanh nghịêp này, kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ, v..v. 1.2.2 Trình tự kế toán và tập hợp chi phí sản xuất: Hiện nay có hai phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đó là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ, nhưng trong báo cáo này em xin trình bày nội dung của một phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này được các Doanh nghiệp áp dụng rộng rãi, nên nó phổ biến hơn phương pháp kiểm kê định kỳ. 1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ….) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì ta phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho đối tượng có liên quan. ¨ Tk sử dụng: Tk 621 “ chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tk này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…) Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. Bên Có: - Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng Tk 621 cuối kỳ không có số dư. ¨ Phương pháp hạch toán: Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau đây: Tk 621 (chi tiết cho từng đối tượng) Tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh TK 152 Tk 632 Tk 154 (chi tiết) Tk 152 Tk 331, 111, 112, 711, 411 Xuất kho NVL cho Sx Mua ngoài, nhận tặng thưởng góp (ko qua kho) VL sử dụng ko hết, fế liệu thu hồi Chi phí NVL vượt quá đmức Kết chuyển chi fí NVL TT 2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: ¨ Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp. ¨ Tài khoản sử dụng: Tk 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tk này được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí tương tự như Tk 621. Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thực tế phát sinh. Bên Có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tính giá thành. Tk 622: cuối kỳ không có số dư. ¨ Trình tự hạch toán: Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được khái quát theo sơ đồ sau: Tk 622 (chi tiết cho từng đối tượng) Tk 632 Tk 154 (chi tiết) Tk 338 Tk 334 Tập hợp chi phí NVL trực tiếp phát sinh Tiền lương, tiền công fụ cấp Chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức Các khoản trích theo lương (CNTTSX) Kết chuyển chi phí nhân công TT Tk 335 Trích trước tiền lương của CN nghỉ phép 3. Kế toán chi phí trả trước: ¨ Khái niệm: Chi phí trả trước còn gọi là chi phí cần phân bổ là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này mà được tính cho hai kỳ hạch toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau: - Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần (từ 2 lần trở lên). - Giá trị sửa chữa TSCĐ ngoài kế hoạch. - Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh… trả trước. - Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng. - …………. Xu hướng của các nhà kế toán hiện nay là những chi phí trả trước nào chỉ liên quan đến một năm tài chính thì chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh mà không cần phân bổ (trừ một số khoản như giá trị bao bì luân chuyển xuất dùng hay giá trị đồ dùng xuất cho thuê…), còn đối với những khoản chi phí trả trước liên quan đến từ 2 năm tài chính trở lên thì đưa vào chi phí trả trước dài hạn. ¨ Tk sử dụng: - Tk 142 “chi phí trả trước ngắn hạn”: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh liên quan đến một năm tài chính cần phải phân bổ dần. Bên Nợ: tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ này. Dư Nợ: các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. - Tk 242 “Chi phí trả trước dài hạn”: tài khoản này phản ánh những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến từ 2 niên độ kế toán trở lên. Nội dung phản ánh của tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” như sau: Bên Nợ: tập hợp chi phí trả trước dài hạn thực tế đã phát sinh trong kỳ. Bên Có: các khoản chi phí trả trước dài hạn phân bổ vào phí kinh doanh trong kỳ này. Dư Nợ: các khoản chi phí trả trước dài hạn thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. ¨ Trình tự hạch toán: Tk 242 Tk 627, 641, 642, 635 Tk 111, 112 Tk 153 Tk 2413 Tk 111, 112, 331, 152 Tk 1331 SDCK: xxx tiền thuê TSCĐ, địa điểm… SDĐK: xxx Xuất CC. DC giá trị lớn phân bổ dần Sửa chữa TSCĐ lớn ngoài định mức bàn giao Các khoản chi phí trả trước phát sinh Pbổ chi phí trả trước vào Cpsx Thuế VAT 4. Kế toán chi phí phải trả: ¨ Khái niệm: Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán Chi phí phải trả trong Doanh nghiệp thường bao gồm: - Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch. - Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch. - Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch. ………….. ¨ Tk sử dụng: Tk 335 “Chi phí phải trả”. Nội dung phản ánh của tài khoản này như sau: Bên Nợ: tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh. Bên Có: các khoản chi phí phải trả được ghi nhận (đã tính trước) vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. Dư Nợ: các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. ¨ Trình tự hạch toán: Định kỳ (tháng, quý, năm), tiến hành trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch đưa vào chi phí kinh doạnh (kể cả trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm): Nợ Tk (627, 641, 642…). Có Tk 335: trích trước chi phí phải trả. Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế trong kỳ (nếu có), ghi: Nợ Tk 335: chi phí phải trả thực tế phát sinh. Nợ Tk 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có Tk 331: các khoản phải trả với bên ngoài. Có Tk 241 (2413): chi phí sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch. Có các Tk khác (111, 112, 152…): chi trợ cấp mất việc làm và các chi phí phải trả khác thực tế phát sinh. Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn số thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí liên quan: Nợ Tk liên quan (622, 627, 642, 811..). Có TK 335: ghi tăng chi phí khoản chênh lệch. Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn số thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí liên quan: Nợ Tk 335: điều chỉnh chi phí phải trả. Có Tk liên quan (627, 641, 642,…). 5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất: + Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: ¨ Khái niệm: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Bao gồm 2 loại: . Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. . Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. ¨ Trình tự hạch toán: Kế toán chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng ngoài định mức được thể hiện qua sơ đồ sau: Tk 152, 153, 334, 338, 214 Tk 138 (1381 – SPHNĐM) Tk 811, 632 Chi phí sửa chữa Tk 154, 155, 157, 632 Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Tk 1388, 152… Giá trị thu hồi, bồi thường Giá trị thiệt hại về SP hỏng ngoài định mức Sơ đồ : Kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức: + Thiệt hại về ngừng sản xuất: ¨ Khái niệm: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, thiếu nguyên, vật liệu…), các Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng…Những khoản chi phí này tạo thành khoản thiệt hại về ngừng sản xuất. ¨ Tk sử dụng: Trong trường hợp phát sinh ngừng sản xuất bất thường, các khoản chi phí mà Doanh nghiệp bỏ ra trong thời gian này được kế toán tập hợp qua TK 138 (1381), chi tiết “Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch”. Cụ thể: - Tập hợp chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: Sơ đồ : Kế toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. TK 334, 338, 152, 214 TK 138 (1381 –NSXNKH) Tk 1388, 334… Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Giá trị bồi thường Tk 811, 632 Xử lý thiệt hại thực tế 6. Kế toán chi phí sản xuất chung: ¨Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của Doanh nghiệp. ¨Tk sử dụng: Tk 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tk 627 cuối kỳ không có số dư. Có hai Tk cấp 2 sau: - TK 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng”: - Tk 6272 “chi phí vật liệu”. - Tk 6273 “chi phí dụng cụ sản xuất” - Tk 6274 “chi phí khấu hao TSCĐ” - Tk 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài” - Tk 6728 “ chi phí bằng tiền khác” Nội dung của các tài khoản cấp hai này phải theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành của bộ Tài chính. ¨ Trình tự hạch toán: Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung được hạch toán theo sơ đồ TK 627 (chi tiết) TK 111, 112, 152… TK 334, 338 TK 152, 153 TK 331 TK 111, 112, TK 154 Tiền lương và các khoản trích theo lương cho NV Px Chi phí NVL phục vụ sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 1331 Các khoản giảm chiphí SXC (nếu có) Kết chuyển chi phí sản xuất chung Thuế VAT Chi phí khác trả bằng tiền TK 242, 335 Chi phí trả trước fải trả liên quan sau đây: Đối với chi phí sản xuất chung phải theo dõi chi tiết định phí và biến phí sản xuất chung. Đối với biến phí sản xuất chung, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành theo công thức sau: Mức biến phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng biến phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả tất cả các đối tượng ´ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Đối với định phí sản xuất chung, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường (mức công suất bình thường là mức sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) thì định mức sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ cho tất cả các đối tượng ´ Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ (còn gọi là định phí sản xuất chung không phân bổ). Công thức phân bổ như sau: Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của sản phẩm theo công suất bình thường ´ Tổng tiêu thức phân bổ cho mức sản phẩm sản xuất thực tế Mức chi phí sản xuất chung tính cho phần chênh lệch giữa lượng sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất bình thường sẽ tính như sau: Mức định phí sản xuất chung (không phân bổ) tính cho lượng sản phẩm chênh lệch = Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ. - Mức định phí sản xuất chung phân bổ cho mức sản phẩm thực tế Theo quy định hiện hành, số định phí sản xuất chung không phân bổ (tính cho lượng sản phẩm chênh lệch) không được tính vào giá thành sản phẩm mà được trừ vào giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ. Trên cơ sở phân bổ biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung cho các đối tượng kế toán ghi: Nợ Tk 154 (chi tiết theo từng đối tượng): phần tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ. Nợ Tk 632: phần tính vào giá vốn hàng bán (số định phí sản xuất chung không phân bổ tính cho lượng chênh lệch về sản phẩm sản xuất thực tế nhỏ hơn công suất bình thương). Có Tk 627 (chi tiết từng loại và theo phân xưởng). Sơ đồ: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung Tk 627 TK 111, 112, 152 Tk 1421, 242, 335 Tk 334, 338 Tk 152, 153 Tk 214 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí vật liệu, dụng cụ, công cụ sản xuất (loại phân bổ 1 lần) Chi phí khấu hao TSCĐ Tk 331, 111, 112… Phân bổ hay trích trước chi phí theo dự toán Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền phát sinh Tk 154 Tk 632 Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí SXC Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung vào giá thành Kết chuyển Cp SXC cố định vào giá vốn Tk 1331 Thuế VAT 8. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: a. Tổng hợp chi phí sản xuất: ¨ Tk sử dụng: TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ… của các bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài chế biến). Bên Nợ: tập hợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung). Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. ¨Trình tự hạch toán: trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Tk 621 Tk 152, 111 Tk 152, 155 TK 154 Tk 622 Tk 627 Tk 157 TK 632 Chi phí NVL TT Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Chi phí NCTT Chi phí XSC Nhập kho Gửi bán Tổng giá thành sản xuất Tiêu thụ thẳng Sơ đồ: Tổng hợp chi phí sản xuất + b Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: - Khái niệm sản phẩm dở dang: sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. - Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. b1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang nằm trong sản lượng ước tính tương đương: Dựa theo mức độ hòan thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm._. bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng: Gía trị vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang = Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) ´ Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng + Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi ra thành phẩm Số lượng thành phẩm Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại) = Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (không quy đổi) Số lượng thành phẩm Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm + ´ Tổng chi phí chế biến từng loại b2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính và tính theo công thức: Giá trị vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng ´ b3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Giá trị sản phẩm dở dang Giá trị nguyên, vật liệu chính nằm trong sản phẩm dở dang 50% chi phí chế biến = + Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác như phương pháp, phương pháp tính theo chi phí trực tiếp, định mức. Trên đây là phương pháp kế toán chi phí và giá thành sản phẩm theo quy định hiện hành sau đây em xin trình bày nội dung của phương pháp mà Doanh nghiệp đã áp dụng. Phần II Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. 2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống. Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006. Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm Phương pháp tính VAT: tính VAT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức kế toán áp dụng: Áp dụng hình thức Nhật ký chung. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân. 2.2 Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty sử dụng hệ thống chứng từ như các Doanh nghiệp nhà nước khác. Có 2 loại chứng từ là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Ngoài các chứng từ bắt buộc, các chứng từ còn lại đều được thay đổi cho phù hợp với hoạt động của Công ty. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ, các chỉ tiêu phải rõ ràng trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết 1 lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết 2 lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ. Công ty áp dụng kế toán máy nên các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán. Bảng 1.1 Hệ thống chứng từ kế toán TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT BB(*) HD(*) A/ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH 15 I/ Lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x 2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x 3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x 4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x 5 Giấy đi đường 04-LĐTL x 6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL x 7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x 8 Bảng thanh toán thuê ngoài 07-LĐTL x 9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x 10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL x 11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x 12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hộI 11-LĐTL x II/ Hàng tồn kho 1 Phiếu nhập kho 01-VT x 2 Phiếu xuất kho 02-VT x 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT x 4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT x 5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm , hàng hoá 05-VT x 6 Bảng kê mua hàng 06-VT x 7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vât liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT x III/ Tiền tệ 1 Phiếu thu 01-TT x 2 Phiếu chi 02-TT x 3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x 4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x 5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x 6 Biên lai thu tiền 06-TT x 7 Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 07-TT x 8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT x 9 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng bạc…) 08b-TT x 10 Bảng kê chi tiền 09-TT x IV/ Tài sản cố định 1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ x 2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ x 3 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành 03-TSCĐ x 4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ x 5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ x 6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ x B/ CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH PHÁP LUẬT KHÁC 1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH x 2 Danh sách người nghỉ ốm hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản x 3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-3LL x 4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-3LL x 5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL x 6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04HDL-3LL x 7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05TTC-LL x 8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn 04/GTGT x 2.3 Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định ban hành theo quyết định của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết. Các tài khoản chủ yếu Công ty hay sử dụng là các tài khoản doanh thu, chi phí và thanh toán. Công ty sử dụng các tài khoản để hạch toán chi phí là: + Tk 621: Chi phí nguyên vật liệu liệu trực tiếp TK 62101: chi phí NVLTT GSMA Tk 62102: chi phí NVLTT GSMB Tk 62103: chi phí NVLTT GCN Tk 62104: chi phí NVLTT VA Tk 62105: chi phí NVLTT VB Tk 62109: chi phí NVLTT Gạch Tk 621011: chi phí NVLTT Gạch A + Tk 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 62201: chi phí NCTT GSMA Tk 62202: chi phí NCTT GSMB Tk 62203: chi phí NCTT GCN Tk 62204: chi phí NCTT VA Tk 62205: chi phí NCTT VB Tk 62209: chi phí NCTT Gạch Tk 622011: chi phí NCTT Gạch A + Tk 627: chi phí sản xuất chung TK 62701: chi phí SXC GSMA Tk 62702: chi phí SXC GSMB Tk 62703: chi phí SXC GCN Tk 62704: chi phí SXC VA Tk 62705: chi phí SXC VB Tk 62709: chi phí SXC Gạch Tk 627011: chi phí SXC Gạch A + Tk 641: chi phí bán hàng + Tk 642: chi phí quản lý + Tk 154: chi phí sản xuất dở TK 15401: chi phí SXC GSMA Tk 15402: chi phí SXC GSMB Tk 15403: chi phí SXC GCN Tk 15404: chi phí SXC VA Tk 15405: chi phí SXC VB Tk 15409: chi phí SXC Gạch Tk 154011: chi phí SXC Gạch A Công ty sử dụng các Tk thanh toán sau để theo dõi thanh toán với khách hàng: Tk 131 được chi tiết theo khách hàng. Công ty sử dụng tk 331 để theo dõi thanh toán với người bán và sử dụng một số Tk khác để theo dõi thanh toán nội bộ trong Công ty. 2.4 Hệ thống sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Công ty áp dụng kế toán máy, phần mềm kế toán áp dụng là Fast Accounting 2003. Với hình thức ghi sổ trên các sổ chi tiết và sổ tổng hợp bao gồm: - Sổ chi tiết: các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: + Sổ TSCĐ + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh + Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay +Sổ chi tiết thanh toán - Sổ tổng hợp: + Sổ nhật ký chung. + Sổ cái các tài khoản 2.5 Hệ thống báo cáo kế toán: Công ty sử dụng các báo cáo kế toán theo mẫu bảng biểu do Tổng công ty quy định như Báo cáo giá thành phẩm, Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh, Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, Báo cáo chi tiết công nợ…Các báo cáo này được lập chủ yếu nhằm mục đích quản trị nội bộ. Trong các báo cáo có 4 báo cáo được lập hàng quý là: Bảng cân đối kế toán. Mẫu số B01 - DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu số B02 - DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mẫu số B03 - DN + Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B04 - DN Cuối năm các báo cáo trên được lập và gửi các cơ quan sau: + Ban lãnh đạo Công ty + Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng + Các cơ quan chức năng của Nhà nước: Cục thuế thành phố Hà Nội, Tổng cục thống kê. 2.6 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sứ Viglacera: 2.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu Công ty sử dụng bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. - Vật liệu chính: đất sét, cao lanh, mùn cưa - Vật liệu phụ: axit béo, mật chỉ đường, axit phốtphoric, than, dầu, bánh goong … - Công cụ dụng cụ: cuốc xẻng, áo bảo hộ, giầy mũ, bạt, xe cutcit, chổi… Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Để theo dõi chi phí này người ta sử dụng Tk 621. Chi tiết thành các tiểu khoản là: Tk 62101: Chi phí NVL trực tiếp Gạch Samốt A (GSMA) Tk 62102: Chi phí NVL trực tiếp GSMB TK 62103 Chi phí NVL trực tiếp GCN TK 62104: Chi phí NVL trực tiếp VA TK 62105: Chi phí NVL trực tiếp VB TK 62109: Chi phí NVL trực tiếp Gạch Tk 62111: Chi phí NVL trực tiếp Gạch A Doanh nghiệp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân: Giá thực tế nguyên liệu Y xuất kho = Số lượng nguyên liệu Y xuất kho ´ Giá đơn vị bình quân nguyên vật liệu Y Trong đó: Giá đơn vị bình quân nguyên vật liệu Y = Giá thực tế NVL Y tồn đầu tháng + nhập trong tháng Số lượng NVL Y tồn đầu tháng + nhập trong tháng ãnghwngs Chứng từ sử dụng là phiếu đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho Để hạch toán ban đầu kế toán sử dụng Phiếu xuất kho, hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng SC Tk 621 và sổ tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu, sổ số dư. Để hạch toán tổng hợp kế toán sử dụng sổ NKC và sổ cái TK 621. Việc nhập số liệu được thực hiện trên phiếu nhập của chương trình kế toán máy, sau đó chương trình tự động chuyển số liệu về các sổ sách kế toán trên các sổ liên quan. Tại Công ty Vật liệu chịu lửa Cầu Đuống, nhà máy Vật liệu chịu lửa là nhà máy sản xuất chính do đó mà phần này chỉ đề cập số liệu của một tháng 12 năm 2007 tại Nhà máy Vật liệu chịu lửa Tam Tầng. Biểu 1.1 Phiếu xuất kho Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Nhà máy VLCL Tam Tầng Số GSMA Quảng Minh Việt Yên - Bắc Giang Số liên : 1 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người nhận hàng: Đỗ Văn Chính Đơn vị: BDNMTT – Nhà máy VLCL Tam Tầng Địa chỉ: NM VLCL Tam Tầng Nội dụng: Lĩnh nguyên liệu SX Gạch A STT Stt Mã kho Tên vật tư Tk Nợ Tk Có Đvt Số Lượng Đơn giá Thành tiền 1 KH1 NlCS27 – Sa mốt Trúc thôn (tự nung) 62101 152 Tấn 146,36 382 713,08 56 051 036 2 KH1 NLCS15 – Sa mốt Trúc Thôn trắng 62101 152 Tấn 9,93 825 691,50 8 199 117 3 KH1 NLCP04 – Gạch phế A (NM thu hồi) 62101 152 Tấn 9,41 4 KH1 NLCP05 – Gạch phế A (Mua ngoài) 62101 152 Tấn 6,46 539 458,43 3 484 902 5 KH1 NLCS 04 - Sạn cao nhôm TQ 62101 152 Tấn 50,68 2 124 617,98 107 676 639 6 KH1 Đất chịu lửa Trúc Thôn 62101 152 Tấn 42,84 123 651,30 5 297 222 7 KH1 NLD01 - Dầu FO 62101 152 KG 19.539 7 591,83 148 336 864 8 KH1 NLCP 05 Gạch phế A (Mua ngoài) 62101 152 Tấn 17,94 539 458,43 9 677 884 9 KH1 NLCS04 – Sạn cao nhôm TQ 62101 152 Tấn 11,03 2 124 617,98 23 436 661 10 KH1 NLCB08 – Bột bi tấn mài L2 62101 152 Tấn 7,18 709 220,32 5 095 748 Tổng cộng: 367 219 073 Bằng Chữ: Ba trăm sáu mươi bảy triệu, hai trăm mười chín nghìn, không trăm bảy mươi ba đồng chẵn Xuất ngày…tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Biểu 1.2 Sổ chi tiết TK 62101 CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 621 Tài khoản 62101 – Chi phí NVL trực tiếp GSMA Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/PX GSMA Nhà máy VLCL Tam Tầng - BDNMTT Lĩnh nguyên liệu sản xuất gạch A 152 367 219 073 31/12/PKT Kết chuyển chi phí NVL của gạch A vào Tk 154 62101->15401 62101->15401 15401 367 219 073 Tổng phát sinh Nợ: 367 219 073 Tổng phát sinh Có: 367 219 073 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.3 Sổ chi tiết TK 62102 Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 621 Tài khoản 62102 – Chi phí NVL trực tiếp GSMB Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/ PX GSMB Nhà máy VLCL Tam Tầng - BDNMTT Lĩnh nguyên liệu SX gạch SMB 152 1 257 533 751 31/10/ PKT - Kết chuyển chi phí NVL của gạch SMB vào Tk 154 62101- >15402 62102->15402 15402 1 257 533 751 Tổng phát sinh Nợ: 1 257 533 751 Tổng phát sinh Có: 1 257 533 751 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.4 Sổ chi tiết TK 62103 Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 621 Tài khoản 62103 – Chi phí NVL trực tiếp GCN Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/ PX GCN Nhà máy VLCL Tam Tầng - BDNMTT Lĩnh nguyên liệu SX gạch CN 152 121 386 942 31/10/ PKT - Kết chuyển chi phí NVL của gạch Cao nhôm vào Tk 154 62103- >15403 62103->15403 15403 121 386 942 Tổng phát sinh Nợ: 121 386 942 Tổng phát sinh Có: 121 386 942 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) Biểu 1.5. Tổng hợp số phát sinh nguyên vật liệu theo vụ việc Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Nhà máy VLCL Tam Tầng TỔNG HỢP SỐ PS NGUYÊN VẬT LIỆU THEO VỤ VIỆC Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 STT Mã vật tư Tên vật liệu Đvt Số lượng Thành tiền GBTC.PT.B1 Gạch CMB+B11 1 257 533 751 1 NLCD03 Đất chịu lửa Trúc Thôn Tấn 525,090 64 928 064 2 NLCP02 Phế B NM (thu hồi) Tấn 96,450 3 NLCP13 Sạn đỏ Tấn 84,000 6 536 561 4 NLCS07 Sa mốt Trúc thôn (mua) Tấn 620,710 210 519 267 5 NLCS24 Sa mốt trung sơn Tấn 90,960 31 774 983 6 NLCS27 Sa mốt Trúc thôn (tự nung) Tấn 140,760 53 685 365 7 NLD01 Dầu FO Kg 117 234,000 890 089 511 GCN65 Gạch CN 65-70 121 386 942 1 NLCD08 Đất chịu lửa Trúc Thôn trắng Tấn 7,700 2 923 954 2 NLCS04 Sạn cao nhôm TQ Tấn 25,989 55 276 697 3 NLCS10 Sa mốt tấn mài Tấn 11,450 18 897 644 4 NLCS27 Sa mốt Truc Thôn (tự nung) Tấn 17, 887 6 845589 5 NLD01 Dầu FO Kg 4 678,000 35 514 604 6 VLPA004 Axít – phôt pho ríc (H3PO4) Kg 175,000 1 988 454 GSMA Gạch Samốt A 367 219 073 1 NLCB08 Bột bi tấn mài L2 Tấn 7,185 5 095 748 2 NLCD03 Đất chịu lửa Trúc THôn Tấn 42,840 5 297 222 3 NLCP04 Gạch phế A(NM thu hồi) Tấn 9,411 4 NLCP05 Gạch phế A (mua ngoài) Tấn 24,400 13 162 786 5 NLCS04 Gạch phế A (mua ngoài) Tấn 61,711 131 112 300 6 NLCS15 Sa mốt Trúc Thôn trắng Tấn 9,930 8 199 117 7 NLCS27 Sa mốt Trúc Thôn (tự nung) Tấn 146,363 56 075 036 8 NLD01 Dầu FO Kg 19 539,000 148 336 864 Tổng cộng: 2 039 750 816 Ngày…tháng…năm… NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) 2.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Năm 2007 Doanh nghiệp có 277 lao động, trong đó có 193 lao động nam, 77 lao động nữ. Tổng thu nhập là: 320 212 731 VNĐ, thu nhập bình quân 1 người trong 1 tháng là 1 156 003 VNĐ. Ở Công ty lương của tất cả các bộ phận trong Công ty đều trả theo lương sản phẩm, được tính theo công thức sau: Tổng quỹ lương = Sản lượng sản phẩm hoàn thành × Đơn giá sản phẩm Trong đó: Lương công nhân trực tiếp sản xuất = 65% × å quỹ lương Lương phục vụ = 20% × å quỹ lương = 15% × å quỹ lương Lương quản lý - Lương sản phẩm là hình thức trả lương cho lượng sản phẩm cuối cùng hoàn thành và đơn giá tiền lương theo sản phẩm đối với mỗi bộ phận. Đơn giá lương cho mỗi loại sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất được Phòng tổ chức cán bộ tính toán trên cơ sở đơn giá tiền lương do Bộ Xây Dựng và Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng cho phép, tỷ lệ sản phẩm hỏng, mức hao phí sức lao động, tính chất công việc, ảnh hưởng của dây chuyền công nghệ… Lương sản phẩm của công nhân X ở bộ phận Y = n 1 å Số lượng loại sản phẩm i nhập kho ´ Đơn giá lương của sản phẩm i ở bộ phận Y [ ] - KPCĐ, BHYT, BHXH Tính mức trích KPCĐ, BHYT, BHXH căn cứ trên lương cơ bản và tổng số tiền lương phải trả hàng tháng. Tỉ lệ trích theo đúng quy định hiện hành. Daonh nghiệp phải nộp 25% tổng số lương phải trả người lao động. Trong đó người sử dụng lao động phải trả 17% (15% BHXH, 2% BHYT), và 2% KPCĐ , chúng được hạch toán vào chi phí của Doanh nghiệp. Doanh nhgiệp tiến hành trích của người lao động 6% (5% BHXH và 1% BHYT) Công thức tính: KPCĐ = Lương cơ bản × hệ số lương × Tỉ lệ trích BHXH = Lương cơ bản × hệ số lương × Tỉ lệ trích BHYT = Lương cơ bản × hệ số lương × Tỉ lệ trích Chứng từ kế toán sử dụng gồm: Bảng chấm công, Phiếu nhập kho sản phẩm, Bảng thanh toán lương, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHYT, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao khoán, Bảng phân bổ chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảng tổng hợp thanh toán lương. Sổ sách kế toán: Để hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Sổ Nhật ký chung, SC TK 622. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ đội, bộ phận sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng, ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để CBCNV giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, nhưng có các nội dung cơ bản như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm thời gian lao động, số lượng công việc hoàn thành…Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo Công ty duyệt. Sau đó sử dụng các chứng từ này trong phân xưởng, tổ đội. Cuối tháng chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ tính lương. Để thanh toán tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp lập Bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận sản xuất. Ví dụ: Công nhân Trần Quang Anh làm việc tại bộ phận Lò nung. Công nhân Trần Quang Anh hoàn thành được 336 sản phẩm GSMA với đơn giá 2 035 đ/sp và 156 sản phẩm GSMB với đơn giá 1 907 đ/sp nên: Lương sản phẩm = 336 sp ´ 2 035 đ/sp + 156 ´ 1 907 đ/sp = 981 252đ Các khoản khấu trừ trong tháng gồm: BH XH =540 000´ 2,72 ´ 5% =73 440đ KPCĐ = 540 000´ 2,72 ´ 1% = 14 688đ Tạm ứng = 200 000đ Vậy tổng số tiền còn lĩnh của CN Anh = 981 252 – 73 440 – 14 688 – 200 000 = 693 124đ CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.6 Bảng phân bổ lương BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG Tháng 12 năm 2007 Tên sản phẩm Đơn giá TL năm 2003 (năm gốc) Nhà máy VLCL Tam tầng Nhà máy VLCL Tam Tầng Sản lượng Tổng Q.lương 334 (Quỹ lương) 3382 ( KPCĐ) 3383 (BHXH) 3384 (BHYT) Sản lượng Tổng Q.lương 334 (quỹ lương) 3382 (KPCĐ) 3383 (BHXH) 3384 (BHYT) Lương SP sản xuất 0,000 0 0 0 0 0 2.354,273 389.774.431 253.353.380 5.067.068 18.342.767 2.445.702 Gạch SMA 0,000 - 0 0 0 0 235,694 46.615.287 30.299.937 605.999 2.193.713 292.495 TC 138.104 0 0 0 0 0 144,286 19.926.474 12.952.208 259.044 937.739 125.032 PT 212.982 0 0 0 0 0 61,666 13.133.748 8.536.936 170.739 618.074 82.410 ĐBPT 455.755 0 0 0 0 0 29,742 13.555.065 8.810.792 176.216 637.901 85.053 Gạch SMB 0,000 - 0 0 0 0 1.438,569 237.238.556 154.205.061 3.084.101 11.164.435 1.488.591 TC 137.319 0 0 0 0 0 806,166 110.701.909 71.956.214 1.439.125 5.209.627 694.617 PT 193.419 0 0 0 0 0 616,494 119.286.041 77.535.926 1.550.719 5.613.596 748.479 ĐBPT 455.755 0 0 0 0 0 15,909 7.205.606 4.712.894 94.258 341.213 45.495 Gạch ốp TT 506.422 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gạch SM 40 -PT 193.491 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gạch CN 45 –55 240.373 0 0 0 0 0 5,000 1.201.865 781.212 15.624 55.560 7.541 Gạch CN 60-65 240.373 0 0 0 0 0 46,977 11.292.002 7.339.802 146.796 531.401 70.853 Gạch CN 78-85 240.373 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gạch B GC thuê 137.319 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Gạch xốp cách nhiệt 279.418 0 0 0 0 0 44,309 12.305.289 7.998.438 146.796 531.401 70.853 Gạch chịu Axit 194.582 0 0 0 0 0 34,584 6.729.424 4.374.126 87.483 316.686 42.225 Vữa SM A +Bột bi TM 60.363 0 0 0 0 0 16,000 965.808 627.775 12.556 45.451 6.060 Vữa SM B 58.556 0 0 0 0 0 130,850 7.662.053 4.980.334 99.670 360.576 48.077 Vữa Cao nhôm 70.193 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VCR13 +CR15 70.193 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Samốt Tấn mài L1+2 168.040 0 0 0 0 0 6,750 1.134.270 737.276 14.746 53.379 7.117 Samốt Trúc thôn (LNT) 58.108 0 0 0 0 0 17,120 994.809 646.626 12.933 46.816 6.424 S.MT thôn trắng (LNT) 58.108 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Samốt Trung sơn (LNT) 58.108 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Samốt Trung sơn (LĐ) 168.040 0 0 0 0 0 90,800 15.258.032 9.917.721 198.354 718.042 95.739 Samốt Trung sơn (LĐ) 168.040 0 0 0 0 0 287,890 48.377.036 31.445.073 628.901 2.276.621 303.549 Lương CĐ điện 0 0 0 0 0 0 77.954.886 1.559.098 5.643.928 752.524 Lương quản lý DN 0 0 0 0 0 0 58.466.165 1.169.323 4.232.946 564.393 Lương tiêu thụ 45.048.628 45.048 628 900.973 15.639.312 2.085.242 97.248.041 97.248.041 1.944.961 7.040.751 938.767 Cộng 45.048.628 45.048.628 900.973 15.639.312 2.085.242 2.354.273 487.022.471 487.022.471 9.740.449 35.260.392 4.701.385 CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.7 Sổ chi tiết tài khoản 622 Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 622 Tên TK 62201: Chi phí nhân công trực tiếp GSMA Từ 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/PKT 25 - Phân bổ lương tháng 12 3341 30 299 937 31/12/PKT 27 Kinh phí công đoàn - KPCĐ 2% KPCĐ tháng 12 3382 605 999 31/12/PKT 28 Bảo hiểm xã hội 20% - BHXH 15% BHXH tháng 12 3383 2 193 713 31/12/PKT 29 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3384 292 495 31/12//PKT Kết chuyển Cp NCTT sang Tk 15401 62201->15401 62202->15401 15401 33 392 144 Tổng phát sinh nợ: 33 392 144 Tổng phát sinh có: 33 392 144 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.8 Sổ chi tiết tài khoản 622 Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 622 Tên TK 62202: Chi phí nhân công trực tiếp GSMB Từ 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/PKT 25 - Phân bổ lương tháng 12 3341 154 205 061 31/12/PKT 27 Kinh phí công đoàn - KPCĐ 2% KPCĐ tháng 12 3382 3 084 101 31/12/PKT 28 Bảo hiểm xã hội 20% - BHXH 15% BHXH tháng 12 3383 11 164 435 31/12/PKT 29 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3384 1 488 591 31/12//PKT Kết chuyển Cp NCTT sang Tk 15402 62202->15402 62202->15402 15402 169 942 188 Tổng phát sinh nợ: 169 942 188 Tổng phát sinh có: 169 942 188 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) CÔNG TY VLCL CẦU ĐUỐNG NHÀ MÁY VLCL TAM TẦNG Biểu 1.9 Sổ chi tiết tài khoản 622 Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 622 Tên TK 62203: Chi phí nhân công trực tiếp GCN Từ 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/PKT 25 - Phân bổ lương tháng 12 3341 781 212 31/12/PKT 25 - Phân bổ lương tháng 12 3341 7 339 802 31/12/PKT 27 Kinh phí công đoàn 2% CPCĐ tháng 12 3382 15 624 31/12/PKT 27 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3382 146 796 31/12//PKT 28 Bảo hiểm xã hội 20% - BHXH 15% BHXH tháng 12 3383 56 560 31/12/PKT 28 Bảo hiểm xã hội 20% - BHXH 15% BHXH tháng 12 3383 531 401 31/12/PKT 29 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3384 7 541 31/12/PKT 29 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3384 70 853 31/12/PKT - 62203->15403 62203->15403 15403 860 937 31/12/PKT - 62203->15403 62203->15403 15403 8 088 852 Tổng phát sinh nợ: 8 949 789 Tổng phát sinh có: 8 949 789 Ngày … tháng… năm KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký, họ tên) NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) 2.6.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm nhiều yếu tố: chi phí nhân viên bộ phận, chi phí công cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, …Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân theo nội dung và sản phẩm sản xuất. ♦ Tk sử dụng: Sử dụng Tk 627 – Chi phí sản xuất chung, tại đơn vị được chi tiết thành các TK cấp hai: Tk 6271: Chi phí Nhân viên phân xưởng Tk 6272: Chi phí vật liệu cho phân xưởng TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ Tk 6277: Chi phí tiền điện Tk 6278: Chi phí khác bằng tiền ♦ Chứng từ kế toán: Bảng phân bổ chi phí lương, KPCĐ, BHYT, BHXH, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho, phiếu chi, Giấy báo nợ, Hoá đơn của nhà cung cấp có liên quan trong phạm vi phân xưởng. - Chi phí nhân viên: gồm chi phí lương, các khoản trích theo lương của nhân viên bộ phận. Tk sử dụng: TK 627 và các Tk cấp 2 như trên. - Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào các tài khoản cấp 2 như trên, cuối mỗi tháng được phân bổ theo định mức cho các sản phẩm. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i = Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng ´ Định mức phân bổ cho sản phẩm loại i Hạch toán chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất tại phân xưởng ( 6722) Biểu 1.10 Phiếu xuất kho Tổng công ty Thuỷ tinh & Gốm XD Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Nhà máy VLCL Tam Tầng Quảng Minh Việt Yên - Bắc Giang Số 07 Số liên : 1 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người nhận hàng: Trương Đức Trung Đơn vị: BDNMTT – Nhà máy VLCL Tam Tầng Địa chỉ: NM VLCL Tam Tầng Nội dụng: Lĩnh vật tư PVSC Stt Mã kho Tên vật tư Tk Nợ Tk Có Đvt Số Lượng Đơn giá Thành tiền 1 KH1 KTT047 – Thành dọc MG 390 6272 152 Kg 168,00 45 000,00 7 560 000 2 KH1 PTT098 - Trục vít me máy 700 + 1250 6272 152 Cái 200 500 000,00 1 000 000 3 KH1 VLPM003 - Mỡ YC2 (chịu nhiệt) 6272 152 Kg 28,00 26 367,08 738 278 4 KH1 KTT049 – Thành ngang MG 360 6272 152 Kg 26,00 45 000,00 1 170 000 5 KH1 NLD02 - Dầu điezen 6272 152 Lit 410,00 9 216,07 3 778 592 6 KH1 VRTD026 – Đá mài phi 125 6272 152 Viên 1,00 14 166,66 14 167 7 KH1 VRTD026 – Đá mài phi 125 6272 152 Viên 1,00 14 166,66 14 167 8 KH1 VLPG005 - Gỗ chò + nghiền + Sắc + xà cừ 6272 152 M3 0,20 4 933 333,33 986 667 9 KH1 VRTM002 – Mũi khoan 5 + 6+ 7 6272 152 Cái 1,00 12 000,00 12 000 10 KH1 VRTM018 – Mũi khoan 20 –21 + 22,5 +MK 23 6272 152 Cái 10,00 24 256, 57 242 656 11 KH1 VRTD005 – Dao tiện các loại 6272 152 Cái 9,00 15 000,00 135 000 12 KH1 KTB010 – Búa đáy BS6 6272 152 Kg 4,5 20 046,00 90 027 13 KH1 KTB011 – Búa đáy P2 6272 152 Kg 16,00 25 000,00 400 000 14 KH1 PTM003 – Máy ép than quả bàng 6272 152 Cái 1,00 1 093 500,00 1 093 500 15 KH1 NLT002 – Than cục 6272 152 Kg 34,00 17 000,00 578 000 - Tổng cộng: 17 813 234 Bằng Chữ: Mưòi bảy triệu, tám trăm mười ba nghìn, hai trăm ba mươi bốn đồng chẵn Xuất ngày…tháng…năm… THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ KHO Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng (Tk 6271) Biểu 1.11 Sổ chi tiết tài khoản thuộc Tk 6271 Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Nhà máy VLCL Tam Tầng Sổ chi tiết tài khoản 6271 Tài khoản 6271– Chi phí nhân viên phân xưởng Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT 25 - Phân bổ lương tháng 12 3341 77 954 886 31/12 PKT 27 Kinh phí công đoàn - KPCĐ 2% KPCĐ tháng 12 3382 1 559 098 31/12 PKT 28 Bảo hiểm xã hội 205 - BHXh 15% BHXH tháng 12 3383 5 643 928 31/12 PKT 29 Bảo hiểm y tế - BHYT 2% BHYT tháng 12 3384 752 524 31/12 PKT 30 Công ty VlC L Cầu Đuống – KB21 15% BHXH Công nhân HN 13881 9 478 371 31/12 PKT 30 Công ty VlC L Cầu Đuống – KB21 2% BHYT công nh ân HN 13881 1 263 783 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15401 15401 24 364 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15402 15402 83 458 647 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15403 15403 1 253 705 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15404 15404 663 886 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15405 15405 3 382 150 31/12 PKT - PBCF Nhân viên PX 6271->15409 15409 4 549 102 PBCF Nhân viên PX 6271->15411 15411 3 320 736 Tổng phát sinh Nợ: 96 652 590 Tổng phát sinh Có: 96 652 590 KẾ TOÁN TR ƯỞNG (Ký, họ tên) Ngày….tháng…năm… NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ (Tk 6274) Biểu 1.12 Sổ chi tiết Tk 6274 Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống Nhà máy VLCL Tam Tầng Sổ chi tiết tài khoản thuộc tài khoản 6274 Tài khoản 6274– Chi phí khấu hao TSCĐ Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11751.doc